Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

dimanche, 01 décembre 2019 17:36

Sách Trắng quốc phòng 2019 có gì mới ?

Việt Nam có đủ thực lực để thực hiện được chính sách quốc phòng "3 không" ?

Hoàng Hoa, Sputnik, 28/11/2019

Hôm 25/11, tại Hà Nội, Việt Nam công bố Sách Trắng quốc phòng 2019, công khai đường lối chính sách quân sự với toàn thế giới. thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh nhấn mạnh, Việt Nam tôn trọng sự hợp tác, cạnh tranh của các nước nhưng sẽ đấu tranh bảo vệ lợi ích của mình.

quocphong1

Thượng tướng Nguyễn Vịnh, thứ trưởng Bộ Quốc phòng giới thiệu nội dung Sách Trắng quốc phòng và cuốn Sách ảnh. © Ảnh : DƯƠNG GIANG - TTXVN

Việt Nam công bố Sách Trắng quốc phòng vào thời điểm này nhằm mục đích gì ? Sách Trắng quốc phòng lần này có điểm gì mới ? Liệu Việt Nam có đủ tiềm lực để thực hiện chính sách "ba không" (Không tham gia liên minh quân sự, không liên kết nước này để chống nước kia, không cho nước ngoài mượn căn cứ quân sự hoặc sử dụng lãnh thổ Việt Nam để chống lại nước khác).

Sputnik xin đưa ra một số phân tích về những vấn đề nói trên.

Vì sao Việt Nam công bố Sách Trắng quốc phòng vào thời điểm này ?

Trong vòng 21 năm qua, Việt Nam đã công bố Sách Trắng quốc phòng của mình 4 lần, vào các năm 1998, 2004, 2009 và 2019. Tức là, Sách Trắng quốc phòng lần này xuất hiện sau 10 năm. Sách Trắng quốc phòng Việt Nam là văn kiện chính trị-quốc phòng đặc biệt quan trọng do Bộ Quốc phòng Việt Nam công bố công khai, minh bạch về những vấn đề cơ bản của chính sách quốc phòng của Việt Nam.

Ở thời điểm hiện tại, tình hình phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam đã có nhiều tiến bộ vượt bậc, tạo cơ sở vững chắc hơn cho việc thực hiện các nhiệm vụ quốc phòng-an ninh. Tình hình Quốc Tế cũng có nhiều thay đổi, tạo ra nhiều cơ hội thuận lợi cũng như đặt ra nhiều vấn đề thách thức đối với việc thực hiện nhiệm vụ quốc phòng-an ninh của nhà nước Việt Nam. Do đó, việc ban hành một "Sách Trắng quốc phòng" mới thể hiện quan điểm, chủ trương, đường lối của Nhà nước Việt Nam về lĩnh vực quốc phòng-an ninh thích ứng với tình hình mới là điều cần thiết.

Cũng phải nhắc tới một sự kiện đáng chú ý, trong năm 2020, Việt Nam đảm nhận nhiệm vụ Chủ tịch luân phiên ASEAN, đồng thời là Chủ tịch luân phiên của cơ chế hợp tác quốc phòng Đông Nam Á (ADMM) cũng như cơ chế hợp tác quốc phòng Đông Nam Á mở rộng (ADMM+) và là Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2020-2021. Do đó, Việt Nam đã công khai, minh bạch chính sách quốc phòng của mình với khu vực và thế giới, tiếp tục xây dựng sự tín nhiệm của các nước đối với Việt Nam, cũng như khẳng định chính sách đối ngoại quốc phòng độc lập, tự chủ, vì hòa bình, ổn định và phát triển, khẳng định vai trò là thành viên tích cực và có trách nhiệm đối với cộng đồng Quốc Tế của Việt Nam.

Ngoài ra, việc công bố Sách Trắng quốc phòng Việt Nam 2019 cũng có ý nghĩa khẳng định vị thế, vai trò, tầm quan trọng, chức năng, nhiệm vụ bảo vệ Tổ Quốc của Quân đội Nhân dân Việt Nam nhân dịp kỷ nhiệm lần thứ 75 ngày thành lập.

Những điểm gì khác biệt với Sách trắng lần trước, cách đây 10 năm ?

 Điểm khác biệt đầu tiên giữa "Sách Trắng quốc phòng năm 2019" với các Sách Trắng quốc phòng trước đó là ở tên gọi. Sách Trắng quốc phòng Việt Nam năm 1998 có tên gọi là "Việt Nam – củng cố quốc phòng, bảo vệ Tổ Quốc". Sách Trắng quốc phòng Việt Nam năm 2004 có tên gọi là "Quốc phòng Việt Nam những năm đầu thế kỷ XXI". Còn Sách Trắng quốc phòng Việt Nam năm 2009 có tên là "Quốc phòng Việt Nam". Còn năm nay nó có tên là "Quốc Phòng Việt Nam 2019" ("2019 Vietnam National Defence"). Đây không chỉ đơn giản là thay đổi tên gọi mà còn là thay đổi về bố cục và nội dung và các tài liệu kèm theo.

Sách Trắng quốc phòng Việt Nam 1998 ngoài lời nói đầu và kết luận, sách gồm 3 phần chính và không có phụ lục kèm theo. Sách Trắng quốc phòng Việt nam năm 2004 không kết luận, nhưng gồm Lời nói đầu, 3 phần chính và 3 phụ lục kèm theo. Sách Trắng quốc phòng Việt Nam năm 2009 ngoài lời mở đầu, kết luận gồm 3 phần chính và 11 phụ lục.

Sách trắng "Quốc phòng Việt Nam 2019" về cơ bản có bố cục tương tự như Sách trắng "Quốc phòng Việt Nam" 2009, nhưng thay cho phần phụ lục là "Sách ảnh Quốc phòng Việt Nam 2019".

Sách ảnh "Quốc phòng Việt Nam" được biên tập và in riêng. Nó giới thiệu toàn bộ lịch sử Quân đội Nhân dân Việt Nam từ ngày thành lập đến nay, nhấn mạnh tới các cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ Quốc chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, Quân đội Nhân dân Việt Nam làm nhiệm vụ Quốc Tế (1949-1989) và cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam (1975-1989) ; Quân đội Nhân dân Việt Nam trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc ; Quân đội Nhân dân Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa ; Quân đội Nhân dân Việt Nam thực hiện nhiệm vụ huấn luyện sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc ; Quân đội Nhân dân Việt Nam với nhiệm vụ đối ngoại quốc phòng ; tham gia gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc ; tham gia khắc phục hậu quả chiến tranh ; tác chiến không gian mạng và hoạt động của Cảnh sát biển Việt Nam ; đồng thời nhiều hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng, huấn luyện quân sự, các hoạt động kinh tế-quốc phòng và một số vũ khí khí tài hiện Đại cũng được giới thiệu trong sách ảnh này. Đây là điểm mới đầu tiên đáng chú ý đối với bộ sách trắng "Quốc phòng Việt Nam 2019.

