Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Biển Đông là nơi nguy hiểm, bởi nơi đây có những tranh giành, tranh cãi chồng chéo giữa các nước.

chuquyen1

Trung Quốc ngày nay vẽ bản đồ và tuyên bố chủ quyền với phần lớn diện tích Biển Đông dựa theo 'đường chữ U' được dựng từ cách diễn giải, dịch thuật sai lầm, theo tác giả Bill Hayton

Tình trạng tranh giành xảy ra đối với các nguồn tài nguyên biển. Tình trạng tranh giành xảy ra trong việc giữ thế cân bằng quyền lực trong khu vực.

Thế nhưng nằm bên dưới tất cả những thứ đó là việc tranh chấp chủ quyền quốc gia đối với hàng trăm hòn đảo, bãi đá nhỏ xíu.

Nếu nhìn vào mức độ chú ý đối với các cuộc tranh chấp hiện nay, thì quả rất đáng ngạc nhiên là không mấy ai chú tâm đến vấn đề gốc rễ.

Các chính phủ thì thích vờ như các tuyên bố chủ quyền của họ đối với các đảo, các bãi đá trên biển là có tính lịch sử và logic.

Tuy nhiên, sau nhiều năm nghiên cứu vấn đề, tôi thấy rõ rằng điều này không hề đúng.

Hiện hầu hết các rắc rối ở Biển Đông tập trung vào khu vực quần đảo Trường Sa và một ít thực thể ngầm gần sát với bờ biển của Việt Nam và Borneo.

Đây là những điểm nằm rất xa phần Trung Hoa lục địa, và Trung Quốc chưa bao giờ làm rõ nguồn gốc chính xác làm cơ sở cho tuyên bố của mình đối với các điểm này.

Theo nghiên cứu riêng của mình, tôi đi đến kết luận rằng tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc chỉ mới nổi lên, phát sinh từ việc biên dịch tồi và những đánh dấu không đúng trên bản đồ hồi thập niên 1930.

Kết luận của tôi là tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với Quần đảo Trường Sa thực ra là một sai lầm.

Tuyên bố chủ quyền đầu tiên

Trung Quốc tuyên bố chủ quyền tại Biển Đông bắt đầu từ năm 1907, từ chuyện người ta phát hiện ra là có một thương gia Nhật Bản hoạt động tại đảo Pratas (nằm giữa Hong Kong và Đài Loan).

Nishizawa Yoshiji khi đó đang khai thác phân chim tại đảo, và những lời đồn đại đã lan đến tận nước Mỹ.

Chính phủ Mỹ thông báo cho nhà Thanh vào cuối 1907, nhưng phải tới hơn một năm sau Bắc Kinh mới gửi một tàu ra điều tra.

Vào tháng Ba 1909, tin đồn được xác nhận là chính xác.

chuquyen2

Việt Nam từng tổ chức triển lãm, trưng bày các bản đồ cổ để chứng minh chủ quyền đối với các quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa

Điều này làm dấy lên các cuộc phản đối tại miền nam Trung Quốc. Chính phủ Nhật Bản đồng ý đàm phán, cuối cùng dẫn tới việc Nhật thừa nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với Pratas.

Tuy nhiên, cùng lúc, giới chức ở miền nam Trung Quốc biết về sự tồn tại của Quần đảo Hoàng Sa và bắt đầu lo rằng Nhật có thể sẽ chiếm khu vực này.

Điều này dẫn tới một cuộc thám hiểm vào tháng Năm và tháng Sáu 1909, qua đó Trung Quốc chính thức lần đầu tiên tuyên bố chủ quyền đối với Quần đảo Hoàng Sa.

Các tàu Trung Quốc đã trú lại quần đảo chỉ trong ba ngày trước khi quay về.

Chính quyền sau đó hoàn toàn không quan tâm đến nữa, và đã không quay trở lại cho tới thập niên 1920.

Nhầm lẫn

Một vụ việc quan trọng xảy ra sau đó đã dẫn đến sự nhầm lẫn, mà ảnh hưởng của nó vẫn còn ở Biển Đông ngày nay.

Vào tháng Mười Hai 1931, Pháp tuyên bố chủ quyền đối với Quần đảo Hoàng Sa. Chín tháng sau đó, Trung Quốc phản đối.

Tháng Bảy 1933, trong lúc chính phủ hai nước vẫn đang tranh cãi về Quần đảo Hoàng Sa, Pháp tuyên bố sáp nhập thêm sáu đảo thuộc Quần đảo Trường Sa.

chuquyen3

Triển lãm, trưng bày các bản đồ cổ để chứng minh các quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam

Điều này khiến Trung Quốc rất bối rối.

Dựa trên các văn bản chính thức và báo chí thời đó, ta có thể thấy rằng giới chức Trung Quốc không hề biết về sự khác biệt giữa Trường Sa và Hoàng Sa.

Họ nghĩ rằng các đảo mà Pháp vừa sáp nhập vào thì chính là các đảo mà Trung Quốc đã tuyên bố chủ quyền hồi 1909.

Phải mất đến nhiều tuần điều này mới được làm sáng tỏ.

Trong các cuộc thảo luận, hải quân Trung Hoa Dân Quốc gửi điện tín cho Bộ Ngoại giao, xác quyết rằng Quần đảo Trường Sa không tồn tại ! Cuối cùng, chính phủ Trung Hoa Dân Quốc không phản đối các hành động của Pháp nữa.Tuy nhiên, sự bối rối nhầm lẫn này khiến cho Ủy ban Nghiên cứu Bản đồ Lãnh thổ và Lãnh hải của Trung Quốc tiến hành điều tra.

Trong số các nhiệm vụ của ủy ban có việc điều tra và diễn giải các bản đồ để thể hiện đâu là Hoàng Sa, đâu là Trường Sa.

Ủy ban cũng đặt tên tiếng Hoa cho các quần đảo, nhưng đơn giản chỉ là dịch thuật hoặc chuyển ngữ.

Bãi đá North Danger Reef (có nghĩa là bãi đá nguy hiểm ở phía bắc) được dịch sang tiếng Hoa thành Bắc Hiểm Tiêu (北險礁 ).

Quần đảo Trường Sa trở thành Tư Ba Lạp Thoát Đảo (斯巴拉脫島) (chuyển ngữ từ tên của vị thuyền trưởng người Anh, Richard Spratly), còn cụm bãi cạn Luconia được chuyển ngữ thành Lô Khang Ni Á Than (盧康尼亞).

Tuy nhiên, trong quá trình điều tra, ủy ban đã có một số sai lầm. Cơ quan này có vẻ đặc biệt lẫn lộn trong việc hiểu nghĩa các thuật ngữ hàng hải trong tiếng Anh, từ 'bank' (bãi ngầm) và từ 'shoal' (bãi nông).

chuquyen4

Một bản đồ của Trung Quốc trong đó thể hiện đường chữ U trên Biển Đông

Cả hai từ này đều có nghĩa là một khu vực nước nông trên biển. Từ 'bank' mô tả một diện tích đất trồi lên từ đáy biển, trong lúc từ 'shoal' là cách mô tả trong hàng hải, bắt nguồn từ tiếng Anh cổ, có nghĩa là 'nông'.

Tuy nhiên, ủy ban đã chọn dịch cả hai chữ này thành 'than' (), là cách dịch xa xôi để chỉ 'bãi cát', một thực thể có thể nằm trên hoặc dưới mặt nước.

