Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Hiệp định Abraham, được ký bởi Israel, Bahrain và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE), là một thắng lợi lớn cho hòa bình ở Trung Đông và là một thất bại lớn cho "ngành công nghiệp hòa bình". Gồm các viện nghiên cứu chính sách và các tổ chức phi chính phủ theo xu hướng tự do, hầu như toàn bộ giới học giả và truyền thông, và một nhóm các cựu quan chức, các nhà bình luận và nhà từ thiện, ngành công nghiệp này từ lâu đã khẳng định rằng không thể đạt được hòa bình giữa các nước Ả Rập và Israel nếu không có nhượng bộ lãnh thổ của Israel, việc ngừng xây dựng khu định cư và thành lập một nhà nước Palestine. "Sẽ không có tiến bộ và các hòa ước riêng lẻ với thế giới Ả Rập nếu không có...hòa bình với Palestine", Ngoại trưởng John Kerry đã nói như vậy với Viện Brookings vào năm 2016. "Đó là một thực tế khó khăn".

peace1

Lễ ký Hiệp định Abraham giữa Bahrain, Israel và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất tại Nhà Trắng, ngày 15 tháng 9. Ảnh : Aex Wong

Thực tế "khó khăn" đó đã bị lật ngược bởi Hiệp định Abraham, được ký mà không có bất kỳ điều kiện tiên quyết nào. Tuy nhiên, thay vì thừa nhận sai lầm của mình, ngành công nghiệp hòa bình hiện khẳng định rằng hiệp ước mới thực tế không tạo ra hòa bình giữa Israel và hai quốc gia vùng Vịnh có ảnh hưởng mà chỉ đơn thuần là giúp bình thường hóa quan hệ giữa họ với nhau. Trái ngược với "phát biểu vui mừng về việc đạt được mục tiêu ‘lấy hòa bình đổi hòa bình’" của Thủ tướng Benjamin Netanyahu, tờ New York Timesviết bài xã luận cho rằng "hiện tại,‘bình thường hóa’ là đã đủ".

Tuyên bố rằng việc bình thường hoá quan hệ giữa Israel và các quốc gia Ả Rập là ít quan trọng hơn so với hòa bình không chỉ là không có cơ sở mà còn hoàn toàn lạc hậu. Trong khi bình thường hóa hàm ý sẽ có một nền hòa bình an toàn và lâu dài, thì hòa bình mà không có bình thường hóa quan hệ sẽ viễn vông và thù địch vẫn sẽ tiếp diễn.

Đó là bài học của Hiệp định Trại David, được ký năm 1978 giữa Ai Cập và Israel nhờ sự trung gian của Hoa Kỳ. Hiệp ước hòa bình được ký sau đó vào năm 1979 đã chấm dứt hàng thập niên xung đột giữa hai quốc gia và quy định việc trao đổi đại sứ. Quá trình bình thường hóa dự kiến ​​s din ra dn dn, song song vi việc Israel tiếp tục nhượng bộ và giải quyết vấn đề Palestine.

Vài tháng sau, người ta có thể thấy người Ai Cập đến các cửa hàng ở Tel Aviv, nhưng họ đã sớm ngừng đến thăm Israel. Quân đội Ai Cập tiếp tục huấn luyện chuẩn bị chiến tranh với Israel, và báo chí nhà nước chuyển sang giọng điệu chống Israel và bài Do Thái mạnh mẽ. Các thuyết âm mưu về Israel trở nên phổ biến trên truyền hình Ai Cập, và các thảm họa quốc gia thường được đổ lỗi là do Israel. Sau Mùa xuân Ả Rập năm 2011, một đám đông người Ai Cập gần như đã tàn sát các nhân viên của Đại sứ quán Israel, và chính phủ Đảng Huynh đệ Hồi giáo đe dọa sẽ tái lập tình trạng chiến tranh.

Tổng thống Abdel Fattah Al Sisi kể từ đó đã mở rộng hợp tác quốc phòng và năng lượng với Israel và thừa nhận quá khứ Do Thái của Ai Cập. Tuy nhiên, nước này vẫn hết sức thù địch với nhà nước Do Thái. Hiệpđịnh Trại David không dẫn đến bình thường hóa mà ngược lại, là sự xa cách trong quan hệ giữa hai nước.

