Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

vntpp1

Ông Kerry đưa ra li khuyên này trong bài phát biu ti Đi hc Sư Phm Kỹ Thut thành ph Hồ Chí Minh hôm 13/1

Ngoại trưởng sp mãn nhim ca M John Kerry trong chuyến công du cui cùng đã ghé qua Vit Nam và khuyên Hà ni nên thn trng trong tiến trình đàm phán các hip đnh thương mi mi.

Ông Kerry đưa ra li khuyên này trong bài phát biu ti Đi hc Sư Phm Kỹ Thut thành ph Hồ Chí Minh hôm 13/1 trong chuyến thăm cui cùng ti Vit Nam vi tư cách ngoi trưởng M.

Vào lúc sắp sa kết thúc nhim kỳ, ông Kerry nói ông không th đoan chc liu hip đnh Đi Tác Thương Mi Xuyên Thái Bình Dương (TTP) có tn ti hay không, nhưng ông khuyên Vit Nam không nên vi vàng chp nhn mt hip đnh thương mi nào đó đ thay thế TPP và hy sinh nhng điu khon kinh doanh có li đã đt được trong TPP.

Hiệp đnh TPP gm 12 nước thành viên, trong đó có Vit Nam, được coi là "chết lâm sàng" sau khi tổng thng đc c Trump tuyên b M s rút ra khi hip đnh bao trn 40% GDP toàn cu này. Ông Trump nói ông s chính thc tuyên b quyết đnh này trong l nhm chc Washington vào ngày 20/1.

Việt Nam được các chuyên gia kinh tế đánh giá là nước s hưởng li nhiu nht t hip đnh thương mi TPP. EuroAsia Group ước lượng vi TPP, lượng xut khu ca Vit Nam s tăng 28% trong vòng 1 thp niên ti và lượng hàng may mc và giày da xut khu s tăng 50% trước năm 2025.

Việt Nam cũng đã hoãn thông qua TPP và đang đàm phán hiệp đnh Đi tác Kinh Tế Toàn Din Khu Vc (RCEP) do Trung Quc đ xut. Đây là hip đnh thương mi mà Trung Quc đ ngh đ thay thế TPP và bành trướng nh hưởng trong khu vc.

Ông Kerry cho rằng "có nhng nước sn sàng tham gia các hiệp đnh mt cách vi vã mà không đòi hi nhng tiêu chun cao và làm như vy có v tin li trong ngn hn", ám ch hip đnh RCEP mà Trung Quc đang thương tho vi 15 nước trong khu vc Châu Á Thái Bình Dương, nhưng không có M.

Giáo sư Carl Thayer của trường đi hc New South Wales cho rng Vit Nam s "rt thc tế và làm nhng gì tt nht có th đ bo v nn kinh tế".

"Việt Nam đang rơi vào tình trng thâm ht mu dch vi Trung Quc và vn đ này khó có th gii quyết. S không có cách gì Việt Nam cân bng được cán cân thương mi vi Trung Quc. Đó là mt thc tế. Vit Nam cn có cái gì đó khác đ giúp trong vic này. VN cn tiến vào th trường Châu Âu. H cn tiến sâu hơn vào th trường M.

Nhưng theo Giáo sư Thayer, TPP chưa hn đã chết bởi tng thng đc c Donald Trump là người "khó đoán được" và ni các mi vn còn đang trong giai đon hình thành.

Từ khi đc c, ông Trump đã thay đi mt s lp trường so vi nhng gì mà nhà t phú này đã tuyên b trong chiến dch vn đng tranh c.

Giáo sư Thayer cho rng nếu không có được TPP thì Vit Nam, cũng như 6 thành viên khác tham gia đàm phán hip đnh này, s cn đt 1 hip đnh thương mi song phương vi Hoa Kỳ.

Linh Đan

Published in Việt Nam

VIETNAM-US-DIPLOMACY-POLITICS

Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry (trái) và Thứ trưởng Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Bùi Thanh Sơn (phải) tại Hà Nội hôm 13/1/2017. AFP photo

Ngoại trưởng John Kerry đến Việt Nam trong lúc chỉ còn hơn 10 ngày nữa là nhiệm kỳ của chính phủ Barack Obama chấm dứt với những động thái mới của Trung Quốc điều tàu Liêu Ninh tới vùng biển của Đài Loan đang là câu hỏi cho giới quan sát chính trị về vấn đề Việt Nam.

Mặc Lâm có cuộc phỏng vấn với Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng, chuyên gia về quan hệ quốc tế để biết thêm câu trả lời của vấn đề này.

Mục đích chuyến đi ?

