Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

dimanche, 14 mars 2021 17:55

Nước Mỹ sau một năm với Covid

Ngày 11/3/21 ghi dấu nước Mỹ và cả thế giới đã trải qua một năm co cụm sống với Covid-19, một loại siêu vi khuẩn xuất phát từ thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc bên Trung Quốc và lây lan ra khắp nơi trong năm 2020, gây khủng hoảng y tế toàn cầu vì chưa có thuốc chữa.

motnam2

Đường phố San Francisco vắng vẻ vào tháng 4/2020 (Ảnh : Bùi Văn Phú)

Ngày này năm ngoái Tổ chức Y tế Thế giới WHO công bố siêu vi khuẩn xuất hiện vào cuối năm 2019 là một đại dịch, lây nhanh ở nơi phát sinh và đang lan ra thế giới, nhiều nhất ở Ý, Hàn quốc và trên một trăm quốc gia đã có người nhiễm bệnh.

Chiều hôm đó Tổng thống Donald Trump ban hành lệnh cấm du khách vào Mỹ từ Châu Âu, ngoại trừ từ Anh quốc.

Khi WHO công bố đại dịch toàn cầu, nước Mỹ mới có hơn nghìn ca nhiễm và chừng ba chục người chết vì Covid. Điều quan ngại là tốc độ lây lan và người nhiễm bệnh có thể chết, nhất là người già và những người có bệnh nền.

motnam01

Trên cầu vào thành phố San Francisco tháng 3/2021 (Ảnh : Bùi Văn Phú)

Hơn tháng trước đó, ngày 27/1 nhật báo Washington Post chạy tin trang nhất về bệnh dịch mới: “Chinese virus infections and death toll spike” và đưa tin trên 50 triệu người dân ở Trung Quốc bị phong toả và có nhiều người đã chết vì dịch này. Bài báo cho biết CDC, cơ quan kiểm soát bệnh dịch của Hoa Kỳ, xác nhận 5 ca nhiễm tại Mỹ và cảnh báo có nguy cơ lây lan trong dân.

Ngày 31/1 Tổng thống Trump ban hành lệnh cấm du khách từ Trung Quốc vào Mỹ.

Tết Canh Tý rơi vào ngày 25/1/20. Truyền thông đưa tin Vũ Hán như thành phố ma, không bóng người qua lại khi tết về. Trong khi vùng Vịnh San Francisco vẫn có sinh hoạt lễ hội vui chơi đón tết, vẫn tụ họp xem tranh giải Super Bowl sôi nổi giữa đội nhà 49ers và đội Chiefs từ bang Missouri. Diễn hành mừng xuân của người Hoa vẫn tưng bừng trong tiếng pháo rền vang.

motnam03

Đại học Berkeley tháng 4/2020 không còn sinh viên vì tất cả trường ở California đóng cửa và chuyển qua học trực tuyến (Ảnh Bùi Văn Phú)

Một tháng sau Tết, vùng San Francisco mới thực sự dao động trước những tin tức về bệnh dịch lây lan nhanh và gây tử vong cho nhiều người ở các tiểu bang Washington, New York.

Ngày 9/3 du thuyền Grand Princess với hai nghìn du khách, có hai chục người bị nhiễm, được cho vào đậu ở một khu biệt lập tại bến cảng Oakland, California sau khi phải chạy lòng vòng ngoài khơi nhiều ngày.

Du khách được di tản, đưa đi cách li tại những căn cứ quân sự trên toàn nước Mỹ trước khi cho về lại với gia đình. Đó là biện pháp cách li triệt để nhất để phòng lây lan bệnh dịch trong nước Mỹ.

Nhưng sau đó các biện pháp phòng dịch trên nước Mỹ chỉ mang tính tự nguyện. Nhiều người xét nghiệm với kết quả dương tính, giới chức y tế cũng chỉ khuyến cáo về nhà tự cách li với người thân, không có các trung tâm cách li cho người bệnh.

motnam04

Khu thương xá Grand Century Mall ở San Jose trong một ngày tháng 4/2020 (Ảnh : Bùi Văn Phú)

Khi số người bị nhiễm nặng tăng lên và bệnh viện hết chỗ là lúc khủng hoảng y tế xảy ra tại nhiều nơi ở Hoa Kỳ, nặng nhất là New York.

