Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Buổi đối thoại giữa Thanh tra Chính phủ và đại diện các hộ dân có đất ở khu vực "5 khu phố thuộc 3 phường" ở Thủ Thiêm kết thúc mà không tìm được "tiếng nói chung" giữa 2 bên. Phía Thanh Tra Chính phủ cho rằng khu đất trên nằm trong ranh quy hoạch Khu đô thị mới Thủ Thiêm. Trong khi người dân mạnh mẽ phản bác. Người dân trình ra nhiều bằng chứng cho thấy kết luận của Thanh Tra Chính phủ là sai luật.

thuthiem1

Người dân tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm vẫn bày tỏ quan điểm chưa đồng ý với thông tin mà Thanh tra Chính phủ cung cấp tại buổi đối thoại chiều 27/11.

Dự thảo kết luận của Thanh tra Chính phủ

Cuộc đối thoại mới nhất giữa cơ quan chức năng và người dân Thủ Thiêm khiếu kiện vì cho nhà đất của họ nằm ngoài ranh qui hoạch dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm diễn ra lúc 2 giờ chiều ngày 27/11 vừa qua. Tham gia đối thoại có đại diện 50 hộ dân ở 5 khu phố, thuộc 3 phường An Khánh, Bình An và Bình Khánh, quận 2.

Tại buổi đối thoại, đại diện Thanh tra chính phủ cho hay Thanh tra chính phủ đã thành lập tổ liên ngành gồm Bộ Xây dựng, Bộ Tài chính… để thực hiện kiểm tra, giải quyết khiếu nại này của người dân.

Tổ kiểm tra đã được cung cấp một số bản đồ do ông Võ Viết Thanh, nguyên Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh còn lưu giữ về quy hoạch Thủ Thiêm. Đây là bản đồ kèm theo hồ sơ trình Thủ tướng ký ban hành Quyết định 367 (năm 1996) về phê duyệt quy hoạch xây dựng Khu đô thị mới Thủ Thiêm. Hồ sơ này được văn phòng Kiến trúc sư trưởng, Sở Xây dựng, Công ty Dịch vụ đô thị đóng dấu. 

Theo Dự thảo kết luận của Thanh tra chính phủ, qua kiểm tra đối chiếu các bản đồ, các đơn vị liên quan, xác định ranh quy hoạch của Khu đô thị mới Thủ Thiêm thì khu 4,3 ha nằm ngoài ranh quy hoạch. Còn nhà, đất của các hộ dân trong 5 khu phố, thuộc 3 phường, đều nằm trong ranh quy hoạch.

Thanh tra chính phủ cho biết, khiếu nại của người dân là dựa vào Quyết định số 255 ban hành năm 1998 của UBND thành phố, và Quyết định 13585 ban hành ngày 16/9/1998 của Kiến trúc sư trưởng thành phố thời kỳ đó về phê duyệt quy hoạch 1/2000 Khu đô thị mới Thủ Thiêm. Thanh tra Chính phủ cho rằng, quyết định 255 có những nội dung không đúng quy định, còn Quyết định 13585 có sai sót về xác định vị trí.

Việc dùng tài liệu làm sai của quận và văn bản có thiếu sót của Văn phòng kiến trúc sư trưởng trước đây để cho rằng nhà đất của mình nằm ngoài ranh quy hoạch Khu đô thị mới Thủ Thiêm là không có cơ sở giải quyết theo quy định.

Người dân phản biện

Ông Nguyễn hồng Quang, người có nhà đất nằm trong khu vực này, đồng thời cũng được mời tham dự cuộc đối thoại vào chiều ngày 27/11 phản bác lại lập luận của Thanh tra chính phủ. Ông yêu cầu chính quyền phải chứng minh được 2 tấm bản đồ do nguyên Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh Võ Viết Thanh cung cấp là hợp pháp thì người dân sẽ nhận đền bù ngay :

"Cơ sở pháp lý chúng tôi nắm quá vững. Họ huy động ba bốn chục sở ngành toàn là tiến sĩ, thạc sĩ về bản đồ, về địa chính, cả về xây dựng nhưng mà không ai dám mở miệng tranh luận rằng anh đưa cái bản đồ đó đã đúng pháp luật hay chưa. Thủ tướng Chính phủ chỉ cho hơn 640 ha, mà bản đồ đó đến 820 ha. Như vậy là anh đã đúng hay chưa ? 

Rồi cái bản đồ đó không có một cái phê duyệt gì hết. Trong khi bản đồ gốc của chúng tôi lấy từ Cục lưu trữ, có luôn dấu đỏ. Còn họ không đưa ra một cái văn bản nào hết".

Ông Quang cho biết người dân ở "5 khu phố thuộc 3 phường" không chỉ dựa và 2 cái tài liệu 255 và 13585 mà Thanh tra chính phủ đề cập để xác định đất của mình ngoài ranh. Mà người dân dựa vào hàng loạt văn bản pháp lý, kéo dài từ lúc Chính phủ bắt đầu ra quyết định quy hoạch Khu đô thị mới Thủ Thiêm cho đến nay : 

"Chúng tôi nắm rất rõ văn bản gốc. Tất cả diễn tiến pháp lý, hàng trăm văn bản, nghị quyết của Hội đồng nhân dân, của các cấp ủy Đảng… Chúng tôi có đến khoảng 30 cái bản đồ gốc mà chúng tôi đã tích lũy trong 20 năm qua.

Vấn đề trong ranh hay ngoài ranh, họ chứng minh bằng hai văn bản đó (255 và 13585 - PV) là cực kỳ yếu. Không phải chúng tôi chỉ căn cứ vào hai cái văn bản đó. Chúng tôi căn cứ từ bản đồ gốc của quy hoạch tổng thể, cho đến bản đồ 367 được phê duyệt.

Ngoài cái bản đồ 255, còn có các văn bản 4945, tờ trình 1095, nghị quyết 21, nghị quyết 18, nghị quyết 10… của Đảng, của Hội đồng nhân dân thành phố, quyết định 65 điều chỉnh quy hoạch… đều thống nhất cái ranh như vậy rồi. Nó phù hợp với bản đồ, phù hợp với quyết định gốc 367".

Người dân đã dẫn ra nhiều văn bản chứng minh nhà đất của mình nằm ngoài ranh quy hoạch. Điển hình là: Quyết định về phê duyệt quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000 Khu đô thị mới Thủ Thiêm năm 1998. Trong quyết định này ghi rõ vị trí giới hạn, phạm vi quy hoạch của Khu đô thị mới Thủ Thiêm như sau: Tổng diện tích quy hoạch 748 ha, trong đó diện tích đất 618 ha, diện tích mặt nước sông Sài Gòn là 130 ha. Phía Bắc, phía Nam, phía Tây giáp sông Sài Gòn, phía Đông giáp phần còn lại phường An Khánh (quận 2). Trong quyết định này, nhà, đất thuộc 2 phường Bình An, Bình Khánh không thuộc trong quy hoạch Khu đô thị mới Thủ Thiêm.

Tháng 4/2002, tờ trình gửi Thường trực UBND Thành phố Hồ Chí Minh của Kiến trúc sư trưởng Thành phố Hồ Chí Minh An Dũng về việc trình thông qua nội dung định hướng điều chỉnh quy hoạch chi tiết Khu đô thị mới Thủ Thiêm một lần nữa cho khu vực phường Bình An, Bình Khánh ngoài ranh quy hoạch.

Đến năm 2007, UBND Thành phố Hồ Chí Minh có văn bản về việc thực hiện quy hoạch đầu tư xây dựng Khu đô thị mới Thủ Thiêm. Văn bản này lại xác định ranh giới Khu đô thị mới Thủ Thiêm, cho thấy 2 phường An Bình và Bình Khánh không dính tới dự án.

Bà Nguyễn Thuỳ Dương, người luôn theo sát và bảo vệ quyền lợi cho người Thủ Thiêm nói người dân còn rất nhiều bằng chứng khác chứng minh cho lập luận của mình, trong khi Chính quyền thì đã "hết bài" :

"Người dân họ có một cái hệ thống văn bản gồm có 35 văn bản, chứ không phải là chỉ có hai quyết định đó. Và bản đồ 13585 cũng không được đánh giá cao về tính pháp lý ở bên phía người dân.

Hệ thống 35 văn bản đó là đã được người dân sao y và có đóng dấu tại văn phòng tàng thư của thành phố.

Dĩ nhiên người dân có cách để phản biện lại và đồng thời là chúng tôi có những con bài mà chưa đưa ra. Lúc nào người dân cũng thủ sẵn bài cho mình hết. Trong khi đó tôi biết được rằng Thanh tra chính phủ đã không còn chiêu bài nào nữa rồi".

Ý kiến luật sư

Phó chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh Võ Văn Hoan cho rằng mục tiêu của buổi đối thoại là tìm sự thống nhất pháp lý để giải quết vấn đề nhưng đã không thực hiện được. Ông khẳng định sẽ lắng nghe, ghi nhận đầy đủ ý kiến của các hộ dân liên quan. Thanh tra chính phủ sẽ tập trung rà soát, báo cáo đầy đủ với Thủ tướng Chính phủ để có chỉ đạo xem xét, giải quyết.

Như vậy, buổi đối thoại vào ngày 27/11 vừa qua kết thúc mà không tìm được sự đồng thuận giữa Thanh tra chính phủ và người dân Thủ Thiêm. Bên nào cũng cho rằng các bằng chứng, văn bản của mình có được mới là đúng, là hợp pháp.

Luật sư Nguyễn Văn Hậu, thuộc đoàn luật sư Thành phố Hồ Chí Minh nói trong trường hợp này thì phải chờ báo cáo lên trên và Thủ tướng sẽ xem xét rồi quyết định :

"Vừa rồi, các cử tri thành phố tiếp xúc thì vẫn chưa đạt được kết quả. Do đó, cử tri thì đề nghị chính quyền giải quyết sớm về vấn đề đô thị Thủ Thiêm.

Tôi thấy là các cơ quan họ phải nghiên cứu thêm. Bởi vì, nó không thống nhất với nhau thì sẽ phải báo cáo với Thủ tướng để giải quyết".

Luật sư Đặng Đình Mạnh thì cho rằng bất kỳ một sự tranh chấp nào, dù là giữa dân với nhau hoặc là giữa dân với nhà nước, thì cũng cần một tòa án ra phán quyết là nên căn cứ theo tài liệu của dân hay là của bên phía chính quyền :

"Dù sau buổi đối thoại đó dân có đồng ý hay không đồng ý thì Chính quyền cũng phải ra quyết định là sẽ làm theo hướng nào.

Trong trường hợp người dân không đồng ý thì có quyền khởi kiện vụ án. Khi đó tòa án hành chính họ sẽ khẳng định câu chuyện giữa hai bên là như thế nào. Và trong câu chuyện đó có vấn đề là họ xem xét tính hợp pháp của bản đồ, bản đồ do bên nào xuất trình là có thể tin cậy.

Đó là về nguyên tắc. Còn vấn đề thứ hai mang tính chất thực tế là mọi sự tranh chấp đều phải được giải quyết thông qua tòa án. Tuy nhiên, mình cũng phải thừa nhận một thực tế tại Việt Nam là cơ quan hành chính thường thì họ bảo vệ cho chính quyền hơn là bảo vệ dân.

Trong các cuộc họp Quốc hội gần đây khi nhắc tới vấn đề này hầu như chính quyền cũng thừa nhận. Tức là tòa án họ không bảo đảm về luật pháp mà bảo vệ quyền lợi cho chính quyền, đây là một thực tế".

Theo luật sư Mạnh, chỉ có một cách duy nhất để chấm dứt câu chuyện ở Thủ Thiêm, đó là bảo vệ quyền lợi chính đáng cho người dân mà thực ra chính quyền cũng biết điều đó là cần thiết. Nhưng vấn đề là họ không có khả năng để thực hiện. Cho nên, dù có cán bộ nào mới tiếp nhận vụ việc này thì hầu như sau đó họ đều như "gà mắc tóc" không giải quyết được.

Cao Nguyên

Nguồn : RFA, 30/11/2020

Published in Diễn đàn
jeudi, 09 avril 2020 15:20

Bầy sâu và con sâu bự nhất

Một con sâu đã nguy hiểm rồi, một bầy sâu là "chết" cái đất nước này

Trương Tấn Sang

Thường trực Ban Bí thư, 7/5/2011

1. Bầy sâu lúc nhúc

Dốt nát và tham lam, năng lực trống rỗng và nhân cách thấp hèn nhưng tiến thân mau lẹ lên cấp nhà đỏ, cấp chóp bu triều đình cộng sản rồi dùng quyền lực nhà đỏ, quyền lực nhà nước tác yêu tác quái, tàn phá nền kinh tế đất nước, vơ vét của công, cướp bóc của dân, chà đạp lên cuộc đời, lên mạng sống người dân lương thiện. Đám quan cộng sản đó, bầy sâu đó đông vô kể.

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII: Lễ bế mạc Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII Đảng Cộng sản Việt Nam

Bầy sâu già dốt nát và tham lam, năng lực trống rỗng và nhân cách thấp hèn nhưng tiến thân mau lẹ lên cấp chóp bu triều đình cộng sản để tác yêu tác quái, tàn phá nền kinh tế đất nước - Ảnh minh họa

baysau01

Bầy sâu trẻ, xuất thân từ Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh rồi sau đó trở thành đảng viên, được giao những trách nhiệm cao còn tham nhũng gấp nhiều lần bạo hơn những bậc cha anh - Ảnh minh họa

Điểm đi điểm lại, người dân cũng không thể điểm hết mặt những tên tội phạm đã bị lộ vốn là quan cấp nhà đỏ hoặc ngấp nghé nhà đỏ triều đình cộng sản : Hồ Xuân Mãn, Đinh La Thăng, Hoàng Trung Hải, Triệu Tài Vinh, Vũ Văn Ninh, Vũ Huy Hoàng, Võ Kim Cự, Phương Minh Hòa, Nguyễn Văn Hiến, Nguyễn Văn Tình, Trần Việt Tân, Bùi Văn Thành, Phan Văn Vĩnh, Trần Quốc Cường. Nguyễn Hồng Trường. Trịnh Xuân Thanh, Nguyễn Xuân Anh, Trần Văn Minh, Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn, Lê Thanh Hải, Lê Hoàng Quân, Tất Thành Cang...

Đó mới chỉ là những gương mặt nhem nhuốc đã phơi bầy ra trước ánh sáng. Những tên quan tham còn rúc trong đống rơm nhiều như kiến trong tổ. Cũng chưa tính đến những quan cộng sản quyền uy trùm thiên hạ cũng phạm tội trùm thiên hạ. Như quan đầu sứ Nguyễn Bá Thanh đã cùng cả dàn quan chức một vùng lãnh thổ phạm tội, biến một vùng lãnh thổ non xanh nước biếc của dân của nước thành tài sản riêng của vài ông quan và vài tên cướp.

