Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Vụ khủng hoảng chính trị đang xảy ra tại Campuchia khiến người ta tự hỏi là người dân có thể chấp nhận ách độc tài hay không nếu cuộc sống của họ có một chút cải tiến về mặt kinh tế ?

Mục Diễn đàn Kinh tế tìm hiểu giải đáp cho câu hỏi này.

kinhte1

Thủ tướng Hun Sen (giữa) chụp hình cùng các công nhân tại một nhà máy ở ngoại ô Phnom Penh hôm 30/8/2017 - AFP

Nguyên Lam : Ban Việt ngữ đài Á Châu Tự Do cùng Nguyên Lam xin kính chào chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa trong buổi phát thanh đầu tiên của năm 2018.

Thưa ông, tình hình Campuchia đang gây quan ngại cho nhiều người, khi Thủ tướng Hun Sen hoàn tất việc loại bỏ đối lập để sẽ ra tái tranh cử vào tháng Bảy này sau 32 năm nắm quyền. Một số người cho rằng ông vẫn có lợi thế vì thứ nhất đã đem lại sự ổn định cho một quốc gia từng bị nội chiến tàn phá và thứ hai là đã phần nào cải tiến được cuộc sống của người dân. Ông nghĩ sao về lý luận đó ?

Nguyễn-Xuân Nghĩa : Tôi nghĩ là có một cách khác để nhìn vấn đề này. Đó là liệu người dân một quốc gia có thể chấp nhận ách độc tài không nếu cuộc sống của họ có một chút cải tiến về mặt kinh tế ? Chúng ta có thể tìm câu trả lời khi chứng kiến những gì đang xảy ra tại xứ Iran và nếu nhớ lại quá khứ gần đây của xứ Campuchia, mà mình cũng có thể gọi là Cam Bốt.

Nhìn lại quá khứ sâu xa của quốc gia láng giềng này, ta không quên Campuchia từng là một Đế quốc lớn trên bán đảo Đông Dương nhưng tự sâu xé và mất dần ảnh hưởng lẫn lãnh thổ vào tay các láng giềng cho tới khi bị thực dân Pháp đô hộ vào thế kỷ 19. Trong lịch sử cận đại, xứ Campuchia đã từng là con bệnh của Đông Nam Á trong mấy chục năm, nếu tính cho gọn thì từ 1945 sau Thế chiến II cho tới gần đây là năm 1993, khi Việt Nam đã đổi mới và Trung Quốc có nhiều ảnh hưởng hơn xưa nhờ đã cải cách về kinh tế. Yếu tố đáng chú ý là vị trí địa dư của xứ này khiến các cường quốc lân bang đều đã từng can thiệp hay chi phối trong nội tình, nhưng mỗi thế hệ lại có những quan tâm ngắn hạn và sau nhiều thập niên chiến tranh lẫn nội chiến làm xứ sở bị tàn phá thì mối quan tâm ưu tiên ngày nay của đa số vẫn tập trung vào kinh tế.

Nguyên Lam : Nếu như vậy, phải chăng Chính quyền của Thủ tướng Hun Sen và đảng Nhân Dân Campuchia của ông ta có thể mạnh tay tiêu diệt đối lập và định chế hóa chế độc đảng vì kinh tế có đà tăng trưởng khoảng 7% một năm và Chính quyền đã ít nhiều thành công trong việc xóa đói giảm nghèo ?

Nguyễn-Xuân Nghĩa : Chính quyền Hun Sen có thể nghĩ vậy nên từ bốn năm nay đã tiến dần vào con đường độc tài sau khi kiểm soát được quyền tư pháp, quân đội và ban phát quyền lợi cho tay chân thân tộc trước sự thờ ơ của các cường quốc, kể cả Hiệp hội ASEAN của 10 nước Đông Nam Á. Nhưng chẳng ai độc quyền cai trị được mãi, sức khỏe của Hun Sen đã suy yếu và tình hình kinh tế khó khăn có thể gây biến động khá nhanh mà quốc gia này lại không có giải pháp thay thế. Chúng ta nên nhìn lại bối cảnh sâu xa thì mới thấy ra mối nguy đó….

Nguyên Lam : Nguyên Lam xin đề nghị ông nhắc lại cái bối cảnh sâu xa đó cho thính giả của chúng ta.

Nguyễn-Xuân Nghĩa : - Lên cầm quyền nhờ Việt Nam, rồi được Liên Hiệp Quốc cùng các xứ Á Châu dàn xếp cho giải pháp chính trị để khỏi gây thêm hỗn loạn cho khu vực Đông Dương, ông Hun Sen là người có bản lãnh và thủ đoạn. Ông tìm hậu thuẫn mới của Bắc Kinh thay cho Hà Nội và dần dần loại bỏ ảnh hưởng của các nhân vật hay đảng phái đối lập. Sau khi gia nhập Hiệp hội ASEAN vào năm 1999 thì quả nhiên tình hình có thay đổi, Campuchia hết là con bệnh Đông Nam Á mà là một hy vọng mới, được sự ủng hộ của các nước dân chủ Tây phương lẫn Trung Quốc. Nhưng chìm sâu bên dưới vẫn là nhiều mầm mống bất ổn. Năm 2013 là khi các mầm bất ổn đó bùng phát và Hun Sen hiện nguyên hình lãnh tụ độc tài.

- Sau 20 năm gọi là ổn định, với dân số hồi sinh kể từ nạn tàn sát của lực lượng Khờme Đỏ và lãnh đồng lương thấp trong một xã hội thật ra chưa có cơ chế luật lệ hiện đại, Campuchia cũng có sự "kỳ diệu kinh tế" trong ngoặc kép nhờ khu vực chế biến hàng may mặc để bán ra ngoài. Nguồn viện trợ tài chính và kỹ thuật của các nước cũng góp phần tạo ra sự thay đổi. Vì vậy, xứ này dần dần đô thị hóa, chính quyền thì có bạc tiền ban phát quyền lợi và củng cố thế lực. Nhưng họ không thấy sự thay đổi trong xã hội sẽ dẫn tới đổi thay về chính trị mà đòi ngăn cản.

Nguyên Lam : Chúng ta sẽ lần lượt tìm hiểu từng bước về bối cảnh của vấn đề mà ông nêu ra. Chính quyền Hun Sen muốn ngăn cản sự đổi thay ấy như thế nào ?

Nguyễn-Xuân Nghĩa : - Thứ nhất, họ tưởng các nước dân chủ Tây phương không muốn Campuchia gặp loạn nữa nên sẽ lặng thinh trước các quyết định chà đạp dân chủ trong một xứ dù sao vẫn quá nhỏ. Thứ hai, họ đã có chỗ tựa vững chãi hơn, là Bắc Kinh với khối viện trợ và đầu tư trực tiếp cao gấp 10 Hoa Kỳ, vì vậy, Hun Sen từ chối viện trợ quân sự của Hoa Kỳ và được Bắc Kinh viện trợ cho 150 triệu đô la. Thứ ba là sự thờ ơ của khối ASEAN do chủ trương không can thiệp vào nội bộ chính trị của thành viên. Nhưng sự tình chẳng diễn tiến như vậy. Lớp người lớn tuổi còn nhớ thảm họa cũ thì có thể hài lòng với "sự thay đổi trong ổn định", vẫn trong ngoặc kép, nhưng thành phần trẻ hơn và có hiểu biết hơn nhờ tiếp cận với bên ngoài thì không thiết tha gì với những thành tích của đảng Nhân Dân của ông Hun Sen.

- Họ dồn phiếu cho đảng đối lập và lãnh tụ Sam Rainsy, nhân vật có tư tưởng xin tạm gọi là "quốc gia dân tộc". Trong cuộc bầu cử vào tháng Bảy năm 2013, đảng Cứu Quốc của ông Sam Rainsy thắng lớn, chiếm 55 ghế trong Quốc hội có 123 dân biểu, dù đây đó có gian lận bầu cử. Từ đấy, Campuchia bị hỗn loạn cho tới ngày nay khi Chế độ Hun Sen dùng mưu triệt hạ các lãnh tụ đối lập và chia ghế của đảng Cứu Quốc cho các đảng nhỏ giữ vai trò bình phong cho dân chủ. Thí dụ như đảng Funcinpec theo xu hướng bảo hoàng mà vô quyền vì chỉ có 3% số hiếu mà được 41 trong 55 ghế của đảng Cứu Quốc. Rốt cuộc vẫn chỉ là thủ đoạn chia để trị. Nhưng thực tế bên dưới là mầm bất mãn về hiện tượng tập quyền với hệ quả tất yếu là nạn tham nhũng và chế độ tư bản thân tộc, trong khi các lãnh tụ đối lập phải lưu vong hoặc bị cầm tù sau phán quyết giả trá của tối cao pháp viện.

Nguyên Lam : Xin hỏi ông là dư luận quốc tế phản ứng thế nào về tình trạng tập quyền và nạn chà đạp dân chủ đang xảy ra tại Campuchia ?

Từ nhiều năm nay, Hoa Kỳ và Liên hiệp Âu châu cùng nhiều tổ chức quốc tế khác có lên tiếng và thậm chí lấy biện pháp trừng phạt nhưng chưa đủ mạnh nên không làm Chính quyền Hun Sen lo ngại. - Nguyễn Xuân Nghĩa

Nguyễn-Xuân Nghĩa : - Từ nhiều năm nay, Hoa Kỳ và Liên hiệp Âu châu cùng nhiều tổ chức quốc tế khác có lên tiếng và thậm chí lấy biện pháp trừng phạt nhưng chưa đủ mạnh nên không làm Chính quyền Hun Sen lo ngại. Vả lại, bề nào thì họ vẫn có chỗ tựa là Trung Quốc, trong khi các doanh nghiệp nước ngoài chỉ muốn có ổn định để làm ăn và kiếm lời. Vì vậy, khối dân chủ Tây phương không muốn có biện pháp quá mạnh để Hun Sen lại càng rơi vào quỹ đạo của Trung Quốc ngay cả khi hai ký giả của đài Á Châu Tự Do đã bị chế độ làm khó. Bản thân tôi thì cho rằng đấy là một sai lầm vì lý do kinh tế dễ hiểu : 60% xuất cảng hay xuất khẩu hàng may mặc của Campuchia là vào các thị trường Âu-Mỹ khi lãnh đạo Bắc Kinh đang phải đối phó với nhiều khó khăn ở bên trong và hơn 700 ngàn công nhân của khu vực chế biến áo quần lại thiên về đảng Cứu Quốc hơn là đảng cầm quyền. Chỉ cần một khó khăn nhỏ là xứ này bị loạn to, mặc dù Ngân hàng Thế giới vừa có một báo cáo lạc quan về kinh tế Campuchia.

Nguyên Lam : Nói về khó khăn kinh tế thì ông thấy những gì có thể xảy ra năm nay ?

Nguyễn-Xuân Nghĩa : - Chính quyền Hun Sen thấy mầm bất ổn từ công nhân ngành chế biến nên hứa hẹn tăng mức lương tối thiểu pháp định từ 153 Mỹ kim lên 170 một tháng từ năm nay. Ta nên nhìn lại mức tăng 11% này vì quá cao so cho sức cạnh tranh của xứ Campuchia với các lân bang khi lương tối thiểu chỉ là 61 đồng một tháng vào năm 2012 là khi xứ này bắt đầu có biến trước cuộc bầu cử năm 2013. Theo chiến lược lấy nhân công thấp làm lợi thế cạnh tranh trong một khu vực không cần tay nghề cao để bán hàng rẻ, chế độ đang lâm vào thế kẹt vì vừa mất ưu thế cạnh tranh, vừa khiến công nhân viên đòi hỏi nhiều hơn khả năng của chính quyền và nạn lạm phát tất yếu xảy ra sau khi chính quyền hứa hẹn tăng chi thêm một tỷ đô la nữa. Chế độ sẽ bó tay và xứ này không có giải pháp thay thế. Người ta đang thấy chuyện đó tại Iran.

