Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Việt Nam

22/11/2018

Lê Thu Hà bị cấm vào Việt Nam, nỗi buồn của người đấu tranh

Tổng hợp

Tranh cãi việc bà Lê Thu Hà từ Đức về Việt Nam bất thành (BBC, 22/11/2018)

Dư luận trên mạng xã hội quanh việc cựu tù nhân lương tâm Lê Thu Hà quyết định từ Đức về lại Việt Nam.

ha5

Bà Lê Thu Hà được cho là bị trầm cảm do thiếu thốn tình cảm trong thời gian sống ở Đức

"Tôi vừa tranh luận với một nam giới cũng tham gia đấu tranh dân chủ, người này nói Hà bị tâm thần. Tôi nói nếu vậy thì Hà càng đáng được yêu thương hơn. Và nếu điều đó là sự thật, thì tại sao lại lên án một bệnh nhân tâm thần khi họ làm hay phát ngôn điều gì ?" nhà báo Sương Quỳnh nói với BBC hôm 22/11.

Theo thông tin mới nhất từ luật sư Nguyễn Văn Đài, sau khi bị Việt Nam từ chối không cho nhập cảnh, bà Lê Thu Hà hiện đã trở lại Đức an toàn vào sáng 22/11 theo giờ Đức.

Cảm thông

Bà Sương Quỳnh là một trong một số các ý kiến ủng hộ bà Lê Thu Hà, cộng sự của luật sư Nguyễn Văn Đài, sau làn sóng chỉ trích bà Hà trên Facebook.

Bà Thu Hà và luật sư Đài bị chính quyền Việt Nam trục xuất sang Đức hồi tháng Sáu trong khi đang thi hành án tù với tội danh "hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân".

"Qua chuyện Thu Hà quyết định về nước, về pháp lý thì càng cho thế giới thấy nhà cầm quyền Việt Nam vi phạm điều 14 và 15 trong Tuyên ngôn Quốc Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc như thế nào", bà Quỳnh nói.

Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền :

Điều 14 :

1) Khi bị đàn áp, ai cũng có quyền tìm nơi tị nạn và được hưởng quyền tị nạn tại các quốc gia khác.

2) Quyền này không được viện dẫn trong trường hợp sự truy tố thực sự chỉ căn cứ vào những tội trạng không có tính cách chính trị hay vào những hành động trái với mục đích và tôn chỉ của Liên Hiệp Quốc.

Điều 15 :

1) Ai cũng có quyền có quốc tịch.

2) Không ai có thể bị tước quốc tịch hay tước quyền thay đổi quốc tịch một cách độc đoán.

"Đọc những lời chỉ trích Hà, trong đó có cả những lời ác độc hoặc thể hiện nhận thức kém cỏi, chúng tôi - những người đấu tranh - thấy cần phải nỗ lực hơn trong việc khai dân trí".

"Nếu thực sự Hà quyết định về tôi ủng hộ, vì Hà đặt tình yêu đất nước và gia đình hơn tị nạn xứ người, dù Hà biết về nước có thể bị ngăn chặn hoặc bị bỏ tù".

Về lý do bà Thu Hà quyết định quay lại Việt Nam, nhà báo Sương Quỳnh nói :

"Tôi đoán là do Hà cảm thấy cô đơn ở xứ người, mà cô đơn thì càng dễ bị trầm cảm".

"Ai cũng có nhu cầu được yêu thương, đặc biệt là phụ nữ. Họ chính là những người dễ bị tổn thương. Người phụ nữ đi theo con đường tranh đấu khó khăn hơn nam giới vì ràng buộc nhiều bởi tình cảm".

"Đáng lẽ ra cánh đàn ông nhìn thấy thế phải xấu hổ tự vấn bản thân sao để chị em phải đấu tranh hay xuống đường. Đằng này nhiều ông tỏ vẻ xúc phạm khi người phụ nữ đấu tranh phải vô tù, rồi bị trầm cảm. Đây là điều tôi thấy cay đắng cho dân tộc và cho giới phụ nữ Việt Nam", bà Sương Quỳnh nói với BBC từ Sài Gòn.

