Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Vị kỷ – vì mình, lấy mình làm trung tâm của mọi quyết định, tùy theo môi trường sống mà nó biến đổi giữa hai cực ích kỷ và vị tha – là một trong ba tiểu bản năng của sinh tồn (vị kỷ, tình dục, xã hội).

doctai1

Các lãnh tụ độc tài cộng sản chạy theo chiều ích kỷ (indomemoires.hypotheses)

Các lãnh tụ dân chủ và độc tài đều giống nhau ở một điểm : tất cả đều vị kỷ. Nhưng, sau cái điểm giống nhau này là nó bắt đầu rẽ qua hai hướng khác nhau.

Các lãnh tụ độc tài thì bản năng vị kỷ nó chạy theo chiều ích kỷ, chỉ biết có mình, chỉ lo phục vụ sinh tồn cá nhân và gia đình mình, sẵn sàng hy sinh sự sinh tồn của dân tộc.

Khi sống họ lo tóm thu quyền lực và quyền lợi càng nhiều càng tốt, quyền lực để ép dân như ép hạt mè lấy dầu, quyền lợi để đem tài sản và gia đình ra bên ngoài Việt Nam, coi Việt Nam là một con thú để xẻ thịt, như Nguyễn Phú Trọng và các đảng viên cao cấp cộng sản Việt Nam đang làm.

Khi chết họ làm quốc táng, lấy đất dân để xây lăng, tiêu tốn ngân sách nhà nước, thu hẹp sự sinh tồn của dân tộc, dù cho khi sống họ hạ độc lẫn nhau hay đì nhau cho chết, như Trần Đại Quang bị ép tiếp khách không ngừng nghỉ (cùng một ngày Quang bay từ Hà Nội dự APEC ở Đà Nẵng, xong bay vào Sài Gòn, chiều bay về Hà Nội tiếp tục họp). Ngày Quang chết, khoảng 10g00 tối 20/9, Quang cũng phải cật lực làm việc và gục tại bàn họp. Trọng cho Quang chết theo quy trình, tức 10g05 sáng ngày hôm sau 21/9.

Trọng muốn Quang chết trước ngày họp Trung Ương 8 (từ 2/10 đến 6/10) để ông ta sớm thu tóm chức chủ tịch nước vào tay, nếu không phải chờ thêm 6 tháng nữa ở hội nghị trung ương 9, trong khi trung ương8 cần quyết vấn đề nhân sự.

Đó là chưa kể đến việc ông Quang bị bệnh gì, tại sao bị nhiễm "virus hiếm và độc hại"như lời ông Nguyễn Quốc Triệu, Trưởng ban Bảo vệ và Chăm sóc sức khỏe trung ương hé lộ. Với y học tân tiến của ngày hôm nay mà Nhật, nơi ông Quang trị bệnh lại không biết "virus hiếm và độc hại" này ? Lạ thật !

Ông Đỗ Mười Nguyễn Duy Cống chết, theo một số nguồn tin riêng từ Hà Nội, cũng là theo quy trình (11g12 tối 1/10/2018) để cho vừa buớc sang tháng 10 thay vì còn trong tháng 9, tránh trùng đại tang trong cùng một tháng. Đây là những xác chết đóng băng chờ Đảng quyết định cho khi nào được chết.

Các lãnh tụ độc tài cộng sản, họ nhân danh bảo vệ giai cấp vô sản, nhất là công nhân, nhưng thực sự là để phục vụ bản năng sinh tồn cá nhân theo chiều ích kỷ bằng cách xây dựng giai cấp cộng sản, một loại giai cấp quý tộc thời nay đứng trên hiến pháp và luật pháp mà họ ma mị bằng từ Nhà nước Pháp quyền (rule by law). Quý tộc thời quân chủ chuyên chính xử theo Lễ, quý tộc cộng sản xử theo Điều Lệ Đảng. Hình luật, trong quân chủ và cộng sản, chỉ dành cho thứ dân.

Các lãnh tụ dân chủ thì bản năng vị kỷ nó chạy theo chiều vị tha. Trong khi không quên lấy mình làm trung tâm của mọi quyết định, họ muốn sinh tồn được trường tồn, tức các thế hệ về sau tuy không thấy họ sống nhưng thấy họ còn hiện hữu, nhắc đến họ và cảm kích các công ơn của họ vì khi sống họ biết nghĩ đến và để lại các lợi ích cho hậu sinh. Người chết chỉ thật sự chết đi khi không còn ai nhắc gì đến họ nữa.

Ngoại trưởng Mỹ William H. Seward mua Alaska từ Nga năm 1867, một lãnh thổ khổng lồ, to nhất trong 50 tiểu bang của Mỹ, có vị trí chiến lược và tài nguyên dầu khí, gỗ, hải sản vô tận, với giá 7,2 triệu đôla (khoảng 105 triệu USD bây giờ) cho thấy các lãnh tụ dân chủ giàu viễn kiến và năng lực xây dựng quốc gia dân tộc. Ông được nhớ tới qua một thành phố cảng có tên ông ở Alaska.

Dĩ nhiên, những kẻ ác, những kẻ bán nước cũng được nhắc đến, như những trang đen tối của lịch sử dân tộc.

Các lãnh tụ dân chủ chết đi nhưng không gây thiệt hại ngân sách nhà nước, không ngăn cấm giao thông, không lấy nhiều đất của dân, không xây đường nhanh, chớp nhoáng, phục vụ đám tang, trong khi dân nghèo qua sông bằng dây cáp hay bao ny lông. Mộ họ khiêm nhường, họ và những người yêu thương họ chung tiền xây thư viện mang tên họ. Họ vị kỷ, vì mình, nhưng vì mình bằng cách tạo lợi ích cho người khác.

Nói chung, họ phát triển bản năng vị kỷ qua ngã phục vụ và bảo vệ sức sống của dân tộc, lấy mình làm trung tâm họ hướng về phía vị tha để sinh tồn thăng tiến lên trường tồn.

Người cộng sản không có năng lực xây dựng quốc gia dân tộc, họ chỉ có khả năng xây dựng giai cấp đặc quyền đặc lợi, khả năng vận dụng bản năng sinh tồn về cực ích kỷ. Chủ nghĩa Mác-Lê vốn dạy họ phục vụ ngoại bang (nghĩa vụ quốc tế) và phá bỏ quốc gia (vô tổ quốc). Quốc gia trở thành một cơ thể bệnh hoạn mà ký sinh trùng cộng sản đang hoành hành. Muốn cơ thể khỏi bệnh thì không có cách gì khác hơn là phải tiêu diệt vi trùng cộng sản.

Đất nước cần một cuộc cách mạng để đổi chiều, thay đổi vận mạng đã và đang bất hạnh của dân tộc. Thay đổi có thể đến từ sự nổi dậy của dân chúng, đảo chánh cung đình, đảo chánh dân sự, đảo chánh quân sự, hay hiệu ứng dominoes từ Trung Quốc…

Chúng ta, những con dân đất Việt, nên chuẩn bị sẵn sàng cho một ngày hội lớn, để khi nó xảy ra, chúng ta cương quyết không để nó đi trở lại độc tài dưới một dạng thái khác, mà phải xây dựng cho bằng được các định chế của dân chủ pháp trị (democracy and the rule of law), cũng cố và phát triển nó để bản năng vị kỷ của bất cứ ai lãnh đạo cũng đều được hướng về cực vị tha.

Lê Minh Nguyên

(06/10/2018)

Published in Diễn đàn

Theo ông Matt Schrader trên China Brief của The Jamestown Foundation ngày 10/8/2018, trong hai tuần lễ vừa qua, rõ ràng có những dấu hiệu bất ổn cho Đảng cộng sản Trung Quốc do bởi chính sách đầy tham vọng của ông Tập Cận Bình. Dư luận tấn công ông trên nhiều mặt trận, từ bóp nghẹt tự do đến muốn ngồi ghế chủ tịch suốt đời.

bri1

Trung Quốc đã chi 500 tỷ đôla ở 166 nước và gởi 600.000 công nhân trong chương trình thực hiện BRI và ngoại viện.

Một trong những chỉ trích là "ngoại viện" chi ra vung vãi cho các nước Châu Phi và những nơi khác, rõ ràng là dư luận muốn nhắm tới chương trình Sáng Kiến Vành Đai Con Đường (BRI-The Belt and Road Initiative) đầy tham vọng trên thế giới của ông Tập được ra đời năm 2013.

Ở Trung Quốc, khi có sự phê bình công khai của dư luận như vậy có nghĩa là đã hiện hữu một sự đồng lòng mới, là nên hạn chế lại tham vọng BRI. Trong thực tế, cho vay BRI giảm xuống đáng kể từ năm 2015. Nếu nó tiếp tục giảm sẽ gây ra những hậu quả chiến luợc nghiêm trọng ở lục địa Á-Âu và Châu Phi.

Trung Quốc đã chi 500 tỷ đôla ở 166 nước và gởi 600.000 công nhân đi thực hiện BRI và ngoại viện. Trung Quốc tái phát triển các hạ tầng cơ sở chủ yếu, xây các đường hàng hải và các đường rây mới để tăng tốc thương mại. Tuy nhiên, các nước trong BRI bị cột buộc với quá nhiều điều kiện, từ đấu thầu kín đến thuê đất bất công, đến quyền kiểm soát của Trung Quốc sau khi các dự án hoàn thành.

Tập Cận Bình hồi đầu tháng 7/2018 thông báo sẽ chi 20 tỷ đôla cho Các Dự Án Tái Thiết Quan Trọng (Dedicated Reconstruction Projects) ở thế giới Á Rập và nghiên cứu cung cấp thêm 1 tỷ USD quan tệ để giúp đỡ các nổ lực ổn định xã hội ở vùng Vịnh Ba Tư. Dư luận ở Trung Quốc chống đối vì tại sao đi giúp các nước giàu dầu khí mà bỏ qua cả trăm triệu dân Trung Quốc đang sống dưới mức nghèo nàn.

Dư luận cho rằng xu hướng xài tiền vung vãi này của Đảng cộng sản Trung Quốc nhằm làm lợi cho các nhóm lợi ích của Đảng, bởi vì các dự án cố ý phô trương nhưng thường thua lỗ này thiếu vắng sự minh bạch và sự giám sát (transparency and oversight), chính yếu là nhằm gây tiếng vang, nịnh bợ cấp trên để được ân sủng.

bri02

Dư luận ở Trung Quốc chống đối dự án Sáng Kiến Vành Đai Con Đường (BRI) của Tập Cận Bình : vì tại sao đi giúp các nước giàu dầu khí mà bỏ qua cả trăm triệu dân Trung Quốc đang sống dưới mức nghèo nàn.

Dư luận đồng hóa BRI - có tính cách thương mại - với ngoại viện. Trong thực tế các món nợ mà BRI cho vay là phải hoàn trả và được coi là "bẫy nợ", nó có thể biến thành lãnh thổ 99 năm như cảng Hambantota ở Sri Lanka. 

Các nghiên cứu cho thấy chỉ có 14% các dự án của BRI là gặp trở ngại, nhưng chính quyền cộng sản Trung Quốc không muốn cho dân chúng biết, vì các ngân hàng Trung Quốc bị kẹt nhiều chục tỷ đôla trong các dự án có vấn đề. Bây giờ họ hạn chế lại mức độ cho vay. Các ngân hàng quốc doanh (PRC banks) đã giảm 89% từ năm 2015, các ngân hàng tư (commercial banks) thì hầu như hoàn toàn chấm dứt (1).

bri3

Lượng tiền cho vay mang tính chính trị của các ngân hàng quốc doanh và các ngân hàng thương mại tư doanh trong chương trình BRI giảm sút một cách đáng kể trong vòng năm qua (2015-2018)

Trong khi đó cánh diều hâu trong chính quyền Trump như đại diện thương mại Robert Lighthizer, cố vấn thương mại Peter Navarro... muốn cuộc chiến thương mại nên đi xa hơn, đòi những thay đổi phải có tính cách cơ chế và lâu dài trong chính sách của Trung Quốc - như chấm dứt tài trợ công nghệ, chấm dứt đánh cắp tài sản trí tuệ - tức hát qua giọng cao hay thay đổi tầng số (Spectrum Shift) và họ đang thắng thế trong chính quyền Trump, họ đã bắn vài phát cảnh cáo trong mùa hè, và đang chuẩn bị tấn công mạnh hơn vào mùa thu 2018 này.

Trong những ngày qua Tổng thống Trump một mặt tập trung giải quyết các lấn cấn NAFTA với Mexico và Canada, đồng thời tung ra các giới hạn mới về đầu tư của Trung Quốc vào Mỹ. Hôm 24/8 các giới chức của chính quyền Trump làm việc với các đối tác ở Âu Châu và Nhật để ép Trung Quốc thay đổi đường lối, nên nó tạo thêm khí thế cho cánh diều hâu.