Một quá trình tương tự cũng xảy ra với hiệp ước hòa bình giữa Israel và Jordan, được ký năm 1994, một lần nữa dưới sự bảo trợ của Mỹ. Sau kỳ trăng mật ngắn ngủi, người Jordan ngừng đến thăm Israel và dư luận trở nên ngày càng bài Do Thái dữ dội. Hai mươi lăm năm sau, sau hai cuộc nổi dậy của người Palestine ở Bờ Tây và căng thẳng lặp đi lặp lại ở Jerusalem, hòa ước gần như đã sụp đổ. Quốc vương Abdullah từ chối gia hạn hợp đồng thuê đất tại các khu vực biên giới cho nông dân Israel canh tác, và các nhà lãnh đạo quốc hội kêu gọi hủy bỏ hiệp ước hòa bình. Các nhà ngoại giao Israel ở Amman chỉ rời khu nhà của họ vào các ngày thứ Sáu, khi một đoàn xe bọc thép hộ tống họ trở về Israel.

Việc các hiệp ước của Israel với Ai Cập và Jordan không có khả năng đem lại bình thường hóa quan hệ là kết quả trực tiếp của việc các hiệp định này không giải quyết được vấn đề cốt lõi của cuộc xung đột — không phải là các khu định cư hay địa vị của Jerusalem như ngành công nghiệp hòa bình vẫn nghĩ, mà là việc từ chối công nhận một dân tộc Do Thái bản địa sinh sống ở Trung Đông và có quyền tự quyết ở quê hương của họ.

Bộ trưởng Ngoại giao Bahrain Khalid bin Ahmed Al Khalifa tuyên bố : "Israel là một phần di sản của toàn khu vực này. Người Do Thái có một vị trí trong [vùng đất của] chúng ta". Những lời như vậy chưa bao giờ được nghe thấy từ Tổng thống Ai Cập Anwar Sadat năm 1978-1979 hay Vua Hussein của Jordan năm 1994. Quyết tâm của cả Bahrain và U.A.E. để trao đổi không chỉ các đại sứ mà còn các nhà lãnh đạo doanh nghiệp và tôn giáo, nhà báo và khách du lịch với Israel là điều chưa từng có. Nó cung cấp một mô hình cho tất cả các thỏa thuận Ả Rập-Israel khác trong tương lai.

Đáng buồn thay, thực tế này sẽ có rất ít ảnh hưởng đến ngành công nghiệp hòa bình. Ngoài việc bác bỏ tầm quan trọng của việc bình thường hóa, các chuyên gia trong ngành còn hạ thấp tầm quan trọng của Hiệp định Abraham, cho rằng Israel chưa bao giờ có chiến tranh với U.A.E. và Bahrain. Điều đó cũng sai. Chẳng hạn, khi tham gia vào lệnh cấm vận dầu mỏ của các nước Ả Rập năm 1973-74, cả hai nước này thực tế đã tiến hành một cuộc tấn công kinh tế và ngoại giao nhằm vào Israel, gây ra những thiệt hại khôn lường.

May mắn thay, ký ức về cuộc đụng độ đó sẽ phai mờ dần khi việc bình thường hóa tăng tốc. Bất chấp sựnghi ngờ của những người phản đối, Israel sẽ thiết lập các mối quan hệ chặt chẽ về tài chính, chiến lược và cá nhân với người dân U.A.E. và Bahrain. Ngành công nghiệp hòa bình chắc chắn sẽ tiếp tục càm ràm khi hòa bình thực sự đến với phần lớn Trung Đông.

Michael Oren

Nguyên tác : A Triumph for Peace Is a Humiliation for the ‘Peace Industry’, The Wall Street Journal, 23/09/2020

Phan Nguyên dịch

Nguồn : Nghiên cứu quốc tế, 26/09/2020

Michael Oren từng là đại sứ của Israel tại Hoa Kỳ, nghị sĩ quốc hội và là thứ trưởng trong Văn phòng Thủ tướng Israel.

Additional Info

  • Author Michael Oren, Phan Nguyên
Published in Diễn đàn
samedi, 09 décembre 2017 19:58

Hòa bình Trung Đông thêm xa vời

Trong cuộc tranh luận về một thỏa thuận hòa bình nào đó giữa Israel và Palestine, không có đề tài gì có thể tạo nên nhiều phản ứng bằng vấn đề tương lai của Jerusalem. Liệu thánh địa này sẽ là thủ đô chỉ của người Israel hay là chia sẻ với người Palestine ?

hoabinh1

Liệu thánh địa Jerusalem sẽ là thủ đô chỉ của người Israel hay chia sẻ với người Palestine ?