Điểm mới đáng chú ý nhất là ở mục "Bối cảnh chiến lược và Chính sách quốc phòng". Trong đó, có nhiều thông tin phân tích, đánh giá về tình hình an ninh thế giới với nhiều chuyển biến nhanh chóng trong 10 năm qua. Nội dung phần này không chỉ đưa ra sự phân tích và đánh giá mà còn có nhiều thông tin dự báo về tình hình an ninh thế giới, khu vực và trong nước, đồng thời đề ra các chiến lược bảo vệ Tổ quốc, chiến lược quốc phòng, chiến lược quân sự Việt Nam ; chính sách quốc phòng Việt Nam ; hội nhập Quốc Tế và đối ngoại về quốc phòng ; đấu tranh quốc phòng v.v…

Phần thứ hai có nội dung tương tư như Sách Trắng quốc phòng 2009 nhưng có đề cập đến những điểm mới như "xây dựng thế trận lòng dân" đồng thời nhấn mạnh đặc biệt đến sự liên quan mật thiết giữa quốc phòng, an ninh với kinh tế-xã hội và kinh tế-xã hội với quốc phòng, an ninh, xây dựng quân khu vững mạnh toàn diện, hợp thành hệ thống phòng thủ đất nước ; xây dựng các tỉnh, thành phố thành khu vực phòng thủ vững chắc. Phần thứ hai cũng đề cập đến những điểm mới trong việc xây dựng quân đội trên lĩnh vực tinh thần không chỉ về chính trị-tư tưởng mà còn cả về văn hóa-xã hội ; đặc biệt là văn hóa quân sự.

Phần thứ ba không chỉ đề cập đến việc tổ chức, xây dựng Quân đội Nhân dân và Dân quân Tự vệ (như đã có trong Sách trắng "Quốc phòng Việt Nam" 2009) mà còn đề cập đến lịch sử hình thành và phát triển của Quân đội Nhân dân và Dân quân Tự vệ, nhấn mạnh yếu tố truyền thống đánh giặc giữ nước và tham gia xây dựng hòa bình của hai lực lượng này.

Sách trắng "Quốc phòng Việt Nam" vẫn kiên trì quan điểm chính sách quốc phòng Việt Nam mang tính chất hòa bình, tự vệ, không tham gia liên minh quân sự, không liên kết nước này để chống nước kia, không cho nước ngoài mượn căn cứ quân sự hoặc sử dụng lãnh thổ Việt Nam để chống lại nước khác. Tuy nhiên, Việt Nam "sẽ sử dụng mọi biện pháp cần thiết để tự vệ, bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ khi lợi ích quốc gia bị xâm phạm". Điều đó có nghĩa là Việt Nam không bao giờ từ bỏ việc sử dụng vũ lực tự vệ, bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ khi lợi ích quốc gia bị xâm phạm như một số hãng thông tấn và báo chí Mỹ và phương Tây suy diễn xuyên tạc lời nói của Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh.

Vì sao Sách Trắng quốc phòng 2019 không ngại giới thiệu trang bị vũ khí của Quân đội Nhân dân Việt Nam ?

Trước đây, cả trong Sách Trắng quốc phòng Việt Nam cũng như trong các cuộc biểu dương lực lượng nhân kỷ niệm các ngày lễ lớn như Quốc khánh 2/9, kỷ niệm ngày chiến thắng 30/4, kỷ niệm Chiến thắng Điện Biên Phủ 7-5, kỷ niệm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam 22/12, v.v… Việt Nam không chủ trương "khoe vũ khí", mà chỉ chủ trương biểu dương sức mạnh Đoàn Kết toàn dân trong sự nghiệp bảo vệ Tổ Quốc với Quân đội Nhân dân và Công an Nhân dân làm nòng cốt. Đó là một chủ trương đúng đắn, phù hợp với điều kiện hoàn cảnh. Thực ra, trong hơn 20 năm qua, Quân đội Nhân dân Việt Nam đã được trang bị nhiều vũ khí, khí tài hiện Đại cũng như tự mình sản xuất một phần vũ khí, khí tài để giảm bớt gánh nặng cho ngân sách và tăng cường tiềm lực khoa học quân sự và kỹ thuật công nghệ quốc phòng. Sự kiềm chế và khiêm tốn này đã bị các thế lực thù địch lợi dụng để công kích vào niềm tin của nhân dân Việt Nam đối với Quân đội của mình.

quocphong2

Chính vì vậy, việc giới thiệu trước thế giới một số trang bị vũ khí, khí tài hiện Đại mà Việt Nam đang sở hữu, thậm chí là đang chế tạo góp phần làm tăng thêm uy tín của Quân đội Nhân dân Việt Nam trong con mắt của nhân dân Việt Nam và bạn bè Quốc Tế, góp phần đập tan những luận điệu bịa đặt, xuyên tạc rằng Quân đội Việt Nam không đủ lực lượng để bảo vệ Tổ Quốc, Quân đội Việt Nam đang suy yếu, v.v... Mặc khác, việc giới thiệu đó cũng là một sự "răn đe", cảnh báo đối với những thế lực bên ngoài đang muốn bằng cách này hay cách khác, xâm phạm chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, đe dọa cuộc sống hòa bình, ổn định để phát triển và xây dựng đất nước của nhân dân Việt Nam. Cuối cùng, "màn giới thiệu" đó cũng hướng tới toàn thể nhân dân Việt Nam và người Việt Nam yêu nước ở nước ngoài rằng Quân đội Nhân dân Việt Nam có đủ tiềm lực để bảo vệ vững chắc nền độc lập, tự chủ, bảo vệ chủ quyền toàn vạn lãnh thổ, góp phần bảo vệ an ninh quốc gia và trận tự an toàn xã hội.

 Việt Nam có đủ thực lực để thực hiện được chính sách quốc phòng "3 không" ?

Quan điểm quân sự-quốc phòng của Việt Nam hoàn toàn không phải là quan điểm quân sự thuần túy, lại càng không phải là quan điểm độc tôn vũ khí luận. Bên cạnh thực lực về vũ khí, khí tài và kỹ thuật quân sự kể trên, Việt Nam còn có một vài thứ vũ khí tiềm năng có sức mạnh vô địch, đủ để đánh bại bất kỳ một thế lực ngoại bang xâm lược nào.

Trước hết, đó là thế trận "Chiến tranh Nhân dân" đã, đang và sẽ còn được xây dựng. Trong thế trận ấy, mỗi người dân đều là một chiến sĩ bảo vệ Tổ Quốc khi đất nước bị xâm lăng, lợi ích quốc gia trên lãnh thổ bị xâm phạm. Trong thế trận ấy, Quân đội Nhân dân làm nòng cốt, phối hợp chặt chẽ với Công an Nhân dân và Dân quân tự vệ, có chính nghĩa bảo vệ Tổ Quốc, có lý tưởng xây dựng đất nước, bảo vệ cuộc sống yên vui và hạnh phúc cho nhân dân, có chiến thuật, chiến lược khôn khéo, hợp lý, biết tránh chỗ địch mạnh, đánh chỗ địch yếu, v.v... Khi đó, những vũ khí, khí tài phương tiện quân sự hiện Đại sẽ được phát huy gấp bội sức mạnh của chúng. Thực tế, các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ Quốc Việt Nam trước đây đã chứng minh, sức mạnh của ‘Chiến tranh Nhân dân" với đội quân "Chân trần chí thép" là vô địch.

