Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

mardi, 25 avril 2023 21:02

Di sản Việt Nam Cộng Hòa

Gia tài quý giá trong nghiên cứu lịch sử Việt Nam và chủ quyền Biển Đông

Di sản của Việt Nam Cộng Hòa có ý nghĩa quan trọng đối với việc nghiên cứu lịch sử cận, hiện đại của Việt Nam, đặc biệt có thể phục vụ hữu ích trong công cuộc nghiên cứu khoa học liên ngành phục vụ đấu tranh về pháp lý, chủ quyền của quốc gia Đông Nam Á này trên Biển Đông, một nhà nghiên cứu sử học của Việt Nam nêu quan điểm hôm 24/4/2023 với RFA tiếng Việt từ Đà Nẵng.

disan1

Khu trục hạm Trần Khánh Dư HQ-4 và 2 con tàu khác trở về cảng Đà Nẵng ngày 20/1/1974 sau cuộc chiến với Trung Quốc ở Hoàng Sa - Ảnh chụp màn hình video Reuters

"Đối với những di sản gì từ Việt Nam Cộng Hòa mà chúng tôi có thể tiếp nhận được, chúng tôi có thể nói rằng đó là những cách viết sử, những cách thể hiện quan điểm và những vấn đề về sử học rất bài bản, rất khách quan và rất khoa học theo đúng tinh thần nhân bản và khai phóng, như chúng tôi đã thừa kế được, trong việc học sử của mình", Tiến sĩ Trần Đức Anh Sơn, nguyên Giám đốc Bảo tàng Mỹ thuật Cung đình Huế, đồng thời là nhà nghiên cứu lịch sử pháp lý, chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông, đặc biệt liên quan hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, phát biểu.

"Tôi nghĩ không phải chỉ riêng tôi, mà đối với các sinh viên đồng trang, đồng lứa với tôi hoặc các thế hệ học trò mà sau này tôi dạy, tôi cũng đem tinh thần này để truyền lại cho các bạn. Những học trò này và những đồng nghiệp mà cùng quan điểm với tôi cũng thừa hưởng tinh thần này và họ đã có những công trình rất đáng chú ý. Như vậy, đối với lĩnh vực nghiên cứu lịch sử, những điều mà chúng tôi ghi nhận là như vậy.

Tôi cũng muốn nói thêm là thầy của tôi là Giáo sư Trần Quốc Vượng từng kể rằng sinh thời Giáo sư Phạm Huy Thông, là Viện trưởng Viện Khảo cổ học Việt Nam, một trong những người làm sử được đào tạo từ thời Pháp thuộc, từng nói rằng mỗi lần Giáo sư Thông mà đi công tác nước ngoài để dự các hội thảo, quyển sách mà ông chọn để mang theo là cuốn ‘Việt Nam Sử Lược’ của sử gia Trần Trọng Kim. Vì đó là cuốn sách viết công bằng và hay nhất và các sử liệu ở trong đó là khách quan, đầy đủ, cho nên đó là cuốn sách được Giáo sư Thông tham khảo và mang đi các hội thảo.

Câu chuyện của Giáo sư Trần Quốc Vượng kể về người thầy của chính Giáo sư cho thế hệ học trò là chúng tôi nghe, chúng tôi nghĩ rằng đó là cách đánh giá rất cao và rất là xứng đáng đối với tinh thần nghiên cứu sử học, mà những người trí thức trước đó và sau này được tiếp nối dưới giai đoạn Việt Nam Cộng Hòa, đã để lại cho những người về sau tinh thần nghiên cứu, học thuật khách quan và giữ vững, không để bị ảnh hưởng bởi tính chính trị. Và tôi cho rằng đó là di sản lớn nhất".

