Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Loài người có nhiều cách truyền thông mà không cần nói. Khi gặp những người không nói cùng thứ tiếng với mình chúng ta có thể dùng tay ra dấu, dùng mắt nháy, mở miệng cười toe hay mếu máo, họ hiểu được ngay. Những thứ ngôn ngữ không lời này đã phát triển hàng triệu năm trước khi loài người sáng tạo ra tiếng nói.

dep1

Bà Nguyễn Thị Thùy Dương. (Hình : Facebook Trương Châu Hữu Danh)

Bà Nguyễn Thị Thùy Dương muốn nói chuyện phải trái với các quan chức Thành Hồ. Nhưng rõ ràng là họ không nói cùng ngôn ngữ với người dân Thủ Thiêm. Hoặc họ biết tiếng Việt nhưng tai điếc đặc, nói với họ như nước đổ đầu vịt. Bà có viết thì cũng không báo, đài nào dám cho đăng. Cho nên bà đã sử dụng quyền tự do ngôn luận của mình bằng chiếc giày !

Bà Thùy Dương không phải là người Việt đầu tiên tháo giày ra để phát biểu ý kiến. Năm 2017 dân Hà Nội đã ném giày tới tấp về phía ông Trần Văn Tuân, phó chánh án Tòa Án Nhân Dân Cấp Cao.

Trên thế giới, vụ ném giày nổi tiếng nhất gần đây diễn ra tại Iraq ngày 14 tháng Mười Hai, 2008, năm năm sau khi quân Mỹ đến xứ này. Ông tổng thống Mỹ tới Iraq, đang họp báo thì bị một người ném giày về phía ông ta. Muntadhar al-Zaidi làm nghề viết báo nhưng lại không "lên tiếng" bằng ngòi bút (hay phím máy vi tính) mà lại dùng đôi giày ! Bởi vì trong phong tục người Á Rập những thứ giày, dép được coi là nhơ bẩn hạng nhất – giống như người Việt mình nói đến những chiếc vớ đã dùng, cái váy hay đồ lót đã mặc vậy.

Năm 2008, al-Zaidi được cả thế giới Á Rập và Hồi Giáo hoan hô như một anh hùng, sau khi ném giày vào ông tổng thống Mỹ mà không trúng. Người ta dựng một bức tượng đồng cao ba mét hình chiếc giày ở thành phố Tikrit, Iraq, khắc một bài thơ. Nhưng chẳng bao lâu chính quyền Iraq đã phá bỏ đài kỷ niệm này, để giữ mối giao hảo với chính phủ Mỹ ! Nhiều người Việt Nam cũng đang hoan hô bà Thùy Dương như một anh thư đất Việt.

Muntadhar al-Zaidi đã ném cả đôi giày nhưng không trúng. Bà Nguyễn Thị Thùy Dương chỉ dùng một chiếc giày để phát biểu ý kiến. Bắn một viên đạn còn khó trúng mục tiêu hơn là bắn hai viên, cho nên bà Thùy Dương cũng ném trượt.

Bây giờ bà Thùy Dương nên gửi chiếc giày thứ hai của mình tặng đảng ủy Thành Hồ. Cho đỡ phí của giời. Vì đảng Cộng sản Việt Nam chỉ mới tịch thâu được một chiếc giày của bà. Giày không đủ đôi thì không ai dùng được, đem bỏ xó thật là phí phạm.

Thánh Gandhi hồi trẻ có lần đánh rớt một chiếc giày khi nhảy lên xe lửa trong lúc đoàn tàu chuyển bánh. Không thể nhảy xuống lượm giày được, chàng thanh niên Gandhi nhanh trí tháo chiếc giày thứ hai ném xuống theo. Ông giải thích : Ai lượm được chiếc thứ nhất họ có thể tìm thấy chiếc thứ hai mà dùng. Mất giày mà không than thở, không lo tiếc của, lại nghĩ ngay đến người khác, một người xa lạ nào đó mình chưa bao giờ gặp. Đúng là tâm bồ tát. Bà Thùy Dương nên học tập Gandhi, bởi vì bà có thể còn phải phát biểu ý kiến nhiều lần nữa.

Tại sao phải bày tỏ ý kiến bằng chiếc giày ? Bởi vì người ta không có phương tiện nào khác để nói rõ và đầy đủ nỗi kinh tởm, "lợm giọng" trước những thứ hôi thối trâng tráo phơi bày giữa công chúng. Báo, đài bị đảng Cộng sản nắm chặt trong tay, làm sao góp ý kiến được ? Có đứng giữa phòng hô lớn lên mấy tiếng trước khi bị bịt miệng thì người tự trọng, không muốn nói năng thô tục, cũng không thể dùng các từ ngữ thấp đúng mức để diễn tả nỗi phẫn uất và khinh bỉ của mình.

Có người sợ tự chiếc giày không nói lên đủ nên còn viết thêm một thông điệp. Mới đây, ngày 28 tháng Sáu, 2018, một người dân Đài Loan mới ném giày vào ông Kha Văn Triết (Ko Wen-je, 柯文哲), thị trưởng Đài Bắc. Trong chiếc giày có mảnh giấy viết thông điệp : Giày hôi ném Kha hôi (臭鞋丟臭柯, xú hài đâu xú Kha).

Chiếc giày, mà người miền Bắc có khi phát âm là "dầy," là thứ ngôn ngữ thích dụng nhất để nói cho bọn "mặt dầy" chúng nó hiểu. Ném giày giữa thanh thiên bạch nhật có tác dụng mạnh hơn là gửi một chiếc váy nhơ nhớp cho một ông quan cán bộ, có phụ nữ đã làm. Cho nên dư luận dân Việt đang tán thưởng nhiệt liệt, nhưng vẫn tiếc bà Thùy Dương không ném trúng mục tiêu.

Cô Phạm Đoan Trang dẫn lại lời bình luận trên Facebook : "Chị Tâm mình (Chủ Tịch Hội Đồng Nhân Dân Thành Hồ Nguyễn Thị Quyết Tâm) hôm nay ăn giày ăn cả tất. Chị đang hăng hái phát biểu thì bị một quần chúng bức xúc tương cho cái guốc, từ cự ly mươi mét. Không biết quần chúng nào mà láo thế, mà láo nhất là ném lại trượt. Thế mới chán chứ. Thôi cũng thông cảm, phụ nữ tay yếu mà ném lần đầu, không ném xa được, lần sau cố gắng phát huy là được rồi."

Ông Nguyễn, một độc giả Người Việt cũng giải thích : "…khi người dân lên tiếng mà không có trả lời tương xứng, thì guốc dép sẽ lên tiếng !… khi guốc dép đã lên tiếng rồi mà vẫn chưa được đáp ứng cho đẹp lòng người dân, thì gạch đá sẽ là vật kế tiếp lên tiếng !".

Nhưng ném đá có thể gây thương tích, ném giày ném dép vẫn là phản kháng bất bạo động. Đó là hành động thích hợp nhất cho đám dân đen. Giáo Sư Nguyễn Văn Tuấn ở Úc nhận xét : "Hành động ném chiếc giày của cô Thùy Dương có thể hiểu như là một sự phản đối trong vô vọng của những người ‘thấp cổ bé họng’ đã, đang, và sẽ mất đất vì những chính sách bất công."

