Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Thứ năm 22/11/2018 nhật báo TAZ của Đức bình luận về việc Hà Nội trục xuất cô Lê Thu Hà như sau :

"Lê Thu Hà là công dân của nước Việt Nam, cô không có quốc tịch nào khác. Một quốc gia khước từ, không cho công dân của mình nhập cảnh là một hành vi vi phạm Công pháp quốc tế".

lth1

Luật sư Nguyễn Văn Đà (giữa)i, bà Vũ Minh Khánh (trái) và cô Lê Thu Hà (phải) tại Đức.

Cô mong trở về Việt Nam sống với mẹ già nhưng một lần nữa lại bị Hà Nội trục xuất phải quay lại Đức.

Cô Hà sinh ra và lớn lên tại Việt Nam, vì bất đồng chính kiến đã bị Hà Nội bắt bỏ tù và sau đó trục xuất sang Đức.

Cô mong trở về Việt Nam sống với mẹ già nhưng một lần nữa lại bị Hà Nội trục xuất phải quay lại Đức.

Luật sư Nguyễn Văn Đài cho biết, "cô Hà được Đức cấp giấy tờ có hiệu lực 3 năm ở Đức bắt đầu từ ngày 1/11/2018 bao gồm sổ thông hành, giấy phép định cư, giấy phép lao động nhưng cô ấy đã không nhận…".

Như thế là Chính phủ Đức thực hiện Công Ước 1954 về Quy chế "người không quốc tịch" trợ giúp cô Lê Thu Hà.

Giúp người không quốc tịch là…

Công ước 1954 về Quy chế người không quốc tịch yêu cầu chính phủ các nước bảo vệ người không quốc tịch tối đa, hỗ trợ họ có giấy tờ đi lại, trợ giúp hành chính, công ăn việc làm, giáo dục...

Thuật ngữ "người không quốc tịch" là người không được coi là công dân của bất kỳ quốc gia nào theo pháp luật hiện hành của quốc gia người đó đang sống.

Công ước 1961 về Giảm bớt người không quốc tịch đề cập đến việc phải làm để giảm bớt số người không quốc tịch, bao gồm quyền rời khỏi nơi bị truy bức cũng như quyền trở về quê hương xứ sở.

Cả hai Công ước 1954 và 1961 đều chưa được Hà Nội ký kết.

Một số người dịch thuật ngữ "stateless person" thành "người vô tổ quốc" là không chính xác.

Người Việt có thể bị tước quyền công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam vì bất đồng chính kiến hay vì các lý do khác thì vẫn là người Việt và tổ quốc Việt Nam vẫn là tổ quốc của người Việt Nam.

Quyền công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam rất khác nếu không nói là hoàn toàn khác với quyền công dân tại miền Nam Việt Nam trước 30/4/1975 và tại các nơi khác trên thế giới.

Trả quyền công dân…

Tổng thống Trần Văn Hương đã chính thức từ chối nhận quyền công dân do nhà nước cộng sản trả lại.

Câu chuyện được chính ông Hương kể là vào đầu năm 1976 nhà nước cộng sản đã quyết định trả quyền công dân cho ông.

Để tuyên truyền họ cho tổ chức một buổi lễ "trả quyền công dân" ngay tại nhà ông, với sự hiện diện của báo chí và các đài truyền thanh, truyền hình tại Sài Gòn.

Ngay giữa buổi lễ, ông tuyên bố từ chối không nhận với lý do là còn hàng trăm ngàn công chức quân nhân của Việt Nam Cộng Hòa, mà ông là cấp chỉ huy tối cao của họ, vẫn còn đang học tập cải tạo và chưa được trả quyền công dân. Ông nói rõ là :

"Chừng nào những người tập trung cải tạo được về hết, chừng nào họ nhận được đầy đủ quyền công dân, chừng đó tôi sẽ là người cuối cùng, sau họ, nhận quyền công dân cho cá nhân tôi !"

Đầu năm 1976 nhà cầm quyền cộng sản cho tổ chức tổng kiểm kê dân số ở các tỉnh miền Nam chuẩn bị cho cuộc bầu cử Quốc hội chung cả nước ngày 25/4/1976.

Người miền Nam phải điền một tờ đơn xin trả quyền công dân và một tờ khai sơ yếu lý lịch.

Khi nhận lá đơn nhiều người miền Nam mới hiểu ra rằng sau 30/4/1975 tất cả người miền Nam đã thành "người không quốc tịch" ngay chính trên quê hương đất nước mình.

Mấy trăm ngàn tù đi cải tạo khi ấy không được phát đơn, họ chỉ được làm đơn xin trả quyền công dân khi đã được thả về một thời gian.

Nhiều người miền Nam nhất là những người Việt gốc Hoa mặc dù đã nạp đơn nhưng không được trao trả quyền công dân.

Cả trăm ngàn người Việt gốc Hoa đã bị tống lên các con tàu ra đi "bán chính thức" để nhà cầm quyền thu vàng và tài sản của họ. Nhiều người đã chết trên biển.

Hằng triệu người Việt đã băng rừng vượt biển tìm tự do và đã được quốc tế đón nhận như những người tỵ nạn cộng sản.

Trang sử về người Việt "không quốc tịch" ngay chính trên đất nước Việt Nam khó mà quên được.

Thanh lọc công dân…

Công ước 1954 ra đời để giúp đỡ các nạn nhân bị nhà cầm quyền trục xuất như trường hợp Hitler tước quốc tịch Đức, trục xuất và diệt chủng người Do Thái.

Trong thời Chiến tranh Lạnh, Liên Xô và một số nước Đông Âu cũng tước quốc tịch và trục xuất các nhà bất đồng chính kiến, các văn nghệ sỹ và người Do Thái ra khỏi xứ.

Hằng triệu công dân Liên Xô gốc Tatar bị cưỡng bách di dân và không được phép quay trở lại quê hương của họ.

Tại Kampuchia, khi cộng sản chiến thắng trục xuất và thảm sát hằng trăm ngàn người Việt và người Chàm sống ở đó. Đồng thời thực hiện thanh lọc và diệt chủng công dân Kampuchia.

Tại Nam Tư sau khi cộng sản tan rã cũng xảy ra tình trạng thanh lọc chủng tộc.

Tại Cuba ngày 6/4/1980, 7.000 người Cuba lao vào đại sứ quán Peru tại La Habana xin tị nạn chính trị. Fidel Castro ra lệnh mở cảng Mariel và mở cửa trại tù cho bất kỳ ai muốn rời Cuba được ra đi. Kết quả chỉ hơn 2 tháng có trên 125.000 người Cuba đã di cư sang Mỹ.

Năm 1998 xung đột biên giới giữa hai nước Eritrea và Ethiopia, chính quyền Ethiopia đã vây bắt hàng nghìn công dân và tống họ sang Eritrea với lý do họ thuộc nhóm sắc tộc Eritrea.

Nhà cầm quyền Miến Điện mở chiến dịch thanh lọc sắc tộc, khiến hơn 300.000 người Hồi giáo Rohingya phải bỏ chạy sang Bangladesh hồi cuối tháng 8/2017.

Sau vụ đàn áp đẫm máu ở Thiên An Môn tháng 6/1989, Trung Quốc cũng đã thanh lọc nhiều công dân bất đồng chính kiến.

Gần đây hằng triệu người Hồi giáo ở Tân Cương đã bị nhà cầm quyền Bắc Kinh tước quyền công dân và đẩy vào những khu tập trung như đã từng xảy ra tại Việt Nam sau 30/4/1975.

Trên là một số các trường hợp tạo ra tình trạng "người không quốc tịch" và người tỵ nạn, hầu như đều xảy ra ở các nước độc tài hay cộng sản.

Quyền công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Hà Nội chính thức trục xuất nhiều công dân bất đồng chính kiến và không cho trở về Việt Nam như trường hợp cô Lê Thu Hà.

Nhưng chiếu theo Khoản 2 Điều 17 của Hiến pháp 2013 thì "Công dân Việt Nam không thể bị trục xuất, giao nộp cho nhà nước khác".

Khoản 4, Điều 88 của Hiến pháp 2013 lại cho phép Chủ tịch nước quyền "tước quốc tịch Việt Nam".

Khoản 1 điều 31 Luật Quốc tịch 2008 quy định về việc công dân Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bị tước quốc tịch.

Ngày 24/4/2013, ông Phạm Văn Điệp một công dân Việt Nam sống ở Nga từ năm 1992, nhưng không xin nhập quốc tịch Nga, khi về nước đã bị chận lại và trục xuất vì "vi phạm pháp luật Việt Nam".

Ông Điệp cho rằng chỉ có Chủ tịch nước mới có quyền tước quốc tịch của ông, nhưng ông vẫn bị cảnh sát cơ động áp tải ra máy bay tống khỏi Việt Nam.

Ông Điệp từng tham gia đảng Dân chủ Việt Nam và có viết bài đăng trên Đàn Chim Việt và Dân Luận.

Ông Điệp là trường hợp thứ nhất được biết tương tự với trường hợp cô Lê Thu Hà.

Nhiều trường hợp công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khi đến tòa Đại Sứ xin gia hạn thẻ thông hành (hộ chiếu) mới biết họ mất quyền gia hạn.

Một số công dân Việt Nam khi về lại Việt Nam bị tịch thu giấy thông hành một hình thức cấm xuất ngoại.

Một số công dân Việt Nam khác mặc dù có thẻ thông hành nhưng bị cấm xuất ngoại.

Luật pháp Việt Nam khá tùy tiện và như cố luật sư Ngô Bá Thành từng diễn tả "Việt Nam có cả rừng luật, nhưng khi xét xử lại dùng luật rừng !".

Và giờ đây Hà Nội lại sử dụng luật rừng với quốc tế.

Bởi thế ngày 24/6/2014, Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quốc tịch Việt Nam năm 2008.

Khoản 2, Ðiều 13 kêu gọi người Việt sống ở nước ngoài làm đơn xin giữ quốc tịch Việt Nam. Trên 4 triệu người Việt sống ở nước ngoài chỉ có 6,000 người xin giữ quốc tịch.

Chắc chắn có nhiều người Việt chọn làm "người không quốc tịch" thay vì phải làm người mang quốc tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Các nước đảm bảo quyền công dân

Xin kể về các quyền gắn liền với quốc tịch Úc, nơi tôi đang sinh sống, và ở Mỹ, ở Đức để có sự so sánh :

Úc có truyền thống đơn tịch bắt đầu với Đạo luật Quốc tịch năm 1903 (Naturalization Act 1903). Khi xin gia nhập Quốc tịch Úc, người đứng đơn không bị đòi hỏi bỏ quốc tịch gốc.

Năm 2002, Đạo luật Tu chính Quốc tịch Úc bỏ quy định công dân Úc đương nhiên mất quốc tịch Úc khi nhận quốc tịch của quốc gia khác. Nghĩa là Úc công nhận tình trạng song tịch hoặc đa tịch.

Cuối năm 2015, chính quyền Liên Bang có tu chính Luật Quốc tịch cho phép tước quốc tịch Úc những người đã xin vào quốc tịch, còn giữ song tịch, mà phạm tội hoặc có liên can tới khủng bố.

Còn ở Đức trong thời chiến tranh lạnh, phía Đông Đức năm 1967 đã ban hành Luật mới về quốc tịch, nhưng phía Tây Đức vẫn áp dụng Luật quốc tịch theo luật huyết thống ban hành từ năm 1913 "Người Đức là công dân Đức".

Tây Đức vì vậy chấp nhận quyền công dân cho tất cả "công dân Đông Đức". Luật quốc tịch 1913 được tiếp tục sử dụng khi nước Đức thống nhất.

Luật Đức đòi hỏi khi nộp đơn xin quốc tịch Đức phải chính thức từ bỏ quốc tịch gốc. Công dân Đức bị mất quốc tịch khi trở thành công dân nước khác.

