Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Cuộc chiến bảo vệ quần đảo Gạc Ma ngày 14/3/1988 trước các cuộc tấn công của nước láng giềng phương bắc 36 năm trước đây liệu đã phải là cuộc xâm lăng cuối cùng của Trung Quốc đối với Việt Nam ?

gacma1

Một cuộc tập trung ở Hà Nội năm 2016 tưởng niệm cuộc hải chiến Gạc Ma - AFP

Đặt câu hỏi trên cho bất cứ học sinh trung học nào có hiểu biết về lịch sử, khả năng bạn sẽ nhận được câu trả lời ‘Chắc là không !’ Đấy chẳng phải là thuyết âm mưu ; chỉ cần một phép ngoại suy đơn giản ! Học sinh có thể đưa ra dự báo trên cơ sở các dữ liệu mới nhất do chính Đài Tiếng nói Việt Nam công bố. Trong tổng số 20 cuộc xâm lăng suốt chiều dài lịch sử, chỉ riêng từ khi Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời năm 1949 đến nay, tức là chỉ trong thời gian 75 năm, nước này đã xâm lược Việt Nam tất cả là bốn lần (1956, 1974, 1979 và 1988) (1). Tuyên bố mới đây của một số tổ chức xã hội dân sự, được đông đảo nhân sĩ, trí thức và các tầng lớp xã hội trong và ngoài nước vừa đồng ký tên, là nhằm tưởng niệm ngày lịch sử bi tráng này. Tuyên bố khẳng định, cuộc xâm lược của Trung Quốc cách đây 36 năm là những hành động thảm sát dã man, dùng đội tàu chiến tấn công các tàu vận tải, dùng quân dụng bắn giết chiến sĩ bảo vệ biển đảo không được vũ trang. ‘Với những hành động ngang ngược ấy, Trung Quốc đã vi phạm trắng trợn chủ quyền Việt Nam, chà đạp lên các qui định của luật pháp quốc tế’ (2).

Kết quả bi hùng của cuộc chiến bảo vệ Gạc Ma ngày 14/3 là Việt Nam đã mất 3 tàu vận tải của Hải quân, 64 chiến sĩ đã anh dũng hy sinh. Tuy giữ được Len Đao và Cô Lin nhưng đã tạm thời mất Gạc Ma. 36 năm trôi qua, 64 chiến sĩ Hải quân (Lữ đoàn 125, 126, 146, E83 công binh Hải quân) và ba tàu vận tải HQ-505, HQ- 604 và HQ-605 của Lữ đoàn 125 đã vĩnh viễn nằm lại dưới đáy biển. Xác hai con tàu cùng hài cốt của các quân nhân Việt Nam từ đấy đến nay vẫn chưa được trục vớt, do sự cấm cản từ phía nhà cầm quyền Trung Quốc. Trong khi đó, bãi cạn Gạc Ma năm xưa, nay Trung Quốc đã bồi đắp thành một đảo nhân tạo lớn và trở thành một căn cứ quân sự. Mặc sự thật phủ phàng ấy, mặc năm tháng dù trôi qua, mỗi lần nhớ về ‘những người nằm lại phía chân trời’ là một dịp chúng ta tưởng niệm, tri ân những người đã hy sinh vì Tổ quốc và tái khẳng định chủ quyền quốc gia dân tộc đối với quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Dòng lưu huyết hiếm hoi trên báo VietNamNet sẽ sống mãi trong tâm khảm các thế thế hệ người Việt (3).

Tưởng niệm ‘Vòng tròn bất tử’ dịp này (4), Tuyên bố của các tổ chức xã hội dân sự tiếp tục cảnh báo chính sách ‘ngựa theo đường cũ’ của Trung Quốc, vẫn tiếp tục thâm nhập sâu vào các vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam. Ngày 28 và 31/12/2023 các tàu ‘Cảnh sát biển Trung Quốc’ (CCG) 5205 và 5305 đã xuất hiện trong vùng EEZ của Việt Nam, riêng tàu 5305 còn ngang nhiên tiến sâu vào ven bờ biển Qui Nhơn. Tháng 1/2024, tàu Hướng Dương Hồng 10, tàu 5204, 5202 của Trung Quốc neo đậu ven EEZ của Việt Nam, tàu 5402 và 5901 là loại lớn nhất và hiện đại nhất, liên tục quấy phá Bãi Tư Chính của Việt Nam. Mới đây nhất, ngày 1/3/2024, Bộ Ngoại giao Trung Quốc vừa công bố đường cơ sở thẳng cho phần của Trung Quốc trong Vịnh Bắc Bộ, khu vực mà hai nước Việt Nam và Trung Quốc từng phân định năm 2000 (chính thức công khai 2004). Việc công bố hôm 1/3 là vi phạm khoản 3 điều 7 của Công ước Quốc tế về Luật Biển (UNCLOS) (5).

Dư luận quốc tế gần đây cũng cảnh báo về việc tàu CCG 5901 nặng 12.000 tấn, vốn được mệnh danh là ‘The Monster’ (Quái vật), hầu như chuyên hoạt động ‘trong bóng tối’ (không phát sóng hệ thống thông tin tự động AIS), kể từ khi rời cảng Tam Á, Hải Nam từ cuối năm ngoái. Đây là hành vi thường xuyên vi phạm Công ước quốc tế về an toàn sinh mạng trên biển mà Trung Quốc là một bên ký kết. Các hành tung bí mật của ‘The Monster’ trong giai đoạn bật AIS vào các ngày 9 và 29/12 năm ngoái, còn gần đây nhất là vào ngày 7/1/2024 (6). Các cuộc tuần tra này đặc biệt nhắm vào các hoạt động dầu khí của Việt Nam tại các Lô 06-01, 05-03, 12-11 và 12W, theo phân tích của Reuters và của ‘Sáng kiến Biên niên sử Biển Đông’. Các tàu CCG của Trung Quốc vẫn thường xuyên tiến hành các cuộc tuần tra xâm nhập sâu trong vùng EEZ của các nước láng giềng, như muốn nhằm mục đích thiết lập sự hiện diện liên tục và dần dần bình thường hóa quyền tài phán của Trung Quốc đối với các khu vực thuộc vể các nước láng giềng theo luật pháp quốc tế.

gacma2

Cuốn sách "Gạc Ma-Vòng tròn bất tử" do Công ty Trí Việt-First News xuất bản tháng 07/2018. RFA edited

Nhớ lại lịch sử cách đây 36 năm, đúng như Đại sứ Nguyễn Hồng Thao, người Việt Nam hai lần là thành viên Ủy ban Luật pháp quốc tế của Liên Hợp Quốc (hiện đang đảm nhận nhiệm kỳ 2023-2027) đánh giá, chiến dịch CQ-88 đã củng cố thế đứng của Việt Nam, đưa số lượng đảo kiểm soát lên 21, với 33 điểm đóng quân. Điều quan trọng là sự hy sinh của các chiến sĩ đã giúp đất nước, lúc bấy giờ đang ở thế tứ bề thọ địch tránh được một cuộc chiến không cân sức. Nhưng theo Đại sứ Nguyễn Hồng Thao, cuộc chiến 14/3 dù sao cũng đã tác động đến quyết tâm của các nhà lãnh đạo đất nước, nhanh chóng đổi mới, mở rộng quan hệ đối ngoại, sẵn sàng làm bạn với tất cả các nước trên thế giới, giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế (7). Tuy nhiên, có một chi tiết lịch sử mà chắc vì tính chất nghề nghiệp, Đại sứ Thao đã không thể bộc bạch. Đó là một trong những nhức nhối của ‘cuộc thảm sát’ trên đảo ngày ấy, dẫn đến việc Việt Nam mất Gạc Ma, như Thiếu tướng Lê Mã Lương, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, từng là Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam công khai thừa nhận, có ‘một mệnh lệnh từ cấp cao’ của lãnh đạo Bộ Quốc phòng Việt Nam, ra lệnh cho các chiến sĩ không nổ súng trước (8).

Bài học 36 năm trước càng khiến chúng ta ngày nay phải cảnh giác và quan tâm đến ‘Dự án Project Myoushu’ chuyên nghiên cứu về ‘chiến thuật vùng xám’ mà Trung Quốc sử dụng quen thuộc để lấn chiếm tại khu vực Biển Đông, thay vì dùng lực lượng Hải quân, để tuyên bố chủ quyền gần hết vùng biển rộng khoảng 3,4 triệu km2 với nhiều tài nguyên dầu khí và hải sản. Thông tin do Dự án này đưa ra cho thấy Trung Quốc canh chừng rất chặt chẽ các hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí của Việt Nam trong phạm vi ‘Đường lưỡi bò’ mà họ ngang ngược tuyên bố chủ quyền tại Biển Đông. Nhiều khu vực được tạo ra từ những đường vạch đứt đoạn này lấn sâu vào các vùng EEZ 200 hải lý của Việt Nam và nhiều nước khác trong khu vực, theo Công ước quốc tế UNCLOS-82. Tháng 9 năm ngoái, bà Lindsey Ford, Phó Phụ tá Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ, đặc trách khu vực Nam và Đông Nam Á, điều trần ở Quốc hội, tố cáo những gì Trung Quốc đang thi hành tại Biển Đông như chiếu laser, bắn vòi rồng vào tàu biển nước khác, trong cuộc tranh chấp chủ quyền biển đảo. Bà tố cáo Trung Quốc cho chiến đấu cơ J-20 đồn trú, bố trí hỏa tiễn chống tàu, hỏa tiễn phòng không tầm xa tại các đảo nhân tạo họ cưỡng chiếm từ Việt Nam ở Trường Sa, dù trong tuyên truyền, họ luôn tuyên bố không quân sự hóa Biển Đông (9).

Đinh Hoàng Thắng

Nguồn  : RFA 10/03/2024

Tham khảo :

(1) https://vov.vn/the-gioi/quan-sat/mai-me-voi-tham-vong-trung-quoc-tu-bay-chinh-minh-339173.vov  (Trong lịch sử gần hàng ngàn năm của dân tộc Việt, các triều đại Trung Quốc đã đem quân xâm lược Việt Nam tất cả 20 lần : nhà Ân 1 lần, nhà Tần 1 lần, nhà Hán 4 lần, nhà Lương 3 lần, nhà Tống 2 lần, nhà Nguyên 3 lần, nhà Minh 1 lần, nhà Thanh 1 lần, Cộng hòa nhân dân Trung Hoa 4 lần ; tức với tần suất trung bình 150 năm một lần xâm lược). Từ khi Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ra đời năm 1949 đến nay, tức là chỉ trong thời gian 75 năm, nước này đã xâm lược Việt Nam đến 4 lần : năm 1956 chiếm nửa phía Đông quần đảo Hoàng Sa, năm 1974 chiếm nửa phía Tây quần đảo Hoàng Sa, năm 1979 xâm lược 6 tỉnh biên giới phía Bắc, năm 1988 chiếm đảo Gạc Ma, một phần quần đảo Trường Sa). 

(2) https://www.facebook.com/p/M%E1%BA%A1c-Van-Trang-100013518285955/  (Tuyên bố 36 năm ngày mất một phần quần đảo Trường Sa)

(3) https://vietnamnet.vn/chien-dich-cq-88-quan-ky-dam-mau-va-the-dung-viet-nam-2119719.html#

(4) https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/gama-immortal-circle-faces-difficulty-publishing-in-vietnam-07232018171616.html

(5) https://www.facebook.com/p/M%E1%BA%A1c-Van-Trang-100013518285955/  (Tuyên bố 36 năm ngày mất một phần quần đảo Trường Sa)

(6) https://www.sealight.live/posts/china-s-monster-sends-another-message-to-vietnam-1

(7) https://vietnamnet.vn/chien-dich-cq-88-quan-ky-dam-mau-va-the-dung-viet-nam-2119719.html#

(8) https://www.rfa.org/vietnamese/news/people_stories/who-order-no-fire-at-jonhson-reef-03132018094556.html

(9) https://www.nguoi-viet.com/viet-namu-hai-canh-trung-quoc-canh-chung-ca-thang-tai-bai-tu-chinh/

Published in Diễn đàn

Thay vì "Đào, phở và piano" hãy làm phim về Gạc Ma 1988 !

Tuấn Khanh, Nguyễn Hoàng Ánh, RFA, 23/02/2024

Một nhạc sĩ nổi tiếng tin rằng Nhà nước hoàn toàn có thể làm một bộ phim hay tuyên truyền về lịch sử, sau "Đào, phở và piano" hãy làm phim về cuộc chiến Việt Nam với Trung Quốc ở Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa.

phim01

Hơn 45 năm sau ngày các chiến sĩ Gạc Ma hy sinh vì Tổ quốc, đồng đội luôn nhắc nhớ máu xương các anh đã đổ xuống vì đất mẹ.

Bộ phim được Cục Điện ảnh đặt hàng cho Công ty cổ phần phim truyện I sản xuất với kinh phí khoảng 20 tỷ đồng đang làm mưa làm gió trên các trang truyền thông Nhà nước và các trang mạng xã hội ủng hộ Chính phủ. Người ta cũng nhìn thấy hàng dài những người trẻ xếp hàng đợi mua vé xem phim ở thành phố Hồ Chí Minh ngày 22/2.

phim02

Tựa phim "Đào, phở và piano"

"Đào, phở và piano" lấy bối cảnh những ngày cuối cùng của trận chiến với quân Pháp sau khi Quân đội và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa rút lui lên Việt Bắc. Vào ngày 16/2/1947, tại một chiến lũy bên trong khu phố cổ, các dân quân tự vệ phải chống chọi với một cuộc tấn công bằng xe tăng và súng hiện đại của quân Pháp. Họ đã đáp trả bằng vũ khí thô sơ, trong đó có bom ba càng để cầm chân quân Pháp. 

Trong một chương trình của VTV, ông Phi Tiến Sơn - đạo diễn của bộ phim nói : "Điện ảnh chúng tôi còn nợ khán giả nhiều lắm về mảng đề tài lịch sử này. Hi vọng sắp tới đây các đồng nghiệp của tôi sẽ trả dần món nợ ấy".

Nhạc sĩ Tuấn Khanh hôm 23/2/2024 bình luận với Đài Á Châu Tự Do (RFA) :

"Tôi đề nghị mở rộng một dự án nhân dân góp tiền để xây dựng một bộ phim điện ảnh về Trung Quốc xâm lược đảo Gạc Ma một 1988 để tưởng nhớ những người hi sinh gần nhất của Việt Nam để bảo vệ tổ quốc, để giúp giải bớt món nợ phim chủ đề lịch sử như đạo diễn của phim đã nói !"

"Đào, phở và piano" được nhiều người săn tìm vì dường như ít được bố trí các suất chiếu vào giờ thuận lợi cho người xem trong ngày. Thay vào đó, các rạp chiếu các phim thương mại "Mai" của Trấn Thành hay các phim của nước ngoài như "Thanh Gươm Diệt Quỷ, Phép Màu Tình Thân, Cho Đến Chuyến Đặc Huấn Của Đại Trụ".

phim03

Khán giả xếp hàng mua vé xem phim Đào, phở và piano - Báo Lao Động

Khi nhu cầu xem phim tăng cao, một số rạp chiếu phim ở Thành phố Hồ Chí Minh như Beta và Cinestar cũng xin phép được chiếu phim này với hình thức phi lợi nhuận và diễn ra vào lúc nửa đêm.

Với mục đích tuyên truyền, Nhà nước Việt Nam thường bỏ tiền ngân sách ra làm nhiều phim về đề tài lịch sử hay ca ngợi lãnh tụ trong nhiều năm qua. Tuy nhiên, các phim này thường bị xếp vào kho lưu trữ sau một vài buổi chiếu giới thiệu, hoặc được đưa chiếu miễn phí trên truyền hình quốc gia.