Vũ khí quan trọng nữa là hiệp đồng tác chiến. Thực tế những năm đầu thế kỷ XXI đã chứng minh nhiều quân đội được trang bị rất hiện Đại nhưng mau chóng tan vỡ vì không có sự Đoàn Kết, hiệp đồng trong tác chiến, để kẻ địch chia cắt và bẻ đũa từng chiếc. Ngược lại, Quân đội Nhân dân Việt Nam không chỉ đã được trang bị nhiều vũ khí khí tài hiện Đại mà còn biết hiệp đồng chặt chẽ giữa các quân binh chủng, giữa các lực lượng để tạo nên những thế trận để chuyển hóa từ phòng tránh sang đánh trả, từ đánh trả sang phản công đánh bại đối phương. Điều đó được chứng minh qua các hoạt động huấn luyện quân sự các cấp mà truyền thông Việt Nam đã đưa tin với mật độ lớn trong thời gian qua.

Và cuối cùng, lý giải cho việc Việt Nam vẫn tự tin thực hiện chính sách quan hệ đối ngoại quốc phòng "ba không" chỉ có một từ thích hợp nhất là "Đoàn Kết". Trong các cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ Quốc ở thế kỷ XX, Việt Nam không chỉ cũng cố vững chắc khối "Đại Đoàn Kết Dân Tộc" có sức mạnh to lớn chống lại bất cứ một thế lực ngoại bang xâm lược nào mà còn có khối "Đại Đoàn Kết Quốc Tế", tạo nên một sức mạnh còn to lớn gấp bội để bảo vệ chủ quyền, độc lập, mang lại hòa bình, ổn định cho đất nước mình và cho thế giới. Sự Đoàn Kết ấy có sức mạnh to lớn gấp nhiều lần so với một liên minh quân sự.

Vì vậy, đánh giá về tiềm lực quân sự-quốc phòng của Việt Nam để bảo vệ Tổ Quốc thì cần phải đánh giá trên nhiều mặt, nhiều khía cạnh như tổ chức xã hội, tổ chức quân đội, ý chí của người dân, ý chí của người lính, sự lãnh đạo chính trị tư tưởng và niefm tin vào sự lãnh đạo ấy, tư thế chính nghĩa của người dân và người lính trong cuộc chiến bảo vệ Tổ Quốc, mối quan hệ Đoàn Kết Dân Tộc cũng như Đoàn Kết Quốc Tế, v.v… chứ không chỉ nhìn vào sự so sánh binh lực, hỏa lực, vũ khí, khí tài.

Lịch sử chiến tranh bảo vệ Tổ Quốc của người Việt Nam từ cổ Đại đến hiện Đại cho thấy, mọi thức vũ khí đều không phải là yếu tố quyết định kết quả các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ Quốc mà chính "Con Người" mới là yếu tố quyết định tối hậu.

Việt Nam đang tự tin thực hiện chính sách quốc phòng "3 không".

Hoàng Hoa

Nguồn : Sputnik, 28/11/2019

*******************

Chuyên gia : Việt Nam công bố "Sách Trắng quốc phòng 2019" rất đúng lúc

Hoàng Việt & Thanh Trúc, RFA, 27/11/2019

Vào ngày 25/11 Việt Nam cho công bố Sách Trắng quốc phòng 2019, khẳng định chủ trương củng cố sức mạnh quốc phòng với sức mạnh quân sự là nòng cốt, đủ khả năng đánh thắng mọi hành động xâm lược.

quocphong3

Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh giới thiệu Sách Trắng quốc phòng Việt Nam 2019 - Courtesy of Vietnamnet

Sách Trắng mới công bố còn thể hiện "Quyết tâm duy trì chính sách quốc phòng mang tính hòa bình, tự vệ, kiên quyết và kiên trì giải quyết các tranh chấp, bất đồng với các quốc gia khác bằng biện pháp hòa bình dựa trên Luật Pháp Quốc Tế. Sách Trắng quốc phòng Việt Nam được công bố lần này sau nhiều năm trì hoãn, và vào lúc quan hệ giữa Hà Nội và Bắc Kinh đang có những căng thẳng xung quanh tranh chấp ở Biển Đông. Thạc sĩ Hoàng Việt, giảng viên Đại Học Luật Sài Gòn, cũng là chuyên gia nghiên cứu Biển Đông, phân tích Sách Trắng 2019 và chính sách quốc phòng trong tương lai của Việt Nam qua bài phỏng vấn do Thanh Trúc thực hiện sau đây

----------------

Hoàng Việt : Sách trắng lần đầu ban hành năm 1998, lần hai năm 2004, lần ba năm 2009 và đến lần này là 2019. Trong mỗi một Sách Trắng có nội dung thay đổi một chút và nó cũng thể hiện những bước thay đổi trong việc đối ngoại về quốc phòng của Việt Nam.

Thanh Trúc : Việt Nam đã dự định công bố Sách Trắng quốc phòng vào khoảng năm 2015/2016 nhưng đã trì hoãn. Việc công bố sách trắng lần này xảy ra vào khi Trung Quốc vừa điều hàng chục tàu vào vùng biển Việt Nam nhiều tuần lễ, liệu có điều gì trùng hợp ? Ông có thể giải thích ý nghĩa của việc công bố sách vào lúc này của Việt Nam ?

Hoàng Việt : Phải nói trước tôi chỉ là nhà nghiên cứu, tôi không đại diện cho chính phủ hay cơ quan quốc phòng của Việt Nam. Nhưng dưới góc độ nghiên cứu thì tôi thấy một số điểm thế này, việc ban hành là trả lời cho nhân dân trong nước và cho thế giới. Trong tình hình sóng gió giữa quan hệ Việt Nam và Trung Quốc mà tàu Hải Dương 8 cùng đòan tàu hộ tống đã 113 ngày liên tục xâm phạm vùng biển Việt Nam. Rất nhiều người Việt Nam không hài lòng khi nghe những phát biểu mang tính chất hòa hoãn của lãnh đạo cao cấp, trong khi chức ngoại giao như ông Phạm Bình Minh tại Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc hay gần đây là bài phát biểu của thứ trưởng ngoại giao Lê Hoài Trung trong Hội Thảo Biển Đông hồi đầu tháng 11 lại mang tính mạnh mẽ hơn rất nhiều.

Vấn đề thứ hai, liên quan đến việc muốn chuyển tải chính sách đối ngoại quốc phòng của Việt Nam, trong đó có 2 cường quốc quan trọng là Hoa Kỳ và Trung Quốc. Trong mối quan hệ sóng gió thì Trung Quốc đã chứng tỏ là không xuống thang trong việc bảo vệ đường lưỡi bò cũng như những yêu sách mà trung Quốc cho là của Trung Quốc.

Một bên thì Hoa Kỳ cũng muốn thúc đẩy quan hệ với Việt Nam, chúng ta đã thấy bộ trưởng Bộ Thương mại Hoa Kỳ Wilbur sang Việt Nam. Ông Wilburn đã nhắc rằng Việt Nam là quốc gia bị thâm hụt thương mại với Hoa Kỳ gần 40 tỷ USD, mà Việt Nam xuất nhiều chứ không nhập nhiều, chính vì vậy Việt Nam cần có sự bù đắp. Sau đó ông Wilbur gợi ý rằng Việt Nam có thể mua sắm nhiều cái khác trong đó có vũ khi để cân bằng thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. Tiếp đó là chuyến thăm của bộ trưởng Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ, tỏ ý thiện chí tặng cho Việt Nam một tàu tuần tra lớp Hamilton.

