Nguyễn Hoàng, RFA, 12/04/2022
Cho dù Việt Nam bị ép hay tình nguyện, hậu quả của cả ba lần bỏ phiếu của đại diện Việt Nam tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc (UNGA) thật là khôn lường. Một trong những hậu quả nguy hiểm đối với Việt Nam là sự thay đổi bàn cờ chiến lược trên Biển Đông. Việt Nam sẽ hầu như một mình chống lại bành trướng Trung Quốc, có thể sẽ được hậu thuẫn của một nước Nga hậu chiến.
- Reuters
Các ngạc nhiên từ một lá phiếu
Dư luận sẽ còn mất nhiều công sức để tìm hiểu xem tại sao chính quyền cộng sản Việt Nam hôm 7/4 lại bỏ phiếu chống việc loại Nga ra khỏi Hội đồng Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc (United Nations Human Rights Council/ UNHRC). Giới chuyên gia đều ngạc nhiên trước ba khía cạnh liên quan đến quyết định này. Thứ nhất, bỏ phiếu chống giống Trung Quốc và các quốc gia chuyên chế khác, nhưng chính quyền lại dấu nhẹm đi, không cho người dân trong nước biết sự thật. Thứ hai, bỏ phiếu chống song trong tuyên bố trước Liên Hiệp Quốc, đại sứ Đặng Hoàng Giang vẫn leo lẻo : "Việt Nam phản đối mọi hành vi tấn công dân thường, vi phạm luật nhân đạo và nhân quyền quốc tế". Thứ ba, khi Nga bị loại khỏi thì báo chí trong nước lại đưa tin rằng, Nga đã "quyết định rút sớm khỏi Hội đồng Nhân quyền". Một quốc gia không thể quyết định rút khỏi một tổ chức quốc tế, khi trước đó đã bị đình chỉ quy chế thành viên.
Về ngạc nhiên thứ nhất, Nhà nghiên cứu Văn hoá Minh triết Nguyễn Khắc Mai đã giải thích cho truyền thông quốc tế từ Hà Nội ngay trong ngày 8/4, là vì chính quyền Việt Nam muốn giấu cái xấu xa của mình : "Đấy là một trò xảo quyệt, để che giấu cái xấu của mình đi. Và cũng để ngỏ hàm ý rằng ‘thật lòng tôi không muốn thế’… nhưng vì mối quan hệ thế này thế kia, nên buộc phải làm vậy, nhưng tôi đã không cho đưa tin trên báo chí… Đấy là cái cách của cái đám xảo quyệt, nhưng không dấu được ai. Bởi vì bàn tay không thể che đậy nổi mặt trời. Đó là thái độ không đàng hoàng, không đúng đắn và nó không chính nhân quân tử. Cái xấu thế giới người ta lên án, mà rõ ràng nó quá xấu rồi, nó độc ác rồi, mà cũng không dám lên tiếng" (1 ).
Về ngạc nhiên thứ hai, Giáo sư Carl Thayer – một chuyên gia về Đông Nam Á và Việt Nam – gọi lựa chọn của chính quyền cộng sản Việt Nam là "tự bắn vào chân mình" . Còn nhiều người Việt Nam khác lại xem hành động bỏ phiếu chống ấy là "hành động phản dân, sỉ nhục cả dân tộc lẫn quốc thể". Nhận xét, Việt Nam "tự bắn vào chân mình" là hoàn toàn chính xác, vì theo chuyên gia này, với lá phiếu chống, Việt Nam đã tự làm khó mình trong việc kêu gọi sự ủng hộ từ các nước phương Tây hỗ trợ Việt Nam trên các mặt, đặc biệt trong bối cảnh nước này đang tranh cử để trở thành thành viên UNHCR nhiệm kỳ 2023-2025. Còn ý "hành động phản dân, sỉ nhục cả dân tộc lẫn quốc thể" cũng đúng nốt, vì không người dân Việt Nam nào quên thảm cảnh quân Pol Pot tàn sát làng Ba Chúc trong năm 1978, hệt như những hành động lính Nga gây ra ở thị trấn Bucha (2 ).
Về ngạc nhiên thứ ba, tại sao Hà Nội lại bỏ "phiếu chống" tại Liên Hiệp Quốc khi đa số thành viên của cộng đồng quốc tế cùng cho rằng, cần phải bày tỏ thái độ dứt khoát đối với những hành động man rợ của quân đội Nga trên lãnh thổ Ukraine như cướp bóc, hãm hiếp, tàn sát thường dân, hủy diệt các cơ sở dân sự… ? Cũng giống với hai lần trước, Việt Nam đã bỏ phiếu trắng, nghĩa là dửng dưng, không bày tỏ thái độ trước lời kêu gọi của cộng đồng quốc tế, Nga hãy chấm dứt cuộc xâm lăng Ukraine và thế giới hãy giúp đỡ người dân Ukraine trong cơn hoạn nạn hiện nay. Nhưng lần thứ ba này, Việt Nam còn tiến xa hơn hai lần trước, không chỉ dửng dưng mà còn phản đối những lời kêu gọi của cộng đồng quốc tế hãy hỗ trợ các nạn nhân chiến tranh ở Ukraine. Nhà văn quân đội Phạm Đình Trọng đã bày tỏ sự uất hận : Bằng lá phiếu chống nghị quyết của cộng đồng nhân loại vạch mặt cái ác, nhà nước Việt Nam đưa cánh tay ra bảo vệ cái ác Putin Nga" (3 ).
Các hậu quả thật khôn lường
Như vậy là đã có ba cuộc bỏ phiếu lớn về Ukraine tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc (UNGA) kể từ khi Nga tiến hành cuộc xâm lược. Lần thứ nhất (ngày 2/3) lên án cuộc xâm lược, lần thứ hai (ngày 24/3) yêu cầu bảo vệ dân thường, viện trợ nhân đạo, cả hai lần này, Việt Nam đều bỏ phiếu trắng. Lần thứ ba (ngày 7/4) đề nghị trục xuất Nga khỏi UNHCR, Việt Nam bỏ phiếu chống. Trước cuộc bỏ phiếu, hãng tin Reuters dẫn tuyên bố của chính quyền Moscow hôm 6/4 cho biết, những nước đồng ý với nghị quyết của UNGA sẽ bị coi là "các quốc gia không thân thiện" và sẽ lãnh những hậu quả trong quan hệ song phương. Tuyên bố này nhắc nhở Việt Nam sự phụ thuộc vào Nga về vũ khí, trang bị, huấn luyện quốc phòng. Ngoài ra, sự lệ thuộc nhiều mặt vào Trung Quốc, chịu nhiều sức ép và ảnh hưởng của Trung Quốc trong các chính sách đối nội, đối ngoại của Việt Nam cũng không phải là điều xa lạ. Quan trọng hơn tất cả, sự tồn tại mô hình độc tài – độc quyền quản lý nhà nước của Đảng cộng sản Việt Nam chỉ có thể được bảo đảm bằng sự ràng buôc mật thiết với Trung Quốc và Nga, các cựu đồng minh, vừa yêu vừa ghét cả trước kia lẫn ngày nay. Quan hệ với Mỹ và Phương Tây, dù có cần thiết đến mấy, vẫn chứa đựng "nguy cơ" dân chủ hoá, tự do hóa xã hội Việt Nam, đe dọa sự độc quyền lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam (4 ).
