Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Putin đến Bắc Kinh tìm cách "giải độc" vũ khí "đô la" của Mỹ ?

Minh Anh, RFI, 14/05/2024

Tổng thống Nga Vladimir Putin có chuyến thăm Trung Quốc cấp Nhà nước trong hai ngày 16 và 17/05/2024. Nhiều nhà quan sát cho rằng, nhân cuộc họp thượng đỉnh này, hai nguyên thủ Nga – Trung có thể sẽ thảo luận các phương án nhằm "hóa giải" gọng kềm các lệnh trừng phạt từ Mỹ và các đồng minh của Washington.

quanhengatrung1

Tổng thống Nga Vladimir Putin gặp chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Bắc Kinh, Trung Quốc, ngày 17/10/2023. AFP – Sergei Savostyanov

Đây là chuyến công du nước ngoài đầu tiên của tổng thống Nga Vladimir Putin sau khi ông tái đắc cử vào tháng 3/2024, và là cuộc gặp trực diện thứ tư với đồng nhiệm Trung Quốc Tập Cận Bình từ khi xẩy ra xung đột Nga – Ukraine tháng 2/2022. Một trong những mục tiêu chính của chuyến đi Bắc Kinh lần này của ông Putin là tìm cách giảm thiểu nguy cơ bị đứt đoạn huyết mạch kinh tế mà Trung Quốc đã mang lại cho Nga trước các đe dọa mới từ Mỹ.

Mối bận tâm này được thể hiện rõ qua cuộc cải tổ nội các hôm Chủ nhật 12/5 : Các quan chức chủ chốt phụ trách quan hệ Trung – Nga vẫn giữ nguyên vị trí và tân bộ trưởng quốc phòng là ông Andrei Belousov, một nhà kinh tế có mối quan hệ sâu sắc với giới lãnh đạo Trung Quốc.

Hiện tại, Bắc Kinh là thị trường nhập khẩu dầu khí lớn nhất của Nga, là nguồn cung cấp các linh kiện lưỡng dụng quan trọng nhất, giúp Kremlin tăng cường hỏa lực vượt qua Ukraine và phương Tây, gây khó khăn cho phòng thủ Ukraine. Đây cũng chính là điều Washington đang nỗ lực thực hiện nhằm cắt đứt dòng chảy kinh tế - thương mại này.

Tờ Financial Times (14/05/2024) nhắc lại, tháng 12/2023, Nhà Trắng đe dọa áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với bất kỳ ngân hàng nào thực hiện các giao dịch thanh toán cho cỗ máy chiến tranh của Nga. Lời đe dọa này đã được bộ trưởng Tài chính Janet Yellen và ngoại trưởng Anthony Blinken một lần nữa đề cập đến nhân chuyến thăm Bắc Kinh đầu năm nay.

 Giao dịch Trung - Nga bị gián đoạn

Trước mắt, những lời dọa này dường như đã có tác dụng. Xuất khẩu của Trung Quốc sang Nga giảm 15,7% trong tháng 3 và giảm 13,5% trong tháng 4 so với cùng kỳ năm 2023. Còn theo South China Morning Post, các lệnh trừng phạt của phương Tây đã làm gián đoạn đến 80% hoạt động thanh toán giữa Nga và Trung Quốc tính đến tháng 3 này.

Trong bối cảnh đó, Moskva mong muốn Bắc Kinh làm nhiều hơn để hỗ trợ cho Nga, nhưng Trung Quốc tỏ ra do dự vì không muốn làm tổn hại đến mối quan hệ với phương Tây, theo như giải thích từ Alexander Gabuev, giám đốc Trung tâm Carnegie Russia Eurasia với AFP.

Tuy nhiên, theo các phân tích của Financial Times và các chuyên gia Tài chính Trung Quốc được South China Morning Post trích dẫn, Nga và Trung Quốc có thể khai thác các nền tảng riêng của từng nước như CIPS (Trung Quốc) và SPFS – một hệ thống nhắn tin Tài chính của Nga, cũng như là mạng lưới hệ thống ngân hàng địa phương, nhỏ hơn, để đẩy mạnh hoạt động giao thương.

