Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

‘Việt Nam là lựa chọn duy nhất’ để né tác động thương chiến Mỹ-Trung (VOA, 14/12/2018)

Foxconn Technology, công ty chế to linh kin đin t và máy tính ln nht vi các nhà máy khng l Trung Quc, đang tìm nơi chuyn nhà máy sn xut đin thoi sang Vit Nam đ gim thiu thit hi từ cuộc chiến thương mi M-Trung.

made1

Công ty Foxconn ở Trung Quc.

Các chuyên gia thương mi nước ngoài hin làm ăn Vit Nam cho VOA biết càng ngày có nhiu nhà sn xut hàng xut khu đang có kế hoch tương t.

Ông Maxfield Brown, chuyên viên cấp cao ca công ty tư vn kinh doanh Dezan Shira & Associates ti Thành ph H Chí Minh, cho biết :

"Tôi nghĩ rằng Vit Nam là người chiến thng trong cuc chiến này do nm bên cnh Trung Quc, ngoài ra, Vit Nam cũng có nhiu kết ni vi các th trường mc tiêu ca các nhà sn xut này".

Các công ty đa quốc gia có nhà máy Trung Quc đang tìm cách m rng sn xut nơi khác có th di chuyn sang Vit Nam sm hơn so vi d kiến, vì đ càng tr thì chi phí càng tăng, ông Brown nói.

Giá lao động ti Vit Nam ch khong 115 đôla/tháng, r hơn so vi Trung Quc. Ngoài ra, Vit Nam có đường hàng hi và đường b d dàng kết ni cũng như vn chuyn nguyên liu t Trung Quc đi lc.

Ông Fiachra MacCana, người đng đu b phn nghiên cứu ca công ty chng khoán Ho Chi Minh City Securities nhn đnh Vit Nam là "la chn duy nht" đi vi các nhà sn xut Trung Quc mun m rng sn xut sang các nơi khác. Các trung tâm sn xut khác Châu Á thì quá xa Trung Quc, chi phí li quá cao hoặc thiếu chui cung ng cho các thiết b đin t có giá tr gia tăng.

made2

Một bui ra mt sn phm iphone Bc Kinh.

Foxconn, nhà thầu lp ráp chính máy đin thoi iPhone cho Apple có các nhà máy khng l Trung Quc, đang đàm phán vi y ban Nhân dân thành ph Hà Ni v vic thiết lp mt nhà máy lắp ráp iPhone đ tránh bt các tác đng t cuc tranh chp thương mi Trung-M, theo báo Đu Tư.

Truyền thông quc tế cho biết GoerTek, công ty sn xut tai nghe không dây Trung Quc cũng có kế hoch chuyn sn xut t Trung Quc sang Vit Nam đ né các tác động ca cuc thương chiến.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia nước ngoài đang làm ăn ti Tp. HCM, vic tìm nơi thuê đt, đt mua thiết b nhà máy và xin giy phép ti Vit Nam đã khiến các nhà sn xut chùn bước.

Ông MacCana nói : "Các công ty chỉ đang đàm phán thôi, chứ chưa có rút khi đi lc".

Ông cho biết thêm rng các công ty né thuế quan ca Hoa Kỳ có th s bt đu thc s đt chân đến Vit Nam vào cui năm ti [2019] khi mà h xin được giy phép và thuê được đt.

Theo ông Frederick Burke của công ty luật Baker McKenzie ti Thành ph H Chí Minh cho biết ti Vit Nam cũng đang khan hiếm lao đng và đt đai.

Ông nói : "Việc chuyn sn xut t Trung Quc sang Vit Nam không phi là vì chiến tranh thương mi, mà đó là s di chuyn t nhiên ca nn sn xuất t Trung Quc sang Vit Nam do chi phí Trung Quc tăng lên và cơ s h tng Vit Nam cũng đã khá hơn".