Như vậy, trở lại Sách Trắng quốc phòng lần này Việt Nam muốn trả lời cho dư luận trong nước và quốc tế. Ví dụ trang 32 là "Việt Nam kiên quyết bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng biển của mình theo Luật Pháp quốc tế" Ngoài ra cũng có một số thay đổi dù không hoàn toàn mới nhưng cũng trả lời cho sự mong chờ thúc đẩy quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ. Hoa Kỳ muốn thúc đẩy mạnh hơn nhưng Việt Nam lại tỏ ra chần chừ. thứ ba, thời điểm ban hành sách cuối 2019 này vì sang 2020 Việt Nam làm Chủ tịch luân phiên ASEAN đồng thời đảm nhận vị trí thành viên không thường trực của Hội Đồng Bảo An. Tôi nghĩ thời điểm ban hành nó thể hiện những vấn đề như vậy.

Thanh Trúc : Thưa ông khi công bố Sách Trắng lần này, thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh nói Việt Nam không ngại giới thiệu trang bị vũ khí của quân đội nhân dân Việt Nam. Vũ khí của Việt Nam vừa đủ mạnh để bảo vệ tổ quốc và không phương hại đến quốc gia nào. Ông đánh giá thế nào về tiến trình hiện đại hóa quân đội của Việt Nam trong thời gian qua kể từ lần công bố Sách Trắng lần trước năm 2009 ?

Hoàng Việt : Tôi không có con số chính thức về trang bị vũ khí cũng như cái phát triển của quân đội Việt Nam, thông thường số liệu không được cung cấp. Nhưng rõ ràng từ 2009 đến nay riêng hải quân Việt Nam đã có rất nhiều thay đổi. Việt Nam đã mua 6 tàu lớp Kilo của Nga, thứ hai Việt Nam đã có ít nhất một số tàu chiến lớp GERAD cũng mua của Nga. Ngoài ra cũng đang đàm phán để mua một số những phương tiện quốc phòng khác từ Israel, Ấn Độ. Tin tức cho biết Việt Nam đang đàm phán để mua một số tên lửa Brahmos của Ấn Độ.

Dựa trên những thông tin cơ bản công khai như vậy, chúng ta đã thấy năng lực quốc phòng Việt Nam đã thay đổi so với trước đây. Tuy nhiên để mà thấy thực sự đã phát triển hay chưa và sức như thế nào thì đấy còn là vấn đề phải tranh luận. Gần đây nhà nghiên cứu người Pháp Laurent Gédeon cho rằng Việt Nam có thể gây khó khăn cho Trung Quốc chứ chưa chắc chiến thắng được Trung Quốc với sức mạnh về hải quân của Việt Nam như vậy. Có lẽ với Sách Trắng quốc phòng thì Việt Nam cũng đang muốn thể hiện là đang thay đổi từng bước, dẫn tới giải thích mua sắm vũ khí trong tương lai ra sao.

Thanh Trúc : Trong Sách Trắng lần này, Việt Nam tiếp tục duy trì chính sách 3 không : không tham gia các liên minh quân sự, không là đồng minh quân sự của bất kỳ nước nào, không cho bất cứ nước nào đặt căn cứ quân sự ở Việt Nam và không dựa vào nước này để chống nước kia, còn thêm một nữa là "không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế". Theo ông, tại sao có thay đổi thêm 1 không nữa ?

Hoàng Việt : Nội dung này đã được ghi trong trang 18 Sách Trắng quốc phòng 2009 rồi, tức là chính sách quốc phòng mang tính chất hòa bình, tự vệ, không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong các quan hệ quốc tế. Thế thì nội dung này không phải là mới nhưng mà được nhấn mạnh thêm trong chính sách 3 không.

Cũng phải nói thêm rằng chính sách 3 không qua từng Sách Trắng thì có sự thay đổi nhất định về nội dung chứ không phải hoàn toàn giống nhau hết. Đến Sách Trắng quốc phòng 2019 nội dung này được trở thành điểm mạnh và chuyển từ 3 không sang 4 không. Thêm nữa, trong Sách Trắng 2009 Việt Nam nói không đe dọa hoặc sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế nhưng sẵn sàng và kiên quyết giáng trả mọi hành động xâm lược.

Trong Sách Trắng quốc phòng 2019 thì Việt Nam sắp xếp nội dung hơi khác và thứ tự hơi khác : không tham gia liên minh quân sự không liên kết nước này để chống nước kia, không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự hoặc sử dung lãnh thổ Việt Nam để chống lại nước khác. Như vậy có thể nói là 4 không và 1 tùy, là tùy theo diễn biến của tình hình và trong những điều kiện cụ thể Việt Nam sẽ cân nhắc phát triển các mối quan hệ quốc phòng, quân sự cần thiết với mức độ thích hợp, trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của nhau cũng như các nguyên tắc cơ bản của Luật Pháp quốc tế. Điều này có lẽ quan trọng nhất là để trả lời cho cộng đồng thế giới, trong đó có Trung Quốc, là Việt Nam không tham gia liên minh quân sự, không liên kết nước này để chống nước kia.

Thanh Trúc : Thưa thạc sĩ Hoàng Việt, một số tiếng nói của các chuyên gia trong nước cho rằng Việt Nam nên cân nhắc lại chính sách 3 không, để tiến gần hơn lại với Mỹ khi mà Trung Quốc ngày càng mạnh và đang đe dọa chủ quyền và quyền lợi của Việt Nam ở Biển Đông. Theo ông, vì sao Việt Nam vẫn tiếp tục duy trì chính sách 3 không này khi mà tình hình thế giới và khu vực đã có những thay đổi và Việt Nam chịu nhiều sức ép hơn từ Trung Quốc ?

Hoàng Việt : Cá nhân tôi cũng đã nhiều lần lên tiếng là Việt Nam cần phải phát triển quan hệ với Hoa Kỳ nhưng không có nghĩa là rũ bỏ chính sách 3 không đi. Mặc dù Việt Nam và Trung Quốc có những căng thẳng trên Biển Đông nhưng việt Nam không muốn vào cái thế đối đầu với Trung Quốc. Chưa kể Trung Quốc là láng giềng sát bên nên Việt Nam chọn không đối đầu với Trung Quốc trong trường hợp chưa đến mức mà xảy ra chiến tranh tự vệ từ Việt Nam.

Thứ hai, có thể hiện là phía Việt Nam vẫn còn nghi ngại quyết tâm từ phía Hoa Kỳ. Như tôi vừa trao đổi mới đây, Hoa Kỳ rất muốn thúc đẩy quan hệ với Việt Nam nhưng những phát biểu của Tổng thống Trump cho thấy Việt Nam chưa hoàn toàn tin tưởng được . Đặc biệt Việt Nam cho rằng bảo vệ lợi ích của mình trên Biển Đông thì chính Việt Nam phải đứng ra chứ không phải Hoa Kỳ, Hoa Kỳ chỉ trợ giúp hoặc hỗ trợ cho Việt Nam phát triển mạnh hơn thôi chứ không giúp nhiều cho Việt Nam bảo vệ quyền lợi của mình trên biển được.