Một số nhà đấu tranh dân chủ khác như Phạm Đoan Trang, Trịnh Kim Tiến cũng lên tiếng mạnh mẽ ủng hộ bà Lê Thu Hà, và chỉ trích các ý kiến chỉ trích bà Hà.

Nhà báo Phạm Đoan Trang viết : "Nhiều người (đa số ở hải ngoại) chửi mắng cựu tù nhân lương tâm Lê Thu Hà sau khi cô ấy tự ý mua vé máy bay trở về Việt Nam. Lý lẽ chủ yếu mà những người này sử dụng là "đang ở nơi sướng thế mà không chịu ở, lại quay đầu về Việt Nam, rõ ngu".

"Thật không hiểu nổi suy nghĩ của họ".

"Họ quên rằng Lê Thu Hà là cựu tù nhân lương tâm, rằng cô ấy từng bị cộng sản bỏ tù 2,5 năm, ngồi chờ án trong xà lim 6m2 cho hai người với ba lần cửa sắt - không khác gì cái cũi".

"Họ quên rằng cô ấy là một phụ nữ chưa có gia đình, một nhà thơ nữ với tâm hồn đa cảm, lãng mạn. Trên tất cả, cô ấy là một phụ nữ trẻ vô tội".

"Họ quên rằng cô ấy đang là một bệnh nhân với nhiều biểu hiện trầm cảm sau 2,5 năm tù. Trầm cảm là bệnh, nó không liên quan gì đến sự yếu đuối về tinh thần hay nỗi sợ, sự hèn nhát, tâm lý bi quan... Và đã là bệnh thì cần được chữa trị, Lê Thu Hà cần được quan tâm, chăm sóc, thương yêu hơn bao giờ hết".

"Họ quên rằng Lê Thu Hà cũng như mọi công dân khác đều có quyền tự quyết định cuộc đời mình, quyền tự do đi lại, quyền có quan điểm. Ai cho phép họ phán xét người khác và chửi người ta là ngu, là hai mang, chỉ vì "sướng thế mà không chịu ở, lại quay đầu về Việt Nam".

Còn bà Trịnh Kim Tiến thì bày tỏ rằng bà không phản đối cũng không ủng hộ quyết định về việt Nam của bà Lê Thu Hà mà chỉ mong "mọi người hãy tôn trọng chị ấy và những mất mát chị ấy đã trải qua. Hãy hiểu rằng mẹ và quê hương là điều quý nhất".

Chỉ trích

Tin bà Lê Thu Hà quyết định từ Đức về lại Việt Nam chỉ vài tháng sau khi đặt chân tới nước này đã làm dấy lên làn sóng chỉ trích trên mạng xã hội.

Tài khoản Nguyễn Xuân Nghĩa viết rằng nếu ông được sang Đức từ lúc 30 tuổi thì ông đã làm đủ thứ việc như học tiếng Đức, đọc sách lịch sử, văn hóa, đi du lịch, xem đá bóng... Và rằng "lấy đâu ra thời gian trầm cảm !"

"Đó là không tham gia đấu tranh. Còn nếu tham gia thì không có thời gian để ăn cơm", ông Nghĩa viết.

Tài khoản tên Vì bình yên xứ Nghệ cho rằng "Lê Thu Hà phơi bày bộ mặt giả tạo", khi ở trong tù thì tìm mọi cách sang trời Tây. Khi không trụ lại được thì "lấp liếm" để quay về.

"Việc Lê Thu Hà chống phá cực đoan để được sang Đức rồi vỡ mộng nơi xứ người, xin về Việt Nam nhưng tất nhiên chúng ta không còn chấp nhận một kẻ phản bội là cái tát đau đớn nhất vào bộ mặt giả tạo của đám chống phá với cái danh "yêu nước", tài khoản này viết.

Một số Facebooker khác thậm chí dùng những từ ngữ nặng nề để chỉ trích việc bà Hà quay về Việt Nam.

Cũng có một số ý kiến khác vừa bày tỏ chỉ trích, vừa tỏ ra thông cảm, như nhà văn Nguyễn Tường Thụy.

Ông Nguyễn Tường Thụy viết trên Facebook cá nhân : "Về việc Lê Thu Hà về Việt Nam, hầu như ai cũng biết được trước sẽ bị tống xuất ngược trở lại".

