Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Vì sao Tổng bí thư không dâng hương tưởng niệm các chiến sĩ Gạc Ma ?

Ngọc Linh Lan, VNTB, 15/03/2023

Dường như trong suốt gần 3 nhiệm kỳ là Tổng bí thư, chưa lần nào báo chí đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng đến dâng hương tưởng niệm các chiến sĩ Gạc Ma.

danghuong1

Thủ tướng Phạm Minh Chính dâng hương tại khu mộ gió của 64 anh hùng, liệt sĩ - Ảnh : X.T

Hàng năm, gần như người ta chỉ đọc tin về cựu chủ tịch nước Trương Tấn Sang thực hiện các nghi thức tưởng niệm những người lính đã ngã xuống để bảo vệ biển đảo Việt Nam trước quân xâm lược Trung Quốc.

Kỷ niệm 35 năm trận chiến bảo vệ Gạc Ma – Quần đảo Trường Sa, Khánh Hòa (14/3/1988 – 14/3/2023), tối 13/3, tại Khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma (huyện Cam Lâm, Khánh Hòa), Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, UBND, Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam tỉnh Khánh Hòa đã tổ chức Lễ tưởng niệm 64 cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam đã hy sinh để bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

Đến dự có nguyên chủ tịch nước Trương Tấn Sang ; nguyên ủy viên Bộ Chính trị, nguyên phó thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình.

Năm ngoái, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đến dâng hương, hoa tại Khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma, ở xã Cam Hải Đông, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa. Và lần đó là lần đầu tiên sau 34 năm xảy ra vụ thảm sát Gạc Ma, một ủy viên Bộ Chính trị đang đảm nhận vai trò Thủ tướng, chính thức tham dự tưởng niệm 64 người lính vị quốc vong thân ở biển Đông.

Quan sát trên mạng xã hội, không khó nhận ra là kể từ lúc Việt Nam bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Trung Quốc, giới lãnh đạo hệ thống chính trị, hệ thống công quyền tại Việt Nam đã cố tình lờ đi những anh hùng, liệt sĩ vị quốc vong thân khi đối đầu với Trung Quốc cả ở biên giới Việt – Trung suốt từ cuối thập niên 1970 đến cuối thập niên 1980, lẫn biển Đông.

Thậm chí, có giai đoạn, hoạt động tưởng niệm do dân chúng tự tổ chức còn bị xem là "thủ đoạn nham hiểm của các thế lực thù địch", bị ngăn cản, bị đàn áp, bị… hài hóa như tổ chức… khiêu vũ ở tượng đài Lý Thái Tổ (Hà Nội) – nơi được chọn để tổ chức tưởng niệm !

Vì sao ông Tổng bí thư không tham gia các nghi thức tưởng niệm những người lính vị quốc vong thân trong chống quân xâm lược Trung Quốc ?

Có ý kiến lý giải rằng dường như ông Tổng bí thư ngại mích lòng ông bạn hàng xóm, vì nói gì đi nữa thì chức danh Tổng bí thư là tối cao trong hệ thống chính trị, nên nếu ra mặt – dù chỉ là thắp hương tưởng niệm, thì đây cũng là sự kiện để báo chí đưa tin rồi ‘tán hươu, tán nai’ ảnh hưởng đến tình đồng chí giữa Hà Nội với Bắc Kinh.

Điều nhận xét trên không võ đoán.

Cho đến hiện tại thì trên trang thông tin điện tử tổng hợp Soha vẫn còn bài viết tường thuật lời khẳng định của Tổng bí thư : "Nếu để xảy ra đụng độ gì thì tình hình bây giờ bất ổn thế nào, chúng ta có ngồi đây mà bàn việc tổ chức đại hội Đảng được không ?…".

Số là vào sáng 8/12/2015, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng các đại biểu quốc hội Hà Nội tại tổ bầu cử số 1 đã có cuộc tiếp xúc cử tri quận Ba Đình, Hoàn Kiếm (Hà Nội), để báo cáo kết quả kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa XIII.

"Các bác thấy vấn đề Biển Đông chúng ta giải quyết như thế có đúng không ? Chuyện Biển Đông, càng ngày càng thấy tính đúng đắn của hướng giải quyết, vẫn đảm bảo được môi trường ổn định, hoà bình để phát triển.

Nếu để xảy ra đụng độ gì thì tình hình bây giờ bất ổn thế nào, chúng ta có ngồi đây mà bàn việc tổ chức đại hội Đảng được không ?

Ta xử lý mối quan hệ với Trung Quốc, Mỹ, Nhật… vừa qua như thế hợp lý không ? Để đảm bảo độc lập tự chủ, chơi với mọi nước nhưng không phụ thuộc vào ai mà các nước ta quan hệ, hợp tác đều phải nể trọng như vậy", Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng diễn giải và tự khen.

"Ta chơi với tất cả mà họ đều phải nể trọng. Không phải vô tình mà vừa qua cùng lúc chúng ta đón 3 nguyên thủ lớn cùng đến Việt Nam. Vừa đón ông Tập Cận Bình xuống sân bay lại thay cờ, trang trí ngay để đón Tổng thống Italia…" – Tổng bí thư nhắc lại các diễn biến ngoại giao sôi động vào cuối tháng 11/2015 như minh chứng rằng điều mà ông đang tự hào không phải là cái bánh vẽ tuyên giáo nhằm lên dây cót chính trị.

Thế nhưng trong mắt quần chúng, có lẽ họ sẽ hài lòng hơn khi lễ tưởng niệm 35 năm trận chiến bảo vệ Gạc Ma – Quần đảo Trường Sa, Khánh Hòa (14/3/1988 – 14.3/2023), nếu không thể vào được Khánh Hòa, thì tại sao ông Tổng bí thư không lập một đàn tế các anh linh người lính Việt Nam ngay giữa quảng trường Ba Đình, nơi có lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đàn tế này như một đàn xã tắc ngay thủ đô, qua đó càng củng cố thêm sức mạnh đại đoàn kết dân tộc của quân dân một lòng bảo vệ quê hương đất nước.

Và, ước gì ở đàn xã tắc ấy, gác qua mọi quyền uy chức tước, cá nhân công dân Nguyễn Phú Trọng lên tiếng đầy mạnh mẽ của tinh thần ‘cây tre quật khởi’ (mượn ý "ngoại giao cây tre" mà Tổng bí thư hay ví von), rằng, "Hãy luôn tỉnh táo, ghi nhớ tội ác tày trời này, cùng lịch sử hàng nghìn năm và hiện nay, trong quan hệ với nước láng giềng phương Bắc, để có đường lối, chủ trương, chính sách đúng đắn, xây dựng cho bằng được mối quan hệ song phương quan trọng nhất, hệ trọng nhất của nước ta này thực sự hòa bình, hữu nghị, hợp tác, tôn trọng lẫn nhau, cùng có lợi, phù hợp luật pháp và quan hệ quốc tế văn minh !"

Ngọc Linh Lan

Nguồn : VNTB, 15/03/2023

**************************

Trước Tượng đài Gạc Ma

Tạ Duy Anh, VNTB, 15/03/2023

Trong chuyến đi Cam Ranh lần ấy, chúng tôi du lịch, nghỉ ngơi là chính. Nhưng khi xe chạy qua con đường vắng vẻ có biển hiệu ghi địa chỉ huyện Cam Lâm, một người trong đoàn nói nhỏ : Khu tưởng niệm Gạc Ma ở đâu đây.

danghuong02

Hóa ra nó rất gần, từ nơi nghỉ, chỉ hơn chục phút đi taxi là chúng tôi đã có thể đến thắp hương, cúi đầu tưởng nhớ những đồng đội vĩnh viễn không trở về. Nước mắt nhiều người tự nhiên ứa ra. Tất cả chỉ biết im lặng, nhưng dường như đều hiểu rõ từng ý nghĩ trong đầu nhau.