Cho nên, không ngẫu nhiên, cả ba lần Việt Nam đều biểu quyết giống hệt như Trung Quốc. Sau ba lần bỏ phiếu như thế, nhà nước Việt Nam đã đánh mất tính chính danh trong con mắt của người dân trong và ngoài nước. Người viết có rất nhiều bạn bè, thân hữu từng học ở Liên Xô, trong đó có nước Cộng hoà Ukraine, từng giữ những kỷ niệm tốt đẹp về thời kỳ xã hội chủ nghĩa ở đó. Nay, trước cuộc xâm lăng tàn bạo của Nga đối với một nước Ukraine dân chủ, tất cả những tình cảm trước đây bỗng tan thành mây khói. Họ nhận ra, nước Nga không còn gì là xã hội chủ nghĩa nữa, ngược lại đang bị lãnh đạo bởi một kẻ chống cộng gian ngoan, xảo quyệt. Nói một đằng làm một nẻo. Giống hệt Nhà nước Việt Nam. Những người bạn này gọi điện từ Ukraine bom đạn, kề cận cái chết, nhưng vẫn đủ bản lĩnh để khẳng định rằng, họ xấu hổ vì mang quốc tịch Việt Nam, đất nước đang ủng hộ một kẻ bệnh hoạn như Putin tiến hành cuộc diệt chủng trên toàn Ukraine (5 ).
Một doanh nhân người Việt sống ở Ukraine, không muốn nêu danh tính, nhận định, phản ứng của Việt Nam về cuộc chiến Nga xâm lược Ukraine, thể hiện qua ba lần bỏ phiếu trước UNGA, là sự đồng loã với cái ác, là lối ứng xử đáng xấu hổ. Người này nói với phóng viên RFA : "Chúng tôi không đồng ý với quan điểm của Chính phủ cộng sản Việt Nam. Đó là một chính phủ hoàn toàn suy nghĩ khác với bọn tôi là những người Việt sống ở Ukraine". Cộng đồng cũng cho biết, dân sở tại họ cũng chẳng coi Việt Nam có một vị thế gì đáng kể trên thế giới, cũng như không có ảnh hưởng gì đến cuộc chiến của người ta. Cái người ta cần là sự ủng hộ của những nước có khả năng về kinh tế, về vũ khí… như phương Tây, EU và Mỹ… Bên này, họ phân biệt giữa nhà nước cộng sản với người dân Việt bình thường sống trong kềm kẹp.
Một trong những hệ quả nguy hiểm khác mà TS. Nguyễn Ngọc Chu đã viết trên FB của mình là cuộc chiến tranh xâm lược của Nga đối với Ukraine sẽ làm thay đổi bàn cờ chiến lược trên Biển Đông. Vấn đề thiết thực, sống còn, với Việt Nam hiện nay và trong nhiều năm tới là an ninh trên Biển Đông. Phải bảo vệ bằng được chủ quyền biển đảo của Việt Nam ở Biển Đông. Nhưng các nhân tố tham gia quyết định bàn cờ địa chính trị ở Biển Đông sẽ thay đổi vị trí. Sau chiến tranh Nga – Ukraine, tình thế và vai trò của Nga ở Biển Đông không còn như trước. Chỉ còn ba lực lượng trực tiếp quyết định bàn cờ địa-chính trị ở Biển Đông : ASEAN, Trung Quốc, Mỹ và đồng minh. Sẽ là bất lợi lớn, nếu sau chiến tranh, do sự giảm sút vị thế, Nga rơi vào vòng ảnh hưởng của Trung Quốc. Nga sẽ bán cho Trung Quốc các hợp đồng khai thác dầu khí trên Biển Đông đã ký với Việt Nam (6 ).
Cuối cùng, nhưng rất quan trọng, cuộc xâm lăng Ukraine của Putin đặt thế giới trước một cục diện mới. Nguy cơ chiến tranh hạt nhân bỗng trở nên hiện thực, dù người ta chỉ nói đến vũ khí hạt nhân chiến thuật. Những gì Nga đã và đang làm tại Ukraine là hết mức vô trách nhiệm. Putin không chỉ vô trách nhiệm với nhân loại khi cho quân đánh vào Chernobyl và nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia, mà còn coi sinh mạng binh sỹ Nga như rác. Sau khi quân Nga rút khỏi Chernobyl cùng các con tin Ukraine, người ta tìm thấy các công sự của lính Nga đào trong cát trắng đầy chất phóng xạ. Trong các thức ăn và đồ vật lính Nga để lại, người ta kinh ngạc vì lượng phóng xạ đo được. Không phải Putin không biết gì về phóng xạ, mà tính mạng của những người lính Nga không quan trọng bằng lời đe dọa hạt nhân ông ta muốn gửi đi từ đó. Ngoài ra là các thảm họa : phá hủy sinh thái, nạn diệt chủng, nạn đói do thiếu lúa mì, khủng hoảng năng lượng toàn cầu, cuộc chiến này đã thay đổi nhận thức của chúng ta về thế giới (7) .
Nguyễn Hoàng
Nguồn : RFA, 12/04/2022
Tham khảo :
3. https://baotiengdan.com/2022/04/11/ngoai-giao-phan-dan-lam-nhuc-ca-dan-toc-lan-quoc-the/
4. https://www.bbc.com/vietnamese/forum-61078895
‘Ngoại giao phản dân’ làm nhục cả dân tộc lẫn quốc thể
Hoàng Trường, VOA, 11/04/2022
Vào ngày 7/4/2022, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã bỏ phiếu khai trừ Nga khỏi Hội đồng Nhân quyền (Hội đồng Nhân quyền) với các cáo buộc nước này vi phạm nhân quyền ở Ukraine.
Theo thống kê, xu hướng bỏ phiếu của Việt Nam thường trùng khớp với các nước như Bắc Triều Tiên (82,7%), Libya (84%), Zimbabwe (83,6%).
"Phảndân" trong văn cảnh này có hai nghĩa : chống lại ý nguyện của người dân trong nước và thách thức các lực lượng dân chủ trên thế giới. Tạisao đạidiện cho một nhà nước "của dân, do dân, vì dân" mà lại rơi vào thếkẹt của mộtnền ngoại giao làm nhục cả dân tộc lẫn quốc thể ?
Nếu như trong nước có một chính quyền "của dân, do dân, vì dân" như cộng sản Việt Nam vẫn thường xuyên tuyên truyền thì sau lá phiếu của Việt Nam chống lại việc loại Nga khỏi Hội đồng Nhân quyền (Hội đồng Nhân quyền) vừa qua, người dân trong cả nước, nếu muốn, có quyền xuống đường phản đối một chủ trương ngoại giao sai trái và ảnh hưởng tới lợi ích quốc gia. Nhưng vì Việt Nam là một chính thể theo chủ nghĩa toàn trị, nên tất cả những quyền cơ bản của con người như tự do biểu tình, phát ngôn, tự do lập hội… đều chỉ tồn tại trên Hiến pháp. Mà ngay những quyền cơ bản ấy, nếu ai đó có ý định đem ra thực thi theo Hiến định, thì lập tức sẽ được quy chụp là chống đối, hoặc là các thế lực thù địch.