Thanh Trúc : Sau cùng, có một vấn đề là quân đội Việt Nam cũng làm kinh tế, trong thời kỳ mới hiện đại hóa quân đội để đối đầu với nhiều thách thức về an ninh trong khu vực và tham gia và lực lượng quốc tế, liệu vấn đề quân đội kinh tế ở Việt Nam có thay đổi ?

Hoàng Việt : Chắc chắn trong tương lai Việt Nam phải sắp xếp lại những vấn đề quốc phòng, trong đó có các doanh nghiệp quốc phòng. Gần đây có nhiều tướng lĩnh quân đội phải ra tòa và phải nhận án tù chưa nói đến những kỷ luật khác. Đã xảy ra điều là phát triển kinh tế đi đôi với tham nhũng của các tướng lĩnh cũng như các công ty liên quan trong quốc phòng. Chính vì vậy nếu muốn tồn tại thì Việt Nam bắt buộc phải thay đổi chính sách quốc phòng, trong đó có các doanh nghiệp quốc phòng.

Theo tôi được biết thì Việt Nam đang cơ cấu lại tất cả và gần đây thì có những văn bản qui định chuyển tất cả doanh nghiệp quốc phòng sang hoạt động theo Luật Doanh Nghiệp như các doanh nghiệp khác, chỉ giữ lại một số doanh nghiệp quốc phòng đang tham gia vào việc sản xuất vũ khí, khí tài hay những phương tiện quân sự đặc biệt thôi. Tôi nghĩ tương lai cũng sẽ diễn ra điều đó.

Thanh Trúc : Vô cùng cảm ơn thạc sĩ Hoàng Việt đã dành thời giờ cho buổi phỏng vấn này.

Thanh Trúc thực hiện

Nguồn : RFA, 27/11/2019

Published in Diễn đàn

"Nếu không có gì thay đổi đột biến về phương châm đánh tham nhũng, cứ đà như hiện nay thì 100% những nhân vật đứng sau lưng Trần Bắc Hà sẽ bị khởi tố".

"Vic bt gi ông Trn Bc Hà và các đng phm là hot đng bình thường ca Đng, Nhà nước và Nhân dân Vit Nam trong tiến trình đu tranh chng tham nhũng được vch ra ti Ngh quyết Trung ương 4, khóa XII ch không h có điu gì bt bình thường đây".

kiengiang1

Đại gia ngân hàng Trần Bắc Hà, nguyên Chủ tịch Hội đồng Quản trị BIDV, bị công an Việt Nam bắt hôm 29/11.

Trên đây là một số bình luận mà những nguồn tin đáng tin cậy phát biểu với Sputnik, liên quan tới việc đại gia ngân hàng Trần Bắc Hà bị công an Việt Nam bắt hôm 29/11.

Tại cuộc họp báo Chính phủ chiều tối 03/12, Chánh văn phòng Bộ Công an - Thiếu tướng Lương Tam Quang cho biết, liên quan tới việc cơ quan công an khởi tố bắt giam ông Trần Bắc Hà - cựu Chủ tịch Hội đồng quản trị ngân hàng BIDV cùng 3 thuộc cấp, Cơ quan Cảnh sát điều tra hiện đang thu nhập, củng cố chứng cứ và thu hồi tài sản theo đúng quy định. 

Trước đó, ngày 29/11 Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C03) đã thực hiện tống đạt các Quyết định và thi hành Lệnh bắt, khám xét đối với 04 bị can có liên quan đến vụ án "Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng" xảy ra tại ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV). Căn cứ kết quả điều tra, tài liệu chứng cứ đã thu thập được, ngày 22/11, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (CO3) ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự số 46/C03-P13 về tội "Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng" xảy ra tại Ngân hàng BIDV ; cùng ngày đã ra quyết định khởi tố bị can, lệnh khám xét đối với : 

1. Trần Bắc Hà, nguyên Chủ tịch Hội đồng Quản trị BIDV

2. Trần Lục Lang, nguyên Phó Tổng GĐ BIDV ;

3. Kiều Đình Hòa, nguyên GĐ BIDV Chi nhánh Hà Tĩnh

4. Lê Thị Vân Anh, nguyên Trưởng phòng khách hàng doanh nghiệp BIDV Chi nhánh Hà Tĩnh.

Ngày 9/8/2017, hàng loạt cổ phiếu ngân hàng chìm trong "biển lửa" sau khi xuất hiện tin đồn ông Trần Bắc Hà bị bắt. Chỉ trong một ngày, 1,8 tỷ USD vốn hóa "bốc hơi" khỏi thị trường chứng khoán. Điều đó chứng tỏ, nhân vật này là "mắc xích" cực kỳ quan trọng trong "nhóm lợi ích" tài chính ngân hàng Việt Nam. Trần Bắc Hà không những nổi tiếng trong giới tài phiệt, mà còn can thiệp sâu vào sự điều hành các chính sách kinh tế vĩ mô. Thậm chí, Trần Bắc Hà còn "thao túng chính trường". Chỉ là Tổng Giám đốc, rồi chủ tịch Hội đồng quản trị ngân hàng BIDV, song ông ta chẳng ngán bất kỳ ai, có thể mắng cả bộ trưởng, thống đốc ngân hàng và các chủ tịch, bí thư các tỉnh thành.

Vậy vì sao Trần Bắc Hà bị bắt lúc này ? Việc bắt này liên quan tới gì ? Thị trường chứng khoán Việt Nam đã bị trấn động như thế nào ?

"Theo tôi, vic anh ta b bt là kết cc tt yếu cho nhng gì anh ta đã làm, nht là thi đim này, khi cuc đu tranh chng tham nhũng được đy lên mc đ mi, cao hơn, s ch đo t Trung ương thường xuyên, liên tc hơn (Ban Ch đo 110 cao hơn Ban Ch đo Trung ương v phòng chng tham nhũng)", - mt ngun tin rt đáng tin cy phát biu vi Sputnik.

