Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

12/04/2022

Chính sách ngoại gia Việt Nam : độc lập hay lệ thuộc ?

Nguyễn Hoàng, Hoàng Trường, Bill Hayton, Trân Văn

Việt Nam đứng về phía Nga là do bị ép hay tự nguyện ?

Nguyễn Hoàng, RFA, 12/04/2022

Cho dù Việt Nam bị ép hay tình nguyện, hậu quả của cả ba lần bỏ phiếu của đại diện Việt Nam tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc (UNGA) thật là khôn lường. Một trong những hậu quả nguy hiểm đối với Việt Nam là sự thay đổi bàn cờ chiến lược trên Biển Đông. Việt Nam sẽ hầu như một mình chống lại bành trướng Trung Quốc, có thể sẽ được hậu thuẫn của một nước Nga hậu chiến.

bophieu1

Kết quả bỏ phiếu tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc loại Nga khỏi Hội đồng Nhân quyền hôm 7/4/2022 - Reuters

Các ngạc nhiên từ một lá phiếu

Dư luận sẽ còn mất nhiều công sức để tìm hiểu xem tại sao chính quyền cộng sản Việt Nam hôm 7/4 lại bỏ phiếu chống việc loại Nga ra khỏi Hội đồng Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc (United Nations Human Rights Council/ UNHRC). Giới chuyên gia đều ngạc nhiên trước ba khía cạnh liên quan đến quyết định này. Thứ nhất, bỏ phiếu chống giống Trung Quốc và các quốc gia chuyên chế khác, nhưng chính quyền lại dấu nhẹm đi, không cho người dân trong nước biết sự thật. Thứ hai, bỏ phiếu chống song trong tuyên bố trước Liên Hiệp Quốc, đại sứ Đặng Hoàng Giang vẫn leo lẻo : "Việt Nam phản đối mọi hành vi tấn công dân thường, vi phạm luật nhân đạo và nhân quyền quốc tế". Thứ ba, khi Nga bị loại khỏi thì báo chí trong nước lại đưa tin rằng, Nga đã "quyết định rút sớm khỏi Hội đồng Nhân quyền". Một quốc gia không thể quyết định rút khỏi một tổ chức quốc tế, khi trước đó đã bị đình chỉ quy chế thành viên.

Về ngạc nhiên thứ nhất, Nhà nghiên cứu Văn hoá Minh triết Nguyễn Khắc Mai đã giải thích cho truyền thông quốc tế từ Hà Nội ngay trong ngày 8/4, là vì chính quyền Việt Nam muốn giấu cái xấu xa của mình : "Đấy là một trò xảo quyệt, để che giấu cái xấu của mình đi. Và cũng để ngỏ hàm ý rằng ‘thật lòng tôi không muốn thế’… nhưng vì mối quan hệ thế này thế kia, nên buộc phải làm vậy, nhưng tôi đã không cho đưa tin trên báo chí… Đấy là cái cách của cái đám xảo quyệt, nhưng không dấu được ai. Bởi vì bàn tay không thể che đậy nổi mặt trời. Đó là thái độ không đàng hoàng, không đúng đắn và nó không chính nhân quân tử. Cái xấu thế giới người ta lên án, mà rõ ràng nó quá xấu rồi, nó độc ác rồi, mà cũng không dám lên tiếng" (1 ). 

Về ngạc nhiên thứ hai, Giáo sư Carl Thayer – một chuyên gia về Đông Nam Á và Việt Nam – gọi lựa chọn của chính quyền cộng sản Việt Nam là "tự bắn vào chân mình" . Còn nhiều người Việt Nam khác lại xem hành động bỏ phiếu chống ấy là "hành động phản dân, sỉ nhục cả dân tộc lẫn quốc thể". Nhận xét, Việt Nam "tự bắn vào chân mình" là hoàn toàn chính xác, vì theo chuyên gia này, với lá phiếu chống, Việt Nam đã tự làm khó mình trong việc kêu gọi sự ủng hộ từ các nước phương Tây hỗ trợ Việt Nam trên các mặt, đặc biệt trong bối cảnh nước này đang tranh cử để trở thành thành viên UNHCR nhiệm kỳ 2023-2025. Còn ý "hành động phản dân, sỉ nhục cả dân tộc lẫn quốc thể" cũng đúng nốt, vì không người dân Việt Nam nào quên thảm cảnh quân Pol Pot tàn sát làng Ba Chúc trong năm 1978, hệt như những hành động lính Nga gây ra ở thị trấn Bucha (2 ).

Về ngạc nhiên thứ ba, tại sao Hà Nội lại bỏ "phiếu chống" tại Liên Hiệp Quốc khi đa số thành viên của cộng đồng quốc tế cùng cho rằng, cần phải bày tỏ thái độ dứt khoát đối với những hành động man rợ của quân đội Nga trên lãnh thổ Ukraine như cướp bóc, hãm hiếp, tàn sát thường dân, hủy diệt các cơ sở dân sự… ? Cũng giống với hai lần trước, Việt Nam đã bỏ phiếu trắng, nghĩa là dửng dưng, không bày tỏ thái độ trước lời kêu gọi của cộng đồng quốc tế, Nga hãy chấm dứt cuộc xâm lăng Ukraine và thế giới hãy giúp đỡ người dân Ukraine trong cơn hoạn nạn hiện nay. Nhưng lần thứ ba này, Việt Nam còn tiến xa hơn hai lần trước, không chỉ dửng dưng mà còn phản đối những lời kêu gọi của cộng đồng quốc tế hãy hỗ trợ các nạn nhân chiến tranh ở Ukraine. Nhà văn quân đội Phạm Đình Trọng đã bày tỏ sự uất hận : Bằng lá phiếu chống nghị quyết của cộng đồng nhân loại vạch mặt cái ác, nhà nước Việt Nam đưa cánh tay ra bảo vệ cái ác Putin Nga" (3 ).

Các hậu quả thật khôn lường

Như vậy là đã có ba cuộc bỏ phiếu lớn về Ukraine tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc (UNGA) kể từ khi Nga tiến hành cuộc xâm lược. Lần thứ nhất (ngày 2/3) lên án cuộc xâm lược, lần thứ hai (ngày 24/3) yêu cầu bảo vệ dân thường, viện trợ nhân đạo, cả hai lần này, Việt Nam đều bỏ phiếu trắng. Lần thứ ba (ngày 7/4) đề nghị trục xuất Nga khỏi UNHCR, Việt Nam bỏ phiếu chống. Trước cuộc bỏ phiếu, hãng tin Reuters dẫn tuyên bố của chính quyền Moscow hôm 6/4 cho biết, những nước đồng ý với nghị quyết của UNGA sẽ bị coi là "các quốc gia không thân thiện" và sẽ lãnh những hậu quả trong quan hệ song phương. Tuyên bố này nhắc nhở Việt Nam sự phụ thuộc vào Nga về vũ khí, trang bị, huấn luyện quốc phòng. Ngoài ra, sự lệ thuộc nhiều mặt vào Trung Quốc, chịu nhiều sức ép và ảnh hưởng của Trung Quốc trong các chính sách đối nội, đối ngoại của Việt Nam cũng không phải là điều xa lạ. Quan trọng hơn tất cả, sự tồn tại mô hình độc tài – độc quyền quản lý nhà nước của Đảng cộng sản Việt Nam chỉ có thể được bảo đảm bằng sự ràng buôc mật thiết với Trung Quốc và Nga, các cựu đồng minh, vừa yêu vừa ghét cả trước kia lẫn ngày nay. Quan hệ với Mỹ và Phương Tây, dù có cần thiết đến mấy, vẫn chứa đựng "nguy cơ" dân chủ hoá, tự do hóa xã hội Việt Nam, đe dọa sự độc quyền lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam (4 ). 

