"Tôi chưa bao giờ nói về cuộc chiến tranh ấy. Chẳng có ai hỏi đến. Mọi người không muốn nghe về nó".
Một cựu chiến binh Bắc Việt ngồi trong phòng khách của mình và bắt đầu nhớ những sự kiện của 50 năm trước.
Phan Vinh Cat, 80 tuổi. Một quân y trong cuộc tấn công Tết vào năm 1968, ông đã điều trị hàng ngàn binh sĩ bị thương ở Đà Nẵng. Ảnh : Nick Parisse / Dawning
Vợ ông ngồi bên cạnh ông. Xung quanh họ là bốn người phỏng vấn, mấy người ghi chép (những người Mỹ tiến hành cuộc khảo sát này – người dịch) và một người phiên dịch Việt Nam. Mấy viên chức của đảng cộng sản (Việt Nam), mấy sỹ quan cảnh sát và mấy đại diện bên chính quyền (Việt Nam) ngồi yên lặng dưới nền nhà, im lặng lắng nghe những câu chuyện mà họ chưa từng được nghe trước đây.
Đó là cảnh tượng mà các đồng nghiệp của tôi và tôi đã gặp đi gặp lại hơn 100 lần trong một nỗ lực kéo dài ba năm để ghi lại (bằng tài liệu / bằng văn bản) cuộc sống và ký ức của các cựu chiến binh Bắc Việt và gia đình của họ trong mấy năm vừa qua.
Người Mỹ biết rất ít về kẻ thù cũ của họ. Họ hiếm khi được nghe những câu chuyện từ phía bên kia. Trong năm nay, năm hồi tưởng về sự kiện năm 1968 – bất luận là ở Việt Nam hay là trong những hậu quả chính trị của một quốc gia bị phân liệt / chia rẽ nặng nề (tức là ở chính tại nước Mỹ - người dịch) – việc lắng nghe những tiếng nói này là điều cực kỳ quan trọng.
Để dễ nhận diện sau khi chết, những chiến binh cộng sản Bắc Việt Nam thường xâm trên cánh tay số quân của mình- Ảnh Rafe H. Andrews/Dawning
Ở Việt Nam, sau nhiều thập kỷ khi mà chiến tranh đã đi qua, nhiều cựu chiến binh và gia đình của họ đang tìm kiếm một cách thức nào đó để khép lại quá khứ. Nói về những trải nghiệm của họ là một cách mà họ hy vọng sẽ làm được điều đó (khép lại quá khứ). Giờ đây, khi đã ở vào ga cuối của cuộc đời, các cựu chiến binh Bắc Việt mà chúng tôi đã gặp gỡ cho thấy rằng họ có một nhu cầu chân thành / thực sự để hòa giải với cựu thù của họ ở đây.
Có thể sẽ còn mất nhiều năm để công chúng Việt Nam hiểu được những hồi tưởng, những hy vọng và những ước mơ của những con người đã chiến đấu cho Hà Nội chống lại nước Mỹ. Những sẽ còn phải mất nhiều thời gian hơn nữa để họ hiểu được những con người đã chiến đấu cho miền Nam Việt Nam (nguyên văn : those who fought for South Vietnam – ý nói Việt Nam Cộng Hòa – người dịch). Chiến tranh là một chủ đề cấm kỵ, đặc biệt đối với các thế hệ trẻ. Nhưng nói về nó (chiến tranh) lại là một cách để giảm thiểu / để giải thiêng những điều cấm kỵ :
Ngày đầu tiên của chiến dịch Tết Nguyên Đán Mậu Thân (1968), Nguyen Nhu The đã dẫn đầu một đơn vị nhỏ để phá hủy một cây cầu quan trọng. Trong chiến dịch này, đơn vị của ông đã hy sinh toàn bộ. Ông bị thương ở chân và bị quân đội Mỹ bắt sống ; ông bị giam giữ trong nhiều nhà tù cho đến năm 1973.