Ủy ban đã đặt tên cho một thực thể dưới nước, James Shoal (bãi ngầm James), cái tên Trung Quốc là Tằng Mỗ Than (曾姆), và một nơi khác, Vanguard Bank (bãi Tư Chính), cái tên Tiền Vệ Than (前衛).

Tằng Mỗ là chuyển ngữ từ 'James', và Tiền Vệ Than là dịch từ chữ 'vanguard', tức tiên phong, còn chữ Than là dịch chung cho cả hai từ 'bank' và 'shoal'. Việc dịch thuật như vậy đã tạo ra những hậu quả nghiêm trọng mà chúng ta sẽ thấy.

Vào năm 1936, Bạch Mi Sơ (白眉初), người sáng lập ra Hiệp hội Địa lý Trung Quốc, đã dùng các thông tin của ủy ban để xuất bản tập bản đồ Trung Quốc mà ông soạn, Trung Hoa Kiến thiết Tân đồ (中華建設新圖).

Dựa vào bản dịch của ủy ban, ông đã tạo ra sai phạm to lớn : Ông vẽ bãi ngầm James và bãi Tư Chính thành các đảo.

chuquyen5

Tuyên bố chủ quyền đối với đường lưỡi bò của Trung Quốc khiến các nước láng giềng tức giận, đặc biệt là Việt Nam và Philippines

Sau đó, ông thêm một đường hình chữ U ở Biển Đông, với điểm xa nhất về phía nam là bãi ngầm James, và điểm xa nhất về phía tây nam là bãi Tư Chính.

Ý định của ông Bạch là hoàn toàn rõ ràng - đường vẽ này đánh dấu sự hiểu biết "khoa học" của ông về lãnh thổ hợp pháp của Trung Quốc.

Do sai phạm này của ông mà bãi ngầm James và bãi Tư Chính sau đó trở thành giới hạn tuyên bố chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc ở Biển Đông.

Đó là lần đầu tiên đường chữ U được vẽ trên một tấm bản đồ Trung Quốc. Tuy nhiên, đó không phải là một tài liệu của nhà nước mà chỉ là sản phẩm của một cá nhân đơn lẻ.

Tuyên bố chủ quyền của nhà nước

Tuy nhiên, sau Đệ nhị Thế chiến, hai đệ tử của ông Bạch là Phó Giác Kim (傅角今) và Trịnh Tư Ước (鄭資約) được Bộ Nội vụ Trung Hoa Dân Quốc thuê tư vấn về biên giới lãnh thổ.

Hai người này đã vẽ các bản đồ cho chính phủ vào năm 1946 và 1947, dẫn đến việc Trung Quốc chính thức tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông.

Các ông Phó và Trịnh đã dùng bản đồ của ông Bạch cùng 'đường chữ U'. Do vậy, Trung Quốc đã tuyên bố chủ quyền với cả các thực thể ngầm dưới nước là bãi ngầm James và bãi Tư Chính.

Điều này hoàn toàn vô lý, trừ phi bạn hiểu được phần kỳ quặc này của lịch sử. Tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc được đưa ra là kết quả của một loạt những sai lầm.

Dẫu chính quyền Trung Quốc ngày nay (Cộng hòa nhân dân Trung Hoa) muốn nói rằng họ có quyền từ xưa và chủ quyền lịch sử đối với các bãi ngầm, bãi đá ở Biển Đông, nhưng việc nghiên cứu chi tiết các bằng chứng cho thấy thực sự điều này mới chỉ xảy ra vào nửa đầu thế kỷ 20 mà thôi, và nó cũng thay đổi trong khoảng thời gian 40 năm. Triều nhà Thanh lần đầu tiên tuyên bố chủ quyền đối với Quần đảo Hoàng Sa vào năm 1909, nhưng không hề tuyên bố gì đối với Quần đảo Trường Sa cho đến tận 1948, và toàn bộ quá trình này chứa đựng nhiều nhầm lẫn và hiểu sai.

Bill Hayton

Nguồn : BBC, 09/04/2018

Trên đây là nội dung tóm tắt một bài nghiên cứu của tác giả Bill Hayton, phóng viên BBC đồng thời là học giả tại Viện nghiên cứu Chatham House tại London, Anh Quốc, sẽ đăng trên tạp chí 'Modern China' với tiêu đề 'The Modern Origins of China's South China Sea Claims : Maps, Misunderstandings, and the Maritime Geobody'.

Published in Diễn đàn

Một nhà báo kỳ cựu của BBC và học giả tại think tank nghiên cứu Chatham House tại London, Anh Quốc khẳng định với BBC Việt ngữ rằng có áp lực của Trung Quốc đằng sau việc Việt Nam ngừng dự án dầu khí Cá Rồng Đỏ trên Biển Đông.

rongdo1

Hàng không mẫu hạm Liêu Ninh (hình tư liệu) đã được điều động tham gia cuộc diễn tập được cho là có tính phô trương sức mạnh của Trung Quốc ở Biển Đông

Hôm thứ Năm, 29/3/2018, nhà báo và học giả Bill Hayton cũng nói với Bàn tròn thứ Năm của BBC với chủ đề 'Việt Nam ngừng dự án Cá Rồng Đỏ và Trung Quốc tập trận ở Biển Đông' rằng ông tin rằng việc phô trương diễn tập quân sự này là một biểu trưng và chỉ dấu cho thấy Trung Quốc đang 'đe dọa' chính Việt Nam.

Tại cuộc trao đổi này, ông Bill Hayton cũng bình luận một số khía cạnh khác như 'thế lưỡng nan' mà Việt Nam được cho là đang gặp phải trước 'áp lực' của Trung Quốc và liệu Việt Nam có nên theo chân Philippines đưa ra một vụ kiện tại một tòa án quốc tế hay không. Sau đây là nội dung cuộc trao đổi với ông Bill Hayton.

rongdo2

Nhà báo, học giả Bill Hayton trao đổi với Bàn tròn thứ Năm của BBC Tiếng Việt hôm 30/3/2018 về dự án Cá Rồng Đỏ và tình hình an ninh trên Biển Đông

Quốc Phương : Kể từ bài báo được đăng trên BBC hôm 23/3, ông có thêm cập nhật, quan sát gì mới xung quanh sự việc với dự án Cá Rồng Đỏ tại Biển Đông ?

Bill Hayton : Mọi chuyện có vẻ trôi qua khá im ắng. Tôi vẫn chưa có thêm được nhiều thông tin từ nguồn của tôi và phía Việt Nam cũng chưa đưa ra một tuyên bố chính thức nào.

Quốc Phương : Tại sao lại không có tuyên bố chính thức nào, thưa ông ?

Bill Hayton : Tôi cho rằng, một lần nữa đây là tình huống khó cho các nhà lãnh đạo Việt Nam. Và có thể thậm chí còn khó khăn hơn so với hồi tháng Bảy năm ngoái khi Việt Nam cho tạm dừng việc khoan của Repsol lần trước.

Quốc Phương : Theo ông, sắp tới các bên sẽ có động thái như thế nào ?

Bill Hayton : Các bên vẫn sẽ tỏ ra khá im ắng. Tôi không cho rằng các bên thực sự muốn gây khó cho nhau, đưa ra bất cứ thông tin nào hay thương lượng về các điều khoản thương mại tốn kém, hay ai sẽ trả tiền bồi thường cho số tiền đã được đầu tư cho phát triển giếng dầu cho tới thời điểm này.

Có bằng chứng hay không ?

