Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

05/12/2018

Mọi con đường đều dẫn tới Kiên Giang ?

Hoàng Hoa

"Nếu không có gì thay đổi đột biến về phương châm đánh tham nhũng, cứ đà như hiện nay thì 100% những nhân vật đứng sau lưng Trần Bắc Hà sẽ bị khởi tố".

"Vic bt gi ông Trn Bc Hà và các đng phm là hot đng bình thường ca Đng, Nhà nước và Nhân dân Vit Nam trong tiến trình đu tranh chng tham nhũng được vch ra ti Ngh quyết Trung ương 4, khóa XII ch không h có điu gì bt bình thường đây".

kiengiang1

Đại gia ngân hàng Trần Bắc Hà, nguyên Chủ tịch Hội đồng Quản trị BIDV, bị công an Việt Nam bắt hôm 29/11.

Trên đây là một số bình luận mà những nguồn tin đáng tin cậy phát biểu với Sputnik, liên quan tới việc đại gia ngân hàng Trần Bắc Hà bị công an Việt Nam bắt hôm 29/11.

Tại cuộc họp báo Chính phủ chiều tối 03/12, Chánh văn phòng Bộ Công an - Thiếu tướng Lương Tam Quang cho biết, liên quan tới việc cơ quan công an khởi tố bắt giam ông Trần Bắc Hà - cựu Chủ tịch Hội đồng quản trị ngân hàng BIDV cùng 3 thuộc cấp, Cơ quan Cảnh sát điều tra hiện đang thu nhập, củng cố chứng cứ và thu hồi tài sản theo đúng quy định. 

Trước đó, ngày 29/11 Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C03) đã thực hiện tống đạt các Quyết định và thi hành Lệnh bắt, khám xét đối với 04 bị can có liên quan đến vụ án "Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng" xảy ra tại ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV). Căn cứ kết quả điều tra, tài liệu chứng cứ đã thu thập được, ngày 22/11, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (CO3) ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự số 46/C03-P13 về tội "Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng" xảy ra tại Ngân hàng BIDV ; cùng ngày đã ra quyết định khởi tố bị can, lệnh khám xét đối với : 

1. Trần Bắc Hà, nguyên Chủ tịch Hội đồng Quản trị BIDV

2. Trần Lục Lang, nguyên Phó Tổng GĐ BIDV ;

3. Kiều Đình Hòa, nguyên GĐ BIDV Chi nhánh Hà Tĩnh

4. Lê Thị Vân Anh, nguyên Trưởng phòng khách hàng doanh nghiệp BIDV Chi nhánh Hà Tĩnh.

Ngày 9/8/2017, hàng loạt cổ phiếu ngân hàng chìm trong "biển lửa" sau khi xuất hiện tin đồn ông Trần Bắc Hà bị bắt. Chỉ trong một ngày, 1,8 tỷ USD vốn hóa "bốc hơi" khỏi thị trường chứng khoán. Điều đó chứng tỏ, nhân vật này là "mắc xích" cực kỳ quan trọng trong "nhóm lợi ích" tài chính ngân hàng Việt Nam. Trần Bắc Hà không những nổi tiếng trong giới tài phiệt, mà còn can thiệp sâu vào sự điều hành các chính sách kinh tế vĩ mô. Thậm chí, Trần Bắc Hà còn "thao túng chính trường". Chỉ là Tổng Giám đốc, rồi chủ tịch Hội đồng quản trị ngân hàng BIDV, song ông ta chẳng ngán bất kỳ ai, có thể mắng cả bộ trưởng, thống đốc ngân hàng và các chủ tịch, bí thư các tỉnh thành.

Vậy vì sao Trần Bắc Hà bị bắt lúc này ? Việc bắt này liên quan tới gì ? Thị trường chứng khoán Việt Nam đã bị trấn động như thế nào ?

"Theo tôi, vic anh ta b bt là kết cc tt yếu cho nhng gì anh ta đã làm, nht là thi đim này, khi cuc đu tranh chng tham nhũng được đy lên mc đ mi, cao hơn, s ch đo t Trung ương thường xuyên, liên tc hơn (Ban Ch đo 110 cao hơn Ban Ch đo Trung ương v phòng chng tham nhũng)", - mt ngun tin rt đáng tin cy phát biu vi Sputnik.