Mặc Lâm : Thưa Giáo sư, Ngoại trưởng John Kerry tới Việt Nam trong lúc này có vẻ như một chuyến đi mà mục đích cũng như chính sách của Mỹ khó trở thành hiện thực vì chính phủ của Trump sẽ chẳng bao giờ thực hiện sáng kiến của chính phủ Obama. Giáo sư có nhận định gì về ý kiến này ?

Nguyễn Mạnh Hùng : Đây là chuyến công du cuối cùng của ông John Kerry với tư cách ngoại trưởng Hoa Kỳ. Chuyến đi này không phải chỉ đến Việt Nam mà còn đến mấy nươc khác như Pháp, Anh, và Thụy Sĩ. Riêng sự kiện Việt Nam là nước duy nhất ở Châu Á mà ông Kerry viêng thăm lần chót cho thấy sự quan tâm đặc biêt của ông Kerry đến nước này.

Có thể có hai lý do. Thứ nhất là lý do chính trị. Có thể ông Kerry coi Việt Nam có một vai trò chiến lược quan trọng trong chính sách xoay trục của Mỹ về Châu Á, và muốn nhấn mạnh đến vai trò ấy trước khi ông rời chức ngoại trưởng.

Lý do thứ hai có tính cách tình cảm. Ông Kerry có cảm tình đặc biêt với chính quyền Việt Nam. Trong giai đoạn cuối của chiến tranh Viêt Nam, ông Kerry thuộc thành phần phản chiến, chống chính sách của chính quyền Mỹ và chống Việt Nam Cộng Hòa. Sau khi cuộc chiến kết thúc và quan hệ hai nước trở nên thù nghịch trong nhiều năm, chính ông là một trong số các nghị sĩ cổ võ Mỹ bỏ cấm vận và thiết lập quan hệ bình thường với chính quyền cộng sản Việt Nam.

Trong thời gian làm Thượng nghị sĩ, ông Kerry đã ngăn hặn không cho Thương Viện biểu quyết các dự luật chỉ trích vi phạm nhân quyền ở Việt Nam đã được Hạ Viện thông qua.

Ngoại trưởng Kerry quan tâm và có cảm tình đặc biệt với Việt Nam và muốn tăng cường mối quan hệ Việt-Mỹ.

Ông Kerry tới Việt Nam 19 ngày trước khi nước Mỹ có một chính quyền mới với chính sách mới, nên ông không có khả năng làm một cam kết quan trọng nào nhân danh nước Mỹ đối với Việt Nam. Điều ông có thể làm là giải thích cho các quan chức Việt Nam hiểu rõ thực tế chính trị mới của Mỹ và đưa ra những khuyến cáo vế phương cách Việt Nam có thể làm để ảnh hưởng đến chính sách của chính quyền Donald Trump.

Việt Nam trong thế chiến lược mới

Mặc Lâm : Nhật đã kiên trì thăm viếng và làm việc với Việt Nam trong suốt cả năm qua, động thái này có phải muốn kéo Việt Nam ra khỏi vòng vây của Bắc Kinh nhằm tìm sự đồng thuận trong vấn đề Trung Quốc ?

Nguyễn Mạnh Hùng : Nhật đã quan tâm đên Việt Nam từ lâu. Trong giai đoạn chiến tranh Việt Nam, Nhật ủng hô chính sách của Mỹ và viện trơ kinh tế nhiều cho Việt Nam Cộng Hòa. Sau chiến tranh, Nhật quay ra giúp môt nươc Việt Nam thông nhất dưới chính quyền công sản. Nhật là quốc gia cấp viện trợ phát triển (ODA-Official Development Assistance) nhiều nhất cho Việt Nam.

Riêng Thủ tướng Shinzo Abe, ông tỏ ra đã quan tâm đến vai trò của Việt Nam từ nhiều năm trước. Khi mới nhậm chức thủ tướng lần đầu năm 2006 trong nhiệm  kỳ ngắn ngủi 1 năm, ông đã thăm ngay Việt Nam. Từ khi được bầu làm Thủ tướng lần thứ hai năm 2012, ông đã sang thăm Việt Nam 2 lần. Cuộc viếng thăm trù liệu ngày 16-17 tháng 1 săp tới là chuyến thăm thứ ba của ông Shinzo Abe với tư cách Thủ Tướng Nhật.

Abe là một Thủ tướng Nhật có chính sách ngoại giao mạnh bạo, tích cực hơn ở Châu Á, để hỗ trợ cho chính sách xoay trục của Mỹ. Trung Quốc càng có những hành động lấn lướt thì Nhật càng tăng hợp tác quân sự với Việt Nam. Dưới thời Abe, Nhật đã cam kết viện trợ vũ khí và hợp tác quân sự để tăng cường khả năng phòng thủ của cảnh sát biển Việt Nam.

