Việt Nam đã và đang chuẩn bị gì khi Campuchia làm Chủ tịch ASEAN vào năm 2022 ?
Chiều 29/11/2021, bà Bùi Thị Minh Hoài, Bí thư Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam, Trưởng Ban Dân vận Trung ương đã có cuộc hội đàm trực tuyến với ông Men Xom On, Ủy viên Ban Thường vụ Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương Đảng Nhân dân Campuchia, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương quốc Campuchia.
Thủ tướng Campuchia Hun Sen tham gia cuộc gặp thượng đỉnh đặc biệt ASEAN Trung Quốc hôm 22/11/2021 / AP
Hội đàm trực tuyến nhằm trao đổi về tình hình mỗi Đảng, mỗi nước ; công tác dân vận của mỗi Đảng ; quan hệ hợp tác giữa hai Ban Dân vận Trung ương của hai Đảng trong thời gian qua và thống nhất phương hướng hợp tác trong thời gian tới, góp phần vun đắp và củng cố mối quan hệ láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài giữa Việt Nam - Campuchia.
Bà Bùi Thị Minh Hoài khẳng định : "Trong bối cảnh tình hình thế giới, khu vực tiếp tục diễn biến nhanh chóng, phức tạp và tình hình của mỗi nước, việc không ngừng tăng cường quan hệ đoàn kết, hợp tác giữa hai Đảng, hai nước nói chung và giữa hai Ban Dân vận càng có ý nghĩa quan trọng đối với sự ổn định và phát triển của mỗi nước, cũng như đối với hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực".
Trước đó, ngày 1/10/2021, trong cuộc gặp Đại sứ Úc Pablo Kang, Phó Thủ tướng Campuchia Hor Namhong nói rằng Biển Đông nên là "vùng biển của hòa bình và an ninh", nơi tự do hàng hải và tự do bay được bảo đảm, báo Phnom Penh Post đưa tin.
Phó Thủ tướng Campuchia cũng thúc giục các bên liên quan trên Biển Đông giải quyết tranh chấp một cách hòa bình theo luật quốc tế.
Ông Hor Namhong hy vọng ASEAN và Trung Quốc sẽ đạt được thoả thuận về Bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC) để ngăn tranh chấp leo thang. "Tôi hy vọng ASEAN và Trung Quốc sẽ tiếp tục đàm phán để đạt được Bộ Quy tắc ứng xử trong tương lai gần. Đến nay, việc đàm phán đã gần như hoàn tất", Phó Thủ tướng Campuchia lưu ý rằng với vai trò chủ tịch ASEAN lần thứ ba trong năm 2022, Campuchia sẽ ưu tiên đẩy mạnh đoàn kết ASEAN và bảo đảm hòa bình, an ninh ở khu vực.
Ông Hor Namhong cho biết, tại hội nghị cấp cao ASEAN năm 2022, khối này sẽ kỷ niệm 20 năm ra đời của Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC).
Lịch sử quan hệ giữa Campuchia-ASEAN và Campuchia-Việt Nam sẽ sang trang hay vẫn chỉ là bình mới rượu cũ ?
Những vấn đề của lịch sử
Nhìn từ góc độ chính trị chiến lược : Campuchia có vị trí địa chiến lược quan trọng trong khu vực Đông Nam Á, nằm án ngữ phía Tây và Tây Nam của Việt Nam, phía Đông của Thái Lan ; giáp hạ nguồn lưu vực sông Mekong ; vừa thông ra biển, vừa án ngữ đường thủy huyết mạch của khu vực Đông Nam Á lục địa ; có cảng nước sâu Shihanoukville nằm trong đường hàng hải chiến lược từ Ấn Độ Dương sang Thái Bình Dương. Do vậy, Campuchia được coi là viên ngọc trai thứ hai trong "Chuỗi Ngọc trai" của Trung Quốc, nhằm kết nối đặc khu hành chính Hồng Kông với Sudan qua Ấn Độ Dương và giúp Trung Quốc tiếp cận Vịnh Thái Lan, Biển Đông một cách thuận tiện nhất. Việc chi phối Campuchia mang lại cho Trung Quốc nhiều lợi ích về chính trị và quốc phòng, an ninh. Với sự có mặt ở Campuchia, Trung Quốc có thể nắm giữ một địa bàn chiến lược, làm hạn chế sự gia tăng ảnh hưởng củ a Mỹ, Nhật Bản đối với khu vực trong bối cảnh sự ủng hộ của các nước này đối với Philippines và Việt Nam gây ra những thách thức đối với yêu sách "đường lưỡi bò" của Trung Quốc ở Biển Đông ; đồng thời, góp phần gia tăng sức ép đối với Việt Nam từ hướng Tây Nam trong trường hợp quan hệ Trung Quốc - Việt Nam căng thẳng
Từ khi hiệp định hòa bình Paris 1991 dẫn tới thành lập chính phủ mới năm 1993, dưới sự bảo trợ của lính gìn giữ hòa bình LHQ, quan hệ Việt Nam - Campuchia nói chung ấm áp. Quan hệ gần gũi giữa Việt Nam và Campuchia xuất phát phần lớn do sự hợp tác chặt chẽ giữa hai đảng cầm quyền - đảng Nhân dân Campuchia (CPP) và đảng Cộng sản Việt Nam. Hai đảng chia sẻ lợi ích trong việc gìn giữ ưu thế chính trị, và vì vậy họ hợp tác để chống lại các lực lượng "thù địch". Hai chính phủ duy trì quan hệ ngoại giao gần gũi. Việt Nam cũng tiếp tục hỗ trợ an ninh Campuchia về đào tạo nhân sự và cung cấp hậu cần.