Giữa tháng Ba 2020 California có 150 ca nhiễm và vài người chết. Vùng Vịnh San Francisco mới có vài chục ca và đã ban hành lệnh ở trong nhà – Shelter-in-Place. Trường học đóng cửa. Cơ sở thương mại, nhà hàng ăn, quán rượu, khu giải trí ngưng hoạt động. Giáo đường, đền thờ cũng cài then. Nói chung chỉ còn những siêu thị, cây xăng và ngân hàng mở cửa. Vùng vịnh San Francisco là khu vực đầu tiên ở Mỹ có lệnh cấm túc.

Ít ngày sau, lệnh đóng cửa được Thống đốc Gavin Newsom ban hành cho toàn tiểu bang. Các trường lên kế hoạch chuyển qua dạy trực tuyến cho đến hết niên học.

motnam05

Chích ngừa Covid đang được khai triển diện rộng trên toàn nước Mỹ (Ảnh : Bùi Văn Phú)

Một vài lần tôi lái xe chạy vòng vòng quan sát. Sáng thứ Hai đầu tuần mà xa lộ thật vắng cho tôi cảm giác lo âu như chưa bao giờ có. Chiều xuống, đường phố không còn chút sinh động, vắng lặng như thành phố ma.

Tương lai rồi sẽ ra sao. Có đủ nhu yếu phẩm trong những ngày tới. Bệnh dịch sẽ kéo dài bao lâu? Có hy vọng gì cho nắng ấm sẽ làm Covid biến đi như Tổng thống Trump nói ?

Động đất lớn năm 1989 rung chuyển cả vùng, làm sập xa lộ và một mảng cầu Bay Bridge. Biến cố 9/11 gây chấn động toàn nước Mỹ. Nhưng chưa lần nào nỗi lo lắng kéo dài như trong mùa dịch này. Bao giờ cuộc sống sẽ trở lại bình thường ?

Mùa hè đến trong nắng ấm và yên lặng. Cách li và phòng chống được nới lỏng. Hàng quán cho ngồi ăn bên ngoài. Nơi thờ phượng mở cửa cho cầu nguyện với số người giới hạn. Nhưng số ca nhiễm và người chết dường như không giảm. Mỗi ngày xem truyền hình hiện lên con số lây nhiễm, số ca tử vong toàn cầu và tại nước Mỹ mà lo.

Đợt bùng phát cuối năm của bệnh dịch mới kinh hoàng và tôi cảm nhận được là Covid đã đến gần. Người thân quen chết bên miền Đông, nhiều người gần gũi trong gia đình, trong cộng đồng vật vã với cơn bệnh nhiều ngày.

motnam06

Covid đã làm đảo lộn đời sống kinh tế và chính trị Hoa Kỳ. Xa lộ vắng bóng xe

Chỉ sau một năm Covid đã lây lan cho gần 30 triệu người Mỹ, với 530 nghìn tử vong. Covid đã làm đảo lộn đời sống kinh tế và chính trị Hoa Kỳ.

Tổng thống Trump vì Covid mà không còn được đa số dân tín nhiệm cho một nhiệm kỳ thứ hai. Nếu không có nó, chuyện tranh đua vào Bạch Ốc năm 2020 sẽ căn cứ vào thành tích phát triển kinh tế như mọi khi. Vì Covid mà sinh hoạt kinh tế đóng băng, cách tổ chức bầu cử thay đổi và gây tranh cãi với kết quả mà cho tới giờ Donald Trump cũng chưa chấp nhận thua cuộc.

Đến nay đã có tất cả 120 triệu người nhiễm bệnh và 2 triệu 700 nghìn tử vong trên toàn thế giới.

Nhiều người thắc mắc vì sao một cường quốc như Hoa Kỳ lại có số ca lây nhiễm và tử vong cao nhất thế giới.

Hai yếu tố đưa đến khủng hoảng y tế nguy hại nhất cho nước Mỹ trong năm qua là vì một nước dân chủ và Covid đã bị chính trị hoá.

Chính trị hóa vì Cộng hòa và Dân chủ ngay từ đầu đã có cách nhình khác nhau về phòng chống Covid. Tổng thống Donald Trump, đại diện cho phía Cộng hoà, xem thường nó nên không quyết tâm ngăn ngừa. Ông cho là bệnh dịch cũng như cúm hằng năm rồi sẽ mau chóng qua đi, nên không ra lệnh đóng cửa sinh hoạt kinh tế.

