Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

01/10/2018

Việt Nam chưa có tiêu chuẩn kép về quyền con người ?

Ánh Liên

Đứng trước một đám đông, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc được chia sẻ như là một hoàn cảnh đáng thương, nhưng đồng thời, nó biểu hiện cho một sự bẻ vỡ tôn trọng về ý thức và lòng tự tôn dân tộc.

nqvn0

Việt Nam đã đồng hành và đóng góp cho các mục tiêu cao cả của Liên Hiệp Quốc trong hơn 70 năm qua’ (!)

Không phải là sự lên án hay cảnh báo về cường quyền, vốn bị cho là nước nhỏ và yếu – không có tiếng nói tương xứng. Mà là những tuyên bố của Thủ tướng Việt Nam về đảm bảo quyền con người.

‘Việt Nam đã đồng hành và đóng góp cho các mục tiêu cao cả của Liên Hiệp Quốc trong hơn 70 năm qua’, trong đó có ‘đảm bảo quyền con người,’ Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trong bài phát biểu trong Phiên thảo luận chung cấp cao khóa 73 Đại Hội đồng ‘Việt Nam đã đồng hành và đóng góp cho các mục tiêu cao cả của Liên Hiệp Quốc trong hơn 70 năm qua’.

Thủ tướng Việt Nam chính thức nhấn mạnh điều mà Hà Nội làm rất yếu kém trong thời gian qua như là một niềm tự hào về thành quả mà Hà Nội đạt được, cũng như là luận cứ chắc chắn phản bác lại các luận điệu mang tính thù địch.

Tuy nhiên, quyền con người mà Thủ tướng tuyên bố trước Liên Hiệp Quốc là một ngôn ngữ ảo diệu và gây bật cười cho khá nhiều người, bởi phát biểu diễn ra khi Việt Nam tăng cường bắt bớ, tuyên án nặng và tống giam những người bất đồng chính kiến. Chỉ tính riêng thành phố Cần Thơ, tòa án thuộc thành phố này này trong tháng Chín đã tuyên án 04 Facebooker vì thực thi hành vi tự do ngôn luận được quy định ở Điều 25 (Hiến pháp 2013) . Trong khi đó, một nhóm 09 người trong nhóm ‘Hiến pháp’ đã bị bắt giữ trong bí mật.

Trong một diễn biến trước đó, bà Debbie Stothard - Tổng Thư ký Liên Đoàn Quốc tế về Nhân Quyền bị từ chối nhập cảnh khi đang đến Hà Nội để tham dự Diễn Đàn Kinh tế Thế giới về Đông Nam Á 2018 với lý do ‘an ninh’. Và giờ đây, người đứng đầu Chính phủ Việt Nam lại lên tiếng tự hào và cam kết về quyền con người.

Việt Nam từng ra sách trắng về Quyền con người, một quyết định 1309/QĐ-TTg về đưa nội dung quyền con người vào chương trình giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân. Tuy nhiên, những chuyển biến về con người trong mặt thể chế là chưa có gì mới, chính yếu tố ‘an ninh quốc gia hay sự tồn tại bất diệt của Đảng Cộng sản Việt Nam’ đã trở thành một yếu tố gây cản trở và tranh cãi trong quyền làm người ở Việt Nam.

Do đó, những tuyên bố của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trước Liên Hiệp Quốc là sự ‘nhắc lại’ những gì mà Việt Nam đã thực hiện được trong quá khứ hơn là một cam kết mang tính hành động. Và chính điều này cũng tạo ra một sự u ám trong bầu không khí nhân quyền trong thời gian tới, trong bối cảnh chưa có một giải pháp hoặc một động thái tích cực nào từ phía chính quyền.

Thứ hai, nếu bản chất có sự ‘tiến triển’ thì quyền con người của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hay nhà nước Việt Nam nhắm đến là bảo vệ phụ nữ, trẻ em thay vì mở rộng quyền dân sự - chính trị, vốn được cho là làm suy giảm quyền lực của Đảng Cộng sản Việt Nam. Và chính yếu tố phụ nữ, trẻ em này sẽ tạo ra một giá trị đẹp mà Việt Nam có thể sử dụng để báo cáo về thành tích nhân quyền của mình đến Hội đồng bảo an, và nó là cơ sở để Việt Nam tự tin rằng, 'Việt Nam xứng đáng góp mặt tại Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc'.

Vì thế, khi Thủ tướng khẳng định Việt Nam ‘bảo đảm quyền cho mọi người dân, đồng thời đề cao tinh thần đối thoại và hợp tác trong vấn đề quyền con người’ thì cùng lúc đó, giá trị bài phát biểu trở về 0 bởi yếu tố ‘đối thoại và hợp tác’ chưa bao giờ được diễn ra với những người bất đồng chính kiến trong nước, và cả đối với các tổ chức nhân quyền quốc tế. Nó chỉ thể hiện trên câu nói, văn bản, như cách mà Trưởng ban tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng từng chia sẻ là ‘không ngại khi đối thoại với những khác biệt’ – vốn gây nhiều hy vọng để rồi nhanh chóng sụp đổ trước đấy.

Bài phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vì thế nên được xem như một bài phát biểu kiểu mẫu và soạn sẵn với những mỹ từ đẹp. Đặc biệt, ‘hòa bình, tự do và thịnh vượng luôn là mong mỏi, khát vọng của mọi dân tộc’ mà Thủ tướng nhấn mạnh lại chính là những yếu tố đang bị phong tỏa tại Việt Nam, khi hòa bình nhưng thiếu tự do, và vì thiếu tự do về quyền con người nên tính thịnh vượng mãi mãi là ‘mong mỏi, khát vọng’ của chính người dân Việt Nam, chứ không phải lãnh đạo Việt Nam.

Việt Nam chưa bao giờ thể hiện tinh thần cầu thị trong quyền con người, mà là một sự khôn lõi trong lựa chọn cái quyền nào được thoải mái ở Việt Nam, quyền nào không. Trong khi, bản chất của quyền là điều mà dân cần được làm, và pháp luật không cấm ; nó không phải thứ để ban phát hay kiềm kẹp, nó là điều phổ rộng, không phải là thứ chọn lọc cái nào được và cái nào không.

Tinh thần kép mà Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc lên tiếng với các nước lại là thứ Việt Nam chưa bao giờ làm được, cụ thể nhất là giữa cam kết về quyền con người và thực hiện nó.

Ánh Liên

Nguồn : VNTB, 01/10/2018

Quay lại trang chủ
Read 677 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)