Nguyên Lam : Trở lại câu hỏi nguyên thủy là liệu người dân có chấp nhận ách độc tài hay không nếu cuộc sống kinh tế của họ được cải thiện, thưa ông, tình hình sẽ ra sao khi nay mai kinh tế lại gặp khó khăn ?

Nguyễn-Xuân Nghĩa : - Trong hoàn cảnh cực kỳ khó khăn thì ưu tiên của nhiều người có thể là miếng ăn. Nhưng sau vài chục năm thì tâm lý con người cũng đổi khác và người ta không nghĩ bằng cái bao tử. Từ mấy chục năm qua, Campuchia vẫn chưa xây dựng được định chế cần thiết cho quốc gia, dễ hiểu nhất là hạ tầng cơ sở luật pháp cho hệ thống kinh tế mà chỉ tập trung quyền lực và quyền lợi cho một thiểu số ở trên. Thiểu số đó coi thường khái niệm căn bản là con người ta còn khát khao tự do. Nhờ tình hình cải thiện tâm lý khát khao tự do ấy có tăng, chưa nói đến những hiện tượng mới như mạng thông tin đã mở rộng. Nhờ hiện tượng này trong các thành phần sống tại đô thị hoặc tiếp cận với thế giới bên ngoài, nhiều người thấy là họ mất tự do mà giai tầng ở trên lại nắm hết các nguồn lợi kinh tế và gây bất công trong xã hội. Vì vậy, họ muốn có giải pháp khác qua mỗi lần bầu cử.

- Bây giờ, lãnh đạo lại thủ tiêu đối lập và lãnh tụ còn muốn tái diễn việc cha truyền con nối thì sự suy sụp nhỏ về kinh tế sẽ lại thành mối nguy lớn về chính trị. Cái giá kinh tế mà Hun Sen phải trả, là nạn lạm phát và việc doanh nghiệp nước ngoài tìm nơi có lương thấp hơn sẽ là một tổn thất chính trị cho Campuchia kể từ năm nay trở đi. Trước tiên, chính những kẻ đã trục lợi từ nhiều năm qua nhờ Hun Sen sẽ phải tìm ra thế lực đỡ đầu khác. Sau đó là hỗn loạn bùng nổ rất nhanh và kéo dài cả chục năm. Chúng ta đã thấy những tiền lệ đó tại xứ Philippines hơn 30 năm trước, rồi tại Indonesia 20 năm trước. Campuchia đi sau mà chẳng học được gì !

Nguyên Lam : Ban Việt ngữ đài Á Châu Tự Do cùng Nguyên Lam xin cảm tạ kinh tế gia Nguyễn-Xuân Nghĩa về bài phân tích đầu năm và xin chúc ông một năm 2018 an lành.

Nguồn : RFA, 04/01/2018

Published in Diễn đàn

Nam Hàn giữ tàu biển bị nghi đã chuyển dầu cho Bắc Hàn (BBC, 29/12/2017)

Nam Hàn vừa công bố nước này tháng trước đã giữ một tàu biển đăng ký ở Hong Kong được nghi là cung cấp dầu cho Bắc Hàn và vi phạm lệnh trừng phạt quốc tế.

donga1

Tàu Lighthouse Winmore tiếp đầy dầu để chở đi Đài Loan, nhưng được cho là chưa bao giờ tới Đài Loan.

Giới chức Nam Hàn nói tàu Lighthouse Winmore đã bí mật chuyển 600 tấn dầu mỏ cho một chiếc tàu Bắc Hàn.

Nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc cấm việc chuyển giao từ tàu sang tàu bất kỳ hàng hóa nào có đích đến là Bình Nhưỡng.

Nam Hàn đưa ra tin này khi Trung Quốc vừa phủ nhận các cáo buộc của Tổng thống Donald Trump rằng Bắc Kinh đã chuyển dầu bí mật cho Bắc Hàn.

Chuyện gì xảy ra với tàu Lighthouse Winmore ?

Tàu này cập cảng Yeosu ở Nam Hàn hôm 11/10 để nhập dầu tinh luyện, rồi đi tới Đài Loan sau đó bốn ngày, hãng tin Yonhap cho hay.

Nhưng thay vì tới Đài Loan, tàu này chuyển lượng dầu mới nhập lên một tàu Bắc Hàn và ba con tàu khác trong vùng biển quốc tế hôm 19/11, Yonhap trích lời các quan chức Nam Hàn.

Tờ New York times nói vụ chuyển dầu này đã được ghi lại trong các bức ảnh vệ tinh của Mỹ, được Bộ Ngân khố Mỹ đưa ra hồi tháng 11, mặc dù bộ này không nêu tên tàu Lighthouse Winmore.

Các quan chức Nam Hàn nói tàu Lighthouse Winmore đã bị giữ khi nó trở về cảng Yeosu tháng 11 và hiện vẫn đang đậu ở Nam Hàn.

Trung Quốc có liên quan không ?

Không có bằng chứng nào là Trung Quốc có liên quan tới vụ này. Mặc dù tàu Lighthouse Winmore mang cờ Hong Kong, nó được một công ty Đài Loan thuê.

donga2

Lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong-un không chịu khuất phục trước sức ép quốc tế

Chính phủ Trung Quốc nói các cáo buộc là "không khớp với sự thật".

"Trung Quốc chưa bao giờ cho phép các công ty hay cá nhân Trung Quốc vi phạm các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc áp dụng cho Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên", người phát ngôn bộ ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh nói.

Trung Quốc chiếm khoảng 90% thương mại quốc tế của Bắc Hàn.

Vì sao ông Trump tức giận ?

Ngày càng có nghi ngờ từ Washington rằng các tàu Trung Quốc đã bí mật chuyển dầu mỏ cho các tàu Bắc Hàn trên biển.

Hôm thứ Năm 28/12, ông Trump viết trên Twitter ông "rất thất vọng" với Trung Quốc, quốc gia mà ông nói đã bị "bắt quả tang".

Tờ này trích lời giới chức Hàn Quốc cho biết hoạt động chuyển dầu bất hợp pháp bằng đường biển đã được vệ tinh gián điệp của Hoa Kỳ ghi lại khoảng 30 lần kể từ tháng 10.

Tổng thống Trump nói với tờ New York Times rằng ông đã "nhẹ tay" trong các vấn đề về thương mại với Trung Quốc vì ông muốn Trung Quốc hỗ trợ về vấn đề Bắc Hàn. Tuy nhiên, giờ đây ông đe dọa sẽ chấm dứt điều này.

Ông Trump nói : "Dầu đang vào Bắc Hàn. Đó không phải là thỏa thuận của tôi. Nếu họ không hỗ trợ chúng tôi về Bắc Hàn, tôi sẽ làm điều mà tôi luôn nói là tôi muốn làm".

*****************

Trump cáo buộc Trung Quốc bí mật chuyển dầu cho Bắc Hàn (BBC, 29/12/2017)

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump nói ông "rất thất vọng" với Trung Quốc sau một báo cáo về việc nước này cho phép vận chuyển dầu vào Bắc Hàn.

donga3

Bắc Hàn đang rất cần nhập khẩu dầu trong khi lệnh trừng phạt ngày càng siết chặt

Ông nói không bao giờ có thể có "một giải pháp thân thiện" đối với cuộc khủng hoảng Bắc Hàn nếu dầu được phép xuất khẩu sang Bình Nhưỡng.

Trước đó Trung Quốc phủ nhận vi phạm bất kỳ lệnh trừng phạt dầu mỏ nào của Liên Hiệp Quốc giữa nước này và Bắc Hàn.

Tuần trước, Bắc Kinh ủng hộ một dự thảo nghị quyết của Liên Hiệp Quốc do Mỹ đưa ra, bao gồm các biện pháp cắt giảm nhập khẩu xăng dầu của Bắc Hàn lên tới 90%.

Các lệnh trừng phạt cứng rắn là nỗ lực mới nhằm ngăn chặn các cuộc thử tên lửa đạn đạo gây tranh cãi của Bình Nhưỡng.

Tổng thống Trump phản ứng sau khi tờ Chosun Ilbo của Hàn Quốc đưa tin tàu trở dầu Trung Quốc bí mật vận chuyển dầu bằng đường biển cho các tàu của Bắc Hàn.

Tờ này trích lời giới chức Hàn Quốc cho biết hoạt động chuyển dầu bất hợp pháp bằng đường biển đã được vệ tinh gián điệp của Hoa Kỳ ghi lại khoảng 30 lần kể từ tháng 10.

Trung Quốc, đối tác thương mại chính của Bắc Hàn nhiều lần khẳng định tuân thủ các lệnh trừng phạt của Liên Hiệp Quốc đối với Bình Nhưỡng.

Khi được hỏi về việc chuyển dầu bằng tàu biển, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc, ông Cảnh Sảng, nói với các phóng viên : "Tình huống mà ông đề cập đến hoàn toàn không tồn tại".

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Michael Cavey nhắc lại lời kêu gọi tất cả các nước cắt giảm quan hệ kinh tế với Bắc Hàn.

Ông nói : "Chúng tôi thúc giục Trung Quốc chấm dứt tất cả quan hệ kinh tế với Bắc Hàn, bao gồm du lịch hay cung cấp bất kỳ loại dầu hoặc sản phẩm dầu mỏ nào".

Trong một diễn biến khác hôm Thứ Năm, Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc từ chối cho bốn tàu của Bắc Hàn cập cảng quốc tế do nghi ngờ vận chuyển hàng hóa bị cấm, nâng tổng số tàu bị từ chối lên tám tàu, theo AFP.

Bắc Hàn đã phải chịu hàng loạt lệnh trừng phạt từ Hoa Kỳ, Liên Hiệp Quốc và Liên minh Châu Âu.

Các lệnh trừng phạt mới nhất của Liên Hiệp Quốc nhằm đáp trả vụ phóng tên lửa đạn đạo hôm 28/11 của Bình Nhưỡng.

Trước đó, ông Trump đe dọa sẽ "tiêu diệt hoàn toàn" Bắc Hàn nếu nước này tấn công hạt nhân. Nhà lãnh Bắc Hàn Kim Jong-un sau đó mô tả Tổng thống Hoa Kỳ là "loạn trí".

*********************

Trung Quốc bác bỏ việc bán lậu dầu cho Bắc Hàn (RFA, 29/12/2017)

Trung Quốc hôm 29/12 lên tiếng phủ nhận cáo buộc từ Tổng thống Mỹ rằng nước này vẫn cho phép bán dầu cho Bắc Hàn trái phép bất chấp lệnh cấm vận.

donga4

Một công nhân trạm xăng đi qua một xe chở xăng ở Bình Nhưỡng. Hình chụp hôm 21/7/2017 - AFP

Tổng thống Donald Trump viết trên Twitter trước đó rằng Trung Quốc đã bị bắt quả tang cho phép đưa dầu vào Bắc Hàn. Tờ Chosun Ilbo của Nam Hàn trích nguồn tin từ chính phủ cho biết vệ tinh do thám của Mỹ đã phát hiện các tàu của Trung Quốc vận chuyển dầu vào Bắc Hàn khoảng 30 lần kể từ tháng 10 vừa qua.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh nói với báo giới rằng bà đã biết về những thông tin này và Trung Quốc đã cho điều tra ngay lập tức. Tuy nhiên bà Hoa Xuân Oánh nói các tàu chở dầu được báo chí đề cập đã không cập bến và xuất phát từ các cảng của Trung Quốc kể từ tháng 8 vừa qua.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc nhấn mạnh Trung Quốc luôn tuân thủ các nghị quyết của Liên Hiệp Quốc về Bắc Hàn và thực hiện các nghĩa vụ quốc tế của mình. Trung Quốc không cho phép các công ty và người dân của mình được quyền vi phạm các nghị quyết của Liên Hiệp Quốc.