Các thống đốc tiểu bang, tùy theo là người đảng Cộng hòa hay Dân chủ cũng có các chính sách phòng chống khác nhau. Thống đốc Dân chủ như ở California, New York ban hành lệnh cấm túc, đóng cửa doanh nghiệp sớm hơn những nơi có thống đốc Cộng hòa như Texas, Florida.

Vì chế độ dân chủ, việc lãnh đạo có chính sách giới hạn sinh hoạt không được mọi người dân đồng tình. Ở California, khi có lệnh cấm tụ họp, đóng cửa cơ sở thương mại thì vẫn có người không tuân lệnh. Một nhà thờ trong khu vực San Jose vẫn mở, giáo dân vào hát, làm việc thờ phượng vì mục sư cho rằng lệnh cấm nhà thờ mở cửa là vi phạm tự do tôn giáo. Có chủ cơ sở thương mại không đóng cửa vì muốn tự do mưu sinh. Chính quyền địa phương phải đối phó, từ cảnh cáo, thu hồi môn bài, tới tranh tụng trước tòa án.

Vì thế đã có phong trào đòi bãi nhiệm Thống đốc Gavin Newsom và việc xin chữ ký đang được tiến hành. Đã có 2 triệu người ký tên, hơn số 1.5 triệu cần có để văn phòng bầu cử tiểu bang tổ chức bầu cử bãi nhiệm trong những tháng tới.

Trước khu Grand Century ở San Jose thường có một bàn lấy chữ ký bãi nhiệm vì có người Việt cho rằng Thống đốc Newsom không cho cơ sở thương mại mở cửa làm ăn, gây thiệt hại tài chính. Có người không tin vào cách Đảng Dân chủ đối phó với Covid khi xen vào cuộc sống của dân, giới hạn nhiều sinh hoạt.

Đến nay Tổng thống Joe Biden lên làm lãnh đạo đã gần hai tháng và tranh cãi về Covid vẫn làm chia rẽ nước Mỹ. Luật cứu trợ 1 nghìn 900 trăm tỉ đôla vừa được ban hành khi đem ra thảo luận tại hai viện quốc hội đã không được sự ủng hộ của bất cứ dân cử Cộng hòa nào. Vì Đảng Dân chủ đang nắm đa số cả hành pháp lẫn lập pháp nên luật được chấp thuận.

Covid đã làm rúng động chính trường Mỹ trong năm qua và còn tiếp tục ảnh hưởng đến đời sống kinh tế, chính trị Hoa Kỳ trong những năm tới.

Tổng thống Biden nhận những khủng hoảng cũng như thừa hưởng thành quả của nhiệm kỳ Tổng thống Trump.

Khủng hoảng là số ca lây nhiễm và tử vong của Hoa Kỳ cao nhất thết giới, còn thành quả là thuốc tiêm chủng đã có từ ba tháng qua. Việc tiêm chủng cho dân đang được khai triển trên diện rộng để đến đầu tháng 5 mọi người lớn nếu muốn chích ngừa đều có thuốc. Tổng thống Biden hy vọng đến Lễ Độc lập 4/7 thì gia đình, người thân có thể xum họp ăn mừng.

Sau nhiều tuần với thuốc chích, hiện đã có khoảng 10%, hơn 30 triệu dân Mỹ đã được tiêm chủng phòng ngừa Covid. Tổng thống Biden có kế hoạch đưa con số lên đến 100 triệu trong những tuần lễ tới.

Một số tiểu bang, hầu hết với thống đốc Cộng hoà, như Texas, Iowa, Mississippi, Oklahoma, Wyoming, Montana, North Dakota đã bãi bỏ các giới hạn liên quan đến Covid, kể cả việc đeo khẩu trang, dù giới chức y tế cảnh báo điều đó có thể làm tăng lây nhiễm và tử vong trở lại. Các tiểu bang West Virginia, South Carolina, Connecticut và Arkansas cũng nới lỏng nhiều giới hạn để thương mại hoạt động trở lại.

Riêng California đang theo chính sách bốn mầu, căn cứ vào số ca nhiễm và số người phải nhập viện. Mầu tím hạn chế nhiều sinh hoạt, mầu đỏ cho mở cửa sinh hoạt bên trong với số người giới hạn, mầu cam cho sinh hoạt bên trong với số người nhiều hơn và mầu vàng là khi đời sống sinh hoạt trở lại bình thường.