Hồi đầu tháng 6/2018 khi bộ trưởng ngân khố Mnuchin và bộ trưởng thương mại Wilbur Ross đi Bắc Kinh thì ưu tiên là đòi hỏi Trung Quốc gia tăng số lượng mua đậu nành, khí hóa lỏng LNG, các mặt hàng tiêu dùng, và giảm khiếm hụt mậu dịch. Nay thì khác và mạnh hơn, qua những đòi hỏi thay đổi cơ chế.

Đấu tranh nội bộ trong Tòa Bạch Ốc đã chấm dứt với cánh diều hâu thắng thế, cánh này muốn tách bạch hai nền kinh tế ra, không cho quấn quyện như từ trước tới nay, và mang đường dây sản xuất (supply chains) trở về Mỹ.

Tuy thế, nhưng cái nhìn về cuộc chiến nên kết thúc như thế nào thì đội hình Trump cũng vẫn còn chưa rõ. Mỹ muốn đè bẹp kinh tế Trung Quốc nhưng không làm được, trong khi đó thì tư bản Mỹ và người tiêu thụ Mỹ tỏ dấu bất bình, không muốn có chiến tranh thương mại. Kinh tế Mỹ đang tốt nên nó cho phép đội hình Trump leo thang chiến tranh. Những tác động của chiến tranh thương mại vào quần chúng có lẽ tới năm 2019 mới xảy ra (2).

Các nước trong quỹ đạo BRI như Mã Lai nay bắt đầu xét lại việc vay nợ và việc ráp nối vào bức tranh kinh tế Trung Quốc.

bri4

Trung Quốc là khách hàng buôn bán lớn nhất của Malaysia

Sau khi Liên Minh Hy Vọng (Pakatan Harapan) của ông Mahathir Mohamad thắng cử, Thủ tướng Mã Lai công du Trung Quốc đầu tiên trong chuyến đi kéo dài 5 ngày. Vào ngày 21/8/2018, ngày cuối cùng của chuyến đi, ông tuyên bố tại Bắc Kinh rằng Mã Lai hủy bỏ hai dự án do Trung Quốc tài trợ, trị giá 22,5 tỷ đôla, trong đó có 20 tỷ đôla đường sắt cao tốc chạy từ đông nam Thái Lan dọc theo bờ biển phía đông rồi nối Kuala Lumpur (ECRL hay East Coast Rail Link), và dự án về hai đường ống dẫn khí đốt tự nhiên (TSGP-Trans-Sabah Gas Pipeline) trị giá 2,5 tỷ đôla, một ở bang Sabah trên đảo Borneo và một từ Malacca đến bang Kedah ở mạng bắc. 

Trong cuộc phỏng vấn giữa tháng 8/2018 với báo New York Times, ông Mahathir nói chứng cớ cho thấy ECRL có thể được xây bởi công ty Mã Lai chỉ bằng nửa giá so với công ty China Communications Construction của Trung Quốc (3).

Ông cho biết Mã Lai hiện tại không cần các dự án này và Mã Lai không trả nợ nỗi. Nợ quốc gia của Mã Lai hiện nay là 250 tỷ đôla.

Trước đó một ngày, ông Mahathir cho biết trong một cuộc họp báo chung với Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường rằng ông "không muốn nhìn thấy sự xuất hiện của chủ nghĩa thực dân mới" và (Mã Lai) "trao đổi với các cường quốc phải là thương mại công bằng" v.v.. Ông nói "chủ nghĩa thực dân mới được hình thành là bởi vì những nước nghèo không thể cạnh tranh được với những nước giàu trong thương mại công bình, mở cửa và tự do".

bri5

Vị trí diễn ra các dự án đầu tư của Trung Quốc tại Malaysia trong chiếnn lược Vành Đai Con Đường. Đồ họa : NYT

Bộ trưởng tài chánh Mã Lai hôm tháng 7/2018 nói rằng trị giá của hai ống dẫn khí đốt là 9,4 tỷ USD quan tệ thì Mã Lai đã trả 88% rồi, nhưng nhà thầu Trung Quốc chỉ mới làm có 13%.

Ông Mahathir nói rằng "do Mã Lai truớc đây đã ngu si trong việc thương thảo, cho nên nếu phải trả tiền phạt bồi thường thiệt hại thì đành phải chịu thôi để thoát ra".

Mã Lai là quốc gia đầu tiên tham gia vào sáng kiến "Vành Đai Con Đường" của Trung Quốc, và bây giờ cũng là quốc gia đầu tiên tuyên bố rút khỏi dự án lớn này. 

Việc Mã Lai rút sẽ làm suy yếu đến cái được gọi là "chiến lược thế kỷ" BRI của Trung Quốc. Chính quyền Mã Lai dưới thời thủ tướng Najib Razak trước đây có quan hệ nồng ấm với Trung Quốc và Trung Quốc đầu tư rất lớn, xem Mã Lai là một mãnh của BRI. Nhưng dư luận chỉ trích là thiếu minh bạch và các điều khoản của thoả thuận, như lãi suất, rất bất lợi cho Mã Lai. Qua vụ tham nhũng hàng nhiều tỷ đôla quỹ 1MDB mà nguồn tiền là từ Trung Quốc đi vòng vo qua Trung Đông (Saudi Arabia), người ta nghi ngờ động lực thực sự của ông Najib khi tham gia BRI (4).

Tuy hủy bỏ hai dự án có liên quan đến BRI, nhưng ông Mahathir vẫn tiếp nhận những đầu tư nước ngoài, ông không muốn đối đầu với Trung Quốc mà chỉ muốn những dự án kinh tế được công bằng hơn, và bất đồng về BRI không làm thiệt hại các quan hệ tích cực với Trung Quốc. Ông muốn Mã Lai tuy là nước nhỏ, bị lệ thuộc tài chánh với Trung Quốc, nhưng vẫn giữ được vị thế và khả năng quyết định cái gì tốt nhất cho Mã Lai, chứ không riu ríu chiều theo những gì Trung Quốc muốn (5).

Quyết định của ông Mahathir là một cái tát mạnh vào mặt ông Tập Cận Bình, vì ông Tập coi BRI là Trung Quốc Mộng, mở ra một thời đại mới mà Trung Quốc sẽ lãnh đạo thế giới. Nó làm thất bại đường lối ngoại giao kinh tế của ông. Với BRI, Trung Quốc muốn vượt qua mặt phương tây (Mỹ) và cùng lúc quốc tế hóa các công ty Trung Quốc.

Nhưng BRI gây tai hại cho các nước nhỏ trong những vấn đề như phải gánh nợ quá khả năng chi trả, các dự án hạ tầng to lớn nhưng không đủ người dùng, ô nhiễm môi trường, xáo trộn xã hội, tham nhũng..., và nó dễ đi với các chính quyền nhu nhược. Theo báo cáo của Bộ Quốc Phòng Mỹ giữa tháng 8/2018, Trung Quốc dùng BRI để tạo lợi thế chiến lược, kiểm soát các nước đang phát triển (6).

Về địa chính trị, Mã Lai là món quà của đế quốc vì nằm ở vị thế bản lề nối liền Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương nhưng là nước nhỏ nên dễ chinh phục. Mã Lai có diện tích khoảng 330.000 km2, bằng y chang diện tích Việt Nam, nhưng dân số chỉ bằng 1/3 Việt Nam (31 triệu) và tổng sản lượng GDP 315 tỷ đôla năm 2017, trong khi Việt Nam chỉ có 220 tỷ đôla, nên lợi tức đầu người của Mã Lai là 29.000 đôla so với Việt Nam là 6.900 đôla. Trong quá khứ Bồ Đào Nha, Hòa Lan, Anh Quốc đã chen nhau đến đây, rồi đến Mỹ, và bây giờ là Trung Quốc.

May mắn cho Mã Lai là khi nước Anh trả độc lập, trước đó họ dọn dẹp sạch sẽ phiến quân cộng sản rồi mới trao lại, không như nước Pháp tham lam ở lại Việt Nam và bắt tay thông đồng với cộng sản để tiêu diệt các đảng phái quốc gia. Và may mắn hơn nữa là ông Mahathir, từng làm thủ tướng Mã Lai từ 1981 đến 2003 đã cứng rắn giữ vững độc lập cho Mã Lai không để lệ thuộc Mỹ và các quốc gia phương tây, bây giờ ông coi Trung Quốc là bá quyền muốn khống chế kinh tế các nước nhỏ như Mã Lai (và Việt Nam ?). Ông ta luôn lo ngại các cường quốc, truớc đây là Mỹ và bây giờ là Trung Quốc.

Tiếc cho Việt Nam bị Đảng cộng sản Việt Nam cai trị với chủ trương nắm quyền bằng mọi giá, để được vậy họ tựa lưng vào Đảng cộng sản Trung Quốc, và cái giá phải trả là sự khiếp nhược yếu hèn trước BRI và sự xâm lăng mềm của Trung Quốc như hiện nay.

Lê Minh Nguyên

27/08/2018

(1) http://bit.ly/2NkQ7uo

(2) https://bloom.bg/2BRXdVP

(3) https://nyti.ms/2wgNlja

(4) http://bit.ly/2NnMJPo

(5) http://bit.ly/2BU7ot6

(6) https://wapo.st/2Nrxt3N

Published in Diễn đàn

Xây dựng quốc gia dân tộc (Nation-State Building) để Việt Nam trở thành cường quốc cần có bước khởi đầu là Cách mạng Dân chủ, bởi vì Diễn biến Hòa bình và Tự Diễn biến không thể thực hiện được, và hai cách này cũng không thể thay đổi được bản chất độc tài độc đảng của chế độ cộng sản Việt Nam hiện nay, nó có thể lâu vô tận, và nó có thể làm cho vi trùng cộng sản quen thuốc để biến hóa thành một dạng độc tài ngúy hiểm khác.

dantoc1

Những tiêu biểu của Quốc gia Dân tộc Việt Nam : mái cung điện cổ xưa đều có những mái chìa cong ở góc

Đảng cộng sản Việt Nam không có khả năng xây dựng Quốc gia Dân tộc do bởi :

(1) họ dựa vào công nhân và nông dân làm bạo lực cách mạng để cướp chính qúyền nên khả năng tàn phá thì không ai bằng còn kiến thức xây dựng Quốc gia Dân tộc thì không bằng ai ;

(2) họ cương qúyết không bỏ Mác-Lê, trong khi Mác-Lê là lý thúyết quốc tế chủ trương xóa bỏ biên cương quốc gia, phục vụ nghĩa vụ quốc tế, như thơ Tố Hữu diễn tả

"Bên ni biên giới là  mình

Bên kia biên giới cũng tình quê hương"

hay như bài hát

"Việt Nam Trung-Hoa,

Núi liền núi, sông liền sông,

Chung một biển Đông, mối tình hữu nghị sớm như rạng đông. 

Bên sông tắm cùng một dòng..."

nên việc nắm qúyền bằng mọi giá mới là mục tiêu tối hậu chứ không phải việc xây dựng Quốc gia Dân tộc.

Quốc gia (state) dân tộc (nation) là ý niệm trừu tượng để chúyên chở những gì không trừu tượng như các sắc dân, lãnh thổ, chính qúyền, văn hoá... Liên Hiệp Quốc định nghĩa Quốc gia Dân tộc là nơi đa số dân chúng có ý thức mạnh về cái căn cước chung của mình và chia sẻ chung một nền văn hóa. Nhà nghiên cứu chính trị Ngúyễn Gia Kiễng cho rằng nó vẫn còn chưa đủ để gắn bó mà cần có thêm một yếu tố nữa là cùng cam kết cho một vận mệnh tương lai chung, như nguời Do Thái hay nguời Nhựt chẳng hạn, nghĩa là không nhảy bỏ thúyền trong bất cứ hoàn cảnh nào (người Nga, nguời Trung Quốc, người Việt Nam... khi giàu thuờng hay bỏ nước ra đi).

Nếu quả địa cầu, nơi cho sự sống của mọi sinh vật, nằm trong Khu Khóa Vàng (Goldilocks) và có các đặc điểm lý tưởng như vừa không quá nhỏ vừa không quá lớn, vừa không quá gần vừa không quá xa (mặt trời), vừa không quá nóng vừa không quá lạnh, thì Quốc gia Dân tộc cũng tương tự như vậy, nó là một mô hình tổ chức xã hội đã được thử thách qua thời gian và được chứng minh là hữu hiệu nhất để dúy trì và phát triển sự sinh tồn. Bởi vì nó không quá lớn ra phạm vi toàn cầu để các thành viên bị lạc lõng, chính qúyền không chăm sóc nỗi, không quá nhỏ trong phạm vi bộ tộc để bản năng xã hội thiếu sức mạnh phát triển sự sinh tồn. Nó không quá cục bộ để cực đoan sắc tộc, không quá thế giới đại đồng để không tưởng và phủ nhận bản năng. Cho nên hợp quần trong phạm vi Quốc gia Dân tộc để tranh đấu vẫn là hợp quần vượt trội nhất trong các dạng hợp quần để dúy trì và phát triển sự sinh tồn của con người.