Vào ngày 7/4/2022, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc đã bỏ phiếu khai trừ Nga khỏi Hội đồng Nhân quyền (Hội đồng Nhân quyền) với các cáo buộc nước này vi phạm nhân quyền ở Ukraine, theo đó có 93 phiếu thuận, 24 phiếu chống và 58 phiếu trắng. Việt Nam nằm trong số 24 nước bỏ phiếu chống lại nghị quyết của Liên Hiệp Quốc để loại Nga. Điều này được truyền thông trong nước đưa tin dưới một uyển ngữ kỳ cục là Nga đã quyết định "kết thúc sớm tư cách thành viên Hội đồng Nhân quyền/Liên Hiệp Quốc nhiệm kỳ 2021 – 2023". Thậm chí, trong hai ngày 7 và 8 tháng 4 năm 2022, các tờ báo ở Việt Nam, khi tường thuật về vụ việc này đã không dám đề cập gì đến lá phiếu chống của Việt Nam. Đại diện Việt Nam đã làm chuyện "chướng tai gai mắt" đến nỗi họ không dám công khai trước người dân về một hành động không lấy gì làm vẻ vang cho quốc thể.
Nhà văn quân đội – Đại tá Phạm Đình Trọng đã có cái nhìn thật sắc bén khi ông khái quát : "Trong khi hầu hết các quốc gia có mặt ở Liên Hiệp Quốc (trong hai lần 2/3 và 24/3 trước đây) đều bỏ phiếu lên án Nga, đòi Nga rút quân và ủng hộ Ukraine, thì cả hai lần ấy, đại diện Việt Nam đều bỏ phiếu trắng. Hai lần người dân Việt Nam bị các lá phiếu trắng ấy làm nhục trước thế giới". Và đến lần thứ ba hôm 7/4 vừa rồi, Đại tá Trọng tố cáo tiếp :"Lần này, 93 cánh tay cộng đồng nhân loại chỉ mặt cái ác Putin Nga ở Ucraine. 93 cánh tay loài người văn minh lôi cái ác Putin Nga ra khỏi Hội đồng Nhân quyền. Đi xa hơn hai lần bỏ phiếu trắng, lần này nhà nước Việt Nam bỏ phiếu chống. Chống lại 93 cánh tay chỉ mặt tội ác Putin Nga. Bằng lá phiếu chống nghị quyết của cộng đồng nhân loại vạch mặt cái ác,nhà nước Việt Nam đưa cánh tay ra bảo vệ cái ác Putin Nga".
"Một lần nữa, người dân Việt Nam lại bị nhà nước làm nhục trước thế giới", cựu chiến binh Phạm Đình Trọng bày tỏ uất hận… Khi chủ trương một đường lối đối ngoại phản dân, làm nhục quốc thể như thế, trên thực tế, chính bản thân cái nhà nước ấy cũng bị cộng đồng quốc tế khinh rẻ lắm rồi. Hãy nghe bà Đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc Linda Thomas-Greenfield tuyên bố : "Cộng đồng quốc tế ngày 7/4 đã ‘cùng bước theo đúng hướng’ với quyết định loại Nga ra khỏi Hội đồng nhân quyền Liên Hiệp Quốc liên quan tới những hành động tàn bạo ở Ukraine". Làm nhục dân và làm nhục quốc thể, vì đa số người dân Việt khi nhìn cảnh những nạn nhân bị thảm sát và hành quyết tại Bucha, họ luôn liên tưởng tới nhữnghành động diệt chủng của Polpot tại làng Ba Chúc ở Việt Nam do Trung Quốc "chống lưng" những năm cuối 1970.
Nhà nghiên cứu Minh triết Nguyễn Khắc Mai phát biểu với truyền thông quốc tế từ Hà Nội hôm 8/4 rằng, nhà nước Việt Nam không dám cho báo chí đăng tin mình chống lại Liên Hiệp Quốc, vì muốn che cái xấu xa của mình : "Đấy là một trò xảo quyệt, để che giấu cái xấu của mình đi. Và cũng để ngỏ hàm ý rằng ‘thật lòng tôi không muốn thế’... nhưng vì mối quan hệ thế này thế kia, nên buộc phải làm vậy, nhưng tôi đã không cho đưa tin trên báo chí... Đấy là cái cách của cái đám xảo quyệt, nhưng không dấu được ai. Bởi vì bàn tay không thể che đậy nổi mặt trời. Đó là thái độ không đàng hoàng, không đúng đắn và nó không chính nhân quân tử.Cái xấu mà thế giới người ta lên án, mà rõ ràng là nó quá xấu rồi, nó độc ác rồi... mà cũng không dám lên tiếng".
Tại sao Việt Nam lại rơi vào thế kẹt như trên ? Câu trả lời đơn giản. Đó là vì, cái lobby say máu độc tài – chuyên chế trong một bộ phận lãnh đạo đất nước đã lấn át được cái lobby muốn hội nhập sâu rộng để làm ăn với bên ngoài, theo giả định nếu đúng như có những lobby như thế. Thủ tướng Phạm Minh Chính từng tuyên bố tại Hội nghị Đối ngoại toàn quốc khai mạc hôm 14/12 năm ngoái, Việt Nam không chọn bên, không chọn phe trong cạnh tranh giữa các nước lớn,chính sách đối ngoại của Việt Nam phải đặt lợi ích quốc gia – dân tộc lên trên hết. Xin thưa, đấy là ông Phạm Minh Chính và nhánh quyền lực cam kết đường lối cải cách thể chế muốn thế. Nhưng với lập trường như ở Liên Hiệp Quốc vừa qua, coi như nhóm "chọn theo phe Nga và Tàu" đã áp đảo, kể cả chấp nhận cái giá phải trả là không tính đến lợi ích quốc gia – dân tộc như ưu tiên hàng đầu. cộng sản Việt Nam trên thực tế nói một đằng làm một nẻo là vì vậy. Giữa phát ngôn và hành động của các phe nhóm không thể nào trùng khớp và tương thích với nhau.
Trước khi được các "hoàng tử đỏ" của cố Tổng bí thư Lê Duẩn "bật mí", chúng ta biết rằng, Việt Nam tuy theo chế độ toàn trị và độc đảng, nhưng thực tế từ khởi nguyên đã có nhiều băng nhóm và phe phái vớinhững tính toán lợi ích không phải lúc nào cũng đồng nhất. Trong thời kỳ chiến tranh đã vậy. Trong thời buổi cục diện quốc tế có nguy cơ đảo lộn như hiện nay lại càng như thế. Bởi vì, cuộc chiến ở Ukraine là một cuộc xâm lược vô nghĩa của một kẻ độc tài, bệnh hoạn bởi quyền lực cá nhân và cơn vĩ cuồng của bản thân, đã/đang đẩy hàng triệu người vào thảm cảnh của địa ngục. Giới quan sát cho rằng, ngoài chuyện Việt Nam có thể bị Nga – Tàu gây sức ép, nhưng tại sao nhiều nước cũng mua vũ khí của Nga, cũng quan hệ chặt với Tàu như Indonesia, Myanmar… mà vẫn cứ ủng hộ Liên Hiệp Quốc khai trừ Nga như đã thấy. Vấn đề là, hiện nay ở Việt Nam vẫn tồn tại và thịnh hành một "lobby ủng hộ bộ đôi Putin – Tập Cận Bình",thể hiện rất rõ trong một bộ phận chính quyền lẫn trên cả các mạng xã hội.
Ông Nguyễn Chính Kết, một chuyên gia theo dõi tình hình chính trị và nhân quyền Việt Nam ở Texas, Hoa Kỳ, nói với VOA : "Nếu trước một tội ác tầy trời như của Nga đối với Ukraine mà Việt Nam không dám lên tiếng phản đối, lại còn chống lại việc loại bỏ Nga ra khỏi Hội đồng Nhân quyền/Liên Hiệp Quốc thì các quốc gia khác trên thế giới sẽ tiếp tục không thể tin tưởng vào lương tâm của Cộng sản Việt Nam". Nhận định về điểm chung trong lập trường của Việt Nam và Trung Quốc đối với hành động của Nga ở Ukraine, ông Nguyễn Chính Kết nói : "Nhà nước cộng sản Việt Nam coi như bị lệ thuộc vào Nga và Trung Quốc rất nhiều nên không dám làm những gì ngược lại ý muốn của Nga và Trung Quốc. Các nước khác sẽ nhìn Việt Nam giống như là một chư hầu của Trung Quốc hay của Nga vậy thôi".
