Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Tập Cận Bình trong bài diễn văn hôm 2/1/2019, tuyên bố việc Đài Loan độc lập sẽ dẫn đến "thảm họa". Tập cổ vũ cho sự "thống nhất" một cách hòa bình, nhưng đồng thời cảnh cáo không loại trừ việc sử dụng vũ lực để giành quyền kiểm soát Đài Loan.

xungdot1

Ảnh tư liệu về cuộc chiến Biên giới Việt - Trung.

Trong ngày 3/1, người phát ngôn Bộ ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng, đã trả lời báo chí một cách ngang ngược rằng, việc tàu Trung Quốc đâm tàu cá Việt Nam tại Biển Đông là hành động chấp pháp bình thường.

Đến ngày 4/1, Tập đã yêu cầu quân đội Trung Quốc chuẩn bị sẵn sàng cho chiến tranh, nói đất nước đang gặp phải những nguy cơ và thách thức chưa từng có, chỉ đạo này được đưa ra trong cuộc họp với các quan chức hàng đầu của Quân ủy Trung ương nước này.

Về phía Việt Nam, theo Reuters cho biết, một dự thảo đàm phán về COC cho thấy Hà Nội muốn cấm bất kỳ Khu vực nhận dạng phòng không mới nào trong khu vực. Việt Nam đang thúc đẩy làm rõ các quyền lợi hàng hải trong luật pháp quốc tế, ngăn chặn đề xuất của Trung Quốc về việc, cấm các cuộc tập trận quân sự ở Biển Đông với các nước bên ngoài trừ khi được các bên ký kết đồng ý. Hà Nội cũng phản đối đề xuất của Bắc Kinh nhằm hạn chế các thỏa thuận phát triển chung với Trung Quốc và các quốc gia thành viên ASEAN bằng cách loại trừ các công ty dầu khí nước ngoài. Điều này có thể khiến Trung Quốc gai mắt trong bối cảnh nước này tăng tốc quân sự hóa Biển Đông qua chuỗi đảo nhân tạo.

Trong khi đó, nền kinh tế của Trung Quốc đang gặp nhiều bất ổn, và cách thức mà chính quyền Bắc Kinh thường sử dụng là : xuất khẩu bất ổn ra bên ngoài bằng cách gây chiến tranh, xung đột lớn. Bản thân Việt Nam trong những ngày gần đây đã nhắc nhiều đến sự kiện chiến tranh Tây Nam, một cuộc chiến tranh bắt buộc (báo Nhân Dân) và một cuộc chiến thực hiện quyền tự vệ chính đáng. 

Câu hỏi đặt ra là, nếu Việt – Trung chiến tranh thì sẽ như thế nào ?

Việt Nam luôn cảnh giác với người láng giềng phía Bắc, cuộc chiến tranh Biên giới và cuộc chiến tranh Tây Nam luôn là một bài học kinh nghiệm hàng đầu của Việt Nam trong tìm kiếm thế chủ động trước chiến tranh. Trong một bài học được Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam cho VOV biết, ông Đại tướng Ngô Xuân Lịch đã tuyên bố : để đất nước không bị bất ngờ, chúng ta luôn đề cao cảnh giác, đánh giá đúng tình hình, kịp thời phát hiện âm mưu, thủ đoạn của địch và đề ra phương án ứng phó kịp thời, hiệu quả.

"Ở vị trí có ý nghĩa chiến lược trọng yếu cả về chính trị, quân sự, Việt Nam luôn là đối tượng nhòm ngó, xâm lược của các thế lực ngoại bang", ông Ngô Xuân Lịch khẳng định.

Tuy nhiên, nếu chiến tranh Việt – Trung xảy ra, thì sẽ thực sự rất phức tạp và có phần yếu thế về phía Hà Nội.

Với kinh nghiệm chiến tranh 30 năm, sự trừng phạt của Trung Quốc đối với Việt Nam bị vô hiệu. Lực lượng Trung Quốc rời đi với tổn thất nặng nề.

Thế nhưng, trong khi Trung Quốc nội địa hóa các loại máy bay, thì Việt Nam phần lớn dựa vào nguồn cung có sẵn từ Nga. Và bản thân dàn vũ khí mà Việt Nam sẽ sử dụng để chống lại Trung Quốc cũng nằm trong tay Quân đội Giải phóng Nhân dân. Tuy nhiên, ý nghĩa của việc làm tấn công và phòng thủ rất khác nhau. 

Theo The National Interest, thì Hà Nội có thể thực hiện quyền tự vệ qua chiến tranh bằng 5 thể loại vũ khí.

Đầu tiên là Su-27, máy bay chiến đấu hạng nặng do Liên Xô nghiên cứu, chế tạo, Su-27 bắt đầu về Việt Nam từ giữa những năm 1990, giữ vai trò quan trọng cho tới ngày nay. Su-27 có ở cả Trung Quốc lẫn Việt Nam, theo thông tin, Hà Nội có khoảng 12 chiếc với phiên bản khác nhau. Ngoài nhiệm vụ phòng không đối không, các máy bay này có thể tấn công các mục tiêu trên bộ và trên biển của Trung Quốc bằng các tên lửa hành trình tầm xa, chính xác. Kết hợp với mạng lưới phòng không tích hợp của Việt Nam, Su-27 (cũng như một số máy bay chiến đấu cũ hơn, như MiG-21), không chỉ dừng ở việc đe dọa đối với Trung Quốc, mà còn tạo thế đánh trả. 

Tiếp theo là tàu ngầm lớp Kilo, các nhà phân tích đồng ý rằng quân đội Trung Quốc vẫn chưa giải quyết được các vấn đề quan trọng nhất trong chiến tranh : chống tàu ngầm. Mặc dù Trung Quốc chắc chắn sẽ có lợi thế rất lớn về tàu ngầm trong những ngày đầu tiên của bất kỳ cuộc xung đột nào, hạm đội dưới biển của Trung Quốc được tối ưu hóa cho các cuộc tấn công chống lại tàu mặt nước, nhưng nó lại thiếu thốn kinh nghiệm với tàu ngầm của đối phương. Việt Nam hiện sở hữu 6 tàu ngầm lớp Kilo từ Nga (mệnh danh là Hố đen Đại dương vì máy tạo lực đẩy của tàu được cách ly với thân tàu bằng những thành phần cao su để tránh những rung động tạo ra âm thanh có thể nghe thấy bên ngoài tàu ; tàu có lớp phủ cao su để triệt tiêu các tiếng động từ bên trong thân tàu, điều phần lớn khiến cho tàu ngầm bị phát hiện) sẽ gây ra một vấn đề lớn cho Trung Quốc. Nhất là khi Kilo Việt Nam mang theo cả ngư lôi và tên lửa hành trình chống hạm có thể gây ra mối đe dọa lớn cho tàu chiến Trung Quốc và các cơ sở ngoài khơi của Trung Quốc.

Cần nhắc lại rằng, mặc dù Trung Quốc có thể cố gắng gây áp lực để Nga làm chậm việc chuyển giao tàu ngầm và đạn dược sang Việt Nam, nhưng Moscow khó có thể tuân thủ. Việt Nam sẽ trang bị một lực lượng tàu ngầm mạnh mẽ hơn trong vài năm tới, bao gồm các tàu chiến mới và lớn hơn trước nguy cơ Trung Quốc.

Thứ ba có thể nhắc đến là tên lửa hành trình siêu âm P-800 Onyx nằm trong hệ thống phòng thủ bờ biển K-300 Bastion với 4 xe tự hành K340P (mỗi xe chở 2 tên đạn tên lửa P-800). Mỗi hệ thống Bastion mang theo được 2 tên lửa P-800 Onyx, với khả năng đạt tốc độ 2.700 km/h và tầm bắn 300km (sai số mục tiêu từ 5 đến 15m). Như vậy, mỗi hệ thống có thể bảo vệ một khu vực đường bờ biển kéo dài 600km khỏi các hoạt động đổ bộ của đối phương.

Trong những thập kỷ qua, Trung Quốc đã phát triển một loạt các tên lửa hành trình đáng gờm như là một phần của hệ thống các hệ thống chống tiếp cận/chống xâm nhập (A2/AD) của họ. Giống như Trung Quốc, Việt Nam từ lâu đã theo đuổi nhiều hệ thống phóng tên lửa hành trình. Ngày nay, Việt Nam có thể phóng tên lửa hành trình từ máy bay, tàu mặt nước, tàu ngầm và các nền tảng trên bờ. Kết hợp lại, những tên lửa này có thể tấn công các tàu Trung Quốc từ nhiều phía, nhằm áp đảo các hệ thống phòng không trên tàu của quân đội Trung Quốc. Sự xuất hiện của K-300 Bastion tại các điểm chiến lược và được bảo vệ bởi mạng lưới phòng không, sẽ hạn chế nghiêm trọng bán kính hành động của quân đội Trung Quốc.

