Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Lực lượng tuần duyên Philippines hôm 27/03/2022, cáo buộc vụ một tàu hải cảnh Trung Quốc thực hiện những "thao tác ở cự ly gần" nhằm "hạn chế" sự di chuyển của một tàu tuần tra Philippines tại vùng bãi cạn Scarborough ở Biển Đông. Khu vực này nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines nhưng bị Bắc Kinh đòi chủ quyền.

philippine1

Bãi cạn Scarborough  Wikipedia

Trong một thông cáo báo chí, tuần duyên Philippines cho biết sự cố xảy ra ngày 02/03 khi tàu Philippines tiến hành các hoạt động tuần tra hàng hải xung quanh bãi cạn Bajo de Masinloc, tên Philippines đặt cho bãi Scarborough.

Thông cáo nêu rõ, một chiếc tàu hải cảnh Trung Quốc mang số hiệu 3305 đã tiến đến gần tàu BRP Malabrigo của Philippines, chỉ cách khoảng 21 thước Anh (tương đương với 19,2 mét). Đối với tuần duyên Philippines, động thái đó của phía Trung Quốc đã "hạn chế không gian điều động của chiếc BRP Malabrigo, vi phạm rõ ràng Quy Định Quốc Tế về Ngăn Ngừa Va Chạm Trên Biển (COLREGS) năm 1972".

Theo Reuters, hiện vẫn chưa rõ là liệu Manila có gởi công hàm ngoại giao để phản đối về vụ việc này hay không. Đô đốc Artemio Abu, tư lệnh Lực Lượng Tuần Duyên Philippines, cho biết một đề nghị đã được gởi lên bộ Ngoại Giao nước này, yêu cầu giải quyết vấn đề thông qua "các phương pháp tiếp cận hòa bình và dựa trên luật lệ".

Cũng theo đô đốc Abu, đây là sự cố thứ tư được ghi nhận về việc tàu Trung Quốc áp sát để quấy nhiễu tàu tuần tra Philippines tại vùng bãi cạn Scarborough kể từ tháng 5/2021 đến nay. Tuy nhiên viên chỉ huy Philippines khẳng định là nước ông tiếp tục cho tàu đến hoạt động tại các vùng biển trong vùng đặc quyền kinh tế của mình.

Trung Quốc tuyên bố chủ quyền trên hầu hết các vùng biển nằm trong cái gọi là Đường Chín Đoạn ở Biển Đông. Những yêu sách vẫn bị Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei và Đài Loan tranh chấp. Riêng bãi cạn Scaborough ở giữa bãi Macclesfield và đảo Luzon của Philippines chỉ có ba bên tranh chấp là Philippines, Trung Quốc và Đài Loan.

Trọng Nghĩa

Published in Châu Á

Việt Nam phải lo lắng nhiều hơn Đài Loan về xung đột ở Ukraine

Derek Grossman, Phan Minh, RFI, 24/03/2022

Trong bối cảnh cuộc chiến giữa Nga và Ukraine đã kéo dài được một tháng, Derek Grossman, nhà phân tích quốc phòng cấp cao của RAND Corporation và cựu cố vấn tình báo tại Lầu Năm Góc có bài phân tích về ý đồ của Trung Quốc đối với Việt Nam và Đài Loan. RFI xin trích dịch.

trungquoc1

Binh lính Hải quân Trung Quốc tuần tra trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam hồi tháng 1/2016. © Reuters

Cuộc chiến của Nga ở Ukraine đã khiến các nhà quan sát an ninh Ấn Độ - Thái Bình Dương phải so sánh hoàn cảnh của Ukraine với Đài Loan vốn nằm trong tầm ngắm của Trung Quốc. 

Nói một cách cụ thể hơn, Ukraine và Đài Loan đều là các quốc gia dân chủ có xung đột với một cường quốc láng giềng theo chủ nghĩa xét lại và độc tài. Lập luận của ông Vladimir Putin về Ukraine không phải là một quốc gia có chủ quyền dường như lặp lại lời của ông Tập Cận Bình và tất cả các nhà lãnh đạo Trung Quốc trước ông : Đài Loan chỉ là một tỉnh nổi loạn và sớm muộn cũng sẽ "thống nhất" với Trung Quốc đại lục, thông qua các biện pháp hòa bình hoặc bằng vũ lực nếu cần thiết. 

Tuy nhiên, sau những điểm tương đồng đáng chú ý đã được nêu, sự so sánh giữa Ukraine và Đài Loan dường như sẽ bị khập khiễng, và một quốc gia Ấn Độ - Thái Bình Dương khác có thể sẽ phải lo lắng hơn Đài Loan vào lúc này, đó là Việt Nam. 

Cũng là một nước xã hội chủ nghĩa do đảng Cộng Sản độc tài cai trị, Hà Nội đang chịu áp lực ngày càng lớn từ Trung Quốc, đặc biệt là xung quanh các tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông. Trung Quốc không đe dọa xâm lược Việt Nam như Nga đã làm với Ukraine, nhưng thỉnh thoảng hai nước Châu Á này có những đụng độ chết người trên biển. Không thể loại trừ khả năng những sự cố trên biển này có thể tràn vào đất liền, phá vỡ bối cảnh hòa bình kéo dài hàng thập kỷ giữa hai nước. Một kịch bản như vậy có nhiều khả năng xảy ra hơn là một cuộc xâm lược Đài Loan trong thời gian tới. 

Việt Nam không có liên minh về an ninh với bất kỳ cường quốc hoặc mạng lưới quân sự nào, đó chính là điều đã khiến Ukraine dễ bị tấn công. Chính sách đối ngoại không liên kết của Hà Nội kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc đồng nghĩa với việc Trung Quốc có thể tấn công mà không sợ bị các quốc gia mạnh hơn trả đũa. Mặc dù quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam đã phát triển mạnh trong những năm gần đây, quan hệ đối tác "toàn diện" của Washington với Hà Nội là cấp độ quan hệ đối tác thấp nhất của Việt Nam. 

Sự sụp đổ của Liên Xô khiến Việt Nam cảm thấy bị các liên minh hắt hủi đến mức Hà Nội thậm chí không có liên minh về an ninh với người bạn lâu năm là Nga. Điều này thực sự đặt Việt Nam vào thế phải tự lo cho bản thân ở khu vực Biển Đông. Để so sánh, Philippines cũng có những bất đồng trong khu vực với Trung Quốc nhưng Manila có thể dựa vào quan hệ đồng minh của mình với Washington. 

Có thể nói rằng Đài Loan cũng không có liên minh quân sự với Hoa Kỳ hoặc bất kỳ cường quốc nào khác. Tuy nhiên, mọi chính quyền kể từ khi Hoa Kỳ cắt đứt quan hệ ngoại giao với Đài Bắc vào năm 1979 để thiết lập quan hệ ngoại giao với Bắc Kinh, đều hỗ trợ cung cấp những vũ khí cần thiết cho Đài Loan để phòng thủ, chiếu theo Đạo luật Quan hệ Đài Loan. Hơn nữa, vào tháng 10 năm ngoái, tổng thống Joe Biden đã hai lần khẳng định rằng Mỹ đã chuẩn bị sẵn sàng để bảo vệ Đài Loan nếu Trung Quốc tiến hành một cuộc tấn công quân sự nhắm vào hòn đảo này. Việt Nam thì không thể mong chờ vào điều này. 

Việt Nam, giống như Ukraine, trước đây cũng đã bị tấn công bởi nước láng giềng khổng lồ. Nga chiếm Crimée vào năm 2014 và xâm nhập vào khu vực biên giới Donetsk và Luhansk của Ukraine. Tương tự, Trung Quốc đã chiếm một phần quần đảo Hoàng Sa từ miền Nam Việt Nam vào năm 1974 và từ chối trao trả sau khi Việt Nam thống nhất dưới chế độ cộng sản. Vào năm 1979, quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc đã "dạy cho Việt Nam một bài học" vì nước này can thiệp vào Cam Bốt chống lại Khmer Đỏ do Trung Quốc hậu thuẫn. 

Mạng xã hội Việt Nam đã xôn xao về những điểm tương đồng này kể từ khi bắt đầu cuộc khủng hoảng Nga - Ukraine. Theo một bài bình luận gần đây, điều duy nhất đã cứu Việt Nam trước đây khỏi một cuộc xâm lược hoàn toàn là nhờ liên minh với Liên Xô, quốc gia có vũ khí hạt nhân. Nhưng liên minh này không tồn tại nữa.

Bắc Kinh vẫn tiếp tục thực hiện các chiến dịch quân sự chống lại Việt Nam. Ví dụ, vào năm 1988, Trung Quốc đã đánh đuổi lực lượng Việt Nam khỏi Đá Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa. Trong một thập kỷ gần đây, Trung Quốc đã xây dựng các căn cứ quân sự trên các đảo nhân tạo ở quần đảo Trường Sa và triển khai lực lượng đến quần đảo Hoàng Sa. 

Trung Quốc, ngày nay sở hữu lực lượng hải quân lớn nhất thế giới, lực lượng tuần duyên và lực lượng dân quân biển lớn nhất khu vực, hiện thường xuyên tuần tra các khu vực tranh chấp và xua đuổi tàu bè của các đối thủ ra khỏi vùng biển này. Vào đầu tháng 3, quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc đã tiến hành một chiến dịch trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, dường như để trục vớt một chiếc máy bay chiến đấu bị rơi mà không được sự cho phép của Hà Nội. 

Trong khi đó, tại biên giới trên bộ, việc thành lập ít nhất một, thậm chí có thể hai căn cứ của quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc gần đó đã được công khai vào năm ngoái - một căn cứ tên lửa và một căn cứ máy bay trực thăng. Luật về biên giới trên đất liền mới của Bắc Kinh, cũng được thông qua vào năm 2021, khuyến khích việc bảo vệ tích cực các biên giới của Trung Quốc bằng vũ lực, ám chỉ rằng các đơn vị quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc hoạt động ngoài các căn cứ này có thể được quyền gây thêm áp lực đối với Việt Nam. 

Đài Loan cũng phải đối mặt với các mối đe dọa ngày càng tăng, đặc biệt là các máy bay chiến đấu của Trung Quốc bay gần hoặc xâm nhập vào vùng nhận dạng phòng không của hòn đảo. Tuy nhiên, Trung Quốc chưa bao giờ thực hiện bất kỳ hành động quân sự trực tiếp nào chống lại hòn đảo kể từ khi chính phủ Quốc Dân đảng chạy trốn khỏi Trung Hoa lục địa khi kết thúc cuộc nội chiến năm 1949. Điều này không có nghĩa là quan hệ xuyên biển không xảy ra bất kỳ sự cố gì. 

Trong các năm 1954-55 và 1958, quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc đã nã pháo vào các tiền đồn quân sự của Đài Loan ở quần đảo Kim Môn và Mã Tổ gần bờ biển của Trung Quốc. Ngoài ra, vào các năm 1995 và 1996, Bắc Kinh đã phóng tên lửa gần Đài Loan để phản đối chuyến thăm Hoa Kỳ của cựu tổng thống Lý Đăng Huy. Tuy nhiên, nhìn chung, Bắc Kinh đã hạn chế thực hiện các hành động quân sự chống lại hòn đảo. Việt Nam thì khác. 

Trung Quốc có thể sẽ dễ dàng đánh bại Việt Nam trong một cuộc xung đột vũ trang thông thường, mặc dù không nhất thiết phải là một cuộc xung đột du kích kéo dài, không giống như đánh giá ban đầu của Nga về sự kém cỏi của quân đội Ukraine. Trung Quốc có lợi thế quân sự lớn so với Việt Nam, từ tên lửa đạn đạo và hành trình, máy bay ném bom, máy bay chiến đấu, tàu ngầm, hạm đội tàu mặt nước và các lĩnh vực khác. 

Sau khi công bố tăng 7,1% ngân sách để phát triển quân sự vào đầu tháng, ngân sách quốc phòng của Bắc Kinh đã lên khoảng 230 tỷ đô la, gấp ít nhất 32 lần ngân sách ước tính 7 tỷ đô la của Hà Nội. Hơn nữa, Trung Quốc đã đầu tư vào việc chuyên nghiệp hóa quân đội, đặc biệt là để tăng cường sự liên kết giữa các lực lượng, với mục đích biến quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, dưới sự chỉ đạo của chủ tịch Tập, thành lực lượng "đẳng cấp thế giới". Quân đội Việt Nam thua xa Trung Quốc về mọi mặt. 

Ngược lại, Đài Loan đã đầu tư rất nhiều vào việc mua sắm hoặc phát triển khả năng phòng thủ nhằm làm phức tạp thêm các nỗ lực của Bắc Kinh trong việc xâm lược hòn đảo. Đài Loan sở hữu các tên lửa đất đối không, như các khẩu đội tên lửa Patriot của Mỹ và tên lửa hành trình chống hạm. 

Đài Loan cũng được lợi từ sự hỗ trợ kéo dài hàng thập kỷ trong việc mua sắm các hệ thống vũ khí tiên tiến của Mỹ, bao gồm việc mua 66 máy bay chiến đấu F-16V vào năm ngoái để tăng cường khả năng không chiến và tuần tra. Đài Loan đã phát triển lực lượng vũ trang của mình và hoàn thiện khả năng tiến hành chiến tranh trong các lĩnh vực không quân và hải quân, trong khi Việt Nam thì không. 

Về mặt địa lý, việc Trung Quốc xâm lăng Đài Loan có lẽ sẽ phức tạp hơn nhiều so với việc Nga xâm lăng Ukraine trên đất liền. Nga tập trung quân dọc theo biên giới và xâm chiếm phần lãnh thổ hầu hết là bằng phẳng và cận kề biên giới. Về phần mình, Trung Quốc sẽ phải tiến hành thành công chiến dịch đổ bộ vào Đài Loan và có thể sẽ bị thiệt hại khi đi qua eo biển để tới hòn đảo. Đường biên giới chung trên đất liền của Việt Nam với Trung Quốc, tương tự như Nga với Ukraine, không có bất kỳ thách thức khó khăn đặc biệt nào về mặt địa hình. 

Không có sự so sánh nào là hoàn hảo, nhưng sự so sánh Nga - Ukraine với Trung Quốc - Đài Loan có nhiều điểm không tương đồng. Kịch bản xung đột nổ ra giữa Trung Quốc và Việt Nam dường như sẽ dễ xảy ra hơn trong trường hợp tình hình ở Biển Đông leo thang trở thành một cuộc xung đột lớn hơn trên đất liền. 

Kết luận này có thể khiến Mỹ vừa an tâm và vừa lo lắng. Một mặt, Washington có thể sẽ yên tâm khi biết rằng Đài Loan không dễ bị tấn công như Ukraine. Mặt khác, Hoa Kỳ có thể sẽ có cái nhìn lo âu đối với Việt Nam.

Derek Grossman

Nguyên tác : Ukraine conflict echoes loudest in Vietnam, not Taiwan, Nikkei Asa, 21/02/2022

Phan Minh dịch

Nguồn : RFI, 24/03/2022

*********************

Việt Nam cải tạo nâng cấp trên một số đảo ở Trường Sa

Diễm Thi, RFA, 24/03/2022

Hôm 23 tháng 3 năm 2022, Sáng kiến Minh bạch Hàng hải Châu Á (AMTI) thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) tại Washington, DC có bài viết và một số hình ảnh vệ tinh cho thấy, trong sáu tháng qua, Việt Nam đã tiến hành hoạt động nạo vét và bồi đắp mới tại ba đảo nhỏ mà Việt Nam nắm giữ ở quần đảo Trường Sa. Trong năm qua, Việt Nam đã tiếp tục nâng cấp nhỏ và xây dựng các tòa nhà mới trên một số căn cứ. Cùng với những cải tạo này, Việt Nam cũng đã phải sửa chữa những thiệt hại đáng kể do bão Rai gây nên khi quét qua một trong những tiền đồn lớn nhất là Đảo Song Tử Tây hồi tháng 12 năm 2021.

trungquoc3

Đảo Song Tử Tây ngày 6 tháng 1 năm 2022. AMTI

Theo các nhà phân tích của CSIS, tương tự hoạt động nạo vét và bồi đắp trước đây của Việt Nam, phạm vi tổng thể của việc mở rộng đảo mới như vừa nêu khác xa với việc xây dựng đảo quy mô mà Trung Quốc đã thực hiện từ năm 2013 đến năm 2016. Đến năm 2016, Việt Nam mở rộng thêm hơn 120 mẫu đất mới ở Biển Đông trong khi con số này của Trung Quốc là gần 3.000 mẫu.

Tuy nhiên, việc cải tạo gần đây đánh dấu một sự tăng tốc về cải tạo của Việt Nam đối với các thực thể ở quần đảo Trường Sa. Điều này có thể khiến Hà Nội hứng chịu những chỉ trích từ Bắc Kinh và các bên khác, mặc dù các báo cáo sắp tới của AMTI sẽ cho thấy Việt Nam không phải là bên tranh chấp duy nhất vẫn đang tiến hành xây dựng mới ở Trường Sa.

Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp, nhà nghiên cứu cấp cao khách mời thuộc viện ISEAS (Singapore), nêu quan điểm của mình với RFA về việc này :

"Việc xây đắp những đảo này họ làm cả năm nay rồi. Họ tuyên bố là đắp những chỗ bị lở chứ không phải mở rộng. Đắp lại chứ không đắp mới, cũng không thấy nói đến chuyện họ đưa vũ khí hay là thiết bị quân sự nào lên cả. Đắp mới là luật pháp quốc tế không cho phép. Lại càng không cho phép chuyện đắp thêm xong lại đem thiết bị quân sự lên đấy.

Trong khi đó Trung Quốc quân sự hóa khá là nhiều. Trong vòng sáu tháng, cho đến ngày hôm qua Trung Quốc đã hoàn thành việc hiện đại hóa quân sự trên ba trong số tám đảo lớn nhất của họ. Việt Nam đắp những chỗ này không thấy Trung Quốc phản ứng gì phản ứng thì cũng vô lý. Cũng có thể họ cho rằng những bồi đắp này bé quá họ không cần phải để ý đến".