Quốc Phương : Có người cho rằng Trung Quốc có động thái gây áp lực buộc phía Việt Nam phải dừng dự án, có bằng chứng từ chuyện đó hay không thưa ông ?

Bill Hayton : Từ những gì tôi đã được nói bởi nguồn của tôi, mà là chính xác. Tôi nghĩ rằng đây là lời giải thích hợp lý duy nhất rằng Việt Nam đã dừng việc khai thác cực kỳ đắt đỏ và quan trọng này.

Tôi muốn nói là ngân sách chính phủ cần nguồn thu mới từ lĩnh vực dầu vì hiện tình là nguồn thu xuống thấp nên chính phủ đang phải đối mặt với vấn đề cân bằng thu nhập, thu nhập đang giảm mà chính phủ lại cần chi nhiều tiền hơn.

Đây sẽ là một dự án hoàn hảo để chính phủ đạt được điều đó. Hơn nữa, để đạt được an ninh năng lượng, họ cần phải kiểm soát nguồn năng lượng đến từ đâu và họ cần phải dự án mà không thực sự đưa ra một lí do công khai, do đó tôi nghĩ rằng câu trả lời là áp lực từ Trung Quốc.

Quốc Phương : Có người cho rằng Việt Nam đang gặp một thế lưỡng nan, chẳng hạn dừng lại như vậy thì Việt Nam thua thiệt không chỉ kinh tế mà còn về chủ quyền, pháp lý. Nhưng nếu Việt Nam có động thái cự lại thì có thể gặp thêm áp lực từ Trung Quốc, dẫn tới tranh chấp xung đột mạnh hơn ? Ông nghĩ sao về điều này ?

Bill Hayton : Tôi nghĩ rằng, lần trước, tôi hình dung rằng mối đe dọa từ Trung Quốc thực sự sẽ liên quan đến mối đe dọa quân sự. Tôi không có bằng chứng trong dịp này nhưng tôi nghĩ nó phải là một phần của tính toán.

Có khả năng rằng để cho Việt Nam thấy, Trung Quốc sẽ nghiêm túc trong việc thách thức giếng dầu này.

Quốc Phương : Trong câu chuyện này, nếu như có xung đột xảy ra, có người cho rằng Việt Nam không nên tin rằng có thể tin cậy và yêu cầu sự can thiệp hay hậu thuận từ Mỹ. Ông nghĩ như thế nào ?

Bill Hayton : Tôi nghĩ điều quan trọng nhất ở đây đó là việc Việt Nam ngưng dự án Cá Rồng Đỏ chỉ một tuần sau khi hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson tới Đà Nẵng. Việc Việt Nam muốn hải quân Mỹ tới để chứng tỏ, ra dấu với Trung Quốc rằng họ có những người bạn rất mạnh mẽ và sẽ được Mỹ bảo vệ chống lưng trước áp lực từ Trung Quốc.

Nhưng mọi chuyện dường như lại không phải như vậy. Mỹ dường như không đưa ra bất cứ sự hậu thuẫn bảo vệ nào cho Việt Nam. Và họ có lẽ đã đưa ra quyết định rằng họ không muốn làm như vậy. Việc Việt Nam mời tàu Mỹ không tạo ra bất cứ sự khác biệt gì và mọi người đã hiểu được lý do.

Quốc Phương : Nếu như có áp lực từ phía Trung Quốc để chặn Việt Nam khai thác ở dự án Cá Rồng Đỏ thì họ căn cứ hay dựa vào đâu ?

rongdo3

Không quân Trung Quốc vừa được huy động tham gia phối hợp với hải quân trong đợt tập trận phô diễn mới nhất ở Biển Đông

Bill Hayton : Trung Quốc nói về việc có những tuyên bố lịch sử, những quyền lịch sử nhưng thực sự, trong nghiên cứu của riêng tôi, tôi chưa thấy có bài báo khoa học nào từ trong lịch sử mà Trung Quốc tuyên bố ở đây, mà làm cơ sở cho việc Trung Quốc đưa ra lời tuyên bố chủ quyền ở vùng biển này, thực sự là do lỗi diễn dịch, được thực hiện trước hết bởi chính phủ và sau đó bởi giới hàn lâm, tính từ thập niên 1930.

Đây thực sự là một chuyện cũ rích. Đó là một sai lầm và tôi không nghĩ rằng chính phủ Trung Quốc thực sự hiểu căn cứ vì sao họ đưa ra yêu sách cho vùng biển này.

Quốc Phương : Có một học giả người Pháp cho rằng để giải quyết điều tương tự như ở dự án Cá Rồng Đỏ thì không riêng cho Việt Nam mà cả trong khu vực ASEAN, chẳng hạn Philippines, phải giải quyết câu chuyện 'đánh đổ'tuyên bố chủ quyền bằng bản đồ đường lưỡi bò hay đường chín đoạn của Trung Quốc, mà đừng kí ngay thỏa thuận bộ Quy tắc Ứng xử (COC), vì như vậy có thể gây ra những bất lợi lâu dài, ý kiến của ông thế nào ?

Bill Hayton : Cảm giác của tôi, tôi thực sự hoài nghi về viễn cảnh COC đang được ký kết thực sự có ý nghĩa. Tôi muốn nói quan điểm của COC từ phía ASEAN là kiểm soát hành vi của Trung Quốc.

Nhưng rõ ràng, từ phía Trung Quốc, họ không muốn kiểm soát hành vi của họ. Vậy tại sao họ nên ký COC mà không đạt bất kỳ mục đích thực sự hay đem lại quyền lực nào. Trung Quốc, họ không muốn COC với tranh cãi về cơ chế giải quyết, họ chỉ muốn một cơ chế quản lý tranh chấp vì vậy thực sự là họ sẽ không giải quyết vấn đề cơ bản là yêu sách lãnh thổ.

Kiện hay là không kiện ?

Quốc Phương : Có người nói tại sao Việt Nam đến thời điểm này không tính đến chuyện theo chân Philippines kiện Trung Quốc ra tòa quốc tế như Philippines đã từng làm liên quan đến câu chuyện đường lưỡi bò, ông nghĩ sao ?

rongdo4

Repsol là đối tác được Việt Nam thuê tiến hành các hoạt động thăm dò trong dự án Cá Rồng Đỏ, theo giới quan sát

Bill Hayton : Tôi nghĩ rằng bây giờ cũng đến mức mà Việt Nam nghĩ rằng họ không có nhiều để mất. Ý tôi muốn nói là luôn luôn có một giả định rằng bằng cách đưa ra một vụ kiện pháp lý thực sự sẽ phá hủy mối quan hệ với Trung Quốc.

Vì vậy, câu hỏi mở ra với lãnh đạo Việt Nam, tôi nghĩ, là đó vẫn còn là một trường hợp mà họ sẽ mất nhiều hơn được. Và tôi nghĩ từ khía cạnh pháp lý, nếu họ chọn đưa vụ kiện ra đặc biệt về riêng vùng biển này thì họ sẽ giành chiến thắng rất dễ dàng nếu họ có những thẩm phán giống như như Philippines từng có. Một vụ kiện thực sự là giống nhau.

Tôi nghĩ rằng họ đã phải suy nghĩ về mối quan hệ tổng thể với Trung Quốc và thiệt hại sẽ ra sao nếu họ đưa ra một vụ kiện như vậy.

Quốc Phương : Ông dự phóng gì về toàn bộ vấn đề trong thời gian tới ?

