Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Một thực tế không thể phủ nhận : chính quyền và công an đã chưa từng thành công trong việc "quốc doanh hóa xã hội dân sự" kể từ khi phong trào các tổ chức xã hội dân sự ào ạt ra đời từ năm 2013 đến nay.

congdoan1

90.000 công nhân công ty Pouyen Việt Nam đình công hồi năm 2015. (Hình : doisongphapluat)

"Công đoàn độc lập cuội" sẽ được đạo diễn như thế nào ?

Một "biến cố" đã xảy đến với chính quyền Việt Nam khi để được tham gia vào CPTPP (Comprehensive and Progressive Agreement for Trans-Pacific Partnership-Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương), đã lần đầu tiên phải chấp nhận định chế Công đoàn độc lập như một trong những điều kiện then chốt của CPTPP. Sự biến này đang và sẽ áp đặt một trong những "cánh tay nối dài của đảng" là Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam vào cái thế lần đầu tiên trong lịch sử phải từ bỏ vai trò độc quyền "quản lý người lao động" để phải tìm cách cạnh tranh một cách minh bạch và sòng phẳng với các nghiệp đoàn lao động độc lập do công nhân lập ra.

Theo những quy định của CPTPP, chính quyền Việt Nam sẽ phải cho phép người lao động được tự do thành lập các tổ chức nghiệp đoàn tự do để tự bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình, tức về thực chất sẽ có một hình thái tổ chức nghiệp đoàn độc lập, hay còn gọi là công đoàn độc lập, tồn tại song song với hệ thống Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam từ trung ương xuống các địa phương. Không những thế, công nhân còn được thành lập nghiệp đoàn tự do không chỉ giới hạn ở từng khu vực mà còn trên cả nước, và các nghiệp đoàn độc lập này được kết nối với nhau…

Nhưng trong thời gian chờ đợi CPTPP được các nước còn lại ký để bắt đầu triển khai vào Tháng Giêng năm 2019, cùng thời gian từ 3-5 năm để luật hóa và thực hiện các quy định của CPTPP về các quy chế lao động theo 3 công ước quốc tế về lao động của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), chưa có gì đáng gọi là "thành tâm" từ một não trạng đã quá quen độc trị về quyền lực và lợi ích khi phải tạm nhân nhượng cộng đồng quốc tế về nhân quyền để đổi chác lợi ích thương mại.

Hầu như không hoài nghi rằng chiến thuật ưa thích nhất của chính quyền Việt Nam trong ít ra vài năm tới vẫn là vừa kiềm chế những người bảo vệ quyền lợi công nhân, vừa bưng bít thông tin đến mức tối đa về công đoàn độc lập, vừa kéo dài lâu đến mức có thể việc luật hóa CPTPP về công đoàn độc lập, vừa tung ra chiến dịch "công đoàn độc lập cuội".

Một cách đương nhiên, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đang và sẽ được đảng lựa chọn để tổ chức chiến dịch "công đoàn độc lập cuội". Đó cũng là lý do để tổ chức công đoàn nhà nước này tìm cách tồn tại để vẫn được uống bầu sữa ngân sách và duy trì quyền lực "tổ chức chính trị xã hội" của mình", trong thời buổi chế độ độc trị phải "dân chủ hóa".

Một trong những kịch bản được đảng tâm đắc là "Quốc doanh hóa Công đoàn độc lập" : tập dượt càng sớm càng tốt cho các công đoàn quốc doanh "chủ động tổ chức đình công" cho công nhân và hy vọng qua đó sẽ thu hút được số đông công nhân, thay vì để cho công nhân rơi vào tầm ảnh hưởng của những tổ chức công đoàn độc lập hoàn toàn không chịu sự lãnh đạo của đảng và nhà nước.

Nói trắng ra là "đình công cuội", như lịch sử đương đại của đảng đã một số lần tổ chức "biểu tình cuội".