Việt Nam vào tháng 10 năm 2021 bắt đầu các hoạt động xây dựng và bồi đắp mới tại ba đảo : Đảo Phan Vinh, Đảo Nam Yết và Đảo Sơn Ca.

Cho đến nay, khoảng 50 mẫu đất mới đã được bồi đắp vào Đảo Phan Vinh và Đảo Nam Yết, trong khi chỉ có bảy mẫu đất được bồi đắp tại Đảo Sơn Ca. Việc nạo vét và bồi đắp của Việt Nam liên quan đến việc sử dụng các tàu nạo vét vỏ sò và thiết bị xây dựng để xúc các phần của rạn san hô cạn và lắng đọng trầm tích trên khu vực được nhắm mục tiêu để bồi đắp. Đây là một quá trình tốn thời gian hơn và ít tùy tiện hơn so với việc nạo vét bằng máy cắt mà Trung Quốc đã sử dụng để xây dựng các đảo nhân tạo của họ. Quá trình này cũng làm cho việc xác định xem bãi bồi đắp được quy hoạch rộng như thế nào ở giai đoạn đầu của quá trình cũng trở nên khó khăn.

Thiệt hại do bão

>trungquoc4

Đảo Trường Sa. AMTI

Tiền đồn của Việt Nam tại Đảo Song Tử Tây, nằm ở cực bắc của quần đảo Trường Sa, đã hứng chịu thiệt hại đáng kể từ cơn bão Rai vào tháng 12 năm 2021. Đảo này trước đó được bao phủ bởi những tán lá rậm rạp. Theo truyền thông Nhà nước Việt Nam, cơn bão Rai đã gây thiệt hại lớn trên đảo Song Tử Tây như : Làm tốc mái trên 500m2 ngói, hỏng 15 tấm pin năng lượng mặt trời, tốc mái trên 400m2 vườn và sập một vườn tăng gia ; khoảng 90% cây cối trên đảo bị bật gốc và gãy đổ, trạm đo gió thủ công và trạm đo gió tự động đều bị gãy đổ.

Một bức ảnh gần đây của AMTI cho thấy những mái nhà bị hư hỏng này đã được sửa chữa, mặc dù các tấm pin mặt trời dường như chưa được thay thế.

Ngoài ra, Việt Nam đã tiếp tục cải tạo ở một số đảo nhỏ. Trên Đảo Đá Tây, một số tòa nhà bắt đầu xây dựng vào tháng 8 năm ngoái sắp hoàn thành.

Một tòa nhà mới đã được xây dựng vào mùa thu năm ngoái tại Đảo Sinh Tồn, và những khu vực đã được dọn dẹp để xây dựng các công sự phòng thủ ven biển mới vào năm 2020 hiện đã được lấp đầy bởi thảm thực vật.

Việt Nam cũng đã hoàn thành việc mở rộng tiền đồn tại Đá Núi Le vào tháng 7 năm ngoái bao gồm cấu trúc thứ hai được kết nối với cấu trúc thứ nhất bằng một cây cầu.

Việt Nam có khoảng 50 tiền đồn trên Biển Đông, nằm rải rác ở 27 thực thể trong đó có 10 đảo nhỏ. Việt Nam chỉ có duy nhất một đường băng tại quần đảo Trường Sa.

Kể từ năm 2014, Việt Nam đã mở rộng một cách khiêm tốn nhiều thực thể mà nước này chiếm giữ ở Biển Đông. Ít nhất bốn trong số các thực thể này có các công trình bến cảng để tàu thuyền dân sự tiếp cận để nhận tiếp tế hoặc trú ẩn khi thời tiết xấu. Trong khi đó, từ năm 2014, Trung Quốc cũng đã xây dựng các cơ sở hạ tầng quân sự ở quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, trong đó có các hệ thống radar, đường băng và hệ thống tên lửa hành trình đất đối không và chống hạm.

Truyền thông Nhà nước Việt Nam mới đây cho hay, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu quy hoạch, xây dựng huyện đảo Trường Sa trở thành trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội trên biển của cả nước, thành trì vững chắc bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam.

Ông Trần Văn Lĩnh, Chủ tịch Hội nghề cá Đà Nẵng, cho RFA biết ý kiến của mình về yêu cầu này :

"Hiện nay ở quần đảo Trường Sa dân cư rất thưa thớt, nhưng nó cũng hình thành nét văn hóa riêng, cũng có chùa, trường học, chợ... Như đảo Trường Sa lớn cũng có cảng cá, kho lạnh, cung cấp dầu... để cung cấp cho nghề cá ở đó... Nhưng nếu nói đó là trung tâm văn hóa kỹ thuật như trong đất liền thì nó không thể. Ngay cả việc hình thành một khu dân cư cũng không đầy đủ để hình thành".

Theo AMTI, từ năm 2013, Việt Nam đã nâng cấp chín trong số 10 căn cứ trên đảo (tất cả trừ Đảo An Bang), 10 trong số 24 bệ đặt trên bãi đá ngầm, và 12 trong số 14 nhà giàn DK1 biệt lập ở vùng biển sâu hơn về phía Tây Nam.

Diễm Thi

Nguồn : 24/03/2022

************************

Biển Đông : Trung Quốc đã "quân sự hóa hoàn toàn" ba đảo ở Trường Sa

Trọng Nghĩa, RFI, 21/0/2022

Đô đốc Mỹ John C Aquilino, tư lệnh lực lượng Mỹ tại khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương ngày 20/03/2022 cho biết : Trung Quốc đã "quân sự hóa hoàn toàn" ít nhất ba trong số 7 hòn đảo nhân tạo mà họ xây dựng ở vùng quần đảo Trường Sa, thuộc Biển Đông, bố trí trên đó nhiều hệ thống tên lửa phòng không và chống hạm, thiết bị gây nhiễu và bắn laser, cùng máy bay chiến đấu. 

trungquoc5

Ảnh Đá Chữ Thập ở quần đảo Trường Sa Biển Đông, do Trung Quốc kiểm soát, Việt Nam đòi hỏi chủ quyền. Ảnh chụp ngày 3/5/2020. © Wikimedia

Trả lời phỏng vấn của hãng tin Mỹ AP, đô đốc Aquilino nhắc lại rằng các hành vi hiếu chiến đó hoàn toàn trái ngược với lời đảm bảo trước đây của chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, theo đó Bắc Kinh sẽ không biến các đảo nhân tạo trong vùng biển tranh chấp thành căn cứ quân sự.

Ông Aquilino đã nói chuyện với AP trên một chiếc máy bay trinh sát của Hải Quân Hoa Kỳ, bay gần các tiền đồn do Trung Quốc trấn giữ ở quần đảo Trường Sa trên Biển Đông, một trong những khu vực tranh chấp nóng bỏng nhất trên thế giới. Trong quá trình tuần tra, chiếc máy bay P-8A Poseidon liên tục nhận được những lời cảnh cáo qua vô tuyến điện từ phía Trung Quốc, nói rằng máy bay Mỹ đã xâm nhập trái phép, vào nơi mà họ nói là lãnh thổ của Trung Quốc, và ra lệnh cho máy bay di chuyển đi nơi khác. 

Khi chiếc P-8A Poseidon bay gần các rạn san hô do Trung Quốc chiếm đóng, ở một số nơi, có thể thấy các tòa nhà nhiều tầng, nhà kho, nhà chứa máy bay, cảng biển, đường băng và radar. Gần Đá Chữ Thập chẳng hạn, có hơn 40 tàu đang neo đậu. 

Ông Aquilino cho biết việc xây dựng các kho vũ khí tên lửa, nhà chứa máy bay, hệ thống radar và các cơ sở quân sự khác trên Đá Vành Khăn, Đá Subi và Đá Chữ Thập dường như đã hoàn thành, nhưng vẫn còn phải xem liệu Trung Quốc có theo đuổi việc xây dựng cơ sở hạ tầng quân sự ở các khu vực khác hay không. 

Đô đốc Mỹ xác định : "Chức năng của những hòn đảo đó là mở rộng khả năng tấn công của CHND Trung Hoa ngoài các bờ lục địa của họ. Họ có thể tung máy bay chiến đấu, máy bay ném bom cộng với tất cả các khả năng tấn công của hệ thống tên lửa". 

Ông cho biết bất kỳ máy bay quân sự và dân sự nào bay qua tuyến hàng hải đang tranh chấp đều có thể dễ dàng lọt vào tầm bắn của hệ thống tên lửa trên các đảo của Trung Quốc. 

Không có bình luận ngay lập tức từ các quan chức Trung Quốc. Bắc Kinh luôn cho rằng các cơ sở quân sự của họ hoàn toàn mang tính chất phòng thủ, được bố trí để bảo vệ những gì họ nói là thuộc chủ quyền của mình.

Trọng Nghĩa

Nguồn : RFI, 21/03/2022

Published in Diễn đàn

Philippines triệu tập Đại sứ Trung Quốc về việc tàu do thám "xâm nhập bất hợp pháp"

Philippines hôm 14/3 đã triệu tập đại sứ Trung Quốc, yêu cầu giải thích việc tàu do thám của nước này xâm nhập bất hợp pháp và hiện diện kéo dài tại vùng biển nằm gần đảo Palawan và Apo của Philippines hồi cuối tháng Một.

phi1

Một tàu do thám lớp Đông Điều của Trung Quốc - Ảnh chụp màn hình NY Times

Benar News loan tin ngày 14/3 dẫn nguồn từ Bộ Ngoại giao Philippines về biện pháp vừa nêu.

Cụ thể, thứ trưởng Bộ Ngoại giao Philippines Maria Theresa Lazaro đã triệu tập Đại sứ Trung Quốc Hoàng Khê Liên (Huang Xilian), yêu cầu Trung Quốc "tôn trọng lãnh thổ và quyền tài phán trên biển của Philippines, tuân thủ các nghĩa vụ theo luật pháp quốc tế".

Mặt khác, Bộ Ngoại giao Philippines nói trong tuyên bố rằng tàu do thám của Hải quân Trung Quốc đã tiến vào vùng biển Philippines bất hợp pháp và ở đó từ ngày 29/1 đến 1/2.

Tin nói tàu do thám của hải quân Trung Quốc được phát hiện ngoài khơi quần đảo Cuyo, gần đảo Palawan và đảo Apo.

Hải quân Philippines nhiều lần kêu gọi tàu Trung Quốc rời khỏi vùng biển, nhưng phía Trung Quốc đã phớt lờ, nói rằng đang thực hiện "quyền đi qua không gây hại".

Tuy nhiên, Bộ Ngoại giao Philippines cho biết sự hiện diện của tàu Trung Quốc "không phản ánh hoạt động đi lại vô hại và xâm phạm chủ quyền của Philippines".

Hiện Đại sứ quán Trung Quốc tại Manila vẫn chưa lên tiếng về vấn đề trên. Lần gần nhất Philippines triệu tập đại sứ Trung Quốc là vào tháng 4/2021.

Được biết hồi tháng 1/2022, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị nói Bắc Kinh sẽ không sử dụng sức mạnh của mình để "bắt nạt" các nước láng giềng.

Tuy vậy, trên thực tế không chỉ Philippines mà các nước khác trong đó có Hoa Kỳ đều đã nhiều lần lên tiếng cáo buộc, chỉ trích Trung Quốc có hành vi gây hấn khi triển khai hàng trăm tàu cá và tàu tuần duyên trong vùng đặc quyền kinh tế của các nước láng giềng.

Published in Châu Á

Việt Nam và Trung Quốc đang tố cáo lẫn nhau dùng "dân quân biển" để gia tăng các hoạt động lấn chiếm chủ quyền ở Biển Đông, nhưng có bên nào chuẩn bị chiến tranh không ?

biendong1

Khu trục hạm 016 Quang Trung của Việt Nam trên Biển Đông

Tình hình lắng dịu đầu năm 2022 là bằng chứng không bên nào muốn ra tay trước. Nhưng nếu Trung Quốc tấn Việt Nam ở Trường Sa để chiếm trọn vùng biển còn lại, sau khi đã chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam năm 1974 thì liệu Việt Nam có giữ được Biển Đông không ?

Câu hỏi này đang vất vưởng trong đầu ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam, nhưng cũng băn khoăn không ít đối với lãnh tụ Trung Quốc, ông Tập Cận Bình, vì những thất bại của Trung Quốc trong cuộc chiến biên giới với Việt Nam năm 1979 thời Đặng Tiểu Bình đã để lại bài học đắng cay cho Quân đội Tầu.

Nhưng kể từ khi nắm quyền ở Trung Quốc năm 2012, ít nhất là 3 lần ông Tập đã công khai tuyên bố vùng biển-đảo ở Nam Hải (Biển Đông), có diện tích 2/3 trong tổng số 3,5 triệu cây số vuông là của Trung Quốc từ thời cổ đại.

Việt Nam đã nhiều lần bác bỏ yêu sách của họ Tập, và khẳng định Hoàng Sa và Trường Sa là bộ phận lãnh thổ không thể tách rời của Việt Nam.Do đó, dù hai nước vẫn giao hảo khá tốt với phương châm "vừa là đồng chí vừa là anh em", nhưng thâm tâm những người cầm quyền Việt Nam cũng có lúc ước gì không phải sống bên cạnh một quốc gia có nhiều tham vọng xâm lăng láng giềng như Trung Quốc.

Bởi vì, từ khi hai nước nối lại bang giao năm 1991,sau 10 năm chiến tranh biên giới Việt-Trung (1979-1989), lãnh đạo Bắc Kinh không từ bỏ tham vọng đánh chiếm nốt Trường Sa, sau khi đã chiếm 7 vị trí ở Biển Đông ngày 14/03/1988 gồm : Đá Châu Viên, Đá Chữ Thập, Cụm đá Ga Ven, Đá Gạc Ma, Đá Tư Nghĩa, Đá Vành Khăn và Đá Xu Bi.

Do đó, đối với Việt Nam, nhà cầm quyền Trung Quốc đã "ăn sống nuốt tươi" hai phương châm "láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai", và "láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt" mà cả hai bên đã cam kết tại Hội nghị Thành Đô năm 1990 giữa phái đoàn Trung Quốc do Giang Trạch Dân, Tổng bí thư Đảng cộng sản Trung Quốc cùng với Lý Bằng, Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc họp với đoàn Việt Nam gồm Tổng bí thư đảng Nguyễn Văn Linh, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (Thủ tướng) Đỗ Mười và Cố vấn Ban chấp hành Trung ương Đảng Phạm Văn Đồng.

Hai bên cùng xây dựng

Để bành trướng ảnh hưởng quân sự ở Biển Đông, từ năm 2012 Trung Quốc đã tân tạo 7 vị trí chiếm đóng thành căn cứ quân sự có quân đội trấn giữ và bến cảng cho tầu neo đậu.

Ngoài ra, Trung Quốc cũng mở rộng các đảo Chữ Thập, Vành Khăn và Subi và xây ở đó 3 sân bay có khả năng cho máy bay quân sự và dân sự sử dụng. Cả 3 sân bay đều nằm ở hướng đông nam Vũng Tầu và đe dọa trực tiếp đến quân Việt Nam đồn trú ở Trường Sa.

Như vậy, cùng với sân bay lớn ở Hoàng Sa ở phía bắc, Trung Quốc đã có 4 sân bay ở Biển Đông. Máy bay chiến đấu từ các căn cứ này là mối đe dọa cắt đứt liên lạc và tiếp vận của Việt Nam từ đất liền ra hải dảo. Một hệ thống hỏa tiễn phòng không và đài kiểm soát không lưu cũng đã được Trung Quốc thiết lập ở Hoàng Sa và Trường Sa để chống Mỹ và đe dọa an ninh hàng hải trên Biển Đông.

Việt Nam cũng thiết lập được một sân bay ở đảo "Trường Sa lớn" nằm cách Cam Ranh khoảng 254 hải lý (470,4 km) và cách Vũng Tàu hơn 500 km theo đường biển. "Trường Sa lớn" là đảo to thứ bốn, sau Bến LạcThị Tứ và Ba Bình thuộc Quần đảo Trường Sa.

Ngoài ta Việt Nam cũng đã xây dựng và tân tạo nhiều vị trí chiến lược, trong số 21 đảo và đá do Việt Nam kiểm soát ở Trường Sa gồm : các đảo An Bang, Nam Yết, Sinh Tồn, Sinh Tồn Đông, Sơn Ca, Trường Sa lớn, Song Tử Tây, Cô Lin, và các đá, hay rạn san hô, gồm: Đá Đông, Đá Lát, Đá Len Đao, Đá Lớn, Đá Nam, Đá Núi Thị, Đá Núi Le, Đá Phan Vinh, Đá Tây, Đá (Bãi) Thuyền Chài, Đá Tiến Nữ, Đá Tốc Tan và Đảo Trường Sa Đông.

Theo ghi nhận của Bách khoa Toàn thư mở thì từ : "1990 đến 2008, Việt Nam kiểm soát thêm 10 điểm, từ 2008 đến 2014 thì kiểm soát thêm 18 điểm tại quần đảo. Theo báo cáo của chính phủ Mỹ, đến năm 2015, Việt Nam đã mở rộng khu vực kiểm soát lên 48 đảo, cồn và rạn san hô. Nhóm đảo này được gộp vào thành một huyện Trường Sa thuộc tỉnh Khánh Hòa".

Đe dọa quân sự

Trước thế yếu của Việt Nam, Trung Quốc đã mở rộng quyền kiểm soát Biển Đông, không bằng chiến thuật đánh lớn mà sử dụng lực lượng "lính áo xanh", hay "dân quân biển" xâm nhập vào biển của nước khác để gây tranh chấp rồi chiếm đóng.