"Nếu Hà không biết, tưởng muốn về là về được thì quả là Hà có ngây thơ".

"Còn nếu Hà biết trước nhưng vẫn cứ làm thì mục đích của Hà là gì, điều này có thể Hà sẽ có tâm sự sau. Còn tôi chỉ đặt ra các giả thiết chứ không cần trả lời, cho dù có khó hiểu".

"Việc làm của Hà, mình Hà chịu, như mất thời gian, công sức, tiền vé hoặc có thể ảnh hưởng tâm lý, chứ Hà không làm phiền ai. Có phiền thì chỉ phiền đến nhà cầm quyền mà thôi. Cũng chẳng vì thế mà ảnh hưởng đến phong trào dân chủ".

"Nếu Hà về vì muốn chăm sóc mẹ, muốn sống ở Việt Nam thì đó là tình cảm đáng trân trọng".

"Tôi buồn vì thấy có những chỉ trích nhằm vào Hà. Về việc này, với cháu, tôi chỉ thấy thương xót và cảm thông".

Ước muốn trở về không thành

Hôm 20/11, có tin bà Lê Thu Hà, cộng sự của luật sư Nguyễn Văn Đài, thành viên Hội Anh em Dân Chủ đồng thời là cựu tù nhân lương tâm, đã tự mua vé máy bay từ Đức về Việt Nam chỉ vài tháng sau khi bị chính quyền Việt Nam trục xuất.

Thế nhưng hôm 21/11, bà Hoàng Thị Bình Minh, mẹ của bà Lê Thu Hà, nói với BBC rằng cả nhà đang lo lắng cho tính mạng bà Thu Hà. Và rằng bà Hà ở Đức "thiếu thốn tình cảm, giống như bị trầm cảm".

Hồi tháng 6/2018, bà Hà cùng vợ chồng Luật sư Đài được đưa ra khỏi nhà tù, tới thẳng sân bay quốc tế Nội Bài để rời Việt Nam đi tỵ nạn tại Đức.

Bà Thu Hà và luật sư Đài bị bắt năm 2015. Sau đó, bà Hà chịu án 9 năm tù và 2 năm quản chế. Luật sư Đài chịu án 15 năm tù 5 năm quản chế. Cả hai bị kết tội "hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân".

*********************

Cựu tù nhân lương tâm Lê Thu Hà bị cấm nhập cảnh khi trở về Việt Nam từ Đức (VOA, 21/11/2018)

Cô Lê Thu Hà, một cu tù nhân lương tâm b buc phi đi t nn nước ngoài, c gng tr v Vit Nam, nhưng không được nhà chc trách cho nhp cnh khi v đến Hà Ni đêm 20/11.

ha1

Cô Lê Thu Hà (phải) cùng vi v chng lut sư Nguyn Văn Đài, tháng 6/2018 ti Đc

Cô Hà, 37 tuổi, là cng s ca lut sư Nguyn Văn Đài, mt nhà hot đng nhân quyền ni tiếng.

Hai nhà hoạt đng này b bt vào cui năm 2015 và phi nhn án tù v ti "hot đng nhm lt đ chính quyn". Đến tháng 6/2018, ông Đài và v ông, cùng vi cô Hà đã b nhà chc trách Vit Nam đưa đi t nn Đc.

Trên trang Facebook cá nhân, ông Đài, chủ tch Hi Anh em Dân ch, thông báo vào lúc gn 4h chiu ngày 21/11, gi Vit Nam, rng "Khi về tới sân bay Nội Bài, chị Hà đã bị an ninh giữ lại và chờ chuyến bay tiếp theo đưa chị trở lại Đức. Tôi đã nhận được tin chị Hà đã tới Bangkok, Thái Lan".

Luật sư Đài cho hay là từ khi sang Đức cô Hà "đã có nguyện vọng trở lại Vit Nam". Ban đầu, mọi người và gia đình cô Qung Tr đã có nhng li khuyên nh nên cô đã ở lại, và sau 5 tháng, cô Hà tự đưa ra quyết đnh "thực hiện nguyện vọng của mình", theo thông tin ca ông Đài.