Đứng trước Khu tưởng niệm Gạc Ma lần đầu tiên hôm đó, tôi cảm thấy có chút ấm lòng. Khu tưởng niệm hướng mặt chính thẳng ra biển, với cái nhìn bao quát từ trên cao. Tên tuổi, hình ảnh của các chiến sĩ Gạc Ma được khắc ghi chi tiết vào bia đá, đặt ở nơi trang trọng, nhiều ánh sáng. Tôi thấy ấm lòng vì tên tuổi các anh đã được khắc lại để ghi nhớ, dù đáng lẽ phải sớm hơn. Người Việt còn nhiều khiếm khuyết và đó là điều không có gì phải ngại nói thật. Nhưng truyền thống ơn nghĩa những ai có công với xã tắc, những ai lấy máu mình để giữ đất, giữ biển, thì người Việt hiếm khi lãng quên, trong suốt cả hàng nghìn năm.

Đó là một trong rất nhiều ý nghĩ lộn xộn đã chạy qua đầu óc, khiến tôi rối bời suốt cả buổi chiều ở Cam Lâm.

Chỉ cần đọc qua lịch sử hình thành nên mảnh đất hình chữ S, sẽ thấy điều đặc biệt sau đây : phần lớn lịch sử ấy gắn với các cuộc chiến tranh chống xâm lược. Để tồn tại như một quốc gia, người Việt đã chiến đấu ròng rã hàng nghìn năm trời, ngay trên mảnh đất của mình. Vì thế, không có gì lạ khi bất cứ người Việt Nam nào cũng bẩm sinh là một chiến binh, một nhà quân sự.

Những năm tháng trong quân ngũ giúp tôi nghiệm ra một điều : người Việt học cách sử dụng vũ khí rất nhanh ; và dù nghèo nàn, thiếu thốn, họ vẫn rất nỗ lực tìm cách chống chọi với kẻ thù. Nhưng về cơ bản và từ trong sâu xa, người Việt chỉ mê cày cuốc.

Tôi tin rằng, học cách để cùng tồn tại qua chiến tranh, qua những giây phút hiểm nguy, có thể là một thứ gen trội, là đức tính quan trọng và đặc biệt quý giá của người Việt.

Chúng ta có cả kho bài học cần ghi nhớ. Một trong những bài học lớn ông cha để lại mà con cháu không chỉ phải nhớ mà cần thuộc làu, là mọi chiến thắng, vốn đều xuất phát từ sự đáp trả khi không còn lựa chọn nào khác, không bao giờ là sự tự hãnh. Bởi không gì thay thế được sinh mạng con người. Không gì khủng khiếp, vô nghĩa hơn sự tàn phá bằng bom đạn. Nói cách khác, chiến tranh phải luôn là lựa chọn bất đắc dĩ, khi không còn cách nào khác để xác lập và khẳng định quyền tự chủ.

Chiến thắng nhà Minh là một trong những chiến thắng vang dội, đáng ghi nhớ nhất của lịch sử chống ngoại xâm thời phong kiến. Nhưng hậu chiến, Vua Lê Lợi đã lập tức trả lại gươm thần. Đó không chỉ là hành động mang tính biểu tượng của bậc quân vương, nhằm dạy bảo quần thần, tỏ thái độ hòa mục với ngoại bang. Đó thực sự còn là mong muốn của con dân – làm sao để đất nước không bao giờ còn phải dùng đến vũ khí.

Dù câu chuyện là sự thật lịch sử hay truyền thuyết, nó cũng phản ánh khát khao hòa bình của đất nước này.

Đành rằng ý muốn là một chuyện, thực tế cuộc đời đôi khi lại là câu chuyện khác, nằm ngoài mọi dự liệu. Nhưng quan điểm chiến tranh là bất đắc dĩ, là lựa chọn khi không còn cách nào tránh, phải tiếp tục bám rễ trong mọi cái đầu. Để nếu bần cùng phải cầm vũ khí chiến đấu, thì không phải là do muốn tìm kiếm sự thỏa mãn cảm hứng chiến thắng, mà mục tiêu duy nhất khi đó là để bảo vệ đất nước.

Tôi nhất quán với quan điểm ở mọi nơi, mọi lúc rằng : Thượng sách là hòa bình. Trung sách cũng vẫn là hòa bình. Chiến tranh luôn là hạ sách.

Nhưng đã nói ra một triết lý sinh tồn quan trọng như vậy, thì cũng phải nói cho hết nhẽ : Khi dân tộc này bị đe dọa về chủ quyền, thì việc bó giáo xin hàng không bao giờ là lựa chọn của cha ông.

Nếu bị đẩy vào tình huống ấy, chỉ có một cách duy nhất để có được hòa bình, ấy là muôn người phải như một, muôn người phải liên kết với nhau để tạo ra sức mạnh đối kháng.

Ông cha ta đã làm thế. Thế hệ sau không thể làm khác đi.

Đứng trước tượng đài Gạc Ma, nghĩ về những bà vợ góa, những đứa trẻ lớn lên thiếu cha, nghĩ về hàng triệu con người đang cần mẫn kiếm sống, tôi thấy khôn ngoan nhất, không phải chỉ thời điểm này, mà mọi lúc, là phải tìm mọi cách để giữ chặt lấy hòa bình, nếu còn có thể. Tìm mọi cách, chứ không phải bằng mọi giá.

Đó chính là ý nghĩ rành mạch nhất của tôi trong cái buổi chiều trước Tượng đài Gạc Ma hôm ấy.

Tạ Duy Anh

Nguồn : VNTB, 15/03/2023

Published in Diễn đàn

14/3 là ngày tưởng niệm vụ thảm sát, chứ không phải là cuộc hải chiến !

Tưởng niệm ngày 14 tháng 3 là tưởng niệm một sự kiện bi thảm, đó là việc Trung Quốc cướp thực thể thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam cách đây 35 năm. Lại càng không phải là tưởng niệm cái gọi là "cuộc hải chiến ở Trường Sa" như một sự nhầm lẫn dai dẳng !

thamsat1

Các nhà hoạt động hô khẩu hiệu chống Trung Quốc trong một cuộc tập trung hồi năm 2016 ở Hà Nội kỷ niệm cuộc chiến ở đá Gạc Ma, quần đảo Trường Sa - AFP

----------------------------

Hàng chục năm trở lại đây, cứ đến ngày 14/3 hàng năm, bà Nguyễn Thị Hường (58 tuổi, ở xã Thượng Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An) lại lặn lội hàng trăm cây số vào bán đảo Cam Ranh, tỉnh Khánh Hoà để làm giỗ người em trai là liệt sĩ Nguyễn Tất Nam và 63 đồng đội của anh. Không biết chiến trường Bakhmut những ngày này, đã có khi nào quân Nga xâm lược hạ sát cùng lúc hay trong một ngày đến con số 64 chiến sĩ Ukraine để rồi người dân nước này trong tương sẽ lại "làm giỗ tập thể" như người dân Việt Nam ? 

Năm ngoái, trong chuyến công tác tại tỉnh Khánh Hòa, chiều 12/3, Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn công tác đã khảo sát thực địa tại huyện Cam Lâm, dâng hương tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ tại khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma và thăm, tặng quà các lực lượng thuộc Vùng 4 Hải quân Nhân dân Việt Nam. Khi đến dâng hương, dâng hoa tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo theo hướng mở rộng, hoàn thiện Khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma trở thành công viên, trong đó có những biểu tượng, biểu trưng của quần đảo Trường Sa. Hiện nay, Khu tưởng niệm chỉ rộng 2ha, Liên đoàn lao động tỉnh cũng như Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam làm thủ tục với UBND tỉnh, giao thêm 2,5 ha ra hướng biển, xây dựng không gian văn hóa biển đảo để tạo sự kết nối với khu chính của khu lưu niệm (1).