Nhiều nhân viên ngoại giao và sinh viên du học từ Việt Nam Cộng Hòa gặp khó khăn trong thủ tục xin gia nhập quốc tịch nên nhiều người đã rời nước Đức hay không trở thành công dân Đức.

Công dân Đức không bị tước quốc tịch hay bị trục xuất vì bất cứ lý do gì.

Còn tại Mỹ Hiến pháp và Luật Pháp định nghĩa công dân theo nguyên tắc huyết thống. Nghĩa là con cái của công dân Mỹ sinh ra bất cứ nơi nào trên thế giới đều được mang quốc tịch Mỹ.

Để tránh trường hợp bị kỳ thị da màu, Tu chính án 14 công nhận quyền công dân cho mọi người sinh ra ở Mỹ.

Lợi dụng Tu chính án 14 nhiều người ngoại quốc sang Mỹ sinh đẻ để đứa trẻ được cấp quyền công dân và sau này có thể di dân đến Mỹ. Tổng thống Trump tuyên bố sẽ ra một sắc lệnh ngăn cấm việc lạm dụng này.

Hiến pháp và luật pháp Mỹ không công nhận song tịch mà cũng không cấm song tịch.

Theo Ðiều khoản 349 INA của luật Quốc tịch Mỹ "Công dân Hoa Kỳ có thể mất quốc tịch Mỹ nếu nhập quốc tịch khác hoặc tuyên thệ trung thành với nước khác".

Nhưng thông thường chỉ khi công dân Mỹ làm đơn và tuyên thệ xin từ bỏ quốc tịch Hoa Kỳ thì mới được xem là mất quốc tịch.

Luật pháp Mỹ không cho phép bất cứ ai tước đoạt quyền công dân của người khác, nhưng trong một số trường hợp công dân Mỹ không được phép hay bị cấm tới một số khu vực vì lý do an ninh hay chính trị.

Quyền công dân thời Việt Nam Cộng Hòa

Việt Nam Cộng Hòa sử dụng luật huyết thống. Người Việt và con cái người Việt đều mang quốc tịch Việt Nam.

Ngày 7/12/1955, Tổng thống Ngô Đình Diệm còn ban hành Dụ số 10 qui định tất cả những ai sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam đều là người Việt Nam.

Lãnh thổ Việt Nam được nói rõ trong Hiến pháp 1956 và Hiến pháp 1967 là từ Ải Nam Quan đến Mũi Cà Mau, nghĩa là người miền Bắc hay người miền Nam đều là công dân Việt.

Người có quốc tịch Việt Nam sống ở bất cứ nơi vẫn là người Việt Nam và không ai có quyền tước quốc tịch của người Việt Nam.

Người Bắc di cư hay vượt tuyến đương nhiên được hưởng mọi quyền lợi và nghĩa vụ công dân.

Người theo cộng sản vẫn được xem là công dân Việt chỉ khác là họ lầm đường lạc lối.

Chính sách chiêu hồi tạo cơ hội trên 230 ngàn cán binh cộng sản trong đó rất nhiều cán binh từ miền Bắc về hồi chánh. Họ đã được tự động nhận mọi quyền lợi và nghĩa vụ công dân.

Theo Hiến pháp 1967 Việt Nam Cộng Hòa đa số người Việt hải ngoại có đầy đủ quyền bầu cử và ứng cử kể cả các chức vụ cao nhất là Tổng thống.

Điều 13.2 quy định "Mọi công dân đều có quyền bầu cử, ứng cử và tham gia công vụ trên căn bản bình đẳng theo điều kiện và thể thức luật định".

Điều 53.1 quy định quyền ứng cử Tổng thống hoặc Phó Tổng thống những công dân hội đủ các điều kiện sau đây : "Có Việt tịch từ khi mới sanh ra và liên tục cư ngụ trên lãnh thổ Việt Nam ít nhất mười (10) năm tính đến ngày bầu cử. Thời gian công cán và lưu vong chánh trị tại ngoại quốc được kể như thời gian cư ngụ tại nước nhà".

Vấn đề quốc tịch và tổ quốc ngày nay

Người Việt hải ngoại dù là thuyền nhân, vượt biên đường bộ, đi theo diện HO, ở lại các quốc gia thuộc Liên Xô và Đông Âu hay nay bị trục xuất như cô Lê Thu Hà đều có chung một đặc thù là tị nạn chính trị.

Những người ra đi chính thức nhưng có những việc làm về thông tin, văn hóa, chính trị trái ý với nhà cầm quyền cộng sản bị cấm không thể trở về Việt Nam đều có thể được xem là "lưu vong chánh trị".

Những người được gia đình bảo lãnh hay sinh ra ở hải ngoại vẫn được xem là những người tị nạn chính trị.

Khi thể chế tại Việt Nam thay đổi sẽ có những bước chuyển tiếp, trong đó có việc bầu ra Quốc hội Lập hiến soạn thảo một Hiến pháp mới cho Việt Nam.

Hiến pháp mới và Luật pháp tương lai nên dựa trên tinh thần nhân bản, tinh thần hòa đồng dân tộc, Hiến chương Liên Hiệp Quốc, và các Công ước quốc tế về quyền không bị tước quốc tịch với những điểm tương tự như Hiến pháp 1967.

Melbourne, Úc Đại Lợi, 01/12/2018

Nguyễn Quang Duy

Published in Diễn đàn

Tổng bí thư chỉ trích Giáo sư Chu Hảo, nói kỉ luật là để ‘cứu muôn người’ (VOA, 24/11/2018)

Tổng bí thư Đng Cng sn Vit Nam Nguyn Phú Trng hôm th By nói vic khai tr Giáo sư Chu Ho khi Đng là mt bin pháp cn thiết đ chng li quá trình "t din biến, t chuyn hóa" gây nguy hi cho an ninh chính tr đt nước, và rng hình thc k lut này là đ "cu muôn người".

chuhao1

Tổng bí thư Nguyn Phú Trng, trong bui tiếp xúc c tri Hà Ni hôm th By, ch trích điu mà ông nói là "những biểu hin suy thoái, biến cht" trong mt b phn không nh cán b, đng viên.

y ban Kim tra Trung ương tun trước loan báo hình thc k lut khai tr khi Đng đi vi ông Chu Ho, Giám đc-Tng biên tp Nhà xut bn Tri thc, vì ông b cho là có hành vi chng đi, thách thc sau khi được y ban nhc nhở, kim đim v mt kết lun ca h trước đó nói rng ông đã cho xut bn mt s sách "có ni dung trái vi quan đim, ch trương, đường li ca Đng, Nhà nước".

Kết lun đó khơi ra mtuyên bố từ b Đng ca ông vào cui tháng 10. Ông Chu Ho, người cũng tng là th trưởng B Khoa hc và Công ngh, nói rng t chc chính tr mà ông tng là thành viên "không có tính chính danh, hot đng không chính đáng, có nhiều khut tt, ngày càng thoái hóa, đi ngược li quyn li ca dân tc và xu thế tiến b ca nhân loi".

Ông Trọng, trong bui tiếp xúc c tri Hà Ni hôm th By, ch trích điu mà ông nói là "nhng biu hin suy thoái, biến cht" trong một b phn không nh cán b, đng viên và kêu gi chú trng đến vic gi gìn an ninh chính tr đt nước "vô cùng h trng".

"Vừa ri, trường hp ông Chu Ho b x lí k lut khai tr khi Đng, không phi là do tham nhũng, mà quá trình ‘t din biến, tự chuyển hóa’ trong mi con người đã biến mình thành con người khác lúc nào không biết, lái hướng chúng ta đi, vô cùng phc tp," ông được dn lphát biểu.

"Bây giờ có tình trng, v cơ bn là tt, nhưng không phi không có người cy mình có ít chút công lao (như ngày xưa Bác H đã nói), sinh ra kiêu ngo, mun nói thì nói, mun phán gì thì phán, nói trái điu l, trái cương lĩnh, trái Hiến pháp, đi tuyên truyn này khác, thế có còn là đng viên không ?"

Tổng bí thư được dn li nói thêm :

"Bất c ai suy thoái đu phi giáo dc phi un nn, k lut mt vài người đ cu muôn người, đ người khác không phm vào na, đng cy mình thế này thế n, công thn, phê phán hết cái n cái kia, suy thoái chính tr nguy him hơn suy thoái kinh tế".

Những phát biu ca ông Trng không gây nhiu ngc nhiên đi vi mt nhà lãnh đo Đng vn b nhiu người phê phán là nng v giáo điu. Trên mng xã hội, nhng phát biu này nhanh chóng khơi ra nhiu ch trích.

"[Tổng bí thư] quên mt nguyên tc phê bình và t phê bình ri sao. Khi có quá nhiu sai lm và thi nát thì càng phi lên tiếng. Sao li bt Đng viên câm ming như vy là trái vi quy tc của Đng ri," mt người dùng Facebook tên Ga Xe Phay bình lun dưới mt post ca trang Nht ký yêu nước.

y ban Kim tra Trung ương nói t 2005 đến 2009, ông Chu Ho đã xut bn năm cun sách b chính quyn cm phát hành.

Trong một bài viết đăng trên website của y ban gii thích quyết đnh đ ngh k lut ông Chu Ho, y ban đưa ra mt s ví d như cun "Karl Marx" ca Peter Singer b nói là có nhng "nhn xét sai lm v hc thut, ph đnh nhng ni dung tư tưởng ct lõi ca ch nghĩa Marx". Hay cun "Ông Sáu Dân trong lòng dân" cho thấy nhà xut bn có "du hiu khuynh hướng tp hp nhng bài viết v nhng người có quan đim khác vi ch trương, đường li ca Đng, nhm ‘gi ý,’ ‘gi m’ mt hướng đi khác, cách nhìn khác không có li cho s nghip xây dng đt nước".

Trong mộbức thư ngỏ gửi cho ông Trọng, mt nhóm 81 hc gi và các nhà nghiên cu t 10 quc gia đã lên tiếng ng h ông Chu Ho và bày t lo ngi v vic nhà chc trách Vit Nam ngăn cm xut bn nhng tác phm hc thut mà h nói là "nn tng ca nghiên cu và tư duy hin đi trong ngành khoa học xã hi và nhân văn".

"Là các nhà nghiên cứu và nhà giáo dc t khp nơi trên thế gii, chúng tôi bác b bt kì khng đnh nào cho rng nhng tác phm này là mi đe da cho s phát trin n đnh hoc hòa bình ca Vit Nam," h viết.

Hưởng ng trào lưu thoái Đng sau quyết đnh t b đng ca ông Chu Ho, hàng chc đng viên kì cu khác cũng tuyên b t b Đng trong tháng qua.

*****************

Tổng bí thư Trọng nói về lý do kỷ luật Giáo sư Chu Hảo (BBC, 24/11/2018)

Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nói suy thoái chính trị 'còn nguy hiểm hơn suy thoái kinh tế' và phải kỷ luật vài người để 'cứu muôn người'.

chuhao4

Tổng bí thư Trọng phát biểu hôm 24/11 khi tiếp xúc cử tri tại Hà Nội.

Thông điệp được ông Trọng đưa ra tại buổi tiếp xúc với cử tri ở Hà Nội nơi ông nhấn mạnh nỗ lực ổn định chính trị.

Ông Trọng nói về quyết định khai trừ đảng với Giáo sư Chu Hảo như một ví dụ về "suy thoái, tự diễn biến, tự chuyển hóa".

"Tự diễn biến, tự chuyển hóa trong mỗi con người, nó biến mình thành người khác lúc nào không biết, nó lái con đường của chúng ta đi vô cùng phức tạp.

"Về cơ bản là rất tốt rồi nhưng không phải không có những người cậy mình có chút công lao để sinh ra kiêu ngạo, muốn nói gì thì nói, phán gì thì phán, nói trái Điều lệ, nói trái Cương lĩnh.

"Đi tuyên truyền người khác vậy còn xứng là đảng viên nữa không, chưa nói là cán bộ", ông Trọng được truyền thông trong nước dẫn lời.