Ralph Jennings

********************

Thương chiến Mỹ-Trung : Bắc Kinh lùi bước trong "Made in China 2025" (RFI, 12/12/2018)

Trung Quốc dường như đã tạm thoái lui trong chương trình đại quy mô "Made in China 2025", nhằm làm giảm căng thẳng trong cuộc chiến thương mại với Hoa Kỳ. Bên cạnh đó, từ hôm 12/12/2018 Bắc Kinh còn có một số động thái như mua thêm nông sản, giảm thuế cho xe hơi Mỹ.

made3

Nhân viên bảo vệ tại một đại lý bán xe hơn Ford tại Bắc Kinh, Trung Quốc, ngày 06/07/2018. GREG BAKER / AFP

Quốc vụ viện Trung Quốc hôm qua đã ra các chỉ thị mới cho chính quyền các địa phương, là không nên nhắc đến kế hoạch "Made in China 2025", tuy đã được tuyên truyền rầm rộ từ ba năm qua.

Chương trình này nhằm đưa Trung Quốc trở thành siêu cường kinh tế từ nay đến 2050, đặc biệt trong lãnh vực tự động hóa, không gian. Tuy nhiên phương Tây, đứng đầu là Hoa Kỳ, tố cáo Bắc Kinh cạnh tranh bất hợp pháp khi trợ giá cho các tập đoàn quốc doanh, và đánh cắp sở hữu trí tuệ.

Cũng trong hôm qua, Trung Quốc nhập khẩu một lượng lớn đậu nành của Mỹ, lần đầu tiên kể từ khi đôi bên "hưu chiến". Tập đoàn quốc doanh Sinograin và Cofco đã mua trên 1,5 triệu tấn đậu nành, trị giá 500 triệu đô la, dự kiến sẽ mua tổng cộng từ 2 đến 3 triệu tấn.

Bộ trưởng Thương Mại Hoa Kỳ Wilbur Ross hôm qua hoan nghênh quyết định của Bắc Kinh, giảm thuế hải quan cho xe hơi nhập khẩu của Mỹ. Trước đó sau cuộc gặp Tập Cận Bình tại Buenos Aires, tổng thống Donald Trump đã loan báo Trung Quốc sẽ giảm mức thuế xe hơi từ 40% còn 15%.

Song song đó, hôm nay Bắc Kinh loan báo sẵn sàng thương lượng với Washington trong hồ sơ thương mại, tại Trung Quốc hay trên đất Mỹ, để sớm giải quyết các bất đồng.

Thụy My

Published in Châu Á
samedi, 30 juin 2018 09:40

Tập Cận Bình tỉnh mộng

Hôm thứ Năm, 28 tháng Sáu, Tổng thống Donald Trump tới khai trương một cơ xưởng của công ty Foxconn tại Wisconsin, khen ngợi công ty này mang công việc làm tới cho người lao động ở Mỹ. Foxconn sẽ đầu tư 10 tỷ USD vào nhà máy này.

made1

Tập Cận Bình công bố chương trình Made in China 2025, lấy năm 2025 làm mục tiêu cải thiện nền tảng công nghiệp, để đuổi kịp các quốc gia Tây phương.

Foxconn cũng là một trong những công ty Đài Loan đã mở màn quá trình phát triển của kinh tế Trung Quốc trước đây 30 năm, khi mở một nhà máy ở Thẩm Quyến (Shenzhen), tỉnh Quảng Đông. Từ đó, các công ty Đài Loan, Nhật Bản, Nam Hàn bắt đầu đem công việc lắp ráp máy móc sang làm ở nước Tàu, vì lương công nhân rẻ mạt so với xứ họ.

Trong 30 năm qua, những công ty ngoại quốc như Foxconn đã thiết lập một mạng lưới tiếp liệu toàn cầu, đem các bộ phận từ nhiều quốc gia đến Trung Quốc, ráp lại, rồi đem bán ra ngoài. Những thứ hàng hóa đó đề "Made in China" khiến người ta có cảm tưởng China là một xứ tiến bộ, biến xứ này thành một trung tâm xuất cảng khắp thế giới.

Khi điện thoại lưu động iPhone của Apple được đưa từ Trung Quốc qua nước khác bán, số tiền thu nhờ xuất cảng tăng lên, trong khi đó, nhiều người quên rằng nước này đã phải nhập cảng những bộ phận để ráp thành những cái iPhone đó.

Người Trung Quốc chỉ được hưởng khoảng 5% giá bán một chiếc iPhone, từ 500 USD đến 1000 USD mỗi chiếc. Từ thời Foxconn đến thời Apple, vai trò của nước Trung Hoa vẫn không thay đổi bao nhiêu, chỉ là một mắt xích trong dây chuyền sản xuất những hàng hóa kỹ thuật cao.