Việc thành lập các cơ chế Tài chính mới cũng có thể giúp "phá vỡ các lệnh trừng phạt của phương Tây", theo như một báo cáo của Viện Nghiên cứu Tài chính Chongyang, thuộc đại học Nhân Dân, công bố ngày 11/5, được South China Morning Post trích dẫn. Tuy hệ thống CIPS của Trung Quốc chưa thể cạnh tranh với hệ thống Swift của phương Tây về số lượng, nhưng báo cáo của Viện Tài chính Trung Quốc cho thấy tỷ lệ giao dịch trong mạng lưới CIPS của Trung Quốc đã tăng 50% vào năm 2022, và tăng thêm 25% trong ba quý đầu năm 2023, do chiến tranh Ukraine.

Tiền gởi bằng nhân dân tệ ở Nga

Cần nói rõ thêm là tính đến cuối năm 2023, đồng nhân dân tệ chiếm đến hơn 1/3 giao dịch thương mại của Nga với các đối tác nước ngoài. Tiền gởi bằng nhân dân tệ ở Nga tăng vọt từ gần như bằng 0 (trước khi có chiến tranh) đã lên đến mức tương đương với 68,7 tỷ đô la trong năm 2023, và hoạt động cho vay bằng nhân dân tệ đã tăng gấp bốn lần, tương đương với hơn 46 tỷ đô la, phần lớn là nhờ vào việc chuyển đổi nợ từ đô la và euro sang nhân dân tệ.

Đương nhiên, giới ngân hàng Trung Quốc lo lắng trước nguy cơ hứng chịu những đòn trừng phạt nặng nề từ Mỹ nếu bị phát hiện, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế đất nước gặp khó khăn. Nhưng với việc sử dụng nền kinh tế Nga như là một nơi thử nghiệm, các nhà lãnh đạo Trung Quốc có thể tinh chỉnh cơ sở hạ tầng Tài chính để các nước khác có thể sử dụng, tìm cách hóa giải vũ khí đồng bạc xanh của Washington.

Đây cũng chính một sự hậu thuẫn mà Nga tìm kiếm và có thể hoàn toàn trông cậy vào Trung Quốc trong lần gặp này, khi cả hai nước đều có chung một tầm nhìn : Phản đối thế bá quyền của Mỹ trên thế giới !

Minh Anh

**************************

Ông Putin thăm Trung Quc ngày 16-17/5 đ tăng cường quan h đi tác

Reuters, VOA, 14/05/2024

Đin Kremlin hôm th Ba cho biết Tng thng Nga Vladimir Putin s thăm Trung Quc vào ngày 16-17/5, s dng chuyến đi nước ngoài đu tiên trong nhim k sáu năm mi ca ông đ nhn mnh mi quan h đi tác sâu sc hơn vi Ch tch Tp Cn Bình ca Trung Quc.

quanhengatrung2

Tng thng Nga Vladimir Putin và Ch tch Trung Quc Tp Cn Bình ti Din đàn Vành đai và Con đường Bc Kinh, Trung Quc, ngày 17/10/2023.

Trung Quc và Nga tuyên b quan h đi tác "không gii hn" vào tháng 2/2022 khi ông Putin đến thăm Bc Kinh ch vài ngày trước khi ông xua hàng chc nghìn quân vào xâm chiếm Ukraine, gây ra cuc chiến tranh trên b đm máu nht Châu Âu k t Thế chiến th hai.

Đin Kremlin nói : "Theo li mi ca Ch tch Trung Quc Tp Cn Bình, ông Vladimir Putin s có chuyến thăm cp nhà nước ti Trung Quc vào ngày 16-17/5, đây là chuyến công du nước ngoài đu tiên sau khi nhm chc".

Ông Putin, 71 tui và ông Tp, 70 tui, s tham d d yến k nim 75 năm ngày Liên Xô công nhn nước Cng hòa Nhân dân Trung Hoa do Mao Trch Đông tuyên b vào năm 1949.

Hoa Kỳ coi Trung Quc là đi th cnh tranh ln nht và Nga là mi đe da quc gia ln nht trong khi Tng thng M Joe Biden lp lun rng thế k này s được xác đnh bi mt cuc cnh tranh hin hu gia các nn dân ch và chuyên chế.

Ông Putin và ông Tp chia s chung mt thế gii quan ln, coi phương Tây là suy đi và suy thoái khi Trung Quc thách thc quyn lc ti cao ca M trong mi lĩnh vc, t đin toán lượng t và sinh hc tng hp cho đến gián đip và sc mnh quân s.