"Đào, phở và piano" chỉ là một trong nhiều phim Bộ Văn hóa, Thể Thao và Du lịch đặt hàng trong năm 2022 với tổng kinh phí lấy từ ngân sách nhà nước lên đến 65 tỷ đồng. Theo báo chí, doanh thu của phim đến nay đã được hơn 1 tỷ đồng, một hiện tượng đối với thể loại phim kiểu này.

Bình luận về bộ phim, nhạc sĩ Nguyễn Tuấn Khanh từ thành phố Hồ Chí Minh nói với RFA :

"Sau nhiều năm Nhà nước đã tung ra một cuốn phim được tài trợ về chủ đề mang tính lịch sử và tuyên truyền với cái giá 20 tỷ để đến với công chúng. Mục đích được nói rõ là nhằm nhắc lại lịch sử, không thể để lãng quên.

Nhưng cách làm một cuốn phim tuyên truyền trong thế kỷ 21 vẫn không khác gì những năm tháng ở miền Bắc trước năm 1975 là cứ làm xong thì thôi, phó mặc chuyện phát hành và quảng bá cho đời sống, nếu không có sự vận động của các trang mạng xã hội thì bộ phim này có lẽ cũng sẽ chết trong im lặng".

Ông đặt câu hỏi về thực tâm muốn nhắc lại lịch sử và trân trọng nó của cơ quan đặt hàng bộ phim, ở đây là Cục Điện ảnh, hay "chỉ là một dự án làm ăn lấy đủ tiền rồi thôi ?"

Đây là phim hư cấu, không phải lịch sử !

Bà Nguyễn Hoàng Ánh, một nữ trí thức ở Hà Nội sau khi xem phim "Đào, phở và piano" nêu ý kiến với RFA :

"Người ta không nói rõ. Khi xem phim thì người xem phải hiểu rằng đây là một câu chuyện dựng lên thôi, nó không phải là một bộ phim kiểu mô tả lại lịch sử. Nó chỉ là một câu chuyện tiểu thuyết, không phải là một bài dựng lại lịch sử".

phim04

Một cảnh trong phim Đào, phở và piano (Thanhuytphcm)

Bà Ánh có gia đình nội ngoại đều ở Hà Nội trong thời điểm mà bộ phim nói đến, cho rằng những gì diễn ra trong phim không đúng thực tế.

Theo bà, lẽ ra những người làm phim phải nói rõ nội dung chỉ là "hư cấu" của để tránh sự ngộ nhận cho thế hệ trẻ, những người sinh ra nhiều thập niên sau thời điểm mà bộ phim nhắc đến.

Bà dẫn chứng về sự hiểu lầm có thể gây ra bởi bộ phim này :

"Cái mình sợ nhất ở phim này là cách dựng phim nó làm cho người ta tưởng nhầm Pháp định giết hết mọi người, và người nào ở lại cũng đều chết cả. Nhưng gia đình mình cả hai họ đều sống thời gian đó. Nó vẫn có sự lựa chọn cho người ở lại và người ra đi mà !"

Cuộc kháng chiến chống Pháp bùng nổ bằng việc quân đội Việt Nam Dân chủ Cộng hòa bắt đầu tấn công các đơn vị Pháp ở Hà Nội vào đêm 19/12/1946. Khi đó, Chính phủ và các cơ quan nhà nước đã di dời lên chiến khu Việt Bắc, chỉ còn lại một số đơn vị quân sự và đa số là du kích ở lại cầm chân quân viễn chinh Pháp. Nhiều người dân thủ đô sau đó cũng tản cư về vùng nông thôn. Tuy nhiên, vẫn có nhiều gia đình ở lại trong thành.

Bà cảnh báo người xem phải thận trọng với các chi tiết đưa ra bởi "Đào, phở và piano".

"Cho nên mình khuyến cáo mọi người hãy coi đây là một câu chuyện có thể có một chút sự thật nhưng mà nó chắc chắn không phải là lịch sử. Cái đấy đáng ra các nhà làm phim làm rõ, giống như các bộ phim lúc đầu người ta nói luôn là cái này không liên quan đến công ty, con người hay gì gì đó. Với một bộ phim tuyên truyền người ta có thể không có nhu cầu làm chuyện đó (cảnh báo- PV) do vậy người xem phim phải có ý thức nhất".

Bà cũng nhặt ra những hạt sạn của bộ phim này, như cảnh quay chiến trận không thật, lời thoại lại "kịch hóa", và nhiều nhân vật được sao chép lại từ nhân vật trong tác phẩm văn học khác, hoặc nhiều chi tiết vô lý của bộ phim.

Tuy nhiên, theo bà, bộ phim cũng có thành công nhất định, như nói lên nét đặc trưng hào hoa lãng mạn của Hà Nội những năm đó :

"Trên chiến hào, cố gái chơi nhạc cũng vẫn là chơi nhạc Pháp, người ta vẫn hát với bài hát Pháp. Điều mà người Hà Nội thích hay là ít nhất là người ta chỉ có cảm giác rằng nó đúng là tính hào hoa lãng mạn và có một chút Tây phương hoá vào khoảng những năm 1945-1950". 

Bà cho biết cảm xúc mà phim này mang lại lớn khiến bà "chưa từng xem phim gì mà mình khóc quá trời khóc như vậy" cho dù bộ phim "bịa từ đầu đến cuối". Theo bà, đạo diễn đã rất thành công trong việc tạo nên một khung cảnh bi tráng, hào hoa và lãng mạn, một bài thơ đậm chất Hà Nội đi vào lòng người.

Nguồn : RFA, 23/02/2024

Published in Việt Nam

Năm nay, sự kiện Gạc Ma được nhà nước tổ chức tưởng niệm long trọng và tuyên truyền rầm rộ hết mức. Trong khoảng mấy chục năm nay, theo tôi biết, tổ chức long trọng như thế có lẽ là lần đầu tiên.

gacma1

Lễ tưởng niệm 35 năm ngày 64 cán bộ, chiến sĩ Hải quân Việt Nam hy sinh tại đảo Gạc Ma, ngày 13/3/2023 tại Khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa. Người Lao Động

Với không ít người Việt Nam, Gạc Ma là cái tên lạ lẫm. Vì cho đến tận năm 2018, tức 30 năm sau sự kiện Gạc Ma, nó mới được những người chủ biên sách giáo khoa môn lịch sử dự kiến đưa vào chương trình học cho học sinh. Thông tin chính thống trên báo chí trước kia cũng không nhiều lắm. Sự trì hoãn khó hiểu này rõ ràng là nghịch chiều với quy mô long trọng của buổi lễ năm nay. Có lẽ do lần này là con số tròn 35 năm - theo truyền thống thì những năm tròn số luôn được tổ chức trang trọng hơn năm lẻ. Nhưng có lẽ cũng còn nhiều lý do khác.

Buổi lễ năm nay có sự tham gia của các vị nguyên là nguyên thủ quốc gia như nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, nguyên Phó thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình và toàn bộ các lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa. Kịch bản buổi lễ rất long trọng, bao gồm nhiều phần : thả hoa đăng tưởng niệm tại hồ nước tròn tượng trưng cho "Vòng tròn Gạc Ma" nơi 64 chiến sĩ đã ngã xuống trong cuộc chiến không cân sức ngày 14/3/1988 ; dâng hương tại khu mộ gió, trao quà, trao học bổng, trao quà tặng thân nhân các chiến sĩ Gạc Ma, trồng 64 cây mai vàng và 64 cây kèn hồng trong Khu tưởng niệm, v.v.

gacma2

Nơi đây lưu giữ di ảnh cũng như di vật của 64 chiến sĩ đã anh dũng hy sinh trên đảo Gạc Ma. Ngày này 35 năm trước đã diễn ra cuộc chiến đấu và hy sinh anh dũng của 64 cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam vì sự toàn vẹn chủ quyền biển, đảo thân yêu của Tổ quốc.

Xin các anh bật mồ vùng dậy

Nhưng tôi nghĩ, nếu các chiến sĩ Gạc Ma linh thiêng, hoặc nếu gia đình của họ có theo dõi báo chí, hẳn các anh, các chú sẽ không thể an lòng mà nghỉ ngơi như lời khấn vái của các vị đại biểu. Mà chắc chắn họ sẽ bật mồ vùng dậy và lao vào bóp cổ đến chết những kẻ dám xưng danh là đồng đội của họ, hơn nữa, là những tướng lãnh chỉ huy cả một lực lượng quân đội được giao trọng trách bảo vệ biển nhưng đã nhẫn tâm đánh chén trên xương máu những người lính thuộc quyền mình.

Tôi đang nói đến vụ án các tướng lĩnh cảnh sát biển, Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng các tỉnh, các vùng biển đã hè nhau tham ô, ăn hối lộ, bảo kê buôn lậu trên biển… vừa được xét xử sơ thẩm cuối năm 2022 vừa qua.

Theo cáo trạng, vào năm 2019, Cục Kỹ thuật của Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển được phân bổ 150 tỷ đồng để tổ chức mua sắm tập trung vật tư thiết bị cung cấp cho các đơn vị. Ai ngờ chính người anh cả của lực lượng Cảnh sát biển-Trung tướng Nguyễn Văn Sơn, Tư lệnh Cảnh sát biển, đã nhắm vào số tiền này định ngoạm một miếng kha khá. Ông ta yêu cầu Cục trưởng Kỹ thuật phải rút 50 tỷ trong số này để "chuyển lại cho Bộ Tư lệnh sử dụng".

Bị cấp dưới đáp rằng điều này chưa từng có tiền lệ và số tiền này rất lớn-chiếm đến 1/3 tổng số ngân sách được phân bổ cho yêu cầu kỹ thuật của toàn ngành - do vậy phải thống nhất trong thủ trưởng Bộ Tư lệnh thì mới thực hiện, vị anh cả đã thẳng tay chơi một trò kinh hoàng chưa từng thấy. Ông ta cắt toàn bộ nguồn kinh phí bảo quản, sửa chữa trang bị của 4 Vùng Cảnh sát biển và phân bổ thêm 29 tỷ đồng cho Cục kỹ thuật để từ đó rút ruột 50 tỷ đồng.

Kinh phí bảo quản, sửa chữa trang bị của tất cả 4 vùng Cảnh sát biển là gì ?

Nói dễ hiểu, đó chính là máu của chiến sĩ Cảnh sát biển.

Máu của người chiến sĩ

Theo pháp luật, Cảnh sát biển Việt Nam là lực lượng vũ trang nhân dân, lực lượng chuyên trách của Nhà nước, làm nòng cốt thực thi pháp luật và bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn trên biển. Mọi hoạt động của lực lượng cảnh sát biển đều liên quan đến phương tiện, tàu thuyền, vũ khí, trang bị kỹ thuật hoạt động với cường độ cao, dài ngày, trong điều kiện môi trường khắc nghiệt. Họ phải luôn luôn tuần tra, chiến đấu bảo vệ chủ quyền, thực thi pháp luật trên biển như phát hiện, bắt giữ, điều tra, xử lý tội phạm hay những vi phạm pháp luật theo quy định, thực hiện các nhiệm vụ về bảo đảm đánh bắt hải sản hợp pháp theo các công ước quốc tế đã ký kết…

Cụ thể, các phương tiện của họ là tàu thuyền, ca nô, xuồng cơ động, máy bay tuần thám, xe máy, ô tô, thiết bị bay không người lái, súng, pháo, các hệ thống báo cháy, dập lửa, phao cứu sinh trên các tàu, ra đa, các thiết bị kỹ thuật cao nhằm thông tin, trinh sát, chỉ thị mục tiêu, sử dụng trong chiến thuật tác chiến…

Tất cả những phương tiện, thiết bị của cảnh sát biển đều có tính chất đặc thù, đắt tiền và phải được duy tu, bảo dưỡng thường xuyên để bảo đảm vận hành thông suốt trong mọi tình huống. Đặc biệt trong môi trường ẩm ướt và muối mặn rất mau chóng làm hỏng hóc máy móc thì việc bảo quản, sửa chữa thiết bị kỹ thuật chính là để bảo đảm sinh mạng của chiến sĩ cảnh sát biển khi làm nhiệm vụ trên đại dương. Cũng là giữ vững chủ quyền của đất nước trên biển.

Dễ hiểu nhất, ví dụ như khi tuần tra mà gặp "tàu lạ" đầy đủ súng pháo và sẵn sàng va chạm, rượt đuổi ngư dân Việt Nam đang hoạt động hợp pháp trên biển thì Cảnh sát biển phải bảo vệ dân mình, bảo vệ chủ quyền tổ quốc mình trên biển. Cách bảo vệ hữu hiệu nhất là tàu phải mạnh, nhanh hơn tàu địch, trang bị đầy đủ vũ khí tốt có đủ sức mạnh để đuổi những kẻ xâm phạm ra khỏi lãnh hải, hoặc chiến đấu trực diện khi cần.

Cứ hình dung các chiến sĩ đang căng thẳng rượt đuổi những kẻ xâm nhập vùng biển nhưng súng, pháo hư hỏng kẹt đạn, tàu cạn dầu, động cơ cháy vì quá tải và không được sửa chữa bảo dưỡng đúng hạn, máy bay tuần thám thiếu xăng để bay, ra đa hỏng… Nếu thế, không chóng thì chầy, những Gạc Ma khác chắc chắn sẽ tái diễn.

Sự kiện Gạc Ma được truyền thông Việt Nam gọi bằng nhiều danh xưng oai hùng như Vòng tròn bất tử, Khúc tráng ca bất tử… nhưng về bản chất, đó là một cuộc thảm sát, như nhiều nhà nghiên cứu đã gọi tên. Đó là cuộc thảm sát khủng khiếp giữa 64 chiến sĩ tay không trên biển và bè lũ tàu địch vũ khí súng đạn rụng rời.

Nếu tàu của ta đông và mạnh hơn, nếu các chiến sĩ được trang bị vũ khí đầy đủ, sẽ không có đến 64 người con, người cha, người chồng đứng đó làm bia sống cho kẻ thù nã đạn, và 35 năm sau, thi thể của họ tan hòa trong biển mà mãi mãi không về được với đất mẹ.

Xương máu của những người lính tiền tiêu. Đó chính là cái giá của những đồng tiền mà bảy vị tướng tá cao nhất của lực lượng Cảnh sát biển đã thống nhất cướp lấy, gọn nhẹ chỉ trong một bữa ăn trưa. Dễ dàng, bình thản, quen tay như việc rủ nhau đi đánh một trận cầu lông.

Đó cũng là những buổi chơi golf "tháng tốn trăm triệu, có tháng 150 triệu, không nhớ hết" của cựu Thiếu tướng, Tư lệnh Cảnh sát biển vùng 4 Lê Văn Minh, "Biết có tiền đưa cho vợ mình nhưng không hỏi" của cựu Thiếu tướng cựu Tư lệnh Cảnh sát biển vùng 3 Lê Xuân Thanh, những yêu sách đòi tiền của cựu đại tá, cựu Chỉ huy trưởng Biên phòng tỉnh Kiên Giang - Nguyễn Thế Anh khi nhận bảo kê cho đường dây buôn lậu xăng dầu trên biển.

gacma3

Cựu Thiếu tướng - Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4 Lê Văn Minh (áo đen) tại phiên tòa hôm 12/7/2022. Hình : An Ninh Thủ Đô

Những loạt đạn bắn từ sau lưng

Bảo kê là làm ngơ cho tất cả các chuyến tàu buôn lậu được tự do ra vào trong vùng biển mà chủ tàu đã "mua", không bị kiểm soát gì.

Nếu trong các chuyến tàu đó không chỉ là xăng dầu buôn lậu, mà còn có ít chục hộp kem đánh răng chứa ít viên Ketamine hay "bột trắng" như trong hành lý của bốn cô tiếp viên hàng không VNA trong chuyến bay từ Pháp về mấy ngày nay, hoặc vũ khí, súng ống, những hàng hóa hoặc con người không được kiểm soát khác… với vô số nguy cơ cho an ninh, trật tự xã hội Việt Nam…

Hậu quả sẽ không thể lường nổi.

