Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

22/05/2018

#MeToo Việt Nam

Isabelle Taft

#MeToo hoặc The Me Too Movement, là một phong trào quốc tế chống lại quấy rối và tấn công tình dục. #MeToo bắt đầu từ tháng 10 năm 2017 như một hashtag được sử dụng trên Twitter để giúp chứng minh sự phổ biến rộng rãi của nạn tấn công và quấy rối tình dục, đặc biệt là tại nơi làm việc. Phong trào bùng nổ ngay sau những tiết lộ công khai về những cáo buộc hành vi tấn công tình dục chống lại Harvey Weinstein. Phong trào #MeToo non trẻ của Việt Nam cho thấy các giới hạn về sự tiến bộ của đất nước về bình đẳng giới.

metoo1

Phong trào Metoo tại Hàn Quốc (Ảnh : AP Photo/Ahn Young-joon)

Các bài đăng trên Facebook bắt đầu vào ngày 19 tháng 4. Một thực tập sinh trẻ tại Tuổi Trẻ, tờ báo có uy tín nhất của đất nước, đã bị hãm hiếp bởi người hướng dẫn thực tập của cô. Nữ tập sự sinh này đã tìm cách tự sát, theo thông tin của nhiều nhà báo Việt Nam. Trong vài ngày sau đó, phụ nữ trên khắp đất nước đã bắt đầu chia sẻ những câu chuyện về quấy rối và lạm dụng tình dục mà họ đã phải trải qua khi làm việc với tư cách phóng viên. Họ đã gắn thẻ bài đăng của họ #toasoansach (toàsoạnsạch), #ngungimlang (ngừng im lặng) và #MeToo.

Phong trào quốc tế đã tới Việt Nam, buộc một cuộc thảo luận công khai về một thứ gì đó mà Bảo Uyên, một nhà báo tự do 29 tuổi có bài đăng trên Facebook #MeToo được chia sẻ gần 2.000 lần, gọi là "con voi trong phòng" : quấy rối và bạo lực tình dục là một thực tế của cuộc sống của nhiều phụ nữ ở Việt Nam, cũng như trên khắp thế giới. Một báo cáo năm 2014 của tổ chức phi chính phủ ActionAid cho thấy 87% phụ nữ và trẻ em gái Việt Nam đã từng bị quấy rối tình dục ở những nơi công cộng.

Uyên, người làm việc trong một toà báo trước khi trở thành một người viết tự do, cho biết cô đã biết về quấy rối tình dục ngay khi cô bắt đầu làm việc, và cô cho rằng vấn đề này là phổ biến trong các ngành công nghiệp. Các cáo buộc tại Tuổi Trẻ không làm cô ngạc nhiên vì cô đã thấy nhiều vụ việc tương tự trong chục năm qua.

"Các nạn nhân cất tiếng nói của họ nhưng sau đó tất cả mọi thứ chìm vào lãng quên", cô nói trong một cuộc phỏng vấn.

Không giống như Hàn Quốc và Nhật Bản, những quốc gia Châu Á khác, nơi #MeToo đã trở thành đề tài nóng trên mặt báo, Việt Nam có tỷ lệ tham gia lực lượng lao động nữ cao nhất thế giới, giáo dục như nhau cho nam và nữ, và có tỷ lệ phụ nữ trong quốc hội cao hơn nhiều nước. Đảng Cộng sản cầm quyền rất tự hào với những thành tựu này, và đài Tiếng nói Việt Nam, trong một chương trình phát thanh vào mùa thu năm ngoái, đã nói rằng đất nước có "tốc độ nhanh nhất thế giới" trong việc loại bỏ khoảng cách giới trong 20 năm qua. Nhưng phong trào #MeToo mới ra đời của Việt Nam đã chứng minh phụ nữ phải chịu sự quấy rối và bạo lực tình dục ngay cả khi họ đã giành được vai trò lớn hơn trong các lĩnh vực từ giáo dục đến chính trị.

