Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Tàu hải cảnh Trung Quốc và Việt Nam đụng độ nhau vì tàu khảo sát của Trung Quốc hiện đang hoạt động ở khu vực đang tranh chấp ở Biển Đông.

doidau2

Bà Chủ tịch Quốc hội khi hội kiến người đồng nhiệm Trung Quốc Lật Chiến Thư

Theo tờ Bưu Điện Hoa Nam hôm thứ Bảy, tàu tuần cảnh Việt Nam và Trung Quốc đang đối đầu nhau khi tàu Hải Dương 8 của Trung quốc đã đi vào vùng biển ở gần bãi Tư Chính để sát địa chấn.

Tàu hải cảnh của Trung Quốc và Việt Nam đối đầu với nhau hơn một tuần ở Biển Đông, có nguy cơ xảy ra cuộc đụng độ lớn nhất giữa hai quốc gia kể từ năm năm qua.

Vụ việc này có thể gây ra một làn sóng chống Trung Quốc ở Việt Nam như trong năm 2014, khi Trung Quốc đưa một giàn khoan dầu vào khu vực đang tranh chấp ở quần đảo Hoàng Sa.

Sáu tàu tuần cảnh có vũ trang - hai của Trung Quốc và bốn của Việt Nam - đã để quan sát lẫn nhau khi đi tuần tra quanh bãi Tư Chính ở quần đảo Trường Sa kể từ tuần trước. Khoảng một chục tàu đã hiện diện trong vùng lân cận theo tin từ các trang web theo dõi hàng hải hôm thứ năm.

Vụ va chạm xảy ra bất chấp cam kết hồi tháng 5 của bộ trưởng quốc phòng Trung Quốc và Việt Nam nhằm giải quyết tranh chấp hàng hải bằng đàm phán.

Ryan Martinson, một giáo sư trợ lý tại Đại học Chiến tranh Hải quân Hoa Kỳ ở Newport, Rhode Island, đăng lên Twitter hôm thứ Sáu rằng tàu Hải Dương 8 của Trung Quốc đã hiện diện ở vùng đặc khu kinh tế của Việt Nam ở Biến Đông về phía tây đảo Trường Sa kể từ hôm thứ Tư ngày 3 tháng 7. Tuy nhiên cho tới nay không có tin tức chính thống nào được đưa ra về các cuộc xung đột này và chính phủ cả hai nước đều không đưa ra bình luận gì.

Vụ "khảo sát' diễn ra ở bãi Tư Chính cho tới nay đã là 10 ngày. Thế nhưng một ngày sau đó, ngày 4/7/2019, bà Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân vẫn nới với Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam rằng Hà Nội " luôn coi trọng việc củng cố tình hữu nghị truyền thống và phát triển quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Trung Quốc". 

Vụ việc vẫn còn đang căng thẳng nhưng bà Ngân vẫn lên đường thực hiện chuyến công du Trung Quốc bốn ngày thế cho "ông Trọng đang ốm". 

Ở Trung Quốc, bà Chủ tịch Quốc hội khi hội kiến người đồng nhiệm Trung Quốc Lật Chiến Thư cũng vẫn khẳng định rằng "Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn coi trọng việc gìn giữ, kế thừa và phát huy tình đoàn kết hữu nghị truyền thống Việt – Trung" từ thời ông Hồ ông Mao cho tới hàng loạt các lãnh đạo kế nhiệm của hai bên đã "dày công vun đắp" và đó chính là "tài sản chung qúy báu của hai Đảng, hai nước và nhân dân hai nước". 

Theo báo chí nhà nước, bà Ngân và ông Lật đã cam kết tuân thủ "Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam - Trung Quốc"và tiếp tục "kiên trì giải quyết vấn đề trên biển bằng biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế".

Hôm thứ Sáu, khi gặp mặt Tập Cận Bình, bà Kim Ngân cũng không làm phật lòng Tập chút nào khi hai bên cùng đồng lòng củng cố tình hữu nghị và hợp tắc sâu rộng để nâng mối quan hệ song phương lên một tầm cao mới. 

Các cam kết này có vẻ như rất thừa vì phía Trung Quốc hết lần này tới lần khác đã có các hành động khiêu khích, thách thức chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông. Bà Chủ tịch Quốc hội đã không có lời phản đối hay thậm chí cũng chẳng đề cập gì đến vụ tàu Hải Dương 8 đang ở bãi Tư Chính và căng thẳng trên biển hiện đang diễn ra ngoài những ngôn từ cũ rích.

Hà Nội vẫn luôn phải giữ mồm giữ miệng với Bắc Kinh mà không dám lên tiếng cật lực phản đối ở cấp cao nhất mà chỉ dám mở miệng thông qua người phát ngôn của Bộ Ngoại giao sau khi sự việc đã rồi. 

Trong khi đó ở nhà, ông Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có chuyến thăm bất ngờ vào ngày 11 tháng & tới Trung tâm chỉ huy Cảnh sát biển và nói chuyện trực tuyến qua vệ tinh với các tàu hải cảnh đang làm nhiệm vụ ở Biển Đông. Chuyến thăm này có vẻ rất hữu ý trong tình hình dầu sôi lửa bỏng ở Biển Đông. 

Báo chí nhà nước, Bộ Ngoại giao và lãnh đạo nhà nước vẫn lặng câm trước sự kiện này. Có lẽ họ sợ một khi tin tức được lọt ra trên báo chí chính thống, thì tinh thần bài Trung vốn chưa bao giờ nguội lạnh lại có thể làm mồi châm ngòi cho các cuộc biểu tình chống Trung Quốc từ bắc chí nam. 

Trong bối cảnh kinh tế Việt Nam vẫn phụ thuộc nặng nề vào doanh nghiệp Trung Quốc đang trải dài khắp các tỉnh thành trên cả nước, nếu có bất cứ một cuộc biểu tình chống Trung Quốc nào xảy ra thì các công ty Trung Quốc một lần nữa sẽ trở thành nơi trút cơn phẫn nộ của người Việt như đã từng xảy ra hồi năm 2014 với sự kiện dàn khoan HY981 vốn đã làm cho quan hệ Việt Trung bị sứt mẻ trầm trọng sau đó và phải mất một thời gian mới có thể "khôi phục" lại được. 