Việt Nam và Campuchia có quan hệ thương mại gắn bó. Xuất nhập khẩu của Việt Nam sang Campuchia tăng nhanh từ 81 triệu đô la năm 2000 lên tới 5,33 tỷ USD của năm 2020. Bảy tháng đầu năm 2021, kim ngạch thương mại xuất - nhập khẩu giữa Việt Nam - Campuchia đạt 6,034 tỷ USD, tăng 106 % so với cùng kỳ năm 2020. Việt Nam hiện nằm trong số năm nhà đầu tư hàng đầu ở Campuchia.
Mặc dù quan hệ gần gũi như vậy, nhưng căng thẳng vẫn tồn tại giữa hai nước vì vấn đề đường biên giới và tình trạng của người nhập cư gốc Việt ở Campuchia. Những mâu thuẫn này dẫn tới xung đột trong chính trị nội bộ Campuchia. Thông điệp khi tranh cử của CPP mô tả họ là người giải phóng ách cai trị Khmer Đỏ và bảo đảm hòa bình, ổn định. Một khẩu hiệu tranh cử của CPP nói ngày 7/1/1979 là "lần sinh ra thứ hai" cho người Campuchia.
Tuyên ngôn này có sức thu hút với những người sống sót khỏi thảm họa Khmer Đỏ. Còn với phe đối lập, chiến dịch phản kích logic của họ là khơi dậy sự thù hằn lịch sử sâu sắc với Việt Nam và người Việt, và cáo buộc đằng sau hòa bình, ổn định là sự mất chủ quyền và lãnh thổ. Phe đối lập xem CPP là hầu cận Việt Nam và vì thế thông đồng trong "ý định nuốt chửng Campuchia của Việt Nam".
Một vấn đề nữa có thể có tác động tiêu cực lên quan hệ Việt Nam - Campuchia là người Việt sống ở Campuchia. Tổng tuyển cử 2013 cho thấy nhiều người Campuchia bỏ phiếu cho Đảng Cứu quốc Campuchia một phần vì tuyên truyền chống Việt Nam của đảng.
Kết quả bầu cử này buộc đảng cầm quyền có hành động cụ thể như trục xuất người nhập cư Việt Nam bất hợp pháp. Tuy nhiên, hành động của chính phủ vẫn chưa đụng chạm vào vấn đề người Việt nhập cư. Hiện nay, ước tính 750.000 người Việt đang sống ở Campuchia, chủ yếu trên sông Mekong và Hồ Tonle Sap.
Nhiều người Campuchia bày tỏ lo ngại về "sự định cư vô chính phủ" của người di dân Việt. Bỏ qua lo lắng này có thể ảnh hưởng tới tính chính danh của CPP, hoặc có khả năng dẫn tới bạo lực chống người Việt.
Đây sẽ là công việc khó khăn do thiếu đất và dịch vụ công kém cỏi. Nếu không cẩn thận, nỗ lực giải quyết vấn đề người Việt có thể ảnh hưởng quan hệ giữa hai nước.
Người Campuchia đốt cờ Việt Nam để phản đối ngay trước đại sứ quán Việt Nam ở Phnom Penh hôm 8/10/2014. AFP
Tình đồng chí giữa Campuchia-Trung Quốc
Trong khuôn khổ chuyến công du của ông Vương Nghị, Ngoại trưởng Trung Quốc, đến Campuchia năm 2020 thì hai nước đã ký hiệp định tự do thương mại (FTA) song phương. Đây là FTA đầu tiên mà Campuchia ký kết với một quốc gia khác.
Thời gian qua, quan hệ thương mại Trung Quốc - Campuchia ngày càng được thắt chặt. The South China Morning Post dẫn một thống kê cho thấy Bắc Kinh là nhà đầu tư lớn nhất của Phnom Penh với con số lên đến 5,3 tỉ USD từ năm 2013 - 2017.
Theo dữ liệu từ Bộ Thương mại Campuchia (MoC), kim ngạch thương mại giữa Campuchia và Trung Quốc trong năm 2020 đạt 8.118 tỷ USD, giảm 5,2% so với năm 2019.
Tính đến năm 2017, Trung Quốc đã cho Campuchia vay khoảng hai tỉ USD kể từ năm 2004. Cùng giai đoạn, Trung Quốc đã xây dựng 70% các tuyến quốc lộ và cầu ở Campuchia
Cụ thể hơn, tổng chiều dài các con đường ở Campuchia do Trung Quốc xây dựng lên đến hơn 2.000 km, bên cạnh đó còn có bảy cây cầu lớn.
Trung Quốc đã đầu tư xây dựng hàng loạt dự án ở Campuchia. Trong đó có cả dự án thủy điện như Hạ Sesan 2 với công suất lên đến 400 MW. Hay Tập đoàn phát triển Liên Hiệp (UDG), mộtdoanh nghiệp nhà nước của Trung Quốc, đã đầu tư dự án Dara Sakor tại tỉnh Koh Kong (Campuchia). Theo Reuters, tổng đầu tư của UDG ở đây lên đến 3,8 tỉ USD. Dự án Dara Sakor có cả một sân bay với đường băng dài khoảng 3.400 m. Đây là đường băng dài nhấtCampuchia. Từ nhiều năm trước, UDG đạt thỏa thuận thuê 45.000 ha đất ở Campuchia với thời gian lên đến 99 năm.
Vừa qua, Bộ Ngoại giao Mỹ công bố lệnh trừng phạt nhằm vào UDG với cáo buộc các dự án do tập đoàn này tham gia ở Koh Kong bao hàm cả mục đích quân sự, dẫn đến nguy cơ đe dọa an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.