Luật sư Đài cho biết thêm là cô Hà đã không nhận giấy thông hành, giấy phép cư trú và giấy phép lao động do chính phủ Đức cấp. Ông nói vì thế khi quay li sân bay của Đức, cô Hà s phi đi mt vi nhng vn đ "rất phức tạp", vì giấy tờ ca cô "đã gần hết hạn".

Dù vậy, v ch tch Hi Anh em Dân ch đưa ra li trn an rng "Anh em bên Đức đang cố gắng can thiệp với các cơ quan hữu quan của Đức về việc của chị Hà".

Từ Berlin, nhà báo đc lp Lê Trung Khoa cũng xác nhn vi VOA v thông tin k trên. VOA c gng liên lc vi cô Hà đ hi thêm v tình hình ca cô, nhưng có th do điu kin di chuyn nên cô không hi đáp.

Một s nhà hot đng nữ quen biết vi cô Hà và hin vn đang Vit Nam cho VOA biết rng qua các tin nhn, h cm nhn rng cô Hà "có tâm lý không được tt" t lúc sang Đc và ngày nào cô cũng nói "nh m và em gái không chu ni".

Họ cũng cho biết em gái và gia đình cô Hà "s c tìm cách qua Đc" đ thăm hi, khích l tinh thn cho cô.

Một s người khác bình lun trên trang Facebook ca ông Nguyn Văn Đài dưới phn thông tin ông cp nht v cô Hà rng trng thái tâm lý ca cô hin nay có th là "hu qu ca hơn 2 năm rưỡi b hành hạ, tra tn tinh thn trong tù".

https://youtu.be/jLawPSqI4x4

*********************

Cựu tù nhân lương tâm Lê Thu Hà không được vào Việt Nam, bị trục xuất trở lại Đức (RFA, 21/11/2018)

Cựu tù nhân lương tâm Lê Thu Hà, người bị chính quyền Việt Nam bắt đi lưu vong ở Đức cùng với luật sư Nguyễn Văn Đài hồi tháng 6/2018 bất ngờ trở về Hà Nội vào tối 20/11 nhưng sau đó đã bị trục xuất trở lại Đức.

ha2

Cô Lê Thu Hà (thứ 4 từ trái sang) cùng Luật sư Nguyễn Văn Đài (thứ 3 từ trái sang) sau khi ra tù Courtesy Blogger Nguyễn Văn Đài

Mẹ của cô Lê Thu Hà, bà Hoàng Thị Bình Minh cho Đài Á Châu Tự Do biết cô Hà đã nhắn tin cho bà biết khi cô về đến sân bay Nội Bài vào tối ngày 20/11/2018. Tuy nhiên sau đó bà mất liên lạc với cô.

Luật sư Nguyễn Văn Đài nói với đài Á Châu Tự Do rằng nguồn tin ngoại giao từ phía Đức cho ông biết hiện cô Hà đang ở Bangkok, Thái Lan, chờ làm thủ tục để bay về Đức.

Luật sư Đài cũng cho biết cô Hà đã có ý muốn về Việt Nam ngay từ những ngày đầu sang Đức và cô Hà đã mua vé trở về Việt Nam để sống với mẹ già ở Quảng Trị, bất chấp những can ngăn của bạn bè.

Bà Hoàng Thị Bình Minh, mẹ của cô Lê Thu Hà và chiều tối ngày 21/11 cho đài ACTD biết bà đã nhận được tin cô Hà về nước nhưng không được nhập cảnh. Nói về nguyên nhân cô Hà về nước, bà Minh cho biết :

"Tôi nghĩ chắc là vì tình trạng cháu (cô Hà) đau ốm liên tục, mà tình cảm của Hà dành cho mẹ quá nhiều mà xa quê tôi nghĩ chắc Hà buồn quá. Sang đó thì tôi nghĩ chắc là chưa hòa nhập. Tôi chỉ nhận được tin nhắn của Hà là muốn về Việt Nam nuôi mẹ. Tôi khuyên Hà cố gắng ổn định hòa nhập với cộng đồng Đức ở bên đó nhưng tôi nghĩ Hà về ý chí và tình cảm không vượt qua được nên Hà quyết định về Việt Nam"

Bà Minh cho biết bà đã đấu tranh tư tưởng rất lớn về việc xum họp với con hay để cô Hà đi Đức. "Đó là vấn đề tình cảm thiêng liêng của con người, có những lúc tôi trăn trở như thế. Hình như tôi đã tác động để Hà về Việt Nam. Trong chuyến này tôi thấy tôi là người có lỗi với Hà", bà Minh cho biết