Vì những lẽ trên, người viết bài này không tin rằng, Thủ tướng Phạm Minh Chính tại lễ dâng hương nói trên ở tỉnh Khánh Hòa, hay tại lễ tưởng niệm vong linh những người lính đã ngã xuống ở Pò Hèn (Quảng Ninh) lại có thể khấn vái theo kiểu : "Anh em một nhà, cùng một bố mẹ sinh ra còn giết nhau nữa là, chết thì cũng đã chết rồi, ấm ức làm gì. Đã đến lúc cởi bỏ oán thù được rồi, hồn còn thì hồn cười…" Càng khó có chuyện cả hệ thống báo chí "mậu dịch" ở trong nước nhân dịp ấy lại còn đi tung hô ầm ĩ, lần đầu tiên, có một Thủ tướng dám đến thắp hương tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ đã ngã xuống trong cuộc chiến sống mái với quân bành trướng Bắc Kinh (2). Tất nhiên, một sự thật ai cũng biết, suốt trong một thời gian dài trước đây, Đảng và Nhà nước Việt Nam buộc phải bỏ qua các vấn đề phức tạp và đặc biệt nhạy cảm trong quan hệ với Bắc Kinh, trong đó có vấn đề Trung Quốc cướp Trường Sa của Việt Nam. Đảng và Nhà nước phải hết sức khéo léo, vừa phải giữ được nguyên tắc, vừa mềm dẻo về sách lược, để tạo điều kiện có lợi nhất cho sự ổn định và phát triển của đất nước (3)

Năm nay, tưởng niệm 35 năm ngày mất Gạc Ma, lại là năm đầu tiên Việt Nam có một vị tân Chủ tịch nước trẻ (53 tuổi), dư luận cả trong nước lẫn trên thế giới quan tâm : "Sau 35 năm nhìn lại Gạc Ma : Với tân Chủ tịch nước, Việt Nam có thay đổi gì trong chính sách Biển Đông ? "Thay đổi trong chính sách dài hạn của Việt Nam thì không, nhưng thái độ thì có khác", ông Hoàng Việt, Giảng viên Luật quốc tế, nói với BBC từ Sài Gòn. "Mọi năm báo chí đăng rầm rộ trước thềm kỷ niệm sự kiện Gạc Ma, nhưng năm nay có vẻ im ắng… Dù vậy, trên thực địa vẫn rất căng thẳng, Việt Nam vẫn duy trì các hoạt động bảo vệ biển đảo của mình. Hình ảnh tàu Trung Quốc, tàu Việt Nam rượt đuổi nhau vẫn xảy ra luôn luôn. Tàu Việt Nam vẫn đeo bám tàu Trung Quốc quyết liệt, còn tàu Trung Quốc thì phụt vòi rồng vào tàu Việt Nam trên Biển Đông".

Vẫn theo ông Hoàng Việt, ở Việt Nam, các chính sách đối ngoại không phải do một người quyết định mà là do tập thể, trong đó Bộ Chính trị có tiếng nói quyết định. Có những ban bệ với những hoạch định từ rất lâu rồi, bất cứ ai lên thì cũng không thể thay đổi được hướng đi đó. Do đó các chính sách của Việt Nam đối với vấn đề Biển Đông hay Gạc Ma cũng nằm trong tổng thể ấy (4).

Trên thực tế, phải chờ mãi đến ngày 14/3 năm 2018, tức là 30 năm sau vụ thảm sát ở bãi đá Gạc Ma, lần đầu tiên, truyền thông Việt Nam mới được phép đưa tin về tội ác của Trung Quốc xâm lược (5). Cho đến gần đây, trang mạng vov.vn mới được phép giật sáp-pô in "bold" : "Ngày 14/3/1988, máu của các liệt sĩ đã hòa cùng biển cả, nhắc nhớ thế hệ muôn đời sau nhớ về tinh thần quyết tử để bảo vệ chủ quyền Tổ quốc" (6). Chỉ trước đấy một năm, ngày 14//3/2017, chính quyền còn cho công an, cả chìm lẫn nổi, vây ráp đám đông, cho ôtô, xe buýt vây kín bờ hồ Hoàn Kiếm, khu vực tượng đài Lý Thái Tổ nên khiến mọi người phải đi rải rác các nơi khác. Không có thông tin về biểu tình hay tưởng niệm ở Sài Gòn. Điều kỳ lạ là dẫu đã cho phép, nhưng ngày tưởng niệm Gạc Ma 14/3/2018 vẫn nhanh chóng bị giải tán. Cố Đại tá Bùi Văn Bồng, cựu nhà báo báo Quân Đội Nhân Dân có một ước nguyện : "Mong rằng từ nay trở đi, trong những vấn đề về chống kẻ thù xâm lược bảo vệ biển đảo, đừng để xảy ra tái diễn những kiểu như đảo Gạc Ma, để rồi chúng ta (Việt Nam) lại phải ân hận ; Chúng ta vừa tức giận, vừa mất trắng chủ quyền một cách vô căn cứ và một cách thiếu bản lĩnh dân tộc như thế" (7). 

Năm năm trước đây, nhân tưởng niệm 30 năm ngày mất Gạc Ma, lần đầu tiên một cuốn sách phác lại toàn bộ câu chuyện Gạc Ma trên bối cảnh tranh chấp tại Biển Đông đã được xuất bản, "Gạc Ma – Vòng tròn bất tử", do First News và Nhà xuất bản Văn học ấn hành. Được chấp bút bởi nhiều tác giả với văn phong báo chí, "Vòng tròn bất tử" dẫn độc giả đi suốt từ tháng 3 bi tráng năm ấy với những giờ phút sinh tử nghẹt thở, vòng về những ngày bình yên, hạnh phúc ngắn ngủi của các chiến sĩ đã thoắt thành liệt sĩ, sang tâm sự day dứt của các cựu binh Gạc Ma ngày hòa bình. Rồi những lá thư từ nhà giam Trung Quốc, đến những chứng minh mạnh mẽ về chủ quyền Việt Nam từ các thư tịch cổ, và gọi sự vật đúng tên – Gạc Ma là cuộc thảm sát – để minh định sự thật lịch sử. Người đọc sẽ đọc không dừng và cuộc thử thách cảm xúc cũng sẽ không dừng sau khi gấp sách lại. Tình yêu với đất nước sẽ tha thiết chảy. Ngọn lửa khát khao được góp sức để bảo vệ chủ quyền Việt Nam sẽ bùng lên mãnh liệt (8). 

Sau ngần ấy năm, cuộc tranh luận về việc mất Trường Sa vào tay Trung Quốc vẫn bị "kẹt cứng" ở một số nội dung. Thứ nhất, vấn đề day dứt suốt bao nhiêu năm ròng là lúc lính Trung Quốc tràn lên đảo thì có hay không có lệnh "cấm nổ súng" từ cấp trên ? Phóng sự của Mặc Lâm trên Đài RFA ngày 13/3/2018 phần nào đã soi sáng câu chuyện này (9). Thứ hai, làm thế nào để có thể đưa câu chuyện Gạc Ma vào sử sách để thanh thiếu niên từ thế hệ này qua thế hệ khác biết rằng đã có những bậc cha chú nằm lại nơi biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc. Đừng để các em không biết về những giai đoạn bi tráng mà đất nước ta đã trải qua. Đó là tâm sự của anh hùng Lực lượng vũ trang Nguyễn Văn Lanh (10). Thứ ba, phải đi đến chấm dứt tình trạng, bên Việt Nam dường như không có tin tức đăng về tưởng niệm ngày 14/3 trên các trang chính thống lớn như Nhân Dân, Đảng Cộng sản, Chính phủ Việt Nam. Trong khi đó, tại những cuộc giao lưu quốc tế, Trung Quốc vẫn liệt kê các cuộc xâm lược Việt Nam trong các năm 1974, 1979, 1988 như là những "thắng lợi vẻ vang" của Đảng cộng sản Trung Quốc (11). Tình trạng các cớ này chắc còn lâu mới giải tỏa được, chừng nào Đảng và Nhà nước Việt Nam vẫn chưa tìm cách hóa giải được mâu thuẫn giữa phải tôn vinh và tôn trọng lòng yêu nước và các tấm gương bảo vệ chủ quyền mà vẫn giữ quan hệ với Trung Quốc.