Nguồn tin trên tiếp tục nói với Sputnik :

"Hà có 35 năm công tác ngân hàng, phần lớn thời gian là làm sếp. Hà nghỉ hưu 1/9/2016. Di sản Hà để lại cho BIDV là một "rừng" nợ xấu. Con số mà HAGL của bầu Đức nợ 27 ngàn tỷ là một ví dụ…

Ngày 21/2/ 2013, tin đồn Trần Bắc Hà bị bắt cùng lúc với tin đồn Ngân hàng Nhà nước tăng tỷ giá USD đã khiến thị trường chứng khoán lao dốc (ở vào thời điểm VN-Index đang ở đỉnh cao thập kỷ), giá vàng, USD đồng loạt tăng. thị trường chứng khoán cùng ngày đã giảm chung khoảng 4%, bốc hơi khoảng 1,6 tỷ USD trên cả 2 sàn Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. Các nhà đầu tư gọi điện khắp nơi hỏi thông tin và bán tháo cổ phiếu. Dân chúng ở các thánh phố lớn đổ xô đi mua vàng. Trả lời báo chí, Trần Bắc Hà cho rằng, những kẻ tung tin đồn có thể kiếm được từ 500-700 tỷ đồng sau những biến động dữ dội trên thị trường tài chính. Và 5 năm sau, khi Bắc Hà đã nghỉ hưu, nhưng "uy lực" của hắn cũng thật kinh người : ngày 9/8/2017, hàng loạt cổ phiếu ngân hàng chìm trong "biển lửa" sau khi xuất hiện tin đồn ông Trần Bắc Hà bị bắt. Chỉ trong một ngày, 1,8 tỷ USD vốn hóa "bốc hơi" khỏi thị trường chứng khoán. Điều đó chứng tỏ, Hà là "mắc xích" cực kỳ quan trọng trong "nhóm lợi ích" tài chính ngân hàng Việt Nam. Bắc Hà không những nổi tiếng trong giới tài phiệt, hắn còn can thiệp sâu vào sự điều hành các chính sách kinh tế vĩ mô. Thậm chí, Hà còn "thao túng chính trường".

Không ai có thể mãi "lấy tay che Trời". Ngày 2/6/2018, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã thông báo kết luận : ông Trần Bắc Hà, nguyên Bí thư Đảng ủy, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị chịu trách nhiệm chính về những vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Đảng ủy nhiệm kỳ 2010-2015, 2015-2020. Ông Hà đã có liên quan tới việc phê duyệt chủ trương cho vay 4.700 tỷ đồng đối với 12 công ty liên quan đến vụ án xảy ra tại Ngân hàng Xây dựng. Những vi phạm của cựu Chủ tịch BIDV khi điều hành ngân hàng này được Ủy ban Kiểm tra Trung ương xác định là "rất nghiêm trọng", phải xem xét, xử lý kỷ luật". Sau khi có kết luận từ Ủy ban Kiểm tra Trung ương, các cơ quan chức năng đã sớm vào cuộc điều tra, khởi tố vụ án hình sự, truy bắt Trần Bắc Hà. Cần lấy lại hàng ngàn tỷ đồng hắn đã "vơ vét" của nhà nước, đem về làm tài sản riêng của gia đình mình" (1).

Còn Đại tá Nguyễn Minh Tâm, chuyên gia về các vấn đề quân sự và chính trị Việt Nam, đưa ra bình luận của mình với Sputnik về vấn đề trên như sau :

"Về vụ ông Trần Bắc Hà, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và phát triển Việt Nam bị khởi tố và bắt tạm giam cùng với 3 cộng sự để phục vụ điều tra thì không có gì là lạ. Ngày 1/7/2018, Tòa án Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã triệu tập các ông Trần Bắc Hà, Đoàn Ánh Sáng, Trần Lục Lang vì liên quan đến 4.700 tỉ đồng của BIDV tại "đại án" ngân hàng Phạm Công Danh giai đoạn 2. Tuy nhiên, vào thời điểm đó, Tòa án Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh chỉ triệu tập 3 nguyên lãnh đạo Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) với tư cách người làm chứng và người có nghĩa vụ, quyền lợi liên quan chứ không phải với tư cách bị can.

Trước đó, các ông Trần Bắc Hà (nguyên Bí thư Đảng ủy, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị), Đoàn Ánh Sáng (nguyên Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, Phó Tổng Giám đốc) và ông Trần Lục Lang (Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, Phó Tổng Giám đốc) vừa bị Ủy ban Kiểm tra Trung ương quyết định thi hành kỷ luật. Ông Hà bị khai trừ Đảng, ông Sáng bị kỷ luật cách hết các chức vụ trong Đảng và ông Lang bị cảnh cáo.