Di sản sống động qua đóng góp của trí thức và ‘những người Việt Nam Cộng Hòa’ hôm nay

Các di sản của thời Việt Nam Cộng Hòa còn có thể được cảm nhận không chỉ qua các công trình khoa học mà các học giả, giới nghiên cứu, tầng lớp trí thức dưới chế độ Việt Nam Cộng Hòa trước đây để lại, mà ngày nay tiếp tục được thể hiện sống động thông qua những đóng góp của trí thức và các nhà nghiên cứu được đào tạo dưới chế độ đó từ trước, cùng nhiều giới khác thuộc Việt Nam Cộng Hòa trước kia, đang hợp tác và đóng góp cho nghiên cứu lịch sử pháp lý, chủ quyền Biển Đông của Việt Nam, bên cạnh các lĩnh vực chuyên môn khác.

Về khía cạnh di sản mà có thể nói là ‘sống động’ này, Tiến sĩ Trần Đức Anh Sơn, nguyên giảng viên một số đại học tại Việt Nam, cựu Trưởng khoa Việt Nam học tại Đại học Phan Châu Trinh, nhận định tiếp :

"Trong vấn đề nghiên cứu chủ quyền Việt Nam tại Biển Đông và một số vấn đề nghiên cứu lịch sử mang tầm quốc tế khác, tôi thấy đã có tiếng nói chung… Khi chúng tôi tổ chức những hội thảo quốc tế liên quan vấn đề Biển Đông và tranh chấp chủ quyền, hầu như các học giả Việt Nam là Việt kiều ở nước ngoài, chúng tôi đều mời.

Và phần lớn họ đều về cả, như Giáo sư Ngô Vĩnh Long, như Giáo sư Tạ Văn Tài, và những nhà nghiên cứu khác như ở Đại học George Mason (GS. Nguyễn Mạnh Hùng - PV) cũng đã từng về hợp tác nghiên cứu với chúng tôi và hợp tác rất tốt.

Tương tự như vậy, khi chúng tôi đưa các đoàn làm phim ra nước ngoài, để hỗ trợ vấn đề nghiên cứu Biển Đông và các vấn đề lịch sử khác, thì những người Việt Nam Cộng Hòa, họ có thể là các trí thức, họ có thể là những cựu sĩ quan Việt Nam Cộng Hòa ở khu vực California, phía Nam California, đều hỗ trợ chúng tôi, cho quay phim, cho tư liệu, cho hình…

Và tôi nghĩ, trong những vấn đề về bảo về chủ quyền, về tinh thần dân tộc, mà nếu không có đụng chạm các quan điểm về ý thức hệ, tôi nghĩ hai bên đã hợp tác trong thời gian vừa qua và rất tốt. Và cái này tôi nghĩ, trong tương lai hai bên sẽ hợp tác để nghiên cứu một số vấn đề về lịch sử, nhất là vấn đề cổ, trung đại, vấn đề liên quan xác lập chủ quyền của Việt Nam cả trên đất liền và cả trên Biển Đông, về vấn đề đánh giá quá trình nam tiến của các Chúa Nguyễn, cho đến thời Nhà Nguyễn, vấn đề Champa, vấn đề đối với Chân Lạp và vấn đề đối với người Khmer…, đó là những vấn đề mà chúng ta có thể hợp tác rất tốt giữa tất cả các bên".

disan2

Thuyền nhân Việt Nam đang chờ được vớt trên tàu bệnh viện Pháp "L'Ile de Lumière" ngày 8/7/1979 khi đang lênh đênh trên Biển Đông. Hàng triệu người đã bỏ nước ra đi sau ngày 30/4/1975 trong đó có nhiều trí thức của miền nam. Ảnh : François Grangie / AFP

Đặt lợi ích quốc gia lên trên ‘khác biệt ý thức hệ’

Theo Tiến sĩ Trần Đức Anh Sơn, người từng giành được học bổng Fulbright của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ để đến Đại học Yale thuộc tiểu bang Connecticut nghiên cứu trong vòng 10 tháng, trên tư cách học giả khách mời tại trường này, để sưu tầm và khảo cứu các tư liệu liên quan tranh chấp chủ quyền giữa Việt Nam và các quốc gia ở Biển Đông, cũng như khảo cứu quá trình xác lập và thực thi chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa từ thế kỷ XVII đến nay, Việt Nam cần có ưu tiên hợp tác giữa các bên từng ở trong hai chế độ đối nghịch ở hai miền của Việt Nam trước 30/4/1975, để hướng tới ưu tiên cho việc hợp tác vì lợi ích chung của quốc gia mà vượt qua khác biệt ý thức hệ chính trị.

