Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Thủ tướng kỷ luật Chủ tịch và phó Chủ tịch tỉnh Quảng Nam

RFA, 19/01/2024

Chủ tịch Ủy ban Nhân dân (UBND) tỉnh Quảng Nam, ông Lê Trí Thanh, và Phó Chủ tịch Nguyễn Hồng Quang bị Thủ tướng Chính phủ kỷ luật.

vn0

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Trí Thanh - VNN

Ngoài hai ông này, một số lãnh đạo và nguyên lãnh đạo khác của tỉnh Quảng Nam cũng thuộc số bị Thủ tướng kỷ luật.

Truyền thông Nhà nước ngày 19/1 dẫn quyết định do Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang ký thay Thủ tướng Phạm Minh Chính về biện pháp kỷ luật đối với nhóm lãnh đạo và nguyên lãnh đạo tỉnh Quảng Nam do những vi phạm, khuyết điểm trong công tác.

Hình thức kỷ luật được cho biết : ông Lê Trí Thanh bị khiển trách ; ông Nguyễn Hồng Quang - Phó Chủ tịch UBND tỉnh ; hai nguyên Phó Chủ tịch tỉnh Quảng Nam Huỳnh Khánh Toàn và Đinh Văn Thu bị cảnh cáo.

Ngoài ra, Thủ tướng cũng quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức xóa tư cách chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam nhiệm kỳ 2016-2021 đối với ông Trần Đình Tùng, nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam. Các quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 18/1.

Vào tháng 11/2023, Ủy Ban Kiểm tra Trung ương đảng cộng sản Việt Nam họp kỳ thứ 33 và ra kết luận rằng ban cán sự đảng UBND tỉnh Quảng Nam đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, để UBND tỉnh và nhiều tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật của Nhà nước trong công tác phòng, chống dịch Covid-19 và tiếp nhận công dân về nước phòng, chống dịch ; quản lý, sử dụng đất đối với một số dự án đầu tư và thực hiện các dự án, gói thầu do Công ty cổ phần Tiến Bộ Quốc Tế (AIC) thực hiện ; nhiều cán bộ, đảng viên bị xử lý hình sự.

Qua đó, xét mức độ, hậu quả, và căn cứ quy định của Đảng, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, thi hành kỷ luật ông Phan Việt Cường -bí thư tỉnh uỷ, chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh.

Ngoài ra Ủy ban Kiểm tra cũng quyết định kỷ luật bằng hình thức khiển trách với Ban cán sự đảng UBND tỉnh nhiệm kỳ 2021-2026 và ông Lê Trí Thanh -Chủ tịch UBND tỉnh cùng nhiều lãnh đạo, cán bộ chủ chốt khác.

Khai trừ ra khỏi Đảng với ông Lê Ngọc Tường, Nguyễn Văn Văn ; Cách chức ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Sở Tài chính các nhiệm kỳ 2015-2020, 2020-2025 đối với ông Thân Đức Sửu và ông Nguyễn Văn Thọ - Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Sở Tài nguyên và Môi trường các nhiệm kỳ 2015-2020, 2020-2025.

Cùng với đó, Ủy ban Kiểm tra cũng quyết định kỷ luật cảnh cáo ban cán sự đảng UBND tỉnh nhiệm kỳ 2016-2021 ; Đảng ủy Sở Tài chính nhiệm kỳ 2015-2020 ; Đảng ủy Sở Kế hoạch và Đầu tư nhiệm kỳ 2015-2020 ; Đảng ủy Sở Xây dựng các nhiệm kỳ 2015-2020, 2020-2025 ; Đảng ủy Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh các nhiệm kỳ 2015-2020, 2020-2025 cùng một số cán bộ.

Nguồn : RFA, 19/01/2024

**************************

Quốc hội chính thức thông qua Luật Đất đai nhưng "cần phải có những thay đổi hơn nữa !"

RFA, 18/01/2024

Luật Đất đai sửa đổi có một số điểm tiến bộ, tuy nhiên theo chuyên gia sẽ cần phải có những thay đổi lớn hơn để thu hút môi trường đầu tư, giảm khiếu kiện đất đai

vn2

Quốc hội Việt Nam họp phiên bất thường ở Hà Nội hôm 15/1/2024 - AFP

Quốc hội sáng 18/1 thông qua Luật Đất đai sửa đổi với gần 90% số Đại biểu Quốc hội tán thành tại kỳ họp bất thường thứ 5 theo quy trình đặc biệt, mà theo Bộ Tài nguyên-Môi trường, với một hệ thống pháp luật đất đai được hoàn thiện sẽ góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong giai đoạn hiện nay.

Giáo sư Đặng Hùng Võ, cựu Thứ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường cho rằng, khi luật này thông qua và có hiệu lực từ năm 2025 "chắc chắn sẽ có nhiều tác động tích cực đến thị trường đầu tư", tuy nhiên ông vẫn có những băn khoăn nhất định. Ông nói với RFA qua điện thoại hôm 18/1 như sau :

"Tất nhiên luật này cũng đạt được một số quy định mang tính tháo gỡ những khó khăn trước đây gặp phải khi mà thi hành luật đất đai năm 2013, thế nhưng cá nhân tôi hy vọng luật này sẽ có tính động lực lớn để phát triển kinh tế, để sao cho như là mục đích của Việt Nam đã xác định là 'năm 2045 Việt Nam sẽ trở thành một nước công nghiệp phát triển có thu nhập cao".

"Tôi vẫn băn khoăn và nghĩ rằng chắc cũng phải có những thay đổi hơn nữa, bởi vì để đẩy mạnh môi trường đầu tư thì chắc chắn vấn đề đất đai là một vấn đề rất quan trọng. Chúng ta phải có cơ chế hiệu quả vì hiện nay cơ chế vẫn là cơ chế nhà nước quyết định tất cả thì thị trường sẽ bị thu hẹp lại và như vậy cái hiệu quả do thị trường mang lại sẽ kém". - Ông Đặng Hùng Võ nói tiếp.

Mạng báo Pháp luật online cho biết, một trong những điểm mới trong luật này chính là đã quy định cụ thể các trường hợp Nhà nước thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng.

Cụ thể, đó phải là các dự án : xây dựng công trình công cộng ; xây dựng trụ sở cơ quan Nhà nước, công trình sự nghiệp và các trường hợp khác, bao gồm nhiều nhóm tiêu chí như nhà ở, khu sản xuất, phát triển quỹ đất, khoáng sản, công trình ngầm và các trường hợp Nhà nước thu hồi đất để đấu giá, đấu thầu nhằm tăng thu ngân sách...

Bên cạnh đó, luật cũng đã quy định cụ thể về trình tự, thủ tục thu hồi đất để phát triển kinh tế xã hội vì lợi ích quốc gia công cộng với nhiều điểm mới, bảo đảm dân chủ, khách quan, công bằng, công khai, minh bạch, kịp thời và đúng quy định của pháp luật.