Trần Hiếu Chân

Nguồn : RFA, 13/03/2023

Tham khảo : 

1. https://tuoitre.vn/thu-tuong-pham-minh-chinh-dang-huong-tuong-niem-cac-liet-si-gac-ma/20220312164348888.htm

2. http://www.viet-studies.net/kinhte/SaoBang_BatTayDietVong.html

3.https://tcnn.vn/news/detail/33277/Su_kho_khan_va_phuc_tap_cua_Viet_Nam_trong_giai_quyet_tranh_chap_chu_quyen_o_Bien_Dongall.html

4. https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-64871401

5. https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-43399159

6. https://vov.vn/chinh-tri/143-hang-nam-la-ngay-gio-cac-liet-sy-gac-ma-post930285.vov 

7. https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-40632687

8. https://tuoitre.vn/tu-thang/3-bi-trang-trong-gac-ma-vong-tron-bat-tu/20180705123740776.htm

9. https://www.rfa.org/vietnamese/news/people_stories/who-order-no-fire-at-jonhson-reef-03132018094556.html

10. https://tuoitre.vn/gac-ma-trong-chuong-trinh-giao-duc-pho-thong-ra-sao/20180314184723847.htm

11. https://www.rfa.org/vietnamese/news/comment/blog/what-remains-after-two-events-of-chinese-communist-party-in-beijing-07182021100019.html

Published in Diễn đàn

Lúc này, mọi thông tin về Bãi Tư Chính (Vanguard Bank) đối với người Việt Nam hiện rất mơ hồ. Trên các thông tin bên ngoài dội về thì gọi là đối đầu, còn phía Hà Nội, thì gọi là đấu tranh. Nếu dựa trên những ngôn từ này, có thể tự lý giải rằng, Trung Quốc bằng nhiều cách như đang muốn vào trực tiếp Bãi Tư Chính chứ không chỉ là ngăn Việt Nam thăm dò và khai thác ở tại Lô 06.1 bể Nam Côn Sơn, phía tây bắc Bãi Tư Chính. Còn Việt Nam thì dùng tàu của mình cố ngăn đường đi của Trung Quốc, và mặt khác thì nỗ lực ngoại giao theo kiểu không muốn làm quá.

tuchinh0

Lúc này, mọi thông tin về Bãi Tư Chính (Vanguard Bank) đối với người Việt Nam hiện rất mơ hồ.

Nhưng Bắc Kinh rõ ràng không dừng lại, và bộc lộ rõ việc muốn chiếm lấy Bãi Tư Chính. Ngày 26/7, Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh tuyên bố rằng Việt Nam "vi phạm quyền chủ quyền của Trung Quốc đối với Bãi Tư Chính kể từ tháng Năm", cho thấy cuộc tranh chấp có nội dung lớn hơn : Bắc Kinh muốn hoàn thành đại nghiệp đường 9 đoạn trên biển Đông, mà Việt Nam là kẻ gây khó trước mắt.

Trên bàn làm việc của các cơ quan tình báo quốc tế, kịch bản về một Bãi Tư Chính còn thuộc quyền Việt Nam, và một Bãi Tư Chính vào tay Trung Quốc ắt đã được lập ra, và cục diện thế giới cũng sẽ thay đổi, dựa vào đó. Từ tháng 5/2019, các thông tin tình báo và chuyển động trên biển Đông đã cung cấp cho ông Derek Grossman, nhà phân tích quốc phòng của Mỹ nhận định rằng sớm muộn gì trong năm nay, Trung Quốc sẽ mở một cuộc chiến trên biển với Việt Nam về pháp lý, và có thể cả đụng độ nhanh. Giờ thì điều ấy đã thành sự thật.

Mỹ cũng nhận biết rõ tính toán này của Trung Quốc nên việc tăng cường các chuyến hải hành tự do, gọi là FONOP, hay lên giọng chỉ trích trực tiếp và mạnh mẽ Bắc Kinh là điều dễ hiểu. Tờ The National Interest, số ra ngày 31/7, của tác giả David Axe, với bài viết có nhan đề "Phi tiễn của Mỹ và Trung Quốc nằm chen cứng trên biển Đông, ai sẽ thắng ?" (1) đã nhận định như vậy. Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng không ngần ngại phô trương việc mang các phi tiễn chống hạm vào biển Đông, thử nghiệm hồi đầu tháng 7/2019 như một cách ngầm cảnh báo.

Rõ ràng hơn, Bắc Kinh cũng phô trương trên tờ Hoàn Cầu Thời Báo rằng hàng loạt các phi đạn tầm xa có tên DF-26 đã được kéo đến vùng Nội Mông (cách vùng biển Hoàng Sa khoảng 2000 dặm), hướng vào các lộ trình tự do hải hành của Mỹ. Hoàn Cầu Thời Báo cũng không ngần ngại tuyên bố DF-26 có tầm bắn đến 2.500 dặm, và sẽ đánh trúng bất kỳ chiến hạm nào của Mỹ trong vài giây.

Kịch bản của việc Trung Quốc muốn cướp Bãi Tư Chính là gì ? Các nhà phân tích phỏng đoán rằng sau khi tạo các bước gây căng thẳng lên cao, các tàu cá – mà thực tế là các tàu dân quân biển sẽ được đưa ra hàng đầu để tiến vào mục tiêu, sau đó, tạo ra một tình huống bị phía Việt Nam ngăn chận, đánh chìm… dẫn đến cuộc gia tốc và can thiệp của hàng chục tàu cảnh sát biển vũ trang Trung Quốc "bảo vệ tàu cá vô tội". Bãi Tư Chính có thể có một cuộc đổ bộ thần tốc của Trung Quốc, không khác gì trường hợp đảo Gạc Ma. Sau khi cắm cờ, Bắc Kinh có thể ung dung đối phó với Việt Nam – một quốc gia mắc cạn với chiến sách "ba không" của mình, tức 1/ không tham gia các liên minh quân sự. 2/ không đi theo bất kỳ nước nào để chống lại một nước khác. 3/ không có căn cứ quân sự của nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam.

Việt Nam, trong cách thức "đấu tranh" của mình, đang chuyển hướng bố cáo dần các sự việc với các quốc gia để tạo áp lực quốc tế. Gần đây nhất, là Hà Nội đã chuyển sự kiện cho New Delhi – cũng là một cách thăm dò phản ứng Bắc Kinh. Sau Ấn Độ, có thể sẽ có thông tin thêm, rộng hơn, phản đối tăng cấp độ. Nhưng đó cũng là một con dao hai lưỡi vì Bắc Kinh sẽ đẩy nhanh tốc độ lấn chiếm, trước khi mọi chuyện bùng phát ở tầm quốc tế hơn là giữa một vài nước.

Có nhiều hy vọng từ đám đông bàn tán trên các trang mạng Việt Nam, là Mỹ sẽ can thiệp cho Việt Nam. Nhưng đó là một khả năng rất thấp. Bởi câu chuyện Bãi Tư Chính đang trở thành chuyện riêng của anh em nhà Cộng sản – đặc biệt khi Nga vẫn phớt lờ khi công ty khai thác dầu khí Rosneft của họ bị uy hiếp. Và quan trọng nhất, Mỹ sẽ không có tư cách gì can thiệp cho Việt Nam, khi các cơ hội về một liên minh hợp tác quốc phòng luôn bị Hà Nội né tránh. Hãy nhìn vào Hồng Kông, nếu có sốt ruột trước phong trào đòi dân chủ ở đó, Mỹ cũng không thể làm gì hơn là chỉ trích.

Việt Nam cũng vậy, đặc biệt, mọi chuyện có vẻ như thuận buồm xuôi gió cho Trung Quốc, khi người đứng đầu tối cao của đảng- nhà nước Việt Nam là Nguyễn Phú Trọng chỉ nói chuyện tham nhũng, mà không cất một tiếng nào về an nguy quốc gia, dù gần 1 tháng bị uy hiếp và xâm lấn.

Bãi Tư Chính có thể sẽ mất như Gạc Ma. Và sau đó, người dân Việt Nam sẽ rồi chỉ còn nghe lời tuyên bố dữ dội của một quan chức cấp cao rằng chuyện đòi lại Hoàng Sa, Gạc Ma, Tư Chính là điều của thế hệ con cháu phải làm.

Tuấn Khanh

Nguồn : RFA, 31/07/2019 (tuankhanh's blog)

(1) Here's How China and America's Missiles in the South China Sea Stack Up, who wins ?

Published in Diễn đàn

Đại tướng không có chỗ trong lòng dân…

Trân Văn, VOA, 23/04/2019

lda0

Ông Lê Đức Anh ra đảo Trường Sa lớn năm 1988 hô hào bảo vệ đảo, sau khi ra lệnh cho 64 chiến sĩ hải quân giữ đảo Gạc Ma không được nổ súng và đã bị hải quân Trung Quốc bắn chết trước khi chiếm đảo - Ảnh : Trung Hiếu chụp lại ảnh tư liệu trưng bày ở đảo Nam Yết, Quần đảo Trường Sa.

