Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

18/09/2018

Vi phạm nhân quyền của Việt Nam...

Claudio Francavilla

Vi phạm nhân quyền của Việt Nam gây rủi ro cho thỏa thuận thương mại với Liên hiệp Châu Âu

Các nghị viên Châu Âu đưa ra lời cảnh báo trước khi cuộc bỏ phiếu có thể diễn ra

Các nỗ lực của Liên Hiệp Châu Âu (EU) nhằm đạt được quyết định thông qua nhanh gọn một thỏa thuận thương mại với Việt Nam có nguy cơ bị ảnh hưởng vì hồ sơ nhân quyền yếu kém của Việt Nam.

eu1

Các thành viên của Quốc hội Châu Âu (MEP) bỏ phiếu trong phiên họp Quốc hội. © Nghị viện Châu Âu

Trong một bức công văn đứng tên chung được gửi đi vào tuần này, 32 thành viên của Nghị viện Châu Âu (MEP-Member of the European Parliament) nêu một loạt quan ngại "nặng nề" về nhân quyền, bao gồm việc giam giữ những người bất đồng chính kiến, cản trở tự do ngôn luận và tự do lập hội, thiếu tự do báo chí và truyền thông, và kiểm duyệt mạng internet. Các Nghị viên Châu Âu cảnh báo rằng nếu tình hình không được cải thiện, họ "sẽ khó lòng" phê duyệt chung cuộc thỏa thuận thương mại nói trên – là bước cần thiết để thỏa thuận đó có hiệu lực.

Bức công văn này – được gửi tới Cao ủy thương mại EU Cecilia Malmström và Đại diện Cấp cao Federica Mogherini – kêu gọi EU đưa ra một loạt các mốc đánh giá về nhân quyền mà quốc gia Châu Á này cần đạt được trước khi các thỏa thuận được trình lên để Nghị viện Châu Âu phê chuẩn, cụ thể là trong các lĩnh vực tự do ngôn luận và lập hội, tự do tôn giáo và quyền của người lao động.

Sau một cuộc gặp với đối tác Việt Nam vào tháng Sáu vừa qua, Cao ủy Malmström đã phát biểu về Việt Nam như một "ví dụ điển hình về một quốc gia đang phát triển đã nắm bắt được các cơ hội thương mại toàn cầu rộng mở, song song với các cam kết rõ rệt về tôn trọng nhân quyền". Nhưng các "cam kết" này vẫn chưa được thực hiện, theo như chính EU nêu trong nhận xét đưa ra chỉ vài tuần sau đó, khi một nhà hoạt động nữa – cũng như hơn một trăm người khác ở Việt Nam – bị xử án tù vì các hành vi hoạt động ôn hòa.

Việt Nam đang khao khát thỏa thuận màu mỡ này, khiến EU có lợi thế đáng kể trong đàm phán, và đáng khen cho các Nghị viên đang vận dụng lợi thế đó để yêu cầu đạt được các cải thiện cụ thể về hồ sơ nhân quyền của Việt Nam. Ủy ban Châu Âu và Ban Đối ngoại Liên Hiệp Châu Âu cần theo gương đó : rốt cuộc, thì chính sách thương mại của EU vốn được thiết kế như một công cụ thúc đẩy nhân quyền ở các nước thứ ba, và các ngoại trưởng EU đã cam kết vận dụng chính sách này theo hướng đó. Đây là lúc thích hợp nhất để thực hiện cam kết này.

Claudio Francavilla

Nguyên tác : Vietnam’s Rights Violations Put Trade Deal with EU at Risk, European MPs Launch Warning Ahead of Possible Vote, HRW, 17/09/20148

Nguồn : VNTB, 18/09/2018
Quay lại trang chủ
Read 466 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)