Chẳng những thế, đảng còn đang đặc biệt chú ý làm sao để gầy dựng hình ảnh "thủ lĩnh" cho đình công, và có thể sắp tới là "thủ lĩnh biểu tình". Đồng thời tăng cường hàng loạt động tác "chăm lo quyền lợi người lao động" để vớt vát điều được coi là "uy tín" của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam vốn đã trôi dạt băng hoại qua nhiều năm tháng, cố gắng giữ chân số công nhân đoàn viên càng nhiều và càng lâu càng tốt…

Vậy Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã làm gì cho công nhân ? Và nó có thành công với "công đoàn độc lập cuội ?"

"Ăn" 3% và chỉ điểm bắt đình công !

Cùng với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam nằm trong số 6 "cánh tay nối dài của đảng" bị xem là bám chặt đời sống ký sinh, mỗi năm tiêu xài đến 14.000 tỷ đồng tiền ngân sách – tức tiền mà người dân phải è cổ đóng thuế.

Nhưng ngoài tiền cấp từ ngân sách, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam còn một nguồn thu rất màu mỡ khác.

Trong rất nhiều năm qua, bằng một quy định tài chính tự đặt ra, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam – tổ chức được xem là "cánh tay nối dài của đảng" – đã nghiễm nhiên phè phỡn hưởng thụ ít nhất 3% trên tổng quỹ lương doanh nghiệp (gồm 2% do doanh nghiệp phải "đóng góp" và 1% từ thu nhập của người lao động).

Thu tiền và xài tiền phủ phê đến thế, nhưng Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam lại chưa bao giờ đồng thuận, càng không hề lãnh đạo, tổ chức bất kỳ vụ đình công nào với bất kỳ yêu cầu biểu thị chính đáng nào của công nhân trong gần 1.000 cuộc đình công tự phát hàng năm.

Nhiều nguồn tin từ giới công nhân còn khẳng định rằng nhiều lãnh đạo công đoàn nhà nước đã được trả lương cao để phục vụ cho giới chủ đầu tư và bảo vệ lợi ích của đảng cầm quyền, thay vì bảo vệ người lao động. Ngay cả một số nhà nghiên cứu thuộc chính quyền cũng không che giấu rằng không phải là điều bất thường khi các nhà quản lý trở thành lãnh đạo công đoàn và sử dụng công cụ này để thao túng các cuộc bầu cử công đoàn. Rất nhiều ví dụ trong thực tế đã cho thấy giới lãnh đạo công đoàn ở nhiều địa phương đã thỏa hiệp và toa rập với giới chủ và công an địa phương để theo dõi công nhân, chỉ điểm những người đứng đầu phong trào đình công để công an truy xét, sách nhiễu và bắt bớ họ.

Rốt cuộc, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã chỉ hiện hình như một cơ chế trung gian "ăn" 3% và quá vô tích sự, nếu không nói là đã "phản động" đến mức đi ngược lại quyền lợi của hàng chục triệu công nhân.

Chính quyền Việt Nam có thành công với "Công đoàn độc lập cuội ?"

Một thực tế không thể phủ nhận được : chính quyền và công an đã chưa từng thành công trong việc "quốc doanh hóa xã hội dân sự" kể từ khi phong trào các tổ chức xã hội dân sự ào ạt ra đời từ năm 2013 đến nay. Thậm chí trên phương diện "nghiệp vụ an ninh", công an cũng chưa từng có thành công đáng kể nào trong việc "cài" người hay xâm nhập vào các tổ chức xã hội dân sự, mà bằng chứng rõ nhất là cho đến nay hầu hết các tổ chức này vẫn duy trì được tôn chỉ và hành động ban đầu của mình mà không bị "tự diễn biến" hay "tự suy thoái" – theo cách nói kinh viện ưa thích của đảng cầm quyền.

Hàng loạt cuộc đình công từ lớn đến khổng lồ của công nhân được tổ chức thành công trong nhiều năm qua, đặc biệt từ năm 2015 đến nay, đã cho thấy các tổ chức công nhân được nâng cấp hơn hẳn về nghiệp vụ tổ chức – ngày càng chặt chẽ về nhân sự, chiến thuật và công tác bảo mật. Chính những yếu tố này sẽ khiến cho hoạt động "cài người" của công an và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam bị hạn chế đáng kể, công đoàn độc lập không dễ bị nhập nhoạng hoặc bị thao túng bởi các tổ chức "công đoàn độc lập cuội" do chính quyền và công an dàn dựng.

