Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

16/04/2018

Thuế nhà 700 triệu và ông trùm Phạm Nhật Vượng

Người Buôn Gió

Báo chí Việt Nam thường miệt thị chính trường của Hoa Kỳ bị chi phối bởi những tay tư bản, các chính sách của chính phủ Hoa Kỳ đều có những tác động từ những nhà tài phiệt.

Chỉ có dạng chính phủ như cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam mới thực sự do dân, không bị chi phối bởi những nhà tài phiệt.

Thế những nhà tài phiệt lớn ở Việt Nam có ảnh hưởng gì, là những con tép chăng ?

typhu1

Bốn tỷ phú Việt Nam : Trần Đình Long, Trần Nhật Vượng, Nguyễn Thị Phương Thảo, Trần Bá Dương

Báo chí đưa tin rầm rộ về việc xem xét đánh thuế nhà ở có giá trị 700 triệu trở lên, tờ báo nào cũng đề cập đến như khích động cho dư luận xôn xao. Chính phủ Việt Nam có duyệt phương án thu thuế nhà ở như bên Mỹ không ? Chắc chắn sẽ thu, không biết thu lúc nào mà thôi. Riêng về những khoản thu thuế của dân thì chính phủ Việt Nam rất nhiệt tình học hỏi những nước tư bản, duy chỉ có an sinh xã hội thì họ không học theo mà thôi.

Hơn một năm trước Vingroup tiến hành xây một dự án khổng lồ trên khắp những tỉnh thành lớn trong cả nước, dự án có đến 300.000 căn hộ với giá 700 triệu đồng.

300.000 nhân với 700.000.000 đồng thì con số sẽ là 210.000.000.000.000 VND.

Đọc là bao nhiêu ? Chịu mất thời gian lắm, chỉ biết rất nhiều nhiều tiền (210.000 tỷ VND).

Dự án của Vingroup ầm ĩ hơn 1 năm nay rồi im ắng, chắc hẳn sau vụ ầm ĩ về đánh thuế giá nhà từ 700 triệu trở lên. Nhiều nhà đầu tư sẽ dồn đổ tiền vào dự án 300 nghìn căn hộ của Vingroup, cổ phiếu, cổ phần của Vingroup sẽ lên ầm ầm.

Tuy người ta còn cãi nhau 700 triệu ấy là tiền xây căn nhà không cộng tiền giá đất hoặc chiết khấu, phương pháp tính... lằng nhằng thế nào đi nữa. Nhưng chắc hẳn nếu đầu tư, cứ đầu tư căn hộ 700 triệu của Vimgroup cho lành. Thậm chí có thể là chính phủ , quốc hội mả mẹ gì đó của cái đảng cộng sản chó chết này vì ăn chia không đều, chưa duyệt thuế thu nhập nhà. Nhưng dân sợ lắm, tin đồn ở lề đường còn sợ, huống chi tin báo chí đang bàn ầm ầm thế kia.

Kiểu gì Vingrpup cũng hốt mớ tiền trong tay, còn triển khai làm thế nào, sau này sang nhượng cho ai tính sau.

Bạn có tin rằng Vingroup không tác động đến chính sách soạn thuế kia của bộ tài chính không ?

Không tin, vì không có bằng cớ, đấy là sự tình cờ ?

Ừ thì tình cờ, các nhà tư bản của Việt Nam không tác động vào chính sách của chính phủ, chỉ tình cờ họ được hưởng lợi thôi. Chỉ có những người dân đen là chưa bao giờ tình cờ hưởng lợi từ chính sách của chính phủ cả, đời thế mới hay.

Bạn có biết vì sao việc thu thuế nhà sôi động trên những tờ báo mà nếu bạn chú ý, đó là những tờ báo mà bộ trưởng truyền thông Trương Minh Tuấn nắm trong tay không ?

Bạn có nghĩ rằng, sau vụ mua bán AVG phía anh em nhà Phạm Nhật Vượng phải nôn lại gần 9000 tỷ cho Mobifone cộng thêm tiền lãi, tiền bù nọ kia nữa. Số tiền đến nay chưa trả hết.