Ngày nay nhân loại sống trong Thời dại Thông tin (Information Age) mà trúyền thông và vận chúyển đã làm nhỏ lại quả địa cầu, biên cương quốc gia bị hạ thấp hơn, địa cầu trở thành một ngôi làng thế giới. Có người cho rằng đây là cơ hội cho chính qúyền toàn cầu (world state) mà năm 1932, nhà văn Aldous Huxley trong tác phẩm "Brave New World" đã chủ trương. 

Nhưng trong khi kinh tế có khúynh hướng toàn cầu hóa thì chính trị có khúynh hướng đi ngược chiều theo phong trào dân túy (populism), và hai yếu tố luôn gây chia rẽ là tôn giáo và chủng tộc lại có môi trường thuận tiện để bùng phát mạnh lên (Kosovo, Trung Đông, Miến Điện...). Ngoài ra, các thực thể không Quốc gia Dân tộc (non-state actors) lại có cơ hội xuất hiện như nấm mọc sau cơn mưa. Cho nên dù chúng ta ở trong thời đại mới thì mô hình hợp quần Quốc gia Dân tộc vẫn là mô hình thích hợp nhất cho tranh đấu sinh tồn.

Bản năng sinh tồn là sự tương tác của ba bản năng vị kỷ, tình dục và xã hội trong từng hoàn cảnh của môi trường mà sinh vật phải sống ở trong đó. Trong môi trường nghèo đói thì bản năng vị kỷ sẽ vượt trội và biến con người thành ích kỷ, trong môi trường sung túc thì bản năng vị kỷ sẽ tương tác với bản năng xã hội để biến con người thành vị tha. 

Cá nhân là sinh vật, tổ chức là sinh vật, gia đình là sinh vật, Quốc gia Dân tộc là sinh vật. Với gia đình thì sự tương tác giữa ba bản năng đi theo thứ tự Tình dục để trúyền tử lưu tôn, Vị Kỷ để nuôi dưỡng con cái và Xã Hội để có được sự hài hòa trong cuộc sống. Nhưng với Quốc gia Dân tộc thì sự tương tác lại đi theo thứ tự Xã Hội để Quốc gia Dân tộc tạo được sức mạnh trong sự cạnh tranh, Vị Kỷ để làm giàu cho đất nước mình, và Tình dục để dúy trì dân số (Nga là Quốc gia Dân tộc đang súy tàn vì dân số càng ngày càng súy giãm).

dantoc0

Những cộng đồng dân tộc đã góp công xây dựng Quốc gia Dân tộc Việt Nam từ hơn 4.000 năm qua

Vì Quốc gia Dân tộc là sinh vật cho nên nó cần được nuôi dưỡng, bảo vệ và phát triển. Bất cứ một sinh vật nào, muốn phát triển thì cần phải được nuôi dưỡng và xây dựng đúng cách, muốn đúng cách thì phải có kiến thức tốt về sinh vật đó, từ sự vận hành cho đến khả năng biến cải với môi trường chung quanh. THĂNG BẰNG là yếu tố qúyết định trong sự phát triển lành mạnh của sinh vật. Nếu muốn chiến thắng bằng mọi giá trong cuộc chiến tranh húynh đệ tương tàn, thì cái giá phải trả là nhiều triệu sinh linh phải hy sinh và đất nước bị tàn phá. Nếu muốn nắm qúyền bằng mọi giá thì cái giá phải trả là "một thời kỳ Bắc thuộc rất ngúy hiểm đã bắt đầu!" như cựu bộ trưởng ngoại giao cộng sản Việt Nam Ngúyễn Cơ Thạch đã nhận định.

Người phương tây có những kinh nghiệm và kiến thức hữu ích trong việc xây dựng Quốc gia Dân tộc. Các nước đông phương nào biết sử dụng các kiến thức này để kiến quốc như Nhật, Hàn, Đài Loan, Singapore đều thành công. Họ tập chơi cái game của người phương tây để đánh bại phương tây trên chính cái game mà phuơng tây bày ra.

Việt Nam có lợi thế là có khoảng 4 triệu người sống ở các quốc gia phương tây, các cộng đồng sắc tộc (diasporas) này là kho tàng để xây dựng Quốc gia Dân tộc. Họ sống trong các đô thị đa sắc màu (cosmopolitans) có kiến thức khoa học kỹ thuật, có kinh nghiệm thương mãi cạnh tranh trong kinh tế thuần túy thị trường, có tham gia chính trị chính dòng, và có lòng giúp đỡ để xây dựng Quốc gia Dân tộc.

Để làm được việc người dân bên trong và bên ngoài cùng nhau hợp lực để xây dựng Quốc gia Dân tộc, điều cần làm trước tiên là một cuộc cách mạng dân chủ ở Việt Nam. Để cách mạng xảy ra thì thanh gươm và lá chắn (công an và quân đội) phải là của Quốc gia Dân tộc chứ không phải là của Đảng cộng sản Việt Nam.

Lê Minh Ngúyên

(03/07/2018)

Published in Diễn đàn

Cách mạng không phải tự nhiên mà đến, nó là một tiến trình tích luỹ lâu dài những phẩn nộ của nhân dân. Khi những phẩn nộ bị dồn nén đến mức tức nước vỡ bờ thì một sự kiện nhỏ nào đó cũng có thể châm ngòi, mà ít ai ngờ nó có tác động to lớn đến mức thay đổi một thể chế chính trị của quốc gia.

printemps1

Cuộc nổi dậy Mùa xuân ả rập

Cuộc cách mạng ở Tunisia vào tháng Giêng 2011 bắt nguồn từ một chàng trai nhà nghèo 26 tuổi bán rau dạo Mohamed Bouazizi, tự thiêu ở một tỉnh nhỏ cách thủ đô Tunis 300 cây số, để phản đối việc nhân viên chính quyền tịch thu rau của anh.

Có nhiều người lo lắng làm sao có được một sự kiện châm ngòi để cách mạng xảy ra. Đây là một sự lo lắng tuy chính đáng nhưng không phải là hết sức khó khăn. Bởi vì khi xã hội đã sẵn sàng cho một cuộc cách mạng thì biến cố nhỏ nào cũng có thể là ngòi. Nó có thể đến từ phản đối BOT thu tiền mãi lộ, hay bán nước cho Trung Quốc qua nhường vùng biển chủ quyền hay cho thuê các vùng địa chiến lược 99 năm, hay vặt lông vịt với thuế môi trường và chất chồng các thứ thuế khác.

Việt Nam đang bước vào giai đoạn bình minh của cách mạng dân chủ. Tuy chưa tới đúng ngọ để cách mạng xảy ra nhưng nó đang đi dần đến lúc mặt trời đứng bóng. 

Ta khẳng định cách mạng đang ở thời kỳ bình minh bởi vì những tiền đề của nó đang thi nhau xuất hiện ra. 

Lòng dân bất mãn càng ngày càng cao, từ hạ tầng đường xá lục lội mỗi khi mưa, sưu thuế phí giá đã cao lại càng cao hơn, ngư dân bị đâm tàu không ai bảo vệ, chủ quyền Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc sắp bị mất ít nhất một thế kỷ, môi trường bị hủy hoại, không khí bị ô nhiễm, thực phẩm độc hại, tương lai các thế hệ con em bị gánh nợ khổng lồ do tham nhũng của các quan chức ngày hôm nay.

Trong khi đó thì chế độ đầy lỗi hệ thống nhưng không ai dám đụng vào để sửa nó lại bởi vì đụng vào Mác-Lê là một điều cấm kỵ, thượng tầng lãnh đạo đang chia rẽ đến độ không thể nào hàn gắn được, tham nhũng và tẩu tán tài sản quốc gia ra khỏi Việt Nam, khiếp nhược trước chính sách diệt chủng và xâm lược mềm của Trung Quốc...

Cách mạng xảy ra khi nhân dân không còn chấp nhận cái trật tự đầy bất công, áp bức, bóc lột của giai cấp cai trị và muốn phá tung xiềng xích để thoát ra. Đồng thời giai cấp lãnh đạo bị phân hóa đến độ đánh nhau mà không cần lo giữ nữa cái chế độ mà chính họ biết rõ nó đã lỗi thời, đầy lỗ hổng, không thể sửa được mà chỉ có thể thay thế bằng một hệ thống mới.

Việc đốt lò của ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng là một tiền đề của cách mạng dân chủ. Trên danh nghĩa chống tham nhũng, ông đã dùng nó như một chiêu bài để tiêu diệt đối thủ, giựt lại miếng bánh ngon mà phe các ông Nguyễn Tấn Dũng, Trần Đại Quang đã ăn hơn một thập niên qua để chia lại cho các nhóm lợi ích mà ông chống lưng như Vingroup của Phạm Nhật Vượng, Mường Thanh của Lê Thanh Thản, FLC của Trịnh Văn Quyết...

Trong tiến trình đốt lò này ông đã vô hình chung phá nát hệ thống bảo vệ đảng, đó là giai cấp quý tộc hưởng đầy đủ đặc quyền đặc lợi, giai cấp mà pháp luật thông thuờng không được đụng đến, không được còng tay ra toà, mà phải xử bằng điều lệ đảng khi bị kỹ luật. Giai cấp này với khoảng 200 ủy viên trung ương chính thức và dự khuyết. Còng tay ủy viên trung ương Đinh La Thăng là vi phạm điều cấm kỵ của đảng, làm hư hệ thống bảo vệ đảng vì giờ đây ai cũng đều có thể là củi cả.

Ông Trọng thú nhận (vnexpress 10/4/2018) rằng tuy đốt lò nhưng chỉ để giựt bánh chứ chưa thể làm gì được với "tự diễn biến, tự chuyển hóa về tư tưởng chính trị", việc đảng viên không còn trung thành với đảng, không còn kiên định với chế độ, đó mới là mối nguy thực sự. Giải pháp đưa ra là dán thuốc Salonpas bằng cách : Bộ Chính trị ký quy định 01, cho phép kể từ ngày 29/5/2018 Ủy ban Kiểm tra trung ương sẽ có quyền đề nghị không cho phép đảng viên xuất cảnh nếu có dấu hiệu tham nhũng và bỏ trốn (VOA 31/5/2018), tức vẫn loay quay ở lãnh vực ngọn của vấn đề.

Trung Quốc càng ngày càng siết chặt vòng vây, chiếm đất chiếm biển và diệt chủng dân tộc Việt Nam, được dễ dàng vì sự bất lực và chiều lòn của Đảng cộng sản Việt Nam để có chổ dựa nắm quyền. Sông Mekong Trung Quốc xây đập một cách vô tội vạ ở Trung Quốc, Lào và Cam Bốt, biến nó thành một dòng sông chết cho Việt Nam ở hạ nguồn vì phù sa, cá, nước sẽ không còn, nước mặn từ biển tràn vào, sự sinh tồn của hàng chục triệu dân Việt sống nhờ dòng sông này đang bị đe dọa trầm trọng. Đây là một tiền đề của sự vùng lên. 

Đường Lưỡi Bò bây giờ Trung Quốc nối liền không còn đứt đoạn sẽ bao gồm 67 lô dầu khí của Việt Nam, trong đó có 4 lô đang cho ra sản phẩm và những lô còn lại đang ở các giai đoạn thăm dò và khai thác khác nhau (RFA 25/5/2018). Việt Nam mất trên 40% biển trong vùng đặc quyền kinh tế, các mỏ do công ty Repsol khai thác (136.3, Cá Rồng Đỏ) đã hoàn toàn đậy nắp, mỏ Cá Voi Xanh nằm gần bờ cũng chưa chắc Trung Quốc để yên. Ngư dân luôn bị Trung Quốc đâm chìm tàu mà mới đây, ngày 24/5/2018 tàu đánh cá của ngư dân đảo Lý Sơn bị tàu tuần tra của Trung Quốc đâm chìm ở khu vực biển Hoàng Sa.