Chiến hạm và máy bay Nhật là một trong những lực lương quân sự đầu tiên viếng cảng chiến lược Cam Ranh mới khai trương tháng 3 năm 2015. Năm ấy, cùng ngày khi ông Tâp Cân Bình viếng thăm Hà Nội thì Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Nakatani cũng tới thành phố Hồ Chí Minh và được đưa ngay ra cảng Cam Ranh, ở đó ông ký với tướng Phùng Quang Thanh thỏa thuận thao diễn hải quân chung và cho phép các chiến hạm Nhật thăm viếng căn cứ chiến lược này.

Vì những lời tuyên bố ngất ngư trong giai đoạn tranh cử của ửng cử viên tổng thống Donald Trump cho nên ngay sau khi Trump đăc cử, ông Abe là lãnh đạo ngoại quốc đầu tiên đến gặp ông Trump để thăm dò và trao đổi ý kiến. Nay, ông Abe lại sang Việt Nam, điều này cho thấy Nhật muốn và có thể đóng vai trò quan trọng trong việc níu kéo Mỹ không bỏ chính sách xoay trục và có thể là vạch nối giữa Mỹ và Việt Nam trong một thế chiến lược chung đối với Trung Quốc.

Mặc Lâm : Tàu Liêu Ninh của Trung Quốc đang đe dọa an ninh của Đài Loan. Liệu Đài Bắc phản ứng ra sao nếu Liêu Ninh xâm nhập lãnh thổ Đài Bắc trong bối cảnh Tổng thống Thái Anh Văn dứt khoát chọn người bạn Mỹ chống lưng ?

Nguyễn Mạnh Hùng : Trong trường hợp ấy, Đài Loan sẽ lên tiếng phản đối và có những hành động đối phó như lối hành động của Nhật khi tàu Trung Quốôc đi sâu vào hải phận đảo Senkaku.

Mặc Lâm : Và nếu kịch bản tấn công Đài Loan xảy ra, ông Trump có dám lật bài ngửa đánh trả hay chỉ tránh né và giải quyết theo cung cách đổi chác của một doanh nghiệp để hai bên cùng có lợi ?

Nguyễn Mạnh Hùng : Thế chính trị của Đài Loan đã mạnh hơn ở Mỹ sau khi Tổng thống tân cử Donald Trump nhận điện thoại và trao đổi với bà Tổng thống Đai Loan Thái Anh Văn. Tuy trong môt lời tuyên bố trước đây, ông Trump có nói đến khả năng sử dụng Đài Loan như một lá bài để mặc cả. Thực tế chính trị của Mỹ cho thấy chính quyền mới sẽ chống lưng Đài Loan vững hơn và Trung Quốc cũng không dại gi mà tấn công Đài Loan để có thể lâm vào một cuộc chiến không thể thắng với Mỹ

Mặc Lâm : Cám ơn Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng.

Mặc Lâm, biên tập viên RFA

Nguồn : RFI tiếng Việt, 16/01/2017

Additional Info

  • Author Nguyễn Mạnh Hùng
Published in Diễn đàn

Việt Nam được gì sau chuyến thăm của ông John Kerry ? (RFA, 14/01/2017)

vnmy1

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry (trái) bắt tay với Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc (phải) tại Văn phòng Chính phủ Hà Nội vào ngày 13 tháng 1 năm 2017.

Ngoại trưởng Mỹ sắp mãn nhiệm, ông John Kerry, đang thực hiện chuyến công du cuối cùng mà Việt Nam là chặng dừng đầu tiên tước khi đến Pháp, Anh và Thụy Sĩ.

Nhiều duyên nợ với Việt Nam

Sáng ngày 13/1, tại Hà Nội, ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã có cuộc gặp và làm việc với thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại Giao Việt Nam, ông Bùi Thanh Sơn.

Vào cuối buổi họp, ông Bùi Thanh Sơn đề nghị Hoa Kỳ sớm công nhận qui chế kinh tế thị trường, giảm thiểu rào cản thương mại và mở cửa hơn nữa cho hàng hóa Việt Nam vào Mỹ.

Cùng ngày 13, vị ngoại trưởng sắp mãn nhiệm của Hoa Kỳ cũng sẽ đến chào xã giao thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trước khi bay vào thành phố Hồ Chí Minh, gặp lãnh đạo thành phố và tiếp đó có cuộc nói chuyện với gần 400 sinh viên, trí thức và doanh nhân tại Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật thành phố Hồ Chí Minh.

