Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Được bảo trợ của Khoa Sử và Trung tâm Nghiên cứu Đông Nam Á, hội nghị chủ đề "Vietnam Centric Approaches to Vietnam’s Twentieth Century History" (Những phương pháp tiếp cận lấy Việt Nam làm trung tâm trong Lịch sử Việt Nam thế kỷ 20) đã diễn ra trong hai ngày 19 và 20 tháng Tư vừa qua tại 370 Dwinelle Hall trong khuôn viên Đại học Berkeley với sự tham dự của nhiều giáo sư, các nhà nghiên cứu và sinh viên ban tiến sĩ, thạc sĩ đến từ Hoa Kỳ, Canada, Việt Nam, Anh, Pháp, Singapore.

tiepcan1

Từ trái : Giáo sư Peter Zinoman (Đại học Berkeley), Giáo sư Charles Keith (Đại học Michigan), Giáo sư Alec Holcombe (Đại học Ohio) và nghiên cứu sinh Thanh Nguyễn (Đại học Yale). Ảnh : Bùi Văn Phú

Trong nửa thế kỷ qua, khi nói đến Việt Nam thì đề tài chiến tranh được nhắc đến nhiều nhất và đã có rất nhiều nghiên cứu, nhiều sách viết về các trận chiến từ Ấp Bắc đến Khe Sanh, từ Mậu Thân ở Huế đến Ia-Drang ; về những nỗ lực để kết thúc cuộc chiến của Lyndon Johnson, Richard Nixon hay của các nhân vật như Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp, Lê Đức Thọ… nhưng hầu như tất cả đều lấy Hoa Kỳ làm trọng điểm, qua lăng kính của người Mỹ hay lãnh đạo cộng sản Việt Nam.

Khai mạc hội nghị, giáo sư Peter Zinoman của Khoa Sử Đại học Berkeley giới thiệu nội dung hội thảo với những tham luận, nghiên cứu theo một hướng mới, như tên của chủ đề hội nghị đã nói lên điều đó, với trọng tâm nghiên cứu là Việt Nam và người Việt, không liên quan nhiều đến các nước khác, và tuy đề tài chiến tranh vẫn có nhưng được nhìn qua lăng kính của người Việt.

Nội dung chương trình thể hiện trong bảy buổi hội thảo gồm các bài tham luận từ chính trị, xã hội, kinh tế thương mại đến khoa học kỹ thuật, tôn giáo, âm nhạc, hội họa liên quan đến Việt Nam và hững nhân vật người Việt, có người đã vang danh một thời, có người chưa được biết đến.

Bài tham luận đầu tiên là của Tường Vũ, từ Đại học Oregon, nói về chiến tranh và xã hội miền Bắc từ 1967 đến 1974, qua chính sách nghĩa vụ quân sự để có quân đem vào Nam, đặc biệt là sau Tết Mậu Thân 1968 và chiến dịch Xuân-Hè 1972. Dẫn chứng từ hồi ký, nhật ký, thơ văn của Trần Độ, Nguyễn Tường Thuỵ, Vương Trí Nhàn hay Trần Vàng Sao cho thấy thanh niên miền Bắc không phải mọi người đều "nô nức tham gia" nghĩa vụ quân sự mà có những thanh niên trốn nghĩa vụ bị bắt, bị làm nhục, phải qua kiểm thảo kiểu như đấu tố thời Cải cách ruộng đất và trong dân gian có những châm biếm về các bằng khen cho gia đình có con đi B hay đã hy sinh. Về đời sống xã hội, khi đó đã có những vần thơ nói lên nếp sống nghèo của dân trong khi cán bộ có đổng, có đài thì tiền ở đâu mà mua.

Jason A. Picard từ Đại học Vin-Việt Nam nói về hành trình của bộ đội khi theo đường mòn Hồ Chí Minh vào chiến trường miền Nam không chỉ với mục đích "cứu nước" và "thống nhất" mà cuộc trường chinh còn là để thể hiện lòng trung thành với tổ quốc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa như chính sách nhà nước đưa ra, nhưng trong thực tế, qua tâm tư của một số bộ đội đã thể hiện trên báo chí, qua văn chương, hồi ký, phim ảnh thì không hẳn như thế.

Phạm Hải Chung từ Đại học Khoa học Xã hội Nhân văn đề cập đến vai trò của chính trị viên trong Quân đội nhân dân qua công tác tuyên truyền và nâng cao tinh thần chiến đấu của bộ đội trên chiến trường.

Hình ảnh phụ nữ miền Bắc trong thời chiến đã được soi chiếu qua tham luận của Lương Thị Hồng từ Viện Sử học ở Hà Nội. Bà đã phỏng vấn một số phụ nữ đã từng tham gia Thanh niên xung phong, nhưng không hẳn mọi người đều có "tinh thần yêu nước" và muốn "giải phóng quê hương". Có người đi nghĩa vụ vì bố mẹ chết vì bom Mỹ và muốn bảo vệ tổ quốc. Có cô bị gia đình ép gả cho một cán bộ hợp tác xã mà cô không yêu, có cô vì muốn thoát cảnh nghèo, muốn xóa lý lịch xấu vì thuộc gia đình địa chủ, có cô muốn được bình quyền nên đã đăng ký đi chiến đấu.