Diên Vỹ

Nguồn : VNTB, 14/07/2019

Published in Diễn đàn

Nguyễn Thiện Nhân đã đẻ ra việc "cai trị bằng sự sợ hãi" vì người dân làm gì, ở đâu cũng có thể bị nhận diện. 

cam1

Camera nhận diện : cai trị bằng sự sợ hãi

Đánh tráo khái niệm 

Một năm trước, dự luật an ninh mạng đã làm cho người dân cả nước phẫn nộ. Với vỏ bọc an ninh mạng nhưng thay vì bảo vệ người dùng internet trước các nguy cơ tấn công kỹ thuật số và bảo vệ quyền riêng tư của người tiêu dùng, thì luật an ninh mạng được đặt ra nhằm bảo vệ nhà cầm quyền cộng sản trong nỗ lực bóp nghẹt các tiếng nói bất đồng, chỉ trích chính phủ, ý kiến trái chiều. Ngoài ra còn buộc các công ty lớn như Google và Facebook phải đặt máy chủ ở Việt Nam trong nỗ lực nhằm kiểm soát thông tin của người dùng internet. 

Mặc cho sự phản đối của người dân và các tổ chức nhân quyền quốc tế, sự chỉ trích của các quốc gia trên thế giới về việc xâm phạm nhân quyền trắng trợn, luật an ninh mạng đã có hiệu lực vào tháng 1 năm 2019. 

Người dùng internet bày tỏ chính kiến riêng đã gặp rắc rối khi liên tục bị xóa bài, khóa tài khoản với lý do mơ hồ chung chung là vi phạm tiêu chuẩn cộng đồng. Nhiều cá nhân đã bị phạt hành chính và bắt giam vì tội bôi xấu lãnh đạo, hay tuyên truyền thông tin chống phá nhà nước. 

Trong khi đó cán bộ nhân viên nhà nước, sinh viên được khuyến cáo không được mở miệng hay ngứa ngáy tay chân mà phát ngôn, chia sẻ, hay like các bài viết trên mạng xã hội. 

Cũng với việc đánh tráo khái niệm như luật an ninh mạng, đề án đô thị thông minh được đưa ra khi cho lắp đặt camera giám sát ở các thành phố lớn có khả năng nhận diện khuôn mặt.

Không ai lạ gì với camera an ninh ở khắp nơi trên thế giới. 

Chỉ khác là ở các nước tân tiến, các camera an ninh thường có những bảng hiệu thông báo ở cửa sổ rằng họ có gắn camera theo dõi. Các camera theo dõi giao thông hay bắn tốc độ cũng có biển báo hay được gắn ở những vị trí ai cũng có thể thấy được. 

Ở Việt Nam không ai lạ gì việc Cảnh sát giao thông núp lùm vác camera bắn tốc độ, và giờ là camera theo dõi người dân công khai. 

Bắt chước Trung Quốc

Năm 2018 Trung Quốc đã cho lắp đặt 200 triệu camera an ninh trên cả nước để giám sát người dân. Số camera này sẽ tăng lên 300 triệu vào năm 2020. 

Chính quyền Trung Quốc cho rằng họ sử dụng camera để chính phủ quản lý kinh tế và xã hội bằng kỹ thuật cao. Với người Hán, thì đó là việc nhằm hạn chế các hành vi phạm pháp, thì việc sử dụng camera nhận dạng để kiểm soát người Ngô Duy Nhĩ ở Tân Cương đã gây ra nhiều chỉ trích vì vi phạm nhân quyền. 

Trung tâm điều hành chỉ huy đô thị thông minh đã lắp ráp 1.000 camera quan sát, trong đó có 50 camera có khả năng nhận diện khuôn mặt để bảo đảm an toàn cho thành phố. Mục đích lắp đặt camera là nhằm phát hiện các tình huống tụ tập đông người, phát sinh hành vi bạo lực, sự cố an ninh trật tự, các vấn đề về phương tiện,…

Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thiện Nhân cho rằng, phải xác định các vị trí nhạy cảm để lắp đặt camera. Trụ sở UBND Thành phố Hồ Chí Minh, Nhà thờ Đức Bà, Lãnh sự quán Mỹ, Trung Quốc, Thảo Cầm Viên, Công trường Mê Linh( nơi có tượng Đức Thánh Trần với lư hương đã bị cẩu đi nơi khác) có lẽ là những nơi rất nhạy cảm vì đã được chính quyền thành phố ưu tiên cho gắn camera quan sát.

Ở những vị trí nhạy cảm này không mấy khi xảy ra giựt dọc, cướp bóc hay tai nạn xe cộ. Nên không ai không biết rằng các camera nhận dạng và giám sát được lắp đặt để giám sát việc tụ tập đông người mà ai cũng hiểu là khi người dân tụ tập biểu tình, hay chỉ đơn giản là thắp hương ở tượng Đức Thánh Trần. 

Bằng việc cho lắp đặt camera nhận diện khuôn mặt ở các vị trí nhạy cảm như vậy, ông Bí thư thành uỷ từng du học ở Đức và Mỹ đang nỗ lực thực hiện cam kết " không để nổ ra biểu tình" ở Sài Gòn với cấp trên.

Cai trị bằng sự sợ hãi

Ở một thành phố thuộc tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc đã cho phát lại trên các màn hình lớn ở nơi công cộng hình ảnh những người vi phạm giao thông cùng với thông tin cá nhân hòng ngăn ngừa tai nạn giao thông và gọi đó là "quản lý xã hội bằng sự xấu hổ". 

Họ cho rằng việc này đã đem lại kết quả khi tai nạn giao thông giảm đi mà không cho rằng đó là hành vi làm nhục người khác và vi phạm quyền riêng tư. Họ hạn chế được các hành vi vi phạm nhưng không giải quyết được gốc rễ vấn đề là giáo dục ý thức của người dân.