Vì thế, phải gọi đúng tên, xác định đúng bản chất của sự việc tham nhũng, ăn hối lộ của những cựu tướng tá nói trên. Đó không chỉ là sự tham lam thông thường. Đó là sự phản bội tàn nhẫn, dã man không tả xiết. Sự phản bội này đau đớn hơn cả những loạt đạn bắn thẳng từ tàu Trung Quốc vào 64 chiến sĩ Gạc Ma, vì nó bắn vào lưng những người lính đang ở tuyến đầu, bắn ra từ hậu phương, từ chính những vị chỉ huy cao nhất của họ.

Báo chí Việt Nam khi tường thuật hai vụ án vô tiền khoáng hậu này đã tập trung vào những chi tiết gây phản ứng tức thời của người đọc như việc bàn bạc thống nhất chỉ trong một bữa ăn trưa của các tướng lĩnh ; việc tướng Minh hỏi tiền bảo kê để làm nhà thờ họ, đi chơi golf, việc đại tá Thanh mới hôm trước tuyên bố "kêu oan suốt đời" thì hôm sau răm rắp nhận tội… Hành vi tham nhũng 50 tỷ đồng bằng cách cắt bỏ toàn bộ chi phí bảo quản, sửa chữa trang thiết bị kỹ thuật của tất cả bốn vùng Cảnh sát biển chỉ được nhắc tới qua loa trong một bài báo, không được phân tích kỹ để người đọc nhận thức hết mức độ nguy hiểm của nó.

Cho dù long trọng đến mấy thì tháng ba gắn với sự kiện Gạc Ma cũng sẽ mờ dần trong dòng chủ lưu thời sự hàng ngày. Và nếu gốc rễ của nạn tham nhũng ở Việt Nam vẫn chưa bị nhận đúng bản chất và đào trốc thì sự hy sinh của 64 chiến sĩ Gạc Ma và sự ca ngợi tôn vinh họ, cho dù đẹp đẽ đến mấy cũng sẽ chỉ khoét sâu vào nỗi đau xót và thương cảm tột cùng nhưng không tạo ra thay đổi nào. Thậm chí có nguy cơ lặp lại.

Trần Mai

Nguồn : RFA, 22/03/2023

Tham khảo :

https://vietnamnet.vn/vi-sao-sau-30-nam-moi-dua-su-kien-gac-ma-vao-sach-giao-khoa-435549.html

https://baomoi.com/gac-ma-khuc-trang-ca-bat-tu/c/45276967.epi

https://tienphong.vn/cuu-thieu-tuong-canh-sat-bien-bao-ke-cho-trum-buon-lau-xang-dau-hau-toa-phuc-tham-post1498616.tpo

https://nhadautu.vn/cuu-tu-lenh-canh-sat-bien-va-6-dong-pham-tham-o-50-ty-dong-d73824.html

http://tapchiqptd.vn/vi/bien-dao-viet-nam/quy-dinh-su-dung-vu-khi-phuong-tien-thiet-bi-ky-thuat-nghiep-vu-cua-canh-sat-bien-viet-nam/17815.html\

https://dangcongsan.vn/phap-luat/cuu-chi-huy-truong-bien-phong-tinh-kien-giang-linh-an-chung-than-615344.html

Published in Diễn đàn
mercredi, 25 juillet 2018 17:51

Lệnh trói tay người lính

Thưa lại với ông tướng công binh Hoàng Kiên về lệnh “không được nổ súng” hay “không được nổ súng trước” trong sự kiện đau thương Gạc Ma 14/03/1988 

nosung1

Từ phải : Tư lệnh Hải quân Giáp Văn Cương hàng ngồi, thứ hai. Phạm Đình Trọng đứng sau Giáp Văn Cương. Trần Đăng Khoa đứng hàng trên ngoài cùng bên trái

1. Bốn ngàn năm chí bền dựng nước, phải liên tục đương đầu với giặc phương Bắc xâm lược đông và mạnh gấp nhiều lần. Bốn ngàn năm quả cảm mở cõi chỉ có chiếc thuyền gỗ kiền và lá buồm cánh dơi mỏng manh phải đi vào tâm bão của Biển Đông để mở cõi, mở biển.

Mỗi nắm đất biên cương phía Bắc đều thấm đẫm máu ông cha ta đã đổ ra hết thế hệ này đến thế hệ khác trong những trận chiến giữ đất kéo dài trong lịch sử chống giặc phương Bắc xâm lược. Mỗi doi cát ngoài biển đông đều là nấm mồ lớn ông cha ta gửi xác lại trong những chuyến đi vào bão táp Biển Đông cùng những đoàn thuyền lưới, thuyền câu người Việt đi khai thác biển bạc.

Bốn ngàn năm dựng nước và mở cõi, ông cha ta đã không để mất một tấc đất ở biên cương, không để mất một núm cát ở Biển Đông và đã để lại cho chúng ta hôm nay dải non sông gấm vóc từ Lũng Cú, Hà Giang đến đảo Thổ Chu, Kiên Giang, từ Trường Sơn đến Trường Sa.

Nhưng chỉ mấy chục năm qua thế hệ chúng ta đã để mất hàng ngàn kilomet vuông đất biên cương thấm đẫm máu cha ông ở phía Bắc. Đã để mất những doi cát vàng nơi ông cha đã gửi xác gửi hồn ở Biển Đông.

Mất đất do hiệp định nhà nước cộng sản Việt Nam kí kết sang nhượng. Mất điểm cao 1509 ở Vị Xuyên, Hà Giang, mảnh đất thấm đẫm máu và chôn vùi xác hàng ngàn người lính Việt Nam trong những trận chiến ác liệt giữ đất năm 1984. Mất phần tráng lệ nhất của thác Bản Giốc ở Đàm Thủy, Trùng Khánh, Cao Bằng, thác nước kì vĩ đã đi vào trang sách, đi vào hồn người Việt Nam. Mất cổng nước cổ kính và bi tráng của lịch sử ở Đồng Đăng, Lạng Sơn, nơi giặc hùng hổ rầm rập kéo vào rồi tả tơi thân tàn tháo chạy ra. Nơi chứng kiến giọt nước mắt của Nguyễn Trãi trong thời khắc chia li người cha bị giặc bắt đưa sang phương Bắc. Giọt nước mắt còn hoen trong trang sử Việt Nam giữ nước.

Mất đảo do lệnh oái oăm ngang trái, lệnh trói tay người lính, người lính đành bất lực nhìn giặc tràn lên cướp đảo, có súng trong tay mà không được nổ súng, phải chờ giặc nổ súng giết mình trước, có may mắn sống sót mới được nổ súng chống trả yếu ớt trong thương vong mất mát, trong thế bị động, trong thế thua đã nắm chắc. Đảo Gạc Ma trong quần đảo Trường Sa đã mất trong đau thương, tức tưởi như vậy.

Những mảnh đất thiêng liêng của tổ tiên ở biên cương mất đi theo hiệp định biên giới Việt Trung kí kết cuối năm 1999 là những vết thương mãi mãi nhức nhối trên cơ thể Tổ Quốc Việt Nam, là nỗi đau muôn đời của lịch sử, của giống nòi Việt Nam.

Lệnh trói tay người lính, không cho người lính nổ súng khi giặc tràn lên cướp đảo. Lệnh buộc người lính giữ đảo phải trao cho giặc quyền làm chủ tình thế, trao cho giặc quyền của người làm chủ đảo, trao cho giặc quyền được nổ súng trước. Đó là lệnh bắt người lính giữ đảo, giữ biển của tổ tiên phải nhận thương vong mất mát về minh và phải nhận thất bại lịch sử cho đất nước. Mất Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa năm 1988 trong tình thế đó, ngoài nỗi đau còn là nỗi nhục. Những ngày đau mất Gạc Ma, tháng ba, năm 1988 chúng ta còn mất cả đá Chữ Thập, đá Châu Viên, đá Ga Ven... Mất những chiếc cọc giậu trọng yếu trong hàng cọc giậu ngoài thềm Biển Đông. Một mảng phòng thủ trong thế trận giữ nước đã bị xé toang. Ngày nay Trung Quốc, kẻ chiếm bãi Gạc Ma, đá Chữ Thập của ta năm 1988 đã bồi đắp bãi Gạc Ma và đá Chữ Thập thành đảo nhân tạo và xây dựng sân bay có đường băng dài hơn 3.000 mét cho máy bay ném bom hạng nặng cất, hạ cánh ở đảo Gạc Ma và đảo Chữ Thập;

Trung Quốc chiếm đảo Gạc Ma của ta thế nào? (VTC, 15/032016)

2. Sự kiện mất Gạc Ma lớn như vậy, đau như vậy mà 30 năm sau mới có được tập sách nhỏ Gạc Ma Vòng Tròn Bất Tử. Tập sách nhỏ nhưng vô cùng quí bởi đã ghi chép một sự kiện lịch sử, dù đau thương, mất mát nhưng rất cần phải khắc ghi vào thời gian, vào lịch sử, khắc ghi vào tâm trí người Việt những mảnh đất, những núm cát mang hồn tổ tiên bị giặc chiếm phải nhớ lấy mà giành lại, không thể để mai một quên lãng, không thể để sự kiện Gạc Ma bị thời gian và những cách nhìn cảm tính, hẹp hòi bóp méo đi không còn trung thực nữa. Tập sách càng đáng quí bởi sách có được không do kế hoạch xuất bản của nhà nước mà sách là thành quả của doanh nghiệp tư nhân, là tâm huyết, nỗ lực của vài cá nhân đau đáu với vận nước, với trang sử giống nòi.

nosung2

Trường Sa 1988 : Bộ trưởng bộ Quốc phòng Lê Đức Anh, hàng trên, đứng giữa) ; Tư lệnh Hải quân Giáp Văn Cương, hàng trên, ngoài cùng, bên trái

Nhưng tập sách quí vừa trình làng trong cuộc họp báo khá hạn hẹp ở Sài Gòn, liền có tiếng nói phản bác, kết tội tập sách. Không nhiều ý kiến phản bác tập sách, phản bác thiện chí người làm sách nhưng khá nặng lời, gay gắt như mạt sát, sỉ vả và phát ngôn cho những ý kiến phản bác lại là một ông tướng, thiếu tướng Hoàng Kiền, nguyên tư lệnh binh chủng công binh.

Tập sách bị kết tội nặng nề “một sự vu cáo xấu xa trắng trợn”, chỉ vì một chi tiết nhỏ : “việc nói về có lệnh của cấp trên “không được nổ súng” chèn vào trong cuốn sách là một ý đồ xấu, xuyên tạc sự thật lịch sử, làm cho nhân dân ta nhất là thế hệ trẻ mất niềm tin về nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc”.

Sách viết rằng trong sự kiện Gạc Ma 14/03/1988, những người lính quân đội Nhân Dân Việt Nam phải chấp hành lệnh “Không được nổ súng”. Còn tướng cuốc, sẻng, đất, đá công binh Hoàng Kiền không có vốn liếng, nghiệp vụ lính biển nhưng nhìn những người làm sách chỉ bằng nửa con mắt : “Những người viết bài hầu hết chưa trải qua Hải quân, chỉ mới hiểu tác chiến trên bộ, chưa hiểu tác chiến trên biển, chưa hiểu tương quan lực lượng Hải quân Việt Nam và Trung Quốc khi ấy... Nếu nghe như những phát biểu của mấy vị ảo tưởng là một sai lầm nghiêm trọng, chúng ta sẽ mất hết. Chính họ mới âm mưu tiếp tay cho Trung Quốc chiếm hết Trường Sa, chúng ta không mắc mưu họ”.

Ông tướng công binh cao giọng giảng giải về sự kiện Gạc Ma : “Họ gọi sự kiện Gạc Ma là cuộc chiến tranh trên biển (bài viết trên mạng có ảnh của Thiếu tướng Lê Mã Lương) là hoàn toàn sai. Gọi là cuộc chiến Gạc Ma cũng chưa đúng hoàn toàn. Gọi là cuộc xung đột vũ trang trên biển cũng là chưa chính xác. Phải nói là : Sự kiện Gạc Ma, Trung Quốc dùng vũ lực đơn phương sát hại 64 cán bộ chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam, bắn chìm hai tàu vận tải HQ 604, HQ 605, bắn cháy tầu đổ bộ HQ 505, chiếm đóng trái phép đảo Gạc Ma của Việt Nam. Không có trận chiến, cuộc chiến nào cả.” Dồn dập trấn áp bằng ngôn từ rồi vị tướng công binh hùng hồn khẳng định sự kiện Gac Ma 14/03/1988 chỉ có lệnh “Không được nổ súng trước” mà thôi.

Kết tội sách Gac Ma Vòng Tròn Bất Tử, kết tội thiếu tướng Anh hùng Lê Mã Lương, ngưởi chủ biên tập sách khi sách viết rằng mất Gạc Ma vì có lệnh không được nổ súng, thiếu tướng Anh hùng Hoàng Kiền còn dẫn lời một loạt tướng lĩnh : Phó Đô đốc Mai Xuân Vĩnh, Phó Đô đốc Nguyễn Văn Công, Trung tướng Trần Qung Khuê, Trung tướng Phạm Đức Lĩnh, đại tá Trần Đình Dần phê phán Lê Mã Lương nói bậy, Lê Mã Lương nói láo. “Lê Mã Lương nói bậy, ông ấy biết gì về Hải quân, về sự kiện Gạc Ma mà nói” (Lời Phó Đô đốc Mai Xuân Vĩnh). Dồn dập ngôn từ, dồn dập tiếng nói bác bỏ lệnh “Không được nổ súng” để tướng công binh Hoàng Kiền khẳng định “Chỉ có lệnh “không được nổ súng trước” là hoàn toàn đúng đắn. Thể hiện đối sách của Đảng và nhà nước ta giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hoà bình, coi trọng mối quan hệ Viêt Nam – Trung Quốc, không mắc mưu khiêu khích của đối phương, sẽ là cái cớ cho họ lấn tới”.

3. C ả vú lấp miệng em, chủ quan, cao ngạo áp đặt chính kiến, chiếm đoạt lẽ phải, tướng công binh Hoàng Kiền khăng khăng rằng chỉ có lệnh “Không được nổ súng trước”. Nhưng diễn biến sự việc và chính từ lời tướng Hoàng Kiền lại chứng minh rằng những người lính Việt Nam giữ Trường Sa trong sự kiện ngày 14/03/1988, từ người chỉ huy đến người lính cắm cờ chủ quyền trên Gạc Ma đã chấp hành nghiêm ngặt lệnh không được nổ súng và lệnh không được nổ súng đã bao trùm lên toàn bộ sự kiện Gạc Ma 14.0.1988. Vài dẫn chứng.

MỘT. Ngoài đảo Ba Bình lớn nhất Trường Sa do Đài Loan chiếm đóng từ 1945, đến cuối năm 1987 Trung Quốc lục địa chưa có một điểm đứng chân ở Trường Sa. Nhưng nhiều năm qua lính Trung Quốc trên những con tàu vũ trang giả dạng tàu đánh cá vẫn ngày đêm xục xạo khắp quần đảo Trường Sa. Đổ bộ lên những bãi san hô ta đã đặt khối bê tông bia chủ quyền nhưng chưa đưa quân ra giữ, lính Trung Quốc mặc đồ dân sự kéo bia chủ quyền của ta xuống biển rồi rút đi. Bước vào năm 1988, Trung Quốc bỗng đột biến leo thang chiếm những bãi san hô còn lập lờ trên mặt nước biển trong quần đảo Trường Sa của ta. Ngày 31.1.1988 họ chiếm bãi Chữ Thập. Ngày 18.2.1988, họ chiếm bãi Châu Viên. Ngày 26.2.1988 họ chiếm bãi Ga Ven. Ngày 28.2.1988, họ chiếm bãi Huy Gơ. . .

