230 năm đã đi qua, chúng ta hãy dành ít phút để đọc lại những dòng mở đầu trịnh trọng của bản tuyên ngôn lịch sử này : "Các đại biểu của nhân dân Pháp họp thành Quốc hội, cho rằng việc không biết tới, sự lãng quên hay sự coi thường các quyền của Con người là những nguyên nhân gây ra những đau khổ chung thân và sự hư hỏng của những kẻ cầm quyền, vì thế đã quyết định trình bày các quyền tự nhiên thiêng liêng và không thể tước bỏ được của Con người".
Cách mạng Pháp được xem là cuộc cách mạng triệt để, tiêu biểu nhất mà các cuộc cách mạng tư sản trước đó ở Anh, ở Hà Lan chưa làm được. Vua Louis 16 và hoàng hậu Marie Antoinette bị cách mạng giết.
Cách mạng Pháp được xem là cuộc cách mạng triệt để, tiêu biểu nhất mà các cuộc cách mạng tư sản trước đó ở Anh, ở Hà Lan chưa làm được. Vua Louis 16 và hoàng hậu Marie Antoinette bị cách mạng chặt đầu. Nó xóa bỏ triệt để các đặc quyền đặc lợi của phong kiến. Quần chúng nổi dậy ở Paris đã phá ngục Bastille ngày 14/07/1789, giết chết tên chỉ huy Launay – người ra lệnh bắn vào quần chúng đi phá ngục. Đầu của Launay bị xóc vào ngọn giáo mang đi diễu hành trên đường phố. Ngày 14/7 trở thành ngày Quốc khánh Pháp. Cách mạng 1789 từ đó trở thành trung tâm của lịch sử thế giới hiện đại. Khẩu hiệu "Tự do - Bình đẳng - Bác ái" (Liberté - Égalité - Fraternité) của Cách mạng 1789 đã in đậm trên bầu trời nhân loại… Chính vì thế mà Marx đã gọi Cách mạng Pháp là "đầu tàu của lịch sử".
Loài người ghi nhận công lao vĩ đại của Cách mạng Pháp còn ở chỗ, nó lần đầu tiên trong lịch sử, đã dõng dạc tuyên ngôn về Quyền Con người. Ngày 26/08/1789, bản Tuyên ngôn về các Quyền Con người và các Quyền Công dân gồm 17 điều được chính thức thông qua.
Tuyên ngôn Quyền Con người và Quyền Công dân của Cách mạng Pháp đã tỏa sáng thế giới suốt hơn 2 thế kỷ qua và mãi mãi tỏa sáng trong lịch sử loài người. Lý do có nhiều, nhưng như một sử gia đã nhận định, chủ yếu là do "tính chất phổ biến tuyệt đối của nó, do cách lập luận thuần túy lý trí của nó, do cái giọng nói lên những chân lý tuyệt đối của nó".
*
230 năm đã đi qua, chúng ta hãy dành ít phút để đọc lại những dòng mở đầu trịnh trọng của bản tuyên ngôn lịch sử này : "Các đại biểu của nhân dân Pháp họp thành Quốc hội, cho rằng việc không biết tới, sự lãng quên hay sự coi thường các quyền của Con người là những nguyên nhân gây ra những đau khổ chung thân và sự hư hỏng của những kẻ cầm quyền, vì thế đã quyết định trình bày các quyền tự nhiên thiêng liêng và không thể tước bỏ được của Con người".
Nước Pháp đến giữa thế kỷ 18 là nước đông dân nhất Châu Âu với 24 triệu thần dân. Tuy nông nghiệp vẫn lạc hậu, nhưng công thương nghiệp Pháp phát triển với công nghệ dệt, khai khoáng và luyện kim, trong các xí nghiệp máy móc được sử dụng rộng rãi, tập trung hàng ngàn công nhân, giao thương buôn bán được mở mang, đồng tiền vàng của Pháp lúc đó lưu hành khắp Châu Âu. Xã hội Pháp phân chia rõ rệt. Phong kiến qúy tộc và tăng lữ chiếm địa vị thống trị với rất nhiều đặc quyền đặc lợi. Tầng lớp thứ ba bao gồm nông dân, thợ thuyền và tư sản bất mãn sâu sắc với giới qúy tộc và tăng lữ. Vua Louis 16 ăn chơi xa xỉ đến mức phải vay nợ của các chủ ngân hàng để trang trải cho ngân khố. Đúng như sử gia Pháp Albert Mathier (1874-1932) đã phân tích : "Cách mạng 1789 đã bùng nổ ra không phải trong một đất nước khánh kiệt, mà trái lại, nó bùng nổ trong một đất nước đang phồn vinh, đang trên đà phát triển mạnh mẽ".
Cách mạng 1789 đã diễn ra với những thăng trầm đầy kịch tính và đẫm máu. Và nó còn "kỳ lạ" nữa ! Hàng ngàn ca khúc cách mạng đã ra đời trong những năm đó. Có đại biểu Quốc hội lên diễn đàn chỉ hát thật hùng hồn, hừng hực… một bài ca rồi đi xuống !
Hơn nửa thế kỷ sau, cháu của Napoléon là Louis Bonaparte lên làm tổng thống, nhưng tên này lại muốn quay lại làm vua, và năm 1852 Louis Bonaparte đã đảo chính, khoác áo vua lên làm hoàng đế. Nền Cộng hòa thứ hai lại bị thay bằng đế chế II !
Nước Pháp có câu ngạn ngữ đầy ý nghĩa : "Những dân tộc hạnh phúc không có lịch sử" (Les peuples heureux n’ont pas d’histoire). Có nghĩa là, không có địch họa, không có thiên tai, không có chiến tranh… các sử gia không có gì để viết (!), nhân dân sẽ được sống bình an. Nhưng nước Pháp lại là nước có "quá nhiều lịch sử". Đến bây giờ các sử gia vẫn còn tranh cãi về Cách mạng Pháp 1789, về những thăng trầm và tàn sát đẫm máu liên tiếp của cuộc cách mạng này.
*
Nước Pháp một lần tôi đã gặp… để được nhìn tận mắt, nghe tận tai về cái đất nước đã sinh ra câu ngạn ngữ "Những dân tộc may mắn không có lịch sử !"
…Từ bên đường bên kia, một người đàn ông trung niên khá đẹp trai đã lao sang bên này, nơi chúng tôi đang đứng. Anh ta cúi chào, vui vẻ nói chuyện với ông chú tôi một cách rất vồn vã, thân mật… rồi đưa chú tôi một tờ rơi lớn bằng bàn tay, có in hình anh ta ở mặt trước và chữ ở mặt sau. Tôi hỏi : Tay này thân với chú lắm sao !? Chú tôi cười và nói : Y đang tranh cử chức quận trưởng quận 19 này. Biết chú quen biết nhiều Việt kiều trong quận nên y tranh thủ vận động chú và Việt kiều bỏ phiếu cho y… Nói rồi ông chú tôi đưa cái "tờ rơi" cho tôi coi. Tôi ngắm chân dung y ở mặt trước rồi lật mặt sau đọc. Ngay dòng chữ in đậm trên cùng là một câu "khẩu hiệu" rất mùi mẫn : "Paris của tôi, đó là Quận 19" (Mon Paris, c’est le 19e). Dưới là tên y, François Asselineau được in đậm nhất. Bên dưới là "sơ yếu lý lịch" của Asselineau : 43 tuổi, sinh ra và luôn sống ở Paris, đã có vợ và 2 con. Từng học trường Quốc gia Hành chính về Thanh tra Tài chính. Hiện nay là Tổng giám đốc trong một tập đoàn địa phương…
Thì ra là vậy, chức quận trưởng được tranh cử đến từng người dân trong quận ngay trên hè phố như vậy ! Chú tôi còn cho hay, lúc này thị trưởng Paris cũng đang tái tranh cử chức thị trưởng. Ông này mới tổ chức một cuộc hòa nhạc, mời các nhạc công trứ danh ở Paris biểu diễn, bán vé lấy tiền để cứu trợ đồng bào bị lũ lụt ở Miền Trung Việt Nam (năm đó, 2001, Miền Trung Việt Nam đang có lụt lớn). Ông này cũng muốn tranh thủ cử tri Việt ở Paris.
Xem cái cách người Pháp tranh cử mà thấy hổ thẹn cho nền dân chủ "đảng cử dân bầu" của chế độ độc trị ở Việt Nam. Một chính thể luôn leo lẻo là "của dân, do dân và vì dân" nhưng nhân dân biến mất trong việc chọn lựa những người sắp tới sẽ cai trị mình ! Một tay muốn được chức chủ tịch quận ở Việt Nam thì chỉ lo chạy chọt "các đồng chí trên thành ủy là đủ" ! Chưa bao giờ khái niệm nhân dân có trong đầu óc họ. Lúc tôi viết những dòng này, người ta cũng đang cơ cấu nhân sự cho đại hội 13 của đảng cầm quyền. Một nhúm người trên bộ máy cai trị ở chóp bu, đang "cơ cấu" những người sẽ là chủ tịch quốc hội, chủ tịch nước, thủ tướng chính phủ, bộ trưởng, bí thư tỉnh… để cai trị đất nước trong giai đoạn sắp tới. Nhân dân chỉ là, hay muốn là gì cũng được !!!
Năm 1789, lúc Cách mạng Pháp nổ ra, thì ở nước ta, cũng năm 1789 đó, người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ vừa đại thắng quân Thanh, sau đó vui mừng cưới công chúa Ngọc Hân xứ Bắc, rồi rút quân về Nam và tiếp tục làm vua. Chế độ phong kiến Việt Nam kéo dài đến cuối thế kỷ 19 thì quân xâm lược Pháp kéo vào, với pháo hạm và đại bác của nền công nghiệp Pháp, đã mau chóng chiếm được Việt Nam. Bọn thực dân tiếp tục duy trì chế độ phong kiến nửa thực dân ở Việt Nam cho đến đầu thế kỷ 20… và đó là mảnh đất màu mỡ để những người cộng sản Việt Nam rước chủ nghĩa Marx-Lenin độc đảng vào Việt Nam.
Lúc tôi đặt chân đến Paris thì năm trước, tổng bí thư Lê Khả Phiêu cũng mới đi thăm nước Pháp. Việt kiều ở Paris cho hay : cũng muốn xem mặt mũi ông vua nước mình thế nào, nhưng báo chí, truyền hình… ở Pháp không hề đưa một giọt tin tức, một tấm hình… Vì tổng thống Pháp chỉ tiếp các nguyên thủ quốc gia, có tư cách pháp nhân để ký kết các hiệp định kinh tế, văn hoá… Nếu tổng bí thư một đảng như ông Phiêu cũng được tổng thống tiếp thì thành một tiền lệ, sau này tổng bí thư một đảng ở các nước đa đảng sang Pháp cũng đòi tổng thống Pháp phải tiếp thì… chết (!). Năn nỉ mãi, tổng thống Pháp François Mitterrand mới nể mặt bà Nguyễn Thị Bình (người đi đến gặp Mitterrand trước, để môi giới cho cuộc gặp) mà tiếp ông Phiêu. Người đi xe cùng bà Bình sau này kể lại rằng, đã đi được một quãng, bà Bình đòi quay về để xức nước hoa lên mu bàn tay. Bà Bình kể lại, khi bắt tay bà, tổng thống Pháp theo cách lịch sự của người Pháp đã cúi xuống hôn tay bà. Thế là mùi nước hoa đã… "góp phần" xúc tiến cho cuộc gặp.
Nhưng tổng thống Pháp chỉ tiếp xã giao ông Phiêu có 45 phút. Đó là trường hợp rất hy hữu tổng thống Pháp "tiếp xã giao" ai đó. Vì tổng thống đã tiếp, thì phải có chương trình nghị sự, có ký kết làm ăn buôn bán… Vậy mà báo chí trong nước đã làm rùm beng lên việc tổng thống Pháp tiếp tổng bí thư Lê Khả Phiêu !