Các thành phố quanh vùng Vịnh San Francisco nhiều nơi lúc này vẫn còn trong mầu tím hay đỏ. Hy vọng cho mùa hè sắp đến, có nắng vàng rực rỡ.

Bùi Văn Phú

Nguồn : © 2021 Buivanphu, 14/03/2021

Published in Diễn đàn

Covid-19 : Số ca tử vong bùng phát, New York cầu cứu các bang khác (RFI, 05/04/2020)

Số người chết vì virus corona chủng mới tiếp tục tăng trên thế giới. Hãng tin Pháp AFP dẫn các số liệu thống kê tính đến 19 giờ ngày 04/04/2020, giờ thế giới, tổng số nạn nhân của Covid-19 là 63.437 người. Số người nhiễm là hơn một triệu người, trong đó Hoa Kỳ dẫn đầu với hơn 300.000 ca và hơn 8.000 ca tử vong trên toàn quốc. Tổng thống Donald Trump tuyên bố nước Mỹ đang bước vào một "giai đoạn kinh hoàng" với "những con số thật thê thảm". 

newyork1

Các lô hàng khẩu trang và thiết bị y tế đang được khẩn trương chuyển đến New York. Reuters - POOL New

Bang New York của Mỹ là bị tác động nặng nề nhất, hơn 630 người chết chỉ trong vòng 24 giờ, tính đến tối ngày hôm qua. Thống đốc bang kêu gọi sự trợ giúp từ các bang khác và sự tình nguyện của tất cả những người hoạt động trong ngành y tế.

Từ New York, thông tín viên đài RFI, Loubna Anaki tường thuật :

Từ phía bờ Tây mà tin tốt lành đến với ông Andrew Cuomo. Bang Oregon hứa gởi khẩn cấp 140 máy trợ thở cho New York. Andrew Cuomo nói :

"Trong cuộc chiến này chúng ta có cùng một mục tiêu. Đó là ngăn chận đà lây của virus corona. Bang Oregon biết là điều này cũng vì lợi ích của họ. Lửa đang tiến dần về phía họ, cần phải dập lửa trước khi chúng tràn sang nhà họ".

Cách nay vài ngày, thống đốc bang cho biết New York phải chạy đua với thời gian. Bang có nguy cơ rơi vào tình trạng không còn máy trợ thở ngay trong tuần này.

Cần thiết bị nhưng cũng cần cả nhân sự. Cho đến lúc này đã có 85.000 tình nguyện viên đáp lời kêu gọi. Họ là những bác sĩ, y tá, kỹ thuật viên đã về hưu hay đang hành nghề khác. Một phần tư trong số họ đến từ các bang khác như Ohio, Florida hay như Louisiana.

Hôm qua, thứ Bảy, 04/04, ông Andrew Cuomo, còn cho biết là ông sẽ cho phép các sinh viên sắp nhận bằng tốt nghiệp trong năm nay được bắt đầu hành nghề ngay từ bây giờ.

Và kể từ hôm qua, các báo động được gởi trực tiếp vào điện thoại di động của người dân bang New York, kêu gọi sự tình nguyện của những người trong ngành y tế. Sự đóng góp này sẽ được đền đáp, ông Andrew Cuomo nói rõ.

Minh Anh

***************

Trump viện dẫn Đạo luật sản xuất quốc phòng cấm xuất khẩu khẩu trang (VOA, 04/04/2020)

Tổng thng M Donald Trump ngày th Sáu kí lnh ch th cho chính quyn ca ông đình ch vic xut khu khu trang N-95 và các thiết b bo h cá nhân khác cn có trong cuc chiến chng li đi dch virus corona sang các nước khác.

newyork2

Tổng thng M Donald Trump tr li câu hi trong phòng hp báo, ngày 3/4/2020 Washington, DC.

Trong một tuyên b, ông Trump nói rng lnh ca ông theo Đo lut sản xuất quốc phòng "là mt bước na trong cuc chiến đang din tiến ca chúng ta nhm ngăn chn tình trng vơ vét, đi giá và trc li bng cách ngăn chn vic xut khu gây hi nhng thiết b bo h cá nhân hết sc cn thiết".

Khẩu trang N95 có tính năng bo v chng li virus corona cao hơn so vi khu trang phu thut thông thường. Các thống đc và các quan chc bnh vin trên khp nước M đã cnh báo v tình trng thiếu khu trang và các thiết b bo h khác cho nhng nhân viên y tế điu tr cho nhng người nhim Covid-19, căn bnh do virus corona gây ra.