Ông nói : "Những gì liên quan tới Việt Nam sau 30/4/1975, bây giờ phía Việt Nam ở trong nước vẫn còn đang còn rất thận trọng và cân nhắc, lý do vì sao như thế thì nhiều người nghiên cứu cũng đã biết, nhưng chúng ta phải nên thấy cái gì làm được thì làm, chọn lọc trong những cái đó, để mà làm, và như thế, tôi cho rằng là có tương lai.

"Bản thân rất nhiều người thuộc giới trẻ, giới nghiên cứu trong nước của chúng tôi đều có những hợp tác nghiên cứu với nước ngoài và những người lớn tuổi hơn, như Tiến sĩ Nguyễn Nhã, như ông Phạm Hoàng Quân, như ông Đinh Kim Phúc…, chúng tôi đều có những chương trình hợp tác với các trí thức, nhân sĩ người Việt ở hải ngoại, không chỉ ở Hoa Kỳ, mà còn ở những nước khác, mà họ đã hỗ trợ cho chúng tôi.

Thậm chí khi chúng tôi đi làm phim ở bên Hà Lan, trong thời gian vừa qua, có một vị từng là thư ký của một nghị sĩ của Hà Lan ở Châu Âu, người từng được phía Việt Nam nghi ngờ và đưa vào trong một danh sách ‘không cho về nước’, nhưng khi chúng tôi qua bên đó, ông đó đã hỗ trợ rất tốt cho chúng tôi, chúng tôi được phỏng vấn cựu Bộ trưởng Quốc phòng Hà Lan, ông cũng tổ chức những chuyến đi, những sưu tập và sau đó phía Việt Nam đã đánh giá rất cao ông và có ngỏ ý là nếu ông có muốn về nước, thì họ sẵn sàng hỗ trợ.

Vì trong đoàn của chúng tôi đi, bên cạnh những lực lượng chuyên môn, thì cũng có những lực lượng hỗ trợ tất cả những vấn đề kết nối, mà họ có đủ những quyền lực và những mối quan hệ để hỗ trợ giải quyết những vấn đề. Tôi cho rằng đó là những xu hướng hợp tác rất là tốt ở trong tương lai".

Bày tỏ kỳ vọng của bản thân trong tận dụng, phát huy những di sản của Việt Nam Cộng Hòa cho nghiên cứu sử học nói chung và nghiên cứu phục vụ đấu tranh pháp lý, bảo vệ, gìn giữ và giành lại chủ quyền bị xâm phạm của Việt Nam trên Biển Đông nói riêng, khi được đề nghị đưa ra ý kiến, Tiến sĩ Trần Đức Anh Sơn, người mà theo trang Wikipedia bách khoa toàn thư mở phiên bản tiếng Việt là đồng sáng lập kiêm Giám đốc điều hành của Tao Đàn Thư Quán, một công ty chuyên xuất bản các loại sách về lịch sử, văn hóa, tư tưởng đặt trụ sở tại Đà Nẵng, đồng thời là giảng viên kiêm nhiệm của Trường Đại học Đông Á ở Đà Nẵng, nói :

"Trước hết, đối với vấn đề lịch sử Việt Nam nói chung, rồi các vấn đề khác, tôi rất mong muốn tìm những tác phẩm xuất bản dưới thời Việt Nam Cộng Hòa trước đây mà hay, mà có giá trị, chúng tôi xin phép và muốn tái bản trở lại với sự hợp tác ở trong nước, về lịch sử.

