Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Việt Nam

21/11/2018

Ba vụ xử : Huỳnh Thục Vy, Đỗ Công Đương và tài sản bất minh

Tổng hợp

HRW : Cuộc xét xử Huỳnh Thục Vy là một sự nhạo báng công lý (VOA, 21/11/2018)

Nhân vật bt đng chính kiến Huỳnh Thc Vy s phi ra trước Tòa án nhân dân th xã Buôn H đ b xét x v cáo buc "xúc phm lá c quc gia" v ti xt sơn trng lên lá c đ sao vàng, ri đăng nh lên Facebook mt ngày trước Ngày Quc khánh 2 tháng 9. Cô Huỳnh Thục Vy gii thích lý do cô làm điu đó trên trang mng xã hi : "Đt nước đang b nhn chìm dưới núi n nn ! Không có gì đ gi là ăn mng : nào là Formosa ; nn ô nhim ; ung thư ; thuc gi ; tù nhân lương tâm ; vi phm nhân quyn…".

xu1

Nhà hoạt đng Huỳnh Thc Vy. Facebook Nguyen Van Dai

Tổ chc Theo dõi Nhân quyền Human Rights Watch (HRW) nói chính quyn Vit Nam nên hy b tt c các cáo buc chng li cô Huỳnh Thc Vy. Phó Giám đc đc trách Châu Á ca HRW, ông Phil Robertson, nói trong thi gian qua, nhà cm quyn Vit Nam đã "tìm mi lý do đ trng pht Huỳnh Thục Vy vì nhng hot đng ca cô, vn đng cho nhân quyn và dân ch.

Nếu b kết án, người sáng lp ra Hi Ph n Vit Nam vì Nhân quyn, cũng là m ca mt em bé mi khong 1 tui, s phi đi mt vi bn án 3 năm tù giam. Phiên tòa đã được n đnh vào ngày 22/11, hôm qua đột nhiên b hoãn li cho ti ngày 30/11.

Trong một cuc phng vn dành cho VOA-Vit ng sáng ngày 20/11 gi Washington, ông Robertson nói :

"Chúng tôi rất quan tâm đến nhng trường hp như thế. Cô Huỳnh Thc Vy l ra không nên b đưa ra tòa xét x v nhng ti danh đó. Tht là "nc cười" khi chính quyn Vit Nam c tình khép cô Vy vào ti ‘xúc phm lá c quc gia’. Rõ ràng nhà nước Vit Nam coi trng các biu tượng hơn là quyn làm người ca nhân dân ca chính h. Phi hy b mi cáo buộc đi vi Thc Vy, và nếu chính quyn c tiếp tc truy t và b tù cô, thì đó là điu mà các đi tác thương mi ca Vit Nam, và các nước cp vin cho Vit Nam, cn nêu lên vi Vit Nam đ đòi Hà ni tr t do cho cô".

xu2

liu - Phil Robertson, trái, Phó Giám đc Human Rights Watch đc trách Châu Á, ti mt cuc hp báo Phnom Penh, Cambodia vào tháng Ba 2015.

Ông Robertson nói rõ ràng Việt Nam chưa tuân th các cam kết v nhân quyn đã được ghi trong tha thun thương mi t do EU-Vit Nam.

"Quan điểm ca chúng tôi là còn quá sm đ chung kết tha thun này. Vit Nam phi được cho biết là nước này phi ci thiện tình trạng nhân quyn trước khi EU tưởng thưởng cho Vit Nam vi mt tha thun thương mi t do như thế".

Được hi thế ông không cho hành đng ca Huỳnh Thc Vy, xt sơn trng lên lá c Vit Nam, là mt hành đng có tính cách xúc phm ? Ông Robertson trả lời :

"Hành vi đó không nên được coi như mt ti hình s. Chc chn không phi mt hành đng đáng b b tù. Tôi nghĩ rng Vit Nam đã phn ng quá mc. H l ra phi tha nhn rng đây là mt hành vi nhm th hin quan đim chính tr, rng Thc Vy có quyn nói lên quan đim ca mình. Cô y đã làm điu đó mt cách ôn hòa, không làm hi ai, và chính quyn Vit Nam không nên b tù cô vì hành vi đó".