Vậy ầm ĩ về chuyện dự thảo thu thuế căn hộ trên 700 triệu càng ầm ĩ bao nhiêu, thì Vingroup càng có cơ hội đón dòng dầù tư với dự án 300 nghìn căn hộ giá 700 triệu bấy nhiêu. Và có thể chính bộ trưởng truyền thông Trương Minh Tuấn đang tâng bóng cho Phạm Nhật Vượng ghi bàn, gỡ lại số tiền đã bỏ ra trả lại vụ AVG.

Nhưng có thể chỉ là một sự may mắn tình cờ với nhà tài phiệt Phạm Nhật Vượng.

Trước đây 1 tháng 1 cổ phiếu của Vingroup có giá 97.600 đồng. Hôm nay giá 128.000 ngàn đồng.

Vingroup có 2 cổ đông lớn là Phạm Nhật Vượng chiếm hơn 22% và Công ty cổ phần đầu tư Việt Nam chiếm hơn 33%.

Nhưng Vượng lại đang sở hữu 93% Công ty cổ phần tập đoàn đầu tư Việt Nam. Tính ra Vượng đang sở hữu hàng tỷ cổ phiếu Vingroup. Mỗi cổ phiếu tăng đến 30 ngàn chỉ trong vòng một tháng qua, khi có tin đồn về thu thuế nhà. Nếu chỉ tính 1 tỷ cổ phiếu Vượng nắm giữ tăng giá 30 ngàn đồng. Vượng đã có ngay 30 ngàn tỷ trong vòng một tháng từ 13 tháng 3 đến 13 tháng 4 năm 2018.

Nực cười một thắng lợi kinh doanh to lớn đến như vậy, không báo chí nào nhắc đến con số này.

Vượng tất nhiên không ăn một mình, Vượng trong hai năm qua đến nhà Nguyễn Phú Trọng không dưới bốn lần, đến nhà Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình còn nhiều hơn thế, nếu ông Trần Quốc Vượng bỏ công tìm xem tại sao con cháu của các ông Phúc, Hòa Bình. Ông Vượng sẽ phải đặt câu hỏi tiền đâu mà chúng ở những biệt thự của Vingorup khi tuổi đời để chăn nuôi lợn và làm chổi đót của chúng chưa được bao năm.

Lưu ý : ông Vượng cần phối hợp với cơ quan tình báo để xác minh tại sao thống kê thị trường kim cương quốc tế vừa qua, Việt Nam nhập đột biến số lượng kim cương lớn mà giá trị mỗi viên hàng triệu USD. Ai mua chúng về, mua để làm gì ? Có chăng thời kiếm củi, đốt lò như này chỉ có kim cương hối lộ lò mới không đốt được.

Phạm Nhật Vượng tất nhiên vô can trong vụ mua bán AVG, cả em trai Vượng cũng vậy. "Chúng mày mua thì tao bán, đời ai chả thích bán giá cao. Giờ chúng mày cắn nhau phiền đến tao, nể tình tao trả lại tiền, thêm cả tiền đấm mõm từ tổng bí thư đến phó thủ tướng cho hết phiền anh em nhà tao. Còn việc chúng mày cố tính bới nhau ra để giết thì chuyện chúng mày, anh em tao vô can"...

Tuy nhiên quả đáp lễ của Trương Minh Tuấn khích động dư luận nóng sốt về vụ thu thế nhà trên 700 triệu vừa qua, giúp Vượng gặt hái được mấy chục ngàn tỷ. Vượng sẽ không nỡ nào nhìn Trương Minh Tuấn chết thảm dưới tay Nguyễn Xuân Phúc.

Có lẽ vì thế, danh sách những người mà Phúc Nghẹo đưa công an chỉ đạo phải khởi tố, bắt giữ khỏi cần tranh cãi, lý lẽ về vụ mua bán AVG đến giờ vẫn còn lửng lơ. Quả thực không có gì khó hiểu khi Trương Minh Tuấn đưa một bản phản đối kết luận thanh tra chính phủ là tuỳ tiện, thiếu hiểu biết, kém chuyên môn và còn đe doạ đưa ra thường vụ quốc hội.