Cuối cùng là, tổ hợp tên lửa S-300, tên lửa đất đối không của Việt Nam có thể gây ra thiệt hại khủng khiếp cho phi công và máy bay Trung Quốc. Cần nhớ, Trung Quốc chưa bao giờ có kinh nghiệm thực sụ đối đầu với một hệ thống phòng không tích hợp và tinh vi. Việc Trung Quốc nếu tấn công Việt Nam buộc Bắc Kinh phải vô hiệu hóa hoặc tránh đối đầu với hệ thống phòng không của Việt Nam. Trong khi đó, Việt Nam sở hữu S-300 trong mạng lưới phòng không của mình. S-300 có thể theo dõi và tham gia hàng chục mục tiêu ở khoảng cách lên đến 75 dặm. Các hệ thống phòng thủ điểm bổ sung có thể tự bảo vệ S-300 khỏi bị tấn công. Cùng với các máy bay chiến đấu, S-300 sẽ gây khó khăn cho việc thực hiện chiến dịch không quân phối hợp chống lại Việt Nam.

Kết

Việt Nam không muốn một cuộc chiến toàn diện với Trung Quốc, rõ ràng là như vậy. Việt Nam không muốn đối đầu với Trung Quốc trong một cuộc chiến dựa trên khí tài quân sự, vì nó ngốn hết những thiết bị đắt tiền mà Hà Nội đã mua. Tuy nhiên, Việt Nam chưa bao giờ sợ hãi trước Trung Quốc. Bắc Kinh phải dè chừng Việt Nam, một nước đã cấu thành quân đội và khí tài một cách có hiệu quả nhằm ngăn chặn chủ nghĩa phiêu lưu của chủ nghĩa bá quyền Bắc Kinh. Và cũng bởi vì lòng yêu nước và sự tự tôn của người dân Việt hàng ngàn năm qua trước người hàng xóm phương Bắc là tiềm lực chiến tranh tốt cho mọi cuộc chiến, như lịch sử đã chứng minh. 

Hoa Nghi

Nguồn : VNTB, 06/01/2019

Published in Diễn đàn

Năm 2018 đang khép lại, và chúng ta có cơ hội được nhìn về vận hội của cả một dân tộc.

viet1

Một em bé nằm ngủ trên tấm chăn mỏng được trải xuống nền gạch trong đêm gió lạnh, mưa phùn tại Hà Nội vào những ngày cuối năm 2018. Ảnh : kienthuc.net.vn

Năm 2018, hai tiếng Việt Nam được hô vang trên trường quốc tế, và ba trong số đó là cuộc thi sắc đẹp.Năm 2018, hai tiếng Việt Nam được nhắc nhiều trên báo giới, trong đó gồm : bắt và kết án lãnh đạo tham nhũng ; bắt cóc tại Berlin ; trấn áp nhân quyền ; luật an ninh mạng ; và cuối cùng là 152 người bỏ trốn tại Đài Loan.

Nếu đứng vị trí của một nhà lãnh đạo đảng và nhà nước Việt Nam, những nhóm người đa phần ưa sự ổn định thì năm qua là một năm thành công. Tuy nhiên, đứng góc nhìn là một công dân ở một chính thể độc đảng, chứa đựng trong mình sự khao khát nhân quyền và mong muốn tiềm lực quốc gia được phân bổ trên cơ sở công bằng thì năm 2018 chứa chấp một nền tảng sơ khai của sự nghèo đói.

Không ai phủ nhận những gì mà những nhà lãnh đạo Cộng sản làm trong năm qua, rõ ràng – tốt hơn năm ngoái, trừ khoản thuế phí gia tăng. Nhưng ca tụng vẫn là sự dễ dãi đến lợm người, bởi năm ngoái có tồi tệ đến mấy thì cũng là do người Cộng sản làm ra. Tốt – xấu, bê bết hay vực dậy cũng đều do người Cộng sản. Thế nhưng, người Cộng sản trước sau như một luôn tìm cách biện minh cho sự lãnh đạo và quản lý quốc gia đầy tính trì trệ của mình.

2 năm nữa, chúng ta sẽ bước vào ĐH XVIII của Đcộng sản Việt Nam, nó thực ra không quá quan trọng, nhưng vì Điều 4 Hiến pháp, nên thành ra nhân sự và bầu cử đợt tới sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của quốc gia trong 5 năm tiếp theo. 

Ai đó nói rằng, chúng ta cần học cách chấp nhận nền dân chủ đầy thiếu sót vì lợi ích phát triển và ổn định. Ổn định là có, nhưng phát triển thì chưa. Nếu so với Malaysia, Singapore hay Trung Quốc, rõ ràng, người dân Việt Nam đã chấp nhận sự thiếu dân chủ nhưng họ đã không nhận lại được gì nhiều. Chúng ta rõ ràng thua thiệt, bởi gần ½ thế kỷ trôi qua, một số nền dân chủ hạn chế (thậm chí độc tài) thời kỳ đầu như Nhật Bản, Hàn Quốc đã vươn lên tầm thế giới, trong khi Việt Nam vẫn đang loay hoay trong cái ao làng Đông Nam Á. Và vĩnh viễn, sẽ không có giới hạn cho sự chấp nhận này. Nhưng chúng ta lại thấy một nước thiếu dân chủ như Zimbabwe, Venezuela,… Những nước khoác lên mình bộ áo "cánh tả" hay "chủ nghĩa xã hội" và kết cục là sự nghèo đói và bất ổn.

Dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, văn minh, công bằng chỉ là câu khẩu hiệu trong hội trường Quốc hội.

Chúng ta sẽ vĩnh viễn không thể phát triển, trong khi ổn định chỉ mang tính chất tạm thời (như Zimbabwe, Venezuela) cho đến lúc, bản thân đảng cầm quyền nhận ra đặc trưng của sự phát triển không phải là vun đắp quyền lực trong đảng, mà là giám sát quyền lực, phân chia quyền lực, và kỷ luật sắt trong nội bộ đảng. Không có sự phát triển cho một bộ máy quan liêu với tham nhũng, sân sau và chủ nghĩa thân hữu.

Thứ hai, Việt Nam sẽ không phát triển như cách Singapore, Malaysia, Hàn Quốc, Nhật Bản – những nước từng trải qua giai đoạn "cực kỳ độc tài". Lý do là bởi, 4 nước trên rất chú trọng đầu tư phát triển nguồn nhân lực - đặc biệt là giáo dục (cung cấp giáo dục phổ cập chất lượng cao và giáo dục đại học đẳng cấp thế giới được xem là mục tiêu cơ bản của các quốc gia này_. Hãy nhìn xem giáo dục Việt Nam trong những năm qua với hàng tá cuộc cải cách lớn nhỏ nhưng không hề hiệu quả, vô kỷ luật, thiếu công bằng và đầy sự lãng phí.

Việt Nam đang thừa sự độc tài, nhưng lại thiếu những dấu ấn quan trọng nhất để phát triển như các quốc gia Đông Á độc tài khác. Bởi chính lãnh đạo đảng chỉ hướng đến sự vun vén quyền lực như Venezuela, chứ không phải là Hàn Quốc với sự phân chia quyền lực.

Cấm tam quyền phân lập, cấm thể chế xã hội dân sự trở thành một dấu mốc đặc trưng biểu hiện cho tinh thần co cụm quyền lực đó.

Thứ ba, hãy nhìn 152 người bỏ trốn lại Đài Loan. Đó là mẫu số của sự bất ổn tiềm năng của xã hội Việt Nam, một xã hội thừa lạm phát và thuế phí nhưng thiếu điều kiện để sinh tồn cho người dân nghèo.

Ly hương là trạng thái của xã hội bất công. Bất công bởi họ được hưởng thụ một nền giáo dục, nhưng sau đó phải "bán mình" cho các công việc độc hại (mà công dân Đài Loan không muốn làm) tại xứ người. Bất công vì họ không hưởng thụ được những thành tựu về tăng trưởng kinh tế, nói đúng hơn, 152 người là con số bị bỏ rơi khỏi sự phát triển, bỏ rơi khỏi chính sách phát triển. Lợi ích tăng trưởng chưa được chia sẻ tốt cho người nghèo.

Hãy đặt câu hỏi, khi Chính phủ kêu gọi báo cáo về tình trạng 152 người trốn tại Đài Loan, Chính phủ có nhận biết tình trạng này đã kéo dài rất nhiều năm, và lần này nổi lên chỉ vì con số trốn đi quá lớn ? Vậy - chính phủ hiện tại đang làm gì ? Chính phủ có đặt mục tiêu gắn tốc độ tăng trưởng cao hơn cho người nghèo và tốc độ tăng trưởng thấp hơn cho người giàu ? Chính phủ có đề án gia tăng thu nhập lao động, thông qua gia tăng năng lực giáo dục của người nghèo ?.

Chính phủ sẽ khó trả lời điều đó khi trong năm 2018, nền giáo dục bê bết và đầy rẫy những chính sách tiêu cực, tùy tiện chi tiêu ngân sách và vô giá trị với việc "đào tạo" để tạo công ăn việc làm cho người lao động, đáp ứng nhu cầu xã hội. Từ việc cào bằng bằng chính quy với tại chức ; từ việc tiêu cực ở Hà Giang, Lạng Sơn không được giải quyết triệt để,… cho đến một ông Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo đạo văn nhưng lại tiếp tục là Chủ tịch Hội đồng Giáo sư Nhà nước nhiệm kỳ 2018-2023.