Nguyễn Thiện Nhân đã đẻ ra việc "cai trị bằng sự sợ hãi" vì người dân làm gì, ở đâu cũng có thể bị nhận diện. 

Cái cảm giác bị theo dõi, rình mò không người Nam nào sau năm 1975 không biết tới. Họ phải dòm trước, ngó sau, cẩn thận từng lời ăn tiếng nói vì lo sợ sẽ bị tố. Cái cảm giác giờ đây lúc nào cũng có người theo dõi lại ụp lên đầu người dân Sài Gòn với các camera nhận diện khuôn mặt được lắp đặt.

Mục tiêu quản trị bằng thuật toán cho thành phố thông minh về thực chất không gì khác hơn là để đễ bề thực hiện việc cai trị dựa trên sự sợ hãi. Người dân và nhất là giới bất đồng chính kiến có thể bị chụp mũ, bắt bớ vì bất kỳ lý do tưởng như vô hại như vi phạm an toàn giao thông, hay vi phạm an ninh trật tự. 

Số camera theo dõi sẽ không dừng lại ở con số 1.000 mà sẽ còn tăng lên và nhân rộng khắp các tỉnh thành trong cả nước. Nhóm lợi ích nào đứng sau vụ thầu camera sẽ lại trúng quả đậm ! ? 

Và cay đắng thay, người dân đã bị Luật an ninh mạng bịt miệng, nay lại bị thêm camera nhận dạng trói cả chân tay.

Diên Vỹ

Nguồn : VNTB, 24/06/2019

******************

Sợ dân biểu tình, Nguyễn Thiện Nhân lắp camera ‘theo chuẩn độc tài Trung Quốc’

TK, Người Việt, 21/06/2019

Hôm 22/06/2019, Bí thư Thành ủy ở Sài Gòn Nguyễn Thiện Nhân loan báo Sài Gòn đã lắp đặt xong 1.000 camera giám sát trên đường phố, hơn 50 cái trong số đó "có chức năng phân tích nâng cao dữ liệu cùng lúc, gồm nhận diện khuôn mặt, nhận dạng loại phương tiện, phát hiện đám đông, các sự cố về giao thông, an ninh trật tự…".

cam2

Hệ thống camera nhận diện mặt người được lắp đặt tại Sài Gòn. (Hình : VnExpress)

Đây được cho là "thành quả" sau 18 tháng khai triển đề án "Xây dựng Sài Gòn trở thành đô thị thông minh giai đoạn 2017–2020, tầm nhìn đến năm 2025". Trong bối cảnh mọi dự án công đều diễn ra chậm chạp, việc lắp đặt 1.000 camera giám sát ở Sài Gòn có vẻ được tiến hành nhanh bất thường.

Truyền thông nhà nước hôm 22/6 khi đưa tin về việc này chỉ nhấn mạnh vào yếu tố "đô thị thông minh" và "an ninh trật tự" mà bỏ qua quyền riêng tư của người dân và lý do khiến Nguyễn Thiện Nhân đặt mục tiêu "lắp camera để phát hiện đám đông".

Tờ Thanh Niên cho biết thêm : "Các camera tầm xa được gắn trước trụ sở Ủy ban nhân dân thành phố Sài Gòn và quận 1, công viên Công Xã Paris, Lãnh sự quán Hóa Kỳ, Trung Quốc, Thảo Cầm Viên, công trường Mê Linh. Dịp này, ba camera quan sát tầm xa ở trên ba xe công vụ của ba phường Tân Định, Bến Nghé và Nguyễn Thái Bình cũng được nâng cấp. Đến nay ở quận 1 đã lắp đặt chín camera trọng điểm và camera tích hợp trên xe".

Tuy tờ báo không giải thích tại sao các địa điểm trên được "ưu tiên" lắp camera tầm xa nhưng người đọc có thể hiểu đó là các điểm tập trung người biểu tình ở Sài Gòn hồi tháng 6/2018.

Ông Nguyễn Thiện Nhân là người hứng chịu nhiều chỉ trích của dân Sài Gòn qua các vụ ra lệnh di dời lư hương ở tượng Trần Hưng Đạo hồi tháng 2/2019, không xuất hiện và không tiếp dân oan mất đất ở Vườn Rau Lộc Hưng…

Hồi cuối tháng Tư, báo Thanh Niên đã phải gỡ bài "Bí Thư Nguyễn Thiện Nhân : Sài Gòn hứa với Bộ Chính Trị sẽ không có biểu tình" sau khi ông Nhân bị cộng đồng mạng chê trách vì lời tuyên bố "chúng ta cần phải làm vì Sài Gòn có biểu tình thì ảnh hưởng đến cả nước. Chúng ta đã cam kết và đã làm được điều đó".

Liên quan đến việc này, Nhạc sĩ Tuấn Khanh bình luận trên trang cá nhân hồi tháng 5/2019 : "’Miền Nam đi trước về sau,’ ông Hồ Chí Minh từng nói vậy. Ông Nguyễn Thiện Nhân, mới đây, vừa tuyên bố là hạ tầng cơ sở ở Sài Gòn đến 100 năm sau mới khá, bất chấp chuyện Sài Gòn nai lưng làm ra 100 đồng thì phải nộp hơn 80 đồng cho Hà Nội chi xài. Chuyện phát triển văn minh còn xa xa lắm, về sau lắm. Nhưng lắp camera theo chuẩn độc tài Trung Quốc thì Nhân ra tay sớm nhất nước, ‘nhận diện con người’ thì đi trước. Nhân làm để bảo vệ lời hứa ‘Hồ Chí Minh không có biểu tình’ với cấp trên của mình, bằng chính số tiền ít ỏi mà Sài Gòn giữ lại được. Nộp tiền nhiều và trước, nhưng cuối bảng về nhân quyền và cả nhân tính của lãnh đạo". 

T.K.

Published in Diễn đàn
lundi, 06 mai 2019 13:50

Trọng đang ở đâu ?

