Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Đã gần 30 năm trôi qua, từ khi bức tường Berlin sụp đổ và một loạt các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu chuyển sang dân chủ. Đa số những nước này nay đã trở thành những nước văn minh, phú cường. Một số nước như Estonia đang trở thành giàu có và sung túc ngang với các quốc gia dân chủ Nam Âu trước đó.

danchu1

Sau khi bức tường Berlin sụp đổ, một loạt các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu đã chuyển sang dân chủ. Ảnh minh họa

Nhưng những cuộc cách mạng tiếp theo đã không mang lại kết quả mong đợi. Cuộc cách mạng Cam của Ukraine đã chỉ đưa nước này vào tình trạng nội chiến và mất bán đảo Crimea. Các cuộc cách mạng mùa xuân ả-rập đã chỉ thay các chế độ độc tài cũ bằng những chính quyền hỗn hợp theo khuynh hướng độc tài, thậm chí một số còn cực đoan hơn trước. Thắng lợi của thủ lĩnh đối lập Aung San Suu Kyi tại Miến Điện cũng không làm nước này trở nên dân chủ hơn, người Hồi giáo ở đây còn bị quân đội gia tăng đàn áp. Cuộc chính biến tại Zimbabwe cũng không làm nước này trở thành dân chủ như được trông đợi.

Những gì xảy ra tại Venezuela hiện nay cũng là một ẩn số, tuy nhiên người viết cũng không lạc quan về trường hợp này.

Các ví dụ trên chỉ làm những chính quyền độc tài còn lại có thêm lý cớ để khẳng định lập trường, rằng dân chủ sẽ đưa đến hỗn loạn.

Vậy điều gì đã khiến các cuộc cách mạng thành công ở Đông Âu, nhưng thất bại ở các khu vực còn lại ?

danchu2

Bễ phun nước Tình hữu nghị giữa các dân tộc, Alexanplatz, Berlin, Đức

Câu trả lời là, các cuộc cách mạng ở Đông Âu đã được chuẩn bị tốt hơn những cuộc cách mạng sau này về mọi mặt.

Trước hết là về thời gian. Nhân dân Đông Âu đã đấu tranh đòi dân chủ ngay từ sau khi rơi vào quỹ đạo của Liên Xô cuối Thế Chiến thứ hai. Các cuộc nổi dậy ở Hungary, Tiệp Khắc, Ba Lan, v.v. trong những thập niên 50, 60 và 70, mặc dù bị các chính quyền địa phương và Liên Xô đàn áp thẳng tay, nhưng đã hun đúc được cả một thế hệ những nhà cách mạng lỗi lạc, những người sau này lãnh đạo thành công cuộc cách mạng dân chủ cuối thập niên 80.

Thứ hai là về đạo đức và văn hóa của những người làm cách mạng. Họ làm cách mạng vì mục đích tối thượng là tương lai của dân tộc, không phải vì chức tước bổng lộc sau này. Rất nhiều nhà cách mạng sau này đã không theo nghiệp chính trị mà chuyển sang công tác từ thiện, làm báo v.v. Chính vì vậy, họ đã tránh được xung đột cá nhân và không để chính quyền cài cắm chia rẽ.

Thứ ba là dự án chính trị của những nhà cách mạng. Mục đích của họ không phải chỉ là thay đổi chế độ, mà họ đã có viễn kiến xây dựng tương lai đất nước. Nhờ vậy, sau khi chuyển đổi thể chế, họ đã giảm thiểu được những tổn thất kinh tế và có điều kiện hội nhập nhanh và toàn diện vào thế giới các nước dân chủ.

Trong các nước có thể chế độc tài, các cuộc cách mạng sẽ xảy ra như một quy luật tất yếu. Một chính quyền độc tài giống như một cỗ máy không được bảo trì, sớm muộn nó sẽ hư hỏng và sẽ phải được thay bằng một chính quyền khác. Nhưng một cuộc cách mạng có mang đến một chính thể dân chủ, hay chỉ mang lại một chính quyền độc tài khác, phụ thuộc hoàn toàn vào việc chuẩn bị của những nhà cách mạng.

Những cuộc cách mạng được tổ chức công phu trong 40 năm, có kết quả khác hẳn những cuộc chính biến được chuẩn bị trong vài năm bởi một số người cơ hội...

Xuân Văn

(26/01/2019)

Additional Info

  • Author Xuân Văn
Published in Quan điểm

Cách mạng không phải tự nhiên mà đến, nó là một tiến trình tích luỹ lâu dài những phẩn nộ của nhân dân. Khi những phẩn nộ bị dồn nén đến mức tức nước vỡ bờ thì một sự kiện nhỏ nào đó cũng có thể châm ngòi, mà ít ai ngờ nó có tác động to lớn đến mức thay đổi một thể chế chính trị của quốc gia.

printemps1

Cuộc nổi dậy Mùa xuân ả rập

Cuộc cách mạng ở Tunisia vào tháng Giêng 2011 bắt nguồn từ một chàng trai nhà nghèo 26 tuổi bán rau dạo Mohamed Bouazizi, tự thiêu ở một tỉnh nhỏ cách thủ đô Tunis 300 cây số, để phản đối việc nhân viên chính quyền tịch thu rau của anh.