Chính phủ cũng chẳng thể trả lời khi BOT vẫn là quả bóng được đá qua lại bởi các cơ quan hữu quan, thuế phí vẫn tiếp tục theo xu hướng đẻ ra và kịch khung.

Câu chuyện giáo dục hay cách mà nhà nước "hút sức dân" nó không khác gì câu chuyện "ổn định chính trị" mà đảng và nhà nước Việt Nam bầu chữa cho sự yếu kém và trì trệ trong hàng thập niên qua. Trong khi lại loại bỏ thể chế xã hội dân sự và tam quyền phân lập ra khỏi sự phát triển, trong khi nó là nền tảng giúp tạo ra sự ổn định, phát triển và giảm đói nghèo. Chính vì vậy, năm 2018 khép lại với hai tiêu chí : nghèo đói và ổn định.

Hoa Nghi

Nguồn : VNTB, 31/12/2018

Published in Diễn đàn

"Việt Nam là một trong 5 quốc gia cộng sản còn lại trên thế giới, và có thể danh sách sẽ còn tiếp tục thu hẹp", một nhận định từ Jay Nordlinger, biên tập viên của Tạp chí quốc gia (*).

gioitre1

Giới trẻ Việt Nam ngày nay thù ghét độc đoán - Ảnh minh họa

Một chia sẻ ngắn nhưng nhiều dữ liệu, bởi Jay Nordlinger là một trong số những nhà báo quốc tế từng tiếp xúc với lãnh đạo cấp cao Việt Nam.

Ông viết, "tôi nghĩ về Việt Nam, về chiến tranh, nhưng chưa nghĩ về vùng đất này sau năm 1975". Có lẽ, Jay Nordlinger cũng như nhiều người nước ngoài khác, chỉ biết Việt Nam là vùng đất chiến tranh, và nhiều người nhầm tưởng hiện giờ vẫn như vậy, mặc dù bản thân cuộc chiến đó đã khép lại gần một nửa thế kỷ.

Jay Nordlinger hỏi Mai Khôi, một nữ ca sĩ bất đồng về cái gọi là vai trò của chiến tranh trong đời sống giới trẻ hiện giờ. Đáp lại, nữ ca sĩ này cho rằng, nó lờ mờ, nhưng hầu như - thế hệ của cô (U40) đều không nghĩ về chiến tranh. Và những gì có thể có ích (hoặc nghĩ một cách ích lợi nhất) là "sự thay đổi", Mai Khôi khẳng định với Jay Nordlinger : Chúng tôi không muốn sống dưới hệ thống này nữa.

Nhắc một chút về nữ ca sĩ này, cô là ca sĩ nhạc pop, một người yêu thích ông B. Obama và đảng Dân chủ Mỹ, cô có vẻ ảnh hưởng bởi khẩu hiệu tranh cử của vị cựu Tổng thống này - "Change we can believe in" (Chúng ta tin vào sự thay đổi), một khẩu hiệu lấy cảm hứng từ nhà đấu tranh nhân quyền người Mỹ Martin Luther King : Tôi xin hứa với các bạn - Tôi xin hứa - là tôi sẽ hành động.

gioitre2

Ca sĩ Mai Khôi, chống lại sự kiểm duyệt, chống lại sự áp đặt và quản lý cứng nhắc.

Mai Khôi, bằng cách nào đó đã "mạo hiểm mọi thứ để chống lại chế độ độc tài tại đất nước này", theo Jay Nordlinger. Có lẽ, ông nhận thấy điều này qua âm điệu và lời lẽ những bài hát của Khôi.

Và ngày càng có nhiều người trẻ tham gia vào con đường đó.

Trở lại với câu chuyện của Jay Nordlinger, ông cho biết, tiếp xúc với nhiều nhà bất đồng chính kiến, thì họ đều ghét sự cứng nhắc của chế độ chuyên chế, nhưng điều họ ghét nhất là sự độc đoán. Và sự thay đổi của chế độ độc tài, theo ông là "khó lường".

Mai Khôi, chống lại sự kiểm duyệt, chống lại sự áp đặt và quản lý cứng nhắc.

Và nhiều người trẻ cũng trở nên nổi loạn vì điều đó (quản lý cứng nhắc và áp đặt).

Jay Nordlinger nhắc lại câu chuyện vào năm 2007, khi ông là một phần của một nhóm nhỏ các nhà báo được gặp gỡ với Tân thủ tướng Việt Nam lúc bấy giờ, ông Nguyễn Tấn Dũng. Và ông Thủ tướng này được nhận định bởi Jay Nordlinger như sau :

gioitre3

Dũng mỉm cười - mỉm cười và mỉm cười. Tôi không biết làm thế nào ông ta có thể cười lâu như vậy, và rộng như vậy...

Dũng đã làm thủ tướng được 06 tháng, đã làm phó thủ tướng được khoảng 10 năm. Quan chức Diễn đàn Kinh tế Thế giới, người giới thiệu ông nói rằng, Dũng là nhà lãnh đạo đầu tiên được sinh ra sau cuộc cách mạng tháng Tám (1945). Dũng liên tục mỉm cười - mỉm cười và mỉm cười. Một màn trình diễn tuyệt vời.

Ông nói với chúng tôi rằng Việt Nam đã đi từ một nền kinh tế theo kế hoạch sang cơ chế thị trường. Có 8.000 dự án đầu tư nước ngoài tại đất nước của mình. Và, Việt Nam hạnh phúc khi được tham gia Tổ chức Thương mại Thế giới.

Tại một thời điểm, ông mô tả Việt Nam là một nhà nước log-cabin (nhà nước lắp ghép). Hiểu nôm na là một bang log-cabin, của người dân, bởi người dân, và vì người dân.

"Dũng mỉm cười - mỉm cười và mỉm cười. Tôi không biết làm thế nào ông ta có thể cười lâu như vậy, và rộng như vậy. Và sau khi anh ấy đã nói điều gì hoặc đưa ra quan điểm gì đó - ông ấy sẽ phát ra một tiếng thì thầm. Đó là một loại tiếng thì thầm khẳng định, nghe như tiếng mmh, mmh".

"Dũng nói về mối liên kết giữa các quốc gia trên thế giới, sự phụ thuộc lẫn nhau. Và sau khi nghe rất nhiều chủ nghĩa tự do cổ điển - ở Viện Doanh nghiệp Mỹ - tôi tự hỏi : Những yếu tố nào của Chủ nghĩa Cộng sản vẫn hấp dẫn giới cầm quyền Việt Nam ? Và những gì đã xảy ra đối với tự do tôn giáo và báo chí ?".

Jay Nordlinger đặt câu hỏi này đến ông Dũng, đáp lại, ông Dũng "cười", và có một "chút do dự". Ông Dũng nói rằng, "chúng tôi là một chính phủ xã hội chủ nghĩa, và chúng tôi tiếp tục theo đuổi mục tiêu của chủ nghĩa xã hội". 

Cái mục tiêu xã hội chủ nghĩa mà ông Dũng có phần do dự đó được mô tả qua khẩu hiệu : Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. 

Dũng nói như vậy với Jay Nordlinger, và rằng, "ở Việt Nam, đảng Cộng sản là đảng lãnh đạo đất nước, và chủ nghĩa xã hội là mục đích của chúng tôi. Đây là sự lựa chọn lịch sử của người dân Việt Nam. Chúng tôi đã chọn con đường này trên cơ sở tự nguyện".

Kết quả của cuộc nói chuyện, Jay Nordlinger cho biết, ông đã nói với Dũng rằng, "không còn nghi ngờ gì nữa, đối với Việt Nam, cũng như đối với nhiều quốc gia, đây là cả một thời gian thú vị và đầy hy vọng. Sự kìm kẹp và áp bức vẫn còn, nhưng nó lỏng lẻo hơn"..

Đó là những gì diễn ra trong nhiệm kỳ của Dũng, còn giờ đây, có vẻ Jay Nordlinger đã "vỡ mộng", khi ông thừa nhận rằng, trong hai năm qua, sự lỏng lẻo đã đã thắt chặt trở lại. Rất nhiều nhà phê bình chính phủ đã bị cầm tù, bao gồm cả các thành viên của Hội Anh em Dân chủ. Và ông "đặt tên cho một trong số tác phẩm của ông ngày hôm nay : Trương Minh Đức. 

Jay Nordlinger nhận định sâu cay rằng : "Việt Nam là một trong năm quốc gia Cộng sản còn lại trên thế giới, và danh sách có thể tiếp tục thu hẹp".

Một bài viết ngắn, với những cung bậc rất riêng của Jay Nordlinger, nhưng chừng đó cũng đủ thấy rằng, sự "khó lường" trong diễn biến chính trị của Việt Nam, sự ổn định và thống nhất dường như không tồn tại bền vững. Đó có thể là "tư duy nhiệm kỳ", và sự trồi sụt về nhân quyền ở Việt Nam đã cho thấy điều đó. Cam kết nhân quyền hay không cam kết không còn quá quan trọng, áp lực quốc tế hay không quốc tế cũng không còn quá quan trọng. Bởi có lẽ, quan trọng nhất là giới trẻ không còn thích sự áp đặt của hệ thống hiện thời, họ vẫn đang hành động.

