Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

12/04/2018

Facebook mất uy tín trong mắt người Việt Nam

Nhiều tác giả

Facebook bị cáo buộc đã giúp Chính phủ Việt Nam trấn áp các nhà bất đồng (RFA, 12/04/2018)

Buổi chiều đối diện trước Quốc hội Hoa Kỳ, gương mặt của Mark Zuckerberg không giấu được sự căng thẳng khi bị bao vây giữa trùng trùng các phóng viên và các ánh mắt lạnh lùng của các thành viên thuộc ban điều trần về vụ tiết lộ thông tin người dùng facebook.

facebook1

Nhà hoạt động nhân quyền Việt Nam, Lã Việt Dũng, giới thiệu bức thư ngỏ của ông đã ký, gửi cho Mark Zuckerberg (Ảnh : Nguyễn Huy Kham / Reuters)

Gần cuối buổi, Mark đã nói "Một trong những điều hối tiếc của tôi, là đã chậm chạp xác định các hoạt động thông tin của Nga vào năm 2016". Mark xin lỗi vì đã tạo ra một công cụ mà theo ông ta là đã bị lợi dụng để đưa các tin tức giả, sự can thiệp của nước ngoài vào cuộc bầu cử ở Mỹ và những nội dung kích động. Người đứng đầu công ty phát triển mạng xã hội đã xin lỗi vì đã làm ảnh hưởng đến 87 triệu dùng.

Vào thời điểm mà các ván cờ chính trị ở Mỹ đang đến lúc quan trọng nhất, dường như sự thú nhận này còn quan trọng hơn cả việc Thượng Nghị sĩ Ted Cruz đặt câu hỏi rằng Facebook có giữ được trung lập về chính trị hay không. Dĩ nhiên, Mark Zuckerberg nói là hoàn toàn trung lập.

Nhưng những gì ở Việt Nam có vẻ không giống như vậy, ít nhất từ bài viết của phóng viên Megha Rajagopalan, tờ BuzzFeed News dưới đây. 

Bức thư ngỏ của các nhà hoạt động nhân quyền và các nhóm phương tiện truyền thông độc lập tại Việt Nam chỉ trích Mark Zuckerberg đã đến tay các nghị sĩ, trước các phiên điều trần của Quốc hội và Mỹ, giữa những lời phê phán từ khắ nơi trên thế giới đối với các chính sách kiểm soát nội dung của Facebook.

Hàng chục nhà báo, những người ủng hộ nhân quyền cũng như các nhóm xã hội dân sự ở Việt Nam đã lên tiếng chỉ trích Mark Zuckerberg, chủ nhân của Facebook bằng một bức thư ngỏ trước khi ông ra điều trần trước Quốc hội Mỹ.

Bức thư này nói rằng Facebook đã cho đóng nhiều tài khoản một cách bất hợp lý, và xóa nội dung liên quan đến công việc của các nhà hoạt động nhân quyền và nhà báo, để phục vụ theo yêu cầu của chính phủ.

Làn sóng chỉ trích này cũng dậy sóng, từ phía các nhóm hoạt động nhân quyền như vậy tại các nước như Myanmar và Sri Lanka về những chính sách kiểm soát nội dung của Facebook. Trong trường hợp này, các lời phê phán nói rằng đã Facebook lại quá khoan dung với các tài khoản có ý gieo rắc bạo lực và tấn công các nhóm thiểu số.

Facebook cũng bị buộc tội hợp tác với các chính phủ áp bức.
Tại Campuchia, các quan chức chính phủ tiết lộ với BuzzFeed News rằng họ có đường dây liên lạc trực tiếp tới Facebook, là cách mà chính quyền nước này sử dụng để đưa tên khóa các tài khoản và hạ bài đăng xuống, bao gồm cả tên những người đang phê phán thủ tướng.

Zuckerberg phải ra điều trần trước các thành viên của hai ủy ban Thượng viện Hoa Kỳ về 'tính riêng tư, an toàn và dân chủ' sau một vụ bê bối về bảo mật dữ liệu lớn ảnh hưởng đến 87 triệu người sử dụng Facebook.