Có nhiều người lo lắng làm sao có được một sự kiện châm ngòi để cách mạng xảy ra. Đây là một sự lo lắng tuy chính đáng nhưng không phải là hết sức khó khăn. Bởi vì khi xã hội đã sẵn sàng cho một cuộc cách mạng thì biến cố nhỏ nào cũng có thể là ngòi. Nó có thể đến từ phản đối BOT thu tiền mãi lộ, hay bán nước cho Trung Quốc qua nhường vùng biển chủ quyền hay cho thuê các vùng địa chiến lược 99 năm, hay vặt lông vịt với thuế môi trường và chất chồng các thứ thuế khác.

Việt Nam đang bước vào giai đoạn bình minh của cách mạng dân chủ. Tuy chưa tới đúng ngọ để cách mạng xảy ra nhưng nó đang đi dần đến lúc mặt trời đứng bóng. 

Ta khẳng định cách mạng đang ở thời kỳ bình minh bởi vì những tiền đề của nó đang thi nhau xuất hiện ra. 

Lòng dân bất mãn càng ngày càng cao, từ hạ tầng đường xá lục lội mỗi khi mưa, sưu thuế phí giá đã cao lại càng cao hơn, ngư dân bị đâm tàu không ai bảo vệ, chủ quyền Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc sắp bị mất ít nhất một thế kỷ, môi trường bị hủy hoại, không khí bị ô nhiễm, thực phẩm độc hại, tương lai các thế hệ con em bị gánh nợ khổng lồ do tham nhũng của các quan chức ngày hôm nay.

Trong khi đó thì chế độ đầy lỗi hệ thống nhưng không ai dám đụng vào để sửa nó lại bởi vì đụng vào Mác-Lê là một điều cấm kỵ, thượng tầng lãnh đạo đang chia rẽ đến độ không thể nào hàn gắn được, tham nhũng và tẩu tán tài sản quốc gia ra khỏi Việt Nam, khiếp nhược trước chính sách diệt chủng và xâm lược mềm của Trung Quốc...

Cách mạng xảy ra khi nhân dân không còn chấp nhận cái trật tự đầy bất công, áp bức, bóc lột của giai cấp cai trị và muốn phá tung xiềng xích để thoát ra. Đồng thời giai cấp lãnh đạo bị phân hóa đến độ đánh nhau mà không cần lo giữ nữa cái chế độ mà chính họ biết rõ nó đã lỗi thời, đầy lỗ hổng, không thể sửa được mà chỉ có thể thay thế bằng một hệ thống mới.

Việc đốt lò của ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng là một tiền đề của cách mạng dân chủ. Trên danh nghĩa chống tham nhũng, ông đã dùng nó như một chiêu bài để tiêu diệt đối thủ, giựt lại miếng bánh ngon mà phe các ông Nguyễn Tấn Dũng, Trần Đại Quang đã ăn hơn một thập niên qua để chia lại cho các nhóm lợi ích mà ông chống lưng như Vingroup của Phạm Nhật Vượng, Mường Thanh của Lê Thanh Thản, FLC của Trịnh Văn Quyết...

Trong tiến trình đốt lò này ông đã vô hình chung phá nát hệ thống bảo vệ đảng, đó là giai cấp quý tộc hưởng đầy đủ đặc quyền đặc lợi, giai cấp mà pháp luật thông thuờng không được đụng đến, không được còng tay ra toà, mà phải xử bằng điều lệ đảng khi bị kỹ luật. Giai cấp này với khoảng 200 ủy viên trung ương chính thức và dự khuyết. Còng tay ủy viên trung ương Đinh La Thăng là vi phạm điều cấm kỵ của đảng, làm hư hệ thống bảo vệ đảng vì giờ đây ai cũng đều có thể là củi cả.

Ông Trọng thú nhận (vnexpress 10/4/2018) rằng tuy đốt lò nhưng chỉ để giựt bánh chứ chưa thể làm gì được với "tự diễn biến, tự chuyển hóa về tư tưởng chính trị", việc đảng viên không còn trung thành với đảng, không còn kiên định với chế độ, đó mới là mối nguy thực sự. Giải pháp đưa ra là dán thuốc Salonpas bằng cách : Bộ Chính trị ký quy định 01, cho phép kể từ ngày 29/5/2018 Ủy ban Kiểm tra trung ương sẽ có quyền đề nghị không cho phép đảng viên xuất cảnh nếu có dấu hiệu tham nhũng và bỏ trốn (VOA 31/5/2018), tức vẫn loay quay ở lãnh vực ngọn của vấn đề.