Nguồn tin trên tiếp tục nói với Sputnik :

"Hà có 35 năm công tác ngân hàng, phần lớn thời gian là làm sếp. Hà nghỉ hưu 1/9/2016. Di sản Hà để lại cho BIDV là một "rừng" nợ xấu. Con số mà HAGL của bầu Đức nợ 27 ngàn tỷ là một ví dụ…

Ngày 21/2/ 2013, tin đồn Trần Bắc Hà bị bắt cùng lúc với tin đồn Ngân hàng Nhà nước tăng tỷ giá USD đã khiến thị trường chứng khoán lao dốc (ở vào thời điểm VN-Index đang ở đỉnh cao thập kỷ), giá vàng, USD đồng loạt tăng. thị trường chứng khoán cùng ngày đã giảm chung khoảng 4%, bốc hơi khoảng 1,6 tỷ USD trên cả 2 sàn Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. Các nhà đầu tư gọi điện khắp nơi hỏi thông tin và bán tháo cổ phiếu. Dân chúng ở các thánh phố lớn đổ xô đi mua vàng. Trả lời báo chí, Trần Bắc Hà cho rằng, những kẻ tung tin đồn có thể kiếm được từ 500-700 tỷ đồng sau những biến động dữ dội trên thị trường tài chính. Và 5 năm sau, khi Bắc Hà đã nghỉ hưu, nhưng "uy lực" của hắn cũng thật kinh người : ngày 9/8/2017, hàng loạt cổ phiếu ngân hàng chìm trong "biển lửa" sau khi xuất hiện tin đồn ông Trần Bắc Hà bị bắt. Chỉ trong một ngày, 1,8 tỷ USD vốn hóa "bốc hơi" khỏi thị trường chứng khoán. Điều đó chứng tỏ, Hà là "mắc xích" cực kỳ quan trọng trong "nhóm lợi ích" tài chính ngân hàng Việt Nam. Bắc Hà không những nổi tiếng trong giới tài phiệt, hắn còn can thiệp sâu vào sự điều hành các chính sách kinh tế vĩ mô. Thậm chí, Hà còn "thao túng chính trường".

Không ai có thể mãi "lấy tay che Trời". Ngày 2/6/2018, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã thông báo kết luận : ông Trần Bắc Hà, nguyên Bí thư Đảng ủy, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị chịu trách nhiệm chính về những vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Đảng ủy nhiệm kỳ 2010-2015, 2015-2020. Ông Hà đã có liên quan tới việc phê duyệt chủ trương cho vay 4.700 tỷ đồng đối với 12 công ty liên quan đến vụ án xảy ra tại Ngân hàng Xây dựng. Những vi phạm của cựu Chủ tịch BIDV khi điều hành ngân hàng này được Ủy ban Kiểm tra Trung ương xác định là "rất nghiêm trọng", phải xem xét, xử lý kỷ luật". Sau khi có kết luận từ Ủy ban Kiểm tra Trung ương, các cơ quan chức năng đã sớm vào cuộc điều tra, khởi tố vụ án hình sự, truy bắt Trần Bắc Hà. Cần lấy lại hàng ngàn tỷ đồng hắn đã "vơ vét" của nhà nước, đem về làm tài sản riêng của gia đình mình" (1).

Còn Đại tá Nguyễn Minh Tâm, chuyên gia về các vấn đề quân sự và chính trị Việt Nam, đưa ra bình luận của mình với Sputnik về vấn đề trên như sau :

"Về vụ ông Trần Bắc Hà, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và phát triển Việt Nam bị khởi tố và bắt tạm giam cùng với 3 cộng sự để phục vụ điều tra thì không có gì là lạ. Ngày 1/7/2018, Tòa án Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã triệu tập các ông Trần Bắc Hà, Đoàn Ánh Sáng, Trần Lục Lang vì liên quan đến 4.700 tỉ đồng của BIDV tại "đại án" ngân hàng Phạm Công Danh giai đoạn 2. Tuy nhiên, vào thời điểm đó, Tòa án Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh chỉ triệu tập 3 nguyên lãnh đạo Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) với tư cách người làm chứng và người có nghĩa vụ, quyền lợi liên quan chứ không phải với tư cách bị can.

Trước đó, các ông Trần Bắc Hà (nguyên Bí thư Đảng ủy, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị), Đoàn Ánh Sáng (nguyên Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, Phó Tổng Giám đốc) và ông Trần Lục Lang (Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, Phó Tổng Giám đốc) vừa bị Ủy ban Kiểm tra Trung ương quyết định thi hành kỷ luật. Ông Hà bị khai trừ Đảng, ông Sáng bị kỷ luật cách hết các chức vụ trong Đảng và ông Lang bị cảnh cáo.

Án kỷ luật của Ủy ban Kiểm tra Trung ương đối với các ông này có cơ sở bởi các cơ quan điều tra, thanh tra, kiểm tra khi phối hợp làm việc đã phát hiện ra việc các thủ trưởng của BIDV đã ký 12 quyết định phê duyệt chủ trương cho 12 công ty của Phạm Công Danh vay vốn. Và cả 12 công ty này đều được lập khống để đề nghị vay tổng cộng 4.700 tỉ đồng. Nói thẳng ra đó là các "công ty ma" được thành lập nhằm mục đích "rửa tiền".

Thực ra, việc Tòa án Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh triệu tập như vậy là để các ông này có cơ hội "lập công chuộc tội" hay ít nhất cũng là "thành thực hợp tác với cơ quan điều tra". Nhưng trong nửa năm qua, các ông này đã tỏ thái độ bất hợp tác với cơ quan điều tra. Ông Trần Bắc Hà viện cớ đang đi điều trị bệnh ung thư ở Singapore để vắng mặt trong phiên tòa ngày 23/07/2018. Các ông Đoàn Ánh Sáng và Trần Lục Lang cũng viện cớ này cớ khác để vắng mặt tại phiên tòa xét xử bị can Phạm Công Danh và các đồng phạm.

Một lý do khác là Ngân hàng cổ phần thương mại Đầu tư và phát triển Việt Nam (Bank for Investment and Development of vietnam - BIDV) là một trong 10 ngân hàng thương mại cổ phần có cổ phần nhà nước chiếm đa số có quy mô vốn hóa lớn nhất Việt Nam, nên việc bắt giữ các thành viên lãnh đạo chủ chốt của ngân hàng này cần được tiến hành thận trọng, có sự bảo đảm về truyền thông, khả năng thanh toán, các biện pháp khắc phục rủi ro để duy trì hoặc bảo đảm không bị vỡ hệ thống. Một sự thật mà hiện nay ai cũng đã biết là sau khi bắt giữ các nhân vậy này, lãi xuất huy động của BIDV đã chỉ tăng lên 8,5% ; còn lãi xuất cho vay thì vẫn duy trì ở mức hiện tại.

Ngoài ra, việc chưa tiến hành bắt giữ ông Trần Bắc Hà và một số đồng phạm trước đó còn liên quan đến một việc khác rất quan trọng trong đấu tranh chống tham nhũng. Đó là vấn đề thu hồi tài sản bị chiếm đoạt hay bị thất thoát do hành vi tham nhũng".

Vụ bắt Trần Bắc Hà đã gây tiếng vang lớn trong xã hội Việt Nam. Các phương tiện truyền thông phương Tây cũng đưa ra những bình luận của mình : họ còn gắn vụ việc này với chiến thanh thương mại Mỹ-Trung.

"Trên các phương tin truyn thông có thái đ thù đch vi Vit Nam, mi thông tin gn vic bt gi các nhân vt này vi cuc chiến thương mi M - Trung hoc liên quan đến trách nhim ca nguyên Th tướng Nguyn Tn Dũng, k c vic cho rng ông Trn Bc Hà là nhân vt có nh hưởng th 2 sau nguyên Th tướng Nguyn Tn Dũng đu là nhng suy din không có cơ s. Xin nhc li mt ln na rng vic bt gi ông Trn Bc Hà và các đng phm là hot đng bình thường ca Đng, Nhà nước và Nhân dân Vit Nam trong tiến trình đu tranh chng tham nhũng được vch ra ti Ngh quyết Trung ương 4, khóa XII ch không h có điu gì bt bình thường đây", - Đi tá Nguyn Minh Tâm nói vi Sputnik.