212 năm sau ngày vua Quang Trung cưới công chúa Ngọc Hân và nhân dân Paris chặt đầu cả vua Louis và hoàng hậu Marie Antoinette, tôi đã gặp một nước Pháp hiện thân của tự do và dân chủ để nghĩ về đất nước của mình – hiện thân của một quốc gia đã sống ngoài nhân loại cả ngàn năm mà vẫn không chịu thay đổi !
Trưa ngày 19/02/2001, kênh 1 đài vô tuyến truyền hình Pháp đã dành cả chương trình thời sự một tiếng đồng hồ để nói về Charles Trenet. Dân Pháp không thể tin rằng, nhà soạn nhạc kiêm ca sĩ có hơn 50 năm gắn bó với đời sống tâm hồn của dân Pháp như Trenet lại từ bỏ nước Pháp ra đi vào những tháng năm đầu của thế kỷ mới ! Sẽ thiếu vắng Trenet ở tất cả các nẻo đường vui sống của nước Pháp ! Chất lượng cuộc sống sẽ giảm sút nếu thiếu vắng những nhạc phẩm, những giọng ca, những ánh mắt… như Trenet. Ông là một nghệ sĩ như thế, một con người cần cho sự song hành giữa thực và mơ của đời sống Pháp. Tổng thống Cộng hòa Pháp Jacques Chirac đã xuất hiện trên chương trình này để chia buồn với nhân dân Pháp. Phát biểu trên nhật báo Le Monde, kịch sĩ kiêm ca sĩ trứ danh Serge Hureau cho rằng sự ra đi của Trenet "nhắc nhở chúng ta rằng, người nghệ sĩ đó thuộc về ký ức tập thể của chúng ta, không nhất thiết như một lâu đài, mà như quán cà-phê góc phố".
Hơn 50 năm lao động nghệ thuật, Trenet có một gia tài âm nhạc đồ sộ với trên 1000 bài hát, mà như Đài phát thanh quốc gia Pháp thì "một nửa số đó là ăn khách". Thính giả Pháp cho rằng Trenet có đến 20 bài ca bất hủ đã "đi vòng quanh trái đất" ! Riêng bài "Tình ta còn lại gì ?" (Que reste-t-il de nos amours), người ta thống kê được có 2000 ca sĩ thành danh đã ca bài đó. Bài "Biển" (Le mer) đã được "tái bản" đến 4000 lần và hàng năm tác giả của nó được hưởng tới 3 triệu francs tiền bản quyền. Trenet được thính giả Mỹ xem là ca sĩ tình ca của họ khi các bài ca của ông được trình diễn bằng tiếng Anh tại Mỹ. Tác giả bài viết này đã theo dõi trọn vẹn chương trình thời sự trưa ngày 19/02/2001 của truyền hình Pháp và được thấy lần lượt một bà lão 90 tuổi trong một trại dưỡng lão tại một làng quê hẻo lánh, rồi đến một anh lính thủy trẻ trên boong tàu ngoài khơi xa phát biểu cảm tưởng của mình và sau đó, hát ngay một ca khúc của Trenet để tưởng niệm người nghệ sĩ này. Và thật bất ngờ, trên màn ảnh nhỏ xuất hiện một người dân Hà Nội vừa ngồi trên xe xích-lô chạy trên đường phố vừa ca bài Le mer của Trenet.
Người Pháp yêu qúy Trenet vì ông vừa là nhà soạn nhạc, vừa là thi sĩ đặt lời, vừa là một ca sĩ có giọng ca mượt mà truyền cảm. Người Pháp coi trọng Trenet vì ông là nhà cách tân âm nhạc Pháp. Vào những năm 30 của thế kỷ 20, Trenet đã kết hợp tính chất ca nhạc kịch của nhạc jazz với nhạc kịch khiến cho ca khúc Pháp có tính hài hước nhưng không sống sượng, dí dỏm mà lại có duyên. Lòng yêu nước sâu đậm của ông thấm đẫm trong từng cung bậc của mỗi một âm thanh. Vì thế, nhạc của Trenet đã "chia sẻ một chút niềm vui cho bao cuộc đời tro bụi" (lời một bài ca của Trenet). Người Pháp nào cũng muốn soi lên ánh mặt trời để tìm xem trong các bản nhạc của ông có cái gì khiến nó giản dị mà hay đến thế. Và cuối cùng họ đã tìm thấy chính mình, chính nhân dân Pháp cần lao, yêu chuộng hòa bình, tự do và công lý. Bài ca "Nước Pháp dịu hiền" (Douce France) của Trenet đã viết thay cho hàng triệu trái tim Pháp :
Nước Pháp dịu hiền
Quê hương yêu dấu
Thời thơ ấu vô tư êm ả của tôi…
Có điều lạ lùng là, Trenet viết liên tục và viết rất nhanh trong mọi hoàn cảnh. Bài Le mer bất hủ chỉ được viết trong 4 phút ! Trong những ngày lâm bệnh nặng, Trenet nói : Tôi mơ ước những mái nhà tranh, không ngờ tôi đã xây dựng được những lâu đài !
Tối hôm sau, chương trình ca nhạc của Đài phát thanh Pháp có một chương trình của nhạc sĩ Trần Tiến (Việt Nam) để tưởng niệm Trenet. Có lẽ người Pháp đánh giá cao Trần Tiến.
Một nghệ sĩ lớn như vậy của nước Pháp, vậy mà khi tôi viết một bài về Trenet, vội đến cơ quan thường trú của Đài Tiếng nói Việt Nam tại Paris để kịp gửi về Hà Nội, thì đã nhận được một câu trả lời quá bất ngờ : Một ca sĩ chết thì có gì mà phải đưa tin !
Thì ra, cái văn hóa độc trị, độc tài đã thấm sâu vào từng đường gân thớ thịt, từng tế bào của các đồng nghiệp của tôi ! Với họ, chỉ có các lãnh tụ, các nhà lãnh đạo, những người có quyền chức chết đi thì báo đài mới đưa tin, mới tụng ca "tài đức" của họ ! Đặt cơ quan thường trú ở Paris, nhưng Đài của tôi không hiểu rằng, nhân dân Pháp đã chọn khẩu hiệu vui sống (joie de vivre) và chất lượng cuộc sống (qualité de la vie) cho hành trình đi đến tương lai của mình. Vì thế, những người làm cho nhân dân vui sống như Trenet là thần tượng của họ, chứ không phải các "ông lớn" như ở Việt Nam.
Ở Pháp hơn một tháng, tôi ít đi đâu, chỉ ngồi nhà xem truyền hình và lướt xem các báo Pháp để tìm hiểu về truyền thông của nước "tư bản giẫy chết" này. Trình độ tiếng Pháp của tôi enfantin, nhưng được ông chú hỗ trợ nên cũng đủ để tìm hiểu về truyền thông ở Pháp. Hồi đó có dịch gia súc bị lở mồm long móng, ông bộ truởng nông nghiệp Pháp phải lên truyền hình liên tục nên tôi nhớ mặt ông ta. Một lần thấy ông bộ trưởng này xuất hiện trên truyền hình và xách túi đi… chợ. Ông hỏi mua trứng rồi cãi qua cãi lại với người bán hàng, cuối cùng ông bị bà bán hàng vác chổi đuổi đánh, các bà khác cũng đuổi theo đánh… Tôi lạ quá nên hỏi ông chú tôi. Ông cười nói, đó là tiểu phẩm cháu ạ ! Một diễn viên được hóa trang như ngài bộ trưởng nông nghiệp để diễn, các bộ trưởng khác của Pháp cũng từng được hóa trang như thế và được lên truyền hình khi có vấn đề gì đó cần hài hước, phê phán.
Sau hơn 200 năm Cách mạng Pháp 1789, nhân dân Pháp đã thực sự là "ông chủ" và sẵn sàng "đuổi đánh" những tên "đầy tớ" như bộ trưởng nông nghiệp… Trên các tờ báo Pháp rất ít khi thấy ảnh các vị như tổng thống, thủ tướng, bộ trưởng… Ngay trang nhất, dưới "tít" của một tờ báo lớn như Le Monde, chạy một tin lớn : "Les fumeurs de cannabis pourront désormais échapper au tribunal" (tạm dịch : Những người hút cần sa có thể từ nay thoát bị ra tòa). Cần sa là một thứ gây nghiện, vậy mà những người hút nó có thể sẽ không phải hầu tòa !
Tin như thế mà đưa ngay trang nhất, vì báo chí Pháp là "của dân", "do dân", "vì dân". Còn báo chí của chế độ độc tài đảng trị ở Việt Nam thì trang nhất thường dày đặc hình ảnh của các quan lớn bé. Nơi ông tổng bí thư chỉ đạo, ông thủ tướng chém gió, bà chủ tịch quốc hội biểu diễn thời trang áo dài !!! Việt Nam vẫn sống ngoài nhân loại ở mọi lĩnh vực, nó không có trong Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp hơn 200 năm trước !
Thấy tôi chỉ ngồi nhà xem truyền hình, xem báo, không mấy khi đi đâu cả, bà thím tôi nói : Ai đến Paris cũng lao đi xem tháp Eiffel, bảo tàng Louvres, nhà thờ Đức Bà… Sao cậu cứ ngồi nhà ? Tôi trả lời : Nếu đến Paris mà chỉ thăm các nơi đó thì họ chưa hiểu hết nước Pháp. Bà ngạc nhiên : Vậy phải đến đâu ? Tôi nói : Phải đi trên cầu Concorde, vì nó là cây cầu được xây bằng đá ngục Bastille. Khi nhân dân Paris phá ngục Bastille trong Cách mạng 1789, đã không quên lấy đá của ngục tù này để xây dựng cây cầu mang tên Hòa giải (Concorde). Chỉ có nhân dân Pháp với khát vọng là "hiện thân của tự do" mới có những cây cầu như thế, để muôn đời Tự do đạp lên bóng tối của ngục tù !
*
…Chúng tôi đi qua một nhà thờ đổ nát, hàng đàn bồ câu bay ào lên khi có người đi qua cái nhà thờ hoang này. Tôi ngạc nhiên, vì sao ngay giữa phố phường đông vui, lại có một căn nhà ngay mặt tiền đổ nát mà không được "xử lý" ?! Chú tôi giải thích : Đây là nhà thờ của một ông cố đạo đã già. Thành phố đã điều đình để mua lại của vị tu hành này với giá cực đắt, nhưng ông ấy không đồng ý. Phải đợi khi nào ông ấy qua đời mới xây dựng lại được. Theo luật pháp của Cộng hòa Pháp, đất đai là sở hữu tư nhân, không ai có quyền xâm phạm.
Ở Việt Nam, luật pháp quy định đất đai là sở hữu toàn dân, nên nhà thơ Nguyễn Duy gần đây mới viết :
Cướp xưa băng nhóm làng nhàng
Cướp nay có Đảng có Đoàn hẳn hoi
Có con dấu đóng đỏ tươi
Có còng, có súng, dùi cui, nhà tù…
…
Ai về thành phố Bác Hồ
Mà xem cướp đất bên bờ Thủ Thiêm
Bây giờ mẹ phải dặn thêm
Quan tham là cướp cả đêm lẫn ngày !