Đã vậy, ngày 2/8/2017 thủ tướng cộng sản Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu Bộ Kế hoạch và đầu tư dự thảo Luật đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt (đặc khu Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc) theo hướng tăng thời hạn cho thuê đất đến 99 năm (dantri 3/8/2017) và các nghị gật trong Quốc hội cộng sản Việt Nam bênh vực để thông qua mà nhiều nhà quan sát lo ngại sẽ dẫn đến nguy cơ Vân Đồn, một đảo của Việt Nam gần Trung Quốc, bị biến thành một Crimea thứ hai (VOA 28/5/2018).

Thiểu não hơn nữa là bộ trưởng quốc phòng Ngô Xuân Lịch phát biểu tại Quốc hội hôm 22/5/2018 rằng "tình hình vùng biển diễn biến ngày một khó lường". Trong khi đại chiến lược tiến nam của Trung Quốc có từ thời Mao Trạch Đông, ông Lịch là bộ trưởng quốc phòng mà nói như không biết an ninh Việt Nam đang bị đe dọa thì thật là bất hạnh cho đất nước. Thứ nữa, ông thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa, phó chủ nhiệm Tổng Cục Chính Trị phát biểu hôm 25/5/2018 ở Quốc hội, mà nghe qua cứ ngỡ ông là tướng Tàu : Việt Nam giữ được ổn định trên biển, chủ quyền được giữ vững và quan trọng nhất tạo được hòa bình để phát triển kinh tế (sputniknews 25/5/2018). Các tướng của một chế độ hèn với giặc là tiền đề cho cách mạng dân chủ.

Với chủ trương "thu thuế như vặt một con vịt, vặt làm sao được càng nhiều lông càng tốt" (dantri 22/6/2017), giờ đây chính quyền cộng sản Việt Nam bắt tay với các nhóm lợi ích để hút máu nhân dân. Cuối tháng 5/2018 Bộ Giao thông và vận tải có văn bản biến trạm thu phí thành trạm thu giá để có thể tùy tiện ấn định số tiền mãi lộ, bắt "chuyển đổi cơ chế quản lý dịch vụ sử dụng đường bộ các dự án đầu tư xây dựng đường bộ để kinh doanh từ cơ chế quản lý phí sang cơ chế quản lý giá" (laodong 29/5/2018). Coi dân như hạt đậu để vắt cho khô xác lấy dầu là một tiền đề cho cách mạng dân chủ.

Thanh gươm (công an) và lá chắn (quân đội) là của đất nước chứ không phải của Đảng cộng sản Việt Nam. Đảng cộng sản Việt Nam đã đánh cắp hai định chế này từ cấu trúc của quốc gia. Một ngày nào đó, như đã xảy ra ở Tunisia, Ai Cập, Ukraine, Armenia mới đây..., khi hai định chế này đứng thờ ơ hay quay về bảo vệ dân, khi quần chúng xuống đường bỏ phiếu bằng chân, thì giai cấp quý tộc của Đảng cũng như các đảng viên cuồng Mác-Lê của Đảng cộng sản Việt Nam chỉ còn là những anh chàng mơ mộng cho một thời bạo lực đã qua và ngày ấy ắt hẳn không xa.

Lê Minh Nguyên

(31/05/2018)

Published in Diễn đàn
samedi, 28 avril 2018 06:41

Cuộc nổi dậy ở Armenia

Armenia thường hãnh diện là nước đầu tiên chính thức theo Thiên Chúa Giáo vào đầu thế kỷ thứ tư. Trong lịch sử, dù đôi khi được độc lập nhưng thường bị cuốn hút vào các đế quốc như La Mã, Byzantine, Arab, Persian và Ottoman.

armenie1

Biểu tình ở Armenia 22/04/2018

Trong Thế Chiến I, phía tây của Armenia bị đế quốc Ottoman cưỡng bức tái định cư để chiếm đất và áp dụng các chính sách diệt chủng, đưa đến khoảng một triệu người bị giết chết.

Đế quốc Ottoman nhượng phía đông của Armenia cho Nga năn 1828, phần đất này tuyên bố độc lập năm 1918, nhưng bị Hồng Quân Liên Xô chiếm năm 1920.

Các lãnh tụ Armenia lúc nào cũng bận tâm về sự tranh chp vùng Nagorno-Karabakh với nước Azerbaijan, nơi có nhiều dân Armenia cư trú, vùng này Liên Xô giao cho Soviet Azerbaijan trong những năm 1920s. Armenia và Azerbaijan bắt đầu đánh nhau vì tranh giành vùng này năm 1988 và gia tăng cường độ khi cả hai tuyên xưng độc lập sau khi từ bỏ Liên Xô năm 1991.

Tháng 5/1994, khi cuộc ngưng bắn ba bên giữa Armenia, Azerbaijan và vùng Nagorno-Karabakh diễn ra thì các lực lượng vũ trang sắc tộc Armenia đã chiếm được chng nhng vùng Nagorno-Karabakh mà còn cả thêm 7 vùng lãnh thổ chung quanh - khoảng 14% lãnh thổ Azerbaijan.

Kinh tế của hai bên đều bị tổn hại, và không đạt được tiến bộ nào để giải quyết tranh chấp trong hòa bình.

Vào năm 1993 Thổ Nhĩ Kỳ đóng cửa biên giới chung với Armenia để hổ trợ cho Azerbaijan, làm tăng thêm thiệt hại cho sự phát triển kinh tế của Armenia.

Năm 2009, các lãnh tụ cao cấp của Armenia theo đuổi chính sách nối lại tình hữu nghị với Thổ Nhĩ Kỳ với mong muốn mở cửa biên giới, nhưng chính quyền Thổ vẫn chưa phhe chuẩn thuận Các Thể Thức (Protocols) để bình thường quan hệ hai nước.

Tháng 1/2015, Armenia tham gia cùng với Nga, Belarus, và Kazakhstan làm thành viên của tổ chức Kinh Tế Á-Âu Thống Nhất (Eurasian Economic Union).

armenie2

Bản đồ quốc gia Armenia

Armenia là một quốc gia nhỏ bé ở vùng tây-nam Châu Á, với Thổ phía tây và Azerbaijan phía đông. Về địa chính trị, Armenia tự coi mình là một phần của Châu Âu. Tuy nhiên, Armenia có thể được coi là thuc Châu Âu, hoặc thuộc Trung Đông, hoặc thuộc cả hai.

Armenia chỉ rộng 29,743 cây số vuông, nhỏ hơn tiểu bang Maryland của Mỹ, tổng sản lượng quốc gia năm 2017 chỉ có 11 tỷ đôla, và dân số chỉ có 3 triệu người (1).

Năm 2017 Armenia thay đổi hiến pháp để từ chế độ tổng thống bán phần (có thủ tướng) sang chế độ đại nghị.

Dân Armenia bắt đầu biểu tình ngày 13/4/1018 dưới nhiều dạng thức ôn hòa như xuống đường, bất tuân dân sự, tọa kháng, sinh viên phản đối, vận động trên mạng, tẩy chay thương mại. Cuộc biểu tình kéo dài đã trên hai tuần tính đến ngày 28/4, đòi chống tham nhũng và buộc đảng Cộng hòa Armenia phải nhượng quyền lực.

Các cuộc biểu tình xảy ra ở ít nhất 11 tỉnh thành ở Armenia với khoảng 115.000 người tham dự ở thủ đô Yerevan hôm 22/4, và nhiều nơi ngoài Armenia như Glendale ở California với 5.000 người, Moscow, Marseille, Toronto, Montreal, Vancouver.

Những người biểu tình vỗ tay, huýt sáo, đánh trống, gõ nồi và bấm còi xe hơi để ủng hộ dân biểu đối lập Nikol Pashinyan, 42 tuổi. Cảnh sát Armenia thì thờ ơ đứng nhìn mà không can thiệp (2).

armenie3

Dân biểu đối lập Nikol Pashinyan (giữa) trong một cuộc xuống đuờng - Ảnh news.1tv.am

Cuộc biểu tình được vận động bởi ông Pashinyan thuộc đảng đối lập Khế Ước Dân Sự (Civil Contract party) đòi hỏi thủ tướng đầy quyền lực và cầm quyền liên tục 3 nhiệm kỳ Serzh Sargsyan thuộc đảng Cộng Hòa (Republican Party) từ chức (hai nhiệm kỳ 5-năm với tư cách tổng thống và nhiệm kỳ thủ tướng bắt đầu hôm 17/4).

Ngày 23/4 ông thủ tướng Sargsyan nhượng bộ và rút lui. Ngày 25/4 đảng Cộng Hòa bị loại ra khỏi liên minh cm quyền ARF-Dashnaktsutyun. Ngày 28/4 liên minh cm quyền ARF-Dashnaktsutyun ủng hộ đảng Khế Ước Dân Sự.

Đầu tiên người biểu tình đòi hỏi sự từ chức của ông Sargsyan, sau đó họ đòi bầu lại quốc hội, kế đến đòi loại đảng Cộng Hòa ra khỏi liên minh cm quyền, sau đó nữa là đòi bổ nhiệm ông Pashiniyan làm thủ tướng lâm thời để tổ chức bầu cử lại quốc hội. Việc bầu tân thủ tướng sẽ diễn ra ngày 1/5 ở quốc hội 105 ghế mà trong đó đảng Cộng Hòa chiếm 58 ghế. Quốc hội này được bầu cách nay một năm.

Ông Pashinyan gọi đây là một cuộc cách mạng nhung vì ôn hòa và chỉ có 46 người bị thương (3).

Sau khi Liên Xô sụp đổ, người dân Armenia xem nước họ là một hãnh diện của mô hình dân chủ hoá, nhưng sự trì trệ do chế độ quả đầu mọc rễ (oligarchy - quyền lực và tài sản quc gia tập trung vào trong tay một nhóm nhỏ) đã m cho họ thất vọng.

Những sự phản đối nhỏ và có chiều sâu đã thường xảy ra trong những năm qua với sự tích cực tham dự của giới trẻ.

Nga lo ngại "cách mạng màu" đã xảy ra ở Ukraine, Georgia cùng nhiều nơi khác mà bây giờ là Armenia sẽ lan vào Nga đe dọa chế độ của ông Putin (4). Nga có hai căn cứ quân sự ở Armenia và có c quan hkinh tế.

Tổng thống Nga Putin điện đàm với tổng thống Armen Sarkissian (theo hiến pháp mới 2017 không có thực quyền) của Armenia hôm 25/4, kêu gọi các bên "kềm chế, trách nhiệm" và giải quyết vấn đề qua "đối thoại xây dựng và tuyệt đối trong khuôn khổ của Hiến pháp". Theo một số phân tích gia, câu cuối này của ông Putin là một cảnh cáo rằng cách mạng dân khởi nằm ngoài khuôn khổ của quốc hội hay hiến pháp, sẽ không được Moscow chấp nhận (5).

Chấp nhn hay không thì yếu tố bên ngoài không phải là yếu tố quyết định, trkhi Nga trắng trợn dùng vũ lực để xâm lăng. Hai yếu tố quyết định là lòng dân đã chán ngấy chế độ và đầu não ca chế độ đã mục rữa, nghĩa là thanh gươm lá chắn công an và quân đội thờ ơ đứng nhìn không can thiệp hay can thiệp để bảo vệ cuộc biểu tình thay vì đàn áp.

Đảng cộng sản Việt Nam sau hơn 70 năm cai trị đất nước đã mọc rễ chế độ quả đầu, gia tộc hóa chính quyền, tập trung tài sản quc gia vào trong tay của một thiểu số người. Tệ hơn nữa, họ còn đi xa hơn chế độ quả đầu để trở thành chế độ đạo tặc (kleptocracy). Tàn phá Sơn Trà, khai thác Lý Sơn mà FLC đang chiếm đảo là hai thí dụ điển hình.

Một đất nước nhỏ bé như Armenia có thể làm cách mạng dân chủ được thì ở Việt Nam tại sao không ?

Lê Minh Nguyên

28/04/2018

1. http://bit.ly/2w42iaT

2. https://bbc.in/2HSuIcz

3. http://bit.ly/2vWUhnW

4. https://cnn.it/2HTFgIe

5. http://bit.ly/2I0bUI8

Published in Diễn đàn

Vấn đề của Việt Nam hiện nay là vấn đề thay đổi hệ thống chính trị, nó không phải là vấn đề hoài cổ hay nhằm vào việc trả thù. Dân tộc Việt Nam cần đoàn kết để giữ gìn độc lập và bảo vệ chủ quyền đất nước.  

vong1

Đảng cộng sản Việt Nam không thể tiếp tục chà đạp mãi lên nguyện vọng và ước vọng của người dân - Ảnh minh họa

Để làm được điều này thì cái môi trường xúc tác cho sự đoàn kết để tạo nội lực cần phải sẵn sàng, tức là một hệ thống chính trị đương đại thích hợp, dung thứ được những bất đồng để cùng nhau bảo vệ sự sinh tồn của quốc gia dân tộc. 