Như tướng cảnh sát Trần Đại Quang đã làm tha hóa, hư hỏng cả băng tướng lĩnh của bộ sức mạnh, đẩy cả một đám tướng hai sao, ba sao của bộ sức mạnh vào tội phạm. Đám tướng bổng lộc đầy miệng, quyền uy đầy mình đã mang quyền lực và sức mạnh nhà nước ra làm tay sai cho một kẻ thất học, bất lương, lưu manh thâu tóm đất đai, tài nguyên của dân của nước. Cũng cần phải nhắc đến khu mả Trần Đại Quang quái gở, kệch cỡm, thô bỉ mà hoành tráng, mênh mông gấp trăm lần mồ mả vua chúa phong kiến. Để thấy không những của cải, tài sản ông cò cảnh sát cộng sản vơ vét của dân của nước khủng khiếp như thế nào, mà còn thấy được một kẻ tâm hồn bệnh hoạn, lí tưởng sống thấp hèn, đốn mạt như vậy mà leo lên tới tướng cảnh sát bốn sao, leo lên tới chủ tịch nhà nước cộng sản. Để thấy những quan cộng sản tội lỗi, thấp hèn và nhố nhăng như thế nào.

Như ông Nguyễn Tấn Dũng dù có khai học tại chức để có bằng cử nhân luật nhưng nền tảng văn hóa thực sự của ông Dũng vẫn là văn hóa của một y tá ở rừng. Với vốn văn hóa đó, mười năm đứng đầu Chính phủ, điều hành bộ máy quản trị đất nước, ông Dũng cùng đám thuộc hạ đã phá nát nền kinh tế đất nước, tạo ra một xã hội hỗn loạn, bon chen, cướp bóc, một thời kì đen tối nhất của đất nước, thời khốn cùng nhất của người dân.

baysau2

Những con voi tham nhũng Vũ Huy Hoàng, Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh vui vẻ quây quần quanh ông Thủ tướng đã tạo ra một Chính phủ tham nhũng kinh hoàng nhất, tàn phá đất nước khủng khiếp nhất từ trước đến nay, Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng !

Mười năm ông Dũng làm Thủ tướng đã mở ra một thời kì sức mạnh nhà nước, sức mạnh đồng tiền và sức mạnh xã hội đen cấu kết với nhau gây ra những vụ cướp đất thảm khốc, man rợ đẫm máu và nước mắt dân lành.

Mười năm ông Dũng làm Thủ tướng đã nảy nòi ra những băng nhóm lợi ích bất lương mọc lên như cỏ mùa xuân, như dòi bọ ở bãi rác, thao túng quyền lực nhà nước, thâu tóm của cải, tài nguyên đất nước, cướp bóc người dân.

Mười năm ông Dũng làm Thủ tướng, mười năm đất nước chìm đắm trong những tai họa khủng khiếp : tai họa Boxit Tây Nguyên, tai họa Formosa Vũng Áng, tai họa Vinashine, tai họa Vinalines, tai họa nhà máy điện than công nghệ cổ lỗ, máy móc phế thải mọc lên khắp nước, đầu độc môi trường, giết chết sự sống, tai họa nhà máy điện than Cái Lân ngay sát kì quan thế giới Vịnh Hạ Long, Quảng Ninh, tai họa nhà máy điện than Vĩnh Tân, Bình Thuận phủ bụi than giết sự sống cả dải bờ biển giầu đẹp miền Trung, tai họa nhà máy điện than Sông Hậu rải bụi độc giết dần màu xanh thảm lúa đồng bằng sông Cửu Long…

Thủ tướng Võ Văn Kiệt, Thủ tướng Phan Văn Khải đã đưa nền kinh tế đất nước đến vạch xuất phát của sự phát triển. Các doanh nghiệp nhà nước hoạt động lành mạnh, hiệu quả trong luật doanh nghiệp, trong sự quản lí nghiêm minh của bộ máy nhà nước. Như cây cỏ mùa xuân đồng loạt đâm trồi nảy lộc, hàng trăm ngàn doanh nghiệp tư nhân náo nức ra đời, hoạt động hiệu quả đã huy động được tiềm năng trong dân, khai thác sức lao động dư thừa, tạo ra nguồn hàng hóa lớn cho thị trường trong nước và xuất khẩu. Một bình minh sáng lạn đánh thức nền kinh tế đất nước sau đêm dài bao cấp trong giấc ngủ li bì để quên đi đói nghèo.

Đám tội phạm điểm tên ở trên đều là đàn em, là băng nhóm của ông Thủ tướng Dũng, đều bắt đầu con đường tội phạm từ thời ông Thủ tướng Dũng. Họ đã phá tanh bành thành quả của hai đời Thủ tướng Kiệt, Thủ tướng Khải, bóp chết sức sống của nền kinh tế, dìm nền kinh tế đất nước vào thua lỗ, nợ nần. Mở đường cho chủ các doanh nghiệp nhà nước hối hả vơ vét, tham nhũng nhưng cũng khép lại con đường sống của các doanh nghiệp đó. Những doanh nghiệp tư nhân làm ăn chân chính hầu hết đều khốn đốn, chết đứng, phá sản, giải thể. Những doanh nghiệp sân sau của quan chức, những doanh nghiệp đi đêm với quan chức bỗng giầu vọt lên, từ vô danh, từ bóng tối bỗng chói lọi như mặt trời, có tầm cỡ của cả hệ mặt trời, Sun Group ! Và giầu sang phú quí đến muôn đời, Vạn Thịnh Phát !

Tội của đầu lĩnh sứ quân đất Quảng Nguyễn Bá Thanh làm hư hỏng quyền lực một vùng lãnh thổ. Phạm tội với một địa phương. Tội của ông cò cảnh sát Trần Đại Quang đẩy một đám tướng cảnh sát xuống vũng bùn tội phạm thành kẻ cướp. Phạm tội ở một nhánh quyền lực. Nguyễn Bá Thanh, Trần Đại Quang đã chết. Tội của Thanh, của Quang sẽ do luật Nhân Quả định đoạt và nhiều đời con cháu Thanh, Quang sẽ phải đền tội. Dù bất tài, thất đức nhưng Thanh, Quang đã leo, đã lách tới vị trí quốc gia, có vai trò lịch sử. Lịch sử cũng sẽ nghiêm khắc và công minh phán xét tội của Thanh và Quang.

Ông y tá ở rừng lên làm Thủ tướng vẫn sống. Tội của ông thủ tướng - y tá Nguyễn Tấn Dũng đã tham nhũng hóa cả bộ máy quyền lực nhà nước, biến chính quyền của dân, vì dân thành chính quyền cướp bóc dân. Phạm tội trên phạm vi cả nước. Tội của ông Dũng giáng xuống số phận mọi người dân Việt Nam, trùm lên toàn cõi Việt Nam. Tội của ông Thủ tướng Dũng còn để lại dấu ấn thê thảm lâu dài ở những cánh rừng đại ngàn tan hoang Boxit Tây Nguyên, ở đống sắt ve chai gang thép Thái Nguyên, ở bộ xương khủng long nhân tạo gớm ghiếc đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông, ở vết thương chí tử đâm vào cơ thể tổ quốc Việt Nam, đâm vào số phận hàng triệu dân lành miền Trung, vết thương chí tử mang tên Formosa Vũng Áng, ở những bụi than độc hại giết sự sống phủ kín đồng ruộng, biển trời Việt Nam…

2. Con sâu bự nhất Lê Thanh Hải

Gần mười năm trước, tôi và nhà báo Lê Phú Khải dự đám cưới con gái ông bạn của chúng tôi là nhà thơ Thái Thăng Long. Ngồi cạnh Lê Phú Khải là người đàn ông đạo mạo, ăn mặc trau chuốt, thắt cà vạt đỏ. Ông đạo mạo tự giới thiệu làm việc ở ủy ban Kiểm tra thành ủy. Khi đó Lê Thanh Hải đang là bí thư thành ủy Sài Gòn. Ông nhà báo Lê Phú Khải vốn tính thẳng như đường cao tốc, liền bảo : Dân Thủ Thiêm đang hàng ngày réo tên, kể tội bí thư thành ủy của anh đấy. Anh phải kiểm tra ngay bí thư thành ủy của anh đi. Làm kiểm tra lúc này không kiểm tra bí thư thành ủy Lê Thanh Hải thì kiểm tra cái gì !

Trong đám lúc nhúc những ông quan cộng sản tội phạm thì bạo chúa Lê Thanh Hải, ủy viên bộ Chính trị dù chỉ là lãnh chúa một vùng lãnh thổ nhưng tội tham nhũng của Hải có thể sánh ngang ngửa với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và hơn hẳn ông Bộ trưởng Đinh La Thăng. Còn tội ác với dân thì ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, ông Bộ trưởng Đinh La Thăng, ông sứ quân miền Trung Nguyễn Bá Thanh, ông tướng cảnh sát Trần Đại Quang không thấm tháp gì so với tội ác ngút trời của lãnh chúa phương Nam Lê Thanh Hải.

baysau4

Lê Thanh Hải (góc phải) tập hợp quanh mình những thân phận xuất thân từ tổ chức Thanh niên xung phong.

Để xây dựng quyền lực bạo chúa, Lê Thanh Hải đẩy đi hết những người tử tế dưới quyền. Đẩy đi người có thực học, có tri thức vững vàng, là dòng dõi con nhà nòi khoa bảng, đã theo học và làm luận văn khoa học ở những trường đại học danh tiếng trên thế giới, phó thị trưởng Sài Gòn, giáo sư Nguyễn Thiện Nhân. Đẩy đi người có bề dày hoạt động cách mạng, có chính kiến riêng thể hiện cá tính mạnh như phó thị trưởng Sài Gòn Mai Quốc Bình. Đẩy đi người có nhân cách trung thực như phó bí thư thành ủy Sài Gòn Huỳnh Thị Nhân.

Xuất thân từ tổ chức Thiên Lôi, Thanh niên xung phong, chỉ đâu đánh đấy, hoàn toàn không làm việc bằng tri thức, cũng chẳng có công trạng gì, Lê Thanh Hải tập hợp quanh mình những thân phận đồng dạng với Hải, những thân phận xuất thân từ đám Thiên Lôi, thành đoàn. Lê Thanh Hải chỉ dùng loại Thiên Lôi, không bề dày đóng góp, không công trạng như Nguyễn Văn Đua, Tất Thành Cang, Nguyễn Hữu Tín...

Khởi đầu con đường hoạn lộ từ quận Năm, nơi quần tụ của cộng đồng người Việt gốc Hoa và cũng là nơi tiềm ẩn sức mạnh kinh tế ngầm của cộng đồng người Hoa hải ngoại trên toàn thế giới. Có phải sức mạnh và thế lực kinh tế ngầm đó đã đưa Lê Thanh Hải, người Việt gốc Hoa thần tốc lên làm lãnh chúa vùng đất giàu có nhất nước, tót vào nhóm quyền lực chóp bu ngồi trên ngai vua tập thể, nhóm Bộ Chính trị.

Cả đám đàn em đông đúc trong đảng bộ mà Hải là bí thư : Lê Hoàng Quân, Nguyễn Thành Tài, Nguyễn Văn Đua, Nguyễn Hữu Tín, Tất Thành Cang, Vũ Hùng Việt, Nguyễn Thị Hồng, Lê Văn Khoa, Đào Thị Hương Lan... Lê Thanh Hải đã có trong tay cả một đảng bộ quyền lực, cũng là một đảng bộ tội phạm.

Cả nhà trong bộ máy quyền lực, Trương Thị Hiền, Lê Tấn Hùng, Lê Trương Hải Hiếu, Lê Trương Hiền Hòa, Lê Thanh Hải đã tạo ra cả một phủ chúa quyền lực và cũng là phủ chúa tội phạm.

Với quyền lực ủy viên Bộ Chính trị, với quyền uy một đảng bộ, với sức mạnh kinh tế ngầm của cộng đồng người Hoa, bè lũ Lê Thanh Hải mới dám cả gan ném bỏ quyết định 367 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt qui hoạch xây dựng Khu đô thị mới Thủ Thiêm, có chữ kí của Thủ tướng Võ Văn Kiệt, thay bằng quyết định 6565 với chữ kí của một Thiên Lôi khi đó chỉ là phó thị trưởng Sài Gòn, Nguyễn Văn Đua.

Với quyền lực ủy viên Bộ Chính trị, với quyền uy một đảng bộ, với sức mạnh kinh tế ngầm người Hoa, với thế lực chính trị ngầm phương Bắc, những hung thần Thiên Lôi dưới vòm trời Lê Thanh Hải mới có thể mặc sức gây tội ác suốt thời gian dài gần hai mươi năm, chà đạp lên cuộc sống mười bốn ngàn sáu trăm gia đình, chà đạp lên cuộc đời sáu mươi ngàn người dân, tước đoạt mạng sống nhiều người dân lương thiện Thủ Thiêm.

Bảo đảm cho người dân bị xáo trộn do qui hoạch phải có cuộc sống tốt hơn trước khi qui hoạch chứ không thể tồi tệ vì qui hoạch, Quyết định 367 của Thủ tướng Chính phủ đã dành 160 ha đất sát 770 ha Khu đô thị mới Thủ Thiêm làm khu tái định cư, để sáu mươi ngàn hộ dân phải giao đất rời nhà xây dựng Khu đô thị mới Thủ Thiêm cũng được thụ hưởng ánh sáng đô thị hiện đại, cũng được thụ hưởng cơ sở vật chất của khu đô thị hiện đại nhất Đông Nam Á.

Nhưng ngửi thấy mùi vàng ròng của khối vàng lớn ở sự chênh lệch giữa giá đất bèo lau lách hoang vu và giá đất vàng đô thị hiện đại, ngửi thấy mùi vàng ròng của khối vàng khổng lồ ở 160 ha đất mênh mông tái định cư liền kề Khu đô thị mới Thủ Thiêm, Lê Thanh Hải đã làm cho cuộc sống người dân Thủ Thiêm không những tồi tệ mà còn đau thương, chết chóc, đói khổ, bệnh tật, cùng quẫn, hết đường sống.

/baysau04

Dân oan Thủ Thiêm mất đất, mất nhà đang hàng ngày réo tên, kể tội bí thư thành ủy của Lê Thanh Hải và lũ sai nha.