Liên Hiệp Quốc và Hoa Kỳ đã áp dụng các lệnh cấm vận đối với Bắc Hàn liên quan đến chương trình hạt nhân và tên lửa của nước này.

Hãng tin Reuters hôm 29/12 trích lời một giới chức thuộc Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết chính phủ Mỹ đã biết về những tàu hàng có liên quan đến việc vận chuyển dầu và than cho Bắc Hàn. Mỹ đã có bằng chứng những tàu này thuộc những công ty ở nhiều nước khác nhau, trong đó có Trung Quốc.

Nam Hàn hôm 29/12 cũng cho biết nước này đã giữ một tàu mang cờ Hong Kong bị nghi là chuyển dầu cho Bắc Hàn. Một giới chức Bộ Ngoại giao Nam Hàn cho biết chiếc tàu này bị giữ khi đến cảng Nam hàn vào cuối tháng 11 vừa qua.

*********************

Tổng thống Đài Loan cảnh báo về sự xâm lăng của Hoa Lục (RFA, 29/12/2017)

Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn hôm 29/12 nói tham vọng quân sự của Trung Quốc đang ngày càng rõ nét và căng thẳng giữa Đài Loan và Trung quốc không thể được giải quyết bằng biện pháp quân sự.

donga5

Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn phát biểu tại một hội nghị về quan hệ giữa Đài Loan và Trung Quốc ở Đài Bắc hôm 26/10/2017 -  AFP

Kể từ khi bà Thái Anh Văn lên nắm quyền hồi năm ngoái, quan hệ giữa hai bờ eo biển Đài Loan đã trở nên căng thẳng. Trung Quốc nghi ngờ bà Thái Anh Văn muốn thúc đẩy tuyên bố độc lập chính thức cho Đài Loan, điều mà Bắc Kinh không muốn.

Bà Thái Anh Văn nói với báo giới rằng các hoạt động quân sự không chỉ ảnh hưởng đến tình hình ở eo biển Đài Loan mà còn ảnh hưởng đến cả khu vực Đông Á. Bà nói rằng tất cả các nước trong khu vực muốn hòa bình và ổn định và Trung Quốc không thể lờ đi điều này.

Bộ Quốc phòng Đài Loan hồi tuần này cảnh báo trong sách trắng rằng mối đe dọa của quân sự của Trung Quốc tăng lên mỗi ngày khi không quân Trung Quốc thực hiện 16 cuộc diễn tập gần Đài Loan chỉ trong khoảng 1 năm qua.

Trước sức ép từ Trung Quốc, bà Thái Anh Văn cũng nói Đài Loan sẽ không thụ động ngồi chờ trước thái độ diều hâu của Trung Quốc. Bà cho biết ngân sách quốc phòng của Đài Loan sẽ tăng liên tục mỗi năm, và bà cam kết sẽ bảo vệ an ninh và lối sống của Đài Loan.

******************

Tòa Campuchia tuyên phạt ông Rainsy 1 triệu đô la (RFA, 29/120/2017)

Tòa án Campuchia vào ngày 29 tháng 12 tuyên phạt ông Sam Rainsy, cựu lãnh đạo phe đối lập hiện đang sống lưu vong tại Pháp, 1 triệu đô la Mỹ về cáo buộc phỉ báng Thủ tướng Hun Sen trên Facebook.

donga6

Cựu lãnh đạo phe đối lập Campuchia, ông Sam Rainsy (phải) tại Tokyo ngày 10 tháng 11 năm 2015. AFP

Hãng tin AP cho biết tin như vừa nêu trong cùng ngày, dẫn nguồn từ tòa án Phnom Penh với bằng chứng buộc tội mới nhất là ông Sam Rainsy trong tháng Giêng đầu năm 2017 đăng tải trên Facebook nội dung cáo buộc Thủ tướng Hun Sen chi ra 1 triệu đô la để đàn áp phe đối lập.

Ông Hun Sen, người đứng đầu chính phủ Campuchia trong 32 năm đệ đơn lên tòa án thưa ông Sam Raisy tội phỉ báng và đòi tiền bồi thường danh dự 4 tỉ riel, tương đương 1 triệu đô la.

Bên cạnh số tiền 1 triệu đô la bồi thường cho Thủ tướng Hun Sen, ông Sam Rainsy còn bị tòa án Phnom Penh phạt 2.500 đô la.

Cựu lãnh đạo đảng Cứu Quốc, ông Sam Rainsy rời Campuchia đến Pháp sống lưu vong hồi năm 2015 để tránh bản án tù 20 tháng do đã buộc tội Chính phủ Phnom Penh đứng sau vụ ám sát một nhà phê bình chính trị nổi tiếng, ông Kem Ley.

Hồi tháng trước, ông Sam Rainsy còn bị quân đội Hoàng gia Campuchia buộc tội vì ông lên mạng xã hội Facebook kêu gọi các quân nhân Xứ Chùa Tháp đừng tuân theo bất cứ "nhà độc tài" nào nếu họ được lệnh bắn những người vô tội.

Ông Kem Sokha, người thay thế vị trí của ông Sam Rainsy cũng đã bị Chính quyền Campuchia bắt giữ với cáo buộc tội "phản quốc" và đang chờ ngày xét xử.

Published in Châu Á

"Trung Quốc và Việt Nam đang chia nhau kiểm soát Cam Bốt" (RFI, 06/12/2017)

Chủ Nhật 03/12/2017, ông Sam Rainsy, cựu lãnh đạo đối lập Cam Bốt hiện đang lánh nạn tại Pháp đã dành cho phóng viên ba cơ quan truyền thông tại Paris là RFI, TV5 và báo Le Monde một cuộc phỏng vấn dài. Trong buổi nói chuyện này, ông lần lượt đưa ra các nhận xét về tình hình nền dân chủ đất nước, tầm ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực và mối quan hệ láng giềng phức tạp mà Cam Bốt đang duy trì với Việt Nam cũng như là Thái Lan.

sam1

Cựu lãnh đạo đối lập Cam Bốt, Sam Rainsy. RFI/Khmer

Cuộc phỏng vấn diễn ra tại trụ sở của đài Radio France Internationale với sự tham gia của các phóng viên Françoise Joly (TV5 Monde), Christophe Ayad (báo Le Monde) và Sophie Malibeaux (RFI).

Trước tiên, ông Sam Rainsy nhìn nhận Thỏa thuận Paris năm 1991 đã cho phép tái lập hòa bình và trong một chừng mực nào đó là tiến trình dân chủ hóa tại Cam Bốt. Tuy nhiên, ông cũng lấy làm tiếc là cộng đồng quốc tế, dưới sức ép của Trung Quốc, đã không đưa thuật ngữ "diệt chủng" vào trong thỏa thuận, để lên án Khmer Đỏ thảm sát hàng triệu người Cam Bốt dưới thời Pol Pot.

Thời gian gần đây, tình hình chính trị Cam Bốt có những biến đổi nhanh chóng. Đảng đối lập bị giải thể, lãnh đạo Kem Sokha bị khởi tố vì tội phản quốc với cáo buộc âm mưu lật đổ chính phủ với sự hỗ trợ của Hoa Kỳ, bản thân ông Sam Rainsy cũng phải chạy trở về Pháp sống lưu vong..., nhưng ông vẫn hy vọng mọi việc sẽ có thay đổi. Tuy nhiên, ông cũng khẳng định tạm thời chưa trở về nước vì e sợ cho sự an toàn của chính bản thân.

Hoa Kỳ từng cam kết hỗ trợ tài chính cho Cam Bốt để tổ chức bầu cử lập pháp, dự kiến diễn ra vào tháng 7/2018. Thế nhưng, trước những diễn biến gần đây, Nhà Trắng thông báo ngưng chương trình hỗ trợ này. Câu hỏi đặt ra liệu đấy có là một phương pháp tốt hay là nên làm như Pháp và Anh Quốc là chỉ lên án mà không trừng phạt ?

Về điểm này, ông Sam Rainsy cho rằng phương Tây không nên chỉ dừng ở việc lên án mà còn phải đi xa hơn. Chẳng hạn như không nên hỗ trợ cơ quan bầu cử mà ông cho là vô nghĩa. Đối với ông, một cuộc bầu cử mà không có đối lập là một trò hề. Hơn nữa, phương Tây nên có nhiều áp lực dưới nhiều hình thức nhắm vào cá nhân các lãnh đạo : từ chối cấp visa nhập cảnh, tịch biên tài sản có được tham nhũng, từ buôn lậu, phá rừng...

Cựu lãnh đạo đối lập Cam Bốt cho rằng nhiều hồ sơ quốc tế lớn như Afghanistan, Iraq, Trung Quốc hay Bắc Triều Tiên đã khiến cộng đồng quốc tế lơ là với Cam Bốt. Theo ông, Cam Bốt tuy nhỏ bé, nhưng cũng đáng để quốc tế dành chút sự quan tâm do việc Phnom Penh đang đi dần theo quỹ đạo của Bắc Kinh. Một việc mà ông Sam Rainsy đánh giá là có thể để lại nhiều hệ quả nghiêm trọng cho hòa bình khu vực.

Đây cũng là điểm được các phóng viên RFI, TV5 và Le Monde đặc biệt quan tâm, muốn biết quan điểm của Sam Rainsy về việc Trung Quốc đã trở thành đối tác kinh tế, tài chính và nhà đầu tư hàng đầu tại Cam Bốt, trong khi mà ảnh hưởng của Việt Nam lên xứ Chùa Tháp này vẫn chưa hề suy giảm.

RFI Tiếng Việt xin lược dịch lại một phần phỏng vấn liên quan đến mối quan hệ phức tạp mà Cam Bốt đang duy trì với Việt Nam và Trung Quốc.

RFI, TV5, Le Monde : Thủ tướng Hun Sen mới đây có chuyến thăm Bắc Kinh. Phải chăng mối quan hệ ưu tiên này sẽ giúp Cam Bốt thoát được mọi áp lực đến từ Châu Âu và Mỹ ?

Sam Rainsy : Tôi nghĩ là mối quan hệ nhân – quả sẽ như sau : Bởi vì Hun Sen đã vi phạm nghiêm trọng nhân quyền, ông ấy đã cho giải tán đảng đối lập, Cam Bốt không còn là một nền dân chủ. Hun Sen bị phương Tây lên án và cảm thấy bị cô lập nên ông ấy không còn lựa chọn nào khác là xích lại gần và tìm cách dựa vào Trung Quốc. Một kịch bản gần giống như dưới thời Pol Pot. Khmer Đỏ đã giết chết hàng triệu người dân. Dĩ nhiên họ bị cả thế giới cô lập, ngoại trừ Trung Quốc, vốn dĩ không màng đến chuyện nhân quyền.

RFI, TV5, Le Monde : Trung Quốc là do độc đảng cai trị. Phải chăng Hun Sen cũng đang hướng theo mô hình này ?