Trong thời gian qua, vấn đề in lại sách này cũng đã được làm như với tác giả Tạ Chí Đại Trường, sách của ông hầu như đã được tái bản tại Việt Nam. Một số văn sĩ, trí thức trước đây cũng được xếp trong diện ‘theo dõi’, nhưng bây giờ cũng đã có những sách được in ở Việt Nam một cách đàng hoàng.

Tuy nhiên, một số đoạn người ta cũng cắt bỏ một số câu, chữ, nhưng nhìn chung tôi cho rằng việc tái bản này là tốt và đó là điều mà tôi kỳ vọng. Bởi vì những cái này là những kiến thức mang tính khách quan, và những vị này cũng là những bậc khoa cử, học hành rất bài bản, họ cung cấp những cái nhìn toàn diện.

Và nếu được in ấn ở Việt Nam cho giới trẻ tiếp thu, thì đó là di sản rất là tốt. Bởi vì sử học hiện nay mang tính định hướng chính trị nhiều quá, cho nên có những vấn đề mà chúng tôi cũng muốn nói, mà nói không được. Nhưng có những tác phẩm đó mà nếu được in lại và phổ biến, thì rất tốt".

Ông Trần Đức Anh Sơn, người mà vẫn theo trang bách khoa toàn thư mở, từng được báo Mỹ tờ The New York Times mệnh danh là "Người săn bản đồ chủ quyền" trong một phỏng vấn của báo này với ông vào năm 2017, thừa nhận ông thừa kế được nhiều trong nghiên cứu về Biển Đông của mình từ di sản Việt Nam Cộng Hòa, nhà nghiên cứu nói tiếp :

"Trong vấn đề nghiên cứu Biển Đông, tôi thừa kế rất nhiều công trình nghiên cứu của những người Việt Nam Cộng Hòa, đặc biệt ví dụ như của (Hải quân Đại tá-PV) Vũ Hữu San, của những người trí thức đã ra nước ngoài, ví dụ như Giáo sư Tạ Văn Tài, Giáo sư Ngô Vĩnh Long, rồi Tiến sĩ Vũ Quang Việt v.v… những bài viết của các ông chúng tôi luôn luôn đọc phục vụ cho nghiên cứu của mình.

Rồi những người do Việt Nam Cộng Hòa đào tạo mà bây giờ đang ở lại trong nước, ví dụ như cụ Nguyễn Đình Đầu, trí thức từ thời Pháp thuộc, và cụ tiếp tục là một nhân sĩ dưới thời Việt Nam Cộng Hòa mà đã trước tác rất nhiều, mà chúng tôi tiếp tục theo.

Hoặc như Tiến sĩ Nguyễn Nhã, hay như ông Đinh Kim Phúc, đó là những trí thức mà đã lớn lên, trưởng thành trong thời Việt Nam Cộng Hòa mà đã có những công trình nghiên cứu rất xuất sắc, mà chúng tôi đã kế thừa để phục vụ những nghiên cứu của bản thân".

disan3

Tiến sĩ Trần Đức Anh Sơn phát biểu, khi tham gia tổ chức hội thảo "Conflict in the South China Sea" vào ngày 6 và 7/5/2016, tại Đại học Yale New Haven ; Ảnh do CSEAS (Hội đồng nghiên cứu Đông Nam Á), thuộc Yale MacMilan Center cung cấp. Tiến sĩ Trần Đức Anh Sơn đồng ý cho RFA tiếng Việt sử dụng.