Trong chuyến thăm, ông Putin s gp Th tướng Trung Quc Lý Cường đ tho lun v hp tác kinh tế và thương mi. Ông Putin cũng s thăm Cáp Nhĩ Tân, thành ph có quan h cht ch vi Nga.

Ông Putin đã chuyn hướng mnh m sang Trung Quc sau khi M và các đng minh c gng cô lp Nga như mt hình pht cho cuc chiến Ukraine.

D liu hi quan Trung Quc cho thy thương mi Trung Quc-Nga đt k lc 240,1 t USD vào năm 2023, tăng 26,3% so vi mt năm trước đó.

Trung Quc đã tăng cường quan h thương mi và quân s vi Nga khi M và các đng minh áp đt lnh trng pht đi vi c hai nước. Nga đã tr thành nhà cung cp du thô hàng đu ca Trung Quc, vi lượng du xut khu sang Trung Quc tăng hơn 24% vào năm 2023 bt chp lnh trng pht ca phương Tây.

Đin Kremlin cho biết ông Putin và ông Tp "s tho lun chi tiết toàn b các vn đ ca quan h đi tác toàn din và hp tác chiến lược".

H s "xác đnh các lĩnh vc chính đ phát trin hơn na hp tác trên thc tế Nga-Trung và trao đi quan đim chi tiết v các vn đ khu vc và quc tế cp bách nht".

Đin Kremlin cho biết hai nhà lãnh đo s ký tuyên b chung sau cuc gp.

Reuters

**************************

Trung Quốc phát hành 138 tỷ đô la trái phiếu chính phủ để thúc đẩy kinh tế

Minh Phương, RFI, 14/05/2024

Hôm 13/05/2024, bộ Tài chính Trung Quốc thông báo trong tuần này bắt đầu phát hành trái phiếu chính phủ kỳ hạn 30 năm nhằm hỗ trợ kinh tế. Theo giới chuyên gia, đợt phát hành này giúp bổ sung vốn cho các ngân hàng công và đầu tư cho các dự án dài hạn của chính phủ trong bối cảnh khủng hoảng địa ốc và những thất bại trong việc giải quyết nợ dài hạn ở cấp địa phương.

quanhengatrung3

Ảnh minh họa đồng nhân dân tệ Trung Quốc. AP

Từ Bắc Kinh, thông tín viên RFI Stéphane Lagarde cho biết cụ thể về biện pháp mới này :

"Đây là lần thứ năm Trung Quốc thực hiện chu kỳ phát hành trái phiếu chính phủ đặc biệt. Lần đầu tiên là vào năm 1998, Bắc Kinh phát hành công trái nhằm tái cấp vốn cho các ngân hàng Nhà nước ; vào năm 2007 nhằm thành lập quỹ quốc gia ; năm 2020 Nhà nước đã huy động một tỷ nhân dân tệ cho cuộc chiến chống đại dịch Covid ; vào năm 2023 cũng là một tỷ nhân dân tệ, mà theo thông báo chính thức của Nhà nước là để ứng phó với các thảm họa thiên nhiên, nhưng trên thực tế là để vực dậy nền kinh tế đang suy thoái. 

Lần này, chính phủ muốn hỗ trợ kinh tế trong một thời gian rất dài vì trái phiếu được phát hành sẽ có kỳ hạn 20, 30 và 50 năm. Theo bộ Tài chính, công trái sẽ giúp tài trợ cho các dự án rất dài hạn "cần thiết cho quá trình hiện đại hóa nền kinh tế". Từ tháng 5 đến tháng 11 năm sau, chính phủ trung ương sẽ phát hành 300 tỷ nhân dân tệ trái phiếu kỳ hạn 20 năm, 600 tỷ nhân dân tệ trái phiếu kỳ hạn 30 năm và 100 tỷ nhân dân tệ trái phiếu kỳ hạn 50 năm. 

Việc Nhà nước phát hành công trái sẽ giúp "đẩy nhanh các khoản chi ngân sách", theo một chuyên gia kinh tế được Bloomberg trích dẫn. Đây là một cách để góp phần "duy trì tăng trưởng dương trong quý I" và tăng cơ may đạt được mục tiêu tăng trưởng 5%/năm mà chính quyền đã đề ra".