Luật sư Nguyễn Văn Đài cho biết hiện các giấy tờ đi lại và lưu trú của cô Hà ở bên Đức đã gần hết hạn vì cô đã không muốn nhận giấy cấp mới từ chính phủ Đức do quyết định về Việt Nam. Nói về những khó khăn cô Hà có thể gặp khi làm thủ tục giấy tờ về Đức, luật sư Đài cho biết :

"Cô ấy được cấp giấy tờ có hiệu lực 3 năm ở Đức bắt đầu từ ngày 1/11 bao gồm giấy thông hành, giấy phép định cư, giấy phép lao động mà cô ấy không nhận, và visa mà đại sứ quán Đức đóng ở hộ chiếu đã hết hạn từ tháng 9 còn giấy cấp tạm thời sắp hết hạn vào 31/12/2018, không biết cô ấy có cầm theo giấy tờ khi về Việt Nam không hay nếu cô ấy vứt đi thì sẽ rất khó khăn khi cô ấy bay về sân bay bên Đức. Cho nên mọi cái họ đang thương thảo để giải quyết tại Bangkok".

Cô Lê Thu Hà, năm nay 36 tuổi, là giáo viên dạy anh văn trước khi trở thành thành viên của Hội Anh em dân chủ, một tổ chức tranh đấu cho nhân quyền, dân chủ ở Việt Nam.

ha3

Phiên xử các thành viên Hội Anh Em Dân Chủ ở Hà Nội hôm 5/4/2018AFP

Cô bị bắt vào ngày 16/12/2015 cùng với luật sư nhân quyền Nguyễn Văn Đài với cáo buộc "tuyên truyền chống nhà nước" theo điều 88 Bộ luật hình sự năm 1999, nhưng sau đó bị chuyển tội danh thành "hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân".

Cô Hà bị Tòa án nhân dân Hà Nội tuyên mức án 9 năm tù giam và 2 năm quản chế trong phiên tòa ngày 5/4/2018 cùng với 5 thành viên khác của Hội Anh em dân chủ.

Tất cả 6 người đều bị tuyên những mức án nặng nề từ 7 năm tù giam đến 15 năm tù giam.

Ngày 7/6/2018, sau khoảng 2 năm rưỡi bị giam giữ cô Lê Thu Hà và ông Nguyễn Văn Đài được công an đưa từ nhà tù ra tới sân bay Nội Bài để sang Đức tị nạn chính trị.

Cô đến Đức vào ngày 8/6/2018 cho đến khi có quyết định bất ngờ trở về Việt Nam.

Luật sư Nguyễn Văn Đài cho biết dù có thể có những khó khăn về giấy tờ cho cô Lê Thu Hà vào Đức nhưng phía Đức vẫn có trách nhiệm bảo trợ cho cô Hà theo thỏa thuận giữa Đức, EU và Việt nam khi Việt Nam bàn giao cô Hà cho phía Đức.

*************

Bà Lê Thu Hà, cộng sự luật sư Đài, về Việt Nam không được nhập cảnh (BBC, 21/11/2018)

Mẹ của bà Lê Thu Hà nói với BBC rằng gia đình bặt tin con gái sau khi bà Hà gọi cho mẹ nói "đang chờ lấy hành lý tại sân bay Nội Bài" vào đêm 20/11 sau chuyến trở về đầy bất ngờ.

ha4

Bà Lê Thu Hà 37 tuổi, là giáo viên dạy tiếng Anh ở tỉnh Quảng Trị

Được biết bà Lê Thu Hà vẫn đang giữ hộ chiếu Việt Nam.

Có tin bà Hà không được nhập cảnh và buộc phải xuất cảnh ngay lập tức sang Thái Lan ngay sau khi về Việt Nam.

Tiếp xúc với BBC lúc 4g20 chiều hôm 21/11 giờ Việt Nam, Luật sư Nguyễn Văn Đài cho biết bà Thu Hà hiện đang ở Bangkok chờ chuyến bay trở lại Đức.