Trong tất cả các hệ thống chính trị đã lưu hành thì hệ thống dân chủ pháp trị đã chứng tỏ được khả năng đoàn kết dân tộc, xây dựng nội lực và tạo ổn định chính trị thực sự.

Một chính quyền sợ dân thì không phải là một chính quyền ổn định, chính quyền là bạn dân mới mà chính quyền ổn định. Chính quyền do dân chọn ra và nếu người dân không thích thì người dân có khả năng thay đổi được mới là chính quyền ổn định. 

Dân chủ như người biết bơi, độc tài như người đứng trên bờ và sợ nước. Nếu đứng mãi trên bờ thì không bao giờ bơi được và cứ cho rằng xuống nước sẽ bị sặc nước, bị chết chìm, dân chủ chỉ gây hổn loạn và sụp đổ chính trị thì chỉ có được độc tài.

Thực tế là khi tập bơi, ban đầu người ta có thể bị sặc nước, tức có vài bất ổn nhỏ vì thiếu kinh nghiệm và chưa quen, nhưng đó chỉ là chướng ngại giai đoạn và dễ vượt qua được, như Đài Loan, Nam Hàn, Nam Dương... đã kinh qua. Nhưng khi đã biết bơi rồi thì như kình ngư trên biển cả, vừa ổn định chính trị với chính quyền là bạn dân, vừa mạnh mẽ phát triển được đất nước.

Đảng cộng sản Việt Nam biết rõ đại vấn nạn của họ là hệ thống chính trị lỗi thời, đầy lỗi hệ thống, do kiến trúc ban đầu chủ ý sao cho thật là cứng ngắc, không cho phép sửa đổi để nhằm bảo vệ cái gene độc tài độc đảng, cho nên họ thật sự lúng túng khi môi trường sống của nhân loại đã đổi thay, hệ thống lỗi thời này chỉ có thể tiếp tục ù lì để chờ ngày sụp đổ, không thể biến cải qua dân chủ được.

Hệ thống sai, tức vấn đề của mọi vấn đề, nguyên nhân của mọi nguyên nhân thì lãnh đạo Đảng cộng sản Việt Nam không dám đụng đến, coi đó là taboo/cấm kỵ. Để tránh né việc đương đầu với lỗi hệ thống, họ phùng xoè bằng việc chống tham nhũng mà thực chất là thanh toán phe phái và ngăn chận hiện tượng tự diễn biến tự chuyển hóa từ bên trong và từ bên trên của các đảng viên.

Vấn đề hệ thống là vấn đề nền tảng của độc tài hay dân chủ, nhưng lại là vấn đề ít được quan tâm. Do bản năng xã hội của luật sinh tồn dẫn dắt, nguời ta thường quan tâm đến quan hệ con người và sự giao thiệp người-người bên trong hệ thống mà ít khi để ý đến cái tai hại của một hệ thống sai lầm đang nhốt họ bên trong. Người ta dễ nhìn ra ông Nguyễn Tấn Dũng tham nhũng nhưng khó nhìn ra hệ thống độc tài độc đảng là sai. Khi hệ thống đã sai thì người tốt muốn tồn tại phải hành xử như người xấu để thích ứng với hệ thống (ở bầu thì tròn, ở ống thì dài), cho nên nếu không ông Dũng thì ông Phúc, ông Bình, ông Quang... cũng tham nhũng thế thôi!

Ca dao Việt Nam có câu :

Tiếc công vun quén cây tùng

Săm soi trên ngọn, gốc sùng không hay

Câu ca dao này phản ảnh nổ lực "đốt lò" của ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, dù cái lò "đã nóng lên rồi" cũi tươi cũng phải cháy như ông đã nói, nhưng khi ông càng đốt thì đảng Đảng cộng sản Việt Nam càng rã rời, ai cũng lo là không biết khi nào đến phiên mình, vì mối dây đoàn kết bây giờ thuần tuý là quyền lợi và quyền lực, chứ không phải hệ thống giá trị, lý tuởng hay chất keo Mác-Lê gì sấc, cho nên nó tạm thời và hay thay đổi, mai mốt nếu phe mình yếu thì tới phiên mình bị làm củi đốt ra tro. Tham nhũng thì ủy viên nào cũng đều tham nhũng, nên thực chất thì ai cũng đều là củi, hệ thống có đầu vào là người và đầu ra là củi. Hệ thống vận hành theo luật rừng xanh, củi mạnh đẩy củi yếu vào lò. Cái gốc của hệ thống đã bị sùng ăn nhưng ông Trọng thì lo săm soi trên ngọn.

Ngày 10/4/18, ông Trọng chủ trì cuộc họp của Ban bí thư trung ương Đảng. Ông nói dư luận trong Đảng đang dấy lên mối lo ngại rằng chống tham nhũng nếu "không cẩn thận sẽ làm nhụt chí (đảng viên), không ai muốn làm nữa", và ông nói rằng "tư tưởng đó sai... nếu ai thấy cản trở, nhụt chí thì dẹp sang một bên cho người khác làm", có nghĩa là ông tiếp tục đốt lò để loại các đối thủ của ông trong Đảng. Nhưng ngay sau đó ông bày tỏ sự bất lực, than thở về tình trạng "trên nóng dưới lạnh" trên bảo dưới không nghe. Rõ ràng là trong Đảng đang có sự âm thầm liên minh và ngầm chống đối.

Rồi ông Trọng tự thú nhận rằng chống tham nhũng chỉ là cái cớ để nguỵ trang cho cái mối lo sợ thực sự của ông là hiện tượng tự diễn biến trên thượng tầng kiến trúc của Đảng. Ông nói rằng nội hàm tự diễn biến, tự chuyển hóa về tư tưởng chính trị CHƯA ĐƯỢC CHÚ Ý, mà mới nặng về đạo đức lối sống, xử lý các sai phạm kinh tế (tức chống tham nhũng); cái SÂU XA là trung thành tuyệt đối với Đảng, kiên định với chế độ. Điều này có nghĩa là ông Trọng thú nhận đảng viên không còn trung thành với Đảng, không còn kiên định với chế độ, tất cả chỉ là vì nồi cơm, nếu thay đổi hệ thống mà nồi cơm vẫn giữ được thì họ sẵn sàng bỏ chiếc thuyền chìm để nhảy qua thuyền nổi.

Mối ưu tư thực sự của ông Trọng là sự sụp đổ của Đảng, nó xảy ra khi đầu não lãnh đạo rã rời, như con trai ông Lê Duẫn là Tiến sĩ Lê Kiến Thành đã báo động cách nay hơn hai tháng. Ông Trọng biết rõ thượng tầng lãnh đạo đang bị chia rẽ trầm trọng và bị cuốn vào vòng xoáy suy vong. Theo một nguồn tin khả tín từ Hà Nội, chị cho biết ông Trọng lo lắng hiện tượng tự diễn biến đe dóa sụp đổ chế độ hơn cả hiện tượng diễn biến hóa bình của các thế lực thù địch, vì ông dễ bắt dễ nhốt họ hơn các đồng chí tự diễn biến của ông. Những Trần Huỳnh Duy Thức, Hội Anh Em Dân Chủ, Mẹ Nấm, Trần Thị Nga... ông bắt và kết án trên 10 năm dễ hơn là bắt và kết án tương tự với các ủy viên Bộ chính trị, Trung Ương Đảng, hay các cựu quan chức cao cấp, vì bứt dây động rừng dẫn đến sụp đổ.

Việc "đốt lò" của ông đang nhắm vào hai thành phố lớn là Đà Nẵng và Sài Gòn. Ở Đà Nẵng ông dùng đầu dây Vũ Nhôm (Phan Văn Anh Vũ) để triệt hạ Trần Đại Quang, Tô Lâm và khoảng 12 tướng trong Bộ công an. Quang bị ung thư máu, đầu tháng 4/2018 lại đi Nhật trị bệnh, đó là một hình thức rút lui vì lý do sức khỏe. 

Tô Lâm sẽ bị thay thế bởi Bùi Văn Nam, một tướng thứ trưởng công an bảo thủ đáng gờm, trung thành với ông Trọng và có thể trở thành ủy viên Bộ chính trị trong năm nay.

Ngày 18/4, nhà riêng hai cựu Chủ tịch UBND Thành phố Đà Nẵng, ông Trần Văn Minh và ông Văn Hữu Chiến bị khám xét, hai ông này đã bị khởi tố hôm 17/4. Cùng ngày, nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục 5 Bộ công an đã nghỉ hưu, trung tuớng Phan Hữu Tuấn và cán bộ công an Nguyễn Hữu Bách bị bắt tạm giam. Các ông Nguyễn Điểu, Trần Văn Toán, nguyên Giám đốc và Phó giám đốc Sở Tài nguyên môi trường Thành phố Đà Nẵng, và ông Lê Cảnh Dương, Giám đốc Ban xúc tiến và hỗ trợ đầu tư Thành phố Đà Nẵng đã bị truy tố

Ngoài ra trung tướng công an Phan Văn Vĩnh, nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát, và thiếu tuớng công an Nguyễn Thanh Hoá, nguyên cục trưởng Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm công nghệ cao C50 bị bắt vào tháng 3 vì liên quan đến một đường giây đánh bạc.

Ở Sài Gòn, ông Trọng đang triệt hạ phe cánh của cựu bí thư Lê Thanh Hải, phe cánh này trong khoảng 15 năm qua đã cấu kết với bà Trương Mỹ Lan (Vạn Thịnh Phát, liên hệ kinh tài với tình báo Hóa Nam) thao túng bất động sản vùng Sài Gòn. Ông Hải đã từng đẩy hàng trăm gia đình ở Quận 2 thành dân oan, thực hiện qua bàn tay của ông Tất Thành Cang. Em ông Hải là Lê Tấn Hùng, Tổng giám đốc Tổng công ty Nông nghiệp Sài Gòn đã bị kỷ luật. Con ông là Lê Trương Hải Hiếu, Chủ tịch UBND Quận 12 cũng vừa bị kỷ luật hôm 17/4 với lý do lãng xẹt là đã có quan hệ tình cảm với một phụ nữ và có con chung, nhưng chậm báo cáo.

Trong hai ngày 11-12/4, Bộ chính trị Đảng cộng sản Việt Nam có cuộc họp lấy ý kiến về những đề án sẽ trình lên Hội nghị Trung ương 7 diễn ra trong tháng 5 (thay vì tháng 4 như dự trù vì ông Trọng chưa sắp xếp được nhân sự), ba nội dung chính là tập trung xây dựng lực lượng cán bộ các cấp, cải cách chính sách bảo hiểm xã hội, và cải cách chính sách tiền lương. Trong hội nghị này, chỉ dấu là ông Đinh Thế Huynh sẽ chính thức bị loại khỏi Bộ chính trị, ông Trần Đại Quang không tham dự. Theo tin Hà Nội, ông Huynh bị ông Trọng bí mật thu băng cuộc nói chuyện với Đinh La Thăng mà nội dung là ông Thăng hối lộ ông Huynh 500 ngàn đôla để giúp Trịnh Xuân Thanh bỏ trốn, ông Thăng nói với ông Huynh rằng : chuyện này anh Quang (Trần Đại Quang) đã đồng ý rồi và chỉ còn có anh nữa thôi !

Sau Hội nghị trung ương 7 đa phần ông Nguyễn Thiện Nhân sẽ thay ông Quang nắm chức Chủ tịch nước. Ông Nhân ba phải, không có xương sống để thách thức uy quyền ông Trọng cho nên ông Trọng an toàn trong việc ‘de facto’ nhất thể hóa quyền lực Đảng và quyền lực Nhà Nước vào tay ông. Bí thư Sài Gòn sẽ là một trong hai người : Võ Văn Thưởng và Trương Hóa Bình. Ông Bình không mặn mà trong vị trí này vì nó làm ông thấp hơn vị trí hiện tại là Phó thủ tướng thường trực và dễ bị tai tiếng hơn, trong khi ông ăn đã no, trừ khi ông bị ông Trọng ép phải nhận. Cho nên đa phần là ông Võ Văn Thưởng sẽ là Bí thư Sài Gòn.