Cho nên, không ngẫu nhiên, cả ba lần Việt Nam đều biểu quyết giống hệt như Trung Quốc. Sau ba lần bỏ phiếu như thế, nhà nước Việt Nam đã đánh mất tính chính danh trong con mắt của người dân trong và ngoài nước. Người viết có rất nhiều bạn bè, thân hữu từng học ở Liên Xô, trong đó có nước Cộng hoà Ukraine, từng giữ những kỷ niệm tốt đẹp về thời kỳ xã hội chủ nghĩa ở đó. Nay, trước cuộc xâm lăng tàn bạo của Nga đối với một nước Ukraine dân chủ, tất cả những tình cảm trước đây bỗng tan thành mây khói. Họ nhận ra, nước Nga không còn gì là xã hội chủ nghĩa nữa, ngược lại đang bị lãnh đạo bởi một kẻ chống cộng gian ngoan, xảo quyệt. Nói một đằng làm một nẻo. Giống hệt Nhà nước Việt Nam. Những người bạn này gọi điện từ Ukraine bom đạn, kề cận cái chết, nhưng vẫn đủ bản lĩnh để khẳng định rằng, họ xấu hổ vì mang quốc tịch Việt Nam, đất nước đang ủng hộ một kẻ bệnh hoạn như Putin tiến hành cuộc diệt chủng trên toàn Ukraine (5 ). 

Một doanh nhân người Việt sống ở Ukraine, không muốn nêu danh tính, nhận định, phản ứng của Việt Nam về cuộc chiến Nga xâm lược Ukraine, thể hiện qua ba lần bỏ phiếu trước UNGA, là sự đồng loã với cái ác, là lối ứng xử đáng xấu hổ. Người này nói với phóng viên RFA : "Chúng tôi không đồng ý với quan điểm của Chính phủ cộng sản Việt Nam. Đó là một chính phủ hoàn toàn suy nghĩ khác với bọn tôi là những người Việt sống ở Ukraine". Cộng đồng cũng cho biết, dân sở tại họ cũng chẳng coi Việt Nam có một vị thế gì đáng kể trên thế giới, cũng như không có ảnh hưởng gì đến cuộc chiến của người ta. Cái người ta cần là sự ủng hộ của những nước có khả năng về kinh tế, về vũ khí… như phương Tây, EU và Mỹ… Bên này, họ phân biệt giữa nhà nước cộng sản với người dân Việt bình thường sống trong kềm kẹp.

Một trong những hệ quả nguy hiểm khác mà TS. Nguyễn Ngọc Chu đã viết trên FB của mình là cuộc chiến tranh xâm lược của Nga đối với Ukraine sẽ làm thay đổi bàn cờ chiến lược trên Biển Đông. Vấn đề thiết thực, sống còn, với Việt Nam hiện nay và trong nhiều năm tới là an ninh trên Biển Đông. Phải bảo vệ bằng được chủ quyền biển đảo của Việt Nam ở Biển Đông. Nhưng các nhân tố tham gia quyết định bàn cờ địa chính trị ở Biển Đông sẽ thay đổi vị trí. Sau chiến tranh Nga – Ukraine, tình thế và vai trò của Nga ở Biển Đông không còn như trước. Chỉ còn ba lực lượng trực tiếp quyết định bàn cờ địa-chính trị ở Biển Đông : ASEAN, Trung Quốc, Mỹ và đồng minh. Sẽ là bất lợi lớn, nếu sau chiến tranh, do sự giảm sút vị thế, Nga rơi vào vòng ảnh hưởng của Trung Quốc. Nga sẽ bán cho Trung Quốc các hợp đồng khai thác dầu khí trên Biển Đông đã ký với Việt Nam (6 ).

Cuối cùng, nhưng rất quan trọng, cuộc xâm lăng Ukraine của Putin đặt thế giới trước một cục diện mới. Nguy cơ chiến tranh hạt nhân bỗng trở nên hiện thực, dù người ta chỉ nói đến vũ khí hạt nhân chiến thuật. Những gì Nga đã và đang làm tại Ukraine là hết mức vô trách nhiệm. Putin không chỉ vô trách nhiệm với nhân loại khi cho quân đánh vào Chernobyl và nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia, mà còn coi sinh mạng binh sỹ Nga như rác. Sau khi quân Nga rút khỏi Chernobyl cùng các con tin Ukraine, người ta tìm thấy các công sự của lính Nga đào trong cát trắng đầy chất phóng xạ. Trong các thức ăn và đồ vật lính Nga để lại, người ta kinh ngạc vì lượng phóng xạ đo được. Không phải Putin không biết gì về phóng xạ, mà tính mạng của những người lính Nga không quan trọng bằng lời đe dọa hạt nhân ông ta muốn gửi đi từ đó. Ngoài ra là các thảm họa : phá hủy sinh thái, nạn diệt chủng, nạn đói do thiếu lúa mì, khủng hoảng năng lượng toàn cầu, cuộc chiến này đã thay đổi nhận thức của chúng ta về thế giới (7)

Nguyễn Hoàng

Nguồn : RFA, 12/04/2022

Tham khảo :

1. https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/opinions-about-state-newspapers-not-reporting-that-vietnam-opposes-the-removal-of-russia-from-the-human-rights-council-04082022131338.html

2. https://www.voatiengviet.com/a/vladimir-putin-c%C3%B9ng-m%E1%BB%99t-giu%E1%BB%99c-v%E1%BB%9Bi-polpot-/6521989.html

3. https://baotiengdan.com/2022/04/11/ngoai-giao-phan-dan-lam-nhuc-ca-dan-toc-lan-quoc-the/

4. https://www.bbc.com/vietnamese/forum-61078895

5. https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/vietnamese-in-ukraine-disappointed-after-votes-of-vietnam-on-un-council-04112022145125.html

6. https://www.facebook.com/chu.nguyenngoc/posts/pfbid02rFeDUQPh4YAjcwRX1ocLasbcH4VM3HVb565kvWk5uFeU9dNZ3nk4BAm3Hbb4skY2l

7. https://www.facebook.com/tho.nguyen.9231/posts/pfbid02WsysY6UxRmfCouTxaX1YMJr5Y6rq74uq9f6KCA6XgJFUbmAKc5PkkPm8iwHdpTxcl

**********************

‘Ngoi giao phn dân’ làm nhc c dân tc ln quc th

Hoàng Trường, VOA, 11/04/2022

Vào ngày 7/4/2022, Đi hi đng Liên Hp Quc đã b phiếu khai tr Nga khi Hi đng Nhân quyn (Hội đồng Nhân quyền) vi các cáo buc nước này vi phm nhân quyn Ukraine.

bophieu0

Theo thng kê, xu hướng b phiếu ca Vit Nam thường trùng khp vi các nước như Bc Triu Tiên (82,7%), Libya (84%), Zimbabwe (83,6%).

"Phndân" trong văn cnh này có hai nghĩa : chng li ý nguyn ca người dân trong nước và thách thc các lc lượng dân ch trên thế gii. Tisao đidin cho mt nhà nước "ca dân, do dân, vì dân" mà li rơi vào thếkt ca mtnn ngoi giao làm nhc c dân tc ln quc th ?

Nếu như trong nước có mt chính quyn "ca dân, do dân, vì dân" như cộng sản Việt Nam vn thường xuyên tuyên truyn thì sau lá phiếu ca Vit Nam chng li vic loi Nga khi Hi đng Nhân quyn (Hội đồng Nhân quyền) va qua, người dân trong c nước, nếu mun, có quyn xung đường phn đi mt ch trương ngoi giao sai trái và nh hưởng ti li ích quc gia. Nhưng vì Vit Nam là mt chính th theo ch nghĩa toàn tr, nên tt c nhng quyn cơ bn ca con người như t do biu tình, phát ngôn, t do lp hi đu ch tn ti trên Hiến pháp. Mà ngay nhng quyn cơ bn y, nếu ai đó có ý đnh đem ra thc thi theo Hiến đnh, thì lp tc s được quy chp là chng đi, hoc là các thế lc thù đch.