Tại buổi nói chuyện, ông John Kerry đề cập đến lợi ích không thay đổi của Hoa Kỳ trong khu vực, đồng thời bày tỏ hy vọng chính quyền mới của tổng thống Donald Trump sẽ tiếp tục có những cam kết đối với khu vực :

Thạc sĩ Hoàng Việt, Đại Học Luật Sài Gòn, nhận định về sự có mặt của ông John Kerry Việt Nam trước khi mãn nhiệm :

Theo tôi có lẽ ông Kerry cũng như nội các của Obama đang luyến tiếc chính sách xoay trục Châu Á. Chính sách này không chỉ hướng về Châu Á mà còn hơn thế nữa nó là cái chính sách tái cân bằng và thể hiện quyền lực, ảnh hưởng của Hoa Kỳ đối với khu vực quan trọng là khu vực Châu Á, khu vực Đông Á nói chung.

Đối với Việt Nam thì ông John Kerry có tình cảm đặc biệt vì ông cũng đã tham gia vào cuộc chiến tranh Việt Nam. Trước khi làm ngoại trưởng thì ông cũng có vai trò quan trọng ủy ban đối ngoại của thượng viện Hoa Kỳ và cũng đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy mối bang giao Việt Nam và Hoa Kỳ, cho nên ông chọn Việt Nam làm điểm đầu tiên.

Thực ra mà nói tôi nghĩ ông John Kerry sẽ không hứa hẹn gì đâu vì bây giờ ông biết thừa một điều là trách nhiệm của ông trong chính quyền đã không còn. Nói gì với chính phủ Việt Nam thì cái này tôi cũng không chắc, tôi dự đoán về mặt cá nhân ông có chút tình cảm để chia sẻ, nhưng một mặt ông cũng muốn động viên các quốc gia mà ông sẽ thăm về một tương lai mà trong đó ảnh hưởng cũng như chính sách của nước Mỹ hướng về quốc gia đó vẫn còn tiếp tục chứ không phải trong tình trạng là không biết rõ.

Ông Bùi Văn, chuyên nghiên cứu về kinh tế, giảng viên chương trình Fulbright ở Sài Gòn :

Tôi nghĩ thế hệ ông John Kerry, Joe Biden rồi John McCain có rất nhiều duyên nợ với Việt Nam. Ông John Kerry và các ông kia cũng sắp về hưu rồi. Thứ hai nữa qua mấy đời tổng thống thì tôi thấy tổng thống đảng Dân Chủ có quan hệ với Việt Nam tốt hơn tổng thống đảng Cộng Hòa. Cho nên đảng Dân Chủ muốn duy trì cái "credit" tốt này.

Ông John Kerry không ký kết một cái gì cả, chỉ nói chuyện với sinh viên đại học, rồi có đến nói chuyện một chút về đại học Fulbright, tất cả những thứ này không nằm trong một chương trình chính trị .

Vẫn theo lời ông Bùi Văn, chuyện ông ngoại trưởng John Kerry đến việc Nam trước khi mãn nhiệm không giúp gì nhiều cho bàn cờ quan hệ Mỹ Việt đang có vẻ phức tạp và khó đoán trong thời gian tới.

Mối quan hệ tay ba

vnmy2

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (phải) và Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng (trái) hội đàm tại Bắc Kinh ngày 12 tháng 1 năm 2017. AFP photo

Tiến sĩ Đinh Hoàng Thắng, nguyên đại sứ Việt Nam tại Hà Lan, nguyên trưởng Nhóm Tư Vấn Lãnh Đạo Bộ Ngoại Giao, cho rằng phải đặt của chuyến công du này vào toàn cảnh những chuyển động khu vực trong thời gian qua cũng như hiện nay.

Ngày 12 tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đi Trung Quốc, thứ Sáu thì ngoại trưởng John Kerry đến Việt Nam, sau đấy nữa ngày 17 thì ông Shinzo Abe cũng đến Việt Nam. Như vậy ta thấy cả hai ông Kerry và ông Abe đều ghé Việt Nam trước khi đi Châu Âu. Rõ ràng ở đây có sự chuyển động cấp tập, nếu không muốn nói là cấp bách, do tình hình hay do sự bấp bênh trong các dự đoán của các nước. Chính vì vậy tôi nghĩ phải đặt chuyến thăm của ông Kerry sau mấy sự kiện. Thứ nhất ông thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có chủ động điện đàm với tổng thống tân cử Donald Trump. Thứ hai nữa là đại sứ Mỹ ở Hà Nội, không thuộc diện phải trở lại nhiệm sở vào 20 tháng Giêng này, không thuộc diện các đại sứ bị triệu hồi, nhưng việc ông ở lại cũng báo hiệu một cái gì đó như sự tiếp nối.