"Chúng tôi đã nhận thấy một sự gia tăng đáng ngại về số lượng các trang Facebook hoạt động bị khóa và nội dung bị xóa đi. Chúng tôi có bằng chứng cho thấy các lực lượng hoạt động trên mạng do chính phủ tài trợ, đứng đằng sau những báo cáo 'lạm dụng' dẫn đến việc Facebook bị tác động phải gỡ nội dung", Duy Hoàng, thành viên tổ chức chính trị Việt Tân, nói với BuzzFeed News.

"Thật không may, khi các nhà hoạt động liên lạc với Facebook, họ chỉ nhận được những phản hồi mơ hồ từ công ty này".

"Chúng tôi lo lắng về chuyện Facebook đang vô tình giúp đỡ chính quyền Hà Nội kiểm duyệt tự do ngôn luận", ông Hoàng nói thêm.

"Chúng tôi có một quy trình rõ ràng và kiên định đối với các yêu cầu từ chính phủ, không riêng gì ở Việt Nam mà chung cho cả thế giới, và chúng tôi báo cáo số lượng nội dung mà chúng tôi hạn chế vì vi phạm luật pháp địa phương trong Báo cáo minh bạch của chúng tôi", một người phát ngôn của Facebook nói khi được hỏi về bức thư ngỏ từ Việt Nam.

Công ty Facebook nói rằng cách đối đãi việc hoạt động với các nhóm xã hội dân sự cũng như chính phủ đều như nhau và công ty bị đối diện với những thách thức lớn ở mọi nơi. Facebook nói công ty có thể quyền hạn chế quyền truy cập ở các quốc gia khi nội dung hiển thị trên Facebook bị chính phủ nói là bất hợp pháp.

Ông Hoàng nói các nhóm xã hội dân sự như ông cảm thấy họ có mối quan hệ hợp tác tốt với Facebook cho đến khi các đại diện của công ty, bao gồm trưởng bộ phận quản lý chính sách toàn cầu, đã gặp Bộ trưởng Thông tin và truyền thông của Việt Nam hồi tháng Tư vừa rồi.

Cuộc họp này diễn ra sau khi chính quyền làm áp lực với văn phòng địa phương cúa công ty Facebook, đối với việc lấy quảng cáo, cho đến ki nào giải quyết các vấn gọi là 'nội dung độc hại', hãng tin Reuters đã tường thuật về chuyện này. Vào lúc đó, Việt Nam nói rằng Facebook đã đồng ý thiết lập một kênh trực tiếp cho bộ thông tin và truyền thông của Việt Nam, để nghe báo cáo về các nội dung bất đồng với chính phủ.

Nhưng phía Facebook cho biết cuộc họp chỉ đơn giản là thảo luận các chính sách, sản phẩm và chương trình của họ, và rằng không có chính sách nào của họ thay đổi sau cuộc họp, bao gồm cả quá trình để các chính phủ yêu cầu xóa bỏ nội dung. Các đại diện hai bên cũng thảo luận về sự hỗ trợ của Facebook đối với các doanh nghiệp nhỏ cũng như các vấn đề về kỹ thuật số.

Facebook nói rằng công ty tuân theo các điều khoản dịch vụ cũng như quy luật pháp riêng mà công ty đã công bố minh bạch các yêu cầu từ các chính phủ trong một báo cáo hàng năm được gọi là Báo cáo yêu cầu của Chính phủ toàn cầu.

Việt Nam hiện có khoảng 55 triệu người dùng Facebook, vào khoảng một nửa dân số. Khoảng 70 phần trăm người dân Việt Nam thường xuyên lên mạng internet.

Bức thư ngỏ từ Việt Nam, được ký bởi 16 nhóm hoạt động và các tổ chức truyền thông cũng như 34 nhân vật sử dụng Facebook nổi tiếng trong nước. Thư nói rằng các nhà báo công dân được nhiều người biết đến đã không thể đăng tải gì được trước hay trong cuộc xét xử các nhà hoạt động thuộc Hội Anh em Dân chủ vào ngày 5 tháng 4 vừa rồi.