Cũng liên quan đến phụ nữ Việt, bài tham luận của Đỗ Thị Thanh Thủy, nghiên cứu sinh ban tiến sĩ từ Đại học Simon Fraser đề cập đến nữ quyền nhà nước, với khẩu hiệu 5 tốt hay hoạt động của "đội quân tóc dài" và những sinh hoạt của các hội phụ nữ từ thời Pháp thuộc đến nay trong việc nâng cao vai trò phụ nữ trong xã hội và qua những chính sách của Đảng và Nhà nước. Theo tác giả, các chính sách nhắm tới bình đẳng giới tính mà nhà nước ban hành là để đáp ứng đòi hỏi của các cơ quan viện trợ quốc tế.

Charles Keith từ Đại học Michigan nói về liên hệ giữa cộng sản Pháp và cộng sản Việt Nam thời tiền cách mạng mà theo tác giả là giai đoạn lịch sử của cộng sản Việt Nam mang tính chất cộng hòa qua các tổ chức nghiệp đoàn, báo chí, hội đoàn, biểu tình, hội họp, bầu chọn đại diện.

Lê Antoine, nghiên cứu sinh ban tiến sĩ từ ScienesPo Paris, Đại học Le Havre, bàn về vai trò của Trung ương cục Miền Nam – COSVN (Central Office for South Vietnam) – cũng như vai trò của lãnh đạo cộng sản miền Nam trong việc tiếp quản những vùng đất tạm chiếm, vùng giải phóng và trong thời gian đầu sau khi chiếm được miền Nam.

Cùng chủ đề về Trung ương cục Miền Nam, Cody Billock, nghiên cứu sinh ban tiến sĩ từ Đại học Ohio, nói về bản chất của những cuộc nổi dậy chống chính phủ Việt Nam Cộng hòa mà cho tới nay chưa có nhiều nguồn tài liệu để nghiên cứu. Gần đây trong nước cho xuất bản nhiều tập văn kiện, tổng cộng 18 nghìn trang về Trung ương cục Miền Nam từ 1946 đến 1975 sẽ là một kho sử liệu cho các học giả nghiên cứu trong tương lai.

Nghiên cứu về Việt Nam Cộng hòa, Alex-Thái Đinh Võ từ Trung tâm Việt Nam và Văn khố của Đại học Texas Tech đã giới thiệu một nguồn tài liệu của Việt Nam Cộng hòa qua khoảng 700 cuốn phim, phần lớn đang lưu giữ tại Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ. Nghiên cứu về nội dung những phim này sẽ giúp nhìn ra những nỗ lực xây dựng quốc gia và những nét sinh hoạt văn hóa, xã hội, kinh tế, chính trị của Việt Nam Cộng hòa trong 20 năm hiện hữu.

Nghiên cứu sinh Chu Duy Ly, sắp bảo vệ luận án tiến sĩ từ Đại học Quốc gia Singapore, nói về Thủy điện Đa Nhim tại miền Nam là một công trình mà các cố vấn Mỹ khuyến cáo không nên làm, nhưng chính phủ Ngô Đình Diệm đã quyết tâm và vận động được sự giúp đỡ tài chính từ Nhật để xây dựng. Cho đến nay Thủy điện Đa Nhim còn tồn tại như một biểu tượng của sự phát triển thời Việt Nam Cộng hòa.

Dịu-Hương Nguyễn từ Đại học U.C. Irvine nói về sinh hoạt và quan điểm của một nhóm trí thức, giáo sư từ Đại học Huế qua tuần báo Lập Trường, chỉ ra được 30 số trong 8 tháng của năm 1964 là thời điểm miền Nam đầy những biến động chính trị sau khi Ngô Đình Diệm bị đảo chánh và giết chết. Theo tác giả, Lập trường có chủ trương chống cộng, nhưng không chống cộng kiểu Mỹ và nhóm đòi hỏi loại bỏ chính phủ quân phiệt, thiết lập một chính quyền dân sự cho miền Nam.

tiepcan2

Giáo sư Tường Vũ (Đại học Oregon), bên trái, và Giáo sư Alec Holcombe (Đại học Ohio) - Ảnh : Bùi Văn Phú

Tại hội nghị, có diễn giả đã chọn nhân vật người Việt làm trọng tâm nghiên cứu. Alec Holcombe từ Đại học Ohio nói về đóng góp của Vũ Đình Hòe, một nhà luật học xuất thân từ Trường Luật Đông Dương, trong việc soạn thảo Hiến pháp 1959 và vai trò của ông khi làm Bộ trưởng Tư pháp liên quan đến những tòa án nhân dân đặc biệt trong Cải cách ruộng đất mà nạn nhân không được quyền biện hộ hay kháng án.