Tuy nhiên nhìn về chuyến đi của ông John Kerry trong quan hệ Việt Mỹ tôi nghĩ trường hợp tối ưu là ông Kerry có thể báo hoặc giải thích cho Việt Nam biết một số thay đổi sắp tới đây của chính quyền mới, vì chắc chắn quan hệ Việt Mỹ sẽ không diễn ra theo cách của chính quyền Obama trong mấy năm qua. Giai đoạn đầu chính quyền mới có quá nhiều vấn đề cho nên Việt Nam không phải là vấn đề ưu tiên, cục diện ngoại giao tới đây có những khó khăn thế nhưng trong tình hình đó việc ông Kerry sang Hà Nội tôi thấy là dấu hiệu tốt cho quan hệ Việt Mỹ.

Dưới mắt nhà báo tự do Phạm Chí Dũng, ông Kerry đến Việt Nam lần này không tạo điều gì mới, không ký kết thêm được gì, nhưng :

Có dư luận cho rằng ông John Kerry đến Việt Nam nhằm giải quyết vấn đề Đại Học Fulbright. Từ tháng Bảy 2015, khi ông Nguyễn Phú Trọng sang Washington và đã cam kết với Mỹ sẽ cho mở Đại Học Fulbright ở Việt Nam. Cho tới nay đã một năm rưỡi rồi mà Fulbright vẫn chưa có giấy phép. Dư luận cho rằng ông John Kerry muốn đẩy nhanh hơn việc cấp giấy phép cho Fulbright.

Nhưng nếu chỉ có vấn đề Fulbright thì nhỏ thôi, cũng không phải ông Kerry đến để mở chính sách về môi trường đầu tư, thế thì kỳ này ông Kerry sang Việt Nam cũng không có gì mới. Tất nhiên có những nội dung không thể công bố cho dư luận biết được. Tôi cho rằng chuyến đi của ông Kerry có khả năng liên quan tới chuyện Nguyễn Phú Trọng sang Bắc Kinh.

Có nghĩa là khi Việt Nam đi dây trong quan hệ Việt Nam-Trung Quốc-Hoa Kỳ thì Mỹ muốn để ông Kerry ở cuối nhiệm kỳ của mình làm vai trò tiền trạm để biết chắc thái độ và quan điểm của Việt Nam để quốc hội Mỹ có thể cấp tín dụng quốc phòng cho Việt Nam hay không. Đây là một chuyến đi thăm dò tương tự như chuyến đi thăm dò của ông Đinh Thế Huynh tới Washington DC hồi tháng Mười. Ông Đinh Thế Huynh muốn thăm dò thái độ của Mỹ thì bây giờ ông John Kerry sang Việt Nam để thăm dò và xác nhận lại thái độ quan điểm việc đu dây chính trị của Việt Nam.

Theo lịch trình thí trước khi rời Việt Nam đi Pháp ngày 14, ông John Kerry sẽ đến Cà Mau để thảo luận cùng giới chuyên gia trong vùng về những vấn đề liên quan đến môi trường.

Thông cáo của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ nói ông Kerry sẽ xem xét phương thức mà Hoa Kỳ có thể hợp tác với Việt Nam trong lãnh vực năng lượng sạch, quản trị nguồn nước, tài nguyên, hệ sinh thái, phát triển cơ sở hạ tầng bền vững cho khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long.

Thanh Trúc, phóng viên RFA

**********************

Tại Việt Nam, ngoại trưởng Mỹ bảo vệ TPP (RFI, 14/01/2017)

vnmy3

Ông John Kerry phát biểu tại Đại học Công Nghệ và Giáo Dục Sài Gòn, 13/01/2017. EUTERS/Alex Brandon

Tại thành phố Hồ Chí Minh, nhân chuyến công du Châu Á cuối cùng với tư cách lãnh đạo ngành ngoại giao Mỹ, ông John Kerry đã lên tiếng bảo vệ Hiệp Định Đối Tác xuyên Thái Bình Dương. Ngoại trưởng Hoa Kỳ cũng kêu gọi các quốc gia có tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông nên kiềm chế trước những hành vi khiêu khích.

Hôm qua, 13/01/2017, trước sự hiện diện đông đảo sinh viên trường Đại học Công Nghệ và Giáo Dục Thành phố Hồ Chí Minh, ông John Kerry khẳng định : "Tôi không thể đoán trước tân chính quyền sẽ làm gì với TPP, nhưng tôi có thể nói với các bạn một cách chắc chắn rằng những lý do cơ bản cho TPP sẽ không thay đổi".