Bà Nguyễn Thị Thùy Dương là một người dân thấp cổ bé miệng trở thành "dũng sĩ ném giày" mới nhất trong lịch sử. Mà lịch sử ném giày đã có từ gần hai ngàn năm trước. Sử sách còn ghi vụ ném giày xưa nhất vào năm 359, khi Hoàng Đế Constantius II đang kêu gọi dân chúng trung thành, một người dân đã ném một chiếc giày và đả đảo ông vua.

Vừa ném giày vừa hô đã thành một truyền thống. tháng Hai, 2009, Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo qua nước Anh. Ông ta đang đọc diễn văn tại Đại Học Cambridge thì một người lớn tiếng đặt câu hỏi tại sao đại học danh tiếng này lại cho một tên độc tài tới nói láo như vậy ? Rồi anh ta ném chiếc giày về phía Quan Ôn, không trúng. Tên anh này là Martin Jahnke, một người Đức.

Hành động ném giày có khi được tổ chức tập thể. Năm 2013, dân Đài Loan chống chính phủ đã bảo nhau quyên góp giày. Ngày 8 tháng Chín, nhiều người cùng nhau ném giày vào Tổng Thống Mã Anh Cửu (Ma Ying-jeou) ngay trước dinh tổng thống. Không chiếc nào trúng đích.

Sau khi ném giày và bị phạt 750.000 đồng (hơn $32), bà Nguyễn thị Thùy Dương kể cho mọi người biết thêm : "Sáng nay tôi bị giáo huấn sớm. Anh công an cố giảng giải cho tôi biết bà Tâm không liên quan gì tới việc mất đất của dân." Anh công an muốn nói bà Thùy Dương đã "đánh oan" bà Tâm.

Bà Tâm chủ tịch thành Hồ không phải là người đã đứng ra cướp đất của dân Thủ Thiêm, vì lúc đó bà chưa đủ lớn. Nhưng bà Thùy Dương không có thù oán riêng với bà Nguyễn Thị Quyết Tâm cũng như ông chủ của bà là Bí thư Thành Ủy Nguyễn Thiện Nhân. Bà Thùy Dương ném giày là nhắm ném vào mặt cả chế độ ăn cướp.

Cũng như năm ngoái dân Hà Nội ném giày vào ông Trần Văn Tuân. Ông Tuân đang đọc lời xin lỗi ông Hàn Đức Long, một người bị tòa án Cộng sản kết án tử hình, đã ngồi tù 11 năm mới được minh oan. Ông Trần Văn Tuân không cần phải là người đã xử oan ông Long ; nhưng ông là một quan phó chánh án, đại diện cho cả hệ thống tư pháp của chế độ. Cho nên dân đã ném giày dép vào hệ thống tư pháp Cộng sản chứ không nhắm vào cá nhân ông Tuân !

Anh công an còn hỏi tới động cơ chính trị của bà Thùy Dương và hỏi bà có bị ai lôi kéo xúi giục không. Bà Thùy Dương tự giới thiệu chỉ là một bà nội trợ bình thường, nhân tiện còn hỏi luôn, "…sẵn đây cho tôi hỏi động cơ chính trị nào khiến mấy cô chú xịt nước, đập nhà, đổ đất vào đầu dân vậy ? Các cô chú là chủ tịch, là ông là bà. Dân là súc vật à ?".

Khi một đảng cầm quyền coi dân như súc vật thì sẽ còn nhiều người ném giày. Bà Thùy Dương tiên đoán vụ Thủ Thiêm không thể yên. Vì "Lòng dân như sóng thần !" Khi nào còn đàn áp, bất công ; khi quyền tự do phát biểu của người dân Việt Nam còn bị cướp đọat, thì nghề làm giày còn phát tài.

Người dân Việt Nam đã thêm một phương pháp bày tỏ ý kiến mới. Không được nói, không được viết, chúng ta chỉ còn cách "làm dấu" hay "ra hiệu" bằng cử chỉ. Nhưng ném cả chiếc giày đi cũng hơi phí của.

Lần tới, khi tiếp đón ông tân chủ tịch nhà nước hay ông Tập Cận Bình, bà con có thể chỉ cần mỗi người tháo một chiếc giày ra, cầm trong tay, không cần phải ném cũng được. Một chiếc giày có giá trị bằng vạn lời nói, hàng vạn chữ viết. 

Ngô Nhân Dụng

Nguồn : Người Việt, 23/10/2018

Published in Diễn đàn
dimanche, 21 octobre 2018 23:31

Chiếc giầy cô gái Thủ Thiêm

Từ chiếc giày của cô gái Thủ Thiêm

Viết từ Sài Gòn, RFA, 21/10/2018

Chuyện một công dân ném giày vào mặt nhà lãnh đạo, nếu ở quốc gia tiến bộ và lãnh đạo lương thiện thì đó là việc xấu, đáng chê trách, ngược lại, ở một quốc gia tụt hậu, tham nhũng và không có những lãnh đạo lương thiện, thì hành động ném dép vào mặt lãnh đạo trở nên phát sáng và nhận được sự hưởng ứng, cổ động, tung hô… Trường hợp cô gái trẻ tên Nguyễn Thị Thùy Dung ném giày vào mặt bà Nguyễn Thị Quyết Tâm (Phó Bí thư Thành ủy kiêm Chủ tịch Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh) trong cuộc tiếp xúc cử tri Thủ Thiêm ngày 20 tháng 10 năm 2018 là một ví dụ. Cô được nhân dân tung hô như mở cờ trong bụng. Tại sao có chuyện kì lạ này ?

giay1

Biên bản tạm giữ chiếc giày, hình FB Trương Châu Hữu Danh

Tại Việt Nam, chuyện ném giày, ném dép vào mặt lãnh đạo, cán bộ không phải là lần đầu. Trong một phiên tòa ở phía Bắc, người dân đã ném thẳng giày vào mặt thẩm phán, không những ném một lần mà ném tới ba, bốn lần, giày trúng phóc vào mặt thẩm phán, phiên tòa phải tạm ngưng, thẩm phán phải ngưng tuyên án để trốn vào bên trong dưới sự bảo vệ của công an và cán bộ… Nhưng vụ này chím xuồng, chỉ xuất hiện lai trên các trang mạng xã hội chứ không nổi đình nổi đám như vụ cô Thùy Dung ném giày vào mặt bà Quyết Tâm. Và ở cả hai vụ ném giày này, người bị ném đều tỏ ra tức tối, giận dữ, hằn học. Những người ném giày trong phiên tòa ở phía Bắc đều bị công an mời, cô Thùy Dung thị bị vây bắt, đánh tập thể.