Ấy vậy mà bây giờ, khi không có hòa đàm thực sự diễn ra, Tổng thống Donald Trump đã chiều ước muốn của Israel và làm người Palestine điên người khi công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel, đồng thời dời tòa đại sứ Hoa Kỳ từ Tel Aviv về đó. Qua đó vứt bỏ nhiều thập niên cố gắng ngoại giao của Hoa Kỳ.

Tổng thống cả quyết rằng ông quyết tâm đạt được một hòa bình "tối hậu" cho vùng Trung Đông, khi mà những vị tổng thống tiền nhiệm chưa đạt được. Nhưng quyết định của ông đẩy cán cân nghiêng về phía Israel trong vấn đề tối quan trọng này.

Chắc chắc thỏa thuận hòa bình ngày càng khó đạt được hơn, bởi vì điều ông làm khiến cho người Palestine nghi ngờ sự lương thiện và công bằng của Hoa Kỳ như là một kẻ trung gian trong việc điều đình, nâng căng thẳng trong vùng và có thể thúc đẩy bạo động.

Mặc dầu chính phủ Israel đã được đặt ở Jerusalem từ khi thành lập năm 1948, Hoa Kỳ, như tất cả phần còn lại của thế giới, không công nhận toàn thành phố này là lãnh thổ của Israel, ngay cả sau cuộc chiến tranh sáu ngày năm 1967, khi Israel đuổi Jordan ra khỏi Đông Jerusalem và chiếm đóng khu vực này. Trong thỏa hiệp Oslo, Israel đã hứa sẽ điều đình về tương lai của Jerusalem như là một phần của một thỏa thuận hòa bình. Họ hẳn đã giả định là trong bất cứ một thỏa thuận nào thì thành phố vẫn là thủ đô của họ.

Người Palestine chờ đợi sẽ được đặt thủ đô của họ ở Đông Jerusalem và có quyền thăm viếng các thánh địa của Hồi giáo ở đó. Đông Jerusalem chỉ có người Ả Rập ở năm 1967, nhưng Israel đã tiếp tục xây dựng những khu định cư ở đó, đưa khoảng 200.000 công dân của họ vào sống trong khu của dân số Ả Rập và làm cho thêm phức tạp bất cứ một thỏa thuận hòa bình nào. Nó cũng là một bằng cớ khiến người Palestine không tin tưởng vào một thỏa thuận với Israel bởi hành động vừa đánh trống vừa ăn cắp này.

Tổng thống Trump thường khoe khoang ông là một người rất giỏi thu xếp điều đình, nhưng những người giỏi điều đình thường không nhượng bộ trước khi cuộc điều đình bắt đầu, như tổng thống đã làm ở đây.

Kẻ chiến thắng lớn là Thủ Tướng Benjamin Netanyahu của Israel, người mà chính phủ cực đoan chưa bao giờ tỏ ra nghiêm chỉnh về hòa bình, ít nhất là về giải pháp hai quốc gia vốn là giải pháp duy nhất có thể khiến cho người Palestine ủng hộ.

Phản ứng cũng rất mạnh và nhanh chóng. Tổng thống Mahmoud Abbas của Palestine, người mà nhiều năm nay đã cố gắng thuyết phục dân mình hãy theo con đường điều đình để đạt độc lập, đã tuyên bố : "Những biện pháp này là thưởng cho Israel cho vi phạm các nghị quyết quốc tế và khuyến khích cho Israel tiếp tục chính sách chiếm đóng, định cư, phân biệt chủng tộc và thanh lọc sắc tộc".

Ông Abbas gọi hành động của ông Trump là "một cố tình làm hại đến tất cả những cố gắng để đạt hòa bình, và là một tuyên bố của sự rút lui của Hoa Kỳ ra khỏi việc đóng vai trò mà Hoa Kỳ đã làm từ nhiều thập niên nay như là một kẻ trung gian dàn xếp hòa bình".

Vua Abdullah II của Jordan, quốc gia Ả Rập duy nhất có liên hệ ngoại giao với Israel mà quyền bảo vệ của dòng họ ông đối với những thánh địa của Hồi giáo ở Jerusalem được Israel công nhận, đã lên án hành động này là phá hoại hòa bình Trung Đông.