Án kỷ luật của Ủy ban Kiểm tra Trung ương đối với các ông này có cơ sở bởi các cơ quan điều tra, thanh tra, kiểm tra khi phối hợp làm việc đã phát hiện ra việc các thủ trưởng của BIDV đã ký 12 quyết định phê duyệt chủ trương cho 12 công ty của Phạm Công Danh vay vốn. Và cả 12 công ty này đều được lập khống để đề nghị vay tổng cộng 4.700 tỉ đồng. Nói thẳng ra đó là các "công ty ma" được thành lập nhằm mục đích "rửa tiền".

Thực ra, việc Tòa án Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh triệu tập như vậy là để các ông này có cơ hội "lập công chuộc tội" hay ít nhất cũng là "thành thực hợp tác với cơ quan điều tra". Nhưng trong nửa năm qua, các ông này đã tỏ thái độ bất hợp tác với cơ quan điều tra. Ông Trần Bắc Hà viện cớ đang đi điều trị bệnh ung thư ở Singapore để vắng mặt trong phiên tòa ngày 23/07/2018. Các ông Đoàn Ánh Sáng và Trần Lục Lang cũng viện cớ này cớ khác để vắng mặt tại phiên tòa xét xử bị can Phạm Công Danh và các đồng phạm.

Một lý do khác là Ngân hàng cổ phần thương mại Đầu tư và phát triển Việt Nam (Bank for Investment and Development of vietnam - BIDV) là một trong 10 ngân hàng thương mại cổ phần có cổ phần nhà nước chiếm đa số có quy mô vốn hóa lớn nhất Việt Nam, nên việc bắt giữ các thành viên lãnh đạo chủ chốt của ngân hàng này cần được tiến hành thận trọng, có sự bảo đảm về truyền thông, khả năng thanh toán, các biện pháp khắc phục rủi ro để duy trì hoặc bảo đảm không bị vỡ hệ thống. Một sự thật mà hiện nay ai cũng đã biết là sau khi bắt giữ các nhân vậy này, lãi xuất huy động của BIDV đã chỉ tăng lên 8,5% ; còn lãi xuất cho vay thì vẫn duy trì ở mức hiện tại.

Ngoài ra, việc chưa tiến hành bắt giữ ông Trần Bắc Hà và một số đồng phạm trước đó còn liên quan đến một việc khác rất quan trọng trong đấu tranh chống tham nhũng. Đó là vấn đề thu hồi tài sản bị chiếm đoạt hay bị thất thoát do hành vi tham nhũng".

Vụ bắt Trần Bắc Hà đã gây tiếng vang lớn trong xã hội Việt Nam. Các phương tiện truyền thông phương Tây cũng đưa ra những bình luận của mình : họ còn gắn vụ việc này với chiến thanh thương mại Mỹ-Trung.

"Trên các phương tin truyn thông có thái đ thù đch vi Vit Nam, mi thông tin gn vic bt gi các nhân vt này vi cuc chiến thương mi M - Trung hoc liên quan đến trách nhim ca nguyên Th tướng Nguyn Tn Dũng, k c vic cho rng ông Trn Bc Hà là nhân vt có nh hưởng th 2 sau nguyên Th tướng Nguyn Tn Dũng đu là nhng suy din không có cơ s. Xin nhc li mt ln na rng vic bt gi ông Trn Bc Hà và các đng phm là hot đng bình thường ca Đng, Nhà nước và Nhân dân Vit Nam trong tiến trình đu tranh chng tham nhũng được vch ra ti Ngh quyết Trung ương 4, khóa XII ch không h có điu gì bt bình thường đây", - Đi tá Nguyn Minh Tâm nói vi Sputnik.

Song song với quan điểm như của Đại tá Nguyễn Minh Tâm, thì tồn tại những ý kiến khác cho rằng "mọi đầu mối từ các ngân hàng đều dẫn đến "Bình ruồi" (Ủy viên bộ chính trị kiêm Trưởng ban Kinh tế trung ương Nguyễn Văn Bình) và mọi con đường đều dẫn tới Kiên Giang (quê hương của cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng)".

"C 3 đi ca : Kiên bc, Trm Bê & Bc Hà - tuy mi người có mt kiu sai phm riêng nhưng tt c đu có 3 đim chung : th nht, h đu là đ đ ca đng chí X. Th hai, h đu lũng đon th trường tài chính nhm mưu li cho nhóm sân sau ca X. Th ba, h đu có mi liên h đến s phình ra ca Bn Vit. Trn Bc Hà là mi dây, là nút tht cui cùng đ m ra cánh ca nhà tù dành cho ch ca Bn Vit (Nguyn Thanh Phượng, con gái ca Nguyn Tn Dũng)" (2), - mt ngun tin khác Vit Nam nói vi phóng viên Sputnik.