Sáng 22 tháng 4, ông Lê Mạnh Hà post vài dòng trên trang Facebook ca mình v tình trng cha ông - Lê Đc Anh, đi tướng, cu B trưởng Quc phòng, cu Ch tch Nhà nước Cng hòa Xã hi ch nghĩa Vit Nam :

Tiến v Sài Gòn

44 năm trước đi tướng Lê Đc Anh ch huy mt cách quân trong đi quân huyn thoi tiến v Sài Gòn thng nht đt nước, mang li hòa bình cho dân tc.

Ông sẽ là người cui cùng trong B ch huy chiến dch năm y ra đi mãi mãi.

Ông đang được các bác sĩ bệnh vin 108 chăm sóc tn tình.

Thông tin từ status y lp tc loang ra như du tràn song rt ít người Vit s dng mng xã hi bày t s tiếc thương hay mến phc. Đa s công chúng t ra hoan h, h hê. Tiếc nui nếu có là ch yếu là vì theo h, cha ông Hà, sng thc vt chưa đ lâu đ đn ti.

Thậm chí ông Hà sp mt cha, người ta vn vào và đ li trên Facebook ca ông Hà nhng biu tượng cho thy h thích thú trước thông tin ông thay mt gia quyến cung cp. Gn như toàn b bình lun trên trang facebook của ông Hà có ni dung thế này (1)…

Hoàng Huy Vũ : Các liệt sĩ Gc Ma đã chun b ướp bia đón ông chưa ?

Bình Thuận Lý : Thng tht (ông Hà) nên viết thc lòng như này : Mang li hòa bình cho c dân tc, mang li s thnh vượg cho gia đình chúng tôi và sự đói nghèo, lc hu cho toàn dân tôc Vit Nam. Ông là thng đu đng cướp cui cùng trong b ch huy chiến dch cướp phá min Nam năm y đã đi bán cmn (con m nó) mui sau bao năm nm a trây đái dm d tr cái nghip giết chiến sĩ Gc Ma và dân Campuchia vô tội Siêm Rip.

Đỗ Văn Dũng : Mt tướng ngu xun khi mang súng đánh đui đng bào mình ra bin và còn sang Tàu đ cu vinh. Muôn đi con cháu nguyn ra loi tướng này.

Toan Nguyen : Thực tình ch mun đi tướng chết, ch mong mun "nó" d sng, d chết, sng thc vt cho nhân dân được nh. À quên, sao không k công ơn đi tướng vi bn vàng Tàu cng, v Gc Ma 1988 nh

Đọc Đ Hiu : Tiến v Sài Gòn ta cướp sch Sài Gòn dâng nước cho Tàu. Xung ch 64 chiến sĩ Gc Ma hi thăm nhé.

Trương Anh Nguyn : Tiến v Sài Gòn ta cướp nhà mt tin…

Hoang Nguyen : 64 chiến sĩ Gc Ma đang ch ông

u Tường : Xung đoàn t c Lê Chiêu Thng nh ghé hi thăm anh em Gc Ma ko anh em tâm tư.

Anh Bay : "Thằng" đó chưa chết à ? 64 anh em Gc Ma đang ch mày đó.

Tĩnh Lặng : A tì địa ngc đang ch đón ông. Chúc ông xung đó vui.

***

Ông Hà đã xóa status vừa k. Status cui cùng trên trang Facebook ca ông Hà gi là status được viết cách nay hai tun v "Bác Đng S Nguyên". Chc chn ông Hà cũng như ch em ca ông và các con, các cháu trong gia tộc không ng công chúng oán gin, khinh mit cha mình, ông mình đến như vy.

Chưa biết lúc nào ông Lê Đc Anh tht s "nhm mt, xuôi tay". Theo qui đnh hin hành, chc chn s có quc tang, theo sau đó là quc táng và song hành vi quc tang, quc táng s là tóm tt công trng, s là nhng li có cánh… song nhân tâm như thế thì c gn thêm đng cơ phn lc vào nhng li y, chúng cũng không th… bay.

Cổ nhân tng bo : Trăm năm bia đá thì mòn. Ngàn năm bia ming vn còn trơ trơ. Du "ý đảng" c cưỡng, "lòng dân" không chuyn. Thc tế như va din ra chng biết có đ đ cnh tnh s ông này, bà kia đang ngt ngưởng trên nhng cái ngai rt cao hay không ? Có đ m mt đ h nhn ra mến phc, tiếc thương là nhng th không th ch đo.

"Công" hay "tội" đi vi c mt dân tc không phi c son thành ngh quyết là thành. Thi đim "T quc ghi… có", xác đnh nhng cá nhân đc ti vi tin nhân, vi đng bào tưởng xa hóa ra li gn hơn nhiu người tưởng. Nhân tâm, thái đ ca công chúng đi vi ông Lê Đức Anh là mt bài hc nhãn tin.

Trân Văn

Nguồn : VOA, 23/04/2019

Chú thích

(1) https://www.facebook.com/photo.php?fbid=2778641272163396&set=pcb.2778614858832704&type=3&theater

(2) https://www.facebook.com/manhha.le.908

******************

Lê Đức Anh : làm tướng giỏi, làm chính trị tồi ?

Ngọc Lễ, VOA, 23/04/2019

lda1

Cựu Ch tch Lê Đc Anh trong bài din văn cui cùng trước Quc hi vào năm 1997

Ông Lê Đức Anh, người va qua đi Hà Ni tui 99, được nhn đnh là ‘v ch huy quân s tài gii’ ca Đng Cng sn Vit Nam nhưng cũng được cho là ‘đã phm sai lm chính tr nghiêm trng’, mt người tng sng trong lòng chế đ sau tr thành nhà hot đng lưu vong M nói.

Trong cuộc đi tri gn mt thế k ca mình, ông Anh đã kinh qua nhng v trí cao cp nht trong b máy Đng và Nhà nước Vit Nam : Đi tướng, y viên B Chính tr, B trưởng Quc phòng, Ch tch nước ri C vn Ban chp hành trung ương Đảng.

Với s ra đi ca ông Anh sau cái chết ca Đi tướng Võ Nguyên Giáp hi năm 2013 ri cu Tng bí thư Đ Mười hi năm 2018, thế h các lãnh đo Vit Nam xut thân t nhng ngày đu ca Đng Cng sn, tri qua c hai cuc chiến vi người Pháp và người Mỹ, gi không còn mt ai.

Cuộc đi hot đng ca ông Anh được nh đến vi thi kỳ ông làm phó Tư lnh Chiến dch H Chí Minh ca quân đi Bc Vit tiến v Sài Gòn hi năm 1975, Tư lnh quân đi Vit Nam Campuchia trong cuc chiến vi Khmer Đ vào năm 1980, Chủ tch nước trong giai đon ci cách m ca, bình thường hóa quan h vi M (1995) sau khi đã bình thường hóa quan h vi Trung Quc (1990). Ông cũng là v nguyên th đu tiên ca Vit Nam đi M vào năm 1995 đ d l k nim 50 năm thành lp Liên Hip Quc.

Trên vai trò Cố vn Ban chp hành Trung ương Đng, ông Anh được nh đến trong vic cùng vi c Tng bí thư Đ Mười, khi đó cũng là c vn, đã lt đ được ông Lê Kh Phiêu khi chiếc ghế tng bí thư ti Đi hi 9 ca Đng Cng sn Vit Nam vào năm 2001.

Tuy nhiên, xung quanh cuộc đi ca Anh cũng có nhiu điu tiếng không hay như khai man lý lch đ vào Đng, theo phe cánh ca Lê Dun-Lê ĐcTh đ trù dp Đi tướng Võ Nguyên Giáp, ra lnh binh sĩ không n súng khi Trung Quc chiếm đo Gc Ma vào năm 1988, nằm trong phe bo th cùng vi Đ Mười him khích vi phe cp tiến ca c Th tướng Võ Văn Kit và được cho là người bo tr chính cho cu Th tướng Nguyn Tn Dũng.

Trao đổi vi VOA, lut sư Cù Huy Hà Vũ, con trai ca mt ‘khai quc công thn’ ca chế đ Hà Ni và hin là mt nhà bt đng chính kiến sng ti th đô Washington DC, Hoa Kỳ, đã bày t nhng tình cm tt đp dành cho ông Lê Đc Anh.