Bill Hayton : Tôi nghĩ một điều rất quan trọng là nhận thấy rằng bất chấp những áp lực này, không có quốc gia nào ở Đông Nam Á, Việt Nam, Malaysia, Indonesia, Brunei, Philippines, đã thực sự xem xét việc cùng hợp tác, phát triển với Trung Quốc.

Điều Trung Quốc muốn là các chính phủ này muốn nói: "Được rồi, chúng tôi có một vùng đặc quyền kinh tế và chúng tôi sẽ chia sẻ nó với bạn". Không ai trong số các chính phủ này nói rằng họ sẵn sàng làm điều đó.

Và tôi nghĩ rằng điều quan trọng là phải nhận ra rằng bất chấp tất cả áp lực từ Trung Quốc, họ vẫn giữ nguyên lập trường căn bản. Rõ ràng, Trung Quốc đã thành công trong việc ngăn chặn các nước này phát triển, khai thác các mỏ dầu khí thuộc sở hữu của họ. Và có vẻ như đó sẽ là vấn đề khó cho tất cả các nước này.

Nhưng, họ dường như không thể có được một phản ứng chung của ASEAN bởi vì vấn đề chỉ ảnh hưởng đến một nửa số thành viên của ASEAN và các nước khác như Campuchia có nhiều lợi ích hơn từ việc không chỉ trích Trung Quốc hơn là hỗ trợ các đồng nghiệp ASEAN của họ.

Luôn luôn có cơ hội mà tôi cho rằng trong tương lai Trung Quốc có thể sử dụng ưu thế thượng tôn của họ về mặt số lượng tàu để khoan dầu khí tại các khu vực của các nước khác để tuyên bố chủ quyền và đó sẽ là một mối đe dọa lớn đối với an ninh toàn khu vực.

Thông điệp gửi cho ai ?

Quốc Phương : Ông nhận xét về việc Trung Quốc đưa một hải đội hạm đội rất là hùng hậu, được cho là trình diễn hơn là tập trận ở vùng biển khu vực thì Trung Quốc đang muốn gửi tín hiệu cho bên nào là chính ?

Bill Hayton : Tôi nghĩ rằng Trung Quốc đang gửi thông điệp tới nhiều quốc gia cùng một lúc: Việt Nam, Hoa Kỳ, Nhật Bản và các nước khác, cho thấy họ có thể tập hợp được lực lượng và hàng không mẫu hạm "Liêu Ninh" mà thường gắn với hạm đội phía Bắc của Trung Quốc đã được điều về phía Nam để tham gia hoạt động đột ngột.

Tôi nghĩ rằng đó là cách cho thấy rằng Trung Quốc có thể củng cố hải quân khi cần thiết.

Quốc Phương : tuyên bố nói Trung Quốc tiến hành cuộc tập trận, thao diễn để chuẩn bị cho chiến tranh, vậy liệu có nguy cơ chiến tranh nào không ?

Bill Hayton : Nếu quí vị có thể tưởng tượng rằng Việt Nam đang chuẩn bị cho những việc khoan dầu khí tới đây sắp diễn ra và họ phải nghĩ tới việc họ phải bảo vệ như thế nào với tàu bè của các lực lượng tuần duyên và hải quân, thì Trung Quốc cũng cho thấy họ rất nghiêm túc về răn đe quân sự của họ.

Và họ phải tập hợp một lực lượng quan sự đáng kể, do đó nghi ngờ của tôi mà tôi không có bằng chứng nào, là lực lượng này là một biểu tượng để đe dọa Việt Nam.

Quốc Phương thực hiện

Nguồn : BBC, 30/03/2018

**************

Việt Nam cần hợp tác khai thác hay đưa ra Liên Hiệp Quốc ? (BBC, 30/03/2018)

Cách khẳng định chủ quyền an toàn nhất trên biển Đông của Việt Nam có lẽ là hợp tác khai thác dầu với Trung Quốc. Tướng Daniel Schaeffer, nguyên tùy viên quân sự của Pháp tại Việt Nam, Thái Lan và Trung Quốc, học giả cao cấp về tranh chấp trên Biển Đông của tổ chức tư vấn Asie21 (Pháp), chia sẻ nhận định này qua một phỏng vấn với Mỹ Hằng của BBC Tiếng Việt hôm 29/3.

hoptac1

Việt Nam có thể tính đến hợp tác khai tác khai thác dầu với Trung Quốc ở vùng đặc quyền kinh tế của mình

Ông Schaeffer nói Việt Nam có thể tính đến việc hợp tác khai thác dầu với Trung Quốc ở vùng đặc quyền kinh tế của mình như một cách an toàn để khẳng định chủ quyền trên Biển Đông. Sự kiện dự án Cá Rồng Đỏ, theo ông Schaeffer, chỉ là 'khởi đầu chiến lược xâm lược' của Trung Quốc.

hoptac2

Tướng Daniel Schaeffer là chuyên gia về các vấn đề xung đột trên Biển Đông

Tướng Daniel Schaeffer đề cập 'hợp tác khai thác dầu với Trung Quốc' như một trong ba khả năng để Việt Nam và các nước Đông Nam Á giải quyết tình hình căng thẳng trên Biển Đông.

Thứ nhất, vấn đề biển Đông cần được quốc tế hóa bằng cách đưa ra Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc - "nơi hiện đang im lặng một cách đáng ngạc nhiên riêng về vấn đề này".

Nhắc tới phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực Quốc tế năm 2017 rằng Trung Quốc tuyên bố chủ quyền trái pháp luật trên biển Đông, ông Schaeffer cho rằng quyền của các nước Đông Nam Á ở vùng biển này theo đó cũng được thiết lập theo luật pháp.

Do đó, Việt Nam và các nước cần "không ngừng thúc đẩy mạnh mẽ thực thi phán quyết này ngay cả khi Philippines đã đặt nó sang một bên", đồng thời yêu cầu sự tham gia của phương Tây.

"Một tuyên bố chủ quyền đã bị Tòa án Trọng tài Thường trực Quốc tế (PCA) tuyên bố trái pháp luật ngày 12/7/2016", ông nhắc lại.

"Không nước nào nên chịu áp lực từ một Trung Quốc quyết liệt về Biển Đông và Biển Hoa Đông".

"Ngay cả khi Trung Quốc không muốn vấn đề Biển Đông được quốc tế hóa, thì nó cũng đã được quốc tế hóa thông qua nhiều sự kiện khác nhau và cả trên luật pháp kể từ phán quyết của PCA".

Thứ hai, bởi vì Biển Đông là biển quốc tế, các quốc gia Đông Nam Á nên khuyến khích hải quân từ bên ngoài khu vực qua lại trên vùng biển này để nhấn mạnh sự hiện diện và tính chất quốc tế của biển đó, đồng thời cũng để trình diễn diễn tập hải quân.

Thứ ba, một cách an toàn hơn, các nước có thể đề nghị Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc hợp tác khai thác dầu ở các vùng đặc quyền kinh tế của mình, như Brunei đang làm, Philippines đang đàm phán.

hoptac3

Dự án khai thác dầu Dung Quất của Việt Nam

"Đề xuất này phải được thực hiện theo tinh thần chung theo hướng dẫn hiện nay khi các công ty Đông Nam Á mời các công ty nước ngoài tham gia vào hoạt động dầu khí trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của mình".

"Điều đó có nghĩa là Trung Quốc phải nhìn nhận rằng công ty dầu lửa của họ sẽ hoạt động trong một khu vực dưới quyền chủ quyền của nước chủ nhà chứ không phải trong một khu vực bên trong 'Đường chín đoạn'".