Nếu ông Trọng có mặt trong hội nghị Ủy ban Trung ương Việt Nam vào tháng 5, hoặc có chuyến công du Hoa Kỳ đáp lại lời mời của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump thì mọi đồn thổi lại sẽ sớm bị quên lãng.

npt1

Mối nghi ngờ về bệnh trạng của Nguyễn Phú Trọng ngày càng gia tăng

Sau ba tuần lễ kể từ khi ngã bệnh, Chủ tịch nước Việt Nam và Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Nguyễn Phú Trọng vẫn chưa xuất hiện trước công chúng. Mối nghi ngờ về bệnh trạng của Nguyễn Phú Trọng ngày càng gia tăng khi ông Trọng – trưởng ban tang lễ – đã không có mặt trong tang lễ của cố Chủ tịch nước Lê Đức Anh trong khi có sự tham dư của tất cả các quan chức chính phủ hàng đầu khác. 

Ông Giang Nguyễn, biên tập viên của BBC tiếng Việt cho biết sự thận trọng về sức khỏe của các nhà lãnh đạo đảng và quan chức chính phủ là cách để thể hiện Việt Nam là một quốc gia ổn định dưới sự cai trị độc đảng. Ông Giang cũng cho biết thêm rằng việc thông qua luật xếp sức khoẻ lãnh đạo đảng và quan chức chính phủ vào loại "bí mật nhà nước" hồi tháng 11 năm ngoái là nỗ lực ngăn chặn những đồn đoán độc hại mà họ cho là " nhằm mục đích chống chính quyền nhân dân của các thế lực thù địch"

Ông Giang cũng nhận định rằng vì luật chưa được áp dụng khiến cho báo chí trong nước phải rất thận trọng khi đưa tin về bệnh trạng của ông Trọng và nhường chỗ cho mạng xã hội và truyền thông nước ngoài suy đoán về tình hình sức khoẻ của ông ta. 

Nhận định từ báo Stratfor cho rằng không chỉ tình hình sức khoẻ của ông Trọng nguy hiểm cho bản thân ông ta mà còn có thể gây ảnh hưởng tới cả đất nước vì sự mơ hồ về sức khỏe của nhà lãnh đạo cao nhất có nguy cơ tạo ra sự bất ổn trong bối cảnh chính trị của Việt Nam, đặc biệt là với địa vị lớn bất thường của Trọng trong hệ thống chính trị sau khi thâu tóm cả hai vị trí lãnh đạo cao nhất nước vào tay Trọng trong tháng 10 năm 2018. Sự thâu tóm này theo tác giả là nhằm ổn định chính trị trong nước và làm dịu các cuộc cạnh tranh nội bộ khi Đảng Cộng sản bước vào một sự chuyển đổi lãnh đạo vào năm 2021 (khi Trọng sắp nghỉ hưu).

Tác giả cũng nhận định rằng nếu Trọng vẫn có thể tiếp tục nắm vai trò lãnh đạo ở một mức độ nào đó, hai vị trí lãnh đạo của ông ta có thể được tách ra và trao lại cho các đồng chí đáng tin cậy. Nhưng sự chuyển đổi như vậy khó có thể gây ra biến đổi mạnh mẽ về định hướng chính sách ngắn hạn do ông Trọng đã tương đối thành công trong việc đối phó với các đối thủ chính trị và tạo được sự đồng thuận chung về chính sách kinh tế và đối ngoại trong đảng.

Ngoài ra việc ông Trọng mất khả năng làm việc hoặc qua đời có thể tạo ra những đấu đá chính trị mới - làm cho quá trình chuyển đổi chính trị không lường trước được cho đến năm 2021 trở nên hỗn loạn hơn nhiều. Điều này có thể lần lượt phá vỡ sự tiếp cận thực dụng của Trọng với Trung Quốc, cũng như các kế hoạch dần dần tư nhân hóa các doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam. Nếu những thách thức này trở thành một cuộc khủng hoảng kế nhiệm nghiêm trọng, thì cũng có thể ảnh hưởng môi trường đầu tư của Việt Nam - ít nhất là tạm thời - khi làm suy yếu sức hấp dẫn của Việt Nam vào thời điểm cạnh tranh khu vực về điểm đến thân thiện với doanh nghiệp nhất đang nóng lên

Đồn thổi về bệnh trạng của ông Tổng Tịch đi từ cúm tới đột quỵ, liệt tay phải, ngồi xe lăn cho tới hiện đang tập đi và tập nói nhưng vẫn không được tiết lộ chính thức gì thêm ngoài những phát biểu của người phát ngôn Bộ Ngoại Giao về việc ông Trọng sẽ sớm quay trở lại làm việc sau khi bị bệnh vì cường độ làm việc cao và do thay đổi thời tiết. Tuy nhiên nếu ông Trọng có mặt trong hội nghị Ủy ban Trung ương Việt Nam vào tháng 5, hoặc có chuyến công du Hoa Kỳ đáp lại lời mời của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump thì mọi đồn thổi lại sẽ sớm bị quên lãng.

Diên Vỹ tổng hợp

Nguồn : VNTB, 06/05/2019

Published in Diễn đàn

Hai mươi năm qua, Venezuela đã tiến hành cuộc thử nghiệm khi mà chính phủ bỏ ngoài tai tất cả mọi ý kiến chuyên môn. Và trong năm năm qua, kết quả thử nghiệm đã rõ ràng : chúng ta đang chứng kiến một trong những thảm họa kinh tế lớn nhất trong lịch sử hiện đại.

bolivar1

Ý tưởng về "sự phân phối lại triệt để" chắc chắn đã giết chết con gà đẻ trứng vàng của Venezuela, muốn mua một con gà 2,4 kg phải trả bằng một núi tiền : 14,6 triệu đồng boliviar

Dù có trữ lượng dầu lớn nhất thế giới, nền kinh tế Venezuela đã suy giảm 47% kể từ cuối năm 2013. Điều đó còn tệ hại hơn Hy Lạp hai lần khi quốc gia này lâm vào cuộc khủng hoảng đồng euro ; và nếu xu hướng này tiếp tục, thì sẽ chẳng mấy chốc lại còn tệ hơn cả những gì mà Zimbabwe trong thời kỳ siêu lạm phát hoặc Ukraine trong những năm sau khi chủ nghĩa cộng sản sụp đổ. Có thể nói rằng, Venezuela đang trên bờ vực chịu thiệt hại kinh tế nhiều hơn bất kỳ quốc gia khác trong thời gian gần đây.

