Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

 

"Tòa đã dùng lời khai của bị can, bị cáo làm chứng cứ duy nhất để buộc tội, kết tội tôi mà không có chứng cứ vật chất trực tiếp kèm theo", Chủ tịch Công ty Hoa Tháng Năm viết trong đơn kháng cáo.

kttt1

Bà chủ Công ty Hoa Tháng Năm tự tin vào năng lực đầu tư dự án – Anh Người Lao Động 17/09/2020

Luật sư Nguyễn Hữu Thế Trạch, người được bà chủ Công ty Hoa Tháng Năm ủy quyền việc thực hiện các thủ tục kháng cáo trình tự phúc thẩm hình sự, cho biết đến nay, hồ sơ vụ án không có bất cứ tài liệu, chứng cứ chứng minh Công ty Hoa Tháng Năm được thành lập nhằm mục đích hoạt động tội phạm. Vì vậy, theo Điều 47 Bộ luật Hình sự 2015 thì số tiền Công ty Hoa Tháng Năm dùng góp vốn vào Công ty Lavenue không phải là vật chứng để bị tịch thu.

Theo luật sư Nguyễn Hữu Thế Trạch, trong vụ án này UBND Thành phố Hồ Chí Minh được xác định tham gia tố tụng với tư cách người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến vụ án, không phải là nguyên đơn dân sự ; cũng không có đơn yêu cầu cầu bồi thường về giá trị vật chất.

Những người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan khác chưa được tòa án hướng dẫn thực hiện các thủ tục liên quan đến quyền và nghĩa vụ dân sự đối với các tài sản, như đơn yêu cầu độc lập, yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Do đó, căn cứ Điều 30 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015, Công ty Hoa Tháng Năm cho rằng tòa không thể giải quyết những vấn đề dân sự, bồi thường thiệt hại trong vụ án, mà cần thiết phải tách thành một vụ án dân sự riêng khi có yêu cầu của các đương sự khác.

Trong đơn kháng cáo, bị cáo Lê Thị Thanh Thuý (Chủ tịch Công ty Hoa Tháng Năm và Công ty cổ phần Đầu tư Lavenue) cho biết, Công ty Hoa Tháng Năm tham gia góp vốn để thực hiện dự án xây khách sạn, trung tâm thương mại xuất phát từ chủ trương, chính sách đầu tư của UBND Thành phố Hồ Chí Minh. Việc thực hiện dự án xuất phát từ ý chí mong muốn của cả phía nhà đầu tư và UBND Thành phố Hồ Chí Minh.

Từ những lẽ trên, Chủ tịch Công ty Hoa Tháng Năm cho rằng, bản án sơ thẩm nhận định bị cáo Lê Thị Thanh Thúy đã tác động đến ông Nguyễn Thành Tài, cựu Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh để được hưởng lợi từ dự án là trái với khoản 2 Điều 98 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015, khi tòa đã dùng lời khai của bị can, bị cáo làm chứng cứ duy nhất để buộc tội, kết tội tôi mà không có chứng cứ vật chất.

Công ty Hoa Tháng Năm là một trong số cổ đông sáng lập Công ty cổ phần Lavenue – đơn vị được UBND Thành phố Hồ Chí Minh giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án. Thực tế, thành phố không bán tài sản, không chuyển nhượng quyền sử dụng đất mà là giao đất, cho thuê đất có thời hạn để doanh nghiệp thực hiện dự án. Các quyết định giao đất, cho thuê đất không làm mất đi quyền sở hữu nhà nước đối với tài sản, mà ngược lại còn thu được tiền thuê đất, tiền sử dụng đất, tiền thuế từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và nhiều lợi ích khác mang lại trong quá trình thực hiện đầu tư dự án.

Dẫn căn cứ của Luật đầu tư 2005 và các quy định khác, luật sư Nguyễn Hữu Trạch cho rằng, số tiền sử dụng đất, tiền thuê đất công ty Lavenue nộp vào ngân sách là hơn 647 tỷ đồng nhằm mục đích tham gia đầu tư xây dựng dự án xuất phát từ chủ trương kêu gọi đầu tư của UBND Thành phố Hồ Chí Minh. Đây là mục đích trong sáng, phù hợp với các quy định của pháp luật và chức năng kinh doanh của pháp pháp nhân thương mại nhằm tìm kiếm lợi nhuận đồng thời góp phần xây dựng phát triển thành phố.