"Nếu không có gì thay đi đt biến v phương châm đánh tham nhũng, c đà như hin nay thì 100% nhng nhân vt đng sau lưng Trn Bc Hà s b khi t". Hin nay, nhng v đc bit ln, đc bit nghiêm trng do Ban Ch đo 110 (Ban Bí thư trung ương) trc tiếp ch đo", - mt chuyên gia v ch đ chng tham nhng Vit Nam phát biu vi Sputnik.

Chúng ta đang đợi xem cuối cùng thì "những con đường" sẽ dẫn tới đâu, còn hiện tại thì "Lò" của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đang cháy hừng hực.

Hoàng Hoa

Nguồn : Sputniknews, 04/12/2018

****************

Vì sao dự án khủng của con gái ông Trần Bắc Hà bị thu hồi ? (SputnikNews, 01/12/2018)

Dự án Khu phức hợp khách sạn, thương mại và căn hộ cao cấp có tổng vồn đầu tư hơn 2.900 tỷ đồng của bà Trần Lan Phương (con gái ông Trần Bắc Hà) bị thu hồi, - như Tiền Phong đưa tin.

kiengiang2

Dự án Khu phức hợp khách sạn, thương mại và căn hộ cao cấp có tổng vồn đầu tư hơn 2.900 tỷ đồng của bà Trần Lan Phương - © Ảnh: tapchihangkhong.com

Tại tỉnh Bình Định, quê hương của ông Trần Bắc Hà (nguyên Chủ tịch Ngân hàng BIDV vừa bị cơ quan điều tra Bộ Công an khởi tố, bắt tạm giam), gia đình ông từng sở hữu nhiều dự án có giá trị hàng ngàn tỷ đồng.

Một trong những khối tài sản "khủng" tại Bình Định được người dân nhắc đến nhiều nhất của gia đình ông Trần Bắc Hà là khu Resort Hoàng Gia Quy Nhơn (số 01 đường Hàn Mặc Tử, phường Ghềnh Ráng, Thành phố Quy Nhơn). Đây cũng là nơi đặt trụ sở chính của Công ty cổ phần Du lịch Hoàng Anh Đất Xanh Quy Nhơn, doanh nghiệp sở hữu resort 4 sao chuyển từ Hoàng Anh Gia Lai sang với tên mới Hoàng Gia Quy Nhơn.

kiengiang3

Resort Hoàng Gia Quy Nhơn - © ẢNH: RESORT-TOTNHAT.COM

Công ty cổ phần du lịch Hoàng Anh Đất Xanh Quy Nhơn được cấp phép hoạt động từ tháng 10/2009, do bà Ngô Kim Lan (vợ ông Trần Bắc Hà) là người đại diện pháp luật. Đến cuối năm 2017, danh tính người đại diện pháp luật bất ngờ được thay thế bằng một cá nhân khác là bà Ngô Thị Kim Oanh.

Trong thời gian hoạt động (từ cuối năm 2015 đến năm 2016), thời điểm bà Ngô Kim Lan làm tổng giám đốc, công ty này nhiều lần bị cơ quan chức năng phát hiện, xử lý những sai phạm liên quan đến việc xây dựng công trình không phép.

Ông Trần Bắc Hà và bà Ngô Kim Lan có hai người con, con gái là Trần Lan Phương và con trai là Trần Duy Tùng. Năm 2009, ông Trần Duy Tùng thành lập Công ty cổ phần Tập đoàn An Phú (trụ sở số 1 đường Hàn Mặc Tử) với số vốn điều lệ 200 tỷ đồng. Công ty đã được UBND tỉnh Bình Định chấp thuận chủ trương đầu tư dự án Khu đô thị thương mại An Phú với tổng số vốn đầu tư 298 tỷ đồng. Dự kiến, từ năm 2017 đến năm 2018 hoàn tất xây dựng nhà ở biệt thự, nhà ở liền kề, từ năm 2018 đến năm 2020 đầu tư xây dựng chung cư. Hiện dự án này vẫn đang triển khai.

