Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

08/05/2018

Ứng xử của Tổng bí thư trước kiến nghị 70

Ánh Liên

Ứng xử của Tổng bí thư trước kiến nghị 70 sẽ quyết định tính hình thức của đốt lò ?

Đại hội 7 được kỳ vọng là một trong những hội nghị giải quyết các vấn đề hệ trọng trong đảng, bao gồm vấn đề tinh giảm biên chế, chống tham nhũng và chiến lược cán bộ trong vài năm tới.

ung1

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu khai mạc Hội nghị. Ảnh : VGP/Nhật Bắc

Những vấn đề trên là cơ sở quyết định cho sự tồn tại của chính đảng, là nền tảng của sự phát triển vững mạnh trong đảng (bao gồm cả tính chính danh).

Vấn đề đặt ra là, tính hình thức của ĐH 7 lần này sẽ như thế nào ?

Nhà báo Hoàng Tư Giang trong một chia sẻ cá nhân trong ngày đầu tuần thứ Hai (07.05) đã bắt đầu bằng cụm từ "cậu có dám". Theo ông, bộ máy song trùng vẫn phình to, và ông đã nhận được một email của một quan chức trong đảng, vị Thứ trưởng này bày tỏ : 

Từ ngày mình trở thành thứ trưởng - 1981 đến nay, cố đến hơn 10 chiến dịch tinh giản biên chế, nhưng cứ sau mỗi chiến dịch tinh giản thì biên chế càng phình to hơn theo cấp số nhân. Các biện pháp tinh giản biên chế trước đây đã làm mạnh hơn bây giờ nhiều mà còn thất bại, nay chủ yếu là hô hào thì khó thành công.

Thành công hay không thành công rất khó để xác định, chỉ tính riêng trong lĩnh vực tinh giảm biên chế. Tuy nhiên, vì lĩnh vực này liên quan chặt chẽ đến vấn đề chống tham nhũng, nên hệ quy chiếu sẽ là : nếu chống tham nhũng thành công thì tinh giảm biên chế sẽ có khả năng thành công.

Vấn đề đặt ra tiếp theo, cuộc chiến đốt lò hiện nay của ông Tổng Bí thư liệu có thành công như mong đợi và quyết tâm của chính ông cũng như háo hức và kỳ vọng của không ít người ? Hay nó chỉ đơn thuần là cuộc chiến phe phái, là sự thực hành về mặt hình thức, còn gốc rễ vấn đề sẽ không được giải quyết ? Những đám lửa hiện nay sẽ sớm tàn trong tương lai, và đâu lại vào đấy ?

Câu trả lời là : rất khó để nhận biết được điều này. Kể cả có thực tâm hay không thực tâm, chứ chưa nói đề việc, chống tham nhũng có thành công hay không. Tuy nhiên, có một cơ sở gốc rễ có thể tạm để người dân tin rằng, cuộc chiến sẽ không đi vào chủ nghĩa hình thức, chủ nghĩa cao trào tạm thời… Đó chính là công khai hóa tài sản.

Tài sản và hệ tài sản được tích lũy của một cá nhân lãnh đạo luôn là một câu thách đố lớn đối với người dân Việt Nam. Nhu cầu minh bạch (qua tự kê khai một cách trung thực) nguồn tài sản lãnh đạo là nhu cầu bức thiết, nhất là trong bối cảnh các biệt phủ của quan quân mọc lên khắp nơi tại Việt nam, từ Giám đốc công an Tp. Đà Nẵng đến đại tá quân đội ở Hà Tĩnh, từ Giám đốc Sở Tài nguyên và môi trường Yên Bái cho đến biệt phủ 5.000m2 của cán bộ công an huyện ở Thanh Hóa. Có nghĩa, sự phình to bất thường của khối lượng tài sản trong đội ngũ công chức nhà nước đi ngược lại mức lương được quy định của họ, và điểm chung là khi quyền lực càng lớn thì khả năng tích tụ tài sản càng nhiều. Lý lẽ về ‘buôn chổi đót, chạy xe ôm’ dường như là câu trả lời không thể chấp nhận được, bởi nó không cho thấy sự chống chế về nguồn gốc thật của tài sản.

Vấn đề ở đây là : cần phải minh bạch hóa tài sản trong đội ngũ công chức. Nhưng nếu để tạo ra tính chiến dịch thì cần phải đề cao tính noi gương, và vì vậy, sẽ bắt đầu từ trên xuống - nghĩa là từ tứ trụ rồi đi xuống dần địa phương cơ sở.

Có vẻ các vị nhân sĩ trí thức Việt nam hiểu rõ hơn ai hết quy trình công khai hóa này, nên ngay trước ngày khai mạc Đại hội 7, đã có một đơn thử gửi đến ông TBT Nguyễn Phú Trọng yêu cầu làm gương trong việc công khai bản kê khai tài sản, trên cơ sở phòng chống tham nhũng mà Quyết định số 99 của Ban Bí thư ĐCSVN đưa ra trước đó.