Minh Phương

Published in Quốc tế

Cuộc gặp gỡ Donald Trump- Vladimir Putin ngày 16/07/2018 ở Helsinki nhằm bình thường hóa quan hệ Mỹ-Nga kết thúc mơ hồ trống đánh xuôi, kèn thổi ngược. Tình trạng này có thể đẩy Moskva, ở thế yếu, rơi vào vòng tay Bắc Kinh. Tuy nhiên, theo giới phân tích, cho dù tăng cường hợp tác nhưng Nga-Trung bảo vệ nhiều quyền lợi đối nghịch nhau.

bk1

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và đồng nhiệm Nga Vladimir Putin trong một cuộc hội kiến ở Thiên Tân, 08/06/2018 - Sputnik/Alexei Druzhinin/Kremlin via Reuters

Trong khi giới lãnh đạo Trung Quốc và Nga liên tục đưa ra những lời tuyên bố "thắt chặt đối tác hữu nghị, tin cậy lẫn nhau" thì tại Tây phương, giới phân tích nhận định một cách dứt khoát là do tương quan lực lượng không cân bằng và quyền lợi chiến lược mâu thuẫn, con đường hợp tác Nga-Trung cuối cùng sẽ đi đến bế tắc.

Hư thực ra sao ?

Trung Quốc và Nga là hai đồng lõa, nhưng không phải là đồng minh. Đó là nhận định của nhà báo Pháp Isabelle Faucon trên nguyệt san Le Monde Diplomatique tháng 08/2018.

Trên ván cờ khu vực và thế giới, do có cùng lo ngại thế lực Tây phương mà đứng đầu là Hoa Kỳ, chính quyền Nga và Trung Quốc "nâng cấp" quan hệ song phương từ "thân thiện" lên "đồng cảm ở mức cao nhất", theo bình luận của một nhà ngoại giao Nga về chiến lược Châu Á của Moskva : cho phép Trung Quốc trang bị vũ khí tối tân của Nga và sử dụng hạ tầng cơ sở trên lãnh thổ Nga để giao thương với Châu Âu… qua dự án Con đường tơ lụa mới. Cụ thể là năm 2014, trong bối cảnh căng thẳng với Tây phương trong vụ khủng hoảng Ukraine, lần đầu tiên Nga đồng ý bán tên lửa S-400 và chiến đấu cơ Su-35 cho quân đội Trung Quốc.

Quan hệ giữa hai đại cường Á-Âu này không phải là đơn giản cho đến tận đầu thế kỷ 21. Cho dù từng là "anh em xã hội chủ nghĩa" nhưng Mao Trạch Đông không bao giờ tha thứ cho Stalin từng chê cộng sản Trung Quốc không đủ sức chiến thắng Quốc Dân Đảng Trung Hoa. Sau khi chiến tranh lạnh kết thúc, Liên xô tan rã, hai nước cảm thấy phải xóa bỏ mối căng thẳng thường trực này, chướng ngại cản trở hai nước phát triển.

Phải mất 15 năm, Nga và Trung Quốc mới giải quyết xong "lấn cấn" đường biên giới chung hơn 4000 km. Quyết tâm cải thiện quan hệ được nhiều thuận lợi. Cả Bắc Kinh và Moskva đều muốn "bảo vệ chế độ" và lo sợ bị "khuynh đảo". Theo họ, Hoa Kỳ và Tây phương nói chung, can thiệp làm thay đổi các thể chế độc đoán để phục vụ nhu cầu kinh tế và địa chính trị của Tây phương qua các cuộc cách mạng dân chủ và mở rộng liên minh NATO.

Trong chiều hướng này, cho dù vẫn giữ thái độ trung lập trong hồ sơ Biển Đông, năm 2016, lần đầu tiên Nga ủng hộ quan điểm của Trung Quốc lên án Mỹ gây bất ổn và đã đưa tàu chiến tham gia tập trận chung với Trung Quốc. Tuy nhiên, cuộc tập trận diễn ra ngoài vùng biển tranh chấp với láng giềng Đông Nam Á. Năm sau, hải quân Nga-Trung cùng tập trận tại biển Baltic, địa bàn xung khắc với hải quân NATO.

Đồng nhưng không thuận

Tuy đồng lõa với nhau trên nhiều hồ sơ trong quan hệ song phương và quốc tế nhưng trong tổng kết thành quả ngoại giao 2017, Hội đồng Quốc gia về Quốc tế sự vụ của Nga nhấn mạnh đến thế áp đảo của Trung Quốc gây bất lợi cho Nga trong quan hệ chính trị và kinh tế.