Ông Nguyễn Như Thể, 73 tuổi, trong khu vườn trước nhà ở thị xã Hải Dương, tỉnh Hải Dương. Ảnh Philip Penta/Dawning
Đơn vị của Phan Huy Thông đã cố gắng đánh chiếm Trung tâm huấn luyện Quang Trung ở gần Sài Gòn ; 120 trong tổng số 480 cán bộ và chiến sỹ của đơn vị này đã hy sinh. Năm 1974, trong một trận đánh gần Củ Chi, một quả đạn pháo nổ tung đã cướp đi chân trái của ông, chấm dứt cuộc đời quân ngũ (của ông).
Ông Phan Huy Thông bị mất phần lớn cẳng dưới chân phải vì bị pháo bắn năm 1974. Ảnh : Nick Parisse/Dawning
Nhiệm vụ chính của Pham Dinh Rong trong thời gian chiến tranh là vận chuyển hàng hóa và vũ khí dọc theo đường mòn Hồ Chí Minh, con đường mà liên tục bị ném bom. Trong chiến dịch Tết Mậu Thân, ông đóng quân tại Huế, một cảnh tượng của một trong những trận chiến đẫm máu nhất trong cuộc xung đột (chiến tranh Việt Nam – theo cách gọi của người Mỹ - người dịch).
Ông Phạm Đình Rong, 75 tuổi, thực tập những bài tập thở trong nhà bếp ở Thanh Miên, tỉnh Hải Dương. Ảnh : Rolman/Dawning
Nguyen Van Bien, hiện nay 73 tuổi, được biên chế vào một đơn vị / trung đoàn pháo binh Bắc Việt, trung đoàn này đã hành quân bộ hơn một tháng để đến được nơi tập kết cuối cùng trên đất Lào. Tại đó, ông đã mất ba ngón tay (ngón giữa, ngón áp út và ngón út) của bàn tay phải của mình và bị mấy vết thương khá nặng ở cổ và ở quai hàm trong khi bị quân đội Mỹ pháo kích.
"Sự tha thứ là quan trọng. Nhưng dễ tha thứ hơn khi không nhìn thấy trực diện đối thủ của mình".
Ông Nguyễn Văn Biên, 73 tuổi, là một cựu chiến binh. Ảnh : Nick Parisse/Dawning
Chồng của Pham Thi Phuc là Trần Hữu Nghĩa, một cựu chiến binh Bắc Việt được tặng thưởng huân chương, ông bị nhiễm chất độc màu da cam ở cổ trong một cuộc tấn công Tết Mậu Thân. Hai trong bốn người con của vợ chồng ông bà bị nhiễm chất độc da cam..
"Tác động của chất độc màu da cam đối với các con tôi đã làm trái tim tôi tan nát". Một đứa con gái khi sinh ra bị hở miệng và không khép được hàm một cách ngay ngắn. Mọi người lo lắng cho nó vì sợ nó không nói được. Còn đưa con gái thứ hai bị chồng bỏ vì bị vô sinh, không thể có con được".
Bà Phạm Thị Phúc - Ảnh : Susanne Ruttinger/Dawning
Pham Van Ti đã hỗ trợ việc vận chuyển và bảo quản vũ khí trong chiến dịch Tết Mậu Thân trong trận chiến ở Quảng Trị. Trong khi vận chuyển vũ khí, đơn vị của ông bị một đơn vị quân Mỹ tấn công, và năm đồng đội của ông đã hy sinh. Ký ức của ông bị ảnh hưởng nặng nề bởi chấn thương của cuộc chiến. Hiện nay ông sống ở nhà với vợ, chăm sóc khu vườn của gia đình và nuôi gà.
"Tôi trân trọng cuộc sống hàng ngày trong đời thường mà chúng tôi đang sống ở đây. Tôi biết ơn vì được sống một cuộc sống đơn giản".