Vào ngày 7/4/2022, Đi hi đng Liên Hip Quc đã b phiếu khai tr Nga khi Hi đng Nhân quyn (Hội đồng Nhân quyền) vi các cáo buc nước này vi phm nhân quyn Ukraine, theo đó có 93 phiếu thun, 24 phiếu chng và 58 phiếu trng. Vit Nam nm trong s 24 nước b phiếu chng li ngh quyết ca Liên Hiệp Quốc đ loi Nga. Điu này được truyn thông trong nước đưa tin dưới mt uyn ng k cc là Nga đã quyết đnh "kết thúc sm tư cách thành viên Hội đồng Nhân quyền/Liên Hiệp Quốc nhim k 2021 2023". Thm chí, trong hai ngày 7 và 8 tháng 4 năm 2022, các t báo Vit Nam, khi tường thut v v vic này đã không dám đ cp gì đến lá phiếu chng ca Vit Nam. Đi din Vit Nam đã làm chuyn "chướng tai gai mt" đến ni h không dám công khai trước người dân v mt hành đng không ly gì làm v vang cho quc th.

Nhà văn quân đi Đi tá Phm Đình Trng đã có cái nhìn tht sc bén khi ông khái quát : "Trong khi hu hết các quc gia có mt Liên Hiệp Quốc (trong hai ln 2/3 và 24/3 trước đây) đu b phiếu lên án Nga, đòi Nga rút quân và ng h Ukraine, thì c hai ln y, đi din Vit Nam đu b phiếu trng. Hai ln người dân Vit Nam b các lá phiếu trng y làm nhc trước thế gii". Và đến ln th ba hôm 7/4 va ri, Đi tá Trng t cáo tiếp :"Ln này, 93 cánh tay cng đng nhân loi ch mt cái ác Putin Nga Ucraine. 93 cánh tay loài người văn minh lôi cái ác Putin Nga ra khi Hội đồng Nhân quyền. Đi xa hơn hai ln b phiếu trng, ln này nhà nước Vit Nam b phiếu chng. Chng li 93 cánh tay ch mt ti ác Putin Nga. Bng lá phiếu chng ngh quyết ca cng đng nhân loi vch mt cái ác,nhà nước Vit Nam đưa cánh tay ra bo v cái ác Putin Nga".

"Mt ln na, người dân Vit Nam li b nhà nước làm nhc trước thế gii", cu chiến binh Phm Đình Trng bày t ut hn Khi ch trương mt đường li đi ngoi phn dân, làm nhc quc th như thế, trên thc tế, chính bn thân cái nhà nước y cũng b cng đng quc tế khinh r lm ri. Hãy nghe bà Đi s M ti Liên Hiệp Quốc Linda Thomas-Greenfield tuyên b : "Cng đng quc tế ngày 7/4 đã cùng bước theo đúng hướng vi quyết đnh loi Nga ra khi Hi đng nhân quyn Liên Hiệp Quốc liên quan ti nhng hành đng tàn bo Ukraine". Làm nhc dân và làm nhc quc th, vì đa s người dân Vit khi nhìn cnh nhng nn nhân b thm sát và hành quyết ti Bucha, h luôn liên tưởng ti nhnghành đng dit chng ca Polpot ti làng Ba Chúc Vit Nam do Trung Quc "chng lưng" nhng năm cui 1970.

Nhà nghiên cu Minh triết Nguyn Khc Mai phát biu vi truyn thông quc tế t Hà Ni hôm 8/4 rng, nhà nước Vit Nam không dám cho báo chí đăng tin mình chng li Liên Hiệp Quốc, vì mun che cái xu xa ca mình : y là mt trò xo quyt, đ che giu cái xu ca mình đi. Và cũng đ ng hàm ý rng tht lòng tôi không mun thế... nhưng vì mi quan h thế này thế kia, nên buc phi làm vy, nhưng tôi đã không cho đưa tin trên báo chí... Đy là cái cách ca cái đám xo quyt, nhưng không du được ai. Bi vì bàn tay không th che đy ni mt tri. Đó là thái đ không đàng hoàng, không đúng đn và nó không chính nhân quân t.Cái xu mà thế gii người ta lên án, mà rõ ràng là nó quá xu ri, nó đc ác ri... mà cũng không dám lên tiếng".

Ti sao Vit Nam li rơi vào thế kt như trên ? Câu tr li đơn gin. Đó là vì, cái lobby say máu đc tài chuyên chế trong mt b phn lãnh đo đt nước đã ln át được cái lobby mun hi nhp sâu rng đ làm ăn vi bên ngoài, theo gi đnh nếu đúng như có nhng lobby như thế. Th tướng Phm Minh Chính tng tuyên b ti Hi ngh Đi ngoi toàn quc khai mc hôm 14/12 năm ngoái, Vit Nam không chn bên, không chn phe trong cnh tranh gia các nước ln,chính sách đi ngoi ca Vit Nam phi đt li ích quc gia dân tc lên trên hết. Xin thưa, đy là ông Phm Minh Chính và nhánh quyn lc cam kết đường li ci cách th chế mun thế. Nhưng vi lp trường như Liên Hiệp Quốc va qua, coi như nhóm "chn theo phe Nga và Tàu" đã áp đo, k c chp nhn cái giá phi tr là không tính đến li ích quc gia dân tc như ưu tiên hàng đu. cộng sản Việt Nam trên thc tế nói mt đng làm mt no là vì vy. Gia phát ngôn và hành đng ca các phe nhóm không th nào trùng khp và tương thích vi nhau.

Trước khi được các "hoàng t đ" ca c Tổng bí thư Lê Dun "bt mí", chúng ta biết rng, Vit Nam tuy theo chế đ toàn tr và đc đng, nhưng thc tế t khi nguyên đã có nhiu băng nhóm và phe phái vinhng tính toán li ích không phi lúc nào cũng đng nht. Trong thi k chiến tranh đã vy. Trong thi bui cc din quc tế có nguy cơ đo ln như hin nay li càng như thế. Bi vì, cuc chiến Ukraine là mt cuc xâm lược vô nghĩa ca mt k đc tài, bnh hon bi quyn lc cá nhân và cơn vĩ cung ca bn thân, đã/đang đy hàng triu người vào thm cnh ca đa ngc. Gii quan sát cho rng, ngoài chuyện Vit Nam có th b Nga Tàu gây sc ép, nhưng ti sao nhiu nước cũng mua vũ khí ca Nga, cũng quan h cht vi Tàu như Indonesia, Myanmar mà vn c ng hộ Liên Hiệp Quốc khai tr Nga như đã thy. Vn đ là, hin nay Việt Nam vn tn ti và thnh hành mt "lobby ng hộ b đôi Putin Tp Cn Bình",th hiện rt rõ trong mt b phn chính quyn ln trên c các mng xã hội.

Ông Nguyn Chính Kết, mt chuyên gia theo dõi tình hình chính tr và nhân quyn Vit Nam Texas, Hoa K, nói vi VOA : "Nếu trước mt ti ác ty tri như ca Nga đi vi Ukraine mà Vit Nam không dám lên tiếng phn đi, li còn chng li vic loi b Nga ra khi Hội đồng Nhân quyền/Liên Hiệp Quốc thì các quc gia khác trên thế gii s tiếp tc không th tin tưởng vào lương tâm ca Cng sn Vit Nam". Nhn đnh v đim chung trong lp trường ca Vit Nam và Trung Quc đi vi hành đng ca Nga Ukraine, ông Nguyn Chính Kết nói : "Nhà nước cộng sản Việt Nam coi như b l thuc vào Nga và Trung Quc rt nhiu nên không dám làm nhng gì ngược li ý mun ca Nga và Trung Quc. Các nước khác s nhìn Vit Nam ging như là mt chư hu ca Trung Quc hay ca Nga vy thôi".

Nhà báo Nguyn Lân Thng t Hà Ni cũng nhn đnh, ông không ngc nhiên trước vic b phiếu chng ca Vit Nam. Ông phân tích lý do : "Vit Nam đang vào thế buc phi chn phe. C mt h tư tưởng và rt nhiu vn đ ngoi giao, chính tr, kinh tế, quân s... ph thuc vào các đng minh như Nga, Trung Quc Cho nên khi không th đu dây được na thì buc phi chn phe. Tuy nhiên, vic này s gây khó khăn rt ln cho đt nước trong quá trình hi nhp quc tế Cuc xâm lược ca Nga vào Ukraine rt phi nghĩa và rt nhiu nước trên thế gii đã phn đi. Trong thi đim này mà chn phe như vy thì chc chn tương lai các quan h thương mi, ngoi giao s gp rt nhiu khó khăn, vì Vit Nam không ch da vào Nga và Trung Quc, mà còn phi nh vào rt nhiu các mi quan h vi các nước văn minh khác". Ông Thng kết lun : "Khi lãnh đo đt nước chn phe ngược li vi nhân dân thì đt nước s lm than !".