Nhìn từ góc độ kinh tế : Trung Quốc đang tích cực thực hiện "Chiến lược phát triển miền Tây" để thúc đẩy sự phát triển của các tỉnh miền Tây và Tây Nam Trung Quốc, nhằm giảm bớt khoảng cách phát triển giữa miền Tây với các tỉnh duyên hải miền Đông và "Sáng kiến Vành đai, Con đường" sau Đại hội 19. Để thực hiện chiến lược này, Trung Quốc hướng việc hợp tác của các tỉnh miền Tây với các nước trong khu vực có nguồn tài nguyên dồi dào, chưa được khai phá như Myanmar, Lào, Campuchia. Trong khi đó, Campuchia có nguồn tài nguyên khoáng sản, thủy điện, đất đai rất phong phú, hấp dẫn đối với các doanh nghiệp Trung Quốc.
Trung Quốc đang thiết lập căn cứ quân sự ở Campuchia
Kể từ năm 2019, các quan chức Mỹ đã nhiều lần bày tỏ lo ngại rằng hai dự án do Trung Quốc tài trợ ở Campuchia được thiết kế nhằm mang lại một chỗ đứng vững chắc cho quân đội Trung Quốc ở Đông Nam Á. Trung Quốc và Campuchia có thể thu được gì từ một thỏa thuận như vậy ?
Hai căn cứ tạo ra mối lo ngại đều nằm dọc theo bờ biển phía Tây Nam của Campuchia. Đầu tiên là căn cứ Hải quân Ream ở tỉnh Preah Sihanouk, hiện là nơi đóng quân của một số tàu tuần tra cỡ nhỏ thuộc Hải quân Hoàng gia Campuchia. Căn cứ này đang được tu sửa lớn với nguồn kinh phí do Trung Quốc chi trả. Cơ sở hạ tầng bao gồm nhiều tòa nhà nhỏ, một trong số đó được Mỹ tài trợ xây dựng từ năm 2012 và là trung tâm an ninh hàng hải.
Tháng 1/2020, Campuchia đã hỏi Mỹ liệu họ có trả tiền để nâng cấp tòa nhà hay không. Mỹ đã đồng ý, nhưng chỉ trong vài tháng, Campuchia đã thay đổi quyết định và nói rằng họ không cần sự giúp đỡ của Mỹ nữa. Thay vào đó, Trung Quốc sẽ chi trả tiền nâng cấp. Đến tháng 9/2020, trung tâm an ninh hàng hải đã được di dời và tòa nhà bị phá bỏ.
Địa điểm thứ hai nằm xa hơn, trên bờ biển tại Dara Sakor thuộc tỉnh Koh Kong. Năm 2008, một nhóm các công ty xây dựng Trung Quốc do Tập đoàn Phát triển Liên minh (UDG) đứng đầu đã đàm phán hợp đồng 99 năm với Chính phủ Campuchia thuê 36.000 hectares (360 triệum2) bất động sản đắc địa bên bờ biển tại Dara Sakor. Khu vực này chiếm 20% đường bờ biển của Campuchia. Dự án khu công nghiệp, nhà ở và du lịch trị giá 3,8 tỷ USD bao gồm một cảng nước sâu và một đường băng sân bay dài 3,2 km có thể chứa hầu hết các loại máy bay quân sự. Kể từ đó, dự án này đã trở thành một trong những dự án thuộc Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) của Trung Quốc.
Theo Chính phủ Mỹ, Căn cứ Hải quân Ream và khu nghỉ dưỡng tại Dara Sakor có thể được Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) sử dụng làm cơ sở hậu cần quân sự.
Lính hải quân Campuchia ở căn cứ hải quân Reamowr tỉnh Preah Sihanouk hôm 26/7/2019. AFP
Tháng 9/2020, Mỹ đã áp đặt các lệnh trừng phạt đối với UDG, cáo buộc doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc này đã trục xuất trái phép người Campuchia khỏi vùng đất của họ và gây ra thiệt hại về môi trường trong công viên quốc gia.
Nhìn từ góc độ quân sự : Nằm ở trung tâm của Đông Nam Á lục địa, cảng Sihanoukville của Campuchia được mệnh danh là một căn cứ có vị trí chiến lược quan trọng để triển khai sức mạnh quân sự ở khu vực vịnh Thái Lan và eo biển Malacca ; có thể triển khai căn cứ hậu cần, bảo đảm xăng dầu cho ba hạm đội hiện tại để kiểm soát vùng Biển Đông, Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Khu vực sân bay Kampong Chohnang có thể giúp kiểm soát không quân ở khu vực, tạo thành tiền phương phòng thủ từ xa cho Trung Quốc. Các căn cứ không quân và sân bay của Campuchia có thể phát huy vai trò trong trường hợp Trung Quốc thiếu khả năng tiếp dầu trên không để kiểm soát vùng trời trên biển. Chi phối được Campuchia, Trung Quốc có thể sử dụng các căn cứ quân sự của quốc gia này can dự vào ASEAN, cạnh tranh ảnh hưởng với Mỹ.
Trên lĩnh vực quốc phòng - an ninh, Trung Quốc là nhà cung cấp thiết bị quân sự chủ yếu cho Campuchia. Thông qua hợp tác quân sự, Trung Quốc đã tăng cường ảnh hưởng đối với Campuchia, đưa Campuchia vào quỹ đạo ảnh hưởng, phục vụ các mục tiêu chiến lược của Trung Quốc tại khu vực. Việc mở rộng hợp tác quân sự giữa hai nước bắt đầu từ năm 2010, đánh dấu bằng sự kiện Trung Quốc thay thế Mỹ cung cấp cho Campuchia 250 xe quân sự. Campuchia và Trung Quốc cũng tiến hành nhiều chuyến thăm, làm việc giữa các phái đoàn quân sự ở các cấp độ khác nhau, tiến hành cơ chế trao đổi thông tin và ký các thỏa thuận hợp tác. Bên cạnh đó, Trung Quốc tiếp tục cung cấp các khoản ưu đãi, thiết bị quân sự cho quân đội Hoàng gia Campuchia. Đến nay, trong trang bị của các lực lượng hải, lục, không quân Campuchia, số vũ khí do Trung Quốc sản xuất ngày càng nhiều. Trung Quốc đã giúp Campuchia đào t ạo nghiệp vụ cho hàng nghìn sĩ quan Quân đội và sỹ quan Công an. Kể từ năm 2009, hàng năm khoảng 200 binh sĩ của Học viện Quân sự hoàng gia Campuchia được tuyển chọn thường niên cho các khóa học kéo dài bốn năm tại Trung Quốc. Ngoài viện trợ về vũ khí, trang thiết bị, kinh phí hoạt động, Trung Quốc cũng hỗ trợ Campuchia xây dựng các cơ sở vật chất, trụ sở làm việc, huấn luyện, đào tạo cho các lực lượng quân đội, công an Campuchia : giúp xây dựng Học viện Quân sự Hoàng gia Campuchia với hơn 70 tòa nhà trên khu vực rộng 148 ha ; trụ sở 20 tầng của Tổng cục Công an Quốc gia Campuchia ; 292 đồn công an, các phòng học và ký túc xá Học viện Cảnh sát Hoàng gia Campuchia.