Sam Rainsy : Chính xác. Trung Quốc dường như mang đến cho Hun Sen cùng một kiểu mô hình. Nhưng có một điểm khác biệt. Bởi vì Trung Quốc có một mô hình chủ nghĩa chuyên chế "khai sáng", còn tại Cam Bốt chủ nghĩa chuyên chế của Hun Sen là "ngu muội" (…).

Nghĩa là tại Trung Quốc các nhà lãnh đạo họ có học thức hơn, nội bộ đảng có sự thống nhất, và cứ mỗi 5 hay 10 năm thì lãnh đạo thay đổi. Trong khi đó, Hun Sen cầm quyền từ 32 năm nay, đảng của ông lãnh đạo đất nước từ 38 năm qua. Chẳng có một sự đổi mới gì cả. Và ông ấy cũng không chấp nhận bất cứ ý kiến thay đổi nào. Đấy chẳng phải ngu muội là gì.

RFI, TV5, Le Monde : Ở đây có một sự nghịch lý. Trong các chiến dịch tranh cử, nhất là vào năm 2013, ông đã cáo buộc chính quyền Pnom Penh lúc bấy giờ là thần phục, là bị Việt Nam mua chuộc. Nhưng giờ đây ông lại cáo buộc Hun Sen thần phục Trung Quốc. Điều này không mấy tương thích. Bởi vì Bắc Kinh và Hà Nội gần như đang đối đầu nhau, chủ yếu trong hồ sơ Biển Đông. Vậy chính quyền Cam Bốt hiện nay là thần phục ai, Trung Quốc hay là Việt Nam ?

Sam Rainsy : Hun Sen hiện đang đánh đu giữa hai phe. Đây là một trò nguy hiểm. Ông ấy đang tìm cách dàn xếp với cả hai bên. Nhưng vì do cố đánh đu giữa hai phía nên sẽ có ngày ông ấy ngã đau. Cựu hoàng Norodom Sihanouk đã từng cho là Cam Bốt nằm dưới sự quản lý của Trung Quốc và Việt Nam. Nhưng điều này nguy hiểm. Bởi vì một khi căng thẳng giữa Hà Nội và Bắc Kinh gia tăng, vị thế của Hun Sen sẽ khó mà giữ được.

RFI, TV5, Le Monde : Trong suốt chiến dịch vận động tranh cử, ông thường cáo buộc người Việt Nam là đến cướp công ăn việc làm, phá rừng tại Cam Bốt. Phải chăng đất nước của ông đang chịu một hình thức xâm chiếm nào đó từ Việt Nam ? Liệu những phát biểu đó mang tính chất dân tộc chủ nghĩa, thậm chí là bài người Việt của ông có thể dẫn đến bạo động hay không ?

Sam Rainsy : Không hẳn như thế. Người Cam Bốt là một dân tộc hiếu hòa. Từ hơn 20 năm qua chưa bao giờ có những hành động bạo lực xuất phát từ tình trạng phân biệt chủng tộc cả. Nhưng có một dạng bạo động chính trị dai dẳng mãnh liệt. Ở đây tôi muốn nói là Trung Quốc và Việt Nam đang chia nhau kiểm soát Cam Bốt.

Hà Nội kiểm soát Pnom Penh chủ yếu trên phương diện quân sự, bởi vì có rất nhiều cố vấn quân sự Việt Nam nhan nhản khắp nơi. Hà Nội còn triển khai cả một đội quân quan trọng nằm dọc theo biên giới và tại một số vùng thuộc Cam Bốt. Do đó, ảnh hưởng Việt Nam về mặt quân sự lên Cam Bốt là điều không thể chối cãi.

Ngược lại, Trung Quốc lại có tầm ảnh hưởng tài chính đáng kể. Đó là nhà đầu tư lớn nhất. Trên bình diện chính trị, Hun Sen ngày càng xích lại gần với Bắc Kinh hơn. Ông đã phá vỡ tình liên đới của khối ASEAN trong tranh chấp Biển Đông và ông ấy đã ủng hộ Trung Quốc để cho nước này không tôn trọng Công ước Quốc tế về luật biển.

RFI, TV5, Le Monde : Theo ông đâu là giải pháp cho Cam Bốt ? Ngoảnh mặt với cả Trung Quốc lẫn Việt Nam ?

Sam Rainsy : Không phải. Giải pháp duy nhất có thể nhắm đến là một nước Cam Bốt trung lập và độc lập. Cam Bốt phải thoát khỏi tầm ảnh hưởng tai hại từ Việt Nam cũng như là Trung Quốc.

RFI, TV5, Le Monde : Liệu Cam Bốt có thể thoát được cuộc chơi tranh giành ảnh hưởng của những nước lớn đó hay không ?

Sam Rainsy : Trong chính trị nên biến những gì cần thiết thành điều có thể.

RFI, TV5, Le Monde : Hoa Kỳ phải có phản ứng như thế nào đối với Cam Bốt ?

Sam Rainsy : Trong khu vực này hiện nay đang có những biến đổi sâu sắc về địa chính trị. Việt Nam và Hoa Kỳ đã trở thành đồng minh. Họ làm đồng minh với nhau là để chống Trung Quốc. Điều đó đã làm thay đổi diện mạo khu vực. Khi Cam Bốt phải khẳng định vị thế của mình trên trường quốc tế để tồn tại và bảo vệ nền độc lập và chủ quyền quốc gia, thì cũng nên tính đến diện mạo địa chính trị này.

RFI, TV5, Le Monde : Như vậy là những phát biểu của ông nhắm vào Việt Nam có thể bị chuyển hướng ?

Sam Rainsy : Nó có khả năng bị chuyển hướng nếu như tình hình chính trị có tiến triển. Như vậy, lập trường của chúng tôi và những phát biểu của chúng tôi cũng phải thay đổi theo để bảo vệ bằng mọi giá các lợi ích quốc gia.

RFI, TV5, Le Monde : Nhưng hiện nay đất nước của ông không có chiến tranh. Có thể chính vì vậy mà quốc tế không nói đến gì nhiều về Cam Bốt, bởi vì trong trước mắt Cam Bốt đang trong một thế cân bằng tạm thời với các nước láng giềng có đường biên giới chung như Thái Lan, Việt Nam. Tất cả đều cho thấy có sự cân bằng bấp bênh ?

Sam Rainsy : Có một cuộc chiến mà không ai nói đến đó là cuộc chiến mà Hun Sen đang tiến hành chống lại chính người dân của mình. Cam Bốt tiêu tốn nhiều kinh phí cho an ninh quốc gia, nhưng trên thực tế, binh sĩ Cam Bốt không được bố trí dọc theo các vùng biên giới mà được huy động để trấn áp người dân. Tình trạng này cần phải được quan tâm đến sao nền dân chủ lấy lại được quyền tại Cam Bốt.

RFI tiếng Việt

*************************

Cựu lãnh đạo đối lập Campuchia có thể bị kiện tội phản quốc (RFA, 06/12/2017)

Thủ tướng Campuchia Hun Sen vào ngày 6/12 lên tiếng cáo buộc cựu lãnh đạo đảng đối lập ông Sam Rainsy tội phản quốc.

sam2

Cựu lãnh đạo phe đối lập Campuchia, ông Sam Rainsy (phải) tại Tokyo ngày 10 tháng 11 năm 2015. AFP photo

Trước đó một ngày, vào hôm 5/12, ông Sam Rainsy đã đăng tải một đoạn video lên Facebook kêu gọi binh lính Campuchia không nên tuân lệnh chính phủ giết hại dân thường.

Ông Rainsy nói với những người ủng hộ ông ở Paris, Pháp rằng trên thế giới các lực lượng vũ trang không được nghe lời những kẻ độc tài để giết hại người dân. Ông nói rằng ông Hun Sen không phải là bất tử và mọi người không được bảo vệ ông ấy.

Đáp lại lời kêu gọi của ông Sam Rainsy, Thủ tướng Campuchia cho biết quân đội sẽ kiện ông Rainsy vì tội phản quốc vì đã kích động binh lính không tuân lệnh.

Ông Sam Rainsy hiện đang sống lưu vong tại Pháp để tránh bản án 2 năm tù với cáo buộc tội phỉ báng Phó Thủ tướng Hor Namhong. Ngày 15/11 vừa qua ông tuyên bố sẽ trở lại chính trường Campuchia.

Published in Châu Á

Chính quyền Cam Bốt đề nghị giải thể đảng đối lập (RFI, 06/10/2017)

Chính phủ Cam Bốt ngày 06/10/2017 đã yêu cầu Tòa án Tối cao giải thể đảng đối lập chủ chốt, sau khi đã bắt giam chủ tịch đảng này vì tội phản quốc, khiến nhiều dân biểu sợ hãi phải đi lưu vong.

campu1

Người dân ủng hộ Kem Sokha, lãnh đạo đảng Cứu Nguy Dân Tộc (CNRP), bên ngoài tòa kháng án, Phnom Penh ngày 26/09/2017. Reuters/Samrang Pring

Đảng Cứu Nguy Dân Tộc Cam Bốt (CNRP) đã bị trấn áp bằng nhiều cách, từ việc vận dụng luật pháp cho đến hăm dọa bên ngoài, trong bối cảnh chuẩn bị cho cuộc bầu cử 2018. Kỳ bầu cử này là một thử thách cho thủ tướng Hun Sen sau 32 năm nắm quyền.

Phân nửa số dân biểu của đảng CNRP đã phải sống lưu vong, sau khi chủ tịch đảng Kem Sokha bất ngờ bị bắt, khiến sự tồn tại của đảng này đang như mành treo chuông. Tương lai của CNRP còn trở nên u ám hơn, khi các luật sư của bộ Nội Vụ hôm nay gởi đơn đến Tòa án Tối cao, đề nghị giải thể đảng Cứu Nguy Dân Tộc Cam Bốt do đã vi phạm đạo luật về các chính đảng.

Đạo luật được thông qua vào năm 2016 trao quyền cho các thẩm phán giải thể những đảng nào bị xem là đe dọa an ninh quốc gia, nhận lệnh từ các tổ chức nước ngoài hoặc cấu kết mưu phản. Các tổ chức bảo vệ nhân quyền cảnh báo đây là nỗ lực của Hun Sen nhằm đánh bại phe đối lập vốn đang lên trong các cuộc thăm dò dư luận.

Một luật sư nói với AFP : "Có đầy đủ những chứng cứ vững chắc để Tòa án Tối cao giải thể CNRP. Nếu cứ duy trì, đảng này sẽ hủy hoại quốc gia". Luật sư này cho biết một trong những bằng chứng là bài phát biểu của ông Kem Sokha tại Úc năm 2013, nói rằng ông đã nhận được sự trợ giúp của Hoa Kỳ để xây dựng phong trào dân chủ tại Cam Bốt.

Thủ tướng Hun Sen xem đây là bằng cớ chứng minh ông Kem Sokha bí mật âm mưu với Mỹ để lật đổ chính quyền Cam Bốt. Ông này đã bị bất ngờ bắt giữ vào ngày 03/09/2017. Thông qua luật sư của ông, hồi đầu tuần, Kem Sokha cho rằng tội danh phản quốc gán cho ông là "hoàn toàn vu khống".