Tôi đã "gặp" nước Pháp như thế, nên cùng với loài người tiến bộ nín thở theo dõi cuộc bầu cử tổng thống Pháp ở vòng chung kết 2017 chỉ còn có hai nhân vật. Một bên là người đàn bà (Marie Le Pen) "chua ngoa, lắm điều, lỗ mãng", theo chủ nghĩa dân tộc quá khích, bài ngoại, phản đối nhập cư, phản đối tự do thương mại… Một bên là người đàn ông mới bước chân vào chính trường (Emmanuel Macron) "mang thông điệp nhân văn cho toàn thế giới", chống kỳ thị một cách không khoan nhượng, sống với thời đại toàn cầu. Không nín thở sao được, khi nước Pháp vừa bị khủng bố ở State de France, ở nhà thờ Bataclan, trước đó 17 người đã chết ở tòa soạn báo Charlie Hebdo chỉ vì tội… châm biếm ! Vì thế, tại vòng một cuộc tranh cử (23/4), 50% cử tri Pháp đã ủng hộ phe hữu. Nước Pháp đang chia rẽ lớn trong ngày đi bầu cử người bẻ lái "con tàu lịch sử" (Marx). Có nhìn thẳng vào sự thật như thế mới thấy hết ý nghĩa mà ngày 7/5/2017, người đàn ông 39 tuổi có tên là Macron đã dũng cảm "đi trên cầu Concorde" để … đến thẳng điện Élysée.
2018/2019. Macron đã cải cách "quá trớn", động chạm đến quyền lợi của dân khi tăng thuế nhiên liệu. Nghệ sĩ accordion Mouraud đã châm ngòi cho giới tài xế Pháp, những người mặc áo vàng khi cần sửa chữa xe trên đường, nổi lên biểu tình. Phe hữu cực đoan cùng với phe tả cực đoan đã dấy lên cuộc biểu tình của những người áo vàng (gilets jaune), thế là bọn du côn đã nhảy vào khống chế cuộc biểu tình, hàng chục doanh nghiệp bị đập phá, xe bị đốt…
Nền kinh tế đứng thứ sáu thế giới, thứ ba Châu Âu ấy lại một phen chao đảo ! Những thế lực độc tài trên thế giới hí hửng. Nhưng họ không biết rằng, điều 35 của Hiến pháp 1793 Cách mạng Pháp đã quy định "quyền khởi nghĩa của nhân dân". Nhân dân có quyền nổi dậy một khi chính quyền do chính nhân dân bầu ra lại đi ngược nguyện vọng của nhân dân. Nước Pháp là như thế ! Chỉ có người Pháp mới hiểu được, mới nhuần nhuyễn quyền công dân được khởi nghĩa ghi trong Tuyên ngôn của Cách mạng 1789. Chính quyền chỉ là "đầy tớ" của nhân dân, và nhân dân luôn thường trực quyền trừng phạt chính quyền. Không hiểu điều này, người ta luôn luôn ngạc nhiên về nước Pháp. Nhưng chính giới tinh hoa của Pháp đã đứng ra "dàn xếp" để lấy lại yên bình cho nước Pháp. Hàng trăm phụ nữ Pháp đã biểu tình ôn hòa, họ đã quỳ xuống đường để mặc niệm cho 10 người đã chết trong các cuộc đụng độ…
Lê Phú Khải
Sau Đại hội 6 (1986) bác sĩ Nguyễn Khắc Viện vô Sài Gòn "trú đông" và xuống Mỹ Tho chơi với tôi cả tuần lễ. Ông nói : Đại hội 6 chỉ mới được 50% ! Tôi hỏi vì sao ? Ông giải thích : Chỉ đổi mới về kinh tế mà không đổi mới về chính trị thì nền kinh tế đất nước sẽ do bọn mafia điều hành.
Bây giờ thì đã nhãn tiền : Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thì nền kinh tế ấy trong tay bọn mafia – được gọi bằng cái tên mỹ miều : Nhóm lợi ích !
Đổi mới chính trị có phải là đổi mới chế độ chính trị không ?
Các nhóm lợi ích tranh giành, xâu xé nền kinh tế của đất nước. Tham nhũng "nhìn đâu cũng thấy, sờ đâu cũng có" như chính Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng thừa nhận. Vì thế, tại Hội nghị Trung ương 10 vừa qua, Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã nêu câu hỏi hắc búa cho các Uỷ viên Trung ương ngồi dưới hội trường : Đổi mới chính trị có phải là đổi mới chế độ chính trị không ?
Câu hỏi "động trời", quá nhạy cảm, quá nghiêm trọng với một đảng toàn trị… nên sau đó, ông Tổng bí thư lại "hạ nhiệt", và kết luận : Đổi mới chính trị là đổi mới hệ thống chính trị, tổ chức bộ máy, nhân sự phương thức, lề lối làm việc.
Đã đề cập đến "đổi mới chính trị" thì trước hết phải xét nội hàm của từ ngữ "chính trị" là gì, để từ đó biết cần phải làm gì và không lấn cấn, do dự trong nhận thức và sau đó là hành động quyết tâm đổi mới, đổi mới triệt để, đem lại phát triển và bền vững cho đất nước, hạnh phúc cho dân tộc, trong đó có hạnh phúc của người cộng sản…
Sách Từ điển Tiếng Việt trang 180 (Nhà xuất bản Khoa học xã hội, 1988) định nghĩa chính trị như sau : Những hoạt động của một giai cấp, một chính đảng, một tập đoàn xã hội nhằm giành và duy trì quyền điều khiển bộ máy nhà nước.
Sách Từ điển Petit Larousse của Pháp ở trang 797 định nghĩa politique (chính trị) như sau : Relatif au gouvernement d’un Etat : institution politique. Tạm dịch : Thuộc về quyền lực của một nhà nước là thể chế chính trị.
Thiên hạ từ Đông sang Tây người ta chỉ định nghĩa từ chính trị (politique) một cách chung chung như thế. Vậy mà chính trị đã làm điên đảo xã hội loài người từ cổ xưa đến hôm nay, làm đổ biết bao máu, gây ra biết bao cuộc chém giết, chiến tranh… Và cho đến tận hôm nay, nó vẫn là sự ám ảnh, sự đối đầu bao trùm lên cuộc sống con người ở các châu lục. Nào hội nghị thượng đỉnh này, nào khối liên kết kia, v.v. và v.v.
Viết đến đây tôi bỗng nhớ đến đại văn hào của nước Pháp Alphonse Daudet (1840-1897), ông căm ghét chính trị đến tột cùng : "Ôi, chính trị, ta căm thù ngươi. Ta căm thù ngươi, bởi vì ngươi thô tục, bất công, gây hận thù, om sòm và ba hoa ; bởi vì ngươi là kẻ thù của nghệ thuật và lao động ; bởi vì ngươi là chiêu bài cho đủ điều ngu ngốc, cho mọi thứ tham vọng, và cho mọi chuyện lười nhác. Mù quáng và mê muội, ngươi chia rẽ những trái tim đôn hậu sinh ra để gắn kết với nhau, trái lại, ngươi gắn kết những con người hoàn toàn trái ngược với nhau. Ngươi là kẻ phá hoại ghê gớm lương tâm con người, ngươi tạo thói quen dối trá, mưu mẹo, và nhờ có ngươi, những con người tử tế trở thành bạn hữu của những phường ranh ma miễn sao chúng nằm cùng bè cánh".
Đáp lại những lời chỉ trích, phỉ nhổ dài dòng của văn hào Daudet về chính trị, thì nhà báo, nhà thơ, nhà chính trị nổi tiếng Pháp Charles Maurras (1868-1952), là bạn thân của con trai văn hào Daudet, đã tuyên bố đanh thép và nhanh như một tia chớp: Chính trị trên hết !
Vì sao người ta lại nói trái ngược hoàn toàn với nhau như thế về chính trị ? Đó là vì từ chính trị luôn đi liền với từ thể chế (institution). "Thể chế chính trị cũng có ba bảy hạng, cũng như người ba bảy đấng, vật ba bảy loài" (Phạm Quỳnh). Thể chế chính trị tốt đẹp, tiến bộ thì duy trì quyền điều khiển nhà nước một cách dân chủ, thượng tôn pháp luật, người dân được đối xử bình đẳng, đất nước phát triển bền vững. Thể chế chính trị bảo thủ, độc tài thì điều khiển bộ máy nhà nước bằng các thủ đoạn dối trá, đàn áp, chỉ phục vụ cho lợi ích các phe nhóm, chà đạp lên pháp luật và quyền con người, đất nước tan rã, đạo đức xã hội suy đồi…
Hãy lấy đất nước Triều Tiên làm ví dụ rõ rệt nhất, dễ nhận ra nhất. Thể chế độc tài cha truyền con nối ở miền Bắc thì cả thế giới xa lánh, cô lập, nhân dân đói khổ. Thể chế dân chủ, tổng thống phạm pháp cũng phải đứng trước vành móng ngựa thì một nửa đất nước phía Nam của Triều Tiên có tên là Hàn Quốc đang đứng thứ 9 trên bảng xếp hạng thế giới về phát triển mọi mặt kinh tế, xã hội. Venezuela cũng đang là một ví dụ nóng bỏng về thể chế chính trị.
Với người làm chính trị (politicien) thì nhân loại tiến bộ cũng đã phân loại từ lâu rồi. Một tổng bí thư như ông Nông Đức Mạnh, do thể chế chính trị độc đảng sinh ra, đi đâu cũng hỏi "Trồng cây gì ? Nuôi con gì ?" thì người ta đã có tên gọi là một "anh hề chính trị" (polichinelle de la politique !). Một tổng thống láu tôm láu cá, nhỏ nhen và độc tài như Putin thì người ta gọi là "anh con buôn chính trị" (politicaillerie).
Ở Hội nghị trung ương 10 vừa qua, politicien Nguyễn Phú Trọng nêu câu hỏi mà hơn 30 năm trước bác sĩ Nguyễn Khắc Viện đã nêu vấn đề về đổi mới chính trị : Đổi mới chính trị có phải là đổi mới chế độ chính trị không ? Sau đó, ông "chỉ cho là" : Đổi mới hệ thống chính trị, tổ chức bộ máy, phương thức, lề lối làm việc.
Như vậy, có thể hiểu là, ông chỉ yêu cầu đổi mới hệ thống chính trị, chứ không đổi mới chế độ (thể chế) chính trị độc đảng, toàn trị đang cầm quyền.
Vậy hệ thống ấy là gì ?
Các thành viên của Hội nghị trung ương 10 phải vắt óc ra mà tìm hiểu, mà bàn về yêu cầu đổi mới "hệ thống chính trị" của Tổng bí thư, cùng các nội dung khác như: tổ chức bộ máy, nhân sự, phương thức, lề lối làm việc (!).
… Là một người quan sát ngoài đảng, tôi chăm chú nhìn những gương mặt các uỷ viên trung ương, thành viên Bộ Chính trị ngồi dưới hội trường mà… thất vọng ! Những gương mặt ăn chơi như Trần Tuấn Anh, những cái "đầu rỗng" mà tôi từng biết kia… thì làm sao trả lời được những vấn đề, những câu hỏi hóc búa mà Tổng bí thư đặt ra !
Có lẽ, trong lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam chưa có khúc quanh nào "gắt" bằng lúc này, kể cả thời chiến tranh máu lửa, thời bao cấp trước đó.
Ông Tổng bí thư muốn đổi mới chính trị nhưng không muốn mất quyền cai trị độc tôn của Đảng cộng sản ở Việt Nam. Nên mới có những ngôn từ mập mờ "đổi mới hệ thống chính trị"… Người ta lại phải lật Từ điển Tiếng Việt để xem định nghĩa "hệ thống" là gì ?
Ở trang 456 của Từ điển Tiếng Việt, từ "hệ thống" được định nghĩa : "Tập hợp nhiều yếu tố, đơn vị cùng loại hoặc cùng chức năng, có quan hệ hoặc liên hệ với nhau chặt chẽ… Tập hợp những tư tưởng, quy tắc, nguyên tắc liên kết với nhau một cách logic, làm thành một thể thống nhất…".
Vậy là ông Tổng bí thư muốn đổi mới cả "những tư tưởng, quy tắc, nguyên tắc liên kết với nhau một cách logic". Khó quá ! Chắc chắn các thành viên của Ban chấp hành trung ương gần 200 vị ngồi dưới hội trường… chịu thôi! Vì trí tuệ của Đảng cộng sản Việt Nam hiện nay không nằm trong Ban chấp hành trung ương, do cách đề cử và bầu bán ở các đại hội đảng trước đó.