Trung Quốc và Campuchia cũng bắt đầu tiến hành tập trận chung trên biển. Cuộc tập trận Dragon Gold (Rồng Vàng) lần thứ nhất (năm 2016) tại tỉnh Kampong Speu, với 85 binh sỹ Trung Quốc và 256 binh sỹ Campuchia trên các lĩnh vực sửa chữa đường sá, rà phá bom mìn và các vật liệu nổ, xây dựng cầu và tái định cư cho nạn nhân bị thiên tai. Năm 2018, cuộc tập trận Rồng Vàng lần thứ hai tại phía tây Thủ đô Phnom Penh với sự tham dự của 280 binh sĩ Campuchia, 216 binh sĩ Trung Quốc với chủ đề là chống khủng bố và hỗ trợ nhân đạo. Các cuộc tập trận chung với Trung Quốc được tăng cường trong bối cảnh Campuchia hủy các cuộc tập trận với Mỹ càng khẳng định mối quan hệ quân sự ngày càng thắt chặt của hai nước.
Việt Nam bị uy hiếp
Ream và Dara Sakor đều hướng ra Vịnh Thái Lan, và các tàu chiến của Trung Quốc được triển khai ở đây sẽ chỉ mất một ngày để tới eo biển Malacca có tầm quan trọng chiến lược mà phần lớn năng lượng nhập khẩu của Trung Quốc đi qua. Các nhà phân tích Trung Quốc từ lâu đã coi eo biển Malacca là nơi dễ tổn thương chiến lược. Sự hiện diện của tàu chiến gần đó để bảo vệ các tàu hàng Trung Quốc có thể giúp giảm bớt tình trạng mất an ninh năng lượng của Bắc Kinh.
Mặc dù sự hiện diện quân sự của Trung Quốc ở Campuchia sẽ không có giá trị gì trong việc thúc đẩy các yêu sách bành trướng của Bắc Kinh ở Biển Đông do nước này đã xây dựng các căn cứ quân sự lớn trên bảy đảo nhân tạo ở Trường Sa. Nhưng nó sẽ gây ra áp lực đối với Việt Nam. Trong một cuộc khủng hoảng Trung-Việt về các đảo đang tranh chấp, Bắc Kinh có thể gửi đi một thông điệp chiến lược bằng cách gửi tàu chiến và máy bay quân sự đến Campuchia như một lời cảnh báo đối với Viet Nam.
Chính quyền Campuchia đang cần tiền để phát triển kinh tế khi mà nền kinh tế đang gặp khó khăn bởi đại dịch Covid-19 và sự cấm vận từ phương Tây. Nhưng Hun Sen cũng cần phải cân nhắc những rủi ro tiềm ẩn. Sự hiện diện của các lực lượng quân sự nước ngoài luôn gây ra một sự tranh cãi trong nước và sự hiện diện của PLA ở Campuchia gần như chắc chắn sẽ trở thành "cột thu lôi" cho những "sấm sét chỉ trích" nhằm vào ông Hun Sen. Ngày 23/10/2018, cảnh sát đã phải giải tán một cuộc biểu tình bên ngoài Đại sứ quán Trung Quốc ở Phnom Penh phản đối việc Trung Quốc có kế hoạch đóng quân ở Campuchia.
Sự hiện diện của PLA tại Campuchia cũng sẽ giáng một đòn mạnh vào quan hệ song phương với Việt Nam. Mặc dù ông Hun Sen có quan hệ thân thiết với Trung Quốc nhưng ông luôn thận trọng vun đắp mối quan hệ chính trị thân tình với Hà Nội. Và khi sự cạnh tranh chiến lược Trung-Mỹ leo thang ở Đông Nam Á, một số thành viên ASEAN bè bạn của Campuchia cũng sẽ ngờ vực về khả năng có một cơ sở quân sự của Trung Quốc ở Campuchia.
Hiện tại, kế hoạch của Trung Quốc đối với căn cứ Hải quân Ream và Dara Sakor vẫn còn chưa rõ ràng. Tuy nhiên, nhiều khả năng các dự án quân sự này sẽ trở thành hiện thực. Và khi đó, Việt Nam là quốc gia phải dè chừng hậu quả nhiều nhất.