Giờ đây, trình độ và nhận thực của giai tầng công nhân Việt Nam đã vượt cao hẳn so với nhiều năm trước, công nhân không còn dễ bị Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và giới tuyên giáo đảng mị dân phỉnh dụ. Trong bất cứ một cuộc đình công hoặc chuẩn bị đình công nào, chỉ cần nghe "hơi" từ miệng những người đứng đầu phong trào, công nhân có thể dễ dàng phân biệt được ai là người của họ, còn kẻ nào là "cuội" do công an và công đoàn nhà nước "cài" vào. Lẽ dĩ nhiên, một kẻ nội gián hay tổ chức "công đoàn độc lập cuội" không thể có lối nói bảo vệ tuyệt đối quyền lợi của người lao động trong khi phải phản bác thẳng thừng những chính sách bất công và bất cập của chính quyền.

Đó chính là những cơ sở then chốt để có thể đặt niềm tin vào giai cấp công nhân Việt Nam – những con người đã được nâng cao hơn hẳn mặt bằng dân trí và nhận thức chính trị lẫn nhân quyền, những người sẽ biết cách tự tạo ra cho mình mô hình nghiệp đoàn độc lập để đấu tranh với giới chủ và với cả những chính sách bất công của chính quyền.

Và niềm tin vào xác suất thành công cao hơn cho các tổ chức công đoàn độc lập thực chất trong tương lai.

Vai trò và số phận phải tiêu vong của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cũng bởi thế hầu như là một tương lai không còn hoài nghi, cho dù trong thời gian tới tổ chức này có tính kế "ve sầu thoát xác" nhằm vớt vát một chút niềm tin của công nhân để kéo dài chút này hay chút ấy tuổi thọ tàn tạ của nó.

Phạm Chí Dũng

Nguồn : Người Việt, 18/11/2018

Published in Diễn đàn

‘Đừng tin nhng gì chính quyn nói, hãy nhìn nhng gì chính quyn làm’ - rt nhiu công nhân và người dân đã bt ra mi nghi ng rt ln ngay sau khi xut hin tin tc v vic chính quyn Vit Nam, đ được tham gia vào CPTPP (Hip đnh Đi tác toàn din và Tiến b xuyên Thái Bình Dương), đã ln đu tiên phi chp nhn đnh chế Công đoàn đc lp - mt trong nhng điu kin then cht ca CPTPP mà tt c các quc gia tham d bàn tic đng này đu phi có nghĩa v tuân th cht ch.

congdoan1

Chủ tch nước Nguyn Phú Trng đc t trình trước Quc hi v vic phê chun CPTPP.

Vì sao nghi ngờ ?

Theo những quy định ca CPTPP, chính quyn Vit Nam s phi cho phép người lao đng được t do thành lp các t chc nghip đoàn t do đ t bo v quyn li chính đáng ca mình, tc v thc cht s có mt hình thái t chc nghip đoàn đc lp, hay còn gi là công đoàn độc lp, tn ti song song vi h thng Tng liên đoàn Lao đng Vit Nam t trung ương xung các đa phương. Không nhng thế, công nhân còn được thành lp nghip đoàn t do không ch gii hn tng khu vc mà còn trên c nước, và các nghip đoàn đc lập này được kết ni vi nhau…

Đã bị chính quyn m dân và la gt quá nhiu ln, vào ln này quá ít người lao đng còn có th tin rng chính quyn s thc tâm hoc nghiêm túc tuân th điu kin Công đoàn đc lp trong CPTPP mà không to ra mt th ‘Công đoàn độc lp cui’ đ đi phó vi hip đnh này. Ngược li, chính quyn đó s vn c sng c chết gi cho mình vai trò đc tôn quyn lc, trong mt ni s hãi đến mc hoang tưởng v tương lai Công đoàn đc lp Vit Nam s biến thành Công đoàn Đoàn kết Ba Lan và lập ra đng phái chính tr đ ni sóng thay thế chính quyn hin ti Vit Nam.