Một lớp nhà hoạt động nhân quyền chìm lẫn nổi vẫn gia tăng, số tù nhân lương tâm chính trị bị bắt giam ngày một trẻ hóa. Điều không thể ngờ được cách đó vài thập niên.

Việt Nam sẽ phải thay đổi, bởi người trẻ, một quy luật tất yếu, và sự kiềm kẹp cũng sẽ tạo nội lực cho sự chuyển đổi này diễn ra chậm hơn, nhưng nó vẫn cứ… diễn ra như một quy luật tất yếu.

Thật vậy !

Hoa Nghi

Nguồn : VNTB, 26/12/2018

Chú thích :

(*) Tạp chí quốc gia (NR) là một tạp chí của Mỹ (thành lập vào năm 1955) tập trung vào các tin tức và bình luận liên quan đến vấn đề chính trị, xã hội và văn hóa. Kể từ khi thành lập, tạp chí đã đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của chủ nghĩa bảo thủ ở quốc gia này.

Published in Diễn đàn

Việt Nam vẫn duy trì chính sách "ba không" về ngoại giao quốc phòng : không tham gia các liên minh quân sự, không là đồng minh quân sự của bất kỳ nước nào, không cho bất cứ nước nào đặt căn cứ quân sự ở Việt Nam và không dựa vào nước này để chống nước kia.

Ngoại giao 3 không này xác lập trên cơ sở tôn trọng chủ quyền và quyền nội bộ của các nước.

ngoaigiao1

Đường lối ngoại giao được gọi bằng cái tên dân giả : đu dây.

Nhưng Việt Nam còn giới hạn các yếu tố liên quan đến Trung Quốc, nhằm duy trì tình trạng "hữu hảo" với quốc gia phương Bắc này. Và trong tiến trình đó, đường lối ngoại giao được một số quan điểm gọi bằng cái tên dân giả : đu dây.

"Đu dây" sẽ tìm kiếm sự cân bằng trong quan hệ giữa các bên, trong một trạng thái các quốc gia đa cực, yếu tố này phát huy tối đa công dụng. Nhưng khi thế giới trở nên đơn cực theo tình trạng xử lý các tranh chấp giữa quốc gia này với quốc gia kia theo hệ nhóm nước thì "đu dây" có thể dẫn đến tình trạng bị đánh mất cơ hội hợp tác.

Mới đây, The Diplomat đăng tải nội dung bài viết của tác giả Rajeswari Pillai Rajagopalan, người bày tỏ sự lo ngại trong mối quan hệ Ấn Độ với Việt Nam. Điều mà tác giả này nhấn mạnh là, liệu Ấn Độ có đang mong đợi quá nhiều từ quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam ?

Việt Nam, một trong những đối tác quốc tế gần gũi với Ấn Độ, thành phần nằm trong Chính sách Hành động Hướng đông của Ấn Độ. Tất nhiên, nhằm kiềm chế lại sự trỗi dậy đầy hung hăng của Trung Quốc. Thế nhưng, dù sự hội tụ chiến lược ngày càng tăng, nhưng mối quan hệ Việt - Ấn vẫn chứa đựng nhiều sự bất ổn. Nói một cách khác, tác giả lưu ý Ấn Độ cần xem xét những hạn chế mà Việt Nam phải đối mặt và giảm bớt những kỳ vọng từ Hà Nội.

Trong lịch sử, Ấn Độ ủng hộ cuộc chiến chống Mỹ, và vào giai đoạn Khmer đỏ, Ấn độ cũng hỗ trợ Việt Nam. Thậm chí, sự ủng hộ này diễn ra cả khi Trung Quốc tấn công vào năm 1979. Và nay, khi Biển Đông dậy sóng, Ấn Độ một lần nữa đứng cạnh Việt Nam.

Những chuyến thăm liên tục và thường xuyên giữa các nhà lãnh đạo quân sự hai nước lẫn lãnh đạo hai nhà nước là bằng chứng cho mối quan hệ ấm áp đó.

Ấn Độ cũng kỳ vọng thuyết phục được Việt Nam chấp nhận các thiết bị quân sự và huấn luyện quân sự cho các lực lượng vũ trang Việt Nam. New Delhi đã hy vọng rằng mối quan hệ quân sự này sẽ ngày càng sâu sắc hơn với việc bán các thiết bị như tên lửa đất đối không Akash. Hai nước thậm chí đã ký kết một quan hệ đối tác chiến lược, một trong số rất ít mối bang giao quốc tế mà Việt Nam coi trọng.

Thế nhưng, Việt Nam lại bị ảnh hưởng quá lớn từ Trung Quốc. Do đó, ngay cả khi Hà Nội tìm cách tăng cường năng lực bảo vệ chống lại Trung Quốc, thì Hà Nội cũng lo ngại về việc khiêu khích Trung Quốc.

Hà Nội lưỡng lự, một trạng thái rất khó để được các nước yên tâm đặt niềm tin và hy vọng trong hợp tác quân sự. Lưỡng lự liên quan đến sự lo ngại về một liên minh quân sự chống lại Trung Quốc (?). Chính vì vậy, cả khi Ấn Độ gia hạn khoản tín dụng trị giá 500 triệu USD để Việt Nam mua thiết bị quân sự từ Ấn, thì hầu như số tiền này vẫn chưa được sử dụng.

Việt Nam có phần tỏ ra miễn cưỡng đối với việc mua thiết bị quân sự từ Ấn. Do đó, quan hệ Việt - Ấn dù sâu sắc nhưng cũng hàm chứa sự lỏng lẻo bởi nhân tố : Trung Quốc.

Thế nên, tác giả Rajeswari Pillai Rajagopalan khuyến cáo rằng, New Delhi phải nhạy cảm hơn với các mối quan tâm của Việt Nam và không quá tham vọng về tiềm năng mối quan hệ với Hà Nội. Bởi những lo ngại về phản ứng tiêu cực từ Trung Quốc không chỉ giới hạn ở Ấn Độ và Việt Nam, mà là phổ biến ở hầu hết các quốc gia ở ngoại vi Trung Quốc.

Ấn Độ không phải là trường hợp đầu tiên mà Việt Nam lưỡng lự, tình trạng này áp dụng với ngay cả Mỹ.

Mới đây, chuyên gia quốc phòng Úc, ông Carlyle A. Thayer đưa tin rằng, Việt Nam đã lặng lẽ hủy bỏ 15 hoạt động giao lưu quốc phòng với Mỹ đã được lên kế hoạch cho năm 2019, bao gồm các trao đổi về lục quân, hải quân và không quân.

Sự thay đổi mang tính "đột ngột" này khiến nhiều bên tìm cách lý giải. Nhà bình luận chính trị Lê Hồng Hiệp ngay sau đó cho biết trên chuyên trang nghiencuuquocte rằng, dù cùng hướng kiềm chế Trung Quốc ở Biển Đông, nhưng sự tĩnh lặng Biển Đông cũng như tìm kiếm sự thỏa thuận ASEAN liên quan đến Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông trong 3 năm tới khiến Hà Nội dường như kéo mối quan hệ chiến lược với Mỹ chậm lại. Nói cách khác, "lý do chính khiến Việt Nam không muốn tăng cường hợp tác quốc phòng với Washington là vì sợ làm phật lòng Bắc Kinh" hoặc, "nếu Trung Quốc chấp nhận một lập trường mang tính thỏa hiệp hơn đối với tranh chấp Biển Đông, Hà Nội sẽ không sẵn sàng xích lại quá gần Hoa Kỳ"…

Cần nhớ rằng, Ấn – Mỹ là hai quốc gia có chính sách kiềm chế Trung Quốc, bảo vệ tự do hàng hải trực tiếp nhất tại Biển Đông và Việt Nam hưởng lợi từ điều đó. Chính sách 3 không của Việt Nam được vận dụng để dung hòa với mối quan hệ các nước lớn, nhưng có vẻ, Việt Nam đã quá sa đà vào sự "cân bằng" trong một trạng thái "không thể cân bằng". Và vì vậy, sự lưỡng lự của Việt Nam phải trả giá bằng sự nghi ngại từ các nước lớn.

Cơ hội và sự lựa chọn trong bảo vệ lợi ích quốc gia dường như sẽ không có chỗ cho sự lưỡng lự hoặc chọn lọc mang tính phòng hờ như thế. Bởi bản thân quan hệ quốc tế giờ đây không còn mang tính đa phương tuyệt đối, mà nó hợp thành những nhóm quốc gia cùng phân chia lợi ích với nhau. Nếu Việt Nam, với vị trí địa chính trị của mình vẫn trung thành vào cách "dung hòa" trên cơ sở "tránh phật lòng", thì đến một lúc, sự "thực tâm" trong quan hệ quốc tế sẽ không còn được các quốc gia lớn như Ấn – Mỹ đánh giá cao ở Việt Nam, và Hà Nội sẽ hoàn toàn thua thiệt trong tìm kiếm sự vận động và ủng hộ từ các cường quốc.

"Đu dây" giờ đây lộ rõ khuyết điểm lớn, phô bày trạng thái thiếu tin tưởng và không còn giá trị để bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ (!?). 