Ông Cao Hà Trực, một người dân khiếu kiện đất đai ở Vườn rau Lộc Hưng (Thành phố Hồ Chí Minh) cho biết, ông không nắm rõ toàn bộ luật này, tuy nhiên ông nhận thấy chính quyền có thay đổi về cách thức thu hồi đất của dân theo hướng thận trọng hơn. Ông Trực nói qua điện thoại :

"Theo tôi nghĩ luật này họ sẽ phải điều chỉnh làm sao cho cẩn thận hơn và quy hoạch theo đúng trình tự của pháp luật.

Trước đây họ cứ làm quy trình ngược tức là họ cứ lấy đất đi đã rồi sau đó ai có khiếu kiện (thì tính sau-PV)... Tức là họ lấy cái quyền thu hồi rồi giao cho các công ty đầu tư hoặc là Nhà nước mà họ gọi là công trình công cộng hay là công trình công ích. Họ ép người dân rồi bắt người dân phải thí đất, giao đất vô lý, trái với pháp luật".

Ông Cao Thăng Ca, một người dân khiếu nai đất đai ở Thủ Thiêm, Thành phố Hồ Chí Minh, cho rằng ông và nhiều người khác hoàn toàn không quan tâm đến việc thông qua Luật Đất đai sửa đổi bởi vì "những người soạn luật đều là những cán bộ của nhà nước và là những người quản lý đất đai".

Ông khẳng định với RFA trong chiều 18/1 : "Họ soạn luật chỉ nhằm có lợi cho chính quyền, cho những người quản lý đất đai thôi, quyền lợi của người dân kể như không được lưu tâm tới cho nên tôi không có quan tâm.

Luật nào thì luật nhưng mà họ có thực hiện đâu, ví dụ như họ ra cái luật hồi năm 2003 chẳng hạn, người ta cũng chả thực hiện mà đền bù cũng chả thực hiện, mà lại thực hiện theo cái luật năm 1993 sửa đổi và bổ sung".

Luật mới có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025, trừ một số quy định cụ thể được cho là đã quán triệt đầy đủ và thể chế hóa theo đúng tinh thần Nghị quyết số 18 năm 2022 của Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng cộng sản khóa 13, phù hợp với Hiến pháp, đồng bộ, thống nhất với hệ thống pháp luật.

Theo một bài viết trên Cổng thông tin điện tử Quốc hội, do phạm vi quy định về việc Nhà nước thu hồi đất khá rộng trong luật cũ khiến 70% các vụ khiếu nại, khiếu kiện kéo dài liên quan đến đất đai.

Giáo sư Đặng Hùng Võ cho rằng, việc khiếu kiện lớn có nguyên do là đất đai của dân bị Nhà nước thu hồi để giao cho các dự án vì mục tiêu lợi nhuận, nhưng trong luật sửa đổi vẫn còn những hình thức như vậy nên "chắc chắn khiếu kiện của người dân vẫn còn tiếp tục". Tuy nhiên ông nói :

"Vấn đề để xem là vấn đề giải phóng mặt bằng nó hợp lý hơn thì có thể số lượng khiếu kiện sẽ giảm nhưng về nguyên tắc tạo ra khiếu kiện thì tôi cho rằng vẫn không có gì thay đổi".

Ông Cao Hà Trực vẫn hy vọng điều tốt đẹp hơn trong việc thông qua Luật Đất đai sửa đổi năm 2024, tuy nhiên, theo ông việc thực thi pháp luật phải cần nghiêm minh hơn, cấp dưới làm sai cấp trên phải xử lý để tránh xảy ra tình trạng khiếu nại và tố cáo vượt cấp như hàng chục năm qua.

"Từ khi thị trường bất động sản sôi động khiến lòng tham của các quan chức và của các nhà đầu tư (nổi lên-PV) cho nên họ sẵn sàng đẩy những người có đất ra ngoài lề xã hội và mới xảy ra tình trạng ngày hôm nay tham nhũng hết cả một đất nước, người nghèo người bị bỏ rơi đi kêu gào khắp mọi nơi", ông Trực khẳng định.

Nguồn : RFA, 18/01/2024

************************

Ủy ban Bảo vệ Nhà báo : Việt Nam nằm trong top năm quốc gia bỏ tù nhiều nhà báo nhất thế giới

RFA, 18/01/2024

Việt Nam nằm trong số năm quốc gia bỏ tù nhiều nhà báo nhất thế giới trong năm qua với tổng số 19 nhà báo đang bị cầm tù, chỉ đứng sau các nước Trung Quốc, Myanmar, Belarus và Nga.

vn3

Nhà hoạt động Huỳnh Thục Vy - người đang bị án tù với cáo buộc xúc phạm Quốc kỳ - Facebook Huỳnh Thục Vy

Uỷ ban Bảo vệ Nhà báo (CPJ) hôm 18/1 công bố báo cáo năm về số lượng nhà báo đang bị cầm tù trên toàn thế giới và cảnh báo con số này đang ở mức kỷ lục với 320 nhà báo trên toàn thế giới được ghi nhận đang phải ở sau xong sắt tính đến ngày 1/12/2023.

Hơn một nửa số nhà báo này đang phải đối mặt với các cáo buộc đưa tin sai sự thật, chống nhà nước và khủng bố.

Theo báo cáo, các nhà báo từ Việt Nam đang bị cầm tù thường bị đối xử tàn tệ trong tù như bị giam trong buồng giam chật chội, thiếu đồ ăn nước uống và các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ.

Báo cáo nêu bật tình trạng của tù nhân lương tâm Huỳnh Thục Vy, người đang thụ án tù hai năm chín tháng với cáo buộc xúc phạm quốc kỳ. Nhà báo này đang bị bệnh về van tim nhưng không được chăm sóc đầy đủ trong khi nơi giam giữ lại ở quá xa gia đình, hơn 190 km.

Trường hợp của tù nhân lương tâm Trần Huỳnh Duy Thức cũng được đề cập trong báo cáo khi tù nhân này không được nhà tù cung cấp nước nóng để nấu mì ăn liền mua ở căng tin nhà tù. Ông Trần Huỳnh Duy Thức hiện đang thụ án tù 16 năm với cáo buộc hoạt động nhằm lật đổ chính quyền.

Báo cáo cũng nêu trường hợp của năm nhà báo của nhóm Báo Sạch hiện đã bị cấm hoạt động báo chí sau khi thực hiện án tù với cáo buộc chống Nhà nước.

Nguồn : RFA, 18/01/2024

Published in Việt Nam

Luật Đất đai sửa đổi : Bỏ xác định giá đất theo thị trường sẽ tạo bất công xã hội

Một số đại biểu quốc hội cho rằng nên bỏ xác định giá đất theo thị trường trong dự thảo Luật Đất đai sửa đổi. Điều này, theo một chuyên gia tài nguyên môi trường, sẽ tác động xấu đến tính công bằng xã hội. 

datdai1

Người dân Đồng Tâm chắn đường vào làng ngăn cản chính quyền thu hồi đất hồi năm 2015 - Reuters

Trái Nghị quyết của Trung ương

Hồi cuối tháng 8 vừa qua, Thường trực ủy ban kinh tế cho biết sẽ bỏ xác định giá đất theo nguyên tắc thị trường vì cho rằng khó khả thi.