Tài năng quân sự ?

Ông Vũ nói với VOA rng ông cùng v là bà Nguyn Th Dương Hà đã tng gp trc tiếp và trò chuyện v chng ông Lê Đc Anh nhà riêng ca ông Anh ti khu Hoàng Diu ca B Quc phòng vào năm 2005.

Đánh giá về công trng ca ông Anh đi vi Đng Cng sn và chính quyn ca Đng, ông Vũ cho rng ông Anh là ‘nhân vt lch s’, nht là trong cuc chiến ca quân đi min Bc vi người M.

"Tướng Lê Đc Anh là mt hin tượng có th nói là khác l và ni bt so vi toàn quân ca cng sn Vit Nam," ông Vũ nói và dn li vic sau khi ký kết Hip đnh Paris vào năm 1973 ông Anh, khi đó là đi tá, tư lệnh Quân khu 9, đã chủ trương là ‘phi tn công, chiếm được lãnh th đi phương càng nhiu càng tt’ đ chng li kế hoch ‘tràn ngp lãnh th’ ca Tng thng Vit Nam Cng hòa Nguyn Văn Thiu, khác vi ban lãnh đo lúc đó vn yêu cu quân đi nguyên ti chỗ.

Về vai trò ca ông Anh trong cuc chiến chng li quân Khmer Đ Campuchia, ông Vũ nói vi vai trò là tư lnh Chiến trường K (tc Campuchia), ông Anh thc hin s mng truy quét tàn quân Khmer Đ và ‘giúp người Campuchia xây dng chính quyn ca mình’.

"Khó khăn nhất là làm thế nào đ xây dng chính quyn Campuchia," ông Vũ nói và cho rng thành công chính tr ca ông Anh Campuchia ‘có ý nghĩa quan trng hơn v quân s’.

Nhưng ông Anh cũng đã ‘phm nhng sai lm’ khi trong giai đon này khi đã đ xy ra nhng v oan sai do Khmer Đ làm công tác phn giác gây chia r khiến quân đi Vit Nam ‘bt nhm nhng lãnh đo cao cp ca Campuchia thân vi Vit Nam khiến h phi tt’, ông Vũ nói.

Thân Trung Quốc ?

Về v thm sát Gc Ma do Gii phóng quân Trung Quc gây ra vào năm 1988 khiến Vit Nam mt mt s bãi đá trong qun đo Trường Sa và hơn 60 quân nhân t trn – v vic mà B trưởng Quc phòng Lê Đc Anh b quy trách nhim khi ra lệnh không n súng – ông Cù Huy Hà Vũ nói phi nhìn nhn s vic này trong hoàn cnh tng th lúc đó là Vit Nam ‘buc phi hòa hoãn vi Trung Quc’.

"Vào năm 1987-1988, Tổng thng Liên Xô Gorbachev khi đó đã quyết đnh ct vin tr cho Vit Nam nên Việt Nam phi tính đến vic rút quân đi Campuchia v nước và tìm gii pháp chính tr cho Campuchia trên cơ s đàm quán vi Trung Quc," ông Vũ gii thích.

"Trung Quốc đã li dng s kim chế ca Vit Nam đ t chc cuc tp kích Gc Ma," ông Vũ nói và cho biết ông tin rng lnh n súng lúc đó ông Lê Đc Anh ch ‘nhân danh B Quc phòng, B Chính tr’ mà thôi vì lúc đó B Chính tr ra lnh là ‘không th làm căng thng hơn quan h vi Trung Quc’.

Trong giai đoạn ông Lê Đc Anh làm ch tch nước là sau khi Liên Xô sụp đ, chính quyn Vit Nam chu sc ép càng phi hòa hoãn vi Trung Quc hơn na đ ngăn cho làn sóng tan rã ca ch nghĩa xã hi trên thế gii lan ti Vit Nam. Các lãnh đo lúc đó, trong đó có ông Anh, ‘buc phi gim xung đt vi Trung Quc về lãnh th’, ông Vũ cho biết. Trong giai đon này, Vit Nam đã đàm phán hip đnh biên gii trên b và hip đnh phân đnh Vnh Bc B vi Trung Quc.

Khi được hi có phi ông Lê Đc Anh cùng vi ông Đ Mười to thành phái bo th trong Đng vn ch trương dựa vào Trung Quc đ gi vng chế đ, trong khi ông c Th tướng Võ Văn Kit có lp trường cp tiến hơn và ch trương xích li gn hơn vi M và phương Tây hay không, ông Cù Huy Hà Vũ khng đnh rng ‘không bao gi có chuyn đó’.

"Tuyệt đi đa s các nhà lãnh đạo Vit Nam không theo Trung Quc, thm chí chng li Trung Quc, k c Đ Mười hay Lê Đc Anh. H ch hòa hoãn vi Trung Quc đ gi vng chế đ cng sn. Hòa hoãn không có nghĩa là nghe theo Trung Quc v đường li, chính sách," ông nói.

"Ông Võ Văn Kiệt là người min Nam nên đu óc kinh tế tt hơn hn các nhà lãnh đo min bc và có tư duy kinh tế th trường," ông Vũ nói thêm. "Võ Văn Kit ch trương đi mi tư duy kinh tế. Ch còn v mt chính tr thì c ông Đ Mười, Lê Đc Anh và Võ Văn Kit cũng như tuyt đi đa s các lãnh đo Vit Nam đu có chung lp trường trong quan h vi Trung Quc."

Còn về lp trường đi vi M vi tư cách là nguyên th đu tiên ca nước Vit Nam cng sn đến M, ông Vũ cho rng theo truyn thng ca Đng Cng sn Vit Nam thì đường li đi ngoi ‘không phi là lp trường ca cá nhân bt c ai mà là ca tp th B Chính tr’.

Ông Vũ dẫn chng là trong gn gp trc tiếp ông Lê Đc Anh, ông đã đưa ra kiến ngh là Vit Nam nên ‘cùng vi M lp quan h tht s, thm chí là liên minh quân sự chng li Trung Quc’. Khi đó, theo li ông Vũ, ông Anh đã ha s ‘trình bày ký kiến này ca tôi vi ban lãnh đo ca Đng Cng sn Vit Nam (B Chính tr)’.

"Khi đó, ông Lê Đức Anh không th hin s quan tâm mãnh lit (đến đ xut liên minh với M) dù có cam kết tích cc," ông Vũ cho biết.

Bảo tr Nguyn Tn Dũng

Về s ra đi ca Tng bí thư Lê Kh Phiêu ti Đi hi 9 ca Đng, ông Vũ tha nhn rng đó kết qu s vn đng ca ông Lê Đc Anh và Đ Mười khi đó là các c vn Ban chp hành trung ương.

Tuy nhiên, ông Vũ cho rằng điu đó là do nhng sai lm ca ông Lê Kh Phiêu trong vic ‘ưu ái đc bit cho các đng hương Thanh Hóa vi ông lên nm các v trí ch cht’ ; ‘mun nm các cơ quan an ninh, tình báo’ và ‘đt ra mt cc đ bí mt theo dõi các lãnh đạo cao cp trong đó có Đ Mười, Lê Đc Anh’.

"Ông Phiêu đã bị mt tín nhim vi hai ông Mười, Anh. Hai ông này bc tc nên đã có mt cuc vn đng đến khp các tnh thành t Bc đến Nam đ kêu gi các y viên trung ương ng h phế trut ông Lê Khả Phiêu," ông Vũ nói. Kết qu là ông Phiêu mt chc tng bí thư nhưng đ đi li, ông Phiêu cũng buc hai ông Mười, Anh thôi chc c vn Ban chp trung hành trung ương và do đó bãi b luôn cơ chế ‘Thái thượng hoàng’ trong Đng Cng sn Vit Nam.

Một điu mà ông Vũ cho là ‘sai lầm nghiêm trng’ trong cuc đi hot đng chính tr ca ông Lê Đc Anh là bo tr cho cu Th tướng Nguyn Tn Dũng leo cao trong b máy Nhà nước Vit Nam mà kết qu là, theo li ông Vũ, ‘ông Dũng đã phá nát nn kinh tế Vit Nam’.

Nguyên nhân ông Anh đứng ra bo tr cho ông Dũng quyết lit như vy, theo ông Vũ, là ‘ân tình chính tr’ t thi chiến tranh.