Vụ ông Út Trọc (Thuợng tá Đinh Ngọc Hệ) Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Thái Sơn, Phó tổng giám đốc đối ngoại của Tổng công ty Thái Sơn thuộc Bộ quốc phòng bị khởi tố là do ông Trọng muốn triệt Thứ trưởng Bộ quốc phòng, Thượng tướng, "Anh Năm" Nguyễn Chí Vịnh, một đồng minh của ông Nguyễn Tấn Dũng. Ông Trọng ưu ái Bộ quốc phòng vì đa số trong bộ này đang là đồng minh của ông ta, nên Bộ quốc phòng không bị xáo trộn như Bộ công an. Đánh Út Trọc để lể cái gai "Anh Năm" Nguyễn Chí Vịnh, chứ Vincom của đại tá Tổng Cục 2 Bộ quốc phòng Phạm Nhật Vượng vẫn mua đất với giá ưu đãi do được ông Trọng chống lưng. Bộ quốc phòng không thể vô can trong vụ đất quân đội ở Căn Cứ 26 Phan Văn Trị, Gò Vấp mà bộ ưu ái chuyển cho các đại gia. Ông Trọng muốn ôm súng lớn để khống chế súng nhỏ của công an.

Bên trong cái hệ thống đầy lỗi của độc tài độc đảng là một sự chằng chịt các gọng kềm kiểm soát chống lật đổ, ví dụ như các tư lệnh quân khu muốn điều binh phải có từ 5 đến 7 chữ ký, tuỳ theo bên trong hay bên ngoài quân khu. Bộ công an bị nghi ngờ, ông Trọng ngồi vào đảng ủy để vô hiệu hóa quyền lực của bộ trưởng Tô Lâm, dùng vụ án Vũ Nhôm để loại đối thủ, cải tổ tuớc bớt quyền hành và đưa người của ông ta lên để nắm bộ này. Dù vậy, khi lòng trung thành của đảng viên không còn nữa thì những sự kiểm soát chống lật đổ sẽ chẳng có giá trị gì.

Trong tiến trình đàn áp hiện tuợng tự diễn biến trong Đảng qua chiêu bài chống tham nhũng, ông Trọng đã tạo ra quá nhiều kẻ thù. Những kẻ thù này đang âm thầm liên kết lại và sẵn sàng nổ tung cho vỡ đảng để thoát cảnh củi lửa đốt lò. Ông càng đốt lò thì vòng xoáy suy vong càng tăng tốc.

Sự sụp đổ của một chế độ đã già cỗi và đang suy tàn đến từ hai yếu tố : lòng dân muốn thoát ra khỏi hệ thống kềm kẹp sưu cao thuế nặng như hiện nay, và thượng tầng lãnh đạo bị chia rẽ không thể nào hàn gắn được như các phe phái trong Đảng đang đốt lò làm thịt lẫn nhau.

Những người đang tranh đấu cho dân chủ tự do, dù bị Đảng cộng sản Việt Nam dã man đàn áp, nhưng niềm tin và hy vọng cho một tương lai xán lạng cho dân tộc đang dang tay chào đón họ trong khúc hát khải hoàn.

Lê Minh Nguyên

(21/04/2018)

Published in Diễn đàn
vendredi, 06 avril 2018 21:50

Giam dân bán nước

Ngày 5/4/2018, Chính quyền cộng sản Việt Nam đã kết án nặng nề 6 nhà tranh đấu ôn hòa của Hội Anh Em Dân Chủ theo Điều 79 Bộ luật hình sự của họ về tội lật đổ : luật sư Nguyễn Văn Đài 15 năm tù, 5 năm quản chế ; ký giả Trương Minh Đức 12 năm tù, 3 năm quản chế ; mục sư Nguyễn Trung Tôn 12 năm tù, 3 năm quản chế ; anh Nguyễn Bắc Truyển 11 năm tù, 3 năm quản chế ; cô Lê Thị Thu Hà 9 năm tù, 2 năm quản chế và Anh Phạm Văn Trội 7 năm tù, 1 năm quản chế (1).

giam1

Ngày 5/4/2018, 6 nhà tranh đấu ôn hòa của Hội Anh Em Dân Chủ đã bị nhàn cầm quyền cộng sản Việt Nam kết những bản án nặng nề

Tổng số là 66 năm tù và 17 năm quản chế. Phiên tòa xử 6 người dự trù kéo dài 2 ngày nhưng chấm dứt chỉ sau một ngày, tức mỗi người chỉ có khoảng 90 phút để luật sư đối chứng hay biện hộ, trong khi bên ngoài những người thân thuơng đến trông tin thì bị bắt đi như chị Cấn Thị Thêu, chị Nguyễn Thúy Hạnh... 

Trong chế độ cộng sản, các vụ xử chính trị thì mức án thuờng do Bộ chính trị định trước, còn được gọi là án bỏ túi, việc xử chỉ là một màn trình diễn loè dân để làm như là chế độ có áp dụng luật một cách công bằng (due process). Nhà báo Nguyễn Vũ Bình đã ví von phiên tòa này : "Thực ra bọn tòa án cứ bày vẽ. Chỉ cần nửa tiếng ổn định chỗ ngồi, móc túi lấy bản án ra đọc là OK".

Trong khi cộng sản Việt Nam "nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn" thì cùng lúc họ cũng "mãi quốc cầu vinh" nhượng quyền chủ quyền của biển Việt Nam cho Trung Quốc, âm thầm công nhận đường Lưỡi Bò và quay lưng với luật biển quốc tế 1982 cũng như phán quyết của Tòa Trọng Tài Quốc Tế ngày 12/7/2016 rằng đường Lưỡi Bò vô giá trị, trong khi với luật và án lệ này Việt Nam có 200 hải lý vùng đặc quyền kinh tế.

Trung Quốc đã ráo riết vận động cộng sản Việt Nam không tiến hành dự án ‘Cá Voi Xanh’ với ExxonMobil hồi tháng 11/2017, lúc diễn ra hội nghị thượng đỉnh APEC ở Đà Nẵng. Mỏ này nằm cách bờ biển miền trung Việt Nam chỉ khoảng 80km. Khi Ngoại trưởng ‘Cáo bạc’ nổi tiếng cứng rắn Vương Nghị của Trung Quốc viếng Việt Nam trong 4 ngày (30/3 – 2/4) để thúc ép Việt Nam tham gia vào "con tàu cao tốc phát triển của Trung Quốc", và chính ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng hôm 2/4 đề xuất với ‘Cáo bạc’ là hai bên có thể cùng phát triển, khai thác chung, thì coi như mỏ Cá Voi Xanh từ nay sẽ do Trung Quốc định đoạt sự khai thác (2).

Một tuần trước khi ‘Cáo bạc’ Vương Nghị vào Việt Nam, ngày 23/3/18, Trung Quốc gây sức ép khiến PetroVietnam phải yêu cầu công ty khoan dầu Repsol của Tây Ban Nha ngưng khoan ở lô 07/03 (mỏ Cá Rồng Đỏ) dù mỏ này nằm trong vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam ở Bãi Tư Chính phía đông nam. Sự nhuợng bộ này của cộng sản Việt Nam là một hành vi bán nước (3).

Cách đây 8 tháng, ngày 24/7/17 cộng sản Việt Nam đã ra lệnh cho công ty Talisman-Vietnam (công ty con của Repsol) rời khỏi Lô 136-03 nằm cạnh mỏ Cá Rồng Đỏ cũng ở Bãi Tư Chính nam Côn Sơn, vì bất lực và hèn nhát trước sự cảnh báo của Trung Quốc rằng họ sẽ tấn công các căn cứ của Việt Nam tại Trường Sa nếu hoạt động khoan vẫn tiếp tục tại địa điểm này. Sự hèn nhát và nhuợng bộ này là một ứng xử bán nước (4).

Ngày 4/4/18, một ngày trước khi cộng sản Việt Nam mang 6 thành viên của Hội Anh em dân chủ ra vùi dập, 2 tàu cá của ngư dân Việt Nam đang khai thác trên vùng biển thuộc địa phận huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An bị tàu vỏ sắt của Trung Quốc đâm chìm, khiến 21 thuyền viên bị nạn với 7 người bị thương nặng. Ngư dân không được bảo vệ, cộng sản Việt Nam không dám lên tiếng phản đối ! Sự hèn nhát này là một ứng xử nướng dân để trung thành với mẫu quốc (5).

cộng sản Việt Nam luôn hèn với giặc và ác với dân. Họ cương quyết duy trì nguyên trạng một hệ thống chính trị lệ thuộc ngoại bang qua quốc tế cộng sản, của đảng đàn anh và đảng đàn em, với đầy lỗi hệ thống. Thay đổi ôn hòa và tiệm tiến qua ‘diễn biến hòa bình’ của những nhà dân chủ đều bị họ thẳng tay đàn áp, hay qua ‘tự diễn biến tự chuyển hoá’ đều cũng bị họ thẳng tay loại trừ bằng chiêu bài chống tham nhũng.

Cho nên, con đường duy nhất còn lại để đưa đất nước vượt qua được sự bất hạnh là một cuộc Cách Mạng Dân Chủ. Con đường này sẽ rút ngắn thời gian tù tội của các nhà dân chủ, bảo vệ được chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.

Cuộc cách mạng này đòi hỏi một sự tỉnh thức (awareness) của người dân trong và ngoài nước, để chuẩn bị cùng nhau đứng lên thay đổi hệ thống chính trị qua dân chủ trong một ngày không xa, khi hồn thiêng sông núi réo gọi qua những thể hiện của thời cơ trong dòng sinh mệnh Việt.

Chúng ta cần kêu gọi Liên Âu đình chỉ việc ký kết thương ước mậu dịch tự do với cộng sản Việt Nam dự trù xảy ra trong năm 2018 vì lý do nhân quyền, kêu gọi Hoa Kỳ đặt điều kiện nhân quyền với cộng sản Việt Nam trong tất cả các cuộc đàm phán với cộng sản Việt Nam, nhất là thương mại và quân sự.

Như anh Nguyễn Bắc Truyển đã hiên ngang nói trước tòa kangaroo rằng "Tôi sẽ luôn đấu tranh và nếu phải ngồi tù thì những người khác ngoài kia vẫn sẽ tiếp tục đấu tranh cho tôi mà sẽ không bao giờ họ dừng lại". Như nhà báo Phạm Đoan Trang đã THỀ RẰNG sẽ làm mọi cách để "Không người nào trong số những người đấu tranh cho dân chủ bị xét xử hôm nay phải ngồi tù đến hết án - họ sẽ được tự do khi chế độ độc tài này sụp đổ". Anh Truyển và qúy anh chị trong tù yên tâm, chúng tôi bên ngoài sẽ không bao giờ bỏ cuộc, luôn chiến đấu cho dân tộc này, luôn nhớ về qúy anh chị và cùng với qúy anh chị đau chung niềm đau của dân tộc chúng ta.

Lê Minh Nguyên

(06/04/2018)

(1) http://bit.ly/2qbvsPE

(2) https://bbc.in/2qaQkGQ

(3) http://bit.ly/2JmKQ3H

(4) http://bit.ly/2JntN1o

(5) http://bit.ly/2qbvsPE

Published in Diễn đàn

Tại vì hiện nay đó là cách duy nhất để thay đổi hệ thống chính trị từ độc tài sang dân chủ.

danchu1

Cách mạng dân chủ để dân tộc hướng về một tương lai tươi sáng.

Đây là cuộc cách mạng để thay đổi vận mạng một dân tộc, không phải là sự hoài cổ hay trả thù. Cách mạng dân chủ để dân tộc hướng về một tương lai tươi sáng.

Để thay đổi một hệ thống con người (human system) nhất là hệ thống chính trị của một đất nước, nó chỉ có 3 cách, dù có bao nhiêu dạng thái thì chung quy cũng chỉ chạy về một trong 3 cách mà thôi.

Thứ nhất, thay đổi bên trong (reform) một hệ thống nhưng giữ y cấu trúc của hệ thống như cộng sản Việt Nam đã làm năm 1986 và đột ngột dừng lại khi Đông Âu và Liên Xô sụp đổ, rồi họ đi đến Thành Đô bằng đầu gối năm 1990 để gặp Giang Trạch Dân và Lý Bằng, hậu quả là mất đất, mất biển, mất đảo, mất vùng đặc quyền kinh tế, mang nợ ngập đầu để các nợ này biến thành lãnh thổ của Trung Quốc như hiện nay. Cách thay đổi nầy không chuyển qua được khung sườn dân chủ với các quyền chính trị căn bản của người dân được tôn trọng, nhưng ở bên trong hệ thống thì đời sống kinh tế dễ thở hơn qua mảng kinh tế tư nhân được phát triển. Sự thay đổi này nếu đi đến tận cùng thì nó sẽ cho ra một chế độ phát xít.