Người Việt trong nhiều lãnh vực cũng là những nét chính trong một số bài tham luận tại hội nghị. Yến Vũ, từ Đại học Fulbright Việt Nam viết về Trần Đức Thảo. Ryan Nelson, từ Đại học Ohio State, tìm hiểu về cuộc đời của Đại Cathay. Alexander M. Cannon từ Đại học Birmingham, Anh Quốc, bàn về tư tưởng chính trị văn hóa của Nguyễn Đăng Thục theo tinh thần "tứ hải giai huynh đệ". Conor Michael James Lauesen từ Art Institute ở Chicago đã phân tích ý nghĩa trong các tác phẩm hội họa của Bùi Xuân Phái và Vũ Dân Tân.

Nghiên cứu về phát triển kinh doanh tại Việt Nam trong đầu thế kỷ trước có Maria Baranova, nghiên cứu sinh ban tiến sĩ từ Đại học George Washington, qua tham luận có nhắc đến những nhà tư sản như Nguyễn Hữu Thu, Hoàng Văn Ngọc tuy giầu nhưng không có ảnh hưởng chính trị vào đầu thế kỷ trước và ngày nay Việt Nam cũng có nhiều doanh nhân giầu, nhưng tầng lớp này không ảnh hưởng đến chính trường. Tác giả đưa ra một tấm hình chụp buổi tuyên dương doanh nghiệp Việt Nam tiêu biểu năm 2008, giữa đoàn doanh nhân cả trăm người là tượng Thánh Gióng to cao, nổi bật. Không hiểu ý nghĩa của một thần thoại Việt giữa những doanh nhân đã nói lên điều gì, hay ban tổ chức muốn nói gì với các doanh nhân qua bức tượng.

Cũng về phát triển quốc gia, nghiên cứu sinh Thanh Nguyễn, từ Đại học Yale, trình bày về những định hướng trong Hiến pháp để xây dựng chủ nghĩa xã hội gồm cách mạng quan hệ sản xuất, cách mạng khoa học kỹ thuật và cách mạng văn hóa tư tưởng theo kiểu Liên Xô. Những điều mà Hà Sĩ Phu, Phan Đình Diệu cũng đã phân tích qua nhiều bài viết cho rằng chủ nghĩa xã hội tại Việt Nam sẽ thất bại.

Về tôn giáo, Chí-Thiện Bùi từ Đại học Khoa học Xã hội Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh trình bày về tiến trình Việt hóa nghi thức phụng vụ của Giáo hội Công giáo Việt Nam trong giai đoạn sau Công đồng Vatican II từ 1962 đến 1975.

Qua lãnh vực văn chương nghệ thuật, Uyên Nguyễn từ Đại học Quốc gia Singapore đưa ra một cái nhìn mới về những tiểu thuyết xuất bản ở miền Bắc sau chiến tranh.

Bài tham luận viết chung về "nhạc đỏ" của ba tác giả là Vũ Thị Kim Hoa và Phạm Hải Chung từ Đại học Quốc gia Hà Nội và Đỗ Thị Nụ từ Đại học Đại Nam cho thấy âm nhạc đã được dùng để vận động quần chúng hậu phương và nâng cao tinh thần chiến đấu của bộ đội tại chiến trường như thế nào.

Paris By Night là chủ đề nghiên cứu của Vinh Phú Phạm từ Bard HSEC Queens. Tác giả nhận định về nội dung các băng đĩa nhạc Paris By Night từ thập niên 1980 đến nay là phản ánh tính chống cộng và các nét văn hóa của cộng đồng người Việt hải ngoại qua việc chọn ca khúc và những vở kịch và cho đến năm 2023 Paris By Night vẫn bị cấm phổ biến tại Việt Nam. Luận đề tác giả đưa ra là trong sinh hoạt văn hóa của người Việt hải ngoại, ngày nay các nhà nghiên cứu sẽ định hình thế nào là nhạc Việt, hay nhạc của người Mỹ gốc Việt.

Vượt biên, vượt biển trong 15 năm sau ngày 30/4/1975 là chủ điểm trong tham luận của Ann Ngọc Trần, nghiên cứu sinh ban tiến sĩ Đại học Nam California. Tác giả đề cập đến tầm ảnh hưởng từ các chương trình Việt ngữ của các đài phát thanh quốc tế như VOA, BBC. Đặc biệt là đài VOA qua các buổi phát thanh liên quan đến sự hiện diện của tàu Hải quân Hoa Kỳ trong khu vực Biển Đông, thông tin về các chính sách tị nạn của Mỹ có lẽ là một trong những động cơ thúc đẩy người Việt ra đi, hay còn những nguyên do khác.

Đó là tóm tắt ý chính của các tham luận đã được từng diễn giả trình bày trong 15-20 phút. Trong phần phản biện và hỏi đáp đã có nhiều đóng góp từ điều hợp viên thảo luận, những đồng môn và khách tham dự để bổ túc hay gợi mở những góc nhìn khác giúp cho bài nghiên cứu đạt tới trình độ hàn lâm cao nhất trước khi xuất bản.

tiepcan3

Giáo sư Vân Nguyễn-Marshall (Đại học Trent) đang nói về nghiên cứu liên quan đến Việt Nam Cộng hòa - Ảnh : Bùi Văn Phú

Giáo sư Vân Nguyễn-Marshall từ Đại học Trent, Canada là "keynote speaker" đã nói về đề tài "The Strange Case of the History of the Vietnam War" (Trường hợp lạ lùng về Lịch sử Chiến tranh Việt Nam).