Nguyên thứ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường từ năm 2002 đến năm 2007 - giáo sư Đặng Hùng Võ - không đồng tình với quan điểm này. Ông nói, việc bỏ định giá đất theo thị trường là trái với Nghị quyết 18 của Ban chấp hành Trung ương. Nghị quyết này chính là cơ sở để sửa đổi Luật Đất đai sắp tới :

"Thứ nhất, nó không đúng với nghị quyết 18 của Ban chấp hành Trung ương. Nghị quyết này đã đặt ra một chính sách rất quan trọng là giá đất do nhà nước quy định phải phù hợp với giá trên thị trường".

Ông Hùng Võ khẳng định việc luật hóa cũng phải tuân theo nguyên tắc này. Hiện nay, Bộ Tài chính cũng đã đưa ra một số tiêu chuẩn kỹ thuật về định giá đất. Do đó, ông cho rằng không thể vì thấy khó hay chưa rõ ràng mà bỏ nguyên tắc xác định giá đất theo thị trường được :

"Nếu chưa luật hóa được thì phải cương quyết luật hóa bằng được chứ không thể vì không hiểu rõ mà bỏ đi.

Việt Nam nên học tập kinh nghiệm của các nước, học tập thông lệ quốc tế để xác định giá trị thị trường, chứ không thể giải thích rằng là vì chưa rõ nên không làm".

Tại cuộc họp Quốc hội về dự thảo Luật Đất đai sửa đổi hồi cuối năm 2022, Chính phủ đã đưa ra đề xuất bỏ khung giá đất, chuyển sang xác định giá theo biến động thị trường. 

Điều này là phù hợp với mục tiêu trong Nghị quyết 18 Trung ương đưa ra. Trong đó, một số nội dung được cho là quan trọng trong việc định hướng sửa đổi Luật Đất đai bao gồm : Bỏ khung giá đất, xác định giá đất theo nguyên tắc thị trường ; Thu thuế cao hơn với người có nhiều đất, nhà ở, đầu cơ đất, chậm sử dụng đất, bỏ đất hoang ; Thương mại hóa quyền sử dụng đất gắn liền với cơ chế minh bạch trong xác định nghĩa vụ thuế. 

Mất công bằng xã hội

datdai2

Một số cựu chiến binh biểu tình phản đối thu hồi đất hồi năm 2012. Ảnh : Reuters

Thị trường bất động sản ở Việt Nam hiện nay tồn tại hai cơ chế giá đất. Một giá đất theo khung nhà nước và một là giá đất thị trường.

Giá đất theo khung do nhà nước ban hành được sử dụng để làm cơ sở đóng thuế sử dụng đất, chuyển đổi mục đích sử dụng… Đặc biệt, nhà nước và doanh nghiệp cũng áp dụng khung giá đất này để tính số tiền đền bù giải phóng mặt bằng cho người dân bị thu hồi đất làm dự án.

Còn giá thị trường do các thành phần trong nền kinh tế thị trường tự thỏa thuận.

Theo ông Đặng Hùng Võ, trên thực tế, bảng giá đất của nhà nước chỉ bằng khoảng 40% giá thị trường và đa số những trường hợp nhà nước quyết định giá đất đều thấp hơn giá thị trường ở mức đáng kể.

Sự chênh lệnh quá cao giữa hai cơ chế giá này tạo ra nhiều bất cập, đặc biệt là những người dân bị thu hồi đất sẽ chịu thiệt thòi khi nhận đền bù theo mức giá thấp do nhà nước quy định. Điều này tạo ra tình trạng dân oan khiếu kiện đất đai trên khắp cả nước, kéo dài hàng chục năm vẫn chưa giải quyết được.

Theo giáo sư Đặng Hùng Võ, sự chênh lệch này còn tạo ra kẽ hở để tham nhũng, ảnh hưởng đến tính công bằng xã hội :

"Nếu không xác định giá đất theo thị trường thì sẽ tiếp tục gây ảnh hưởng tiêu cực đến xã hội. Thứ nhất là việc bồi thường cho những người bị thu hồi đất mà giá trị bồi thường không được phù hợp với giá trị thị trường lúc ban hành quyết định thu hồi thì chắc chắn là người dân thiệt thòi.

Thứ hai, khi bảng giá của nhà nước thấp hơn thị trường thì đương nhiên là sẽ xuất hiện kẻ hở để tạo thành những tham nhũng về đất đai. Khi mà nhà nước giao đất cho thuê đất trực tiếp với bảng giá của nhà nước thì chắc chắn là một biểu hiện của nguy cơ tham nhũng, và đó là tác động tới các vấn đề công bằng xã hội".

Không thi hành đúng luật

Theo Hiến pháp, Luật Đất đai phải được sửa đổi theo chu kỳ 10 năm một lần. Theo ông Đặng Hùng Võ, Luật Đất đại 2003 và 2013 đã định hướng việc xác định giá đất phải theo thị trường. Tuy nhiên, thực tế thi hành thì lại khác :

"Luật Đất đai năm 2003 và năm 2013 cũng đã khẳng định là giá trị bồi thường phải phù hợp với giá trị thị trường, nhưng trên thực tế thì vẫn tính theo bảng giá của nhà nước mà không tính theo giá thị trường; thế thì người dân khiếu nại, kêu oan".

Theo Cổng thông tin điện tử Quốc hội, hiện có đến 70% các vụ khiếu nại, khiếu kiện kéo dài liên quan đến đất đai.

Ông Cao Thăng Ca, một người dân khiếu nai đất đai ở Thủ Thiêm nói rằng nhà nước có thể ban hành luật nhưng không thể thực thi các điều luật đó : 

"Luật đặt ra là để chưng cho đẹp mặt của bộ phận chính quyền mà thôi, thực chất họ không áp dụng luật.

Ví dụ như ở Thủ Thiêm, người ta không đền bù theo luật đất đai năm 2003, người ta cứ căn cứ vào cái luật cũ rích ở đâu mà làm. Họ viện hết lý do này đến lý do khác để né luật và lách luật".

Dự kiến, Luật Đất đai sửa đổi sẽ được Quốc hội bấm nút thông qua vào tháng 10/2023. Tuy nhiên, giáo sư Hùng Võ cho rằng nếu hiện nay vẫn còn khó khăn, vướng mắc trong việc luật hóa theo Nghị quyết 18 thì nên hoãn lại :

"Luật Đất đai hiện nay có một yêu cầu là để phát triển kinh tế, nhưng phát triển dưới góc độ nào; vì lợi ích của ai ; của toàn dân, của nhà nước hay của các doanh nghiệp đại gia bất động sản hay là của toàn bộ nền kinh tế ?

Tôi cho rằng nếu giải quyết được vấn đề tối thiểu là phải luật hóa hoàn toàn được nghị quyết 18 thì mới có cơ hội để có được Luật Đất đai hoàn toàn nghiêm túc, phù hợp với nền kinh tế thị trường ; chứ còn nếu chưa đảm bảo được điều đó thì hoàn toàn chưa nên gấp rút thông qua điều luật này".