*

Theo thng kê, xu hướng b phiếu ca Vit Nam Liên Hiệp Quốc thường trùng vi các nước Bc Triu Tiên (82,7%), Libya (84%), Zimbabwe (83,6%). Đi vi các ngh quyết quan trng như ngh quyết hôm 7/4, thì Vit Nam, Lào, Cuba và Trung Quc thường b phiếu ging nhau. Dĩ nhiên, chúng ta ch có th nói ti mi tương quan v xu hướng b phiếu gia my quc gia này thôi. Nhưng v mt chính tr thì quá d hiu ai l thuc ai. Phi nhn mnh hai ch "quc gia" và bn ch "Nhà nước Vit Nam" đ phân bit vi dân tc và người dân Vit Nam. Putin đe da nước nào chng li mình s b trng pht. Vit Nam có đ bn lĩnh đ ch s bt c li đe da nào hết ? Nhưng cái chính là, c b ám nh ni s con ngáo p có tên là "Nhân quyn". Đến bao gi nước ta mi coi Nhân quyn là kết tinh ca Chân Thin M, ch không phi th c đng đến là dãy ny lên.Đến lúc y, đi din nhà nước này mi xng đáng là đi din ca Dân tc, đi din cho Nhân dân.

Đ kết lun, người viết mun được chia s vi nghi vn chính đáng ca nhà báo Phm Phú Khi : "Ti sao người dân Vit Nam không đt câu hi đâu là thành phn ch cht đng đng sau nhng quyết đnh h trng trên đây ? Câu tr li, tt nhiên, là thành phn cao cp nht ca Đng cộng sản Việt Nam. Nhưng h là ai ? Tng Bí thư ? Ban Bí thư ? B Chính tr ? Ban Chp hành Trung ương ? Hay bên phía chính quyn Vit Nam, như Th tướng, B trưởng Ngoi giao Hay ch mt thiu s nào đó đang thao túng mi quyết đnh h trng này ?nh hưởng ca ĐCS Trung Quc lên các quyết đnh này là thế nào ? Bao nhiêu câu hi mà không có câu tr li nào c". Nhưng người dân cn biết và phi biết ai đng sau nhng quyết đnh h trng này. Vì nó không ch quan trng v mt ngoi giao, v uy tín ca Vit Nam trên trường quc tế. Nó còn mang tính h trng cho tương lai Vit Nam. Nhng quyết đnh như thế làm sao có th bin minh hay bo v được cho Vit Nam khi mt nước khác, như Trung Quc, ly lý c nào đó đ xâm lăng Vit Nam sau này ?

Hoàng Trường

Nguồn : VOA, 11/04/2022

**********************

Nga-Ukraine : 'Phiếu của Việt Nam lộ quan điểm gần với Trung Quốc hơn Asean'

Bill Hayton, BBC, 11/04/2022

Cuộc xâm lược Ukraine đã cho thấy trong các khía cạnh chính, chính sách đối ngoại của Việt Nam gần với Trung Quốc hơn là với các thành viên khác trong khối ASEAN.

ngoaigiao3

Trong cuộc bỏ phiếu thứ ba, Việt Nam là một trong 24 nước biểu quyết phản đối việc đình chỉ tư cách thành viên của Nga trong Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc

Trong cuộc bỏ phiếu tại Liên Hiệp Quốc, Việt Nam đã làm giống Trung Quốc khi từ chối chỉ trích các hành động của Nga, khác với hầu hết các thành viên khác của ASEAN.

Đã có ba cuộc bỏ phiếu lớn về Ukraine tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc (UNGA) kể từ khi Nga tiến hành xâm lược.

Lần đầu tiên là nhằm lên án cuộc xâm lược ; Việt Nam đã bỏ phiếu trắng. Lần thứ hai là yêu cầu bảo vệ dân thường ; Việt Nam lại bỏ phiếu trắng. Lần thứ ba, vào ngày 7/4, là trục xuất Nga khỏi Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc ; Việt Nam bỏ phiếu chống.

Quan điểm của Việt Nam trong mỗi lần biểu quyết này giống hệt như Trung Quốc và Lào. Ngược lại, các thành viên ASEAN khác là Brunei, Campuchia, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan, đều đã biểu quyết khác với Việt Nam và Lào trong cả ba lần. (Lá phiếu của Myanmar tại Liên Hiệp Quốc vẫn do chính phủ trước đó đưa ra, cho nên không được tính ở đây.)

Duy trì sự cân bằng

Các quốc gia bỏ phiếu tại Liên Hiệp Quốc thể hiện nhiều thái độ đối với cuộc xâm lược của Nga.

Có một nhóm gồm bốn quốc gia 'chơi rắn', là Belarus, Eritrea, Bắc Hàn và Syria.

Các nước này ủng hộ Moscow trong cả ba cuộc bỏ phiếu của Liên Hiệp Quốc. Cả bốn nước đều không có nhu cầu phải giữ cân bằng giữa việc ủng hộ Nga với những tính toán khác. Họ đã phải chịu các lệnh trừng phạt của phương Tây vì phổ biến vũ khí, vi phạm nhân quyền và đe dọa các quốc gia láng giềng. Nói cách khác, họ không có gì để mất khi ủng hộ Nga.

Thế nhưng Việt Nam có những thứ để mất khi công khai ủng hộ Nga theo cách tương tự.

Giới lãnh đạo Việt Nam đã có mối liên hệ chặt chẽ với Nga ngay từ những ngày đầu tiên của phong trào cộng sản, thời thập niên 1920, trong suốt những năm chiến tranh và tiếp tục cho đến ngày nay.

Tuy nhiên, sự thịnh vượng kinh tế của Việt Nam cũng phụ thuộc vào mối quan hệ tốt đẹp với Châu Âu và Hoa Kỳ. Do đó, việc bỏ phiếu của nước này đối với Ukraine khá khác biệt so với các nước 'thân Nga'.

Thay vào đó, cách Việt Nam biểu quyết về ba Nghị quyết Ukraine tại UNGA đã cố gắng đi theo một đường lối ôn hòa hơn. Các phiếu bầu của Hà Nội giống hệt với 15 quốc gia khác, gồm 6 ở Châu Phi (Algeria, Burundi, Cộng hòa Trung Phi, Congo, Mali và Zimbabwe), 6 ở Châu Á (Trung Quốc, Iran, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Lào và Tajikistan), và 3 ở Châu Mỹ (Bolivia, Cuba và Nicaragua). Các nước này không phải là một nhóm có phối hợp với nhau về đường lối ngoại giao, nhưng có một số điểm chung.

Cả 16 quốc gia này thân thiện với Nga nhưng bị hạn chế bởi các yếu tố khác. Tất cả đều tránh né việc chỉ trích trực tiếp Moscow. Trong cuộc bỏ phiếu lần thứ hai của UNGA về Ukraine, tất cả đều bỏ phiếu trắng.

Mặc dù Nghị quyết đó chỉ nói về việc bảo vệ dân thường và cơ sở hạ tầng dân sự, nhưng nó đã chỉ đích danh Nga là kẻ xâm lược Ukraine. Đó là mức lên án mà Việt Nam và các nước khác thấy là quá mạnh. Tuy nhiên, thay vì phản đối hoàn toàn, họ bỏ phiếu trắng.

Điều thú vị là, trong cùng phiên họp đó, UNGA cũng đã bỏ phiếu về một phiên bản khác của nghị quyết, trong đó hoàn toàn không nêu tên Nga.

Phiên bản đó đã được hỗ trợ bởi 50 quốc gia, bao gồm Nga, Trung Quốc, Lào và Cuba. Lẽ ra về mặt chính trị, Việt Nam dễ dàng ủng hộ nghị quyết này, nhưng kỳ lạ thay, phái đoàn Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc lại không hề biểu quyết, thậm chí không hề bỏ phiếu trắng.