Bà kể lại câu chuyện gia đình. Năm 1978, khi mới định cư ở Canada được ba năm thì bố mẹ bất ngờ muốn đi xem phim ngoài rạp, lúc đó đang chiếu "Deer Hunter", là điều làm bà ngạc nhiên. Bà hỏi bố sau khi xem phim đó thấy thế nào, ông nói phim về chiến tranh Việt Nam, nhưng tất cả là về người Mỹ. Hình ảnh người Việt chỉ là bóng mờ.

Từ đó, qua học tập và nghiên cứu, bà thấy vai trò của người Việt không phải là trọng tâm của những nghiên cứu về cuộc chiến có tên Việt Nam, đặc biệt là sự thiếu vắng và những cái nhìn sai lệch về Việt Nam Cộng hòa.

Diễn giả đưa ra hình ảnh, tài liệu mà nhiều học giả Mỹ đã dùng để nói xấu lãnh đạo miền Nam, như George Ball cho rằng Tổng thống Diệm là "messaiah without a message" (một tiên tri không có thông điệp), mà trong thực tế ông Diệm có viễn kiến và những chính sách kiến quốc.

Hay như Tướng Nguyễn Cao Kỳ được Chester Cooper xem như "a sax player in a second-rate Manila night club" (một tay thổi kèn hạng hai trong một quán rượu ở Manila) là những thí dụ.

Bà bác bỏ cách nhìn của Christian Appy, của nhà văn Nguyễn Thanh Việt cho rằng chiến tranh Việt Nam là hoàn toàn do người Mỹ gây ra và chủ động.

Những nghiên cứu của Giáo sư Nguyễn-Marshall chỉ ra những nỗ lực của các chính phủ Việt Nam Cộng hòa trong việc phát triển kinh tế, xã hội trong hai mươi năm, dù phải đối mặt với chiến tranh. Tác phẩm "Between War and the State" của bà đã minh chứng cho điều đó, qua việc nhìn lại sinh hoạt của các hội đoàn thanh niên, sinh viên học sinh, các nghiệp đoàn ; các hội thể thao, văn hóa, từ thiện, xã hội, tương tế. Qua các báo chí đối lập, phong trào chống tham nhũng.

Về bộ phim "Vietnam War" được chiếu trên hệ thống truyền hình PBS ở Mỹ cách đây bẩy năm, khi đó giáo sư Nguyễn-Marshall cũng đã lên tiếng với hai nhà làm phim Ken Burn và Lynn Novick rằng phim tài liệu về Việt Nam mà người Việt không phải là trọng điểm.

Cùng quan điểm đó, Giáo sư Peter Zinoman cũng đã viết trên BBC tiếng Việt khi bộ phim vừa chiếu tập đầu tiên : "Ý đồ lấy Mỹ làm trọng tâm không hề giấu giếm trong Vietnam War được thể hiện rõ ngay trong 3 cảnh mở màn giới thiệu phần 1 của bộ phim tài liệu 10 tập này. Cảnh đầu tiên tả những người lính Mỹ tham chiến, cảnh thứ hai cho thấy một cuộc diễu binh của quân đội Mỹ, và cảnh thứ ba là lời bình luận của cựu chiến binh Mỹ Karl Marlantes. Bài hát Hard Rain của Bob Dylan làm nền nhạc kết thúc phần một càng báo hiệu rõ hơn nữa xu hướng ‘dĩ Mỹ vi trung’ làm điểm tham chiếu…" (Thấy gì từ tập đầu phim The Vietnam War, BBC.com/vietnamese 19/9/2017).

Sự thiếu vắng tiếng nói của miền Nam cũng đã được nêu lên với đoàn làm phim trong buổi giới thiệu bộ phim tại Sài Gòn vào tháng 8/2017. Khải Đơn, một nhà báo danh tiếng, viết về buổi gặp gỡ với những nhà làm phim :

"Cô gái rất trẻ giơ tay hỏi nữ đạo diễn Lynn Novick : ‘Tại sao trong những trích đoạn được xem, tôi chỉ thấy những nhân vật được phỏng vấn từ miền Bắc Việt Nam ? - Vậy trong bộ phim tài liệu sắp chiếu có những người từ miền Nam được trả lời phỏng vấn không ?’. Khán phòng im lặng chờ đợi".

"Nhưng đó không phải người đầu tiên đặt câu hỏi trong buổi chiếu giới thiệu phim ‘The Vietnam War’ - bộ phim tài liệu 10 tập do Ken Burns và Lynn Novick thực hiện trong 10 năm về cuộc chiến tranh Việt Nam - sắp được công chiếu".