Ông Robertson nói trong thời gian qua, không nhng Thc Vy mà c gia đình cô, cha và em cô… đã tr thành mc tiêu b chính quyn sách nhiễu, phân bit đi x, trn áp tinh thn, thm chí, b đàn áp có h thng. Cha ca Huỳnh Thc Vy, ông Huỳnh Ngc Tun, là mt tù nhân chính tr đã tng b giam cm nhiu năm. Ông Robertson nói :

"Gia đình của Vy đu nói lên nhng gì h suy nghĩ, h đã thực thi quyn t do ngôn lun, t do hi hp, và đng lên đòi hi các quyn ca h, hu qu là h đã b chính quyn nhm ti và b đi x tàn t. Vit Nam cn ngưng ngay nhng hành đng sách nhiu đi vi gia đình này".

Phó Giám Đốc HRW đc trách Châu Á còn nói rằng l ra chính quyn Vit Nam phi cm ơn gia đình h Huỳnh và các công dân khác đã ch ra các vn đ mà đt nước đang đi mt, chng hn như nn tham nhũng dưới nhiu hình thc, nn ô nhim môi trường vv.. đ có cách đi phó hay gii quyết :

"Chính quyền Vit Nam li tìm cách che đy nhng hành vi sai trái, và vi phm các quyn ca dân thay vì lng nghe s tht t các bloggers và các công dân khác cũng quan tâm ti tình hình đt nước".

Ông Robertson bày tỏ quan tâm là phiên tòa din ra ti Dk lk, nhà cm quyn khó có th chp thun cho các nhà ngoi giao và các bên quan tâm khác ti theo dõi phiên tòa.

"Tôi tin rằng điu quan trng là mi người phi chú ý ti v xét x đ bo đm chính quyn không vi phm các quyn căn bn ca Thc Vy, tôi cho rằng c v xét x này là mt trò nho báng công lý".

Huỳnh Thục Vy là k phn đng ?

Nhưng dưới con mt ca nhà cm quyn Vit Nam thì Huỳnh Thc Vy hình như đã được xếp vào thành phn ‘phn đng’.

Trong một bài báo ti lên trang mng Vit Nam Thi Lun vào tháng Ba năm 2018, tác gi T Hoàng gi Huỳnh Thc Vy là mt k phn đng. Tác gi bài báo gii thích rng phn đng là "thut ng dành cho nhng k có hành đng chng đi đng, Nhà nước, nhng kẻ bán nước, hi dân, phn bi dân tc", vin nhng hot đng ca Thc Vy biu tình chng Trung Quc Sài Gòn, tham gia các khóa hun luyn xung đường đu tranh bt bo đng "đ lt đ chính quyn Vit Nam". Bài báo còn ch trích "Hi Ph n nhân quyn" do Huỳnh Thục Vy và Trn Th Nga đng sáng lp là mt t chc được mt s nhân viên s quán M, phương Tây hu thun đ thúc đy phát trin "lc lượng đi lp" trong phái n.

Một s nhà hot đng cũng dùng các phương tin truyn thông xã hi đ bênh vc Huỳnh Thục Vy và h tr bà Trn Th Nga, đng sáng lp Hi Ph n Vit Nam vì Nhân quyn, đang thi hành bn án tù 9 năm v ti "tuyên truyn chng nhà nước".

Về bà Trn Th Nga, Phó Giám Đc đc trách Châu Á ca HRW Phil Robertson nói :

"Bà Trần Th Nga đang th án tù ch vì đã nói lên quan đim ca mình mt cách ôn hòa, vì đã dám phát biu, dám đng dy trước cường quyn, và vì bà đã đòi các quyn cho chính mình và cho nhân dân Vit Nam. Chúng tôi không thy bà làm bt c điu gì đ đáng b trng pht vi bn án tù như thế, và chúng tôi s kêu gi đ bà được tr t do".