Nguồn : RFA, 0/09/2023

Published in Việt Nam

Áp đặt "lằn ranh đỏ" cho Luật Đất đai khiến những bất cập sẽ tiếp tục thách thức cải cách, phát triển

Luật Đất đai, bộ luật được coi là có tầm quan trọng chỉ sau Hiến pháp, cả về chính trị và kinh tế nhưng Luật này luôn "chạy theo" thay vì "dẫn dắt" thực tế. Luật Đất đai 2013 không những đang cản trở chuyển đổi kinh tế sang thị trường mà còn là nguồn cơn của tình trạng tham nhũng do tha hóa quyền lực của chính quyền. Cách tiếp cận "từ trên xuống" áp đặt "lằn ranh đỏ" trong sửa đổi Luật Đất đai năm 2023 sẽ báo trước những bất cập của đang tồn tại trong luật sẽ tiếp tục thách thức cải cách để phát triển.

datdai0

Tấm biển của người dân Đồng Tâm, ngoại thành Hà Nội tại đoạn đường bị chặn sau xung đột giữa người dân và chính quyền địa phương liên quan đến đất đai hồi tháng 4/2017. AFP

Bối cảnh sửa đổi

Lần sửa đổi Luật Đất đai năm 2023 diễn ra trong bối cảnh thực tế đã có những thay đổi mạnh mẽ và mang tính xu thế thị trường. Trước hết, kinh tế thị trường đã biến đất đai trở thành nguồn vốn tư bản có vai trò ngày càng lớn đối với tăng trưởng kinh tế và hiệu ứng lan toả. Lĩnh vực bất động sản trở thành một trụ cột quan trọng của nền kinh tế, hơn thế cần được chú ý như một trụ cột "nội" đảm bảo an ninh kinh tế. Lĩnh vực bất động sản hiện chiếm khoảng một phần năm tổng thu nhập quốc nội GDP, tạo công việc làm và thu nhập cho hàng triệu người dân, thay đổi diện mạo đô thị, du lịch. Ngoài ra, vai trò một đội ngũ doanh nhân được hình thành, đang lớn mạnh, tích tụ và tập trung vốn để có thể trở thành một động lực.

Tuy nhiên, Luật Đất đai đang chứa đựng những bất cập cản trở phát triển thị trường phục vụ cho tăng trưởng kinh tế dài hạn mà còn tạo khoảng trống cho tha hóa quyền lực công ở các cấp chính quyền – tác nhân gây bất ổn thể chế. Thực tế chỉ ra phần lớn các vụ kỷ luật đảng, các vụ án tham nhũng đều có liên quan đến đất đai, trên 70% tổng số các vụ khiếu kiện, oan sai liên quan đến người dân mất đất và vô số biểu hiện trục lợi về đất đai để hậu quả tiêu cực về kinh tế xã hội. Tính chất nghiêm trọng do tha hóa quyền lực, như Đảng thừa nhận, đang đe doạ sự tồn vong của chế độ.

Ngoài ra, do thiếu các thể chế mang tính nguyên tắc của thị trường nói chung và bất động sản nói riêng cho hoạt động khiến sự vận hành chính sách liên quan đến lĩnh vực bất động sản trở nên rất nhạy cảm, thách thức. Chỉ cần một sai lầm chính sách cũng sẽ để lại hậu quả nghiêm trọng. Chẳng hạn, do tư tưởng nóng vội, chủ quan các nhà điều hành chính sách muốn kinh tế phục hồi nhanh sau đại dịch Covid-19 đã khuyến khích phát hành trái phiếu bất động sản, nhưng khi xuất hiện dấu hiệu khủng hoảng đã "hãm phanh" đột ngột. Cú "hạ cánh cứng" này tác động dây chuyền tiêu cực đến lĩnh vực tài chính, ngân hàng, việc làm, giới kinh doanh hoang mang… Đây là một trong những tác nhân khiến kinh tế lâm vào giai đoạn tăng trưởng trì trệ 

"Lằn ranh đỏ"

Thực tế trên đòi hỏi sự sửa đổi cơ bản Luật Đất đai theo hướng phát triển thị trường và kiểm soát quyền lực. Tuy nhiên, lo ngại sự bất ổn, Đảng đã quyết định áp đặt lằn ranh đỏ cho quá trình sửa đổi với việc ban hành Nghị quyết số 18-NQ/TW năm 2022 về "Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất…". Đảng coi đây là khung khổ chính trị không được vượt qua, trong đó tái nhấn mạnh các quan điểm : Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước là đại diện chủ sở hữu và phát triển kinh tế thị trường "định hướng xã hội chủ nghĩa" dưới sự lãnh đạo của Đảng…

Luật Đất đai sửa đổi năm 2023 sẽ lại lần nữa giữ bản chất chủ nghĩa xã hội trong Luật Đất đai 1993, nó cụ thể hóa Hiến pháp 1992 khẳng định chiến lược thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Một phần ba thế kỷ đã trôi qua, đất nước và xã hội chứng kiến nhiều đổi thay trong đó nhờ tăng trưởng kinh tế nhờ thị trường, nhưng "giang sơn thay đổi, ý thức hệ khó dời", dường như cái hệ tư tưởng đó đang đè mỗi lúc một nặng thêm lên tiến trình cải cách ngăn cản chính sách "đột phá" cần thiết để cho động lực phát triển vượt qua tình trạng tụt hậu về kinh tế.

"Lằn ranh đỏ" nêu trên đã loại trừ cách tiếp cận "từ dưới lên" được xác định trong Luật 63/2020/QH14 về việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi, theo đó việc thể chế hóa hay luật hóa cần phân tích chính sách khoa học theo quy trình với điểm xuất phát là xác định "vấn đề" thực tế. Chỉ như vậy thì tính hiệu quả, hiệu lực trong việc xây dựng thể chế mới được đảm bảo.

"Bản chất con người"

Thực tế chỉ ra rằng dưới tác động của kinh tế thị trường hành vi con người, bản chất của họ không dễ thay đổi, trong đó, một mặt các khuyến khích tài chính tạo động lực làm việc tích cực hơn, nhưng mặt khác, đồng thời cũng dễ cám dỗ các hành vi trục lợi, lạm quyền mà các thể chế cần thiết được tạo ra để kiểm soát. Đất đai, như một loại hàng hóa đặc biệt, có sức khuyến khích mạnh mẽ. Điều này đã không được tính đến trong việc việc sửa đổi Luật Đất đai bởi sự níu kéo ý thức hệ giáo điều.

Một trong những luận điểm của Karl Marx (1818-1883) về bản chất con người đã không phù hợp với thực tế. Ông viết trong Luận cương về Feuerbach (1845) rằng bản chất của con người là "tổng hòa của các mối quan hệ xã hội". Bởi vậy, nếu ta thay đổi các mối quan hệ xã hội, chẳng hạn mối quan hệ giữa nhà tư bản và công nhân, thì con người trong xã hội mới sẽ rất khác so với cách họ sống trong chủ nghĩa tư bản. Sự giải phóng sẽ đạt được thông qua đấu tranh giai cấp mà giai cấp công nhân sẽ tiên phong, và do đó sẽ mang lại sở hữu tập thể các phương tiện sản xuất trên cơ sở phủ nhận tư hữu.