Không rõ đây là một sự nhầm lẫn, hay là phái đoàn cố tình rời khỏi phòng để tránh phải đưa ra lựa chọn của mình.

Trong số 16 quốc gia "thân thiện với Nga", trên thực tế hầu hết đều là các quốc gia độc đảng. Tất cả các nước này đều bị quốc tế chỉ trích về hồ sơ nhân quyền trong nước và đều bác bỏ sự can thiệp từ bên ngoài vào công việc nội bộ của họ. Việt Nam cũng không khác gì.

Cuộc bỏ phiếu thứ ba tại UNGA, về việc đình chỉ Nga khỏi tư cách thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, có kết quả sát sao hơn nhiều so với các cuộc bỏ phiếu trước đó.

Chỉ 93 trong số 193 quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc ủng hộ nghị quyết. Việt Nam là một trong 24 quốc gia bỏ phiếu chống, bên cạnh bốn quốc gia "ủng hộ Nga" và 16 quốc gia "thân thiện với Nga".

Đại sứ Việt Nam Đặng Hoàng Giang phát biểu phản đối nghị quyết này, khẳng định rằng thông tin gần đây về thương vong dân sự ở Ukraine "cần được xác nhận một cách minh bạch với các bên liên quan". Theo quan điểm của Việt Nam thì "cách duy nhất để tiến về phía trước là tiếp tục đối thoại nhằm đạt các giải pháp lâu dài", ông nói.

chong3

Danh sách đầy đủ kết quả biểu quyết của các nước trong lần bỏ phiếu thứ ba tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc về việc đình chỉ tư cách thành viên của Nga tại Hội đồng Nhân quyền. Xanh : đồng ý, Đỏ : phản đối, Vàng : bỏ phiếu trắng

Các nước phi dân chủ như Việt Nam và Trung Quốc từ lâu đã tìm cách làm giảm hiệu quả của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc.

Trong quá khứ, Hội đồng đã nêu lên tình trạng lạm dụng mà chính phủ các nước này áp dụng để đàn áp trong nước.

Tuy nhiên, trong những năm gần đây, một số quốc gia độc tài đã được bầu vào Hội đồng.

Vào năm 2020, có Trung Quốc, Nga và Cuba được bầu. Venezuela được bầu vào năm 2019. Việt Nam đã tuyên bố ứng cử vào Hội đồng vào năm tới. Có vẻ hợp lý khi Việt Nam sẽ phản đối nguyên tắc các quốc gia có thể bị đình chỉ khỏi Hội đồng dựa theo kết quả bỏ phiếu tại UNGA.

Một phần khác của bức tranh là tình hình kinh tế.

Tuy thương mại của Việt Nam với Nga ít hơn nhiều so với thương mại của Việt Nam với Trung Quốc, Hoa Kỳ hoặc Liên minh Châu Âu, nhưng nó lại tập trung vào các lĩnh vực chiến lược.

Nga cung cấp phần lớn lượng vũ khí nhập khẩu của Việt Nam và các nhà đầu tư Nga đóng vai trò quan trọng đối với lĩnh vực dầu khí của Việt Nam. An ninh của Việt Nam phụ thuộc vào cả nguồn cung cấp vũ khí liên tục của Nga và dòng dầu liên tục được bơm bởi các công ty Nga.

Việt Nam và các thành viên khác 'thân thiện với Nga' trong Liên Hiệp Quốc phải cân bằng quan hệ với nhiều quốc gia đồng thời bảo vệ lợi ích của chính họ - hoặc ít nhất là lợi ích của các cấp lãnh đạo chính trị của họ.

Giới lãnh đạo Việt Nam biết rằng nếu họ phải hứng chịu một cuộc khủng hoảng chính trị nào đó trong tương lai, Nga sẽ ủng hộ họ trước áp lực dân chủ hóa của phương Tây.

Sự trung thành đó từ Moscow cần phải được đánh đổi bằng sự trung thành to lớn từ Hà Nội.

Bill Hayton

Nguồn : BBC, 11/04/2022

Bill Hayton là cựu phóng viên BBC từng có thời gian thường trú ở Hà Nội, và hiện là học giả tại Viện nghiên cứu Chatham House, Anh Quốc.

**********************

Chính quyền cộng sản Việt Nam, ‘phiếu chng’ và chng con người được làm người

Trân Văn, VOA, 11/04/2022

Xưa gi, nhân quyn vn là vn đ mà chính quyn cộng sản Việt Nam mun thc thi theo "tiêu chí riêng" như Trung Quc, Cuba, Bc Hàn, Iran, Syria.

onu1

Đi s Đng Hoàng Giang, Trưởng Phái đoàn thường trc Vit Nam ti Liên Hip Quc, phát biu trong phiên hp đc bit v Ukraine vào ngày 1/3/2022. Vit Nam b 2 phiếu trng và 1 phiếu chng 3 ngh quyết Liên Hiệp Quốc lên án Nga.

Nhiu người c trong ln ngoài Vit Nam tiếp tc bình lun v s kin chính quyn cộng sản Việt Nam b "phiếu chng" n lc cng đng quc tế loi Nga ra khi Hi đng Nhân quyn ca Liên Hip Quc.

Trong khi ông Carl Thayer – mt chuyên gia v Đông Nam Á và Vit Nam gi la chn ca chính quyn cộng sản Việt Nam là "t bn vào chân mình" (1) thì nhiu người Vit xem "phiếu chng" là "hành đng phn dân, s nhc c dân tc ln quc th(2).

Ti sao cộng sản Việt Nam li b "phiếu chng" khi đa s thành viên ca cng đng quc tế cùng cho rng, cn phi bày t thái đ đi vi nhng hành đng man r ca quân đi Nga trên lãnh th Ukraine (cướp bóc, hãm hiếp, tàn sát thường dân, hy dit các cơ s dân s...) ?

Ti sao cộng sản Việt Nam li b "phiếu chng" ngay sau khi đi din ca chính quyn cộng sản Việt Nam ti Liên Hip Quc công khai "phn đi mi hành vi tn công dân thường, vi phm lut nhân đo và nhân quyn quc tế" (3) ?

Có l câu tr li không đơn thun là ngi Nga pht lòng, cho dù rõ ràng Vit Nam ph thuc Nga v nhiu mt, chng hn cn s hin din ca Nga như đi trng vi Trung Quc trong quá trình thăm dò - khai thác du khí ti bin Đông, cn s hp tác ca Nga đ bo trì phn ln phương tin quân s đã mua t Nga. Câu tr li nm vế sau trong phn phát biu ca đi din chính quyn cộng sản Việt Nam khi Đi hi đng Liên Hip Quc t chc phiên hp bt thường hôm 7/4/2022 đ quyết đnh v tư cách thành viên Hi đng Nhân quyn Liên Hip Quc ca Nga : "...Quyết đnh ca các cơ quan, t chc quc tế cn tuân th đúng quy trình, th tc hot đng và mi quyết đnh ca Đi hi đng Liên Hip Quc cn da trên thông tin được kim chng..". !

***

Khi tường thut v s kin cng đng quc tế cùng nhau xem xét tư cách thành viên Hi đng Nhân quyn Liên Hip Quc, trang web ca Liên Hip Quc cho biết có 24 quc gia b "phiếu chng" nhưng ch k tên 7/24 quc gia này là :Nga, Trung Quc,Cuba, Bc Hàn, Iran, Syria và Vit Nam(4). Trước nay, c by vn đã ni tiếng vì thường xuyên b các t chc quc tế, chính ph nhiu quc gia, k c Hi đng Nhân quyn Liên Hip Quc không lên án thì cũng nhc nh nghiêm khc vì vi phm phân quyn.

Ging như Trung Quc, Cuba, Bc Hàn, Iran, Syria và mi đây là Nga, chính quyn cộng sản Việt Nam đã nhiu ln "lên b, xung rung" c vì nhng chê trách ln nhng tác đng ca cng đng quc tế nhm thúc ép ci thin, thăng tiến nhân quyn.

