Hồi ức năm 2015 đang có bề tái hiện...
Hội nghị Trung ương 8 diễn ra vào tháng Mười năm 2018 đã kết thúc với hai điểm nhấn : Tổng bí thư Trọng làm trưởng tiểu ban Nhân sự và ‘sẽ lấy phiếu tín nhiệm Ủy viên Bộ Chính trị vào tháng 12’ tại Hội nghị trung ương 9 vào cuối năm 2018.
Nguyễn Bá Thanh (trái) vào lúc còn chưa chết, tay trong tay với Nguyễn Phú Trọng (phải).
Trong 5 tiểu ban được thành lập tại Hội nghị Trung ương 8 để chuẩn bị cho Đại hội 13 của đảng cầm quyền sẽ diễn ra vào năm 2021, Tiểu ban Nhân sự tuy được xếp ở vị trí cuối nhưng thực ra là quan trọng nhất theo ‘truyền thống’ luôn xảy ra nhữn cuộc kèn cựa ghế trong đảng.
Thông thường, nhân sự chủ chốt trong Bộ Chính trị Ban Bí thư, Tổng bí thư và kể cả Ban chấp hành trung ương sẽ được ‘chọn’ theo 3 phương án nhân sự : một danh sách do tổng bí thư đưa ra, một danh sách khác do ‘tập thể Bộ Chính trị’ đưa ra, và danh sách còn lại là phần của Ban chấp hành trung ương. Theo ‘thông lệ’, phương án nhân sự do tổng bí thư đưa ra là mang tính chi phối nhất, mà nhiều thông tin cho biết đó chính là phương án mang tính quyết định trước Đại hội 12, sau đó mới tuần tự đến ‘tập thể Bộ Chính trị’ và Ban chấp hành trung ương.
Ngay sau khi trở thành ‘chủ tịch nước’ sau động thái Bộ Chính trị và ‘100% Ban chấp hành trung ương’ đề cử và chỉ còn chờ Quốc hội bấm nút thông qua chức danh này, Tổng bí thư Trọng đã nắm luôn không chỉ Tiểu ban Nhân sự mà còn Tiểu ban Văn kiện - một tiểu ban chấp bút định hướng những đường lối đối nội và đối ngoại then chốt nhất của ‘đảng ta’. Trong khi đó, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc làm Trưởng tiểu ban Kinh tế xã hội do, còn Tiểu ban Điều lệ đảng do Trưởng ban Tổ chức Trung ương Phạm Minh Chính làm Trưởng tiểu ban.
Như vậy, một lần nữa Tổng bí thư Trọng lại ‘tái đắc cử’ trưởng tiểu ban Nhân sự.
Nhưng hồi ức năm 2015 đang có bề tái hiện.
Tại các hội nghị trung ương 13 và 14 diễn ra vào nửa cuối năm 2015, mặc dù đã nắm được vai trò trưởng tiểu ban Nhân sự, nhưng Nguyễn Phú Trọng vẫn bị cạnh tranh và thách thức quyết liệt bởi Nguyễn Tấn Dũng. Chỉ đến khi còn ít tháng nữa sẽ diễn ra Đại hội 12, Thủ tướng Dũng mới phải làm một bản giải trình dài cho tổng bí thư, Bộ Chính trị và Ủy ban Kiểm tra trung ương về 12 vấn đề nhạy cảm liên quan đến con cái, phát ngôn và tài sản của ông. Hầu như ngay sau đó, bản giải trình này đã được chụp ảnh nguyên trạng và tung lên mạng xã hội, lan truyền với tốc độ chóng mặt nhưng không rõ nhằm dụng ý gì. Chính bản giải trình này, cùng với một quy định nội bộ đảng theo cách mà Thủ tướng Dũng không thể ngờ ‘đảng viên không được từ ứng cử’ đã khiến Nguyễn Tấn Dũng ‘một đi không trở lại’ và làm cho phương án nhân sự tổng bí thư tuyệt đối trống vắng cái tên ‘đồng chí X’.
Hồi ức năm 2015 Nguyễn Phú Trọng vẫn bị cạnh tranh và thách thức quyết liệt bởi Nguyễn Tấn Dũng
Còn tại Hội nghị trung ương 9 vào cuối năm 2018 và trong tình thế không còn đối thủ chính trị, hầu như chắc chắn chắn cái tên Nguyễn Phú Trọng sẽ nhảy lên vị trí số một về ‘uy tín tổng bí thư và chủ tịch nước’.
Vào đầu năm 2015, ngay sau cái chết của Nguyễn Bá Thanh là dấu ấn Hội nghị trung ương 10 diễn ra chậm bất thường đến một tháng rưỡi so với kế hoạch, đánh dấu vị trí số một của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong cuộc ‘thăm dò uy tín tổng bí thư cho Đại hội 12’, trong khi Tổng bí thư đương nhiệm là Nguyễn Phú Trọng chỉ xếp thứ 8 - theo nhiều thông tin không chính thức nhưng cho tới giờ vẫn không được bất kỳ cơ quan nào của đảng hay khối chính phủ đính chính hoặc cải chính.
Nửa năm sau cái chết của Nguyễn Bá Thanh, vào mùa hè năm 2015 khi chiến dịch chạy đua vào Bộ Chính Trị Đảng cầm quyền khóa 12 ở Việt Nam chính thức lao vào giai đoạn căng biến, chính trường quốc gia này thình lình phát hiện sự biến mất của một ủy viên Bộ Chính Trị có khuynh hướng hướng "thân Trung" : Bộ Trưởng Quốc Phòng Phùng Quang Thanh…
Còn năm 2018 sẽ diễn biến ra sao ? Liệu có xảy đến biến cố nào khác ?
Minh Quân
Nguồn : VNTB, 15/10/2018