Nhà báo Nguyễn Lân Thắng từ Hà Nội cũng nhận định, ông không ngạc nhiên trước việc bỏ phiếu chống của Việt Nam. Ông phân tích lý do : "Việt Nam đang ở vào thế buộc phải chọn phe. Cả một hệ tư tưởng và rất nhiều vấn đề ngoại giao, chính trị, kinh tế, quân sự... phụ thuộc vào các đồng minh như Nga, Trung Quốc… Cho nên khi không thể đu dây được nữa thì buộc phải chọn phe. Tuy nhiên, việc này sẽ gây khó khăn rất lớn cho đất nước trong quá trình hội nhập quốc tế… Cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine rất phi nghĩa và rất nhiều nước trên thế giới đã phản đối. Trong thời điểm này mà chọn phe như vậy thì chắc chắn tương lai các quan hệ thương mại, ngoại giao sẽ gặp rất nhiều khó khăn, vì Việt Nam không chỉ dựa vào Nga và Trung Quốc, mà còn phải nhờ vào rất nhiều các mối quan hệ với các nước văn minh khác". Ông Thắng kết luận : "Khi lãnh đạo đất nước chọn phe ngược lại với nhân dân thì đất nước sẽ lầm than !".
*
Theo thống kê, xu hướng bỏ phiếu của Việt Nam ở Liên Hiệp Quốc thường trùng với các nước Bắc Triều Tiên (82,7%), Libya (84%), Zimbabwe (83,6%). Đối với các nghị quyết quan trọng như nghị quyết hôm 7/4, thì Việt Nam, Lào, Cuba và Trung Quốc thường bỏ phiếu giống nhau. Dĩ nhiên, chúng ta chỉ có thể nói tới mối tương quan về xu hướng bỏ phiếu giữa mấy quốc gia này thôi. Nhưng về mặt chính trị thì quá dễ hiểu ai lệ thuộc ai. Phải nhấn mạnh hai chữ "quốc gia" và bốn chữ "Nhà nước Việt Nam" để phân biệt với dân tộc và người dân Việt Nam. Putin đe dọa nước nào chống lại mình sẽ bị trừng phạt. Việt Nam có đủ bản lĩnh để chả sợ bất cứ lời đe dọa nào hết ? Nhưng cái chính là, cứ bị ám ảnh nỗi sợ con ngáo ộp có tên là "Nhân quyền". Đến bao giờ nước ta mới coi Nhân quyền là kết tinh của Chân – Thiện – Mỹ, chứ không phải thứ cứ đụng đến là dãy nảy lên.Đến lúc ấy, đại diện nhà nước này mới xứng đáng là đại diện của Dân tộc, đại diện cho Nhân dân.
Để kết luận, người viết muốn được chia sẻ với nghi vấn chính đáng của nhà báo Phạm Phú Khải : "Tại sao người dân Việt Nam không đặt câu hỏi đâu là thành phần chủ chốt đứng đằng sau những quyết định hệ trọng trên đây ? Câu trả lời, tất nhiên, là thành phần cao cấp nhất của Đảng cộng sản Việt Nam. Nhưng họ là ai ? Tổng Bí thư ? Ban Bí thư ? Bộ Chính trị ? Ban Chấp hành Trung ương ? Hay bên phía chính quyền Việt Nam, như Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao… Hay chỉ một thiểu số nào đó đang thao túng mọi quyết định hệ trọng này ?Ảnh hưởng của ĐCS Trung Quốc lên các quyết định này là thế nào ? Bao nhiêu câu hỏi mà không có câu trả lời nào cả". Nhưng người dân cần biết và phải biết ai đứng sau những quyết định hệ trọng này. Vì nó không chỉ quan trọng về mặt ngoại giao, về uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế. Nó còn mang tính hệ trọng cho tương lai Việt Nam. Những quyết định như thế làm sao có thể biện minh hay bảo vệ được cho Việt Nam khi một nước khác, như Trung Quốc, lấy lý cớ nào đó để xâm lăng Việt Nam sau này ?
Nga-Ukraine : 'Phiếu của Việt Nam lộ quan điểm gần với Trung Quốc hơn Asean'
Bill Hayton, BBC, 11/04/2022
Cuộc xâm lược Ukraine đã cho thấy trong các khía cạnh chính, chính sách đối ngoại của Việt Nam gần với Trung Quốc hơn là với các thành viên khác trong khối ASEAN.
Trong cuộc bỏ phiếu thứ ba, Việt Nam là một trong 24 nước biểu quyết phản đối việc đình chỉ tư cách thành viên của Nga trong Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc
Trong cuộc bỏ phiếu tại Liên Hiệp Quốc, Việt Nam đã làm giống Trung Quốc khi từ chối chỉ trích các hành động của Nga, khác với hầu hết các thành viên khác của ASEAN.
Đã có ba cuộc bỏ phiếu lớn về Ukraine tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc (UNGA) kể từ khi Nga tiến hành xâm lược.
Lần đầu tiên là nhằm lên án cuộc xâm lược ; Việt Nam đã bỏ phiếu trắng. Lần thứ hai là yêu cầu bảo vệ dân thường ; Việt Nam lại bỏ phiếu trắng. Lần thứ ba, vào ngày 7/4, là trục xuất Nga khỏi Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc ; Việt Nam bỏ phiếu chống.
Quan điểm của Việt Nam trong mỗi lần biểu quyết này giống hệt như Trung Quốc và Lào. Ngược lại, các thành viên ASEAN khác là Brunei, Campuchia, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan, đều đã biểu quyết khác với Việt Nam và Lào trong cả ba lần. (Lá phiếu của Myanmar tại Liên Hiệp Quốc vẫn do chính phủ trước đó đưa ra, cho nên không được tính ở đây.)
Duy trì sự cân bằng
Các quốc gia bỏ phiếu tại Liên Hiệp Quốc thể hiện nhiều thái độ đối với cuộc xâm lược của Nga.
Có một nhóm gồm bốn quốc gia 'chơi rắn', là Belarus, Eritrea, Bắc Hàn và Syria.
Các nước này ủng hộ Moscow trong cả ba cuộc bỏ phiếu của Liên Hiệp Quốc. Cả bốn nước đều không có nhu cầu phải giữ cân bằng giữa việc ủng hộ Nga với những tính toán khác. Họ đã phải chịu các lệnh trừng phạt của phương Tây vì phổ biến vũ khí, vi phạm nhân quyền và đe dọa các quốc gia láng giềng. Nói cách khác, họ không có gì để mất khi ủng hộ Nga.
Thế nhưng Việt Nam có những thứ để mất khi công khai ủng hộ Nga theo cách tương tự.
Giới lãnh đạo Việt Nam đã có mối liên hệ chặt chẽ với Nga ngay từ những ngày đầu tiên của phong trào cộng sản, thời thập niên 1920, trong suốt những năm chiến tranh và tiếp tục cho đến ngày nay.