Tuy nhiên, đau hơn hơn nữa là Venezuela cũng có lạm phát nhiều nhất thế giới hiện nay. Quỹ Tiền tệ Quốc tế ước đoán rằng tỷ lên lạm phát sẽ lên đến 10 triệu phần trăm vào cuối năm nay, nhưng đó chỉ là phỏng đoán. Ước tính hiện nay là khoảng 1.000.000%, đây cũng không phải là điều an ủi gì cho cam. Trong khi đó, các biện pháp kiểm soát giá mà chính phủ đã áp dụng để cố phủ nhận thực tế này, chỉ dẫn đến việc họ bj thiếu lương thực và thuốc men - tại sao lại tich trữ nếu bạn buộc phải chịu lỗ mà bán ? Khủng hoảng kinh tế đã dẫn đến một cuộc khủng hoảng nhân đạo khiến cho người ta phải di cư. Khoảng 3 triệu người, tương đương 10% tổng dân số, đã trốn chạy sang các nước láng giềng như Colombia.

Làm thế nào mà một đất nước lẽ ra giàu có lại nghèo đến thế ? Có hai giả thuyết thường nghe, và cả hai đều không đúng. Thứ nhất là dầu mỏ. Rốt cuộc, nền kinh tế Venezuela, phụ thuộc vào dầu mỏ, do đó, không có gì ngạc nhiên khi điều này sụp đổ thì cũng kéo theo điều khác. Vấn đề duy nhất với điều này đúng nhưng lại không đúng hoàn toàn. Thử nhìn vào Ả Rập Saudi thì sẽ thấy. Họ cũng phụ thuộc không kém vào dầu mỏ, nhưng đã tăng trưởng 11% trong 5 năm qua. Vậy thì đã có một cái gì đó khác biệt đã diễn ra ở Venezuela.

Và nếu nghe tin tức thì sẽ hiểu chủ nghĩa xã hội là gì. Cựu thị trưởng New York Michael R. Bloomberg đã định nghĩa như sau : ý tưởng về "sự phân phối lại triệt để" chắc chắn đã giết chết con gà đẻ trứng vàng của Venezuela. Tuy nhiên, nếu vây thì tại sao một quốc gia như Ả Rập lại có thể chi rất nhiều tiền dầu cho người dân của mình mà không phải chịu chung số phận ? Hay một quốc gia như Đan Mạch đã có thể tăng thuế vượt xa những gì Venezuela từng thử nghiệm lại vẫn có thể phát triển ở lành mạnh ? Câu trả lời tất nhiên là chủ nghĩa xã hội không thực sự đáng trách.

Những gì xảy ra là giá dầu hạ đã làm lộ ra mức độ sai lầm của chính phủ Venezuela, điều này không liên quan gì đến việc đánh thuế quá nhiều và tất cả là do việc quản lý kinh tế quá kém. Chuyện đơn giản là chính phủ đã thâu tóm hết lĩnh vực kinh tế tới lĩnh vực kinh tế khác - thép, khai thác mỏ, nông nghiệp... - và loại bỏ những người giỏi để thế bằng những người chỉ giỏi trung thành. Điều này đã làm cho sản xuất sụp đổ, và những thứ từng được sản xuất trong nước đột nhiên lại cần phải được mua từ nước ngoài.

Chính phủ ít nhất có thể che đậy nền kinh tế đã bị rỗng tới mức nào miễn là giá dầu cao có thể mang lại số tiền cần thiết để mua sắm. Nhưng không bao giờ có thể che đậy nhiều được bởi vì ngành công nghiệp dầu mỏ cũng bị rỗng tuếch nốt. Chúng ta đã biết, Chavistas –những người ủng hộ phong trào cách mạng xã hội chủ nghĩa của Hugo Chavez, đã sa thải hầu hết các kỹ sư giàu kinh nghiệm, buộc các công ty nước ngoài biết họ đang làm gì phải tháo lui, và coi công ty dầu mỏ là con heo đất để họ có thể rút tiền ra mà không bao giờ phải trả lại bất cứ cái gì, ngay cả khi việc sản xuất dầu sụt giảm vì thiếu đầu tư. Đó là lý do tại sao chính phủ phải in giấy lộn để chi trả cho mọi thứ ngay cả khi giá dầu ở mức ba con số, và thực sự giờ phải làm bởi giá dầu thô đã giảm rất nhiều trong vài năm qua.

Cách tốt nhất để nghĩ về chế độ Chavista là họ là một băng mafia cực kỳ thiển cận. Thay vì tính tiền bảo kê các doanh nghiệp - nhà máy rất tốt từng có ở đây - chính phủ lại chỉ cướp phá cho đến khi không còn gì. Họ đã giả vờ như không có gì xảy ra bằng cách dùng một phần lợi nhuận từ dầu mỏ để cấp nhà cửa và chăm sóc sức khỏe cho người dân ; và khi thiếu tiền thì họ cho in số tiền cần phải có. Nhưng cuối cùng, thậm chí họ không thể làm được nữa một khi lợi nhuận không còn, và họ đã phải in nhiều tiền đến nỗi tiền bị mất giá. 

Và dù gì đi nữa, không có gì đảm bảo rằng Chavistas sẽ mất dần quyền lực. Trái lại. Quân đội đang đứng về phía họ để chống phe đối lập. Tại sao ? Bởi vì cũng tệ hại như Chavistas đã làm đối với nền kinh tế, quân đội cũng đã thu được lợi lộc cho bản thân và bạn bè. Không phải chỉ là sự giàu có mà họ đã chiếm đoạt, họ đã tạo ra một hệ thống để họ có thể kiếm tiền bằng cách tàn phá hệ thống đó. Đối với một số người, điều đó có nghĩa là sử dụng bộ máy nhà nước để buôn bán ma túy. Với những người khác là phương tiện tiếp cận ưu đãi đồng đô la để kiếm lợi nhuận không rủi ro trên thị trường tiền tệ. Nhưng trường hợp nào thì họ cũng đều giống nhau : kiếm tiền bằng cách tàn phá hệ thống đã giúp họ kiếm tiền. 