"Chúng tôi hoan nghênh nỗ lực của Facebook chống lại hiện tượng thông tin sai lệch trong một xã hội tự do, nhưng cách làm của quý vị quá bao quát khiến gây nguy hại đến những nơi đang bị độc tài cai trị như Việt Nam. Việc này lại gây cản trở và khó khăn cho chính đối tượng mà quý công ty đang muốn phục vụ. Chúng tôi khẩn khoản kêu gọi quý vị mở cuộc đối thoại trực tiếp và thẳng thắn với các thành phần bị bị ảnh hưởng tại Việt Nam. Khi cách giải quyết của quý vị thiếu tinh tế, Facebook có nguy cơ trở thành đồng lõa với kiểm duyệt của nhà nước", trích thư ngỏ.

Tuấn Khanh

Nguồn :https://www.buzzfeed.com/meghara/facebook-vietnam-mark-zuckerberg ?utm_te...

Tham khảo :

Phản ứng với Facebook từ quốc gia khác, ngoài Việt Nam

Báo cáo minh bạch của Facebook

Nhà nước Việt Nam đã yêu cầu Facebook truy tìm dữ liệu ra sao ? 

*********************

Facebook "nối giáo" cho các chế độ chuyên chế Châu Á (RFI, 12/04/2018)

Những sai lầm của Facebook trong vụ công ty Cambridge Analytica thu thập thông tin cá nhân của hàng chục triệu người sử dụng đã buộc ông chủ Facebook phải liên tục xin lỗi, mà gần đây nhất là ngày 10/04/2018 trước Quốc hội Mỹ. Ông Mark Zuckerberg đã khẳng định là tập đoàn của ông đang xem xét lại trách nhiệm đối với người sử dụng và xã hội. Đây được xem là một điều cần thiết, trong bối cảnh một số quan sát viên đã nêu bật khả năng là nhiều chính quyền Châu Á sẽ vin vào những sai sót liên tiếp của Facebook để trấn áp mạng xã hội và quyền tự do ngôn luận tại nước họ.

facebook2

Biểu tình chống chủ tịch-tổng giám đốc Facebook Mark Zuckerberg bên ngoài trụ sở Quốc Hội Mỹ tại Washington, ngày 10/04/2018. Reuters/Aaron P. Bernstein

Trên đây chính là nhận xét của tờ báo Nhật Bản Nikkei Asian Review ngày 05/04/2018 trong bài "Cuộc khủng hoảng Facebook nối giáo cho giới lãnh đạo chuyên chế tại Châu Á - Facebook crisis plays into hands of Asia's authoritarians".

Đối với tờ báo Nhật Bản, các công dân Châu Á đang phải sống dưới các chế độ mà mức độ chuyên chế nặng nhẹ khác nhau, và trong một số trường hợp, mạng xã hội là phương tiện duy nhất để họ có thể trao đổi một cách tự do quan điểm chính trị. Thế nhưng, những tiết lộ gần đây về việc Facebook chia sẻ trái phép dữ liệu của 87 triệu người sử dụng với một công ty phân tích, có thể tạo nên một lý do tốt để một số chế độ tăng cường kiểm soát các mạng xã hội.

Facebook đã từng bị chỉ trích vì đã để phát tán những thông tin không xác thực. Trong một bài phân tích ngày 23/03/2018, giáo sư James Crabtree, Đại Học Quốc Gia Singapore, đã ghi nhận : "những phát biểu bị cho là mang tính chất kích động hận thù hay là những gì bị cho là tin thất thiệt, cho dù là không được xác minh, cũng đều có thể được dùng làm cái cớ tốt cho việc trấn áp, đặc biệt là tại các quốc gia chuyên chế".

Cho đến nay, những dữ liệu bị thất thoát có vẻ như chủ yếu là của người Mỹ, nhưng Facebook gần đây đã công nhận là đa số hồ sơ cá nhân công khai của người sử dụng - ở mọi nơi - chứ không riêng gì ở Mỹ - đã bị giới tiếp thị dò xét và khai thác.