Ông Đài cũng cho biết không được nói chuyện trực tiếp với bà Thu Hà nhưng tin do phía Việt Nam báo cho Đại sứ quán Đức, và ông được họ cho biết.

Bà Lê Thu Hà 37 tuổi, là giáo viên dạy tiếng Anh ở tỉnh Quảng Trị trước khi làm cộng sự của Luật sư Nguyễn Văn Đài.

Hồi tháng 6/2018, bà Hà cùng vợ chồng luật sư Đài được đưa ra khỏi nhà tù, tới thẳng sân bay quốc tế Nội Bài để rời Việt Nam đi tỵ nạn tại Đức.

Trước đó, Luật sư Đài và bà Hà không kháng cáo, chấp nhận mức án sơ thẩm.

Ông Đài bị 15 năm tù và 5 năm quản chế. Bà Hà bị án 9 năm tù và 2 năm quản chế.

Hai người bị giới chức bắt hồi 12/2015.

Tháng 12/2015, bà bị bắt cùng với luật sư Nguyễn Văn Đài sau khi ông đi nói chuyện về hiến pháp và các quyền con người căn bản trước một cử tọa chừng 70 người tại nhà của một cựu tù nhân chính trị ở xã Nam Lộc, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.

Bà Hà cùng ông Đài và ba người khác trong phiên tòa hôm 5/4 đối mặt với cáo buộc "hoạt động nhằm lật đổ chính quyền", theo Điều 79 Bộ Luật Hình sự Việt Nam.

'Thiếu thốn tình cảm'

Hôm 21/11, trả lời BBC từ Quảng Trị, bà Hoàng Thị Bình Minh, mẹ của bà Lê Thu Hà, nói : "Tôi đang rất lo cho tính mạng của con gái mình".

"Khoảng 19g30 đêm qua 20/11, Hà gọi tôi và nói đang chờ lấy hành lý tại sân bay Nội Bài".

"Sau đó thì gia đình bặt tin đến giờ, không biết con tôi đang ở đâu, tình trạng sức khỏe ra sao".

"Tôi cả đời ở nông thôn, nay đau mai yếu, giờ cũng chẳng biết gọi ai để hỏi tung tích con gái".

Bà Bình Minh cho biết thêm : "Hà khi còn ở bên Đức mỗi lần gọi tôi đều nói muốn về Việt Nam chăm sóc mẹ, rồi than ở Đức buồn chán quá, thiếu thốn tình cảm, giống như bị trầm cảm".

"Con tôi nói là nó phải đi khám bệnh suốt".

"Lúc hay tin Hà được đi Đức, gia đình mừng lắm. Tôi khuyên con ráng ở lại, hội nhập với xã hội người ta rồi lấy chồng".

"Nhưng Hà bảo lấy chồng thì phải "tùy duyên" chứ đâu phải muốn là được".

"Rồi gần đến khi lên máy bay về Việt Nam thì Hà mới nói là đã nhịn ăn để dành tiền mua vé".

"Mặc cho tôi khuyên can thế nào. Nhưng tính Hà thế, luôn cứng cỏi và khẳng khái, trước sau như một".

"Tôi là mẹ, chỉ sinh nó ra, còn cuộc đời nó thế nào thì nó tự quyết và tôi tôn trọng".

Bà Bình Minh nói mong muốn lớn nhất của bà bây giờ là "biết con gái đang ở đâu, có khỏe không, nói chuyện với mẹ được không".

'Nguyện vọng trở lại Việt Nam'

Hôm 21/11, luật sư Nguyễn Văn Đài thông báo trên trang cá nhân : "Từ khi sang Đức, chị Lê Thu Hà đã có nguyện vọng trở lại Việt Nam. Nhưng lúc ban đầu mọi người và gia đình khuyên nên chị ở lại. Nay chị Hà hoàn toàn tự do để thực hiện nguyện vọng của mình".

"Chị đã không nhận giấy thông hành, giấy phép cư trú và giấy phép lao động do chính phủ Đức cấp".

"Khi về tới sân bay Nội Bài, chị Hà đã bị an ninh giữ lại và chờ chuyến bay tiếp theo đưa chị Hà trở lại Đức".

Tôi đã nhận được tin chị Hà đã tới Bangkok, Thái Lan".