Trên lĩnh vực chính trị ngoại giao : Campuchia tiếp tục được Trung Quốc coi là "đồng minh trung thành nhất ở khu vực". Hai nước sẽ tích cực, thường xuyên trao đổi các đoàn lãnh đạo cấp cao, đẩy mạnh tham vấn với tần suất lớn hơn đối với các đoàn cấp địa phương, ngành và thúc đẩy ngoại giao nhân dân, nhất là giao lưu thanh niên giữa hai nước. Trung Quốc vẫn sẽ tiếp tục ủng hộ Chính phủ của Thủ tướng Hun Sen, Đảng FUNCINPEC và Hoàng gia Campuchia ; tích cực ủng hộ Campuchia nâng cao vị trí, vai trò của mình trong ASEAN và khu vực Đông Nam Á để gây dựng tiếng nói tại khu vực. Đồng thời, Trung Quốc tiếp tục sử dụng Campuchia để can thiệp vào nội bộ của ASEAN, gia tăng sức ép với Việt Nam, cân bằng ảnh hưởng của Mỹ và đồng minh tại khu vực. Đổi lại, Campuchia sẽ vẫn tiếp tục ủng hộ chính sách "một Trung Quốc", kiên quyết ph ản đối vấn đề độc lập của Đài Loan ; ủng hộ các chính sách đối ngoại và chiến lược của Trung Quốc bằng việc tiếp tục bày tỏ quan điểm về vấn đề Biển Đông theo hướng có lợi cho Trung Quốc. Campuchia tiếp tục kiên quyết phản đối việc đưa vấn đề tranh chấp ở Biển Đông trở thành vấn đề của ASEAN, khuyến khích các bên giải quyết tranh chấp bằng cơ chế đàm phán song phương. Trong bối cảnh hành động gây hấn của Trung Quốc ở Biển Đông ngày càng gia tăng thì việc can thiệp để ASEAN không thể có tiếng nói đồng thuận trong vấn đề Biển Đông là mục tiêu quan trọng của Trung Quốc. Sự ủng hộ của Campuchia được coi là mắt xích yếu nhất trong sự đồng thuận của ASEAN trong vấn đề Biển Đông và đây được coi là chiến lược "chia để trị" của Trung Quốc đối với ASEAN.
Trên lĩnh vực kinh tế : Với vị thế kinh tế của Trung Quốc, Campuchia sẽ tiếp tục tăng cường hợp tác song phương với Trung Quốc. Để triển khai các chiến lược kinh tế, Trung Quốc sẽ gia tăng đầu tư ồ ạt và thúc đẩy thương mại với Campuchia. Những khoản đầu tư viện trợ lớn sẽ được Trung Quốc coi như là những "món quà" để đổi lấy sự ủng hộ của Campuchia trong các vấn đề song phương, khu vực và quốc tế. Trung Quốc sẽ tiếp tục đầu tư vào các dự án huyết mạch của nền kinh tế Campuchia, một mặt chi phối nền kinh tế nước này nhằm gia tăng sức ép về mặt chính trị đối với Campuchia, mặt khác biến Campuchia trở thành mắt xích quan trọng trong chiến lược hướng Nam của Trung Quốc. Sự phụ thuộc của Campuchia về kinh tế sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến lập trường của họ trong các vấn đề quốc tế và khu vực. Bên cạnh đó, việc Trung Quố c củng cố và tiếp tục tăng cường đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng, giao thông tại các địa bàn chiến lược quan trọng của Campuchia, nhất là khu vực các tỉnh biên giới giáp với Việt Nam.
Trên lĩnh vực an ninh - quốc phòng : Để cụ thể hóa các nội dung của Thông cáo về việc thúc đẩy quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện giữa Campuchia - Trung Quốc trong chuyến thăm Campuchia vào đầu tháng 01/2018 của Thủ tướng Lý Khắc Cường, ngày 17/3/2018 Trung Quốc và Campuchia tiến hành cuộc tập trận chung Rồng Vàng lần thứ hai tại phía tây Thủ đô Phnom Penh với sự tham dự của 280 binh sĩ Campuchia, 216 binh sĩ Trung Quốc. Trong bối cảnh quan hệ giữa Campuchia và Mỹ đang căng thẳng, sự kiện này khẳng định việc hợp tác trên lĩnh vực an ninh, quốc phòng giữa Trung Quốc và Campuchia trong giai đoạn tiếp theo sẽ được tăng cường mạnh mẽ hơn. Thời gian tới, Trung Quốc tiếp tục trở thành đối tác "then chốt" của Campuchia trong việc cung cấp trang thiết bị quân sự cho nước này và đẩy mạnh hơn việc đào tạo nhân viên quốc phòng và an ninh cho Campuchia. Những người được đào tạo từ Trung Quốc sẽ là một yếu tố quan trọng để Trung Quốc can thiệp sâu hơn vào nội bộ Campuchia.
Thủ tướng Campuchia Hun Sen bắt tay Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ở Bắc Kinh hôm 29/4/2019. AFP
Tác động đối với Việt Nam
Thứ nhất, yếu tố Trung Quốc càng gia tăng ở Campuchia thì vai trò của Việt Nam ở Campuchia và sự ủng hộ của Campuchia đối với Việt Nam, nhất là trong vấn đề Biển Đông càng bị suy giảm. Sử dụng "ngoại giao quà tặng", "đổi viện trợ lấy sự ủng hộ về chính trị" là một trong những cách làm của các nước lớn và Trung Quốc cũng không là ngoại lệ. Thực tế chứng minh, Trung Quốc đã rất thành công trong việc dùng kinh tế tác động để Campuchia ủng hộ lập trường của Trung Quốc trong các vấn đề quốc tế và khu vực, phục vụ "lợi ích cốt lõi", trong đó có vấn đề Biển Đông.
Điển hình nhất là năm 2012 khi Campuchia làm Chủ tịch ASEAN, Campuchia đã lợi dụng đặc quyền của mình trong vai trò là Chủ tịch ASEAN để loại bỏ việc đề cập đến tình hình tranh chấp trên Biển Đông trong bản thông cáo chung ở cuối phiên họp, khiến cho ASEAN lần đầu tiên trong lịch sử hình thành không thể đưa ra văn kiện cuối của cuộc họp.