Trước đại hội đảng lần thứ 10, ông Võ Văn Kiệt đã viết trên báo Sài Gòn Giải Phóng (đại ý) như sau : Số phận của Đảng phải do đại hội quyết định, chứ không phải số phận của đại hội lại do Ban chấp hành trước quyết định!
Ý kiến của Võ Văn Kiệt là một đột phá mang tính cách mạng về tổ chức của đảng, vô cùng sáng suốt. Nhưng không ai nghe cả nên mới dẫn đến tình cảnh hôm nay.
Nhưng Đảng cộng sản có 4 triệu đảng viên cơ mà ? Trí tuệ của đảng có thể đang nằm trong số các đảng viên đó.
Thật bất ngờ, gần đây dư luận xã hội chú ý đến một bài viết, nói đúng hơn là một tham luận, một công trình nghiên cứu mang tiêu đề "Đại hội 13 của Đảng cộng sản Việt Nam: Đổi mới toàn diện để Việt Nam có thể trở thành một nước phát triển vào năm 2030" của Phó giáo sư, Tiến sĩ Vũ Trọng Khải. Tác giả nói rõ không phải là uỷ viên Ban chấp hành trung ương Đảng, nhưng "xin mạn phép góp vài lời".
Bài của ông Vũ Trọng Khải vừa xuất hiện trên các trang mạng đã gây chú ý đặc biệt và có nhiều comment khen chê trái ngược nhau. Tác giả Vũ Trọng Khải đã trả lời hầu hết các câu hỏi đã được nêu ra của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng một cách cụ thể và còn đưa ra các giải pháp về chính trị, kinh tế, giáo dục đào tạo rất cụ thể, có bài bản.
Dù đảng có nghe "góp vài lời" của đảng viên Vũ Trọng Khải hay không là chuyện khác. Nhưng người đã nêu câu hỏi thì chắc chắn muốn nghe câu trả lời. Dù nghe xong bỏ ngoài tai, lại là chuyện khác !
Đừng có ai quên rằng, số phận của dân tộc này gắn với số phận của đảng. Và ngược lại, số phận của đảng cũng gắn với số phận của dân tộc này. Trên cỗ xe số phận đó, đảng đang là người cầm lái. Người cầm lái quyết định sẽ bẻ lái đi ra đường lớn của nhân loại hay lao thẳng xuống vực thẳm !
Và hiện nay cỗ xe đang vào khúc quanh "gắt" nhất. Hành khách trên cỗ xe số phận đó đang bàn tán, tranh cãi… để nhận đường. Nhưng chắc chắn không có ai muốn xe lao xuống vực (!). Cả hành khách trên xe và người lái xe chịu trách nhiệm chung về số phận của cỗ xe.
Lịch sử bao giờ cũng công bằng và nghiêm khắc như thế! Và "Lịch sử thường đi những lối bất ngờ" (Tố Hữu) !
Lê Phú Khải
Nguồn : VNTB, 13/06/2019
Cũng may cho nhân dân ta có những bậc trí thức lớn, đủ trí, đủ dũng như Trần Đại Nghĩa, Nguyễn Khắc Viện, Tạ Quang Bửu... đã can ngăn các lãnh tụ sau cơn say chiến thắng... không bán cả nước đi để trở thành một siêu cường hạt nhân ! Chúng ta hãy tưởng nhớ các vị đó.
Bút tích của bác sĩ Nguyễn Khắc Viện
Một buổi chiều vào cuối năm 1988, tôi đang ngồi làm việc tại nhà riêng ở thành phố Mỹ Tho êm ả bên bờ sông Tiền, lúc ngửng lên, bỗng thấy một ông già đội nón lá, tay xách cái bị đứng trước cửa ! Nhìn kỹ hóa ra bác sĩ Nguyễn Khắc Viện (!). Bác Viện nói : Tôi xuống xe đò, quên mất đường đến nhà cậu, một bà lão hỏi : Có phải bác là sĩ quan mới cải tạo không ? Tôi nói phải, thế là bà ấy chỉ đường cho tôi đến đây.
Từ sau ngày đất nước đổi mới (1986), bác Viện hễ vào Sài Gòn là hay xuống Mỹ Tho chơi với tôi. Bác muốn qua tôi để tìm hiểu về công việc làm ăn của nông dân đồng bằng sông Cửu Long mà tôi là nhà báo của trung ương duy nhất đang thường trú tại đó. Ở chơi nhà tôi, đôi lúc bác kể những chuyện "thâm cung bí sử" của triều đình cộng sản mà một trí thức như bác, thường được can dự hoặc chứng kiến...
Một trong những câu chuyện ít ai biết đó mà bác Viện kể cho tôi nghe là, chuyện Tổng bí thư Lê Duẩn mời các trí thức đầu đàn lên bàn chuyện làm bom nguyên tử ! Bác Viện kể (đại ý) :
Người thứ nhất là kỹ sư Trần Đại Nghĩa. Tổng bí thư hỏi : Có làm được bom nguyên tử không ? Ông Nghĩa trả lời, không làm được ! Thế là Tổng bí thư nổi giận, mắng : Trí thức mà ngu thế à !
Người thứ hai chính là Nguyễn Khắc Viện. Hỏi : Có làm được bom nguyên tử không ? Trả lời : Làm được. Tổng bí thư mừng lắm, nói : Tiếp tục đi ! Tiếp tục : Chỉ làm được một quả thôi ! Hỏi : Tại sao ? Trả lời : Làm xong một quả phải thử và sau đó thì hết vốn ! Bán cả nước cũng không thể làm được quả thứ hai (!).
Người thứ ba được gọi lên là Phó tiến sĩ Nguyễn Đình Tứ, học ở Đúp-na về, đứng đầu Viện Năng lượng nguyên tử quốc gia (trong đó có viện hạt nhân Đà Lạt). Tổng bí thư hỏi, nhưng Nguyễn Đình Tứ cứ ngồi yên, không nói gì cả... Cứ như thế cho đến lúc... được ra về !
Trong cơn say chiến thắng sau 1975, các lãnh tụ cộng sản mắc bệnh vĩ cuồng. Chính tai tôi, tác giả bài viết này, đã được nghe thủ tướng Phạm Văn Đồng chỉ đạo trong một hội nghị khoa học toàn quốc vào cuối năm 1978 rằng, Việt Nam phải đi tắt đón đầu, đuổi kịp và vượt phương Tây trong vòng mươi mười lăm, hai mươi năm ! Ông còn dặn các nhà khoa học cả hai miền Nam Bắc rằng, làm khoa học ở Việt Nam phải như Cù Chính Lan, chạy tắt rừng, đón đầu xe tăng địch mà đánh !!!
Lũ trí thức hoạn quan có mặt trong Nhà hát lớn Hà Nội lúc đó đã vỗ tay rào rào !
Cũng may cho nhân dân ta có những bậc trí thức lớn, đủ trí, đủ dũng như Trần Đại Nghĩa, Nguyễn Khắc Viện, Tạ Quang Bửu... đã can ngăn các lãnh tụ sau cơn say chiến thắng... không bán cả nước đi để trở thành một siêu cường hạt nhân ! Chúng ta hãy tưởng nhớ các vị đó.
Luận chứng của Trần Tích Cảnh
Với nước ta, năng lượng hạt nhân được nghiên cứu để ứng dụng trong nông nghiệp kỹ thuật cao và y tế là đúng đắn nhất. Và, chúng ta đã làm tốt điều này.
Năm 1985, "Luận chứng kinh tế- kỹ thuật trung tâm chiếu xạ Thành phố Hồ Chí Minh" của phó tiến sĩ Trần Tích Cảnh đã được thực thi ở cả hai miền Bắc Nam để bảo đảm chất lượng cho các sản phẩm xuất khẩu nông-sinh-y. Tác giả Trần Tích Cảnh đã tặng người viết bài này một văn bản của luận chứng đó làm kỉ niệm mà tôi còn giữ !
Lê Phú Khải
Nguồn : VNTB, 03/03/2019
Vừa ngồi xuống chiếc ghế đối diện với tôi trong một quán bia hơi gần trụ sở Hội nhà văn Việt Nam ở đường Nguyễn Đình Chiểu- Hà Nội, đạo diễn nghệ sĩ nhân dân Trần Văn Thủy liền đập tay xuống bàn quát lớn :
Tại sao (là) Chu Hảo ? Tại sao Chu Hảo ?!! Tôi và ông còn "phản động" hơn Chu Hảo nhiều chứ ? !...
Báo đài trong nước lên tiếng đả kích Giáo sư Chu Hảo - Ảnh minh họa (VTV1)
Biết Trần Văn Thủy là người "ăn to nói lớn", tính cách ngang tàng... nên tôi chẳng nói gì cả. Nhưng trong đầu bỗng nhớ đến cuốn sách mà tôi đã in năm 2004 (Nhà xuất bản Thanh Niên) có tên là "Tại sao Điện Biên Phủ ?".
Để trả lời cho câu hỏi của nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước : Vì sao hai bên Việt Minh và Pháp lại chọn một nơi không hẹn trước, xa xôi hẻo lánh, tít mù cuối trời Tây Bắc, giáp ranh với nước Lào làm trận địa cho một cuộc chiến quyết định sống còn với mỗi bên ? ! Để trả lời câu hỏi này, tôi đã phải đọc cả ngàn trang hồi ký về Điện Biên Phủ, ba lần lên thăm Điện Biên Phủ và ba lần gặp Đại tướng Võ Nguyên Giáp để cho ra đời cuốn sách chưa đến 200 trang vào năm kỷ niệm 50 năm (2004) chiến thắng lịch sử này.
Nhưng trả lời đạo diễn Trần Văn Thủy : "Tại sao Chu Hảo ?" thì không khó. Vì : Chu Hảo là một trong những người trí thức căn cơ nhất của tầng lớp trí thức vốn còn rất "èo uột" hiện nay !
Tôi dùng chữ căn cơ vì, một dân tộc muốn hùng mạnh phải có một đội ngũ tinh hoa dẫn đường. Đội ngũ tinh hoa ấy khai phóng cho dân chúng. Muốn có Cách mạng Pháp 1789 phải có một Thế kỷ Ánh sáng "Siècle des Lumières" với những Voltaire (1694-1778), Rousseau (1712-1778), Diderot ( 1713-1784) .
Chu Hảo là một trí thức ý thức rõ về vai trò, trách nhiệm của tầng lớp tinh hoa với nhiệm vụ khai phóng dân trí của tầng lớp mình. Năm 2010, ông đã viết tiểu luận nổi tiếng "Thử tìm hiểu tầng lớp trí thức Việt Nam". Đây là lần đầu tiên một tác giả đã dám đụng bút vào một đề tài lớn, rất hóc búa và vô cùng "nhậy cảm" trong một xã hội toàn trị, nặng tư tưởng Maoist : "Trí thức là cục phân" !!! Trong tiểu luận đó ông đặt ra những câu hỏi...
Có một giai tầng xã hội như là tầng lớp trí thức ở Việt Nam chưa, đặc điểm tính cách của trí thức trước vận mệnh của dân tộc trong thời đại mới- thời đại kinh tế tri thức, thời đại hòa nhập toàn cầu là thế nào ? Và thật thú vị, lần đầu tiên có một tác giả đã điểm lại những gương mặt, những tên tuổi kẻ sĩ Việt Nam suốt chiều dài lịch sử dân tộc như : Trương Vĩnh Ký, Phan Khôi, Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Quỳnh, Nguyễn Văn Tố... Và cũng rất bất ngờ, tác giả gọi thời kỳ 1945-1949 là của lịch sử Việt Nam hiện đại là thời kỳ "lãng mạn của trí thức yêu nước" Việt Nam !