Nhà sáng lập ra chủ nghĩa cộng sản đã mất cách đây tròn 140 năm đã không được chứng kiến sự thử nghiệm thất bại tư tưởng của ông. Sự sụp đổ của các nước xã hội chủ nghĩa trước đây và sự chuyển đổi thị trường theo mô hình Trung Quốc cho thấy thực tế ngược lại rằng, việc bãi bỏ quyền sở hữu tư nhân các phương tiện sản xuất không hề làm thay đổi bản chất của con người. Hầu hết con người ta, thay vì cống hiến cho lợi ích chung, lại tiếp tục tìm kiếm quyền lực, đặc quyền, và sự xa hoa cho bản thân và người thân. Đó cũng là những gì đang được chứng kiến ở Việt Nam.

"Bất cập"

Ngoài ra, việc áp đặt "lằn ranh đỏ" trong sửa đổi Luật Đất đai đã không tuân thủ quan điểm "dân là gốc" của Đảng, trong đó sự thiếu vắng những nghiên cứu độc lập, phản biện xã hội về nguyện vọng và nhu cầu của người dân, dân oan mất đất là ví dụ . Bởi vậy, những vấn đề như : "Nếu đất đai thuộc sở hữu toàn dân thì dân cũng có phần nào quyền sở hữu…" vậy, cơ chế giao quyền cho dân thế nào ? "Nền tảng của kinh tế thị trường là sở hữu tư nhân" vậy xác định giá đất thế nào khi không có nền tảng này ? Khi tha hóa quyền lực nghiêm trọng và thiếu cơ chế kiểm soát thì "Nhà nước đại diện quản lý" thế nào ? Thể chế kiểm soát trục lợi là gì ?, v.v., đang là bất cập trong luật hiện hành sẽ vẫn tiếp tục thách thức cải cách thể chế thị trường.

Không thể đảo ngược được xu hướng thị trường, nhưng xa rời thực tế vì ý thức hệ Luật Đất đai sẽ cản trở sự phát triển. Những tín hiệu mạnh từ thị trường vẫn tiếp tục thu hút sự chú ý của các nhà làm luật. Mới đây việc xác định giá đất năm 2023 tại Thành phố Hồ Chí Minh để bồi thường khi giải phóng mặt bằng đối với đất ở tối đa cao gấp 25 lần và đất nông nghiệp - gấp 38 lần giá nhà nước ! Đó là một thực tế.

Phạm Quý Thọ

Nguồn : RFA, 19/03/2023

Phó Giáo sư Tiến sĩ Phạm Quý Thọ là nguyên Trưởng Khoa Chính sách Công, Học Viện Chính sách & Phát triển, Bộ Kế hoạch- Đầu tư, Việt Nam

Published in Diễn đàn

Hành vi không phù hợp Hiến định và luật dân sự

Dư luận băn khoăn cho rằng, ngay cả người lớn còn khó hiểu về Luật Đất đai (sửa đổi) thì tại sao lại tổ chức lấy ý kiến của học sinh trong trường cấp 2, tức lứa tuổi cao nhất cũng chỉ mới 15.

hocsinh1

Việc tổ chức lấy ý kiến về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đối với các em học sinh bậc trung học cơ sở như thế này là mang tính hình thức, không đúng đối tượng,

Dư luận xôn xao trước hình ảnh Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam tổ chức hội nghị lấy ý kiến tham gia của trẻ em vào Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) tổ chức vào ngày 9/3/2023. Cụ thể đối tượng ở đây là học sinh trường trung học cơ sở Lương Yên, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Hình ảnh học sinh đeo khăn quàng đỏ ngồi nghe và lấy ý kiến nội dung về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) nhận nhiều phản hồi trái chiều từ dư luận. Nhiều người bày tỏ băn khoăn, khó hiểu về việc Hội bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam lại lấy ý kiến của học sinh ở một lĩnh vực quá khó hiểu và phức tạp.

Ngay cả người lớn cũng không thể hiểu hết được lĩnh vực này thì tại sao lại tổ chức trong trường học với các em học sinh "ăn chưa no, lo chưa tới". Không ít người cho rằng, việc lấy ý kiến này là không cần thiết, không đúng đối tượng, vì các em ở độ tuổi cao nhất cũng chỉ là 15.

Hiến pháp 2013, Điều 29 quy định "Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân".

Lập luận từ phía tổ chức lấy ý kiến tham gia từ học sinh trường trung học cơ sở Lương Yên, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, rằng, "Khi xây dựng chính sách, pháp luật tác động đến trẻ em, phải xem xét ý kiến của trẻ em và của các cơ quan, tổ chức có liên quan ; bảo đảm lồng ghép các mục tiêu, chỉ tiêu về trẻ em trong quy hoạch có liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội quốc gia, ngành và địa phương" – trích khoản 5, Điều 5 của Luật Trẻ em.

Trao đổi với báo chí, ông Hà Đình Bốn – Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam cho biết : "Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) có nội dung liên quan đến nhóm đối tượng yếu thế trong xã hội đó là trẻ em.

Để tạo điều kiện hơn nữa cho trẻ em đóng góp ý kiến của mình vào việc xây dựng các quy định về đất đai, Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam tổ chức lấy ý kiến trẻ em về một số nội dung liên quan như khi Nhà nước thu hồi đất cần đảm bảo những điều kiện thế nào cho trẻ em ; Đối tượng nào cần được hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất ; Nếu em là người được đứng tên trên sổ đỏ, em có đồng ý để bố và mẹ hoặc người giám hộ cùng đứng tên trên sổ đỏ để giúp em trong quá trình mua bán các tài sản này hay không ; Khi xây dựng chính sách pháp luật về đất đai có liên quan đến trẻ em và quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất có liên quan tới trẻ em, các cơ quan nhà nước có cần các em tham gia ý kiến hay không…

Tất cả những ý kiến của các em sẽ được tổng hợp và gửi Ban soạn thảo Luật Đất đai".

Theo ông Bốn, việc lấy ý kiến trẻ em về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) được thực hiện theo Nghị quyết của Quốc hội lấy ý kiến toàn dân. Trẻ em cũng là một công dân và cũng cần được lấy ý kiến.

Ông Bốn khẳng định, Hội Bảo vệ quyền trẻ em đã phối hợp cùng trường trung học cơ sở Lương Yên tổ chức lấy ý kiến học sinh về Luật Đất đai (sửa đổi) là hoàn toàn đúng quy định của pháp luật và phù hợp với pháp luật hiện hành. Các em đã tham gia trả lời một số câu hỏi có sự hướng dẫn của giáo viên và cán bộ hỗ trợ một cách công khai, minh bạch.