Ông Tập Cận Bình muốn chấm dứt tình trạng chậm tiến đó. Ông đã công bố chương trình Made in China 2025, lấy năm 2025 làm mục tiêu cải thiện nền tảng công nghiệp, để đuổi kịp các quốc gia Tây phương.

Tập Cận Bình yêu cầu các nhà khoa học và chuyên gia kỹ thuật phải biến Trung Quốc thành một cường quốc kỹ thuật cao, trong khi chính phủ Mỹ đang ra lệnh cấm bán các bộ phận cho ZTE, một công ty sản xuất khí cụ truyền thông lớn hàng thứ hai ở nước Tàu.

ZTE đã vi phạm luật cấm vận của Mỹ, khi bán cho Iran các dụng cụ dùng bộ phận do Mỹ sản xuất. Nếu bị cấm vận, ZTE sẽ phải ngưng hoạt động vì phần lớn công việc tùy thuộc vào những món phụ tùng mua từ Mỹ. Tổng thống Trump muốn cứu ZTE, nhưng quốc hội Mỹ ngăn cản. Công ty này đã phải trả tiền phạt 1,4 tỷ USD để được miễn chấp.

Vụ ZTE cho thấy ngành kỹ thuật cao của Trung Quốc còn khập khiễng không thể đứng trụ một mình. Công ty này đã "bi thảm hóa" tình trạng của họ bằng một thủ thuật có tính chất hài hước. Họ thông báo cho nhân viên ngưng sử dụng một nhà cầu đang bị hư, vì công ty không được phép mua đồ sửa chữa của hãng American Standard, tiểu bang New Jersey, nước Mỹ, trong lúc còn bị chính phủ Mỹ cấm vận !

"Made in China 2025" (Trung Quốc Chế Tạo, 中國製造) là một kế hoạch lớn của Tập Cận Bình. Ông ra lệnh giới kinh doanh Trung Quốc phải gia tăng nghiên cứu, đầu tư vào mười lãnh vực chiến lược. Bảng liệt kê đầy tham vọng nêu tên ngành tin học, với các hệ thống 5G cho thế hệ mới ; các máy móc tự điều khiển, robotics ; xe hơi chạy bằng điện ; ngành hàng không và không gian ; các nông cụ mới ; nghiên cứu sản xuất năng lượng mới ; sáng chế vật liệu mới ; dược phẩm sinh học và dụng cụ y học ; semiconductors dùng trong ngành trí khôn nhân tạo (AI, artificial intelligence) ; vân vân.

Để thực hiện chương trình này, Tập Cận Bình sẽ cho lập năm trung tâm sáng chế công nghiệp trên tòa quốc để tiến tới 40 trung tâm ở 48 tỉnh vào năm 2025. Bắc Kinh sẽ đầu tư 1,5 tỷ USD vào chương trình này, và các địa phương sẽ góp 1,6 tỷ USD. Mục tiêu là sản xuất những hàng kỹ thuật cao, không lệ thuộc vào dây chuyền tiếp liệu từ nước khác, đặc biệt là trong những ngành công nghiệp tự động hóa. Các chi tiết sẽ tính sau !

Chính phủ Mỹ và các nước Châu Âu đều chú ý đến dự án "Made in China 2025", coi như một mối đe dọa kinh tế tương lai. Họ lo lắng người Trung Hoa sẽ ăn cắp những kỹ thuật cao mà dân trong nước họ sáng chế. Trung Quốc cũng có thể tìm cách ngăn cản các công ty Tây phương, không cho cạnh tranh với các xí nghiệp bản xứ khi vào thị trường Trung Quốc.

Và Mỹ đã phản ứng. Trong số những hàng hóa của Trung Quốc nhập cảng vào Mỹ, chính quyền Trump sẽ đánh thuế 25% trên 50 tỷ USD hàng nhập, phần lớn nằm trong kế hoạch Made in China 2025, bắt đầu từ ngày 6 tháng Bảy tới.

Trước phản ứng của Mỹ và Châu Âu, Tập Cận Bình đã thấy mình dại ! Ông lại được nghe giới doanh nghiệp và các nhà kinh tế trong nước lên tiếng cảnh cáo không nên to mồm lớn tiếng nói chuyện xa vời quá. Tập Cận Bình đã ngầm ra lệnh các cơ quan truyền thông bớt to mồm, không nói đến Made in China 2025 nhiều như trước nữa !