Cái khác nhau giữa lãnh đạo tiến bộ và lãnh đạo kém cỏi nằm chỗ khi bị nhân dân ném vào mặt, nếu lãnh đạo tiến bộ, người ta phải xin lỗi vì mình đã chọc giận nhân dân, đã sai với nhân dân đến mức khiến cho nhân dân phản ứng thái quá. Còn với lãnh đạo kém cỏi, thường thì phản ứng tức giận, hằn học, thậm chí trả thù người đã ném mình. Và đương nhiên, lãnh đạo tiến bộ luôn biết quì xuống xin lỗi nhân dân, lãnh đạo thô thiển, kém cỏi thì xem nhân dân chẳng thua gì cỏ rác. Đó là những nét khác nhau cơ bản.

Có một điều đáng hổ ngươi cho bà Nguyễn Thị Quyết Tâm ở chỗ, cũng chính miệng bà từng khẳng định trong một phiên tiếp xúc báo chí năm ngoái rằng "Nhân dân không bao giờ chửi Đảng". Và bà Tâm là một đảng viên cấp cao của đảng Cộng sản, chứ không ai khác, chính bà đã bị nhân dân chất vấn, chửi thẳng lời và ném thẳng giày vào mặt (rất may cho bà là không trúng mặt mà chỉ rơi xuống bàn trước mặt !). Chỉ riêng chuyện này thôi cũng đủ nhận thấy cái tâm và cái tầm của một cán bộ cấp cao như bà Tâm. Một cán bộ làm chuyện mờ ám trong vấn đề đất đai của nhân dân, thơn thớt nói cười trước nỗi đau của nhân dân và sẵn sàng nói láo không biết ngượng miệng rằng nhân dân tin tưởng mình, không bao giờ chửi Đảng… Điều đó chỉ cho thấy bản thân bà Tâm chưa và không đủ tư cách làm một con người bình thường trong một xã hội bình thường.

Nhưng ở đây, bà Tâm được làm cán bộ cao cấp trong một xã hội bất thường. Một xã hội mà ở đó, kẻ cướp luôn miệng xưng mình là đầy tớ nhân dân, một xã hội mà ở đó, mọi thứ trái khoái, phi lý đều có thể diễn ra dưới sự che chở, bảo bọc của nhà nước, một xã hội mà tiếng kêu đau không còn đủ sức đánh vào lương tri nhà cầm quyền, dường như lương tri của họ đã chai lạnh, và người dân phải dùng đến bình gas, đốt, ném, dùng đến bạo lực thì nhà cầm quyền mới chịu nói chuyện một cách nghiêm túc trong sự giảo hoạt có chừng mực hơn của họ. Và đương nhiên sự nghiêm túc này cũng chẳng mang lại giá trị hay kết quả nào ngoài ý nghĩa lấp liếm, giảo hoạt và thêm một lần nữa lừa dối nhân dân.

Rõ ràng, có một thứ gì đó đã ăn quá sâu trong não trạng của người Cộng sản, họ dường như không còn biết thế nào là nói thật, tự trọng, danh dự hay bao dung. Bởi nếu biết những thứ đó, ắt hẳn bà Tâm sẽ không bao giờ hằn học với cô Thùy Dương. Trong tâm thế của một cán bộ cấp cao, chịu trách nhiệm về đời sống, quyền lợi của người dân, chiếc giày ném từ phía đối phương sẽ đóng vai trò thức tỉnh lương tri và trách nhiệm, khiến cho người ta phải suy tư nhiều hơn về bổn phận cũng như hình ảnh của mình trước nhân dân. Nhưng ở đây thì không phải vậy !

Cái "không phải vậy" này nghiễm nhiên đẩy chiếc giày tức dân của một người dân ném cán bộ vào lịch sử. Nó cho thấy bộ mặt thật của chế độ cầm quyền cũng như bộ mặt thật của những kẻ đang nắm quyền bính, đang làm mưa làm gió và đang ăn hại nhân dân méo tròn ra sao. Và cái lạ ở đây là khi một chiếc giày được ném vào mặt một nô bộc nhân dân xuất sắc, ưu tú của đảng thì liền sau đó là những tràn vỗ tay triền miên.

Nó cũng giống như người dân đã từng vỗ tay cho Đoàn Văn Vươn – Hải Phòng, tung hô hết lời với nhân dân Đồng Tâm – Hà Nội, nhân dân Phan Rí Cửa – Bình Thuận, và bây giờ là cô Thùy Dương, Sài Gòn. Rõ ràng có một điều gì đó đang biến chuyển, đi từ ngậm miệng tức tưởi sang chỗ đấu tranh kêu gào và tiến đến bứt phá và bây giờ là ném thẳng vào mặt. Thế mới hiểu thế nào là sức mạnh của nhân dân ! Một sức mạnh mà ở những quốc gia dân chủ tiến bộ, nó hoàn toàn không bao giờ cần dùng đến !

Viết từ Sài Gòn

Nguồn : RFA, 21/10/2018 (VietTuSaiGon's blog)

*********************

Chiếc giày của chị Dương

Mặc Lâm, VOA, 21/10/2018

Chị Nguyn Thùy Dương 28 tui, ng ti Q.2 va có mt hành đng vượt qua mi suy nghĩ ca người dân c nước. Ch ném chiếc giày ca mình đang mang vào bà Nguyn Th Quyết Tâm vào sáng ngày 20 tháng 10 trong mt cuc hp ca thành ph vi người dân oan Th Thiêm, khi bà Tâm trên bục ging thuyết, c gng xoa du người dân oan trong gii pháp đn bù cho h bng vic tiếp tc ha hn nhng điu mà h đã nghe không biết bao nhiêu ln t hơn hai mươi năm qua.

giay2

Chân dung chị Thùy Dương ti mt bui tiếp xúc c tri tháng 6/2018, người được cho là đã ném giày vào bà Nguyn Th Quyết Tâm trong bui tiếp xúc c tri vào sáng ngày 20/10. (nh chp màn hình trên kênh Youtube Dân Oan Vit Nam)

Chiếc giày ca ch Dương không trúng bà Tâm nhưng li trúng vào tâm điểm ca c gung máy chính tr mang tên Đng Cng sn Vit Nam.

Mặc dù đây không phi là ln đu tiên người dân ném giày dép vào lãnh đo, nhưng có l đây là ln đu tiên chiếc giày ca ch Dương được chú ý nhiu đến thế. Chiếc giày như mt thứ vũ khí ca người dân đen, nó đơn sơ như thi kỳ Đng Cng sn vn đng người dân dùng tm vông vt nhn đ chiến thng quân thù. Chiếc giày tuy không nhn và làm nguy him tính mng như tm vông nhưng nó li mang hình nh ca nhng gì t hi nht, mi thứ nhơ bn đu nm dưới gót ca nó, vì vy, nó mc nhiên được xem là th vũ khí cn thiết khi người ta mun h b mt hình tượng, mt ch thuyết hay ngay c mt chế đ. Chiếc giày là hình nh gây n tượng khi nó được ném vào ai đó. đây ch Thùy Dương ném vào bà Quyết Tâm, người ph n quyn lc nht thành ph. Bà Tâm được người dân xác đnh là không thuc phe nước mt bi bà không biết khóc, v Nhà hát Giao hưởng là ví d mi nht sau mt lot tuyên b đy tai tiếng ca bà.