Đến đây, Tiến sĩ Trần Đức Anh Sơn, người sinh ra ở Huế năm 1967 và còn đang là thiếu niên ngày ấy, khi biến cố 30/4/1975 xảy ra, nhân dịp này đưa ra một lưu ý mà theo ông là đáng chú ý trong nghiên cứu về lịch sử pháp lý, chủ quyền của Việt Nam tại Biển Đông, ông nói :

"Đối với vấn đề chung, tôi thấy rằng Việt Nam hiện nay tập trung quá nhiều vào việc nghiên cứu lịch sử chủ quyền, cái này thì tốt, nhưng khi ra trường quốc tế, chúng ta muốn tranh cãi, tranh biện và đặc biệt là sử dụng cứ liệu như những bằng chứng trong các phiên tòa quốc tế, nếu như Việt Nam theo đuổi việc kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế để đòi lại chủ quyền, thì tôi nghĩ Việt Nam chưa đủ sức mạnh, trong khi đó Trung Quốc có rất nhiều tài liệu mà họ giấu diếm, thậm chí họ ngụy tạo tài liệu cả những bằng chứng khảo cổ học.

Cho nên khía cạnh mà tôi đang theo là nghiên cứu khía cạnh pháp lý quốc tế, các tài liệu mà chúng ta (Việt Nam) đang có, thì chúng ta chọn lọc những gì mang tính pháp lý quốc tế đầy đủ, mà phù hợp trong phiên tòa, thì chúng tôi tập trung vào hướng đó nghiên cứu hơn ; thay vì là đi tìm nguồn sử liệu mà mang tính một chiều, để khẳng định từ phía của Việt Nam.

Tôi nghĩ đây là hướng mà chúng ta có thể hợp tác nghiên cứu rất tốt với những trí thức rất giỏi của Việt Nam Cộng Hòa, ví dụ như ông Trương Nhân Tuấn ở bên Pháp, hoặc ví dụ như Luật sư Tạ Văn Tài, hay ví dụ như những người có kiến văn rất là rộng có thể chỉ cho chúng tôi, thí dụ như Tiến sĩ Dương Danh Huy, rồi những nhóm nghiên cứu Biển Đông ở bên London v.v…, thì những người đó có thể bổ trợ cho chúng tôi nghiên cứu".

Quốc Phương

Nguồn : RFA, 25/04/2023

Published in Diễn đàn

Những ai sng min Nam giai đon sau 30/04/1975 không thể nào quên nhng gì tng tri qua. Đó là nhng chui ngày không ch khn kh v vt cht. Biết bao người không th cm được nước mt khi chng kiến cnh hàng đng sách v và băng đĩa nhc b đt. Mt cuc thm sát văn hóa đã xy ra. Không ch sn phm văn hóa, con người ca văn hóa cũng b tn dit. Nhà văn b b tù. Nhà báo b "hc tp ci to". Nhà thơ đi đp xích lô… Bt lun b "tra tn" và "truy dit" tàn bo như vy, văn hóa Việt Nam Cộng Hòa vn không chết !

disan1

Chiếc máy bay ch thường dân t Huế di tn vào Nha Trang, 27 tháng Ba, 1975.

Trong Hồi ký dang d, cựu đi tá Việt Nam Cộng Hòa Dương Hiếu Nghĩa (t trn ngày 14/04/2019) k :

"Ngày mồng 3 tháng 5/1975. Không có chuyn gì làm, tôi lang thang tn b quanh khu ch Sài Gòn, và đi ln v Thư Vin Quc Gia, trong thâm tâm ch mun gp li mt người bn ca tôi là anh Hu, quản th Thư vin Quc Gia (ông Phan Văn Hữu – chú thích ca MK). Có đến nơi mi thy được cnh mà cng sn Bc Vit gi là bài tr "văn hóa đi try" : Sau ngày 30/4/75, mt y ban gi là "y ban bài tr văn hóa đi try" ra đi. Thành phn gm mt cán b Đảng cộng sản Việt Nam và sinh viên hc sinh chít khăn đ trên tay (mà người dân Sài Gòn gi là my con "cp 30")…

