Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Một cuộc đối thoại chính trị cấp cao quy mô lớn với hơn 200 lãnh đạo từ 120 đảng phái quốc tế về Bắc Kinh nhằm ca ngợi thành quả của Trung Quốc và sự lãnh đạo của Chủ tịch Tập Cận Bình nhưng lại chỉ là một sự kiện 'tốn nhiều tiền của' của người dân nước này, theo một nhà báo từ BBC Tiếng Trung.

Mục đích chính của ông Tập Cận Bình là muốn 'nâng cao vị thế', 'tạo nên sức ảnh hưởng lớn hơn' trên chính trường quốc tế của Trung Quốc, nhưng vẫn còn nhiều câu hỏi đầy tính thách thức đặt ra với cả ông Tập lẫn ban lãnh đạo của nước này, theo nhà báo Howard Zhang, Chủ biên BBC Tiếng Trung.

Trước câu hỏi của Bàn tròn thứ Năm hôm 07/12/2017 về đâu là mục đích chính của cuộc Đối thoại cao cấp về chính trị do ông Tập Cận Bình chủ trì với sự tham gia của nhiều đảng phái chính trị trên thế giới và liệu ông Tập Cận Bình có đạt được mục đích đó hay không, nhà báo Howard Zhang cho BBC Tiếng Việt hay :

tap1

Cuộc đối thoại chính trị cấp cao quy mô lớn với hơn 200 lãnh đạo từ 120 đảng phái quốc tế về Bắc Kinh từ ngày 30/11 đến 03/12/2017

"Từ những gì mà tôi nghe được sau khi nói chuyện với giới phân tích ở cả trong lẫn ngoài Trung Quốc, hơn một trăm đảng phái từ khắp nơi trên thế giới, trong đó có một số cựu thủ tướng, cựu tổng thống của nhiều nước khác nhau đã tới Trung Quốc, tham dự Hội nghị Đối thoại cấp cao giữa Đảng Cộng Sản Trung Quốc và các chính đảng trên thế giới tại Bắc Kinh.

"Chính phủ Trung Quốc đã chi rất nhiều tiền cho các khoản như vé máy bay, chi phí khách sạn và quà tặng cao cấp cho các đoàn đại biểu tham dự. Và tất cả chi phí chi tiêu rộng rãi này đều lấy từ nguồn thu thuế của người dân Trung Quốc.

"Mục đích chính của ông Tập ở đây là vì Trung Quốc chưa có tiếng nói mang tầm vóc quốc tế mà nước này nên có vào thời điểm này.

"Ví dụ như ở các cuộc họp của Liên hiệp Quốc thì Trung Quốc chỉ có thể đưa ra ý kiến và tiếng nói của nước này không có ảnh hưởng mấy, mặc dù Trung Quốc là một trong năm thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an và thường xuyên có những quan điểm bất đồng, bế tắc với Mỹ, thành viên mà tiếng nói có sức ảnh hưởng mạnh hơn.

"Ngay cả ở các diễn đàn liên quan đến Quỹ tiền tệ quốc tế, Ngân hàng Thế giới, Trung Quốc mặc dù là cường quốc kinh tế lớn thứ hai thế giới nhưng tiếng nói chưa có sức ảnh hưởng nhiều so với Mỹ, thành viên có quyền phủ quyết mạnh nhất trong các diễn đàn thế giới.

"Có thể diễn giải từ góc độ chính quyền của ông Tập thì đây là thời điểm thích hợp để Trung Quốc nâng cao vị thế, tao nên sức ảnh hưởng lớn hơn trên chính trường quốc tế bằng cách sử dụng đồng tiền của nước này để xây dựng và mở rộng mạng lưới ảnh hưởng trên thế giới".

Những câu hỏi lớn

tap2

Hội nghị các đảng phái thế giới tại Bắc Kinh : theo báo chí Trung Quốc, Chủ tịch Tập không muốn "xuất khẩu mô hình Trung Quốc" nhưng sẵn sàng để các nước đến học hỏi

Nhà báo Howard Zhang trong dịp này cũng lưu ý tới một diễn biến đáng lưu ý khác xảy ra đồng thời với cuộc Đối thoại cao cấp chính trị ở Bắc Kinh, ông cho hay :

"Đồng thời trong thời gian này, Trung Quốc cũng tổ chức một Hội nghị về Công nghệ và tương lai của Công nghệ với tất cả các công ty lớn hàng đầu về internet trên thế giới. Hội nghị Công nghệ này diễn ra gần Thượng Hải, và hai Hội nghị này diễn ra song song với nhau.