Bộ Tư lệnh Hải quân Việt Nam phải tăng tốc thực hiện chiếnn dịch CQ88, đưa quân ra giữ những bãi san hô chưa nổi hẳn lên khỏi mặt biển có nguy cơ bị Trung Quốc chiếm. Tết Mậu Thìn, 1988 đến. Tư lệnh Giáp Văn Cương tuyên bố : Không có Tết. Báo động toàn quân chủng. Chuyển sở chỉ huy chiến dịch CQ88 từ bộ Tư lệnh Hải quân ở Hải Phòng vào Cam Ranh. Sáng mồng một Tết Mậu Thìn, Tư lệnh Giáp Văn Cương lên chiếc máy bay quân sự AN26 từ sân bay Gia Lâm bay vào Cam Ranh.

Khi Hải quân Việt Nam đưa quân ra cụm bãi Gạc Ma, Cô Lin, Len Đao là khi Trung Quốc đã có một lực lượng chiến đấu hùng mạnh ở Trường Sa với 19 tàu uy lực nhất của Trung Quốc lúc đó gồm : Một khu trục lên lửa. Ba tàu khu trục trang bị pháo 100 mm có tầm bắn xa trên 10 km và pháo 37 mm có tầm bắn gần 10 km. Bảy tàu hộ vệ tên lửa, Hai tàu hộ vệ pháo. Hai tàu đổ bộ. Ba tàu vận tải. Một tàu hậu cần kéo theo một pông tông (cầu cảng nổi) lớn. Hạm đội hỗn hợp lớn với cả chục chiến hạm tấn công, hỏa lực mạnh rình rập ở Trường Sa sẵn sàng xối đạn vào lực lượng Hải quân Việt Nam, đánh chiếm đảo của Việt Nam.

Trước những họng súng tua tủa như vậy, ở điểm nóng Gạc Ma – Cô Lin – Len Đao chỉ có tàu đổ bộ cổ lỗ HQ 505. Tối 11/03/1988, Tư lệnh Giáp Văn Cương điều hai tàu vận tải nhỏ 500 tấn HQ 604 và HQ 605 đến Gạc Ma. Trên hai con tàu chỉ có chức năng chở hàng và chở quân, không có chức năng tác chiến là những người lính tay không, không có vũ khí chiến đấu : 70 lính công binh của trung đoàn công binh hải quân 83 chỉ có cuốc, sảng, xà beng, 4 cán bộ đo đạc thuộc cục bản đồ bộ Tổng Tham mưu và một đơn vị tác chiến nhỏ nhoi, 22 lính chiến đấu thuộc lữ đoàn 146 chỉ có súng cá nhân AK và cơ số đạn cơ bản do lữ đoàn phó, thiếu tá Trần Đức Thông chỉ huy. (Sau khi hi sinh cùng con tàu HQ 604, thiếu tá Trần Đức Thông được truy tặng danh hiệu Anh hùng và được truy phong trung tá).

Sẩm tối ngày 13/03/1988 tàu HQ604 đến Gạc Ma. Cùng với lính công binh vận chuyển vật liệu xây dựng lên bãi Gac Ma còn có ba người lính lữ đoàn 146 với hai khẩu AK lên cắm cờ chủ quyền. Sáng ngày 14/03/1988, gần trăm lính Trung Quốc tràn lên Gạc Ma, những người lính Hải quân Việt Nam trên Gạc Ma chỉ có hai khẩu AK với vài chục viên đạn. Nếu được chiến đấu chống trả, chỉ không được nổ súng trước thôi thì không khi nào người chỉ huy lại đưa đến điểm đối đầu Gạc Ma – Cô Lin – Len Đao ba con tàu không có chức năng chiến đấu và những người lính tay không như vậy. Điều động lực lượng phi vũ trang ra Gạc Ma ở thời điểm bùng nổ quyết định sự còn mất của Gạc Ma cho thấy lệnh không được nổ súng đã nhất quán từ người chỉ huy cao nhất chiến dịch HQ88.

HAI. Sự việc diễn biến ở Gạc Ma sáng ngày 14/03/1988 càng khẳng định lệnh không được nổ súng đã được quán triệt và đã thấm vào ý thức, đã chi phối hành động của người lính giữ Gạc Ma, dẫn đến mất mạng oan ức của người lính, dẫn đến mất nhanh chóng núm cát Gạc Ma của tổ tiên và dẫn đến nỗi đau của hôm nay, nỗi nhục với mai sau.

Lính Trung Quốc tràn lên Gạc Ma, xô đến cướp lá cờ chủ quyền của Việt Nam. Không giật được lá cờ trong tay trung úy Trần Văn Phương, tên chỉ huy lính Trung Quốc nổ súng ngắn bắn chết trung úy Phương. Giặc đã nổ súng trước giết chết sĩ quan lữ đoàn 146. Hai chiến sĩ 146 bảo vệ cờ có súng AK trong tay vì sao không nổ súng chống trả để bảo vệ cờ ? Đó là vì lệnh không được nổ súng ? Nhìn máu đồng đội đã đổ, căm thù sôi sục, quyết liệt hành động, binh nhất công binh Nguyễn Văn Lanh cũng chỉ có thể vung xà beng vụt bay khấu súng trong tay tên chỉ huy Trung Quốc.

Nếu chỉ là lệnh “Không được nổ súng trước”, tước đi thế chủ động của ta thì khi tên chỉ huy giặc đã nổ súng và đã bị cú xà beng đánh bay mất súng chính là thời cơ để ta giành lại thế chủ động với tiếng súng tự vệ của hai người lính nắm AK trong tay bảo vệ lá cờ. Nhưng không một tiếng súng tự vệ chống trả giặc. Hành động chiến đấu duy nhất của người lính Việt Nam bảo vệ Gạc Ma chỉ là một cú vung xà beng đánh vào bàn tay giặc cầm súng để rồi người lính công binh chiến đấu bằng xà beng phải lãnh mũi lê và đạn giặc găm vào người gục xuống cùng với lá cờ đổ xuống, trùm lên người !

Vì không được nổ súng nên người lính ra trận đã không được trang bị vũ khí tương xứng với nhiệm vụ. Người lính tay không trên Gạc Ma và con tàu vận tải không vũ trang neo cạnh Gạc Ma trở thành những tấm bia sống hứng đạn từ những khẩu pháo 100 mm, 37 mm trên ba tàu khu trục Trung Quốc xối xả bắn tới cho đến khi những tấm bia sống bị xóa sạch trên biển Trường Sa. Nếu chỉ là lệnh “Không được nổ súng trước” thì phải đáp trả khi bên kia đã khai súng. Để có thể đáp trả phải có hỏa lực dù không tương đương cũng phải đủ sức sát thương đối phương. Chống trả đám giặc tràn lên cướp đảo bằng chiến thuật biển người, lấy thịt đè người mà chỉ có hai khẩu súng cá nhân với vài chục viên đạn thì rõ ra người chỉ huy chiến dịch CQ88 trong điều động lực lượng đã phải chấp nhận, đã phải thực hiện chỉ lệnh không được nổ súng.

BA. Dù “Không được nổ súng trước” nhưng giặc đã nổ súng, đã khai chiến thì trách nhiệm và danh dự người lính giữ nước phải lên tiếng, phải nổ súng chống trả. Có tiếng súng chống trả, dù yếu ớt thì Gạc Ma sáng 14/03/1988 đã thực sự là một cuộc chiến đấu tự vệ, một trận chiến giáp lá cà ác liệt. Hai người lính của lữ đoàn 146 bảo vệ Trường Sa có AK trong tay nhưng tiếng súng trách nhiệm và danh dự của người lính bảo vệ lá cờ chủ quyền không vang lên. Chỉ có tiếng súng từ một phía của giặc Trung Quốc xâm lược. Vì sao vậy ? Chỉ có thể hiểu rằng lệnh không được nổ súng đã tước đoạt trách nhiệm và danh dự người lính của họ, biến họ thành tấm bia sống hứng đạn của lũ giặc cướp nước. Cuộc đụng độ chỉ có tiếng súng của một phía mới thành đơn phương. Chính tướng công binh Hoàng Kiền đã thú nhận chỉ có tiếng súng đơn phương của quân cướp nước khi ông viết : “Sự kiện Gạc Ma, Trung Quốc dùng vũ lực đơn phương sát hại 64 cán bộ chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam, bắn chìm hai tàu vận tải HQ 604, HQ 605, bắn cháy tầu đổ bộ HQ 505, chiếm đóng trái phép đảo Gạc Ma của Việt Nam. Không có trận chiến, cuộc chiến nào cả.”

BỐN. Những hình ảnh trong video clip do chính Trung Quốc tung lên mạng toàn cầu để khoe chiến công của hải quân Trung Quốc đánh chiếm Gac Ma của Việt Nam ngày 14/03/1988 cũng nghi nhận sự câm lặng, không nổ súng của phía mục tiêu mà lửa đạn Trung Quốc trút xuống. Camera lia từ những họng súng trên chiến hạm Trung Quốc xuống vệt cát Gạc Ma. Trên chiến hạm, những tiếng hô Tả ! Tả ! dồn dập. Những lưỡi lửa nhoáng nhoàng chớp lên. Dưới vệt cát Gạc Ma, đạn tới tấp vãi xuống, nước biển bắn tóe lên. Lá cờ quằn quại trên ngọn sóng. Những cột nước dựng lên quanh những người lính đầu trần, tay không. Chỉ có bóng những người lính trần trụi và những cột nước dựng lên. Không một chớp lửa của viên đạn thoát ra khỏi nòng súng. Dù chỉ là một chớp lửa nhỏ nhoi cũng không có. Nhìn bóng những người lính trần trụi trên vệt cát Gạc Ma lần lượt biến mất trên ngọn sóng Trường Sa, nước mắt tôi lặng lẽ ứa ra. Những tấm bia sống trên vệt cát Gạc Ma đang thưa dần là những người lính lữ đoàn 146 Hải quân Việt Nam, là những người lính trung đoàn 83 công binh Hải quân Việt Nam.

Bốn dẫn chứng, từ toàn cảnh rộng điều động, sử dụng lực lượng cho đến chi tiết nhỏ diễn biến sự việc trên Gạc Ma đủ cho thấy điều áp đặt của tướng công binh Hoàng Kiền “Chỉ có lệnh không được nổ súng trước” là không có cơ sở.

Không được nổ súng ! Trong sự kiện Trường Sa 14/03/1988 không một tiếng súng của những lính Việt Nam bắn trả bọn xâm lược, chỉ có tiếng súng các loại, các cỡ xối xả bắn giết người lính Việt Nam giữ Trường Sa, cướp núm cát Gạc Ma mang hồn tổ tiên người Việt Nam trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

4. T rong nỗi đau Gạc Ma ngày 14/03/1988, lệnh “Không được nổ súng” là lệnh bắt người lính giữ Gạc Ma phải đầu hàng kẻ xâm lược. Lệnh “Không được nổ súng trước” là lệnh trói tay người lính giữ núm cát Gạc Ma, giao quyền chủ động, quyền quyết định mạng sống của người lính giữ Gạc Ma, quyền quyết định số phận núm cát Gạc Ma cho kẻ cướp Gạc Ma. Mức độ khác nhau nhưng những lệnh đó đều nguy hại cho đất nước, đều là tội đồ của giống nòi Việt Nam. Với người lính, cả hai lệnh đó đều là sự sỉ nhục người lính, xúc phạm danh dự người lính, mang người lính ra làm vật hi sinh. Với nhân dân, với đất nước, cả hai lệnh đó đều là tội phản bội giống nòi Việt Nam, phản bội lịch sử Việt Nam, phản bội Tổ quốc Việt Nam.

Tên cướp xông vào nhà cướp tài sản nhưng chủ nhà “giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hoà bình” đợi cho tên cướp vung dao chém chủ nhà rồi chủ nhà mới dám chém lại ! Ứng xử dại dột, ngu xuẩn như vậy liệu sau nhũng cú vung dao của tên cướp chuyên nghiệp tới tấp xả xuống, ông chủ nhà hèn nhát có còn sống sót để mà chém lại tên cướp ! Dù có sống sót thì chủ nhà cũng đã giao thế chủ động cho tên cướp rồi, cũng đã phơi bầy, thú nhận với kẻ cướp sự nhu nhược, hèn nhát và tự nhận lấy phần thất thế, phần thua về mình rồi, làm sao còn giữ được tài sản !

Nỗi đau Gạc Ma ngày 14/03/1988 còn tệ hơn nữa. Những người lính giữ Gạc Ma chỉ có hai khẩu AK cũng không được bắn bọn giặc tràn lên đảo cướp lá cờ chủ quyền. Những người lính giữ Gạc Ma đành phơi thân hứng đạn pháo của giặc. Đành để núm cát hương hỏa của ông bà rơi vào tay giặc. Đành chấp nhận cái chết tức tưởi. Vậy mà người ta vẫn còn liến thoắng, lem lẻm, trí trá : “Không được nổ súng trước” là hoàn toàn đúng đắn. Thể hiện đối sách của Đảng và nhà nước ta giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hoà bình, coi trọng mối quan hệ Viêt Nam – Trung Quốc, không mắc mưu khiêu khích của đối phương, sẽ là cái cớ cho họ lấn tới”.

Ỷ thế nước lớn, bất chấp luật pháp và dư luận, Trung Quốc muốn đánh Việt Nam lúc nào thì đánh, họ đâu cần phải khiêu khích để Việt Nam nổ súng trước rồi họ mới nổ súng. Vực dậy đất nước Trung Hoa sau cách mạng văn hóa làm cho đất nước Trung Hoa tan hoang, lòng dân li tán, kinh tế kiệt quệ, ngày 17.2.1979, Đặng Tiểu Bình liền cất quân đánh Việt Nam với tính toán : Đối nội, kích động tinh thần Đại Hán, tập hợp lại lòng dân, tạo khí thế bừng bừng cho người dân Trung Hoa bước vào thời kì khôi phục lại đất nước. Đối ngoại, ve vãn nước Mỹ giầu có để khai thác nguồn vốn và công nghệ. Và Đặng Tiểu Bình đã chấn hưng được đất nước Trung Hoa bằng máu của hàng chục ngàn người Việt Nam.

Lịch sử giữ nước của cha ông đã dạy chúng ta đối sách với Trung Quốc. Dù Trung Quốc xấu đến đâu chúng ta cũng phải coi trọng mối bang giao với Trung Quốc. Nhưng coi trọng mối bang giao với Trung Quốc để bảo vệ chủ quyền chứ quyết không thí bỏ một tấc đất chủ quyền lãnh thổ để giữ mối bang giao với Trung Quốc. Nhà nước cộng sản Việt Nam đã cắt hàng ngàn kilomet đất của tổ tiên người Việt ở Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn để làm đẹp lòng Trung Quốc. Đó là tội lớn với lịch sử, với cha ông, với muôn đời con cháu mai sau. Nay trong sự kiện Gạc Ma ngày 14/03/1988, dù là lệnh “Không được nổ súng” hay lệnh “Không được nổ súng trước” cũng là lệnh đầu hàng, dâng Gạc Ma, dâng máu của 64 người lính Việt Nam cho tham vọng bành trướng Trung Quốc. Lại thêm một tội tày trời !

Đất đai lãnh thổ là hương hỏa thiêng liêng của cha ông để lại, là di sản của lịch sử, là tài sản của hôm nay và mai sau, là thế đứng hiên ngang của một đất nước, một dân tộc dưới mặt trời, trước nhân loại. Giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh. Khi đội quân nước ngoài đặt bước chân xâm lược lên mảnh đất hương hỏa thiêng liêng thì từ em thiếu niên, đến người đàn bà thường dân cũng phải cầm vũ khí đánh giặc bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ. Lệnh buộc người lính đầu hàng, lệnh trói tay người lính khi giặc tràn lên cướp đảo Gạc Ma là lệnh ô nhục chưa từng có trong lịch sử bốn ngàn năm giữ nước và mở cõi của dân tộc Việt Nam.