Tuy nhiên, sự thịnh vượng kinh tế của Việt Nam cũng phụ thuộc vào mối quan hệ tốt đẹp với Châu Âu và Hoa Kỳ. Do đó, việc bỏ phiếu của nước này đối với Ukraine khá khác biệt so với các nước 'thân Nga'.
Thay vào đó, cách Việt Nam biểu quyết về ba Nghị quyết Ukraine tại UNGA đã cố gắng đi theo một đường lối ôn hòa hơn. Các phiếu bầu của Hà Nội giống hệt với 15 quốc gia khác, gồm 6 ở Châu Phi (Algeria, Burundi, Cộng hòa Trung Phi, Congo, Mali và Zimbabwe), 6 ở Châu Á (Trung Quốc, Iran, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Lào và Tajikistan), và 3 ở Châu Mỹ (Bolivia, Cuba và Nicaragua). Các nước này không phải là một nhóm có phối hợp với nhau về đường lối ngoại giao, nhưng có một số điểm chung.
Cả 16 quốc gia này thân thiện với Nga nhưng bị hạn chế bởi các yếu tố khác. Tất cả đều tránh né việc chỉ trích trực tiếp Moscow. Trong cuộc bỏ phiếu lần thứ hai của UNGA về Ukraine, tất cả đều bỏ phiếu trắng.
Mặc dù Nghị quyết đó chỉ nói về việc bảo vệ dân thường và cơ sở hạ tầng dân sự, nhưng nó đã chỉ đích danh Nga là kẻ xâm lược Ukraine. Đó là mức lên án mà Việt Nam và các nước khác thấy là quá mạnh. Tuy nhiên, thay vì phản đối hoàn toàn, họ bỏ phiếu trắng.
Điều thú vị là, trong cùng phiên họp đó, UNGA cũng đã bỏ phiếu về một phiên bản khác của nghị quyết, trong đó hoàn toàn không nêu tên Nga.
Phiên bản đó đã được hỗ trợ bởi 50 quốc gia, bao gồm Nga, Trung Quốc, Lào và Cuba. Lẽ ra về mặt chính trị, Việt Nam dễ dàng ủng hộ nghị quyết này, nhưng kỳ lạ thay, phái đoàn Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc lại không hề biểu quyết, thậm chí không hề bỏ phiếu trắng.
Không rõ đây là một sự nhầm lẫn, hay là phái đoàn cố tình rời khỏi phòng để tránh phải đưa ra lựa chọn của mình.
Trong số 16 quốc gia "thân thiện với Nga", trên thực tế hầu hết đều là các quốc gia độc đảng. Tất cả các nước này đều bị quốc tế chỉ trích về hồ sơ nhân quyền trong nước và đều bác bỏ sự can thiệp từ bên ngoài vào công việc nội bộ của họ. Việt Nam cũng không khác gì.
Cuộc bỏ phiếu thứ ba tại UNGA, về việc đình chỉ Nga khỏi tư cách thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, có kết quả sát sao hơn nhiều so với các cuộc bỏ phiếu trước đó.
Chỉ 93 trong số 193 quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc ủng hộ nghị quyết. Việt Nam là một trong 24 quốc gia bỏ phiếu chống, bên cạnh bốn quốc gia "ủng hộ Nga" và 16 quốc gia "thân thiện với Nga".
Đại sứ Việt Nam Đặng Hoàng Giang phát biểu phản đối nghị quyết này, khẳng định rằng thông tin gần đây về thương vong dân sự ở Ukraine "cần được xác nhận một cách minh bạch với các bên liên quan". Theo quan điểm của Việt Nam thì "cách duy nhất để tiến về phía trước là tiếp tục đối thoại nhằm đạt các giải pháp lâu dài", ông nói.
Danh sách đầy đủ kết quả biểu quyết của các nước trong lần bỏ phiếu thứ ba tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc về việc đình chỉ tư cách thành viên của Nga tại Hội đồng Nhân quyền. Xanh : đồng ý, Đỏ : phản đối, Vàng : bỏ phiếu trắng
Các nước phi dân chủ như Việt Nam và Trung Quốc từ lâu đã tìm cách làm giảm hiệu quả của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc.
Trong quá khứ, Hội đồng đã nêu lên tình trạng lạm dụng mà chính phủ các nước này áp dụng để đàn áp trong nước.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây, một số quốc gia độc tài đã được bầu vào Hội đồng.
Vào năm 2020, có Trung Quốc, Nga và Cuba được bầu. Venezuela được bầu vào năm 2019. Việt Nam đã tuyên bố ứng cử vào Hội đồng vào năm tới. Có vẻ hợp lý khi Việt Nam sẽ phản đối nguyên tắc các quốc gia có thể bị đình chỉ khỏi Hội đồng dựa theo kết quả bỏ phiếu tại UNGA.
Một phần khác của bức tranh là tình hình kinh tế.
Tuy thương mại của Việt Nam với Nga ít hơn nhiều so với thương mại của Việt Nam với Trung Quốc, Hoa Kỳ hoặc Liên minh Châu Âu, nhưng nó lại tập trung vào các lĩnh vực chiến lược.
Nga cung cấp phần lớn lượng vũ khí nhập khẩu của Việt Nam và các nhà đầu tư Nga đóng vai trò quan trọng đối với lĩnh vực dầu khí của Việt Nam. An ninh của Việt Nam phụ thuộc vào cả nguồn cung cấp vũ khí liên tục của Nga và dòng dầu liên tục được bơm bởi các công ty Nga.
Việt Nam và các thành viên khác 'thân thiện với Nga' trong Liên Hiệp Quốc phải cân bằng quan hệ với nhiều quốc gia đồng thời bảo vệ lợi ích của chính họ - hoặc ít nhất là lợi ích của các cấp lãnh đạo chính trị của họ.
Giới lãnh đạo Việt Nam biết rằng nếu họ phải hứng chịu một cuộc khủng hoảng chính trị nào đó trong tương lai, Nga sẽ ủng hộ họ trước áp lực dân chủ hóa của phương Tây.
Sự trung thành đó từ Moscow cần phải được đánh đổi bằng sự trung thành to lớn từ Hà Nội.
Bill Hayton
Nguồn : BBC, 11/04/2022
Bill Hayton là cựu phóng viên BBC từng có thời gian thường trú ở Hà Nội, và hiện là học giả tại Viện nghiên cứu Chatham House, Anh Quốc.
Chính quyền cộng sản Việt Nam, ‘phiếu chống’ và chống con người được làm người
Trân Văn, VOA, 11/04/2022
Xưa giờ, nhân quyền vẫn là vấn đề mà chính quyền cộng sản Việt Nam muốn thực thi theo "tiêu chí riêng" như Trung Quốc, Cuba, Bắc Hàn, Iran, Syria.
Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc, phát biểu trong phiên họp đặc biệt về Ukraine vào ngày 1/3/2022. Việt Nam bỏ 2 phiếu trắng và 1 phiếu chống 3 nghị quyết Liên Hiệp Quốc lên án Nga.
Nhiều người ở cả trong lẫn ngoài Việt Nam tiếp tục bình luận về sự kiện chính quyền cộng sản Việt Nam bỏ "phiếu chống" nỗ lực cộng đồng quốc tế loại Nga ra khỏi Hội đồng Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc.
Trong khi ông Carl Thayer – một chuyên gia về Đông Nam Á và Việt Nam – gọi lựa chọn của chính quyền cộng sản Việt Nam là "tự bắn vào chân mình" (1) thì nhiều người Việt xem "phiếu chống" là "hành động phản dân, sỉ nhục cả dân tộc lẫn quốc thể" (2).