Sau khi Công ty Lavenue trở thành chủ đầu tư của dự án, Công ty Hoa Tháng Năm đã góp đủng, đủ số tiền để thực hiện dự án tổng số tiền là 235,5 tỷ đồng. Vốn góp của Công ty Hoa Tháng Năm là tài sản chung của Công ty Lavenue, trong đó có số vốn của Công ty Quản lý kinh doanh nhà thành phố và Công ty Kinh Đô. Đây là tài sản không thể tách rời, mỗi cổ đông của Công ty Lavenue có các quyền, nghĩa vụ bình đẳng tương ứng với số vốn đã góp và cam kết góp vào công ty.

"Trong khi đó, bản án sơ thẩm tuyên trả lại số vốn đã góp vào dự án cho các cổ đông còn lại, chỉ tịch thu tiền của Công ty Hoa Tháng Năm là sự đối xử không công bằng giữa các nhà đầu tư, vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 110 Luật Doanh nghiệp 2014", kháng cáo nêu.

Có ý kiến đặt ra, phải chăng vụ án nêu trên là việc hình sự hóa một quan hệ kinh tế theo cách mà các nhà lý luận của Đảng vẫn đang nhắc đến trong soạn thảo văn kiện cho Đại hội Đảng lần thứ 13 sắp tới : kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ; và trong nền kinh tế đó cho thấy lằn ranh của "hình sự hóa" luôn là một "phụ lục hợp đồng" mà nhà đầu tư phải lưu tâm khi bỏ vốn vào làm ăn ở Việt Nam.

Trong ngôn ngữ phổ thông, ngôn ngữ báo chí và rải rác trong một số tham luận ở các hội thảo, tọa đàm, thuật ngữ "hình sự hóa" được hiểu là trường hợp những hành vi vi phạm nghĩa vụ trong các quan hệ kinh tế, dân sự được các cơ quan, cá nhân thực thi quyền điều tra, truy tố, xét xử chuyển hóa thành các hành vi phạm tội và áp dụng pháp luật hình sự để giải quyết.

Biểu hiện của hiện tượng hình sự hoá các quan hệ kinh tế, dân sự là việc các cơ quan pháp luật đã dùng pháp luật hình sự và các biện pháp tố tụng hình sự, để giải quyết các quan hệ xã hội, mà bản chất thực tế của nó là các quan hệ của hợp đồng kinh tế, dân sự – cụ thể trong vụ án kể ở trên là trục đối tác công, tư giữa UBND Thành phố Hồ Chí Minh đại diện quyền lực nhà nước trong quản lý tài sản đất đai với các doanh nghiệp tư nhân : Kinh Đô – Hoa Tháng Năm – Lavenue.

***

Theo bản án sơ thẩm, khu nhà và đất số 8-12 đường Lê Duẩn, quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh có tổng diện tích hơn 4.800 m2 thuộc sở hữu Nhà nước. Thực hiện quyết định 09 sắp xếp lại công sản, UBND Thành phố Hồ Chí Minh đã thống nhất xây dựng khách sạn 5 sao và trung tâm thương mại, lựa chọn nhà đầu tư uy tín, không áp dụng hình thức liên doanh.

Trong quá trình sắp xếp tài sản nhà nước, các bị cáo Nguyễn Thành Tài, Nguyễn Hoài Nam, Đào Anh Kiệt, Trương Văn Út và Lê Thị Thanh Thúy đã thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật trong quản lý, sử dụng tài sản nhà nước.

Cụ thể vào năm 2011, ông Nguyễn Thành Tài khi đó là Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh do "có quen biết" bà Lê Thị Thanh Thúy (41 tuổi, Chủ tịch Công ty Hoa Tháng Năm) nên đã ký nhanh, ký nhiều văn bản sai quy định, chủ trương của Thành phố.

Sau khi cho bà Lê Thị Thanh Thúy góp vốn 30% tham gia thực hiện dự án và trở thành Chủ tịch Công ty cổ phần Đầu tư Lavenue, ông Nguyễn Thành Tài chỉ định giao đất cho công ty này, hoàn thành chuyển dịch quyền sở hữu khu nhà đất từ Nhà nước sang tư nhân.