Thụy My

*****************

Lãnh đạo đối lập Campuchia muốn 'chế tài lên Hun Sen' (BBC, 06/10/2017)

Mu Sochua, một trong những chính trị gia nổi tiếng nhất của Campuchia và là phó chủ tịch của đảng Cứu hộ Quốc gia Campuchia (CNRP), đã phải trốn chạy lưu vong.

campu2

Bà Mu Sochua nói bà phải lưu vong vì lo sợ bị bắt giữ, bỏ tù như lãnh đạo Đảng CNRP Kem Sokha vào tháng trước

Trả lời nhà báo Jonathan Head của BBC tại một địa điểm không được tiết lộ ở Bangkok, bà Mu Sochua nói : "Tôi không còn cảm thấy an toàn. Điều tôi sợ là bị bắt và bị giữ im lặng, bị bỏ tù, và để bị xét xử qua những phiên tòa trá hình kéo dài từ tháng này sang tháng khác".

Bà vừa trốn chạy khỏi Campuchia sau khi có nguồn thân cận trong chính phủ cho biết họ lên kế hoạch bắt giữ bà vào cuối tuần này.

"Chúng tôi không có nhiều tháng để lãng phí. Các cuộc bầu cử ở Campuchia dự kiến sẽ diễn ra vào 29/7 năm 2018. Vì vậy tôi muốn lên tiếng".

Tháng trước, lãnh đạo Đảng, nhà vận động nhân quyền kỳ cựu Kem Sokha, đã bị bắt giữ tại gia bởi 200 cảnh sát và bị cáo buộc tội phản quốc. Tuần trước, Thủ tướng Hun Sen nói những người khác cũng sẽ bị bắt với cùng tội danh.

Chính phủ Campuchia vừa thông qua một đạo luật mới nới rộng quyền hạn để giải thể các đảng phái chính trị nếu lãnh đạo của các đảng này đối mặt với cáo buộc hình sự, vốn rất có thể xảy ra đối với CNRP.

Bà lập luận rằng cần phải có các biện pháp chế tài nhắm vào Hun Sen và nhóm thân cận của ông ngay lập tức, và từ chối cấp thị thực vào các nước phương Tây để họ không thể tự do thăm nom gia tài bất động sản họ sở hữu và để con và cháu của họ được giáo dục ở đó.

campu3

Tháng trước, 200 cảnh sát đã bắt giữ nhà lãnh đạo Đảng CNRP, Kem Sokha (áo trắng)

Khi đối mặt với những cáo buộc về việc đàn áp dân chủ, Thủ tướng Hun Sen gạt đi và nói rằng đó là những âm mưu của thế lực bên ngoài. Tháng trước, chính phủ Campuchia cáo buộc Hoa Kỳ can thiệp vào công việc nội bộ của nước này sau khi bày tỏ quan ngại sâu sắc về việc bắt giữ Kem Sokha - một cáo buộc mà Mỹ cho là vô lý.

Tuy nhiên, Bắc Kinh nói ủng hộ Phnom Penh trong nỗ lực "bảo vệ an ninh và ổn định quốc gia".

"Cộng đồng quốc tế đã đầu tư hàng tỷ đô la vào việc phát triển Campuchia và biến nó thành một quốc gia dân chủ, nếu họ tiếp tục đổ đôla vào Campuchia, thì sẽ chỉ giúp Hun Sen hưởng thụ thêm 10 năm nữa. Đó không phải là viện trợ chất lượng", bà Mu Sochua nói.

"Trung Quốc có thể cho ông ta số tiền mà ông ta cần", bà nói, ám chỉ đến ảnh hưởng của Trung Quốc khi Bắc Kinh là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Campuchia, "nhưng Trung Quốc không thể cho ông ta tính chính danh mà ông ta nhận được từ các chính phủ dân chủ".

Việc sách nhiễu các nhân vật đối lập không phải là điều mới mẻ ở Campuchia. Kể từ khi đất nước thoát khỏi hàng thập kỷ chiến tranh và trải qua một cuộc cách mạng lớn vào đầu thập niên 90 và mới thiết lập một nền dân chủ mới, các tổ chức nhân quyền đã liệt kệ được hàng loạt các vụ tấn công vào các nhà hoạt động chính trị và nhân quyền.

campu4

Thủ tướng Campuchia Hun Sen đã lãnh đạo Campuchia từ năm 1985

Một số đã bị xét xử ở các phiên tòa trá hình, tham nhũng khét tiếng của Campuchia, một số khác thì đã bị tấn công bạo lực.

Một cuộc thăm dò gần đây do CPP tiến hành, nhưng kết quả bị rò rỉ với phe đối lập, dự đoán rằng CPP sẽ thất bại trước CNRP trong cuộc bầu cử năm sau.

Vào tháng Tám, chính phủ đã cho ngừng một số đài phát thanh do Mỹ tài trợ như Đài Á Châu Tự do (RFA) và Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA). Sau đó, ép buộc tờ Campuchia Daily, một tờ báo độc lập bằng tiếng Anh, phải trả một hóa đơn thuế trị giá 6,3 triệu đôla hoặc phải đóng cửa.

Mọi nghi ngờ gần như đều đổ dồn về Hun Sen - vị lãnh đạo đanh thép đã cai trị đất nước này từ năm 1985 - hoặc những kẻ thân cận ông ta.

Chưa có một ai đứng ra chịu trách nhiệm về các vụ giết người mang yếu tố chính trị. Vụ việc gần đây nhất là Kem Ley, một nhà phê bình gay gắt về Hun Sen đã bị bắn chết hồi tháng Bảy năm ngoái.

Tuy nhiên, một hệ thống dân chủ thô sơ nhưng vẫn hoạt động cùng với một nền báo chí tương đối tự do đã tồn tại được 25 năm qua với các cuộc bầu cử địa phương và quốc gia 5 năm một lần.

Vẫn có đủ không gian cho các quan điểm chỉ trích để ghi nhận sự phẫn nộ của công chúng về tình trạng tham nhũng, tàn phá môi trường và khoảng cách giàu nghèo ngày càng xa. Nhưng điều này có thể không còn tồn tại lâu nữa.

Trong cuộc tổng tuyển cử cuối cùng vào năm 2013, Đảng CNRP, khi đó là một phong trào mới được kết hợp bởi hai đảng đối lập cũ, gần như lật đổ Đảng Nhân dân Campuchia của Hun Sen (CPP).

Phe đối lập cáo buộc chính phủ gian lận và bắt đầu một loạt các cuộc diễu hành đường phố ở thủ đô Phnom Penh, nhưng sau bốn tháng thì bị các lực lượng an ninh đàn áp.

Dân số cũng thay đổi đã tạo ra một số lượng cử tri trẻ hơn và có trình độ học vấn cao, và hiểu biết hơn nhờ mạng xã hội, không còn lo sợ trước những lời đe dọa của Hun Sen nếu đảng của ông ta bị lật đổ.

campu5

Phe đối lập đã rất gần với việc lật đổ đảng Nhân dân của Hun Sen hồi 2013

Tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh chóng trong thập kỷ qua đã biến đổi Phnom Penh nhưng lại lãng quên những phần còn lại của đất nước, và làm cho Hun Sen và người thân cận của ông ta giàu có một cách lố bịch.

Mu Sochua thừa nhận rằng các biện pháp trừng phạt không phải là điều mà hầu hết các quốc gia muốn nghe, nhưng bà cho rằng hành động đó hiện nay là cần thiết để bảo vệ những gì còn sót lại của nền dân chủ Campuchia.

"Chúng tôi chỉ còn ít hơn 10 tháng nữa. Cộng đồng quốc tế có thể gây áp lực với Hun Sen. Cộng đồng quốc tế cần phải nói rõ rằng chính phủ kế nhiệm, nếu nó không được hình thành từ cuộc bầu cử tự do và công bằng, thì sẽ không được công nhận", bà Mu Sochua nói.

"Trốn chạy khỏi đất nước chưa bao giờ là một phần trong kế hoạch của tôi", Mu Sochua nói.

"Đó là một sự lựa chọn mà tôi nghĩ tôi sẽ không bao giờ phải làm. Đây là một sự lựa chọn rất đau đớn".

*******************

Gần phân nửa dân biểu đối lập Cam Bốt trốn ra nước ngoài (RFI, 05/10/2017)

Do bị chính quyền Phnom Penh đàn áp, hơn 20 dân biểu đối lập ở Quốc Hội Cam Bốt, tức gần phân nửa số dân biểu của Đảng Cứu Nguy Dân Tộc Cam Bốt, đã trốn khỏi xứ Chùa Tháp trong vòng một tháng qua. Trên đây là tuyên bố của một dân biểu đối lập Cam Bốt với báo giới hôm qua, 04/10/2017.

campu6

Bà Mu Sochua, phó chủ tịch Đảng Cứu Nguy Dân Tộc Cam Bốt, trả lời Reuters ngày 04/10/2017. Reuters/Staff

Thông tín viên đài RFI trong khu vực, Arnaud Dubus cho biết :

"Bà Mu Sochua, phó chủ tịch Đảng Cứu Nguy Dân Tộc Cam Bốt, đã buộc phải vội vã rời khỏi Cam Bốt, sau khi được thông báo là sẽ bị bắt vì những bài phát biểu mang phê phán thủ tướng Hun Sen. Những lời chỉ trích nói trên được bà đưa ra trong bối cảnh chính quyền Phnom Penh đang gia tăng đàn áp thẳng tay trước bầu cử Quốc Hội vào năm tới.

Phó chủ tịch đảng đối lập Cam Bốt giải thích : "Tôi không muốn đánh mất tiếng nói của mình, vì đó là một tiếng nói cần thiết cùng với những tiếng nói khác. Nếu như tôi bị bắt, phe dân chủ sẽ mất đi một tiếng nói và tôi không có ý định ngồi tù. Tôi muốn nhấn mạnh đến một cuộc bầu cử công bằng, đáng tin cậy, bởi nếu không hội tụ được những điều kiện đó, coi như chính quyền của ông Hun Sen được công nhận là chính đáng. Đấy sẽ là sự tự sát đối với đối lập và sẽ là hồi kết của nền dân chủ ở Cam Bốt".

Tới nay, 25 dân biểu thuộc phe đối lập đã rời khỏi Xứ Chùa Tháp vì cũng những lý do đã được bà Mu Sochua nêu trên. Lãnh đạo Đảng Cứu Nguy Dân Tộc Cam Bốt, Kem Sokha đã bị cầm tù dựa trên những cáo buộc không mấy phân minh, như là tội "phản quốc". Kể từ sau hiệp định hòa bình năm 1991, chưa bao giờ nền dân chủ Cam Bốt lại bị đe dọa như hiện nay".

Thanh Hà

Published in Châu Á

Campuchia bắt thủ lĩnh đối lập (VOA, 03/09/2017)

Lãnh đạo phe đi lp chính ca Campuchia, ông Kem Sokha, đã b bt và b cáo buc "mưu phn" hôm 3/9, trong khi mt t báo đc lp hàng đu nước này b buc phi đóng ca trong chiến dch trn pháp gii bt đng ca chính ph ca Th tướng Hun Sen.

campu1

Ông Kem Sokha.

Ông Hun Sen nói rằng ông Kem Sokha đã lp mưu vi M. Cáo buc ca Th tướng Campuchia cho thy s gia tăng các tuyên b chng M, trong bi cnh Campuchia chun b cho cuc bu c quan trng vào năm ti, theo Reuters.

Bộ Ngoi giao M bày t lo ngi v v bt giữ ông Ken Sokha và hành đng nhm vào truyn thông, đng thi đt nghi vn v kh năng quc gia Đông Nam Á này có th t chc mt cuc bu c công bng.

Ông Hun Sen được trang web thân chính ph có tên gi Fresh News dn li nói rng "đó là mt hành đngu phn vi mt quc gia khác, phn bi chính đt nước ca ông ta", và rng ông Ken Sokha "cn phi b bt gi" vì chuyn đó.

campu2

Tờ Cambodia Daily b buc phi đóng ca sau khi được yêu cu tr khon thuế nhiu triu đôla.