Nhưng chiếc giày ca ch Dương không chỉ nhm vào bà Quyết Tâm. Nó nhm vào c h thng quyn lc ca Vit Nam. Thông đip ca nó là bn dân cùng kh ca chúng tôi không còn s hãi gung máy này na. Chiếc giày là tiếng nói chính thc không nhng ca dân oan Th Thiêm mà là dân oan khp nước. Nhng người sng không ra sng, chết không ra chết, đang vt vã trong nhng công viên, khu ph ngp nga sình ly, dưới gm cu, trong nhà lng ch…..nhng con người y đã và đang kêu gào khn c nhưng không mt ai trong gung máy tr li cho h. Thủ Thiêm hai mươi năm. Đng Nai hai mươi sáu năm, Long An, Bà Ra, Văn Giang, Dương Ni, Nam Đnh… không biết bao nhiêu năm na. Cht cha lâu và dày như thế liu mt chiếc giày có làm cho h thng này tnh gic hay không ?

Nếu chính quyn không tnh thì người dân s tnh.

Bởi h sng quá lâu trong s hãi. Người dân không th tưởng tượng ra được vào mt ngày nào đó trong mt bui hp quan trng, trong mt công s nguy nga li có mt ph n 28 tui cũng cùng kh như mình dám ném chiếc giày vào lãnh đo thành phố. Người ph n y là ai mà bo gan như thế ? Đơn gin lm, cô chng phi là anh thư n kit gì, cô ch là mt người dân oan Th Thiêm mt đt, b chính quyn la lc quá lâu, quá nhiu ln. S nóng gin nhiu ngày đã biến thành phn n và t đó chiếc giày được phóng ra bng sc mnh ca s oan c, lm than trong bao nhiêu năm tích t.

Chính quyền thành ph ln này t ra khôn ngoan hơn khi không bt giam ch như nhng ln khác, bi h biết bt người dân oan Th Thiêm lúc này s không khác nào đy s cung nộ tr thành bão t.

Chiếc giày ca ch Dương làm người dân bình thường cht tnh sau hơn bn mươi năm s hãi ch biết cm ci mưu sinh và âm thm tuân theo quy lut do người Cng sn đưa ra, bt k quy lut y bt công đến thế nào chăng na.

Nhiều năm qua, người dân đã biết chng li công an giao thông khi b bt xe x pht nhng li mà h không vi phm. Người dân đã biết bt tuân dân s khi nhng BOT được dng lên ct đ thu tin mt cách bt công nhưng ra v hp pháp. Người dân đã biết biu tình chng ô nhiễm môi trường bt k nhng hu qu tàn đc mà h phi nhn. Người dân cũng đã biết h có quyn t chi mt t giy triu tp bt hp pháp ca công an cũng như không chp nhn m ca cho an ninh khám nhà khi không có trát tòa. H đã biết dy d công an khi bị canh gi ti nhà cũng như t cáo hành vi bt hp pháp ca lc lượng an ninh bng cách livestream công khai trên mng xã hi.

giay3

Bà Nguyễn Th Quyết Tâm (áo vàng) tiếp đón Tng thng M Barack Obama nhân chuyến thăm ca ông ti Vit Nam vào tháng 5/2016. nh : AP Photo/Carolyn Kaster

Những cái biết y tun t xy ra, nay h biết thêm mt điu na : người dân có th ném giày dép vào lãnh đạo, gia đám đông và gia ban ngày.

Chiếc giày ca ch Dương được ném đi bng sc đy ca bt công và bo lc t chính quyn thành ph. Bt công khi ly đt ca dân mà tin bi thường như ca b thí. Bo lc khi cưỡng chiếm hàng ngàn căn nhà và đy người dân vào đường cùng ca đêm ti. Chiếc giày ca ch Dương không làm ai b thương dù có b ném trúng, nhưng chiếc giày có kh năng sát thương c mt chế đ khi chế đ y tiếp tc con đường bt người dân hy sinh cho đng trường tn.

Chiếc giày ca ch Dương rồi đây s được người dân nh ti trong các cuc trà dư tu hu. Bên gánh hàng rong, trong nhng quán cà phê cht chi cáu bn, hay trên nhng bàn nhu va hè. Người dân thp c bé ming t dưng cm thy ln lên bi h phát hin rng nhng người Cng sn cũng là con người như h, cũng biết s hãi và đy ry hèn mn, nht là khi b dân chúng ni lên chng li.

Đối vi người trí thc, chiếc giày ca ch Dương làm h bt rt, bt an. Mc cm trước mt người đàn bà 28 tui làm cho h nh bé và tn thương. Nhỏ bé vì bất lc, tn thương vì t ái. Và biết đâu chiếc giày ca ch Dương s khiến h bng tnh và bước ra khi căn chòi "cu an" mà h t nht mình bao năm nay mt cách t giác và đy nhng bao bin.

Mặc Lâm

Nguồn : VOA, 21/10/2018

*********************

Đường bay của một chiếc giày

Cánh Cò, RFA, 20/10/2018

Mạng xã hội bùng nổ thật sự khi một chiếc giày từ tay người dân Thủ Thiêm đã được ném thẳng vào bà Nguyễn Thị Quyết Tâm vào sáng 20 tháng 10 trong buổi họp dân Thủ Thiêm được gọi là tiếp xúc cử tri.

giay4

Chiếc giày của chị hôm nay tuy trượt nhưng nói lên rất nhiều điều

Chiếc giày của một người phụ nữ còn trẻ, chị là Nguyễn Thùy Dương sinh năm 1990 ngụ tại quận 2 thành phố Hồ Chí Minh, một trong hàng chục ngàn nạn nhân của khu đô thị mới Thủ Thiêm. Chị ném chiếc giày đi khi bà Quyết Tâm đang cố thuyết thục người dân rằng chính quyền thành phố sẽ giải quyết các bức xúc của họ bằng mọi cách. Và trong lúc câu chữ của bà chưa kịp "thuyết phục" thì chiếc giày, như một cách trả lời hàm xúc nhất mà một người dân tay không tấc sắt dám ném trả vào mặt cả hệ thống cầm quyền để chứng tỏ cho bọn tham quan ô lại biết rằng tận cùng của nỗi đau sẽ là những phản ứng.

Chiếc giày của chị hôm nay tuy trượt nhưng nói lên rất nhiều điều, mà điều lớn nhất là nó đã tập trung được toàn bộ oan ức, đau khổ, lầm than của cả một cộng đồng để ném vào chế độ này, một chế độ hoàn toàn không có trái tim lẫn khối óc.

Nếu có trái tim nó đã không công khai một dự án gây phẫn nộ như Nhà hát Giao Hưởng trong khi hàng ngàn người dân còn đứng đó dưới lòng đường chờ được trả lại vài mươi thước đất mà chúng đã cướp từ hơn 20 năm qua.

Nếu có khối óc nó đã không làm trò hề trên sự căm phẫn của quần chúng, không riêng gì dân Thủ Thiêm mà cả nước hiện đang dõi theo những con người bần cùng do chế độ tạo ra. Theo dõi, đồng cảm và nhất là cười khóc cùng dân chúng Thủ Thiêm. Cùng lên tiếng và cùng nổi giận.