***************

Xử phúc thẩm nhà báo độc lập Đỗ Công Đương : Y án 4 năm tù giam (RFA, 21/11/2018)

Phiên tòa phúc thẩm xử nhà báo độc lập Đỗ Công Đương với cáo buộc "Gây rối trật tự công cộng" diễn ra vào sáng 21/11/2018 và kết thúc lúc 13h10 phút với kết quả bị tuyên y án 4 năm tù giam.

xu3

Ông Đỗ Công Đương trong một bài nói chuyện phát trên FB cá nhân Ảnh chụp màn hình, courtesy FB

Luật sư Hà Huy Sơn, người bào chữa cho ông Đỗ Công Đương cho rằng ông Đương không vi phạm điều luật này vì nơi xảy ra vụ việc không phải là không gian công cộng. Ông Sơn nói qua điện thoại như sau :

"Bài bào chữa của tôi tại tòa ngày hôm nay, tóm lại là cái hiện trường nơi mà người ta cho rằng ông ấy gây rối trật tự công cộng là cái công trường chứ không phải công cộng như pháp luật. Họ quanh co nói rằng ông ấy gây ách tắc giao thông nhưng không có bằng chứng và họ cũng kết án như vậy thôi".

Trong bài bào chữa của mình được đăng tải trên Facebook cá nhân sau phiên tòa, luật sư Sơn nhận định đã có vi phạm nghiêm trọng về thủ tục tố tụng ở cấp sơ thẩm :

Cụ thể là sau khi xét xử sơ thẩm, Tòa án nhân dân thị xã Từ Sơn không gửi bản án cho người bào chữa, Luật sư Hà Huy Sơn mặc dù ông này đã có văn bản đề nghị.

Điều này vi phạm vào khoản 1 điều 262 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015.

Theo luận cứ bào chữa, ông Đương không phải là người tổ chức hay chủ mưu, cầm đầu, vụ việc.

"Sự việc khoảng 30 người dân xóm Chúc, thôn Dương Sơn, xã Tam Sơn chuẩn bị ảnh Bác Hồ, cờ Tổ quốc, băng rôn … phản đối thu hồi đất ngày 24/01/2018, không do bị cáo, tổ chức, chỉ huy, xúi giục, giúp sức", ông Sơn khẳng định.

******************

Tại sao khó xử lý tài sản bất minh ? (RFA, 20/11/2018)

Quốc hội Việt Nam vừa thông qua Luật phòng chống tham nhũng sửa đổi lần thứ 4. Cũng như những lần sửa đổi Luật phòng chống tham nhũng trước đây, Quốc hội lần này đã quyết định không chọn phương án mới nào cho việc xử lý tài sản bất minh, vấn đề được cho là rất quan trọng trong phòng chống tham nhũng.

xu4

Ảnh minh họa. AFP

Trước khi quốc hội biểu quyết thông qua dự thảo luật, Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình bày về việc "xử lý tài sản, thu nhập tăng thêm giải trình không hợp lý về nguồn gốc", theo đó việc xử lý tài sản thu nhập này là vấn đề mới và lần đầu tiên Quốc hội đặt vấn đề xử lý đối với loại này nên rất khó đưa ra quy định xử lý tại kỳ họp lần này.

Nhiều ý kiến đại biểu tán thành với phương án xử lý thông qua thu thuế. Những ý kiến khác đề nghị giữ như quy định của pháp luật hiện hành, theo đó tài sản, thu nhập này sẽ bị xử lý khi cơ quan chức năng chứng minh được là do phạm tội và vi phạm pháp luật mà có.