"Câu hỏi đại diện cho rất nhiều vết nứt hồ nghi và đầy ngờ vực của những khán giả trẻ đã có mặt tại Tổng Lãnh sự quán Mỹ tại Sài Gòn ngày hôm ấy, muốn tìm kiếm một diện mạo khác của cuộc chiến đã đóng vẩy trên thân thể mình suốt hàng chục năm dài" (Vietnam War : ‘Cuộc chiến day dứt tất cả chúng tôi’, BBC.com/vietnamese 17/9/2017).

Theo cách nhìn lịch sử của Giáo sư Zinoman, cả chục triệu người Việt đã tham gia chiến tranh, mấy triệu người của hai miền Nam, Bắc chết vì chiến tranh, so với gần 60 nghìn lính Mỹ tử trận thì vai trò của người Việt phải là trọng tâm của các phim tài liệu, các nghiên cứu học thuật. Hội nghị hôm nay đưa ra cách tiếp cận lịch sử Việt Nam trong thế kỷ vừa qua bằng nhãn quan của chính người Việt.

Là giáo sư Khoa Sử chuyên về Việt Nam và Đông Nam Á của U.C. Berkeley, nơi đã có nhiều liên quan đến cuộc chiến Việt Nam, từ ba thập niên qua, dưới sự hướng dẫn của Giáo sư Zinoman, một số nhà nghiên cứu, nhà sử học với những góc nhìn mới về cuộc chiến này đã được đào tạo như Tường Vũ, Alec Holcombe, Jason Picard, Nu-Anh Trần, Martina Nguyễn, Uyên Nguyễn, Jenny Phạm.

Tuy nhiên giáo sư cũng đã nhắc nhở họ và những nhà nghiên cứu rằng, sang năm là dịp kỷ niệm 50 ngày kết thúc cuộc chiến và sẽ có nhiều hội nghị liên quan, mọi người cần chuẩn bị để đương đầu với cách nhìn cũ của những học giả kỳ cựu.

Bùi Văn Phú

(02/05/2024)

Additional Info

  • Author Bùi Văn Phú
Published in Diễn đàn

‘Miền Nam giáo dục cho hòa bình, miền Bắc phục vụ chiến tranh’

Ngọc Lễ, VOA, 29/10/2019

Nền giáo dc min Nam trước 1975 có mc tiêu lâu dài là xây dng thế h công dân xây dng đt nước trong khi min Bc tp trung vào mc tiêu trước mt là đào to lp chiến binh kế cn đi chiến đu và điu này đã to li thế ln cho min Bc trong cuộc chiến, các nhà nghiên cu nhn đnh ti mt hi tho mi đây ti Eugene, bang Oregon, Hoa Kỳ.

hoithao1

Nhà nghiên cứu Sean Fear nói về bầu cử năm 1971 ở Việt Nam Cộng Hòa ; Đại học Oregon, 15/10/2019

Tại phiên tho lun v giáo dc, ngh thut và truyn thông trong khuôn kh hi tho v nn Cng hòa và các giá tr Cng hòa Vit Nam được t chc hôm 15/10 ti Đại hc Oregon Eugene, các nhà nghiên cu đã có cái nhìn so sách v tm nhìn và chiến lược giáo dc ca hai min Vit Nam trong cuc chiến.

‘Kính yêu và thù hận’

"Nền giáo dc min Bc có mc tiêu và tm nhìn rõ ràng", bà Olga Dror, giáo sư S hc ti Đại hc Texas A&M, nhn đnh. "Nn giáo dc min Bc da trên hai điu : yêu và hn".

"Yêu là kính yêu Bác Hồ. Do min Bc ít người hiu được ch nghĩa cng sn là gì hung gì là tr em nên các em được hướng yêu điu gì đó mà các em có th hiu", bà Olga giải thích. "Còn ghét là ghét Đế quc M và bè lũ tay sai min Nam".

Đối tượng giáo dc mà bà Olga nói đến trong phn trình bày ca bà không phi là sinh viên mà là hc sinh trong đ tui t 6 đến 17 và tm nhìn mà các chế đ min Bc và min Nam mun truyền đt cho thế h tr ca h.

Trong khi đó, miền Nam không th giáo dc tr em ca h như min Bc vì ‘h không th nào tr thành mt nhà nước chuyên chế như min Bc’, bà Olga nói.

"Họ không mun giáo dc con tr ca h thành nhng người tuân theo chế đ chuyên chế. Điu này cho thy s đa dng min Nam mà trong đó mi người đu có quyn t do có ý kiến ca mình", bà nói thêm.

Bà giải thích rng do min Nam có s đa dng xã hi vi nhiu cng đng tôn giáo khác nhau cũng như nhiu nhóm có tư tưởng chính trị khác nhau, t chng Cng trit đ cho đến thân Cng và con cháu ca h có th đi hc chung mt trường mt lp cho nên ‘cn có s chung sng’.

Một nguyên nhân na mà min Bc d tiến hành nn giáo dc mang tính tuyên truyn là h ch có mt chính phủ thng nht, trong khi đó điu này khác hoàn toàn min Nam.

"Khi Ngô Đình Diệm nm quyn, mi người đu ca ngi ông y. Nhưng khi ông y b lt đ thì ông y li tr thành mt k xu xa nht", bà nói. "Do đó tr em min Nam b ri".