Hội đồng xét xử nhận định rằng : mối quan hệ quen biết giữa bị cáo Nguyễn Thành Tài và Lê Thị Thanh Thúy đã giúp nhiều trong việc cho Lê Thị Thanh Thúy tham gia dự án, đồng thời thống nhất với quan điểm của Viện Kiểm sát rằng, trong vụ án này có trách nhiệm của Ban Chỉ đạo 09 (Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh Lê Hoàng Quân làm trưởng ban) thời điểm đó.

Hành vi của ông Tài diễn ra trong thời gian dài nên phải chịu trách nhiệm chính với mức phạt cao nhất trong vụ án này là 8 năm tù.

Đối với bà Lê Thị Thanh Thúy, Hội đồng xét xử cho rằng bà Thúy biết rõ dự án 8 – 12 Lê Duẩn nằm ở vị trí đắc địa nên lập Công ty Hoa Tháng Năm nhằm tham gia dự án trên. Theo nhận định của Tòa, Công ty Hoa Tháng Năm không có năng lực tài chính, không có kinh nghiệm, mới thành lập nhưng bà Thúy đã ký văn bản gửi công ty quản lý kinh doanh nhà, tự nhận có năng lực tài chính, kinh nghiệm để xin tham gia đầu tư dự án 8 – 12 Lê Duẩn.

Lợi dụng mối quan hệ quen biết với ông Nguyễn Thành Tài để ông này ký nhiều văn bản có lợi cho bà Lê Thị Thanh Thúy để bị cáo được tham gia dự án, được giao đất, cho thuê đất không qua đấu giá. Tại tòa, bị cáo Lê Thị Thanh Thúy cũng thừa nhận có quan hệ quen biết với bị cáo Nguyễn Thành Tài, theo hội đồng xét xử.

Triệu Tử Long

Nguồn : VNTB, 29/09/2020

Published in Diễn đàn

Một văn bản từ Văn phòng Chính phủ gửi đến các tòa soạn báo vào hôm 01/03/2018, ghi tác giả là Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, và tựa bài viết là : "Giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, tạo môi trường thuận lợi cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy phát triển nhanh và bền vững". Bài viết có tổng cộng 5.439 từ, trong đó cụm từ "xã hội chủ nghĩa" chỉ nhắc ba lần, ở phần đầu bài và 2 lần gần cuối bài khi lặp lại nội dung phần mở đầu. [Toàn văn ở đây]

kinhte1

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Ảnh : thainguyentv

"Xã hội chủ nghĩa" : cụm từ mặc định trong diễn văn !

"Giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô là một yêu cầu quan trọng và xuyên suốt trong phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa" (Trích những dòng đầu tiên của bài viết như đã dẫn ở trên). Và gần cuối bài, thu hẹp phạm vi định hướng xã hội chủ nghĩa : "thực sự đưa kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa".

"Kinh tế tư nhân theo định hướng xã hội chủ nghĩa" có lẽ là cụm từ mang tính ‘lễ nghi’ cho bài viết mang hơi hướng Đảng, bởi câu sau đó có nguyên văn như sau : "Điều hành kinh tế vĩ mô vừa là khoa học, vừa là nghệ thuật, đòi hỏi các cấp, các ngành phải chủ động, linh hoạt, luôn bám sát thực tiễn, không ngừng đổi mới sáng tạo, góp phần quan trọng cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, đưa nền kinh tế nước ta vững bước trên con đường phát triển nhanh và bền vững" (lệ thường, phải là câu kết đưa nền kinh tế nước ta vững bước trên con đường phát triển nhanh và bền vững theo định hướng xã hội chủ nghĩa !)

Thời còn làm chủ tịch tỉnh Quảng Nam, ông Nguyễn Xuân Phúc quen biết thân tình với ông Nguyễn Công Khế, khi ấy là Tổng biên tập báo Thanh Niên. Dịp Tết Mậu Tuất vừa qua, cựu Thủ tướng Phan Văn Khải lâm trọng bệnh, và ông Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có đến bệnh viện Chợ Rẫy để thăm ông Khải đang điều trị tại đây (báo chí chỉ đưa tin là Thủ tướng đến Chợ Rẫy để chúc mừng Ngày Thầy thuốc Việt Nam). Ông Khế nhắc với ông Phúc câu chuyện cũ về người bệnh : "Một lần khác khi đến thăm ông vào dịp tết, khi nói về kinh tế, ông đập vào vai tôi, nói : đến giờ này tau cũng không giải thích nổi : nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là thế nào mầy ạ ?".

kinhte2

Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ?