Cụ thể, cán cân lực lượng đã nghiêng hẳn về phía Trung Quốc trong 25 năm qua. Nước Nga của Putin chỉ là bạn hàng thứ 9 của Trung Quốc, với 95 tỷ đôla. Trong khi đó, trao đổi thương mại giữa Trung Quốc với Mỹ, năm 2017, lên đến 555 tỷ và với Liên Hiệp Châu Âu là 615 tỷ.

Nga cũng thua thiệt ngay trong "cơ sở" trao đổi mậu dịch : xuất dầu khí mua lại hàng tiêu dùng, máy móc, trang thiết bị của Trung Quốc.

Bất lợi cũng diễn ra ngay khu vực biên giới. Moskva rất lo sợ cho vấn đề an ninh lãnh thổ, mất chủ quyền vì đất rộng người thưa trước khối lượng dân số khổng lồ của Trung Quốc.

Từ Moskva, thông tín viên Hoàng Dung cho biết cụ thể :

"Nga và Trung Quốc có đường biên giới chung và cả hai đều có tiềm năng rất lớn trên thế giới. Chính vì thế, họ lại càng không muốn đối thủ của mình lớn mạnh hơn mình. Sự lớn mạnh và hiện đại của nước này là mối lo cho nước kia, cho nên hai bên hợp tác nhưng không phải là đồng minh… các nhà chiến lược Nga nhìn nhận rằng nước Nga rộng lớn với miền Viễn Đông hầu như trống trải bên cạnh láng giềng Trung Quốc khổng lồ với 1,5 tỷ người là một vấn nạn…".

Theo Le Monde Diplomatique, kế hoạch hợp tác Nga-Trung năm 2009 là một bằng chứng hai nước "đồng sàng dị mộng" : Trung Quốc muốn nhanh chóng phát triển miền viễn đông của Nga mà Bắc Kinh xem là lãnh thổ "Đông Bắc thiên nhiên" từ thế kỷ 19 với một hệ thống thương nhân hoạt động theo bang hội. Trái lại, Moskva tìm cách kiểm soát ảnh hưởng của Trung Quốc và do vậy tỏ ra không sốt sắng thực hiện đề án này. Đến 2012, Nga thành lập Bộ Phát triển Viễn Đông, xây dựng căn cứ không gian Vostotchny và canh tân đường xe lửa Baikal-Hắc Long Giang, thu hút đầu tư quốc tế ngoài Trung Quốc, tái quân bình chính sách đối ngoại tại Châu Á. Năm 2012, cũng là năm chiếc cầu treo dài nhất thế giới, do Pháp xây dựng, nối liền thành phố Vladivostock với đảo Rousski được khánh thành.

Mối lo đối phó với "thảm họa da vàng" được Nga khéo léo thực hiện từ thời hậu cộng sản.

Hoàng Dung : "Ngay từ thập niên 1990, người ta lo lắng làn sóng di dân này của Trung Quốc vì thế chính sách di trú đối với dân Trung Quốc tại Nga cũng hết sức nghiêm khắc. Người Trung Quốc hầu như rất là khó khăn để nhận được quy chế sống dài hạn. Người Việt tuy có nhiều người sống bất hợp pháp, nhưng nhận được quy chế sống dài hạn thì dễ dàng hơn người Trung Quốc rất nhiều. Gần đây, người Trung Quốc sang vùng Viễn Đông của Nga để lấy vợ rất đông. Tại nhiều thành phố gần biên giới, các biển hiệu ghi bằng tiếng Hoa cho nên cơ quan di trú của Nga hết sức khắt khe. Bây giờ họ kiểm tra nghiêm khắc những người nước ngoài lấy vợ lấy chồng là người Nga. Đặc biệt hơn nữa là bất cứ trung tâm thương mại nào của người Trung Quốc thuê để sinh sống hay kinh doanh mà chỉ có người Trung Quốc, thì khó tồn tại quá 6 tháng. Cảnh sát kinh tế Nga tìm mọi cớ để đóng cửa…".

Cũng theo Le Monde Diplomatique tháng 8, Moskva cũng tìm cách hạn chế ảnh hưởng kinh tế của Trung Quốc tại Trung Á. Đó chính là lý do sâu xa mà tổng thống Putin đề xuất sáng kiến thành lập Liên Hiệp Kinh Tế Á-Âu năm 2015. Nhưng Nga lại nằm dưới tay Trung Quốc bởi lẽ Bắc Kinh có nhiều tiền hơn và các nước Trung Á tỏ ra dè dặt với Nga, sau vụ bán đảo Crimée bị Nga sáp nhập bằng thủ đoạn chính trị và quân sự.