Căn cứ pháp luật hiện hành thì cách hiểu và giải thích của ông Hà Đình Bốn là tạo ngộ nhận về quyền định đoạt đối với các em ở lứa tuổi cao nhất ở đây cũng chỉ 15.

Theo đó, tại khoản 2, Điều 77 của Luật Hôn nhân và gia đình, quy định cụ thể như sau : "Con từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi có quyền định đoạt tài sản riêng, trừ trường hợp tài sản là bất động sản, động sản có đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc dùng tài sản để kinh doanh thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của cha mẹ hoặc người giám hộ".

Như vậy dư luận hoàn toàn có lý khi cho rằng, việc tổ chức lấy ý kiến về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đối với các em học sinh bậc trung học cơ sở như thế này là mang tính hình thức, không đúng đối tượng, và ngân sách tiêu tốn vào những kiểu lấy ý kiến thế này cần phải được làm rõ về tính hiệu quả.

Hoài Nguyễn

Nguồn : VNTB, 11/03/2023

Published in Diễn đàn

Liệu những người dân bị mất đất ở dự án quy hoạch khu đô thị mới Thủ Thiêm, khu vườn rau Lộc Hưng,… họ có được quyền lên tiếng góp ý ?

dat1

Thứ trưởng Lê Minh Ngân đề nghị các đại biểu quan tâm, thảo luận tập trung vào các vấn đề về Bố cục và nội dung cơ bản của Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) - Ảnh minh họa

"Trên thực tế, có luật nhưng vẫn không tuân thủ như vụ cưỡng chế đất đai đầy thô bạo, bất nhân vì sát Tết nguyên đán ở vườn rau Lộc Hưng dưới thời Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thiện Nhân. Vậy nay kêu gọi người dân góp ý kiến về dự Luật đất đai sửa đổi, liệu đó là sự thành tâm, hay chỉ đơn giản là trình tự thủ tục ?" – một luật sư đang ‘đeo đuổi’ vụ cưỡng chế đất đai ở khu vườn rau Lộc Hưng, quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh, thắc mắc.

Quan sát bản dự thảo Luật đất đai đang đưa ra lấy ý kiến, cũng theo vị luật sư kể trên, thì dự thảo bổ sung, quy định cụ thể hơn một số trường hợp thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai, như : thu hồi đất được giao, cho thuê không phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được công bố, công khai tại thời điểm giao đất, cho thuê đất ; đất được Nhà nước giao, cho thuê để thực hiện dự án đầu tư vào mục đích sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp mà không đưa đất vào sử dụng theo tiến độ ghi trong dự án đầu tư…

Trong việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất, để giải quyết hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, người sử dụng đất và nhà đầu tư ; đảm bảo sinh kế bền vững và tốt hơn cho người có đất bị thu hồi, dự thảo có sửa đổi, bổ sung một số nội dung.

Đó là đa dạng các hình thức bồi thường về đất đối với hộ gia đình, cá nhân có đất bị thu hồi để phù hợp với nhu cầu người sử dụng đất và điều kiện cụ thể của từng địa phương. Đơn cử, ngoài việc bồi thường bằng đất có cùng mục đích sử dụng, nếu không có đất thì được bồi thường bằng đất khác hoặc nhà ở nếu địa phương còn quỹ đất, quỹ nhà ở.

Dự thảo có thêm sự thay đổi mang tính đột phá ở chỗ mở rộng hạn mức nhận chuyển nhượng đất nông nghiệp không quá 15 lần hạn mức giao đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân. Cùng với đó, tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp vẫn được nhận chuyển nhượng đất nông nghiệp.

Nội dung dự luật đưa ra nghe khá có lý, nhưng đáng lo là ở Việt Nam dù luật có thông qua nhưng để thực thi thì cần đến các nghị định, các thông tư. Những văn bản dưới luật này lâu nay vẫn là lãnh địa cài cắm lợi ích nhóm. Nhìn từ vụ quy hoạch khu đô thị mới Thủ Thiêm hơn hai mươi năm trước, vụ vườn rau Lộc Hưng ở sát Tết Kỷ Hợi 2019 cho thấy rất rõ về những lo ngại này.

"Người thuê trọ họ đành phải bỏ đi, nhưng chủ nhà trọ cũng hiểu được và thông cảm cho họ. Xung quanh vườn rau nó như một cuộc chạy loạn, người bê cái này, người vác cái kia. Nhiều gia đình không có điều kiện xây nhà, mà họ sinh sống lâu năm, họ dựng những căn chòi, sau này tích cóp xây những căn nhà nho nhỏ, cho nên giờ họ không có nơi nào để ở nữa nên họ rất là căm phẫn.

Chưa nói đến chuyện quy hoạch đúng sai ở đây nhưng ngay lập tức cưỡng chế toàn bộ như vậy trong thời điểm trước Tết thì họ trở tay không kịp.

Mảnh đất gắn liền từ thời ông nội di cư vô, rồi cha mẹ rồi mình lớn lên gắn liền với nó. Nó vừa là ký ức vừa là tương lai của mình, gia đình và cả tình cảm sự yêu thương gói gọn trong đó…

Không nghĩ chính quyền có thể lấy trắng đất của dân trước Tết".

Ở trên là những lời ta thán của người dân vườn rau Lộc Hưng vào Tết Kỷ Hợi 2019. Và đến cái Tết Quý Mẹo vừa qua, người dân vườn rau Lộc Hưng vẫn loay hoay cho khiếu nại về chuyện pháp luật đất đai đã bị nhà chức trách địa phương xem thường, dẫn đến cảnh nhà tan cửa nát đối với người dân Lộc Hưng.

Luật đất đai hiện hành, và dự Luật đất đai sửa đổi, liệu có dành một chương nào để hoạch định rõ hơn về những kiểu thực thi pháp luật như quy hoạch khu đô thị mới Thủ Thiêm, như vườn rau Lộc Hưng ?

Cát Tường

Nguồn : VNTB, 29/01/2023

Published in Diễn đàn

Chính ph Vit Nam va trình D lut mi v đt đai đ y ban Thường v ca Quc hi Vit Nam xem xét.

luatdatdai1

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và môi trường Trần Hồng Hà phát biểu tại Hội thảo

Chính ph Vit Nam va trình D lut mi v đt đai đ y ban Thường v ca Quc hi Vit Nam xem xét. Theo tường thut ca báo chí Vit Nam thì D lut mi v đt đai gm 16 chương, 240 điu, trong đó gi nguyên 48 điu, sa đi 156 điu, bãi b 8 điu ca Lut Đt đai hin hành và b sung thêm 36 điu mi.

Vit Nam có b lut đu tiên v đt đai năm 1987. Đến 1993 thì phi sa b lut đu tiên v đt đai bng mt b lut khác. Tuy nhiên b lut sa đi b lut đu tiên v đt đai ch tn ti được năm năm thì phi sa thêm mt ln na vào năm 2003. Mười năm sau (2013), Vit Nam có b lut th tư v đt đai.