Tại sao cộng sản Việt Nam lại bỏ "phiếu chống" khi đa số thành viên của cộng đồng quốc tế cùng cho rằng, cần phải bày tỏ thái độ đối với những hành động man rợ của quân đội Nga trên lãnh thổ Ukraine (cướp bóc, hãm hiếp, tàn sát thường dân, hủy diệt các cơ sở dân sự...) ?
Tại sao cộng sản Việt Nam lại bỏ "phiếu chống" ngay sau khi đại diện của chính quyền cộng sản Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc công khai "phản đối mọi hành vi tấn công dân thường, vi phạm luật nhân đạo và nhân quyền quốc tế" (3) ?
Có lẽ câu trả lời không đơn thuần là ngại Nga phật lòng, cho dù rõ ràng Việt Nam phụ thuộc Nga về nhiều mặt, chẳng hạn cần sự hiện diện của Nga như đối trọng với Trung Quốc trong quá trình thăm dò - khai thác dầu khí tại biển Đông, cần sự hợp tác của Nga để bảo trì phần lớn phương tiện quân sự đã mua từ Nga. Câu trả lời nằm ở vế sau trong phần phát biểu của đại diện chính quyền cộng sản Việt Nam khi Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc tổ chức phiên họp bất thường hôm 7/4/2022 để quyết định về tư cách thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc của Nga : "...Quyết định của các cơ quan, tổ chức quốc tế cần tuân thủ đúng quy trình, thủ tục hoạt động và mọi quyết định của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc cần dựa trên thông tin được kiểm chứng..". !
***
Khi tường thuật về sự kiện cộng đồng quốc tế cùng nhau xem xét tư cách thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, trang web của Liên Hiệp Quốc cho biết có 24 quốc gia bỏ "phiếu chống" nhưng chỉ kể tên 7/24 quốc gia này là :Nga, Trung Quốc,Cuba, Bắc Hàn, Iran, Syria và Việt Nam(4). Trước nay, cả bảy vốn đã nổi tiếng vì thường xuyên bị các tổ chức quốc tế, chính phủ nhiều quốc gia, kể cả Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc không lên án thì cũng nhắc nhở nghiêm khắc vì vi phạm phân quyền.
Giống như Trung Quốc, Cuba, Bắc Hàn, Iran, Syria và mới đây là Nga, chính quyền cộng sản Việt Nam đã nhiều lần "lên bờ, xuống ruộng" cả vì những chê trách lẫn những tác động của cộng đồng quốc tế nhằm thúc ép cải thiện, thăng tiến nhân quyền.
Chẳng hạn, trong ba tháng (từ 11/2021 đến 1/2022), Liên Hiệp Quốc – vốn hết sức thận trọng vì đại diện cộng đồng quốc tế - liên tục lên tiếng do lo ngại về các dấu hiệu vừa xâm hại, vừa gạt bỏ những quyền liên quan đến nhân vị của công dân Việt Nam.
Ngoài thư của bộ phận đặc sát thuộc Văn phòng Cao ủy Nhân quyền (OHCHR) gửi chính quyền cộng sản Việt Nam vào tháng 11 năm ngoái (5), yêu cầu cung cấp những thông tin liên quan đến việc bắt giữ - phạt tù hàng chục công dân Việt Nam vì có những dấu hiệu rõ ràng cho thấy, chính quyền cộng sản Việt Nam tiếp tục vi phạm các nguyên tắc chung trong Công ước về các quyền dân sự và chính trịmà chính quyền cộng sản Việt Nam đã cam kết thực thi từ đầu thập niên 1980, chính quyền cộng sản Việt Nam còn bị yêu cầu giải trình về những cáo buộc liên quan đến sách nhiễu, trả thù có hệ thống nhắm vào những người bảo vệ nhân quyền, các tổ chức dân sự, nhà báo và bloggers (thư vừa đề cập đã được Liên Hiệp Quốc công bố vào tháng 1/2022 và đại diện chính quyền cộng sản Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc đã xin gia hạn thời gian phúc đáp).
OHCHR còn loan báo là cơ quan này của Liên Hiệp Quốc xem việc kết án Phạm Đoan Trang, Trịnh Bá Phương, Nguyễn Thị Tâm, Đỗ Nam Trung, chuẩn bị xét xử Lê Trọng Hùng là những dấu chỉ nghiêm trọng vềtính hợp pháp của việc giam giữ, tính công bằng của việc xét xử, khiến người Việt phải tự kiểm duyệt và những người quan tâm đến tự do truyền thông rùng mình. Sựtrừng phạt đó ngăn cản mọi người thực hiện các quyền căn bản và tham gia tranh luận công khai về các vấn đề quan trọng(6).
Bên cạnh việc hối thúc chính quyền cộng sản Việt Nam trả tự do ngay lập tức cho tất cả những cá nhân bị bắt giữ tùy tiện chỉ vì thực hiện quyền tự do ý kiến và biểu đạt của họ, bởi Việt Nam không làm gì cả cho dù trong vòng chưa đầy hai tháng (từ 3/9/2021 đến 28/10/2021) có 205 phụ nữ được xem là nạn nhân buôn người được hỗ trợ hồi hương, OHCHR cũng đã nhắc nhở Việt Nam vềcác nghĩa vụ pháp lý đốivới cộng đồng quốc tế tronghợp tác chống tệ nạn buôn người, từ điều tra đếncung cấp các biện pháphiệu quả nhằm khắc phục và hỗ trợ các nạn nhân, sau khi chứng kiến nhiềuphụnữ và bé gái Việt Nam donghèo đói mà bị gạt ra bên lề xã hội rồi trở thành nạn nhân buôn người và những kẻ buôn người không bị trừng phạt(7).
***
Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc có 47 thành viên. Nga bắt đầu vai trò thành viên hồi tháng 11 năm ngoái và là một trong số 15 được Đại hôi đồng chọn làm thành viên có nhiệm kỳ ba năm. Theo nghị quyết về việc thành lập Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, quốc gia đang là thành viên của hội đồng này có thể bị Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc bỏ phiếu bãi nhiệm, tước bỏ tư cách thành viên nếu vi phạm nhân quyền nghiêm trọng và có hệ thống.
Xưa giờ, nhân quyền vẫn là vấn đề mà chính quyền cộng sản Việt Nam muốn thực thi theo "tiêu chí riêng" nhưTrung Quốc,Cuba, Bắc Hàn, Iran, Syria. Việc cướp bóc, cưỡng hiếp, tàn sát thường dân, hay hủy diệt trường học, bệnh viện, khu dân cư ở Ukraine không quan trọng bằng "phòng ngừa", tránh "há miệng mắc quai" khi cần bày tỏ phản ứng trước những hành động xâm hại nhân quyền. Lựa chọn của chính quyền cộng sản Việt Nam khi Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc xem xét tư cách thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc của Nga không phải cho "nhân đạo, nhân quyền" ở Ukraine, ở Việt Nam hay ở bất kỳ đâu trên trái đất này như đại diện chính quyền cộng sản Việt Nam bày tỏ, "Phiếu chống" là cho thể chế chính trị đang tồn tại ở Việt Nam, là phản ứng theo kiểu "trông người mà ngẫm đến ta".