Ông Kem Sokha, 64 tuổi, lãnh đo đng đi lp chính ca Campuchia có tên gi Đng Cu Quc Campuchia (CNRP) k t khi người tin nhim t chc hi tháng Hai vì lo ngi chính ph s đóng ca đng này.

Ông Kem Sokha đã bị còng tay và gii khi nhà sau mt vụ đột kích ca cnh sát vào ban đêm.

Đảng ca ông thua đng ca ông Hun Sen trong các cuc bu c đa phương hi tháng Sáu, nhưng đ tt đ nhiu người đt kỳ vng vào mt cuc đua sát sao trong cuc bu c năm 2008.

Trong một din biến khác được cho là do áp lực ca chính ph, t Cambodia Daily cho biết rng t này phi ngưng hot đng sau khi chính quyn ca ông Hun Sen yêu cu đóng khon thuế 6,3 triu vào ngày 4/9.

Tờ báo tiếng Anh do mt nhà báo M sáng lp được biết ti vi các tin tc đy ch trích liên quan tới các vn đ như tham nhũng, nhân quyn và môi trường.

*************************

Cam Bốt bắt giữ lãnh đạo đảng đối lập (RFI, 03/09/2017)

Lãnh đạo đảng Cứu Nguy Dân Tộc Cam Bốt, Kem Sokha bị bắt vào sáng sớm ngày 03/09/2017 tại Phnom Penh vì tội "phản quốc". Cùng ngày, một trong những tờ báo đối lập với thủ tướng Hun Sen thông báo phải đóng cửa. Căng thẳng gia tăng giữa chính quyền Cam Bốt và các tổ chức phi chính phủ, báo chí độc lập.

campu3

Lãnh đạo Đảng Cứu Nguy Dân Tộc, phe đối lập Cam Bốt, trả lời phỏng vấn Reuters tại tỉnh Prey Veng, ngày 28/05/2017 - Reuters

Kem Sokha, 64 tuổi, là một trong hai lãnh đạo đảng đối lập Cứu Nguy Dân Tộc Cam Bốt. Ông hiện là đại biểu Quốc Hội. Trong một thông cáo được phổ biến vào đêm mồng 02 rạng sáng mồng 03/09/2017, chính quyền Phnom Penh cho biết, ông Kem Sokha hiện đang bị tạm giam vì lý do "bí mật thông đồng với người nước ngoài gây phương hại cho Cam Bốt".

Hãng tin Pháp AFP lưu ý, không đi sâu vào chi tiết, thông cáo của chính quyền Phnom Penh chỉ ghi nhận : "vụ thông đồng đó là một hành vi phản quốc". Đảng Cứu Nguy Dân Tộc Cam Bốt bác bỏ những cáo buộc này và khẳng định vụ bắt giữ nói trên là một hành vi bất hợp pháp.

Trên mạng xã hội Twitter, con gái ông Kem Sokha tiết lộ, đêm qua có từ 100 đến 200 công an đến khám xét và phá hoại nhà riêng của lãnh đạo đảng đối lập trước khi bắt ông đi.

AFP nhắc lại Kem Sokha bị bắt chỉ vài giờ sau khi trang báo mạng của chính phủ đăng một bài viết tố cáo ông được Mỹ hỗ trợ trong âm mưu lập đổ thủ tướng Hun Sen. Tuần trước Washington bày tỏ "quan ngại sâu sắc" về tình trạng dân chủ trên xứ Chùa Tháp sau khi Phnom Penh cấm một tổ chức phi chính phủ của Mỹ hoạt động và đe dọa đóng cửa nhiều tờ báo độc lập.

Lãnh đạo đối lập Cam Bốt, ông Kem Sokha bị bắt trong bối cảnh, chính quyền Hun Sen gia tăng chiến dịch đàn áp nhắm vào các nhà đối lập, các tổ chức phi chính phủ và báo chí trong bối cảnh Cam Bốt bầu lại Quốc Hội vào tháng 7/2018.

Cùng ngày 03/09/2017, tờ báo đối lập bằng Anh ngữ The Cambodia Daily thông báo phải đóng cửa sau 24 năm, 1 tháng và 15 ngày hoạt động. Lý do, tòa soạn tại Phnom Penh "bất ngờ" bị chính quyền đòi nộp một khoản thuế khổng lồ, 6,3 triệu đô la. The Cambodia Daily bị đòi đóng thuế, một tuần sau khi đăng một bài xã luận mang tựa đề "Bước ngoặt mới trong chính sách đàn áp đối lập của Cam Bốt".

Thanh Hà

Published in Châu Á

Ngày 23/08/2017, Hoa Kỳ đã lên án "sự suy thoái của bầu không khí dân chủ tại Cam Bốt", sau khi chính quyền Phnom Penh thi hành các biện pháp cấm đoán đối với báo chí và xã hội dân sự.

cambot1

Logo của Viện Dân Chủ Quốc Gia (National Democratic Institute, NDI). Ảnh minh họa. CC/National Democratic Institute

Trong cuộc họp báo tại Washington, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Heather Nauert tuyên bố rằng thành công của các cuộc bầu cử địa phương gần đây đã bị che khuất bởi những hành động "đáng quan ngại" của chính quyền Cam Bốt cản trở quyền tự do báo chí và công việc của các tổ chức xã hội dân sự.

Ngày 23/08, chính quyền đã ra lệnh đóng cửa một tổ chức phi chính phủ của Mỹ, Viện Dân chủ Quốc gia (NDI), và trục xuất các nhân viên nước ngoài của tổ chức này, với lý do NDI nợ thuế. Trong những tuần qua, các phương tiện truyền thông thân chính phủ vẫn cáo buộc NDI, mà chủ tịch là cựu ngoại trưởng Madelaine Albright, hỗ trợ cho phe đối lập Cam Bốt để tìm cách lật đổ chính quyền Hun Sen.

Trước đó, thủ tướng Hun Sen đã dọa sẽ đình bản nhật báo Cambodia Daily, một trong số ít tờ báo chỉ trích chính quyền, với lý do tờ báo này nợ tiền thuế lên tới 6,3 triệu đô la.

Ngày 23/08, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ đã kêu gọi chính phủ Phnom Penh cho phép tổ chức NDI, tờ Cambodia Daily, cũng như các phương tiện truyền thông độc lập khác và các tổ chức dân sự được tiếp tục hoạt động "để cho cuộc bầu cử Quốc hội năm 2018 được diễn ra trong một môi trường tự do và cởi mở".

Thanh Phương

Published in Châu Á

Tại Campuchia, quốc hội nước này vừa thông qua ngày 20/02/2017 luật cho phép các thẩm phán có quyền giải thể những đảng đối lập. Đây là biện pháp được nói do thủ tướng Hun Sen vạch ra nhằm có thể kiểm soát đối lập trước kỳ tổng tuyển cử vào năm tới.

kampu1

Các nhà lập pháp Campuchia thuộc Đảng Cứu Quốc (CNRP) kiếm tên của mình trước một cuộc họp tại Phnom Penh hôm 22/11/2016. AFP photo

Theo luật mới được thông qua thì Tòa Tối cao nước này có quyền giải thể bất cứ đảng phái nào mà tòa cho là vi phạm Hiến Pháp, kích động công chúng hoặc lãnh đạo của đảng bị kết án phạm tội.

Hiện Đảng Cứu Quốc Campuchia- CNRP, được xem là lực lượng đối lập đáng kể đối với đảng cầm quyền của thủ tướng Hun Sen. Ông này từng nắm quyền tại Xứ Chùa Tháp suốt ba thập niên bằng bạo lực và thủ đoạn chính trị.

Đảng Cứu Quốc Campuchia ngày càng thu hút được sự ủng hộ của người dân bởi chính quyền của ông Hun Sen bị cáo buộc tham nhũng, vi phạm quyền con người.

Tuy nhiên Đảng Cứu Quốc phải đối mặt với nhiều vụ kiện mà các tổ chức theo dõi nhân quyền cho là nằm trong kế hoạch của thủ tướng Hun Sen nhằm trấn áp những tiếng nói chỉ trích nhằm có thể tiếp tục nắm quyền tại Xứ Chùa Tháp.

Published in Châu Á

Philippines lo ngại Trung Quốc chiếm bãi cạn Scarborough (RFA, 07/02/2017)

phi1

Một nhóm dân biểu và hải quân Philippines đến bãi cạn Scarborough hôm 17/5/1997. AFP photo

Bộ Trưởng Quốc Phòng Philippines tin rằng Trung Quốc sẽ tiếp tục cải tạo, xây dựng trên những hòn đảo mà Bắc Kinh đang chiếm giữ ở Biển Đông, đồng thời e ngại sẽ có ngày Phi mất bãi Cạn Scarborough, tức Đảo Hoàng Nham, vào tay Hoa Lục.

Những điểm này được ông Delfin Lorenzana, Bộ Trưởng Quốc Phòng Phi nói ngày hôm nay khi trả lời phỏng vấn của hãng thông tấn AFP, cho rằng Trung Quốc đang cố chiếm đoạt bãi Cạn Scarborough ngoài những đảo đang giữ ở khu vực quần đảo Trường Sa ở Biển Đông.

Ông Bộ Trưởng Lorenzana tin rằng Trung Quốc không từ bỏ ý đồ kiểm soát Biển Đông để dùng tuyến đường biển quan trọng này làm áp lực với những cường quốc khác.

Tháng Bảy năm ngoái, Tòa Trọng Tài Quốc Tế ra phán quyết nói rằng Trung Quốc không có chủ quyền pháp lý lẫn chủ quyền lịch sử ở những hòn đảo, bãi đá mà họ đang chiếm giữ tại Biển Đông. Nhưng từ ngày nhậm chức hồi cuối tháng Sáu tới nay, Tổng Thống Phi Rodrigo Duterte không muốn nói tới phán quyết này, vì ông chủ trương kết thân với Bắc Kinh.

***************

Manila tố cáo Bắc Kinh muốn xây đảo nhân tạo ngoài khơi Philippines (RFI, 07/02/2017)

phi2

Bãi cạn Scarborough cách căn cứ quân sự Vịnh Subic, Philippines, khoảng 200 km về phía tây. (Ảnh chụp ngày 12/03/2016) - REUTERS/Planet Labs

Trả lời phỏng vấn hãng tin AFP ngày 07/02/2017, bộ trưởng Quốc Phòng Philippines Delfin Lorenzana cho biết ông tin rằng Trung Quốc có thể sẽ bồi đắp bãi cạn Scarborough, chỉ nằm cách đảo Luzon của Philippines 230 km. Trung Quốc đã chiếm giữ bãi cạn này từ năm 2012.

Bắc Kinh hiện đã xây nhiều đảo nhân tạo ở Biển Đông, trong đó có Đá Chữ Thập mà Manila cũng đòi chủ quyền, và đặt các thiết bị quân sự trên một số đảo đó. Theo các nhà phân tích, việc đặt các thiết bị quân sự trên bãi cạn Scarborough sẽ giúp Trung Quốc kiểm soát về mặt quân sự vùng Biển Đông, điều mà Hoa Kỳ báo trước là sẽ không chấp nhận.