Ông Nguyễn Phú Trọng đến nay chỉ dính líu đến tin đồn liên quan đến tượng vàng Formosa, và những lợi ích liên quan đến Ciputra Hà Nội trên mạng xã hội ( ?). Tuy nhiên, tất cả là đồn đoán có phần thiếu tính thực tế, do đó, nhu cầu nhận biết về tổng số tài sản của ông Tổng Bí thư là điều cần thiết, để đánh dẹp hết tất cả các tin đồn, cũng như tin tưởng hơn về tính trung thực của cuộc chiến đốt lò mà ông đang khởi xướng.

Danh sách bao gồm 70 nhân sĩ trí thức ở mọi ngành nghề khác nhau trong và ngoài xã hội Việt nam, nhưng tựu trung họ đều quan tâm đến tính minh bạch. Vấn đề là ông Nguyễn Phú Trọng sẽ ứng xử như thế nào đối với đề nghị thực tế này ?

Ánh Liên

Nguồn : VNTB, 08/05/2018

**********************

Thư yêu cầu công khai "Bản kê khai tài sản"

Những công dân, 06/05/2018

Ngày 6 tháng 5 năm 2018

Kính gửi : Ngài Nguyễn Phú Trọng,

Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam

Số 1 đường Hùng Vương, Quận Ba Đình, Hà Nội.

Kính thưa Ngài Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng,

Chúng tôi, những công dân ký tên dưới đây, viết thư này gửi đến Ngài Tổng bí thư với đôi lời trình bày như sau:

Ngày 3/10/2017, Ban Bí thư Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam ban hành Quyết định số 99/QĐ-TƯ về việc phát huy vai trò của nhân dân trong đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái, ‘tự diễn biến’, ‘tự chuyển hóa’. Điểm đặc biệt của Quyết định 99/QĐ-TƯ này là lần đầu tiên Lãnh đạo Đảng yêu cầu phải công khai các bản kê tài sản của cán bộ, đảng viên các cấp.

Các bản kê khai tài sản này, theo QĐ.99 nói trên, sẽ phải được công khai trên phương tiện thông tin đại chúng, cổng thông tin điện tử, niêm yết tại trụ sở cơ quan, đơn vị, v.v… để giúp người dân có cơ sở thực hiện quyền giám sát, góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng.

Tuy nhiên, tính tới nay đã hơn 7 tháng, nhưng chỉ thị trên của Ban Bí thư vẫn chưa được thực hiện. Bằng chứng là vẫn chưa có bản kê khai tài sản nào của cấp lãnh đạo được công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng như báo chí, Internet, cổng thông tin điện tử… cả. Điều này không khỏi khiến dư luận băn khoăn, bởi lẽ các bản kê tài sản đã có sẵn trong hồ sơ cán bộ nên việc công khai lẽ ra là rất đơn giản, chẳng hề tốn nhiều thời gian đến thế.

Việc chậm trễ thực thi Quyết định 99/QĐ-TƯ đang đặt dấu hỏi lớn về quyết tâm chống tham nhũng của Ban lãnh đạo Đảng cộng sản Việt Nam, của toàn bộ hệ thống chính trị Nhà nước, đồng thời việc chậm trễ này rõ ràng là rào cản người dân trong việc giám sát, phát hiện và đấu tranh với các biểu hiện tham nhũng. Bên cạnh đó, hiện tượng này cũng đặt ra vấn đề là đang có sự đùn đẩy, né tránh trách nhiệm, giấu diếm khuyết điểm, xa dân, sợ quần chúng, và "ăn cỗ đi trước, lội nước đi sau" trong số cán bộ nằm trong diện phải công khai tài sản.

Bởi vậy, để Nghị quyết Đảng nhanh chóng đi vào cuộc sống, mà cụ thể ở đây là Quyết định 99/QĐ-TƯ phải được nghiêm túc thực thi, chúng tôi đề nghị:

Tổng bí thư hãy làm gương là người công khai "Bản kê tài sản" của mình trên báo chí, cổng thông tin điện tử và Internet trước tiên.

Việc làm này của Tổng bí thư chắc chắn sẽ truyền cảm hứng sâu rộng trong toàn Đảng và hệ thống chính trị, dẫn đến việc công khai hàng loạt các bản kê tài sản của các Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chấp hành trung ương, các thành viên Chính phủ, Quốc Hội và Bí thư, Chủ tịch các tỉnh, thành… theo đúng nội dung và tinh thần của Quyết định 99/QĐ-TƯ để nhân dân, báo chí tham gia giám sát. Cán bộ cấp thấp hơn, do đó, cũng không thể viện dẫn lý do các lãnh đạo cấp cao chưa công khai để trì hoãn việc thực hiện yêu cầu của Ban Bí thư được.