Cảng Quy Nhơn sau giai đoạn cổ phần hóa, nhiều người cũng khá bất ngờ khi xuất hiện ông Trần Duy Tùng với vai trò thành viên Hội đồng quản trị. Tuy nhiên, sau khi ông Trần Bắc Hà nghỉ hưu và xuất hiện tin đồn "bị bắt", năm 2017 ông Tùng có đơn xin thôi làm thành viên Hội đồng quản trị Cảng Quy Nhơn vì lý do sức khỏe, và đã được chấp thuận.

Một dự án khác của bà Trần Lan Phương (con ông Trần Bắc Hà) tại Bình Định cũng bị thu hồi. Theo đó, vào năm 2014, bà Phương thành lập Công ty trách nhiệm hữu hạn Xuất nhập khẩu Thiên Hưng (trụ sở số 1 đường Hàn Mặc Tử) với số vốn điều lệ 300 tỷ đồng do chính bà giữ chức giám đốc. Cuối năm 2017, UBND tỉnh Bình Định có quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư cho liên danh Công ty trách nhiệm hữu hạn Xuất nhập khẩu Thiên Hưng, Công ty cổ phần Tập đoàn An Phú và một doanh nghiệp khác thực hiện dự án Khu phức hợp khách sạn, thương mại và căn hộ cao cấp Thiên Hưng trên khu đất K200 (bệnh xá K200 cũ, phía Tây đường An Dương Vương, Thành phố Quy Nhơn) với diện tích đất khoảng 10.849m2, tổng vồn đầu tư hơn 2.900 tỷ đồng.

Đây là dự án có quy mô lớn, hứa hẹn tạo điểm nhấn trong việc quảng bá, phát triển du lịch của tỉnh Bình Định. Tuy nhiên, tháng 7/2018 UBND tỉnh đã ra quyết định thu hồi chủ trương đầu tư dự án này với lý do chủ đầu tư không chịu triển khai theo đúng cam kết. Tháng 8/2018, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định có quyết định ban hành tiêu chí lựa chọn nhà đầu tư mới cho khu đất này.

Theo tìm hiểu, ông Trần Bắc Hà quê ở xã Ân Thạnh (huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định). Thời còn đương chức, người dân địa phương thường chứng kiến những lần ông về quê cùng nhiều bạn bè, ô tô sang nối hàng dài cả cây số. Hiện khu lưu niệm của gia đình ông Hà được xây dựng bề thế ở làng An Thường 2 (xã Ân Thạnh, huyện Hoài Ân). Đây là nơi lưu giữ những di vật của gia đình, các hình ảnh công trình và chương trình do gia đình ông cùng nhà hảo tâm đã tài trợ trên quê hương Hoài Ân.

****************

(2) Công ty của Nguyễn Thanh Phượng thoái hết vốn khỏi Savimex (BBC, 05/12/2018)

Công ty cổ phần chứng khoán Bản Việt của bà Nguyễn Thanh Phượng, con gái cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, bán hết cổ phiếu nắm của Savimex (SAV).

kiengiang4

Bà Nguyễn Thanh Phượng là Chủ tịch Hội đồng Quản trị của Công ty chứng khoán Bản Việt

Truyền thông trong nước đưa tin sau khi "bán sạch" hơn 2,5 triệu cổ phiếu SAV (tương đương 19,15%), Công ty cổ phần chứng khoán Bản Việt (VCI) do bà Nguyễn Thanh Phượng làm Chủ tịch Hội đồng quản trị đã "không còn là cổ đông lớn" của Savimex (SAV) từ ngày 21/11/2018.

Báo Tiền Phong mô tả cổ phiếu Savimex (SAV) "liên tục suy giảm" trong những ngày gần đây trong lúc giá cổ phiếu của Chứng khoán Bản Việt (VCI) "cũng đang trên đà giảm mạnh".

"Từ đầu năm đến nay, VCI trải qua 230 ngày giao dịch, biến động giá giảm 6.963 đồng mỗi cổ phiếu, tức 12,2%. Nếu tính theo thị giá hiện tại, vốn hóa thị trường của Chứng khoán Bản Việt đã bị thổi bay hơn 1.129,2 tỷ đồng.

"Theo báo cáo tài chính quý gần nhất, tính đến 30/9, tổng tài sản của VCI đạt hơn 7.370 tỷ đồng, tăng 15% so với đầu năm, trong đó nợ phải trả chiếm gần nửa với 3.595 tỷ đồng," báo này cho hay.

Thương vụ VCI thoái vốn toàn bộ tại Savimex, từng là một doanh nghiệp nhà nước và hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, được cho là thu về hơn 20 tỉ đồng.