Tổng bí thư Trọng mô tả về nhu cầu "giáo dục, uốn nắn" những người suy thoái nhưng cũng phải "kỷ luật một vài người để cứu muôn người" và để "người khác đừng phạm vào nữa".

"Nếu cậy mình thế này thế nọ, là công thần rồi phê phán hết cả, phơi bày hết cả thì chế độ này sẽ ra sao ? Chính trị suy thoái còn nguy hiểm hơn cả kinh tế.

"Vừa rồi phải khai trừ khỏi Đảng một vài trường hợp khác. Lúc đầu cũng kêu thế nọ thế kia, giờ có kêu gì được nữa không ? Xử như vậy có đúng không ?", Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nói thêm.

Thông cáo báo chí của Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng hôm 15/11/2018 kết luận rằng ông Chu Hảo không chấp hành quy định của Đảng, "có hành vi chống đối" và "tự diễn biến" thể hiện qua những bài viết, phát ngôn...có biểu hiện rõ sự "suy thoái về tư tưởng chính trị".

Ngày 26/10/2018, bản thân Giáo sư Chu Hảo đã tuyên bố ông "từ bỏ Đảng Cộng sản Việt Nam".

Giáo sư Chu Hảo từng là Giám đốc - Tổng biên tập Nhà xuất bản Tri thức, nguyên Ủy viên Ban cán sự Đảng, nguyên thứ trưởng Khoa học và Công nghệ, nguyên thành viên Hội đồng Trung ương Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam.

Hôm 26/10, ông Chu Hảo viết thư "từ bỏ Đảng Cộng sản" sau khi Uỷ ban Kiểm tra Trung ương đề nghị kỷ luật ông trước đó.

chuhao5

Ông Chu Hảo cầm cuốn sách "Dân chủ và Giáo dục' của tác giả John Dewey do Nhà xuất bản Tri thức phát hành

Thông báo của ông Hảo có đoạn :

"45 năm về trước, tôi cũng như nhiều bạn bè và đồng nghiệp cùng thế hệ, đã tự nguyện gia nhạp đảng Lao động Việt Nam (nay là đảng Cộng sản Việt Nam) với lý tưởng cao quý là đấu tranh vì Độc lập dân tộc, vì Dân chủ và Phát triển đất nước.

"Nhưng càng ngày tôi càng nhận thức rõ hơn rằng tổ chức chính trị mà mình tham gia không có tính chính danh, hoạt động không chính đáng, có nhiều khuất tất, ngày càng thoái hóa, đi ngược lại quyền lợi của dân tộc và xu thế tiến bộ của nhân loại.

Giáo sư Hảo nói kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị kỷ luật ông trước đó là bản cáo trạng vô căn cứ và thâm độc nhằm không những đe dọa riêng ông mà cả những người đồng chí hướng.

"Tôi cực lực phản đối và không chấp nhận bản Kết luận này", ông Hảo viết.

"Tôi tự nguyện từ bỏ đảng cộng sản Việt Nam, ngay từ hôm nay, để tiếp tục đi theo con đường mình đã chọn : Góp phần nâng cao dân trí theo tinh thần Khai sáng của Phan Châu Trinh : Dân tộc, Dân chủ và Phát triển : chủ yếu thông qua các hoạt động văn hóa và giáo dục. Đề nghị Chi bộ, và các cấp ủy xóa tên tôi trong Danh sách Đảng viên".

Ủy ban Kiểm tra Trung ương gần đây nói khi làm Tổng Biên tập, Giám đốc Nhà xuất bản Tri thức, đã cho in nhiều sách "có nội dung sai phạm, trái quan điểm, chủ trương đường lối của Đảng".

Ủy ban này, thông qua một bài viết, cho rằng ông Chu Hảo đã tham gia ký vào các thư kiến nghị, thư ngỏ và có nhiều bài viết trên báo chí trong và ngoài nước, mạng xã hội.

Trong số này có thể nói tới "Kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp 1992" được nhà chức trách mô tả là "dẫn dắt dân tộc đi theo đường lối sai lầm" và "Thư gửi Bộ Chính trị giai đoạn Đại hội Đảng 12 có nội dung phê phán đường lối lãnh đạo của Đảng trong 30 năm qua.

Ông Chu Hảo được mô tả là sáng lập hay tham gia nhiều hội, nhóm, diễn đàn…trong đó có "Diễn đàn xã hội dân sự", bị nói là "nhằm góp phần chuyển đổi thể chế chính trị của nước ta một cách ôn hòa".

Đại diện Ủy ban Kiểm tra Trung ương nói ông Chu Hảo còn có "nhiều bài trả lời phỏng vấn trên các đài, báo nước ngoài có các nội dung sai trái (BBC, RFA, RFI)".

Phản ứng quốc tế

chuhao6

Khai trừ Đảng Giáo sư Chu Hảo là một trong số nội dung Ủy ban Kiểm tra (Trung ương tuyên bố trong kỳ họp từ 12 đến 14/11/2018.

Quyết định khai trừ Đảng đối với Giáo sư Chu Hảo được đưa ra vài ngày sau khi một loạt trí thức Việt Nam và nước ngoài ký một bản kiến nghị phản đối cách chính quyền của Đảng Đảng cộng sản Việt Namđối xử ông.

'Thư bày tỏ quan ngại về các cáo buộc đối với Giáo sư Chu Hảo và Nhà Xuất bản Tri Thức' được gửi tới TBT, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, và các Đại sứ quán nước ngoài tại Hà Nội.

Hơn 80 người ký tên ở Việt Nam và nước ngoài nói họ là "học giả, các giáo sư và nhà nghiên cứu, những người đã dành phần lớn sự nghiệp và cuộc sống" cho việc nghiên cứu Việt Nam, và đến từ các trường đại học và viện nghiên cứu trên khắp thế giới".

Lá thư có đoạn viết :

"Chúng tôi viết lá thư này để bày tỏ sự không đồng và thất vọng sâu sắc của chúng tôi về những cáo buộc đối với Giáo sư Chu Hảo, Giám đốc Nhà xuất bản Tri Thức, bởi Ủy ban Kiểm tra Trung ương vào ngày 25 tháng 10 năm 2018, cũng như về các bình luận tiếp theo được đăng trên trang mạng của Ủy ban vào ngày 31 tháng 10".

Trong số các tên tuổi ký tên có những nhà nghiên cứu, giáo sư, tiến sĩ từ Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Hà Lan, Australia, Việt Nam.

***************

Lê Thu Hà và hội chứng hậu chấn thương tâm lý (Thoibao, 24/11/2018)

"Bạn có thể xếp tôi vào thành phần thiểu số những cá nhân hậm hực, bất mãn với chế độ, và bạn có thể dè bỉu khi bảo rằng tôi đang lầm đường lạc lối, nhưng bạn hãy chờ đi nhé, cho dù hiện nay, công cuộc đấu tranh này còn đối mặt với nhiều gian nan, trở ngại nhưng một ngày nào đó, tôi sẽ chứng minh cho bạn thấy con đường tôi đang đi hoàn toàn đúng. Hãy nhìn xuyên suốt lịch sử, bạn sẽ thấy một điều rõ ràng, tất cả mọi cuộc đấu tranh chính nghĩa đều bắt đầu từ thiểu số !".

chuhao2

Ảnh Lê Thu Hà tranh đấu cho Lê Văn Mạnh hồi năm 2015 trước khi bị Nhà cầm quyền tại Hà Nội bắt giam.

Người viết câu khẳng khái này không phải là Ghandi, Nelson Mandela hay Lưu Hiểu Ba. Người viết câu này là một phụ nữ Việt Nam, can trường không kém gì những Lê Thị Công Nhân, Mẹ Nấm, Đỗ Thị Minh Hạnh, Bùi Thị Minh Hằng, Tạ Phong Tần, Nguyễn Phương Uyên, Huỳnh Thục Vy, Phạm Đoan Trang, Trịnh Kim Tiến… và hàng ngàn phụ nữ Việt khác, đã và đang đối đầu từng ngày từng giờ trước nhà nước Hà Nội, cái nhà nước hèn với giặc và ác với dân.

Lê Thu Hà là một nhà hoạt động nhân quyền trẻ, một hội viên tích cực ngay từ đầu của Hội Anh Em Dân chủ -mà Luật sư Nguyễn Văn Đài là chủ tịch.

Lê Thu Hà đã bị bắt cùng với Luật sư Nguyễn Văn Đài trong một chuyến đi vận động tại Nghệ An tháng 12/2015. Lê Thu Hà và các thành viên khác của Hội Anh Em Dân chủ đã bị cộng sản giam cầm khắc nghiệt suốt hai năm rưỡi. Lê Thu Hà đã bị biệt giam trong xà lim 6 mét vuông với 3 lần cửa sắt, hành hạ, khảo cung, khủng bố ngày đêm. Và trong thời gian này, Lê Thu Hà đã lâm bịnh. Sức khỏe tinh thần bị gãy đổ nhanh chóng, như túp lều tranh trước cơn bão hung hãn.

Trong một phiên tòa dàn dựng kịch cởm hôm 5/4/2018, với cáo buộc "hoạt động nhằm lật đổ chính quyền", theo Điều 79, Lê Thu Hà đã bị tuyên án 9 năm tù, 2 năm quản chế. Trong tháng 6 vừa qua, Lê Thu Hà được nhà cầm quyền Hà Nội trả tự do (cùng với Luật sư Nguyễn Văn Đài) sau những vận động tích cực của quốc tế, với điều kiện phải bị trục xuất lập tức ra khỏi VN, đưa thẳng ngay qua Đức, mặc dù Lê Thu Hà không muốn rời bỏ quê hương.

chuhao3

Lê Thu Hà và Nguyễn Bắc Truyển tại phiên tòa ở Việt Nam hôm 5/4/2018

Ngay từ ngày đầu tiên tại Đức, Lê Thu Hà đã cho thấy nhiều biểu hiện suy sụp tinh thần, lo âu lan tỏa và sợ hãi quá mức trong các tình huống xã hội thông thường.

Hôm 20/11 qua, Lê Thu Hà đã quyết định mua vé bay về Việt Nam. Và chuyện gì phải đến, đã đến : tại sân bay Nội Bài Lê Thu Hà đã bị chận lại, cấm không cho nhập cảnh và bị buộc phải xuất cảnh ngay lập tức sang Thái Lan để trở về lại Đức. Tin tức đã được lan truyền nhanh chóng và làm dấy lên một làn sóng tranh cãi trên mạng xã hội, trong đó không thiếu những chỉ trích Lê Thu Hà một cách thiếu căn cứ, dù nhiều người không biết rõ sự tình bên trong cho lắm.

Bài này xin góp một cái nhìn từ góc cạnh y khoa.

Tiền sử về chấn thương cũng như các triệu chứng cho thấy Lê Thu Hà mắc Hội chứng hậu chấn thương tâm lý, mà tên tiếng Anh là PTSD – Posttraumatic Stress Disorder. Ở Việt Nam thường gọi là "Rối loạn Stress sau sang chấn".

Đó là một rối loạn tâm lý, tổn thương về mặt tinh thần nghiêm trọng, ở những người đã trải qua một biến cố hãi hùng có gắn liền với những đe dọa đến tính mạng.

Rối loạn tâm lý này xảy ra muộn nhưng dai dẳng và vẫn tiếp tục kéo dài sau đó, khi sự kiện gây sang chấn đã kết thúc từ lâu. Amnesty international cho biết bệnh này rất thường gặp ở những cựu tù nhân bị tra tấn lâu năm, bị cưỡng hiếp, hoặc bị khủng bố tinh thần trong tù một cách có hệ thống, như bị đe dọa thủ tiêu, giết chết người thân…

Hội chứng hậu chấn thương tâm lý thường xuất hiện ở người trẻ tuổi. Chấn thương đối với nam giới đa số là tham gia chiến tranh, chứng kiến những cảnh giết chóc thảm khốc ngoài chiến trận, trong khi đối với nữ giới đa số là bị bạo hành hay cưỡng bức tình dục. Rối loạn này thường xảy ra nhất ở những người độc thân, ly dị, góa bụa …

Những chấn thương tâm lý nghiêm trọng nhất là khi có sự phá vỡ những mối quan hệ thân thiết, gây mất lòng tin nặng nề, hoặc khi có sự phá vỡ sự toàn vẹn của bản ngã, như trong trường hợp nạn nhân bị tra khảo, hay bị uy hiếp trong điều kiện stress quá sức chịu đựng.