Tổng thng Donald Trump trong tuần này vin dn Đo lut sản xuất quốc phòng có t thi Chiến tranh Triu Tiên đ buc mt công ty ca M chuyên sn xut khu trang N95 phi chuyn hàng tr v M và ngưng bán nước ngoài.

Công ty 3M cho biết h đang làm vic vi chính quyn Trump k từ cui tun trước và đã vn chuyn khu trang mà h sn xut nước ngoài v M, bao gm 10 triu khu trang N95 mà h sn xut Trung Quc.

quan Kim soát và Phòng nga Dch bnh Hoa Kỳ (CDC) ngày th Sáu báo cáo 239.279 trường hp nhim virus corona M, vi 5443 ca t vong. Trong nhng ngày gn đây, cơ quan này cũng đã bt đu khuyến cáo công chúng đeo khu trang đ ngăn chn s lây lan ca virus.

******************

Lực lượng y tế Mỹ thiếu đồ bảo hộ trong cuộc chiến Covid-19 (VOA, 04/04/2020)

Trong khi số ca nhim virus corona tiếp tc tăng mnh M, bác sĩ và y tá trên khp c nước đang đi diện vi s thiếu ht trm trng các thiết b bo h y tế cn có đ chăm sóc cho bnh nhân trong các bnh vin b quá ti.

newyork3

Nhân viên y tế ti Bnh Vin Mount Sinai t chc mt cuc biu tình đòi cung cp thiết b bo h cá nhân đ chăm sóc bnh nhân nhim virus corona (Covid-19), Thành ph New York, M, ngày 3 tháng 4, 2020.

Những thiết b bo h này - bao gm khu trang, găng tay và đ bo h toàn thân - trong nhng tun gn đây đã tr thành nhng mt hàng hiếm hoi M vì nhu cu quá ln so vi ngun cung ng. Nó đã tr thành mi lo ngi hàng đu không ch ca các nhân viên y đang trc chiến vi dch Covid-19 mà còn ca nhà chc trách các cp, t đa phương ti liên bang, trong n lc ngăn chn s lây lan.

Các bản tin đăng ti trên truyn thông M cho thy s thiếu ht trm trng nhng vt phm thiết yếu này khp c nước, đc bit là nhng dch như thành ph New York, trong khi các nhân viên y tế ngày càng lâm vào tình cnh bc bách vì ngun d tr đang cạn dn mà s lượng bnh nhân tăng lên tng ngày, thm chí tng gi.

Các bác sĩ ở khu vc New York nói h phi dùng li mt s đ bo h, thm chí phi quay sang nhng nhà cung cp ch đen.

Reuters dẫn li Bác sĩ Alexander Salerno phía bc bang New Jersey giáp New York kể rng ông phi thông qua mt "người môi gii" đ tr 17.000 đôla mua khu trang và các thiết b bo h khác mà l ra có giá khong 2.500 đôla và nhn hàng ti mt nhà kho b hoang.

"Họ không cho biết tên, ch cho s đin thoi đ nhn tin", ông Salerno nói. "Hai bên thỏa thun xong ri thì chuyn tin vào mt tài khon ngân hàng. H cho biết thi gian và đa ch đ ti nhn hàng".

Trong khi đó các y tá tại Bnh vin Mount Sinai nói h phi khóa trong t hoc giu khu trang N-95, khu trang phẫu thut và các vt phm khác d b ly trm nếu không ai trông chng.

"Khẩu trang biến mt", y tá Diana Torres nói, theo Reuters. "Chúng tôi giu tt c khu trang trước bàn trc ca y tá".

Tình trạng thiếu khu trang nghiêm trng cũng xy ra nhng nơi khác.

Một bác sĩ phòng cp cu bang Michigan, nơi đang tr thành mt tâm dch Covid-19 M, chia s trong mvideo  rằng ông ch đeo mt khu trang bng giy sut c ca trc và rng các bnh vin trong khu vc thành ph Detroit s sm không còn đ máy tr th. Video thu hút hơn 1 triu lượt xem trên mng xã hi Twitter.

Bác sĩ Hạnh Hoàng đang hành ngh thành ph Seattle ở bang Washington, cũng là mt đim nóng Covid-19 M, cho VOA biết trong mt tháng qua bà vn chưa th đt mua được khu trang t nhà cung cp thường l.