Khi có quyết định 367 của Thủ tướng Chính phủ qui hoạch Khu đô thị mới Thủ Thiêm năm 1996, Lê Thanh Hải mới là phó của Thị trưởng Sài Gòn Võ Viết Thanh. Lá cờ quyền lực còn trong tay con người tử tế Võ Viết Thanh. Nhưng trước đây vì tử tế, không ngậm máu phun người trong vụ án ngụy tạo Sáu Sứ, Võ Viết Thanh phải bật khỏi triều đình. Nay vì tử tế, Võ Viết Thanh phải về hưu trước tuổi ba năm trời để trao lá cờ quyền lực cho Lê Thanh Hải, năm 2001. Phải mất thêm vài năm nữa Hải mới tập hợp được quanh mình đủ mặt đám Thiên Lôi sấm sét.

Có trong tay đầy đủ quyền lực chính trị và sức mạnh bạo lực, Lê Thanh Hải liền cho em trai là Lê Tấn Hùng, cầm đầu lực lượng Thanh niên Xung phòng Sài Gòn mặc sức cướp đất ở Bình Thạnh. Dưới bóng quyền lực chính trị và sức mạnh bạo lực Lê Thanh Hải, đại gia gốc Hoa Trương Mỹ Lan mặc sức thâu tóm những khu đất vàng khắp Sài Gòn. Bà Trương Mỹ Lan khá kín tiếng nhưng sức mạnh công ty Vạn Thịnh Phát của bà Lan đã sai khiến được cả cục trưởng cục Hàng hải Dương Chí Dũng ngoài Hà Nội. Thời Lê Thanh Hải, Vạn Thịnh Phát thâu tóm đất đai Sài Gòn và các tỉnh lân cận cũng rầm rộ và mạnh mẽ như những ông chủ gốc Hoa Mã Hỉ, Tạ Vinh thâu tóm lúa gạo miền Nam trước 1975.

Có trong tay một đảng bộ quyền uy và một đám Thiên Lôi sấm sét, Lê Thanh Hải liền cho ra đời quyết định 6565 chỉ có hai điều.

Điều 1 phá nát qui hoạch 367 đã được Thủ tướng Võ Văn Kiệt phê duyệt, đưa cả đất dân cư ngoài qui hoạch theo quyết định 367 của Thủ tướng Chính phủ vào qui hoạch của quyết định 6565 để cướp thêm đất của dân và xé 160 ha đất tái định cư ra thành sáu mảnh, ném sáu mảnh đất tái định cư đến những chỗ khuất nẻo bùn lầy nước đọng, muỗi mòng, rắn rết. Có mảnh 50 ha bị ném ra tận kênh rạch sình lầy Cát Lái, giáp đất hoang hóa dừa nước tỉnh Đồng Nai, cách Khu đô thị mới Thủ Thiêm đến gần 20 km. Còn 160 ha đất tái định cư theo quyết định 367 đã được Thủ tướng Võ Văn Kiệt phê duyệt thì được quyết định 6565 giao cho các nhà đầu tư để biến thành trung tâm thương mại, văn phòng, căn hộ kinh doanh của 51 dự án.

Điều 2 quyết định 6565 láo xược ghi "Quyết định này thay thế Quyết định số 367/TTg ngày 04 tháng 6 năm 1996 của Thủ tướng Chính phủ". Lạm quyền và phi pháp, quyết định 6565 cấp thành phố đã vô hiệu quyết định 367 cấp Thủ tướng Chính phủ.

Xóa bỏ qui hoạch đã được Thủ tướng phê duyệt, vẽ lại qui hoạch Khu đô thị mới Thủ Thiêm, quyết định lạm quyền, phi pháp 6565 ra đời vào ngày sắp kết thức năm 2005 mở ra một trời đau thương, một biển uất hận cho người dân Thủ Thiêm. Từ đó, năm này qua năm khác, đám Thiên Lôi như những hung thần đưa xe san ủi, xe cẩu đến phá nhà dân, đưa xe tải đến hốt tài sản của dân đưa đi đâu không ai biết, đưa lực lượng đặc nhiệm như bầy thú dữ đến đánh dân, bắt dân, đẩy người dân vào cuộc sống màn trời chiếu đất suốt hơn chục năm trời.

Những cuộc cướp đất dân Thủ Thiêm dồn dập, quyết liệt, khủng khiếp và man rợ nhất diễn ra từ năm 2009 khi Thiên Lôi Tất Thành Cang được Lê Thanh Hải cho ngồi trên hai ghế quyền lực cao nhất ở mảnh đất Thủ Thiêm, vừa là Bí thư, vừa là Chủ tịch quận 2. Trước đó, từ năm 2007, Hải đã ban lệnh cho lũ Thiên Lôi phải dùng bàn tay sắt cướp đất.

Người dân giữ nhà, giữ đất, không cho bọn cướp xông và nhà liền bị lũ sai nha đánh gãy tay, què chân, giập mặt, máu đổ lênh láng rồi bị ném lên ô tô chở về nhà giam. Ngày 14/12/2010 lũ sai nha của Tất Thành Cang, Lê Thanh Hải dùng vũ lực đánh bà Trần Thị Chuốt, 73 tuổi ngã sấp mặt xuống đất rồi chúng nắm hai chân hai tay bà Chuốt quăng lên ô tô. Bà Chuốt bị đập vào thành xe, rơi xuống sàn ô tô, gãy một mảng xương sườn, giập gan, chết khi được đưa đi cấp cứu. Lũ sai nha và lũ đầu sỏ cướp đất thản nhiên giết dân như vậy nhưng dưới bóng quyền uy của Hải, pháp luật vẫn câm miệng hến !

Vợ chồng anh chị Trương Việt Hiếu và Nguyễn Kim Phượng cùng hai con ở căn nhà do cơ quan của anh chị cấp rồi bán hóa giá trên đường Lương Định Của nằm ngoài ranh quy hoạch. Sáng ngày 31/7/2012 ngôi nhà của anh Hiếu chị Phương cũng bị lũ sai nha của Tất Thành Cang, Lê Thanh Hải đến đập nát. Xác nhà và tài sản trong nhà bị lũ sai nha chất lên ô tô chở đi mất tích. Gia đình tứ tán. Anh Hiếu phải ở cơ quan, ngủ trên bàn làm việc. Hai đứa con, đứa ở nhà cậu, đứa ở nhà bà ngoại. Chị Phượng nhặt cây que dựng chiếc chòi ni lông trên nền nhà cũ ở lại giữ đất. Nhưng nỗi đau không chỉ có vậy. Đau buồn, anh Hiếu đổ bệnh hiểm, không tiền mua thuốc hiếm giá cao, không nơi nằm yên thân trị bệnh, anh Hiếu chết trong bơ vơ không nhà cửa. Cả đám tang anh Hiếu cũng phải nhờ nhà bà con.

Ông tướng đặc công về hưu Hồng Minh Hải giữ đất bằng khẩu súng ngắn ông được giữ bên mình suốt đời. Như thời giặc giã, người dân phải cầm súng giữ nước, giữ nhà, ông tướng đặc công cầm khẩu súng ngắn bảo lũ cướp đất : Tụi bây cứ tới cưỡng chế đi. Đứa nào bước vô nhà tao, tao bắn !

Hàng ngày nhìn người dân chung quanh bị lũ sai nha của Tất Thành Cang, Lê Thanh Hải cướp đất đánh tóe máu, ngất xỉu, nhà bị đập nát, san bằng, Máu nghĩa hiệp thôi thúc, ông tướng đặc công muốn ra tay. Nhưng ông kịp nghĩ lại đám nầy chỉ là tay sai, chẳng được xơ múi gì. Kẻ thực sự ăn đất Thủ Thiêm chỉ vài tên đầu sỏ. Ông lặng lẽ mang kĩ năng của cả cuộc đời lính đặc công đi điều nghiên kĩ càng cửa trước, cửa sau, phòng ăn, phòng ngủ nhà ở từng tên đầu sỏ cướp đất. Ông điều nghiên cả đường đi lối về, phòng làm việc có lính canh, có người hầu của chúng. Ông cũng viết sẵn cho mỗi tên một bản án. Nếu lũ đầu sỏ quyết dùng sức mạnh Thiên Lôi cướp đất của ông, ông sẽ cho chúng biết ý chí giữ đất sống của người lính cả đời đánh giặc giữ nước.

Người dân không có súng, chỉ còn biết mang mạng sống của mình ra giữ đất. Anh Trần Văn Phúc là thiếu tá công an quận 2. Ngôi nhà của vợ chồng anh Phúc ở đường Lương Định Của bị cưỡng chế. Vợ anh đội đơn đi khiếu kiện và có mặt trong đoàn dân Thủ Thiêm biểu tình đòi đất. Anh Phúc không thực hiện được đòi hỏi của chỉ huy là cán bộ, đảng viên không được để vợ chống cưỡng chế. Bị giáng cấp và thường xuyên bị kiểm điểm, khiển trách, anh Phúc phải bỏ công an, bỏ đảng viên, về làm dân thường để được kêu oan mất đất sống. Nhưng đơn kêu cứu bị cướp đất gửi lên triều đình thì triều đình lại lạnh lùng chuyển đơn về cho lũ cướp đất giải quyết. Tuyệt vọng, đêm 24/4/2015, anh Phúc treo cổ tự tử trong ngôi nhà sắp bị lũ cướp Lê Thanh Hải đập nát.

Trong Bình Ngô Đại Cáo, Nguyễn Trãi vạch tội giặc Minh với dân ta :

Trúc Lam Sơn không ghi hết tội

Nước Đông Hải không rửa hết mùi.

Tội của Lê Thanh Hải cướp đất Sài Gòn, tội của Lê Thanh Hải với dân Thủ Thiêm còn đểu cáng, man rợ hơn mọi loại giặc. Đất phèn Bến Nghé, Cần Giờ, cửa sông Sài Gòn không có trúc chỉ có bạt ngàn rừng đước. Đước Cần Giờ không ghi hết tội, nước sông Sài Gòn không rửa hết mùi tội ác Lê Thanh Hải.

3. Tội ác được bao che, dung túng

Hành động cướp đất và hành xử man rợ, tàn bạo của đàn em Lê Thanh Hải với dân Thủ Thiêm không phải chỉ táng tận lương tâm, mất tính người về đạo lí mà còn là sự lộng hành của những người nhân danh pháp luật nhưng chà đạp lên pháp luật, dùng bạo lực nhà nước đàn áp dân, tước đoạt cả mạng sống người dân, là những vụ việc phạm pháp trắng trợn và nghiêm trọng.

consau2

Lê Thanh Hải xóa bỏ qui hoạch đã được Thủ tướng phê duyệt, vẽ lại qui hoạch Khu đô thị mới Thủ Thiêm, quyết định lạm quyền, phi pháp 6565 ra đời vào ngày sắp kết thức năm 2005 mở ra một trời đau thương, một biển uất hận cho người dân Thủ Thiêm.

Lũ sai nha của Lê Thanh Hải cướp đất dùng vũ lực đánh bà Trần Thị Chuốt và quăng bà Chuốt lên ô tô như quăng một con heo làm bà Chuốt bị gãy xương, giập gan, chết trong đau đớn. Đó là tội giết người theo định dạng của khoản 1, điều 127 bộ luật Hình sự 2015 "Người nào trong khi thi hành công vụ mà làm chết người do dùng vũ lực ngoài những trường hợp pháp luật cho phép, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm".

Lê Thanh Hải chính là kẻ chủ mưu, đầu vụ gây ra cái chết thảm thương cho bà Trần Thị Chuốt. Lòng tham cướp đất, rắp tâm tham nhũng, Lê Thanh Hải đã đẩy cả một bộ máy chính quyền làm điều phạm pháp, chà đạp lên pháp luật, gây ra cái chết thương tâm của anh Trương Việt Hiếu, cái chết đau lòng của anh Trần Văn Phúc.

Quyết định 6565/QĐ-UBND ngày 27/12/2005 chỉ là quyết định cấp thành phố mà dám "Quyết định này thay thế Quyết định số 367/TTg ngày 04/06/1996 của Thủ tướng Chính phủ" là quyết định phạm pháp và kẻ kí quyết định 6565QĐ-UBND đã phạm tội lạm quyền được xác định tại khoản 1, điều 357 bộ luật Hình sự 2015 "Người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà vượt quá quyền hạn của mình làm trái công vụ gây thiệt hại về tài sản từ 10.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 07 năm".

Quyết định 6565 QĐ-UBND còn liên quan đến hai khoản khác của điều 357 Bộ luật Hình sự là :

- Khoản 2 phạm tội có tổ chức, bị phạt tù từ 5 năm đến 10 năm.

- Khoản 4 gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm.

Lạm quyền gây thiệt hại chỉ 1,5 tỉ đồng đã bị tù tới 20 năm. Dù ai kí quyết định 6565 QĐ-UBND cũng chỉ là đàn em của Lê Thanh Hải, do Lê Thanh Hải chủ mưu. Quyết định lạm quyền 6565 QĐ-UBND của Lê Thanh Hải, Nguyễn Văn Đua đã gây thiệt hại hàng ngàn ngàn tỉ đồng. Thiệt hại thời Lê Thanh Hải gây ra ở Thủ Thiêm lớn gấp nhiều lần thiệt hại do Đinh La Thăng, Dương Chí Dũng gây ra

Dương Chí Dũng, cục trưởng cục Hàng hải tham ô và làm trái qui định gây thiệt hại hơn 100 tỉ đồng phải nhận án tử hình. Đinh La Thăng cùng sáu đồng phạm làm thất thoát 800 tỉ đồng phải nhận mức án 18 năm tù (cộng với bản án 13 năm tù trong vụ án nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2, tổng mức án của Đinh La Thăng trong hai bản án là 30 năm tù).

Tội Lê Thanh Hải và bè lũ phá nát qui hoạch Khu đô thị mới Thủ Thiêm hiện đại nhất Đông Nam Á. Làm qui hoạch Khu đô thị mới Thủ Thiêm biến dạng về hình hài và méo mó, thấp kém về giá trị văn hóa, khu đô thị hiện đại mà phản nhân văn.

Phá tan cuộc sống bình yên, ổn định của hơn mười bốn ngàn gia đình. Gây đói nghèo, đau khổ, vô gia cư cho sáu mươi ngàn người dân. Gây chết chóc, tang tóc cho nhiều gia đình người dân Thủ Thiêm. Đó là điều phản nhân văn của khu đô thị hiện đại, thừa ánh sáng mà thiếu tính người.