Tương lai của Facebook là ở Châu Á

Nếu tính theo số lượng người sử dụng, thì Châu Á hiện là thị trường lớn nhất của Facebook với 828 triệu người dùng, so với 609 triệu ở cả Châu Âu và Bắc Mỹ.

Dĩ nhiên, lợi nhuận bình quân theo đầu người mà Facebook thu được ở Châu Á hiện chỉ bằng vỏn vẹn 1 phần 10 lợi tức trung bình mà tập đoàn thu được ở Mỹ, nhưng triển vọng phát triển của Facebook trong tương lai là ở Châu Á, nhờ thu nhập ngày càng tăng lên trong vùng, và tiềm năng của những thị trường to lớn như Ấn Độ và Indonesia.

Theo tính toán của giáo sư Crabtree, chỉ tính riêng 2 năm vừa qua, Facebook đã có thêm 288 triệu người sử dụng ở Châu Á, nhiều hơn cả toàn bộ số khách hàng mới trên phần còn lại của thế giới. Tính tổng cộng thì con số 828 triệu người sử dụng Facebook đều đặn hàng tháng ở Châu Á chiếm đến 39% trên tổng số 2,1 tỷ người sử dụng mạng xã hội này trên toàn cầu.

Tại Châu Á, không phải là ở nước nào Facebook cũng phát triển. Ở Trung Quốc chẳng hạn, Facebook đã bị cấm để nhường chỗ cho đối thủ cạnh tranh là WeChat tung hoành. Nhưng tại phần còn lại ở Châu Á thì Facebook là một phương tiện thông tin có vị trí còn quan trọng hơn cả ở phương Tây, nhất là đối với thanh niên.

Tại Miến Điện chẳng hạn, số người sử dụng Facebook giờ đây đã tăng vọt lên mức 18 triệu người so với vỏn vẹn 1 triệu cách đây 5 năm. Nhà điều tra nhân quyền của Liên Hiệp Quốc, bà Yanghee Lee, khi nói về Miến Điện, đã tóm lược tình hình như sau : ở Miến Điện, "mạng xã hội là Facebook, và Facebook là mạng xã hội".

Nhìn chung, số lượng hàng trăm triệu người sử dụng đã chứng tỏ tầm quan trong của trang mạng này ở Châu Á (ngoại trừ Trung Quốc).

Sơ hở của Facebook

Cho đến lúc này, Facebook đang phải gấp rút dập tắt ngọn lửa do chính mình nhúm lên tại phương Tây, đặc biệt là vụ để lộ thông tin về khách hàng của mình cho một công ty nghiên cứu đặc tính cử tri, công ty Cambridge Analytica, trụ sở tại Luân Đôn, có quan hệ với ban vận động tranh cử của ông Trump.

Báo New York Times từng nói đến một nhà nghiên cứu người Mỹ gốc Nga đã tạo ra một ứng dụng nhằm xác định đặc điểm của một người nào đó, mà người sử dụng Facebook được thuê để thử nghiệm. Nhà nghiên cứu này đã khai thác dữ liệu của hàng triệu người và chia sẻ kết quả cho công ty Cambridge Analytica. Chủ tịch tổng giám đốc Facebook Mark Zuckerberg đã nói đến 87 triệu người sử dụng.

Cambridge Analytica phủ nhận việc đã sử dụng dữ liệu của Facebook để giúp đỡ ông Trump, nhưng dẫu sao thì đây chỉ là vụ mới nhất gây tai tiếng cho Facebook. Một vụ khác là tiết lộ theo đó trang mạng đã bị giới tuyên truyền do Nga đỡ đầu sử dụng để gây chia rẽ trong nội tình nước Mỹ trước cuộc bầu cử năm 2016.

Mark Zuckerberg rõ ràng đang trong thế ‘tứ bề thọ địch’. Trong vụ tai tiếng dữ liệu thất thoát và bị khai thác, vị chủ tịch tổng giám đốc trẻ chịu trận pháo chỉ trích ở cả hai bờ Đại Tây Dương. Thế nhưng, các cuộc tấn công từ Mỹ và Châu Âu không che lấp được việc giờ đây Facebook còn bị đánh từ Châu Á. Và lỗi phần lớn là do chính bản thân Facebook.