"Văn hóa đồi try" được đnh nghĩa là tt c nhng n phm thuc mi lãnh vc chánh tr, kinh tế, lch s (nht là lch s), giáo dc, khoa hc k thut, văn hóa, văn nghệ, phim, nh, v.v… đang được lưu hành và s dng ti Vit Nam Cng Hòa t ngày 30/4/1975 tr v trước, được in, chép hay thu vào băng nha, bng tiếng Vit Nam hay bt c loi sinh ng ngoi quc nào (tr ch Tàu và ch Nga). Mc tiêu mà các "ông cọp 30" nhm vào trước tiên là Thư vin Quc gia (National Library) đường Gia Long. Tt c sách bìa cng bìa mm, gáy tím gáy vàng, dày mng gì cũng đu được mang ra đường xé nát và đt hết. Ti nghip cho my b t đin và encyclopédia ch Anh chữ Pháp (trên 100 cun), và rt nhiu b sách quý thuc các ngành công pháp quc tế, khoa hc k thut, hàng không và c khoa hc không gian v.v… mà anh Hu đã tn công sưu tm trên 10 năm dài đ làm giàu cho thư vin ca đt nước, trong phút chc b "cp 30" xơi tái hết ! Chúng tôi đến gn lượm tng t ca b encyclopédia lên xem mà a nước mt nhưng không dám hi thêm vì b ngay mt "cp 30" khong 16 tui ti đui : "Đi đi, tiếc gì mà coi, xé b hết, đt b hết, nó là tiếng nước ngoài, ca thc dân, ca đế quc đi try, ru ng đu đc dân tc. Ta đc lp ri thì ta cn gì ba cái th ny na !"…

"Về văn ngh thì tt c các bn nhc in hoc thu vào băng nha, nếu không phi loi nhc lai căn (lai nhc Tàu) t nhóm văn công min Bc mang vào, đu được lit vào loại "nhc vàng ca đế quc M và tay sai", cm lưu hành, xé đt, hy b, ai lưu gi s có ti. Các kch bn hay các v tung ci lương, hát b v.v... cũng phi được duyt xếp loi li. Nói tóm li Bc Vit ch trương hy b tt c nhng gì mà h cho là tàng tích của "M Ngy" t 75 tr v trước, đ đem thay thế vào đó nhng gì mà min Bc đang có và đang áp dng... Có nghĩa là thay vì đy min Bc tiến lên đ theo kp đà phát trin ca min Nam, h làm mi cách nhm kéo lùi min Nam tht lùi li vài chc năm, sao cho trình độ văn minh tiến b ca hai min Nam Bc phi cùng nm mt trình đ kém phát trin như nhau"…

Câu chuyện ca ông Dương Hiếu Nghĩa là mt chi tiết rt nh trên bc tranh kinh khng mà min Nam chng kiến giai đon sau 30/04/1975. Hàng ngàn câu chuyện khác đã dt nên tm thm kch mà ngày nay vn gây nhc nhi mi khi được nhc li. Nhà văn Dương Thu Hương tng tht lên trong ut nghn :

"Vào Nam tôi mi hiu rng, chế đ ngoài Bc là chế đ man r vì nó chc mù mt con người, bt l tai con người. Trong khi đó min Nam người ta có th nghe bt c đài nào, Pháp, Anh, M... nếu người ta mun. Đó mi là chế đ ca nn văn minh. Và tht chua chát khi nn văn minh đã thua chế đ man r. Đó là s hàm h và lm ln ca lch s. Đó là bài hc đắt giá và nhm ln ln nht mà dân tc Vit Nam phm phi".

(trích tKý 2, Đinh Quang Anh Thái, trang 178)

Tuy nhiên, văn hóa Việt Nam Cộng Hòa đã không chết. Di sn văn hóa ca mt nn văn minh đã không hoàn toàn thua "chế đ man r". S kéo lùi li "sao cho trình đ văn minh tiến b ca hai min Nam Bc phi cùng nm mt trình đ kém phát trin như nhau" đã không thành công ! Sau 44 năm, người ta có th thy rõ điu này hơn bao gi hết. Chưa bao gi mà văn hóa Việt Nam Cộng Hòa – sn phm ca nn giáo dc khai phóng, ca tinh thần sáng to t do, ca nhng tinh hoa kết t t ba min Bc-Trung-Nam – li tri dy mnh m đến như vy.