"Đó là lý do tại sao văn bản thỏa thuận giữa Trung Quốc và nước chủ nhà phải được biên soạn kỹ lưỡng, như vậy nó sẽ không có vẻ như ngầm thừa nhận chủ quyền của Trung Quốc ở vùng biển mà hai bên hợp tác khai thác dầu".

'Cá Rồng Đỏ khởi đầu chiến lược xâm lược' ?

Tướng Daniel Schaeffer cũng nêu vấn đề ông lưu ý trong sự kiện Việt Nam dừng hai dự án khai thác dầu mỏ, trong đó có Cá Rồng Đỏ, chỉ trong vòng một năm.

Đó là hai dự án Việt Nam hợp tác với công ty Repsol của Tây Ban Nha để khai thác tại lô 136-03 và lô 07-03 - mà theo ông là 'hoàn toàn thuộc vùng đặc quyền kinh tế' của Việt Nam.

Theo ông, đây là 'âm mưu' của Trung Quốc nhằm 'tấn công gián tiếp Việt Nam thông qua tấn công vào các công ty nước ngoài hợp tác với Việt Nam".

"Để cố gắng đòi chủ quyền bất hợp pháp của mình trong các vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam với lý do các lô này nằm trong 'đường chín đoạn', Trung Quốc gián tiếp gây áp lực lên Việt Nam thông qua các công ty nước ngoài mà Việt Nam đã ký kết hợp đồng hợp tác", ông Schaeffer phân tích.

Published in Diễn đàn

Hoa Kỳ đang gửi một trong những tàu chiến lớn nhất, hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson đến Việt Nam trong tuần này. Đây sẽ là chiếc tàu sân bay đầu tiên cập bến nước này kể từ khi chiến tranh kết thúc tại Việt Nam cách đây hơn 40 năm.

tai1

Nhà phân tích Bill Hayton - Ảnh BBC

Trong một số khía cạnh, đây là một sự kiện thông thường : các tàu chiến Mỹ khác đã ghé thăm cảng Việt Nam từ năm 2003. Nhưng đây cũng là thời điểm mang tính biểu tượng. Trước đây, các chính phủ của Việt Nam thường giữ khoảng cách để các mẫu hạm đậu ngoài khơi, giới chức ra thăm các tàu này ngoài khơi xa.

Bằng cách chào đón mẫu hạm USS Carl Vinson vào bên trong cảng ở thành phố Đà Nẵng, thành phố lớn thứ ba của nước này, và một trong những địa điểm gần nhất với quần đảo Hoàng Sa, Việt Nam rõ ràng đang gửi đi những thông điệp mạnh mẽ nhất.

Thông điệp rõ ràng nhất là một đáp trả đối với các hoạt động của Trung Quốc ở Biển Đông. Việt Nam đang báo hiệu rằng nước này có một người bạn rất mạnh và sẵn sàng tiếp tục gần gũi hơn với họ. Nhưng thông điệp này được đặc biệt lựa chọn giọng điệu cẩn thận.

Việt Nam có một chính sách 'ba không' : không để nước ngoài đặt căn cứ quân sự trên lãnh thổ, không tham gia các liên minh quân sự và không kéo bên thứ ba vào các tranh chấp. Chúng ta không nên mong đợi lập trường này thay đổi. Việt Nam sẽ không nhập cuộc do Mỹ cầm đầu để ngăn chặn Trung Quốc.

Nhưng chính phủ Việt Nam dường như không sử dụng chuyến thăm của mẫu hạm này cho các mục đích riêng. Năm ngoái, Việt Nam ủy quyền cho công ty năng lượng Repsol của Tây Ban Nha để khoan khí đốt ngoài khơi bờ biển phía đông nam. Đây là một động thái đáng ngạc nhiên, trong bối cảnh ban lãnh đạo Việt Nam đã hiểu rằng các đối tác Trung Quốc chắc chắn sẽ phản đối. Trung Quốc đã thực sự đáp trả : đe dọa tấn công tiền đồn quân sự Việt Nam được xây dựng ở Bãi Tư Chính (Vanguard Bank) ở gần khu vực giếng khoan. Thiếu sự hậu thuẫn quốc tế, chính phủ Việt Nam đã lùi bước và đề nghị hãng Repsol ngừng công việc.

Việt Nam vẫn có tham vọng khai thác các mỏ dầu, khí ngoài khơi. Do đó, ban lãnh đạo nước này có thể hy vọng rằng chuyến thăm này của mẫu hạm USS Carl Vinson và các tàu chiến hộ tống, sẽ ngăn chặn Trung Quốc lặp lại các đe dọa trước đây. Có thể là Việt Nam đã phối kết hợp hoạt động thăm dò với việc người Mỹ tới.

'Thông điệp tinh tế'

Việt Nam cũng gửi một thông điệp tinh tế và dài hơi hơn cho Trung Quốc. Cả hai nước đều do các các đảng cộng sản có cùng quan điểm và chính sách cai trị. Bắc Kinh biết rằng Hà Nội sẽ không phá vỡ hoặc gây xuống cấp những mối quan hệ đồng chí này trừ khi có điều gì đó rất kịch tính xảy ra.

Vào năm 2014, các mối quan hệ đã bị tổn hại khi Trung Quốc phái một giàn khoan để khoan dầu ở bên ngoài quần đảo tranh chấp Hoàng Sa. Việt Nam đáp lại bằng cách cử các đặc sứ tới Hoa Kỳ để thảo luận và Trung Quốc lùi bước.

Bằng cách chào đón Hải quân Hoa Kỳ đến Đà Nẵng trong tuần này, Hà Nội đang ra chỉ dấu cho thấy sự không hài lòng của họ với hoạt động gần đây của Trung Quốc ở Biển Đông - các mối đe dọa quân sự nhắm vào các căn cứ của Việt Nam và việc xây dựng của các đảo nhân tạo khổng lồ ở Trường Sa của Trung Quốc - và nhắc nhở Bắc Kinh rằng Việt Nam có thể có thêm các động thái đi xa hơn nữa tiến tới quan hệ đối tác với Hoa Kỳ. Đó là áp lực đối với Trung Quốc để điều chỉnh hành vi của Bắc Kinh.

'Phá vỡ cấm kị'

Sự cởi mở đối với Hợp chúng quốc Hoa Kỳ có thể có vẻ đáng ngạc nhiên trong bối cảnh những thay đổi chính trị gần đây ở Việt Nam. Năm 2014, nhân vật mạnh nhất trong nước là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Ông theo đuổi một chính sách cởi mở thân thiện đối với Hoa Kỳ và ngầm khuyến khích một cách chiến thuật những tình cảm bài Trung ở cấp cơ sở. Tuy nhiên, vào tháng Giêng năm 2016, ông bị đánh bật ra khỏi quyền lực bởi Tổng bí thư Đảng cộng sản Nguyễn Phú Trọng.

Kể từ đó ông Trọng đã theo đuổi một chiến dịch chống tham nhũng nhắm vào các đồng minh của ông Dũng. Một số đồng chí mạnh nhất của ông Dũng đã bị tuyên các bản án nhiều năm và nhiều người khác bị cách chức. Cuộc thanh trừng những nhân vật này, mà vốn được coi là những người quá cá nhân chủ nghĩa, tham nhũng nặng và quá thân Mỹ, đã dẫn đến việc nhóm 'trung thành' với hệ thống đảng lấy lại kiểm soát ở tầng quyền lực chóp bu của Đảng cộng sản.