"Bố Nguyn Tn Dũng là chính tr viên phó ca tnh đi thuc Quân khu 9 do Lê Đc Anh làm tư lnh, Võ Văn Kit làm chính y. Ông y bị bom M giết chết trong chiến tranh," ông Vũ nói. "Dường như có s cam kết nào đó t phía các ông Anh, ông Kit đi vi người đã chết đ cho Nguyn Tn Dũng nm nhng cương v ngày càng cao trong Đng và Nhà nước đ ri ông Dũng được đ bt hết sc nhanh chóng một cách vô t chc, vô kế hoch."

"Ông Lê Đức Anh phi chu trách nhim chính (v s phá hoi ca Nguyn Tn Dũng)," ông nói thêm và cho biết mc dù ông Anh ‘cũng thy s phá hoi ca ông Dũng’ nhưng vì ông ‘đã trót là người bo tr cho Nguyn Tn Dũng nên không thể lên tiếng’.

"Đó là chưa k Nguyn Tn Dũng đã to nhng ưu ái cho con trai ông Lê Đc Anh là Lê Mnh Hà lên làm phó Ch tch y ban Nhân dân Thành ph H Chí Minh ri phó Ch nhim Văn phòng Chính ph ca ông Dũng nên ông Lê Đc Anh càng không thể nói gì v ông Dũng," ông Vũ, người tng kin ông Dũng và b b tù v ti Tuyên truyn chng Nhà nước khi ông Dũng đang làm th tướng, nói.

Khi được hi có phi ông Lê Đc Anh ng h ông Nguyn Tn Dũng tranh giành chiếc ghế tng bí thư vi ông Nguyễn Phú Trng trước Đi hi 12 hi năm 2016 hay không, ông Vũ nói rng khi đó, mc dù ông Dũng đã đến tui ngh hưu như ông Trng nhưng ông Anh đã đ ngh Trung ương Đng không nên quyết đnh trường hp ca ông Dũng mà ‘hãy đ Đi hi quyết đnh’.

"Trong sự ganh đua quyết lit gia Nguyn Phú Trng và Nguyn Tn Dũng, Lê Đc Anh vi tư cách bo tr Nguyn Tn Dũng đã ng h Nguyn Tn Dũng nhưng cũng không có hành đng gì tn công Nguyn Phú Trng quyết lit," ông Vũ cho biết.

Kỵ Võ Nguyên Giáp ?

Về mi quan hệ gia Đi tướng Lê Đc Anh vi người B trưởng Quc phòng tin nhim là c Đi tướng Võ Nguyên Giáp, ông Vũ cho là ‘phc tp’.

Ông Lê Đức Anh là người được hai ông Lê Dun-Lê Đc Th bo tr và đưa lên trong khi gia các ông Dun-Th và ông Giáp có s him khích. Hi Quc tang ca ông Giáp hi năm 2013, ông Lê Đc Anh đã không đến viếng mc dù ông Đ Mười khi đó tui cao còn hơn ông Anh có đến.

"Ông Lê Duẩn là người Qung Tr nên do tính cht vùng min đã th hin s ưu ái vi ông Lê Đc Anh là người Tha Thiên-Huế (hai ông được coi là đng hương vì hai tnh Qung Tr và Tha Thiên-Huế lúc đó nm chung trong tnh Bình Tr Thiên).

"Ông Lê Đức Anh hoàn cnh là người bo tr cho mình là Lê Dun-Lê Đc Th có s khác bit thm chí xung đt vi Đi tướng Võ Nguyên Giáp nên tương đi d hiu ông không có quan đim ng h ông Võ Nguyên Giáp," ông Vũ nói.

Tuy nhiên, ông cũng nói rằng ông đã tng hi trực tiếp ông Anh nghĩ thế nào v Đi tướng Giáp, thì khi đó ông Anh đã tr li ông Vũ rng : "Tôi luôn coi Võ Nguyên Giáp là mt người anh, mt nhà lãnh đo tài gii ca Vit Nam." Ông Vũ nói rng ông Anh ‘b ging xé gia phe phái chính tr và s tht trong đời sng’.

Về thân thế ca ông Lê Đc Anh vn tng b cáo buc là ‘man trá’ (ông Anh b cáo buc là tng làm cai đn đin cho Pháp và khai man v vic được kết np vào Đng Cng sn Vit Nam), ông Vũ nói rng ‘theo nghiên cu ca ông, vic ông Anh tham gia Việt Minh là có tht’ nhưng trong giai đon 1936-1938, vic kết np đng còn đi khái nên h sơ lưu tr v ông Anh không còn na. Tuy nhiên, ông Vũ cũng không loi tr ông Anh ‘ch d vào s tiếp xúc, liên h hay ch đo ca mt vài đng viên Cng sn nào đó mà nói rằng ông đã được kết np’.

"Dù thế nào đi na thì nếu theo dõi toàn b tuyến hot đng ca ông y s thy rng ông y hoàn toàn theo Đng Cng sn," ông Vũ lý gii.

Khi được hi v cm nhn cá nhân trong ln gp trc tiếp, ông Vũ mô t ông Anh ‘là người tiết kim và chân thành’.

"Khi tôi gặp ông y vào mùa đông trong căn nhà lnh, tôi đã hi v ông Anh là ‘Ti sao lnh thế này mà Đi tướng không đ sưởi’ thì tôi được tr li rng ‘Bác y tiết kim lm cháu ’. Ông y tiếp chúng tôi trong trang phc Đi tướng rt đp mà không có áo khoác ngoài đ gi m," ông Vũ k.

Khi được yêu cu đánh giá vai trò ca ông vi tư cách là tướng lĩnh và vi tư cách chính tr gia, vai trò nào ni bt hơn, ông Vũ tr li ngay là ‘vi tư cách nhà lãnh đo quân s’.

"Về chính trị ông y mc sai lm khi bo tr Nguyn Tn Dũng lên nhng v trí cao nht trong b máy đng," ông nói.

Ngọc Lễ

Nguồn : VOA, 23/04/2019

Published in Diễn đàn

Thiếu Tướng Hoàng Kiền và Trung Tướng Nguyễn Thanh Tuấn hãy đọc lá thư của sự thật từ Trần Thị Thuỷ, con gái liệt sĩ Trần Văn Phương. Suốt gần 30 năm qua sự im lặng, những áp lực và những điều gì khiến gia đình những liệt sĩ Gạc Ma này phải gánh chịu sự bất công, vô ơn đến phi lý đến như vậy ? Các anh có quyền lực, lại hiểu rõ nhất sự thật và đã làm gì để phá vỡ sự im lặng và để giúp họ bớt khổ đau ? Vì sao các anh lại im lặng suốt thời gian qua ?

gacma1

Đứa con gái Trần Thị Thủy duy nhất của anh đã lớn lên mà chưa một lần được nhìn thấy và gọi tiếng cha con. Ảnh Trần Thi Thủy và mẹ

Vào giây phút cuối cùng lúc 7 giờ sáng ngày 14/3/1988 trên bãi đá ngầm san hô Gạc Ma, Trung úy Trần Văn Phương sau cuộc chiến giữ cờ đã trúng đạn của quân thù cùng 63 đồng đội của mình vĩnh viễn ngã xuống, bàn tay đầy máu vẫn giữ chặt lá cờ Tổ quốc – anh vẫn không hề biết vợ anh đã mang giọt máu của mình và có thai hơn một tháng. Và sau đó, đứa con gái Trần Thị Thủy duy nhất của anh đã lớn lên mà chưa một lần được nhìn thấy và gọi tiếng cha con.

gacma2

Liệt sĩ Trần Văn Phương và vợ

Lần cùng mẹ được mời vào Sài Gòn dự buổi đấu giá bức tranh "Gạc Ma -Vòng tròn bất tử" và Đại lễ tưởng niệm cầu siêu đầu tiên cho 64 liệt sỹ Gạc Ma tối ngày 22/7/2015 trên 3.000 người tại Chùa Vĩnh Nghiêm, tất cả mọi người đã vô cùng xúc động khi chứng kiến chị Trần Thị Thủy và mẹ ôm nhau khóc ngất khi xem clip Trung Quốc xả súng bắn chết cha và chồng mình cùng những người lính trên đảo Gạc Ma.

gacma3

Bãi đá Gạc Ma bị Bắc Kinh đưa tàu đến cải tạo thành pháp đài quân sự

Sau đó ít ngày, những người tổ chức chương trình đã nhận được lá thư xúc động của cô gửi cho Ban tổ chức, xin được đăng nguyên văn bức thư của cô :

"Vừa qua, con được tham dự đại lễ cầu siêu cho anh linh của ba con cùng những đồng đội đã hi sinh tại Chùa Vĩnh Nghiêm và nhân đây con cùng gia đình những đồng đội của ba được nhận sự ủng hộ từ số tiền bán đấu giá bức tranh "Gạc ma – Vòng tròn bất tử" của Ban tổ chức.