Mục đích cao nhất của qui hoạch đúng đắn là mang lại cuộc sống tốt đẹp cho người dân nơi qui hoạch, được người dân vui sướng đón nhận qui hoạch. Qui hoạch sẽ được thực hiện mau lẹ. Vụ lợi, kiếm chác quá lớn ở qui hoạch Khu đô thị mới Thủ Thiêm, bè lũ Lê Thanh Hải đã gây thiệt hại, mất mát, đau khổ, oan sai quá lớn cho người dân, người dân phải quyết liệt chống đối đến cùng. Người dân phải mang cả mạng sống của mình ra chống đối qui hoạch. Mấy chục năm đã qua, Khu đô thị mới Thủ Thiêm vẫn chỉ là đống gạch vụn mênh mông. Trên hoang tàn đổ nát, loi thoi những túp lều giữ đất và vật vờ những kiếp người màn trời chiếu đất, thất thểu đội đơn đi đòi đất sống. Trong kinh tế, trong dự án đầu tư xây dựng, thời gian là tiền bạc. Dự án trăm ngàn tỉ, ngàn ngàn tỉ, chậm trễ mấy chục năm trời đã gây thiệt hại hàng ngàn tỉ đồng.

Thanh tra Chính phủ trong kết luận số 1483 ngày 4/9/2018 chỉ ra chính quyền thành phồ Sài Gòn thời Lê Thanh Hải, Lê Hoàng Quân giao 144,6 ha đất tái định cư cho 51 dự án của các nhà đầu tư không qua đấu giá, tính giá đất sai. Để các dự án lấn sông với diện tích lớn. Những sai phạm đó đã gây thiệt hại cho nhà nước hàng ngàn tỉ đồng.

Những vi phạm pháp luật nghiêm trọng, những sai phạm kinh tế lớn như vậy quá thừa yếu tố cấu thành tội phạm hình sự, phải bị truy tố hình sự, phải được công lí xét xử nghiêm khắc và trừng trị nặng nề gấp nhiều lần Đinh La Thăng, Dương Chí Dũng.

Không phải chỉ phạm tội với dân, với nước, Lê Thanh Hải còn phạm tội cực lớn, cực nguy hại với chính đảng của ông ta. Lê Thanh Hải đã làm tha hóa, làm hư hỏng cả một đảng bộ lớn. Nhiều thành ủy viên bị truy tố hình sự, phải nhận bản án tù tội. Thấp hèn hóa hàng chục chức sắc cấp cao của đảng. Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Trung ương đảng, phó bí thư thành ủy là những nhà chính trị, những chính khách. Nhưng không thấy con người chính khách, không thấy lí tưởng chính trị ở Lê Thanh Hải, Lê Hoàng Quân, Tất Thành Cang, Nguyễn Văn Đua mà chỉ thấy ở những kẻ tàn bạo cướp đất của dân Thủ Thiêm nỗi thèm khát vật chất tầm thường của con người sinh vật. Những kẻ chỉ có con người sinh vật thì không thể có lí tưởng chính trị, không thể có con người chính trị. Họ chui vào tổ chức chính trị chỉ để kiếm chút quyền lực chính trị mà vinh thân phì gia. Có những thành viên như vậy, tổ chức chính trị sẽ bị thối ruỗng, mục nát từ bên trong. Bất kì tổ chức chính trị nào cũng không thể để những kẻ như vậy trong tổ chức của mình.

Nhưng thật kì lạ, ngày 20/3/2020, Bộ Chính trị đảng cộng sản nhìn nhận về băng nhóm quyền lực đã gây bao đau khổ cho người dân Thủ Thiêm, đã gây tang tác, chết chóc cho nhiều gia đình, đã làm thiệt hại cho nhà nước hàng ngàn tỉ đồng chỉ là : Ban Thường vụ Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh nhiệm kỳ 2010 - 2015 đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ và quy chế làm việc của thành ủy ; thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, thiếu kiểm tra, giám sát, để xảy ra nhiều vi phạm, khuyết điểm kéo dài trong quá trình thực hiện dự án đầu tư Khu đô thị mới Thủ Thiêm.

Phá nát qui hoạch Khu đô thị mới Thủ Thiêm, vất bỏ bản đồ qui hoạch đã được Thủ tướng phê duyệt, thay bằng bản đồ qui hoạch lạm quyền, phi pháp, những tội tày trời đó là của cấp dưới, còn thường vụ thành ủy của Hải chỉ vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, chỉ thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, quản lí, thiếu kiểm tra, giám sát !

Người dân đã quá quen thuộc với những ngôn từ vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, buông lỏng lãnh đạo, thiếu kiểm tra giám sát. Vì những ngôn từ, những thiếu sót, những tội chung chung, thông thường và cũng rất nhẹ nhàng, dễ chịu đó được lặp đi lặp lại ở tất cả những quan chức cộng sản cấp cao bị đảng kỉ luật.

Vì chỉ là tội chung chung, thông thường, nhẹ nhàng, dễ chịu nên Bộ Chính trị cũng dành cho Lê Thanh Hải hình thức kỷ luật nhẹ nhàng, dễ chịu là cách cái chức mà ông Hải đã phải giao cho người khác từ 5 năm trước, chức Bí thư Thành ủyThành phố Hồ Chí Minhnhiệm kỳ 2010 - 2015. Hình thức kỉ luật là cách cái chức không còn nữa tức là không kỉ luật gì cả !

Xã hội cộng sản là bi kịch của con người và hài kịch của lịch sử

Cải cách ruộng đất. Nhân Văn Giai Phẩm. Xét lại chống đảng. Cải tạo tư sản. Trại tập trung cải tạo... những cái chết tức tưởi và những cuộc đời thân tàn ma dại trong mút mùa ngục tù không án. Những bi kịch máu và nước mắt đó ai cũng biết. Nhưng đảng cử dân bầu, người dân cầm lá phiếu đi bầu cho những người đã được đảng chọn. Đại biểu quốc hội cầm lá phiếu bầu những người lãnh đạo đất nước đã được đảng sắp đặt. Từ vài tháng trước khi Quốc hội bầu cử, người dân đã biết cặn kẽ ông nào Chủ tịch nước, bà nào Chủ tịch Quốc hội, ông nào Thủ tướng, bà nào bộ trưởng. Những bi kịch người dân bị tước đoạt quyền làm chủ đất nước không phải ai cũng nhận ra. Trong xã hội cộng sản, từ người giầu đến người nghèo, từ trí thức đến người thợ, từ cán bộ cộng sản đến người dân thường không ai thoát được bi kịch cộng sản.

baysau5

Nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Lê Thanh Hải, phát biểu chỉ đạo tại Lễ Kỷ niệm 30 năm thành lập Lực lượng Thanh niên xung phong Thành phố (28/3/1976 – 28/3/2006)

Còn hài kịch cộng sản, từ chuyện hài hước thời Xô Viết bên Nga đến rừng cười (tiếu lâm) thời Việt Nam xã hội chủ nghĩa nhiều vô kể. Một người như Nguyễn Quang Thuấn mà là Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội thì đến một thiên tài hài hước như Aziz Nesin cũng không thể tưởng tượng ra được. Vậy mà xã hội cộng sản Việt Nam đã tạo ra được màn hài đó.

Một hài kịch đã đi vào lịch sử đảng cộng sản Việt Nam cuối thế kỉ 20 khi ông đảng trưởng Lê Duẩn ham tổng kết lí luận đã rao giảng ở lớp cán bộ cao cấp trường đảng Nguyễn Ái Quốc rằng : "Loài người cho đến nay đã có ba phát minh vĩ đại nhất có ý nghĩa bước ngoặt của xã hội loài người. Thứ nhất là tìm ra lửa. Thứ hai là tìm ra kim khí. Thứ ba là tìm ra lí luận làm chủ tập thể". Tìm ra lửa và tìm ra kim khí đương nhiên là vô danh vì khi đó loài người chưa có chữ viết để ghi lại. Vì vậy nhà lí luận cộng sản Lê Duẩn tìm ra lí luận làm chủ tập thể là người vĩ đại nhất trong lịch sử loài người. Đó là hài cộng sản cuối thế kỉ 20

Đầu thế kỉ 21, tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng lại sáng tạo ra hình thức kỉ luật cách cái chức không còn nữa của người bị kỉ luật. Đó là hài cộng sản đầu thế kỉ 21.

Với màn hài cách cái chức của người không còn giữ chức vụ gì nữa, những quan cộng sản có tội với dân, với lịch sử như Lê Thanh Hải, Lê Hoàng Quân, Tất Thành Cang, Nguyễn Văn Đua được sung sướng cười hả hê vì họ được đứng trên pháp luật, đứng ngoài pháp luật. Họ sống bằng bản năng, thấp hèn đến đâu, họ hành xử phi pháp đến đâu pháp luật cũng không dám đụng đến họ. Còn người dân Việt Nam thì ê chề vì bị lừa dối và người dân Thủ Thiêm thì cứ khóc ròng từ thế kỉ 20 sang thế kỉ 21 !

Phạm Đình Trọng

09/04/2020

Published in Diễn đàn

Thanh tra của chính phủ Việt Nam vừa công bố "Thông báo" về kết quả một cuộc thanh tra khác tại Khu Đô thị mới Thủ Thiêm. Theo tường thuật của báo giới, lần này, lực lượng thanh tra nói rõ hơn một chút về các sai phạm của hệ thống chính trị, hệ thống công quyền tại Thành phố Hồ Chí Minh (1).

thuthiem0

Về nguyên tắc, "cách mạng" phải giao lại cho cô Tiếu 5,2 mẫu ruộng đã lấy của gia đình cô cô, song "cách mạng" chỉ trả cho cô hơn hai mẫu. Ảnh minh họa

Đại loại là các viên chức hữu trách ở Thành phố Hồ Chí Minh sai đủ thứ trong việc sử dụng quỹ đất lẽ ra phải dành cho tái định cư, trong việc sử dụng khoản tiền 38.000 tỉ liên quan đến bồi thường khi thu hồi đất. Cũng theo "Thông báo", việc xây dựng Khu đô thị mới Thủ Thiêm dù đã ngốn rất nhiều tiền, tạo ra rất nhiều hệ lụy tai hại mà tất cả các bên có liên quan cùng phải gánh chịu nhưng đến nay, hiệu quả của dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm vẫn chỉ bằng… 0 ! Chưa kể mất cân đối về tài chính.

Sai phạm trong việc thực hiện dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm được xác định là thuộc trách nhiệm của nhiều bên: Ban Quản lý Khu đô thị mới Thủ Thiêm, các sở: Giao thông Vận tải, Tài nguyên - Môi trường, Quy hoạch - Kiến trúc, Kế hoạch - Đầu tư, Tài chính, Xây dựng, Viện Nghiên cứu phát triển Thành phố Hồ Chí Minh, các đơn vị tư vấn, các nhà đầu tư… Trong "Thông báo", Thanh tra của chính phủ cho biết đã khuyến cáo giới hữu trách ở Thành phố Hồ Chí Minh phải tổ chức kiểm điểm, xử lý những tập thể, cá nhân liên đới về trách nhiệm.

Qua "Thông báo", Thanh tra của chính phủ còn cho biết đã chuyển kết luận về đợt thanh tra mới nhất liên quan đến Khu đô thị mới Thủ Thiêm này cho Ủy ban Kiểm tra của Ban Chấp hành trung ương Đảng cộng sản Việt Nam để nơi này xem xét, xử lý theo thẩm quyền đối với các tổ chức, cá nhân thuộc diện Bộ Chính trị và Ban Bí thư của Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Việt Nam quản lý. Giống như trước, "Thông báo" không cho biết tên bất cứ tổ chức, cá nhân nào cần được Ủy ban Kiểm tra của Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Việt Nam xem xét, quyết định kỷ luật hay không?

Nói cách khác, tuy việc thực hiện dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm đã được "chà đi, xát lại" nhiều lần trong một thời gian dài nhưng đến nay, Thanh tra của chính phủ Việt Nam vẫn kiên trì trong việc bảo mật danh tính các thủ phạm gây ra thảm kịch mà hàng chục ngàn gia đình tại quận 2 đã phải mang vác suốt hai thập niên. Ở xứ sở mà đi đâu cũng thấy "Sống, làm việc theo Hiến pháp và pháp luật", vẫn chỉ Ủy ban Kiểm tra của Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Việt Nam mới có quyền xác định "ai là thủ phạm" nếu đương sự thuộc nhóm do Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Việt Nam quản lý!

***

Hôm 26/6, thời điểm hệ thống truyền thông chính thức đồng loạt loan báo rộng rãi "Thông báo" của Thanh tra chính phủ về kết quả cuộc thanh tra gần nhất về dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm, cô Nguyễn Thị Thùy Dương kể thêm trên trang facebook của cô vài tình tiết mới, liên quan đến buổi gặp gỡ giữa dân chúng các quận 2, 9, Thủ Đức với ba đại biểu của họ tại Quốc hội Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam trước đó đúng một tuần, vốn từng khiến dư luận xôn xao vì những chất vấn của cô (2).

Dương cho biết, trong vòng sáu ngày, clip dài 8 phút ghi lại chất vấn mà cô đặt ra với cả ba đại biểu lẫn hệ thống chính trị, hệ thống công quyền Việt Nam có tới hơn ba triệu lượt người xem, chưa kể số lượng người xem clip ấy trên các trang facebook, diễn đàn điện tử đã chia sẻ clip ấy. Dương đã từng đề cập đến chuyện cô tìm đủ mọi cách để tìm một tấm "vé", cho phép cô có mặt trong Nhà Thiếu nhi quận 2 để gặp gỡ… các đại biểu của cô tại Quốc hội nhưng bất thành !

5 giờ 30 sáng 19 tháng 6, lúc buổi gặp gỡ các đại biểu cho "ý chí, nguyện vọng" của cô và những nạn dân ở quận 2 sắp bắt đầu, điện thoại của Dương đổ chuông, do số điện thoại lạ lại thuộc dạng dành cho sim rác nên Dương không bắt máy. Chuông reo đến lần thứ tư, Dương mở máy… Người gọi là một phụ nữ luống tuổi, rụt rè bảo cô, bà nghe nói cô chưa có "vé" dự buổi tiếp xúc cử tri. Bởi bà giành được hai "vé" trắng, chưa đề tên nhưng bà vừa không biết nói gì, vừa sợ bị đánh nên bà muốn trao lại cho cô.

Dương đã hẹn bà ở một khúc đường vắng. Bà đến, không phải một mình, bà đi cùng chồng. Cả hai vợ chồng mà sự lam lũ hiển hiện nơi quần áo họ mặc, chiếc xe họ đi, nhìn trước ngó sau rồi mới dám đưa cô hai tấm "vé" trắng kèm đề nghị : Cô nói giùm cho tụi tôi nghe cô !... rồi bỏ chạy.