Mà chuyên môn của Phúc Nghẹo làm gì có mà yếu, chỉ quen thói dùng quyền lực áp đặt con mồi lẻ loi, cô thế. Động vào Tuấn có lực mạnh đỡ đằng sau, không khéo Phúc Nghẹo lòi ruột vì tội ngu.

Một số các nhà dân chủ, các nhà bình luận hý hửng tưởng rằng vụ đòi lại tiền 8.900 tỷ từ tay anh em nhà Vượng về lại ngân sách nhà nước, là một thắng lợi lớn cho ngân sách nước nhà, là niềm tin của nhân dân vào đảng và chính phủ.

Những kẻ ngậm tiền đã phải oẹ ra.

Sự thực thì kẻ ngậm tiền chẳng phải oẹ ra, chỉ có kẻ vòi tiền mới được ngâm thêm.

Còn tiền bù ở đâu ra ư, ở cổ phiếu Vingroup tăng đó, 30 ngàn tỷ trong vòng một tháng đó.

Thôi thà để mẹ nó cứ mua bán AVG thế cho rồi, bày ra chuyện thu hồi diễn kịch làm chi.

Người Buôn Gió

Nguồn : nguoibuongio1972, 15/04/2018

**********************

Việt Nam đánh thuế nhà : Thuế chồng thuế, ‘vắt kiệt sức dân’ (Người Việt, 15/04/2018)

Báo chí tại Việt Nam tiếp tục phản ứng mạnh mẽ chống lại dự thảo đánh thuế nhà ở là "vắt kiệt sức dân" và "thuế chồng thuế", thậm chí có người còn kêu là vi hiến.

typhu2

Một khu phố cũ kỹ ở Sài Gòn. Dư luận trong nước phẫn nộ vì đề nghị đánh thuế nhà ở. (Hình : Getty Images)

Hôm thứ Sáu tuần trước có tin Bộ tài chính của chế độ đề nghị sẽ đánh thuế nhà ở, bất kể là nhà biệt lập, nhà cao tầng, căn hộ chung cư hay thậm chí những cằn nhà cũ kỹ tồi tàn nhưng giá trị từ 700 triệu đồng (tương đương 30.000 USD) sẽ phải đóng thuế 0,4% một năm (cho phần giá trị vượt 700 triệu đồng).

Một thí dụ. Căn nhà có giá trị 1,7 tỷ đồng, chủ nhà sẽ phải nộp 4 triệu đồng (khoảng 176 USD) một năm thuế tài sản cho phần một tỷ đồng vượt ngưỡng chịu thuế.

Ngay sau khi cái tin cuộc họp báo của Bộ tài chính về đánh thuế nhà ở được các báo trong nước khai thác, rất nhiều lời bình luận của độc giả hầu hết đều phẫn nộ đối với cái "búa tạ" đang chờ giáng xuống đầu họ. Từ giời bình dân đến các nhà trí thức trong nước đều nhìn thấy ngay nhà cầm quyền tìm đủ cách moi túi dân để bù đắp cho lỗ hổng ngân sách ngày càng thâm thủng nghiêm trọng hơn.

Năm ngoái, người dân đã vô cùng tức giận khi nhà cầm quyền muốn nâng thuế "môi trường" đánh trên xăng dầu lên "kịch trần" tức tới mức 12% bên cạnh việc đánh thuế thêm trên cả nước ngọt, cà phê v.v… dù những thứ này cũng đã cõng hàng chục thứ thuế, phí khác nhau nằm ẩn dưới nhiều hình thức.

Thuế chồng thuế

Theo một bài phân tích trên tờ Tuổi Trẻ hôm 15 tháng Tư, "khi người dân mua đất xây dựng nhà, họ phải chịu nhiều khoản thuế, phí. Trước hết là thuế sử dụng đất ở theo Thông Tư 153/2011/TT-BTC ngày 11 tháng Mười Một, 2011 của Bộ tài chính. Mức thuế này được tính trên diện tích đất ở, nhân với giá mỗi mét vuông và mức thuế suất".