Trước hết, con xin được thay mặt gia đình cảm ơn sự động viên, quan tâm của tất cả mọi người. Xin được gửi lời cảm ơn tới Ban Trụ trì Chùa Vĩnh Nghiêm cùng toàn thể tăng ni phật tử Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã tổ chức một buổi đại lễ cầu siêu cho linh hồn của ba con và đồng đội, đây là một đại lễ lớn nhất và diễn ra đầu tiên kể từ khi ba con nằm xuống, đã 27 năm rồi, thời gian trôi qua không phải là khoảng thời gian quá dài nhưng cũng không phải là ngắn đối với gia đình chúng con ; những gia đình mất đi người thân, người mẹ mất con, người vợ mất chồng và những đứa con vĩnh viễn không bao giờ được gặp người cha thân yêu của mình. Đó chính là nỗi đau thương thiệt thòi quá lớn mà không gì có thể bù đắp được.

gacma4 (2)

Bắc Kinh đã hoàn tất những công trình và cơ sở vật chất trên Đá Gạc Ma

27 năm trôi qua con chưa bao giờ được chứng kiến hay tham dự một buổi đại lễ cầu siêu nào để cầu cho linh hồn những người đã không tiếc thân minh hi sinh cho Tổ quốc để họ được yên ủi nằm lại trong lòng biển sâu lạnh lẽo, băng giá.Cho tới ngày hôm nay con mới được chính thức tham dự một đại lễ cầu siêu lớn như vậy, thực sự con cảm thấy rất ấm lòng, cũng là sự động viên tinh thần rất lớn đối với gia đình con cũng như gia đình 63 liệt sỹ khác.

Xin cảm ơn họa sĩ Bùi Lệ Trang, người đã vẽ lên bức tranh bằng những đường nét sắc sảo để có một bức tranh mang đậm chất nhân văn và đánh vào lòng tự trọng của những kẻ đã đang tâm ăn cướp của người khác.

gacma4

Bài viết của Trung tướng Nguyễn Thanh Tuân (Nguyên Cục trưởng Cục Tuyên huấn, Tổng cục Chính trị, Bộ Quốc phòng) trên báo Văn Nghệ, trong đó ông đòi hỏi phải "thu hồi và tiêu hủy cuốn sách về Gạc Ma"

Cũng xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới giám đốc Công ty văn hóa sáng tạo Trí Việt (First News), người đã lên ý tưởng đầu tiên và đứng ra tổ chức, vận động những người yêu nước… tổ chức thực hiện thành công chương trình đấu giá bức tranh " Gạc ma – Vòng tròn bất tử", Lễ tưởng niệm và trao toàn bộ số tiền cho 64 gia đình liệt sỹ, một việc làm hết sức có ý nghĩa nhân văn sâu sắc, là sự động viên lớn cho những gia đình như chúng con trong dịp 27/7 này.

Nhân dịp này không chỉ gia đình con mà cả gia đình của 63 liệt sĩ khác lần đầu được công khai khóc cho những người chồng, người cha của mình mà không phải sợ bị ảnh hưởng đến tập thể hay cá nhân nào. Thiết nghĩ, cha mình hy sinh không tiếc bản thân mình cho Tổ quốc ; không phải là để ghi danh hay gia đình đòi hỏi bất cứ một thứ gì, nhưng thời gian qua kể từ lúc cha con hi sinh gia đình con rất ít khi được nhận sự quan tâm của Nhà nước. Thi thoảng chỉ là những dịp lễ, ngày thương binh liệt sỹ ; thế nhưng dần dà càng về sau thì càng bị quên lãng.

Ba con mất đi chỉ có gia đình, mẹ con con chịu thiệt thòi, mất mát. Một mình mẹ phải gánh vác mọi việc trong gia đình, ruộng vườn cày cấy, làm thuê cuốc mướn vất vả khó nhọc để có tiền nuôi con ăn học trưởng thành. Bởi vì với những đồng tiền trợ cấp ít ỏi của con không thể đủ để cho mình con ăn học. Bản thân mẹ không được nhận trợ cấp cho đến năm 2009, qua bao nhiêu lần ngược xuôi làm giấy tờ thủ tục thì mới được hưởng. mọi khó khăn khổ nhọc trong cuộc sống có lẽ là mẹ đã trải qua không bỏ sót cái nào.

Trong những năm trước, có thể nói nhắc đến sự kiện 14/3/1988 là điều không thể, như bị ngăn cấm, như sợ bị ảnh hưởng đến quan hệ "quốc gia láng giềng tốt đẹp" giữa mình và một đất nước đã đang tâm cướp đi bao sinh mạng, bao người thân yêu của chúng con. Với tư cách là một người con mất cha, con cảm thấy rất căm thù kẻ thù, lòng căm hận sôi sục nhưng tại sao lại không được bày tỏ, tại sao lại không được nhắc đến và tại sao chúng ta lại phải giấu diếm cho tội ác tày trời của chúng.

Chúng ta kìm nén, chúng ta nhường nhịn và chúng ta nhẫn nhục mãi cho tới tận ngày hôm nay để chúng ta nhận được những gì, cũng không có gì thay đổi, vẫn là sự ngang nhiên xâm chiếm, vẫn là sự ngang tàng táo tợn khó hiểu của những kẻ bộc lộ rõ bản chất xấu xa với những ý đồ nham hiểm trên vùng biển của ta ; làm hại người dân của ta.

Cho tới ngày hôm nay khi được tự do nói đến, khi được một số cơ quan, đoàn thể quan tâm đến thì có một số người cha người mẹ của liệt sỹ đã mất vì già yếu, bệnh tật. Cũng có một số thương binh trở về từ cuộc chiến đã mất, những người còn sống cũng chưa được hưởng chế độ gì, hoặc nếu có thì phải trải qua bao khó khăn mới có được như mẹ con.

Những điều tâm sự con nói ở đây không phải là để chỉ trích toàn bộ hệ thống mà đây là một số bộ phận, cơ quan nhà nước và những cá nhân tắc trách trong công việc. Họ không hề biết rằng ai đã hi sinh ai đã đổ máu để lại phía sau là gia đình, là vợ góa con côi, mẹ già côi cút để cho họ có quyền được sống và ngồi đó hưởng sự sung sướng. Họ hạch sách và đòi hỏi đủ điều để phục vụ cho lợi ích của họ. Đây chính là điều mà con cảm thấy không được hài lòng nhất trong thời gian qua. Cha con và đồng đội ngã xuống vì Tổ quốc, để lại cho người thân của họ những nỗi đau không gì bù đắp được, thế nhưng khi những người còn sống đã chịu nhiều đau thương mất mát thì lại không được quan tâm chia sẻ, động viên.

Không phải đòi hỏi nhưng đó là quyền lợi mà những người thân như gia đình chúng con cần được có ; chúng con cần những lời động viên , cần sự quan tâm và cần sự chia sẻ để lấy đó làm niềm an ủi tinh thần mà vượt qua mọi khó khăn thử thách trong cuộc sống ; và con nghĩ mọi sự chia sẻ ấy sẽ làm yên lòng người đã khuất, và ấm áp lòng người còn sống.

Cho nên trong dịp này, một đại lễ cầu siêu cho anh linh các liệt sỹ và một cuộc đấu giá để hỗ trợ cho gia đình là rất có ý nghĩa. Một lần nữa con xin cảm ơn tấm lòng quan tâm chia sẻ của tất cả mọi người."

Trần Thị Thủy

(con gái liệt sĩ Trần Văn Phương)

Nguồn : FB Nguyễn Văn Phước, 15/08/2018

Published in Diễn đàn