Theo nghiên cứu của các tổ chức quốc tế về Biển Đông thì đội quân này là những cựu chiến binh Trung Quốc được huấn luyện đánh bắt hải sản. Họ được vũ trang để đóng vai ngư dân chống các thuyền đánh cá nước lân bang, đồng thời chống cự lại lực lượng cảnh sát biển và kiểm ngư của Việt Nam và các nước khác.

Chiến thuật "quân sự hóa ngư dân" của Trung Hoa đã xẩy ra vào tháng 6 năm 2012 khi lực lượng đánh cá Trung Hoa, được các tầu Hải quân bảo vệ, đã chiếm bãi cạn Scarborough hay đảo Hoàng Nham do Phi Luật Tân kiểm soát ở Trường Sa.

Bãi cạn Scaborough/đảo Hoàng Nham nằm cách bờ tây đảo lớn của Philippines 230 km và cách Trung Quốc hơn 800 km về phía bắc. Đây là một cụm san hô và đá ngầm, nằm cách bờ biển phía bắc đảo Luzon của Philippines hơn 220 km và cách lãnh thổ Trung Quốc hơn 800 km.

Tổng số quân dân quân biển của Trung Quốc không rõ rệt, mặc dù đang có khoảng 187.000 tầu đánh cá bằng sắt sơn mầu xanh xuất phát từ Bộ tư lệnh Hải quân ở đảo Hải Nam (Trung Quốc) đang hoạt động ở Biển Đông.

Vì vậy, đài Phát thanh Tiếng nói Việt Nam (VOV, Voice of Việt Nam) của Đảng cộng sản Việt Nam đã tố cáo : "Thay vì sử dụng tên lửa hay máy bay không người lái để chiếm đóng bất hợp pháp các thực thể ở Biển Đông, Trung Quốc tận dụng tối đa lực lượng dân quân biển và ngư dân phục vụ cho thực hiện "chiến thuật vùng xám" của nước này" (VOV, ngày 14/04/2021).

Đến ngày 30/11/2021, VOV lại báo động : "Trung Quốc đang tăng cường hoạt động của lực lượng dân quân biển – lực lượng bên ngoài thì có vẻ là tham gia các hoạt động đánh bắt cá thương mại nhưng thực chất là phục vụ các mục tiêu chính trị và quân sự của nước này".

Dân quân biển Việt Nam

Việt Nam cũng đã thành lập "hải đội dân quân biển" đầu tiên trong cả nước tại tỉnh Kiên Giang ngày 09/06/2021.

Theo báo Tuổi Trẻ online thì : "Sáng 9/6, Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh Kiên Giang đã tổ chức lễ công bố quyết định của tư lệnh Quân khu 9 về việc thành lập hải đội dân quân thường trực tỉnh Kiên Giang. Đây là địa phương đầu tiên trong 6 địa phương ven biển được lựa chọn thành lập hải đội dân quân thường trực trong giai đoạn 1".

Báo này trích lời ông Lâm Minh Thành, chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang cho biết :"Lực lượng dân quân thường trực trên biển còn có nhiệm vụ tuần tra, phối hợp với các lực lượng khác làm nhiệm vụ đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo, bảo vệ ngư trường, ngư dân. Phối hợp bảo vệ an ninh chính trị, bảo đảm trật tự an toàn xã hội, phòng chống tội phạm, tham gia cứu hộ, cứu nạn, vận tải, tiếp tế trên biển, sẵn sàng chiến đấu, phục vụ chiến đấu bảo vệ chủ quyền biển, đảo…".

Theo Tuổi Trẻ online : "Ngoài tổ chức thành lực lượng tương đương với lực lượng dân quân tự vệ ở các địa phương, hải đội dân quân thường trực của Kiên Giang được trang bị 9 tàu làm nhiệm vụ, trong đó có nhiều tàu công suất lớn đảm bảo đáp ứng hoạt động làm nhiệm vụ kinh tế quốc phòng ở các vùng biển xa bờ, trong điều kiện thời tiết biển động mạnh".

Vẫn theo báo này thì : "Kiên Giang là tỉnh ở cực Tây Nam của Việt Nam, có vùng biển rộng 63.000km2, có đội tàu đánh bắt xa bờ lớn nhất cả nước với khoảng 8.000 tàu. Vùng biển Tây Nam có vị trí chiến lược cả về kinh tế lẫn an ninh, quốc phòng".

Mặc dù vậy, không ai biết Việt Nam đã tổ chức được bao nhiêu đơn vị dân quân biển như Tỉnh Kiên Giang. Nhưng tại tỉnh Thanh Hóa, nơi có nhiều ngư dân cũng đã tổ chức xong lực lượng dân quân biển.

Báo Quân đội Nhân dân viết ngày 12/10/2021 : "Các chiến sĩ dân quân biển của tỉnh Thanh Hóa vẫn được ví như những "cột mốc sống", "tai mắt" trên biển khi vừa bám biển đánh bắt hải sản, phát triển kinh tế, vừa tích cực tham gia cùng các lực lượng bảo vệ ngư trường, chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.

Những năm qua, lực lượng này luôn được Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Thanh Hóa và cấp ủy, chính quyền địa phương quan tâm phát triển, đẩy mạnh công tác huấn luyện, nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu".

Cũng không rõ loại vũ khí nào được trang bị cho dân quân biển, nhưng tại Thanh Hóa, dơn vị này đã được tập bắn súng AK-47, song song với huấn luyện : "Phương pháp ngăn chặn các phương tiện xâm phạm chủ quyền biển, đảo ; một số hình thức cứu hộ, cứu nạn trên biển ; kỹ năng tuyên truyền cho ngư dân về biển, đảo Việt Nam ; phát hiện, xác định vị trí và cách thông báo, báo cáo các phương tiện bị nạn; huấn luyện võ thuật ; huấn luyện bắn trúng mục tiêu trên biển"...

Ngoài ra cũng có tin dân quân biển đã được tổ chức ở Bà Rịa-Vũng Tầu và Bộ Quốc phòng Việt Nam dự kiến sẽ tổ chức thêm dân quân biển ở 12 tỉnh ven biển khác.

Không có tin chi tiết về hoạt động xa bờ của lực lượng dân quân biển Việt Nam, nhưng tạp chí Naval and Merchant Ships của Trung Quốc đã cáo buộc : "Lực lượng dân quân biển của Việt Nam và các hoạt động của lực lượng này gần đảo Hải Nam, quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa đã đe dọa lực lượng thực thi pháp luật hàng hải và an ninh quốc phòng của Trung Quốc".

Tuy nhiên, ngày 29/4/2021, phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Đoàn Khắc Việt phản pháo : "Việt Nam bác bỏ những thông tin không đúng về lực lượng dân quân tự vệ biển của Việt Nam.

Ông nói : "Việt Nam thực hiện chính sách quốc phòng hòa bình, tự vệ và toàn dân. Theo Luật dân quân tự vệ năm 2019, dân quân tự vệ biển là một thành phần của lực lượng dân quân tự vệ Việt Nam, có chức năng, nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển và Tổ quốc, giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn trên biển đảo".

Lực lượng đôi bên

Bên cạnh "dân quân biển", cả hai nước Việt-Trung đều có các lực lượng Hải quân, Thủy quân lục chiến và Không quân để sử dụng khi xẩy ra chiến tranh. Việt Nam cũng có trên 1.000 lính đồn trú rải rác ở Trường Sa.

Nhưng Việt Nam không thể nào đánh thắng được Trung Quốc vì quân số ít, không đủ sân bay ở Trường Sa, và nhất là không có nhiều tàu chiến lớn và tầu sân bay như Trung Quốc.

Hiện nay, Trung Quốc có 2 tầu sân bay là Liêu Ninh, mua lại tầu cũ của Ukraine để tái chế bảo vệ phía bắc và Sơn Đông, do Trung Quốc tự chế để bảo vệ phía Nam. Tầu sân bay thứ 3 vẫn còn đang thiết kế tại xưởng đóng tàu Jiangnan ở Thượng Hải.

Theo các nhà nghiên cứu, mỗi tầu sân bay được trang bị máy bay tấn công, máy bay trực thăng, hỏa tiễn và các đại pháo khác.

Ngoài ra Trung Quốc còn có một lực lượng tầu ngầm trên dưới 50 chiếc được trang bị vũ khí tối tân, trong khi Việt Nam chỉ có 6 chiếc tuộc loại Kilo mua từ Nga.

Tên của 6 chiếc này là Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Khánh Hòa, Đà Nẵng và Bà Rịa-Vũng Tàu, được trang bị "tên lửa hành trình Kalibr. Điển hình có thể nói đến biến thể chống hạm 3M14E Klub-S có tầm bắn hơn 200km và biến thể tấn công mặt đất 3M54E có tầm bắn 300km" (theo VTC News).

Ngoài tầu ngầm, Việt Nam còn có phương tiện chiến tranh biển nào khác ?

Theo một bài viết trên báo điện tử VTC News (Đài Truyền hình kỹ thuật số) ngày 21/06/2021 thì : "Trong bảng xếp hạng sức mạnh hải quân thế giới năm 2021 của Global Firepower, Việt Nam đứng ở vị trí thứ 38 toàn cầu và thứ 5 ở khu vực Đông Nam Á với 65 tàu chiến các loại".

Tuy nhiên, đánh giá của Global Firepower bị báo chí Việt Nam phê bình không chính xác. Tờ Sputnik (Tiếng nói nước Nga) viết : "Tiến sĩ Phạm Cao Cường - Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu Châu Mỹ, Viện Hàn lâm khoa học và xã hội cho biết, Việt Nam đang có trong tay một lực lượng hải quân hiện đại nhất khu vực Đông Nam Á, Quân chủng Hải quân cũng đã hoàn tất việc xây dựng các lực lượng nòng cốt gồm : tàu mặt nước, tàu ngầm, không quân hải quân, hải quân đánh bộ, pháo binh – tên lửa bờ và đặc công hải quân".

"Theo dữ liệu của Global Firepower, Hải quân Việt Nam đang có trong biên chế 65 tàu chiến các loại, trong số đó có 4 tàu hộ vệ tên lửa, 7 tàu hộ vệ săn ngầm (phần lớn đã được thay tính năng), 13 tàu tên lửa tấn công nhanh, 8 tàu tên lửa, 12 tàu pháo, 5 tàu phóng lôi và một số tàu chiến khác".

Hải quân Việt Nam cũng có hai chiến hạm Đinh Tiên Hoàng và Lý Thái Tổ thuộc lớp tầu Gepard do Nga chế tạo. Cả hai tầu lớn này đếu trang bị vũ khí tối tân để tấn công trên bộ, mặt nước và tầu ngầm. Việt Nam cũng sở hữu lối 25 tầu quân vận để chở lính và tiếp tế.

Vũ khí kinh tế

Ngoài sức mạnh quân sự, Trung Quốc còn có vũ khí kinh tế để đe dọa Việt Nam bất cứ lúc nào, vì hầu hết nguyên liệu Việt Nam cần để sản xuất hàng hóa đều phải mua từ Trung Quốc. Thêm vào đó, Trung Quốc còn là thị trường xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam về các mặt hàng nông và thủy sản.

Bộ Công thương Việt Nam đã nhìn nhận thực tế này trong bản tin ngày 15/01/2021 : "Theo thống kê sơ bộ của Hải quan Việt Nam, kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam - Trung Quốc năm 2020 đạt 133,09 tỷ USD, tăng 13,8% so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó, xuất khẩu của Việt Nam tới Trung Quốc đạt 48,9 tỷ USD, tăng 17,9% ; nhập khẩu từ Trung Quốc đạt 84,1 tỷ USD, tăng 11,5% so với cùng kỳ. Nhập siêu từ thị trường Trung Quốc có giá trị 35,2 tỷ USD, tăng 3,74% so với năm 2019".

Việt Nam cũng nói : "Trung Quốc tiếp tục là đối tác thương mại lớn nhất, thị trường cung cấp hàng hóa lớn nhất và thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam (sau Mỹ). Động lực tăng trưởng chính của thương mại Việt Nam - Trung Quốc năm 2020 chủ yếu đến từ nhóm hàng chế biến chế tạo (đạt 37,07 tỷ USD, tăng 20,06%) và vật liệu xây dựng (đạt 3,12 tỷ USD, tăng 104,09%)…

Theo thống kê của Hải quan Trung Quốc, Việt Nam đã trở thành đối tác thương mại lớn thứ 6 của Trung Quốc trong năm 2020, tăng 2 bậc so với năm 2019. Việt Nam cũng đang là thị trường cung ứng hàng hóa lớn thứ 8 và là thị trường xuất khẩu lớn thứ 5 của Trung Quốc trên thế giới".

Do đó, bất kỳ sự xích mích chính trị hay quân sự nào giữa hai nước cũng sẽ là gánh nặng kinh tế cho Việt Nam. Bằng chứng này đã được chứng minh trong 10 năm chiến tranh biên giới và cuộc chiến ở Trường Sa năm 1988 giữa đôi bên.

Vì vậy, mặc dù Trung Quốc vẫn không ngừng tìm cơ hội để khiêu khích và gây khó khăn cho Việt Nam ở Biển Đông, nhưng lãnh đạo Việt Nam vẫn ngậm đắng nuốt cay để chịu trận vì biết rằng, bất kỳ thái độ chống đối Trung Quốc nào cũng chỉ mang lại hậu qủa khôn lường cho bản thân.

Đó là lý do tại sao Công an và Cảnh sát Việt Nam đã ra tay đàn áp các cuộc biểu tình tự phát của người dân Việt Nam chống Trung Quốc ở Hà Nội và Sài Gòn trước đây và ngay cả sau này.

Phạm Trần

(16/02/2022)

Published in Diễn đàn
vendredi, 28 janvier 2022 23:27

Tài liệu Mỹ về Biển Đông…

Tài liệu Mỹ về Biển Đông giúp ích nhiều trong tranh chấp với Trung Quốc

Ngày 12/01/2022 Bộ Ngoại giao Mỹ công bố tài liệu cập nhật về "Ranh giới trên biển". Bản nghiên cứu này xem xét các yêu sách hàng hải của Trung Quốc tại Biển Đông và đưa ra kết luật : những đòi hỏi chủ quyền của Bắc Kinh tại vùng biển này "không phù hợp" với luật pháp quốc tế đã được phản ánh trong Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982. 

   tailieu0

   Bản đồ căn cứ theo tuyên bố Tứ Sa của Trung Quốc về chủ quyền Biển Đông. Ảnh tháng 6/2014. AP

Đâu là những điểm nổi bật trong báo cáo mới của Hoa Kỳ về chủ quyền Biển Đông ? Mục đích của Bộ Ngoại giao Mỹ là gì và văn bản đó có giúp được gì cho các quốc gia đang có tranh chấp chủ quyền lãnh hải với Trung Quốc hay không ?

RFI tiếng Việt mời giáo sư Ngô Vĩnh Long, Đại học Maine- Hoa Kỳ phân tích về nghiên cứu mới của Mỹ : "Ranh giới trên biển - Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa : Các yêu sách tại Biển Đông".

RFI : Xin kính chào giáo sư Ngô Vĩnh Long, thưa ông, Cục Đại Dương và Các Vấn Đề Môi Trường-Khoa Học Quốc Tế trực thuộc Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ hôm 12/01/2022 cho công bố nghiên cứu mới về ranh giới ở Biển Đông nhằm mục đích gì và xin ông cho biết qua về những điểm nổi bật trong tài liệu đó ?

Ngô Vĩnh Long : Trước hết Mỹ đưa ra bản nghiên cứu này để cho biết là Hoa Kỳ không đồng ý với Trung Quốc trên vấn đề Biển Đông. Trung Quốc phá hoại luật biển quốc tế ở mơi nơi cho nên Mỹ phải đưa ra tài liệu nói rõ phân tích của Mỹ về biển nói chung, về Biển Đông nói riêng và theo văn bản mới này thì yêu sách của Trung Quốc làm suy yếu nghiêm trọng luật quốc tế về biển. Thứ hai nữa là Hoa Kỳ muốn cho biết những đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc là vô lý. Nếu chúng ta nhớ lại thì trước đây, Bắc Kinh đưa ra đòi hỏi "đường 9 đoạn" mà không có căn cứ gì hết, chỉ khoanh vùng rồi bảo đó là thuộc chủ quyền của Trung Quốc. Hoa Kỳ phản đối lập luận đó của Trung Quốc đặc biệt là sau phán quyết của Tòa Án Trọng Tài Quốc Tế La Haye hồi năm 2016, bác bỏ những đòi hỏi của Trung Quốc và xem những yêu sách đó là bất hợp pháp.

RFI : Giáo sư vừa nhắc đến phán quyết của Tòa trọng tài La Haye bác bỏ cái mà Trung Quốc gọi là "quyền lịch sử" để vin vào đó khẳng định chủ quyền ở Biển Đông. Tuy nhiên phán quyết năm 2016 không cấm cản Bắc Kinh tiếp tục cải tạo bồi đắp các thực thể ở Trường Sa và thậm chí cho rằng Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982 đã có những thiếu sót, để từ đó Trung Quốc tiếp tục bảo vệ những yêu sách hàng hải ở Biển Đông. Vậy tài liệu mang số 150 của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ về ranh giới trên biển căn cứ vào những cơ sở pháp lý nào để bác bỏ đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc tại Biển Đông ?