5. T ôi càng vô cùng ngạc nhiên khi thiếu tướng công binh Hoàng Kiền viết :

“Hải quân nhân dân Việt Nam cùng lực lượng QK5 giải phóng 5 đảo thuộc quần đảo Trường Sa do quân đội Sài Gòn đóng giữ trước 30/4/1975 gồm Trường Sa, Song Tử Tây, Nam Yết, Sinh Tồn, Sơn Ca.

Đến năm 1978 đóng hết 4 đảo nổi còn lại là : Trường Sa Đông, Sinh Tồn Đông, An Bang, Phan Vinh.

Cho đến thời điểm này Trung Quốc chưa hề nghĩ đến Trường Sa”.

Hóa ra “Với gần mười sáu năm công tác ở Hải quân, gần mười năm gắn bó với Trường Sa”, vị sĩ quan công binh Hoàng Kiền chẳng hiểu gì về Trường Sa, chẳng hiểu gì về những con sóng, những mây đen vần vũ, những ngột ngạt ở Biển Đông trước những cơn bão dữ.

Không phải cho đến năm 1978 Trung Quốc chưa hề nghĩ đến Trường Sa. Trường Sa là Biển Đông. Trung Quốc nghĩ đến Trường Sa, tìm cách đứng chân ở Biển Đông từ ngay sau khi Mao Trạch Đông thiết lập nhà nước cộng sản Trung Hoa ở Bắc Kinh, năm 1949. Trung Quốc thèm khát Biển Đông, nhòm ngó Biển Đông trước cả khi Trung Quốc hướng khát vọng bành trướng về phía Tây, trước cả khi Trung Quốc đánh chiếm Tây Tạng năm 1959.

Trước năm 1955 Pháp cai trị Đông Dương cũng thiết lập sự quản trị với Trường Sa, Hoàng Sa. Hiệp định Genève 1954 buộc Pháp chấm dứt cai trị Đông Dương và chia cắt Vệt Nam thành hai miền với hai nhà nước. Hoàng Sa, Trường Sa thuộc quyền quản trị của nhà nước Việt Nam Cộng Hòa ở phía Nam. Năm 1955, người lính Pháp cuối cùng rút khỏi Đông Dương và chính quyền Sài Gòn chưa kịp đưa quân ra giữ Hoàng Sa. Lập tức Bắc Kinh đưa quân giả dạng dân đánh cá lên chiếm hai đảo lớn nhất trong quần đảo Hoàng Sa là đảo Phú Lâm và đảo Linh Côn. Từ đó, tàu vũ trang của Trung Quốc giả dạng tàu đánh cá ráo riết rình rập, xục xạo khắp Biển Đông, từ Hoàng Sa tới Trường Sa. Sau khi đánh chiếm được toàn bộ quần đảo Hoàng Sa ngày 19.1.1974, Trung Quốc càng tập trung nhòm ngó Trường Sa.

Trong chuyến đi thực tế ở Hải quân, tháng năm, 1978, tôi và nhà thơ quân đội Trần Đăng Khoa đã có mặt trong đoàn của Bộ Tư lệnh Hải quân do Thiếu tướng Giáp Văn Cương, Tư lệnh và Thiếu tướng Hoàng Trà, chính ủy quân chủng Hải quân chỉ huy đi kiểm tra tất cả các điểm nổi trong quần đảo Trường Sa. Một buổi chiều chúng tôi vừa bước chân lên đảo Sinh Tồn thì thấy chim biển từng đàn bay từ phía tây nam đến, táp xuống Sinh Tồn. Ngửa mặt nhìn đàn chim, đảo trưởng Sinh Tồn nói : Quân Trung Quốc lại đang xục xạo ở Gạc Ma đó. Thượng tá, phó tham mưu trưởng quân chủng Hải quân Bùi Ủy ngạc nhiên hỏi : Sao cậu biết ? Đảo trưởng Sinh Tồn giải thích rằng cứ mỗi lần có tàu Trung Quốc ngang qua đây đi về hướng Gạc Ma thì chỉ hơn tiếng sau từ hướng Gạc Ma chim xao xác bay về đây. Lính Sinh Tồn xác định rằng Tàu Trung Quốc đã đổ quân lên Gạc Ma xục xạo, đập bắt chim, chim phải kéo về Sinh Tồn. Nghe vậy, thượng tá Bùi Ủy liền cùng mấy sĩ quan trinh sát, tác chiến xuống ngay tàu, sang Gạc Ma. Khi trở về, thượng tá Bùi Ủy khen lính Sinh Tồn giỏi, phán đoán đúng.

Trung Quốc nung nấu đánh chiếm những núm cát Trường Sa từ trước năm 1988, từ trước năm 1978. Tháng năm, 1978 chúng tôi phải chứng kiến những đàn chim từ Gạc Ma xao xác bay về Sinh Tồn. Nhưng những con tàu chiến Trung Quốc giả dạng tàu đánh cá rình rập ở Trường Sa, đổ người lên Gạc Ma xục xạo đã diễn ra từ nhiều năm trước.

Lịch sử chủ quyền của Trung Quốc ở phía Nam chỉ đến đảo Hải Nam. Lịch sử chủ quyền Việt Nam với Hoàng Sa, Trường Sa đã có từ thời nhà Lê. Nhà nước Việt Nam đã quản lí hành chính lãnh thổ Hoàng Sa, Trường Sa từ thời nhà Lê, nhà Nguyễn. Cai trị Việt Nam, nhà nước Pháp tiếp tục quản lí hành chính Hoàng Sa, Trường Sa từ thế kỉ 19 trong sự thừa nhận của Chính phủ tất cả các nước trên thế giới.

Hoàng Sa, Trường Sa là lãnh thổ đích thực của Việt Nam từ trong chiều sâu lịch sử, không phải là lãnh thổ tranh chấp với Trung Quốc. Ngày nay, những người quản lí nhà nước về lãnh thổ Việt Nam đặt giai cấp lên trên dân tộc, hồn giai cấp lấn át hồn dân tộc đã coi Biển Đông, coi Hoàng Sa, Trường Sa là điểm tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Quốc và “nhà nước ta giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hoà bình”. Đã là tranh chấp thì kẻ có sức mạnh bạo lực lớn hơn sẽ thắng. Sức mạnh bạo lực của kẻ cướp Gạc Ma càng tăng lên gấp bội khi những người lính Việt Nam giữ Gạc Ma chỉ có tay không phải đối đầu với những họng súng, những nòng pháo, những dàn tên lửa của Trung Quốc xâm lược. Và chúng ta đã mất Gạc Ma.

Phạm Đình Trọng

(25/07/2018)

Published in Diễn đàn

Nhiều năm trước tôi đã từng được nghe đến sự kiện mà một vài người rỉ tai nhau, nói nhỏ về trận Hải chiến đẫm máu ở một đảo ngoài Trường Sa. Các em học sinh, sinh viên cũng nghe nói máu Trường Sa đã đổ nhưng ko rõ đổ máu ở đâu ? do ai ? trong trường hợp nào ?... những bài báo chính thống hiếm hoi, rải rác lúc đó cũng ko giúp người đọc hiểu rõ sự việc vì một số bài chỉ đề cập mập mờ, cẩn trọng là do ‘Tàu lạ’, ‘Quân đội Nước ngoài’ gây ra.

gacma1

Tôi và anh em First News đã từng có ý định làm một cuốn sách về sự kiện đó ở Trường Sa nhưng manh mối thông tin xác thực rất ít. Mãi đến khi Trung Quốc kéo dàn khoan HD981 qua vùng biển chủ quyền của Việt Nam thì một đoạn clip Video chừng 3 phút bằng tiếng Trung, có logo tiếng Trung Quốc ở góc trên phải do Hải quân Trung Quốc công bố nhiều năm trước đó khoảng 2006, bỗng rộ lên trên mạng Internet, mấy anh em First News đưa tôi xem. Và tôi đã lặng người rất lâu và xem đi xem lại nhiều lần. Sau khi kiểm tra dịch ra tiếng Việt và xác nhận tính xác thực đoạn clip đó, tôi quyết định xếp lại những dự án xuất bản đang làm và tập trung toàn bộ tâm lực anh em vào tìm, thu thập tư liệu cho bản thảo.

Không phải ai trong First News lúc đó cũng đồng ý tôi làm cuốn sách này, bạn bè tôi, những người hiểu chuyện, cũng nhìn tôi ái ngại “Khó xin giấy phép xuất bản lắm”. Nhà báo Lê Thanh Phong đã tích cực tìm tư liệu cho tôi nhưng cũng nói thẳng chắc nịch “Em tìm cho anh vì anh yêu cầu chứ em thách anh xin được giấy phép đó !. Anh sao rành chính trị bằng những thằng chuyên lăn lộn viết nội chính hàng chục năm như em ! Anh quá ngây thơ !”. Nhà báo Đào Tuấn còn nói : “Anh phải đặt tên sách là ‘vòng tròn trái bưởi’ may ra mới được cấp phép - chứ đặt Vòng Tròn Gạc Ma là never !”.

Lúc đầu từ những bài viết của các nhà báo (đã đăng và chưa được đăng lúc đó), sau đó tìm ra số điện thoại liên lạc của các cựu binh Gạc Ma đang ở các tỉnh thành... Sau vài tháng, cuốn sách đã hình thành để đi xin giấy phép với cái tên do tôi đặt : ‘Gạc Ma - Vòng Tròn Bất Tử’ - bởi vì thực sự cái vòng tròn các chiến sĩ Việt Nam đứng trên đảo nước biển tới lưng ngã xuống khi bị quân Trung Quốc trên tàu bất ngờ bắn thẳng bằng súng máy hoả lực cao như bắn bia với tiếng hô “Tả ! Tả ! Tả !...” trong đoạn clip 26 năm trước luôn cứ mãi ám ảnh tôi, kể cả khi đi ngủ.

Trong quá trình đi xin phép các Nhà xuất bản, tôi luôn mang theo cái Ipad để mở đoạn Clip đó cho những người cần xem, tôi ngạc nhiên là nhiều vị cán bộ chưa từng xem đoạn Clip Gạc Ma này, tôi làm hẳn một clip mang tên Hạt Giống Tâm Hồn chép đoạn clip có tiếng thuyết minh trên mạng để dễ trình bày. Vì tôi biết giữa biết và hiểu đến hiểu rõ là một chặng đường khá xa, cần sự kiên trì (1).

Nhà xuất bản đầu tiên do tôi rút về để hoàn thiện và nộp các nhà xuất bản khác được một cán bộ nhà xuất bản giới thiệu là hợp hơn. Các nhà xuất bản rất vui vẻ khi nhận bản thảo nhưng ít tuần sau đó, đã im lặng trả lại, không nói lý do, chỉ nói không phù hợp với chức năng của Nhà xuất bản. Trong suốt quá trình 4 năm xin giấy phép xuất bản chưa bao giờ tôi nhận được công văn hay văn bản nào nói cuốn sách không cấp giấy phép là do chất lượng bản thảo không đạt yêu cầu.

Thân sinh tôi lúc đó nhập viện vì bệnh nặng, sợ không qua khỏi, mà ông rất muốn tôi làm cuốn sách này. Lúc đó tôi cảm nhận hành trình này sẽ lâu, xuất bản có luật xuất bản, nhưng vẽ tranh chưa có luật vẽ tranh, muốn vẽ gì thì vẽ, nên nghĩ ra ý tưởng đấu giá bức tranh tôi đặt cùng tên ‘Gạc Ma - Vòng Tròn Bất Tử’. Tôi mời họa sĩ Bùi Lệ Trang để vẽ bức tranh tôi chụp lại màn hình lúc quân Trung Quốc bắn các chiến sĩ ta trên đảo Gạc Ma. Cuộc đấu giá Bức tranh sơn dầu khổ 1,6mx2,2m vô tiền khoáng hậu trên báo chí và mạng xã hội khởi đầu ngày 4/6/2015 kéo dài suốt 7 tuần, 49 ngày kết thúc vào ngày 22/7/2015 bằng cuộc đấu giá chính thức cùng Đại Lễ Tưởng Niệm Cầu Siêu lần đầu tiên cho 64 liệt sĩ Gạc Ma ở chùa Vĩnh Nghiêm với hơn 3000 người tham dự làm lan toả một tinh thần yêu nước lạ thường và sự hiểu biết về Gạc Ma đến nhiều tầng lớp bạn đọc. Mỗi tuần một người đấu giá và được quyền tặng cho một ai đó với lý do tặng.

Khởi đầu là Thiếu tướng Lê Mã Lương với mức giá 50 triệu. Tôi đã tìm gặp Tướng Lê Mã Lương sau khi bản thảo đã đi qua được vài nhà xuất bản vì đọc trên mạng nhận thấy Tướng Lương rất quan tâm đến sự kiện Gạc Ma, Trường Sa và nhờ Tướng Lương cấu trúc và thẩm định lại các chi tiết quân sự bản thảo và đứng tên chủ biên viết Lời giới thiệu cùng xin giấy phép, chứ không trực tiếp viết bài hay định hướng. Thực sự lúc đó anh em chúng tôi tìm tòi hỏi thăm bất cứ ai có quan tâm và có hiểu biết về Gạc Ma đều liên hệ để mời cùng thực hiện cuốn sách để chất lượng hơn.

Vâng ! Bất cứ ai giúp chúng tôi được tôi đều sẵn lòng bay đi gặp, và ở Việt Nam lúc đó quá ít người lên tiếng nói về Gạc Ma. Bây giờ tôi mới biết có một số người rất am hiểu về sự kiện Gạc Ma, thậm chí biết rất rõ mà sao trong suốt thời gian vài chục năm đó họ lại im lặng, bặt vô âm tín. Sao suốt 30 năm qua họ không lên tiếng của sự thật cho dân và quân ta biết rõ về trận thảm sát đau thương này của quân Trung Quốc ? Nếu biết họ lên tiếng nói chính trực, chúng tôi chắc chắn đã đi tìm bằng được và mời họ tham gia cuốn sách rồi. Chúng tôi coi cuốn sách này không phải của riêng ai, mà của người Việt Nam, mà chúng tôi như là có sứ mệnh phải dấn thân thực hiện.

Người đấu giá tiếp theo là Giáo sư Nguyễn Thị Ngọc Phượng đấu giá 100 triệu và tặng bức tranh cho Quốc Hội Việt Nam. Sau đó anh Lê Viết Hải - Tập đoàn Hòa Bình đấu giá 200 triệu tặng bức tranh cho Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, rồi ông James G. Zumwalt con trai Đô Đốc Hải Quân Mỹ đấu giá 17.000 USD tặng bức tranh cho Hải Quân Mỹ, rồi Thượng tọa Thích Thanh Phong, trụ trì chùa Vĩnh Nghiêm thay mặt cho Trung Ương Giáo Hội Phật Giáo và toàn thể phật tử Việt Nam đấu giá 400 triệu đồng và tặng bức tranh cho toàn thể dân tộc Việt Nam thì bùng lên một làn sóng lạ kỳ xôn xao trên mạng xã hội và báo chí Việt Nam, lan ra cả nước ngoài.

Đến lúc đó thì có chuyện xảy ra, vào lúc 4h chiều tôi đang ở Bệnh viện chăm sóc cha tôi thì nhận được điện thoại của em Quân Trọng Vũ : “Anh Phước ơi, anh về công ty gấp, có xe công an đến đòi gặp anh !”. Tôi lo cho ông xong về tới First News lúc 5 giờ. Đón tôi là hai cán bộ An Ninh A87, một Đại tá, một Trung Tá từ Hà Nội bay vào, đưa giấy giới thiệu ra, tôi mở một chai rượu và rót trà mời uống.

Anh Đại tá tên T. bắt đầu luôn, nghiêm giọng hỏi :

- Vì sao anh có bức tranh Gạc Ma ? 

- Một họa sĩ vẽ tặng tôi.

- Anh đấu giá tranh để làm gì ?

- Tôi đấu giá tranh Gạc Ma để lấy tiền giúp đỡ 64 gia đình Liệt sĩ Gạc Ma. Có gì sai không ạ ?