"Một bên là gặp gỡ các nhà lãnh đạo chính trị của thế giới, bên còn lại là đối thoại với các lãnh đạo của các tập đoàn công nghệ lớn như Apple, Google, Facebook và tất cả những nhân vật quan trọng của nền kinh tế mới của Trung Quốc như Doanh nhân Jack Ma và các ông trùm lớn của nền kinh tế Trung Quốc.

"Như vậy đây có thể được xem như một động thái thiết lập diễn đàn kinh tế chính trị tương lai cho Trung Quốc trên lãnh thổ và theo luật định của nước này.

"Nhưng liệu cuộc chạy đua về vị thế và sức ảnh hưởng quốc tế của Trung Quốc với cường quốc giữ vị thế và ảnh hưởng lớn hiện tại như Mỹ có thành công hay không vẫn còn là dấu hỏi lớn.

tap3

Các đảng phái tụ về ngợi ca Chủ tịch Tập Cận Bình và thành quả của Trung Quốc

"Nếu những dự đoán hiện tại của cộng đồng quốc tế chính xác thì chỉ trong năm hoặc 10 năm tới, thì đồng tiền của Trung Quốc sẽ mạnh nhất và sức mua tương đương của đồng tiền Trung Quốc lớn gấp đôi đồng tiền Mỹ. Một đất nước mà có tỷ giá hối đoái gấp đôi đồng đô-la Mỹ thì có sức mạnh và tiếng nói và đó là điều Trung Quốc đang đánh cược trong cuộc chạy đua này.

"Như cuộc trao đổi trước đây với một chương trình Bàn tròn thứ Năm, có thời điểm giá trị vốn hóa thị trường của WeChat vượt xa Facebook. Đó chỉ là một ví dụ.

"Nhưng một ngày nào đó có thể Alibaba sẽ lớn mạnh hơn Amazon. Nghĩa là các nhà đầu tư cần phải lựa chọn, nhất là trong lĩnh vực kinh doanh.

"Nếu Trung Quốc trở thành cường quốc kinh tế chính trong tương lai, thì liệu thế giới có lựa chọn Trung Quốc để đầu tư kinh doanh ? Đó cũng là một câu hỏi lớn được đặt ra".

Được biết trong Hội nghị đối thoại cấp cao lần đầu diễn ra từ 30/11 đến 3/12, với hơn 200 nhân vật chính trị, gồm cả các vị đương nhiệm và cựu lãnh đạo đã tới Bắc Kinh tham dự.

Đại biểu khách mời là đại diện của ban lãnh đạo đảng Việt Nam là ông Phan Đình Trạc, người được Bộ Chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam bổ nhiệm chức Trưởng Ban Nội chính trung ương hồi tháng 2/2016.

Trong số các khách châu Á khác còn có bà Aung San Suu Kyi, Cố vấn cao cấp của nhà nước kiêm Ngoại trưởng Myanmar, Thủ tướng Campuchia Hun Sen, bà Choo Mi-ae lãnh đạo đảng Dân chủ cầm quyền ở Nam Hàn.

Từ châu Âu, tới dự Đối thoại được cho là khá quy mô này còn có các lãnh đạo đảng phái chính trị đến từ Nga, Serbia và cựu thủ tướng Jean-Pierre Raffarin đến từ Pháp và nhiều chính khách, cựu lãnh đạo tổ chức chính trị khác tới từ nhiều nơi trên thế giới.

Quốc Phương thực hiện

Nguồn : BBC, 10/12/2017

Published in Diễn đàn

Các lãnh đạo của Việt Nam muốn phát triển một thị trường điện tử bản xứ, biện pháp bảo vệ này có thể giúp thúc đẩy một vài khía cạnh của nền kinh tế số nội địa hóa, nhưng nó cũng sẽ làm hạn chế quyền tự do ngôn luận của người dân và cuộc chơi này sẽ mang lại cả lợi ích và hạn chế.

hoc1

Việt Nam là quốc gia có tốc độ phát triển người sử dụng mạng Internet và đi thoại di động vào loại nhanh nhất ở Đông Nam Á và khu vực.