Chính quyền thành phố vẫn tỏ ra ngoan cố và xem thường sự uất ức không còn giới hạn của người dân. Họ giàu có quá nên quên rằng chén cơm của người dân đang kiếm ra bằng mồ hôi có khi là nước mắt của họ thật khác xa với những xấp tiền dầy cộp được mang tới tận nhà dâng cho họ. Chén cơm bần hàn của người cùng khổ không thể bị chà đạp thêm nữa khi cả một tập đoàn tham nhũng xếp hàng bấm vào tin nhắn mà mỗi tin được cho là bố thí 20.000 cho người dân đen, và bỉ ổi hơn, bọn chúng chỉ giả vờ bấm còn tiền thật thì không. Hai chục ngàn tiền đồng lớn đến vậy sao hỡi những kẻ vô lương tâm đang đục khoét vào nỗi đau của dân chúng ?

Từ chỗ bắt đầu đến nơi kết thúc chỉ không đầy 30 thước, nhưng chiếc giày đáng được gọi là lịch sử vì đường bay của nó cần đến hai mươi năm để tiến tới mục tiêu. Trong hai mươi năm đằng đẵng ấy nó đồng hành cùng với những người dân oan sống và thở cùng hơi thở của họ để biết rằng Thủ Thiêm là nơi cuối cùng, là tận điểm của bọn cường hào ác bá đỏ.

Nó bay tới đống rác được gọi là chính quyền thành phố để đánh động đám ruồi nhặng đang bu vào ung nhọt Thủ Thiêm. Chiếc giày như một tia chớp của sự căm phẫn đã lên tới cực điểm và bà Quyết Tâm được chọn không hẳn người dân ghét vì mồm miệng điêu toa mà họ chọn vì bà là chiếc loa của tập đoàn cướp đất.

Cái loa ấy chỉ xứng đáng với một chiếc giày.

Đảng Cộng sản chắc sẽ thức tỉnh vì tác động của chiếc giày lên từng bộ phận trong đảng. Nó không chỉ là sự nhục nhã, đáng xấu hổ mà nó còn nhắc tới một sự thật mà Đảng Cộng sản Việt Nam đang phải đối mặt : Sự sợ hãi của quần chúng nay đã không còn và chiếc giày vượt qua nỗi sợ ấy đã trúng đích nhắm của nó : Đảng Cộng sản Việt Nam, nơi phát sinh mọi oan khuất, bần cùng của người dân cả nước.

Sau sự cố bị ném giày đảng có lẽ sẽ buộc phải thay đổi chứ không còn im lặng trước bức xúc của quần chúng. Một là sẽ đàn áp bạo liệt, tàn nhẫn hơn, hai là sẽ làm lành, hòa dịu nhằm hạ nhiệt một lò lửa đang ngùn ngụt cháy là Thủ Thiêm

Chắc chắn trong hai họ phải chọn một, nhưng nếu chọn biện pháp đàn áp, khủng bố, trả thù hay ém chặt thông tin tiêu cực họ sẽ gặp thêm những phản ứng khác của dân chúng. Càng ém chặt thì sức bùng phá càng lớn và sức dân không có một lực lượng vũ trang nào chống lại nổi. Những bài học đàn áp trên khắp thế giới đã quá rõ để thấy rằng bạo lực, đàn áp nhân dân chỉ là con đường ngắn nhất khiến quần chúng nhanh chóng hiểu ra mình phải làm gì.

Nếu chọn con đường hòa dịu như cách chữa lửa thì đảng sẽ càng thất bại. Quá nhiều lần nói dối, quá nhiều lần hứa nhưng không làm mà Đồng Tâm là vụ mới nhất, đã khiến nhân dân khinh bỉ và không mấy ai còn tin vào những kịch bản tệ hại mà các diễn viên mập ú vì tham nhũng đang thủ vai người hòa giải. Khi dân không còn tin vào bất cứ lời nói nào của chính quyền thì chính quyền ấy chỉ nên làm một điều duy nhất : tự giải thể trước khi quá muộn.

Nếu không lần sau không phải là giày mà là đá tảng.

Cánh Cò

Nguồn : RFA, 20/10/2018 (canhco's blog)

******************

Cô bác không tin mà còn oán, ráng ngồi lại làm chi vậy mình ?

Đồng Phụng Việt, RFA, 21/10/2018

Mình à,

Vụ con nhỏ ở Thủ Thiêm gỡ giày liệng vào mặt mình làm tôi lo. Tôi biết da mặt mình… dày, giày đinh cũng chẳng thể làm trầy, thứ giày cao gót mỏng mảnh đó của đàn bà làm sao gây tác hại cho dung mạo của mình được nhưng mình đừng có chủ quan. Ai mà không biết một con én chẳng thể tạo ra được mùa… Xuân, song theo tôi, chiếc giày đó giống như cánh én dự báo mùa Xuân... Ả Rập sắp tới trên xứ này đó mình.

giay5

Cuộc họp của lãnh đạo thành phố Hồ Chí Minh với cử tri Thủ Thiêm hôm 20/10/2018. Bên góc phải là chiếc giầy được ném về phía cử tọa - Courtesy Vnexpress, FB, RFA edit

Mình bận trăm công, ngàn việc, không theo dõi mạng xã hội nên không biết, chỉ vài tiếng sau khi chiếc giày ấy chao lượn dù chỉ vài mét trong buổi đại diện của Đoàn Đại biểu Thành phố Hồ Chí Minh tại Quốc hội tiếp xúc cử tri Thủ Thiêm, nó đã khiến cả triệu người hưng phấn. Hết thằng này đem chiếc giày bày ra trên trang cá nhân của nó, tới con kia dùng photoshop, gắn thêm vào đầu mình cái mũ an toàn có khung sắt bọc kín mặt. Rồi bà này biểu phải đưa chiếc giày đó vào bảo tàng, ông kia gọi nó là Tomadep… Tui biết mình không sáng dạ lắm nên lưu ý mình luôn nè. Tomadep là một kiểu ví von đểu giả đó mình.

Ờ, suýt nữa tui quên, cả đời mình chỉ học Lịch sử Đảng và Nghị quyết, chắc gì mình biết Tomahawk là chi ! Sẵn dịp này, tui giải ngố cho mình... Tomahawk là một thứ nửa búa, nửa rìu của đám thổ dân ở Bắc Mỹ. Nó vừa có thể dùng để đóng, vừa có thể dùng để bửa, khi cần còn có thể phóng như dao. Lợi hại dữ lắm. Sau một thời gian dùng Tomahawk như một loại công cụ cá nhân hỗ trợ công việc thuần túy lính tráng, đám lính Mỹ còn lấy Tomahawk đặt làm tên một loại hỏa tiễn. Tất nhiên Việt Nam không có Tomahawk nhưng giày, dép thì nhiều. Liệng dép, phóng giày như Mỹ xài Tomahawk cả theo kiểu thủ công lẫn theo hướng hiện đại dễ òm. Tomahawk thì mắc, đâu cỡ hai triệu đô một trái, xài phải tính nhưng giày, dép thì… khác, thành ra từ nay mình phải hết sức cảnh giác với Tomadep nghe. Tomadep giờ sẽ như hình với bóng của những người như mình đó mình !