Hay như khi quan hệ Việt Nam - Trung Quốc ở vào giai đoạn căng thẳng nhất do việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan HD-981 vào sâu trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam thì ngày 18/5/2014, trong cuộc gặp giữa Chủ tịch Tập Cận Bình và Thủ tướng Hun Sen tại Thượng Hải, Trung Quốc cam kết cung cấp cho Campuchia khoản viện trợ không hoàn lại và khoản vay không lãi suất trị giá 900 triệu NDT (tương đương 145,42 triệu USD).
Chưa đầy một tuần khi Hội nghị Thượng đỉnh Ấn Độ-ASEAN lần thứ 12 tại Naypyidaw (ngày 12/11/2014) diễn ra - nơi dự kiến vấn đề Biển Đông sẽ tiếp tục trở thành điểm nóng, Trung Quốc đã cam kết cho Phnom Penh vay từ 500 đến 700 triệu USD mỗi năm để xây dựng đất nước. Ngoài ra, Campuchia còn có nhiều chính sách tạo điều kiện thuận lợi, ưu tiên cho Trung Quốc thực hiện các dự án đầu tư vào các lĩnh vực quan trọng, chiến lược, có nguồn tài nguyên phong phú ; không phản đối Trung Quốc xây dựng các dự án thủy điện trên thượng nguồn sông Mê Kông, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến Việt Nam và cả Campuchia.
Sự gia tăng yếu tố Trung Quốc, kéo theo sự suy giảm vai trò của Việt Nam đối với Campuchia, có tác động tiêu cực đến việc phân giới, cắm mốc biên giới hai nước và vấn đề người Việt ở Campuchia.
Thứ hai, quan hệ hợp tác quốc phòng an ninh giữa Trung Quốc - Campuchia ngày càng được tăng cường, cùng với vấn đề Biển Đông tạo ra nguy cơ chạy đua vũ trang trong khu vực.
Thứ ba, Trung Quốc có điều kiện để can thiệp vào nội bộ ASEAN. Trung Quốc tiếp tục tìm kiếm và thúc đẩy Phnom Penh ủng hộ Trung Quốc trong các vấn đề Biển Đông, thực hiện yêu sách "đường lưỡi bò".
Trung Quốc tăng cường ảnh hưởng đối với các nước ASEAN khác nhằm tách họ khỏi các vấn đề Biển Đông, tập trung bao vây, cô lập Việt Nam với các nước ASEAN, vì Trung Quốc cho rằng Việt Nam là lực cản lớn nhất đối với chiến lược độc chiếm Biển Đông của họ.
Thứ tư, việc Trung Quốc tăng cường hoạt động thương mại kinh tế ở Campuchia ảnh hưởng trực tiếp đến quan hệ thương mại, đầu tư của Việt Nam ở Campuchia. Trung Quốc tăng cường đầu tư và đẩy mạnh các hoạt động kinh tế ở Campuchia kéo theo sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp của Trung Quốc với doanh nghiệp của Việt Nam, nhất là trong lĩnh vực trồng cây công nghiệp.
Phó Giáo sư Stephen Robert Nagy (Đại học Cơ Đốc giáo quốc tế - Nhật Bản ; Học giả tại Quỹ Châu Á - Thái Bình Dương ở Canada) nói :
"Thực tế cho thấy khi Trung Quốc thắt chặt quan hệ với Campuchia thì sự đồng thuận trong nội bộ ASEAN bị ảnh hưởng. Qua FTA lần này, Campuchia cho thấy là một đối tác toàn diện của Trung Quốc. Về ngắn hạn, FTA với Trung Quốc có thể đem lại nhiều lợi ích cho Campuchia, nhưng trong lâu dài thì sự tự chủ chiến lược của Phnom Penh có thể bị tác động. Qua đó, đối với ASEAN, các vấn đề liên quan Trung Quốc có thể gặp khó khăn khi giải quyết vì khó đảm bảo sự đồng thuận. Cụ thể là đối với những vấn đề mà ASEAN không đồng nhất quan điểm với Bắc Kinh".
Trong khuôn khổ "Quan hệ đối tác chiến lược toàn diện", Trung Quốc và Cam Bốt sẽ tổ chức cuộc diễn tập quân sự "Rồng Vàng" lần thứ hai vào tháng 03/2018. Trong khi đó, Cam Bốt đã hủy bỏ cuộc tập trận "Angkor Sentinel" hàng năm với Hoa Kỳ, và nêu lý do là cần huy động quân đội để bảo đảm sự ổn định trong việc tổ chức các cuộc bầu cử trong năm 2017 và 2018.
Bộ trưởng quốc phòng Cam Bốt Tea Banh tiếp một chỉ huy hải quân Trung Quốc tại Phnom Penh, ngày 17/10/2016. Reuters/Samrang Pring
Ngày 08/02/2018, giáo sư Carlyle Thayer, thuộc Học viện Quốc Phòng Úc, trả lời các câu hỏi của báo giới về quan hệ quân sự giữa Trung Quốc và Cam Bốt. RFI tiếng Việt xin giới thiệu.
RFI : Quan điểm của ông về những tham vọng quân sự của Trung Quốc ở khu vực Châu Á (Indo) Thái Bình Dương là gì ? Điều gì thúc đẩy tham vọng của Trung Quốc ?
Carlyle Thayer : Trung Quốc tìm cách khôi phục toàn bộ mức độ ưu tiên trong nhận thức về Châu Á, theo đó, chủ nghĩa thực dân phương Tây đã bị lật đổ. Động lực thúc đẩy Trung Quốc đưa ra ưu tiên này bao gồm việc thống nhất đất nước bằng cách sáp nhập Đài Loan và giành lại các vùng lãnh hải bị mất, mà theo quan điểm của Bắc Kinh là đã bị Nhật chiếm cứ một cách bất hợp pháp ở biển Hoa Đông, quần đảo Senkaku, và các thực thể, đảo ở Biển Đông.