Hội chứng hậu chấn thương tâm lý được ngành tâm thần hiện đại chia làm 3 nhóm triệu chứng tâm lý chính :

1. Các triệu chứng cảm nhận lại : Bệnh nhân thường nhớ lại hoàn cảnh sang chấn một cách vô thức. Sự nhớ lại này cũng có thể được thể hiện qua các giấc mơ (thường là ác mộng), trường hợp nặng thì có ảo giác, ảo thanh hay ảo thị.

2. Các triệu chứng tránh né : Bệnh nhân luôn cố tránh né các ý nghĩ, những hoạt động, nơi chốn, hay những cuộc nói chuyện có nội dung có thể làm họ nhớ lại hoàn cảnh sang chấn. Sự cố tình tránh né này có thể làm họ không còn nhớ nổi những điểm quan trọng về hoàn cảnh sang chấn. Họ không còn thích tham gia những hoạt động mà trước kia họ đam mê. Ngoài ra họ luôn bi quan về tương lai. Bệnh nhân có nhiều dấu hiệu của trầm cảm (nên thường dễ bị chẩn đoán nhầm là bị bệnh trầm cảm).

3. Các triệu chứng tăng cảnh giác về một khả năng trở lại của sang chấn, làm cho nạn nhân luôn ở trong trạng thái đề phòng những việc xấu có thể xảy ra và thường bị giật mình, lo sợ mông lung. Khi triệu chứng nặng, trí nhớ suy sụp, giảm tập trung, giảm khả năng phán đoán và suy luận, làm cho bệnh nhân gặp khó khăn khi phải chủ động quyết định số phận của chính mình và việc hoạch định các hành động của họ thường thiếu tính logic (như việc đột xuất mua vé về Việt Nam của Lê Thu Hà vừa qua).

Theo cách phân loại của WHO về 6 loại nạn nhân chịu tác động của thảm họa gây sang chấn, thì Lê Thu Hà thuộc loại I, nghĩa là người trực tiếp bị nạn.

Việc điều trị hội chứng hậu chấn thương tâm lý là một quá trình lâu dài và phức tạp. Lâu dài, vì các liệu pháp tâm lý như liệu pháp nhận thức hành vi (Cognitive behavioral therapy) hoặc điều trị phơi sáng (Exposure therapy) khi nào cũng đòi hỏi nhiều tháng và nhiều năm điều trị liên tục. Và phức tạp, vì trong trường hợp của Lê Thu Hà người ta gặp 2 khó khăn lớn : vấn đề ngôn ngữ và hỗ trợ gia đình – xã hội. Trong ngành tâm thần học, ngôn ngữ chung giữa người bệnh và thầy thuốc là vô cùng quan trọng để việc điều trị đem lại kết quả, mà Lê Thu Hà thì chưa thể rành rỏi tiếng Đức (một ngôn ngữ nổi tiếng là khó), còn bác sĩ chuyên khoa tâm thần học người Việt thì ở Đức lại quá hiếm hoi. Bên cạnh đó, sự nâng đỡ, trợ giúp của người thân và gia đình đối với bệnh nhân là điều rất cần thiết trong quá trình điều trị kéo dài, mà Lê Thu Hà lại ở trong hoàn cảnh "bơ vơ", "mất chỗ dựa" sau khi bị trục xuất thẳng qua xứ lạ quê người, hoàn toàn trơ trọi, không gia đình, không bạn bè thân thiết.

Cho nên trước những chỉ trích có nhiều phần ác độc và đôi khi thể hiện nhận thức tương đối hạn hẹp của một số người, tác giả xin mời tất cả những ai hiện nay đang quá hăng hái trong việc chỉ trích việc Lê Thu Hà mua vé bay về Việt Nam hôm 20.11. vừa qua – hãy đọc lại đoạn văn khẳng khái ở đầu bài mà Hà đã viết trên Facebook của mình, rồi thành thật tự trả lời 3 câu hỏi sau đây :

1. Nếu Bạn đang sống ở Việt Nam và đối diện từng ngày với với bộ máy cầm quyền Hà Nội vừa tham ô, hà hiếp dân lành, vừa bán đất, bán rừng cho Tàu, thì Bạn có đủ can trường để tham gia không lưỡng lự vào công cuộc đấu tranh cho dân chủ và tương lai của đất nước, như Lê Thu Hà đã từng làm trước khi bị bắt vào năm 2015, hay không ?

2. Giả thử nếu Bạn đang sống ở trong nước, thì Bạn có đủ đảm lược để viết ra được những lời lẽ bất khuất như Lê Thu Hà đã làm, hay không ?

3. Và nay, khi đã hiểu một phần nào các hậu quả khốc hại của bộ máy trù dập và nghiền nát cả thể xác lẫn tinh thần con người của Đảng cộng sản Việt Nam–qua trường hợp của Lê Thu Hà nói riêng và của hàng trăm, hàng ngàn anh chị em đấu tranh dân chủ khác trong nước nói chung- thì Bạn có thể đóng góp gì, làm gì thực tiễn để giúp đỡ và cưu mang họ ?

Xin bình tâm suy nghĩ trước khi phê phán Lê Thu Hà.

Nguyễn Văn Vui

Published in Việt Nam

Cô Lê Thu Hà sau thời gian 5 tháng ở Đức đã quyết định quay trở về Việt Nam. Quyết định của cô làm cho nhiều người bất ngờ, điều đáng nói là đòn tâm lý ác độc lại được đem ra sử dụng.

lethuha1

Cô Lê Thu Hà (đứng phía sau) trong vụ xử Hội Anh Em Dân Chủ ở Việt Nam tháng 4/2018 - Ảnh minh họa

Chính quyền đã đánh đòn thâm độc vào tâm lý hiếu thảo của người Việt. Trước giờ không ít người đã bị nhà cầm quyền cộng sản từ chối cấp thị thực nhập cảnh để thăm cha mẹ già yếu hay chịu tang cha mẹ qua đời chỉ vì liên hệ mật thiết với cộng đồng tỵ nạn cộng sản, hay vì biểu lộ ý kiến bất đồng với nhà cầm quyền cộng sản tại Việt Nam. 

  • Cô Hà, giờ là một phụ nữ ốm yếu sức khoẻ suy nhược sau khi bị giam cầm mấy năm trời mà vẫn là sự đe doạ cho nhà cầm quyền đến nỗi không được quay trở về Việt Nam để sống cùng mẹ già. Đòn tâm lý độc ác này sẽ giáng một đòn nặng hơn vào tâm lý của cô Hà vốn đã bị trầm cảm sẵn. 

Kêu gọi cộng đồng người Việt giúp đỡ cô Hà hội nhập ? 

Vị thế của cô khi đến Đức không phải là người tỵ nạn cộng sản vượt biên, nên cô không thể trông chờ sự giúp đỡ của cộng đồng tỵ nạn cộng sản. Cô là một người sinh ra và lớn lên sau năm 1975 nên cô không thể hòa nhập được với những người luôn sinh hoạt cộng đồng với sự hiện diện của cờ vàng. 

Cho dù là người bị chính nhà cầm quyền cộng sản trục xuất nhưng để tạo được niềm tin cho cộng đồng này cần phải có thời gian nếu không có thể sẽ bị xếp vô nhóm cộng sản nằm vùng cho chính quyền cộng sản cài cắm nhằm tăng cường cho cánh tay nối dài của đảng cộng sản ở nước ngoài. 

Cô cũng không thể trông chờ sự giúp đỡ của cộng đồng người Việt tỵ nạn từ Đông Đức trước đây và những người mới sang nhập cư sau này. Nhóm người này phần lớn chỉ muốn yên ổn kiếm tiền, không dây vào chính trị hay dân chủ gì cả. Họ sợ cho sự an nguy của bản thân ở ngay trên đất Đức và của cả người thân họ ở Việt Nam. Vì vậy họ sẽ không dại gì mà giúp đỡ hay liên hệ với cô Lê Thu Hà, một nhân vật phản động bị trục xuất khỏi Việt Nam, để bị Đại sứ quán và mật vụ đưa vào diện cần theo dõi. 

Bản thân cô Hà sẽ khó hội nhập được với những người không đồng quan điểm trước đây, thì giờ lại càng khó hơn vì sự nghi kỵ khi có những ý kiến rằng cô muốn quay về với chính quyền cộng sản. 

Bất lực 

Cho dù cô Hà từng là một giáo viên tiếng Anh, đã du học ở Philippines, nhưng cuộc sống ở một quốc gia Châu Âu lại hoàn toàn khác. 

Khác với các quốc gia có khí hậu ấm áp, các quốc gia Tây Âu khép kín chứ không rộng mở. Người ta sống khép kín, không có hội hè vui chơi sau giờ làm việc vào ngày thường. Chợ búa đóng cửa sớm vào ngày thường, và ngày chủ nhật cũng không có mở cửa. Nên có thể nói với người Việt mới qua thì đó là một cuộc sống rất buồn chán. 

Nước Đức không phải là quốc gia có số người nói tiếng Anh nhiều và phố biến. Chưa kể đến việc cô đã bị giam cầm hơn hai năm trong trại giam, vốn tiếng Anh không sử dụng đã bị mai một thì việc sử dụng tiếng Anh để giao tiếp với người Đức là việc không dễ dàng chút nào. 

Cứ nghĩ đến chuyện phải đi khám bác sĩ liên tục nhưng không thể giao tiếp trực tiếp bằng tiếng Đức mà phải qua thông dịch hay giao tiếp vất vả bằng tiếng Anh khi khai bệnh đã là một việc gây căng thẳng và tạo cảm giác bất lực khi có miệng nói mà không thể diễn đạt cảm xúc lẫn bệnh trạng của mình. 

Học ngoại ngữ mới cũng là một thách thức lớn. Tiếng Đức không phải là một thứ tiếng dễ học mà có thể thành thạo chỉ trong vòng vài ba năm khi phải vừa lo học tiếng, vừa lo học nghề và kiếm việc làm thêm để trang trải thu nhập để lòng tự trọng không bị tổn thương khi chỉ biết sống nhờ vào trợ cấp của chính phủ. 

Hãy cứ thử xem có bao nhiêu người Việt Nam đến Đức sau 30 tuổi có thể học nói tiếng Đức thành thạo và lấy được bằng đại học bằng tiếng Đức ? Hay họ đều bị cuốn vào vòng xoáy cơm áo gạo tiền thường nhật ? 

Vô dụng

Những ngày ở Đức này có lẽ cô Hà có cảm giác vô dụng. 

Làm một giáo viên tiếng Anh và sau đó là trợ lý cho ông Đài, cô Hà không có thể dễ dàng kiếm việc ở Đức phù hợp với khả năng của bản thân. 

Rào cản trước tiên là ngôn ngữ, việc này có thể khắc phục nếu như cô làm việc cho chủ người Việt với các công việc tay chân đơn giản. Nhưng như đã đề cập ở trên, ai có gan thuê một người phản động vô làm việc ? Đi làm việc ở nơi sử dụng tiếng Đức thì lại thiếu kỹ năng làm việc và sức khoẻ cần thiết. 

Cho nên cô lại phải đi bắt đầu từ con số không, học tiếng để đủ giao tiếp, đi làm để nâng cao trình độ tiếng và để hội nhập vào xã hội Đức. Khi phải bắt đầu lại ở tuổi không còn trẻ, nhất là với một phụ nữ đơn độc nơi xứ người thì cái cảm giác mình bỗng nhiên thành người vô dụng là điều không thể tránh khỏi. 