Trong 12 tháng qua, Bắc Kinh đã cho đăng 190 bài cổ động cho Made in China 2025. Nhưng trong ba tháng vừa rồi, con số tụt giảm dần, trong 30 ngày gần nhất chỉ còn một bài thôi.

Giáo sư Trọng Vĩ (, Zhong Wei), trường Đại học Sư phạm Bắc Kinh, là một nhà giáo đã khuyên Trung Quốc không nên nói nhiều về Made in China 2025, trong lúc sức còn quá yếu. Ông nêu trường hợp ZTE như là một tấm gương chứng tỏ mình còn thua xa các nước Tây phương. Phương pháp duy nhất để tiến bộ là hợp tác với các nước tiến bộ trước mình ! Nên coi Made in China 2025 chỉ là một viễn kiến, không phải là một chương trình ! Nó khác những kế hoạch ngũ niên, vì chưa có chi tiết cụ thể nào về ngân sách, nhân sự, và tài nguyên.

Trong tuần qua, chủ bút tờ Khoa Kỹ Nhật Báo đã lên tiếng cảnh cáo Trung Quốc không nên nuôi ảo tưởng rằng mình có thể sớm đuổi kịp các nước Tây phương. Ông Lưu Á Đông (Liu Yadong, 亚东), đọc bài diễn văn ở Bắc Kinh hôm thứ Năm tuần trước, sau khi tờ báo của ông đăng một loạt bài nêu rõ còn 29 lãnh vực kỹ thuật mà người Trung Quốc còn thua kém các nước tiên tiến. Một trong các bài đó nêu câu chuyện ZTE bị cấm không được mua các bộ phận làm ở Mỹ.

Lưu Á Đông nói rằng mặc dù Trung Quốc đã phát triển kỹ thuật đáng kể, song vẫn còn nhiều chướng ngại khiến cho họ chưa đủ sức cạnh tranh với các nước Âu Mỹ.

Trung Quốc còn chậm tiến trên nhiều mặt. Thí dụ, ngành nghiên cứu khoa học thuần túy chưa phát triển ; trong khi ai cũng biết tất cả các tiến bộ kỹ thuật đều bắt nguồn từ những khám phá mới trong khoa học thuần túy. Trung Quốc cũng còn thiếu "tay nghề" trong nhiều ngành kỹ thuật vì thiếu kinh nghiệm. Một trở ngại khác Lưu Á Đông nêu ra là tinh thần làm việc của người Trung Quốc còn thấp kém, họ không kiên trì thực hiện các công trình dài hạn.

Lưu Á Đông nêu thí dụ một bài của Tân Hoa Xã, trong đó họ đề cao bốn "sáng chế lớn" của dân lục địa. Bài này đăng từ mùa Thu năm ngoái, rồi được truyền bá rộng rãi trên các mạng xã hội. Bốn "sáng chế" được nêu danh là xe lửa cao tốc, mua bán trên mạng, thanh toán tiền tiền trên mạng, và xe đạp sử dụng chung (bike sharing) ở các thành phố.

Nhưng, Lưu Á Đông vạch ra, tất cả các "sáng chế" này đều đã được tìm ra và sử dụng ở nước khác ! Người Trung Hoa không hề "sáng chế" mà chỉ áp dụng các kỹ thuật được tìm ra ở các nước phương Tây hoặc Nhật Bản ! Với dân số hơn một tỷ, cái gì làm ở Trung Quốc cũng rất lớn, rất rộng. Đường xe lửa cao tốc dài nhất thế giới, Alibaba bán hàng trên mạng nhiều nhất thế giới, Alipay chuyển nhiều tiền trên mạng nhiều nhất. Nhưng rốt cục vẫn chỉ là bắt chước các sáng kiến của người ta !

Lưu Á Đông đã buộc tội những quan chức chính quyền, các cơ quan truyền thông (Tân Hoa Xã trong đó) đã thổi phồng những "thành tựu" không có thật, lừa gạt giới lãnh đạo đảng, khiến họ "tưởng bở !" Đó là thói quen "báo cáo hay" trong tất cả các nước cộng sản ! tháng Tư năm nay, một cuốn phim đề cao nước Tàu được rất nhiều người coi mang tên "Kinh Thán Trung Quốc" (叹中国), chỉ để ca ngợi các thành công dưới thời Tập Cận Bình !