Ngô Vĩnh Long : Có hai vấn đề. Vấn đề lớn là Trung Quốc nói rằng tất cả các đảo ở Biển Đông là thuộc về Trung Quốc mặc dù trong số đó có nhiều bãi đá nửa chìm nửa nổi và Bắc Kinh xem tất cả những cái đó là "đảo", là một thực thể lớn thuộc về Trung Quốc. Điểm thứ hai, tài liệu vừa công bố của Mỹ xác định là việc Trung Quốc khẳng đỉnh chủ quyền lịch sử ở Biển Đông không có cơ sở pháp lý. Điều tôi muốn nói ở đây là năm 2014, Trung Quốc đã đưa ra tuyên bố Tứ Sa và theo tuyên bố đó thì những cái gì được gọi là "đảo", những thực thể bất luận chìm hay nổi, đều cũng dính liền với nhau. Thành thử theo luận điểm của Bắc Kinh, mỗi khu vực như vậy phải có một vùng nội thủy và đó là khu vực mà Trung Quốc không cho ai qua lại, bởi theo Bắc Kinh, đó là những vùng thuộc chủ quyền Trung Quốc. Thành thử tài liệu của Mỹ phản bác lập luận đó đồng thời giải thích thêm rằng có một số thực thể Bắc Kinh gọi là "đảo" để từ đó khoanh vùng 12 hải lý lãnh hải chung quanh nhưng trong số đó có những bãi đá mà chỉ có thể khoanh vùng lãnh hải chung quanh chừng 500 mét mà thôi. Việc Bắc Kinh khoanh vùng hết tất cả những thực thể đó và cấm các nước khác đi qua, theo Washington là điều bất hợp pháp, đi ngược lại với luật pháp quốc tế.

Một lý do khác nữa khiến Mỹ phải công bố tài liệu về chủ quyền Biển Đông bởi Trung Quốc "đánh lận con đen" : Bắc Kinh đưa ra chính sách Tứ Sa nhằm để cho công luận không biết Trung Quốc muốn nói cái gì. Trung Quốc muốn một số các quốc gia khác phải bận tâm về chủ quyền, cứ phải cãi với Trung Quốc hoài về chủ quyền biển đảo trong lúc mà Trung Quốc thì đưa ra không biết bao nhiêu tài liệu để khẳng định cái gọi là "cở sở pháp lý" của họ. Do vậy tài liệu vừa công bố của Mỹ cho phép các bên tranh chấp phản bác lại Trung Quốc. Nghiên cứu của Mỹ nhờ vậy sẽ giúp ích cho các quốc gia khác dễ nói hơn.

RFI : Đâu là những khác biệt trong tuyên bố về bản đồ "đường lưỡi bò" của Trung Quốc với tuyên bố Tứ Sa thưa giáo sư Ngô Vĩnh Long ?

Ngô Vĩnh Long : Khi trước, khi đưa ra bản đồ 9 đoạn còn được gọi là bản đồ đường lưỡi bò, thì Trung Quốc rất mập mờ, khoanh cả một vùng rất lớn (để khẳng định chủ quyền). Bây giờ với Tứ Sa, Bắc Kinh cũng khoanh vùng nhưng đồng thời chia vùng. Tứ Sa gồm có Đông Sa, Tây Sa, Trung Sa và Nam Sa. Họ chia vùng để làm chi vậy ? Trước hết, như đã nói, là cho phép Trung Quốc khẳng định rằng các đảo mà trong đó có cả những bãi đá nửa chìm nửa nổi, hợp lại thành cả một vùng. Bây giờ nếu như có tranh chấp với Việt Nam hay Đài Loan chẳng hạn, đó có thể là tranh chấp trong khu vực Bắc Kinh gọi là Đông Sa. Như vậy các nước khác, như Philippines chỉ quan tâm đến Trung Sa hay Nam Sa sẽ không có lý do để lên tiếng về Đông Sa. Manila sẽ không can thiệp vào tranh chấp ở Đông Sa. Còn trong trường hợp có tranh chấp ở Nam Sa thì các bên không can dự sẽ không nhập cuộc. Chia vùng như vậy cho phép Trung Quốc tranh đấu với các nước chung quanh vùng biển liên quan và rất khó để cho các nước khác hợp nhau lại chống đối những đòi hỏi của Trung Quốc.

RFI : Một bên thì có báo cáo về ranh giới trên Biển Đông và phía bên kia thì có tuyên bố Tứ Sa, vậy bước kế tiếp trong các cuộc tranh cãi chủ quyền lãnh hải sẽ là gì ?

Ngô Vĩnh Long : Tôi nghĩ bước kết tiếp Mỹ tiếp tục đưa thuyền vào những vùng mà Trung Quốc gọi là lãnh hải hay tiếp giáp lãnh hải và việc này giúp cho các nước có tranh chấp trong khu vực thêm tự tin. Họ tự tin là Hoa Kỳ sẵn sàng đối lại với Trung Quốc trên Biển Đông đặc biệt là trên việc Bắc Kinh đòi đặc quyền kinh tế trên thềm lục địa ở các vùng đảo của Trung Quốc mà Trung Quốc gọi là Nam Hải Chư Đảo tức là gắn kết tất cả vùng Tứ Sa thành một khối lớn, đòi hỏi chủ quyền với cả 80-90 % diện tích Biển Đông.

RFI : Tài liệu được cập nhật của Hoa Kỳ về hàng hải ở Biển Đông giúp ích gì cho các quốc gia có tranh chấp chủ quyền lãnh hải với Trung Quốc ?

Ngô Vĩnh Long : Văn bản đó giúp ích được nhiều. Chẳng hạn như khi Trung Quốc đòi hỏi quá đáng với những nước như Việt Nam hay Malaysia thì các nước cận biển ở Biển Đông có thể đưa ra tài liệu của Mỹ, lấy đó làm cơ sở, bởi đó là nghiên cứu trùng hợp với Luật Biển Quốc Tế. Như vậy các quốc gia có tranh chấp với Trung Quốc khỏi phải đưa ra những phân tích riêng của mình, mà những phân tích đó có thể mâu thuẫn trực tiếp với Trung Quốc.

RFI : RFI tiếng Việt thành thật cảm ơn giáo sư Ngô Vĩnh Long, trường Đại học Maine, Hoa Kỳ.

Thanh Hà thực hiện

Nguồn : RFI, 28/01/2022

Published in Diễn đàn

Trung Quốc và các kế hoạch thôn tính lãnh thổ trong tương lai

Võ Sa Hà, RFA 25/01/2022

Trung Quốc đe dọa hầu hết các quốc gia láng giềng

Trong thập kỷ qua, các bên tranh chấp ở Đông Nam Á, đặc biệt là Philippines và Việt Nam, ngày càng cảm thấy lo ngại với Trung Quốc, khi Bắc Kinh tăng cường các hành động hung hăng trên Biển Đông và xây dựng đảo nhân tạo trên các thực thể thuộc quần đảo Trường Sa.

ammuu1

Lính Trung Quốc đi tuần ở đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa đang tranh chấp với Việt Nam. Reuters

Tháng 11 năm qua, Chủ tịch Tập Cận Bình đã tìm cách trấn an các nước láng giềng Đông Nam Á bằng một lời hứa rằng ông "tuyệt đối sẽ không tìm kiếm bá quyền hoặc bắt nạt những quốc gia nhỏ". Ngay sau đó, các tàu tuần duyên của Trung Quốc lại làm điều hoàn toàn ngược lại. Trung Quốc ra sức quấy rối các tàu thăm dò dầu khí của Indonesia và Malaysia, để chứng tỏ quyết tâm của Bắc Kinh đối với Biển Đông.

Bắc Kinh đã "can thiệp" vào các nỗ lực khảo sát vùng biển Malaysia để tìm khí đốt và dầu mỏ khiến Kuala Lumpur triệu tập phái viên Trung Quốc hai lần trong năm ngoái để phản đối. Bắc Kinh cũng đã ra lệnh cho Jakarta ngừng khoan gần quần đảo Natuna với lý do quần đảo này nằm trong "lãnh thổ Trung Quốc". Bắc Kinh đã cử một tàu khảo sát, đi cùng với các tàu tuần duyên và hải quân, để quấy rối hoạt động thăm dò này.

Việt Nam, Malaysia, Philippines và khu vực Đài Loan từ lâu đã cáo buộc Bắc Kinh sử dụng các tàu cá bán quân sự để thực thi các yêu sách của mình. Tất cả các nước và vùng lãnh thổ trên đều gặp phải sự phản đối quyết liệt của Trung Quốc khi thực hiện các hoạt động khai thác dầu và khí đốt trong vùng biển của họ.

Tranh chấp Biển Đông chỉ là một trong nhiều tranh chấp lãnh thổ với các quốc gia láng giềng khác của Trung Quốc. Ấn Độ cũng cáo buộc Trung Quốc chiếm đóng tới 38.000km2 diện tích vùng Aksai Chin (1). Bắc Kinh cũng ra yêu sách với bang Arunachal Pradesh (2) và vùng lãnh thổ Ladakh. Hai nước từng xung đột tại thung lũng Galwan phía Đông Ladakh (3) hồi năm 2020.

Ngoài ra, Trung Quốc cũng đang vướng vào các tranh cãi về biên giới với Nepal tại 3 khu vực quan trọng tại Dolakha, và 2 địa điểm gần dãy Everest. Một số nguồn tin cho biết Trung Quốc đã chiếm đóng trái phép 10 khu vực chiến lược trên khắp Nepal và ra yêu sách với một phần lãnh thổ quốc gia này viện cớ chứng cứ lịch sử từ chiến tranh Trung Hoa-Nepal (1788-1792) (4). Thậm chí, Bắc Kinh còn tuyên bố một số vùng đất của Nepal thuộc về Tây Tạng, và vì vậy đương nhiên phải thuộc về Trung Quốc. 

Trung Quốc cũng nhiều lần đưa ra những chứng cứ lịch sử để tuyên bố chủ quyền với các khu vực thuộc Mông Cổ, Hàn Quốc và Triều Tiên. Bắc Kinh cũng đòi hỏi quyền kiểm soát một phần lãnh thổ của Lào, Campuchia, Kyrgyzstan, Kazakhstan, và Tajikistan với luận điệu tương tự. Bhutan, Nga, Singapore, Thái Lan và Nhật Bản cũng có các tranh cãi với Trung Quốc về một số vùng lãnh thổ (5). 

Các tham vọng lãnh thổ ẩn giấu

Có nhiều lý do dẫn đến nhiều tranh chấp lãnh thổ của Trung Quốc như vậy. Thứ nhất, đó là thời xa xưa, Trung Quốc đã xâm chiếm và cai trị nhiều quốc gia láng giềng. Sau này, nhiều quốc gia đã nổi dậy, giành độc lập nhưng vấn đề lãnh thổ không được giải quyết thấu đáo.

Ngoài ra, tư duy luật pháp để xây dựng đường biên giới bắt đầu từ phương Tây, sau này mới lan sang Trung Quốc. Chính vì vậy, có nhiều bất đồng về các hiệp định biên giới mà Trung Quốc cho rằng họ đã bị các nước phương Tây ép buộc ký kết các hiệp ước biên giới bất lợi cho họ.

Tuy nhiên, cũng có lý do Trung Quốc lợi dụng những điều không rõ ràng này, cộng với sức mạnh của mình, để nhằm chiếm đoạt lãnh thổ của các quốc gia khác, mà Biển Đông là ví dụ tiêu biểu. Nhà nghiên cứu Helena Legarda từ Viện Nghiên cứu Trung Quốc Mercator cho biết phần lớn đường biên giới trên đất liền của Trung Quốc được vẽ khi quốc gia này thành lập thực sự rất mơ hồ và thậm chí không được phân định rõ ràng ở một số nơi (6).

Thêm nữa, "cơn khát" tài nguyên và tham vọng trở thành bá chủ khu vực là lý do tiềm ẩn đằng sau những tranh chấp lãnh thổ lâu năm của Trung Quốc. Quần đảo Trường Sa và các khu vực lân cận ở Biển Đông giàu tài nguyên và việc chiếm quyền kiểm soát khu vực này sẽ mang lại lợi ích đáng kể cho nền kinh tế Trung Quốc, một trong những nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Tham vọng lãnh thổ của Trung Quốc, cùng tinh thần tự hào dân tộc và lịch sử gắn liền với các triều đại thành công trị vì đất nước trong quá khứ đã tồn tại từ lâu. Cách đây khoảng 8 năm, một bài báo được đăng tải trên cổng thông tin trực tuyến Sohu (có trụ sở tại Bắc Kinh), đã liệt kê sáu cuộc chiến tranh "không thể tránh khỏi" mà Trung Quốc phải thực hiện trong giai đoạn 2020-2050 (7). Theo tác giả bài viết, đó là cuộc chiến thống nhất Đài Loan vào năm 2025, tiếp theo là việc đánh chiếm quần đảo Trường Sa trước năm 2030, sáp nhập Nam Tây Tạng (Arunachal Pradesh) từ Ấn Độ vào năm 2040 và giành lại quần đảo Senkaku từ Nhật Bản vào năm 2050, hợp nhất vùng Ngoại Mông và lấy lại những vùng đất đã mất từ Nga. Tác giả bài viết trên Sohu cũng cho rằng những bước đi này sẽ là những cột mốc quan trọng trước khi Trung Quốc giành được vị thế bá chủ toàn cầu.

Đây chính là chỉ báo khá rõ ràng về tư duy của người Trung Quốc cũng như tham vọng và tư tưởng dân tộc mà họ đã dung dưỡng suốt nhiều năm.

ammuu2

Tàu hải cảnh của Trung Quốc đi vào vùng nước gần quần đảo Senkaku do Nhật kiểm soát ở biển Hoa Đông hồi năm 2016. AFP

Làm sao để chống lại các đe dọa này từ Trung Quốc ?

Sự gia tăng sức mạnh quân sự một cách nhanh chóng cùng với các tham vọng lãnh thổ của Trung Quốc đã gây ra quan ngại lớn cho nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là Mỹ. Chính vì vậy, Mỹ đã phát động một cuộc cạnh tranh nhiều mặt để nhằm "kiềm chế" các hành động hung hăng, phá huỷ "trật tự thế giới dựa trên luật lệ" mà Mỹ và và các nước phương Tây đã tạo dựng ra từ sau Chiến tranh Thế giới lần thứ 2.

Trong bối cảnh đó, thách thức rất lớn đối với các nước nhỏ như Việt Nam là phải tạo thế "cân bằng" tương đối trong quan hệ với các nước lớn, không quá thiên về bất kỳ nước lớn nào để trở thành đối đầu với cường quốc khác, hứng chịu xung đột vũ trang và chiến tranh.

Mặc dù Việt Nam đang cố gắng tận dụng thời cơ này khi tăng cường quan hệ với cả Mỹ và Trung Quốc, không nghiêng hẳn về bên nào, không để bị biến thành lệ thuộc vào nước lớn nào. Tuy nhiên, với các tham vọng lãnh thổ và cách hành xử hung hăng của Trung Quốc, sớm hay muộn, Việt Nam cũng sẽ bị Trung Quốc uy hiếp.

Thực tế hiện nay, sự trỗi dậy nhanh chóng của Trung Quốc cũng đã dẫn đến sự thay đổi mạnh mẽ trong việc tập hợp lực lượng. Các nước không còn chú trọng gắn kết với nhau theo ý thức hệ như trước, mà dựa trên những lợi ích đan xen về kinh tế, chính trị, an ninh với mục tiêu chính là phục vụ cho lợi ích quốc gia, đồng thời bảo vệ lợi ích của mình trên thế giới. Đây chính là tư duy quan trọng để Việt Nam cần tỉnh táo trước những "cám dỗ" của Trung Quốc như cùng nhau xây dựng "Cộng đồng chung vận mệnh", trong đó Trung Quốc luôn đưa ra ý tưởng lừa mị như cùng nhau xây dựng "Chủ nghĩa xã hội".

Việt Nam cần phải một mặt xây dựng sức mạnh quốc phòng đủ mạnh để đáp trả và gây thiệt hại đáng kể nếu Trung Quốc có hành vi xâm lấn lãnh thổ. Đồng thời, Việt Nam cũng cần đóng vai trò tích cực trong việc thúc đẩy một "trật tự thế giới dựa trên luật lệ", mà ở đó, những nước nhỏ như Việt Nam sẽ được hưởng lợi trước sự đe dọa của cường quốc như Trung Quốc.

Võ Sa Hà

Nguồn : RFA, 25/01/2022

Tham khảo :

1. https://www.indiatoday.in/india/story/how-china-captured-aksai-chin-1691562-2020-06-22

2. https://economictimes.indiatimes.com/news/india/china-says-arunachal-pradesh-part-of-it-since-ancient-times/articleshow/88618947.cms

3. https://carnegieendowment.org/2020/06/04/hustling-in-himalayas-sino-indian-border-confrontation-pub-81979

4. https://www.southasiamonitor.org/china-watch/survey-document-shows-chinese-encroachment-seven-districts-nepal

5. https ://eurasiantimes.com/19-territorial-disputes-china-aims-to-settle-scores-with-all-neighbours/

6. https://www.dw.com/en/whats-behind-chinas-border-disputes/av-54332051

7. https://eurasiantimes.com/china-will-conquer-taiwan-by-2025-indias-arunachal-pradesh-by-2040/

**********************

Trung Quốc "vu vạ" ngư dân Việt Nam cướp tàu cá nước khác ở Biển Đông

Lưu Kiếm Thanh, RFA, 24/01/2022


"Miệng nam mô, bụng một bồ dao găm"

Mới đây, trong một diễn đàn trực tuyến do Đại sứ quán Trung Quốc tại Philippines và một nhóm vận động địa phương tổ chức ở thủ đô Manila, Philippines ngày 17/01, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị cho biết nước này sẽ không dùng sức mạnh để "bắt nạt" các láng giềng, nhấn mạnh sẽ giải quyết bất đồng ở Biển Đông một cách hòa bình. Ông này nói : "Việc chỉ chú trọng vào tuyên bố chủ quyền của một bên và áp đặt ý chí của mình lên những bên khác không phải cách mà các láng giềng đối xử với nhau. Điều này đi ngược lại triết lý phương Đông về sự hòa hợp giữa con người" (?). Với Philippines, ông mong muốn hai bên có thể "giải quyết hợp lý các vấn đề dựa trên tinh thần thiện chí và thực tế", đồng thời khẳng định Bắc Kinh sẽ "không sử dụng sức mạnh của mình để chèn ép các nước nhỏ hơn" (1).

ammuu3

Tàu cá ngư dân Việt Nam ở đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi năm 2012 - AFP

Tuyên bố này của Ngoại trưởng Trung Quốc đưa ra sau chỉ vài ngày khi Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 12/1 đã công bố một báo cáo trong đó đưa ra những lập luận pháp lý bác bỏ các yêu sách phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông, đồng thời kêu gọi nước này ngừng các hoạt động cưỡng ép và bất hợp pháp ở khu vực.. Bắc Kinh đã phản ứng gay gắt với báo cáo này.