Việc hiện đại hóa quân đội của Trung Quốc là nhằm đối phó với các tình huống liên quan đến Đài Loan và giành chiến thắng nếu một cuộc xung đột nổ ra và để ngăn chặn hoặc phòng ngừa quân đội Mỹ đóng vai trò quyết định trong một cuộc xung đột vũ trang có liên quan đến Đài Loan.
Trung Quốc nuôi dưỡng những tham vọng này vì phải kế thừa di sản của một "thế kỷ quốc gia bị sỉ nhục" vì quy mô dân số và trọng lượng kinh tế. Trung Quốc coi Mỹ và hệ thống liên minh của Hoa Kỳ ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương là một trở ngại cho tham vọng của họ.
RFI : Cam Bốt hưởng lợi ra sao về việc Trung Quốc ngày càng gia tăng viện trợ quân sự ?
Carlyle Thayer : Quyết định của Cam Bốt đồng hành với Trung Quốc là nhằm tránh áp lực của phương Tây đòi duy trì một nền dân chủ đa đảng tự do và tôn trọng nhân quyền. Cam Bốt biết là nếu tôn trọng lập trường của Trung Quốc, thì họ sẽ chịu rất ít hoặc không có việc can thiệp vào các vấn đề chính trị trong nước.
Hun Sen và Đảng Nhân Dân Cam Bốt của ông muốn giữ quyền kiểm soát quân đội và nghi ngờ các sĩ quan quân đội Cam Bốt được đào tạo ở nước ngoài, một đội ngũ sĩ quan không có gì bảo đảm về sự trung thành của họ đối với chính quyền của ông.
Trung Quốc đào tạo và hỗ trợ vật chất cho Lực lượng Vũ trang Hoàng gia Cam Bốt để bảo vệ biên giới và khi cần, để bảo đảm cả an ninh trong nước. Khi chấp nhận viện trợ của Trung Quốc, các lãnh đạo Cam Bốt đang cố làm hài lòng giới lãnh đạo ở Bắc Kinh.
RFI : Các nước láng giềng kề cận của Cam Bốt như Việt Nam và Thái Lan sẽ nhìn nhận thế nào về mối quan hệ quân sự chặt chẽ của Cam Bốt với Trung Quốc ?
Carlyle Thayer : Cả Thái Lan và Việt Nam, mỗi nước đều có quan hệ với quân đội Trung Quốc. Thái Lan từ lâu đã mua vũ khí của Trung Quốc. Kể từ cuộc đảo chính năm 2014, Hoa Kỳ cho đến thời gian gần đây, đã tránh bán vũ khí quân sự cho Thái Lan. Khía cạnh tiêu cực duy nhất là Trung Quốc cũng cung cấp vũ khí cho Cam Bốt và chúng sẽ được sử dụng nếu lại xẩy ra đụng độ biên giới Thái Lan – Cam Bốt. Quân đội Thái Lan có khả năng đương đầu với một cuộc xung đột với Cam Bốt.
Tình hình Việt Nam thì khác. Đây là một cường quốc quân sự nếu so sánh với Cam Bốt. Việt Nam có một lực lượng bộ binh hùng hậu được trang bị tốt. Từ năm 2015, Việt Nam đã ưu tiên hiện đại hóa lực lượng bộ binh. Cũng trong tiến trình hiện đại hóa quân đội, Việt Nam sẽ mua 64 xe tăng chiến đấu T-90 của Nga. Cần nhớ rằng viện trợ quân sự của Trung Quốc, bao gồm cả cố vấn, cho Khmer Đỏ đã không ngăn cản được Việt Nam xâm lược Cam Bốt vào cuối năm 1978.
Quân đội Trung Quốc và Việt Nam có quan hệ tương đối ổn định. Trong bốn năm qua, hai bên đã lần lượt thay nhau tổ chức giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới, bao gồm cả các cuộc gặp thường niên giữa các bộ trưởng Quốc Phòng. Các sĩ quan Việt Nam theo học ở các trường chính trị tại Trung Quốc và giữa hai nước có chương trình trao đổi đào tạo thường xuyên ở cấp hạ sĩ quan.
Việt Nam không mua vũ khí của Trung Quốc. Nga là nhà cung cấp chính. Cả Trung Quốc và Nga sẽ phải quyết định nên phản ứng thế nào nếu xẩy ra đụng độ giữa Cam Bốt và Thái Lan, giữa Trung Quốc và Việt Nam.
RFI : Quan hệ quân sự giữa Cam Bốt và Trung Quốc tác động ra sao đối với trật tự an ninh khu vực ? (trong khi Trung Quốc vẫn tiếp tục tiến trình quân sự hóa ở Biển Đông).
Carlyle Thayer : Quan hệ quân sự Cam Bốt - Trung Quốc không phải là duy nhất ở Đông Nam Á. Mặc dù Trung Quốc có quan hệ quân sự với tất cả các nước thành viên ASEAN, nhưng phạm vi và mức độ quan hệ với từng quốc gia có khác nhau. Tuy nhiên, quân đội Trung Quốc có mối quan hệ ổn định với các định chế đa phương của ASEAN và với ASEAN như Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN Plus (ADMM + Plus).
Trung Quốc đang sử dụng ngoại giao quân sự để tranh giành ảnh hưởng với các đối tác đối thoại khác của ASEAN như Hoa Kỳ. Trung Quốc trực tiếp chủ trì các cuộc họp quân sự giữa ASEAN và Trung Quốc, đồng thời Bắc Kinh tham gia vào các cuộc tập trận quân sự cấp thấp trong khuôn khổ ADMM Plus. Việc quân sự hóa Biển Đông của Trung Quốc chỉ liên quan trực tiếp đến bốn quốc gia khu vực là Philippines, Malaysia, Brunei và Việt Nam.