Vua Salman của Saudi Arabia đã nói thẳng với ông Trump ngày hôm trước khi ông gọi điện thoại loan báo là một quyết định cuối cùng về Jerusalem trước khi có một thỏa thuận hòa bình sẽ làm hại các cuộc điều dình và gia tăng căng thẳng trong vùng.

Khuyến cáo đó từ Saudi Arabia phải được chờ đợi, vì Jerusalem là nơi có đền Al Aqsa, và vua Saudi mang tước danh bảo vệ của hai thánh địa khác của Hồi giáo là Mecca và Medina. Một sáng kiến hòa bình do Saudi bảo trợ của khối Ả Rập vẫn còn được đề nghị kêu gọi sự rút lui toàn thể của Isreal ra khỏi Đông Jerusalem như là một phần của một thỏa thuận cuối cùng. Nhưng có thể Saudi đang có những thay đổi ý kiến về vụ này. Thái Tử Mohammad Bin Salman vốn có liên hệ chặt chẽ với ông Jared Kushner, con rể và cố vấn Trung Đông của tổng thống, đang soạn thảo một kế hoạch hòa bình toàn diện mới.

Trong khi kế hoạch đó chưa được công khai, thái tử được biết đã phác họa đề nghị này với Tổng thống Abbas tháng rồi. Thỏa thuận này nghiêng về phía Isreal hơn là bất cứ một đề nghị nào được chính phủ Hoa Kỳ hỗ trợ.

Palestine sẽ có một chủ quyền giới hạn trên một quốc gia vốn chỉ bao gồm những vùng không nối liền nhau ở Tây Ngạn. Hầu hết những khu định cư của Israel ở vùng Tây Ngạn, mà hầu hết thế giới coi là bất hợp pháp, sẽ được duy trì. Palestine sẽ không có được Đông Jerusalem làm thủ đô, và sẽ không có quyền trở về cho những người tị nạn Palestine và con cháu họ.

Trong ước muốn đối đầu với kẻ thù Iran, ông hoàng Saudi đã thảo ra một kế hoạch hòa bình hoàn toàn không tưởng. Không một lãnh tụ Palestine nào có thể chấp nhận một kế hoạch như vậy mà vẫn còn được sự ủng hộ của dân chúng họ, và Tòa Bạch Ốc và Saudi Arabia đều chối nói là họ không có ý định nào như thế cả.

Một số các nhà phân tích nghi ngờ là tổng thống thực sự muốn có một thỏa thuận hòa bình và nói bất cứ một đề nghị nào có thể chỉ là một tấm màn chính trị để cho Israel và người Ả Rập theo Hồi giáo Sunni, có thời là kẻ thù, có thể gia tăng việc đoàn kết sắp xảy ra chống lại Iran. Nhưng nếu quả đó là mục tiêu mà tổng thống muốn đạt thì quyết định về Jerusalem đã làm cho mục tiêu đó khó đạt hơn nữa.

Có một nhóm mà tổng thống rõ ràng đang theo đuổi đó là những kẻ ủng hộ nòng cốt của ông gồm các nhóm Kitô Giáo cực đoan và những nhóm ủng hộ Israel. Những người tiền nhiệm của ông đã có những lời hứa trong khi vận động tranh cử là sẽ dời tòa đại sứ Hoa kỳ về Jerusalem. Nhưng một khi vào Tòa Bạch Ốc, họ chọn ưu tiên cho chính sách đối nội thay vì ngoại giao hòa bình tế nhị, và họ đã để lời hứa đó sang một bên.

Tổng thống đã nói là quyết định của ông không ấn định trước tương lai của Đông Jerusalem hay những câu hỏi căn bản về biên giới của một quốc gia Palestine. Nhưng đồng thời ông cũng không nói gì đến thế căn bản của cuộc điều đình về hòa bình là những vấn đề gì nếu không có vấn để Jerusalem.

Có người bảo nếu ông muốn tỏ ra công bình thì tuyên bố là ông sẽ đặt một tòa đại diện của Hoa Kỳ ở Ramallah để chứng tỏ là ông không bỏ rơi người Palestine. Nhưng hành động như vậy thì ông lại làm cho những người ủng hộ cực đoan của ông nổi giận bởi thực sự họ không muốn có một quốc gia Palestine. 

Lê Phan

Nguồn : Người Việt, 09/12/2017

Published in Diễn đàn