Mối nghi ng trên là có cơ s, thm chí có quá nhiu bng chng v tính cơ s.

Bởi trước đó trong quan đim và cách hành x ca chính quyn Vit Nam, Công đoàn đc lp luôn bị lên án là ‘mt th đon ca Din biến hòa bình’, b quy chp đng cơ chính tr và khiến nhiu nhà hot đng công đoàn đc lp như Đoàn Huy Chương, Nguyn Văn Đài, Lê Th Công Nhân, Đ Th Minh Hnh, Nguyn Hoàng Quc Hùng, Trương Minh Đc, Hoàng Bình… bị công an thng tay tng giam và rơi vào nhà tù thăm thm nhiu năm.

Thậm chí vào năm 2015, sau chuyến đi M ca Nguyn Phú Trng và nhn được li ha ca tng thng M khi đó là Barak Obama v vic s cho Vit Nam tham gia vào Hip đnh TPP cùng cam kết đi li ca ông Trng v vic Vit Nam s công nhn Công đoàn đc lp, chính quyn Vit Nam vn tìm cách bưng bít mi thông tin v Công đoàn đc lp.

Chỉ đến gia năm 2016, tc khong hơn hai tháng sau chuyến thăm Vit Nam ca Tng thng Obama, mi bt đầu xut hin vài du hiu cho thy chính quyn Vit Nam, sau mt thi gian c tình trì hoãn, đang phi thúc đy vic "thí đim" không công khai v đnh chế Công đoàn đc lp. Khi đó đã ln đu tiên hin hình ý đ và manh nha mt chiến dch t chc ‘Công đoàn độc lp cui’.

Trong lúc giới dư lun viên - mà có th hiu phía sau gii này là các cơ quan tuyên giáo và công an - dn chuyn ging theo cách "S xut hin ca công đoàn đc lp s giúp đm bo quyn li chính đáng ca người lao đng, tuy nhiên không ai có thể khng đnh tt c các công đoàn đc lp đu hot đng vì mc đích tt đp như vy", du hiu hin lên rõ nht đến t cuc làm vic ca Bí thư Thành y Thành phố Hồ Chí Minh Đinh La Thăng vi Liên đoàn Lao Đng Thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 23/8/2016. Ti đây, ông Thăng - quan chức mà khi đó còn chưa phi lãnh hai bn án vi 31 năm tù giam và phi tht lên ‘hãy đi x vi b cáo như mt con người !’ - đã bt ng cho rng yêu cu đình công ca công nhân là chính đáng và còn đt câu hi : "Sao công đoàn không t chc đình công theo luật cho công nhân ?". Thm chí ông Thăng còn phát ra đánh giá "chưa thành công là do t chc công đoàn chưa mnh dn làm vic đó", và yêu cu Liên đoàn Lao đng Thành phố Hồ Chí Minh nếu chưa t chc thành công thì c mnh dn t chc cho thành công.

Hiện tượng chưa từng có nói trên là trái ngược hoàn toàn vi toàn b nhng gì mà đng đã gán ghép Công đoàn đc lp vi Công đoàn Đoàn kết và coi đó là "mt th đon nguy him ca Din biến hòa bình", đng thi cm tit tt c các cuc đình công ca công nhân Vit Nam đúng theo lối tr li tht thà "Chưa bao gi !" ca Ch tch Liên đoàn Lao đng Thành phố Hồ Chí Minh Trn Kim Yến trước câu hi "Công đoàn đã t chc cuc đình công nào thành công chưa ?" ca Đinh La Thăng.

Nhưng đến cui năm 2016 và sang đu năm 2017, cuc bu c tng thng Mỹ đã đt ngt giáng mt đòn nng n vào TPP và cũng khiến tiêu tan hy vng v ‘Vit Nam là quc gia hưởng li ln nht trong TPP’ : tng thng mi là Donald Trump đã quyết đnh M s không tham gia vào hip đnh này.