Mình à,

Tui biết gỡ giày liệng vào mặt người khác là không văn minh nhưng mà cô bác hoan nghênh con nhỏ đó dữ lắm mình. Họ xem nó là anh thư, hành động liệng giày vào mặt mình được cô bác ca ngợi rần rần là anh hùng. Tên tuổi, hình ảnh của nó giờ nhan nhản trên mạng xã hội. Mình biết cô bác tiếc gì không ? Họ tiếc sao chiếc giày không trúng đích. Tiếc sao con nhỏ đó chỉ liệng có một chiếc ? Hàng chục ngàn người oằn lưng gánh oan khiên non hai thập kỷ, sao chỉ có nhõn một... Tomadep ? Tui biết mình giận nhưng thôi đừng giận. Thời thế khác rồi, trong bối cảnh như vầy, nhốt những đứa như vậy rõ ràng là hổng có… "sáng suốt", lập biên bản tạm giữ chiếc giày rồi thả nó mới là… "tài tình". Tui có lời khen mình, khôn, tuy... đột xuất vẫn là... khôn, muốn khách quan thì phải khen !

So cuộc gặp cử tri hôm thứ bảy 20 tháng 10 vừa rồi với cuộc gặp cử tri hồi 9 tháng 5, lần này, tui thấy mình đã khôn ra. Lần trước mình dại quá. Ai đời thiên hạ đang khóc vì uất, bu quanh mình mếu máo bày tỏ nỗi niềm, mình - dù gì cũng là đại biểu cho "ý chí, nguyện vọng" của dân - mà lại ngoác miệng ra cười. Mấy tấm ảnh đó tai hại dữ lắm nghe mình. Nó làm thiên hạ thấy mình đã ác mà còn ngu. Tui biết mình... đúng là như vậy nhưng làm lãnh đạo cũng cần khôn... chút đỉnh, che xong còn phải đậy, đằng này mình không che, không đậy lại còn phơi ra như phơi đồ lót rách giữa... quảng trường Ba Đình ! Thiệt tình…

Dẫu trong mắt mình, đám dân xứ này vừa ngu, vừa hèn nhưng mình phải biết thời thế khác xưa nhiều rồi. Chuyện chặt đầu cha chúng, lột da mẹ chúng, bịt miệng, bóp hầu, bạt tai, đá đít chúng mà vẫn buộc chúng đồng thanh "Ơn Đảng, ơn Nhà nước" thành cổ tích rồi. Cứ nghĩ giờ cũng như xưa mới có khúc xương Thủ Thiêm, mới có Tomadep đó mình. Tui biết, cả một đời đứng dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, mình đâu có coi dân ra chi nhưng khinh dân là một chuyện, khơi khơi tỏ cho dân thấy mình khinh chúng lại là chuyện khác. Ai mà không biết mình là con Hai Bình, Bí thư Tây Ninh nhưng khơi khơi biểu dân kiểu con cán bộ tiếp tục làm lãnh đạo là hồng phúc dân tộc thì dại hơn cả... chó dại nữa đó mình !

Mình nè,

Tui biết làm lãnh đạo thì phải diễn, có thể ngoài Lịch sử Đảng và các Nghị quyết, bên trong hộp sọ của mình chẳng có gì, vì không vậy làm sao Đảng chọn - quy hoạch mình thành "nhân sự chủ chốt" nhưng mình diễn… hồn nhiên quá. Trẻ con hồn nhiên thì dễ thương nhưng lãnh đạo mà hồn nhiên thì chỉ có vài chỗ để chuyển công tác, không Biên Hòa thì Trâu Quỳ và cũng chỉ có chừng đó thôi mình à !

Hồi tháng 5, cô bác chỉ thẳng vào mặt mình, lên án mình bảo vệ đám tham quan, ô lại đẩy họ vào tuyệt lộ, đòi mình từ chức, mình nghĩ sao mà trả lời : "Xin thưa với cô bác là rất ray rứt. Nghe cô bác nói xót xa lắm. Khi cô bác còn ý kiến có nghĩa là còn tin…" ? Thiệt tình… Mình có biết câu trả lời đó khiến thiên hạ nhận ra mình trâng tráo đến mức không thể giáo dục, cải tạo được nữa, chỉ còn nước… cách ly vịnh viễn với nhân loại hay không ? Ray rứt, xót xa mà sao không làm gì suốt hàng chục năm ? Người ta kết án mình, xếp mình cùng một giuộc với đám tham quan, ô lại, bức hại họ, biểu mình đi chỗ khác mà mình lại khăng khăng khẳng định họ nói vậy là… "còn tin" mình, là sao ? Thiệt tình...

Mình nè ! Tiếp xúc cử tri loại như dân Thủ Thiêm đâu có giống các Đại hội Đảng, họp Thành ủy hay họp Quốc hội, họp Hội đồng nhân dân. Nói lấy được hết... được rồi ! Cách nay năm tháng, mình nói tới chuyện "cô bác còn tin", giờ Tomadep và phản ứng của cô bác sau Tomadep rõ ràng là không những cô bác không tin mà chỉ hận, vậy là tự mình nhét mình vào kẹt rồi đó mình. Cô bác muốn sao họ nói rồi, thậm chí ngoài nói, họ còn hành động, sao mình không hội ý với đồng chí, đồng đội ra... nghị quyết cùng… thoảng đi cho thoáng, ráng ngồi lại làm chi vậy mình ?

Đồng Phụng Việt

Nguồn : RFA, 21/10/2018

*****************

Loanh quanh bên chuyện dép/giầy

Tưởng Năng Tiến, RFA, 20/10/2018

Nhiều người nói tôi đi khiếu nại khi tóc còn xanh mà bây giờ nhìn xem tóc tôi đã bạc trắng.

Trần Thị Mỹ, cư dân Thủ Thiêm

 "Một lần tôi quay cảnh ông thăm đồng bào nông dân ở Hải Dương, mùa hè năm 1957. Sáng sớm hôm ấy trời mưa to, trên đường còn lại những vũng nước lớn. Ðến một đoạn đường lầy lội ông tụt dép, cúi xuống xách lên. Trong ống ngắm của máy quay phim tôi nhìn rõ hai bên vệ cỏ không bị ngập. Tôi chợt hiểu : ông không đi men vệ đường bởi vì ông muốn chưng đôi dép.

giay6

Vì lòng kính trọng đối với ông, không muốn rồi đây người xem sẽ nhận ra trên màn ảnh lớn diễn xuất lộ liễu, tôi tắt máy. Nghe tiếng cái Eymo 35 đang kêu xè xè đột ngột im tiếng, ông ngẩng lên nhìn tôi, nhưng ngay đó ông hiểu ra" (Vũ Thư Hiên, Đêm Giữa Ban Ngày, California, Văn Nghệ, 1997).