Nhân vật xưng "tau" ở đây khi ấy chính là Thủ tướng Phan Văn Khải.

Cánh nhà báo chuyên trách nghị trường cho rằng tổ thư ký soạn diễn văn, bài viết lần này cho Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã rất khôn ngoan, khi đoạn mở đầu bài viết (đã dẫn ở trên) gần như trùng khớp bài phát biểu của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng hôm sáng ngày 28/12/2017, khi ông Trọng lần đầu tiên tham dự và phát biểu tại một phiên họp của Chính phủ.

"Phải chăng chúng ta cần quan tâm đến một số vấn đề sau đây : Một là, phải tập trung ưu tiên hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa theo đúng tinh thần Nghị quyết Trung ương 5 khoá XII. Trong quá trình xây dựng, ban hành, tổ chức thực hiện các cơ chế, chính sách, biện pháp, phải nhận thức đầy đủ, tôn trọng và vận dụng đúng đắn các quy luật khách quan của kinh tế thị trường, thông lệ quốc tế, đồng thời bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa, phù hợp với điều kiện phát triển của đất nước trong từng giai đoạn". (Trích bài phát biểu của ông Nguyễn Phú Trọng tại phiên họp của Chính phủ ngày 28/12/2017)

Chỉ trong đoạn trích có 114 từ, ông Trọng đã nhấn cụm từ "định hướng xã hội chủ nghĩa" hai lần, có nghĩa là 12 từ trên 114 từ. Toàn văn bài phát biểu có tổng cộng 5.946 từ, và cụm từ "định hướng xã hội chủ nghĩa" xuất hiện khá dày. [Toàn văn bài viết ở đây]

Với bài viết chủ động gửi đến các tòa soạn báo chí, cùng chuyện "dè sẻn" cụm từ "xã hội chủ nghĩa", có phải ông Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đang phát tín hiệu sẽ không nghe theo lời huấn thị của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng trong điều hành nền kinh tế quốc gia, và cả chuyện "nhất thể hóa" Đảng – Nhà nước ?

Nước sông không phạm nước giếng ?

Tạm gác qua chuyện câu từ, trong bài viết được cho là của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, có các ý mà theo người viết là đáng chú ý sau đây, đó là ông Thủ tướng nhấn mạnh rằng trong điều hành vĩ mô lẫn vi mô đều phải từ Chính phủ. "Sự đổi mới trong hoạt động của Chính phủ, xác định đúng hướng, đúng trọng tâm, trọng điểm trong điều hành kinh tế vĩ mô, như chúng ta đã thực hiện thành công trong điều hành các chính sách tiền tệ, tài khóa, thương mại, đầu tư trong thời gian qua". Ông Nguyễn Xuân Phúc đã viết (hay là thư ký của ông đã chấp bút !) như vậy khi nói về các chính sách điều hành trong năm nay 2018.

Hoa Kỳ là hình mẫu để Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc điều chỉnh các chính sách kinh tế, tài chính chứ không phải từ các chỉ thị, nghị quyết từ Bộ chính trị. Bài viết có đoạn : "Trong điều kiện Hoa Kỳ giảm thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp, tăng hàng rào thuế quan dẫn đến một số quốc gia, đối tác có thể thay đổi chính sách theo hướng này, chúng ta cần tập trung nghiên cứu, sớm có giải pháp về các chính sách thuế, thương mại, đầu tư phù hợp, kịp thời".

Trung Quốc là quốc gia được ông Nguyễn Xuân Phúc viện dẫn cho bài học phát triển : "Kinh nghiệm một số quốc gia cho thấy trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển có thể xem xét, tập trung nguồn lực cho những vùng, khu vực, đối tượng có hiệu quả sử dụng cao nhất để tạo ra "chiếc bánh" to hơn ; sau một thời gian sẽ có nguồn lực lớn hơn để phát triển cân bằng, bền vững cho các vùng, khu vực, đối tượng còn lại, như Trung Quốc đã làm trong thời gian đầu của quá trình đổi mới".

Trong chuyện nhất thể hóa các chức danh Đảng – Nhà nước mà ông Tổng bí thư đang kiên quyết thực hiện, ở bài viết (đã dẫn), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh nhiệm vụ thứ bảy trong năm nay là : "Nâng cao chất lượng toàn diện công tác điều phối chính sách. Phát huy mạnh mẽ vai trò các Bộ, cơ quan tổng hợp và các Bộ quản lý ngành dưới sự chỉ đạo thống nhất của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ". Không có cụm từ quen thuộc "của Đảng" ở đây.