Vài giờ sau, tại Nhà Thiếu nhi quận 2, dù dân chúng giận dữ phản đối "qui định", cử tri phải có "vé" mới được vào trong gặp gỡ đại biểu của họ nhưng không thành công. Dương – cô gái từng liệng dép vào mặt các đại biểu "ý chí, nguyện vọng" của nhân dân, từng dồn các đại diện cho hệ thống "của dân, do dân, vì dân" đến chỗ ú ớ, thảm hại trong mắt quần chúng – đã khiến lực lượng an ninh, bảo vệ các đại biểu khi họ "tiếp xúc cử tri" chưng hửng bởi cô có một tấm "vé" đề tên cô…

Dương cũng kể thêm rằng vài ngày sau khi cô chất vấn các đại biểu cho cư dân trong khu vực của mình ở Quốc hội, tiện thể chất vấn luôn cả đảng, hệ thống công quyền rằng, rõ ràng họ không phải đầy tớ, không phải cha mẹ, vậy họ là gì của nhân dân? Chẳng lẽ nhà nước có chủ trương "bần cùng hóa" nhân dân ? Tại sao đảng luôn bảo vì dân nhưng chỉ đảng viên mới gây tổn thương cho dân ?... có một người phụ nữ tật nguyền, nhếch nhác tìm tới nhà cô, ấn vào tay cô ba lon sữa Ông Thọ để cô uống cho khỏe !

Dương đề nghị mọi người, thay vì tán thưởng cô hãy nghĩ tới những con người như cô vừa kể. Dương bảo họ không thôi yêu thương cô, sức nặng của những thứ như hai tấm vé, ba lon sữa khiến cô không thể không vì họ. Dương liên tưởng, có lẽ ngày xưa, dân cũng đối với "cách mạng" thắm thiết như vậy (3) !

***

Có lẽ đó là những thập niên đầu tiên của thế kỷ 20, thưở Cát Lái còn hoang vu. Ông Nguyễn Văn Cát (Bảy Hạt) trôi giạt tới đó rồi trụ lại, xin "quan Tây" ở Thành Tuy Hạ bên kia sông Đồng Nai cho khai hoang. Lúc đầu, Bảy Hạt và vợ (Nguyễn Thị Siêng – Bảy Siêng) và cô con gái riêng của vợ còn ẵm ngửa chỉ ăn củ mài, sau nhờ "quan Tây" cho 20 chục giạ lúa vừa để làm giống, vừa có cơm nuôi thân, nuôi vợ con, Bảy Hạt khai hoang được mười mẫu đất.

Mười mẫu đất ấy không chỉ thấm mồ hôi mà còn là nơi ghi dấu tích phần đời cay cực nhất, kèm với nhiều thứ mất mát nhất của Bảy Hạt, nơi ông mất cùng lúc cả hai đứa con trai vì dịch bệnh… Khi mọi thứ tạm ổn, những người là anh em chú bác của ông, đại diện cho "cách mạng" tìm tới, vận động ông chống Tây, không chống Tây là phản quốc. Bảy Hạt ít học nhưng ông hiểu đạo lý, ông không muốn phản quốc. Đó cũng là lý do đại gia đình của Bảy Hạt, cả quyến thuộc bên vợ cùng theo "cách mạng".

Đứa con gái riêng của bà Bảy Siêng – Nguyễn Thị Tiếu – giờ là đứa con duy nhất của Bảy Hạt cũng theo "cách mạng". Cô Tiếu làm liên lạc cho căn cứ vùng "bưng sáu xã" (nay một phần thuộc quận 2, một phần thuộc quận 9), sau này được công nhận là di tích lịch sử. Cô Tiếu từng bị bắt, từng bị giam ở Chí Hòa vì không phản bội "cách mạng".

Rồi "cách mạng" thành công, lúc đó Bảy Hạt còn 5,2 mẫu ruộng. Sau khi khai hoang mười mẫu ruộng, Bảy Hạt đã nhiều lần tự cắt đất, chia cho các gia đình nghèo từ tứ xứ đến Cát Lái lập nghiệp và cuối cùng quyết định giữ 5,2 mẫu ruộng ấy cho mình và cho con cháu. Đó là lý do Bảy Hạt từ chối khi "cách mạng" muốn ông đem ruộng góp hết cho hợp tác xã. Lão nông Bảy Hạt không tin ông và vợ con, cháu chắt có thể sống được khi mỗi nhân khẩu chỉ được giao 900 thước đất để canh tác rồi nộp lại lúa cho "cách mạng".

Tuy nhiên cuối cùng, Bảy Hạt cũng phải đầu hàng "cách mạng" khi nhà ông liên tục bị khám xét và vì đó là giai đoạn tất cả nhu yếu phẩm đều phải dựa vào tem phiếu mà gia đình ông lại không được cấp gì cả. Giống như nhiều gia đình khác sau khi miền Nam được "giải phóng", gia đình Bảy Hạt tụt dần xuống đáy, cả nhà làm việc quần quật vẫn không đủ ăn vì lúa thu hoạch được tới đâu là "cách mạng" thu mua hết tới đó.

Cuối năm 1979, Bảy Hạt bệnh nặng. Lúc chờ chết, ông thèm một ly sữa. Cô Tiếu đi tất cả các cửa hàng của hợp tác xã trong vùng xin mua một hộp sữa đặc như một cách báo hiếu cho cha nhưng bất thành vì không ai chịu duyệt. Bốn năm sau khi "cách mạng" thành công, Bảy Hạt – thành viên của một gia tộc mà hai bên nội, ngoại thừa cả công lao lẫn… liệt sĩ, hi sinh, đóng góp đủ thứ cho "cách mạng" - nhắm mắt. Lúc ông trút hơi thở cuối cùng, con cháu vẫn không đáp ứng được mong ước nhỏ nhoi của ông : Một ly sữa !

Ly sữa ấy chưa phải là điều đau đớn nhất. Túng bấn, con cháu Bảy Hạt phải mua chịu quan tài để táng ông. Theo đề nghị của cô, chủ trại hòm gắn thêm vào quan tài một cặp chim phụng. Ngày táng ông, họ đòi cạy ra nếu cô không chịu trả thêm tiền. Cô Tiếu xin nhận thêm một khoản nợ nữa. Vài ngày sau, tới phiên đại diện hợp tác xã tìm tới nhà, thông báo thu thu lại 900 mét vuông đất đã từng lấy của ông Bảy chia cho chính ông vì chết thì hết... tiêu chuẩn về đất !

Cô Tiếu thường bảo, ngày xưa, cô theo "cách mạng" vì tin rằng, nếu người Việt làm chủ đất nước, cuộc sống của mọi người sẽ sung sướng hơn gấp ngàn lần. Người Việt làm chủ toàn bộ Việt Nam đã hơn bốn thập niên nhưng dường như cuộc sống của nhiều người Việt nhiều nước mắt hơn, tệ hơn, còn ngùn ngụt oán hờn vì những điều vô lý, bất công mà không trải qua, giàu trí tưởng tượng cũng có thể nghĩ ra… Cô Tiếu không lo được ly sữa cuối cùng cho cha nhưng cô quyết tâm thực hiện cho bằng được hai điều mà ông trăn trối : Chăm sóc cho má và đòi lại phần ruộng mà ông đã dành cả đời tạo lập để lo cho con cháu !

Chẳng biết một lão nông như Bảy Hạt nhìn xa tới đâu nhưng đúng là chủ trương hợp tác hóa nông nghiệp phá sản. "Cách mạng" tuyên bố "đổi mới", giải tán các hợp tác xã. Về nguyên tắc, "cách mạng" phải giao lại cho cô Tiếu 5,2 mẫu ruộng đã lấy của gia đình cô cô, song "cách mạng" chỉ trả cho cô hơn hai mẫu. Phần còn lại, "cách mạng" để cô và những người đã được "cách mạng" chia đất khi tham gia hợp tác xã tự giải quyết. Đó cũng là lý do, thập niên 1990, khu vực Cát Lái và nhiều khu vực khác trên khắp Việt Nam xảy ra cảnh làng giềng từ nhau, dùng phảng, dùng dao, mác nói chuyện với nhau do mâu thuẫn về đất đai …

Ở Cát Lái, chuyện tranh giành đất giữa những người cùng xóm, cùng làng phát sinh do "cách mạng", chấm dứt cũng nhờ "cách mạng". Năm 1998, chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh thay mặt "cách mạng" thu hồi toàn bộ ruộng trong vùng, giao cho chính quyền quận 2 quản lý. Lý do : Đất vốn do ông Bảy khai phá công thổ mà có nên không thể thuộc về gia đình nào hết ! Theo quy hoạch, phần đất gia đình cô Tiếu đang tranh chấp với hàng xóm thuộc Cụm 4 của Khu Công nghiệp Cát Lái. Trong bốn cụm, đất thuộc Cụm 3, Cụm 4 có giá cao nhất vì được dùng làm nơi tái định cư cho hai cụm kia. Có một điều mà đến giờ, những người chung cảnh ngộ với cô Tiếu được "cách mạng" đả hoài vẫn không thông : Đó là tại sao đối tượng có quyền sử dụng đất ở các Cụm 1 và 2 (vốn rẻ như bèo) lại toàn người nhà cán bộ. Họ vui vẻ giao đất để được hoán đổi – nhận đất ở Cụm 3, Cụm 4.

Ông Bảy Hạt đã chết, bà Bảy Siêng thì sau này trở thành lẩm cẩm – ngày nào cũng dắt chắt ra đường chờ… "thằng Tám" - đứa em vốn là công chức của Pháp, theo "cách mạng", hiến cả mạng lẫn xác cho "cách mạng", không rõ có phải do thất vọng về "cách mạng" hay không mà cuối đời, bà Tám đột nhiên dứt khoát không tin "cách mạng", không cho là "thằng Tám" đã chết. Bà Bảy Siêng đã chờ "thằng Tám" của bà như thế cho đến chết. Cô Tiếu giờ đã trở thành bà. Cô hay kể tại sao Bảy Hạt dùng chữ Tiếu đặt làm tên cho cô. Cứ theo đó thì vì cực khổ quá, Bảy Hạt gọi con là Tiếu "cho đời bay vui". "Cách mạng" vẫn chưa cho bà Tiếu mỉm cười.

***

Câu chuyện về ông Bảy Hạt, bà Bảy Siêng, bà Tiếu là tóm tắt bút ký năm kỳ mà Nguyễn Thị Thùy Dương kể trên facebook của cô về ông bà cố ngoại và bà ngoại của cô (4).

Thật chua chát khi rất nhiều nạn nhân của dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm và hàng loạt dự án đã triển khai ở quận 2, quận 9 là những thành viên của các gia đình có công với "cách mạng". Gia đình, gia tộc của họ có vài đời đi theo "cách mạng", không chỉ góp sức, góp của mà còn góp cả xương máu nhưng khi "cách mạng" thành công, những kẻ "bảo vệ và phát huy thành quả cách mạng" đã, đang và chắc chắn sẽ còn hành xử như A.Q của Lỗ Tấn : Định nghĩa "cách mạng" là "cách" mẹ nó cái "mạng" của chúng mày ! Thành ra tất cả phải tiếp tục "hi sinh, đóng góp" vô điều kiện cho "cách mạng". Nghĩ khác, nói khác dù hợp tình, hữu lý chắc chắn vẫn là "phản cách mạng" !

Trân Văn

Nguồn : VOA, 27/06/2019

Chú thích :

(1) https://tuoitre.vn/kien-nghi-xem-xet-trach-nhiem-can-bo-sai-pham-vu-khu-do-thi-moi-thu-thiem-20190626182336961.htm

(2) https://www.voatiengviet.com/a/thu-thiem-nguyen-thi-thuy-duong-bi-kich/4966731.html

(3) https://www.facebook.com/ThuyDuongNguyen28/posts/2477557335598146

(4) https://www.facebook.com/ThuyDuongNguyen28

Published in Diễn đàn

Công bố kết luận kiểm tra Khu đô thị mới Thủ Thiêm : Lộ rõ hàng loạt sai phạm của Thành phố Hồ Chí Minh

Chiều ngày 7/9, Thanh tra chính phủ đã chính thức công bố kết luận kiểm tra một số nội dung chủ yếu liên quan đến việc khiếu nại của công dân về Khu đô thị mới Thủ Thiêm (Thành phố Hồ Chí Minh). Theo kết luận này, những gì mà báo Người Tiêu Dùng dày công theo đuổi, phanh phui đều đúng sự thật và hàng loạt sai phạm của các cấp chính quyền tại Thành phố Hồ Chí Minh đã lộ rõ.

thuthiem1

Thanh tra chính phủ chỉ rõ hàng loạt sai phạm ở dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm.

Theo Thanh tra chính phủ, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình và ý kiến kết luận của Thủ tướng Chính phủ, giao Thanh tra chính phủ kiểm tra, rà soát, làm rõ các nội dung khiếu nại của người dân về ranh quy hoạch, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi thu hồi đất xây dựng Khu đô thị mới Thủ Thiêm (Thành phố Hồ Chí Minh), Thanh tra chính phủ đã thành lập Tổ Kiểm tra, xác minh các nội dung nêu trên. Kết thúc kiểm tra Tổng Thanh tra chính phủ đã thông báo kết quả kiểm tra và kiến nghị xử lý nhiều vấn đề xung quanh dự án này.

4,3 ha ngoài ranh quy hoạch lại bị quy hoạch !

Ngày 28/8/1995, UBND Thành phố có tờ trình số 2385/UB-QLĐT gửi Bộ Xây dựng về thẩm định quy hoạch chi tiết Khu trung tâm mới Thủ Thiêm, theo đó, ngày 15/5/1996, Bộ Xây dựng có Văn bản số 621/BXD-KTQH gửi Thủ tướng Chính phủ về việc xét duyệt quy hoạch chi tiết Khu trung tâm Thủ Thiêm với nội dung : Diện tích quy hoạch là 759,74 ha được giới hạn bởi : Phía Bắc giáp sông Sài Gòn và Xa Lộ Hà Nội ; phía Nam giáp sông Sài Gòn (cảng Sài Gòn và huyện Nhà Bè) ; phía Tây giáp sông Sài Gòn (Trung tâm thành phố hiện có và Quận 1) ; phía đông giáp xã An Phú, huyện Thủ Đức.

Căn cứ ý kiến thẩm định của Bộ Xây dựng, ngày 27/5/1996, UBND Thành phố có tờ trình số 1861/TT-UB-QLĐT gửi Thủ tướng Chính phủ về việc xin phê duyệt quy hoạch xây dựng 1/5000 Khu đô thị Thủ Thiêm, trong đó : Khu đô thị mới Thủ Thiêm có diện tích khoảng 770 ha (theo phạm vi lập quy hoạch) và Khu chuyển dân tái định cư khoảng 160 ha (giáp ranh phạm vi lập quy hoạch).

Ngày 04/6/1996, căn cứ tờ trình số 1861/TT-UB-QLĐT ngày 27/5/1996 của UBND Thành phố và Văn bản số 621/BXD-KTQH ngày 15/5/1996 của Bộ Xây dựng, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 367/TTg phê duyệt quy hoạch xây dựng Khu đô thị Thủ Thiêm với tổng diện tích là 930 ha gồm : Khu đô thị mới 770 ha và khu tái định cư 160 ha, giao Chủ tịch UBND Thành phố, Bộ trưởng Bộ Xây dựng triển khai thực hiện.