"Kế đến là thuế thu nhập cá nhân (do người bán đóng nhưng được tính vào giá chuyển nhượng) đối với trường hợp phải đóng thuế. Khi xây dựng nhà ở, người dân phải chịu thêm khoản thuế VAT cho các loại vật liệu xây dựng, thuế VAT trên hợp đồng thi công (không bao gồm vật tư, thiết bị). Ngoài ra, người dân còn phải nộp các khoản lệ phí như : lệ phí trước bạ, phí công chứng, phí đo vẽ, phí cấp mới giấy chứng nhận…

"Đối với các căn hộ chung cư, hàng năm người dân cũng bị thu thuế đất ở được phân bổ trên diện tích sàn sử dụng thực tế (điều 5, Thông Tư 153). Ngoài thuế sử dụng đất, người dân mua nhà chung cư còn phải chịu thuế VAT và cả thuế thu nhập của doanh nghiệp kinh doanh bất động sản (được tính vào giá bán).

"Như vậy, rõ ràng để có một căn nhà, người dân đã ‘cõng’ nhiều loại thuế, phí, nay Bộ tài chính lại ‘vẽ’ ra thêm thuế tài sản".

Tờ Người Lao Động hôm 15 tháng Tư cũng thuật lời giám đốc một công ty tư vấn thuế phân tích rõ cái gốc của việc cho ra đời các sắc thuế mới là bởi Việt Nam đã cắt giảm thuế quan quá mức trong quá trình hội nhập. Do đó, buộc phải tìm cách tăng thu nội địa từ phía người dân thông qua thuế, kéo theo tình trạng "thuế chồng thuế".

Theo tờ Tuổi Trẻ, chỉ trừ những căn nhà "ổ chuột" là không phải chịu thuế, tất cả những căn nhà trên các thành phố lớn tại Việt Nam đều phải chịu thuế nhà. Trong đó, phần lớn các chủ những căn nhà nhỏ kiếm miếng cơm hàng ngày khó khăn lại còn phải cõng cả cái thứ "thuế chồng thuế" này nữa, đời họ sẽ thêm phần điêu đứng.

Báo điện tử VnExpress thuật lời Luật sư Nguyễn Xuân Anh (Hà Nội) cho rằng Bộ tài chính thiếu cơ sở pháp lý khi đề xuất việc đóng thuế như trên, mặt khác khi không đủ cơ sở pháp lý thì cũng phải có cơ sở thực tiễn. "Nhưng cơ sở thực tiễn mà Bộ tài chính chỉ căn cứ vào việc đem về nguồn thu cho nhà nước mà quên quyền lợi của người dân", luật sư nói.

Theo ông Xuân Anh, đề xuất này nếu được thông qua sẽ làm triệt tiêu hoặc phương hại tới quyền lợi của đại đa số người dân có nhà. "Đây là quy định đi ngược lại tinh thần Hiến Pháp, bởi mọi người dân đều có quyền có nơi ở", ông Anh nói trên VnExpress.

Tờ Người Lao Động nhắc nhở cho thấy nợ công ngày càng phình to ra vì "đầu tư công không hiệu quả, lãng phí, thất thoát, bộ máy hành chính công nặng nề" và "những công trình, dự án lớn "trùm mền, đắp chiếu", đội vốn cùng các "đại án" tham nhũng bị phanh phui thời gian qua", trong khi "thống kê mỗi con gà, hạt thóc "cõng" tới hàng chục loại thuế, phí.

Rồi tờ Người Lao Động đặt dấu hỏi : "Thuế, phí càng nặng gánh, càng khiến người ta đi chậm hơn. Sao cứ muốn vắt chứ không phải khoan sức dân để tính kế sách vững bền dưỡng nguồn thu ?" (TN)

Quay lại trang chủ
Read 1010 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)