- Anh có giấy phép đấu giá tranh không ?

- Tôi không có giấy phép. Vì tôi đấu giá qua mạng xã hội và báo chí để giúp liệt sĩ nên tôi nghĩ không cần giấy phép.

- Sao anh không đấu giá một lần tại một sự kiện mà lại đấu giá mỗi tuần ?

- Đâu có luật nào bắt đấu giá một lần đâu ?

- Vì sao anh tổ chức đấu giá mà lại còn tặng bức tranh cho Quốc hội, cho Thủ tướng ? Ai cho phép anh tặng vậy ? Anh có ý gì ? Có động cơ gì ?

- Tôi không tặng ! Mà chính người bỏ tiền đấu giá tranh họ có quyền tặng ai đó là quyền của họ. Pháp luật Việt Nam đâu có cấm một người dân tặng tranh cho một ai đó đâu ?

- Anh sẽ còn tặng bức tranh Gạc Ma cho ai nữa ?

- Tôi không biết. Tuần tới ai đấu giá cao hơn thì được quyền tặng ai đó. Tôi còn không biết sao trả lời anh được ?

Thấy hai anh im lặng, uống rượu, tôi bắt đầu hỏi lại :

- Cho tôi hỏi, anh đã làm gì, lập thành tích gì mà lên hàm Đại tá ?

- Sao anh lại có quyền hỏi tôi như vậy ?

- Bây giờ là 6g chiều, sau giờ làm việc, anh hỏi tôi thì tôi cũng hỏi thăm anh mà.

- Tôi đã từng đi chiến trường K.

- Năm 1988 anh ở đâu ?

- Tôi ở Vị Xuyên, Hà Giang.

- Anh đã xem Clip Trung Quốc thảm sát chiến sĩ ta ở Gạc Ma chưa ?

- Tôi có nghe nói, nhưng nhưng chưa xem.

Tôi mở đoạn Clip đó cho hai anh xem. Gương mặt hai người thay đổi, cảm xúc hơn.

Sau đó im lặng một hồi, tôi hỏi Đại tá T. bằng một giọng trầm và sâu :

- Tôi hỏi anh câu này không phải anh bỏ qua nhé. Nếu vào ngày 14/03/1988 anh không được Bộ Quốc Phòng cử lên Vị Xuyên, Hà Giang công tác, mà cử ra đảo Gạc Ma. Vào ngày đó nếu anh và đồng đội bị quân Trung Quốc bắn chết y như anh vừa xem đoạn clip vừa rồi. Gia đình vợ con, bố mẹ anh suốt một thời gian dài khó khăn. Sau 27 năm, có một người có thiện tâm muốn đấu giá một bức tranh về khảnh khắc anh hy sinh, kể lại câu chuyện đó, và lấy tiền đấu giá tranh giúp đỡ gia đình, vợ con, bố mẹ anh. Thì không phải anh đang ngồi uống rượu với tôi ở đây đâu, mà là linh hồn của anh đang vất vưởng nơi biển lạnh, có cảm thấy ấm lòng và ủng hộ việc tôi làm cho tên tuổi anh và gia đình anh không ?

Nói tới đây, hai anh an ninh im lặng, trầm ngâm, suy tư nhấp thêm vài ngụm rượu nữa.

Một lát lâu sau, viên Đại tá T. đứng dậy, nhìn thẳng vào mắt tôi, bắt tay tôi thật chặt : “Tôi sẽ về làm công văn báo cáo ủng hộ việc anh làm !”.

(Tôi vẫn còn lưu số điện thoại hai anh an ninh đáng nhớ này).

Tiếp sau đó là một cô gái người Việt gốc Hoa đấu giá 500 triệu và tặng bức tranh cho Tổng thống Obama (2). 

Rồi vợ chồng cụ Nguyễn Công Nghệ - Nguyễn Thị Phương đấu 730 triệu tặng bức tranh cho Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (3)...

Buổi đấu giá chính thức được Thầy Thích Thanh Phong sắp xếp trong Đại Lễ Cầu Siêu Tưởng Niệm lần đầu tiên cho 64 liệt sĩ Gạc Ma hơn 3000 người tại chùa Vĩnh Nghiêm, rất đông Công An mặc thường phục và cả tình báo Hoa Nam nữa. Gần tới giơ, tình hình căng như dây đàn, rất may Thầy mời được Đại Tướng Trần Đại Quang đến dự được nên báo chí thông tin bùng nổ các bài viết mạnh dạn gọi Trung Quốc là quân xâm lược ngay từ đêm hôm đó kéo dài suốt mấy ngày sau. Bức tranh được anh Lê Viết Hải đấu giá 1 tỷ 280 triệu và đã trao đầy đủ cho 64 gia đình liệt sĩ Gạc Ma. Đêm đó được giới truyền thông đánh giá như một Hội Nghị Diên Hồng (mọi thông tin đều kiểm chứng trên các báo chính thống) (4) (5).

Trong giai đoạn đấu giá tranh đặc biệt chưa từng có này, nhiều bạn bè đã unfriend trên fb và cả bạn ngoài đời, ngừng liên lạc điện thoại với tôi, cả những Đảng viên, doanh nhân, nghệ sĩ có tiếng. Tôi hiểu và rất cảm thông với họ. Sau này an toàn, họ mới gọi, tìm lại tôi.

gacma2

Cuốn sách về sự kiện bi hùng 'Gạc Ma'

Vào tháng Ba năm 2016, tôi mời 16 anh em cựu binh Gạc Ma vào Sài Gòn mấy ngày để phỏng vấn, ghi hình lần 2 cho việc thực hiện cuốn sách gian truân ‘Gạc Ma - Vòng Tròn Bất Tử’. Nhân thành phố đang có Hội Sách Toàn Quốc tại công viên Lê Văn Tám, tôi muốn anh em Gạc Ma cảm nhận không gian văn hóa của thành phố nên cùng First News tổ chức một buổi giao lưu nhỏ anh em Gạc Ma ngay trước gian hàng First News. Một cái bục, micro và mấy hàng ghế cho anh em Gạc Ma ngồi, để có thể chia sẻ với bạn đọc ký ức và suy nghĩ của những người lính biển đảo trở về từ cõi chết. Nhưng ngay sau đó, luôn kè kè mấy anh An Ninh giám sát ra chỉ thị, không một ai trong anh em cựu chiến binh Gạc Ma được lên bục cầm micro nói chuyện, chỉ được ngồi nghe các em, nghệ sĩ khuyết tật lên đàn hát như nhạc sĩ khiếm thị Ha Chuong, Dương Quyết Thắng, Nguyễn Sơn Lâm... lên đàn hát chia sẻ. Các anh em chỉ ngồi dưới nhìn và vỗ tay. Tôi xin các anh an ninh để các anh em Gạc Ma lên nhưng được trả lời : “Đã có chỉ đạo !”.

Về cuối, anh em Gạc Ma rất muốn lên chia tay với bạn đọc Sài Gòn mà cũng không được. Các anh Lê Hữu Thảo, Thong Nguyen... đều ngồi im lặng.

Vậy tôn vinh, tri ân những người đã trực tiếp đối đầu với hiểm nguy và cả mạng sống để bảo vệ biển đảo, tổ quốc mà hay thường nghe nói là ở đâu ?

Nhiều nhà báo từng viết về Gạc Ma bị gỡ bài, rút thẻ, nhiều người tổ chức tưởng niệm Gạc Ma bị quấy rối...

Chẳng lẽ ở đất nước này, hy sinh xương máu chống quân Trung Quốc xâm lược tổ quốc mình là một cái tội, phải bị lãng quên, phải bị hất hủi sao ?

Những anh hùng đã hy sinh trong cuộc xâm lược của Trung Quốc 17/02/1979 như Lê Đình Chinh, Nguyễn Bá Lại, Hoàng Thị Hồng Chiêm... rất nhiều năm qua có ai nhắc tới không ? Trường Tiểu học mang tên nữ anh hùng Hoàng Thị Hồng Chiêm vì sao đã bị thay tên, đục bỏ chữ từ rất lâu rồi ?

Sau này, nếu, Trung Quốc nổ súng tấn công xâm lược Việt Nam - Ai sẽ lên đường chiến đấu bảo vệ Tổ quốc ? Nếu họ biết trước dù chết hay may mắn còn sống - họ sẽ bị đối xử như như đã từng ? Hãy thay đổi ngay khi còn kịp !

Các bạn sẽ hiểu hành trình thuyết phục và đấu tranh cho cuốn sách đầy đủ nhất đầu tiên ở Việt Nam về trận thảm sát Gạc Ma gọi đích danh Trung Quốc là thủ phạm được xuất bản chính thức khó khăn và gian nan như thế nào.

Và đây là lá thư do chính con gái Liệt sĩ Trần Văn Phương, người cầm cờ trên đảo Gạc Ma bị Trung Quốc hạ sát bằng lưỡi lê ngay trên đảo - trước khi rút lên tàu hạ nòng nã đạn bắn giết 64 chiến sĩ Việt Nam, viết, tất cả là sự thật.

https://kimdunghn.wordpress.com/2015/08/13/bai-hoc-quy-gia-tu-mot-dom-lua-nho-gac-ma/


Tất cả những điều mắt thấy tai nghe đó, thôi thúc tôi ngày đêm vượt mọi khó khăn trở ngại để xin phép bằng được để xuất bản cuốn sách thiêng liêng này. Không ít lần tôi đã khấn trước bàn thờ Phật xin anh linh 64 liệt sĩ Gạc Ma độ trì, hỗ trợ tôi ra bằng được cuốn sách này.

Trong một cuốn sách lần đầu tiên về Gạc Ma chắc chắn chúng tôi không tránh khỏi những thiếu sót. Và tìm những cựu binh nhân chứng từ Gạc Ma trở về cũng chỉ liên hệ được 22 người, chủ yếu qua cựu binh Lê Hữu Thảo, Ban Liên Lạc cựu binh Gạc Ma. Như trường hợp Đại Tá Hoàng Bùi Hải quê ở xã Quảng Trạch, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa. (Khi xảy ra sự kiện Gạc Ma 14/3/1988 thì Hoàng Bùi Hải là Thượng úy, được giao chức đảo trưởng đảo Colin), chúng tôi cũng chưa có dịp phỏng vấn. Đến ngày ra mắt sách chúng tôi mới kịp mời anh Hải vào Sài Gòn dự lễ Họp Báo. Và chúng tôi đã tìm được thông tin về cựu binh Nguyễn Văn Lực ở Quảng Bình, Cựu binh Cơ, Luận, Phúc quê Lệ Ninh, Quảng Bình, cựu binh Tại quê ở Huế, Võ Văn Doàn quê ở Đông Hà, Quảng Trị, Hồ Văn Đạo ở Bố Trạch, Quảng Bình, Phạm Văn Đương, Nguyễn Thanh Xuân ở Ba Đồn Quảng Bình, cựu binh Đỗ Ngọc Hưng quê Kiến An, Hải Phòng, cựu binh Nguyễn Văn Ninh quê Bắc Ninh, Lê Văn Dũng, Lê Thanh Miền quê Quảng Bình, cựu binh Hoàng Văn Chúc mới tìm được ở Long Thành Đồng Nai... dự định sẽ phỏng vấn trong lần ấn bản mới. Vì vừa rồi chốt bản thảo với Nhà xuất bản Văn Học từ tháng 3/2018 nên chúng tôi không kịp bổ sung, đưa thêm thông tin.

Chúng tôi sẽ mời tất cả cựu binh Gạc Ma và đại diện các gia đình Liệt sĩ Gạc Ma vào Thành phố HCM dự Đại Lễ Tưởng Niệm Cầu Siêu vào ngày 25/7/2018 để trao quà, tiền từ tiền bán sách lần 2. Tại ngày Ra mắt sách 10/7/2018 chúng tôi đã trao 484 triệu từ các hoạt động và vận động của First News cho 64 gia đình Liệt sĩ Gạc Ma. Với cuốn sách thiêng liêng này, First News ko hề tính đến yếu tố thương mại lời lỗ như các sách khác.

Về những sai sót trong cuốn sách thì có một chi tiết nhầm tên cựu chiến binh Gạc Ma Mai Xuân Hải qua lời kể của cựu binh Nguyễn Văn Thống, vì hai người cùng tên, cùng chữ lót, cùng quê, chỉ khác họ là do lỗi chúng tôi, ko phải của Tướng Lê Mã Lương, hay Nhà xuất bản. Đoạn phỏng vấn cựu binh Nguyễn Văn Lanh cả hai lần đều lặp lại là “vì có lệnh không nổ súng nên tôi...” có lẽ văn nói của anh Lanh lúc đó đang liền mạch nên không để ý chữ trước, mà chúng tôi cũng nghĩ không quan trọng nên để như vậy. (Đây hoàn toàn là lỗi của chúng tôi chứ Tướng Lương không hề biết chi tiết này, đừng trách Tướng Lương). Còn trong các lời phỏng vấn các cựu binh khác đều là ‘Lệnh Không Nổ Súng Trước’. Không bao giờ chúng tôi nghĩ đến ngày sách ra, rất nhiều người không đọc sách, không quan tâm đến tổng thể cuốn sách, mà chỉ chăm chăm vào đúng một chữ “TRƯỚC” của cựu binh Lanh như bắt được vàng và tạo nên một làn sóng phản đối, khủng khiếp chưa từng có, đòi thu hồi, đòi huỷ diệt cuốn sách và mạt sát, đòi truy tố những người thực hiện. Còn 5 lỗi còn lại không quan trọng do chúng tôi tự tìm ra để đưa vào bảng đính chính đã in bổ sung.

Thật ra, một cuốn sách dầy dặn và quan trọng về một sự kiện bi hùng lịch sử ở Gạc Ma - Trường Sa của Tổ quốc lẽ ra như tôi và rất nhiều người mong muốn phải được nhà nước đứng tổ chức thực hiện ở Nhà xuất bản Sự Thật hay Nhà xuất bản Quân Đội Nhân Dân - Thì một đơn vị xuất bản nhỏ bé như First News - Trí Việt sẽ không phải đứng ra gian nan thực hiện suốt 4 năm qua.

Nhưng cuốn sách cũng đã được ra đời - dù chưa hoàn thiện như mong muốn - như trang đầu tiên trong sách tôi đã viết. Tôi phải rất cảm ơn một số người, đang tại chức, đã ủng hộ việc cấp phép. Tôi mong rằng đây là cuốn sách không của riêng ai, mà của người Việt Nam, và rất mong tất cả mọi người cùng đóng góp, giúp tâm sức để nó hoàn thiện nhất có thể - thay vì lao vào xâu xé nó - vì những sơ sót không mong muốn. Vì nó không chỉ là cuốn sách tri ân tinh thần quả cảm của 64 người con đất Việt hy sinh mạng sống của mình vì một hòn đảo đã vĩnh viễn bị cướp đi bởi quân xâm lược - mà còn là một bằng chứng không thể chối cãi đối với Trung Quốc : Gạc Ma - Trường Sa là của Việt Nam ! Và hãy cảnh giác cao độ với Trung Quốc - Đặc khu, lời lẽ và những viên đạn lạnh bọc đường !

Xin đừng vô cảm rước giặc vào nhà và tự biến mình thành giặc ngay trên quê hương mình. Đời người chỉ sống có một lần. Tiền bạc không mua được danh dự. Đừng để khi chết đi dân đời đời nguyền rủa. Nhân quả nhỡn tiền. Hãy nhìn đặc khu Gạc Ma sau 30 năm. Đừng để cái chết tức tưởi của các anh trên đảo Gạc Ma mà linh hồn còn vất vưởng nơi biển lạnh trở nên vô nghĩa !