Nhờ "lòng kính trọng" của tác giả đoạn văn thượng dẫn nên màn "chưng dép" của ông Hồ Chí Minh đã không gây ra điều tiếng eo sèo gì ráo. Thiệt là quý hoá và may mắn. Tuy nhiên, không phải ai cũng có sự may mắn tương tự với dầy và dép. Cách đây hai năm, có hôm, nhật báo Người Việt ái ngại loan tin :

Từ chiều 25 Tháng Năm, trên các mạng xã hội lan truyền "chóng mặt" hình cán bộ vừa rời khỏi xe công vụ liền được một ông bảo vệ cõng đưa lên bậc tam cấp của hội trường, khiến dư luận "dậy sóng".

Tin Tuổi Trẻ cho biết, người được bảo vệ cõng trong hình là ông Nguyễn Ngọc Niên, tổng biên tập báo Nhà Báo và Công Luận của Hội Nhà Báo Việt Nam.

Tấm hình này được chụp trước bậc tam cấp của hội trường Học Viện Chính Trị Quốc Gia Hồ Chí Minh vào sáng 25 Tháng Năm, nơi chuẩn bị tổ chức "hội nghị học tập, quán triệt nghị quyết đại hội lần thứ XII đảng", dành cho trên 850 lãnh đạo các cơ quan báo chí, xuất bản của 25 tỉnh, thành phố phía Bắc.

Nói qua điện thoại với Tuổi Trẻ sau khi bức ảnh được phát tán trên mạng, ông Nguyễn Ngọc Niên cho biết không biết ai chụp và vì sao lại đưa bức ảnh này lên mạng…

giay7

Ảnh : CTV

Tôi cũng có nỗi thắc mắc tương tự : Chuyện có gì lạ đâu "vì sao lại đưa bức ảnh này lên mạng ?" Báo Dân Trí, số ra ngày 19 tháng 9 năm 2018, vừa cho hay :

"Cứ 7 lao động phải ‘nuôi’ 1 công chức, viên chức và người hưởng lương. Theo Tổng cục Thống kê, tính đến ngày 01/07/2017, cả nước có hơn 3,8 triệu cán bộ công chức, viên chức và người hưởng lương, mức tăng 11,3% so với năm 2012. Nếu so sánh với tổng số lao động hơn 26,9 triệu lao động, bình quân cứ 7 lao động đang làm việc sẽ phải nuôi một cán bộ công chức, viên chức và người hưởng lương".

Toàn dân nai lưng nuôi nấng cán bộ trọn đời như thế mà có ai dám ta thán gì đâu. Thỉnh thoảng – vào lúc gió mưa – cõng mấy ổng/mấy bả thêm năm ba phút (cho khỏi ướt giầy) nào phải là chuyện lớn, đáng để phàn nàn. Điều cần phàn nàn, theo chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan là : "Không có lý gì mà người dân và doanh nghiệp phải nộp thuế để nuôi các cán bộ gây cản trở cho mình và ‘lạnh tanh với sự phát triển của đất nước".

Bà Lan nói đúng nhưng e chưa đủ. Cán bộ nhà nước không chỉ "cản trở" công ăn việc làm của người dân, và "lạnh tanh với sự phát triển của đất nước" mà còn "ăn của dân không từ thứ gì" – kể cả đất đai. Trong vụ ăn đất ở Thủ Thiêm lại vừa có "sự cố" không hay, liên quan đến chuyện dép dầy, được fb Hoàng Minh mô tả là chiếc dép đi vào lịch sử :

"Cả nhà nuôi giấu cách mạng, cha là tù chính trị, nhưng cả nhà chị Nguyễn Thị Thùy Dung lại bị mất đất trong uất ức. Hôm nay, chị là một trong 5 người đến sớm nhất nhưng khi đăng ký ‘phiếu phát biểu’ lại là số 39 trong khi mọi người chỉ được phép phát biểu trong 120 phút. Những uất ức dồn nén vào chiếc dép hiệu Uyên (sản xuất tại quận 2) đã bay thẳng vào cán bộ".

FB Lê Luân Quang cho biết thêm đôi ba chi tiết :

"Đây là chiếc guốc của một cô gái trẻ ném thẳng vào mặt bà Chủ tịch Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thị Quyết Tâm tại Hội nghị tiếp xúc cử tri quận 2 vào sáng ngày 20/10/2018. Đây cũng là ngày lễ kỷ niệm Phụ Nữ Việt Nam trên toàn quốc.

Được biết, cô gái ấy tên là Nguyễn Thị Thùy Dung, người đại diện ‘bất đắc dĩ’ cho hàng ngàn dân oan bị chính quyền cướp đất tại Thủ Thiêm, Q2, mà họ đã khiếu kiện các cấp chính quyền lẫn chính phủ suốt 20 năm ròng nhưng không có kết quả. Đó là sự phản kháng trong bế tắc của đại diện cho cái nôi cách mạng...

Cũng như chiếc dép ném thẳng vào mặt Phó Chánh tòa cao cấp Trần Văn Tuân trong buổi xin lỗi ông Hàn Đức Long, người bị tuyên án tử hình oan và ngồi tù 11 năm, ngày 25/4/2017. Chiếc guốc của chị Dung là một cuộc đấu tranh tự phát, thể hiện sự vùng lên cuối cùng trong nỗi cô đơn đầy tuyệt vọng.

Nhưng đó cũng là dấu ấn khởi đầu cho một vùng đất mà sự bùng nổ của nỗi uất hận vì bị đối xử bất công đã lên đến tột đỉnh của sự kiềm chế. Nó cũng đánh dấu cho sự ô nhục và bất lực của một chế độ không kiểm soát được quyền lực của băng nhóm tư bản đỏ tham tàn. Và cũng có thể, chiếc guốc này báo hiệu cho một sự suy tàn không thể cứu vãn của đế chế độc tài tàn bạo tại VN".

FB Khang Nguyên gửi theo đôi ba lời bình :

"Bất lực trước đất đai, nhà cửa bị ‘cưỡng chiếm’ ; bất mãn trước cách giải quyết kém cỏi, trơ trẽn của giới lãnh đạo, người dân đã chọi chiếc giầy vào mặt những kẻ này để bày tỏ sự bức xúc, nỗi bất mãn và sự xem thường những kẻ luôn mang tiếng rằng sẽ đại diện, mang lại công bằng cho họ.

Cái mà người ta vẫn thường đeo hàng ngày để bảo vệ đôi chân tránh đạp phải những thứ bẩn thỉu, nhơ nhuốc thì nay bay thẳng vào mặt chính quyền. Tôi nói thật, không có cái nhục nhã nào bằng khi kẻ quyền lại bị người dân khinh rẻ đến thế".

FB Uyên Vũ cũng thế : "Tuy chưa trúng đích nhưng khi chiếc dầy bay đi nó đã thoát thân phận để biểu thị cho lòng dân".

FB Thu Hồng Trần kết luận :

"Tôi thật sự sợ ! Không phải sợ chiếc chiếc giày sandal mà sợ lòng dân vì chính họ bảo không còn gì để mất... đêm nay không biết lãnh đạo có họp khẩn không ? Hay ngủ ngon ! ? Ái da ... tức nước thì bờ vỡ thôi !"