Chng hn, trong ba tháng (t 11/2021 đến 1/2022), Liên Hip Quc vn hết sc thn trng vì đi din cng đng quc tế - liên tc lên tiếng do lo ngi v các du hiu va xâm hi, va gt b nhng quyn liên quan đến nhân v ca công dân Vit Nam.

Ngoài thư ca b phn đc sát thuc Văn phòng Cao y Nhân quyn (OHCHR) gi chính quyn cộng sản Việt Nam vào tháng 11 năm ngoái (5), yêu cu cung cp nhng thông tin liên quan đến vic bt gi - pht tù hàng chc công dân Vit Nam vì có nhng du hiu rõ ràng cho thy, chính quyn cộng sản Việt Nam tiếp tc vi phm các nguyên tc chung trong Công ước v các quyn dân s và chính trmà chính quyn cộng sản Việt Nam đã cam kết thc thi t đu thp niên 1980, chính quyn cộng sản Việt Nam còn b yêu cu gii trình v nhng cáo buc liên quan đến sách nhiu, tr thù có h thng nhm vào nhng người bo v nhân quyn, các t chc dân s, nhà báo và bloggers (thư va đ cp đã được Liên Hip Quc công b vào tháng 1/2022 và đi din chính quyn cộng sản Việt Nam ti Liên Hip Quc đã xin gia hn thi gian phúc đáp).

OHCHR còn loan báo là cơ quan này ca Liên Hip Quc xem vic kết án Phm Đoan Trang, Trnh Bá Phương, Nguyn Th Tâm, Đ Nam Trung, chun b xét x Lê Trng Hùng là nhng du ch nghiêm trng vtính hp pháp ca vic giam gi, tính công bng ca vic xét x, khiến người Vit phi t kim duyt và nhng người quan tâm đến t do truyn thông rùng mình. Strng pht đó ngăn cn mi người thc hin các quyn căn bn và tham gia tranh lun công khai v các vn đ quan trng(6).

Bên cnh vic hi thúc chính quyn cộng sản Việt Nam tr t do ngay lp tc cho tt c nhng cá nhân b bt gi tùy tin ch vì thc hin quyn t do ý kiến và biu đt ca h, bi Vit Nam không làm gì c cho dù trong vòng chưa đy hai tháng (t 3/9/2021 đến 28/10/2021) có 205 ph n được xem là nn nhân buôn người được h tr hi hương, OHCHR cũng đã nhc nh Vit Nam vcác nghĩa v pháp lý đivi cng đng quc tế tronghp tác chng t nn buôn người, t điu tra đếncung cp các bin pháphiu qu nhm khc phc và h tr các nn nhân, sau khi chng kiến nhiuphn và bé gái Vit Nam donghèo đói mà b gt ra bên l xã hi ri tr thành nn nhân buôn người và nhng k buôn người không b trng pht(7).

***

Hi đng Nhân quyn Liên Hip Quc có 47 thành viên. Nga bt đu vai trò thành viên hi tháng 11 năm ngoái và là mt trong s 15 được Đi hôi đng chn làm thành viên có nhim k ba năm. Theo ngh quyết v vic thành lp Hi đng Nhân quyn Liên Hip Quc, quc gia đang là thành viên ca hi đng này có th b Đi hi đng Liên Hip Quc b phiếu bãi nhim, tước b tư cách thành viên nếu vi phm nhân quyn nghiêm trng và có h thng.

Xưa gi, nhân quyn vn là vn đ mà chính quyn cộng sản Việt Nam mun thc thi theo "tiêu chí riêng" nhưTrung Quc,Cuba, Bc Hàn, Iran, Syria. Vic cướp bóc, cưỡng hiếp, tàn sát thường dân, hay hy dit trường hc, bnh vin, khu dân cư Ukraine không quan trng bng "phòng nga", tránh "há ming mc quai" khi cn bày t phn ng trước nhng hành đng xâm hi nhân quyn. La chn ca chính quyn cộng sản Việt Nam khi Đi hi đng Liên Hip Quc xem xét tư cách thành viên Hi đng Nhân quyn Liên Hip Quc ca Nga không phi cho "nhân đo, nhân quyn" Ukraine, Vit Nam hay bt k đâu trên trái đt này như đi din chính quyn cộng sản Việt Nam bày t, "Phiếu chng" là cho th chế chính tr đang tn ti Vit Nam, là phn ng theo kiu "trông người mà ngm đến ta".

C th tìm kiếm trên Internet v phn ng trước nay ca chính quyn cộng sản Việt Nam khi b ch trích, thúc ép v thăng tiến nhân quyn, t s thy "cn tuân th đúng quy trình, th tc hot đnghay "cn da trên thông tin được kim chng" không h mi ! Đó là kiu mà Vit Nam vn thường t bin dù c k nói ln người nghe đu không tin ! Tháng 9 năm ngoái, ti din đàn Liên Hip Quc, Ch tch Nhà nước Cng hòa XHCN Vit Nam kêu gi cng đng quc tếng h Vit Nam tham gia Hi đng Nhân quyn Liên Hip Quc (UNHRC) nhim k 2023 2025 và các cơ chế quan trng khác ca Liên Hip Quc(8). Chính quyn cộng sản Việt Nam qu là có vin kiến. B "phiếu thun" mà b cht vn v nhân quyn ti Vit Nam rõ là "khó ăn, khó nói" !

Trân Văn

Nguồn : VOA, 11/04/2022

Chú thích

(1) https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/vietnam-shoots-itself-in-the-foot-with-a-against-vote-at-the-united-nation-04082022052137.html

(2) https://www.voatiengviet.com/a/ngoi-giao-phn-dân-làm-nhc-c-dân-tc-ln-quc-th/6523218.html

(3) https://tuoitre.vn/viet-nam-noi-gi-tai-phien-hop-loai-nga-khoi-hoi-dong-nhan-quyen-2022040810232189.htm

(4) https://news.un.org/en/story/2022/04/1115782

(5) https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/un-speical-rapporteur-on-arbitrary-detentin-requests-respsonse-from-vn-goverenment-01102022123056.html

(6) https://news.un.org/en/story/2021/12/1108292

(7) https://news.un.org/en/story/2021/11/1104872

(8) https://www.voatiengviet.com/a/vietnam-van-dong-quoc-te-cho-ghe-thanh-vien-nhan-quyen-lhq/6244025.html

**********************

Người Việt ở Ukraine thất vọng và buồn sau ba lá phiếu của Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc

RFA, 11/04/2022

Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc ba lần tổ chức bỏ phiếu thông qua các nghị quyết liên quan cuộc chiến xâm lược của Nga đối với Ukraine. Việt Nam hai lần bỏ phiếu trắng và một lần bỏ phiếu chống. Theo một người Việt hiện sinh sống ở Ukraine, hành động của Chính quyền Hà Nội không khác gì sự "đồng loã với cái ác".

ngoaigiao6

Ông Đặng Hoàng Giang - Đại sứ Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc. Ảnh minh hoạ - Reuters/RFA edited

Lần đầu tiên Việt Nam bỏ phiếu trắng vào ngày 2/3, khi Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc tiến hành bỏ phiếu nghị quyết lên án Nga xâm lược Ukraine, đồng thời kêu gọi Nga phải rút quân ngay lập tức. Nghị quyết này được thông qua với 141 phiếu tán thành trong tổng số 193 phiếu. Việt Nam, Cuba, Venezuela, và Trung Quốc nằm trong số 35 nước bỏ phiếu trắng.

Hôm 24/3, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc thông qua một nghị quyết khác yêu cầu Nga lập tức ngừng gây chiến ở Ukraine, kêu gọi cộng đồng quốc tế tăng cường viện trợ nhân đạo cho người dân nước này, đồng thời chỉ trích Nga đã gây ra một tình huống nhân đạo "thảm khốc" khi xâm lược nước láng giềng đúng một tháng trước đó. Việt Nam lần thứ hai bỏ phiếu trắng cho nghị quyết này, cùng với 37 quốc gia khác.

Hôm 7/4, Việt Nam cùng với 24 quốc gia bỏ phiếu chống lại nghị quyết do Mỹ đề xuất loại Nga ra khỏi Hội đồng nhân quyền vì gây ra cuộc chiến tranh ở Ukraine. Cùng nhóm bỏ phiếu chống với Việt Nam là một số nước như Trung Quốc, Lào, Cuba, Bắc Hàn, Nga, Iran... 