Ông Phạm Văn Tí, 82 tuổi, đang làm vườn trong nhà ở tỉnh Hải Dương. Ảnh : Rafe H. Andrews/Dawning
Vu Van Liet, để lại vợ và năm đứa con ở lại quê nhà, có chín năm phục vụ trong quân đội Bắc Việt. Ngày đầu tiên của chiến dịch Tết Mậu Thân, (đơn vị của) Vu Dinh Dang là một phân đội của một đơn vị đã đánh chiếm một tòa thành (citadel – chắc là khu trung tâm thị xã – người dịch) của tỉnh Bình Định. Ông bị thương vào ngày thứ tư của chiến dịch. Sau bảy ngày giao tranh, đơn vị ông rút ra khỏi thành (khu trung tâm thị xã). Đơn vị của ông thiệt hại mất 150 người. Vợ ông, Pham Thi Phinh, đã mất một người anh trai trong một trận chiến ở Quảng Ngãi. Cặp vợ chồng này nói rằng họ vẫn đang tìm kiếm hài cốt của người anh trai của họ.
Ông Vũ Văn Liệt, 82 tuổi, nhìn những huân chương thời chiến tranh của mình trước nhà ở Hải Dương. Ảnh : Rafe H. Andrews/Dawning
Ngày đầu tiên của cuộc tấn công Tết, Vũ Đình Đăng là một phần của một nhóm binh sĩ đã chiếm một thành trì ở tỉnh Bình Định. Ông bị thương trong ngày thứ tư chiến đấu. Sau bảy ngày, họ sơ tán khỏi thành. Đơn vị của anh ta đã mất 150 người. Vợ ông, Phạm Thị Phinh, đã mất anh trai trong một trận chiến ở Quảng Ngãi. Cả hai vợ chồng nói rằng họ vẫn đang tìm kiếm cơ thể của mình.
"Không tìm thấy cơ thể của anh trai tôi đã tàn phá gia đình của chúng tôi. Chúng tôi đã quay trở lại cánh đồng mà anh ta đã bị giết, nhưng chúng tôi không thể tìm thấy anh ta. Tôi muốn tìm cơ thể của anh ta và đưa anh ấy đến nghĩa trang của chúng tôi vì anh ta thuộc về làng của chúng tôi. ’
Ông Vũ Đình Đăng, 73 tuổi, và v ợ , bà Phạm Thị Phinh, 69 tuổi, nhìn lại những huân chương được thưởng tại nhà riêng ở Hoành Hóa, tỉnh Hải Dương. Ảnh Susanne Ruttinger/Dawning
Chính quyền Việt Nam kiểm soát chặt chẽ các sách báo nói về lịch sử của họ, lịch sử của bên thắng cuộc. Ở Việt Nam ngày nay, cũng như ở nhiều những quốc gia khác mà hiện đang hàn gắn những vết thương từ cuộc nội chiến, hòa bình dường như là điều quan trọng hơn là sự thật (ai thắng ai – người dịch).
Nguyen Manh Hiep, 69 tuổi, đã biến ngôi nhà của mình ở ngoại ô Hà Nội thành một bảo tàng của những kỷ niệm chiến tranh - một trong những bộ sưu tập cá nhân quan trọng nhất trong cả nước Việt Nam. Ông là đại úy quân đội Bắc Việt trong trận chiến ở Huế vào năm 1968 và đã bị thương. Bộ sưu tập của ông bao gồm dép cao su đúc (dép đúc – theo cách gọi thông thường ngoài Bắc – người dịch) của Việt Cộng, những chiếc mũ của phi công của không quân Hoa Kỳ, những lá thư và những tấm ảnh, nhưng vật quý giá nhất đối với ông là một chiếc chăn bông xanh mà ông sử dụng trong thời gian nghỉ dưỡng trong rừng.
Ông Nguyễn Mạnh Hiệp tại nhà của anh ở ngoại ô Hà Nội. Ảnh Raul Roman / Dawning
"Thế hệ trẻ ở Việt Nam không muốn tìm hiểu về cuộc chiến", ông nói. "Thật khó cho chúng tôi để nói về nó (cuộc chiến tranh chống Mỹ - người dịch). Việt Nam đã chuyển biến".
Raul Roman
Nguyên tác : War Stories We’ve Been Missing for 50 Years, The New York Times International Edition, 28/07/2018
Mai Hưng dịch
Nguồn : VNTB, 18/08/2018