Với tuyên bố của ông Vương Nghị, liệu Trung Quốc thay đổi quan điểm ? hay đơn thuần đây chỉ là động thái "lừa phỉnh" để "trấn an" các nước ở Biển Đông ?

Có rất nhiều hành động của Trung Quốc gần đây đã cho thấy những lời nói trên của ông Vương Nghị không thể tin được.

Từ "đường chín đoạn" cho đến "Tứ Sa"

Báo chí mới đây dẫn lời Ngoại trưởng Malaysia Saifuddin Abdullah phát biểu hồi tuần trước lưu ý rằng Bắc Kinh hiện "không nhắc đến 'đường 9 đoạn", mà tập trung nhiều hơn để biện minh về cái mà họ gọi là "Tứ Sa". Ông Saifuddin Abdullah nói rằng các nước ASEAN cũng đã nhận ra sự thay đổi này trong cách lập luận của Bắc Kinh và yêu sách này "thậm chí nguy hiểm hơn" yêu sách cũ (2)

Khu vực mà Trung Quốc gọi là "Tứ Sa" là bốn nhóm đảo ở Biển Đông mà Bắc Kinh nói rằng họ có "quyền lịch sử" đối với nhóm đảo này, gồm Đông Sa (Dongsha Qundao), quần đảo Hoàng Sa (Xisha Qundao), khu vực bãi ngầm Macclesfield (Zhongsha Qundao) và quần đảo Trường Sa (Nansha Qundao). Còn yêu sách mà Bắc Kinh có thể đang muốn làm lu mờ - yêu sách "đường 9 đoạn" - là một đường hình chữ U bao quanh hầu hết Biển Đông mà Trung Quốc lâu nay đã và đang sử dụng đòi hỏi và tuyên bố yêu sách chủ quyền của họ trên vùng biển tranh chấp này.

Như vậy, chúng ta có thể thấy, sự "lươn lẹo" của Trung Quốc đối với các vấn đề chủ quyền ở Biển Đông ra sao.

Các hành động đe dọa vẫn tiếp diễn

Ông Vương Nghị nói rất hay, nhưng mà người ta vẫn chưa dễ quên được khi mà chỉ chưa đầy hai tháng trước, Trung Quốc còn phái ba tàu hải cảnh phun vòi rồng, buộc hai tàu tiếp tế dân sự của Philippines phải quay đầu tại bãi Cỏ Mây thuộc quần đảo Trường Sa.

Thời báo Hoàn Cầu (Trung Quốc) ngày 19/1 lại đưa tin các lực lượng thuộc Chiến khu miền Nam của Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) vừa tiến hành tập trận huấn luyện bắn đạn thật ở Biển Đông. (3)

Các hành động hung hăng, đe dọa các quốc gia nhỏ yếu khác ở Biển Đông luôn xảy ra như vậy mà ông Vương Nghị nói chuyện đạo lý, liệu nghe có lọt tai chăng ?

Vu vạ dân quân biển Việt Nam

Cũng cách đây không lâu, tờ Nhân Dân Nhật Báo của Trung Quốc ngày 7/1 đăng bài bài của Ding Duo, Phó giám đốc Viện nghiên cứu Quốc gia Trung Quốc về Biển Hoa Nam (Biển Đông), phân tích về lực lượng "tàu đánh cá vũ trang" của Việt Nam với chiến thuật du kích nhằm chống lại lực lượng Trung Quốc trên biển (4).

Tác giả bài báo viết rằng : "Các ngư dân từ Trung Quốc, Malaysia và Indonesia cho biết họ đã bị các tàu đánh cá nước ngoài cướp và đe dọa ở Biển Đông trong những năm gần đây. Hơn chục thuyền viên trẻ trên những tàu đánh cá dị thường này có thể nói thông thạo tiếng Việt và họ cũng được trang bị vũ khí hạng nhẹ như súng lục và súng tiểu liên. Theo mô tả của ngư dân các nước, những tàu đánh cá vũ trang này rất có thể là của lực lượng dân quân biển Việt Nam.

Trong hơn một thập kỷ, Việt Nam đã sử dụng nguồn nhân lực và vật lực rất lớn để phát triển lực lượng dân quân biển. Lực lượng dân quân biển đóng vai trò là "con mắt" của Hải quân và Cảnh sát biển Việt Nam, thậm chí còn tham gia các cuộc đối đầu trên biển, không chỉ chèn ép mà còn đe dọa trực tiếp đến hoạt động và an toàn của tàu cá và tàu chấp pháp Trung Quốc".

Cái kiểu "vu vạ", "ngậm máu phun người" này của Trung Quốc, người dân thế giới không lạ gì.

Khoản 1, Điều 2 của Luật dân quân tự vệ 2019 của Việt Nam quy định rõ : "Dân quân tự vệ là lực lượng vũ trang quần chúng không thoát ly sản xuất, công tác, được tổ chức ở địa phương gọi là dân quân, được tổ chức ở cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế (sau đây gọi chung là cơ quan, tổ chức) gọi là tự vệ". Khoản 5 điều 2, Luật Dân quân tự vệ định nghĩa : "Dân quân tự vệ biển là lực lượng làm nhiệm vụ trên các hải đảo, vùng biển Việt Nam".

Như vậy, ta có thể thấy mục tiêu lớn nhất của lực lượng dân quân biển Việt Nam là lực lượng tại chỗ để tích cực tham gia các hoạt động phòng tránh, giảm nhẹ và khắc phục hậu quả thiên tai. Ngoài ra, do thực tế tình hình các ngư dân Việt Nam vẫn còn có các hoạt động đánh bắt thủy hải sản trên vùng biển thuộc chủ quyền của nước ngoài, dẫn đến nhiều hệ lụy về pháp lý quốc tế, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế biển của Việt Nam. Do đó, lực lượng dân quân tự vệ biển còn có nhiệm vụ tuyên truyền phổ biến pháp luật về chủ quyền quốc gia, về tuân thủ các điều luật quốc gia và quốc tế, giữ gìn vùng biển và hải đảo hòa bình, ổn định và phát triển. Thêm nữa, tùy theo vị trí chiến lược và tầm quan trọng của cơ sở sản xuất, khai thác tài nguyên biển mà các đơn vị dân quân tự vệ được trang bị các loại vũ khí, khí tài phù hợp, được huấn luyện kỹ chiến thuật thích hợp để phối hợp với Hải quân Nhân dân Việt Nam sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu tích cực để bảo vệ chủ quyền biển đảo.

Trong một lần trả lời báo chí, Nhà nghiên cứu Nguyễn Thế Phương từ Việt Nam cho biết : Dân quân biển của Việt Nam phần lớn là ngư dân bản địa, hàng ngày vẫn đi đánh cá, ít được huấn luyện, chỉ được hưởng phụ cấp, không có lương… hầu hết tàu cá của Việt Nam chỉ là tàu vỏ gỗ, chủ yếu đánh bắt gần bờ trong khi tàu dân quân biển Trung Quốc đều là tàu vỏ thép, được trang bị thiết bị vệ tinh, có thể đi xa bờ dài ngày và có khả năng chịu va chạm tốt" (5).

Như vậy là chúng ta đã thấy sự khác nhau rõ rệt giữa dân quân biển Việt Nam và dân quân biển Trung Quốc. Dân quân biển Trung Quốc là công cụ của nhà nước, sử dụng chiến thuật "vùng xám" để đi gây hấn, xâm chiếm, cưỡng bức, đe dọa tại vùng biển của các quốc gia khác. Còn dân quân biển Việt Nam chỉ hoạt động tại vùng biển Việt Nam, chủ yếu là hoạt động đánh bắt trên biển và hỗ trợ ngư dân.

Chính vì vậy, Người phát ngôn Lê Thị Thu Hằng cho rằng thông tin từ China Daily là thông tin không đúng sự thật và Việt Nam hoàn toàn bác bỏ : "Việt Nam kiên trì chính sách quốc phòng an ninh hòa bình và tự vệ. Hoạt động của các lực lượng chức năng Việt Nam tuyệt đối tuân theo pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế, nhất là Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982.

Cùng với đó, Việt Nam luôn nỗ lực đóng góp vào việc duy trì khu vực Biển Đông hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn hợp tác và phát triển, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS năm 1982. Chúng tôi kêu gọi các quốc gia trong và ngoài khu vực cùng đóng góp thiết thực và có trách nhiệm vào mục tiêu này" (6)

Lưu Kiếm Thanh

Nguồn : RFA, 24/01/2022

Tham khảo :

1. https://www.reuters.com/world/china/china-wont-bully-neighbours-over-s-china-sea-foreign-minister-says-2022-01-17/

2. https://www.rfa.org/english/news/china/malaysia-southchinasea-01182022151031.html#.YefJ8yoT_LE.twitter

3. https://www.globaltimes.cn/page/202201/1246499.shtml

4. https://global.chinadaily.com.cn/a/202201/07/WS61d7a545a310cdd39bc7fb50.html

5. https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/vietnam-militia-squadron-cannot-threaten-china-06142021140931.html

6. https://baoquocte.vn/viet-nam-phu-nhan-thong-tin-xay-dung-luc-luong-dan-quan-tu-ve-tren-bien-171580.html

Published in Diễn đàn

Không ai muốn thấy chiến tranh giữa Việt Nam và Trung Quốc, nhưng hoạt động của lực lượng dân quân biển đôi bên đang nhen nhúm ngòi thuốc nổ ở Biển Đông.

dqb1

Hoạt động của lực lượng dân quân biển Trung Quốc nhen nhúm ngòi thuốc nổ ở Biển Đông.

Chuyện này có vẻ khó tin vì lãnh đạo hai nước vẫn tiếp tục cam kết bảo vệ mối giao hảo truyền thống giữa hai dân tộc được phía Việt Nam đề cao "vừa là đống chí, vừa là anh em", sau 72 năm hai nước bang giao (18/01/1950 – 18/01/2022).

Rõ hơn, trong Thư Chúc mừng Năm mới ngày 25/01/2022 (tức ngày 23 tháng Chạp năm Tân Sửu), giữa Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình, họ đã "nhất trí duy trì trao đổi thường xuyên, định hướng quan hệ Việt Nam - Trung Quốc phát triển tốt đẹp theo tinh thần láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt và đối tác tốt (tinh thần 4 Tốt) ; đề nghị các bộ ngành và địa phương hai nước thực hiện nghiêm túc nhận thức chung cấp cao, đẩy mạnh hợp tác thực chất về kinh tế - thương mại và đầu tư, thúc đẩy giao lưu nhân dân với nhiều hình thức phong phú, hợp tác chặt chẽ trong phòng chống dịch bệnh, kiểm soát và xử lý tốt bất đồng trên cơ sở đàm phán hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, góp phần đưa quan hệ láng giềng hữu nghị, đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc phát triển lành mạnh, bền vững, đáp ứng lợi ích căn bản, lâu dài của hai Đảng, hai nước và nhân dân hai nước, vì hòa bình, ổn định, hợp tác và thịnh vượng của khu vực và thế giới" (Báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam, 25/1/2022".    

Nhưng lịch sử chiến tranh Việt-Trung trong thế kỷ 20 đã chứng minh ngược lại với những tuyên bố thân hữu của các thế hệ cầm quyền hai nước, sau những năm son sắt giữa Mao Trạch Đông và Hồ Chí Minh. Trong đó có phương châm 16 chữ vàng "láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai" đã được lập lại tại Hội nghị Thành Đô (tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc) của lãnh đạo hai nước trong 2 ngày 3-4/9/1990.

Cuộc chiến biên giới

Bằng chứng bất thân thiện đầu tiên là Trung Quốc đã chiếm quần đảo Hoàng Sa ngày 19/01/1974, khi ấy thuộc quyền kiểm soát của Việt Nam Cộng Hòa. Phía cộng sản miền Bắc, Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, đã không dám lên tiếng, viện lý do Hoàng Sa không thuộc quyền kiểm soát của mình.

Tưởng rằng thái độ im lặng chính trị này và những gì Mao Trạch Đông và Hồ Chí Minh để lại sẽ liên kết chặt chẽ hai đảng cầm quyền sau khi quân cộng sản tiên chiếm Việt Nam Cộng Hòa ngày 30/4/1975. Nào ngờ, vào ngày 17/2/1979, Trung Quốc, dưới thời Đặng Tiểu Bình cầm quyền, đã xua 600.000 quân có xe tăng và trọng pháo yểm trợ vượt biên giới tấn công vào 6 tỉnh dọc biên giới Việt-Trung gồm Lạng SơnLào CaiCao Bằng, Hà Tuyên (tên mới là Hà Giang), Hoàng Liên Sơn và Lai Châu.

dqb2

Ngày 17/2/1979, Trung Quốc đã xua 600.000 quân có xe tăng và trọng pháo yểm trợ vượt biên giới tấn công vào 6 tỉnh dọc biên giới Việt Nam

Phía Trung Quốc gọi là cuộc "đánh trả tự vệ trước Việt Nam". Phía Việt Nam thì gọi là "chiến tranh bảo vệ biên giới phía bắc", hay "cuộc chiến chống bè lũ bành trướng phương Bắc".

Đến ngày 18/03/1979 quân Trung Quốc đã hoàn toàn rút khỏi Việt Nam. Theo tuyên bố của Bắc Kinh : quân Trung Quốc có 6.954 người chết, 14.800 người bị thương và 240 người bị bắt. Việt Nam chỉ nói có 10.000 dân thường tử nạn, nhưng giấu thương vong của quân chính quy và dân quân tự vệ.

Ngược lại, theo Bách khoa toàn thư mở thì Trung Quốc nói số thường dân Việt Nam tử vong là 30.000 ; quân chính quy Việt Nam bị loại là 57.000, số du kích quân thiệt mạng là 70.000 người.

Tuy nhiên, quân đội hai bên vẫn tiếp tục đánh nhau để giành quyền kiểm soát một số điểm cao dọc biên giới từ ngày 28/4/1984 tại tỉnh Tuyên Quang (nay là Hà Giang).

Trung Quốc có lúc đã huy động khoảng 50.000 quân để đương đầu với 9 Sư đoàn Việt Nam (mỗi Sư đoàn, nếu đủ quân số sẽ vào khoảng tứ 12 đến 15.000 lính).

Trong số các vị trí bị quân Trung Quốc tấn chiếm, quan trọng nhất là điểm cao 1509 mà người Hoa gọi là Lão Sơn, hay Núi Đất, một vị trí chiến lược quan trọng nằm trên đường biên giới thuộc khu vực Vỵ Xuyên, tỉnh Tuyên Quang.

Cuộc chiến ở Vỵ Xuyên được cả hai phía coi là "cực kỳ khốc liệt" kết thúc năm 1989. Phía Việt Nam nhận có hơn 4.000 lính hy sinh và "hàng ngàn người bị thương". Tuy nhiên, không rõ hơn 2.000 xác lính Việt Nam nằm lại chiến trường Vỵ Xuyên có được đếm trong số thương vong của Việt Nam hay không. Trung Quốc không hề công bố thiệt hại của họ, nhưng phía Việt Nam nói đã loại khỏi vòng chiến lối 7.500 lính Trung Quốc. Một số hình tại mặt trận do phía Việt Nam phổ biến cho thấy hàng trăm xác lính Tầu nằm ngổn ngang và vắt vẻo trên nhiều khe núi.

Campuchia và Trường Sa

Lý do Đặng Tiểu Bình mở cuộc tấn công Việt Nam được chính ông ta gọi là để "dậy cho Việt Nam một bài học". Nhưng, cuộc chiến chỉ xẩy ra sau khi Việt Nam xâm lược Campuchia ngày 25/12/1978 để trả đũa quân Khmer đỏ, một đồng minh của Trung Quốc, đã tấn công vào vùng Tây Nam của Việt Nam để đòi đất sau năm 1975.

Chẳng may quân Việt Nam đã bị sa lầy ở Campuchia cho đến ngày 26/09/1989. Như vậy sau 10 năm chiếm đóng xứ Chùa tháp, số thương vong của Việt Nam được Bách khoa Toàn thư mở ước tính vào khoảng gần 60.000 người, kể cả thường dân.

Phía Campuchia có khoảng 100.000 quân Khmer đỏ bị loại khỏi vòng chiến và hàng ngàn người dân chết do chiến tranh và thiếu ăn.

dqb3

Tháng 12/1979, quân Khmer đỏ tiến công vào vùng biên giới Tây Nam Việt Nam

Hậu quả tinh thần để lại của cuộc chiến Việt-Campuchia là người Miên không mang ơn Việt Nam đã đánh bại Khmer đỏ để kết thúc cuộc diệt chủng của Pol Pot, được nói đã có từ 1 đến 2 triệu người Miên bị giết và chết vì đói, mà càng hận thù người Việt hơn bao giờ hết.

Song song với mặt trận Campuchia, Hải quân Trung Quốc đã đánh chiếm thêm 7 đảo, đá của Việt Nam ở Trường Sa từ ngày 14/03/1988, trước sự bất lực của Ban lãnh đạo Đảng cộng sản Việt Nam ở Hà Nội.

Các bãi đá bị chiếm gồm : Châu Viên, Chữ Thập, cụm đá Ga Ven, Gạc Ma, Tư Nghĩa, Vành Khăn và Xu Bi. Cho đến năm 2016, Trung Quốc đã tân tạo xong và biến các vị trí này thành căn cứ quân sự có lính đồn trú, sân bay và bến cảng, đe dọa trực tiếp Việt Nam từ phía đông.