Theo ông, Hoa Kỳ sẽ không thể nào phát triển mạnh, nếu như không thể giao thương với các nước trên thế giới. Ông cũng thừa nhận rằng tương lai của TPP, mảnh ghép quan trọng trong chính sách "xoay trục sang Châu Á" của chính quyền Obama, như chỉ treo mành chuông vào lúc tổng thống tân cử sắp sửa tuyên thệ nhậm chức trong tuần tới. Tuy nhiên, ông tin tưởng là các cam kết của Hoa Kỳ đối với khu vực này sẽ không thay đổi.

Ông nói : "Đổi chính quyền tại Washington cũng không có nghĩa là thay đổi hẳn hay làm suy yếu một cách cơ bản những cam kết mà Hoa Kỳ đã đưa ra cho sự thịnh vượng, ổn định và an ninh tại Châu Á - Thái Bình Dương. Mối quan hệ song phương không lệ thuộc hẳn vào những cá nhân hay nhân vật này khác". Theo ông, hiệp định trao đổi tự do mậu dịch này cho phép tạo ra nhiều công ăn việc làm và "chính sách bảo hộ mậu dịch sẽ không thể nào vận hành được".

Liên quan đến vấn đề Biển Đông, ngoại trưởng Mỹ khẳng định việc tăng cường hợp tác an ninh giữa Hoa Kỳ và Việt Nam, nhằm bảo vệ tự do lưu thông hàng hải và hàng không trong khu vực, nơi đang xảy ra những tranh chấp chủ quyền lãnh hải giữa Việt Nam và Trung Quốc cùng với 4 quốc gia khác. Tuy nhiên, ngoại trưởng Mỹ kêu gọi các bên kiềm chế trước các hành động gây hấn của Trung Quốc trong khu vực.

"Chúng tôi tin là tất cả các quốc gia trong khu vực, dù là lớn hay nhỏ, sẽ tránh những hành động khiêu khích gây thêm ra những căng thẳng hoặc có thể dẫn đến hành động quân sự hóa tại đây".

Ông John Kerry nhắc lại Hoa Kỳ phản đối "bất kỳ quốc gia nào có hành động ép buộc hay đe dọa dùng vũ lực để áp đặt đòi hỏi của mình lên những nước khác…" và ông cũng tin rằng "chính quyền tương lai sẽ tiếp tục tuân thủ chính sách này với thiện chí".

Hôm nay, ngoại trưởng Mỹ đến thăm Cà Mau nơi ông đã từng tham chiến cách đây 50 năm. Chuyến công du cuối cùng của ông sẽ kết thúc tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới Davos, được tổ chức vào ngày 18/01 tới đây tại Thụy Sĩ, hai ngày trước khi ông Donald Trump tuyên thệ nhậm chức.

Minh Anh

************************

Chuyến thăm Việt Nam cuối cùng của ngoại trưởng Kerry (RFI, 13/01/2017)

vnmy4

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Hà Nội ngày 13/01/2017. REUTERS/Alex Brandon

Một ngày sau khi đặt chân đến Hà Nội trong chuyến công du cuối cùng, ngoại trưởng John Kerry nhấn mạnh đến quan hệ mật thiết giữa Hoa Kỳ và Việt Nam. Trong buổi họp báo ngày 13/01/2017, lãnh đạo ngành ngoại giao Mỹ đề cao vai trò trung tâm của Việt Nam trong chính sách "tái cân bằng" và "xoay trục" sang Châu Á -Thái Bình Dương của Mỹ dưới thời tổng thống Obama.

"Tôi rất hân hạnh được trở lại Việt Nam, quốc gia mà Mỹ tiếp tục tăng cường quan hệ", hai nước đã thúc đẩy mối quan hệ "đối tác trong nhiều lĩnh vực". Ông Kerry tuyên bố như trên sau khi hội kiến thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc và làm việc với thứ trưởng Ngoại Giao Việt Nam Bùi Thanh Sơn.

Hãng tin Pháp AFP nhắc lại, dưới nhiệm kỳ tổng thống Barack Obama, Hoa Kỳ đã dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí đối với Việt Nam. Trong lĩnh vực kinh tế và thương mại, Hiệp định Tự do Mậu dịch Xuyên Thái Bình Dương TPP được coi là điểm son giữa Washington và Hà Nội. Thế nhưng, việc tổng thống sắp tới, Donald Trump, báo trước là Mỹ sẽ rút lui khỏi TPP, đẩy quan hệ Mỹ-Việt vào tương lai bất định.

Đây là lần thứ tư và cuối cùng ông Kerry viếng thăm Việt Nam với tư cách ngoại trưởng Mỹ. Tại Hà Nội, ông đã không quên đề cập đến vế nhân quyền. Về điểm này John Kerry cho rằng Việt Nam còn phải "cố gắng nhiều hơn nữa" và Việt Nam còn đang đứng trước "nhiều thử thách".