Ngoài ra, do nền kinh tế th trường min Nam mà không nhà xut bn nào có th xut bn t nhng tác phm ca ngi các tng thng như Ngô Đình Dim hay Nguyn Văn Thiu như cách làm min Bc vì ‘s không có ai mua’, cũng theo v giáo sư S hc này.

Bà Olga đưa ra ví d v mt bc tranh c đng min Bc mà trong đó v mt đa bé còn nh vi chiu cao khiêm tn nhưng li ước mơ rng em s chóng cao ln ‘đ đi b đi đánh đui gic M’. Trong khi đó, min Nam, bà Olga k li giai thoi rng khi thy cô giáo hi các em có muốn ln lên gia nhp quân đi hay không thì các em nói rng các em mun đến khi mình 18 tui đt nước s không còn chiến tranh na.

"Miền Bc nuôi dưỡng con em h cho chiến tranh, còn min Nam giáo dc con em h cho hòa bình", bà nói.

"Điều này (giáo dc cho hòa bình) thật s t hi trong thi đim chiến tranh", bà nói thêm. "Min Bc đã thành công vi chiến lược ca h".

"Tuy nhiên, chiến lược này li tr nên rt d sau chiến tranh bi vì người dân min Bc lúc đó không có được s chun b đ xây dng đt nước cũng như sng trong xã hi mi. Trong khi đó min Nam không có được cơ hi thc hin tm nhìn ca mình", bà kết lun.

Trao đổi vi VOA bên l hi tho v có khi min Nam cm thy nhu cu phi làm theo min Bc trong điu kin chiến tranh như vy hay không, bà Olga nói rng ‘nếu h làm như vy thì không có lý do gì min Nam tn ti’ và rng min Nam s ‘phi xem xét lại hoàn toàn mô hình Nhà nước mà h mun xây dng’.

Mặc dù la chn này khiến min Nam gp bt li trong cuc chiến nhưng ‘đó là la chn ca h’.

Bà cũng nói thêm rằng do áp lc ca M lúc đó mà min Nam không th xây dng chế đ chuyên chế đ phc v cho cuộc chiến. "Người M không mun ng h thêm mt đt nước chuyên chế na min Nam Vit Nam sau khi h đã ng h các chế đ đc tài Đài Loan và Hàn Quc", bà cho biết.

‘Tầm nhìn dài hn’

Trong phần trình bày ca mình, bà Trương Thùy Dung, nghiên cu sinh Tiến s chuyên ngành giáo dc ti Đi hc Hamburg, Đc, nêu bt ‘tm nhìn dài hn’ ca nn giáo dc min Nam.

Theo đó, nhiệm v ca nn giáo dc min Nam là ‘đào to công dân tương lai và xây dng hình nh ca Việt Nam Cộng Hòa như là mt đt nước hin đi và phát trin’.

"Nền Cng hòa đó cam kết theo đui khát vng ca người dân. Nó tha nhn và chp nhn các s tương đng và khác bit ni ti vi mc đích đt được s thng nht và đa dng trên con đường phát trin", bà nói.

Trao đổi vi VOA bên l hi thảo, bà Dung nói rng chương trình giáo dc trong các trường đi hc ca Việt Nam Cộng Hòa ‘không h giáo dc công dân ca h đ đi chiến đu vi mt đi tượng nào đy’.

"Họ ch dy công dân da trên nn tng dân tc, khoa hc, khai phóng, và người công dân đấy có th phát huy được hết kh năng ca mình đ phng s cho nhim v xây dng quc gia vào thi đim đy da trên năng lc thc tế ca tng cá nhân".

"Nền giáo dc đy được thiết kế đ phát huy thế mnh ca tng cá nhân ch không phi là đ rp khuôn phục v cho lý tưởng, mc tiêu ca Nhà nước", bà nói thêm.

Trả li câu hi ti sao min Nam không nhìn vào thc tế cuc chiến đ điu chnh nn giáo dc cho phù hp, bà Dung tr li rng ‘do min Nam hướng đến tương lai xa và không nhìn cuc chiến là cái gì đó lâu dài vì cuộc chiến nào ri cũng kết thúc’.

"Miền Nam khi đó va chu áp lc cuc chiến, va chu áp lc ca M nên h mong mun xây dng ni lc mnh đ t đng vng t đó có th bước qua thi kỳ chiến tranh đ xây dng đt nước trong giai đon hu chiến ch không phi ch xây dng con người cho cuc chiến", bà gii thích.

Bà cũng nói rằng không nên lng ghép chiến tranh vào mc tiêu giáo dc.

"Giáo dục là giáo dc. Cn tách bit vi chính tr. Giáo dc hướng ti xây dng con người nên không th đ bị nh hưởng bi cái khác".

"Có thể tm gi đó là mc tiêu vin vông (đi vi Việt Nam Cộng Hòa) trong thi đim đy nhưng nn giáo dc đó đã thc hin đúng nhim v ca nó", bà nói và không đng ý cho rng nn giáo dc đã góp phn làm cho Việt Nam Cộng Hòa thua trong cuộc chiến.