Hoa Nghi

Nguồn : VNTB, 16/12/2018

Published in Diễn đàn

Tối ngày 16/12, đội tuyển Việt Nam vô địch giải AFF cup 2018. Hàng triệu người xuống đường để vui với chiến thắng lần này. 

dibao1

"Đi bão" sau khi Việt Nam chiến thắng Malaysia và giành chức vô địch AFF cup sau 10 năm.

Chúc mừng sự nỗ lực của từng thành viên trong đội bóng, vinh quang dành cho các bạn. Nhưng bài viết này muốn chia sẻ một góc nhìn khác của bóng đá, một cái nhìn của một người khao khát nhân quyền.

Bóng đá, một mặt giúp Việt Nam giải tỏa cơn khát huy hoàng, mặt khác, giúp giải tỏa sự ức chế trong con người Việt qua trạng thái "đi bão". Bóng đá, cũng khiến cho nhiều người dân quên đi cái thua và kém của quốc gia, để có thể mơ tưởng nhiều hơn đến những ước vọng vô dịch khác. 

Việt Nam vô địch với những trận bão xuyên đêm thu hút hàng triệu người không khác gì xã hội La Mã cách đây 2118 năm về trước. Khi mà để chuyển sự chú ý của công chúng khỏi tham lam chính trị và tham nhũng - và đặc biệt, là khoảng cách gia tăng giữa người giàu và người nghèo. Julius Caesar đã tuyên bố : Hãy cho bọn chúng bánh mì và rạp xiếc. 

Bóng đá không giống như tượng đài, nó khiến con người thực sự quên đi cái đói và cái khát về cả vật chất lẫn tinh thần.

Mới đây, nhà báo Mai Quốc Ấn dẫn lại bài viết về nhà nhân chủng học người Brazil Roberto DaMatta trong đó ông giải thích rằng sự phổ biến của bóng đá thể hiện một khao khát tự nhiên về tính hợp pháp, bình đẳng, và tự do.

Và thực sự là như vậy. Việt Nam vô địch đem lại nhiều suy niệm về cái giá trị hào nhoáng đó. Bên trong một số đông không nhỏ mong ước có thể biến cả hệ chính trị Việt Nam trở thành một hệ bóng đá, nơi mà người dân có thể thuê lãnh đạo về để cải tạo mọi thứ và đem lại giá trị vô địch về kinh tế, nhân quyền, xã hội. Một bộ phận không nhỏ đó khát khao sự thay đổi và mong muốn sự thay đổi, bắt nguồn từ hiện thực đầy khốn nạn : tình trạng minh bạch xếp hạng 105 ; tự do báo chí hạng 175 ; môi trường hạng 123 ; GDP hạng 134 ; tiền mất giá hạng 2 ; và các tệ nạn khác,… 

Một bộ phận không nhỏ cần một sự vô địch mang tính cải cách thể chế, bền vững trong phát triển kinh tế - xã hội để sự vô địch đó không mang tính chớp nhoáng, mà được duy trì và trải rộng đến hàng thế hệ sau. Bởi lẽ, vô địch bóng đá cũng sớm qua đi, còn cơm áo gạo tiền luôn chực chờ tăng giá ; khoảng cách giàu nghèo đang tăng và sự hội nhập về chính trị - kinh tế đang chậm lại. Vô địch bóng đá có thể đến lần sau, nhưng bỏ lỡ đi đầu trong phát triển kinh tế - chính trị - xã hội tức bỏ lỡ cơ hội của hàng thế hệ, trên sự mất mát của tiềm lực quốc gia. 

Con thuyền 4.0 mà Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vẫn ngày ngày hô hào sẽ khó có thể vượt qua khỏi ao làng, nếu như nó dựa trên tư duy chính trị - kinh tế 0.4. Thế nhưng điều này không hề dễ dàng, bởi những đầu óc cổ lậu vẫn đang thao túng và đang tìm cách kiềm chặt sự phát triển trở lại. 

Mới đây, báo Quân đội Nhân dân đăng bài viết của tác giả Đào Xuân Dũng : Muốn phát triển kinh tế thị trường càng cần định hướng xã hội chủ nghĩa. 

Đây là quan điểm của tác giả, với sự lồng ghép giữa kinh tế thị trường và lý luận Mác-Lenin, và dài hơn 3.000 chữ. Nhưng tác giả sẽ không thể trả lời được câu hỏi, nếu không mâu thuẫn với những tiêu chí kinh tế thị trường hiện đại thì tại sao đến giờ EU và Mỹ vẫn chưa công nhận ? Và ngay cả phần viết cũng không chỉ rõ được nhóm tiêu chí của kinh tế thị trườngT hiện đại thì làm sao để có thể nói là mâu thuẫn hay không mâu thuẫn. Cái dở nhất của bài là trích dẫn quan điểm của ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng : Lựa chọn mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa không phải là sự gán ghép chủ quan giữa kinh tế thị trường và chủ nghĩa xã hội, mà là sự nắm bắt và vận dụng xu thế vận động khách quan của kinh tế thị trường trong thời đại ngày nay. Một quan điểm sáo rỗng và giáo điều ; một quan điểm đến từ sự nhận thức chủ quan què quặt mà bỏ qua giá trị khách quan đối sánh về kinh tế thị trường. 

Những bài viết thừa chữ nhưng thiếu căn cứ như vậy đầy rẫy trên các trang báo và được dán mác "bình luận, chính trị, xã luận". Và tác dụng duy nhất của nó lại chính là để tô hồng cho những lý luận đã không hợp thời, một sự gượng ép và thô cứng đáng kinh sợ. 

Giá như Đảng cộng sản Việt Nam không phải là lực lượng lãnh đạo tuyệt đối và toàn diện của nhà nước, hoặc giả như có là như thế - thì người đứng đầu phải là nhà kỹ trị - kinh tế, phải là nhà tư tưởng thực sự, một nhà lý luận sống động thực sự. Thế nhưng, đa phần các đời Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam lại là những nhà xây dựng Đảng cộng sản Việt Nam trên nền tảng ghi và chép. Những gì đã diễn ra hàng thập niên trước, thậm chí hàng thế kỷ trước tiếp tục được "chép và dán" vào đời sống chính trị, bất cần biết đúng hay sai, chỉ cần biết hồng hơn là chuyên. Và đáng ra, những người với tầm nhìn manh mún, giáo điều và cóp vá đó chỉ nên giữ vị trí thủ kho hoặc thủ thư, thay vì là nhà lãnh đạo. Bởi họ có tầm nhìn gì đâu mà lãnh đạo ? 

Một thời sao chép mô hình Liên Xô, từ luật pháp cho đến cấu trúc chính trị. Và giờ đây tiếp tục sao chép Trung Quốc, từ cấu trúc chính trị cho đến luật pháp, kinh tế. 

Thế nên, nền chính trị và kinh tế không có cơ hội bức phá. Cuộc cách mạng 4.0 được đặt trên con thuyền giấy 0.4, làm liên tục đến một bánh vẽ hơn là một sự thực tâm. 

Giấc mộng Việt Nam vô địch về hội nhập và phát triển vì thế ngày một xa vời, càng xa vời hơn trong những năm gần đây. 

Và người dân phải cắn răng mà khen, bởi chê thì đồng nghĩa với bạo lực, nhà tù.

"Đi bão", vừa là bánh mì, vừa là rạp xiếc thời hiện đại. Nhưng nó lại vừa là sự thể hiện khát vọng tự do không ngơi nghỉ của người Việt.

Hoa Nghi

Nguồn : VNTB, 17/12/2018

Published in Diễn đàn

Mỹ đã thông qua một Đạo luật nhằm từ chối thị thực cho các quan chức Trung Quốc.

Theo hãng tin FT, Đạo luật hạn chế du lịch tới Mỹ đối với các quan chức Trung Quốc được coi là có liên quan trong việc ngăn cản hoặc hạn chế những cá nhân hoặc phái đoàn nước ngoài đến Tây Tạng. Đây là bước đầu tiên nhắm vào giới tinh hoa Trung Quốc, liên quan đến chính sách nhân quyền.

taytang1

Các tu sĩ Phật giáo Tây Tạng bị đàn áp. Ảnh : Reuters.

Đạo luật này được đưa ra trong bối cảnh Quốc hội Mỹ thúc đẩy các biện pháp trừng phạt trực tiếp đối với các quan chức Trung Quốc chịu trách nhiệm về các trại cải huấn ở vùng biên giới Tân Cương, nơi có khoảng 1 triệu người Hồi giáo Trung Quốc thuộc dân tộc Duy Ngô Nhĩ bị giam giữ. Sự thúc đẩy này đã làm dấy lên lo ngại trong giới tinh hoa Trung Quốc rằng họ là mục tiêu tương tự như mục tiêu trong Đạo luật Magnitsky.

Khu tự trị Tây Tạng hiện là khu vực duy nhất ở Trung Quốc yêu cầu thị thực riêng cho du khách nước ngoài, cư dân nước ngoài, các nhà báo hoặc nhà ngoại giao. Những thị thực như vậy thường xuyên bị từ chối, bao gồm cả việc thăm viếng thủ đô Lhasa của Tây Tạng, trong nhiều tháng trong năm - tương ứng với những ngày kỷ niệm các cuộc biểu tình của Tây Tạng chống lại sự cai trị của Trung Quốc.