Nguyễn Văn Phước

Nguồn : VNTB, 17/07/2018

  1. https://m.youtube.com/watch ?v=aIkKWCp5poY
  2. http://congan.com.vn/tin-chinh/buc-tranh-gac-ma-vong-tron-bat-tu-duoc-tra-gia-500-trieu-dong-de-tang-barack-obama_3562.html
  3. https://tintuc.vn/ong-tap-can-binh-se-duoc-tang-buc-tranh-gac-ma-vong-tron-bat-tu-59510
  4. https://www.youtube.com/watch ?v=by8ST9a_wl8&app=desktop
  5. http://congan.com.vn/tin-chinh/uoc-mong-tot-cung-cua-bac-cach-mang-lao-thanh-67-nam-tuoi-dang_8401.html
Published in Diễn đàn

Muốn biết đảng và nhà nước độc tài cộng sản Việt Nam khiếp nhược trước đồng tiền và áp lực quân sự của Trung Quốc như thế nào thì chỉ cần so sánh thái độ và việc làm của họ trong hai biến cố : Tổ chức ăn mừng 50 năm tấn công Mậu Thân 1968 ở miền Nam Việt Nam, nhưng lại không dám hé răng lên án Trung Quốc đã thảm sát 64 lính Công binh Hải quân ở Gạc Ma, Trường Sa năm 1988.

Về Mậu Thân 1968, từ tháng 12 năm 2017, Đảng, Nhà nước và Quân đội đã bỏ ra không biết bao công sức và tiền bạc để tổ chức ăn mừng cuộc tấn công Mậu Thân đã đem lại thắng lợi chính trị buộc Mỹ phải xuống thang chiến tranh và ngồi vào bàn hội nghị để kết thúc chiến tranh, đem chiến thắng cuối cùng cho Đảng cộng sản Việt Nam.

gacma3

Gặp mặt kỷ niệm 50 năm tổng tấn công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 - Ảnh Báo Pháp luật Việt Nam

Lãnh đạo cộng sản Việt Nam tưởng rằng làm như vậy, qua việc tập trung các cuộc Hội thảo và Tọa đàm tại Sài Gòn, Thủ đô cũ của Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa và nơi có Tòa đại sứ Mỹ từng bị đặc công cộng sản tấn công trong đêm Giao thừa Tết Mậu Thân 1968, sẽ khơi lại niềm hãnh diện của chiến lược và chiến thuật quân sự của Đảng và Bộ chính trị thời Lê Duẩn-Lê Đức Thọ.

Hồi ấy Chủ tịch nước Hồ Chí Minh đã được đưa đi nghỉ dưỡng sức bên Tầu và Bộ trưởng quốc phòng Võ Nguyên Giáp đi Hung Gia Lợi chữa bệnh khi xẩy ra vụ Mậu Thân. Bây giờ thực tế đã chứng minh mọi chuẩn bị của trận Tết Mậu Thân đều do sự dàn dựng của bộ đôi Duẩn-Thọ để họ được rãnh tay và độc quyền quyết định mọi việc.

Nhưng lãnh đạo Bộ chính trị Đảng cộng sản Việt Nam lại quên rằng, từ những bôi bác hào quang vụng về này, Đảng cộng sản Việt Nam đã để lộ ra sự giả dối tuyên truyền không hề xẩy ra gọi là "cuộc nổi dậy" của nhân dân miền Nam khi quân cộng sản mở cuộc tiến công quân sự vào các thành thị miền Nam như hai ông Duẩn-Thọ từng lạc quan.

Hai ông này còn lấy thắng lợi chính trị với Mỹ để che đậy thất bại nặng nề của họ về quân sự trong vụ Mậu Thân, mà sau này Đại tướng Võ Nguyên Giáp và các tư lệnh chiến trường Huế-Trị Thiên đã nhìn nhận. Bằng chứng là có đơn vị cấp Tiểu đoàn trên 300 quân, chỉ còn mươi người sống sót khi rút lui khỏi Huế.

Đặc biệt hơn, các cuộc liên hoan ăn mừng chiến thắng Mậu Thân giả tạo năm 2018 còn khơi lại vết thương chiến tranh do quân đội miền Bắc và tay sai du kích Mặt trận Giải phóng miền Nam gây ra cho nhân dân miền Nam. Quan trọng và man rợ nhất là chứng tích bi thảm, sắt máu và vô lương tâm của quân cộng sản đã tìm thấy tại các nấm mồ chôn tập thể ở Cố đô Huế và vùng phụ cận năm 1968.

Đã có từ 5.000 đến 6.000 người dân vộ tội bị quân cộng sản và tay sai hạ sát hay mất trích trong 25 ngày đêm họ chiếm đóng Huế.

Sau cùng, bộ máy tuyền truyền của Tuyên giáo đảng và Tổng cục Chính trị quân đội cũng lờ đi nguyên nhân thắng lợi quân sự cuối cùng của họ ở miền Nam chẳng qua vì, trong khi miền Bắc được khối Liên Xô và Trung Quốc đổ lương thực và vũ khí cho miền Bắc vi phạm Hiệp định Paris 1973 để tiếp tục cuộc chiến chống Việt Nam Cộng Hòa thì Hoa Kỳ rút chân ra khỏi miền Nam và cắt giảm viện trơ kinh tế và quân sự khiến quân đội miền Nam ở vào thế yếu.

Nhưng sau khi chiếm được miền Nam ngày 30/04/1975, thay vì thi hành chủ trương "hòa giải, hòa hợp dân tộc" để hàn gắn vết thương chiến tranh và đoàn kết dân tộc xây dựng đất nước như đã tuyên truyền thì hai ông Lê Duẩn và Lê Đức Thọ lại thi hành chính sách trả thù báo oán và xóa bỏ kinh tế tự do của nhân dân miền Nam khiến cả nước đói và hàng triệu người lâm vào cảnh màn trời chiếu đất, buộc đảng phải "đổi mới" từ Đại hội đảng VI thời Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh năm 1986.

Cũng từ sau 1975, các trại tù lao động khổ sai, mang danh "cải tạo" đã được dựng lên từ Nam ra Bắc để đầy đọa hàng trăm ngàn quân-cán-chính và nhân sĩ, trí thức miền Nam. Song song với chủ trương tiêu diệt kinh tế tư sản để hạ miền Nam xuống ngang hàng với kinh tế vô sản, tập trung và bao cấp của miền Bắc, chính quyền cộng sản mới đã xóa bỏ cả nếp sống văn hóa và nhân bản của người miền Nam khiến hàng trăm ngàn người đã phải liều chết tìm đường vượt biên và vượt biển tìm tự do. Hàng chục ngàn người được ước tính đã bỏ mình trên biển cả trong các trường hợp khắc nghiệt khác nhau, kể cả bị hải tặc giết, hãm hiếp và cướp của.

Vì vậy, mỗi khi nhắc lại hai biến cố Mậu Thân 1968 và 30 tháng 4 năm 1975 bằng những cuộc liên hoan, ăn mừng và rêu rao chiến thắng là Đảng và Nhà nước cộng sản Việt Nam đã khuấy sâu vào vết thương chưa lành của người miền Nam và để nuôi dưỡng hận thù dân tộc.

Nhưng người cộng sản, tuy miệng nói oang oang đoàn kết, thống nhất trong một nhà nước "của dân, do dân và vì dân", nhưng lại chia rẽ và kỳ thị Bắc-Nam-Trung hơn bất kỳ thời đại nào. Những khẩu hiệu "Nhà nước ta là nhà nước pháp quyền", hay "Đảng và Nhà nước ta luôn luôn coi cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài là một bộ phận không tách rời của cộng đồng dân tộc Việt Nam" (Nghị quyết 36, ngày 26/3/2004) chỉ viết ra để truyên truyền trang sức cho nhà nước và làm đẹp mặt đảng chứ không mang lại phúc lợi cho dân.

Cái bóng Trung Quốc

Vậy mà vào mỗi dịp kỷ niệm mất Hoàng Sa vào tay Trung Quốc 20/01/1974, khi người dân tổ chức truy điệu 74 chiến sĩ Hải quân Việt Nam Cộng Hòa đã hy sinh khi chống lại quân Tầu xâm lược thì bị ngăn chặn, phá rối hay bị bắt về đồn công an.

gacma2

Tranh vẽ tưởng niệm 64 chiến binh đã hy sinh tại Trường Sa

Các cuộc biểu tình chống Tầu đàn áp và giết hại ngư dân Việt Nam ở vùng biển Hoàng Sa và Trường Sa từ Sài Gòn ra Hà Nội trong các năm 2011-2013 cũng đã bị đàn áp dã man.

Ngay đến các cuộc tụ tập của dân, vào mỗi dịp 17/2 hàng năm, để tri ân và tưởng nhớ trên 40 ngàn chiến sĩ và đồng bào đã bỏ mình tại các tỉnh và chiến trường biên giới phía bắc trong cuộc chiến chống quân Tầu xâm lược từ 1979 đến 1990 cũng bị ngăn chặn và đàn áp ngay giữa Thủ đô Hà Nội, tại đền Lý Thái Tổ.

Từ năm 2017, tuy báo chí đã được cho phép viết về cuộc chiến biên giới 1979-1990 cũng như đề cập sơ sài đến cuộc chiến Hoàng Sa năm 1974, nhưng chưa bao giờ Chính phủ cho phép hay đứng ra tổ chức kỷ niệm và tưởng nhớ những người con yêu của Tổ quốc đã hy sinh bảo vệ biên cương và lãnh thổ chống quân xâm lược Trung Quốc.

Năm nay, ngày 14/03/2018 cũng không là ngoại lệ. Nhiều báo chính thống, kể cả báo điện tử Trung ương đảng, báo Chính phủ, Quân đội nhân dân và Nhân dân đều có đăng tin và hình tưởng niệm 64 chiến binh Trường Sa. Nhưng hầu hết các buổi tưởng niệm do Ủy ban nhân dân tỉnh như Khánh Hòa, Quảng Bình đều do các đồng đội của những người đã hy sinh đứng ra tổ chức.

Không có bất cứ một cuộc Hội thảo hay Tọa đàm nào về biến cố Gạc Ma hay họp hành biểu dương nào do Nhà nước và Quân đội tổ chức như họ đã từng bầy vẽ ra trong vụ kỷ niệm 50 năm tấn công Mậu Thân.

Nên biết ngày này của 30 năm trước (14/03/1988), giặc Tầu đã dùng đại pháo, súng trường, dao găm và lưỡi lê hạ sát 64 chiến sĩ hải quân và công binh của Quân đội nhân dân Việt Nam trên bãi Gạc Ma và trên tầu HQ-604 trong quần đảo Trường Sa.

gacma0

Tranh vẽ ước muốn thu hồi những bãi và đá bị mất trong quần đảo Trường Sa

Cuộc giao tranh đã diễn ra rất đẫm máu và bộ đội hải quân Việt Nam nhận lệnh không được nổ súng để chống trả. Khi phải đánh giáp lá cà, bộ đội hải quân và công binh Việt Nam phải dùng cả cuốc, xẻng để chống lại, nhưng vì quân ít, vũ khí yếu nên đã hy sinh. Những bộ đội còn lại chỉ giữ được hai bãi đá Cô Lin và Len Đao. Bãi Gạc Ma, một vị trí chiến lược quan trọng phía nam Trường Sa đã rơi vào tay địch từ đó đến nay. Quân Trung Quốc có thể dùng Gạc Ma để chận đường tiếp tế của Việt Nam từ tỉnh Khánh Hòa ra Trường Sa.

Theo báo Việt Nam thì : "Khi chiếm được Gạc Ma sau cuộc thảm sát ngày 14/3/1988, năm 1995 Trung Quốc chiếm thêm bãi Vành Khăn từ tay Phillipines. Từ sau ngày đó, Trung Quốc đã có tổng cộng bảy cấu trúc : Gạc Ma, Chữ Thập, Châu Viên, Huy Gơ, Ga Ven, Xu Bi và Vành Khăn".


Tại 7 vị trí này, Trung Quốc đã biến thành những đảo nhân tạo với kiến trúc kiên cố, trại đóng quân, đài radar, đài khí tượng, súng phòng không, bến cảng và sân bay.

Ai ra lệnh không được nổ súng ?

Vụ Gạc Ma tuy xảy ra cách đây 30 năm nhưng vẫn còn gây nhiều thắc mắc trong giới sử học và bang giao Việt Nam-Trung Quốc. Bởi vì vào lúc đó bộ đội hải quân Việt Nam đã nhận lệnh "không được nổ súng" cho dù có bị quân Trung Quốc tấn công.

Ai là người đã ban ra huấn lệnh điền cuồng này ?

Một bài viết của ký giả Mặc Lâm, khi còn làm cho Đài Á Châu Tự Do (Radio Free Asia-RFA), ngày 12/03/2015 đã giải mã phần nào cho thắc mắc này :

"Tuy biết trước sự hiếu chiến và quyết tâm chiếm đảo của Trung Quốc nhưng bộ đội công binh Việt Nam lại không được trang bị vũ khí và, quan trọng hơn nữa, họ được lệnh không được bắn trả lính Trung Quốc. Chỉ một vài bộ đội trên tàu mang vũ khí cá nhân và nhóm bộ đội tiến vào cắm cờ trên đảo Gạc Ma đã tay không đối diện với giặc.

Anh Nguyễn Văn Thống, một người sống sót trong khi tiến vào Gạc Ma, xác nhận với Đài Á Châu Tự Do lệnh không được nổ súng này :

- Bên mình lúc ra đi là quán triệt không được nổ súng bất kỳ giá nào cũng không được nổ súng…".

Mặc Lâm viết tiếp :

"Lời kể của những bộ đội công binh không đủ sức thuyết phục dư luận cho đến khi chính một vị tướng chính thức lên tiếng về việc này. Đó là thiếu tướng Lê Mã Lương, Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân, từng giữ chức Giám đốc Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam nói trước cuộc tọa đàm kỷ niệm cuộc chiến Gạc Ma do Trung tâm Minh triết tổ chức vào năm ngoái (2014). Tướng Lê Mã Lương cho biết :

- Nó có một câu chuyện như thế này : Có đồng chí lãnh đạo cấp cao ra lệnh bộ đội ta không được nổ súng nếu như đánh chiếm cái đảo Gạc Ma hay bất kỳ đảo nào ở Trường Sa. Không được nổ súng ! Và sau này nó có một câu chuyện và nó đã được ghi vào tài liệu mà ta đã rõ rồi là khi trong một cuộc họp của Bộ Chính Trị, đồng chí Nguyễn Cơ Thạch đập bàn và nói là ai ra lệnh cho bộ đội không được nổ súng ?

Những người lính hy sinh đầu tiên ấy cộng thêm con số bộ đội bị quân Trung Quốc sát hại nâng lên 64 người là một vết thương lớn cho người lính bất cứ quân đội nào khi họ không được cầm súng chống lại quân thù, tướng Lê Mã Lương chia sẻ.

Ông Nguyễn Khắc Mai, người đứng đầu Tổ chức Minh Triết đưa ý kiến : "Ngài Bộ trưởng Bộ quốc phòng hồi bấy giờ là ngài Lê Đức Anh, người đã ra cái lệnh như vậy mà anh Lê Mã Lương đã tường thuật trong hội thảo tưởng niệm Gạc Ma của chính Trung tâm Minh Triết tổ chức ở Khách sạn Công đoàn năm ngoái, thì bây giờ ta phải công khai cái này".

Bài viết của Mặc Lâm, RFA còn cho biết :

"Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, một nhà ngoại giao kỳ cựu, am hiểu sâu sắc vấn đề Trung Quốc đánh giá quyết định không nổ súng của Bộ trưởng quốc phòng Lê Đức Anh : "Tôi cho rằng lúc bấy giờ ông Lê Đức Anh được đưa lên làm Bộ trưởng quốc phòng mà làm cái việc như thế là một việc phản quốc. Ra lệnh không được bắn lại để cho Trung Quốc nó giết chiến sĩ của mình như là bia sống thì tôi cho đó là một hành động phản động, phản quốc".

Lê Đức Anh nói với ai ?