Trả li câu hi nn giáo dc Vit Nam hin nay có th rút ra bài hc kinh nghim gì t hai nn giáo dc ca min Bc và min Nam trước đây, bà Dung nói : "Rõ ràng nhng di sn ca nn giáo dc Việt Nam Cộng Hòa vn còn đâu đó trong nền giáo dc Vit Nam hin nay, t nhng nhân lc được đào to trong thi Việt Nam Cộng Hòa".

Bà đưa ra mt ví d cho thy nn giáo dc Vit Nam hin nay và ca Việt Nam Cộng Hòa trước đây đã có đim gp nhau là ‘áp dng mô hình đào to theo tín ch’ vn là một mô hình tiến b vào nhng năm 60, 70 ca thế k trước.

"Nền giáo dc Vit Nam hin nay và ca Việt Nam Cộng Hòa đã gp nhau ch nhìn ra được cái gì là la chn tt nht", bà nhn đnh.

Về triết lý giáo dc ‘nhân bn, khai phóng, khoa hc’ ca min Nam mà bà Dung cho rằng ‘đã được ghi trong Hiến pháp ca nn Đ nh Cng hòa’, bà nhn đnh ‘đó là triết lý tiến b cho đến bây gi’ và rng ‘các nn giáo dc nên đi theo’.

"Mặc dù không th hin c th trong các văn bn nht đnh, nhưng trong các phát biểu đâu đó của các quan chc giáo dc Vit Nam đã cho thy rng nn giáo dc Vit Nam đang theo đui mc tiêu này", bà cho biết.

‘Thời hoàng kim’

Bà Trương Thùy Dung, vn nghiên cu sâu v nn giáo dc ca Việt Nam Cộng Hòa, nói rng giao đon cui nhng năm 1960 và đầu 1970 là ‘thi hoàng kim’ ca nn giáo dc đi hc min Nam.

Bà cho biết trong giai đon này các trường đi hc ‘được thành lp nhiu nht trong sut 20 năm tn ti ca Việt Nam Cộng Hòa’ so vi ch mt phân nhánh ca trường đi hc do Pháp thành lập Sài Gòn dưới thi thuc đa.

Bà dẫn ra nhng ví d như ‘đ nhân lc vn hành’, ‘có thành qu hc thut’, ‘có nhng din đàn đ tho lun các vn đ khoa hc rng rãi’ và ‘s phát trin mnh m ca xut bn’ đ chng minh giáo dc đi hc trong giai đoạn này là ‘thi đi hoàng kim’.

Bà cũng nhấn mnh v ‘tính trung thc’ trong giáo dc đi hc min Nam trong vic thi c va đánh giá sinh viên. Theo đó, các giáo sư đánh giá sinh viên ‘mt cách công bng không thiên v’ đ đm bo cht lượng đu ra và để không cho sinh viên nào có năng lc b mt cơ hi hc hành và thành đt.

Theo bà Dung thì do các trường đi hc min Nam được t do thiết kế chương trình hc và không b bt buc phi tuân theo tư tưởng ca Nhà nước nên h được dy ‘tt c các trào lưu triết hc, tư tưởng, k c ch nghĩa Marx’.

"Các sinh viên có cơ hi điu chnh tư tưởng ca mình da trên nhng gì mà h được nghe các giáo sư ging dy và các tài liu n phm xut bn vào thi đó", bà nói và cho biết rng chính s t do tư tưởng này cũng là mt phn nguyên nhân ‘dn đến phong trào phản chiến’ vn ph biến trong các trường đi hc min Nam vào nhng năm 1960 và 1970.

Ngọc Lễ

Nguồn : VOA, 29/10/2019

*******************

‘Miền Nam không thể dạy về sự căm thù như miền Bắc’

Nguyễn Hòa, Người Việt, 18/10/2019

Giáo sư Olga Dror là một nhà nghiên cứu về Việt Nam tại Đại học Texas A&M, tiểu bang Texas. Các công trình nghiên cứu của bà  bao gồm "Việc thờ cúng Mẫu Liễu Hạnh ở miền Bắc Việt Nam" ; "Việc giáo dục thanh thiếu niên Bắc và Nam Việt Nam khác nhau ra sao trong chiến tranh (Raising Vietnamese : Youth Identities in North and South Vietnam during the war (1965-1975)". Ngoài ra, bà còn dịch sang tiếng Anh cho cuốn sách "Giải khăn sô cho Huế", của nhà văn Nhã Ca.

hoithao2

Bà Olga Dror đang thuyết trình tại hội thảo. (Hình : Nguyễn Hòa/Người Việt)

Đến dự hội thảo về Việt Nam Cộng Hòa tại Đại học Oregon trong hai ngày 14 và 15 tháng Mười, 2019, bà Olga Dror dành cho báo Người Việt cuộc phỏng vấn sau đây.

***

Người Việt : Khi nghiên cứu về giáo dục thanh thiếu niên hai miền Nam-Bắc Việt Nam trong thời chiến tranh, bà đã tìm thấy điều gì ?