Cn lưu ý, b lut th tư v đt đai được thông qua vào tháng 11/2013, có hiu lc thc thi vào tháng 7/2014 nhưng ngay sau đó, t h thng chính tr, h thng công quyn, chuyên gia nhiu lĩnh vc ti Vit Nam ln các t chc quc tế như Liên Hip Quc, Ngân hàng Thế gii thy rng cn sa na và sa sm.

Nếu b lut đt đai th ba (2003) to điu kin cho mt s cá nhân giàu có đến mc "nt đ, đ vách", biến nhiu công dân thành vô sn, đy nhng người lương thin như Đoàn Văn Vươn Hi Phòng, Đng Ngc Viết Thái Bình, vào vòng lao lý v b dn đến cùng đường thì b lut đt đai thư tư còn to ra hu qu kinh khng hơn thế.

Trong lch s Vit Nam, chưa bao gi đi, núi, rng, đo, b bin b đi ch nhiu và nhanh như t 2013 đến nay, cũng chưa bao gi Vit Nam có nhiu cá nhân tr thành đi phú nh đt đai như t 2013 đến nay. Chưa bao gi trong lch s tư pháp ca Cng hòa XHCN Vit Nam có nhng v thm sát liên quan đến cưỡng đot đt đai như v Đng Văn Hiến Đk Nông, v Đng Tâm Hà Ni, và chưa bao gi s viên chc t trung ương đến đa phương phi vào tù vì dính líu đến đt đai nhiu như t 2013 đến nay.

Đu thp niên 2010, trước khi b lut đt đai th ba ra đi (2003), các t chc quc tế, các chuyên gia trong và ngoài Vit Nam, dân chúng Vit Nam đã khuyến ngh, vic sa lut đt đai phi to ra môi trường thun li hơn cho vic qun lý đt đai hiu qu, to ra s tăng trưởng công bng cho tt c các gii cũng như duy trì s bn vng hơn cho môi trường Đ được như vy, phi tha nhn và bo v quyn tư hu đt đai nhưng tt c các khuyến ngh y đu b gt b.

Thm chí, tuy đã tha nhn b lut đt đai th tư (2013) có nhiu "Hn chế, yếu kém tn ti kéo dài. Đc bit là nhng hn chế, yếu kém liên quan đến công tác quy hoch, kế hoch s dng đt, giao đt, cho thuê đt ; h tr, bi thường, tái đnh cư, thu hi đt ; chính sách tài chính đt đai và xác đnh giá đt ; chế đ qun lý và s dng đt nông nghip ; đt có ngun gc t nông, lâm trường quc doanh, đt dành cho vic th t, tôn giáo, nghĩa trang, nghĩa đa ; qun lý nhà nước v đt đai.".. nhưng Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Việt Nam vn khăng khăng buc phi duy trì nguyên tc : "Đt đai thuc s hu toàn dân do nhà nước là đi din ch s hu và thng nht qun lý" (1).

Vì sao thc tế cho thy "Đt đai thuc s hu toàn dân do nhà nước là đi din ch s hu và thng nht qun lý" là nguyên nhân chính khiến kinh tế càng ngày càng bt n, xã hi càng ngày càng bt an nhưng đng vn mun duy trì nguyên tc này ? Ln nào sa lut v đt đai, h thng chính tr, h thng công quyn cũng khng đnh, lut mi s "tăng cường s lãnh đo ca đng, s qun lý ca nhà nước, phát huy vai trò giám sát ca Mặt trận Tổ quốc, các t chc chính tr - xã hi và toàn dân đ to s đng thun, đưa chính sách, pháp lut v đt đai thc s đi vào cuc sng" nhưng ti sao sa xong li sa na ?

***

Ông Vương Đình Hu - Ch tch Quc hi khóa 15 (2021-2026) va khng đnh :Sa Lut Đt đai là nhim v trng tâm ca Quc hi nhim k này và d trù s thông qua ban hành Lut Đt đai mi vào năm ti. Đáng ngc nhiên là dù khng đnh Lut Đt đai mi rt quan trng nhưng không hiu sao Ch tch Quc hi li đnh hướng : "Ch c th hóa nhng gì đ chín, đ rõ và đã có quyết sách ca trung ương, còn cái nào chưa đ đ chín và chưa có trong ngh quyết thì không đưa vào" (2).

D lut mi v đt đai s được công b đ toàn dân góp ý, các đi biu Quc hi tho lun, ri chnh sa, biu quyết mà đnh hướng như va k thì sau b lut đt đai th năm t s có b lut đt đai th sáu ! Nhng Ch tch Quc hi tương lai s li có dp hót như ông Hu :Đây là ví d sinh đng nht đánh giá năng lc xây dng pháp lut ca các cơ quan chính ph, quc hi và cơ quan hu quan, th hin năng lc th chế hóa ch trương ca đng vào chính sách, pháp lut ca nhà nước, năng lc kiến to phát trin, tháo g vướng mc khó khăn trước đây, không ‘đ ra khó khăn, vướng mc mi, công khai, minh bch, chng tiêu cc, cài cm li ích trong quá trình xây dng pháp lut.

Trân Văn

Nguồn : VOA, 22/09/2022

Chú thích

(1) https://baodautu.vn/trung-uong-tiep-tuc-khang-dinh-dat-dai-thuoc-so-huu-toan-dan-d165573.html

(2) https://nguoidothi.net.vn/sua-luat-dat-dai-khong-de-ra-vuong-mac-moi-chong-cai-cam-loi-ich-36583.html

Published in Diễn đàn

"Buông lỏng quản lý đất đai, nhiều cán bộ ở Thành phố Hồ Chí Minh cần bị kiểm điểm". Đó là nội dung yêu cầu mà Thanh tra Thành phố Hồ Chí Minh vừa đưa ra khi công bố thông tin liên quan đến các vi phạm của Chủ tịch UBND Quận Bình Thạnh, Quận 4 và yêu cầu tổ chức kiểm điểm.

luat1

Ăn đất công : tham nhũng đất đai đến từ đâu ? - Tranh biếm họa 

"Buông lỏng quản lý đất đai" là một viện dẫn chung chung được đưa ra khi có các sai phạm liên quan đến đất đai ; từ vụ các quan chức Nguyễn Thành Tài, Nguyễn Hữu Tín ở dàn lãnh đạo tại Thành phố Hồ Chí Minh đã xộ khám, cho tới những ‘V.I.P’ còn ‘tại ngoại’ như Tất Thành Cang…, đều có thể sử dụng động từ ‘buông lỏng’ để biện minh, để ‘đổ thừa’, và rồi đến khi ‘chạy thuốc’ bất thành thì từ ‘kiểm điểm/ rút kinh nghiệm’ sẽ chuyển thành hồ sơ vụ án, còn tiếp sau đó có ‘chuyển hóa’ thành ‘củi’ hay không lại là chuyện khác nữa.

Tham nhũng đất đai đến từ đâu ?

Câu hỏi đặt ra : nếu như lâu nay có ý kiến cần sửa luật Đất đai để giảm thiểu các vụ khiếu nại/ khiếu kiện của người dân về quyền sử dụng đất, thì tại sao không đặt luôn vấn đề mang tính kiên quyết hơn là phải sửa luật Đất đai để chống tham nhũng về đất đai ?