Đã thế, giới lãnh đạo Bắc Kinh thẳng tay khai thác lợi thế. Trước hết, Trung Quốc luôn thận trọng, bảo vệ quan hệ tốt với Mỹ và Tây phương, do vậy không phải lúc nào Bắc Kinh cũng ủng hộ Moskva trên các hồ sơ chiến lược. Trung Quốc cũng theo chiến thuật "đường ta ta đi", tránh không làm Nga mất mặt, nhưng tập trung đầu tư vào quyền lợi riêng "một vành đai, hai con đường" và không bao giờ theo chân Nga công kích Tây phương nếu thấy bất lợi.

Trong thế chân vạc quốc tế này, chính quyền Nga đã dự kiến ra sao ?

Hoàng Dung : "Nhìn sâu vào thì các dự án đầu tư giữa hai nước thì dường như không nhằm để cho đối phương được phát triển. Ví dụ như Trung Quốc rất cần dầu khí và muốn Nga xây ống dẫn thẳng qua Trung Quốc nhưng Nga cuối cùng xây ống dẫn sang hải cảng Nakhodka để có thể xuất dầu khí sang Nhật. Ngược lại, vào năm 2008, khi Nga bị ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính tác động làm thiếu tiền, Nga hy vọng Trung Quốc ứng trước 10 năm tiền mua dầu khí theo thỏa thuận, nhưng Trung Quốc vẫn đủng đỉnh không đưa tiền khi Nga cần. Do vậy, cho dù hai bên cần tạo cái lực lượng ngang bằng với Mỹ và NATO, nhưng lại không muốn hợp tác chặt chẽ chỉ vì sợ đối tác mạnh hơn mình. Hợp tác Nga-Trung vì thế chỉ mang tính chính trị hơn là thực tế…".

Vấn đề là Moskva làm cách nào thu hẹp hố sâu cách biệt đang đe dọa an ninh quốc gia ? Mới đây, phản ứng tự vệ của Nga đã góp phần làm đổ bể vụ tai tiếng tham ô trong tập đoàn năng lượng Nhà nước Trung Quốc CEFC. Việc chủ tịch Diệp Giản Minh bị điều tra làm hỏng kế hoạch chiếm 14% cổ phần của Rosneft.

Theo giới phân tích, cho đến nay, để "giới hạn nguy cơ Trung Quốc", chính quyền Nga cố gắng tạo một "mối quan hệ tin cậy" và tránh gây hiềm khích. Tuy nhiên, từ khi đạt được một số thành công quân sự và ngoại giao tại Trung Đông, Nga đã lấy lại thế cân bằng lực lượng với Trung Quốc. Theo Viện chiến lược IISS, cho dù ngân sách quốc phòng của Trung Quốc cao gấp 3 lần ngân sách của Nga (150 tỷ/45,6 tỷ) theo số liệu 2017, Moskva vẫn bỏ xa Bắc Kinh về vũ khí hạt nhân.

Hội nhập Châu Âu ?

Trong cuộc chạy đua cạnh tranh với Mỹ, Bắc Kinh không có lý do gì quy hoạch chương trình phát triển kinh tế của mình "dựa theo nhịp độ của đối tác Nga", nhà báo Isabelle Faucon nêu câu hỏi : "liệu Moskva có tiếp tục thụ động dựa vào "lòng tốt" của Trung Quốc hay bắt buộc phải thay đổi chính sách tăng tốc canh tân đất nước và cởi mở hơn với Tây phương ?".

Hướng đi của Nga ?

Dựa vào bài học lịch sử, thông tín viên Hoàng Dung phân tích như sau :

"Trong chiều dài lịch sử, lúc nào Nga cũng hướng về Châu Âu hơn Châu Á. Ước mơ của Pierre đại đế từ thời thế kỷ 18 mở cánh cửa cho nước Nga sang Châu Âu đến bây giờ cũng là một ước mơ của người Nga muốn hội nhập chính trị và kinh tế nước Nga vào dòng chảy chung là Châu Âu".

Tú Anh

Nguồn : RFI, 09/08/2018

Published in Diễn đàn