Tuy chỉ là những phác thảo và gợi mở nhưng tiểu luận "Thử tìm hiểu tầng lớp trí thức Việt Nam". đã được những người quan tâm đến vận mệnh của đất nước nồng nhiệt đón nhận và đánh giá rất cao công trình này. Bình tĩnh và ôn hòa, nhưng kết luận của bài viết này đanh thép và dứt khoát : Không có tự do ngôn luận, thì những người "có học" chỉ có thể là những người lao động trí óc (thậm chí rất giỏi" nhưng không thể trở thành một tầng lớp "trí thức" mà xã hội văn minh coi là tinh hoa !
Ở thời điểm năm 2010, kết luận trên của Chu Hảo được xem là xã hội toàn trị đã có phần "cởi mở" (!) Nhưng chế độ Đảng trị với quốc sách ngu dân, bưng bít thông tin để dễ bề cai trị, lừa gạt và dễ bề cướp bóc đã không thể chấp nhận sự dấn thân khai phóng của nhà trí thức Chu Hảo với việc ông đứng đầu Nhà xuất bản Tri Thức để tổ chức dịch và xuất bản những sách giới thiệu một cách căn cơ những giá trị văn minh phổ quát của nhân loại mà bất cứ một dân tộc nào muốn "sánh vai cùng các cường quốc năm châu" cũng phải biết đến.
Những cuốn sách đồ sộ của văn minh nhân loại đã ra đời từ Nhà xuất bản Tri Thức : Nền dân trị Mỹ (phải "né" chữ "dân chủ" bằng chữ "dân trị") của Alexis de Tocqueville do Phạm Toàn dịch từ nguyên bản tiếng Pháp-805 trang, khổ 16x24 cm-2012 ; Đường về nô lệ của Hayek do dịch giả nổi tiếng Phạm Nguyên Trường dịch ; Karl Marx của Peter Singer ; Sự ra đời trí khôn ở trẻ em của Jean Piaget do nhà thơ Hoàng Hưng dịch, v.v và v.v...
Khi dịch cuốn "Sự ra đời trí khôn ở trẻ em" tác giả Hoàng Hưng tâm sự với người viết bài này rằng, vô cùng khó dịch, vì nhiều khái niệm về tâm lý chúng ta không có, phải mầy mò, so sánh với các ngôn ngữ khác... Vẫn theo Hoàng Hưng thì giáo dục ở nước ta quá lạc hậu so với thế giới về cơ sở tâm lý giáo dục học...
Vì thế, lời mở đầu cho cuốn sách này, nhà giáo Phạm Toàn đã viết : Thật khó mà hình dung lại có người táo gan chẳng hạn như thế này : lái con tàu đi biển mà thiếu hải đồ và hải trình, thám hiểm núi cao rừng sâu mà không cần la bàn, hoặc là... thêm trường hợp nữa cho đủ quá tam ba bận, như chúng tôi muốn nêu ra ở đây : tổ chức một nền giáo dục quốc dân, tổ chức đi tổ chức lại những cuộc thay sách thay chương trình và cải cách giáo dục song lại không quan tâm đến tâm lý học. Lại nữa, không những coi nhẹ tâm lý học nói chung, lại còn táo gan coi nhẹ tâm lý học giáo dục, nhất là tâm lý học Piaget !
Nhà thơ Hoàng Hưng đã được giải thưởng về dịch thuật cuốn sách này sau đó. Tôi đã mất cả tháng trời để nghiên cứu cuốn sách khó đọc này và bàng hoàng khi biết rằng, chúng ta đã không hề biết đến Jean Piaget (1896-1980) với công trình cả đời nghiên cứu quá trình nhận thức của trẻ em, làm cơ sở cho quá trình giáo dục ở hầu hết các nước tiên tiến trên thế giới ngày nay…
Viết đến đây tôi bỗng nhớ đến các "định nghĩa" về người trí thức của Viện sĩ hàn lâm Nga N. Moseev : "Người trí thức luôn suy nghĩ đến số phận của dân tộc mình trong sự so sánh, đối chiếu với những giá trị toàn nhân loại. Vả lại, bất cứ một dân tộc nào bao giờ cũng có những nhà trí thức của dân tộc mình".
Chu Hảo chính là một nhà trí thức của dân tộc Việt Nam. Ông có công với đất nước, với dân tộc nhưng lại "có tội" vì đã "tổ chức dịch và xuất bản những sách trái với cương lĩnh, đường lối của Đảng" như kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng !
Là một người ngoài Đảng, người viết bài này cũng biết, đây là một việc làm trái với điều lệ Đảng. Vì, muốn kỷ luật một đảng viên thì phải xuất phát từ cơ sở chi bộ nơi đảng viên ấy sinh hoạt. Rõ ràng, một nhóm độc tài từ trên cao áp đặt một cách phi dân chủ ngay trong Đảng. Dấu hiệu của tập quyền trong quá trình phát xít hóa đã xuất hiện ngay sau khi Tổng bí thư Đảng kiêm giữ chức Chủ tịch nước (!). Kỷ luật Chu Hảo, Đảng độc tài muốn dằn mặt những đảng viên đang "tự diễn biến" đang "suy thoái về chính trị"...
Thật là bẽ bàng và nực cười khi Việt Nam đang hý hửng tham gia Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương CPTPP ! Muốn hòa nhập vào thế giới văn minh để hưởng lợi về kinh tế, nhưng lại quyết giữ nguyên tư duy man rợ thời Trung cổ về triết học, chính trị và xã hội, để tiếp tục cai trị, dìm đất nước và nhân dân trong tăm tối Trung cổ giữa thời đại toàn cầu hóa, Công nghiệp 4.0 !
Không làm gì có điều đó ở thế kỷ 21 thưa Ban kiểm tra Trung ương Đảng ! Chính vì thế, khi tuyên bố kỷ luật những sai phạm của Chu Hảo, và ông đã tuyên bố rời Đảng ngay sau đó...
Một cơn địa chấn đã xuất hiện trong xã hội Việt Nam. Một loạt những đảng viên, trong đó có những tên tuổi lớn như nhà văn Nguyên Ngọc, nghệ sĩ ưu tú Kim Chi, giáo sư Mạc Văn Trang và nhiều người khác... đã lập tức tuyên bố rời bỏ Đảng.
Trong tuyên bố bỏ Đảng của nhà văn lão trượng, công thần của chế độ Nguyên Ngọc có đoạn viết : Đảng "kìm hãm nhân dân trong vòng tăm tối, để lừa dối và đàn áp... đang cướp quyền sống và phát triển của dân tộc... Đảng "tự diễn biến" thành một tổ chức chuyên quyền phản dân hại nước. Tôi không thể, còn có thể ở trong một tổ chức như thế !
Kể từ khi thành lập, chính danh của Đảng cộng sản chưa bao giờ bị phủ định hoàn toàn như thế.
Mặc dù chỉ kém Chu Hảo có hai tuổi, tôi luôn luôn xem ông là bậc đàn anh từ mọi phương diện. Ông uyên bác nhưng khiêm nhường, ôn hòa lịch lãm nhưng sắc sảo và quyết liệt trong tư duy. Chu Hảo chính là kẻ sĩ của thời đại @, một nhân cách viết hoa. Vậy mà ông bị gán cho những tội danh nghe thật buồn cười và ngớ ngẩn : "tự chuyển biến", "tự chuyển hóa", "thoái hóa về chính trị" v.v. và v.v... Những khái niệm quái gở đó dùng để nói về Chu Hảo ở cái thời kỹ thuật số, công nghệ số này ! Chỉ bấy nhiêu đã thấy bế tắc đến tột cùng !
Có lần nhà văn hóa Nguyễn Khắc Viện đã nói với tôi rằng, trí thức không phải là bột mỳ, nhưng trí thức là viên bột nở, là chất xúc tác. Nhờ có viên bột nở mà bột mỳ nở thành cái bánh mỳ !
Chu Hảo thì tự do báo chí, tự do xuất bản là công cụ cốt lõi để thực hiện dân chủ. Ông đã dấn thân suốt hơn một thập kỷ qua để làm điều đó. Làm bột nở cho đời ! Cái chất "trí thức toàn thân" ấy của ông luôn là kẻ thù nguy hiểm nhất của mọi thứ độc tài ! Chu Hảo là hạt bụi, là cái gai trong mắt chuyên quyền.
Tôi đã mất gần 200 trang mới trả lời được câu hỏi "Tại sao Điện Biên Phủ ?". Nhưng chỉ cần 4 trang A4 để trả lời : Tại sao Chu Hảo ?...
Lê Phú Khải
Nguồn : VNTB, 11/11/2018
Ca dao là những viên ngọc lung linh, trong suốt, lấp lánh trên bầu trời văn hóa của dân tộc.
Nhà thơ Nguyễn Duy và những ca dao 'hiện thực phê phán'
Tưởng chừng không ai có thể làm cho nó đẹp hơn, hay hơn được nữa. Thử nghĩ, ai có thể gọt rũa thêm, trau chuốt hơn những câu ca dao như thế này :
Hỡi cô tát nước bên đàng
Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi
Vậy mà thật bất ngờ cho tất cả những người Việt trong nước và trên toàn thế giới phải sững sờ, phải lặng người đau đớn khi đọc bài thơ "Cướp" của Nguyễn Duy :
Con ơi nhớ lấy câu này
Cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan
(ca dao)
Cướp xưa băng nhóm làng nhàng
Cướp nay có đảng có đoàn hẳn hoi
Có con dấu đóng đỏ tươi
Có còng có súng dùi cui nhà tù
…
Ai qua thành phố Bác Hồ
Mà coi cướp đất bên bờ Thủ Thiêm
Bây giờ mẹ phải dặn thêm
Quan tham là cướp cả đêm lẫn ngày
Hai câu thơ cuối của bài "Cướp" đã "nâng cấp" ca dao có từ ngàn đời của dân tộc thành ca dao của thời đại Đảng trị độc tài ăn cướp có "Con dấu đóng đỏ tươi".
Sau này con cháu chúng ta học văn học dân gian trong nhà trường, các nhà soạn sách giáo khoa, các thầy giáo dậy văn ắt hẳn phải dậy rằng, có những câu ca dao hữu danh, cứ đánh vào Google là thấy Nguyễn Duy !
Đề tài " Cướp đất" lâu nay đã xuất hiện trong thơ ca Việt hiện đại. Nhà thơ Bùi Minh Quốc trong bài thơ " Vì nhân dân quên mình" viết năm 2014 có đoạn :
"Mẹ đào hầm từ thuở tóc còn xanh
Nay mẹ tự lột truồng lăn mình ra giữ đất !"
Có tác giả còn viết :
"Những ngày tôi sống đây
Sử gia sẽ viết gì ?
Đàn ông uống thuốc rầy giữ đất
Đàn bà cởi truồng chống Đảng !"
(Lê Phú Khải)
Nhưng phải đến Nguyễn Duy "phù phép" bằng những câu lục bát thì "cướp đất" mới thành ca dao của thời đại. Hóa thân thành ca dao là hóa thân vào cõi bất tử !
Đã từ lâu, thơ Nguyễn Duy làm chức năng Con chim báo bão của đất nước và dân tộc mình. Là người lính, Nguyễn Duy đã linh cảm thấy :
Xét cho cùng sau một cuộc chiến tranh
Phe nào thắng thì nhân dân đều bại !
Khi cái gọi là "Đổi mới" ra đời (1986), từ Mátxcơva tháng 5 năm 1988 , trong bài thơ nổi tiếng "Nhìn từ xa… Tổ quốc" anh đã viết :
đổi mới thật không hay giả vờ đổi mới
máu nhiễm trùng ta có đổi được không ?