222222222222222

Nhng nhà sách ln gi đây đy tác phm trước 1975 được in li (dù không ít quyn b ct xén kim duyt). Nhng quyn sách v min Nam được ghi chép lại mt cách t m và công phu cũng xut hin liên tc. Nhc "ngy" đã chng còn được hát và nghe lén lút. Nó được hát trên truyn hình và phát thanh, trong các cuc thi "bolero đi cùng năm tháng". Phi ! Văn hóa Việt Nam Cộng Hòa chưa bao gi ngưng "đi cùng năm tháng" với dân tc. Nó cho thy dân tc luôn ln hơn cái gi là "Đng". Nó cho thy kim duyt chng có chút giá tr nào đi vi tâm hn và cm th ca người dân. Nó, cui cùng, cho thy mt điu ln nht mà mun hay không cũng phi tha nhn : nn văn hóa nào có tính vượt tri hơn thì nó thng !

Internet và mạng xã hi đã h tr rt nhiu trong làn sóng hi sinh văn hóa Việt Nam Cộng Hòa. Nhiu trang web sách cũ đã mc ra. Các "fan page" sách Việt Nam Cộng Hòa, nhc vàng, Sài Gòn xưa… cũng xut hin nhan nhn. Mt kho sát nh cho thy cụ thể hơn.

https://youtu.be/K80r8x49mvc

Năm ca khúc trước 1975 bị cấm lưu hành tại Việt Nam

Trong khi trang "Nhc Đ chn lc" (facebook.com/nhacdochonloc/ ) có 72 người like và 81 follow thì trang "Nhc Vàng" (facebook.com/nhacvang/ ) có 188.737 like và 209.515 follow (khảo sát được truy cp lúc 8 am gi Việt Nam, ngày 26/04/2019). Vit Nam sau "ngày thng nht 1975" đã không th ging min Bc sau 1945. Người ta đã hoàn toàn tht bi trong vic "chc mù mt con người, bịt l tai con người", ít nht v văn hóa.

Một Vit Nam cng sn, dù rp khuôn mô hình chính tr Trung Quc, đã không th ging Trung Quc. Chế đ cng sn Vit Nam không th biến người dân Vit Nam thành mt "đám ngu dân" như cách cng sn Trung Quc mun. Khi thống nht đt nước, Trung Quc chng có mt "min Nam dân ch" nào c. N lc bt chước Trung Quc, đi vi cng sn Vit Nam, là bt kh thi.

Nn dân ch non tr mà min Nam th hưởng, sau "ngày thng nht", đã tr thành mt th "kháng th" giúp chng li, bng cách này cách kia, nhng áp đt phi dân ch và phi t do, đc bit trong văn hóa. Yếu t kháng th này đã âm thm lan rng. Nó to ra nhng nh hưởng nht đnh. Nó ngm ngm nhưng nó mnh m. Nó hi sinh và nó phát trin t nhiên. Không ai có thể chn ni lung gió trong lành này. Nó to nh hưởng ngay c trong h thng ca chế đ toàn tr. Đã có lúc người ta "kiếm chuyn" bng cách "đt vn đ" rng "chiến trường anh bước đi là chiến trường nào" (trong ca khúc "Con đường xưa em đi" ca nhc sĩ Châu Kỳ) nhưng ri cũng bt thành. Khi tuyên b "cp phép" cho ca khúc "Ly rượu mng", người ta chc hn đã ung mt ly cn đng nghét bi phi đu hàng trước s tn ti hin nhiên không ch ca mt ca khúc mà c mt nn văn hóa.

Ánh sáng văn minh luôn lấn át bóng ti mi r. Và bn năng t nhiên ca con người là luôn tìm đến ánh sáng.

Mạnh Kim

Nguồn : VOA, 27/04/2019

Published in Diễn đàn