Thứ hai, thay đổi (transform) chính cái hệ thống, chính cái cấu trúc chính trị độc tài đang trị vì, nhưng tiệm tiến để sau một thời gian hệ thống độc tài được hoàn toàn xóa bỏ và thay vào đó là một hệ thống dân chủ hoàn toàn mới và khác. Sự thay đổi này được thực hiện bằng một trong hai cách :

Cách tiệm tiến thứ nhất là từ bên ngoài hệ thống chính trị đương hữu, do những cá nhân và tổ chức tranh đấu dân chủ làm chủ động, cộng sản Việt Nam gọi là diễn biến hoà bình của các thế lực thù địch và đã thẳng tay đàn áp. Ngày 5/4/2018 họ đem 6 anh chị em của Hội Anh Em Dân Chủ (Nguyễn Văn Đài, Lê Thu Hà, Nguyễn Văn Trội, Nguyễn Trung Tôn, Nguyễn Bắc Truyển, Trương Minh Đức) ra xử với tội lật đổ (Điều 79). Điều này có nghĩa là đừng hy vọng cộng sản Việt Nam chấp nhận diễn biến hoà bình.

Cách tiệm tiến thứ hai là từ bên trong hệ thống chính trị đương hữu, do chính những người cộng sản đã thấy rõ cái lỗi hệ thống, và nếu không thay đổi hệ thống thì chính họ và gia đình họ sẽ không có một tương lai an toàn, dù họ là trung ương ủy viên hay ủy viên bộ chính trị. Họ muốn thay đổi để các thế hệ mai sau có một tương lai tốt đẹp hơn mà trong đó có gia đình, con cái và thân nhân của họ.

Ông tỷ phú đô la Quách Văn Quý của Trung Quốc (cũng là đảng viên cộng sản trong ngành an ninh cao cấp) đang tỵ nạn ở New York đã bày tỏ mong muốn thay đổi này (của giai cấp ông trong Đảng cộng sản Trung Quốc) với ông Ngụy Kinh Sinh, một nhà tranh đấu dân chủ nổi tiếng của Trung Quốc.

Đảng cộng sản Việt Nam gọi đó là "hiện tượng tự diễn biến tự chuyển hóa từ bên trong và từ bên trên", họ lo sợ và luôn báo động về hiện tượng này. Tham nhũng thì trung ương ủy viên nào cũng dính, kể cả ông Nguyễn Phú Trọng trong vụ Ciputra, nhưng dùng chiêu bài chống tham nhũng để đốt lò thì thực sự là để phục vụ quyền lợi phe bảo thủ của ông Trọng, để tiêu diệt đối thủ và "hiện tượng tự diễn biến tự chuyển hóa từ bên trong và từ bên trên". Điều này có nghĩa là đừng hy vọng Đảng cộng sản Việt Nam chấp nhận "tự diễn biến tự chuyển hóa từ bên trong và từ bên trên", tức người cộng sản từ thượng tầng chủ động để thay đổi qua dân chủ. Thay đổi của họ, nếu có, là thay đổi của con vi trùng trong bệnh viện, vừa nguy hiểm hơn vừa lờn thuốc hơn.

Thứ ba, thay đổi bằng cách phá bỏ ngay hệ thống chính trị đương hữu và xây dựng lại cái khung sườn, và các định chế của một hệ thống hoàn toàn mới (revolution). Sự thay đổi này có tính cách dứt khoát và nhanh, từ khung sườn đến cung cách ứng xử. Nó đòi hỏi dân chúng cương quyết đứng lên thay đổi cái trật tự hiện tại của độc tài, và một sự nhận lãnh trách nhiệm, tận tâm hướng dẫn của giai tầng trí thức. Đây là cách duy nhất khả dĩ còn lại hiện nay và các điều kiện để nó có thể xảy ra cũng đã gần hội đủ. Có thể nói dân tộc đang ở vào thời kỳ rạng đông của cách mạng dân chủ và đang tiến đến Giờ Ngọ của sự thay đổi vận mạng dân tộc.

Có người cho rằng Đảng cộng sản Việt Nam đang nắm chặt công an quân đội, đang thành công ngoại giao, đang được thế giới công nhận, có Đảng cộng sản Trung Quốc chống lưng… thì làm sao mà cách mạng dân chủ có thể xảy ra được ? Điều họ nói không sai nhưng cũng không phải là chân lý. Ông Tập Cận Bình và Đảng cộng sản Trung Quốc đang trên đỉnh cao quyền lực, rất đúng, nhưng nếu gọi là rất ổn định thì không ! Đảng cộng sản Việt Nam cũng vậy ! Bất cứ một chế độ nào không phải là bạn dân mà trái lại xem dân như kẻ thù, sợ dân thì dứt khoát không phải là chế độ ổn định dù kinh tế có phát triển bao nhiêu hay quan hệ quốc tế có tốt bao nhiêu. Các chế độ độc tài đều có một đặc tính chung là khi chưa sụp đổ trông giống như thành đồng vách sắt, nhưng khi sụp đổ thì nhanh và dứt khoát như cành cây khô bị gãy.

Hơn nữa, lịch sử của các quốc gia trong thế giới đã chứng minh rằng, khi một chế độ không được lòng dân thì sự thay đổi là do dân chứ không phải do các yếu tố bên ngoài. Cuộc cách mạng dân chủ xảy ra là do dân chúng đứng lên và thượng tầng lãnh đạo của độc tài bị mục rữa và hai yếu tố này càng ngày đang càng hiện rõ ở Việt Nam.

Để trả lời câu hỏi tại sao Việt Nam cần một cuộc cách mạng dân chủ, ta có thể khẳng định rằng đó là cách duy nhất để lịch sử được sang trang.

Lê Minh Nguyên

Nguồn : Người Việt, 30/03/2018

Published in Diễn đàn

Trong chiến lược xây dựng đế quốc của Trung Quốc, dựa theo mô hình của Hoa Kỳ là bằng kinh tế và dùng quân sự hậu thuẩn phía sau, nhưng lộ liễu và võ biền hơn, đó là hình ảnh anh thương gia mặc đồ vest tay xách chiếc cập đầy tiền nhưng trên vai có mang khẩu súng, Trung Quốc vừa muốn khai thác thị trường và tài nguyên thế giới vừa biến các nước cận biên thành chư hầu. Kế hoạch "Vành Đai và Con Đường" còn gọi là "Con đường tơ lụa của thế kỷ 21" (BRI - Belt Road Initiative), với số tiền tung ra khoảng 1.700 tỷ đôla mỗi năm và 26.000 tỷ đôla tính đến năm 2030 đang biến nợ của các quốc nghèo thành lãnh thổ của Trung Quốc (1).

xamlang1

Con đường tơ lụa của thế kỷ 21 chỉ là lý cớ để Trung Quốc thực hiện Giấc mơ Trung Hoa, thu tóm các quốc gia trong khu vực dưới trướng Bắc Kinh

Ở Brunei, Trung Quốc đang xây dựng một khu phức hợp lọc dầu và hóa dầu và một cây cầu nối khu liên hợp với thủ đô Bandar Seri Begawan, trị giá 3,4 tỷ đôla trên đảo Muara Besar, đây là dự án đầu tư nước ngoài lớn nhất từ trước đến nay ở Brunei. Nhưng đó chỉ là giai đoạn 1 và giai đoạn 2 trị giá khoảng 12 tỷ đôla (2).

Ở Sri Lanka, Trung Quốc cho vay khoảng 85% để xây cảng Hambantota trị giá 1,3 tỷ đôla, Sri Lanka không đủ sức trả nợ phải cho Trung Quốc thuê 99 năm, có nghĩa cảng này bây giờ là nhượng địa của Trung Quốc trong một thế kỷ. Hơn nữa, Sri Lanka cũng giao cho Trung Quốc vùng đất rộng lớn chung quanh cảng để làm khu Kinh Tế Đặc Quyền (Special Economic Zone), và cựu tổng thống Mahinda Rajapaksa thân Trung Quốc đang tái trổi dậy ở chính trường Sri Lanka (3).

Ở quần đảo Maldives, một quốc gia đảo quốc nhỏ bé, diện tích chừng 298 km2, tức chỉ bằng 1,7 thủ đô Hoa Thịnh Đốn, có tổng sản lượng khoảng 7 tỷ đôla/năm và chỉ khoảng 393.000 dân (2017) thì việc Trung Quốc chi tiền tỷ đôla dễ dàng mua chuộc đảo quốc này.

Đầu tháng 2/2018 Maldives bị khủng hoảng chính trị mà nguyên nhân sâu xa là chính quyền của tổng thống Abdulla Yameen thân Trung Quốc đụng độ với đối lập thân Ấn Độ. Ông Yameen đảo chánh tổng thống dân cử thân Ấn Độ Mohammad Nasheed năm 2013 và ông Nasheed chạy qua Sri Lanka tỵ nạn. Hôm 6/2/2018 ông Yameen ra lệnh bắt ông Chủ tịch Tối Cao Pháp Viện và cựu Tổng thống Nasheed và tuyên bố tình trạng khẩn cấp. Ông Nasheed cầu cứu Ấn Độ can thiệp quân sự. Ấn đã từng can thiệp quân sự vào Maldives năm 1988. Lâu nay Ấn giúp đỡ tài chánh cho Maldives để đổi lấy chính sách "Ấn Độ Trước Tiên" (India First) của Maldives.

Trung Quốc dùng Maldives trong chương trình BRI của họ, biến nó thành một vị trí chiến lược qua 2 công trình hàng đầu : Cây cầu từ thủ đô Male đến hòn đảo lân cận, và công trình mở rộng phi trường. Ngoài ra, Maldives cho Trung Quốc thuê hòn đảo Feydhoo Finolhu 50 năm để phát triển du lịch và ký hiệp ước tự do mậu dịch với Trung Quốc ngày 7/12/2017. Trung Quốc chiếm 70% nợ quốc gia của Maldives. Hồi tháng 8/2017 Trung Quốc mang 3 tàu chiến cập cảng Maldives trong chương trình huấn luyện chung. Tháng 2/2018 trong khi Maldives khủng hoảng chính trị thì Trung Quốc cho 11 tàu chiến vào đông Ấn Độ Dương nhằm dằn mặt Ấn Độ không nên can thiệp (4).

Cũng như Ski Lanka, Maldives nằm ngay trên đường ra biển lớn của Ấn Độ, cho nên Ấn Độ không thể nào ngồi yên nhìn Trung Quốc bao vây. Xét theo địa chiến lược, hai nước này tựa như Cuba nằm ngay yết hầu của Hoa Kỳ, nếu nó tự đứng một mình thì không gây nguy hiểm cho Hoa Kỳ, nhưng nếu liên minh quân sự với một cường quốc khác như Liên Xô thời thập niên 1960s trước đây thì Hoa Kỳ không dung thứ.

Ở Nepal, ông Khagda Prasad Sharma OLI, Chủ tịch Đảng cộng sản Nepal nắm quyền trở lại vào tháng 2/2018 sau khi liên minh với lãnh tụ Maoist là Pushpa Kamal DAHAL (biệt danh "Prachanda") tạo thành cánh tả cực mạnh, ông làm thủ tướng hồi 2015-2016, mà khủng hoảng giữa Trung Quốc-Ấn Độ gây ra vụ phong toả vùng biên giới Ấn-Nepal vào tháng 9/2015, khi lực lượng các đảng đối lập Madhesi thân Ấn đụng với ông OLI xảy ra. Ông OLI bây giờ càng thân Trung Quốc hơn. Trung Quốc đầu tư đường xe lửa nối Hy Mã Lạp Sơn và Nepal cũng như hệ thống thủy điện ở nuớc này (5).

Ở Pakistan, trục Hành Lang Kinh Tế Trung Quốc-Pakistan (The China Pakistan Economic Corridor) đi qua vùng Kashmir (phần Pakistan chiếm giữ) cho phép Trung Quốc tiếp cận vùng nuớc ấm của cảng Gwadar ở Biển Á Rập. Đầu tư Trung Quốc từ 46 tỷ đôla đã tăng thành 60 tỷ và Pakistan không cách gì trả nỗi, cho nên cũng như Sri Lanka, Trung Quốc sẽ biến nợ thành lãnh thổ, kiểm soát cảng Gwadar và hành lang đi đến cảng này.

Thượng Viện Pakistan đã thông qua một nghị quyết nói rằng do nhu cầu gia tăng cộng tác giữa Trung Quốc và Pakistan để phát triển Hành Lang Kinh Tế China-Pak nên tiếng Mandarin được công nhận là ngôn ngữ "quốc gia" ở Pakistan, các lớp tiếng Tàu được cưỡng bách dạy ở các trường lớp để đào tạo nhân lực. Nghị quyết này khá kỳ cục vì thông thường người của nước đầu tư phải học ngôn ngữ của nước sở tại. Điều này cho thấy Trung Quốc không những biến nợ thành lãnh thổ mà còn muốn đồng hóa Pakistan, khống chế văn hóa xứ này (6).