Song song với quan điểm như của Đại tá Nguyễn Minh Tâm, thì tồn tại những ý kiến khác cho rằng "mọi đầu mối từ các ngân hàng đều dẫn đến "Bình ruồi" (Ủy viên bộ chính trị kiêm Trưởng ban Kinh tế trung ương Nguyễn Văn Bình) và mọi con đường đều dẫn tới Kiên Giang (quê hương của cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng)".

"C 3 đi ca : Kiên bc, Trm Bê & Bc Hà - tuy mi người có mt kiu sai phm riêng nhưng tt c đu có 3 đim chung : th nht, h đu là đ đ ca đng chí X. Th hai, h đu lũng đon th trường tài chính nhm mưu li cho nhóm sân sau ca X. Th ba, h đu có mi liên h đến s phình ra ca Bn Vit. Trn Bc Hà là mi dây, là nút tht cui cùng đ m ra cánh ca nhà tù dành cho ch ca Bn Vit (Nguyn Thanh Phượng, con gái ca Nguyn Tn Dũng)" (2), - mt ngun tin khác Vit Nam nói vi phóng viên Sputnik.

"Nếu không có gì thay đi đt biến v phương châm đánh tham nhũng, c đà như hin nay thì 100% nhng nhân vt đng sau lưng Trn Bc Hà s b khi t". Hin nay, nhng v đc bit ln, đc bit nghiêm trng do Ban Ch đo 110 (Ban Bí thư trung ương) trc tiếp ch đo", - mt chuyên gia v ch đ chng tham nhng Vit Nam phát biu vi Sputnik.

Chúng ta đang đợi xem cuối cùng thì "những con đường" sẽ dẫn tới đâu, còn hiện tại thì "Lò" của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đang cháy hừng hực.

Hoàng Hoa

Nguồn : Sputniknews, 04/12/2018

****************

Vì sao dự án khủng của con gái ông Trần Bắc Hà bị thu hồi ? (SputnikNews, 01/12/2018)

Dự án Khu phức hợp khách sạn, thương mại và căn hộ cao cấp có tổng vồn đầu tư hơn 2.900 tỷ đồng của bà Trần Lan Phương (con gái ông Trần Bắc Hà) bị thu hồi, - như Tiền Phong đưa tin.

kiengiang2

Dự án Khu phức hợp khách sạn, thương mại và căn hộ cao cấp có tổng vồn đầu tư hơn 2.900 tỷ đồng của bà Trần Lan Phương - © Ảnh: tapchihangkhong.com

Tại tỉnh Bình Định, quê hương của ông Trần Bắc Hà (nguyên Chủ tịch Ngân hàng BIDV vừa bị cơ quan điều tra Bộ Công an khởi tố, bắt tạm giam), gia đình ông từng sở hữu nhiều dự án có giá trị hàng ngàn tỷ đồng.

Một trong những khối tài sản "khủng" tại Bình Định được người dân nhắc đến nhiều nhất của gia đình ông Trần Bắc Hà là khu Resort Hoàng Gia Quy Nhơn (số 01 đường Hàn Mặc Tử, phường Ghềnh Ráng, Thành phố Quy Nhơn). Đây cũng là nơi đặt trụ sở chính của Công ty cổ phần Du lịch Hoàng Anh Đất Xanh Quy Nhơn, doanh nghiệp sở hữu resort 4 sao chuyển từ Hoàng Anh Gia Lai sang với tên mới Hoàng Gia Quy Nhơn.

kiengiang3

Resort Hoàng Gia Quy Nhơn - © ẢNH: RESORT-TOTNHAT.COM

Công ty cổ phần du lịch Hoàng Anh Đất Xanh Quy Nhơn được cấp phép hoạt động từ tháng 10/2009, do bà Ngô Kim Lan (vợ ông Trần Bắc Hà) là người đại diện pháp luật. Đến cuối năm 2017, danh tính người đại diện pháp luật bất ngờ được thay thế bằng một cá nhân khác là bà Ngô Thị Kim Oanh.

Trong thời gian hoạt động (từ cuối năm 2015 đến năm 2016), thời điểm bà Ngô Kim Lan làm tổng giám đốc, công ty này nhiều lần bị cơ quan chức năng phát hiện, xử lý những sai phạm liên quan đến việc xây dựng công trình không phép.

Ông Trần Bắc Hà và bà Ngô Kim Lan có hai người con, con gái là Trần Lan Phương và con trai là Trần Duy Tùng. Năm 2009, ông Trần Duy Tùng thành lập Công ty cổ phần Tập đoàn An Phú (trụ sở số 1 đường Hàn Mặc Tử) với số vốn điều lệ 200 tỷ đồng. Công ty đã được UBND tỉnh Bình Định chấp thuận chủ trương đầu tư dự án Khu đô thị thương mại An Phú với tổng số vốn đầu tư 298 tỷ đồng. Dự kiến, từ năm 2017 đến năm 2018 hoàn tất xây dựng nhà ở biệt thự, nhà ở liền kề, từ năm 2018 đến năm 2020 đầu tư xây dựng chung cư. Hiện dự án này vẫn đang triển khai.

Cảng Quy Nhơn sau giai đoạn cổ phần hóa, nhiều người cũng khá bất ngờ khi xuất hiện ông Trần Duy Tùng với vai trò thành viên Hội đồng quản trị. Tuy nhiên, sau khi ông Trần Bắc Hà nghỉ hưu và xuất hiện tin đồn "bị bắt", năm 2017 ông Tùng có đơn xin thôi làm thành viên Hội đồng quản trị Cảng Quy Nhơn vì lý do sức khỏe, và đã được chấp thuận.

Một dự án khác của bà Trần Lan Phương (con ông Trần Bắc Hà) tại Bình Định cũng bị thu hồi. Theo đó, vào năm 2014, bà Phương thành lập Công ty trách nhiệm hữu hạn Xuất nhập khẩu Thiên Hưng (trụ sở số 1 đường Hàn Mặc Tử) với số vốn điều lệ 300 tỷ đồng do chính bà giữ chức giám đốc. Cuối năm 2017, UBND tỉnh Bình Định có quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư cho liên danh Công ty trách nhiệm hữu hạn Xuất nhập khẩu Thiên Hưng, Công ty cổ phần Tập đoàn An Phú và một doanh nghiệp khác thực hiện dự án Khu phức hợp khách sạn, thương mại và căn hộ cao cấp Thiên Hưng trên khu đất K200 (bệnh xá K200 cũ, phía Tây đường An Dương Vương, Thành phố Quy Nhơn) với diện tích đất khoảng 10.849m2, tổng vồn đầu tư hơn 2.900 tỷ đồng.

Đây là dự án có quy mô lớn, hứa hẹn tạo điểm nhấn trong việc quảng bá, phát triển du lịch của tỉnh Bình Định. Tuy nhiên, tháng 7/2018 UBND tỉnh đã ra quyết định thu hồi chủ trương đầu tư dự án này với lý do chủ đầu tư không chịu triển khai theo đúng cam kết. Tháng 8/2018, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định có quyết định ban hành tiêu chí lựa chọn nhà đầu tư mới cho khu đất này.