Sau Hà Nội, ngoại trưởng Mỹ lên đường vào Sài Gòn trước khi tới Cà Mau, nơi mà năm 1969 ông từng bị phục kích khi tham chiến ở Việt Nam.

Thanh Hà

**************************

Tại sao ông John Kerry chọn thăm Việt Nam lúc này ? (RFA, 13/01/2014)

vnmy5

Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry (trái) và Thứ trưởng Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Bùi Thanh Sơn (phải) tại Hà Nội hôm 13/1/2017. AFP photo

Dư luận quan tâm tại sao ông John Kerry chọn Việt Nam là quốc gia Châu Á duy nhất trong chuyến công du nước ngoài trước khi mãn nhiệm chức bộ trưởng ngoại giao Hoa Kỳ.

Tình cảm với Việt Nam

Nhà báo Nguyễn Vũ Bình từ Hà Nội đưa ra lý do của sự lựa chọn đó : "Ông John Kerry có cảm tình với Việt Nam, quá khứ của ông và quá trình làm việc với Việt Nam dẫn tới cảm tình với Việt Nam. Về khía cạnh cá nhân tôi nghĩ đây là một cuộc viếng thăm với tính chất chia tay của John Kerry trên cương vị là bộ trưởng ngoại giao".

Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng, chuyên gia về quan hệ quốc tế, từ Washington DC, cũng có nhận định về chuyến thăm Việt Nam lần này của ông ngoại trưởng John Kerry :

"Người ta có thể nghĩ 2 lý do mà ông đến Việt Nam, thứ nhất là chính trị, ông là người cổ võ ủng hộ chính sách xoay trục của Mỹ Việt Nam mà ông nghĩ Việt Nam có vai trò quan trọng trong chính sách xoay trục. Thứ hai là tình cảm, ông có tình cảm với chính quyền Việt Nam từ lâu lắm rồi. Trong thời chiến tranh Việt Nam ông thuộc thành phần phản chiến chống chính sách của chính phủ Mỹ và chống luôn Việt Nam Cộng Hoà. Sau khi chiến tranh kết thúc chính ông và một trong số ít nghệ sĩ đã đứng lên cổ võ cho việc bỏ cấm vận và bình thường hoá bang giao giữa Mỹ và Việt Nam".

Nhà văn Phạm Thành bổ sung thêm quan điểm với hai điểm chính :

"Thứ nhất ông John Kerry là một trong những thành viên rất tích cực trong việc giúp cho việc quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Mỹ ngày một phát triển, ngày xưa ông là một trong những người vận động rất tích cực cho việc bỏ cấm vận ở Việt Nam những năm 1995, sau năm 2000 ông là người rất tích cực làm cho mối quan hệ của Việt Nam nâng cấp lên thành quan hệ toàn diện. Ở một khía cạnh nhân văn nào đó ông nghĩ rằng ông là một người đóng một vai trò rất quan trọng trong việc giúp Việt Nam không những thắt chặt thêm quan hệ với Mỹ mà còn qua đó sẽ giúp Việt Nam mở rộng quan hệ quốc tế".

Trấn an Việt Nam

Thông cáo của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ về chuyến thăm của ông John Kerry đến Việt Nam trong hai ngày 13 và 14 tháng giêng là đến Hà Nội, Sài Gòn gặp gỡ các lãnh đạo Việt Nam, đọc diễn văn về quan hệ Mỹ- Việt ; sau đó xuống Cà Mau gặp giới chuyên gia bàn một số vấn đề môi trường liên quan tác động đến khu vực đồng bằng cuối nguồn sông Mê kong ; xem xét cách thức Hoa Kỳ có thể phối hợp cùng Việt Nam trong công tác phát triển năng lượng sạch và hạ tầng bền vững, công tác quản trị nguồn nước thông minh cũng như quản trị tài nguyên của hệ sinh thái.

Nhà báo Nguyễn Vũ Bình cho rằng ngoài những hoạt động được nêu rõ như thế thì chuyến đi còn có một ý nghĩa khác :

"Thời điểm này thì ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng có đi sang Trung Quốc và tình hình nội bộ của Việt Nam thì rất là phức tạp nhất là từ khi có thông tin ông Donald Trump lên làm tổng thống cho nên việc vỗ về trấn an đối với nhà cầm quyền Việt Nam là một công việc cần phải làm trong bối cảnh hết sức phức tạp, nên có 2 lý do, một là lý do cá nhân thứ hai nữa là trấn an có tính chất thông báo nước Mỹ sẽ không bỏ rơi Việt Nam".