Chúc cô chân cứng đá mềm

Trầm cảm không là một bệnh lạ ở xứ lạnh. Khi cảm thấy tâm trạng ảm đạm, không muốn làm gì trong vòng hai tuần lễ, cộng thêm cảm giác mệt mỏi, bồn chồn, bất lực và vô dụng thì đã bị xếp vô nhóm người bị bệnh trầm cảm. 

Một khi sức khoẻ không tốt, hay trong người có sẵn bệnh thì cái gió buốt người của mùa thu ướt át, cái lạnh lẽo của mùa đông xám ngắt dễ làm cho tinh thần con người ta đi xuống rất nhanh nếu không có một thần kinh thép hay có sự giúp đỡ về tinh thần của bạn bè và người thân. 

Chính bản thân cô Hà đã xác định không ở lại Đức mà muốn quay về Việt Nam đã làm cho động lực hội nhập với cuộc sống mới ở Đức của cô không được kích hoạt. Với tâm trạng như vậy mà cô Hà không rơi vào tình trạng trầm cảm thì mới là chuyện lạ. 

Giờ đây đường về của cô Hà đã vĩnh viễn khép lại. Cô chỉ còn một chọn lựa duy nhất là bắt đầu lại một cuộc sống mới ở nước Đức. Cô sẽ vẫn được chính phủ cho đi học tiếng, đi học nghề cũng sẽ không mất tiền, ngoài ra sự giúp đỡ của các chuyên gia tâm lý cũng sẽ giúp cho vô vượt qua những ngày tháng đầy khó khăn này. Hi vọng rồi sẽ có lúc cô đủ mạnh mẽ để lại tiếp tục con đường "làm phản động" để góp phần nào mang lại một tương lai dân chủ cho dân tộc Việt Nam. 

Phương Thảo

Nguồn : VNTB, 24/11/2018

Published in Diễn đàn

Tranh cãi việc bà Lê Thu Hà từ Đức về Việt Nam bất thành (BBC, 22/11/2018)

Dư luận trên mạng xã hội quanh việc cựu tù nhân lương tâm Lê Thu Hà quyết định từ Đức về lại Việt Nam.

ha5

Bà Lê Thu Hà được cho là bị trầm cảm do thiếu thốn tình cảm trong thời gian sống ở Đức

"Tôi vừa tranh luận với một nam giới cũng tham gia đấu tranh dân chủ, người này nói Hà bị tâm thần. Tôi nói nếu vậy thì Hà càng đáng được yêu thương hơn. Và nếu điều đó là sự thật, thì tại sao lại lên án một bệnh nhân tâm thần khi họ làm hay phát ngôn điều gì ?" nhà báo Sương Quỳnh nói với BBC hôm 22/11.

Theo thông tin mới nhất từ luật sư Nguyễn Văn Đài, sau khi bị Việt Nam từ chối không cho nhập cảnh, bà Lê Thu Hà hiện đã trở lại Đức an toàn vào sáng 22/11 theo giờ Đức.

Cảm thông

Bà Sương Quỳnh là một trong một số các ý kiến ủng hộ bà Lê Thu Hà, cộng sự của luật sư Nguyễn Văn Đài, sau làn sóng chỉ trích bà Hà trên Facebook.

Bà Thu Hà và luật sư Đài bị chính quyền Việt Nam trục xuất sang Đức hồi tháng Sáu trong khi đang thi hành án tù với tội danh "hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân".

"Qua chuyện Thu Hà quyết định về nước, về pháp lý thì càng cho thế giới thấy nhà cầm quyền Việt Nam vi phạm điều 14 và 15 trong Tuyên ngôn Quốc Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc như thế nào", bà Quỳnh nói.

Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền :

Điều 14 :

1) Khi bị đàn áp, ai cũng có quyền tìm nơi tị nạn và được hưởng quyền tị nạn tại các quốc gia khác.

2) Quyền này không được viện dẫn trong trường hợp sự truy tố thực sự chỉ căn cứ vào những tội trạng không có tính cách chính trị hay vào những hành động trái với mục đích và tôn chỉ của Liên Hiệp Quốc.

Điều 15 :

1) Ai cũng có quyền có quốc tịch.

2) Không ai có thể bị tước quốc tịch hay tước quyền thay đổi quốc tịch một cách độc đoán.

"Đọc những lời chỉ trích Hà, trong đó có cả những lời ác độc hoặc thể hiện nhận thức kém cỏi, chúng tôi - những người đấu tranh - thấy cần phải nỗ lực hơn trong việc khai dân trí".

"Nếu thực sự Hà quyết định về tôi ủng hộ, vì Hà đặt tình yêu đất nước và gia đình hơn tị nạn xứ người, dù Hà biết về nước có thể bị ngăn chặn hoặc bị bỏ tù".

Về lý do bà Thu Hà quyết định quay lại Việt Nam, nhà báo Sương Quỳnh nói :

"Tôi đoán là do Hà cảm thấy cô đơn ở xứ người, mà cô đơn thì càng dễ bị trầm cảm".

"Ai cũng có nhu cầu được yêu thương, đặc biệt là phụ nữ. Họ chính là những người dễ bị tổn thương. Người phụ nữ đi theo con đường tranh đấu khó khăn hơn nam giới vì ràng buộc nhiều bởi tình cảm".

"Đáng lẽ ra cánh đàn ông nhìn thấy thế phải xấu hổ tự vấn bản thân sao để chị em phải đấu tranh hay xuống đường. Đằng này nhiều ông tỏ vẻ xúc phạm khi người phụ nữ đấu tranh phải vô tù, rồi bị trầm cảm. Đây là điều tôi thấy cay đắng cho dân tộc và cho giới phụ nữ Việt Nam", bà Sương Quỳnh nói với BBC từ Sài Gòn.

Một số nhà đấu tranh dân chủ khác như Phạm Đoan Trang, Trịnh Kim Tiến cũng lên tiếng mạnh mẽ ủng hộ bà Lê Thu Hà, và chỉ trích các ý kiến chỉ trích bà Hà.

Nhà báo Phạm Đoan Trang viết : "Nhiều người (đa số ở hải ngoại) chửi mắng cựu tù nhân lương tâm Lê Thu Hà sau khi cô ấy tự ý mua vé máy bay trở về Việt Nam. Lý lẽ chủ yếu mà những người này sử dụng là "đang ở nơi sướng thế mà không chịu ở, lại quay đầu về Việt Nam, rõ ngu".

"Thật không hiểu nổi suy nghĩ của họ".

"Họ quên rằng Lê Thu Hà là cựu tù nhân lương tâm, rằng cô ấy từng bị cộng sản bỏ tù 2,5 năm, ngồi chờ án trong xà lim 6m2 cho hai người với ba lần cửa sắt - không khác gì cái cũi".

"Họ quên rằng cô ấy là một phụ nữ chưa có gia đình, một nhà thơ nữ với tâm hồn đa cảm, lãng mạn. Trên tất cả, cô ấy là một phụ nữ trẻ vô tội".

"Họ quên rằng cô ấy đang là một bệnh nhân với nhiều biểu hiện trầm cảm sau 2,5 năm tù. Trầm cảm là bệnh, nó không liên quan gì đến sự yếu đuối về tinh thần hay nỗi sợ, sự hèn nhát, tâm lý bi quan... Và đã là bệnh thì cần được chữa trị, Lê Thu Hà cần được quan tâm, chăm sóc, thương yêu hơn bao giờ hết".

"Họ quên rằng Lê Thu Hà cũng như mọi công dân khác đều có quyền tự quyết định cuộc đời mình, quyền tự do đi lại, quyền có quan điểm. Ai cho phép họ phán xét người khác và chửi người ta là ngu, là hai mang, chỉ vì "sướng thế mà không chịu ở, lại quay đầu về Việt Nam".

Còn bà Trịnh Kim Tiến thì bày tỏ rằng bà không phản đối cũng không ủng hộ quyết định về việt Nam của bà Lê Thu Hà mà chỉ mong "mọi người hãy tôn trọng chị ấy và những mất mát chị ấy đã trải qua. Hãy hiểu rằng mẹ và quê hương là điều quý nhất".

Chỉ trích

Tin bà Lê Thu Hà quyết định từ Đức về lại Việt Nam chỉ vài tháng sau khi đặt chân tới nước này đã làm dấy lên làn sóng chỉ trích trên mạng xã hội.

Tài khoản Nguyễn Xuân Nghĩa viết rằng nếu ông được sang Đức từ lúc 30 tuổi thì ông đã làm đủ thứ việc như học tiếng Đức, đọc sách lịch sử, văn hóa, đi du lịch, xem đá bóng... Và rằng "lấy đâu ra thời gian trầm cảm !"

"Đó là không tham gia đấu tranh. Còn nếu tham gia thì không có thời gian để ăn cơm", ông Nghĩa viết.

Tài khoản tên Vì bình yên xứ Nghệ cho rằng "Lê Thu Hà phơi bày bộ mặt giả tạo", khi ở trong tù thì tìm mọi cách sang trời Tây. Khi không trụ lại được thì "lấp liếm" để quay về.

"Việc Lê Thu Hà chống phá cực đoan để được sang Đức rồi vỡ mộng nơi xứ người, xin về Việt Nam nhưng tất nhiên chúng ta không còn chấp nhận một kẻ phản bội là cái tát đau đớn nhất vào bộ mặt giả tạo của đám chống phá với cái danh "yêu nước", tài khoản này viết.

Một số Facebooker khác thậm chí dùng những từ ngữ nặng nề để chỉ trích việc bà Hà quay về Việt Nam.

Cũng có một số ý kiến khác vừa bày tỏ chỉ trích, vừa tỏ ra thông cảm, như nhà văn Nguyễn Tường Thụy.

Ông Nguyễn Tường Thụy viết trên Facebook cá nhân : "Về việc Lê Thu Hà về Việt Nam, hầu như ai cũng biết được trước sẽ bị tống xuất ngược trở lại".

"Nếu Hà không biết, tưởng muốn về là về được thì quả là Hà có ngây thơ".

"Còn nếu Hà biết trước nhưng vẫn cứ làm thì mục đích của Hà là gì, điều này có thể Hà sẽ có tâm sự sau. Còn tôi chỉ đặt ra các giả thiết chứ không cần trả lời, cho dù có khó hiểu".

"Việc làm của Hà, mình Hà chịu, như mất thời gian, công sức, tiền vé hoặc có thể ảnh hưởng tâm lý, chứ Hà không làm phiền ai. Có phiền thì chỉ phiền đến nhà cầm quyền mà thôi. Cũng chẳng vì thế mà ảnh hưởng đến phong trào dân chủ".

"Nếu Hà về vì muốn chăm sóc mẹ, muốn sống ở Việt Nam thì đó là tình cảm đáng trân trọng".

"Tôi buồn vì thấy có những chỉ trích nhằm vào Hà. Về việc này, với cháu, tôi chỉ thấy thương xót và cảm thông".

Ước muốn trở về không thành

Hôm 20/11, có tin bà Lê Thu Hà, cộng sự của luật sư Nguyễn Văn Đài, thành viên Hội Anh em Dân Chủ đồng thời là cựu tù nhân lương tâm, đã tự mua vé máy bay từ Đức về Việt Nam chỉ vài tháng sau khi bị chính quyền Việt Nam trục xuất.

Thế nhưng hôm 21/11, bà Hoàng Thị Bình Minh, mẹ của bà Lê Thu Hà, nói với BBC rằng cả nhà đang lo lắng cho tính mạng bà Thu Hà. Và rằng bà Hà ở Đức "thiếu thốn tình cảm, giống như bị trầm cảm".

Hồi tháng 6/2018, bà Hà cùng vợ chồng Luật sư Đài được đưa ra khỏi nhà tù, tới thẳng sân bay quốc tế Nội Bài để rời Việt Nam đi tỵ nạn tại Đức.

Bà Thu Hà và luật sư Đài bị bắt năm 2015. Sau đó, bà Hà chịu án 9 năm tù và 2 năm quản chế. Luật sư Đài chịu án 15 năm tù 5 năm quản chế. Cả hai bị kết tội "hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân".