Trước khi được sửa đổi năm 2015, Bộ luật Hình sự của Việt Nam chỉ hình sự hóa một định nghĩa hẹp về hiếp dâm ; luật sửa đổi mở rộng định nghĩa để bao gồm "các liên hệ tình dục khác". Các yêu cầu cao về bằng chứng và thiếu sự hiểu biết của lực lượng nam cảnh sát ngăn cản hầu hết các nạn nhân đưa vụ việc ra tòa. Trong khi giáo dục tình dục của Hàn Quốc đã bị chỉ trích là ngược đãi và đổ lỗi cho nạn nhân, sinh viên Việt Nam hầu như không nhận được thông tin về bạo lực tình dục. Chỉ vài nơi làm việc có các quy tắc ứng xử chống lại hành vi sai trái tình dục hoặc các hệ thống để xử lý các khiếu nại.

Khuất Thu Hồng, người sáng lập và giám đốc Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội và một nhà xã hội học đã côngbốmột trong những nghiên cứu đầu tiên về quấy rối tình dục ở Việt Nam năm 2004, thấy xãhội ít quan tâm trong việc giải quyết vấn đề này. Quấy rối tình dục - nếu bịphát hiện- thường được coi là một cách bình thường mà đàn ông đối xử với phụ nữ.

"Hiện tượng quấy rối tình dục ở Việt Nam,một mặt được coi là một vấn đề văn hóa nhiều hơn là một vấn đề quyền, mặt khác, nó được chính trị hóa theo cách nếu xảy ra ở nơi làm việc, thì có rất nhiều người can thiệp vào vụ việc. Và có rất nhiều nỗ lực để buộc các nạn nhân im lặng hoặc che giấu những gì đã xảy ra", nhà nghiên cứu Hồng nói.

Sau khi có nhiều bài viết buộc tội trưởng ban biên tập Đặng Anh Tuấn đã hãm hiếp thực tập sinh - một sinh viên báo chí tại Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh, Tuổi Trẻ đã đưa ra một tuyên bố phủ nhận rằng nữ tập sự đã cố tự tử. Ban biên tập đã đình chỉ Tuấn sau đó vào ngày 19 tháng 4, theo nhiều bài báo được xuất bản bởi tờ báo này, và bắt đầu một cuộc điều tra nội bộ. Tuấn sau đó đã từ chức và vụ việc đã được chuyển sang công an. Tuấn phủ nhận tất cả những hành vi sai trái. (Tiếp cận qua điện thoại, một biên tập viên Tuổi Trẻ từ chối bình luận).

Khi câu chuyện được phổ biến trên các phương tiện truyền thông xã hội, một số nhà bình luận, bao gồm một số phụ nữ làm việc trong ngành báo chí, tuyên bố rằng người thực tập sinh chịu trách nhiệm về những gì đã xảy ra. Theo họ, cô này có ý đồ xấu với mục tiêu thăng tiến trong sự nghiệp.

Bùi Thu, một sinh viên 22 tuổi, học với cô thực tập sinh ở báo Tuổi Trẻ tại thành phố Hồ Chí Minh, không ngạc nhiên trước phản ứng này. Phụ nữ làm việc trong các toà báo thường hy vọng rằng cơ hội thăng tiến của họ có thể được thông hanh nếu họ sẵn lòng hẹn hò hay lên giường với người hướng dẫn, cô nói, và việc chống lại suy nghĩ này là khó khăn. Bởi vì các phóng viên trẻ cần sự hỗ trợ trực tiếp từ các ông chủ của mình để thăng tiến, vàphụ nữ lo lắng rằng việc tố cáo có thể là dấu chấm hết cho mong muốn trở thành nhà báo ; Thu biết những phụ nữ rời bỏ nghề này vì họ chọn con đường khác thay vì phải chịu quấy rối tình dục. Trong thời gian thực tập tại toà báo, Thu thấy rằng yêu cầu của phụ nữ đối với các đồng nghiệp nam để ngăn chặn việc ôm hoặc đụng chạm khác đã bị bác bỏ.

"Khi chúng tôi phản ứng với hành vi đó, họ sẽ nói rằng chúng tôi là anh chị em trong một gia đình lớn, vì vậy đừng coi trọng việc đó", Thu nói.