Đó là quan điểm của nhà báo Howard Zhang, chủ biên BBC tiếng Trung trong một trao đổi với BBC Tiếng Việt về chủ đề quản lý, kiểm soát an ninh mạng qua kinh nghiệm của Trung Quốc, mà dưới đây là toàn văn mời quí theo dõi :

Quốc Phương : Những điều gì mà Việt Nam nên và không nên học từ chính sách kiểm soát an ninh mạng Internet của chính phủ Trung Quốc, đặc biệt liên quan đến kiểm soát mạng và mạng xã hội ?

hoc2

Nhà báo Howard Zhang, chủ biên BBC Tiếng Trung

Howard Zhang : Theo tôi việc này tùy thuộc vào góc nhìn của mỗi bên. Theo quan điểm của chính phủ, có thể họ sẽ muốn học hỏi càng nhiều càng tốt. Tính đến thời điểm hiện tại, việc kiểm soát mạng ở Trung Quốc đang được thực hiện hiệu quả.

Và theo lời một cựu quan chức Trung Quốc gần đây, việc chặn hay đóng các server (máy chủ) mạng xã hội ở nước ngoài là không thể. Nhưng là một quốc gia độc lập, Trung Quốc có quyền mời những công ty mà chúng tôi muốn vào nước mình.

Đó chính là tâm lý của chính phủ Trung Quốc. Họ làm việc đó với mục đích bảo vệ chủ quyền mạng của nước mình. Vì vậy, nếu chính phủ Việt Nam muốn kiểm soát đầu vào của mạng xã hội, đây có thể cho là một phương pháp hiệu quả.

Cuộc chơi gồm cả lợi ích và hạn chế

Nhưng từ góc nhìn của người dân, việc này chắc chắn là không thích hợp vì, như anh đã biết, người Trung Quốc không được thoải mái dùng Facebook. Họ phải làm thao tác thay đổi IP và dùng server (máy chủ) nước ngoài.

Tất nhiên cùng lúc đó ở Trung Quốc cũng giới thiệu những thương hiệu nội địa. Ví dụ đối thủ của Facebook ở Trung Quốc là WeChat, đối thủ của Twitter là Weibo, đối thủ của YouTube là Youku.

Với tất cả các thương hiệu quốc tế, Trung Quốc đều có một thương hiệu cạnh tranh nội địa. Một mặt nào đó, việc này giúp thúc đẩy nền kinh tế điện tử của quốc gia. Nhưng nó sẽ không tạo sự tiện lợi cho những người dùng mạng.

Nhìn chung, theo tôi nếu các lãnh đạo Việt Nam muốn phát triển thị trường điện tử bản xứ, một số đặc điểm của biện pháp bảo vệ này có thể giúp thúc đẩy một vài khía cạnh của nền kinh tế 'số' nội địa, nhưng nó cũng sẽ làm hạn chế quyền tự do ngôn luận của người dân. Cuộc chơi này sẽ mang lại cả lợi ích và hạn chế.

Việt Nam có thể hưởng lợi gì ?

Quốc Phương : Việt Nam có thể hưởng lợi gì nếu mở cửa đầu tư cho những nhà khổng lồ về thương mại và dịch vụ điện tử của Trung Quốc ?

hoc3

Nhà báo Quốc Phương, chủ biên Bàn tròn thứ Năm BBC tiếng Việt

Howard Zhang : Đầu tiên, trong vòng 15 năm trở lại đây, các doanh nghiệp điện tử này này của Trung Quốc đã xây dựng được nguồn vốn và quy mô lớn.

Vài ngày trước, vừa có thông tin là giá trị cổ phần của công ty Tencent trong một ngày đã vượt qua Facebook với con số 500 tỷ USD. Với nguồn vốn như vậy, họ có thể dễ dàng tiếp cận những thị trường lân cận như Việt Nam với một công ty thành viên.

Ngoài ra, Trung Quốc và Việt Nam có rất nhiều điểm chung về văn hóa như giá trị gia đình, cơ cấu tổ chức xã hội, quan hệ giữa nhà nước và người dân... Nếu các công ty Trung Quốc có thể hoạt động trong môi trường tương tự như thị trường của họ, sẽ rất dễ dàng để áp dụng và chuyển giao những công nghệ sẵn có so với các công ty có xuất xứ từ phương Tây.

Đó là các lợi thế. Còn điểm hạn chế là các doanh nghiệp lớn của Trung Quốc hầu như có sự hậu thuẫn của nhà nước, thậm chí nhà nước chiếm cổ phần lớn, đầu tư vào các công ty này bằng nhiều cách. Vì vậy họ có quyền chỉ đạo những gì công ty được hay không được làm.

Mô hình này khác với kinh doanh ở phương Tây ở chỗ mặc dù người tiêu dùng vẫn có tiếng nói tự do, nhưng các giới hạn nhà nước đặt ra vẫn còn tồn tại.

Quốc Phương thực hiện

Nguồn : BBC, 02/12/2017

Published in Diễn đàn