Nhưng kết quả kiểm tra cho thấy : Các văn bản trên (như : tờ trình, văn bản thẩm định của UBND Thành phố, Bộ Xây dựng và Quyết định phê duyệt của Thủ tướng chính phủ) nêu không đầy đủ, cụ thể về ranh giới, vị trí quy hoạch, nhất là "các hồ sơ kèm theo" theo quy định tại Nghị định số 91/CP ngày 17/8/1994, Thông tư số 25/BXD-KTQH ngày 22/8/1995 và Quyết định số 322/BXD-ĐT ngày 28/12/1993 như : Toàn bộ phần bản vẽ gồm sơ đồ hiện trạng ; các loại bản đồ quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng hạ tầng, điện, nước, môi trường và các loại văn bản thuyết minh, thỏa thuận...

Dẫn đến, qua thời gian dài cùng với công tác lưu trữ không tốt của các cơ quan liên quan (Bộ Xây dựng, Văn phòng Chính phủ…), UBND Thành phố và các sở, ngành không cung cấp đầy đủ được các hồ sơ, tài liệu chính thức kèm theo Quyết định số 367/TTg, nhất là các bản đồ quy hoạch 1/5000.

Kiểm tra tại Ban quản lý Khu đô thị mới Thủ Thiêm và Sở Quy hoạch – Kiến trúc Thành phố chỉ cung cấp được 02 loại bản đồ quy hoạch 1/5000 gồm : Bản đồ quy hoạch tổng mặt bằng 1/5000 Khu đô thị mới Thủ Thiêm ghi ngày 12/6/1995 có đóng dấu của các đơn vị liên quan (Công ty Dịch vụ Phát triển Đô thị - UDESCO là đơn vị lập, Sở Xây dựng và Kiến trúc sư trưởng Thành phố cho thấy : Có một số lô đất, trong đó có phần diện tích khoảng 4,3 ha thuộc Khu phố 1, phường Bình An chỉ thể hiện ở bước nghiên cứu, đề xuất quy hoạch ; trên bản đồ quy hoạch không thể hiện các chỉ tiêu kiến trúc, quy hoạch (số lô, diện tích, hệ số sử dụng đất…) là không đúng so với quy định tại Quyết định số 322/QĐ-BXD ngày 28/12/1993 của Bộ Xây dựng quy định về việc lập các đồ án quy hoạch xây dựng đô thị.

Bên cạnh đó, bản đồ quy hoạch sử dụng đất (từ 5 đến 10 năm) với tỷ lệ 1/5000 lập ngày 20/11/1995 có đóng dấu của các đơn vị liên quan như nêu trên, nhưng không xác định một phần Khu phố 1, phường Bình An thuộc phạm vi lập quy hoạch. Như vậy, phần diện tích khoảng 4,3 ha thuộc Khu phố 1, phường Bình An không có trong ranh quy hoạch Khu đô thị mới Thủ Thiêm (phần lõi với diện tích 770 ha) được phê duyệt tại Quyết định số 367/TTg của Thủ tướng Chính phủ. Ngoài ra, nội dung này cũng được Thanh tra Thành phố thực hiện thanh tra năm 2008 và đã có Kết luận, theo đó, UBND Thành phố đã xác nhận, báo cáo Ủy ban Kiểm tra Trung ương và Thủ tướng Chính phủ tại Văn bản số 484/UBND-ĐTMT ngày 07/9/2009. 

Quy hoạch chi tiết 1/2000 không đúng thẩm quyền

Căn cứ Văn bản số 2704/CV-UB-QLĐT của UBND Thành phố về việc giao nhiệm vụ phê duyệt quy hoạch 1/2000 Khu đô thị mới Thủ Thiêm, ngày 16/9/1998, Kiến trúc sư Trưởng Thành phố có Quyết định số 13585/KTST-QH phê duyệt quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000 Khu đô thị mới Thủ Thiêm với diện tích Khu đô thị mới là 748 ha (gồm : 618 ha đất và 130 ha mặt nước sông Sài Gòn) có vị trí phía bắc, phía nam, phía tây giáp sông Sài Gòn, phía đông giáp phần còn lại của phường An Khánh.

Tuy nhiên, theo quy định tại Nghị định số 91/NĐ-CP ngày 17/8/1994, thẩm quyền phê duyệt quy hoạch 1/2000 đối với Khu đô thị mới Thủ Thiêm thuộc UBND Thành phố, nhưng UBND Thành phố đã giao cho Kiến trúc sư trưởng phê duyệt, trong đó, giảm khoảng 26,3 ha (có bao gồm 03 ha mặt nước) so với Quyết định số 367/TTg, nguyên nhân là do : Đã giao đất cho 05 doanh nghiệp đầu tư dự án kinh doanh nhà ở, khu vui chơi, giải trí, thương mại với tổng diện tích 23,3 ha thuộc phường Bình An, Quận 2 trước khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch và bổ sung vào trong ranh quy hoạch khoảng 4,3 ha thuộc một phần khu phố 1, phường Bình An hiện nay.

Việc làm này của Kiến trúc sư trưởng Thành phố là không đúng thẩm quyền khi chưa được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận điều chỉnh tăng, giảm diện tích, theo đó, ranh quy hoạch Khu đô thị mới đã thay đổi về phía bắc thuộc Khu phố 1, phường Bình An tăng 4,3 ha, giảm 26,3 ha, vi phạm quy định tại Nghị định số 91/CP ngày 17/8/1994 của Chính phủ.

Quyết định số 13585/KTST-QH ngày 16/9/1998 của Kiến trúc sư trưởng Thành phố, trong đó, ghi vị trí giới hạn không đúng so với bản đồ và thực địa, cụ thể : quyết định nêu "Phía Bắc giáp sông Sài Gòn (quận Bình Thạnh) và xa lộ Hà Nội ; phía Nam giáp sông Sài Gòn (quận 7) ; phía Đông giáp phần còn lại phường An Khánh, Quận 2 : phía Tây giáp sông Sài Gòn (trung tâm quận 1)". Nhưng theo bản đồ và thực tế đúng phải là : "Phía Bắc giáp sông Sài Gòn (Quận Bình Thạnh) và một phần phường An Khánh, Bình An, Quận 2 ; Phía Nam giáp sông Sài Gòn (Quận 7) ; Phía Đông giáp phần còn lại của phường Bình Khánh, Quận 2 ; Phía Tây giáp sông Sài Gòn (Quận 1)". Đây là một trong các nguyên nhân dẫn đến người dân khiếu nại về ranh quy hoạch và đền bù, giải phóng mặt bằng.

Trước đó, ngày 15/01/1998, UBND Thành phố đã có Quyết định số 255/QĐ-UB-QLĐT phê duyệt điều chỉnh quy hoạch các khu vực không bán nhà thuộc sở hữu nhà nước trên địa bàn Quận 2, trong đó quy định 06 khu vực được quy hoạch không bán nhà thuộc sở hữu nhà nước (gồm : Khu trung tâm thành phố mới ; Khu quy hoạch An phú – An Khánh ; Khu liên hợp thể dục thể thao Rạch Chiếc ; Ga Thủ Thiêm ; Khu công nghiệp Cát Lái và Khu biệt thự Thảo Điền – An Phú), nhưng không xác định cụ thể quy mô diện tích của từng khu vực. Theo đó, người dân đã cho rằng Khu phố 1, phường Bình An, Quận 2 không có trong quy hoạch Khu đô thị mới Thủ Thiêm, phát sịnh khiếu nại. Tuy nhiên, theo quy định tại Nghị định 91/NĐ-CP ngày 17/8/1994 của Chính phủ, Quyết định số 255/QĐ-UB-QLĐT không phải là căn cứ xác định ranh quy hoạch, thu hồi và giao đất Khu đô thị mới Thủ Thiêm.

Thu hồi đất khi chưa đủ cơ sở pháp lý

Ngày 04/01/2002, UBND Thành phố có Văn bản số 70/UB-TH đề nghị Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định thu hồi toàn bộ diện tích đất quy hoạch Khu đô thị mới Thủ Thiêm theo Quyết định số 367/TTg là 930 ha, trong đó, khu đô thị mới 770 ha đất và khu tái định cư 160 ha, nhưng không xác định ranh giới, vị trí khu tái định cư.

Ngày 22/02/2002, căn cứ văn bản nêu trên của UBND Thành phố, Thủ tướng Chính phủ có ý kiến chỉ đạo tại Văn bản số 190/CP-NN cho phép UBND Thành phố căn cứ Quyết định số 367/TTg thu hồi 930 ha đất gồm : 770 ha đất để xây dựng khu đô thị mới và 160 ha khu tái định cư nằm ở vị trí thuộc 05 phường An Khánh, An Lợi Đông, Bình An, Bình Khánh và Thủ Thiêm.

Căn cứ Quyết định số 367/TTg và Văn bản số 190/CP-NN của Thủ tướng Chính phủ, UBND Thành phố đã có Quyết định số 1997/QĐ-UB ngày 10/5/2002 về việc thu hồi và giao đất xây dựng Khu đô thị mới Thủ Thiêm, trong đó : Thu hồi 621,4 ha đất nằm trong quy hoạch tại các phường An Khánh, An Lợi Đông, Bình An, Bình Khánh và Thủ Thiêm thuộc Quận 2 và giao cho Ban quản lý Khu đô thị mới Thủ Thiêm tổ chức bồi thường và quản lý đầu tư xây dựng.

Qua kiểm tra của Thanh tra chính phủ cho thấy : UBND Thành phố căn cứ vào Quyết định số 367/TTg và Văn bản số 190/CP-NN được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt thu hồi 4,3 ha đất thuộc khu phố 1, phường Bình An để thực hiện một số dự án trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm là chưa đủ cơ sở pháp lý, dẫn đến, thiếu căn cứ thực hiện, không xác định đúng, đủ diện tích đất phục vụ tái định cư theo quy hoạch, cần rà soát và có giải pháp giải quyết phù hợp.

Không lập phương án đền bù giải phóng mặt bằng

 Theo Thanh tra chính phủ, trước thời điểm Luật Đất đai 2003, UBND Thành phố đã áp dụng các quy định như : Luật Đất đai năm 1993 ; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai năm 1998 và năm 2001 ; Nghị định số 22/1998/NĐ-CP ngày 24/4/1998 của Chính phủ và được cụ thể hóa tại Quyết định số 135/2002/QĐ-UB ngày 21/11/2002 của UBND Thành phố về ban hành quy định đền bù, hỗ trợ tái định cư Khu đô thị mới Thủ Thiêm.

Sau khi có Luật Đất đai năm 2003, UBND Thành phố đã thực hiện chính sách hỗ trợ cho người dân bị giải tỏa theo các văn bản như : Quyết định số 123/2006/QĐ-UBND ngày 16/8/2006 sửa đổi bổ sung Quyết định số 135/2002/QĐ-UB ngày 21/12/2002 và Quy định kèm theo về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư ; Quyết định số 06/2009/QĐ-UBND ngày 21/01/2009 về sửa đổi, bổ sung một số nội dung tại quy định ban hành kèm theo các quyết định số 135/2002/QĐ-UB và số 123/2006/QĐ-UBND, khi thực hiện có bổ sung theo các quyết định số 123/2006/QĐ-UBND và số 06/2009/QĐ-UBND đối với tất cả hộ dân đã di dời và bàn giao mặt bằng.

Về chính sách hỗ trợ cho người dân, theo báo cáo của UBND Thành phố, tính đến thời điểm tháng 10/2011, có một số khoản hỗ trợ được vận dụng, không có trong quy định như : hỗ trợ tái định cư bằng tiền 11.931,53 tỷ đồng ; hỗ trợ tạm cư 25,93 tỷ đồng ; bố trí căn hộ, đất nền cho các hộ dân tái định cư vượt tiêu chuẩn 22.233,95 m2. Như vậy, việc hỗ trợ tai định cư đã được UBND Thành phố vận dụng chính sách cơ bản đáp ứng được yêu cầu và theo hướng có lợi cho người dân khi nhà nước thu hồi đất.

Theo danh sách do Ban Tiếp công dân trung ương và Thành phố cung cấp, tổng số các trường hợp ký tên trong danh sách khiếu nại đông người thuộc Khu đô thị mới Thủ Thiêm gồm 115 người, liên quan đến 102 hồ sơ. Trong đó, một số trường hợp có diện tích giải tỏa lớn nằm dọc theo các trục đường chính (đường Lương Định Của, Trần Não, Ven Sông) đang hưởng lợi từ việc kinh doanh mua bán, cho thuê… chưa đồng thuận với chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư ; đặc biệt là một số trường hợp thuộc phường An Khánh, Bình An và Bình Khánh khiếu nại về : Ranh quy hoạch, ranh thu hồi đất chưa đúng với Quyết định số 367/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và diện tích tái định cư 160 ha thuộc phạm vi 05 phường ; một số trường hợp cho rằng giá bồi thường hỗ trợ tái định cư còn thấp... đề nghị bồi thường theo giá thị trường và tái định cư nền đất tại khu trung tâm đô thị mới Thủ Thiêm.

Qua kiểm tra cho thấy : Khu đô thị mới Thủ Thiêm là công trình có quy mô lớn, tổng số lượng hồ sơ cần di dời trên 15.000 hồ sơ, thời gian thực hiện đến nay khoảng hơn 15 năm ; trong giai đoạn thực hiện có nhiều thay đổi về chính sách đền bù thiệt hại... Tuy nhiên, việc chấp hành quy định pháp luật về trình tự, thủ tục triển khai giải phóng mặt bằng của Thành phố, trực tiếp là Quận 2 có trường hợp chưa đầy đủ, chưa đúng quy định như : Không lập phương án đền bù giải phóng mặt bằng ; Hội đồng đền bù giải phóng mặt bằng đã căn cứ vào quy định của UBND Thành phố ban hành kèm theo các quyết định số 135/2002/QĐ-UB, số 123/2006/QĐ-UBND và số 06/2009/QĐ-UBND để lập bản chiết tính, dự toán kinh phí bồi thường, hỗ trợ thiệt hại và tái định cư cho từng tổ chức, cá nhân bị thu hồi đất mà không lập phương án tổng thể để làm cơ sở thanh quyết toán kinh phí bồi thường.

Tuy nhiên, UBND Thành phố đã có Văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ số 549/UBND – PCNC-M ngày 22/9/2008 đề xuất không phải lập phương án tổng thể và được Thủ tướng Chính phủ đồng ý tại Văn bản số 977/VPCP-KNTN ngày 03/10/2008.