Giáo sư Đặng Hùng Võ, nguyên thứ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường cho rằng đây cũng là vấn đề khó để Quốc hội đưa ra quyết định bởi vì có hai quan điểm khác nhau :

"Bản thân cá nhân tôi cũng thông cảm cái việc xử lý các nguồn ý kiến khác nhau này của quốc hội. Theo thông lệ của Việt Nam nếu thường không giải quyết được thì đều cho là giải quyết vào đợt sau. Tôi cho rằng quy định xử lý tài sản này nếu cần phải chống tham nhũng thì cần có những quyết định thật chặt chẻ bởi vì mọi tài sản đều phải được giải thích từ nguồn gốc nếu không giải thích được thì nó có thể bắt nguồn từ việc hình thành tài sản không đúng với sức lao động của mình. Tôi thì tôi buồn khi mà quốc hội không đưa ra được quyết định cuối cùng trong luật phòng chống tham nhũng về các tài sản bất minh".

Đồng ý với điều này, luật sư Nguyễn Văn Hậu, Phó Chủ tịch Hội Luật gia Thành phố Hồ Chí Minh, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài thương mại luật gia Việt Nam giải thích với chúng tôi rằng khi đưa ra điều luật mà không chứng minh và không thực hiện được thì thật sự rất khó. Phải chứng minh các tài sản đó là bất minh bằng cách xác định rõ mới xử lý được.

"Nếu mình đưa những tài sản là bất minh thì có thể sẽ xảy ra tình trạng mượn cớ để lạm quyền nên rất là khó. Theo tôi thấy riêng cái này thì cần phải có thời gian, bởi vì khi dự thảo vấn đề này thì nó phải mang tính thực tiễn, phải rõ ràng, khi mình định tội một người nào đó thì phải làm cho người đó tâm phục khẩu phục. Chứ giờ mình đưa ra một điều mà không thể thì không được".

Theo kết quả, có 209/456 ý kiến đại biểu tương đương 43,09% tổng số đại biểu tán thành phương án xem xét, giải quyết tại tòa án. 156/456 ý kiến đại biểu, khoảng 32,16% đại biểu đồng ý với phương án thu thuế. 40 ý kiến đại biểu đề nghị giữ như quy định của luật hiện hành và 51 đại biểu không thể hiện chính kiến hoặc có ý kiến khác.

Như vậy, kết quả ý kiến không có phương án nào nhận được sự ủng hộ của quá 50% tổng số đại biểu. Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng do chưa đạt được sự đồng thuận, thống nhất cao nên nội dung này cần được tiếp tục nghiên cứu, tổng kết thực tiễn, khi đã đủ điều kiện chín muồi, phù hợp thực tiễn, bảo đảm tính khả thi thì mới nên quy định vào luật.

Anh Nguyễn Lân Thắng, một nhà hoạt động xã hội và là một blogger tại Hà Nội trao đổi với chúng tôi rằng, để trả lời vì sao quốc hội không đưa ra quy định xử lý tài sản bất minh tại kỳ họp này thì nên lật ngược lại quá trình bầu cử cách đây vài năm.

"Tất cả những người là ứng cử viên tự do là những người có đủ năng lực pháp lý để có thể tự ra ứng cử thì đều bị chính quyền Việt Nam đấu tố, làm khó và rất nhiều hành động để ngăn chặn các đại biểu tự do cho nên quyết định của quốc hội cũng không có gì là ngạc nhiên cả, bởi vì học đã dàn xếp hết rồi toàn là người của họ hết. Đương nhiên với một thể chế của Việt Nam hiện nay thì họ ăn cây nào rào cây đấy, bảo vệ lợi ích và quyền lợi mà họ đang có. Cho nên kết quả của quốc hội nó đúng như những gì chúng tôi đã từng chứng kiến trong các kỳ bầu cử quốc hội".

Sau cuộc họp Quốc hội, phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp ông Nguyễn Mạnh Cường cho báo chí biết, bỏ nội dung này không có nghĩa là không xử lý mà vẫn xử lý tài sản bất minh nếu phát hiện và chuyển cho cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.