Olga Dror : Cuốn sách mới nhất của tôi so sánh những người trẻ tuổi ở miền Bắc và miền Nam trong lứa tuổi 17 trong thời gian chiến tranh. Điều tôi phát hiện ra là miền Bắc có một kế hoạch chính trị rất rõ ràng, như là giáo dục về lòng căm thù, và họ có cả một bộ máy để thực hiện điều đó, họ bao cấp hết cho những chương trình như vậy ở các trường học. Họ dạy cho trẻ em nào là "thương yêu Bác Hồ", nào là "căm thù giặc Mỹ", nào là "chính quyền miền Nam là Ngụy",… Với việc giáo dục yêu thương và căm thù như thế, họ tiến tới bắt thanh thiếu niên phải tuân lệnh.

Ở miền Nam thì ngược lại. Việt Nam Cộng Hòa không có một lực lượng hoàn chỉnh để đối ứng. Chuyện này có nhiều nguyên nhân.

Thứ nhất là tại miền Bắc, họ có một chính quyền liên tục, miền Nam không có. Tệ hơn nữa là khi Tổng thống Ngô Đình Diệm bị đảo chính và giết chết, vì trước đó trẻ em được dạy ông Ngô Đình Diệm là người đáng kính như thế nào, thế rồi không phải như vậy nữa.

Miền Bắc là độc đảng, còn miền Nam lại mong muốn là trình bày một bộ mặt không phải như miền Bắc, không thể đưa ra những thông điệp như miền Bắc làm. Miền Bắc rất rõ ràng là họ muốn xây dựng một xã hội cộng sản. Miền Nam không muốn điều đó, nhưng câu hỏi đặt ra là miền Nam xây dựng xã hội như thế nào ?

Ở miền Nam có nhiều những ý kiến khác nhau, và hay tranh cãi nhau. Điều đó cũng ảnh hưởng đến những điều kiện cho sự tồn tại của họ.

Với tất cả những lý do đó, miền Nam không thể có một chương trình chính trị đối với trẻ em như miền Bắc, không phải là họ quyết định như thế mà là họ không thể làm như thế, không thể dạy chính trị cho trẻ em miền Nam như miền Bắc, họ không thế đổ hết mọi tội lỗi cho cộng sản.

Tôi có hỏi nhiều người miền Nam, mà thời ấy còn trẻ. Họ không biết Hồ Chí Minh là ai, không biết về chiến tranh.

Miền Nam mong muốn giáo dục trẻ em về một xã hội đa dạng, trong khi miền Bắc dạy trẻ em về chiến tranh.

Đối với miền Bắc, điều đó có vẻ tốt cho việc tiến hành chiến tranh, nhưng sau đó, những con người đó, không biết cách sống thế nào trong một xã hội không có chiến tranh.

Người Việt : Bà cũng có nghiên cứu về tín ngưỡng thờ Mẫu Liễu Hạnh.

hoithao3

Một trang sách giáo khoa của miền Bắc giáo dục về lòng căm thù, được bà Olga Dror đưa ra trong hội thảo. (Hình : Nguyễn Hòa/Người Việt)

Olga Dror : Vâng nghiên cứu đó lâu rồi. Tôi đến các đền thờ và hỏi những người đi thờ cúng Mẫu Liễu Hạnh thì người ta cũng chẳng biết bà ấy là ai, không quan tâm đến triết lý gì hết, mà chỉ là một nhu cầu cần sự giúp đỡ từ bà ấy.

Người Việt : Bà sinh ra tại Liên Xô cũ, con đường nào dẫn bà tới việc nghiên cứu về Việt Nam ?

Olga Dror : Trong hệ thống đại học Liên Xô, người ta chỉ định bạn học cái gì. Tôi muốn nghiên cứu về Nhật Bản, nhưng mà ông giáo nói tôi nghiên cứu về Việt Nam, và cho tôi xem một bộ bộ phim hoạt họa về Lê Lợi và thần Kim Qui, rồi thế là bắt đầu.

Người Việt : Khi bà đã viết quyển sách về thanh thiếu niên miền Bắc và miền Nam như vậy thì bà có gặp khó khăn gì khi đi vào Việt Nam không ?

Olga Dror : Trước khi viết quyển sách đó tôi đã dịch quyển sách của Nhã Ca (Giải Khăn Sô Cho Huế) sang tiếng Anh, đó là một chủ đề rất là nhạy cảm. Tôi không gặp vấn đề gì khi ra vào Việt Nam, nhưng để thu thập tài liệu thì khó. Làm việc với các tàng thư ở Việt Nam rất khó. Sau khi nghiên cứu về thanh thiếu niên miền Bắc và Nam Việt Nam, tôi lại nghiên cứu về sự sùng bái thờ cúng Hồ Chí Minh [trong xã hội Việt Nam hiện nay], một chủ đề còn nhạy cảm hơn nữa.

Tuy nhiên, vấn đề không phải là vào được Việt Nam hay không mà là làm được cái gì ở đó.

Người Việt : Xin cám ơn bà. 

Nguyễn Hòa thực hiện

Nguồn : Người Việt, 18/10/2019

Published in Diễn đàn