Diên Vỹ

Nguồn : VNTB, 07/02/2019

Published in Diễn đàn
vendredi, 01 février 2019 22:40

EVFTA nằm trong tay Hà Nội !

Diễn đàn kinh tế thế giới Davos tại Thuỵ sĩ tháng 1 năm 2019 có sự tham dự của 3.000 người từ 115 quốc gia trên thế giới với nhiều lãnh đạo cấp cao và tập đoàn lớn cùng góp mặt. Đây là dịp để ông Phúc tiếp thị quốc gia và mời chào các nhà lãnh đạo, chủ các công ty lớn và các nhà đầu tư đến Việt Nam. 

hanoi1

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự Phiên khai mạc Cuộc gặp các nhà lãnh đạo về chương trình nghị sự hành động đại dương. (Ảnh : Thống Nhất/TTXVN)

Davos – "EVFTA vận" khắp nơi 

Lịch làm việc của ông Phúc kín mít vì phải gặp gỡ các nguyên thủ quốc gia từ đông sang tây cũng như lãnh đạo các tập đoàn lớn trên thế giới. 

Trước hết dĩ nhiên là Tổng thống nước chủ nhà Thuỵ Sỹ Ueli Maurer. Thuỵ Sỹ đã cam kết viện trợ 90 triệu đô la mỹ ODA cho Việt nam trong các năm 2017 – 2020 và ông Phúc đã vô cùng biết ơn Thuỵ Sỹ về điều đó.

Sau đó lần lượt có cuộc gặp với Phó Thủ tướng Romania Ana Birchall, ông Phúc đề cao mối quan hệ tốt đẹp với bạn bè truyền thống ở khu vực Đông Âu. Khi gặp Thủ Tướng Hoà Lan Mark Rutte, ông Phúc mong được hỗ trợ thêm nhiều chương trình mới ngoài các chương trình về môi trường, giáo dục, nông nghiệp. 

Với Thủ tướng Cộng hòa Séc Andrej Babis, ông Phúc cảm ơn Chính phủ Cộng hòa Séc đã tạo thuận lợi cho cộng đồng người Việt Nam sở tại hòa nhập, đóng góp thiết thực vào sự phát triển kinh tế, xã hội của Séc và làm cầu nối cho quan hệ hai nước ngày càng gắn bó.

Ở cả ba cuộc gặp với các lãnh đạo Châu Âu nay, ông Phúc đều bày tỏ mong muốn các quốc gia thành viên EU là Romania, Hoà Lan và Cộng hoà Sec thúc đẩy EU sớm ký chính thức và phê chuẩn Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – EU (EVFTA). 

Ông Phúc cũng bày tỏ nguyện vọng tương tự khi tiếp xúc với ngài Jyrki Katainen, Phó chủ tịch Cộng Đồng Châu Âu thúc đẩy quy trình ký kết để EVFTA có thể được ký kết vào quý 1 năm 2019 ; đồng thời cũng nhắc luôn ngài Phó chủ tịch EU rằng Việt Nam đang cần được Châu Âu xoá thẻ vàng thuỷ sản.

Ngoài ra với Thuỵ Sỹ, ông Phúc "mong muốn" Thụy Sỹ và Khối Thương mại Tự do Châu Âu (EFTA) có cách tiếp cận linh hoạt, phù hợp với thực tế để sớm thông qua Hiệp định EVFTA, đáp ứng nguyện vọng của cộng đồng doanh nghiệp hai bên.

Trong các buổi gặp gỡ với các tập đoàn kinh doanh lớn của EU như Tổng Giám đốc Công ty AB Carlos Brito, Chủ tịch Tập đoàn Procter & Gamble Mages-vanran Suranjan, Giám đốc Tập đoàn Adidas Kasper Rorsted, Tổng Giám đốc Điều hành Carlsberg Cees’t Hart ; ông Phúc cũng không ngần ngại yêu cầu các vị này "tích cực thúc đẩy Liên Hiệp Châu Âu (EU) sớm đẩy nhanh tiến trình thông qua Hiệp định EVFTA để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam và Châu Âu thúc đẩy hợp tác đầu tư thời gian tới."

Chừa ra cửa Đức 

Trong số các lãnh đạo chính trị Châu Âu còn có Thủ tướng Ý Giuseppe Conte, Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez, và đặc biệt Angela Merkel, Thủ tướng Đức. Ông Phúc có lẽ đã tránh không giáp mặt bà Merkel vì vụ Trịnh Xuân Thanh. 

Trong lần gặp mặt ở G-20 tháng 7 năm 2017 ở Hamburg, bà Merkel đã có một buổi tiếp ông Phúc bên lề hội nghị. Từ lúc xảy ra vụ bắt có Trịnh Xuân Thanh cho tới nay đã hơn một năm rưỡi nhưng phía Việt Nam vẫn chưa trao trả lại Xuân Thanh cho Đức như phía Đức yêu cầu. 

Đức vốn là một nhà đầu tư lớn vào Việt Nam và tiếng nói của Đức để giúp cho EVFTA được phê chuẩn sẽ có trọng lượng rất nhiều nhưng lại không được ông Phúc tận dụng trong lần đi Davos này. Nhưng báo đảng lại không hề hé lộ tin tức ông Phúc có gặp bà Merkel và có khẩn cầu nước Đức nói vào một tiếng cho EU sớm thông qua hiệp định EVFTA hay không. 