*********************

Cựu tù nhân lương tâm Lê Thu Hà bị cấm nhập cảnh khi trở về Việt Nam từ Đức (VOA, 21/11/2018)

Cô Lê Thu Hà, một cu tù nhân lương tâm b buc phi đi t nn nước ngoài, c gng tr v Vit Nam, nhưng không được nhà chc trách cho nhp cnh khi v đến Hà Ni đêm 20/11.

ha1

Cô Lê Thu Hà (phải) cùng vi v chng lut sư Nguyn Văn Đài, tháng 6/2018 ti Đc

Cô Hà, 37 tuổi, là cng s ca lut sư Nguyn Văn Đài, mt nhà hot đng nhân quyền ni tiếng.

Hai nhà hoạt đng này b bt vào cui năm 2015 và phi nhn án tù v ti "hot đng nhm lt đ chính quyn". Đến tháng 6/2018, ông Đài và v ông, cùng vi cô Hà đã b nhà chc trách Vit Nam đưa đi t nn Đc.

Trên trang Facebook cá nhân, ông Đài, chủ tch Hi Anh em Dân ch, thông báo vào lúc gn 4h chiu ngày 21/11, gi Vit Nam, rng "Khi về tới sân bay Nội Bài, chị Hà đã bị an ninh giữ lại và chờ chuyến bay tiếp theo đưa chị trở lại Đức. Tôi đã nhận được tin chị Hà đã tới Bangkok, Thái Lan".

Luật sư Đài cho hay là từ khi sang Đức cô Hà "đã có nguyện vọng trở lại Vit Nam". Ban đầu, mọi người và gia đình cô Qung Tr đã có nhng li khuyên nh nên cô đã ở lại, và sau 5 tháng, cô Hà tự đưa ra quyết đnh "thực hiện nguyện vọng của mình", theo thông tin ca ông Đài.

Luật sư Đài cho biết thêm là cô Hà đã không nhận giấy thông hành, giấy phép cư trú và giấy phép lao động do chính phủ Đức cấp. Ông nói vì thế khi quay li sân bay của Đức, cô Hà s phi đi mt vi nhng vn đ "rất phức tạp", vì giấy tờ ca cô "đã gần hết hạn".

Dù vậy, v ch tch Hi Anh em Dân ch đưa ra li trn an rng "Anh em bên Đức đang cố gắng can thiệp với các cơ quan hữu quan của Đức về việc của chị Hà".

Từ Berlin, nhà báo đc lp Lê Trung Khoa cũng xác nhn vi VOA v thông tin k trên. VOA c gng liên lc vi cô Hà đ hi thêm v tình hình ca cô, nhưng có th do điu kin di chuyn nên cô không hi đáp.

Một s nhà hot đng nữ quen biết vi cô Hà và hin vn đang Vit Nam cho VOA biết rng qua các tin nhn, h cm nhn rng cô Hà "có tâm lý không được tt" t lúc sang Đc và ngày nào cô cũng nói "nh m và em gái không chu ni".

Họ cũng cho biết em gái và gia đình cô Hà "s c tìm cách qua Đc" đ thăm hi, khích l tinh thn cho cô.

Một s người khác bình lun trên trang Facebook ca ông Nguyn Văn Đài dưới phn thông tin ông cp nht v cô Hà rng trng thái tâm lý ca cô hin nay có th là "hu qu ca hơn 2 năm rưỡi b hành hạ, tra tn tinh thn trong tù".

https://youtu.be/jLawPSqI4x4

*********************

Cựu tù nhân lương tâm Lê Thu Hà không được vào Việt Nam, bị trục xuất trở lại Đức (RFA, 21/11/2018)

Cựu tù nhân lương tâm Lê Thu Hà, người bị chính quyền Việt Nam bắt đi lưu vong ở Đức cùng với luật sư Nguyễn Văn Đài hồi tháng 6/2018 bất ngờ trở về Hà Nội vào tối 20/11 nhưng sau đó đã bị trục xuất trở lại Đức.

ha2

Cô Lê Thu Hà (thứ 4 từ trái sang) cùng Luật sư Nguyễn Văn Đài (thứ 3 từ trái sang) sau khi ra tù Courtesy Blogger Nguyễn Văn Đài

Mẹ của cô Lê Thu Hà, bà Hoàng Thị Bình Minh cho Đài Á Châu Tự Do biết cô Hà đã nhắn tin cho bà biết khi cô về đến sân bay Nội Bài vào tối ngày 20/11/2018. Tuy nhiên sau đó bà mất liên lạc với cô.

Luật sư Nguyễn Văn Đài nói với đài Á Châu Tự Do rằng nguồn tin ngoại giao từ phía Đức cho ông biết hiện cô Hà đang ở Bangkok, Thái Lan, chờ làm thủ tục để bay về Đức.

Luật sư Đài cũng cho biết cô Hà đã có ý muốn về Việt Nam ngay từ những ngày đầu sang Đức và cô Hà đã mua vé trở về Việt Nam để sống với mẹ già ở Quảng Trị, bất chấp những can ngăn của bạn bè.

Bà Hoàng Thị Bình Minh, mẹ của cô Lê Thu Hà và chiều tối ngày 21/11 cho đài ACTD biết bà đã nhận được tin cô Hà về nước nhưng không được nhập cảnh. Nói về nguyên nhân cô Hà về nước, bà Minh cho biết :

"Tôi nghĩ chắc là vì tình trạng cháu (cô Hà) đau ốm liên tục, mà tình cảm của Hà dành cho mẹ quá nhiều mà xa quê tôi nghĩ chắc Hà buồn quá. Sang đó thì tôi nghĩ chắc là chưa hòa nhập. Tôi chỉ nhận được tin nhắn của Hà là muốn về Việt Nam nuôi mẹ. Tôi khuyên Hà cố gắng ổn định hòa nhập với cộng đồng Đức ở bên đó nhưng tôi nghĩ Hà về ý chí và tình cảm không vượt qua được nên Hà quyết định về Việt Nam"

Bà Minh cho biết bà đã đấu tranh tư tưởng rất lớn về việc xum họp với con hay để cô Hà đi Đức. "Đó là vấn đề tình cảm thiêng liêng của con người, có những lúc tôi trăn trở như thế. Hình như tôi đã tác động để Hà về Việt Nam. Trong chuyến này tôi thấy tôi là người có lỗi với Hà", bà Minh cho biết

Luật sư Nguyễn Văn Đài cho biết hiện các giấy tờ đi lại và lưu trú của cô Hà ở bên Đức đã gần hết hạn vì cô đã không muốn nhận giấy cấp mới từ chính phủ Đức do quyết định về Việt Nam. Nói về những khó khăn cô Hà có thể gặp khi làm thủ tục giấy tờ về Đức, luật sư Đài cho biết :

"Cô ấy được cấp giấy tờ có hiệu lực 3 năm ở Đức bắt đầu từ ngày 1/11 bao gồm giấy thông hành, giấy phép định cư, giấy phép lao động mà cô ấy không nhận, và visa mà đại sứ quán Đức đóng ở hộ chiếu đã hết hạn từ tháng 9 còn giấy cấp tạm thời sắp hết hạn vào 31/12/2018, không biết cô ấy có cầm theo giấy tờ khi về Việt Nam không hay nếu cô ấy vứt đi thì sẽ rất khó khăn khi cô ấy bay về sân bay bên Đức. Cho nên mọi cái họ đang thương thảo để giải quyết tại Bangkok".

Cô Lê Thu Hà, năm nay 36 tuổi, là giáo viên dạy anh văn trước khi trở thành thành viên của Hội Anh em dân chủ, một tổ chức tranh đấu cho nhân quyền, dân chủ ở Việt Nam.

ha3

Phiên xử các thành viên Hội Anh Em Dân Chủ ở Hà Nội hôm 5/4/2018AFP

Cô bị bắt vào ngày 16/12/2015 cùng với luật sư nhân quyền Nguyễn Văn Đài với cáo buộc "tuyên truyền chống nhà nước" theo điều 88 Bộ luật hình sự năm 1999, nhưng sau đó bị chuyển tội danh thành "hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân".

Cô Hà bị Tòa án nhân dân Hà Nội tuyên mức án 9 năm tù giam và 2 năm quản chế trong phiên tòa ngày 5/4/2018 cùng với 5 thành viên khác của Hội Anh em dân chủ.

Tất cả 6 người đều bị tuyên những mức án nặng nề từ 7 năm tù giam đến 15 năm tù giam.

Ngày 7/6/2018, sau khoảng 2 năm rưỡi bị giam giữ cô Lê Thu Hà và ông Nguyễn Văn Đài được công an đưa từ nhà tù ra tới sân bay Nội Bài để sang Đức tị nạn chính trị.

Cô đến Đức vào ngày 8/6/2018 cho đến khi có quyết định bất ngờ trở về Việt Nam.

Luật sư Nguyễn Văn Đài cho biết dù có thể có những khó khăn về giấy tờ cho cô Lê Thu Hà vào Đức nhưng phía Đức vẫn có trách nhiệm bảo trợ cho cô Hà theo thỏa thuận giữa Đức, EU và Việt nam khi Việt Nam bàn giao cô Hà cho phía Đức.

*************

Bà Lê Thu Hà, cộng sự luật sư Đài, về Việt Nam không được nhập cảnh (BBC, 21/11/2018)

Mẹ của bà Lê Thu Hà nói với BBC rằng gia đình bặt tin con gái sau khi bà Hà gọi cho mẹ nói "đang chờ lấy hành lý tại sân bay Nội Bài" vào đêm 20/11 sau chuyến trở về đầy bất ngờ.

ha4

Bà Lê Thu Hà 37 tuổi, là giáo viên dạy tiếng Anh ở tỉnh Quảng Trị

Được biết bà Lê Thu Hà vẫn đang giữ hộ chiếu Việt Nam.

Có tin bà Hà không được nhập cảnh và buộc phải xuất cảnh ngay lập tức sang Thái Lan ngay sau khi về Việt Nam.

Tiếp xúc với BBC lúc 4g20 chiều hôm 21/11 giờ Việt Nam, Luật sư Nguyễn Văn Đài cho biết bà Thu Hà hiện đang ở Bangkok chờ chuyến bay trở lại Đức.

Ông Đài cũng cho biết không được nói chuyện trực tiếp với bà Thu Hà nhưng tin do phía Việt Nam báo cho Đại sứ quán Đức, và ông được họ cho biết.

Bà Lê Thu Hà 37 tuổi, là giáo viên dạy tiếng Anh ở tỉnh Quảng Trị trước khi làm cộng sự của Luật sư Nguyễn Văn Đài.

Hồi tháng 6/2018, bà Hà cùng vợ chồng luật sư Đài được đưa ra khỏi nhà tù, tới thẳng sân bay quốc tế Nội Bài để rời Việt Nam đi tỵ nạn tại Đức.

Trước đó, Luật sư Đài và bà Hà không kháng cáo, chấp nhận mức án sơ thẩm.

Ông Đài bị 15 năm tù và 5 năm quản chế. Bà Hà bị án 9 năm tù và 2 năm quản chế.

Hai người bị giới chức bắt hồi 12/2015.

Tháng 12/2015, bà bị bắt cùng với luật sư Nguyễn Văn Đài sau khi ông đi nói chuyện về hiến pháp và các quyền con người căn bản trước một cử tọa chừng 70 người tại nhà của một cựu tù nhân chính trị ở xã Nam Lộc, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.

Bà Hà cùng ông Đài và ba người khác trong phiên tòa hôm 5/4 đối mặt với cáo buộc "hoạt động nhằm lật đổ chính quyền", theo Điều 79 Bộ Luật Hình sự Việt Nam.

'Thiếu thốn tình cảm'

Hôm 21/11, trả lời BBC từ Quảng Trị, bà Hoàng Thị Bình Minh, mẹ của bà Lê Thu Hà, nói : "Tôi đang rất lo cho tính mạng của con gái mình".