Giống như Trung Quốc, nhân quyền Việt Nam cũng được "quy hoạch" theo xu hướng : ký kết các điều ước quốc tế về nhân quyền nhưng không thực hiện ; tiến hành truy tố và tống giam những người thực hiện hành vi nhân quyền ; và ngăn trở những nhà quan sát nhân quyền quốc tế, những người giám sát độc lập.

Đạo luật Nhân quyền Magnitsky - một di sản của cựu Tổng thống Obama hiện vẫn đang được xem là nguồn chế tài duy nhất nhằm cải thiện nhân quyền Việt Nam, vì nó đánh trực tiếp vào quyền lợi của giới tinh hoa Việt Nam. Mặc dù còn nhiều ý kiến trái chiều về phạm vi và mức độ áp dụng, cũng như sự "ấm lên của quan hệ Việt – Mỹ", tuy nhiên, nhiều người trông đợi rằng, sau Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ và Nga, Đạo luật Magnitsky sẽ sớm áp dụng cho Việt Nam. Điều này càng trở thành một nhu cầu bức thiết trong bối cảnh, Hà Nội gia tăng việc bắt bớ liên quan đến thực hành nhân quyền trong thời gian gần đây, mà mới nhất là lệnh truy nã dành cho 02 người với tội danh "lật đổ chính quyền nhân dân".

Tuy nhiên để áp dụng được Luật Magnitsky vào Việt Nam, cần phải có một tác động đủ lớn đối với chính quyền Mỹ. Sở dĩ Tây Tạng nằm trong danh sách vì tồn tại các trại cải huấn đối với người Duy Ngô Nhĩ với số lượng lên đến 1 triệu người ; có báo cáo liên tục và sự vận động liên tục của chính phủ lưu vong Tây Tạng ở Mỹ kết hợp với 21 nhóm nhân quyền Tây Tạng, trong đó có cả Mạng lưới Tây Tạng Quốc tế, và tất nhiên là người đỡ đầu tinh thần Đức Đạt Lai Lạt Ma. Trong khi tại Việt Nam, con số này chỉ ở mức 0,1%, và sự vận động cho dự luật này chỉ mới được tổ chức BPSOS tiến hành là chính ; các yếu tố về tổ chức lẫn người đỡ đầu tinh thân như Tây Tạng đều không có, nghĩa là nó chưa thành một sự quy mô ngay trong nội tại cộng đồng người Việt ở Mỹ hay nhóm nghị viên bảo trợ nhân quyền Việt Nam ở các nước. Bản thân nhóm đấu tranh nhân quyền Việt Nam ở hải ngoại cũng chưa tin tưởng hoặc hiểu hết về tính chế tài của Magnitsky nên thiếu một sự quan tâm đúng mức đến nó, một trong số đó có thể kể đến nhà báo Mặc Lâm (RFA), người cho rằng, đạo luật này không tác động lớn.

Tuy nhiên, đạo luật lớn hay không là do cách mà người Việt vận động. Bởi nhân quyền Việt Nam chỉ sáng hơn khi mà hình thành sự tương tác giữa vi phạm trong nước với sự vận động nhân quyền dựa trên báo cáo ở bên ngoài một cách liên tục và có hệ thống. Do đó, dồn nội lực hỗ trợ BPSOS, hỗ trợ báo cáo xoay quanh BPSOS là phương cách không tồi lắm nhằm hiện thực hóa Magnitsky tại Việt Nam

Ngoài ra, một dự luật tương tự Magnitsky sẽ được cộng đồng EU biên soạn, mà bản thân người đứng đầu BPSOS – Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng cho rằng, nó sẽ tạo ra một tác động không nhỏ. Tất nhiên, để đảm bảo một đạo luật mang tính "trừng phạt hơn", thì vẫn cần một sự vận động liên tục và tích cực như đã nêu ở trên. Cụ thể hơn nữa là bản thân các hội đoàn dân sự độc lập trong nước và cộng đồng nhân quyền hải ngoại phải thống nhất về chương trình hành động chung, ít nhất là đảm bảo về một chương trình, để tránh hiện trạng mạnh ai nấy làm. Nhân quyền suy cho cùng là sự áp dụng mang tính ràng buộc trên sự thống nhất, còn đa dạng nhân quyền chỉ áp dụng tại một quốc gia dân chủ hơn là độc tài. 

Khó có thể nói trước điều gì cho nhân quyền Việt Nam sắp đến sẽ chuyển biến như thế nào, nhưng những gì đã và đang diễn ra với Trung Quốc nói chung và cộng đồng Tây Tạng nói riêng là cơ sở để tin rằng, nếu thực sự vận động theo đúng hướng chế tài, thì khả năng kiềm chế lạm dụng nhân quyền, gỡ bỏ "nhân quyền hình thức", hay đàn áp nhân quyền sẽ phần nào được giảm thiểu. 

Hoa Nghi

Nguồn : VNTB, 14/12/2018

Published in Diễn đàn

Một trận thắng thuyết phục của Việt Nam trước đối thủ Phillipines trong trận bán kết AFF cup diễn ra tại sân vận động quốc gia Mỹ Đình.

Đây là chiến thắng đáng nhớ, bởi trước đó, hầu như các trận bán kết diễn ra trên sân này đều chỉ hòa và thua.

Nhưng điều đáng chú ý hơn là trước ngày diễn ra trận đấu, Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) đã cho người di chuyển khoảng 40 quả bóng xích ở sân Mỹ Đình ra nơi khác, một cách để Việt Nam thắng theo cách rất… tâm linh.

xieng1

Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) đã cho người di chuyển khoảng 40 quả bóng xích ở sân Mỹ Đình ra nơi khác, một cách để Việt Nam thắng theo cách rất… tâm linh.

Điều càng đặc biệt hơn nữa, là những quả bóng xích là kết quả của quá trình chọn thầu không minh bạch vào hai thập niên trước, cái thời điểm mà chủ thầu đến từ Trung Quốc bỏ giá thầu cao hơn nhưng lại thắng.

Sau trận thắng nhiều người đặt câu hỏi là, có phải chính Trung Quốc đã ‘trấn yểm’ khiến cho nền bóng đá Việt Nam cứ mãi ngụp lặn trong ao bùn ? Cái giả thuyết này phần nào gỡ gạc cho sự tham nhũng và quan liêu bên trong bộ máy điều hành bóng đá Việt Nam, mà đại diện là VFF. Tuy nhiên, nó cũng gợi mở ra một giả thuyết thú vị về cái gọi là xiềng xích.

Nhà báo Phan Mai Lợi đăng tải trong group Góc nhìn báo chí – Công dân : Gỡ các quả bóng xiềng xích là có ngay chiến thắng. Thế mới hiểu vì sao cần chiến đấu cho tự do...

xieng2

Người Việt bị xiềng xích một cách vô hình về quyền tự do. Ảnh : minh họa

Một cách ám chỉ phá tan xiềng xích trong xã hội Việt Nam đương đại.

Xiềng xích là một cụm từ quan trọng của nền cách mạng Việt Nam, nhất là với những người cộng sản. Phá tan xiềng xích của thực dân tư bản, xiềng xích nô lệ để giải phóng dân tộc – những người cộng sản bằng khẩu hiệu này đã đổ vào cuộc chiến hàng vạn lớp thanh niên.

Nhưng giờ đây, khi hòa bình đã trôi qua 40 năm, nhiều người lại thấy một xiềng xích mới, xiềng xích của bạo tàn và dối trá. Chính xiềng xích này khiến cho xã hội dù được sơn phủ bởi lớp năng động là 'internet' cũng không giấu nỗi sự ì ạch bên trong.

Khác với Triều Tiên, Việt Nam đã đổi mới 20 năm qua, và internet len lỏi trong từng ngỏ ngách. Và cũng nhờ đó, xã hội Việt Nam không bị đông cứng như Triều Tiên, hay bị xếp lớp như xã hội Trung Quốc với bộ máy giám sát khổng lồ. Xã hội Việt Nam chuyển động, ngỏ ngách của xã hội bắt đầu được chú ý, và họ nhận ra, dối trá và bạo lực có ở mọi nơi.

Một trận cầu chiến thắng và ‘bão’ với sự hò hét, đua xe và những cái chết nằm lại tối ngày 6.12 và rạng 7.12 là hình tượng cho thấy, tính bạo lực và nổi điên trong mỗi con người. Nhưng khi ‘bão’ vì chiến thắng bóng đá, thì đồng thời sự dối trá lại hiện diện.

Dối trá về tự do.

Tự do của việc làm ‘loạn’ trong đêm chiến thắng thực ra là sự cởi bỏ dồn nén về việc ép chặt tự do trước đó.

Người Việt Nam chưa bao giờ có sự tự do đúng nghĩa hay thể hiện nó một cách đúng nghĩa. Sự dối trá và bạo lực ghìm chặt người Việt Nam trong một xã hội mà dòng chảy của quyền con người bị thắt cứng lại. Nếu đặt một cách hình tượng, thì quyền con người tại Việt Nam đã bị bạo lực và dối trá kết tội giảo hình.