Ở cuối bài, có đoạn cho cảm giác ông Thủ tướng đương nhiệm không ngại ngần về kế sách một khi nội các của ông bị đe dọa tiếm quyền bởi chính sách nhất thể hóa mà ông Tổng bí thư đưa ra : "Dĩ bất biến, ứng vạn biến - chúng ta cần sử dụng linh hoạt các công cụ chính sách để ứng phó kịp thời với những biến động tình hình quốc tế, trong nước để giữ ổn định kinh tế vĩ mô".

Dĩ bất biến, ứng vạn biến mà ông Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh có lẽ đa tầng ngữ nghĩa, trong bối cảnh "người đốt lò vĩ đại" đang muốn học đòi theo Tập Cận Bình trong thu gom quyền lực.

Nước sông không phạm nước giếng. Giới "chính trị bình dân" đã bình phẩm bên lề như vậy !

Thảo Vy

Nguồn : VNTB, 03/03/2018

Published in Diễn đàn

Một trọng tâm trong chủ điểm kinh tế được đưa ra bàn tại Hội nghị trung ương 5, Đảng Cộng sản Việt Nam từ ngày 5 đến ngày 10 tháng 5 là ‘tháo gỡ vướng mắc về thể chể kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa’ mà kinh tế quốc doanh chủ đạo.

kinhte1

Một cậu bé đánh giày bên ngoài một dự án phát triển nhà ở được xây dựng tại trung tâm thành phố Hà Nội ngày 18 tháng 11 năm 2015. AFP photo

Tư duy cũ

Cổng thông tin điện tử trích dẫn bài phát biểu của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng trong buổi khai mạc Hội nghị Ban chấp hành trung ương Đảng lần thứ 5, đề cập việc "sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp Nhà nước". với lý do doanh nghiệp nhà nước chưa thực hiện được vai trò là lực lượng nòng cốt của kinh tế nhà nước.

Tiến sĩ Ngô Trí Long cho biết đây cũng lại là một vấn đề đã bàn thảo rất nhiều lần trong các nghị quyết Trung ương, nhưng cuối cùng vẫn "dậm chân tại chỗ". Ông đặt ra câu hỏi là Hiến pháp Việt Nam có qui định nền kinh tế nhà nước ở vai trò nòng cốt, chủ đạo hay không ?

"Trên thế giới không có một đất nước nào mà dựa vào nền kinh tế doanh nghiệp nhà nước mà phát triển một cách có hiệu quả cả. Nếu vẫn còn tư tưởng, suy nghĩ như vậy thì tôi nghĩ khó có thể để cho nền kinh tế phát triển có hiệu quả và khả năng tụt hậu ngày càng rõ".

Khái niệm kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa từng được định nghĩa trong nội dung dự thảo Báo cáo chính trị đại hội 12 Đảng cộng sản Việt Nam tháng 3 năm 2015. Trong đó, vai trò chủ đạo của nhà nước đối với doanh Tiến sĩ Nguyễn Quang A, Nguyên viện trưởng viện nghiên cứu phát triển IDS trong lần trả lời phỏng vấn Đài Á châu tự do sau đó có đưa ra nhận xét rằng ông không thấy sự thay đổi nào, "giới thủ cựu bên đảng vẫn giữ nguyên như cũ". và lý do quan trọng để nền tư duy đó vẫn là nền tảng của kinh tế Việt Nam là vì "họ sợ những cái thực sự không đáng sợ và không đủ tự tin".

Ông phân tích rõ hơn :

"Cũng có một điểm mà họ có lý là họ muốn vẫn muốn ôm các doanh nghiệp nhà nước để họ có thể đạo diễn những con số làm sao để cho nó phù hợp với kế hoạch và thành tích của họ. Tôi nói ví dụ nền kinh tế đặt ra 5,8% nhưng chỉ đạt 5,7 thôi thì họ có thể lệnh cho Petro Việt nam thêm triệu tấn, Vinacomin khai thác thêm nửa triệu tấn than xuất đi, như thế thì nó tăng lên mức đẹp cả kế hoạch nữa. Như thế thì người ta ghi vào thành tích của người ta. Về khía cạnh thực dụng thì họ có lý thực dụng của họ như vậy. Với một nền kinh tế nói chung thì đó là một cách làm tai hại".