Nói theo ngôn ngữ tuyên giáo, vài năm trở lại đây, trước sức mạnh của cuộc đấu tranh phòng - chống tham nhũng do Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng trực tiếp chỉ đạo, nhiều vụ tham nhũng lớn đã bị phanh phui với nhiều cán bộ bị kỷ luật, bị khởi tố, phải chịu sự trừng trị của pháp luật như vụ án Vũ "nhôm", Đinh Ngọc Hệ (Út trọc)… 

Rồi những vụ xà xẻo, mua bán ‘đất vàng’, ‘đất kim cương’ ở Thành phố Hồ Chí Minh bị phát hiện ; vụ khiếu kiện dai dẳng của người dân Thủ Thiêm ; vụ Đô đốc Nguyễn Văn Hiến, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng và nhiều tướng lĩnh quân đội, công an khác bị xem xét kỷ luật vì có liên quan đến những sai phạm trong việc quản lý, sử dụng đất quốc phòng… 

Rồi việc một nửa trong số 8 vụ án trọng điểm vừa được Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng - chống tham nhũng đưa vào tầm ngắm, chỉ đạo khẩn trương điều tra, truy tố, xét xử trong năm nay cho thấy mức độ sai phạm trong lĩnh vực đất đai đã nghiêm trọng đến mức nào !

Có câu hỏi đặt ra cho chuyện biện minh việc ‘buông lỏng quản lý đất đai’, là : người dân - chủ thể sử dụng đất – đã bị đặt ngoài lề các dự án, hầu như không biết gì đến thông tin về quy hoạch, giải phóng đền bù, thu hồi đất đai. Đây chính là ‘kẻ hở’ nằm ngay trong chính luật Đất đai từ cách hiểu, "Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất theo quy định của Luật này", được ghi tại Điều 4, luật Đất đai.

Luật Đất đai cùng hệ thống các văn bản pháp quy dưới luật đất đai đều không có giới định hợp lý, rõ ràng về quyền sở hữu toàn dân, về quyền quản lý nhà nước và quyền sử dụng của các tổ chức, cá nhân đối với đất đai ; chưa minh định rõ các quyền và nghĩa vụ, lợi ích và trách nhiệm giữa các chủ thể sở hữu, quản lý và sử dụng.

Luật Đất đai tuy xác định Nhà nước là đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý đối với đất đai, nhưng lại bỏ qua chưa xác định rõ vai trò, trách nhiệm đại diện chủ sở hữu của Nhà nước đối với đất đai, chưa xác định rõ chủ thể cụ thể đại diện chủ sở hữu ở từng cấp, từng ngành. 

Đất đai thuộc sở hữu toàn dân, nhưng chưa có các điều luật giúp phát huy tốt vai trò của nhân dân, chưa thực hiện tốt công khai, dân chủ trong việc xây dựng và thực thi chính sách, pháp luật về đất đai. Từ đó, ở chừng mực nhất định đã biến sở hữu toàn dân về đất đai trở thành sở hữu danh nghĩa, biến quyền đại diện chủ sở hữu của Nhà nước trở thành sở hữu hình thức và biến sở hữu đất đai trở thành sở hữu thực chất của một số cá nhân trực tiếp nắm quyền quản lý, định đoạt đối với đất đai. 

Ai sẽ là đại diện chủ sở hữu ?

Tại sao không đặt vấn đề, rằng Quốc hội sẽ là cơ quan đại diện sở hữu toàn dân và Chính phủ là cơ quan quản lý việc sử dụng đất ?. 

Theo đó, Quốc hội ban hành pháp luật về đất đai, quyết định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cả nước ; quyết định việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất ; quyết định khung giá đất và việc sử dụng nguồn tài chính thu được từ đất ; thực hiện quyền giám sát tối cao đối với việc quản lý và sử dụng đất đai trong phạm vi cả nước ; Quốc hội cũng phải có nghĩa vụ bảo đảm đầu tư nâng cao chất lượng, giá trị và sử dụng có hiệu quả quỹ đất quốc gia.

Dĩ nhiên Quốc hội ở đây trước tiên phải là một Quốc hội với lá phiếu dân chủ thật sự. 

Lâu nay, người ta vẫn thường nhân danh "quy định của pháp luật về đất đai nhà ở"… để ưu ái cho một số người. Đó chính là những kẽ hở của pháp luật, khiến đất đai - thứ tài sản đặc biệt của quốc gia - bị lợi dụng để chiếm đoạt thành của riêng, chia chác, làm quà cáp trong các vụ chạy chức, chạy quyền và nhiều hành vi tiêu cực khác.

Theo nhiều nhà quan sát thì chính quan niệm sở hữu đất đai toàn dân này, tạo điều kiện cho các quan chức tham nhũng, các công ty lớn, nhân danh sự phát triển, nhân danh nhà nước, lấy đất của nông dân với giá rẻ mạt rồi phân lô bán nền nhà cho phát triển đô thị hay phát triển công nghiệp với giá rất cao. Việc này gây ra những đoàn nông dân mất đất khắp nước phải chầu chực thưa kiện tại Hà Nội, cũng như những xung đột đôi khi dẫn đến đổ máu.

Không chỉ vậy, nếu lại tiếp tục biện minh ngày càng nhiều hơn về chuyện "buông lỏng quản lý đất đai", thì sẽ đến lúc có ý kiến yêu cầu làm rõ trách nhiệm về việc tổ chức đảng buông lỏng lãnh đạo, quản lý được quy định tại Khoản 10 Điều 2 Quyết định 263/QĐ-TW năm 2014 xử lý kỷ luật tổ chức đảng vi phạm do Ban Chấp hành Trung ương ban hành.

Những quan chức, viên chức bị cáo buộc "buông lỏng quản lý" đều là đảng viên. Theo Quyết định 263/QĐ-TW năm 2014, tổ chức đảng buông lỏng lãnh đạo, quản lý là việc tổ chức đảng có trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, nhưng thực hiện không đúng, không đầy đủ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình ; không ban hành các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo hoặc đề ra chủ trương, kế hoạch, biện pháp chỉ đạo, tổ chức thực hiện ; không phân công trách nhiệm cụ thể, không đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc thực hiện thuộc phạm vi lãnh đạo, quản lý.

Tổ chức đảng vi phạm bị xử lý kỷ luật gồm : chi ủy, chi bộ, đảng ủy bộ phận, đảng ủy, ban thường vụ đảng ủy cơ sở ; cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy từ cấp trên cơ sở trở lên ; ủy ban kiểm tra các cấp ; các ban cán sự đảng, đảng đoàn.

Rõ ràng là càng chậm sửa đổi luật Đất đai thì sớm muộn gì đảng cầm quyền cũng sẽ đối mặt cảnh ‘cháy thành, vạ lây’.

Thảo Vy

Nguồn : VNTB, 18/11/2019

Published in Diễn đàn