Theo lời bộ trưởng Lorenzana, các công trình xây dựng trên bãi cạn Scarborough sẽ đáng lo ngại hơn nhiều so với trên Đá Chữ Thập, vì bãi cạn này nằm rất gần Philippines. Từ Scarborough, các chiến đấu cơ phản lực và tên lửa của Trung Quốc có thể dễ dàng tấn công lực lượng Mỹ đóng tại Philippines. Tiền đồn trên Scarborough có thể giúp Trung Quốc ngăn chận tàu của các nước khác sử dụng con đường hàng hải trọng yếu này.

Bộ trưởng Quốc Phòng Philippines nói với AFP, việc bồi đắp các đảo ở Biển Đông là chiến lược của Trung Quốc nhằm chống lại những cường quốc nào can dự vào Biển Đông, vì đối với Bắc Kinh, đây là vùng biển của Trung Quốc.

Chính quyền của tân tổng thống Donald Trump đã tuyên bố sẽ đẩy lùi mọi mưu toan của Trung Quốc nhằm củng cố kiểm soát Biển Đông. Trong cuộc điều trần trước Thượng viện để được phê chuẩn việc bổ nhiệm, tân ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson đã tuyên bố là Hoa Kỳ sẽ ngăn chận Trung Quốc tiếp cận các đảo nhân tạo trên Biển Đông, mặc dù các nhà phân tích cho rằng, muốn làm như thế Washington phải phong tỏa trên biển, và đây là một hành động chiến tranh.

Nhưng theo tờ The Japan Times của Nhật số ra ngày 07/02/2017, một tài liệu được tiết lộ trên một trang mạng cho thấy là sau đó ông Tillerson đã có giọng điệu hòa dịu hơn. Trả lời các câu hỏi về các công trình xây đảo nhân tạo của Trung Quốc, tân ngoại trưởng Mỹ chỉ viết : Không thể để Trung Quốc sử dụng các đảo nhân tạo để cưỡng ép các nước láng giềng hoặc hạn chế quyền tự do lưu thông hàng khải và hàng không ở Biển Đông. Hoa Kỳ sẽ tiếp tục hành xử các quyền tự do ấy bằng cách đưa phi cơ và tàu đến hoạt động tại bất cứ nơi nào mà luật pháp quốc tế cho phép.

Thanh Phương

*********************

Cam Bốt phá đường dây buôn người sang Nhật làm gái mại dâm (RFI, 07/02/2017)

phi3

Cảnh sát Cam Bốt áp giải nghi can người Nhật Susumu Fukui (đeo khẩu trang) tới tòa án Phnom Penh, ngày 07/02/2017 - TANG CHHIN Sothy / AFP

Một chủ nhà hàng Nhật Bản tại Phnom Penh, Cam Bốt hôm nay 07/02/2017 bị cáo buộc buôn người và kiểm soát một đường dây gái mại dâm ở Nhật.

Theo AFP, một tòa án ở Phnom Penh ngày 07/02/2017 cáo buộc ông Susumu Fukui, chủ một nhà hàng Nhật, cùng với Lim Leakhana, 28 tuổi - người vợ Cam Bốt của ông này và một nhân viên nhà hàng người Cam Bốt 30 tuổi, tên là Seng Chandy về tội buôn người.

Quyết định trên được đưa ra sau cuộc giải cứu 7 phụ nữ Cam Bốt tại một nhà hàng ở Gunma, khu vực tây bắc Tokyo, hồi tháng 12/2016, sau khi một trong số những phụ nữ này tuyệt vọng kêu cứu trên Facebook.

Cảnh sát khẳng định chủ nhà hàng Nhật Susumu Fukui, 52 tuổi, đã dụ dỗ phụ nữ bằng cách hứa hẹn trả lương cao và đã đích thân đưa những phụ nữ này tới một mối quen ở Gunma, Tokyo hồi tháng 11/2016.

Mới đầu, những người phụ nữ Cam Bốt này nghĩ rằng họ sẽ làm nhân viên nhà hàng, nhưng ngay sau đó họ bị ép buộc quan hệ tình dục với khách hàng.

Từ lâu nay, Nhật đã trở thành một điểm đến cho phụ nữ Đông Nam Á muốn ra nước ngoài tìm kiếm công việc có thu nhập cao hơn công việc trong nước. Tại Nhật, họ thường bị bắt ép bán dâm hoặc lao động cưỡng bức.

Tháng 01/2017, trong một chiến dịch truy quét, cảnh sát Nhật Bản đã phát hiện 10 phụ nữ Thái Lan có thể là nạn nhân của cùng một đường mại dâm liên quan đến vụ chủ nhà hàng Nhật ở Cam Bốt. 2 người Nhật và 1 người Thái Lan đã bị bắt.

Thùy Dương

**********************

Liên Hiệp Quốc kêu gọi Thái Lan hủy luật chống khi quân (RFI, 07/02/2017)

phi4

Pornthip Mankong (P) và Patiwat Saraiyaem bị kết án 2 năm rưỡi tù vì đã tham gia vở kịch bị coi là phạm tội khi quân, tại Thái Lan - REUTERS/Athit Perawongmetha

Hôm 07/02/2017, một đặc phái viên về tự do ngôn luận của Liên Hiệp Quốc ra thông cáo kêu gọi Bangkok hủy bỏ luật khi quân, bị cáo buộc được dùng như một công cụ đàn áp chính trị.

Thông cáo của ông David Kaye, đặc phái viên Liên Hiệp Quốc, nhấn mạnh đến trường hợp một sinh viên Thái Lan, hiện đang bị giam giữ, chỉ vì chia sẻ trên internet một bài báo về tân vương Maha Vajiralongkorn, vừa kế nhiệm ngai vàng, ngày 01/12/2016, ít tuần sau khi vua Bhumibol qua đời.

Trong số hàng nghìn người chia sẻ một bài báo của BBC, cung cấp nhiều chi tiết về cuộc đời của tân vương, nổi tiếng với nhiều xì-căng-đan, duy nhất chỉ có nhà tranh đấu dân chủ Jatupat Boonpatararaksa, có biệt danh "Pai", là bị bắt. Nhà tranh đấu nói trên được coi là nạn nhân đầu tiên của luật chống khi quân Thái Lan, kể từ khi thái tử Maha Vajiralongkorn kế nhiệm.

Thông cáo của đại diện Liên Hiệp Quốc về tự do ngôn luận nhấn mạnh là "các điều khoản về chống khi quân của luật hình sự Thái Lan không phù hợp với luật pháp quốc tế về nhân quyền" và lưu ý "các nhân vật chính trị, kể cả những người giữ chức vụ cao nhất, vẫn có thể bị phê phán".

"Điều 112" của luật chống khi quân của Thái Lan dự kiến phạt từ 3 đến 15 năm tù đối với ai báng bổ vua, hoàng hậu, thái tử hay nhiếp chính vương.

Kể từ khi tập đoàn quân sự lên nắm quyền tháng 5/2014, chính quyền liên tục sử dụng luật khi quân để trấn áp các tiếng nói khác biệt, với các án nặng hơn trước rất nhiều. Năm 2015, một người đàn ông bị kết án đến 30 năm tù và một phụ nữ 28 năm tù, vì đưa lên Facebook nhiều thông điệp bị cáo buộc là nhục mạ gia đình hoàng gia.

Tại Thái Lan, cuộc đời phóng túng của tân vương Maha Vajiralongkorn, 64 tuổi, từng có ba đời vợ, là chuyện mà mọi người có thể đàm tiếu, tuy nhiên nhìn chung không có phương tiện truyền thông hay mạng xã hội nào dám nhắc đến. Ngay về các án phạt, cũng rất ít phương tiện truyền thông, kể cả phương tiện truyền thông quốc tế, dám nêu chi tiết, vì sợ phạm vào luật trừng phạt tội khi quân.

Trọng Thành

Published in Châu Á

Campuchia cấm treo cờ Đài Loan (RFA, 06//02/2017)

Thủ tướng Hun Sen tuyên bố cấm treo cờ Đài Loan vì Campuchia ủng hộ chính sách "Một nước Trung Hoa" của Bắc Kinh.

kampu1

Cờ quốc gia trong một cuộc biểu tình ở Đài Bắc hôm 3/9/2016. AFP photo

Hãng thông tấn AP hôm thứ Hai, ngày 6 tháng 2, trích dẫn phát biểu được đăng tải trên tài khoản Facebook của Thủ tướng Hun Sen với Hiệp hội Hoa kiều tại Campuchia rằng Phnom Penh hoan nghênh doanh nhân từ Đài Loan đầu tư vào đất nước Chùa Tháp, nhưng ông tôn trọng sự toàn vẹn lãnh thổ của Trung Quốc, tức được hiểu với ngụ ý Đài Loan là một tỉnh thuộc Hoa Lục vì thế lá cờ Đài Loan không được treo trong ngày Quốc khánh Đài Loan tại Campuchia.

Trung Quốc là đồng minh và đối tác kinh tế quan trọng của Campuchia. Bắc Kinh cung cấp hàng triệu đô la cho Phnom Penh để hỗ trợ cũng như đầu tư trong suốt thập niên qua. Hàng trăm mặt hàng xuất khẩu từ Campuchia cũng được Trung Quốc miễn thuế và còn xóa nợ cho Chính phủ Campuchia.

Đổi lại, Campuchia lên tiếng mạnh mẽ ủng hộ Trung Quốc tại các diễn đàn quốc tế, bao gồm cả trong tranh chấp chủ quyền chồng lấn giữa Bắc Kinh với các nước Đông Nam Á khác ở Biển Đông.

Trong bài phát biểu với Hiệp hội Hoa kiều tại Campuchia hồi thứ Bảy tuần rồi, Thủ tướng Hun Sen cũng nhấn mạnh Phnom Penh giữ quan điểm khu tự trị Tây Tạng thuộc về lãnh thổ của Trung Quốc.

********************

Ông Hun Sen cấm treo cờ Đài Loan (BBC, 06/02/2017)

Bas du formulaire

kampu2

Thủ tướng Campuchia Hun Sen

Thủ tướng Hun Sen tuyên bố cấm treo cờ Đài Loan tại Campuchia, nhằm thể hiện cam kết ủng hộ chính sách "Một Trung Quốc" của Bắc Kinh.

Ông Hun Sen, trong bài phát biểu tại Hội người Campuchia gốc Hoa được đăng trên trang Facebook cá nhân, nói ông hoan nghênh việc các doanh nhân Đài Loan tới đầu tư, hãng tin AP nói, nhưng ông tôn trọng quan điểm của Trung Quốc trong vấn đề chủ quyền, theo đó Campuchia coi Đài Loan là một tỉnh của Trung Hoa đại lục.

Việc treo cờ trong ngày quốc khánh của Đài Loan cũng không được, ông nói trong bài phát biểu hôm thứ Bảy.

"Tôi yêu cầu mọi người ở đây : Xin đừng treo cờ Đài Loan mỗi khi các bạn tụ tập, ngay cả ở các khách sạn trong dịp quốc khánh Đài Loan. Điều này là không được phép", tờ Cambodia Daily dẫn lời ông Hun Sen.

"Chúng ta không nên làm gì ảnh hưởng đến sự tôn trọng chủ quyền và độc lập của Trung Quốc qua việc bắt tay [với nước này] và dẫm vào chân [nước kia]. Tôi không thể làm chuyện đó được".

Campuchia cũng coi Tây Tạng, một tỉnh tự trị của Trung Quốc, nơi phong trào đòi độc lập đã bị đàn áp trong nhiều năm, là một phần lãnh thổ của Trung Quốc, ông Hun Sen nói thêm.

kampu3

Thủ tướng Hun Sen và các doanh nhân Trung Quốc tại lễ khai mạc diễn đàn kinh doanh Campuchia-Trung Quốc tháng 12/2016

Ông Hun Sen nói với khoảng 4.000 người có mặt tại buổi gặp rằng quyết định cấm người dân treo cờ Đài Loan là tiếp tục đường lối chính sách đối ngoại từ lâu của Campuchia đối với Trung Quốc.