Vụ việc chưa yên, trong khi ông Phúc vất vả đi cạy cục lãnh đạo từng quốc gia trong khối EU cũng như các ông lớn trong các tập đoàn kinh tế nói giúp cho Việt Nam một tiếng để sớm ký được EVFTA, thì chưa đầy một tuần lễ sau, ông Trọng lại phong hàm cấp Đại tướng cho ông Tô Lâm, một người mà báo chí Đức, Slovakia và các quốc gia Châu Âu khác cáo buộc đã nhúng tay vào vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh. Rõ là người xây người phá !

Điều nay chẳng khác gì lại là một sự thách thức lớn khác với nước Đức khi ông Trịnh Xuân Thanh vẫn còn phải thụ án ở Việt Nam, và mối quan hệ Đức Việt vẫn chưa được nồng ấm trở lại. 

Bà Merkel sẽ từ chức năm 2021, từ giờ cho tới đó, ông Phúc vẫn còn phải đi năn nỉ các quốc gia Châu Âu dài dài để có được EVFTA một khi vụ Trịnh Xuân Thanh vẫn chưa được khép lại. 

EVFTA vận từ trong nước vận ra 

Chỉ một ngày trước khi diễn đàn kinh tế thế giới 2019 diễn ra, ngày 22 tháng1 năm 2019 phái đoàn Việt Nam đã bị rát mặt trong phiên điều trần về nhân quyền tại Geneva khi các quốc gia trên thế giới xoay Việt Nam về luật An ninh Mạng, các điều khoản ILO, án tử hình... 

Và ngay hôm sau đó, ngày 23 tháng 1 năm 2019, đã có thông tin chính thức EVFTA sẽ bị hoãn lại do "lý do kỹ thuật". Lý do kỹ thuật ở đây chính là các vi phạm nhân quyền mà phái đoàn Việt Nam đã cố gắng phủ nhận trong phiên điều trần chiều ngày 22 tháng 1. 

Ông Phúc cũng đã có cuộc gặp gỡ với Phó Chủ tịch Facebook Nick Cleggtại Davos. Ông Phúc vẫn bày tỏ mong muốn Facebook tăng cường hợp tác phát triển ngành công nghệ thông tin ở Việt Nam, mà nhất là trong lĩnh vực khởi nghiệp, hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận thông tin, phát triển kinh doanh qua các mạng xã hội. 

Ông Phúc yêu cầu Facebook phải tuân thủ các quy định luật pháp Việt Nam mà có thể hiểu một cách rõ ràng ở đây đó là Luật An ninh Mạng buộc Facebook phải lưu trữ dữ liệu người dùng ở Việt Nam và trình xuất cho công an khi có yêu cầu mà không cần lệnh của toà án. 

Để cho EU thông qua EVFTA chỉ cần cải thiện điều kiện nhân quyền ở Việt Nam. Để làm được điều đó trước hết phải hết hèn để dám thừa nhận những vi phạm nhân quyền chứ không phải chối tất và cho rằng luật lệ đặt ra là vì đặc thù của đất nước. 

Tiếp theo đó là sửa đổi các điều luật vô lý mà các nước đã nêu ra trong Luật An ninh Mạng , luật Hình sự, và thực hiện các điều khoản mà ILO yêu cầu về quyền của người lao động. 

Nếu làm xong, tự khắc EU phê chuẩn EVFTA mà không cần ông Phúc phải vất vả năn nỉ làm gì. Lúc đó là lúc Việt Nam đã biết nâng tầm quốc gia lên ngang tầm các quốc gia văn minh khác trên thế giới.

Tất cả đều nằm trong tay Hà Nội chứ chẳng phải nghị sĩ hay lãnh đạo EU nào.

Diên Vỹ

Nguồn : VNTB, 01/02/2019

Published in Diễn đàn
lundi, 14 janvier 2019 12:00

Vì sao Hà Nội dập Facebook ?

Những ngày đầu tháng Giêng, báo chí lề phải Việt Nam cùng đồng loạt lên án "Facebook vi phạm nghiêm trọng pháp luật Việt Nam". 

vnfacebook1

Số lượng người Việt Nam sử dụng và trao đổi qua Facebook ngày càng nhiều từ sau 2015

Các tội do báo chí liệt kê ra bao gồm "quảng cáo chính trị" nói xấu người khác mà không ai khác hơn là lãnh đạo, Đảng và nhà nước ; "câu giờ" do không gỡ các nội dung được cho là độc hại trong vòng 48 tiếng mà chần chờ tới vài tháng mới chịu làm. Thu lợi từ quảng cáo các game cờ bạc, mại dâm mà không đóng thuế.

Làm lộ bí mật nhà nước

Tội nói xấu lãnh đạo, Đảng và nhà nước không có gì là lạ khi hàng trăm người đã bị bắt giam và kết án với tội danh này. Hiệu ứng của các nội dung loại này làm cho Hà Nội lo ngay ngáy vì với lượng người dùng lên đến 60 triệu thì số người ngày càng biết rõ sự thật sẽ ngày càng cao. Mục đích ngu dân và mỵ dân của Hà Nội đang ngày càng đi suy giảm khi người ta dù chỉ đọc mà không like, không bình luận hay chia sẻ. 

Những người vốn chỉ được lối giáo dục "chấp nhận tất cả" đã tiến dần - dù chậm - về phía nghi ngờ. Một khi nghi ngờ thì họ sẽ đặt ra câu hỏi và tìm cách đi tìm sự thật. Sự thật vốn là điều mà Hà Nội luôn e ngại. Những bí mật về tài sản và sức khoẻ lãnh đạo Đảng và nhà nước là những điều Hà Nội không muốn để người dân biết. 

Nỗi sợ người dân tập hợp lại trong các cuộc "cách mạng màu", "cách mạng đường phố" để lật đổ chính quyền ngày càng lộ rõ sau khi chứng kiến sức mạnh của mạng xã hội qua các cuộc biểu tình chống dự luật đặc khu, luật an ninh mạng, hay chống Formosa, phong trào cây xanh … Nhà cầm quyền Hà Nội đã sử dụng lực lượng tác chiến mạng – dư luận viên để báo cáo vi phạm ( report) Facebook của các nhà hoạt động hay những người có lượng người theo dõi cao nhằm vô hiệu hóa tiếng nói của những người này bằng cách khóa ( block) Facebook cá nhân của họ. Việc này có vẻ có tác dụng một thời gian.