Chắc chưa thể vỡ ngay nay mai đâu nhưng cũng sắp rồi ! Câu hỏi cấp thiết cần đặt ra là nó "vỡ" rồi sao nữa ? What's next ? Dân Việt, dường như, không mấy ai bận tâm đến chuyện tương lai mà "dân chủ", theo lời của nhà báo Ngô Nhân Dụng, "không giống như món mì gói cứ đổ nước sôi vào là ăn được ngay".

Tưởng Năng Tiến

Nguồn : RFA, 20/10/2018 (tuongnangtien's blog)

********************

Cô Thùy Dương và cái dép cho bà Hội đồng

Ánh Liên, VNTB, 22/10/2018

Chiếc dép của người phụ nữ Thủ Thiêm (cô Nguyễn Thị Thùy Dương) bay vào bà Hội đồng như là hệ quả của sự bức xúc và căm phẫn liên quan đến sự chậm trễ và bao che của giới lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh trong xử lý đất đai thời gian qua.

giay8

Chiếc dép đưa ra nhiều gợi mở về cái gọi là 'Hội đồng nhân dân' và lời hứa lãnh đạo. Ảnh : Youtube

Facebooker Thinh Nguyen nhấn mạnh, đó là sự phản kháng có văn hóa : Chúng ta đã quá quen với văn hóa nhẫn nhục, cần có văn hóa phản kháng, phản kháng có văn hóa.

Trước đó, báo giới chính thống giật tiêu đề : Chúng tôi đặt niềm tin còn sót lại vào Bí thư Nguyễn Thiện Nhân. Điều này không hàm ý rằng, người dân còn niềm tin, mà nó phản ánh sự cạn kiệt niềm tin trong dân, đặc biệt là nhóm lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh, nổi bật là bà Nguyễn Thị Quyết Tâm – Chủ tịch Hội đồng nhân dân thành phố.

Sự mất mát niềm tin này cũng đồng nghĩa với việc, người dân bị hủy hoại niềm tin vào cái gọi là HĐND – cơ quan quyền lực nhà nước cấp địa phương của Việt Nam. Nơi đặt ‘quyết tâm chính trị’ lên trên cả ‘nhân tâm người dân’ trong nhiều quyết định, từ quy hoạch đất đai Thủ Thiêm cho đến cái gọi là nhà hát giao hưởng 1.500 tỷ đồng.

Trong buổi tiếp xúc với giới lãnh đạo thành phố, người dân Thủ Thiêm cũng bày tỏ thẳng, họ không cần cái 1.500 tỷ nhà hát, họ cần cơm ăn, áo mặc và giải quyết công bình trong sự vụ Thủ Thiêm. Bởi nhà hát, trong con mắt họ, là nhà hát dành cho giới nhà giàu, và bản chất của loại nhạc hàn lâm này là hoàn toàn không hiểu được, nhất là trong bối cảnh nỗi uất ức Thủ Thiêm vẫn chưa được giải tỏa.

Quay trở lại với chiếc dép và bà Hội đồng, chiếc dép này là lịch sử bởi nó phản ảnh tính thực tiễn của câu nói : con lãnh đạo làm lãnh đạo là hồng phúc của dân tộc. Nếu như việc chửi đảng và nhà nước không bị khép tội hình sự, thì có lẽ cuộc tiếp xúc vừa qua là sự tổng xỉ vả những căm hờn đối với giới lãnh đạo và đảng viên thuộc đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh.

Chiếc dép cũng cho thấy uy tín của bà Hội đồng, và cái gọi là Hội đồng nhân dân là con số 0 tròn trĩnh, nó lột tả trần trụi sự thật rằng, hội đồng đã không đại diện cho quyền lực nhân dân, nó chỉ đại diện cho lợi ích một số nhóm người nằm trong giới lãnh đạo thành phố. Do đó mới nảy sinh nhu cầu đề nghị Bí thư Thành uỷ Nguyễn Thiện Nhân với tư cách là Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh nhanh chóng đưa vụ việc Thủ Thiêm ra nghị trường Quốc hội., tất nhiên, trong tiếng vỗ tay của người dân.

Buổi họp với cử tri vừa qua cũng đáng chú ý khi mà bản thân một cử tri đã lên tiếng chỉ thẳng ‘nhóm lợi ích’ là Lê Thanh Hải (tức Hai Nhật, Bí thư thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh) và Tất Thành Cang (Phó Chủ tịch thường trực Thành phố Hồ Chí Minh). Nhưng đồng thời, nó cũng gián tiếp tố cáo ông Nguyễn Thành Phong, người từng có thời gian làm Bí thư Quận ủy Quận 2 (2007), chính quyền cơ sở có sai phạm trực tiếp trong xử lý đất đai tại Thủ Thiêm.

Mỗi người dân phát biểu luôn đi kèm tràng vỗ tay, bởi hơn ai hết họ biết rằng đó là ‘tiếng nói bên trong họ’, tiếng nói của sự thật và lương tri, của trách nhiệm và kỳ vọng. Người dân không cần xin lỗi, người dân cần sự thực thi của công bình xã hội, của sự lắng nghe tiếng nói của họ đúng mực.

Ông Nguyễn Thiện Nhân cho biết, đến tháng Mười một, những cá nhân sai phạm sẽ bị xử lý, nhưng đi kèm đó là hình thức ‘kiểm điểm’ đối với cá nhân sai phạm. ‘Kiểm điểm’ là hình thức đáng sợ nhất trong khâu xử lý vi phạm cán bộ mà người dân từng biết, nó được người dân hiểu như là sự dung túng về mặt thực thi luật pháp, bao che nhóm người nhà và tìm cách làm hài lòng dư luận theo một hướng đi nào đó.

Dư luận ngờ rằng, sẽ có một giải pháp được đưa ra trong tháng 11 trong đó xử lý cán bộ sai phạm chủ yếu là kiểm điểm, trong khi đó - chính quyền ông Nguyễn Thiện Nhân sẽ tìm cách tái định cư người dân và buộc người dân nhận bồi thường theo thời giá trước đó (thời điểm hoàn tất quy hoạch, bồi thường). Phương cách này nếu được triển khai, thì được xem là tối ưu đối với chính quyền thành phố, bởi họ vừa mang tiếng giải quyết, nhưng đồng thời cũng hợp thức hóa các sai phạm trước đó (tính chất là sẽ không bồi thường theo đúng thời giá hoặc giải quyết triệt để các sai phạm liên quan đến quy hoạch của nhóm lãnh đạo có liên quan) ?

Nhưng nếu giải quyết theo phương cách trên, thì người dân Thủ Thiêm vẫn sẽ trở về giai cấp vô sản thực sự. Từ nay, họ không chỉ mất đất, mà gồm cả mất dép, bởi nó giống như niềm tin còn sót lại đã theo chiếc dép bay theo giới lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh.

Ánh Liên

Nguồn : VNTB, 22/10/2018

Published in Diễn đàn