Trong khi đó, nhà văn Phạm Thành còn có thêm một số suy luận :

"Ông John Kerry có những suy luận rằng Trump là một chính quyền sẽ có cách làm việc vận động khác hoàn toàn với cách làm của chính quyền Obama trước đây và trong đó đặc biệt lưu ý việc xoay trục sang Châu Á sẽ mạnh mẽ hơn và trong tâm thế của Trump là rất ghét cộng sản, ông Trump tập trung quyền lực để tiêu diệt chủ nghĩa cộng sản trên quy mô toàn thế giới là chuyện mà ông sẽ mang thông điệp đó cho những người lãnh đạo Việt Nam biết".

Dù có những quan tâm như thế ; nhưng ông John Kerry thuộc Đảng Dân chủ không còn nằm trong tân chính phủ đảng cộng hòa của ông Donald Trump. Theo giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng khi đến Việt Nam lần này, ông John Kerry có thể giải thích cho lãnh đạo Hà Nội thực trạng chính trị Hoa Kỳ hiện nay và có thể khuyến cáo cho họ những đường lối, chính sách có thể làm để tìm cách ảnh hưởng đến chính sách của chính quyền Donald Trump.

Hiện chính sách đối ngoại của tân chính phủ Hoa Kỳ đối với Việt Nam chưa có gì rõ ràng. Thế nhưng những người được hỏi ý kiến đều bày tỏ hy vọng mối quan hệ song phương Việt- Mỹ tiếp tục được phát triển và tác động tích cực đến chính trị - xã hội Việt Nam.

Minh Khoa, RFA

************************

Các nhà bất đồng chính kiến không thể gặp ngoại trưởng Mỹ John Kerry (RFA tiếng Việt, 13/01/2017)

vnmy6

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry (trái) và Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Đinh La Thăng tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 13 tháng 1 năm 2017. AFP photo

Sáng hôm nay, 13 tháng 1, Ngoại trưởng John Kerry đã ghé thành phố Hồ Chí Minh sau khi đến Hà Nội vào ngày hôm qua trong chuyến công du Châu Á cuối cùng của ông.

Giống như lệ thường, công an thường phục tiếp tục canh giữ hoặc gây khó khăn cho một số người bất đồng chính kiến. Nhà văn Nguyễn Viện là một trong số người bị để mắt tới cho chúng tôi biết trường hợp của ông :

Hôm nay riêng cá nhân tôi ngay từ sáng sớm đã được an ninh mời đi uống café, ăn sáng. Tôi đoán ngay là lý do ông John Kerry đến Sài Gòn. Đây không phải là lần đầu mới xảy ra với cá nhân tôi mà thường mỗi khi có gì nhạy cảm hay quan chức nào của Mỹ tới Sài Gòn hoặc một ngày lễ nào đó mà có dấu hiệu anh em tụ tập đâu đó. Lúc trước tôi bị canh cổng luôn nhưng sau này ít hơn và để cho thoải mái cả hai bên thì thường họ mời tôi đi uống café ăn sáng.

"Sẽ có biện pháp nếu vẫn muốn đi"

Luật sư Lê Công Định tuy được Tổng lãnh sự Mỹ tại Sài Gòn mời gặp Ngoại trưởng John Kerry nhưng bị an ninh công khai cản trở. Luật sư Định kể lại :

Bắt đầu tối hôm qua tôi phát hiện rất nhiều an ninh chìm có mặt ngay tòa nhà tôi đang ở. Sáng nay khi vừa bước chân ra khỏi nhà thì họ nắm tay kéo tôi lại đề nghị tôi ở trong nhà không được đi đâu hết, tôi hỏi lý do thì họ không nói. Đến gần trưa tôi đi ra một lần nữa thì họ nói thẳng với tôi là họ không muốn tôi gặp ông John Kerry bởi vì họ biết bên sứ quán Mỹ có mời tôi gặp ông John Kerry lúc 3 giờ chiều. Tôi không đồng ý chuyện đó thì họ nói họ sẽ có biện pháp nếu tôi vẫn muốn đi.

4 giờ tôi ra khỏi nhà tôi đi đến một nơi hẹn khác và gặp một nhà ngoại giao khác vì không thể gặp ông John Kerry được nữa bởi vì cuộc hẹn đó coi như bị hủy, tuy nhiên cuộc hẹn với một nhà ngoại giao khác nói thật rất là lý thú đối với tôi ngày hôm nay.

Cũng như mọi lần trước số người bị canh giữ không cho ra khỏi nhà rất đông mặc dù không có biểu hiện nào cho thấy họ muốn gặp Ngoại trưởng Mỹ trong chuyến đi cuối cùng của ông.

Published in Việt Nam