Facebook phải đương đầu với những thiếu sót ở Châu Á

Vào tháng 3, Facebook đã bị ngăn chặn trong một thời gian ngắn tại Sri Lanka, sau khi bị chính quyền tố cáo là làm cho bạo động bùng lên giữa những nhóm tôn giáo khác nhau.

Cũng trong tháng Ba, nhà điều tra về nhân quyền Liên Hiêp Quốc, Yanghee Lee tố cáo trang mạng đã phát tán những phát biểu thù hận ở Miến Điện đối với người Rohingya.

Nhà điều tra Liên Hiệp Quốc đã đánh giá : "Tôi e ngại là Facebook đã trở thành một con thú vật và không còn đi theo ý định ban đầu nữa".

Tại Ấn Độ, Facebook cũng có vấn đề, khi bị quần chúng phản đối vào năm 2016 và bị buộc phải bỏ kế hoạch thiết lập dịch vụ internet "free basics" với giá cả khác nhau tùy dịch vu. Cư dân mạng tại chỗ rất bất bình.

Gần đây hơn, Facebook nằm trong mối quan ngại về thông tin thất thiệt (fake news), với chính quyền các nước như Singapore sẵn sàng đưa ra luật mới để chống lại việc loan truyền ‘tin giả’ trên mạng. Tại Malaysia thì Facebook, cùng với các tập đoàn như Google và Twitter cũng bị nhắm với lý do tương tự.

Facebook phải nhanh chóng dập lửa

Theo ông James Crabtree, những tai tiếng tại phương Tây, từ những cáo buộc liên quan đến việc để phát tán tin giả, thông điệp kích động hận thù, hay ‘fake news’ theo kiểu của Nga trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ, đặc biệt hệ trọng đối với Facebook ở Châu Á do vị trí quan trọng mà mạng xã hội này đang chiếm giữ trong tư cách là phương tiên thông tin liên lạc được ưa chuộng ở nhiều nước đang phát triển trong vùng.

Một số không nhỏ các quốc gia này, như Cam Bốt và Thái Lan, đang do những chế độ độc tài hay chuyên chế cai trị. Trước việc chính quyền giới hạn quyền tự do ngôn luận trên các phương tiện truyền thông truyền thống, người dân đã quay sang những mạng xã hội như Facebook mà chính quyền và cảnh sát khó kiểm soát, khó đối phó hơn. Ngay cả những nơi dân chủ hơn như Singapore, người dân cũng dùng Facebook hay WhatsApp (cũng của Facebook), nhiều hơn là Twitter.

Nhiều nước đang trỗi dậy ở Châu Á cũng thiếu những phương tiện truyền thông lớn có khả năng cung cấp thông tin khách quan, được kiểm chứng chặt chẽ cho công chúng rộng rãi.

Hai yếu tố trên cộng lại - sự yêu thích ngày càng tăng đối với Facebook trong bối cảnh thiếu vắng thông tin công khai xác tín - chỉ làm cho những vấn đề như loan tin thất thiệt thêm nguy hiểm. Điều này càng đúng đối với những quốc gia có vấn đề về cộng đồng thiểu số như Miến Điện và Sri Lanka, nơi mà các nhóm cực đoan sử dụng Facebook để truyền tải tư tưởng hận thù.

Facebook không phải là hoàn toàn mù quáng trước các vấn đề này và khi bị chỉ trích về hoạt động ở Miến Điện, tập đoàn từng giải thích là "đã đầu tư rất nhiều vào công nghệ và nghiên cứu ngôn ngữ địa phương để giúp loại bỏ nhanh chóng những bài đăng có tính chất hận thù".

Facebook phân trần là đã đưa ra những quy định rõ ràng để nhận dạng những nội dung nguy hiểm và cũng làm việc với những hiệp hội xã hội tại chỗ để cảnh báo về những ‘fake news’ và nhiều vấn đề khác.

