Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

02/12/2017

Kiểm soát mạng : Việt Nam học Trung Quốc được không ?

Howard Zhang

Các lãnh đạo của Việt Nam muốn phát triển một thị trường điện tử bản xứ, biện pháp bảo vệ này có thể giúp thúc đẩy một vài khía cạnh của nền kinh tế số nội địa hóa, nhưng nó cũng sẽ làm hạn chế quyền tự do ngôn luận của người dân và cuộc chơi này sẽ mang lại cả lợi ích và hạn chế.

hoc1

Việt Nam là quốc gia có tốc độ phát triển người sử dụng mạng Internet và đi thoại di động vào loại nhanh nhất ở Đông Nam Á và khu vực.

Đó là quan điểm của nhà báo Howard Zhang, chủ biên BBC tiếng Trung trong một trao đổi với BBC Tiếng Việt về chủ đề quản lý, kiểm soát an ninh mạng qua kinh nghiệm của Trung Quốc, mà dưới đây là toàn văn mời quí theo dõi :

Quốc Phương : Những điều gì mà Việt Nam nên và không nên học từ chính sách kiểm soát an ninh mạng Internet của chính phủ Trung Quốc, đặc biệt liên quan đến kiểm soát mạng và mạng xã hội ?

hoc2

Nhà báo Howard Zhang, chủ biên BBC Tiếng Trung

Howard Zhang : Theo tôi việc này tùy thuộc vào góc nhìn của mỗi bên. Theo quan điểm của chính phủ, có thể họ sẽ muốn học hỏi càng nhiều càng tốt. Tính đến thời điểm hiện tại, việc kiểm soát mạng ở Trung Quốc đang được thực hiện hiệu quả.

Và theo lời một cựu quan chức Trung Quốc gần đây, việc chặn hay đóng các server (máy chủ) mạng xã hội ở nước ngoài là không thể. Nhưng là một quốc gia độc lập, Trung Quốc có quyền mời những công ty mà chúng tôi muốn vào nước mình.

Đó chính là tâm lý của chính phủ Trung Quốc. Họ làm việc đó với mục đích bảo vệ chủ quyền mạng của nước mình. Vì vậy, nếu chính phủ Việt Nam muốn kiểm soát đầu vào của mạng xã hội, đây có thể cho là một phương pháp hiệu quả.

Cuộc chơi gồm cả lợi ích và hạn chế

Nhưng từ góc nhìn của người dân, việc này chắc chắn là không thích hợp vì, như anh đã biết, người Trung Quốc không được thoải mái dùng Facebook. Họ phải làm thao tác thay đổi IP và dùng server (máy chủ) nước ngoài.

Tất nhiên cùng lúc đó ở Trung Quốc cũng giới thiệu những thương hiệu nội địa. Ví dụ đối thủ của Facebook ở Trung Quốc là WeChat, đối thủ của Twitter là Weibo, đối thủ của YouTube là Youku.

Với tất cả các thương hiệu quốc tế, Trung Quốc đều có một thương hiệu cạnh tranh nội địa. Một mặt nào đó, việc này giúp thúc đẩy nền kinh tế điện tử của quốc gia. Nhưng nó sẽ không tạo sự tiện lợi cho những người dùng mạng.

Nhìn chung, theo tôi nếu các lãnh đạo Việt Nam muốn phát triển thị trường điện tử bản xứ, một số đặc điểm của biện pháp bảo vệ này có thể giúp thúc đẩy một vài khía cạnh của nền kinh tế 'số' nội địa, nhưng nó cũng sẽ làm hạn chế quyền tự do ngôn luận của người dân. Cuộc chơi này sẽ mang lại cả lợi ích và hạn chế.

Việt Nam có thể hưởng lợi gì ?

Quốc Phương : Việt Nam có thể hưởng lợi gì nếu mở cửa đầu tư cho những nhà khổng lồ về thương mại và dịch vụ điện tử của Trung Quốc ?

hoc3

Nhà báo Quốc Phương, chủ biên Bàn tròn thứ Năm BBC tiếng Việt

Howard Zhang : Đầu tiên, trong vòng 15 năm trở lại đây, các doanh nghiệp điện tử này này của Trung Quốc đã xây dựng được nguồn vốn và quy mô lớn.

Vài ngày trước, vừa có thông tin là giá trị cổ phần của công ty Tencent trong một ngày đã vượt qua Facebook với con số 500 tỷ USD. Với nguồn vốn như vậy, họ có thể dễ dàng tiếp cận những thị trường lân cận như Việt Nam với một công ty thành viên.

Ngoài ra, Trung Quốc và Việt Nam có rất nhiều điểm chung về văn hóa như giá trị gia đình, cơ cấu tổ chức xã hội, quan hệ giữa nhà nước và người dân... Nếu các công ty Trung Quốc có thể hoạt động trong môi trường tương tự như thị trường của họ, sẽ rất dễ dàng để áp dụng và chuyển giao những công nghệ sẵn có so với các công ty có xuất xứ từ phương Tây.

Đó là các lợi thế. Còn điểm hạn chế là các doanh nghiệp lớn của Trung Quốc hầu như có sự hậu thuẫn của nhà nước, thậm chí nhà nước chiếm cổ phần lớn, đầu tư vào các công ty này bằng nhiều cách. Vì vậy họ có quyền chỉ đạo những gì công ty được hay không được làm.

Mô hình này khác với kinh doanh ở phương Tây ở chỗ mặc dù người tiêu dùng vẫn có tiếng nói tự do, nhưng các giới hạn nhà nước đặt ra vẫn còn tồn tại.

Quốc Phương thực hiện

Nguồn : BBC, 02/12/2017

Quay lại trang chủ
Read 617 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)