"Khoảng 19g30 đêm qua 20/11, Hà gọi tôi và nói đang chờ lấy hành lý tại sân bay Nội Bài".

"Sau đó thì gia đình bặt tin đến giờ, không biết con tôi đang ở đâu, tình trạng sức khỏe ra sao".

"Tôi cả đời ở nông thôn, nay đau mai yếu, giờ cũng chẳng biết gọi ai để hỏi tung tích con gái".

Bà Bình Minh cho biết thêm : "Hà khi còn ở bên Đức mỗi lần gọi tôi đều nói muốn về Việt Nam chăm sóc mẹ, rồi than ở Đức buồn chán quá, thiếu thốn tình cảm, giống như bị trầm cảm".

"Con tôi nói là nó phải đi khám bệnh suốt".

"Lúc hay tin Hà được đi Đức, gia đình mừng lắm. Tôi khuyên con ráng ở lại, hội nhập với xã hội người ta rồi lấy chồng".

"Nhưng Hà bảo lấy chồng thì phải "tùy duyên" chứ đâu phải muốn là được".

"Rồi gần đến khi lên máy bay về Việt Nam thì Hà mới nói là đã nhịn ăn để dành tiền mua vé".

"Mặc cho tôi khuyên can thế nào. Nhưng tính Hà thế, luôn cứng cỏi và khẳng khái, trước sau như một".

"Tôi là mẹ, chỉ sinh nó ra, còn cuộc đời nó thế nào thì nó tự quyết và tôi tôn trọng".

Bà Bình Minh nói mong muốn lớn nhất của bà bây giờ là "biết con gái đang ở đâu, có khỏe không, nói chuyện với mẹ được không".

'Nguyện vọng trở lại Việt Nam'

Hôm 21/11, luật sư Nguyễn Văn Đài thông báo trên trang cá nhân : "Từ khi sang Đức, chị Lê Thu Hà đã có nguyện vọng trở lại Việt Nam. Nhưng lúc ban đầu mọi người và gia đình khuyên nên chị ở lại. Nay chị Hà hoàn toàn tự do để thực hiện nguyện vọng của mình".

"Chị đã không nhận giấy thông hành, giấy phép cư trú và giấy phép lao động do chính phủ Đức cấp".

"Khi về tới sân bay Nội Bài, chị Hà đã bị an ninh giữ lại và chờ chuyến bay tiếp theo đưa chị Hà trở lại Đức".

Tôi đã nhận được tin chị Hà đã tới Bangkok, Thái Lan".

"Hiện nay, khi chị Hà về tới sân bay của Đức sẽ rất phức tạp, vì các giấy tờ chị Hà có đã gần hết hạn".

Anh em bên Đức đang cố gắng can thiệp với các cơ quan hữu quan của Đức về việc của chị Hà.

'Quyền tự do biểu đạt'

Hồi tháng 4/2018, khi phiên tòa xử ông Đài và bà Hà diễn ra, bà Hoàng Thị Bình Minh nói với BBC :

"Hà từ chối luật sư mà gia đình định mời và nói rằng sẽ tự bào chữa, và rằng mình không có tội gì cả".

"Là người mẹ, trong lòng tôi rất lo lắng, lo là con mình sẽ bị xử án nặng, đời con gái như vậy là chấm hết rồi".

"Tuy vậy, tôi vẫn tôn trọng quyền tự do biểu đạt ý kiến của con mình".

"Tôi tin con tôi là người ngay thẳng và biết nghĩ cho người khác, nên mới tham gia một hội muốn làm những điều chính đáng cho người dân, giúp cho mọi người biểu đạt ý kiến".

"Thật sự thì gia đình không biết gì về các hoạt động của Hà cho đến khi con tôi bị bắt", bà Bình Minh cho biết thêm.

"Trong các lần vào thăm Hà trong nhà tù B14 của Bộ Công an thì Hà cũng chỉ nói với tôi rằng có tham gia một số việc với phía ông Đài".

"Tôi chỉ biết đến đó chứ cũng chưa hề gặp ông Đài".

"Có điều khiến tôi băn khoăn nhất là tính đến khi phiên tòa diễn ra, Hà đã bị giam gần 28 tháng, trong khi lẽ ra theo luật thì phải mở phiên xử chậm nhất là 16 tháng sau khi bắt".

Trước khi phiên tòa diễn ra, Hội Anh Em Dân Chủ công bố một bài viết của bà Hà, có đoạn : "Bạn có thể xếp tôi vào thành phần thiểu số những cá nhân hậm hực, bất mãn với chế độ, và bạn có thể dè bỉu khi bảo rằng tôi đang lầm đường lạc lối, nhưng bạn hãy chờ đi nhé, cho dù hiện nay, công cuộc đấu tranh này còn đối mặt với nhiều gian nan, trở ngại nhưng một ngày nào đó, tôi sẽ chứng minh cho bạn thấy con đường tôi đang đi hoàn toàn đúng".

"Hãy nhìn xuyên suốt lịch sử, bạn sẽ thấy một điều rõ ràng, tất cả mọi cuộc đấu tranh chính nghĩa đều bắt đầu từ thiểu số !"

Hội cũng xác nhận bà Hà "tham gia vào Hội ngay từ những ngày đầu thành lập với vai trò là giáo viên dạy tiếng Anh cho các thành viên. Bên cạnh đó, Lê Thu Hà còn phụ trách dịch thuật các báo cáo về việc vi phạm nhân quyền của chính quyền Việt Nam. Lê Thu Hà đồng thời là trợ tá cho quyền chủ tịch Hội lúc bấy giờ là luật sư Nguyễn Văn Đài".

Hồi tháng 9/2017, báo Nhân Dân viết : "Việc Nguyễn Văn Đài và những người cùng trong "Hội Anh Em Dân Chủ" bị khởi tố, bắt tạm giam đã làm cho các thế lực thù địch với Việt Nam rất cay cú, và nhiều tuyên bố, lời kêu gọi đòi trả tự do đã được họ đưa ra. Nhưng như người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam đã nói trong một cuộc họp báo : "Những đối tượng bị bắt giữ và điều tra do có dấu hiệu vi phạm pháp luật Việt Nam. Quá trình điều tra được thực hiện theo đúng quy trình tố tụng hình sự của Việt Nam. Cũng như các quốc gia khác trên thế giới, ở Việt Nam, mọi hành vi vi phạm pháp luật đều bị xử lý nghiêm theo đúng các quy định của pháp luật Việt Nam. Tôi không nhìn thấy sự liên hệ nào giữa việc xử lý vi phạm pháp luật Việt Nam với chính sách của các quốc gia khác".

Ben Ngô

Published in Việt Nam

Vào ngày 19/11, một cựu tù nhân lương tâm, một cộng sự của luật sư Nguyễn Văn Đài, cô Lê Thu Hà đã tự ý trở về Việt Nam, sau hơn 5 tháng được chính phủ Đức nhận sang Đức.

lethuha1

Lê Thu Hà và Nguyễn Bắc Truyển tại phiên tòa ngày 5/4/2018. Ảnh trên mạng.

Tại Đức, cô mặc dù được chính phủ Đức cấp giấy thông hành, giấy phép cư trú và giấy phép lao động nhưng Hà... không nhận.

Sự kiện này được đánh giá là lần đầu tiên một cựu tù nhân lương tâm quay trở lại Việt Nam sau khi bị trục xuất. Nhiều ý kiến, quan điểm phê phán cô Lê Thu Hà là ‘cạn nghĩ’, thể hiện tính yếu đuối và có những hành vi không lường trước hậu quả… Tuy nhiên, một số quan điểm khác cho rằng, sự kiện nêu trên là hệ quả của một thời kỳ bị ‘hỏi cung’ đến mức trầm cảm.

Trở lại vấn đề, sự đường đột tìm về quê hương của cô Lê Thu Hà cũng chỉ là cảm xúc của một người con gái, khi quê nhà của cô có bè bạn, cha mẹ và người thân. Thực ra, không ai muốn rời quê hương để định cư xứ người, và đối với những người tù nhân lương tâm, họ càng không hề mong muốn ra đi, bởi ra đi, là sự lựa chọn bắt buộc, đồng nghĩa với việc sẽ không bao giờ có cơ hội quay trở lại Việt Nam – một khi chế độ CHXHCN còn tồn tại. Nói một cách khác, sự kiện cô Lê Thu Hà đã gián tiếp bẻ gãy luận điểm bấy lâu nay của những người ‘yêu đảng, yêu chế độ’ : bọn phản động đấu tranh chỉ vì cái thẻ xanh.

Cái ý nghĩ đớn hèn, ti tiện nêu trên là một trong nhiều luận điểm vừa thiếu tình, vừa thiếu lý nhằm hạ nhục danh dự, nhân phẩm, bôi nhọ hình ảnh của những người đấu tranh dân chủ - nhân quyền, những người mà họ cho rằng, đó là ‘tay sai thế lực ngoại bang để bán rẻ quốc gia’.

Một người tù nhân lương tâm có thể đứng trước tòa để thể hiện ý chí không đồng thuận với ý chí của chế độ, nhưng tuyệt đối, trong suốt chiều dài xử hàng trăm người bất đồng chính kiến của Tòa án nhân dân tại Việt Nam, không ai trong số đó phản bội quê hương. Họ không phản bội quê hương, không phản bội đất nước, họ chỉ không thích cái chế độ được đặt trên đất nước của chính mình.

Nếu xét về ý chí muốn bám trụ quê hương, thì cô Lê Thu Hà không phải là người đầu tiên, gần nhất đây là giáo sư Phạm Minh Hoàng – người đã bị ‘cưỡng bức’ để buộc trở về Pháp (ông là người có 2 quốc tịch). Và khi đáp xuống sân bay Charles de Gaulle (Pháp), giáo sư Phạm Minh Hoàng nói rằng ông ‘buồn nhưng chấp nhận sự thật vì không còn chọn lựa nào khác.’

Sự ra đi của dòng người bất đồng chính kiến đơn giản vì không còn lựa chọn nào khác, quê hương vẫn là mảnh đất số 1 trong con người họ. Bị buộc ly hương là một quyết định không hề dễ dàng, như cách đây hơn 4 thập niên về trước, hàng triệu người lênh đênh trên biển để ly hương vậy.

Việt Nam dưới thời Cộng hòa xã hội chủ nghĩa, có số lượng người ly hương kỷ lục, trong đó có ba dòng chảy chính : ly hương vì kết thúc cuộc chiến ; ly hương vì bất đồng chính kiến ; và ly hương vì tìm kiếm một mảnh đất tốt hơn để học và lao động. Cả ba nhóm ly hương này, theo cách hiểu nào đó đều là sự chảy máu dân tộc, chảy máu về mặt nhân tài lẫn tâm huyết con người, của những người thực sự mong muốn quốc gia giàu mạnh, bình đẳng, dân chủ và tự do hơn.

Khi một quan điểm chỉ trích cô Lê Thu Hà, hay hàng triệu những người bỏ ra đi nước ngoài hoặc bị áp dụng biện pháp trục xuất ra nước ngoài, có bao giờ quan điểm đó dừng lại 1 phút và tự vấn rằng : tại sao một quốc gia lại để tình trạng đó xảy ra ?

Người Do Thái lưu lạc hàng ngàn năm trên địa cầu vì bị truy sát và kỳ thị, cuối cùng họ tụ họp lại trên mảnh đất cố quốc xưa và xây dựng nên quốc gia Isarel hùng mạnh như ngày hôm nay. Nhìn về Việt Nam, bạo lực – chiến tranh và chế độ làm ly tán hàng triệu lòng người, và hàng triệu người ở nước ngoài cũng mong muốn trở về xây dựng quê hương ; hàng triệu người trong nước cũng bị ly tán vì không thuận tình với chế độ cũng mong muốn một ngày xây dựng quê hương giàu mạnh. Cả hai yếu tố này đều chờ đợi một phép màu, cái phép màu mà một ngày, một Nhà nước sẽ thừa nhận các giá trị nhân quyền, kinh tế, chính trị theo chuẩn của sự phát triển trên thế giới.