Cho đến ngày 14/03/2018, 30 năm sau trận chiến đẫm máu Gạc Ma, Đảng và Quân đội cộng sản Việt Nam chưa có bất cứ lời bình luận nào về tiết lộ của người lính Hải quân sống sót Nguyễn Văn Thống xác nhận lính Việt Nam được lệnh "không được nổ súng".

Cũng gây thắc mắc cho lịch sử còn có tiết lộ của tướng Lê Mã Lương và lời lên án, chỉ trích đích danh Đại tướng Lê Đức Anh của hai ông Nguyễn Khắc Mai và tướng Nguyễn Trọng Vĩnh.

Nhưng tại sao Bộ chính trị và Quân ủy trung ương do Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đứng đầu đã không cho điều tra về lời tố giác Đại tướng Lê Đưc Anh, người về sau còn giữ chức Chủ tịch nước (1992-1997) ?

Chỉ biết rằng, ít lâu sau xẩy ra trận Gạc Ma thì ông Lê Đức Anh, trong tư cách Bộ trưởng quốc phòng đã ra tận Trường Sa thề bảo vệ biển đảo.

Báo Tuần Việt Nam, một phân bộ báo chí thuộc Bộ Thông tin và truyền Thông, vào ngày 14/03/2018 đã phổ biến lại toàn văn Diễn văn của ông Lê Đức Anh, trong đó có đoạn quan trọng như sau :

"Năm 1988, trong chuyến thị sát tại quần đảo Trường Sa, Đại tướng Lê Đức Anh, Bộ trưởng quốc phòng đã dự lễ kỷ niệm 33 năm ngày truyền thống của Quân chủng Hải quân Việt Nam (7/5/1955-7/5/1988) do Quân chủng Hải quân cùng Tỉnh ủy và Chính quyền tỉnh Khánh Hòa tổ chức tại đảo Trường Sa lớn. Chuyến thăm đảo diễn ra ngay sau khi Trung Quốc đánh chiếm Gạc Ma rạng sáng 14/3 làm 64 chiến sĩ trên tàu HQ 604 hy sinh. Đại tướng đã có bài phát biểu quan trọng khi tiếng súng vừa dứt trên quần đảo Trường Sa ít ngày…".

Ông nói : "…Hôm nay kỷ niệm ngày thành lập Hải quân nhân dân Việt Nam trên đảo chính của quần đảo Trường Sa, có mặt đông đủ đại diện các tổng cục, các quân chủng, đại diện tỉnh Phú Khánh, chúng ta xin thề trước hương hồn của tổ tiên ta, trước hương hồn của cán bộ, chiến sĩ đã hy sinh vì Tổ quốc, xin hứa với đồng bào cả nước, xin nhắn nhủ với các thế hệ mai sau "Quyết tâm bảo vệ bằng được Tổ quốc thân yêu của chúng ta, bảo vệ bằng được quần đảo Trường Sa - một phần lãnh thổ và lãnh hải thiêng liêng của Tổ quốc thân yêu của chúng ta".

Như vậy thì có khó hiểu không ?

Càng khó hiểu khi thấy ông Lê Đức Anh nói rằng :

"Với mối quan hệ giữa ta và Trung Quốc : Trong những năm 50 và những năm 60, quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc đối với cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta trong những năm từ 1965 đến 1970 là rất to lớn và hiệu quả. Nhân dân Việt Nam vô cùng biết ơn sự giúp đỡ to lớn đó của nhân dân Trung Quốc đã dành cho mình. Mặt khác, thắng lợi của chúng ta cũng đã góp phần đáng kể phá vỡ sự bao vây của đế quốc Mỹ đối với nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa".

Rồi tướng Anh kể rằng :

"Năm 1976, Đoàn đại biểu cao cấp của Đảng và Nhà nước ta đi thăm và cảm ơn các nước và bầu bạn trên thế giới đã ủng hộ và giúp đỡ Việt Nam đánh thắng đế quốc Mỹ. Tới Trung Quốc, các đồng chí lãnh đạo của Đảng ta đã cảm ơn sự giúp đỡ to lớn của Trung Quốc đối với sự nghiệp chống Mỹ của nhân dân Việt Nam, thì người lãnh đạo cao nhất của Trung Quốc lúc bấy giờ đã nói : Trung Quốc cảm ơn Việt Nam, chính nhờ Việt Nam chống Mỹ mà Tổng thống Mỹ đã phải thân hành đến Trung Quốc để cầu thân với Trung Quốc".

Nói tóm lại cả hai nước đã giúp đỡ lẫn nhau trên nhiều lĩnh vực, với tinh thần anh em sâu đậm. Chúng ta đinh ninh rằng tình sâu nghĩa nặng đó sẽ kéo dài mãi mãi và nhất định nó sẽ xóa nhòa, đi đến xóa hẳn trong ký ức của dân tộc Việt Nam những tội lỗi mà các triều đại phong kiến Trung Quốc đã gây đau khổ cho dân tộc Việt Nam suốt hàng ngàn năm đô hộ.

Chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là thật sự trên thực tế, phù hợp với pháp lý quốc tế, với đạo lý quốc tế.

Từ xưa đến nay, dân tộc Việt Nam dù chế độ xã hội khác nhau qua các thời đại, xu hướng chính trị khác nhau, tôn giáo khác nhau, đàn ông cũng như đàn bà, già cũng như trẻ đều một lòng, một dạ kiên trì và kiên quyết bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.

Chúng ta nhớ mãi không bao giờ quên tình sâu nghĩa nặng giữa nhân dân hai nước Việt - Trung, kiên trì phấn đấu để khôi phục tình hữu nghị giữa hai nước, đồng thời chúng ta nhất quyết bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc chúng ta".

Thì ra, phải chăng tướng Lê Đức Anh đã nhẹ dạ "đinh ninh", tức "cứ nghĩ trong bụng" rằng vì tình sâu nghĩa nặng giữa 2 nước Việt-Trung đã thắm thiết thì tình đống chí muôn đời sẽ không bao giờ có chuyện "môi hở răng lạnh", nào ngờ Trung Quốc đã lật mặt ở Gạc Ma để "dạy cho Việt Nam một bài học" như Đặng Tiểu Bình đã nói khi xua quân xâm lược 6 tỉnh phía bắc Việt Nam năm 1979 ?

Như vậy thì tại sao những người cầm đầu Đảng cộng sản Việt Nam chưa biết tỉnh ngộ cho "sáng mắt sáng lòng" mà cứ cúi đầu thuần phục Trung Quốc mãi ?

Phạm Trần

(15/03/2018)

Published in Diễn đàn

Ngày 14/3/1988 Trung Quốc tấn công đảo Gạc Ma của Việt Nam giết chết 64 thủy thủ và chiếm đóng đảo đó đến nay. Lực lượng Liên Xô, đồng minh của Việt Nam có mặt tại Cam Ranh đã không can thiệp.

baihoc1

Tàu Trung Quốc bắn vào tàu vận tải Việt Nam tại Gạc Ma vào ngày 14/3/1988. File Photo

Hiệp ước Việt Xô 1978

Vào tháng 11 năm 1978, Hiệp ước hữu nghị Việt Xô được ký giữa Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam lúc đó là ông Lê Duẫn với người đồng cấp bên phía Liên Xô là ông Leonid Brejnev. Hiệp ước này có hiệu lực trong vòng 25 năm, được xem như một liên minh quân sự giữa Việt Nam và Liên Xô đối đầu với bên kia là trục Trung Quốc Khmer đỏ. Đây sự đối đầu giữa các quốc gia cộng sản với nhau.

Cũng cuối năm 1978 hải quân Liên Xô được phép sử dụng căn cứ Cam Ranh cho hạm đội Thái Bình Dương của mình.

Vào ngày 14/3/1988 hải quân Trung Quốc tấn công đảo Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa, giết chết 64 thủy thủ Việt Nam, và chiếm giữ đảo đó cho đến nay.

Ngay thời điểm đó hải quân Liên Xô có mặt tại Cam Ranh, chỉ cách Gạc Ma vài trăm hải lý nhưng quân đội Liên Xô đã không can thiệp.

Tiến sĩ Đinh Hoàng Thắng, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Hà Lan nói với chúng tôi về nội dung của hiệp ước hữu nghị Việt Xô :

"Trong hiệp ước Việt Xô ký trước đó 10 năm có một điều khoản rất quan trọng. Điều khoản đó nói rằng một khi một trong hai nước có nguy cơ bị tấn công, hay là bị đe dọa tấn công, thì hai nước ngồi lại bàn với nhau để đẩy lùi nguy cơ bị tấn công. Điều khoản này nó rất tế nhị, nó khác với những hiệp ước an ninh khác như của NATO, là khi anh tấn công một bên thì coi như anh tấn công bên kia. Hiệp ước này (Việt Xô) không nói như thế".

Một cựu nhân viên Bộ Ngoại giao khác là ông Đặng Xương Hùng, hiện đang tị nạn chính trị tại Thụy Sĩ, phân tích với chúng tôi rằng vào thời điểm năm 1988 Liên Xô có những quan ngại về an ninh khác lớn hơn nhiều so với mối liên kết an ninh với Việt Nam ở Đông Nam Á :

"Người Nga cũng phải căng ra nhiều nơi để đối phó. Những quyền lợi coi là thiết thực của nước Nga ở Việt Nam hầu như là chỉ giữ một mức liên kết, liên minh ở mức độ nào đó chứ không bảo vệ Việt Nam như bảo vệ lợi ích của chính nước Nga. Họ tránh đụng độ trực tiếp, có thể trực tiếp nơi Nga giáp Trung Quốc thôi chứ không phải trên lãnh thổ Việt Nam".

Ngoài ra theo ông Hùng, sự việc Trung Quốc tấn công Garma có nguyên nhân từ trong nội bộ Việt Nam. Theo ông mặc dù có hiệp ước hữu nghị với Liên Xô, nhưng Việt Nam không thể chịu đựng nỗi sự cấm vận của cả thế giới, sự bao vây của Mỹ và Trung Quốc sau khi quân đội Việt Nam tràn vào Campuchia vào năm 1979, do đó Việt Nam phải phá thế bế tắc bằng cách bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc.

"Lúc đó ông Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam là ông Lê Đức Anh, thuộc cái phái chủ trương là nên bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc để cứu Đảng Cộng sản Việt Nam. Trung Quốc đã ngửi được dấu hiệu qui phục của Việt Nam đối với Trung Quốc, để dấn tiếp".

Trước trận Gạc Ma đến 9 năm, ngay sau khi Việt Nam tràn vào Campuchia vào tháng Giêng 1979, tháng Hai 1979 Trung Quốc đã phát động một cuộc chiến tranh biên giới, gọi là dạy Việt Nam một bài học.

Theo Tiến sĩ Đinh Hoàng Thắng, cuộc chiến tranh biên giới đẫm máu này cũng có nguồn cơn từ hiệp ước hữu nghị Việt Xô 1978.

"Mãi về sau này khi chúng ta đọc những tài liệu đã bạch hóa, nhất là những tài liệu của Trung Quốc, thì chúng ta hiểu rằng thực ra đấy (hiệp ước Việt Xô) là một tai họa cho Việt Nam. Trung Quốc cay cú hiệp ước đấy, và khi mà Trung Quốc tiến công Việt Nam năm 1979, thì lúc đầu người ta nghĩ đó là vì chuyện Campuchia, đó có thể là một nguyên nhân, nhưng quan trọng hơn là Trung Quốc muốn thách cái hiệp ước Việt Xô này, xem là tôi tấn công anh thì anh phản ứng gì ?".

Cuộc chiến tranh biên giới 1979 kéo dài một tháng gây ra tổn thất lớn cho cả hai bên, và liên tục sau đó là căng thẳng kéo dài đến hơn 10 năm sau giữa hai nước Việt Nam Trung Quốc.

Đứng giữa các cường quốc, Gạc Ma 1988 và Hoàng Sa 1974

Tiến sĩ Đinh Hoàng Thắng nói tiếp về trận Gạc Ma 14/3/1988, thời điểm mà hiệp ước hữu nghị Việt Xô vẫn còn hiệu lực :

"Chúng ta cũng thấy Liên Xô án binh bất động. Sự án binh bất động lần này so với lần Trung Quốc dạy cho Việt Nam bài học (1979) như thế nào, thì đến bây giờ nó vẫn là một điểm trắng trong lịch sử mà chúng ta vẫn cần phải tìm hiểu. Liên Xô có mặt ở cảng Cam Ranh, hạm đội 7 của Mỹ vẫn lởn vởn ở khu vực Thái Bình Dương. Cả hai đều không có hành động gì cả trong vụ Gạc Ma. Như vậy ở đây có thể nói là Trung Quốc đã bắt đúng thời điểm để hành động".

Tiến sĩ Đinh Hoàng Thắng giả định hai nguyên nhân mà theo đó lực lượng Liên Xô đã không can thiệp khi Trung Quốc đánh Gạc Ma, đó có thể là Liên Xô đã đánh hơi thấy một thỏa thuận lớn giữa Hà Nội và Bắc Kinh sắp tới. Điều thứ hai là lúc ấy Liên Xô gặp rất nhiều khó khăn.

Sự dính líu của người Mỹ ở Việt Nam trước năm 1975 được giới quan sát cho rằng đã chính thức kết thúc vào năm 1972, khi Tổng Thống Nixon và Chủ tịch Mao Trạch Đông cùng ra tuyên bố Thượng Hải, bình thường hóa quan hệ hai nước.

Tháng Giêng 1973 hiệp định Paris được ký kết, quân đội Mỹ rút ra khỏi miền Nam Việt Nam.

Tháng Giêng năm 1974 Trung Quốc tấn công quần đảo Hoàng Sa, phía Bắc Biển Đông lúc đó do quân đội Việt Nam Cộng Hòa trấn giữ, trong lúc lực lượng Mỹ vẫn còn hiện diện hùng hậu ở Biển Đông, và trên nguyên tắc Hoa Kỳ vẫn là một đồng minh của Việt Nam Cộng Hòa.

Hải quân Mỹ đã không can thiệp, và hơn nữa, theo hồi ức của Tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng, cố vấn của Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa lúc đó là ông Nguyễn Văn Thiệu, thì Mỹ đã gây sức ép không cho lực lượng Việt Nam Cộng Hòa phản công tái chiếm Hoàng Sa.

So sánh hai vụ Hoàng Sa 1974 và Garma 1988, ông Đặng Xương Hùng nói với chúng tôi :

"Một kinh nghiệp là khi câu chuyện không cam kết lợi ích cho họ thì khó có chuyện rằng người ta sẽ bảo vệ mình như bảo vệ chính người ta, mình phải đặt hoàn cảnh là bảo vệ nước Việt Nam như bảo vệ quyền lợi của chính họ".

Tiến sĩ Đinh Hoàng Thắng thì nói bài học rút ra từ sự kiện Gạc Ma là khi nội tình yếu kém thì liên minh không giúp gì được cho quốc gia. Khi kết thúc buổi nói chuyện với đài RFA về tận chiến Gạc Ma 1988, ông nói rằng :

"Điều này nói lên sự cam kết của các nước lớn đối với các nước nhỏ là rất bấp bênh, nó rất là bất định. Nếu như khi các nước lớn họ đã thỏa hiệp, họ móc ngoặc với nhau thì lợi ích của các nước nhỏ không bao giờ được tính đến cả. Lợi ích của các nước nhỏ thường bị các nước lớn đem ra trao đổi, theo kiểu thỏa thuận vô nguyên tắc của các nước lớn".

Theo Tiến sĩ Đinh Hoàng Thắng, Việt Nam hiện nay đã hiểu rõ vị trí của một quốc gia nhỏ như Việt Nam trên bàn cờ lớn của thế giới vì thế chính sách ngoại giao của Việt Nam đang đi theo một hướng cân bằng giữa các quốc gia lớn. Ông nói rằng chính sách đó không phải là sự đu dây mà là một nghệ thuật đưa ra những lợi ích để bảo vệ chính quốc gia mình.

Kính Hòa

Nguồn : RFA, 13/03/2018

Published in Diễn đàn