Tuy nhiên, đối với giáo sư Crabtree, Facebook cần quan tâm nhiều hơn nữa đến việc sửa chữa những sai lầm và bổ khuyết những thiếu sót ở Châu Á vì nếu không làm như vậy, các chính phủ tại chỗ chắc chắn sẽ bóp nghẹt Facebook bằng những quy định ngặt nghèo hơn. Những cáo buộc nhắm vào Facebook về việc giúp phát tán tin thất thiệt hay thông điệp kích động hận thù, ngay cả khi không về lời nói thù hận và tin giả mạo, ngay cả khi không có cơ sở, cũng có thể bị chính quyền, đặc biệt là tại các quốc gia chuyên chế, dùng làm cớ để biện minh cho các vụ trấn áp.

Một diễn biến như trên sẽ gây ra hai hậu quả : Người dùng Facebook bình thường tại chỗ sẽ mất đi một phương tiện hữu ích để thảo luận trực tuyến, còn Facebook sẽ mất đi hy vọng phát triển nhanh chóng ở Châu Á trong tương lai.

Mai Vân

******************

Facebook phản hồi thư của các nhà hoạt động Việt Nam (VOA, 12/04/2018)

Bà Helena Lersch, Quản lý Chính sách công khu vc Châu Á - Thái Bình Dương ca Facebook hôm 11/4 đã tr li thư các nhà hot đng và các t chc dân s Vit Nam, cam kết bo v quyn li ca người dùng Facebook ti Vit Nam.

Trang mạng ca Vit Tân công b thư phn hi ca bà Lersch nói rng : "Chúng tôi cam kết bo v quyn li ca người dùng Facebook ti Vit Nam, và cung cp mt nơi đ người dùng có th biu đạt mt cách t do và an toàn".

facebook3

Bộ trưởng Trươ ng Minh Tu ấn và bà Monika Bickert, giám đốc Chính sách nội dung toàn cầu của Facebook.

Liên quan đến vic các ni dung trên Facebook b chn và tháo g, đi din ca Facebook nói : "Cũng có lúc chúng tôi phi tháo g hay chn, không cho truy cp ni dung vì nó vi phm lut pháp ca mt quc gia nào đó, mc du ni dung đó không vi phạm Tiêu chun Cng đng ca chúng tôi. Chúng tôi có mt th tc x lý đã quy đnh rõ, không có gì khác bit cho Vit Nam so vi nhng nơi khác trên thế gii".

Hôm 9/4, hơn 50 các nhà hot đng nhân quyn, blogger, và các t chc xã hi dân sự -trong đó có Vit Tân, đã gi thư ng cho ông Mark Zuckerberg, Giám đc Điu hành ca Facebook, kêu gi trang mng xã hi hàng đu ca M không tha hip vi chính quyn Hà Ni trong vic ngăn chn thông tin trên Facebook, dp tt nhng tiếng nói bt đng.

Trong thư phn hi, Facebook nói công ty này đang xem xét lý do ti sao nhng người ký tên trong thư ng tng b tháo g ni dung, hoc tài khon ca h b chn.

facebook4

Bộ trưởng Trươ ng Minh Tu ấn và Giám đốc chính sách và nhóm pháp lý khu vực Châu Á-Thái Bình Dươ ng Damian Yeo c ủa Facebook.

Cuối thư, Facebook cam kết : "Chúng tôi mun tiếp tc làm vic vi các t chc xã hi dân s tại Việt Nam và trên thế gii đ bo v cng đng ca chúng ta không b chính quyn can thip mt cách không cn thiết hoc quá mc".

Theo truyền thông Vit Nam, trong mt cuc gp vi bà Monica Bickert, Giám đc Qun tr Chính sách Toàn cu ca Facebook vào tháng 4/2017, Bộ Trưởng B Thông Tin Truyn Thông Trương Minh Tun nói rng hai bên đã đng ý hp tác trong vic theo dõi và tháo g thông tin "xu", "đc hi" trên Facebook.

VOA tiếng Việt, 12/04/2018

Quay lại trang chủ
Read 662 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)