Điều này cũng hoàn toàn phù hợp với tinh thần chỉ đạo "không có vùng cấm trong chống tham nhũng" lâu nay của chính Ngài Tổng bí thư : "Trước người ta bảo chỉ đánh từ vai đánh xuống, bây giờ thì ngay trên đầu làm mạnh hơn, tức là Trung ương còn nghiêm hơn cả địa phương". Rõ ràng, đúng như lời Tổng bí thư nói, Trung ương cần làm gương cho địa phương, và người đứng đầu Trung ương không ai khác chính là Tổng bí thư.

Đôi lời trình bày và đề nghị như trên, mong sớm nhận được phản hồi, nhất là khởi đầu bằng hành động công khai bản kê tài sản từ Tổng bí thư, để không phải băn khoăn về thực tâm chống tham nhũng của cá nhân Tổng bí thư cũng như toàn thể Ban chấp hành trung ương Đảng và toàn bộ hệ thống chính trị.

Trân trọng và kính thư,

Để ký tên xin gửi về địa chỉ email: Cette adresse e-mail est protégée contre les robots spammeurs. Vous devez activer le JavaScript pour la visualiser.

Đồng ký tên :

1. Nguyễn Trọng Vĩnh, nguyên Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao Đông Việt Nam (1960-1976),nguyên Đại sứ Đặc mệnh Toàn quyền Việt Nam tại Trung Quốc (1974-1987), Hà Nội.

2. Trần Đức Nguyên, cựu Tổ trưởng Tư vấn của Thủ tướng Võ Văn Kiệt, cựu Trưởng Ban nghiên cứu của Thủ tướng Phan Văn Khải, Hà Nội.

3. Đào Công Tiến, Phó Giáo sư, nguyên Hiệu trưởng Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, thành viên Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng, Sài Gòn.

4. Nguyên Ngọc, nhà văn, nhà nghiên cứu văn hóa – giáo dục Việt Nam. Hội An, Quảng Nam.

5. Nguyễn Khắc Mai,nguyên Vụ trưởng Ban Dân vận Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam, Giám đốc Trung tâm Minh triết Việt, Hà Nội.

6. Nguyễn Quang A, Tiến sĩ khoa học, nguyên Viện trưởng IDS, Hà Nội.

7. Ngô Kim Hoa (Sương Quỳnh), nhà báo tự do, thành viên Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng, Sài Gòn.

8. Lại Thị Ánh Hồng, thành viên Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng, Sài Gòn.

9. Nguyễn Thế Hùng, Tiến sĩ Vật lý, Viện Vật lý, Viện Hàn lâm khoa học Việt Nam, Hà Nội.

10. Nguyễn Xuân Diện, Tiến sĩ Hán Nôm học, Hà Nội.

11. Trần Thị Thanh Vân, Kiến trúc sư cảnh quan, Hà Nội.

12. Bùi Quang Vơm, Kỹ sư, Paris, Pháp quốc.

13. Nguyễn Thị Kim Chi, Nghê sĩ ưu tú, thành viên Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng. Sài gòn.

14. Trần Minh Thảo, viết văn, thành viên Câu lạc bộ Phan Tây Hồ. Bảo Lộc, Lâm Đồng.

15. Phạm Duy Hiển (bút danh Phạm Nguyên Trường), dịch giả, Vũng Tầu.

16. Nguyễn Gia Hảo, chuyên gia tư vấn (kinh tế đối ngoại) độc lập, nguyên thành viên Tổ Tư vấn của Thủ tướng Võ Văn Kiệt, Hà Nội.

17. Trần Tiến Đức, đạo diễn truyền hình + phim tài liệu, nhà báo độc lập, Hà Nội.

18. Tương Lai, nguyên thành viên Tổ Tư vấn của Thủ tướng Võ Văn Kiệt, nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học Việt Nam, Sài Gòn.

19. Bùi Minh Quốc, nhà thơ, nhà văn, nhà báo độc lập, Đà Lạt- Lâm Đồng.

20. Tô Lê Sơn, kỹ sư, thành viên Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng, Sài Gòn.

21. Nguyễn Văn Tuyến, cán bộ tiền Khởi nghĩa, Đại tá cựu chiến binh, Hà Nội.

22. Ngọc Thế Phương, cựu chiến binh sư đoàn F.324, Hà Nội.

23. Nguyễn Nguyên Bình, nhà văn, dịch giả, hội viên Hội nhà văn Hà Nội.

24. Bùi Tiến An, tù chính trị trước 1975, nguyên chuyên viên Ban Dân vận Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, Sài Gòn.