Việc thực hiện đền bù thiệt hại cho người dân đã đạt kết quả hơn 99,4%, một số khoản đã được UBND Thành phố vận dụng hỗ trợ ngoài quy định ; đối với những người dân nhận những căn hộ ở xa vị trí quy hoạch (ngoài địa giới 5 phường) được hỗ trợ tương đương với giá trị căn hộ tại 5 phường được quy hoạch khu tái định cư.

So sánh mức hỗ trợ, đền bù tại cùng thời điểm thì mức hỗ trợ, đền bù của Khu đô thị mới Thủ Thiêm có giá trị lớn hơn các dự án khác (như : Đại lộ Đông Tây ; Vòng xoay chân cầu Sài Gòn…). Tuy nhiên, quá trình thực hiện thu hồi đất, đền bù, giải phóng mặt bằng của UBND Thành phố còn có trường hợp đang khiếu nại chưa phù hợp quy định của pháp luật, nhất là khi Luật Đất đai 2003 có hiệu lực ; công tác giải phóng mặt bằng không có kế hoạch triển khai thực hiện xây dựng nhà tái định cư trước, khi thực hiện còn chậm, còn một số hạn chế, bất cập. Dẫn đến, phát sinh khiếu nại về chế độ, chính sách đền bù, hỗ trợ, chưa bàn giao mặt bằng, UBND Thành phố cần kiểm tra, rà soát để giải quyết dứt điểm.

Thiếu 113,9/160 ha tái định cư chưa được quy hoạch, bố trí tái định cư

Tại Tờ trình số 1861/TT-UB-QLĐT ngày 27/5/1996 của UBND Thành phố gửi Thủ tướng Chính phủ về việc xin phê duyệt quy hoạch xây dựng 1/5000 Khu đô thị mới Thủ Thiêm, trong đó nêu : Khu chuyển dân tái định cư có diện tích khoảng 160 ha, bố trí phía Đông, giáp ranh phạm vi lập quy hoạch, không nêu cụ thể vị trí, ranh giới, không có hồ sơ, bản đồ quy hoạch kèm theo, chưa có ý kiến thẩm định của Bộ Xây dựng.

Căn cứ các văn bản (Quyết định số 367/TTg của Thủ tướng Chính phủ, Văn bản số 1720/QĐ-UB-NC ngày 03/6/1994 về việc giao nhiệm vụ xem xét, phê duyệt quy hoạch và ý kiến chấp thuận địa điểm xây dựng Khu tái định cư của UBND Thành phố tại các văn bản : số 3416/UB-QLĐT ngày 04/6/1995 và số 2524/UB-QLĐT ngày 22/7/1996, ngày 14/10/1997, Kiến trúc sư trưởng Thành phố có Quyết định số 18176/KTST-QH phê duyệt quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/2000 Khu tái định cư với tổng diện tích 42 ha thuộc 02 phường An Phú và Bình Khánh, giáp ranh phía Đông Khu đô thị mới (cộng cả đất giao thông ngoại vi và rạch Cá Trê nhỏ nằm giữa khu 42ha thì tổng diện tích là 55,68 ha), trong đó : đất phục vụ tái định cư 12,06 ha ; đất kinh doanh tạo vốn xây dựng hạ tầng 9,22 ha ; còn lại 34,4 ha giành cho công trình công cộng, kênh rạch.

 Trên cơ sở Văn bản số 190/CP-NN ngày 22/02/2002 của Thủ tướng Chính phủ, UBND Thành phố có Công văn số 718/UB-ĐT ngày 06/3/2002, trong đó, giao cho Sở Địa chính - Nhà đất, Kiến trúc sư Trưởng thành phố, UBND Quận 2 xác định rõ địa điểm, diện tích và ranh giao đất, nếu thiếu cho phép điều chỉnh diện tích đất các dự án trên địa bàn Quận 2 để đảm bảo đủ diện tích theo Quyết định số 367/TTg.

Ngày 22/3/2002 UBND Thành phố tiếp tục có 02 Thông báo số 77/TB-VP và số 78/TB-VP giao : Kiến trúc sư trưởng Thành phố, Giám đốc Sở Địa Chính - Nhà đất cắm mốc đủ 770ha đất của Khu trung tâm, theo giải pháp bổ sung diện tích khu tái định cư Bình Khánh vào khu trung tâm ; đồng thời rà soát quỹ đất trên địa bàn Quận 2, đề xuất phạm vi giao đủ 160 ha đất để xây dựng các khu tái định cư thuộc Khu đô thị mới Thủ Thiêm, tính đến việc thu hồi đất của các dự án chậm triển khai theo thời hạn luật định ; diện tích đất dành cho khu tái định cư phục vụ đền bù giải toả cho Khu đô thị mới Thủ Thiêm phải đảm bảo đủ 160 ha theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, không nhất thiết một địa điểm, có thể bố trí từ 3 đến 4 địa điểm trên địa bàn Quận 2.

Tuy nhiên, đến thời điểm kiểm tra, tổng diện tích đất đã được quy hoạch và thực hiện đầu tư khu tái định cư nằm trong 5 phường theo Văn bản số 190/CP-CN là 46,1 ha gồm 02 khu : ngoài ranh quy hoạch Khu đô thị mới là 7,9 ha (thuộc 42 ha được quy hoạch giai đoạn 1) ; trong ranh quy hoạch Khu đô thị mới là 38,4 ha (gồm : 15,5 ha thuộc 42 ha và 22,9 ha lấy từ Khu đô thị mới).

Qua kiểm tra Thanh tra chính phủ cho biết : Sau khi có Quyết định số 367/TTg và Văn bản số 190/TTg-NN của Thủ tướng Chính phủ, UBND Thành phố chưa chỉ đạo các cơ quan liên quan của Thành phố lập, thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch chung 1/5000 đối với Khu tái định cư, nhưng vẫn phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/2000 đối với 42 ha thuộc khu tái định cư, vi phạm quy định tại Quyết định số 322-BXD/ĐT ngày 28/12/1993 của Bộ Xây dựng.

Tổng diện tích đất đã được UBND Thành phố quy hoạch, bố trí tái định cư phục vụ cho Khu đô thị mới Thủ Thiêm đúng theo quy hoạch Thủ tướng phê duyệt thuộc 5 phường là 46,1 ha, còn thiếu 113,9 ha chưa được quy hoạch, bố trí tái định cư nhưng không báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

thuthiem2

Thanh tra chính phủ cũng kiến nghị xử lý cụ thể các cơ quan, đơn vị. Trong đó đối với UBND Thành phố Hồ Chí Minh xác định rõ, cụ thể về trách nhiệm liên quan đến những khuyết điểm, vi phạm như kết luận đã nêu, trên cơ sở đó thực hiện : kiểm điểm, chỉ đạo kiểm điểm, xử lý trách nhiệm đối với các tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc phê duyệt quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch...

Phá vỡ quy hoạch

Trong phạm vi 05 phường (ngoài ranh Khu đô thị mới), mặc dù đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch Khu tái định cư 160 ha, nhưng UBND Thành phố đã giao đất cho 51 dự án để đầu tư xây dựng nhà ở, văn phòng, khu vui chơi giải trí, công trình công cộng… với tổng diện tích khoảng 144,6 ha.

Kết quả kiểm tra chi tiết một số dự án đã phát hiện một số khuyết điểm, vi phạm chủ yếu sau : Trong 51 dự án được UBND Thành phố quyết định giao sau khi đã có Quyết định số 367/QĐ-TTg ngày 04/6/1996 và Văn bản số 190/CP-NN ngày 22/02/2002 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch Khu tái định cư, (trong đó : 06 dự án chấp thuận chủ trương, tạm giao với diện tích 27,7 ha và giao 45 dự án với diện tích 116,9 ha sau khi có Quyết định số 367/TTg ngày 04/6/1996 của Thủ tướng Chính phủ). Hậu quả là, không có đủ đất để bố trí tái định cư theo quy hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

UBND Thành phố không thực hiện lập, phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chi tiết 1/2000 trước khi giao đất nhưng vẫn được phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500 để các dự án đầu tư xây dựng ; thay vì tạm thời dừng giao đất cho các dự án không cấp thiết, quản lý chặt chẽ sự biến động của quỹ đất trong khu vực đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch thì UBND Thành phố lại chấp thuận chủ trương, tạm giao cho 06 dự án với diện tích 27,7 ha và quyết định giao đất chính thức cho 45 dự án với tổng diện tích khoảng 116,9 ha. Những việc làm trên thể hiện công tác quản lý sử dụng đất bị buông lỏng, thiếu kiểm soát, giao đất tràn lan cho các dự án, làm phá vỡ không gian, quy mô quy hoạch, đặc biệt là không bảo đảm được quỹ nhà, đất phục vụ tái định cư theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Kiểm tra chi tiết một số dự án thấy : Quá trình thực hiện thu hồi, giao đất, lựa chọn nhà đầu tư, tính tiền sử dụng đất… UBND Thành phố, các sở, ngành chức năng và nhà đầu tư đã có những khuyết điểm, vi phạm chủ yếu như : giao đất cho doanh nghiệp không đúng với giấy phép kinh doanh ; không đúng thẩm quyền ; không có quy hoạch chi tiết 1/2000 được duyệt ; chưa ký hợp đồng thuê đất vẫn cho phép sử dụng ; giao đất công không qua đấu giá … ; các dự án qua kiểm tra đều có vi phạm về quy hoạch và giấy phép xây dựng (lấn sông, xây dựng công trình sai quy hoạch, vượt số tầng) ; tính toán tiền sử dụng đất chưa đúng quy định...

Ngoài ra, việc UBND Thành phố có Văn bản số 1122/UBND-ĐTMT ngày 20/2/2008 chấp thuận chuyển mục đích sử dụng 30,1 ha đất của Công ty Thế kỷ 21 tại dự án Khu Du lịch, văn hóa, giải trí thuộc phường Bình Khánh sang xây dựng khoảng 4.000 căn hộ tái định cư và hoán đổi bằng 30,2 ha đất sạch thuộc 90,2 ha Khu tái định cư Nam Rạch Chiếc ; nhưng sau đó, lại chấp thuận cho chuyển khu đất tái định cư này sang mục đích đầu tư kinh doanh nhà ở mà không thực hiện đấu giá theo quy định, tính tiền sử dụng đất không đúng thời điểm giao đất.

Kiến nghị xử lý sai phạm nhiều cơ quan, đơn vị

Từ kết quả kiểm tra trên, Thanh tra chính phủ đã kết luận trong quá trình triển thực hiện đầu tư, xây dựng Khu đô thi mới Thủ Thiêm UBND Thành phố và các sở, ngành liên quan đã để xẩy ra những khuyết điểm, vi phạm, ảnh hưởng đến quyền lợi một số hộ dân sinh sống trên địa bàn, phát sinh khiếu nại gay gắt, kéo dài chưa được giải quyết dứt điểm. Cụ thể :

Về ranh quy hoạch

Việc UBND Thành phố phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/2000 tại Quyết định số 13585/KTST-QH ngày 16/9/1998, trong đó : điều chỉnh diện tích và ranh giới không đúng thẩm quyền (giảm 23,3 ha đất đã giao dự án cho 05 doanh nghiệp trước đó nhưng vẫn lập và trình Thủ tướng phê duyệt quy hoạch 1/5000), nhất là việc tăng 4,3 ha thuộc Khu phố 1, phường Bình An, Quận 2 không đúng quy hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ; vị trí, giới hạn quy hoạch được phê duyệt không thống nhất về tên gọi so với bản đồ và thực địa. Trách nhiệm trực tiếp thuộc Kiến trúc sư trưởng Thành phố, các sở, ngành liên quan và UBND Thành phố.

Như vậy, việc khiếu nại của người dân về ranh quy hoạch đối với 4,3 ha thuộc Khu phố 1, phường Bình An, Quận 2 nằm ngoài ranh quy hoạch Khu đô thị mới Thủ Thiêm được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 367/TTg của Thủ tướng Chính phủ là có cơ sở, cần sớm được xem xét và có giải pháp giải quyết phù hợp.

Về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư

UBND Thành phố đã quyết định thu hồi đất đối với phần diện tích 4,3 ha thuộc khu phố 1, phường Bình An để thực hiện một số dự án trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm (phần lõi với diện tích 770 ha) là chưa đủ cơ sở pháp lý, không đúng với quy hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, cần sớm xem xét, có giải pháp giải quyết phù hợp. Ngoài ra, việc thực hiện đền bù, giải phóng mặt bằng có trường hợp đang khiếu nại chưa phù hợp quy định, chưa đúng thời điểm thu hồi đất, nhất là khi Luật Đất đai 2003 có hiệu lực ; không có kế hoạch triển khai thực hiện xây dựng nhà tái định cư trước khi thực hiện công tác giải phóng mặt bằng, việc thực hiện còn chậm, còn một số hạn chế, bất cập, dẫn đến phát sinh khiếu nại về chế độ, chính sách đền bù, hỗ trợ tái định cư, UBND Thành phố cần rà soát để giải quyết dứt điểm.

Trách nhiệm liên quan đến các khuyết điểm, vi phạm nêu trên thuộc Công ty Đo đạc Địa chính – Công trình, Sở Địa chính, UBND Quận 2 và UBND Thành phố.

Về Khu tái định cư 160 ha

UBND Thành phố đã vi phạm các quy định của pháp luật trong việc lập, trình, phê duyệt quy hoạch và thu hồi đất trong phạm vi Khu tái định cư 160 ha thuộc 05 phường đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, theo đó, đã phê duyệt quy hoạch, chấp thuận chủ trương tạm giao, thu hồi và giao đất cho 51 dự án với tổng diện tích 144,6 ha để đầu tư kinh doanh nhà ở, văn phòng, khu vui chơi, giải trí, công trình công cộng… sau khi Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt quy hoạch khu tái định cư.

Hậu quả là không đủ đất để bố trí tái định cư theo quy hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 367/TTg và Văn bản số 190/CP-NN, dẫn đến, làm phá vỡ quy hoạch được phê duyệt, việc đầu tư xây dựng khu đô thị mới Thủ Thiêm bị đình trệ do người dân khiếu nại kéo dài chưa được giải quyết dứt điểm, ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân.

Trong thông báo này, Thanh tra chính phủ cũng kiến nghị xử lý cụ thể các cơ quan, đơn vị. Trong đó đối với UBND Thành phố Hồ Chí Minh xác định rõ, cụ thể về trách nhiệm liên quan đến những khuyết điểm, vi phạm như kết luận đã nêu, trên cơ sở đó thực hiện : kiểm điểm, chỉ đạo kiểm điểm, xử lý trách nhiệm đối với các tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc phê duyệt quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch ; thu hồi đất, đền bù, tái định cư ; việc lưu trữ hồ sơ, tài liệu, bản đồ… để xử lý nghiêm theo quy định pháp luật ; công khai, nhận trách nhiệm về những khuyết điểm, vi phạm, dẫn đến khiếu nại kéo dài trong thời gian vừa qua.