Trung Quốc càng ngày càng siết chặt vòng vây, chiếm đất chiếm biển và diệt chủng dân tộc Việt Nam, được dễ dàng vì sự bất lực và chiều lòn của Đảng cộng sản Việt Nam để có chổ dựa nắm quyền. Sông Mekong Trung Quốc xây đập một cách vô tội vạ ở Trung Quốc, Lào và Cam Bốt, biến nó thành một dòng sông chết cho Việt Nam ở hạ nguồn vì phù sa, cá, nước sẽ không còn, nước mặn từ biển tràn vào, sự sinh tồn của hàng chục triệu dân Việt sống nhờ dòng sông này đang bị đe dọa trầm trọng. Đây là một tiền đề của sự vùng lên. 

Đường Lưỡi Bò bây giờ Trung Quốc nối liền không còn đứt đoạn sẽ bao gồm 67 lô dầu khí của Việt Nam, trong đó có 4 lô đang cho ra sản phẩm và những lô còn lại đang ở các giai đoạn thăm dò và khai thác khác nhau (RFA 25/5/2018). Việt Nam mất trên 40% biển trong vùng đặc quyền kinh tế, các mỏ do công ty Repsol khai thác (136.3, Cá Rồng Đỏ) đã hoàn toàn đậy nắp, mỏ Cá Voi Xanh nằm gần bờ cũng chưa chắc Trung Quốc để yên. Ngư dân luôn bị Trung Quốc đâm chìm tàu mà mới đây, ngày 24/5/2018 tàu đánh cá của ngư dân đảo Lý Sơn bị tàu tuần tra của Trung Quốc đâm chìm ở khu vực biển Hoàng Sa.

Đã vậy, ngày 2/8/2017 thủ tướng cộng sản Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu Bộ Kế hoạch và đầu tư dự thảo Luật đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt (đặc khu Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc) theo hướng tăng thời hạn cho thuê đất đến 99 năm (dantri 3/8/2017) và các nghị gật trong Quốc hội cộng sản Việt Nam bênh vực để thông qua mà nhiều nhà quan sát lo ngại sẽ dẫn đến nguy cơ Vân Đồn, một đảo của Việt Nam gần Trung Quốc, bị biến thành một Crimea thứ hai (VOA 28/5/2018).

Thiểu não hơn nữa là bộ trưởng quốc phòng Ngô Xuân Lịch phát biểu tại Quốc hội hôm 22/5/2018 rằng "tình hình vùng biển diễn biến ngày một khó lường". Trong khi đại chiến lược tiến nam của Trung Quốc có từ thời Mao Trạch Đông, ông Lịch là bộ trưởng quốc phòng mà nói như không biết an ninh Việt Nam đang bị đe dọa thì thật là bất hạnh cho đất nước. Thứ nữa, ông thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa, phó chủ nhiệm Tổng Cục Chính Trị phát biểu hôm 25/5/2018 ở Quốc hội, mà nghe qua cứ ngỡ ông là tướng Tàu : Việt Nam giữ được ổn định trên biển, chủ quyền được giữ vững và quan trọng nhất tạo được hòa bình để phát triển kinh tế (sputniknews 25/5/2018). Các tướng của một chế độ hèn với giặc là tiền đề cho cách mạng dân chủ.

Với chủ trương "thu thuế như vặt một con vịt, vặt làm sao được càng nhiều lông càng tốt" (dantri 22/6/2017), giờ đây chính quyền cộng sản Việt Nam bắt tay với các nhóm lợi ích để hút máu nhân dân. Cuối tháng 5/2018 Bộ Giao thông và vận tải có văn bản biến trạm thu phí thành trạm thu giá để có thể tùy tiện ấn định số tiền mãi lộ, bắt "chuyển đổi cơ chế quản lý dịch vụ sử dụng đường bộ các dự án đầu tư xây dựng đường bộ để kinh doanh từ cơ chế quản lý phí sang cơ chế quản lý giá" (laodong 29/5/2018). Coi dân như hạt đậu để vắt cho khô xác lấy dầu là một tiền đề cho cách mạng dân chủ.

Thanh gươm (công an) và lá chắn (quân đội) là của đất nước chứ không phải của Đảng cộng sản Việt Nam. Đảng cộng sản Việt Nam đã đánh cắp hai định chế này từ cấu trúc của quốc gia. Một ngày nào đó, như đã xảy ra ở Tunisia, Ai Cập, Ukraine, Armenia mới đây..., khi hai định chế này đứng thờ ơ hay quay về bảo vệ dân, khi quần chúng xuống đường bỏ phiếu bằng chân, thì giai cấp quý tộc của Đảng cũng như các đảng viên cuồng Mác-Lê của Đảng cộng sản Việt Nam chỉ còn là những anh chàng mơ mộng cho một thời bạo lực đã qua và ngày ấy ắt hẳn không xa.

Lê Minh Nguyên

(31/05/2018)

Published in Diễn đàn