Tác phẩm : ‘Đường về xiềng xích’ bởi Hilaire Belloc là tấm gương tương phản với 'Đường về nô lệ' của F. A. Hayek. Nhưng cả hai cũng ám chỉ một vấn đề : đó là sự tự do nhưng không tự do, mà là một biến thể của sự nô lệ tự do dưới bàn tay nhào nặn của nhà nước.

Người dân cứ xô bồ trong cái tự do mà nhà nước định nghĩa, nhưng không hiểu rằng, đó là sự tự do ràng buộc bởi xiềng xích, và họ chỉ có thua chứ không hề có thắng.

Xiềng xích ở Việt Nam khiến một nhóm dân Việt Nam trở nên mù quáng đến khó tin, họ từ chối sự minh bạch và tự do.

Cách đây không lâu, một nhóm thương binh và phụ nữ được chính quyền tỉnh Nghệ An triệu tập đội hình để tự do đấu tố một linh mục dưới mác 'lên án'.

Còn trên Facebook, sau chia sẻ của nhà báo Phan Mai Lợi, ông đã bị Facebooker Hong Quang xỉa xói : Bạn sang trung đông mà bắn nhau chiến đấu cho tự do

Hai nhóm người, dù khác nhau về độ tuổi, thậm chí là vị trí đứng trong xã hội, nhưng họ đều có điểm chung là từ chối sự tự do, và họ gián tiếp trở thành xiềng xích của dối trá, bạo lực và sự mê muội.

Một chiến thắng diễn ra chỉ bằng cách gỡ xiềng xích hữu hình, một dân tộc sẽ phát triển nếu gỡ bỏ xiềng xích vô hình. Nhưng điều này phải gia tốc, bởi sự ngu dốt và bạo lực đang ngự trị và thu hút đám đông mê muội, ngay cả với tầng lớp trung lưu.

Bà Phạm Đoan Trang trong bài phỏng vấn trên RFA đã không sai khi nhận định : Tầng lớp trung lưu Việt Nam không có khao khát dân chủ và tự do.

Nhưng cũng vì thế mà chúng ta cần chiến đấu cho tự do... Và tự do chưa bao giờ là miễn phí. Bao gồm cả việc gieo rắc sự tự do và nâng cao nhận thức của sự tự do bằng mạng xã hội Facebook.

Hoa Nghi

Nguồn : VNTB, 08/12/2018

Published in Diễn đàn

Sức nóng của chiến dịch đốt lò, một chiến dịch chưa từng có tiền lệ trong hệ thống chính trị Việt Nam, đụng chạm trực tiếp về mặt nhân sự cấp tướng thuộc Bộ Công an, và đưa Uỷ viên Bộ Chính trị - Bí thư thành uỷ Thành phố Hồ Chí Minh đang đương chức ra toà với án tù lên tới hơn 30 năm khiến dư luận choáng ngợp.

cuca1

Tổng bí thư - Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng phát biểu hôm 24/11 khi tiếp xúc cử tri tại Hà Nội.

Nhiều danh xưng dành cho người đứng đầu chiến dịch là ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng như : kẻ sĩ Bắc Hà, sĩ phu, người Cộng sản cuối cùng...

Những danh xưng hoa mỹ và có phần tôn quý này là thể hiện 1 thái độ ngưỡng vọng với người đốt lò, người bảo vệ các giá trị trong đảng và nuôi ý chí đưa Đảng cộng sản Việt Nam vực dậy.

Nhưng cuộc chiến đốt lò cũng tạo ra những mối liên kết đáng ngờ, dù có yếu tố thanh lọc được bộ máy và gạt bỏ các thành phần tham nhũng trong Đảng cộng sản Việt Nam, nhưng những chỉ dấu của các yếu tố, nhân tố liên quan đến chiến dịch đều hướng tới ông Nguyễn Tấn Dũng - cựu Thủ tướng và là người khiến ông Trọng bật khóc trong một ngày mà thế và lực của Chính phủ lấn át lãnh đạo Đảng cộng sản Việt Nam.

Trong một bài viết được đăng tải trên The Diplomat nhằm chỉ ra sự khác biệt giữa ông Nguyễn Phú Trọng và ông Tập Cận Bình, theo đó, mặc dù có hơi hướng giống nhau nhưng mục tiêu của ông Tập khác hẳn ông Trọng. Sự khác nhau đó thể hiện qua việc ông Bình tập trung phát triển quốc gia để làm gia tăng sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Trung Quốc, trong khi ông Trọng chủ trương đi từ tập trung vun vén quyền lục trong đảng và gia tăng sự cầm quyền của đảng trong các vấm đề nhà nước.

Sự hợp nhất hai chức danh được coi là tạm thời, nhưng đồng thời nó cũng báo hiệu sự lãnh đạo tuyệt đối của đảng trong nhà nước, như Điều 4 Hiến pháp quy định. Vấn đề là nó đi ngược với tinh thần cởi bỏ bớt bàn tay của Đảng trong các vấn đề thuộc quản trị quốc gia (đồng nghĩa gia tăng chính phủ kỹ trị). Sự gia tăng quyền lực của ông Nguyễn Phú Trọng được cho là làm hài lòng một số người, ít nhất là hệ quả về mặt kinh tế do ông Nguyễn Tấn Dũng để lại đã làm gia tăng số phiếu ủng hộ ông Trọng, và xuất hiện kỳ vọng ông Trọng sẽ có những bước đi tương xứng trong xác lập quyền quản trị quốc gia trên tinh thần luật lệ, cân bằng hoá giữa quyền lãnh đạo của Đảng cộng sản với sự đổi mới trong đảng và tổng thể quốc gia để vực dậy nền kinh tế đất nước, như cách ông "quyết liệt đốt lò" trong thời gian qua. Nhiều văn sĩ kỳ vọng ông Trọng sẽ mở hướng đi quốc gia, một Gorbachev thời hiện đại. Họ gọi ông Trọng là "cụ Cả" đầy tính kính trọng, nhưng lại quên rằng, ông Trọng là một giáo sư xây dựng đảng và có thâm niên trong một tờ báo cực kỳ giáo điều mang tên Tạp chí Cộng sản.

Khi ông Trọng tuyên bố rằng, Luật an ninh mạng ra đời nhằm bảo vệ chế độ, nhiều người từng bày tỏ niềm tin với ông bị sốc, nhưng họ vẫn bám víu vào sự thay đổi lớn nào đó khi ông Trọng nhậm chức Chủ tịch nước. Thế nhưng, trong vai trò Chủ tịch nước, một quyết định kỷ luật Giáo sư Chu Hảo ra đời, thậm chí, người đứng đầu Đảng và Nhà nước Việt Nam đã phê phán Giáo sư Chu Hảo (một người cổ vũ nhiệt thành cho đời sống dân quyền quốc gia) với một thái độ hết sức "nghiêm khắc".

"Về cơ bản là rất tốt rồi nhưng không phải không có những người cậy mình có chút công lao để sinh ra kiêu ngạo, muốn nói gì thì nói, phán gì thì phán, nói trái Điều lệ, nói trái Cương lĩnh".

Rõ ràng, đứng trên cương vị là Tổng bí thư, ông Trọng đã đúng khi phê phán Giáo sư Chu Hảo là "tự diễn biến, tự chuyển hóa", và nhấn mạnh đảng viên phải tuân theo điều lệ, cương lĩnh của đảng. Tuy nhiên, khi phê phán trên tinh thần hà khắc như vậy, ông Nguyễn Phú Trọng đồng thời cũng xác nhận tình trạng giáo điều trong đảng, tính thiếu đối diện liên quan đến sự hủ hóa và trì trệ trong đảng - tất cả khiến yếu tố hạn chế phê phán, phô bày những vấn đề trong đảng ra ngoài (mà ông Trọng sử dụng cụm từ hết sức tiêu cực là "tuyên truyền").

Với ông Trọng, sự tuân thủ cao hơn phản biện, bởi tuân thủ với ông là làm nên tính quyền lực áp đặt của đảng, ông không hiểu hoặc cố tình không hiểu rằng, cái quan điểm áp đặt từ trên xuống là nguyên nhân đẩy các Đảng cộng sản ở Đông Âu và Liên Xô vào tan rã, là yếu tố làm nên sự quan liêu của chính Đảng cộng sản. Và khi mà tình trạng ngứa ghẻ trong đảng đã đến thời kỳ lở loét, thay vì tìm cách công khai chữa trị, ông tìm cách bịt kín để vọng tưởng rằng, đảng của ông vẫn đang khoẻ mạnh, nhưng không biết rằng, đảng ông đang ngày càng nhiễm trùng nặng.

Nhưng tại sao ông Nguyễn Phú Trọng và những đồng chí của ông phải làm như vậy, chỉ có một câu giải thích duy nhất "e ngại hình dang Gorbachev". Gorbachev, người đã tìm cách cải tổ kinh tế để tránh khủng hoảng thông qua nhiều biện pháp, trong đó có cả gạt bỏ Đảng Cộng sản Liên Xô khỏi vai trò lãnh đạo đời sống kinh tế của đất nước.