Quay lại với cô Lê Thu Hà, cô vẫn là một người con gái của dân tộc Việt, và dòng máu của cô cũng dành cho mảnh đất Quảng Trị đầy nắng và gió. Cái mảnh đất mà nó không được đẹp như ở Đức, nhưng mảnh đất đó nó chảy trong huyết quản của cô. Ý chí của cô là ý chí của hàng triệu người, nhưng cô và một bộ phận nhỏ mới đủ sự can đảm để biến ý chí đó thành hành động. Một quốc gia sẽ suy tàn nếu như bộ phận ‘nịnh bợ, và im lặng’ chiếm số đông, nói cách khác, cô Lê Thu Hà là một mầm sống của chính quốc gia dân tộc này.

Hãy tôn trọng cảm xúc của cô ấy, và hãy chia sẻ niềm đau ly hương của những người bị chế độ đẩy rời xa đất nước. Còn những quan điểm 'cợt nhã, cười cợt, châm trích', hãy để những con người ấy đối diện với tham nhũng, bạo lực, và sự bất an - để một ngày họ cũng sẽ hiểu được vì sao lại có Lê Thu Hà, và vì sao Lê Thu Hà lại trở về.

Ánh Liên

Nguồn : VNTB,, 23/11/2018

Published in Diễn đàn

Việt Nam thả và trục xuất hai nhà bất đồng chính kiến sang Đức (RFI, 08/06/2018)

Theo hãng tin AP, trên mạng xã hội Facebook hôm nay, 08/06/2018, tổ chức Hội Anh em Dân chủ thông báo luật sư Nguyễn Văn Đài, một nhà hoạt động nhân quyền ở Việt Nam, vừa được trả tự do tối qua và ngay sau đó đã lấy máy bay sang Đức cùng với vợ.

nvd1

Luật sư Nguyễn Văn Đài - Ảnh internet

Luật sư Nguyễn Văn Đài, người sáng lập "Hội Anh em Dân chủ", đã được chính quyền Việt Nam phóng thích cùng với một thành viên khác của tổ chức này là bà Lê Thu Hà. Theo AP, bà Hà cùng với vợ chồng luật sư Đài trên nguyên tắc đã đáp xuống sân bay Franfurt, Đức, sáng nay.

Luật sư Nguyễn Văn Đài đã lãnh án 15 năm tù và bà Lê Thu Hà lãnh án 9 năm tù trong một phiên xử vào tháng 4 vừa qua, với tội danh "hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân", cùng với 4 thành viên khác của "Hội Anh em Dân chủ" là Trương Minh Đức, Phạm Văn Trội, Nguyễn Bắc Truyển và Mục sư Nguyễn Trung Tôn. Ông Đài và bà Hà không kháng án, trong khi bốn bị cáo kia đã kháng án. Nhưng trong phiên xử phúc thẩm hôm thứ Hai vừa qua, tòa đã xử y án tù đối với họ.

Hội Anh em Dân chủ cũng là một trong số khoảng 90 tổ chức, trong đó có những tổ chức nhân quyền quốc tế như Phóng viên không biên giới, đã ký tên vào một bức thư kêu gọi Liên Hiệp Châu Âu bác bỏ hiệp định tự do mậu dịch ký với Việt Nam, vì theo họ, Hà Nội là một trong những "kẻ thù tệ hại nhất" của nhân quyền. Hiệp định tự do mậu dịch Liên Hiệp Châu Âu – Việt Nam đã được ký vào năm 2015, nhưng cho tới nay chưa được Nghị Viện Châu Âu phê chuẩn. Hiệp định này rất quan trọng đối với nền kinh tế Việt Nam, sau khi Hoa Kỳ vào năm ngoái rút ra khỏi hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP.

Cũng về nhân quyền, hôm nay, tổ chức Human Rights Watch của Mỹ, ra thông cáo kêu gọi Việt Nam sửa đổi dự thảo Luật An ninh Mạng cho phù hợp với tiêu chuẩn pháp luật quốc tế trước khi đưa văn bản này ra cơ quan lập pháp. Quốc hội Việt Nam dự kiến vào ngày 12/06 tới sẽ bỏ phiếu về dự luật này, mà hiện đang bị chỉ trích là "quá mơ hồ và khái quát".

Trong thông cáo, Human Rights Watch cho rằng dự thảo luật nói trên, thêm một lần nữa, lại trao cho nhà cầm quyền rất nhiều quyền hạn để định đoạt những hành vi ngôn luận nào là "trái pháp luật", cần phải kiểm duyệt. Theo tổ chức nhân quyền Mỹ, "luật pháp Việt Nam vẫn thiếu vắng cơ chế bảo vệ thực thụ quyền bảo mật thông tin cá nhân và các điều khoản trong dự luật an ninh mạng có thể tạo điều kiện dễ dàng hơn cho chính quyền nhận diện và truy tố người dân vì các hoạt động ôn hòa trên mạng".

Thanh Phương

******************

Luật sư Nguyễn Văn Đài, Lê Thu Hà bị trục xuất sang Đức (CaliToday, 07/06/2018)

Theo nguồn tin mới nhận, các tù nhân lương tâm như Luật sư Nguyễn Văn Đài, chị Lê Thu Hà vừa bị nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam trục xuất trong đêm và họ đang trên đường đến nước Đức.

nvd2

Luật sư Nguyễn Văn Đài và bà Lê Thu Hà. Photo credit : Tiến Bộ

Đây được xem là một nhượng bộ của Hà Nội đối với Đức, nhất là từ sau cuộc khủng hoảng ngoại giao từ vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh đến nay.

Trong một bản tin, tiến sĩ Dương Hồng Ân từ Đức đưa thêm tin : "Lúc 23g06 tối thứ năm 07/06/2018 bà Marina Mai, ký giả báo TAZ, Berlin, vừa cho hay luật sư Nguyễn Văn Đài đã được trả tự do. Nhà nước Cộng sản đưa Luật sư Đài ngay lên máy bay trực chỉ Đức quốc. Sẽ hạ cánh tại phi trường Frankfurt am Main lúc 5g52 sáng thứ 6, ngày 8/06/2018. Số chuyến bay : VN037 (Vietnam Airlines).

Ngày 06 tháng 4 năm 2018 bà Marina Mai đã viết một bài về Luật sư Đài đăng trong báo TAZ, Berlin với tựa đề "15 Jahre für den Wunsch nach Rechten" (Luật sư Nguyển Văn Đài bị kết án 15 năm tù vì đòi hỏi công lý).

Nguyễn Dương

********************

Luật sư Nguyễn Văn Đài và cô Lê Thu Hà sang Đức tị nạn (Người Việt, 07/06/2018)

Luật sư Nguyễn Văn Đài và cô Lê Thu Hà, hai thành viên Hội Anh Em Dân Chủ bị cộng sản Việt Nam kết án tù nặng nề, đã lên đường sang Đức tị nạn.

nvd3

Luật sư Nguyễn Văn Đài. (Hình : Facebook Lê Nguyễn Hương Trà)

"Vợ chồng anh Nguyễn Văn Đài và em Lê Thu Hà đáp chuyến bay lúc 11 giờ tối nay qua Đức, anh chị em nào ở Đức cố gắng ra đón anh chị ấy". Ông Nguyễn Văn Đài đã từng làm việc tại Đông Đức trước khi bức tường Berlin sụp đổ, Khi trờ về nước ông đã học luật và hành nghề luật sư. Ông tranh đấu cho tự do dân chủ, với chủ trương dùng luật pháp làm phương tiện chính.

Tin được Facebooker Nguyễn Văn Đề thông báo hôm Thứ Năm, 7 tháng Sáu, 2018, qua một bản thông báo vắn tắt. "Chuyến bay VN037 rời Hà Nội lúc 23g05 tối Thứ Năm và sẽ đến Frankfurt, Đức lúc 05g58 sáng Thứ Sáu giờ Âu Châu, tức 11g58 giờ Việt Nam cùng ngày". Người Việt Nam tranh đấu dân chủ tại Đức đã chuẩn bị tiếp đón ông Đài và bà Hà tại sân bay Frankfurt am Main ; và tại sân bay Tegel, Berlin, nơi sẽ tới sau khi làm các thủ tục di trú tại Frankfurt.

Luật sư Nguyễn Văn Đài và cô Lê Thu Hà bị tòa án thành phố Hà Nội kết án 15 năm tù và 9 năm tù, hồi đầu tháng Tư vừa qua, khi bị vu cáo tội "Âm mưu lật đổ" chế độ.

Bị lôi ra tòa cùng một vụ với 4 người nữa là Mục sư Nguyễn Trung Tôn, Luật gia Nguyễn Bắc Truyển, Nhà báo độc lập Trương Minh Đức và Kỹ sư Phạm Văn Trội. Tất cả cũng đền bị những bản án rất nặng.

Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam phóng thích Luật sư Nguyễn Văn Đài và cô Lê Thu Hà chỉ hai ngày sau khi tòa án Hà Nội đã giữ nguyên bản án sơ thẩm đối với 4 người kháng cáo là Mục sư Nguyễn Trung Tôn (13 năm tù), Nguyễn Bắc Truyển (11 năm tù), Trương Minh Đức (12 năm tù) và Phạm Văn Trội (7 năm tù) không kể án quản chế.

nvd4

Luật sư Nguyễn Văn Đài (góc trái, trên) và cô Lê Thu Hà (góc phải, trên) đã lên đường đi Đức tị nạn. (Hình : FB Huyền Trang)

Trường hợp phóng thích Luật sư Đài và cô Thu Hà thẳng từ nhà tù tới một nước dân chủ phương Tây cũng tương tự như các vụ phóng thích trước đây. Khi có áp lực mạnh và nhu cầu trao đổi có lợi, kinh tế hay chính trị, thì cộng sản Việt Nam mới thả ra một hai người trong khi số người bị bắt vào nhà tù thì ngày mỗi nhiều hơn và bản án nặng hơn.

cộng sản Việt Nam đang bị chính phủ Đức ngăn cản hiệp định tự do mậu dịch với Liên Âu và hủy bỏ Hiệp Ðịnh Đối Tác Chiến Lược song phương sau khi đoàn đặc vụ do một tướng công an cầm đầu, bắt cóc Trịnh Xuân Thanh hồi tháng Bảy, 2017, đưa về Hà Nội "đầu thú" và ra tòa để kết án.

Trước khi bị bắt, Luật sư Nguyễn Văn Đài, 49 tuổi, là người cùng với một số người tham gia đấu tranh dân chủ hóa Việt Nam, thành lập Hội Anh Em Dân Chủ. Hội phát triển nhanh chóng do sự hưởng ứng của những người muốn một nước Việt Nam có dân chủ thật sự. Nhìn thấy sự nguy hiểm nếu để tổ chức này phát triển lớn mạnh, chế độ Hà Nội đã bắt phần lớn những thành viên chính yếu của hội, vu cho họ tội "Âm mưu lật đổ" chế độ, dù Hiến Pháp công nhận các quyền tự do căn bản từ quyền lập hội đến quyền biểu tình.

Đây là lần đi tù thứ hai. Trước đó, Luật sư Đài đã bị cộng sản Việt Nam kết án 4 năm tù hồi năm 2007 khi cùng nữ Luật sư Lê Thị Công Nhân bị vu cho tội "Tuyên truyền chống nhà nước…"

Hôm Thứ Tư, 6 tháng Sáu, 2018, khoảng 90 hội đoàn trong đó có những tổ chức quốc tế đã kêu gọi Liên Âu đừng thông qua hiệp định tự do mậu dịch với cộng sản Việt Nam vì càng ngày càng có thêm nhiều người dân bị chế độ bỏ tù với các sự vu cáo nhẹ thì "Tuyên truyền chống nhà nước", nặng thì "Âm mưu lật đổ…" (TN)

Published in Việt Nam