Việc quân sự hóa của Trung Quốc cũng ảnh hưởng đến Indonesia. Lập trường chính thức của Jakarta là bác bỏ việc coi Indonesia là một bên trong tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông. Rồi kể từ cuộc bầu cử đưa ông Rodrigo Duterte, người chủ trương thân thiện với Bắc Kinh, lên làm tổng thống, quan hệ quân sự giữa Manila và Washington đã bị thu hẹp. Duterte đã ra lệnh cho quân đội Philippines xem xét việc mua vũ khí của Trung Quốc (và Nga).
Tuy vậy, chưa thấy có tiến triển rõ nét nào trong lúc Hoa Kỳ vẫn là nguồn cung cấp vũ khí chính và ngày càng quan trọng cho Philippines (và cả Hàn Quốc nữa). Malaysia "quản lý" được về mặt chính trị hồ sơ tranh chấp lãnh thổ nhưng tiếp tục hiện đại hóa quân đội và hoan nghênh sự hiện diện của Hoa Kỳ trong khu vực.
Brunei là một bên trong tranh chấp biển với Trung Quốc nếu như trong khu vực đường chín đoạn – theo như bản đồ mà Bắc Kinh đưa ra – có chỗ nối hai đoạn, cắt ngang qua vùng đặc quyền kinh tế của Brunei. Cho đến nay, Brunei thường xuyên giữ khoảng cách với tranh chấp ở Biển Đông. Việc Trung Quốc tiến hành quân sự hóa Biển Đông là động lực chính thúc đẩy Việt Nam hiện đại hóa bộ máy quân sự.
Trong 5 năm qua, Việt Nam đã trở thành nước nhập khẩu vũ khí đứng thứ 10 trên thế giới. Việt Nam đã phát triển "lực lượng răn đe" chống máy bay đa năng hiện đại, đặt các dàn tên lửa chống hạm ở vùng duyên hải, phát triển lực lượng hải quân, với quy mô khiêm tốn, qua việc mua các loại tầu tấn công nhanh có trang bị tên lửa, các khu trục hạm và sáu tàu ngầm lớp Kilo. Cả ba binh chủng đều được trang bị tên lửa.
Indonesia quan ngại về cái mà Trung Quốc gọi là những đòi hỏi lịch sử liên quan đến vùng biển xung quanh quần đảo Natuna. Chính quyền Jakarta rất chủ động trong việc bắt giữ tàu đánh cá nước ngoài, bao gồm cả tàu đánh cá của Trung Quốc. Quốc gia Đông Nam Á này cũng bắt đầu tăng cường sự hiện diện quân sự để có thể đối phó nhanh chóng với các sự cố và tàu bè nước ngoài (hàm ý là Trung Quốc) xâm nhập vào vùng biển của nước này.
Tóm lại, theo quan điểm của Cam Bốt, việc Trung Quốc quân sự hóa Biển Đông cho thấy nước này sẽ sớm trở thành cường quốc quân sự thống trị trong khu vực và tất cả các nước khác sẽ phải điều chỉnh để thích ứng với thực tế này.
Theo tính toán của Campuchia, họ có được các ưu ái của Bắc Kinh nếu ủng hộ chính sách đối ngoại của Trung Quốc, đặc biệt là ở Biển Đông. Và một ngày nào đó, Cam Bốt có thể phải kêu gọi Trung Quốc ủng hộ trong trường hợp có xung đột với một quốc gia khác, trong hoặc ngoài khu vực.
Giới lãnh đạo ở Phnom Penh cảm thấy yên tâm trước những căng thẳng trong quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc bởi vì trong một chừng mực nào đó, những căng thẳng này làm giảm bớt sự "chú ý" của Việt Nam tới Cam Bốt.
RFI tiếng Việt
******************
Pháp muốn ‘quan hệ vững mạnh’ với Việt Nam (VOA, 18/02/2018)
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tuyên bố rằng nước mình muốn "quan hệ vững mạnh" với nhiều quốc gia ở Châu Á, trong đó có Việt Nam.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron chúc mừng người gốc Á nhân dịp Tết Nguyên đán hôm 16/2.
Ngoài các cường quốc ở khu vực, ông Macron còn cho rằng nước mình cần phải mở rộng quan hệ với nhiều nước hơn nữa ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.
"Chúng ta cần phải đa dạng hóa mối quan hệ đối tác chúng ta có. Chúng ta lâu nay quá chú trọng vào các nước lớn ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương là Trung Quốc, Ấn Độ và Nhật Bản", ông Macron nói hôm 16/2 trong buổi lễ mừng Tết Nguyên Đán ở Điện Elysée, theo Reuters.
"Nhưng chúng ta cũng cần phải có mối quan hệ vững mạnh với các nước như Indonesia, Australia, Hàn Quốc, Việt Nam, Singapore, Malaysia và các nước khác".
Nguyên thủ Pháp cũng nói thêm rằng chính quyền đã củng cố các biện pháp an ninh để bảo vệ người dân "ở những khu dân cư nơi bạo lực xảy ra đối với người Pháp gốc Châu Á".
Ông còn tuyên bố sẽ "bảo đảm an toàn tốt nhất cho tất cả các du khách, đặc biệt khách du lịch Trung Quốc, vốn cũng phải hứng chịu các cuộc tấn công".
"Năm nay là năm Tuất. Vì thế, tôi được cho biết rằng đó sẽ là năm của sự khôn ngoan và lý tưởng, nhưng cũng là năm của hành động khi đối mặt với các trở ngại", ông Macron nói.
"Với tất cả tấm lòng của mình, tôi chúc qúy vị một năm nới hạnh phúc và muốn nói về tầm quan trọng của sự hiện diện của qúy vị đối với nước Pháp".
Ông Macron thăm Trung Quốc tháng trước và dự kiến sẽ tới Ấn Độ trong những tuần tới và sẽ đón Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe vào cuối năm nay.