Hồi cuối tháng 10, báo VietnamNet mô tả doanh nghiệp của bà Nguyễn Thanh Phượng "không còn được như trước đây" và "phải đánh giá lại các khoản đầu tư tài sản tài chính".

kiengiang5

Chứng khoán Việt Nam được cho là quá nóng trong giai đoạn 2017 và nay đang được điều chỉnh

Báo này cho hay trong năm 2017 và quý 1/2018, thị trường chứng khoán Việt Nam sôi động khiến nhiều công ty chứng khoán, trong đó có công ty Công ty cổ phần Chứng khoán Bản Việt, có doanh thu tăng vọt và lợi nhuận lớn.

"Trong năm 2017, VCI ghi nhận doanh thu hơn 1,5 ngàn tỷ đồng, tăng 77% so với năm trước đó. Trong năm 2017, Bản Việt đã thực hiện thành công các hợp đồng lớn trên thị trường như trường hợp VietJet, VPBank, PNJ,...", theo VietnamNet.

Tuy nhiên chứng khoán giảm mạnh trong nửa năm qua khiến VCI không còn được thuận lợi như trước đây và doanh nghiệp này phải thay đổi tỷ lệ sở hữu nước ngoài lên.

Hoạt động chứng khoán

Công ty cổ phần chứng khoán Bản Việt, thành lập năm 2007 do bà Nguyễn Thanh Phượng làm Chủ tịch Hội đồng quản trị và chồng là Nguyễn Bảo Hoàng, công dân Hoa Kỳ - thành viên Hội đồng quản trị, được mô tả là một trong những công ty chứng khoán hàng đầu trên thị trường tính theo giá trị vốn hóa.

Công ty này từng tham gia tư vấn định giá để phát hành cổ phiếu của Công ty Thông tin Di động Việt Nam MobiFone.

"Về việc cổ phần hóa Mobifone, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Bắc Son cho biết từ năm 2005, Thủ tướng Chính phủ [Nguyễn Tấn Dũng] đã yêu cầu phải tiến hành cổ phần hóa Mobifone," báo Người Lao Động đưa tin hồi tháng 9/2015.

Trang ITCNews hồi tháng 9/2005 đưa tin "ông Lê Nam Trà, Chủ tịch MobiFone cho biết, để cổ phần hóa, MobiFone đã ký hợp đồng với Công ty Chứng khoán Bản Việt để tư vấn định giá và chuẩn bị cho IPO".

Nữ doanh nhân trẻ

Theo các nguồn tin chính thức, bà Nguyễn Phượng sinh năm 1980 tại tỉnh Kiên Giang, nơi Thủ tướng Dũng đã từng là Bí thư Tỉnh ủy.

Bà theo học ngành Tài chính - Ngân hàng tại Đại học kinh tế quốc dân Hà Nội. Sau khi tốt nghiệp đại học, bà Phượng đã được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam.

Bà có bằng thạc sỹ quản trị tài chính tại Đại học Geneva, Thụy Sỹ.

Năm 2012, bà làm chủ tịch hội đồng quản trị bốn công ty trong các lĩnh vực ngân hàng, bất động sản, chứng khoán và đầu tư tài chính - tất cả đều mang thương hiệu Bản Việt (Viet Capital).

Năm 2008, lúc 28 tuổi, bà Phượng đại diện cho nữ doanh nhân trẻ Việt Nam tham dự Hội nghị thượng đỉnh phụ nữ toàn cầu tại Hà Nội.

Phu quân của bà Phượng là Việt Kiều Mỹ, ông Nguyễn Bảo Hoàng, tổng giám đốc IDG Ventures Việt Nam - một quỹ chuyên đầu tư vào lĩnh vực công nghệ thông tin - kể từ năm 2003.

Hai vợ chồng ông bà kết hôn vào năm 2008.

Ông Bảo Hoàng, hay còn được gọi là Henry Nguyễn, là con trai của một gia đình quan chức của Việt Nam Cộng hòa chạy sang Mỹ vào năm 1975.

Ông lớn lên ở Mỹ và có bằng từ Đại học Harvard.

Từng có quốc tịch Mỹ nhưng sau ông Hoàng nhận thêm quốc tịch Việt Nam.

Trong một cuộc phỏng vấn trên báo Người Lao động, bà Phượng nói bà không phủ nhận những lợi thế xuất thân của mình nhưng cũng cho biết điều đó đã gây rất nhiều áp lực cho bà và thành công của bà là do bà tự đứng trên đôi chân của mình.

Quay lại trang chủ
Read 1166 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)