Cứ thử tìm kiếm trên Internet về phản ứng trước nay của chính quyền cộng sản Việt Nam khi bị chỉ trích, thúc ép về thăng tiến nhân quyền, ắt sẽ thấy "cần tuân thủ đúng quy trình, thủ tục hoạt động" hay "cần dựa trên thông tin được kiểm chứng" không hề mới ! Đó là kiểu mà Việt Nam vẫn thường tự biện dù cả kẻ nói lẫn người nghe đều không tin ! Tháng 9 năm ngoái, tại diễn đàn Liên Hiệp Quốc, Chủ tịch Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam kêu gọi cộng đồng quốc tếủng hộ Việt Nam tham gia Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc (UNHRC) nhiệm kỳ 2023 – 2025 và các cơ chế quan trọng khác của Liên Hiệp Quốc(8). Chính quyền cộng sản Việt Nam quả là có viễn kiến. Bỏ "phiếu thuận" mà bị chất vấn về nhân quyền tại Việt Nam rõ là "khó ăn, khó nói" !
Trân Văn
Nguồn : VOA, 11/04/2022
Chú thích
(2) https://www.voatiengviet.com/a/ngoại-giao-phản-dân-làm-nhục-cả-dân-tộc-lẫn-quốc-thể/6523218.html
(4) https://news.un.org/en/story/2022/04/1115782
(6) https://news.un.org/en/story/2021/12/1108292
(7) https://news.un.org/en/story/2021/11/1104872
RFA, 11/04/2022
Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc ba lần tổ chức bỏ phiếu thông qua các nghị quyết liên quan cuộc chiến xâm lược của Nga đối với Ukraine. Việt Nam hai lần bỏ phiếu trắng và một lần bỏ phiếu chống. Theo một người Việt hiện sinh sống ở Ukraine, hành động của Chính quyền Hà Nội không khác gì sự "đồng loã với cái ác".
- Reuters/RFA edited
Lần đầu tiên Việt Nam bỏ phiếu trắng vào ngày 2/3, khi Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc tiến hành bỏ phiếu nghị quyết lên án Nga xâm lược Ukraine, đồng thời kêu gọi Nga phải rút quân ngay lập tức. Nghị quyết này được thông qua với 141 phiếu tán thành trong tổng số 193 phiếu. Việt Nam, Cuba, Venezuela, và Trung Quốc nằm trong số 35 nước bỏ phiếu trắng.
Hôm 24/3, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc thông qua một nghị quyết khác yêu cầu Nga lập tức ngừng gây chiến ở Ukraine, kêu gọi cộng đồng quốc tế tăng cường viện trợ nhân đạo cho người dân nước này, đồng thời chỉ trích Nga đã gây ra một tình huống nhân đạo "thảm khốc" khi xâm lược nước láng giềng đúng một tháng trước đó. Việt Nam lần thứ hai bỏ phiếu trắng cho nghị quyết này, cùng với 37 quốc gia khác.
Hôm 7/4, Việt Nam cùng với 24 quốc gia bỏ phiếu chống lại nghị quyết do Mỹ đề xuất loại Nga ra khỏi Hội đồng nhân quyền vì gây ra cuộc chiến tranh ở Ukraine. Cùng nhóm bỏ phiếu chống với Việt Nam là một số nước như Trung Quốc, Lào, Cuba, Bắc Hàn, Nga, Iran...
Truyền thông nhà nước đưa tin về cả ba lần bỏ phiếu ở Liên Hiệp Quốc, nhưng tránh nhắc đến Việt Nam đã biểu quyết như thế nào.
Hôm 6/4, trang Thông tin Chính phủ đăng bài viết nói rằng "Việt Nam nhất quán quan điểm không "chọn bên", mà chọn lẽ phải. Từng trải qua nhiều cuộc chiến tranh, chịu nhiều hậu quả nặng nề và đến giờ vẫn đang phải giải quyết, cho nên Việt Nam là đất nước yêu chuộng hòa bình, luôn đóng góp tích cực và hành động vì hòa bình, hợp tác, phát triển ở khu vực và thế giới".
Hành động đồng lõa với cái ác
Một doanh nhân người Việt Nam đang ở Ukraine, không muốn nêu danh tính, nhận định rằng phản ứng của Việt Nam về cuộc chiến Nga xâm lược Ukraine, thể hiện qua ba lần bỏ phiếu trước Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc là một hành động đồng lõa với cái ác, một lối cư cử "đáng xấu hổ" :
"Tất nhiên là chúng tôi không đồng ý với quan điểm của Chính phủ Việt Nam Cộng sản. Đó là một Chính phủ hoàn toàn suy nghĩ khác với bọn tôi là những người Việt sống ở Ukraine.
Về logic, tôi hiểu vì sao Chính phủ Việt Nam lại cư xử như thế. Bởi vì họ phụ thuộc rất nhiều vào Trung Quốc. Họ đi theo Trung Quốc, sợ rằng nếu bất đồng với Trung Quốc chỉ cần Trung Quốc cắt giao thương với Việt Nam thôi thì có lẽ là Việt Nam cũng khủng hoảng luôn. Cho nên là tôi hiểu họ cần phải giữ cái Chính quyền của mình để cho nhân dân không bị đói, không bị bạo loạn, cái đó tôi hiểu.
Thế nhưng tất nhiên là tôi không đồng ý, vì đó không phải là cách cư xử của một đất nước văn minh, khi anh không phản đối mà thậm chí đồng lõa với cái ác, thì rõ ràng đó là một sự nhục nhã, xấu xa thôi".
Truyền thông Ukraine cũng có đưa tin về những lần bỏ phiếu ở Liên Hiệp Quốc và kết quả ba lần Việt Nam bỏ phiếu không ủng hộ Ukraine. Tuy nhiên, người này cho biết rằng người dân Ukraine vẫn vui vẻ, không hề tỏ thái độ tức giận hay kỳ thị những người Việt Nam đang sinh sống trên đất nước này :
"Báo chí bên này cũng đưa thông tin đầy đủ và khách quan. Những người nào để ý đến Việt Nam họ sẽ nhìn thấy Việt Nam cư xử như thế nào. Tôi thấy rằng là người ta cũng coi Việt Nam không có một vị thế gì đáng kể trên thế giới, cũng như không có ảnh hưởng gì đến cuộc chiến của người ta. Cái người ta cần là sự ủng hộ của những nước có khả năng ủng hộ cho người ta về kinh tế, về vũ khí… như là phương Tây, là EU, là Mỹ…
Cái thứ hai là bản thân của người Ukraine ở đây người ta cũng rất độ lượng, không phải vì thế mà người ta ghét Việt Nam hay là kỳ thị. Có lẽ là họ cũng hiểu rằng Chính phủ Việt Nam là một chính phủ khác, còn những người Việt Nam định cư ở đây là những người khác".
Tòa nhà bị đạn pháo của Nga bắn ở Kyiv, Ukraine, hôm 14/3/2022. Reuters
Buồn, áy náy với đất nước Ukraine
Chị Vũ Hải Yến, hiện đã tạm lánh nạn từ Ukraine sang Thuỵ Điển nói với RFA rằng từ những ngày chưa xảy ra chiến tranh, chị khá lo lắng khi thấy các nước phương Tây kêu gọi người dân của họ về nước. Trong khi Sứ quán Việt Nam thì vẫn giữ im lặng nên người Việt ở nước này nghĩ là Nga chỉ "hù" thôi chứ không đánh thật.
Đến khi Nga tấn công vào Thủ đô Kyiv thì gia đình chị hoàn toàn bất ngờ, quyết định di tản gấp mà cũng không kịp mang đủ giấy tờ tùy thân. Chị Yến kể về hành trình chạy nạn gian nan của cả nhà :
"Trước khi xảy ra chiến tranh hai ngày, tôi có lên Đại Sứ quán Việt Nam xin miễn thị thực để mua vé về Việt Nam thì trên Sứ quán hẹn 10 ngày sau sẽ trả hộ chiếu.