Truyền thông nhà nước đưa tin về cả ba lần bỏ phiếu ở Liên Hiệp Quốc, nhưng tránh nhắc đến Việt Nam đã biểu quyết như thế nào.

Hôm 6/4, trang Thông tin Chính phủ đăng bài viết nói rằng "Việt Nam nhất quán quan điểm không "chọn bên", mà chọn lẽ phải. Từng trải qua nhiều cuộc chiến tranh, chịu nhiều hậu quả nặng nề và đến giờ vẫn đang phải giải quyết, cho nên Việt Nam là đất nước yêu chuộng hòa bình, luôn đóng góp tích cực và hành động vì hòa bình, hợp tác, phát triển ở khu vực và thế giới".

Hành động đồng lõa với cái ác

Một doanh nhân người Việt Nam đang ở Ukraine, không muốn nêu danh tính, nhận định rằng phản ứng của Việt Nam về cuộc chiến Nga xâm lược Ukraine, thể hiện qua ba lần bỏ phiếu trước Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc là một hành động đồng lõa với cái ác, một lối cư cử "đáng xấu hổ" :

"Tất nhiên là chúng tôi không đồng ý với quan điểm của Chính phủ Việt Nam Cộng sản. Đó là một Chính phủ hoàn toàn suy nghĩ khác với bọn tôi là những người Việt sống ở Ukraine.

Về logic, tôi hiểu vì sao Chính phủ Việt Nam lại cư xử như thế. Bởi vì họ phụ thuộc rất nhiều vào Trung Quốc. Họ đi theo Trung Quốc, sợ rằng nếu bất đồng với Trung Quốc chỉ cần Trung Quốc cắt giao thương với Việt Nam thôi thì có lẽ là Việt Nam cũng khủng hoảng luôn. Cho nên là tôi hiểu họ cần phải giữ cái Chính quyền của mình để cho nhân dân không bị đói, không bị bạo loạn, cái đó tôi hiểu.

Thế nhưng tất nhiên là tôi không đồng ý, vì đó không phải là cách cư xử của một đất nước văn minh, khi anh không phản đối mà thậm chí đồng lõa với cái ác, thì rõ ràng đó là một sự nhục nhã, xấu xa thôi".

Truyền thông Ukraine cũng có đưa tin về những lần bỏ phiếu ở Liên Hiệp Quốc và kết quả ba lần Việt Nam bỏ phiếu không ủng hộ Ukraine. Tuy nhiên, người này cho biết rằng người dân Ukraine vẫn vui vẻ, không hề tỏ thái độ tức giận hay kỳ thị những người Việt Nam đang sinh sống trên đất nước này :

"Báo chí bên này cũng đưa thông tin đầy đủ và khách quan. Những người nào để ý đến Việt Nam họ sẽ nhìn thấy Việt Nam cư xử như thế nào. Tôi thấy rằng là người ta cũng coi Việt Nam không có một vị thế gì đáng kể trên thế giới, cũng như không có ảnh hưởng gì đến cuộc chiến của người ta. Cái người ta cần là sự ủng hộ của những nước có khả năng ủng hộ cho người ta về kinh tế, về vũ khí… như là phương Tây, là EU, là Mỹ…

Cái thứ hai là bản thân của người Ukraine ở đây người ta cũng rất độ lượng, không phải vì thế mà người ta ghét Việt Nam hay là kỳ thị. Có lẽ là họ cũng hiểu rằng Chính phủ Việt Nam là một chính phủ khác, còn những người Việt Nam định cư ở đây là những người khác".

ngoaigiao7

Tòa nhà bị đạn pháo của Nga bắn ở Kyiv, Ukraine, hôm 14/3/2022. Reuters

Buồn, áy náy với đất nước Ukraine

Chị Vũ Hải Yến, hiện đã tạm lánh nạn từ Ukraine sang Thuỵ Điển nói với RFA rằng từ những ngày chưa xảy ra chiến tranh, chị khá lo lắng khi thấy các nước phương Tây kêu gọi người dân của họ về nước. Trong khi Sứ quán Việt Nam thì vẫn giữ im lặng nên người Việt ở nước này nghĩ là Nga chỉ "hù" thôi chứ không đánh thật.

Đến khi Nga tấn công vào Thủ đô Kyiv thì gia đình chị hoàn toàn bất ngờ, quyết định di tản gấp mà cũng không kịp mang đủ giấy tờ tùy thân. Chị Yến kể về hành trình chạy nạn gian nan của cả nhà :

"Trước khi xảy ra chiến tranh hai ngày, tôi có lên Đại Sứ quán Việt Nam xin miễn thị thực để mua vé về Việt Nam thì trên Sứ quán hẹn 10 ngày sau sẽ trả hộ chiếu.

Rồi đêm 23, rạng sáng ngày 24/2, khi đang ngủ thì tôi nghe thấy tiếng bom nổ rầm rầm. Cả nhà tỉnh giấc thì mới biết Nga đánh bom sân bay và các căn cứ quân đội ở Ukraine.

Cả gia đình tôi phải xuống hầm trú ẩn. Ở đó ẩm thấp và lạnh lẽo nên con trai tôi mới được năm tuổi rất hoang mang và sợ hãi, không biết chuyện gì đang xảy ra. Đêm lạnh quá cháu không ngủ được, bên trên thì tiếng bom vẫn nổ vang trời.

Tôi thấy tình trạng này không ổn, tình hình ngày càng tệ đi, nên hôm sau quyết định đưa cả gia đình đi di cư vì sự an toàn của mọi người.

Cuối cùng nhà tôi phải ra đi khi không có giấy tờ tùy thân trên người. Trên đường đi di tản thì rất đông, hầu như xe chỉ nhích được đi từng centimet vì tắc đường. Nhà tôi mất ba ngày ba đêm ngủ trên xe mới qua được biên giới giữa Ukraine và Ba Lan.

Đêm rét lạnh, lúc đi bom dội trên đầu, vội quá nên cũng không kịp mang theo cái chăn cho con nhỏ. Cũng may là trên đường đi di tản được người dân địa phương ở đó họ nấu ăn mang ra hỗ trợ cho bọn tôi.

Cuộc sống của gia đình tôi và tất cả những người Ukraine bỗng chốc rơi vào cảnh không nhà cửa, tương lai mù mịt không biết ngày mai sẽ ra sao. Căm hận nhất là Nga đánh bom không những vào sân bay, vào các căn cứ quân đội mà họ còn đánh bom vào nhà dân, vào người dân, vào các khu trung tâm mua sắm, siêu thị, vào bệnh viện, vào các nhà hộ sinh… Họ muốn giết chết các bà mẹ , các em bé Ukraine.

Là người phải trải quan tình cảnh mất hết nhà cửa, công việc để chạy nạn chiến tranh, chị Yến nói mình rất buồn khi biết các kết quả mà Chính phủ Việt Nam bỏ phiếu ở Liên Hiệp Quốc :

"Tôi cảm thấy rất buồn khi Nhà nước Việt Nam đã hai lần bỏ phiếu trắng về nghị quyết chống lại Nga ở Liên Hiệp Quốc, và mới đây là bỏ phiếu chống việc loại Nga ra khỏi Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc.

Khi Trung Quốc sang xâm chiếm Biển Đông của Việt Nam, đất nước Ukraine đã đứng lên phản đối Trung Quốc và ủng hộ Việt Nam. Mặc dù, Trung Quốc là bạn hàng số một của Ukraine.

Nhưng không biết sau này người Việt Nam quay về Ukraine sống sẽ như thế nào ! H không trách mình, họ càng tốt với mình thì lương tâm mình càng thấy áy náy".

Liên quan đến Chính quyền Việt Nam phản ứng về cuộc chiến Ukraine, một buổi gây qu từ thiện nhằm giúđ ngưi dân Ukraine do cộng đồng Ukraine tổ chức Hà Nội, dự kiến diễn ra vào ngày 19/3, bị Công an phường Nhật Tân, Hà Nội can thiệp huỷ bỏ sự kiện này.