Kể t đó, không mt cơ quan hay quan chức nào ca Vit Nam thèm nhc đến Công đoàn đc lp hay mt th gì đó ta ta như ‘bo v quyn li người lao đng’. Mi thông tin v Công đoàn đc lp trong TPP đu b ém nhm. Thay vào đó và ngược li, các nhà hot đng công đoàn đc lp b truy xét, sách nhiễu, đánh đp và bt b, lng trong bi cnh mt chiến dch đàn áp ghê gm đi vi nhân quyn được t chc bi B Công an và ch tm ‘gii lao’ vào cui năm 2017.

Lùi một bước đ tiến nhiu bước !

Gần cui năm 2018, khi nhn ra cơ hi sp được vào CPTPP, kịch bn cũ đã được gii chóp bu Vit Nam lôi ra dùng li.

Tương t chiến dch tuyên truyn cho vic Vit Nam sp vào TPP vi đ th li ích kèm theo vài n ý v vic "s sa lut Lao đng, đc bit là chương v Công đoàn và nhng cam kết v lao đng quc tế", mt chiến dch truyn thông cho CPTPP đã mt ln na được tung lên mt báo chí nhà nước.

Đã có nhiều biu hin và du hiu cho thy chính quyn Vit Nam mun "ly m nó rán nó" Công đoàn đc lp bng phương châm ‘Quc doanh hóa Công đoàn đc lp’. Tức tp dượt càng sm càng tt cho các công đoàn quc doanh "ch đng t chc đình công" cho công nhân và hy vng qua đó s thu hút được s đông công nhân, thay vì đ cho công nhân rơi vào tm nh hưởng ca nhng t chc công đoàn đc lp hoàn toàn không chịu s lãnh đo ca đng và nhà nước.

Nói trắng ra là "đình công cui", như lch s đương đi ca đng đã mt s ln t chc "biu tình cui".

Chẳng nhng thế, đng còn đang đc bit chú ý làm sao đ gy dng hình nh "th lĩnh" cho đình công, và có th sắp tới là "th lĩnh biu tình". Yếu t tâm lý mi m này đã thoát thai t mt câu hi ca Đinh La Thăng vào năm 2016 : "Các cuộc đình công đu có th lĩnh. Vì sao công nhân li coi nhng người công nhân không phi là cán b công đoàn là nhng th lĩnh các cuc đình công mà không coi cán b công đoàn là th lĩnh ? Chúng ta phi suy nghĩ v vic này".

Lùi một bước đ tiến nhiu bước !

Cho tới nay, vn không ít quan chc trong chính quyn còn mang o vng v mt kch bn tái lp như thi Vit Nam được M nhc khi Danh sách CPC vào năm 2006 và gia nhập WTO vào năm 2007, đ sau đó chính quyn Vit Nam "tr c" và "ht" phn ln gii đu tranh dân ch nhân quyn cng đu và a dua vi phương Tây. Phương châm tình thế hin thi vn là "lùi mt bước, tiến nhiu bước", c tm nhân nhượng đ Vit Nam vào được CPTPP, sau đó s "ht trn ".

Giang sơn d đi, bn tính khó di. Nhng người theo đường li mt đng li ích Vit Nam chc chn vn hy vng kch bn WTO năm 2007 "được c hai" s lp li vào năm nay : va vào được CPTPP, vừa "hi t" bt giam tr li nhng k bt đng chính kiến liu lĩnh nht.

Còn trong thời gian ch đi CPTPP được các nước còn li ký đ bt đu trin khai vào tháng Giêng năm 2019, chiến thut ưa thích nht ca chính quyn Vit Nam vn là va kim chế nhng người bo v quyn li công nhân, va bưng bít thông tin đến mc ti đa v công đoàn đc lp, va kéo dài lâu đến mc có th vic lut hóa CPTPP v công đoàn đc lp, va tung ra chiến dch ‘công đoàn đc lp cui’.

Công đoàn độc lp, cũng bi thế, s là cuc chiến đy cam go gian kh trên mnh đt Vit Nam đang lp ló giao thi t toàn tr sang "dân ch na mùa".

Phạm Chí Dũng

Nguồn : VOA, 07/11/2018

Published in Diễn đàn