Truyền thống Nho giáo cho rằng đàn ông cao hơn phụ nữ vẫn còn có ảnh hưởng ở Việt Nam, cũng như ý tưởng rằng phụ nữ nên tinh khiết về tình dục. Phát biểu về lạm dụng tình dục dưới bất kỳ hình thức nào có thể hứng chịu sự xấu hổ và chỉ trích. Một đồng nghiệp nam lớn tuổi đã kết hôn đã đưa Thu về nhà sau buổi tiệc nhẹ ở văn phòng. Khi họ đi ngang qua một khách sạn, anh ta chậm lại và hỏi liệu cô ấy có ở lại với anh ta trong đêm không. Cô nói không và anh ta tiếp tục lái xe.

"Tôi ước rằng đườngvề nhà ngắn lại", cô nói. "Tôi đã rất bối rối - có lẽ có hành vi nào đó của tôi đã tạo ra một sự hiểu lầm cho anh ta ?".

Những người khác trên Facebook đã viết về vụ việc ở Tuổi Trẻ. Khi Nguyễn Hoàng Anh, một giáo sư về kinh doanh quốc tế tập trung vào các vấn đề giới ở Đại học Ngoại thương Hà Nội, đã viết một bài về quấy rối tình dục, một người đàn ông đã bình luận với một trò đùa về hãm hiếp. Khi Hoàng Anh viết rằng bình luận là không phù hợp, anh ta trả lời "Đó chỉ là một trò đùa. Tại sao bạn lại giận thế ?"

Khái niệm quấy rối tình dục có vẻ như một sự xa lạ đối với nhiều người, và thuật ngữ Việt - quấy rối tình dục - là một từ dịch tương đối gần đây từ tiếng Anh. Theo Khuất Thu Hồng, thuật ngữ này chưa bao giờ được thảo luận công khai trước khi Việt Nam tiến hành cải cách năm 1986 vì thừa nhận quấy rối tình dục sẽ đặt ra câu hỏi về tiến bộ mà chủ nghĩa xã hội đã làm trong cuộc sống của phụ nữ. Cô cũng trích dẫn tục ngữ mà người dân Việt Nam hay nói : "Làm hoa cho người ta hái, làm gái cho người ta trêu".

Ngày nay, bà Hồng cho biết, nhiều người đàn ông hoài nghi rằng hành vi mà họ coi là bình thường có thể được coi là quấy rối. Bà đã từng xuất hiện trên một chương trình truyền hình để thảo luận về vấn đề này và nhận thấy nhiều nhà báo nam lo ngại về những tuyên bố của bà.

"Điều này có nghĩa là chúng tôi không thể đùa với các đồng nghiệp nữ của chúng tôi, thậm chí chúng tôi không thể khen họ về chiếc váy đẹp của họ hay gì đó ?" bà nhớ lại có một người hỏi thế.

Nếu thái độ về quấy rối tình dục đã chậm thay đổi, thì luật cũng vậy.Lần đầu tiên, thuật ngữ đượcđưa vào Bộ luật Lao động năm 2012, nhưng thiếu một định nghĩa rõ ràng. Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đã ban hành một quy tắc ứng xử tự nguyện về chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc vào năm 2015, nhưng việc thúc đẩy thực hiện bộ luật và các nỗ lực giám sát cơ bản là không, những người ủng hộ nói.

Với chính phủ hiện đang trong quá trình sửa đổi Luật Lao động lần đầu tiên kể từ năm 2012, nhiều tổ chức NGO quốc tế và quốc gia đang làm việc để hỗ trợ làm rõ định nghĩa quấy rối tình dục và tăng cường các quy định và cơ chế thực thi chống lại nó.

Phạm Ngọc Tiến, người đứng đầu bộ phận bình đẳng giới tại Bộ Lao động, thương binh và xã hội, đồng ý rằng việc quấy rối cần được xác định rõ ràng hơn và các hậu quả pháp lý cần được thiết lập. Một vấn đề là thiếu dữ liệu. Không có các cuộc điều tra hoặc nghiên cứu toàn diện về quấy rối tại nơi làm việc ở Việt Nam. "Đó là một thách thức đối với các nhà quản lý để xác nhận liệu các tình huống này có phải là 'phổ biến' do thiếu số liệu thống kê và báo cáo chính thức hay không", ôngTiến nói.