Nhưng phía Việt Nam cũng không "bình chân như vại" mà đã xây dựng và tân tạo nhiều vị trí chiến lược. Trong số 21 đảo và đá do Việt Nam kiểm soát ở Trường Sa, gồm có các đảo An Bang, Nam Yết, Sinh Tồn, Sinh Tồn Đông, Sơn Ca, Trường Sa lớn, Song Tử Tây, Cô Lin, và các đá, hay rạn san hô : Đá Đông, Đá Lát, Đá Len Đao, Đá Lớn, Đá Nam, Đá Núi Thị, Đá Núi Le, Đá Phan Vinh, Đá Tây, Đá (Bãi) Thuyền Chài, Đá Tiến Nữ, Đá Tốc Tan và Đảo Trường Sa Đông.

Theo ghi nhận của Bách khoa Toàn thư mở thì từ : "1990 đến 2008, Việt Nam kiểm soát thêm 10 điểm, từ 2008 đến 2014 thì kiểm soát thêm 18 điểm tại quần đảo. Theo báo cáo của chính phủ Mỹ, đến năm 2015, Việt Nam đã mở rộng khu vực kiểm soát lên 48 đảo, cồn và rạn san hô. Nhóm đảo này được gộp vào thành huyện Trường Sa thuộc tỉnh Khánh Hòa".

Thành phố Tam Sa

Trong khi đó, để củng cố cho chủ quyền chiếm đóng Biển Đông, Trung Quốc đã thành lập Thành phố Tam Sa (Tam Sa thị) vào ngày 24/7/2012 để quản lý một khu vực đang có tranh chấp chủ quyền giữa nhiều nước, bao gồm : quần đảo Hoàng Sa (Trung Quốc gọi là quần đảo Tây Sa), quần đảo Trường Sa (Trung Quốc gọi là quần đảo Nam Sa), bãi Macclesfield và bãi cạn Scarborough (Trung Quốc gọi là quần đảo Trung Sa) cùng vùng biển xung quanh.

Bách khoa Toàn thư mở viết : "Theo phân cấp hành chính của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Tam Sa là một địa cấp thị (thành phố cấp địa khu) thuộc tỉnh Hải Nam và có chính quyền nhân dân đặt tại đảo Phú Lâm (Trung Quốc gọi là Vĩnh Hưng).

Bãi cạn Scarborough là một vụ xâm chiếm trái phép về bãi cạn Scarborough hay đảo Hoàng Nham giữa Trung Quốc và Philippines, đặt trong bối cảnh những tranh chấp quốc tế về Biển Đông. Vụ việc xâm chiếm xảy ra kéo theo nhiều quốc gia liên quan trong đó có Mỹ. Kết thúc vụ tranh chấp là thắng lợi thuộc về Trung Quốc khi quốc gia này chiếm thực tế được bãi cạn mà họ gọi là Hoàng Nham.

Bãi cạn Scaborough/đảo Hoàng Nham nằm cách bờ tây đảo lớn của Philippines 230 km và cách Trung Quốc hơn 800 km về phía bắc. Đây là một cụm san hô và đá ngầm, nằm cách bờ biển phía bắc đảo Luzon của Philippines hơn 220 km và cách lãnh thổ Trung Quốc hơn 800 km.

Philippines khẳng định bãi cạn nằm gọn trong vùng đặc quyền kinh tế rộng 200 hải lý của nước này, theo Công ước về Luật Biển của Liên Hợp Quốc. Tuy nhiên, Bắc Kinh lại cho rằng đây là một phần lãnh thổ của Trung Quốc, ít nhất là từ thế kỷ XIII, và họ còn đưa ra các bản đồ cổ làm bằng chứng. Kể từ tháng 6/2012, Trung Quốc đã duy trì kiểm soát tại bãi cạn Scarborough và cho quân đồn trú lâu dài trên bãi này". 

Cuộc chiến thầm lặng

Nên biết trước khi đánh chiếm bãi cạn Scaborough/đảo Hoàng Nham, Trung Quốc, lần đầu tiên, đã áp dụng chiến thuật dùng hàng trăm thuyền đánh cá có vũ trang và cắm cờ, gọi là "dân quân biển" được Hải quân Trung Quốc bảo vệ để đánh bắt thủy sản, đồng thời giành chủ quyền chống lại các tầu đánh cá và tầu quân sự của Phi Luật Tân.

Tuy nhiên Trung Quốc chưa áp dụng chiến thuật này đối với Việt Nam nhưng điều này không có nghĩa "sẽ chẳng bao giờ", bởi vì cả Trung Quốc và Việt Nam đã có lực lượng dân quân biển hoạt động ở Biển Đông từ đầu năm 2021.

dqb4

Hơn 200 tàu Trung Quốc tập trung neo đậu tại Đá Ba Đầu từ ngày 7/3/2021

Hoạt động mới nhất của Bắc Kinh xẩy ra hồi tháng 3/2021 khi một lực lượng "hơn 200 tàu Trung Quốc tập trung neo đậu tại Đá Ba Đầu [ở cụm đảo Sinh Tồn tại quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam] từ ngày 7/3/2021. Các nhà phân tích tại Viện nghiên cứu chiến lược quốc tế Singapore (IISS) cho biết, đây là hoạt động triển khai lớn nhất của Trung Quốc trong khu vực từ trước đến nay" (Đài Tiếng nói Việt Nam, VOV, 14/04/2021).

VOV viết tiếp : "Philippines đã gửi công hàm ngoại giao phản đối "sự hiện diện ồ ạt và mang tính đe dọa" của hơn 200 tàu "do lực lượng dân quân hàng hải Trung Quốc điều khiển". Trong cuộc họp báo thường kỳ ngày 25/3, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, bà Lê Thị Thu Hằng nhấn mạnh rằng hoạt động của các tàu Trung Quốc trong phạm vi lãnh hải của Sinh Tồn Đông, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, đã xâm phạm chủ quyền của Việt Nam, vi phạm luật pháp quốc tế. Việt Nam yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay lập tức hành vi vi phạm này".

Tuy nhiên không ai biết rõ lực lượng thực tế dân quân biển của Trung Quốc là bao nhiêu trong số hơn 187.000 tầu đánh cá đang hoạt động, xuất phát từ Bộ tư lệnh Hải quân ở đào Hải Nam.

Chỉ biết rằng, đài VOV của Việt Nam đã tố cáo : "Thay vì sử dụng tên lửa hay máy bay không người lái để chiếm đóng bất hợp pháp các thực thể ở Biển Đông, Trung Quốc tận dụng tối đa lực lượng dân quân biển và ngư dân phục vụ cho thực hiện "chiến thuật vùng xám" của nước này" (VOV, 14/04/2021).

Đến ngày 30/11/2021, VOV lại báo động : "Trung Quốc đang tăng cường hoạt động của lực lượng dân quân biển – lực lượng bên ngoài thì có vẻ là tham gia các hoạt động đánh bắt cá thương mại nhưng thực chất là phục vụ các mục tiêu chính trị và quân sự của nước này".

Chi tiết hơn, VOV cho biết : "Bất chấp sự phủ nhận của Bắc Kinh, có rất ít sự hoài nghi tại phương Tây về những gì mà Bộ Quốc phòng Mỹ gọi là lực lượng dân quân biển vũ trang (People's Armed Forces Maritime Militia, PAFMM) của Trung Quốc. Ông Carl O. Schuster, cựu Giám đốc bộ phận điều hành của Trung tâm tình báo hỗn hợp - Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương của Mỹ cho biết : "Lực lượng này không đánh bắt cá. Họ có vũ khí tự động trên tàu và thân tàu được làm từ thép kiên cố, khiến chúng trở nên rất nguy hiểm khi ở cự ly gần. Tàu có tốc độ tối đa từ 18 đến 22 hải lý/giờ, nhanh hơn 90% so với các tàu đánh cá thông thường".

"Dân quân biển được Bắc Kinh sử dụng để xâm phạm chủ quyền của các quốc gia khác và thực thi các yêu sách phi pháp", báo cáo của các chỉ huy lực lượng Hải quân, Thủy quân lục chiến và lực lượng tuần duyên Mỹ công bố tháng 12/2020 cho biết" (VOV, 14/04/2021).

Việt Nam có dân quân biển không ?

Ngày 29/4/2021, phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Đoàn Khắc Việt khẳng định : "Việt Nam bác bỏ những thông tin không đúng về lực lượng dân quân tự vệ biển của Việt Nam.

Ô Việt nói : "Việt Nam thực hiện chính sách quốc phòng hòa bình, tự vệ và toàn dân. Theo Luật dân quân tự vệ năm 2019, dân quân tự vệ biển là một thành phần của lực lượng dân quân tự vệ Việt Nam, có chức năng, nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển và Tổ quốc, giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn trên biển đảo.

Dân quân tự vệ biển và các lực lượng chức năng khác hoạt động trên biển tuyệt đối tuân thủ luật pháp Việt Nam, luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS) 1982".

Việt Nam đã phản ứng, sau khi tạp chí Naval and Merchant Ships của Trung Quốc khẳng định : "Lực lượng dân quân biển của Việt Nam và các hoạt động của lực lượng này gần đảo Hải Nam, quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa đã đe dọa lực lượng thực thi pháp luật hàng hải và an ninh quốc phòng của Trung Quốc".

dqb5

Lực lượng dân quân thường trực trên biển của Việt Nam có nhiệm vụ tuần tra, phối hợp với các lực lượng khác làm nhiệm vụ đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo, bảo vệ ngư trường, ngư dân.

Sự thật thì chính quyền cộng sản Việt Nam vừa thành lập "hải đội dân quân biển" đầu tiên trong cả nước tại tỉnh Kiên Giang ngày 09/06/2021.

Theo báo Tuổi Trẻ online thì "Sáng 9/6/2021, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Kiên Giang đã tổ chức lễ công bố quyết định của tư lệnh Quân khu 9 về việc thành lập hải đội dân quân thường trực tỉnh Kiên Giang. Đây là địa phương đầu tiên trong 6 địa phương ven biển được lựa chọn thành lập hải đội dân quân thường trực trong giai đoạn 1".

Báo này trích lời ông Lâm Minh Thành, chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang cho biết : "Lực lượng dân quân thường trực trên biển còn có nhiệm vụ tuần tra, phối hợp với các lực lượng khác làm nhiệm vụ đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo, bảo vệ ngư trường, ngư dân. Phối hợp bảo vệ an ninh chính trị, bảo đảm trật tự an toàn xã hội, phòng chống tội phạm, tham gia cứu hộ, cứu nạn, vận tải, tiếp tế trên biển, sẵn sàng chiến đấu, phục vụ chiến đấu bảo vệ chủ quyền biển, đảo…".

Theo Tuổi Trẻ online thì "Ngoài tổ chức thành lực lượng tương đương với lực lượng dân quân tự vệ ở các địa phương, hải đội dân quân thường trực của Kiên Giang được trang bị 9 tàu làm nhiệm vụ, trong đó có nhiều tàu công suất lớn đảm bảo đáp ứng hoạt động làm nhiệm vụ kinh tế quốc phòng ở các vùng biển xa bờ, trong điều kiện thời tiết biển động mạnh".

Vẫn theo báo này thì:"Kiên Giang là tỉnh ở cực Tây Nam của Việt Nam, có vùng biển rộng 63.000 km2, có đội tàu đánh bắt xa bờ lớn nhất cả nước với khoảng 8.000 tàu. Vùng biển Tây Nam có vị trí chiến lược cả về kinh tế lẫn an ninh, quốc phòng".

Mặc dù vậy, không ai biết Việt Nam đã tổ chức được bao nhiêu đơn vị dân quân biển như tỉnh Kiên Giang. Nhưng tại tỉnh Thanh Hóa, nơi có nhiều ngư dân cũng đã tổ chức xong lực lượng dân quân biển.

Báo Quân đội Nhân dân ngày 12/10/2021 viết : "Các chiến sĩ dân quân biển của tỉnh Thanh Hóa vẫn được ví như những "cột mốc sống", "tai mắt" trên biển khi vừa bám biển đánh bắt hải sản, phát triển kinh tế, vừa tích cực tham gia cùng các lực lượng bảo vệ ngư trường, chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.

Những năm qua, lực lượng này luôn được Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Thanh Hóa và cấp ủy, chính quyền địa phương quan tâm phát triển, đẩy mạnh công tác huấn luyện, nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu".

Cũng không rõ loại vũ khí nào được trang bị cho dân quân biển, nhưng tại Thanh Hóa, dơn vị này đã được tập bắn súng AK-47, song song với huấn luyện : "Phương pháp ngăn chặn các phương tiện xâm phạm chủ quyền biển, đảo ; một số hình thức cứu hộ, cứu nạn trên biển ; kỹ năng tuyên truyền cho ngư dân về biển, đảo Việt Nam ; phát hiện, xác định vị trí và cách thông báo, báo cáo các phương tiện bị nạn ; huấn luyện võ thuật ; huấn luyện bắn trúng mục tiêu trên biển"...

Ngoài ra cũng có tin dân quân biển đã được tổ chức ở Bà Rịa-Vũng Tầu và Bộ Quốc phòng Việt Nam dự kiến sẽ tổ chức thêm dân quân biển ở 12 tỉnh ven biển khác.

Vào năm 2014, khi Trung Quốc đem giàn khoan dầu Hải Dương 981 vào tìm kiếm dầu sâu trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam gần khu vực Hoàng Sa thì Hải quân Việt Nam đã hộ tống hàng trăm thuyền đánh cá có cắm cờ Đỏ Sao Vàng ra vùng tìm dầu chạy vòng vòng đấu tranh chủ quyền.

Như vậy, tuy lãnh đạo hai nước Việt-Trung vẫn tỏ ra thân thiện và gắn bó để cùng theo đuổi chủ nghĩa cộng sản, nhưng trong bụng hai bên lại chứa đầy dao găm để đề phòng nhau từng bước ở Biển Đông. Với hoạt động công khai của lực lượng dân quân biển ngày càng gia tăng từ năm 2021, hai nước có thể gây ra chiến tranh bất cứ lúc nào nếu không kiềm chế được xung đột giữa ngư dân đôi bên.

Đây là một dự trù nguy hiểm, nhưng không thể bảo đảm không xẩy ra trước tham vọng bành trướng cố hữu của Trung Quốc ở Biển Đông và biển Hoa Đông với Đài Loan, một lãnh thổ độc lập nhưng thường xuyên bị Trung Quốc đe dọa xâm lăng.

Cũng đáng chú ý là Hoa Kỳ đã nhiều lần bác bỏ chủ quyền của Trung Quốc trong khu vực đường 9 đoạn ở Biển Đông, trong khi Bắc Kinh vẫn tự coi các đảo và vùng nước chung quanh trong khung 9 đoạn thuộc về Trung Quốc từ thời cổ đại.

Đường 9 đoạn chiếm 3/4 tổng diện tích 3,5 triệu cây số vuông của Biển Đông, bao gồm cả hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam và phần lớn hải phận và vùng đặc quyền kinh tế của Phi Luật Tân, Mã Lai, Nam Dương và Brunei. Các tầu chiến của Hạm đội 7 Hoa Kỳ vẫn thường xuyên tuần tra và theo dõi ngày đêm những hoạt động của Hải quân Trung Quốc từ Biển Đông sang Hoa Đông.

Ngoài lực lượng dân quân biển, Trung Quốc còn đe dọa an ninh Biển Đông bằng hai lực lượng Hải quân và Hải giám võ trang tối tân, trong khi Việt Nam chỉ có lực lượng Hải quân và Cảnh sát biển, nhưng súng đạn và người thì kém xa phía Trung Quốc.

Vì vậy, ít lâu nay, lãnh đạo Việt Nam đã tránh lên tiếng than phiền việc Trung Quốc đã sử dụng lực lượng dân quân biển đề giành chủ quyền ở Biển Đông.

Phạm Trần

(26/01/2022)

Published in Diễn đàn

Biển Đông : Trung Quốc đẩy mạnh yêu sách "Tứ Sa" thay cho "Đường Lưỡi Bò" ?

Trọng Nghĩa, RFI, 19/01/2022

Ngày 12/01/2022 vừa qua, Bộ Ngoại giao Mỹ công bố bản nghiên cứu Ranh Giới Trên Biển số 150, tố cáo các yêu sách "phi pháp" của Trung Quốc tại Biển Đông. Trung Quốc đã phản ứng gay gắt. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Uông Văn Bân hôm 13/01 cho rằng Washington xuyên tạc luật pháp quốc tế để gây bất hòa trong khu vực.

luoibo1

Bản đồ minh họa cho thấy phạm vi địa lý của vùng Tứ Sa tại Biển Đông. Ảnh chụp màn hình bản đồ kèm theo báo cáo của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ : "Ranh giới trên biển", công bố ngày 12/01/2022.  © Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ

Điều đáng chú ý là trong tuyên bố, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã không nhắc đến yêu sách "Đường Gián Đoạn" (mà báo chí thường gọi là "Đường Lưỡi Bò") trên Biển Đông, mà tập trung biện minh cho đòi hỏi chủ quyền của Bắc Kinh trong vùng được họ đặt tên là "Nam Hải Chư Đảo", hay gọi tắt là Tứ Sa.

Theo thông báo đăng trên trang web Bộ Ngoại giao Trung Quốc, khi trả lời câu hỏi của hãng tin Pháp AFP về phản ứng của Bắc Kinh đối với tài liệu nghiên cứu của Mỹ, ông Uông Văn Bân đã liệt kê các các yêu sách chủ quyền của Trung Quốc tại Biển Đông như sau : "Trung Quốc được hưởng chủ quyền đối với vùng Nam Hải Chư Đảo bao gồm các quần đảo Đông Sa, Tây Sa, Trung Sa và Nam Sa. Nam Hải Chư Đảo của Trung Quốc có nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa".

Theo phát ngôn viên Trung Quốc : "Chủ quyền cũng như các quyền và lợi ích liên quan của chúng tôi ở Biển Đông được xác lập trong quá trình lịch sử lâu dài và phù hợp với Hiến Chương Liên Hiệp Quốc, Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển UNCLOS và các luật lệ quốc tế khác".