Ông Trọng cũng khởi xướng một cuộc đàn áp các nhà bất đồng chính kiến và những tiếng chỉ trích khác. Các blogger đã tuyên các các bản án tù lâu năm, một luật mới điều chỉnh việc sử dụng mạng Internet đã bóp nghẹt việc thảo luận trực tuyến trên mạng và các nhà hoạt động xã hội bị đánh đập và quấy rối. Chỉ trích quốc tế về cuộc đàn áp đã bị tắt tiếng. Một phần, đây là kết quả của việc chính quyền Việt Nam nỗ lực chăm chỉ để miêu tả chính mình như một người bạn của Hoa Kỳ và các đồng minh.

Bằng cách thể hiện sự hữu ích chiến lược của mình đối với Washington, ông Trọng cũng có thể hy vọng làm chệch hướng áp lực đối với thặng dư mậu dịch lớn lao của Việt Nam với Mỹ. Trong năm 2017, Việt Nam đã ve vãn Tổng thống Trump và chính quyền của ông nhằm tránh việc áp các biện pháp bảo hộ mậu dịch của Mỹ lên các ngành công nghiệp xuất khẩu của Việt Nam. Cho đến nay, điều này đã thành công.

Ông Trọng và các đồng minh của ông trong Bộ chính trị đảng cộng sản đã được miêu tả là "thân Trung Quốc", nhưng bằng việc mời hải quân Hoa Kỳ ghé thăm, họ đang chứng tỏ rằng Việt Nam vẫn vẫn có khả năng theo đuổi một chính sách đối ngoại độc lập. Bằng cách mời một hàng không mẫu hạm ghé thăm nói riêng, họ đã phá vỡ một điều cấm kị không chính thức về mức độ mà Việt Nam sẽ kết thân với Hoa Kỳ. Thông điệp này là cố ý và có tính toán ; và đồng thời nhắm vào nhiều hướng khác nhau.

Bill Hayton

Nguồn : BBC tiếng Việt, 04/03/2018

Ông Bill Hayton là nhà nghiên cứu, thành viên Chatham House, một viện Think Tank ở London, ông đồng thời là nhà báo, bài viết phản ánh quan điểm riêng của tác giả.

Published in Diễn đàn

LTS : Thông Luận gửi đến bạn đọc bài viết “The Week Donald Trump Lost The South China Sea” của Bill Hayton, một chuyên gia nghiên cứu về vấn đề Việt Nam và Biển Đông. Những phân tích của Bill Hayton tiết lộ thông tin mật về sự chia rẽ sâu sắc trong Bộ chính trị, liên quan đến những tranh chấp căng thẳng với Trung Quốc tại Biển Đông. Thông qua bài viết của Bill Hayton, chúng tôi càng khẳng định thêm sự rạn nứt và phân hóa trong nội bộ ngày càng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến vận mệnh của đảng và chế độ.

Đảng Cộng Sản đã phân hóa. Nó không còn một lý tưởng chung để gắn kết các đảng viên. Đã thế tham nhũng, bất tài và vô đạo đức còn gây sự ganh ghét và khinh thường lẫn nhau trong toàn bộ đảng, kể cả ở cấp cao nhất. Bộ chính trị không còn quyền lãnh đạo tối cao vì mâu thuẫn với ban chấp hành trung ương, một định chế không thường trực nhưng lại có thẩm quyền tối hậu trong việc chỉ định và kỷ luật các cấp lãnh đạo. Đảng Cộng Sản chỉ còn là một hư cấu. Chế độ như một con tầu không còn đoàn thủy thủ và đang chuyển hóa từ độc tài đảng trị sang độc tài cá nhân” (Khai Sáng Kỉ Nguyên Thứ Hai – Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên).

Bộ chính trị, là cơ quan quyền lực nhất của đảng cộng sản, đang chia rẻ và phân hóa trầm trọng. Vì thế, sự sụp đổ của chế độ độc tài chỉ là vấn đề thời gian. Thoát Đảng để “thoát Trung” là mệnh lệnh cấp bách của thời đạiĐã đến lúc đảng cộng sản cần “nhìn xa trông rộng” chọn một kết thúc ít đau thương tang tóc nhất, để trở về với Nhân dân, xây dựng lại ý niệm Quốc gia và niềm tự hào làm người Việt Nam. Kỉ nguyên của Dân Chủ - Đa Nguyên sẽ phải đến với Dân tộc Việt Nam.

Mai V. Phạm

Thành viên Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

01/08/2017

----//----

Tuần lễ mà Donald Trump mất Biển Đông

Résultat de recherche d'images pour "The Week Donald Trump Lost The South China Sea"

 

Lịch sử Việt Nam đầy những câu chuyện của những vị anh hùng chống Trung Quốc. Nhưng trong tháng này, Hà Nội đã quì gối xuống trước Bắc Kinh và bị làm nhục trong cuộc tranh chấp quyền kiểm soát trên Biển Đông, con đường giao thông hàng hải gây nhiều tranh cãi nhất trên thế giới. Hà Nội đã và đang nhìn về hướng Washington để tìm kiếm sự ủng hộ ngầm, đối đầu với các mối đe dọa của Bắc Kinh. Đồng thời, chính quyền của Trump cũng đã chứng minh rằng họ không hiểu hoặc không quan tâm đầy đủ về lợi ích của đồng minh và các đối tác tiềm năng ở Đông Nam Á, bảo vệ họ chống lại sự bành trướng của Trung Quốc. Các chính phủ Đông Nam Á sẽ đi đến kết luận rằng Hoa Kỳ không đứng cùng họ. Trong khi Washington đang tự giết chính mình trong các bê bối liên quan đến tình báo Nga và các cuộc tranh luận về bảo hiểm sức khỏe, thì một trong những khu vực quan trọng nhất của thế giới đang rơi vào tay của Bắc Kinh.

Không có vùng biển nào trên thế giới có nhiều tranh chấp căng thẳng so với Biển Đông. Trong vài năm gần đây, Trung Quốc và các nước láng giềng đã phỉ báng, đe doạ, dụ dỗ, và thưa kiện để dành quyền kiểm soát các tài nguyên trên Biển Đông. Tháng 6/2017, Việt Nam đã có một động thái quyết đoán. Sau hai năm rưỡi trì hoãn, Việt Nam cuối cùng đã cho phép Talisman Việt Nam (một công ty con của tập đoàn Tây Ban Nha Repsol) cho phép khoan khí đốt, ngay tại ranh giới của Vùng Đặc quyền Kinh tế (EEZ) ở Biển Đông.

Theo diễn giải của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển (UNCLOS), Việt Nam hoàn toàn có quyền để làm như thế. Tuy nhiên, theo lời giải thích riêng của Trung Quốc, thì không phải như vậy. Trung Quốc chưa bao giờ đưa ra tuyên bố rõ ràng về khu vực đó. Vào ngày 25 tháng 7, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng (Lu Kang) chỉ đề nghị “Trung Quốc kêu gọi các bên liên quan chấm dứt các hoạt động xâm phạm đơn phương và hành động thực tế để bảo vệ tình hình không dễ có được ở Biển Đông hiện nay” – nhưng đã không nói những hoạt động đó thực sự là gì. Trong trường hợp không có sự rõ ràng chính thức, luật sư Trung Quốc và các chuyên gia đã đưa ra hai lời diễn giải.