(Đường xa, NXB Trẻ 1989)
Trong bài "Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ" đăng trên tạp chí Cửa Việt 1992, dự báo về cái gọi là kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Nguyễn Duy đã viết :
thời buổi thị trường mọi việc đều có thể
có thể nước này mua trọn gói nước kia
có thể lập những liên minh ma quỷ
những công ty bán nước từng phần…
Gần đây, chuyện sẽ xây nhà hát giao hưởng 1500 tỷ trên mảnh đất Thủ Thiêm còn dòng dòng máu và nước mắt của dân oan mất đất ở Thủ Thiêm sau 20 năm đi khiếu kiện, dư luận trên mạng xã hội đã ném đá dữ dội những kẻ được xem là "văn nghệ sỹ trí thức" như Trần Du Lịch, ca sĩ Mỹ Linh đã tung hô, nói leo, ăn theo cái quyết định bất lương này của "hội đồng chuột" Thành phố Hồ Chí Minh… Nhiều người đã băn khoăn là làm sao những người tạm gọi là "ưu tú" đó, lại có thể đồng tình với cái ác, cái xấu, cái đểu đó ?!
Riêng tôi thì không. Vì tôi đã đọc kỹ thơ Nguyễn Duy. Anh đã nhận diện những con người này từ lâu rồi, và vẽ chân dung họ rất sinh động :
Điếm cấp thấp bán trôn nuôi miệng
Điếm cấp cao bán miệng nuôi trôn
(Thơ Nguyễn Duy, Nhà xuất bản Hội nhà văn 2010)
Giai tầng "điếm cấp cao" này đã nẩy nở trong xã hội kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa những năm gần đây.
Nguyễn Duy xứng đáng là một nhà thơ lớn của thời đại chúng ta. Tôi nghĩ vậy.
Lê Phú Khải
Nguồn : VNTB, 15/10/2018
Những năm gần đây, trên các phương tiện thông tin quốc doanh, luôn xuất hiện những từ “những thế lực thù địch” đang chống phá nhà nước Việt Nam. Đặc biệt Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng càng hay nhắc đến cụm từ này (!) Vậy, những thế lực thù địch nó từ đâu ra, sao càng ngày càng nhiều và gây lo sợ cho nhà cầm quyền đến thế ? !
Việt Nam sự thức dậy của một con rồng nhỏ (Vietnam le réveil d’un petit dragon)
Không khó để tìm ra, ai đã sinh ra các thế lực thù địch !
1. Những người nông dân đang sống yên lành trên thổ cư và ruộng đồng của họ, bỗng một hôm có kẻ vác một bao tiền đến “làm việc” với chính quyền xã, huyện... lên một “dự án”. Dự án được “duyệt”, rồi báo cáo lên tỉnh, được thông qua... Thế là công an được điều đến để giải tỏa mặt bằng. Mất nhà, mất ruộng rồi họ đi đâu, làm gì để sống, không cần ai biết ! Dân không chịu, kéo nhau đi kiện từ Nam chí Bắc. Thế là thành “tụ tập đông người”, thành thế lực thù địch !
2. Công nhân trong các nhà máy do nước ngoài đầu tư, nhưng công đoàn lại do chủ đầu tư trả lương. Công nhân đình công đòi tăng lương, đòi cải thiện đời sống, công đoàn cuội bênh vực chủ. Lại đình công, lại thành “tụ tập đông người”, thành thế lực thù địch !!!
3. Tín đồ các giáo phái tự do tín ngưỡng, không thừa nhận các chùa chiền quốc doanh, các sư sãi quốc doanh... thế là thành “thế lực thù địch” !
4. Các nhà trí thức thấy hơn 40 năm đất nước thống nhất mà biển mất đằng biển, đảo mất đằng đảo, họ “nhìn vào đâu cũng phải ghìm cơn mửa - Cả một thời đểu cáng đã lên ngôi” ! (thơ Bùi Minh Quốc) nên họ viết phản biện ôn hòa lên các trang mạng tự do... Thế là thành “thế lực thù địch” !
5. Ngày tưởng niệm các chiến sĩ và đồng bào đã hy sinh ở trận Gạc Ma, ở Hoàng Sa, ở chiến tranh biên giới phía Bắc 1979... Dân kéo nhau đi thắp hương tưởng niệm dưới tượng đài Lý Thái Tổ, tượng đài Trần Hưng Đạo... thế là thành “thế lực thù địch”.
Nếu thống kê hết những nguyên nhân, nguồn gốc nào sinh ra “thế lực thù địch” thì còn nhiều lắm... Các nhà xã hội học có thể làm luận văn tiến sĩ về đề tài này.
Tôi nhớ, sau Đổi mới (1986), thời ông Võ Văn Kiệt làm thủ tướng, báo Le Monde của Pháp ra ngày 19 tháng 11 năm 1994, tác giả Olivier Weber có đăng một bài nhan đề : Việt Nam sự thức dậy của một con rồng nhỏ (Vietnam le réveil d’un petit dragon), thời đó không thấy xuất hiện các “thế lực thù địch” ?! Nhưng sau đó Nguyễn Tấn Dũng phá nát nền kinh tế Việt Nam, nạn tham nhũng được Dũng bật đèn xanh để khắp nơi cướp bóc, đất đai là “sở hữu toàn dân” giao cho các kẻ nắm quyền ở địa phương làm đại diện “chủ sở hữu” thì “thế lực thù địch” nổi dậy ở khắp nơi (!).
Các chiến sĩ cộng sản năm xưa như các anh Lê Công Giàu, Huỳnh Tấn Mẫm, Huỳnh Kim Báu, Lê Thân, Hạ Đình Nguyên... từng bị chế độ Sài Gòn giam cầm tra tấn chỉ vì đòi hòa bình thống nhất đất nước, đuổi Mỹ ra khỏi Miền Nam... Nay các anh ấy thấy chế độ chuyên quyền đảng trị còn tồi tệ hơn cả chế độ Sài Gòn năm xưa, hèn với giặc, ác với dân, nên lại xuống đường... Các vị ấy không thể là thế lực thù địch được ! Nhà văn Nguyên Ngọc từng bám đất Tây Nguyên, bám đất Quảng Nam khói lửa, viết nên những tác phẩm như “Đất nước đứng lên”, “Đường chúng ta đi” mà Nguyễn Phú Trọng đã phải học lúc là sinh viên văn khoa ở Hà Nội thì không thể là “thế lực thù địch” được ! Có chăng là thù địch với thể chế đảng trị độc tài mà thôi ! Chính thể chế này đã đẻ ra thế lực thù địch (!)
Để giành lấy “chính danh” cai trị đất nước, chính quyền độc tài lớn tiếng gọi những người, những tập thể nông dân và công nhân kể trên là “thế lực thù địch”. Càng lớn tiếng bao nhiêu họ chỉ tự vạch mặt mình là chính quyền của các tập đoàn lợi ích, chống lại đa số nhân dân đang cùng khổ. Đó là cách uống thuốc độc để giải khát. Hãy dẹp bỏ ngay luật Đất đai hiện hành và thực thi dân chủ, chỉ có thế mới khỏi chết khát mà thôi !
Lê Phú Khải
Nguồn : VNTB, 02/08/2018
Ngày nhỏ đi học lớp 1, lớp 2,... cứ mỗi lần được thầy giáo kêu lên bục xóa bảng, hoặc sai đi giặt khăn lau bảng là tôi sung sướng cả ngày hôm đó.
Ảnh minh họa
Thầy giáo nhớ tên mình, gọi tên mình... chao ôi là vinh hạnh, không sướng sao được. Có lần tôi đi dự đám cưới một người chị họ, gặp thầy giáo của tôi đến cùng dự đám cưới, dù là đứa trẻ vốn tính tình nhút nhát, tôi cũng rẽ đám đông đến trước mặt thầy tôi, khoanh tay lễ phép chào : Con chào thầy ạ !
Thầy giáo đã xoa đầu tôi trước hai họ. Tôi hãnh diện vô cùng. Đã hơn nửa thế kỷ đi qua, vậy mà đến giờ, tôi vẫn nhớ cái buổi chiều hôm đó, nhớ như in cái cầu thang mà tôi đã vội leo lên thành cầu để tụt xuống, len đến trước mặt thầy tôi... Trong con mắt trẻ thơ của tôi lúc đó, thầy giáo thiêng liêng lắm. Thầy Mạnh Tử bên Tàu hơn hai ngàn năm trước từng nói : “Cái phong phú được gọi là cái đẹp”, “Cái cao cả được gọi là cái thiêng liêng” là gì? Vậy thầy giáo của tôi ngày ấy là một người cao cả, vì cao cả nên thầy thật thiêng liêng với học trò.
Thế mà bây giờ thằng cháu nội tôi lại bĩu môi nói với ông nội nó : Cô giáo của con mới mua xe Attila đó (!), Tôi hiểu nó muốn nói, vì bắt nó và bạn bè của nó phải học thêm để cô giáo thâu tiền... Xe Attila mới mua của cô giáo là tiền bố mẹ nó phải oằn lưng ra đóng góp cho con học thêm. Có lần tôi đã mắng mẹ nó, vì sao cứ phải cho con đi học thêm, trong khi nhà thì túng thiếu. Mẹ nó phân trần : Thằng T (tên thằng cháu tôi) nó bảo, nếu không đi học thêm, cô giáo sẽ tấn công nó trong lớp học. Tôi hỏi: Tấn công như thế nào? Mẹ nó trả lời: Bắt lên bảng làm toán, rồi đe nẹt, thằng T sợ lắm, khóc đòi mẹ cho đi học thêm. Vì những đứa học thêm không bị cô giáo đối xử như thế. Chữ “tấn công” là từ miệng thằng cháu nội tôi nói ra.
Cô giáo đã hết cao cả thì còn thiêng liêng cái nỗi gì ? Một thế hệ con trẻ đi học không có cảm nhận về cái thiêng liêng, lại thấy thầy cô giáo của mình là những kẻ thấp hèn, khi nói đến họ nó phải bĩu môi ra thì còn gì để nói (!).
“Kinh khủng” hơn là một lần ngồi cà phê trước một trường đại học, tôi thấy các sinh viên “vô tư” gọi thầy giáo nó là thằng này, thằng kia. Tôi đem câu chuyện này về hỏi thằng con tôi đang theo học một lớp đại học tại chức. Nó giải thích : Sinh viên phải chung tiền cho thầy giáo mỗi lần thi cử, phải rủ thầy đi nhậu... nên nó xưng hô như thế đó ba ạ !
Chuyện về sự suy thoái của nền giáo dục Việt Nam thì còn nhiều lắm, nhưng chuyện của ngành y tế thì còn tàn nhẫn hơn. Vừa qua tại Năm Căn tỉnh Cà Mau, nhân dân đã kéo đến đập phá, đuổi đánh các thầy thuốc ở bệnh viện vì đã bỏ mặc một bệnh nhân gái 16 tuổi được chở đến cấp cứu, dù gia đình nạn nhân này đã quỳ xuống lạy, van xin các bậc lương y này cứu chữa. Các vị “từ mẫu” này phải có tiền nộp đã thì mới ra tay cứu độ ! Em gái đã chết trước thềm bệnh viện, khi nhân dân phẫn nộ kéo tới thì các vị “thầy thuốc như mẹ hiền” này đã hốt hoảng cởi bỏ hết áo trắng trên người để chạy trốn như những lũ chuột bị rắn đuổi.
Có lẽ trong lịch sử ngành y tế thế giới, chưa có đâu diễn ra màn kịch kiều này. Chủ nghĩa “duy lợi” (Hà Sĩ Phu) cả ông Marx không còn đất sống ở trời Tây, có lẽ vì thế nó vội di trú đến những mảnh đất rừng rú còn sót lại ở Châu Á để nương thân, và Việt Nam là một trong những điểm dừng chân của nó. Tất cả được tính ra “lợi quyền”, lợi lộc, không còn cái gì là thiêng liêng nữa, dù là làm nghề thầy, thầy giáo, thầy thuốc...