Bốn nhóm đảo mà Trung Quốc gộp trong vùng Tứ Sa và gọi là "quần đảo" là vùng đảo đá Pratas (Đông Sa), quần đảo Hoàng Sa (Tây Sa), vùng bãi ngầm Macclesfield Bank (Trung Sa) và quần đảo Trường Sa (Nam Sa).

Vùng mà Trung Quốc gọi là Nam Hải Chư Đảo trên thực tế chỉ là các thực thể địa lý nằm rải rác trong vùng Biển Đông, hầu hết đều chìm dưới nước. Bắc Kinh khẳng định các thực thể này phải được coi là các đơn vị hoàn chỉnh, có khả năng sản sinh ra chủ quyền và các quyền trên biển.

Lập luận này không đứng vững vì các khu vực như bãi đá Pratas mà Trung Quốc gọi là Quần Đảo Đông Sa hay bãi ngầm Macclesfield, được Bắc Kinh coi là Quần Đảo Trung Sa, đều nằm dưới mặt nước biển và không được luật quốc tế công nhận là quần đảo như Trung Quốc tuyên bố.

Bỏ Đường Lưỡi Bò vì dễ bị công kích do tính phi pháp lộ liễu

Đối với giới quan sát, khi nêu bật vấn đề Tứ Sa, Trung Quốc như đã thôi không nhắc đến yêu sách "Đường Chín Đoạn" trên Biển Đông, vốn đã bị Tòa Trọng Tài Thường Trực La Haye bác bỏ trong phán quyết 2016, để chuyển sang khẳng định chủ quyền trên vùng Tứ Sa, với những đòi hỏi có vẻ phù hợp hơn với luật pháp quốc tế.

Theo hãng tin Mỹ BenarNews ngày 18/01, đây chính là nhận định của ông Saifuddin Abdullah, ngoại trưởng Malaysia, một trong bốn nước Đông Nam Á mà chủ quyền trên Biển Đông bị Bắc Kinh tranh chấp.

Phát biểu với các nhà báo vào tuần trước, ông Saifuddin ghi nhận sự kiện Bắc Kinh càng lúc càng "ít nói hơn" về "đường chín đoạn" để đề cập thường xuyên hơn đến "Tứ Sa". Đối với Ngoại trưởng Malaysia, đây có thể là một thay đổi trong cách tiếp cận vấn đề Biển Đông của Trung Quốc, và cũng là một thay đổi được các thành viên khác của ASEAN lưu ý.

Đối với ngoại trưởng Malaysia, hiện còn quá sớm để kết luận là cách tiếp cận theo hướng Tứ Sa có hung hăng hơn hướng Đường Chín Đoạn hay không. Tuy nhiên, quan điểm thận trọng của ngoại trưởng Malaysia không được giới chuyên gia tán đồng.

Lập luận thay đổi, nhưng thái độ hung hăng có thể gia tăng

Theo BenarNews, nhà nghiên cứu Mỹ Cổ Cử Luân (Julian Ku), giáo sư Trường Luật thuộc Đại Học Hofstra ở Long Island (bang New York) không nghĩ rằng yêu sách Tứ Sa sẽ nhất thiết dẫn đến các hành động hung hăng hơn của Trung Quốc, nhưng cho rằng khái niệm này "cung cấp một cách biện minh khác cho các hành động gây hấn mà Bắc Kinh có thể muốn thực hiện" tại vùng Biển Đông.

Chuyên gia Anh về Biển Đông Bill Hayton cũng nhìn thấy khả năng tranh chấp leo thang ở Biển Đông do việc khái niệm Tứ Sa của Bắc Kinh đã kích động nhiều thành phần tại Trung Quốc sau khi mang đến cho họ "một số niềm tin mới là hành động của họ có cơ sở hợp lý".

Theo ông Hayton, trong thời gian gần đây, người ta đã "chứng kiến nhiều hành động quyết đoán hơn, chẳng hạn như việc Trung Quốc quấy rối công việc khai thác dầu khí ngoài khơi Malaysia và Indonesia".

Lập luận không mới nhưng được thúc đẩy mạnh hơn từ 2016

Đối với giới chuyên gia phân tích, khái niệm Tứ Sa không phải là điều mới lạ và đã từng được Bắc Kinh gợi lên trong những năm gần đây.

Theo BenarNews, Luật Lãnh Hải và Vùng Tiếp Giáp mà Trung Quốc đã thông qua từ năm 1992, từng đề cập đến bốn nhóm đảo Tứ Sa. Sau đó khái niệm này đã được đề cập trong quyển Sách Trắng năm 2016 do Trung Quốc phát hành về các tuyên bố chủ quyền của Philippines trong tiến trình trọng tài ở Biển Đông.

Sau đó một năm, theo tiết lộ của nhật báo Mỹ Washington Free Beacon ngày 21/09/2017, trong một cuộc họp kín với các viên chức Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ vào cuối tháng 8 cùng năm tại Mỹ, các quan chức thuộc Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã không ngần ngại khẳng định "quyền lịch sử của Trung Quốc tại Tứ Sa".

Ngay từ thời đó, giáo sư Mỹ Cổ Cử Luân đã ghi nhận trên trang mạng Lawfareblog rằng : "Yêu sách Tứ Sa của Trung Quốc là một lý thuyết mới về pháp luật, nhưng vẫn có những lập luận tồi tệ như cũ".

Lập luận mới về Tứ Sa vẫn không có sức thuyết phục

Giải thích về lý do khiến Trung Quốc thay đổi cách tiếp cận tranh chấp Biển Đông, các nhà nghiên cứu đều cho rằng đó là vì đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc dựa trên Đường Lưỡi Bò càng lúc càng bị đả kích.

Chuyên gia Cổ Cử Luân cho rằng : "Đường Chín Đoạn đã biến thành một mục tiêu thực sự dễ công kích đối với những ai chỉ trích các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông vốn đã được Tòa Trọng Tài Biển Đông trực tiếp xem xét và bác bỏ vào năm 2016".

Theo vị giáo sư Mỹ, việc Trung Quốc thay thế Đường Chín Đoạn bằng Tứ Sa cũng không thể giúp Trung Quốc bảo vệ tốt hơn các yêu sách chủ quyền của họ : "Thuyết Tứ Sa không được xem xét trực tiếp trong phán quyết của tòa (trọng tài La Haye năm 2016), nhưng thuyết này cũng khó có thể được ủng hộ".

Chuyên gia Bill Hayton cũng cùng chung nhận định. Đối với học giả này, khái niệm Tứ Sa không phải là một cái gì mới lạ, mà là một lý thuyết đã có từ lâu, nhưng được Trung Quốc đặc biệt đẩy mạnh từ sau phán quyết của Tòa Trọng Tài (Thường Trực La Haye).

Theo ông Hayton : "Tứ Sa là một nỗ lực nhằm phát triển một lập luận biện minh giống như UNCLOS - tức là Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982) để kiểm soát Biển Đông với một số loại cơ sở pháp lý". Thế nhưng nhà nghiên cứu Anh cho rằng lập luận đó vẫn không được các nước khác chấp nhận.

Mỹ khẳng định yêu sách "Tứ Sa" cũng "bất hợp pháp"

Bản nghiên cứu về Ranh Giới Trên Biển số 150 của Bộ Ngoại giao Mỹ công bố ngày 12/01 đã phân tích các yêu sách chủ quyền của Trung Quốc đối với Đông Sa, Tây Sa, Trung Sa và Nam Sa và kết luận rằng những khẳng định chủ quyền của Trung Quốc đều bất hợp pháp.

Tóm lại, như giáo sư Cổ Cử Luân đã nhận định : "Những biện minh pháp lý mới này của Trung Quốc không hợp pháp hơn yêu sách đường chín đoạn trước đây, nhưng nó mập mờ hơn và phức tạp hơn khi chỉ trích".

Trọng Nghĩa

************************

Pháp, Nhật phản đối việc đơn phương thay đổi nguyên trạng ở Biển Đông và biển Hoa Đông

Thu Hằng, RFI, 21/01/2022

Pháp và Nhật Bản đã tổ chức hội nghị 2+2 ngày 20/01/2022 qua hình thức trực tuyến. Trong thông cáo chung, các bộ trưởng ngoại giao và quốc phòng hai nước nhất trí tăng cường hợp tác song phương về mặt an ninh và quốc phòng, đồng thời phản đối mọi ý đồ đơn phương thay đổi nguyên trạng ở biển Hoa Đông và Biển Đông.

luoibo2

Ngoại trưởng Nhật Bản Yoshimasa Hayashi và bộ trưởng quốc phòng Nobuo Kishi, cùng hai người đồng cấp Pháp Jean-Yves Le Drian và Florence Parly, tham dự một hội nghị trực tuyến, trụ sở bộ Ngoại giao ở Tokyo, Nhật Bản, 20/01/2022. Reuters – Issei Kato

Trong thông cáo chung, được đăng trên trang web của Bộ Ngoại giao Pháp, hai bên "một lần nữa bày tỏ mối quan ngại sâu sắc về tình hình ở biển Hoa Đông và Biển Đông", "tái khẳng định phản đối mạnh mẽ mọi ý đồ đơn phương thay đổi nguyên trạng bằng vũ lực hoặc tạo ra việc đã rồi và hành vi cưỡng chế làm gia tăng căng thẳng và làm tổn hại đến trật tự thế giới".

Riêng về tình hình Biển Đông, dù không chỉ trích đích danh Trung Quốc, bốn bộ trưởng "tiếp tục phản đối những yêu sách không phù hợp với Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS 1982), hoạt động quân sự hóa và các hành vi chèn ép ở Biển Đông". Tầm quan trọng của quyền tự do lưu thông trên biển và trên không ở Biển Đông cũng được bốn bộ trưởng nhấn mạnh. Mọi tranh chấp về lãnh hải cần được giải quyết theo Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển.

Theo trang NHK, ngoại trưởng Nhật Bản Hayashi Yoshimasa hy vọng có thể nâng cấp quan hệ hợp tác Pháp-Nhật để thực hiện kế hoạch một vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do và rộng mở. Nhật Bản và Pháp sẽ tiếp tục các cuộc tập trận và thao dượt quân sự chung và tăng cường khả năng tác chiến với các đối tác nhằm bảo vệ hòa bình và ổn định ở khu vực này. Phía Nhật Bản đánh giá cao vai trò của Pháp trong việc thiết lập chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương của Liên Hiệp Châu Âu, được công bố vào tháng 09/2021.

Tình hình eo biển Đài Loan, vấn đề hạt nhân Bắc Triều Tiên cũng được đề cập trong cuộc họp. Ngoài ra, bốn bộ trưởng kêu gọi Nga tránh mọi hình thức gia tăng căng thẳng liên quan đến Ukraine.

Thu Hằng

**********************

Biển Đông : Mỹ lại cho chiến hạm áp sát Hoàng Sa

Trọng Nghĩa, RFI, 20/01/2022

Hải quân Mỹ vào hôm 20/01/2022 đã lại cho một chiến hạm đi vào tuần tra tại vùng quần đảo Hoàng Sa trên Biển Đông. Như thường lệ, Bắc Kinh cho biết là Hải quân của họ đã đuổi được tàu Mỹ ra khỏi vùng biển mà họ cho là thuộc chủ quyền Trung Quốc.

luoibo3

Chiến hạm USS Benfold của Mỹ tham gia tập trận ở Thái Bình Dương, ngoài khơi đảo Guam, ngày 28/8/2017.  Benjamin A. Lewis US NAVY/AFP/Archivos

Trong một thông cáo, Hạm Đội 7 của Hoa Kỳ cho biết là khu trục hạm USS Benfold "đã thực hiện quyền tự do hàng hải trong vùng lân cận quần đảo Hoàng Sa, phù hợp luật pháp quốc tế". 

Theo bản thông cáo, chiến hạm Benfold đã khẳng định các quyền tự do hàng hải và quyền sử dụng vùng biển được luật pháp quốc tế công nhận khi thách thức các hạn chế về quyền quá cảnh vô hại… do Trung Quốc, Đài Loan và Việt Nam áp đặt, cũng như các đường cơ sở thẳng mà Trung Quốc vẽ ra quanh quần đảo Hoàng Sa. 

Đối với Hạm đội 7, chiến dịch tự do hàng hải do chiếc Benfold thực hiện nhằm thách thức các tuyên bố chủ quyền phi pháp của Trung Quốc tại và xung quanh các đảo ở Biển Đông, khẳng định Mỹ coi những yêu sách đó vi phạm luật pháp quốc tế và "đe dọa nghiêm trọng đến tự do hàng hải". 

Đây là lần đầu tiên Mỹ triển khai chiến dịch FONOP gần quần đảo Hoàng Sa trong năm nay. Hải quân Mỹ cho biết hoạt động này còn nhằm tiếp nối hiện diện quân sự lâu dài của họ tại khu vực. 

Như thông lệ, Quân Đội Trung Quốc vào hôm nay đã cho biết là lực lượng của họ đã bám theo và xua đuổi một tàu chiến Mỹ đi vào gần quần đảo Hoàng Sa mà Bắc Kinh gọi là Tây Sa. 

Trong một bản thông cáo, chiến khu miền Nam của Quân đội Trung Quốc đã lên tiếng kêu gọi phía Mỹ "dừng ngay lập tức" những hành động mà họ gọi là "khiêu khích", đồng thời lên tiếng đe dọa Mỹ về những "hậu quả nghiêm trọng".

Trọng Thành

************************

Triển vọng hợp tác của ASEAN chống lại Trung Quốc ở Biển Đông

Mai Hải Oanh, RFA, 20/01/2022

Sáng kiến tập hợp của Indonesia

Các hành động hung hăng nhằm mở rộng sức mạnh của Trung Quốc ở Biển Đông thời gian qua đã khiến nhiều nước Đông Nam Á cảm thấy lo lắng. Cục trưởng Cục An toàn Hàng hải Indonesia mới đây tuyên bố sẽ mời cục trưởng hàng hải năm nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) - gồm Brunei, Malaysia, Philippines, Singapore và Việt Nam – tổ chức hội nghị vào tháng 2/2022 để thảo luận về những biện pháp ứng phó chung có thể áp dụng đối với hành vi của Trung Quốc ở Biển Đông (1).

luoibo4

Tổng thống Indonesia Joko Widodo thăm căn cứ hải quân ở Natuna hôm 8/1/2020 - AFP

Danh sách những nước được Indonesia mời họp đang thu hút sự chú ý của quốc tế. Ba trong số đó có Malaysia, Philippines và Việt Nam, hiện đang kiểm soát một số đảo san hô ở quần đảo Trường Sa. Brunei chưa bao giờ chính thức tuyên bố chủ quyền đối với hai thực thể địa lý nằm bên trong EEZ của nước này, song việc "đường 9 đoạn" của Trung Quốc nằm sát bờ biển của Brunei thực sự "chướng tai gai mắt". Jakarta là một bên trong tranh chấp vì "đường 9 đoạn" gây tranh cãi của Trung Quốc trùm lên EEZ của Indonesia. Singapore không phải là một bên tranh chấp, song có lẽ đã được mời với tư cách là trung tâm trung chuyển chính. Nước này có lợi ích nhất định đối với sự ổn định ở Biển Đông và dòng chảy tự do của thương mại hàng hải.

Trung Quốc tăng cường đe dọa trên Biển Đông

Mặc dù các nước Đông Nam Á và Trung Quốc duy trì trao đổi kinh tế-thương mại chặt chẽ, nhưng họ vẫn lo ngại sức mạnh quân sự ngày càng tăng của Trung Quốc ở Biển Đông.

Các quốc gia Biển Đông ngày càng bị Trung Quốc áp dụng các chiến thuật "vùng xám" đe doạ. Trong 10 năm qua, Trung Quốc đã đẩy mạnh các tuyên bố chủ quyền ở khu vực Biển Đông và xây dựng đảo nhân tạo ở Hoàng Sa và Trường Sa, khiến cho các nước Đông Nam Á có yêu sách chủ quyền ở Biển Đông luôn xảy ra va chạm với Trung Quốc. Bắc Kinh đã nhiều lần vi phạm quyền chủ quyền của các nước láng giềng bằng cách triển khai hàng trăm tàu đánh cá, tàu khảo sát và giàn khoan vào EEZ của các nước này, thường được hộ tống bởi lực lượng tuần duyên hoặc hải quân của Trung Quốc.

Philippines, quốc gia thường xuyên xảy ra tranh chấp với Trung Quốc trên Biển Đông, gần đây đã ký hợp đồng đặt mua hai tàu chiến mới từ Tập đoàn công nghiệp nặng Hyundai của Hàn Quốc, thúc đẩy hiện đại hóa hải quân nước này để ứng phó với thách thức tranh chấp ở Biển Đông. Do sức mạnh quốc gia suy giảm, sức chiến đấu của hải quân Philippines trong những thập kỷ gần đây giảm dần, thậm chí nước này vẫn đang sử dụng các tàu chiến của Mỹ trong thời kỳ Chiến tranh Thế giới thứ hai. Mãi đến năm 2010 khi ông Benigno Aquino lên làm Tổng thống, Philippines mới thúc đẩy hiện đại hóa hải quân. Hai khinh hạm Manila đặt mua từ Hàn Quốc lần này sẽ chủ yếu dùng để bảo vệ các tàu của Philippines khỏi bị tấn công. Trước đó, Philippines cũng đã đặt hàng hai tàu tuần duyên và ba tàu đổ bộ từ Australia. Mới đây Philippines đã tuyên bố sẽ bỏ ra 520 triệu USD để mua tên lửa Bramos của Ấn Độ để nâng cao khả năng phòng thủ trên biển (2).

Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng phát sinh nhiều tranh chấp biển với Indonesia trong năm năm qua. Indonesia chỉ trích Trung Quốc thường xuyên điều nhiều tàu cá lớn tiến vào Vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Indonesia gần quần đảo Natuna dưới sự hộ tống của lực lượng hải cảnh và dân quân biển. Trong những tháng cuối năm 2021, Trung Quốc và Indonesia xảy ra đối đầu ở mức độ thấp do Jakarta tiến hành khoan thăm dò một mỏ dầu ở gần quần đảo Natuna. Phía Trung Quốc yêu cầu Indonesia ngừng thăm dò dầu mỏ và khí tự nhiên ở khu vực này, tuy nhiên Indonesia từ chối và hoàn thành dự án thăm dò trong thời gian sáu tháng. 

Để ứng phó với tình hình Biển Đông, Malaysia cũng tăng cường sức mạnh chiến đấu và có ý định mua 33 máy bay chiến đấu F/A-18C/D Hornet đã qua sử dụng. Cuối tháng 5/2021, biên đội 16 máy bay quân sự bao gồm Y-20, IL-76 của Trung Quốc đã tiến vào vùng biển thuộc quyền tài phán và vùng thông báo bay Kota Kinabalu của Malaysia, khiến chính phủ và phe đối lập cũng như quân đội Malaysia đều chỉ trích động thái này của Trung Quốc, đồng thời cũng khiến Malaysia phải nâng cao năng lực chiến đấu của hải quân.

Năm 2020, Việt Nam đã buộc phải trả khoảng 1 tỷ USD cho các công ty năng lượng quốc tế sau khi phải hủy các hợp đồng thăm dò dầu khí ngoài khơi do sức ép của Trung Quốc (3).

Chính vì lẽ đó, một cuộc thảo luận về cách các lực lượng bảo vệ bờ biển khu vực có thể ứng phó hiệu quả với chiến thuật vùng xám của Bắc Kinh sẽ rất hữu ích. Hội nghị do Indonesia chủ trì vào tháng 2 tới đây có thể sẽ củng cố lập trường của sáu nước đối với Trung Quốc.

luoibo5

Cảnh sát biển Việt Nam quan sát tàu Trung Quốc gần quần đảo Hoàng Sa hôm 14/5/2014. Reuters

Liệu nỗ lực này có thành công ?

Năm 2014, Philippines - lúc đó đang thách thức về mặt pháp lý "đường 9 đoạn" tại Tòa trọng tài - đã kêu gọi tổ chức một cuộc họp của bốn bên tranh chấp. Tuy nhiên, vào giờ chót, Brunei đã "hèn nhát" rút lui. Không rõ ba quốc gia còn lại đã thảo luận những gì, song sau đó các nước này không ngồi lại với nhau thêm một lần nào nữa.

Mặc dù các quốc gia Biển Đông của Đông Nam Á đang cùng phải đối mặt với một vấn đề, nhưng sự hợp tác của các quốc gia này rất kém. Có ba lý do chính để giải thích cho sự hợp tác kém cỏi này.

Thứ nhất là các yêu sách lãnh thổ chồng lấn chưa được giải quyết và biên giới biển giữa các quốc gia này chưa được phân định. Ở Trường Sa, Việt Nam tuyên bố chủ quyền với tất cả các đảo nhỏ do Malaysia và Philippines chiếm đóng, trong khi hai nước này cũng tuyên bố chủ quyền với các đảo san hô của nhau. Dù đã đạt được một số tiến bộ trong những năm gần đây, song các chính phủ Đông Nam Á vẫn chưa phân định được các EEZ chồng lấn. Tranh chấp giữa các nước này dù không còn gay gắt như trong những năm 1990, song vẫn là một trở ngại cho sự hợp tác.

Thứ hai là việc các bên tranh chấp Đông Nam Á đang áp dụng cách tiếp cận khác nhau đối với vấn đề Biển Đông. Việt Nam có đường lối cứng rắn hơn chống lại Trung Quốc và đã thể hiện rõ quyết tâm phản kháng khi cần thiết. Philippines "loanh quanh" giữa việc đứng lên chống lại Bắc Kinh (dưới thời Tổng thống Ramos và Benigno Aquino) và cố gắng lấy lòng nước láng giềng "khổng lồ" này (dưới thời Tổng thống Arroyo và Duterte). Malaysia tìm cách giảm nhẹ tình huống tranh chấp trong khi Brunei chủ yếu im lặng. Thái độ của Indonesia trước các hành động của Trung Quốc trên biển cũng không rõ ràng.

Thứ ba là tâm lý quan ngại chung rằng bất kỳ nỗ lực phối hợp nào cũng có thể gây ra phản ứng dữ dội từ Trung Quốc. Bắc Kinh không muốn các bên tranh chấp thảo luận với nhau và đưa ra lập trường chung, thay vào đó muốn "chia để trị" – tức là đàm phán song phương. Thậm chí, Bắc Kinh còn thúc đẩy "gác tranh chấp cùng khai thác" - một phương án hoàn toàn có lợi cho Trung Quốc và bất lợi cho các quốc gia Biển Đông khác.

Triển vọng phối hợp của các quốc gia Biển Đông trong thời gian sắp tới

Liệu sau kỳ họp lần này, năm quốc gia Biển Đông này sẽ có thể tập hợp lại thành một "liên minh" để chống lại sự cưỡng ép và đe dọa của Bắc Kinh ?

Thái độ của Indonesia trong năm 2021 đối với các hành động hung hăng của Trung Quốc đối với vùng Bắc Natuna của nước này có rất nhiều điều khó hiểu. Tuy nhiên, trước sự đe dọa ngày càng lớn của Trung Quốc, có thể Jakarta cuối cùng đã nhận thấy mình phải tìm kiếm sự liên kết trong việc chống lại các đe dọa này.

Tuy nhiên, theo nhận định của chuyên gia Ian Storey, đại diện của năm quốc gia này sẽ thảo luận điều gì ? Một mặt trận thống nhất phản đối các tuyên bố của Trung Quốc sẽ gây ra phản ứng gay gắt từ Bắc Kinh. Liệu các quốc gia Biển Đông có đủ "can đảm" để đối mặt điều này ? Tuy nhiên, có thể có các cuộc đàm phán về việc nâng cao nhận thức về lĩnh vực hàng hải, chia sẻ các phương pháp hữu hiệu nhất và thậm chí là tổng hợp thông tin tình báo (4).

Còn nếu những quốc gia được mời không hồi đáp hoặc không tham dự, điều đó chẳng khác nào một chiến thắng cho Trung Quốc, khiến Bắc Kinh tăng cường chiến lược "chia để trị" của họ để tiếp tục làm suy yếu sự đoàn kết của ASEAN trong vấn đề này.

Chính vì vậy, đây cũng là dịp mà các quốc gia Biển Đông, cần phải thể hiện và tận dụng sức mạnh của sự đoàn kết để có thể cùng nhau chống lại được sự đe dọa từ Trung Quốc trên Biển Đông.

Mai Hải Oanh

Nguồn : RFA, 20/01/2022

Tham khảo :

1. https://www.benarnews.org/english/news/indonesian/indonesia-china-south-china-sea-12282021153333.html

2. https://www.9news.com.au/world/philippines-buys-brahmos-anti-ship-missile-south-china-sea-tensions/74552b82-897b-4d39-8998-ce1864a5b8ed

3. https://www.chathamhouse.org/2022/01/new-alignments-are-looming-south-china-sea

4. https://www.thinkchina.sg/south-china-sea-dispute-why-cant-southeast-asian-countries-stand-united-against-chinas-claims

Published in Diễn đàn

Biển Đông : Mỹ cập nhật bản "cáo trạng" về yêu sách chủ quyền của Trung Quốc

Trọng Nghĩa, RFI, 13/01/2022

Đúng vào lúc khối Đông Nam Á ASEAN chuẩn bị họp hội nghị thường niên của các ngoại trưởng, trong đó vấn đề Biển Đông có thể được gợi lên, Hoa Kỳ ngày 12/01/2022 đã công bố một tài liệu cập nhật được đánh giá là một "cáo trạng" hoàn chỉnh nhắm vào các yêu sách chủ quyền bị quốc tế coi là phi pháp của Trung Quốc đối với vùng biển này. 

biendong1

Đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc trong phạm vi đường 9 đoạn tại Biển Đông.  UNCLOS/CIA

Tài liệu mang tựa đề "Ranh giới trên biển - Limits in the Seas", với số thứ tự 150 kèm theo tiểu tựa "Cộng hòa nhân dân Trung Hoa : Các yêu sách hàng hải tại Biển Đông" là một công trình nghiên cứu dài 47 trang do Cục Đại dương và các vấn đề môi trường và khoa học quốc tế thuộc Bộ Ngoại giao Mỹ công bố.

Đây là một tài liệu nằm trong loạt nghiên cứu kỹ thuật và pháp lý đã có từ lâu của Mỹ về các tuyên bố chủ quyền biển của mỗi nước và xem xét tính chất phù hợp với luật pháp quốc tế của các đòi hỏi này.

Trung Quốc phải chấm dứt các hành động cưỡng chế và trái pháp luật trên Biển Đông

Trong một thông cáo báo chí giới thiệu tài liệu, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết là công trình nghiên cứu mới nhất này đã kết luận rằng Trung Quốc đang "khẳng định những yêu sách chủ quyền phi pháp trên đa phần Biển Đông, kể cả một yêu sách lịch sử phi pháp". 

Thông cáo nhắc lại rằng bản nghiên cứu mới này dựa trên một phân tích năm 2014 của Bộ Ngoại giao Mỹ về các đòi hỏi chủ quyền của Bắc Kinh bên trong một "đường gián đoạn" mơ hồ trên Biển Đông. Kể từ năm 2014, Trung Quốc tiếp tục khẳng định chủ quyền đối với một vùng rộng lớn trên Biển Đông cũng như tại những nơi mà Trung Quốc gọi là "vùng nội thủy" và "quần đảo xa", và tất cả các yêu sách đó đều không phù hợp với luật pháp quốc tế như được thấy trong Công ước về Luật Biển năm 1982.

Thông cáo kết luận : "Với việc công bố bản nghiên cứu mới nhất này, Hoa Kỳ một lần nữa kêu gọi Cộng hòa nhân dân Trung Hoa điều chỉnh các yêu sách hàng hải của mình sao cho phù hợp với luật pháp quốc tế như đã được phản ánh trong Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển, tuân thủ phán quyết về Biển Đông ngày 12/07/2016 của Tòa Trọng tài (thường trực La Haye), và chấm dứt các hoạt động cưỡng chế và trái pháp luật trên Biển Đông". 

4 loại yêu sách của Trung Quốc trên Biển Đông đều trái với luật pháp quốc tế

Theo các tác giả công trình nghiên cứu Ranh Giới Trên Biển, căn cứ vào các tài liệu đã được Trung Quốc công bố, Bắc Kinh đã có đến 4 bốn loại yêu sách chủ quyền khác nhau trên Biển Đông, nhưng tất cả đều không phù hợp với luật pháp quốc tế như được phản ánh trong Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982. 

Loại yêu sách thứ nhất liên quan đến các thực thể trên biển (maritime features). Bản nghiên cứu ghi nhận là Trung Quốc đòi "chủ quyền" đối với hơn một trăm thực thể ở Biển Đông, những bãi cạn hay rạn san hộ vốn chìm dưới mặt biển khi thủy triều lên cao và nằm ngoài giới hạn hợp pháp của lãnh hải của bất kỳ quốc gia nào.

Trên bình diện pháp lý, những yêu sách như vậy không phù hợp với luật pháp quốc tế, theo đó các thực thể nửa chìm nửa nổi không thể là đối tượng của một yêu sách chủ quyền hợp pháp hoặc không có khả năng tạo ra các vùng biển như lãnh hải chẳng hạn. 

Loại yêu sách thứ hai liên quan đến các đường cơ sở thẳng. Cho đến nay, Bắc Kinh đã vạch ra hoặc khẳng định quyền được vẽ ra "các đường cơ sở thẳng" bao quanh các đảo, vùng biển và các thực thể chìm bên trong một không gian đại dương rộng lớn ở Biển Đông.

Theo các tác giả của bản nghiên cứu, không một nhóm nào trong số bốn "nhóm đảo" mà Trung Quốc đòi yêu sách chủ quyền ở Biển Đông : quần đảo Đông Sa (đảo Pratas), quần Đảo Tây Sa (Hoàng Sa), quần đảo Trung Sa (bãi Macclesfield) và quần đảo Nam Sa (Trường Sa) đáp ứng được các tiêu chí địa lý cho việc sử dụng các đường cơ sở thẳng theo Công ước Liên Hiệp Quốc 1982.

Ngoài ra, không có một tập quán pháp lý quốc tế riêng biệt nào biện minh cho quan điểm của Trung Quốc, theo đó nước này có thể xác định các đường cơ sở thẳng bao quanh các nhóm đảo. 

Quyền lịch sử của Trung Quốc trên Biển Đông không có cơ sở pháp lý

Hai loại yêu sách tiếp theo mà Trung Quốc đưa ra liên quan đến các vùng biển và các quyền gọi là "lịch sử" của Bắc Kinh trên Biển Đông. 

Về các vùng biển. Trung Quốc khẳng định các yêu sách chủ quyền đối với nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa dựa trên việc coi mỗi nhóm đảo trên Biển Đông mà nước này tự nhận chủ quyền là "một thực thể đơn nhất".

Bản nghiên cứu của Mỹ nhấn mạnh rằng điều vừa kể không được luật pháp quốc tế cho phép. Phạm vi của các vùng biển phải được đo từ các đường cơ sở được thiết lập hợp pháp, thường là ngấn nước dọc theo bờ biển lúc thủy triều thấp. Ngoài ra, trong các vùng biển mà họ tự cho là thuộc chủ quyền của mình, Trung Quốc cũng đưa ra nhiều yêu sách về quyền tài phán không phù hợp với luật pháp quốc tế. 

Riêng về các quyền lịch sử, Trung Quốc luôn khẳng định rằng họ có "quyền lịch sử" ở Biển Đông. Theo tài liệu vừa được Mỹ công bố, những tuyên bố về quyền lịch sử này "không có cơ sở pháp lý" và Trung Quốc không đưa ra được chi tiết cụ thể để chứng minh các khẳng định của họ. 

Quan điểm của Mỹ bác bỏ "chủ quyền lịch sử" của Trung Quốc trên Biển Đông cũng không khác gì phán quyết năm 2016 của Tòa Trọng tài thường trực La Haye, đã cho rằng các yêu sách chủ quyền của Trung Quốc bên trong "đường lưỡi bò" hoàn toàn không có cơ sở pháp lý. 

Yêu sách bất hợp pháp của Trung Quốc phá hoai luật pháp quốc tế

Nhận định chung của bản nghiên cứu "Ranh giới trên biển" 150 là tính chất bất hợp pháp của các yêu sách chủ quyền cũng như của những đòi hỏi đặc quyền tài phán của Trung Quốc đối với gần như toàn bộ Biển Đông. Theo tài liệu vừa công bố, "những yêu sách đó của Trung Quốc làm suy yếu nghiêm trọng sự thượng tôn pháp luật trên biển và nhiều quy định của luật pháp quốc tế được công nhận rộng rãi như đã được nêu lên trong Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển".

Khi loan tin về việc Mỹ công bố bản nghiên cứu mới bác bỏ các yêu sách chủ quyền rộng khắp của Trung Quốc trên Biển Đông, hãng tin Pháp AFP ghi nhận là báo cáo này được đưa ra trong bối cảnh Washington ngày càng thách thức Bắc Kinh trên phạm vi toàn cầu, và cho rằng sự trỗi dậy của Trung Quốc là mối đe dọa lâu dài cho Mỹ. 

AFP nhắc lại rằng vào năm 2020, ngoại trưởng Mỹ khi đó là Mike Pompeo đã công khai ủng hộ các tuyên bố chủ quyền của các quốc gia Đông Nam Á ở Biển Đông, vượt xa lập trường của Mỹ trước đó là thách thức Trung Quốc nhưng không chỉ rõ ràng quốc gia nào có quyền hợp pháp trên Biển Đông. 

Trọng Nghĩa

*******************

Theo tin báo chí, tàu chiến Nhật Bản 2 lần tham gia chiến dịch tự do hàng hải ở Biển Đông

Phan Minh, RFI, 13/01/2022

Trong khuôn khổ các chiến dịch bảo đảm tự do hàng hải, tàu chiến Nhật Bản đã từng tiến lại gần các đảo nhân tạo mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền ở khu vực Biển Đông ít nhất 2 lần trong năm 2021. Tuy nhiên, hải quân Nhật Bản tiến hành các hoạt động này một cách thận trọng.

biendong2

Hai tàu chiến của Nhật, Izumo (DDH-183) và Murasame (DD-101) tham gia cuộc luyện tập cứu hộ cứu nạn khẩn cấp ở vùng biển Sulu. Ảnh chụp ngày 28/06/2019.  AP - Emily Wang

Trang web BenarNews (chi nhánh của Đài Châu Á Tự do) trích dẫn báo Yomiuri Shimbun cho biết, theo các nguồn tin xin ẩn danh trong chính phủ Nhật, các hoạt động tuần tra bảo đảm tự do lưu thông hàng hải của hải quân Nhật Bản đã được tiến hành trong tháng 3 và tháng 8 năm 2021. 

Một quan chức cấp cao của bộ Quốc phòng nói với tờ báo rằng các hoạt động này "nhằm cảnh báo Trung Quốc, nước đang bóp méo luật pháp quốc tế đồng thời để bảo vệ quyền tự do hàng hải, luật pháp và trật tự trên biển". 

Tuy nhiên, trong những lần tuần tra nói trên, các tàu chiến của Nhật chỉ hoạt động trong vùng biển quốc tế và không đi vào "vùng lãnh hải" 12 hải lý của Trung Quốc. Báo Yomiuri nói thêm rằng các hoạt động này được tiến hành "khi di chuyển đến các cuộc tập trận chung với các lực lượng hải quân khác, hoặc khi Nhật điều hải quân đến Trung Đông".

Phan Minh

Published in Châu Á