Căn cứ vào Kết luận kiểm tra của Thanh tra chính phủ, UBND Thành phố rà soát, hoàn thiện để tiếp tục thực hiện quy hoạch Khu đô thị mới Thủ Thiêm, trong đó có khoảng 4,3 ha thuộc Khu phố 1, phường Bình An, Quận 2 theo đúng quy định của pháp luật.

Rà soát từng trường hợp cụ thể người dân đang khiếu nại, đặc biệt là các hộ dân nằm trong khu vực khoảng 4,3 ha ngoài ranh quy hoạch thuộc Khu phố 1, phường Bình An, quận 2 để bồi thường, hỗ trợ và tái định cư phù hợp cho người dân, sớm chấm dứt khiếu nại.

Phối hợp với Tổng Thanh tra chính phủ và các bộ, ngành liên quan (Tài chính, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường) để kiểm tra, rà soát, kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ biện pháp xử lý phù hợp, đúng quy định của pháp luật đối với tổ chức, cá nhân có liên quan đến các khuyết điểm, vi phạm trong việc quy hoạch, giao đất, thực hiện đầu tư tại các dự án thuộc các Khu tái định cư theo quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Tiếp tục thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại các thông báo số 75/TB-VPCP ngày 19/4/2018 và số 109/TB-VPCP ngày 14/7/2018 của Văn phòng Chính phủ.

Đối với Bộ Xây dựng, Thanh tra chính phủ kiến nghị : Kiểm tra, Rà soát, hướng dẫn UBND Thành phố hoàn thiện các đồ án quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch đối với các dự án liên quan đến Khu đô thị mới Thủ Thiêm theo đúng quy định của pháp luật.

Xem xét, xử lý trách nhiệm đối với những tổ chức, cá nhân có liên quan đến các khuyết điểm, vi phạm trong việc thực hiện thẩm định, lưu trữ hồ sơ, bản vẽ và chức năng quản lý nhà nước về quy hoạch xây dựng như kết luận đã nêu.

Đối với Thanh tra chính phủ, Thanh tra chính phủ cho rằng : Trên cơ sở Kết luận kiểm tra đã nêu, Thanh tra chính phủ chủ trì, phối hợp với UBND Thành phố, các bộ, ngành liên quan (Tài chính, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường) để kiểm tra, rà soát, kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ biện pháp xử lý phù hợp, đúng quy định của pháp luật đối với tổ chức, cá nhân có liên quan đến các khuyết điểm, vi phạm trong việc quy hoạch, giao đất, thực hiện đầu tư tại các dự án thuộc các Khu tái định cư theo quy hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệtvà tiếp tục thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại các thông báo số 75/TB-VPCP ngày 19/4/2018 và số 109/TB-VPCP ngày 14/7/2018 của Văn phòng Chính phủ

Phan Nguyễn

Nguồn : Người Tiêu Dùng, 08/09/2018

Published in Diễn đàn

Công bố kết luận thanh tra Khu đô thị mới Thủ Thiêm : Chất chồng sai phạm

Chiều ngày 7/9, Thanh tra chính phủ chính thức công bố kết luận kiểm tra một số nội dung chủ yếu liên quan đến việc khiếu nại của công dân về Khu đô thị mới Thủ Thiêm (Thành phố Hồ Chí Minh).

thuthiem1

Khu đô thị mới Thủ Thiêm

Sai phạm nối sai phạm

Về quy hoạch 1/5000, kết quả kiểm tra cho thấy các văn bản như Tờ trình số 2385/UB-QLĐT của UBND Thành phố Hồ Chí Minh gửi Bộ Xây dựng, Tờ trình số 1861/TT-UB-QLĐT UBND Thành phố Hồ Chí Minh gửi Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 367/TTg của Thủ tướng… đều nêu không đầy đủ, cụ thể về ranh giới, vị trí quy hoạch, nhất là "các hồ sơ kèm theo".

Qua kiểm tra 2 loại bản đồ quy hoạch 1/5000 tại Ban quản lý Khu đô thị mới Thủ Thiêm và Sở Quy hoạch – Kiến trúc Thành phố, Thanh tra chính phủ kết luận phần diện tích khoảng 4,3 ha thuộc Khu phố 1, phường Bình An không có trong ranh quy hoạch Khu đô thị mới Thủ Thiêm (phần lõi với diện tích 770 ha) được phê duyệt tại Quyết định số 367/TTg của Thủ tướng.

Về quy hoạch chi tiết 1/2000, kết luận thanh tra nêu rõ Kiến trúc sư trưởng Thành phố đã giảm 26,3ha (có 3ha mặt nước) trong quy hoạch 1/2000 so với Quyết định 367/TTg. Việc làm này của Kiến trúc sư trưởng Thành phố là không đúng thẩm quyền khi chưa được Thủ tướng chấp thuận điều chỉnh tăng, giảm diện tích. Theo đó, ranh quy hoạch Khu đô thị mới đã thay đổi về phía bắc thuộc Khu phố 1, phường Bình An tăng 4,3 ha, giảm 26,3 ha, vi phạm quy định tại Nghị định số 91/CP ngày 17/8/1994 của Chính phủ.

Quyết định số 13585/KTST-QH ngày 16/9/1998 của Kiến trúc sư trưởng Thành phố cũng ghi vị trí giới hạn không đúng so với bản đồ và thực địa. Đây là một trong các nguyên nhân dẫn đến người dân khiếu nại về ranh quy hoạch và đền bù, giải phóng mặt bằng.

Về thu hồi đất, kết quả kiểm tra cho thấy việc UBND Thành phố căn cứ vào Quyết định số 367/TTg và Văn bản số 190/CP-NN được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt thu hồi 4,3 ha đất thuộc khu phố 1, phường Bình An để thực hiện một số dự án trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm là chưa đủ cơ sở pháp lý. Điều này dẫn đến thành phố thiếu căn cứ thực hiện, không xác định đúng, đủ diện tích đất phục vụ tái định cư theo quy hoạch, cần rà soát và có giải pháp giải quyết phù hợp.

Về chính sách bồi thường, hỗ trợ tái định cư, Thanh tra chính phủ chỉ rõ việc chấp hành quy định pháp luật về trình tự, thủ tục triển khai giải phóng mặt bằng của Thành phố, trực tiếp là quận 2 có trường hợp chưa đầy đủ, chưa đúng quy định.

Cụ thể, UBND thành phố không lập phương án đền bù giải phóng mặt bằng ; hội đồng đền bù giải phóng mặt bằng đã căn cứ vào quy định của UBND Thành phố ban hành kèm theo các quyết định số 135/2002/QĐ-UB, số 123/2006/QĐ-UBND và số 06/2009/QĐ-UBND để lập bản chiết tính, dự toán kinh phí bồi thường, hỗ trợ thiệt hại và tái định cư cho từng tổ chức, cá nhân bị thu hồi đất mà không lập phương án tổng thể để làm cơ sở thanh quyết toán kinh phí bồi thường.

Bên cạnh đó, quá trình thực hiện thu hồi đất, đền bù, giải phóng mặt bằng của UBND Thành phố còn có trường hợp đang khiếu nại chưa phù hợp quy định của pháp luật, nhất là khi Luật Đất đai 2003 có hiệu lực.

Công tác giải phóng mặt bằng không có kế hoạch triển khai thực hiện xây dựng nhà tái định cư trước, khi thực hiện còn chậm, còn một số hạn chế, bất cập. Điều này khiến phát sinh khiếu nại về chế độ, chính sách đền bù, hỗ trợ, chưa bàn giao mặt bằng.

Về Khu tái định cư 160 ha, sau khi có Quyết định số 367/TTg và Văn bản số 190/TTg-NN của Thủ tướng Chính phủ, UBND Thành phố chưa chỉ đạo các cơ quan liên quan của thành phố lập, thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch chung 1/5000 đối với Khu tái định cư, nhưng vẫn phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/2000 đối với 42 ha thuộc khu tái định cư. Điều này vi phạm quy định tại Quyết định số 322-BXD/ĐT ngày 28/12/1993 của Bộ Xây dựng.

Tổng diện tích đất đã được UBND Thành phố quy hoạch, bố trí tái định cư phục vụ cho Khu đô thị mới Thủ Thiêm đúng theo quy hoạch Thủ tướng phê duyệt thuộc 5 phường là 46,1 ha, còn thiếu 113,9 ha chưa được quy hoạch, bố trí tái định cư nhưng không báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Về các dự án thuộc 05 phường được quy hoạch khu tái định cư, kết luận của Thanh tra chính phủ nêu rõ : Trong phạm vi 5 phường (ngoài ranh Khu đô thị mới), mặc dù đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch Khu tái định cư 160 ha, nhưng UBND Thành phố đã giao đất cho 51 dự án để đầu tư xây dựng nhà ở, văn phòng, khu vui chơi giải trí, công trình công cộng… với tổng diện tích khoảng 144,6 ha.

Kết quả kiểm tra đã phát hiện một loạt khuyết điểm, vi phạm. Cụ thể, 51 dự án được thành phố quyết định giao sau khi đã có Quyết định số 367/QĐ-TTg ngày 04/6/1996 và Văn bản số 190/CP-NN ngày 22/02/2002 của Thủ tướng Chính phủ, dẫn đến hậu quả là thành phố không có đủ đất để bố trí tái định cư.

UBND Thành phố cũng không thực hiện lập, phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chi tiết 1/2000 trước khi giao đất nhưng vẫn được phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500 để các dự án đầu tư xây dựng.

Thành phố còn giao đất cho doanh nghiệp không đúng với giấy phép kinh doanh ; không đúng thẩm quyền ; không có quy hoạch chi tiết 1/2000 được duyệt ; chưa ký hợp đồng thuê đất vẫn cho phép sử dụng ; giao đất công không qua đấu giá.

Ngoài ra, Thành phố còn chấp thuận chuyển mục đích sử dụng 30,1 ha đất của Công ty Thế kỷ 21 tại dự án Khu Du lịch, văn hóa, giải trí thuộc phường Bình Khánh sang xây dựng khoảng 4.000 căn hộ tái định cư và hoán đổi bằng 30,2 ha đất sạch thuộc 90,2 ha Khu tái định cư Nam Rạch Chiếc. Tuy nhiên sau đó, Thành phố lại chấp thuận cho chuyển khu đất tái định cư này sang mục đích đầu tư kinh doanh nhà ở mà không thực hiện đấu giá theo quy định, tính tiền sử dụng đất không đúng thời điểm giao đất.

"Những việc làm trên thể hiện công tác quản lý sử dụng đất bị buông lỏng, thiếu kiểm soát, giao đất tràn lan cho các dự án, làm phá vỡ không gian, quy mô quy hoạch, đặc biệt là không bảo đảm được quỹ nhà, đất phục vụ tái định cư theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ", kết luận nhấn mạnh.

Đề nghị xem xét xử lý hàng loạt tổ chức, cá nhân vi phạm

Trên cơ sở kết quả kiểm tra nêu trên, Tổng Thanh tra chính phủ kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo UBND Thành phố Hồ Chí Minh kiểm điểm, chỉ đạo kiểm điểm, xử lý trách nhiệm đối với các tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc phê duyệt quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch ; thu hồi đất, đền bù, tái định cư ; việc lưu trữ hồ sơ, tài liệu, bản đồ… để xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.

Đồng thời UBND Thành phố Hồ Chí Minh phải công khai, nhận trách nhiệm về những khuyết điểm, vi phạm, dẫn đến khiếu nại kéo dài trong thời gian vừa qua.

Căn cứ vào Kết luận kiểm tra của Thanh tra chính phủ, UBND Thành phố rà soát, hoàn thiện để tiếp tục thực hiện quy hoạch Khu đô thị mới Thủ Thiêm, trong đó có khoảng 4,3 ha thuộc Khu phố 1, phường Bình An, Quận 2 theo đúng quy định của pháp luật.

"Rà soát từng trường hợp cụ thể người dân đang khiếu nại, đặc biệt là các hộ dân nằm trong khu vực khoảng 4,3 ha ngoài ranh quy hoạch thuộc Khu phố 1, phường Bình An, quận 2 để bồi thường, hỗ trợ và tái định cư phù hợp cho người dân, sớm chấm dứt khiếu nại", kết luận đề nghị.

Đối với Bộ Xây dựng, Thanh tra chính phủ kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo kiểm tra, rà soát, hướng dẫn UBND Thành phố hoàn thiện các đồ án quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch đối với các dự án liên quan đến Khu đô thị mới Thủ Thiêm theo đúng quy định của pháp luật.

Đồng thời xem xét, xử lý trách nhiệm đối với những tổ chức, cá nhân có liên quan đến các khuyết điểm, vi phạm trong việc thực hiện thẩm định, lưu trữ hồ sơ, bản vẽ và chức năng quản lý nhà nước về quy hoạch xây dựng như kết luận đã nêu.

Thanh tra chính phủ cũng kiến nghị xem xét để xử lý trách nhiệm đối với những tổ chức, cá nhân có liên quan đến các thiếu sót, khuyết điểm trong việc lưu trữ hồ sơ, bản vẽ quy hoạch tại Văn phòng Chính phủ.

Theo quy hoạch được duyệt và chủ trương thu hồi đất của Thủ tướng Chính phủ, Khu đô thị Thủ Thiêm gồm : Khu đô thị mới và Khu tái định cư thuộc địa bàn các phường An Khánh, An Lợi Đông, Bình An, Bình Khánh và Thủ Thiêm, Quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh, nằm tọa lạc bên bờ Đông sông Sài Gòn đối diện Quận 1 với tổng diện tích 930 ha và được quy hoạch là một trung tâm mới, hiện đại và mở rộng với các chức năng chính là : trung tâm tài chính, thương mại, dịch vụ cao cấp của thành phố, khu vực và có vị trí quốc tế ; là trung tâm văn hóa, nghỉ ngơi, giải trí.

Trong đó, Khu đô thị mới được chia làm 5 khu vực chính gồm : Khu vực Lõi Trung tâm, Khu dân cư phía Bắc, Khu dân cư dọc Đại lộ Mai Chí Thọ, Khu dân cư phía Đông, Khu Châu thổ phía Nam ; Khu tái định cư 160 ha được định hướng về phía Đông, giáp ranh phạm vi lập quy hoạch.

Vĩnh Chi

Nguồn : VietnamFinance, 07/09/2018

Published in Diễn đàn