Nguồn : RFA, 11/04/2022

*************************

Vì sao báo nhà nước không đưa tin Việt Nam bỏ phiếu chống loại Nga khỏi Hội đồng Nhân quyền ?

RFA, 08/04/2022

Vào ngày 7/4/2022, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã bỏ phiếu khai trừ Nga khỏi Hội đồng Nhân quyền (Hội đồng Nhân quyền) với các cáo buộc nước này vi phạm nhân quyền Ukraine, theo đó có 93 phiếu thuận, 24 phiếu chống và 58 phiếu trắng. Việt Nam nằm trong số những nước bỏ phiếu chống lại nghị quyết của Mỹ đ loại Nga ra khỏi Hội đồng Nhân quyền.

ngoaigiao8

Bảng kết quả bỏ phiếu thông qua Nghị quyết loại Nga khỏi Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc New York hôm 7/4/2022. Reuters

Tuy nhiên các tờ báo trong nước trong hai ngày 7 và 8 tháng 4 năm 2022, khi tường thuật về vụ việc này đã không hề đ cập gì đến lá phiếu chống của Việt Nam.

Trao đổi với RFA hôm 8/4, nhà báo Nguyễn Vũ Bình, từng công tác tại Tạp chí Cộng sản, cho biết ý kiến của mình :

"Nga xâm lược Ukraine như thế, rồi bắn giết dân thường Bucha... vì vậy khi Việt Nam chống trục xuất Nga ra khỏi Hội đồng Nhân quyền là việc không đúng đắn và bất lợi cho đất nước. Bản thân Việt Nam cũng nhận thức được việc đó, nhưng tình thế phải làm đ giữ quan hệ với Nga... cho nên không dám công khai việc đó với dân, nhưng những người hiểu biết thì người ta biết thừa Việt Nam bỏ phiếu như thế nào ? Tôi cũng đọc báo Nhà nước thì thấy chỉ đăng quan điểm của Việt Nam tại cuộc họp đấy. Nhưng quan điểm từ trước đến nay cứ nói một đằng nhưng bỏ phiếu thì một nẻo, nên ngại. Quan điểm lên án như thế nhưng bỏ phiếu ngược lại nên không cho đăng báo".

Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc có tiếng Anh là United Nations Human Rights Council, là một tổ chức liên chính phủ trực thuộc Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, có sứ mệnh thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền trên thế giới. Đây là tổ chức nhân quyền lớn nhất thế giới mà Nga đang tham gia cho nhiệm kỳ 2021-2023.

Đây cũng là lần thứ ba Đại hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua nghị quyết liên quan tới chiến dịch quân sự của Nga Ukraine. Hai nghị quyết trước mà Việt Nam đều đã bỏ phiếu trắng là lên án và yêu cầu Nga rút quân khỏi Ukraine.

Nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Mai khi nói với RFA từ Hà Nội hôm 8/4 cho rằng, Việt Nam không cho đăng tin vì muốn che giấu cái xấu của mình :

"Đây là một trò xảo quyệt, đ mà che giấu cái xấu của mình đi. Và cũng đ ngỏ một cái ý rằngthật lòng tôi không muốn như thế’... nhưng vì một mối quan hệ như thế nào, nên buộc phải làm như vậy, nhưng tôi không đưa tin... Đấy là cách của cái đám xảo quyệt, nhưng mà không che đậy được. Bởi vì bàn tay không thể che đậy mặt trời, đó là thái đ không đàng hoàng, không đúng và nó không chính nhân quân tử. Cái xấu mà thế giới người ta lên án, mà rõ ràng là n ó xấu rồi, nó độc ác rồi... mà cũng không dám lên tiếng".

Trước cuộc bỏ phiếu ngày 7/4/2022, Nga đã cảnh báo những nước bỏ phiếu thuận và bỏ phiếu trắng sẽ bị coi là mộtcử chỉ không thân thiệnvà gây ra hậu quả cho quan hệ song phương. Có lẽ vì vậy, báo chí quốc nội do Nhà nước Việt Nam kiểm soát khi đưa tin về vụ việc đã không hề đ cập đến là phiếu của nước nhà. Chỉ có duy nhất trang Vietnamplus của Thông tấn xã Việt Nam đưa tin dẫn lời của ông Đặng Hoàng Giang - Đại sứ Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc phát biểu rằng, Việt Nam quan ngại trước ảnh hưởng của chiến sự tại Ukraine đối với người dân.

Bác sĩ Đinh Đức Long từ Sài Gòn hôm 8/4, phân tích rõ hơn với RFA :

"Tôi nghĩ cái này ai cũng biết, họ giấu hay đưa tin đều có mục đích của họ. Mọi khi họ làm cái gì đều khoe ra, bây giờ họ giấu đi, chắc họ ngại nếu đưa ra thì trái với ý muốn của người dân, đều ghét quân Nga xâm lược. Dư luận người dân là như thế nên đưa ra cái đấy là bất lợi cho họ. Nhưng không đưa thì người ta cũng biết vì bây giờ là thông tin mạng xã hội đa chiều. Cho nên tôi nghĩ việc này có chỉ đạo là chắc chắn... ý Đảng trái với lòng dân nên họ không muốn đưa tin".

Dù vậy, bác sĩ Đinh Đức Long cho rằng nếu xét thực tế thì Hà Nội bỏ phiếu chống nghị quyết loại Nga khỏi Hội đồng Nhân quyền là có lợi cho chính quyền Cộng sản Việt Nam. Ông giải thích :

"Là vì người Nga nói rồi, ai bỏ phiếu trắng hay phiếu chống là nước không thân thiện. Nhưng Việt Nam vẫn cần năng lượng của Nga, cũng như Ấn Đ, Hungary đấy... cho nên cái gì họ có thể linh hoạt và có lợi thì họ vẫn làm. Vì không có lá phiếu của Việt Nam thì Nga cũng vẫn bị loại khỏi Hội đồng Nhân quyền, có thêm lá phiếu Việt Nam thì cũng không thay đổi, họ đã tính rồi. Nhưng Việt Nam chống thì được lòng Nga, được mua vĩ khí, dầu lửa... Trở lại quá khứ khi Việt Nam bị cô lập lúc đánh nhau với Trung Quốc, lúc sang Campuchia, thì chỉ có Liên Xô cũ đứng ra bảo vệ Việt Nam".

Theo bác sĩ Đinh Đức Long, đó là một cách Việt Nam trả nợ ơn sâu nghĩa nặng đối với Nga, nhưng thực chất cũng không mất gì trong chuyện này. Ông Long cho rằng đó là ngoại giaocây trevà Việt Nam thủ lợi trong việc này.

Còn Giáo sư Carlyle Thayer từ trường đại học New South Wales, nước Úc, khi trao đổi với Đài Á Châu Tự Do hôm 8/4 cho rằng, với lá phiếu chống lại nghị quyết trục xuất Nga khỏi Hội đồng Nhân quyền, Việt Nam đã tự bắn vào chân mình :

"Việt Nam vẫn luôn tự hào với vị thế của mình trên trường quốc tế, vì là một nhân tố quan trọng, nhưng nay bất cứ quốc gia nào phản đối hành vi của Nga thì cũng sẽ không ủng hộ Việt Nam.

Việt Nam đã từng rất thành công trong việc được bầu làm thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo an hai lần, và được khối các nước Châu Á đồng thuận ủng hộ, nhưng bây giờ thì e rằng sự thuận lợi đó sẽ không còn nữa".

Và theo Giáo sư Carlyle Thayer, nếu Việt Nam tiếp tục có những lá phiếu như lần này thì sẽ bị mất thêm sự ủng hộ, bởi vì Hoa Kỳ và toàn bộ thế giới Phương Tây chắc chắn sẽ không hài lòng, và sẽ ủng hộ nước khác thay vì Việt Nam. Giáo sư Carlyle Thayer cho rằng, tại sao các nước phương Tây phải ủng hộ Việt Nam khi Việt Nam về phe Nga ?

Nguồn : RFA, 08/04/2022

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: Nguyễn Hoàng, Hoàng Trường, Bill Hayton, Trân Văn, RFA tiếng Việt
Read 378 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)