Tuy nhiên sau khi Facebook ở Đức thừa nhận về thủ thuật report trang Facebook của người khác sau khi nhà báo Lê Trung Khoa viết thư khiếu nại với các tổ chức Phóng viên không biên giới, chính phủ Đức và Quốc hội Châu Âu. Hà Nội không thể vươn tay tới văn phòng Facebook ở Đức để ngăn cản việc lộ chiến thuật tấn công Facebook cá nhân lực lượng tác chiến trên mạng ở Việt Nam. Đây là điều Hà Nội không thể chấp nhận vì Facebook đã dám để lộ bí mật nhà nước. 

Không đóng thuế 

Luật An ninh Mạng có hiệu lực từ ngày 1/01/2019 ép buộc Facebook phải mở văn phòng tại Việt Nam cũng sẽ làm cho Facebook phải có nghĩa vụ đóng thuế cho Hà Nội. Hiện Facebook cho biết họ vẫn cân nhắc việc liệu có mở văn phòng ở Việt Nam hay không. 

Giữa năm 2019, Facebook sẽ phải đóng thuế cho các quốc gia mà Facebook có thu được lợi nhuận. Tuy nhiên số lượng các quốc gia mà Facebook phải trả thuế là 30 và là những quốc gia mà Facebook có văn phòng ở đó. Ở Anh Facebook phải đóng thuế năm 2020 vì nằm trong số các công ty công nghệ lớn có doanh số trên 500 triệu. 

Như vậy nếu Facebook mở văn phòng ở Việt Nam đồng nghĩa với việc họ buộc phải đóng thuế cho chính phủ Việt Nam. 

Việc quảng cáo game cờ bạc hay mại dâm chỉ là cái cớ. Tướng tá còn cầm đầu đường dây đánh bạc trên mạng lớn được, Facebook chỉ có tội quảng cáo. Mà cũng chẳng phải do Facebook chủ động mà do người dùng sử dụng thuật ngữ khác để đánh lừ các thuật toán của Facebook. 

Cái tội lớn hơn rất nhiều là không đóng thuế. Hà Nội đã ước tính Facebook thu đươc 235 triệu đô la từ quảng cáo. Nếu thu được thuế doanh nghiệp từ Facebook thì số tiền thuế sẽ ước đạt 47 triệu đô la, một con số không hề nhỏ trong khi ngân sách đang cạn kiệt.

Nhà nước Việt Nam áng rằng nếu không cho Facebook hoạt động ở một thị trường rộng lớn như Việt nam thì sẽ là một sự thất thoát lớn về doanh thu cho Facebook. Thật ra 235 triệu đô la không thấm vào đâu so với doanh thu 13,73 tỷ đô la trong quý 3 năm 2018. 

Dù vậy Facebook vẫn bị kết tội không thực hiện nghĩa vụ đóng thuế khiến nhà nước thất thu. 

"Câu giờ" ngược 

Việt Nam yêu cầu Facebook gỡ các nội dung " xấu, độc hại" trong vòng 48 tiếng nhưng Facebook lại không làm liền mà phải tới mấy tháng sau mới làm. Chưa kể đến việc Facebook lại làm lơ không thèm trả lời lại mà bộ bốn T cáo buộc sự im lặng của Facebook là vi phạm luật an ninh mạng. 

Facebook đã trả lời rõ "Chúng tôi có một quy trình rõ ràng để các chính phủ báo cáo nội dung bất hợp pháp và chúng tôi xem xét tất cả các yêu cầu đó, đối chiếu các điều khoản và điều kiện cung cấp dịch vụ của chúng tôi với luật pháp trong nước".

Trên đã ra văn bản yêu cầu mà doanh nghiệp không được đáp ứng ngay là không được. Trên có quyền câu giờ, doanh nghiệp câu giờ ngược với trên là vô phép. Cho dù Facebook làm đúng quy trình, nhưng Hà Nội lại nóng lòng muốn đốt cháy quy trình mà không được chiều theo ý nên đâm ra … cáu. 

Bắt chẹt bằng luật an ninh mạng 

Nhà cầm quyền Việt Nam cho rằng Facebook đã vi phạm luật an ninh mạng khi họ để các nội dung nói xấu, hay độc hại hiển thị trên Facebook, nhưng lại không chỉ rõ được xấu và độc hại chỗ nào, vì sao mà chỉ yêu cầu chung chung là nội dung đó cần phải được xóa. 

Hà Nội buộc Facebook mở văn phòng tại Việt Nam trong vòng một năm kể từ ngày Luật An ninh mạng có hiệu lực. Sau khi mở văn phòng rồi mà Facebook không đóng thuế thì mới có thể cáo buộc người ta không đóng thuế được.

Hà Nội viện dẫn vào Luật An ninh Mạng của các quốc gia Châu Âu để cho ra Luật An ninh Mạng của riêng mình sau khi đã tham khảo luật tương tự của đàn anh Trung Quốc.

Trong khi luật của Âu Châu là nhằm làm cho các quốc gia EU an toàn hơn về mặt kỹ thuật số như ngăn chặn tội phạm mạng tức các tội được thực hiện thông qua mạng, khả năng gây tổn hại cho các tổ chức và người dùng. Người dùng máy tính và các công ty được bảo vệ khỏi các cuộc tấn công hay các hành động bất hợp pháp của các bên thứ ba trên mạng. 

Các công ty được yêu cầu bảo mật thông tin của người dùng và báo cáo ngay khi bị tấn công. Tất cả đều diễn ra trên thế giới kỹ thuật số. 

Luật An ninh Mạng của Việt Nam được Hà Nội sử dụng hiện thực hóa và biến Luật An ninh Mạng thành luật bảo vệ sự sống còn của chế độ. 

Diên Vỹ

Nguồn : VNTB, 14/01/2019

Published in Diễn đàn