Ở Miến Điện, cũng trong kế hoạch BRI, Trung Quốc đầu tư khoảng 85% (gần 10 tỷ đôla) vào cảng biển nước sâu chiến lược Kyauk Pyu  phía tây bang Rakhine trong vịnh Bengal, làm nơi trung chuyển dầu khí từ Trung Đông bằng đường biển qua đường bộ để tránh qua eo biển cổ chai Malacca. Ngoài ra Trung Quốc còn phát triển khu kỹ nghệ và vùng đặc quyền kinh tế ở Rakhine. Trung Quốc cũng đầu tư 3,6 tỷ đôla cho đập thủy điện Myitsone ở phía bắc Miến Điện gần Vân Nam (7).

xamlang2

Đường ống dẫn dầu thô và khí đốt từ Vịnh Bengal, lãnh thổ của người Rohingya (Miến Điện), đến Côn Minh (Trung Quốc)

Trung Quốc có quan hệ chặc chẽ với quân đội Miến Điện. Người Rohingya ở phía bắc bang Rakhine bị quân đội Miến Điện đàn áp hầu như đến độ diệt chủng để chiếm đất là nhằm mục đích phục vụ cho Trung Quốc trong vấn đề cảng biển BRI. Bà Aung San Suu Kyi tuy trị vì nhưng vô quyền đối với quân đội, bà bị Tây Phương lên án vi phạm nhân quyền.

Ấn Độ đang bị Trung Quốc bao vây bằng cách dùng tiền đầu tư để biến thành nợ, và từ nợ biến thành lãnh thổ ở những tiểu quốc ven biên và những đảo quốc ở Ấn Độ Dương.

Cam Bốt và Lào, sườn tây của Việt Nam, cũng đang bị Trung Quốc biến nợ thành lãnh thổ. Hai nước này, về địa chiến lược quá quan trọng cho an ninh của Việt Nam nên sẽ dành riêng cho một bài viết sau.

Việt Nam nằm ngay thềm cửa phía nam của Trung Quốc nên chẳng những không ngoại lệ mà còn thê thảm hơn. Bởi lẽ Trung Quốc bị thất thế về địa chính trị, nằm chéo ngoe bên ngoài các đường vận chuyển quốc tế và trong 4 mặt đông-tây-nam-bắc thì có đến 3 mặt bị thất thế : phía bắc là Mông Cổ và Siberia là những vùng khô cằn hay băng giá, ít dân, kinh tế gần như không có gì, phía tây là sa mạc và các quốc gia nghèo có đuôi -stan (như Pakistan, Turmenistan…), phía đông là Thái Bình Dương mà Nhật và Đại Hàn đã án ngữ. Chỉ còn phía nam là đường tiến về một Đông Nam Á đông dân, trù phú, tấp nập các sinh hoạt kinh tế. Nhưng muốn tiến về vùng này thì đường bộ hay đường thủy đều phải bước qua ngưỡng cửa Việt Nam. Cho nên Việt Nam là cái gai phải nhổ, phải khống chế của Trung Quốc.

Thế là Trung Quốc chẳng những muốn biến nợ thành lãnh thổ mà còn muốn đồng hóa về văn hóa và diệt chủng về môi trường hay thực phẩm. 

Formosa Vũng Áng với 70 năm nhượng địa, Trung Quốc thuê đất rừng đầu nguồn ở các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Nam, Bình Định, Kon Tum, Bình Dương... 50 năm, những cơ sở đầu tư của Trung Quốc ở thành phố địa đầu Móng Cái-Quảng Ninh được Trung Quốc thuê 50 năm...

Mối hiểm nguy của Việt Nam, ngoài việc cho thuê đất 50-70 năm ở các vùng an ninh chiến lược, còn là sự mất thăng bằng quá to về mậu dịch với Trung Quốc và nó cứ chất chồng từ năm này qua năm khác, tích luỹ thành nợ khổng lồ, không cách gì trả được, đưa đến việc có thể biến nợ thành lãnh thổ cho Trung Quốc, thí dụ như năm 2015 thâm hụt là 32 tỷ đôla (8).

Chính trị với hai đảng cộng sản đàn anh và đàn em là đã lệ thuộc, kinh tế với thâm hụt mậu dịch và nợ đầu tư không trả được là đã lệ thuộc, quân sự với quân đội tuyệt đối trung thành với đảng và đảng lệ thuộc đảng nên quân sự không bảo vệ được biên cương, cũng vậy an ninh với công an lệ thuộc đảng nên công an không bảo vệ được an sinh của dân chúng trước sự xâm thực của thực dân mới.

Trong khi Trung Quốc biến nợ thành lãnh thổ ở các nơi khác thì thê thảm hơn, họ có thể biến nợ thành con đường mòn tiến nam Tập Cận Bình của Trung Quốc ở Việt Nam !

Lê Minh Nguyên

(17/03/2018)

(1) http://cnb.cx/2tWJJUV

(2) http://bit.ly/2tPxlWs

(3) http://bit.ly/2FQx9YC

(4) http://bit.ly/2FZP5Du

(5) http://bit.ly/2tPIJla

(6) http://bit.ly/2GtUXTl

(7) http://reut.rs/2FSgnZq

(8) http://bit.ly/2FSnbpB

Published in Diễn đàn
mardi, 13 mars 2018 09:11

Đốt lò đốt cả Trung ương

Hôm 8/3/2018 Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì cuộc họp của Ban bí thư nghe báo cáo kết quả thanh tra MobiFone mua 95% cổ phần AVG và Ban Bí thư cho rằng đây là vụ việc rất nghiêm trọng, phức tạp, nhạy cảm, dư luận xã hội đặc biệt quan tâm.

bbt1

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì cuộc họp của Ban Bí thư - Ảnh minh họa

Hôm thứ Hai 12/3, MobiFone cùng đại diện AVG họp bàn, theo đó các bên đã thỏa thuận hủy bỏ hợp đồng mua cổ phần AVG của MobiFone. 

Luật sư Trần Vũ Hải được mời tham dự, tư vấn giúp tìm đường cho bộ trưởng Bộ Thông tin và truyền thông Trương Minh Tuấn thoát hiểm. (http://bit.ly/2FHON4b )

Ông Tuấn khi còn là thứ trưởng Bộ Thông tin và truyền thông là người ký quyết định phê duyệt hợp đồng mà bộ trưởng lúc đó là ông Nguyễn Bắc Son.

bbt2

Bộ Thông tin và truyền thông Trương Minh Tuấn

Ông Phạm Nhật Vũ, em ông Phạm Nhật Vượng tỷ phú đôla của Vincom (Đại tá Tổng Cục 2 tình báo an ninh quân đội) là một cổ đông quan trọng trong 3 cổ đông đại diện AVG.

Việc bán AVG là cơ hội rút ra bỏ túi riêng hàng ngàn tỷ đồng của Nhà nước trước khi MobiFone được cổ phần hóa. 

Được biết Chủ tịch Hội đồng thành viên Lê Nam Trà ký hợp đồng để Mobifone mua AVG với số tiền 8.900 tỷ đồng (95%) ngày 20/12/2016, mà kế hoạch ban đầu là 33 ngàn tỷ (khoảng 1,5 tỷ đôla). 

Công ty chứng khoán Bản Việt (Nguyễn Thanh Phượng) được Bộ Thông tin và truyền thông chỉ định là đơn vị tư vấn định giá MobiFone. Việc điều tra cũng đang phăng dần tới Phượng, con gái ông Nguyễn Tấn Dũng.

bbt3

Việc điều tra đang phăng dần tới Phượng, con gái ông Nguyễn Tấn Dũng - Ảnh : Nguyễn Thanh Phượng và Lê Nam Trà

Hôm 7/3/18 ông Lê Tấn Hùng, Tổng giám đốc Công ty Nông nghiệp Sài Gòn (Sagri), là em trai nguyên Bí thư Sài Gòn Lê Thanh Hải vừa bị kỷ luật Đảng vì sai phạm tài chính. Hồi cuối tháng 1/2016, tại Đại hội 12, ông Hải bị mất chức Ủy viên Bộ Chính trị và Bí thư Sài Gòn. (http://bit.ly/2Hu6Sj9 )

Ông Trọng đã bắt ông Trầm Bê và đang phăng dần đầu dây dẫn đến ông Lê Thanh Hải. Ông Hải và bà Trương Mỹ Lan của tập đoàn Vạn Thịnh Phát (kinh tài cho tình báo Hoa Nam có đầu não, chỉ huy Đông Nam Á, ở khu An Đông Plaza) là những người thuộc cánh ông Dũng.

Ông Lê Tấn Hùng bị khiển trách là tín hiệu cho thấy ông Hải đang bị xiếc vòng vây.

Theo tin tức thì ngày 19/3/18 ông Trọng sẽ xử thêm tội Đinh La Thăng làm thất thoát 8,000 tỷ và cuối tháng 3 là xử Vũ Nhôm.

bbt4

Ông Lê Thanh Hải và bà Trương Mỹ Lan của tập đoàn Vạn Thịnh Phát

Xử Vũ Nhôm sẽ lòi ra Trần Đại Quang và Tô Lâm là hai người đã chống lưng Vũ Nhôm, có nghĩa là Trần Đại Quang và Tô Lâm có thể về vườn.

Hiện nay thì ông Dũng coi như bị quản thúc tại gia.

Ông Dũng tham nhũng nhưng không quá hèn như ông Trương Tấn Sang. Ông Sang không còn quyền lực nhưng không ai ưa vì ba sạo, liếm trôn ông Trọng, đâm sau lưng đồng chí nên ai cũng cảnh giác.

Theo một nguồn tin khả tín từ Hà Nội thì việc ông Đinh Thế Huynh bị hạ bệ là vì trong vị thế Bí thư thường trực Ban bí thư ông đã nhận 500 ngàn đôla của ông Trịnh Xuân Thanh để vẽ đường cho Trịnh Xuân Thanh đi trốn. Đàn em ông Trọng khám phá ra được vụ việc, họ cho ông Huynh uống thuốc loạn thần kinh để nói rằng ông Huynh mất trí và vì thế ông Huynh chỉ nói sảng, nên dù ông Huynh có nói đúng cũng không ai tin. Ở vị trí Bí thư thường trực Ban bí thư ông Huynh nắm rất nhiều hồ sơ tối mật của các đồng chí ông cho nên sau khi hạ bệ, họ phải làm cho ông điên.

Nhưng ông Trọng chống tham nhũng là để cũng cố phe ông, chứ không thể chống tham nhũng thật, vì tham nhũng bảo vệ chế độ. Chống thật thì chế độ sẽ sụp đổ, điển hình là luật chống tham nhũng mới đang được soạn thảo muốn tìm cách bao che tham nhũng, chỉ bắt đóng thuế lại 45% là có thể yên vị và giữ được 55% tài sản tham nhũng còn lại.

Hội nghị trung ương 7 sẽ tổ chức đầu tháng Tư, phe ông Trọng sẽ sắp xếp lại nhân sự sau vụ xử Đinh La Thăng và Vũ nhôm trong tháng Ba. Họ sẽ tước chức trung ương ủy viên của Đinh La Thăng, tước chức ủy viên Bộ chính trị của Đinh Thế Huynh, v.v..

Bộ Công an đang bị phân hóa trầm trọng, họ bỏ các tổng cục và gom các cục, nên sẽ có 5.000 lãnh đạo cao cấp mất việc, vì vậy họ đang tranh nhau chạy chức, hoặc dùng tiền hối lộ để mua chức hoặc lập công bằng cách bắt bớ.

Nhìn chung, Tết đã qua và ông Trọng bắt đầu đốt lò trở lại. Hội nghị trung ương 7 vào đầu tháng Tư là lúc ông ta sắp xếp nhân sự sau nửa nhiệm kỳ. 

Vì không ai sạch cả, và lý tưởng Mác-Lê không còn, mặc dù không thể bỏ, việc đoàn kết thuần túy dựa vào sợi dây quyền lợi và quyền lực nên có tính cách tạm thời và hay thay đổi, cho nên khoảng 200 Ủy viên Trung ương Đảng hiện nay ai cũng đều run vì không biết lưỡi máy chém rớt xuống cổ mình lúc nào.

Điều cấm kỵ trước đây là không ai được đụng tới những ủy viên trung ương tại vị nay đã bị ông Trọng phá bỏ. Hình ảnh ông Đinh La Thăng, ủy viên trung ương đảng, bị còng tay ra tòa như một thứ dân. Chức vụ ủy viên trung ương đảng không còn là động lực để bảo vệ Đảng nữa. Do đó, sự tan rã và sụp đổ của Đảng cộng sản Việt Nam sẽ không còn là một chuyện xa vời.

Lê Minh Nguyên

12/03/2018

Published in Diễn đàn
Trang 1 đến 2