25. Lê Công Giàu, nguyên Tổng Thư ký Tổng hội Sinh viên Sài Gòn (1966), nguyên Phó Bí thư thường trực Thành đoàn Thanh niên sẵn sàng Thành phố Hồ Chí Minh (1975), nguyên Giám đốc Công ty SAVIMEX, Sài Gòn.

26. Nguyễn Đăng Hưng, Giáo sư danh dự Đại học Liège, Vương quốc Bỉ.

27. Nguyễn Thanh Tịnh, Linh mục, giáo xứ Cồn Sẻ, giáo phận Vinh, Nghệ An.

28. Nguyễn Thu Giang, nguyên Phó Giám đốc Sở Tư pháp Thành phố Hồ Chí Minh, Sài Gòn.

29. Phan Đắc Lữ, nhà thơ, thành viên Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng, Sài Gòn.

30. Phan Trọng Khang, doanh nhân, cựu chiến binh, Hà Nội.

31. Nguyễn Thái Nguyên, cựu thành viên Ban nghiên cứu của Thủ tướng Phan Văn Khải, Hà Nội.

32. Phạm Toàn, nhà nghiên cứu giáo dục, Hà Nội.

33. Lê Thân, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng, nguyên Tổng Giám đốc Liên doanh Riverside. Nha trang, Khánh Hòa.

34. Kha Lương Ngãi, nguyên Phó Tổng biên tập báo Sài Gòn Giải phóng, Sài Gòn.

35. Hồ Ngọc Nhuận, nguyên Ủy viên Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh, Sài Gòn.

36. Hoàng Hưng, nhà thơ, nhà báo tự do, Sài Gòn.

37. Hoàng Dũng, Phó Giáo sư Tiến sĩ Ngôn ngữ học, Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, Sài gòn.

38. Tống Văn Công, nhà báo, nguyên Tổng biên tập báo Lao Động, Sài Gòn.

39. Nguyễn Tiến Dân, nhà giáo, Hà Nội.

40. Mai Hiền, nhà báo, Sài Gòn.

41. Võ Văn Tạo, nhà báo, Nha Trang.

42. Nguyễn Thị Khánh Trâm, Hưu trí, Sài Gòn.

43. Uông Đình Đức, 168 Nguyễn Cư Trinh, quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.

44. Mạc Văn Trang, Phó Giáo sư Tiến sĩ Tâm lý học, Hà Nội.

45. Nguyễn Đăng Quang, Đại tá, nguyên cán bộ Bộ Công an, Hà Nội.

46. Nguyễn Huệ Chi, Giáo sư Ngữ văn, Hà Nội.

47. Đặng Thị Hảo, Tiến sĩ Văn học, Hà Nội.

48. Nguyễn Đình Nguyên, Tiến sĩ Y khoa. Australia.

49. Phạm Đình Trọng, Nhà văn cựu chiến binh, Sài Gòn.

50. Võ Văn Thôn, Nguyên Giám đốc sở tư pháp Thành phố Hồ Chí Minh, Sài Gòn

51. Lê Phú Khải, Nhà báo, thành viên Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng, Sài Gòn

52. Vũ Trọng Khải, Chuyên gia độc lập về kinh tế nông nghiệp, Sài Gòn

53. Hồ Trí Việt, Nhà báo, Sài Gòn

54. Ngô Bá Tiết, Hưu trí. Thành phố Hồ Chí Minh

55. Lê Đình Kình, nguyên Bí thư và Chủ tịch xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội.

56. Lê Thanh Doãn, 90 tuổi đời, 70 tuổi Đảng.

57. Bùi Văn Duệ, Đảng viên chống tham nhũng.

58. Nguyễn Quốc Lưỡng, Đảng viên chống tham nhũng.

59. Nguyễn Văn Thiệu, Đảng viên chống tham nhũng.

60. Bùi Văn Vệ, Đảng viên chống tham nhũng.

61. Bùi Văn Nhạc, Đảng viên chống tham nhũng.

62. Hoàng Thị Thăng, Đảng viên chống tham nhũng.

63. Ngô Quý Hạc, Đảng viên chống tham nhũng.

64. Nguyễn Thị Lan, nguyên Bí thư Đảng ủy xã, nguyên Chủ tịch HĐND xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Tp.Hà Nội.

65. Bùi Viết Hiểu, Công dân chống tham nhũng.

66. Nguyễn Thị Đề, Công dân chống tham nhũng.

67. Nguyễn Thị Hằng, Công dân chống tham nhũng.

68. Hoàng Thị Luận, Công dân chống tham nhũng.

69. Nguyễn Văn Tuyển, Công dân chống tham nhũng.

70. Lê Đình Công, Công dân chống tham nhũng.

Quay lại trang chủ
Read 961 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)