Rồi đêm 23, rạng sáng ngày 24/2, khi đang ngủ thì tôi nghe thấy tiếng bom nổ rầm rầm. Cả nhà tỉnh giấc thì mới biết Nga đánh bom sân bay và các căn cứ quân đội ở Ukraine.
Cả gia đình tôi phải xuống hầm trú ẩn. Ở đó ẩm thấp và lạnh lẽo nên con trai tôi mới được năm tuổi rất hoang mang và sợ hãi, không biết chuyện gì đang xảy ra. Đêm lạnh quá cháu không ngủ được, bên trên thì tiếng bom vẫn nổ vang trời.
Tôi thấy tình trạng này không ổn, tình hình ngày càng tệ đi, nên hôm sau quyết định đưa cả gia đình đi di cư vì sự an toàn của mọi người.
Cuối cùng nhà tôi phải ra đi khi không có giấy tờ tùy thân trên người. Trên đường đi di tản thì rất đông, hầu như xe chỉ nhích được đi từng centimet vì tắc đường. Nhà tôi mất ba ngày ba đêm ngủ trên xe mới qua được biên giới giữa Ukraine và Ba Lan.
Đêm rét lạnh, lúc đi bom dội trên đầu, vội quá nên cũng không kịp mang theo cái chăn cho con nhỏ. Cũng may là trên đường đi di tản được người dân địa phương ở đó họ nấu ăn mang ra hỗ trợ cho bọn tôi.
Cuộc sống của gia đình tôi và tất cả những người Ukraine bỗng chốc rơi vào cảnh không nhà cửa, tương lai mù mịt không biết ngày mai sẽ ra sao. Căm hận nhất là Nga đánh bom không những vào sân bay, vào các căn cứ quân đội mà họ còn đánh bom vào nhà dân, vào người dân, vào các khu trung tâm mua sắm, siêu thị, vào bệnh viện, vào các nhà hộ sinh… Họ muốn giết chết các bà mẹ , các em bé Ukraine.
Là người phải trải quan tình cảnh mất hết nhà cửa, công việc để chạy nạn chiến tranh, chị Yến nói mình rất buồn khi biết các kết quả mà Chính phủ Việt Nam bỏ phiếu ở Liên Hiệp Quốc :
"Tôi cảm thấy rất buồn khi Nhà nước Việt Nam đã hai lần bỏ phiếu trắng về nghị quyết chống lại Nga ở Liên Hiệp Quốc, và mới đây là bỏ phiếu chống việc loại Nga ra khỏi Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc.
Khi Trung Quốc sang xâm chiếm Biển Đông của Việt Nam, đất nước Ukraine đã đứng lên phản đối Trung Quốc và ủng hộ Việt Nam. Mặc dù, Trung Quốc là bạn hàng số một của Ukraine.
Nhưng không biết sau này người Việt Nam quay về Ukraine sống sẽ như thế nào ! Họ không trách mình, họ càng tốt với mình thì lương tâm mình càng thấy áy náy".
Liên quan đến Chính quyền Việt Nam phản ứng về cuộc chiến ở Ukraine, một buổi gây quỹ từ thiện nhằm giúp đỡ người dân Ukraine do cộng đồng Ukraine tổ chức ở Hà Nội, dự kiến diễn ra vào ngày 19/3, bị Công an phường Nhật Tân, Hà Nội can thiệp huỷ bỏ sự kiện này.
Nguồn : RFA, 11/04/2022
RFA, 08/04/2022
Vào ngày 7/4/2022, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã bỏ phiếu khai trừ Nga khỏi Hội đồng Nhân quyền (Hội đồng Nhân quyền) với các cáo buộc nước này vi phạm nhân quyền ở Ukraine, theo đó có 93 phiếu thuận, 24 phiếu chống và 58 phiếu trắng. Việt Nam nằm trong số những nước bỏ phiếu chống lại nghị quyết của Mỹ để loại Nga ra khỏi Hội đồng Nhân quyền.
Reuters
Tuy nhiên các tờ báo trong nước trong hai ngày 7 và 8 tháng 4 năm 2022, khi tường thuật về vụ việc này đã không hề đề cập gì đến lá phiếu chống của Việt Nam.
Trao đổi với RFA hôm 8/4, nhà báo Nguyễn Vũ Bình, từng công tác tại Tạp chí Cộng sản, cho biết ý kiến của mình :
"Nga xâm lược Ukraine như thế, rồi bắn giết dân thường ở Bucha... vì vậy khi Việt Nam chống trục xuất Nga ra khỏi Hội đồng Nhân quyền là việc không đúng đắn và bất lợi cho đất nước. Bản thân Việt Nam cũng nhận thức được việc đó, nhưng tình thế phải làm để giữ quan hệ với Nga... cho nên không dám công khai việc đó với dân, nhưng những người hiểu biết thì người ta biết thừa Việt Nam bỏ phiếu như thế nào ? Tôi cũng đọc báo Nhà nước thì thấy chỉ đăng quan điểm của Việt Nam tại cuộc họp đấy. Nhưng quan điểm từ trước đến nay cứ nói một đằng nhưng bỏ phiếu thì một nẻo, nên ngại. Quan điểm lên án như thế nhưng bỏ phiếu ngược lại nên không cho đăng báo".
Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc có tiếng Anh là United Nations Human Rights Council, là một tổ chức liên chính phủ trực thuộc Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, có sứ mệnh thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền trên thế giới. Đây là tổ chức nhân quyền lớn nhất thế giới mà Nga đang tham gia cho nhiệm kỳ 2021-2023.
Đây cũng là lần thứ ba Đại hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua nghị quyết liên quan tới chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine. Hai nghị quyết trước mà Việt Nam đều đã bỏ phiếu trắng là lên án và yêu cầu Nga rút quân khỏi Ukraine.
Nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Mai khi nói với RFA từ Hà Nội hôm 8/4 cho rằng, Việt Nam không cho đăng tin vì muốn che giấu cái xấu của mình :
"Đây là một trò xảo quyệt, để mà che giấu cái xấu của mình đi. Và cũng để ngỏ một cái ý rằng ‘thật lòng tôi không muốn như thế’... nhưng vì một mối quan hệ như thế nào, nên buộc phải làm như vậy, nhưng tôi không đưa tin... Đấy là cách của cái đám xảo quyệt, nhưng mà không che đậy được. Bởi vì bàn tay không thể che đậy mặt trời, đó là thái độ không đàng hoàng, không đúng và nó không chính nhân quân tử. Cái xấu mà thế giới người ta lên án, mà rõ ràng là n ó xấu rồi, nó độc ác rồi... mà cũng không dám lên tiếng".
Trước cuộc bỏ phiếu ngày 7/4/2022, Nga đã cảnh báo những nước bỏ phiếu thuận và bỏ phiếu trắng sẽ bị coi là một ‘cử chỉ không thân thiện’ và gây ra hậu quả cho quan hệ song phương. Có lẽ vì vậy, báo chí quốc nội do Nhà nước Việt Nam kiểm soát khi đưa tin về vụ việc đã không hề đề cập đến là phiếu của nước nhà. Chỉ có duy nhất trang Vietnamplus của Thông tấn xã Việt Nam đưa tin dẫn lời của ông Đặng Hoàng Giang - Đại sứ Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc phát biểu rằng, Việt Nam quan ngại trước ảnh hưởng của chiến sự tại Ukraine đối với người dân.