Giáo sư Đặng Hùng Võ cho rằng pháp luật Việt Nam chưa có quy định nào về việc xử lý vấn đề này. Ông giải thích rằng, từ thời bao cấp trước đây cũng có xử lý là kiểm tra hành chính và nếu không giải thích được tài sản hình thành như thế nào thì nhà nước sẽ tịch thu. Nhưng :

"Từ khi đổi mới cho đến nay đã hơn 30 năm, do hoàn cảnh khi đổi mới Việt Nam kêu gọi các nguồn đầu tư của các thành phần kinh tế và cũng không cần xem xét nguồn gốc tài chính đó như thế nào. Đến lúc này, Việt Nam cũng đã phát triển được quảng đường khá dài thì cũng là lúc chúng ta nghĩ đến chuyện tham nhũng vừa rồi được đánh giá là cái quốc nạn, nếu không xử lý thì nó lại kiềm hãm phát triển, tôi cho rằng đáng lý ra thời điểm này là điểm cần phải thảo luận tới cùng về việc đưa ra giải pháp xử lý".

Theo luật sư Nguyễn Văn Hậu, để phát hiện tham nhũng, xác định các tài sản bất minh, cần phải có sự tham gia tích cực của cơ quan truyền thông và người dân.

"Bởi vì người dân tai mắt lắm nên không thể giấu được và với sự giám sát của người dân là chính xác. Thường thường các vụ tham nhũng xuất phát từ báo chí và dư luận nhiều hơn, bởi vì người nói không có lửa sao có khói, người dân là không thể qua mặt được họ, cho nên cơ chế dân biết, dân làm, dân kiểm tra là hay nhất".

Blogger Nguyễn Lân Thắng cho rằng dù có phát hiện tài sản bất minh đi nữa, nếu có ý kiến chỉ đạo từ trung ương thì mọi chuyện cũng bị chìm.

"Một cơ chế độc đảng mà đảng lại không có cơ chế pháp luật điểu chỉnh các hoạt động của đảng. Cho nên khi mọi người quan sát thấy các vụ trọng án thì người ta không xử theo pháp luật mà người ta xử lý theo nghị quyết xử lý theo chỉ đạo từ trung ương. Nếu như có phát hiện một tài sản bất minh thì ngay cả những người trong hệ thống nếu như thật sự người ta muốn làm cho nó đúng theo pháp luật thì cũng rất là khó. Cho dù đưa ra các bằng chứng thông tin như thế nào mà có ý kiến từ trung ương đảng thì nó cũng bị chìm".

Kết luận Thanh tra Chính phủ vào năm 2017 đã phát hiện ông Phạm Sỹ Quý nguyên giám đốc Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Yên Bái đã kê khai tài sản thiếu trung thực hàng ngàn m2 đất, nhiều nhà cửa, biệt phủ và tiền bạc với số tiền lên tới nhiều tỷ đồng, ông Quý khai rằng có nhiều tiền như vậy là nhờ ông buôn bán chổi đót. Tuy nhiên, hình thức xử lý đối với ông Quý là chỉ gián chức từ giám đốc sở Tài nguyên Môi trường xuống cấp phó.

Ngoài ra, có nhiều vụ việc bị người dân phát hiện tố cáo tham nhũng nhưng hình xử lý đối với các trường hợp này thì chỉ giơ cao đánh khẽ giống như vụ ông Quý.

Theo tổ chức Minh bạch Quốc tế, Việt Nam vẫn tiếp tục nằm trong số các nước có tình trạng tham nhũng cao trong bảng xếp hạng Chỉ số Nhận thức Tham Nhũng năm 2017 được công bố đầu năm nay, Việt Nam được 33/100 điểm, là quốc gia đứng thứ 133/176 trên bảng 

Quay lại trang chủ
Read 621 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)