"Có lẽ tôi còn 20 cái thôi và đang dùng li", bà nói. "Chúng tôi s phi kh trùng khu trang N-95 và cứ tiếp tc dùng thôi".

Bà nói bà không rõ tình hình tại các bnh vin đa phương ra sao, nhưng bà cho hay mt y tá làm vic ti mt bnh vin đó k rng ông phi t mang theo khu trang và đ bo h vì bnh vin không có đ.

Nữ bác sĩ cho biết các phòng khám như ca bà gi ch khám được cho khong 50 phn trăm, hoc ít hơn, s lượng bnh nhân so vi trước khi dch bùng phát, trong khi chuyn sang tư vn qua đin thoi cho nhng người không thc s đến phòng khám. Đây là mt bin pháp va hn chế t tp đông người làm tăng nguy cơ lây nhim virus, va gim bt nhu cu s dng các thiết b bo h vn đang khan hiếm.

"Tôi không rõ liệu sp sa có s h tr gì hay không", bác sĩ Hnh nói thêm. "Đã có s h tr t cng đng đây. H đ ngh may và đem khẩu trang ti. Bnh vin b phơi nhim nhiu hơn vì vy nên dành khu trang cho bnh vin".

Đối mt vi s thiếu ht này, Tng thng Donald Trump đang s dng mt đo lut có t thi Chiến tranh Triu Tiên đ buc công ty 3M ca M chuyên sn xut khu trang N-95 phải chuyn hàng tr v M và ngưng bán nước ngoài.

Công ty 3M cho biết h đang làm vic vi chính quyn Trump k t cui tun trước và đã vn chuyn khu trang mà h sn xut nước ngoài v M, bao gm 10 triu khu trang N-95 mà h sn xuất ở Trung Quc.

quan Kim soát và Phòng nga Dch bnh Hoa Kỳ (CDC) ngày 3/4 báo cáo 239.279 trường hp nhim virus corona M, vi 5443 ca t vong. Trong nhng ngày gn đây, cơ quan này cũng đã bt đu khuyến cáo công chúng đeo khu trang đ ngăn chn sự lây lan ca virus.

******************

Tấn công mạng liên quan đến Covid-19 ngày càng tăng (RFA, 03/04/2020)

Các vụ tấn công mạng liên quan đến dịch bệnh viêm phổi cấp do coronavirus gây ra đang ngày càng tăng mạnh thời gian gần đây. Báo trong nước loan tin ngày 3/4.

newyork4

Ảnh minh họa. AFP

Theo đó, các chuyên gia an ninh mạng cảnh báo các vụ tấn công dạng lừa đảo (phishing) email, mạo danh là các cơ quan y tế, mời mua các sản phẩm giả mạo hoặc những lời kêu gọi từ thiện ảo đang gia tăng.

Cụ thể, trong báo cáo của Nhóm tư vấn Interisle nộp cho Cơ quan đăng ký mạng Internet toàn cầu ICANN, có ít nhất 100.000 tên miền mới được đăng ký có các từ khóa liên quan đến COVID, corona, và virus trong một tháng qua. Trong đó có nhiều trang được cho là độc hại.

Còn theo đơn vị cung cấp các dịch vụ an toàn kết nối Atlas VPN, từ tháng 1/2020 đến nay, số trang mạng dùng để lừa đảo đánh cắp các thông tin cá nhân tăng 350%, tức hơn 500.000 trang.

Với những diễn biến phức tạp về tình hình Covid-19 trên toàn cầu, những kẻ tấn công mạng có thể lừa đảo người dùng mạng bấm vào những mail hoặc đường link độc hại.

Công ty an ninh mạng Proofpoint cảnh báo tình trạng gia tăng đột biến những nội dung lừa đảo email. Trong đó có tới 80% các vụ tấn công mạng mà công ty này ngăn chặn có nội dung liên quan tới đại dịch Covid-19, đây là một tỷ lệ chưa từng có.

Trong khi đó, tại Mỹ, chỉ trong vài tuần qua, người tiêu dùng Mỹ đã mất khoảng 5 triệu đô la Mỹ, liên quan tới các hình thức lừa đảo thời dịch bệnh.

Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ đưa ra cảnh báo rằng nguy cơ lừa đảo có thế tiếp tục tăng, đặc biệt khi Quốc hội Mỹ chuẩn bị thông qua gói cứu trợ kinh tế trị giá 2.000 tỷ đô la Mỹ trong tuần này.

Published in Quốc tế