Tuy nhiên, việc thiếu nghiên cứu không phải là một tai nạn, theo một số người ủng hộ, những người nghĩ rằng các quan chức và doanh nghiệp tin rằng quấy rối tình dục không phải là vấn đề. Một chuyên gia Việt Nam về các vấn đề về giới giấu tên nói rằngcác cuộc hội thoại về chính sách quấy rối tình dục bị bóp nghẹt bởi một ưu tiên chung cho việc duy trì hình ảnh.

"Về quấy rối tình dục, hoặc bạo lực gia đình, tôi nghĩ chính phủ luôn muốn mọi người kiên nhẫn", họ nói. "Kiên nhẫnvà im lặng, để giúp xã hội có vẻ rất yên bình. Họ không muốn mọi người lên tiếng".

Bây giờ mọi người đang nói ra và điều gì tiếp theo ? Những câu chuyện trên Facebook đã không trở thành một trận lụt. Không giống như ở Hàn Quốc, nơi mà #MeToo đã đưa ra cáo buộc chống lại các chính trị gia, diễn viên và nhà văn nổi tiếng, chỉ có vài trường hợp với sự liên quan của cán bộ cao cấp ở Việt Nam.

Lê Thị Hồng Giang, chuyên gia chương trình bạo lực giới tính tại tổ chức NGO CARE International, cho biết cô lo lắng rằng việc tố cáo những kẻ lạm dụng và quấy rối - một viễn cảnh đáng sợ thường xuyên cho các nạn nhân ở bất kỳ quốc gia nào - có thể phản tác dụng ở Việt Nam.

"Thật không dễ để có phong trào #MeToo ở Việt Nam", Giang nói. "Chúng tôi không thể tiết lộ cá nhân bởi vì nếu chúng tôi tiết lộ danh tính của những kẻ vi phạm nhưng họ là tất cả những cán bộ rất cao cấp, chúng tôi không thể tiếp tục ... Vì vậy, chúng ta cần phải làm điều đó một cách khác".

Trong khi #MeToo lúc đầu dường như bị giới hạn trong giới truyền thông ở Việt Nam, nó đã lan truyền trong giới giải trí vào cuối tháng Tư : ba người phụ nữ giờ đây đã buộc tội ca sĩ Phạm Anh Khoa về quấy rối tình dục. Tuy nhiên, Anh Khoa từ chối những cáo buộc và buộc tội những phụ nữ này nói dối.

Sau đó, vào thứ bảy, anh đã thực hiện lời xin lỗi trên truyền hình kéo dài một giờ với sự hỗ trợ của Nguyễn Văn Anh, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Khoa học Ứng dụng về Giới tính, Gia đình, Phụ nữ và Thanh thiếu niên (CSAGA-Center for Studies and Applied Sciences in Gender-Family-Women & Adolescents), một tổ chức phi chính phủ được coi là cơ quan ủng hộ hàng đầu về quyền phụ nữ và nỗ lực chống bạo lực ở Việt Nam cũng như phong trào #MeToo trong nước. Các nhà bình luận trên phương tiện truyền thông xã hội lập luận rằng CSAGA đã chọn cách để bảo vệ một người đàn ông này và bình thường hóa hành vi của anh ta- có khả năng ngăn cản các nạn nhân tiến về phía trước trong việc tố cáo. Hôm thứ ba, sau những lời chỉ trích rộng rãi về sự không nhận thức của mình, Anh Khoa đã xin lỗi những người buộc tội của anh và nói anh hối hận về CSAGA trong lần xuất hiện đầu tiên của mình.

Uyên cho biết cô cho rằng còn quá sớm để biết liệu #MeToo sẽ có phát triển tại Việt Nam hay không. Tuy nhiên, cô vui mừng khi cô kể câu chuyện của mình.

"Các vị lãnh đạo trong các toà báo khác cũng sẽ cẩn thận sau vụ việc của anh ta", cô nói. "Họ phải biết rằng mọi việc sẽ không giống như quá khứ. Sẽ không dễ để quấy rối mọi người và để rồi dễ dàng thoát tội".

Isabelle Taft

Nguyên tác : #MeToo, Vietnam, The Diplomat, 15/05/2018

Vũ Quốc Ngữ dịch

Nguồn : VNTB, 22/05/2018

Quay lại trang chủ
Read 812 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)