Khái niệm kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa được đưa ra lần đầu tiên từ thập niên 1990. Theo nhận định của Tiến sĩ kinh tế Ngô Trí Long, tất cả những vấn đề này vốn đã được bàn luận rất nhiều lần. Tại Hội nghị Trung ương 5 năm nay, một lần nữa được nhắc đến trong chương trình làm việc toàn khoá của Ban chấp hành Trung ương do Hội đồng lý luận Trung ương đưa ra.

"Nhưng mà thực tế thì những người làm đó thì người ta cũng chưa qua, chưa thực sự hoạt động trong nền kinh tế thị trường. Cho nên bây giờ, những người bản thân chưa tiếp cận, chưa kinh qua cái đó mà lại đưa ra những lý lẽ thì tôi thấy khó mà đi vào cuộc sống".

Theo ông Ngô Trí Long, hiện nay, rất nhiều quốc gia trên thế giới có sự phân biệt rõ ràng giữa kinh tế thị trường, xã hội hoặc kinh tế thị trường thuần tuý. Riêng đối với Việt Nam lại có sự bao gộp kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Thêm vào đó, cũng theo ông, khó mà đi vào thực tế khi câu hỏi "định hướng xã hội chủ nghĩa là gì trong nền kinh tế thị trường ?" được mang ra bàn cãi nhiều lần và chưa có câu trả lời thoả đáng.

"Phải chăng đó là mô hình riêng của Việt Nam mà thế giới đã đi rồi. bây giờ bản thân anh không học và kế thừa, vận dụng cho Việt Nam tốt hơn mà cố gắng tìm ra nét đặc biệt, đặc thù thì tôi nghĩ rằng khó có khả năng nền kinh tế phát triển có hiệu quả được".

Vòng lẩn quẩn

Chúng tôi đặt vấn đề với Tiến sĩ Ngô Trí Long dựa trên các báo cáo thua lỗ, hoạt động kinh doanh không hiệu quả của doanh nghiệp nhà nước trong năm 2016, nếu tìm cách nâng cao hiệu quả Doanh nghiệp nhà nước thì liệu nền kinh tế Việt Nam có hy vọng khởi sắc hay không ? Tiến sĩ Ngô Trí Long cho rằng đấy là một cái vòng lẩn quẩn mà kinh tế Việt Nam và Đảng cộng sản Việt Nam đang chạy quanh hơn thập kỷ nay để đi tìm một nét đặc thù, một nét riêng nào đó.

"Cái đấy chính là quanh quẩn cố níu kéo cố bám lấy định hướng xã hội chủ nghĩa. Thế giới đã định hình rất rõ kinh tế thị trường thuần tuý hay kinh tế thị trường xã hội. Nói chung đất nước nào mục tiêu cũng làm cho dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng văn minh. Ngay Bắc Âu là mô hình như thế mà những bất công người ta phải xoá bỏ. ngay thời ông Phan Văn Khải đi Bắc Âu, ông nói điều đó thì người ta nói rằng chúng tôi đang thực hiện đấy chứ đâu ?".

Ông ví von một hình ảnh vui rằng "chẳng lẽ chúng ta đang cố tìm ra một loại bánh xe nào đó hình bầu dục hay hình vuông ?".

Trong bài phát biểu khai mạc của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, ông có nhắc đến vai trò, vị trí của kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế ngày càng được nhận thức rõ hơn và đánh giá đúng hơn.

Vấn đề này được Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, nguyên là Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương đưa ra khi được hỏi về những điều Việt Nam cần phải làm để thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế nước nhà.

"Việt nam hiện nay đang đẩy mạnh việc khởi nghiệp, thúc đẩy doanh nghiệp tư nhân phát triển.

Để doanh nghiệp tư nhân có thể sinh và có dưỡng thì phải giảm những chi phí về tham nhũng quyền hà của bộ máy nhà nước".

Còn theo ý kiến của Tiến sĩ Ngô Trí Long, ông cho rằng cần phải cải tổ tư duy, suy nghĩ làm sao để đi vào thực chất, đi vào cuộc sống và bản chất của vấn đề.

Cát Linh, phóng viên RFA

Nguồn : RFA, 08/05/2017

Published in Diễn đàn