Theo tìm hiểu, ông Trần Bắc Hà quê ở xã Ân Thạnh (huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định). Thời còn đương chức, người dân địa phương thường chứng kiến những lần ông về quê cùng nhiều bạn bè, ô tô sang nối hàng dài cả cây số. Hiện khu lưu niệm của gia đình ông Hà được xây dựng bề thế ở làng An Thường 2 (xã Ân Thạnh, huyện Hoài Ân). Đây là nơi lưu giữ những di vật của gia đình, các hình ảnh công trình và chương trình do gia đình ông cùng nhà hảo tâm đã tài trợ trên quê hương Hoài Ân.

****************

(2) Công ty của Nguyễn Thanh Phượng thoái hết vốn khỏi Savimex (BBC, 05/12/2018)

Công ty cổ phần chứng khoán Bản Việt của bà Nguyễn Thanh Phượng, con gái cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, bán hết cổ phiếu nắm của Savimex (SAV).

kiengiang4

Bà Nguyễn Thanh Phượng là Chủ tịch Hội đồng Quản trị của Công ty chứng khoán Bản Việt

Truyền thông trong nước đưa tin sau khi "bán sạch" hơn 2,5 triệu cổ phiếu SAV (tương đương 19,15%), Công ty cổ phần chứng khoán Bản Việt (VCI) do bà Nguyễn Thanh Phượng làm Chủ tịch Hội đồng quản trị đã "không còn là cổ đông lớn" của Savimex (SAV) từ ngày 21/11/2018.

Báo Tiền Phong mô tả cổ phiếu Savimex (SAV) "liên tục suy giảm" trong những ngày gần đây trong lúc giá cổ phiếu của Chứng khoán Bản Việt (VCI) "cũng đang trên đà giảm mạnh".

"Từ đầu năm đến nay, VCI trải qua 230 ngày giao dịch, biến động giá giảm 6.963 đồng mỗi cổ phiếu, tức 12,2%. Nếu tính theo thị giá hiện tại, vốn hóa thị trường của Chứng khoán Bản Việt đã bị thổi bay hơn 1.129,2 tỷ đồng.

"Theo báo cáo tài chính quý gần nhất, tính đến 30/9, tổng tài sản của VCI đạt hơn 7.370 tỷ đồng, tăng 15% so với đầu năm, trong đó nợ phải trả chiếm gần nửa với 3.595 tỷ đồng," báo này cho hay.

Thương vụ VCI thoái vốn toàn bộ tại Savimex, từng là một doanh nghiệp nhà nước và hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, được cho là thu về hơn 20 tỉ đồng.

Hồi cuối tháng 10, báo VietnamNet mô tả doanh nghiệp của bà Nguyễn Thanh Phượng "không còn được như trước đây" và "phải đánh giá lại các khoản đầu tư tài sản tài chính".

kiengiang5

Chứng khoán Việt Nam được cho là quá nóng trong giai đoạn 2017 và nay đang được điều chỉnh

Báo này cho hay trong năm 2017 và quý 1/2018, thị trường chứng khoán Việt Nam sôi động khiến nhiều công ty chứng khoán, trong đó có công ty Công ty cổ phần Chứng khoán Bản Việt, có doanh thu tăng vọt và lợi nhuận lớn.

"Trong năm 2017, VCI ghi nhận doanh thu hơn 1,5 ngàn tỷ đồng, tăng 77% so với năm trước đó. Trong năm 2017, Bản Việt đã thực hiện thành công các hợp đồng lớn trên thị trường như trường hợp VietJet, VPBank, PNJ,...", theo VietnamNet.

Tuy nhiên chứng khoán giảm mạnh trong nửa năm qua khiến VCI không còn được thuận lợi như trước đây và doanh nghiệp này phải thay đổi tỷ lệ sở hữu nước ngoài lên.

Hoạt động chứng khoán

Công ty cổ phần chứng khoán Bản Việt, thành lập năm 2007 do bà Nguyễn Thanh Phượng làm Chủ tịch Hội đồng quản trị và chồng là Nguyễn Bảo Hoàng, công dân Hoa Kỳ - thành viên Hội đồng quản trị, được mô tả là một trong những công ty chứng khoán hàng đầu trên thị trường tính theo giá trị vốn hóa.

Công ty này từng tham gia tư vấn định giá để phát hành cổ phiếu của Công ty Thông tin Di động Việt Nam MobiFone.

"Về việc cổ phần hóa Mobifone, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Bắc Son cho biết từ năm 2005, Thủ tướng Chính phủ [Nguyễn Tấn Dũng] đã yêu cầu phải tiến hành cổ phần hóa Mobifone," báo Người Lao Động đưa tin hồi tháng 9/2015.

Trang ITCNews hồi tháng 9/2005 đưa tin "ông Lê Nam Trà, Chủ tịch MobiFone cho biết, để cổ phần hóa, MobiFone đã ký hợp đồng với Công ty Chứng khoán Bản Việt để tư vấn định giá và chuẩn bị cho IPO".

Nữ doanh nhân trẻ

Theo các nguồn tin chính thức, bà Nguyễn Phượng sinh năm 1980 tại tỉnh Kiên Giang, nơi Thủ tướng Dũng đã từng là Bí thư Tỉnh ủy.

Bà theo học ngành Tài chính - Ngân hàng tại Đại học kinh tế quốc dân Hà Nội. Sau khi tốt nghiệp đại học, bà Phượng đã được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam.

Bà có bằng thạc sỹ quản trị tài chính tại Đại học Geneva, Thụy Sỹ.

Năm 2012, bà làm chủ tịch hội đồng quản trị bốn công ty trong các lĩnh vực ngân hàng, bất động sản, chứng khoán và đầu tư tài chính - tất cả đều mang thương hiệu Bản Việt (Viet Capital).

Năm 2008, lúc 28 tuổi, bà Phượng đại diện cho nữ doanh nhân trẻ Việt Nam tham dự Hội nghị thượng đỉnh phụ nữ toàn cầu tại Hà Nội.

Phu quân của bà Phượng là Việt Kiều Mỹ, ông Nguyễn Bảo Hoàng, tổng giám đốc IDG Ventures Việt Nam - một quỹ chuyên đầu tư vào lĩnh vực công nghệ thông tin - kể từ năm 2003.

Hai vợ chồng ông bà kết hôn vào năm 2008.

Ông Bảo Hoàng, hay còn được gọi là Henry Nguyễn, là con trai của một gia đình quan chức của Việt Nam Cộng hòa chạy sang Mỹ vào năm 1975.

Ông lớn lên ở Mỹ và có bằng từ Đại học Harvard.

Từng có quốc tịch Mỹ nhưng sau ông Hoàng nhận thêm quốc tịch Việt Nam.

Trong một cuộc phỏng vấn trên báo Người Lao động, bà Phượng nói bà không phủ nhận những lợi thế xuất thân của mình nhưng cũng cho biết điều đó đã gây rất nhiều áp lực cho bà và thành công của bà là do bà tự đứng trên đôi chân của mình.

Published in Diễn đàn