Trung Quốc có thể tuyên bố "quyền lịch sử" (historic rights) đối với phần biển này với lý do nó luôn là một phần của Trung Quốc. Ngoài ra, Trung Quốc có thể tuyên bố rằng quần đảo Trường Sa - quần thể bao gồm các hòn đảo, rạn san hô và đá ở ngoài khơi Việt Nam, Malaysia, Brunei và Philippines - được coi như một phần của Vùng đặc quyền kinh tế EEZ của họ. Tuy nhiên, tòa án trọng tài quốc tế đã bác bỏ “quyền lịch sử” ở Biển Đông, trái ngược với Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển UNCLOS, cách đây một năm. Trung Quốc đã phớt lờ tòa án và không công nhận phán quyết của tòa án.

Vào giữa tháng Sáu, Talisman Việt Nam lên kế hoạch khoan một khu vực nước sâu được “đánh giá rất tốt” tại Lô 136-03, dựa vào những gì người trong cuộc tin là một khu vực khí đốt trị giá hàng tỷ đô la, cách khoảng 50 dặm từ khu vực Tập đoàn Repsol đang hoạt động. Chính phủ Việt Nam biết rằng sẽ có nguy cơ Trung Quốc can thiệp, nên đã gửi các tàu hải quân và các tàu thuyền dân dụng khác để bảo vệ hoạt động khoan dầu.

Thoạt đầu, sự can thiệp của Trung Quốc tương đối có tính chất ngoại giao. Phó chủ nhiệm quân ủy Trung ương Trung Quốc, Đại tướng Phạm Trường Long (Fan Changlong), viếng thăm Hà Nội vào ngày 18 tháng 6 và yêu cầu chấm dứt công việc thăm dò dầu khí. Khi Việt Nam từ chối, ông Long đã hủy bỏ một cuộc họp chung về an ninh biên giới (Khuôn khổ Giao lưu Quốc phòng lần thứ 4) để về lại Trung Quốc.

Các báo cáo từ Hà Nội (đã được xác nhận bởi các báo cáo tương tự, từ các nguồn khác nhau, cho Giáo sư Carl Thayer của Úc) cho biết, ngay sau đó, Đại sứ Việt Nam tại Bắc Kinh đã được triệu tập tới Bộ Ngoại giao Trung Quốc và thẳng thừng ra lệnh rằng, trừ khi Việt Nam dừng khoan và phải hứa rằng sẽ không bao giờ khoan trong vùng biển đó thêm một lần nào nữa ; nếu không Trung Quốc sẽ có hành động quân sự, chống lại các căn cứ của Việt Nam ở Biển Đông.

Đây là một mối đe dọa kịch tính, nhưng không phải là chưa từng có. Trong khi nghiên cứu cuốn sách của tôi về Biển Đông, tôi đã được một quan chức của BP nói rằng Trung Quốc đã gây ra những mối đe dọa tương tự cho BP khi hoạt động ngoài bờ biển Việt Nam vào đầu năm 2007. Fu Ying, sau đó là Đại sứ Trung Quốc tại London, nói với giám đốc điều hành của BP lúc đó, là Tony Hayward, rằng cô không thể đảm bảo sự an toàn của nhân viên BP nếu BP không từ bỏ các hoạt động ở Biển Đông. BP ngay lập tức đồng ý và trong những tháng sau đó đã rút khỏi các hoạt động ngoài khơi của Việt Nam. Tôi đã hỏi Fu về điều này trong một bữa ăn tối ở Bắc Kinh vào năm 2014, và cô trả lời, "Tôi làm những gì tôi nên làm vì tôi rất tôn trọng BP và không muốn BP gặp rắc rối".

Việt Nam chiếm giữ khoảng 28 tiền đồn trong quần đảo Trường Sa. Một số được thành lập trên các hòn đảo tự nhiên, nhưng nhiều trong số đó là những lô cốt cô lập trên các rạn san hô. Theo Giáo sư Carl Thayer, 15 nhà giàn mà Hà Nội gọi là “các cấu trúc dịch vụ kĩ thuật” giống như đánh dấu địa điểm, hơn là các cơ sở quân sự.

Đó là tất cả về khả năng quân sự, và vì thế không thể nào có thể phòng chống được một cuộc tấn công quân sự nghiêm trọng. Trung Quốc đã chứng minh điều này bằng các cuộc tấn công vào quần đảo Hoàng Sa năm 1974 và trong trận hải chiến đảo Gạc Ma ở Trường Sa năm 1988. Cả hai cuộc chiến đều kết thúc bằng nhiều thương vong về phía Việt Nam và gia tăng lợi ích lãnh thổ vphía Trung Quốc. Có những tin đồn, hoàn toàn chưa được xác nhận, rằng có một sự cố nổ súng gần một trong những tiền đồn này vào tháng Sáu. Nếu đúng, đây có thể là một lời cảnh báo nghiêm trọng hơn gửi đến Hà Nội từ Bắc Kinh.

Trong khi đó, đoàn tàu thăm dò dầu khí Deepsea Metro I đã phát hiện chính xác những gì Tập đoàn dầu khí Repsol đang muốn tìm kiếm : một phát hiện tuyệt đẹp - chủ yếu là khí, nhưng với một ít dầu. Tập đoàn Repsol tiếp tục thăm dò và hy vọng sẽ khoan hết toàn bộ độ sâu của giếng này vào cuối tháng 7.

Bộ Chính trị Việt Nam đã họp bàn để thảo luận về những việc cần làm. Giá dầu thấp và sản lượng giảm từ các mỏ ngoài khơi đang làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngân sách của chính phủ. Việt Nam cần năng lượng giá rẻ để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và duy trì quyền lực và vai trò của Đảng Cộng sản.

Không ai có thể biết được những quyết định lớn lao được tiến hành ra sao ở Việt Nam, nhưng từ chuyện ngừng khoan dầu của Repsol, có thể thấy rõ ràng rằng Bộ Chính trị đang bị chia rẽ hết sức nghiêm trọng. Trong số 19 ủy viên, thì 17 người đồng ý chỉ trích Trung Quốc, cho rằng Trung Quốc chỉ giả vờ đe dọa. Chỉ có 2 người không đồng ý phản đối Trung Quốc, nhưng 2 người này lại có ảnh hưởng lớn nhất trong Bộ chính trị, đó là : Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, và Bộ trưởng Quốc phòng Ngô Xuân Lịch.

Sau hai cuộc họp căng thẳng vào giữa tháng 7, quyết định được đưa ra : Việt Nam chấp nhận rút lui trước Trung Quốc và chấm dứt khoan thăm dò. Cũng theo các nguồn tin trên, quyết định dựa trên lập luận là Hà Nội không thể dựa vào sự giúp đỡ của chính quyền Trump trong trường hợp hai nước xảy ra xung đột trên Biển Đông.

Ý nghĩa chiến thắng của Trung Quốc trong tranh chấp với Việt Nam là hiển nhiên. Bất kể luật pháp quốc tế, Trung Quốc sẽ tự ý thiết lập các quy tắc ở Biển Đông. Trung Quốc sẽ áp đặt chủ quyền gọi là “lịch sử” hay “sở hữu chung” lên Biển Đông. Bắc Kinh sẽ quyết định nước nào có quyền khai thác tài nguyên gì. Nếu Bắc Kinh có thể đe dọa Việt Nam, thì họ có thể đe dọa tất cả các nước còn lại trong vụ tranh chấp chủ quyền Biển Đông.