"Các bạn phải hiểu chính sách đối ngoại này là gì - một chính sách về Trung Quốc đã được thực hiện suốt từ thời Sihanouk", ông nhắc đến các chính quyền dưới thời Vua Norodom Sihanouk từ những năm 1970.

Trung Quốc là đồng minh then chốt và đối tác kinh tế lớn của nước Campuchia vốn còn khó khăn.

Bắc Kinh đã cung cấp hàng triệu đô la đầu tư và viện trợ cho Campuchia trong thập kỷ qua, miễn thuế nhập khẩu cho hàng trăm mặt hàng của Campuchia và xóa nợ cho Phnom Penh.

Để đáp lại, Campuchia ủng hộ Trung Quốc trên các diễn đàn quốc tế, kể cả trong các cuộc tranh chấp lãnh thổ của Bắc Kinh với các nước Đông Nam Á khác ở Biển Đông.

Published in Châu Á
mercredi, 01 février 2017 23:51

Ngày Xuân Đất Lạ

Từ làng nổi Koh K’ek tôi đi ghe ra Pursat, rồi bắt xe đò trở lại Phnom Penh. Dọc theo quốc lộ 5, thỉnh thoảng, có nơi bầy bán mai vàng. Nhìn những cành hoa vừa nhu nhú nụ, sao hơi thấy nôn nao. Tết đến rồi đa !

datla1

Nhật mộ hương quan xứ thị ?

Yên ba giang thượng sử nhân sầu.

Thôi Hiệu

Vào đến thủ đô Nam Vang lúc chiều vừa tắt nắng. Ngang công viên Tượng Đài Độc Lập, đôi chỗ, thấy bán bóng bay. Những chùm bóng đủ mầu rực rỡ, to hơn kích cỡ bình thường, với hàng chữ Việt (Cung Chúc Tân Xuân – Chúc Mừng Năm Mới) khiến tôi không khỏi ngẩn ngơ :

 Không dưng thấy mắt hơi cay. Tôi đổ thừa tại khói xe nhưng lại nhớ đến lời kêu gọi thiết tha của ông Nguyễn Thiện Nhân hồi cuối năm trước : "Tất cả đồng bào Việt Nam ở nước ngoài nếu trong 40 năm qua chưa có dịp về nước thì nên về... chắc chắn sẽ thấy nó phát triển".

Năm nay, Ban Tuyên Giáo còn "tiếp sức" với ông Chủ Tịch Mặt Trận Tổ Quốc bằng nguyệt san Di Sản Việt Nam (Vietnam Heritage - December 2016-January 2017) với nội dung vô cùng phong phú. Tất cả những bài viết đều bằng Anh Ngữ, kèm nhiều hình ảnh sống động : đua thuyền, thổi cơm thi, đá gà, dựng nêu, múa lân, đốt pháo...

Xem mà nhớ quê hương muốn ứa nước mắt luôn, và chỉ ước ao sao mình có thêm đôi cánh (hay được cấp cái visa) để bay về quê tức khắc. Nước Việt thiệt là nền nã, an bình, và phú túc.

Đọc đến trang cuối mới thấy một mẩu tin (" Vietnam to slap higher fines on public urination") ngăn ngắn, khiến độc giả – dù là người Việt – cũng phải bàng hoàng :

People who urinate in public will be fined Việt NamD1-3 million ($44-133) from February 1, 2017, according to a new government decree.

The fines have been raised significantly from the current $9-13.

Public urination is nothing strange in Vietnam, where there is an acute shortage of public toilets...

Data from Hanoi’s Department of Construction shows that the capital has 340 public toilets, but two thirds are located in residential areas and only 100 are situated along streets or at entertainment facilities.

Ho Chi Minh City faces the same problem with only 200 public toilets serving the needs of its 10 million residents and the 5 million foreign tourists that visit the city each year.

Úy, trời, đất, qủi, thần, ơi ? Giữa Thủ Đô Của Lương Tâm Nhân Loại và Thành Phố Hồ Chí Minh (Quang Vinh) mà mười lăm triệu người phải dùng chung chỉ có hai trăm cái nhà vệ sinh công cộng thôi sao ?

datla2

Ảnh : internet

Nếu thế, nếu có bệnh tiểu đường thì sống làm sao ở một đất nước mà khắp nơi đều có bảng ghi "cấm đái". Đã thế, kể từ ngày 1 tháng 2 năm 2017 – theo luật lệ mới – mỗi lần tè bậy là có thể bị phạt đến 144 Mỹ Kim thì chịu đời sao thấu. Đ... mẹ, tiền (dollar) chớ bộ giấy lộn hay sao – mấy cha ? Thảo nào mà nhà báo Lê Phú Khải đã phải nặng lời : "Có lẽ không có ở đâu trên trái đất này có một chính quyền cư xử với dân ti tiện như vậy".

Thế là "giấc mơ hồi hương" tan vỡ. Lại phải tiếp tục đi thôi, dù chưa biết sẽ đi đâu ? Thôi, cứ ghé đại chỗ nào làm vài ly cái đã :

Dừng chân nơi quán lạ

Thèm com chiều hương quê

Chị ơi thôi đừng đợi

Chiều nay em chưa về (tnt)

Chả quen biết ai ở Nam Vang, và cũng đã trải qua hai cái Tết chán ngắt ở Xứ Chùa Tháp rồi nên tôi nghe lời rủ rê của một người bạn đồng nghiệp (đang làm thông tín viên thường trực cho RFA, ở Thái Lan) bay sang Bangkok, rồi đi xe về vùng quê nghỉ chơi vài bữa.

Anh kết hôn với một cô giáo Thái, người vùng Chai Nat. Họ sống cách thủ đô chỉ chừng hai trăm cây số mà cảnh khung cảnh nơi đây an bình và trầm lặng khiến tôi cảm thấy ngỡ ngàng. Nhà hai người nằm cạnh bờ sông. Dòng sông (Chao Phraya) mà chỉ mới chỉ thoạt trông thôi tôi cũng đã "phải lòng" rồi : tĩnh lặng, hiền hoà và yêu kiều quá !

datla3

Ảnh chụp tháng Giêng 2017

Tôi sinh trưởng ở cao nguyên, nơi chả có biển rộng hay sông dài gì ráo trọi. Suốt thời thơ ấu, tôi chỉ quen với những buổi sáng rừng tưng bừng (tiếng con vuợn hú) và những đêm trăng tà ngây ngất, hoang vu.

Mãi đến năm mười sáu – trong một chuyến giang hồ (vặt) đầu đời – khi đặt chân đến Tân Châu, tôi mới được nhìn thấy một nhánh sông Tiền đang cuồn cuộn cuốn mau dưới ánh nắng chiều lấp lánh. Tôi đoán đó là "Giòng An Giang" của Anh Việt Thu mà ca sĩ Ánh Tuyết đã khiến cho nhiều người thương mến :

Giòng An Giang sông sâu nước biếc

Giòng An Giang cây xanh lá thắm

Lả lướt về qua Thất Sơn

Châu Đốc giòng sông uốn quanh

Soi bóng Tiền Giang Cửu Long...

Cô thôn quê đang giặt yếm trên sông

Tiếng sáo vắng trên đồng lúa xanh tươi 

Trâu lang thang, đôi cò trắng tung bay dập dìu. 

Tôi không thấy cô gái Thái nào giặt yếm, hay phơi khăn, trên sông Chao Phraya cả. Cũng không nghe "tiếng sáo vắng trên đồng lúa xanh tươi" nhưng cò trắng và cò quăm thì (ôi thôi) không phải từng đôi mà dễ đến hàng ngàn, bay rợp cả bầu trời.

Thỉnh thoảng, tôi cũng bắt gặp vài cánh cò lạc lõng ở California nhưng đến Chai Nat thì mới nhìn thấy tận mắt – lần đầu – cảnh vật an bình mà mình chỉ được nghe qua tiếng đàn và giọng hát (trầm ấm) của Phạm Ngọc Lân :

Con cò lại bay trên đồng ruộng xanh

Tre già bảo nhau cúi đầu trầm ngâm

Cùng mùi khói rơm quen thuộc ...

Đồng xanh, cánh cò, khói rơm, và trâu bò dục mõ ... tuy cũng quyến rũ nhưng chính nét diễm kiều và hiền dịu của dòng sông Chao Phraya mới khiến cho tôi say đắm. Chợ họp không đông, ngay tại bến đò. Những con đò thưa khách, từ từ cặp bến rồi chầm chậm rời bờ. Dù không đón, cũng chả đưa ai, mà lòng cũng thoáng bâng khuâng.

Người dân Chai Nat đều có dáng vẻ chậm rãi và khoan thai y như con sông và bến đò của họ. Ở đây, rõ ràng, chả ai có việc gì phải vội. Tôi cũng thế, tôi cũng "chậm" lại (luôn) mà chả hiểu tại sao và tự lúc nào ?

Sáng, chiều thơ thẩn đi dọc bờ sông. Nhìn nắng, nhìn nước, nhìn trời, nhìn mây, ngó lá, ngó hoa, ngó cây, ngó quả. Chao ơi, xứ sở gì mà thơ mộng và trù phú dữ vậy nè ? Đu đủ, mía, xoài, vú sữa, chuối, dừa ... mọc tá lả khắp nơi – kể cả ở những khúc sông hoang dã. Thiệt là quá đã !

 Đã nhứt là đứng sau bất cứ búi tre, bụi chuối nào cũng có thể vạch quần tè mà không sợ làm bận mắt tha nhân. Tuy thế, đái bậy dường như chỉ là thói quen của người dân Việt (và người dân Miên nữa) chớ người Thái thì không.

Dọc theo bờ sông Chao Phraya, tại những khoảng cách nhất định, đều có những nhà vệ sinh chung. Tuy chỉ nhỏ nhắn thôi nhưng xinh sắn và sạch sẽ nên dân chúng không ai bị bệnh... đái đường !

datla4

Ảnh chụp tháng Giêng 2017

Vợ chồng anh bạn còn cho tôi biết thêm rằng phong trào xây dựng nhà vệ sinh công cộng ở Thái Lan đã phát khởi từ hai mươi năm trước. Bởi thế, những chiếc ghế đá đặt phía trước cho khách nghỉ chân đều đã nhuốm rêu phong nhưng bồn tiểu và bồn cầu thì vẫn trắng tinh vì được thay thế định kỳ và cọ rửa thường xuyên.

Nghe mà lại nhớ đến lời khẳng định về sự "phát triển đất nước" của ông Nguyễn Thiện Nhân, và những với bài viết (dùng toàn những lời có cánh) trên Vietnam Heritage mà không khỏi thở dài !

Loài vật có thể tiểu tiện hay đại tiện bất cứ nơi đâu vì chúng không có ý thức gì về ngoại cảnh. Ép buộc con người phải sinh hoạt gần như cầm thú – trong những đô thị với hàng trăm ngàn người mới có một nhà vệ sinh chung – là điều chỉ có thể xẩy ra trong một chế độ bất nhân, nơi mà những kẻ nắm quyền "ăn không từ một thứ gì" – kể cả những cái cầu tiêu hay buồng tiểu.

Tưởng Năng Tiến

Nguồn : RFA tiếng Việt, 01/02/2017

(tuongnangtien's blog)

Published in Văn hóa