Bác sỹ Nguyễn Khắc Viện, hồi còn sống, có lần ông đã kể cho tôi nghe về tư cách người thầy thuốc. Ở Pháp, thầy thuốc chỉ được khám bệnh, cho toa (đơn)... không bao giờ được phép chìa tay ra cầm tiền của bệnh nhân. Tiền khám bệnh sẽ được người nhà của bác sỹ thu ở chỗ khác, khi bệnh nhân ra về. Ông giải thích : Nếu bác sỹ cầm tiền từ tay bệnh nhân thì về tâm lý, hình ảnh thầy thuốc “cứu nhân độ thế” hết thiêng mất rồi. Khi người bệnh đến với thầy thuốc, thì tâm trạng của họ đến với một vị cứu nhân, người đó sẽ đem hết tinh thần cao cả của người thầy thuốc để cứu họ. Chỉ riêng tâm trạng đó đã là liều thuốc tinh thần để người bệnh tự giúp mình khỏi bệnh đến 50%. Vì thế các trường đào tạo thầy thuốc ở Pháp giảng dạy rất kỹ lưỡng rằng, không để đồng tiền xuất hiện giữa thầy thuốc và bệnh nhân. Dù rằng thầy thuốc vẫn cần tiền để tồn tại.
Vậy mà tôi thấy ở tỉnh X, thầy thuốc đã bán thuốc cho bệnh nhân. Thuốc còn được nghiền nát ra để bệnh nhân không biết đó là thuốc gì, mác gì, ở đâu sản xuất...để bệnh nhân không thể so đo đắt rẻ...
Chỉ có hai nghề cao quý, được ông bà ta kêu bằng “thầy” ; Dắt đứa con đến cửa nhà thầy, người mẹ ngày xưa nói : Đến ăn mày thầy dăm chữ để cháu làm người !
Ôi sao mà thiêng liêng quá !
Bây giờ cả thầy giáo và thầy thuốc đều lấy học trò và bệnh nhân làm đối tượng để làm tiền thì cái thiêng liêng không cánh mà bay khỏi cái xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam mất rồi ! Chỉ còn lại sự dối trá vô lương đến lộng lẫy “thiêng liêng” mà thôi !
Lê Phú Khải
Nguồn : VNTB, 21/07/2018
Hạ Đình Nguyên sinh năm 1943 tại Quảng Nam. Trước 1975, anh là sinh viên Ban Triết của Đại học Văn khoa Sài Gòn. Tuổi trẻ căng tràn nhựa sống, đầy ước mơ và lãng mạn, như một tổ chức sinh viên thời ấy có tên là "Bừng sống".
Nhà báo Hạ Đình Nguyên và cuốn sách của ông.
Hạ Đình Nguyên đã đi theo tiếng gọi của lý tưởng yêu nước, mơ đến ngày đất nước thống nhất, đuổi đế quốc Mỹ ra khỏi miền Nam, xóa bỏ đi chế độ Sài Gòn tham nhũng, xóa bỏ chế độ bầu cử độc diễn không sòng phẳng của các chính khách Sài Gòn... Nguyên cùng những bạn sinh viên thời ấy hòa mình vào đoàn quân náo nhiệt bãi khóa, tuyệt thực, xuống đường biểu tình, tấn công vào hàng rào kẽm gai và cảnh sát... Anh đã trưởng thành từ phong trào sinh viên học sinh Sài Gòn một thời oanh liệt, ghi đậm dấu ấn vào lịch sử Cách mạng miền Nam trước 1975. Hạ Đình Nguyên trở thành chủ tịch Uỷ ban hành động đấu tranh của Tổng hội sinh viên Sài Gòn. Và, cái gì đến đã đến. Anh bị bắt đi tù Côn Đảo, đến cuối năm 1973 mới được trả tự do.
Sau ngày thống nhất, Đại học Văn khoa và Đại học khoa học Sài Gòn cũ sát nhập thành Đại học Tổng hợp, Nguyên được phân công làm Bí thư Đoàn toàn trường. Say mê với cuộc sống mới, càng ra sức cống hiến để xây dựng chủ nghĩa xã hội mà một thời thế hệ các anh đã từng mơ về xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc (!).
Sở dĩ tôi ví Hạ Đình Nguyên là Jean-Paul Sartre của Việt Nam, vì, xét ở bản lĩnh dám thay đổi tư duy thì ông rất giống với triết gia Jean-Paul Sartre.
Sartre (1905-1980) lúc còn trẻ từng tuyên bố : Tất cả những thằng chống cộng đều là con chó ! (Tous les anti-communistes sont des chiens). Sartre mê Liên Xô, như Hạ Đình Nguyên từng mơ Miền Bắc xã hội chủ nghĩa, nhưng khi Liên Xô đàn áp dã man những người đấu tranh dân chủ ở Tiệp Khắc thì Sartre lại tuyên bố : Tất cả những thằng cộng sản đều là con chó ! (Tous les communistes sont des chiens). Có người bảo Sartre là đã phản bội. Sartre trả lời : Tôi đi tìm miền trung thành mới (recherche de la nouvelle fidélité).
Sau 36 năm sống trong lòng chủ nghĩa xã hội, tháng 3 năm 2011, Hạ Đình Nguyên viết trong tác phẩm "Ngày ấy giảng đường" (sách tự in vi tính), ông già 68 tuổi này tâm sự với thanh niên : "Thanh niên không nhất thiết phải trung thành với quá khứ, nhưng không phủ nhận nó. Qúa khứ chỉ để tham khảo, thậm chí tham khảo một cách cẩn trọng. Thanh niên dứt khoát phải trung thành với tương lai, đó là dự phóng căn bản về Dân chủ- Dân sinh- và những giá trị đích thực. Đó là những phạm trù biến thiên vô tận khó lường mà không một định chế nào, dù tôi luyện bằng thép gì đi nữa, có thể chụp nó lại, bắt nó đứng yên, vì sợ nó. Bao nhiêu thế hệ đã yêu nó, vì nó mà chịu đau đớn hy sinh... Nó không bao giờ dừng lại, nó đang đi mà ta không biết đó thôi"... (trang 76 - sách đã dẫn).
Có một thế hệ trước 1975 ở miền Nam, đã từng tù đầy, "đau đớn, hy sinh"... như Hạ Đình Nguyên, còn đang "không bao giờ dừng lại" mà tác giả đã biết, đã gặp như các anh : Huỳnh Tấn Mẫm, Lê Công Giầu, Huỳnh Kim Báu, Lê Thân... đang dấn thân cho Dân chủ - Dân sinh ở tuổi "thất thập cổ lai hy". Các anh vẫn phản biện, vẫn xuống đường như thời trai trẻ năm xưa. Nhưng bây giờ các anh là "ngòi nổ", là tấm gương cho lớp trẻ trong những cuộc xuống đường chống Trung Quốc xâm lấn biển đảo của Tổ Quốc, chống thảm họa Formosa, chống Tập Cận Bình "đến thăm" Việt Nam,...
Lịch sử đã lặp lại. Lại chặn cửa từng nhà, lại hàng rão kẽm gai trên đường phố, lại cưỡng chế từng người.
Ngày 3/11/2015, tại khuôn viên nhà riêng Hạ Đình Nguyên ở Thủ Đức bên bờ sông Sài Gòn lộng gió, các thành viên Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng đã "tụ tập đông người" để chuẩn bị "đón tiếp" Tập Cận Bình sắp sang "thăm" Việt Nam. Ngày hôm sau, cuộc mít tinh phản đối họ Tập được tổ chức dưới chân tượng đài Trần Hưng Đạo tại trung tâm thành phố, sau đó biến thành cuộc diễu hành biểu tình ôn hòa hô to khẩu hiệu chống Trung Quốc xâm lược biển đảo Việt Nam...
Ngày hôm sau (5/11/2015), cuộc biểu tình chống Tập Cận Bình vừa đặt chân xuống Hà Nội, diễn ra tại hồ Con Rùa (Sài Gòn) đã bị đàn áp thô bạo. Kỹ sư Trần Bang bị đánh trào máu mặt. Hình ảnh Trần Bang bị đánh trào máu đã nhanh chóng được lan truyền trên mạng xã hội, làm cho người ta lại nhớ đến những cuộc xuống đường của các sinh viên yêu nước Sài Gòn những năm trước 75. Không ai "xúi giục", "kích động" những người như Hạ Đình Nguyên và các đồng chí của anh đứng lên vạch mặt, cầm bút phản biện, "xuống đường lần thứ hai" này cả ! Chính lương tâm các anh đã kêu gọi phải "sống và đấu tranh cho một xã hội tốt đẹp như hành nhân đi trên đường thiên lý" (trang 73- Ngày ấy giảng đường).
Là một cây bút giầu chất lãng mạn và đượm màu thiền, triết..., anh tự ví cuộc đời dấn thân của mình như một "hành nhân đi trên đường thiên lý". Độc giả cả nước và người Việt ở nước ngoài hàng chục năm nay luôn chờ đón những bài viết theo sát thời cuộc, giầu hình tượng, và bay bướm của ngòi bút Hạ Đình Nguyên. Anh kêu gọi các nhà lãnh đạo đất nước phải có tư duy độc lập Việt Nam, "không tư duy theo cái vẫy đuôi của Trung Quốc". Đau xót cho một đất nước mà những người cầm quyền tự xưng là đỉnh cao trí tuệ chỉ biết "tư duy theo cái vẫy đuôi" của kẻ khác ! Yêu mến Hạ Đình Nguyên có bạn đọc đã tập hợp các bài viết của anh thành một tập sách gần 500 trang có nhan đề là : Hãy ngồi xuống đây.
Nhà báo Hạ Đình Nguyên trong một tấm ảnh chụp chung với ông Nguyễn Văn Nhã.
Là một tù nhân ở chốn địa ngục trần gian Côn Đảo, Hạ Đình Nguyên không viết gì về những năm tháng máu lửa của mình, anh chọn viết về sinh viên Nguyễn Văn Nhã, một người tù nổi tiếng gan góc, bị tra tấn cực kỳ dã man nhưng nhất định không khai ra đồng đội của mình, để "cảm nhận những gì mình đã trải qua", như lời anh trong tác phẩm "Ngày ấy giảng đường" mà tôi đã nhắc đến ở đầu bài viết này.
Thú thật là, tôi không thể hình dung ra có những người anh hùng như sinh viên Nguyễn Văn Nhã. Có những đoạn tôi không dám đọc nữa, phải nghỉ, vì nó tàn bạo quá, quá sức chịu đựng của "một người đọc" ! Nhã bị tra tấn ở Nha cảnh sát Đô Thành Sài Gòn ! Ở đây có một "kỷ luật" là, nếu tù nhân đã khai rồi thì đánh chết cũng không sao ! Nhưng chưa khai gì cả mà đánh chết thì người tra khảo bị cách chức. Vì thế người ta chỉ đánh người sinh viên nhỏ con, gầy yếu này chỉ đến mức cận kề cái chết, để sau đó còn đánh tiếp, lấy lời khai. Tất cả các ngón đòn tra tấn của Nha cảnh sát đều không khuất phục được Nhã, họ phải cầu cứu các chuyên gia bên cơ quan Phản gián để giúp sức nhưng vẫn vô hiệu ! Nhã chỉ được thả về lúc 13 giờ chiều ngày 29/4/1975 khi Sài Gòn sắp thất thủ !
Cái con người trẻ tuổi Nguyễn Văn Nhã khát khao cuộc sống cao đẹp ấy, chấp nhận vượt qua mọi thách thức ấy, sau 1975 lại trở về giảng đường tiếp tục học và làm Phó bí thư đoàn bên cạnh Bí thư đoàn trường Hạ Đình Nguyên. Ít lâu sau, Nhã đã nghỉ làm việc nhà nước... Hai mươi năm sau, một lần gặp Nhã trên đường phố, thấy Nhã đi chiếc Dream II (giấc mơ II), Nguyên hỏi : Anh đã chuyển sang Giấc mơ II ? Nhã trả lời : Giấc mơ I là độc lập hòa bình, giấc mơ II là phồn vinh, dân sinh, dân chủ ! Nguyên viết : "Chúng tôi chia tay. Anh hòa nhập vào dòng người trên đường phố, tôi thoảng nhớ đến nhiều người khác cùng thế hệ"... (trang 74 - Ngày ấy giảng đường).