Ông Nguyễn Phú Trọng chống lại tư duy dân chủ phương Tây trong đảng, thậm chí bất kỳ những yếu tố cải tổ nào trong đảng có thể làm suy giảm sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam đều sẽ bị ông gạt bỏ. Đó là vì sao ông tuyên bố thẳng thừng, "suy thoái mặt chính trị, suy thoái còn nguy hiểm hơn cả kinh tế". Hiểu ngược, phải giữ được ổn định chính trị bất chấp suy thoái hay khủng hoảng kinh tế. 

Rõ ràng, quan điểm nêu trên về "suy thoái" của ông Tổng bí thư, Chủ tịch nước phản ánh một ích kỷ đối với quốc gia này. Venezuela đang hiện diện tại Việt Nam, nơi mà tiền mất giá, dân bỏ trốn khỏi quốc gia, mùa Giáng sinh có thể đối diện với giá lạnh vì nhà máy lọc dầu quốc gia Petroleos de Venezuela SA đang hoạt động cầm chừng ; giấy vệ sinh đắt đỏ,... Còn Tổng thống Nicolás Maduro và đội ngũ quan chức vẫn sống xa hoa, những người cố thủ giữ ổn định chính trị bằng lực lượng vũ trang.

Trở lại với Việt Nam, các nhà trí thức sẽ phải làm gì trong bối cảnh này, im lặng hay sẽ lên tiếng về "cụ Cả" ?

Hoa Nghi

Nguồn : VNTB, 26/11/2018

Published in Diễn đàn

Đại biểu quốc hội tỷnh Bến Tre, Lưu Bình Nhưỡng đã lên tiếng chấm dứt mọi ồn ào liên quan đến phản ánh sự sai phạm trong ngành công an : Tôi sẽ chấp hành mọi quyết định của cấp có thẩm quyền. Đến lúc đó, tôi sẽ tiếp tục trả lời phỏng vấn các bạn.

Cấp thẩm quyền ở đây là Đảng đoàn Quốc hội. 

dbqh1

Nhiều người chỉ trích ông Lưu Bình Nhưỡng, cho rằng ông chỉ là một phép thử, và phép thử đó là nhằm... nhử mồi. Vì mục đích gì không biết, nhưng chắc chắn nó không hề tốt đẹp.

Tuy nhiên, những chỉ trích này là hơi quá đà và có phần phiến diện, bởi trong nội dung chia sẻ chính thức với báo giới, ông Lưu Bình Nhưỡng đã nhấn mạnh ông - với tư cách là một thành viên ở tổ Đảng và với tư cách là một đảng viên, ông theo đúng quy định của Điều lệ Đảng, các quy định của pháp luật, và nghiêm túc chấp hành các quy định của Đảng.

'Nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của Đảng', bởi nó gắn liền với sự nghiệp chính trị của ông Lưu Bình Nhưỡng, và là một người trưởng thành ngành Luật, từng giảng dạy về Luật tại trường Đại học Luật Hà Nội, ông hiểu hơn về yếu tố quyết định của điều lệ đảng, quy định của đảng đối với con đường công danh của ông.

Facebooker Trần Anh Tuấn bày tỏ bằng ngôn ngữ của nhà vật lý học Galileo, người đứng trước tòa án dị giáo đã tuyên bố rằng : Tôi nhìn nhận trái đất hình vuông dù sao trái đất vẫn quay. Ông Lưu Bình Nhưỡng, trong hoàn cảnh hiện nay cũng nên được cảm thông theo phương diện đó, bởi hoàn ông cũng không khác nhà khoa học trong xã hội đêm trường trung cổ đó là bao. 

Năm 2016, trong phiên họp Hội đồng bầu cử quốc gia vào sáng ngày 8/6, ông Nguyễn Hạnh Phúc, đại diện cho biết, có 496 người trúng cử Đại biểu quốc hội khóa XIV, trong đó chỉ 21 đại biểu trong số 496 đại biểu là người ngoài đảng (chiếm 4,2%), Quốc hội Khóa XIV có tỷ lệ đảng viên cao nhất từ trước đến nay. Phải đề cập thêm số liệu như vậy để hiểu hơn rằng, ông Lưu Bình Nhưỡng dù cố giành một chút quyền dân biểu như cách mà ông từng tuyên bố trên Facebook cá nhân, thì áp lực của hơn 96% đảng viên bao vây ông và khiến cho phần lệ thuộc đảng phải tạm khuất đầu cúi mặt.

Sự 'đầu hàng' nêu trên đã cho thấy nhiều vấn đề, một là tính chất đảng ủy công an và tiếng nói của giới công an trong hệ thống nghị trường Quốc hội là... bao trùm. Thứ hai, nó lột tả được nhiều vấn đề, trong đó, tiếng nói đại diện cho người dân dường như chưa bao giờ là trọng điểm của 1/2 vị đại biểu đang ngồi dự họp từ đó đến nay. Vì thế, nhà thơ Lưu Trọng Văn trong một chia sẻ về sự kiện này trên Facebook cá nhân đã bình một cách cay đắng : Gã tán đồng ông Nhưỡng với tư cách đảng viên phải tuân thủ kỷ cương và nguyên tắc của đảng của mình. Nhưng nếu chỉ tuân theo nguyên tắc đảng thì với tư cách đại biểu quốc hội đại diện cho dân của ông ở đâu ? Vì lợi ích của đảng, đảng bảo im. Ok ! Vì lợi ích của dân, dân bảo nói. Ok hay không Ok ?

Lợi ích của Đảng hay lợi ích của Dân, cũng chỉ là một sự lựa chọn. Và không có một sự lựa chọn 'kết hợp' nào ở đây, vì bản thân nếu anh đã hướng về Dân, thực hiện đúng quy trình Dân biểu, thì đồng thời tính đảng của anh sẽ sụp giảm. Và có khả năng, kỳ sau, anh sẽ rời khỏi Hội trường Quốc hội vì sự 'sa sút' tính Đảng đó. Câu hỏi trên của nhà thơ Lưu Trọng Văn vì thế trở nên rất khó cho những đại biểu quốc hội như ông Lưu Bình Nhưỡng, và những người có tâm thế giống như ông. 

Đại biểu quốc hội Lưu Bình Nhưỡng trong một động thái có vẻ có liên quan, đã bày tỏ về bài viết 'Phân tích sai lầm của giáo sư Chu Hảo' [báo Tiền Phong] trên Facebook cá nhân bằng cụm từ ngắn gọn 'thật đáng tiếc'. Một Facebooker khác lập tức phản hồi bên dưới, 'Đáng tiếc cho dân'. Tiếc cho dân, không phải vì bản thân Giáo sư Chu Hảo bị kỷ luật, mà cả vì chuyện Đại biểu quốc hội Lưu Bình Nhưỡng đã bị áp chế bởi yếu tố 'Đảng đoàn Đại biểu quốc hội'.

Trở thành một dân biểu thực ra là cực kỳ dễ dàng ở Việt Nam, nhất là xuất xứ từ những hạt giống đỏ, những chồi non được ươm mầm bởi chế độ, nhưng để làm rõ nét tính chất Dân biểu - tức làm tròn 'tư cách là người đại biểu hoạt động chuyên trách của Nhân dân, vì sự cẩn trọng và tôn trọng nguyên tắc pháp luật' không bao giờ dễ dàng. Và những người làm, kiên trì thực hành điều đó sẽ khó ngoi lên trong hệ thống chính trị hiện tại, khi mà chiếc mũ quy chụp 'suy thoái tư tưởng, hay tự diễn biến, tự chuyển hóa' dễ dàng đặt lên đầu bất kỳ ai chạm vào lĩnh vực mang tính chất nhạy cảm của chế độ. 

Nhà báo Lê Phú Khải trong một bài viết gần đây về Giáo sư Chu Hảo đã đặt câu hỏi 'Tại sao Chu Hảo', và người viết cũng đặt câu hỏi tương tự : Tại sao Lưu Bình Nhưỡng. Đặt không phải để giải thích hay diễn giải bản chất con người Đại biểu quốc hội này, mà đặt để tái khẳng định rằng, tính chất Đảng viên đã đẩy lùi tính Dân biểu của hàng trăm vị đại biểu quốc hội trong hàng thập niên qua. Chính vì thế, vai trò giám sát của Quốc hội trước các chủ trương lớn của đảng (vốn được coi là hệ quả của quyết tâm chính trị thuộc Bộ Chính trị) là vô cùng yếu kém, tính chất phản biện đúng vai trò rất mờ nhạt, và đất nước đã rơi vào nhiều cuộc khủng hoảng là vì thế.

Tại sao Lưu Bình Nhưỡng sẽ là một câu hỏi về tâm và tầm của một đại biểu quốc hội, chừng nào tâm và tầm còn phụ thuộc vào ý kiến chỉ đạo của đảng, chừng đó tâm và tầm cũng nằm trong vòng kim cô của đảng, và câu nói của ông Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước 'là người đảng viên phải đặt lợi ích quốc gia, dân tộc là tối thượng' thực ra cũng chỉ là câu nói vô thưởng vô phạt mà ông Lưu Bình Nhưỡng lỡ tin theo,... và đến giờ phải trả giá.

Hoa Nghi

Nguồn : VNTB, 13/11/2018 

Published in Diễn đàn
Trang 2 đến 2