"Hiện nay, khi chị Hà về tới sân bay của Đức sẽ rất phức tạp, vì các giấy tờ chị Hà có đã gần hết hạn".

Anh em bên Đức đang cố gắng can thiệp với các cơ quan hữu quan của Đức về việc của chị Hà.

'Quyền tự do biểu đạt'

Hồi tháng 4/2018, khi phiên tòa xử ông Đài và bà Hà diễn ra, bà Hoàng Thị Bình Minh nói với BBC :

"Hà từ chối luật sư mà gia đình định mời và nói rằng sẽ tự bào chữa, và rằng mình không có tội gì cả".

"Là người mẹ, trong lòng tôi rất lo lắng, lo là con mình sẽ bị xử án nặng, đời con gái như vậy là chấm hết rồi".

"Tuy vậy, tôi vẫn tôn trọng quyền tự do biểu đạt ý kiến của con mình".

"Tôi tin con tôi là người ngay thẳng và biết nghĩ cho người khác, nên mới tham gia một hội muốn làm những điều chính đáng cho người dân, giúp cho mọi người biểu đạt ý kiến".

"Thật sự thì gia đình không biết gì về các hoạt động của Hà cho đến khi con tôi bị bắt", bà Bình Minh cho biết thêm.

"Trong các lần vào thăm Hà trong nhà tù B14 của Bộ Công an thì Hà cũng chỉ nói với tôi rằng có tham gia một số việc với phía ông Đài".

"Tôi chỉ biết đến đó chứ cũng chưa hề gặp ông Đài".

"Có điều khiến tôi băn khoăn nhất là tính đến khi phiên tòa diễn ra, Hà đã bị giam gần 28 tháng, trong khi lẽ ra theo luật thì phải mở phiên xử chậm nhất là 16 tháng sau khi bắt".

Trước khi phiên tòa diễn ra, Hội Anh Em Dân Chủ công bố một bài viết của bà Hà, có đoạn : "Bạn có thể xếp tôi vào thành phần thiểu số những cá nhân hậm hực, bất mãn với chế độ, và bạn có thể dè bỉu khi bảo rằng tôi đang lầm đường lạc lối, nhưng bạn hãy chờ đi nhé, cho dù hiện nay, công cuộc đấu tranh này còn đối mặt với nhiều gian nan, trở ngại nhưng một ngày nào đó, tôi sẽ chứng minh cho bạn thấy con đường tôi đang đi hoàn toàn đúng".

"Hãy nhìn xuyên suốt lịch sử, bạn sẽ thấy một điều rõ ràng, tất cả mọi cuộc đấu tranh chính nghĩa đều bắt đầu từ thiểu số !"

Hội cũng xác nhận bà Hà "tham gia vào Hội ngay từ những ngày đầu thành lập với vai trò là giáo viên dạy tiếng Anh cho các thành viên. Bên cạnh đó, Lê Thu Hà còn phụ trách dịch thuật các báo cáo về việc vi phạm nhân quyền của chính quyền Việt Nam. Lê Thu Hà đồng thời là trợ tá cho quyền chủ tịch Hội lúc bấy giờ là luật sư Nguyễn Văn Đài".

Hồi tháng 9/2017, báo Nhân Dân viết : "Việc Nguyễn Văn Đài và những người cùng trong "Hội Anh Em Dân Chủ" bị khởi tố, bắt tạm giam đã làm cho các thế lực thù địch với Việt Nam rất cay cú, và nhiều tuyên bố, lời kêu gọi đòi trả tự do đã được họ đưa ra. Nhưng như người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam đã nói trong một cuộc họp báo : "Những đối tượng bị bắt giữ và điều tra do có dấu hiệu vi phạm pháp luật Việt Nam. Quá trình điều tra được thực hiện theo đúng quy trình tố tụng hình sự của Việt Nam. Cũng như các quốc gia khác trên thế giới, ở Việt Nam, mọi hành vi vi phạm pháp luật đều bị xử lý nghiêm theo đúng các quy định của pháp luật Việt Nam. Tôi không nhìn thấy sự liên hệ nào giữa việc xử lý vi phạm pháp luật Việt Nam với chính sách của các quốc gia khác".

Ben Ngô

Quay lại trang chủ
Read 556 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)