Ngày ấy giảng đường chính là một tác phẩm viết về sự vỡ mộng của một thế hệ trí thức trẻ ở Miền Nam đã tin theo những người Cộng sản khi họ dương lá cờ yêu nước, độc lập dân tộc để dành lấy chính quyền. Nhưng khi đã toàn thắng và thiết lập được một nhà nước toàn trị trên cả đất nước thì những người Cộng sản thực thi một chủ nghĩa không tưởng là chủ nghĩa xã hội. Khi "Những thiên đường vỡ chợ, những học thuyết đứng đường" (thơ Trần Mạnh Hảo) này tan rã trên phạm vi toàn cầu thì với khẩu hiệu : Đổi mới, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa...một chủ nghĩa tư bản man rợ đã ngự trị đất nước. Với kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa các tập đoàn maphia ra đời. Từ những năm chín mươi nhà thơ Nguyễn Duy đã viết :
Thời buổi thị trường mọi việc đều có thể
Có thể nước này mua trọn gói nước kia
Có thể lập những liên minh ma quỷ
những công ty bán nước từng phần
(Thơ Nguyễn Duy- Nhà xuất bản Hội nhà văn 2010- trang 387)
Vụ cướp đất của dân nghèo Thủ Thiêm diễn ra suốt hơn 20 năm, tàn bạo và trắng trọn của "những liên minh ma quỷ"là một minh chứng rằng, cái xã hội cao đẹp mà thế hệ Nguyễn Văn Nhã, Hạ Đình Nguyên, Lê Công Giầu, Huỳnh Tấn Mẫm khao khát chỉ là một giấc mơ (dream) không bao giờ có (!)
Lại bắt đầu dân thân "trên đường thiên lý" ! Đó là thông điệp về một tấn bi kịch từng có ở trời Âu với những Jean-Paul Sartre, Bertrand Russel, Jean Fonda...vào thế kỷ trước và Việt Nam hôm nay. "Ngày ấy giảng đường" là một tác phẩm triết học đích thực được sáng tạo từ một hình tượng không hư cấu, đó là sinh viên cuồng tín Nguyễn Văn Nhã. Có ai đó đã nói một câu thế này : Sáng tạo ra một chủ nghĩa bao giờ cũng là những bực thiên tài, thực hiện cái chủ nghĩa đó bao giờ cũng là những người cuồng tín và hưởng thành quả của chủ nghĩa đó bao giờ cũng là bọn lưu manh. Phải chăng... ?
Trong những nhà đấu tranh dân chủ ở Sài Gòn hiện nay mà chính quyền toàn trị gọi là "những thế lực thù địch", Hạ Đình Nguyên là một trong những người được "chăm sóc" cẩn thận nhất ! Bất cứ một sự kiện nào sắp xảy ra như biểu tình chống Trung Quốc đưa giàn khoa HD981 vào vùng biển chủ quyền nước ta, biểu tình chống Formosa hủy diệt môi trường biển miền Trung, phản đối Tập Cận Bình qua Việt Nam,... thì đội ngũ an ninh, dân phòng đều cắm chốt trước cửa nhà anh từ mấy ngày trước. Họ dựng lều ngủ qua đêm, họ canh phòng ở dưới mé sông Sài Gòn cặp vườn nhà anh. Phải chăng anh từng là Chủ tịch ủy ban hành động năm xưa ? !
Ngày biểu tình lịch sử 10 tháng 06 năm 2018 vừa qua, tôi và anh bạn đồng hương T.R của anh vượt được "rào cản" quyết tâm đến thăm anh vì nghe tin dữ, anh đang bệnh rất nặng, khó qua khỏi, sự sống tình bằng ngày... Vậy mà tới cổng đã thấy an ninh canh giữ anh từ xa, từ gần. Vào đến nhà vợ anh than : Bệnh nặng thế mà vẫn canh (!) Tôi an ủi chị : Vậy là anh Nguyên đã "chia lửa" với đồng bào đang biểu tình rầm rộ ở trung tâm thành phố chống luật đặc khu ! Hạ Đình Nguyên yếu quá rồi, người gầy tong, tóc tai phờ phạc !
Bây giờ thì đã muộn quá rồi, bạo bệnh đã cướp mất anh rồi. Con người Quảng Nam mà chẳng "cãi" ai bao giờ. Anh chỉ mủm mỉm cười sắt đá ! Nguyên ơi ! Sao anh nỡ vội ra đi, không chịu "nán lại cái phút giây cực lạc để sống thêm ít phút nhọc nhằn trên cõi đời ô trọc này !" (William Shakespeare). Đất nước đang cần có anh, đồng bào đang cần có người "hành động" như anh. Cuộc sống sẽ thiếu anh, sẽ thiếu Hạ Đình Nguyên ở tất cả những nơi nào cần có tình thương và lẽ phải ! Anh nỡ nào ra đi để những hàng sao cao vút trong vườn vẫn lao xao trong gió mỗi sớm chào đón anh. Anh nỡ nào ra đi để bầy chim ngói vẫn sà xuống sân vườn đi bộ mỗi chiều chờ anh cho chúng ăn...
Nguyên ơi ! Hẹn Nguyên trên đường thiên lý !
Sài Gòn ngày 04 tháng 07 năm 2018
Lê Phú Khải
Nguồn : VNTB, 04/07/2018
Ghi chú : Nhà báo Hạ Đình Nguyên là hội viên Hội Nhà báo độc lập Việt Nam và Hội chia buồn tiếc thương anh.
Vào lúc 2 giờ sáng ngày 4/7 hôm nay - đúng ngày Hội Nhà báo độc lập Việt Nam kỷ niệm 4 năm thành lập (2014 - 2018), Nhà báo Hạ Đình Nguyên, hội viên Hội Nhà báo độc lập, đã qua đời.
Chỉ cách đây hơn một tháng, anh Nguyên phát hiện bị ung thư tuyến tụy - một căn bệnh lạ - và đã di căn nên gần như không thể chữa trị.
Nhà báo Hạ Đình Nguyên là một trong những thành viên cốt cán của Tổng hội sinh viên Sài Gòn (trước 1975). Anh đã có quá trình viết báo và hoạt động xã hội đầy nhiệt huyết.
Hội Nhà báo độc lập cầu nguyện Nhà báo Hạ Đình Nguyên về cõi vĩnh hằng với trọn vẹn lẽ vô thường của một đời người. Xin chia buồn cùng gia đình Nhà báo Hạ Đình Nguyên,
Hội Nhà báo độc lập Việt Nam nguyện sẽ nối tiếp những bước đi và niềm tin của anh Hạ Đình Nguyên.
*******************
Hạ Đình Nguyên - 'trí thức dấn thân miền Nam' qua đời (BBC, 04/07/2018)
Về Hạ Đình Nguyên, Giáo sư Nguyễn Đăng Hưng nói với BBC rằng ông "đau buồn" trước tin ông Hạ Đình Nguyên - "trí thức dấn thân miền Nam" qua đời và nói đây là "bi kịch chung" của dân tộc.
Ông Hạ Đình Nguyên, thành viên Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng, qua đời hôm 4/7 tại Thành phố Hồ Chí Minh, hưởng thọ 76 tuổi.
Ông Hạ Đình Nguyên, thành viên Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng, qua đời hôm 4/7 tại Thành phố Hồ Chí Minh, hưởng thọ 76 tuổi.
Trước 1975, ông Hạ Đình Nguyên từng hoạt động trong Tổng hội Sinh viên Sài Gòn.
Ông bị bắt đi tù ở Côn Đảo và đến cuối năm 1973 mới được trả tự do, theo tác giả Lê Phú Khải.
Ông Phú Khải cho biết thêm : "Sau 1975, anh Đình Nguyên được phân công làm bí thư Đoàn toàn trường. Say mê với cuộc sống mới, càng ra sức cống hiến để xây dựng chủ nghĩa xã hội mà một thời thế hệ các anh đã từng mơ về xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc".
Tháng 3/2011, ông Đình Nguyên viết trong tác phẩm Ngày Ấy Giảng Đường" (sách tự in) : "Thanh niên không nhất thiết phải trung thành với quá khứ, nhưng không phủ nhận nó. Quá khứ chỉ để tham khảo, thậm chí tham khảo một cách cẩn trọng".
"Thanh niên dứt khoát phải trung thành với tương lai, đó là dự phóng căn bản về Dân chủ- Dân sinh- và những giá trị đích thực. Đó là những phạm trù biến thiên vô tận khó lường mà không một định chế nào, dù tôi luyện bằng thép gì đi nữa, có thể chụp nó lại, bắt nó đứng yên, vì sợ nó. Bao nhiêu thế hệ đã yêu nó, vì nó mà chịu đau đớn hy sinh… Nó không bao giờ dừng lại, nó đang đi mà ta không biết đó thôi…".
Ông Lê Phú Khải cũng cho hay, hôm 10/6/2018 đến thăm ông Hạ Đình Nguyên "đang bệnh rất nặng, khó qua khỏi, sự sống tình bằng ngày… mà tới cổng đã thấy an ninh canh giữ từ xa, từ gần".
'Thông tuệ'
Hôm 4/7, trả lời BBC, Giáo sư Nguyễn Đăng Hưng nói : "Ông Hạ Đình Nguyên là một trí thức dấn thân tiêu biểu của đô thị miền Nam, rất thông tuệ, có những bài viết phản biện về tình hình đất nước thời cuộc".
"Cuộc đời ông không phải là bi kịch cá nhân mà là bi kịch chung của toàn dân tộc, trải qua những năm tháng khó khăn, có lý tưởng và bước đi rồi bị phụ bạc, rồi lại tiếp tục dấn thân đến hết đời".
"Ông có tinh thần độc lập, tri thức đa chiều. Nhờ vậy mà trong bất kỳ hoàn cảnh nào, ông ấy cũng có sự sáng suốt, đưa ra những bài viết về hướng đi của dân tộc".
4444444444444444
Ông Hạ Đình Nguyên (bìa trái) và các bạn hữu
"Tiếc là các bài viết của ông ấy cũng như của các tri thức khác không được [chính quyền] tiếp thu. Nếu có tiếp thu thì đâu nên nỗi như ngày nay".
"Hậu quả bây giờ quá rõ, tình hình ngày càng bê bối, bệ rạc, xuống cấp. Xảy ra những vụ như đặc khu, tranh chấp đất đai giữa chính quyền và nhân dân là hậu quả của việc ký kết mà không có sự đồng tình giữa chính quyền và người dân".
"Nhưng tôi không thấy ông Đình Nguyên không hối tiếc về sự dấn thân, mà luôn tin vào con đường thiên lý mà ông ấy diễn giải là sự đấu tranh cho dân chủ cho sự phồn vinh của dân tộc Việt Nam".
'Bất đồng chính kiến'
Cùng ngày, ông Hoàng Dũng, thành viên Ban Vận động Văn đoàn Độc lập, nói với Ben Ngô của BBC Tiếng Việt :
"Ông Đình Nguyên từng là Chủ tịch Ủy ban Phối hợp Hành động của Tổng hội Sinh viên Sài Gòn, bị tù ở Côn Đảo, đến 1973 mới được thả và lại tiếp tục hoạt động".
"Và bây giờ, cũng như xưa, anh bị chính quyền đối xử như kẻ bất đồng chính kiến. Ông, cũng như các ông Lê Hiếu Đằng, Huỳnh Tấn Mẫm, Lê Công Giàu… thủ lĩnh của phong trào sinh viên học sinh một thời, chắc phải thấy cái đắng chát của lý tưởng mà các anh đã dâng hiến tuổi thanh xuân".
Phỏng vấn nhà báo Lê Phú Khải về vụ cô Sương Quỳnh bị hành hung
Trần Quang Thành thực hiện
Nguồn : Tieng DanVietMedia, 03/09/2017