Repsol hiện đang chuẩn bị giăng buồm rời bỏ tổng vốn đầu tư hơn 300 triệu USD. Các báo cáo từ khu vực cho biết chiếc tàu khảo sát địa chấn của Trung Quốc, HYSY760, được bảo vệ bởi một đội tàu nhỏ, đang trên đường đến cùng một khu vực để kiểm tra triển vọng dầu khí. Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển UNCLOS đã bị đảo ngược, và những phán quyết của tòa án cũng bị che giấu. Hà Nội nghĩ có được sự bảo hộ của Washington, sẽ khiến Trung Quốc phải chùn bước. Nhưng thay vào đó, Trump đã rời khỏi Biển Đông, trôi dạt theo hướng của Bắc Kinh.

Bill Hayton

Mai V. Phạm chuyển dịch

Nguồn : http://foreignpolicy.com, “The Week Donald Trump Lost The South China Sea” 

Published in Diễn đàn

Việc hãng Repsol ngưng hoạt động tại một dự án ở Biển Đông, nơi Việt Nam tuyên bố chủ quyền nhưng Trung Quốc cho là vùng tranh chấp, đang thu hút sự chú ý quốc tế.

Bản đồ Biển Đông với hình Đường Chín Đoạn do Trung Quốc nêu ra để đòi chủ quyền toàn bộ vùng này

Bản đồ Biển Đông với hình Đường Chín Đoạn do Trung Quốc nêu ra để đòi chủ quyền toàn bộ vùng này

BBC Tiếng Việt phỏng vấn phóng viên Bill Hayton, tác giả bài viết VN ngừng khoan dầu khí ở Biển Đông về một số vấn đề liên quan tới sự kiện này :

BBC tiếng Việt : Theo nghiên cứu của ông thì vị trí chính xác của dự án Repsol nằm ở đâu, cách bao xa tính từ đảo chính là đảo Trường Sa ?

Bill Hayton : Repsol hiện đang có một số dự án dầu khí khác nhau tại Việt Nam. Dự án vừa phải ngưng là nằm trong Lô 136-03, ở rìa đông nam của vùng Việt Nam tuyên bố là Đặc quyền Kinh tế. Các bạn xem bản đồ dưới đây để biết vị trí chính xác.

Oil and Gas map

Bản quyền hình ảnh OTHER

Một nguồn tin nói với tôi rằng tại khu vực lô 136-03, người ta đã tìm được khí tự nhiên và một ít dầu, nhưng công tác khoan vẫn chưa đạt tổng độ sâu (Total Depth). Nguồn tin này cho biết chính phủ Việt Nam đã gây áp lực, muốn Talisman-Vietnam phải tìm lí do kỹ thuật nào đó để có cớ ngưng sớm việc khoan tìm dầu.

Tuy nhiên, phía Talisman nói với giới chức Việt Nam rằng giếng khoan hoàn toàn tốt, không có lí do kỹ thuật nào cản trở công việc hết. Cuối cùng, chính phủ đã ra lệnh cho nhà thầu này phải chấm dứt hoạt động chừng một tuần trước khi mũi khoan theo kế hoạch sẽ đạt tổng độ sâu.

map

Bản đồ chi tiết các khu vực khai thác dầu khí ở vùng biển ngoài khơi đông nam Việt Nam

BBC tiếng Việt : Nếu như nó nằm quanh khu vực Bãi Tư chính, thì liệu điều đó có đồng nghĩa với việc chúng ta đang chứng kiến tình trạng căng thẳng hồi 2014, khi mà có một số nguồn tin nói rằng các tàu thuyền Trung Quốc cũng đã tiếp cận các cụm khu vực nhà giàn do Việt Nam xây dựng ở cùng khu vực không ?

Bill Hayton : Tôi không rõ chuyện này.

BBC tiếng Việt : Trong bài viết, khi dùng cụm từ "các căn cứ của Việt Nam tại quần đảo Trường Sa" trong câu "giới lãnh đạo Repsol được chính phủ tại Hà Nội thông báo vào tuần trước rằng Trung Quốc đã đe dọa sẽ tấn công các căn cứ của Việt Nam tại quần đảo Trường Sa nếu không dừng việc khoan thăm dò", ông muốn nói cụ thể tới các căn cứ nào ?

Bill Hayton : Nguồn tin của tôi không nêu chi tiết.

BBC tiếng Việt : Vị trí của lô khai thác khí đốt này nằm hoàn toàn trong vùng Đặc quyền Kinh tế của Việt Nam ? Và theo Công ước Liên Hiệp quốc thì Việt Nam có quyền khai thác tài nguyên tại đó ?

Bill Hayton : Nếu diễn giải theo Công ước về Luật Biển của Liên Hiệp quốc UNCLOS thì đúng vậy. Những logic mà phán quyết của Tòa trọng tài Thường trực đưa ra hồi năm ngoái cũng xác nhận điều này, tuy nói một cách chặt chẽ thì phán quyết này chỉ có giá trị ràng buộc đối với Trung Quốc và Philippines. Trung Quốc chưa bao giờ nêu rõ cơ sở để họ đưa ra các đòi hỏi đó. Một số người nói rằng Bắc Kinh đòi hỏi dựa trên các quyền lịch sử ở khu vực, một số người khác nói họ tuyên bố vùng Đặc quyền Kinh tế dựa vào quần đảo Trường Sa như một cụm khu vực. Cả hai lập luận này đều không phù hợp với UNCLOS và cả hai đều bị Tòa Trọng tài bác bỏ.

BBC tiếng Việt : Một số chuyên gia đã nêu câu hỏi về khả năng Việt Nam phải bồi thường cho đối tác dầu khí Tây Ban Nha. Theo những gì ông biết thì liệu đây có phải là điều sẽ xảy ra đối với trường hợp Repsol không ?

Bill Hayton : Khó để nói nếu ta không nắm được nội dung hợp đồng kí kết gia hai bên. Tuy nhiên, Repsol đã chi mt khon tin ln cho Talisman và đã chi thêm nhiu triu đô la vào vic thăm dò Lô 136-03. Có con s ước tính đưa ra rng Repsol và các hãng hot động trước đó đã đầu tư khoảng 300 triệu đô la vào khu vực này.

Map

Lô 136-03 nằm ở vị trí mà cả Trung Quốc và Việt Nam cùng tuyên bố chủ quyền. Hình bên trái là bản đồ của Trung Quốc tại triển lãm ở Nam Kinh gồm các tên tiếng Trung cho gần như mọi đảo và bãi đá trong 'Đường Chín đoạn', còn bên phải là bản đồ của PetroVietnam đưa ra trong một cuộc họp báo năm 2012

BBC tiếng Việt : Có ý kiến cho rằng lịch họp của Đại hội Đảng Trung Quốc có thể là một yếu tố khiến Hải quân Trung Quốc hạn chế các hoạt động tại Biển Đông nhằm tránh đối đầu với các nước như Việt Nam. Ông có nghĩ là cái nhìn này vẫn đúng ở thời điểm hiện tại ?

Bill Hayton : Nếu là tuần trước thì tôi cũng nghĩ vậy. Vào thời điểm này thì tôi không còn chắc nữa.

Bill Hayton

Nguồn : BBC, 26/07/2017

Bill Hayton ngoài công việc tại BBC News còn là nhà nghiên cứu tại Viện Chatham House, một thinktank hàng đầu về chính trị quốc tế tại London. Ông đã xuất bản hai cuốn sách 'The South China Sea : the struggle for power in Asia' (2014) và 'Vietnam : rising dragon' (2010).

Published in Diễn đàn