Chính phủ Donald Trump đã nhắm vào Made in China 2025 khi ra lệnh ngưng hoặc hạn chế không xuất cảng sản phẩm kỹ thuật cao sang Trung Quốc, vì sợ bị ăn cắp. Ông bộ trưởng tài chánh khéo léo chữa lại, nói lệnh này áp dụng cho tất cả các nước, không riêng gì nước Tàu. Sau đó, ông Trump chữa lại lần nữa, cho biết ông sẽ chuyển tất cả vấn đề xuất cảng kỹ thuật cao cho quốc hội Mỹ quyết định.

Nhưng Tập Cận Bình đã tỉnh giấc kịp thời. Giấc mộng của ông, Trung Quốc Mộng, đã va chạm thực tế : Trung Quốc vẫn còn chạy theo sau các nước Âu Mỹ về khoa học kỹ thuật ; còn rất lâu mới bắt kịp.

Bài diễn văn của Lưu Á Đông được truyền đi trên mạng để cảnh tỉnh người dân trong lục địa. Nhưng điều đáng kể nhất là tờ Hoàn Cầu Thời Báo, một tiếng nói chính thức của cộng sản Trung Quốc, đã lên tiếng ca ngợi các ý kiến của ông !

cộng sản Trung Quốc đã xuống thang tuyên truyền. Chính quyền đã ngầm ra lệnh bớt nói đến kế hoạch Trung Quốc Chế Tạo, Made in China 2025 !

Trong một cuộc họp báo ngày 26 tháng Sáu vừa qua ở Bắc Kinh của nhân viên Bộ Khoa Học Kỹ Thuật và Bộ Công Nghiệp và Tin Học, họ không nói đến những chữ đó một lần nào, mặc dầu mục đích của họ là để thông báo cuộc Triển lãm "Công nghiệp Thông minh" đang khai mạc ở Trùng Khánh !

Ngô Nhân Dụng

Nguồn : Người Việt, 30/06/2018

Published in Diễn đàn

Tổng thống Đài Loan kêu gọi thế giới đoàn kết chống lại sự bành trướng của Trung Quốc (RFA, 25/06/2018)

Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn mới đây lên tiếng kêu gọi các quốc gia trên thế giới đoàn kết với nước này để chống lại sự bành trướng của Trung Quốc.

chaua1

Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn trong cuộc phỏng vấn với AFP ở dinh Tổng thống tại Đài Bắc hôm 24/6/2018 AFP

Bà Thái Anh Văn đưa ra lời kêu gọi này trong cuộc phỏng vấn dành cho hãng tin AFP hôm 24/6.

Tổng thống Đài Loan nói, đối phó với Trung Quốc là một thách thức không phải của riêng Đài Loan mà còn của cả khu vực và thế giới vì hôm nay thách thức là của Đài Loan nhưng ngày mai có thể thách thức đó sẽ là của bất cứ nước nào đang phải đối mặt với sự mở rộng ảnh hưởng của Trung Quốc. Bà kêu gọi các nước làm việc cùng nhau để tái khẳng định giá trị của dân chủ và tự do, nhằm kiềm chế Trung Quốc và giảm thiểu ảnh hưởng bành trướng của Trung Quốc.

Tổng thống Đài Loan đưa ra lời kêu gọi này giữa lúc có những căng thẳng trong quan hệ giữa hai bờ eo biển Đài Loan.

Trung Quốc gần đây đã tiến hành những cuộc tập trận gần Đài Loan. Hôm 22/6, Đài Loan đã phải triển khai tiêm kích và tàu chiến để theo dõi hai chiến hạm Trung Quốc di chuyển về phía nam ngoài khơi bờ biển phía Đông Đài Loan.

Trước đó, truyền thông Đài Loan cho biết hai tàu chiến Trung Quốc đã vào vùng nhận dạng phòng không của nước này và ở lại đây hơn một tuần trước khi đi ra Biển Đông.

Trung Quốc từ trước tới nay luôn khẳng định Đài Loan là một phần lãnh thổ không thể tách rời chỉ chờ ngày được thống nhất với đại lục.

******************

Nhật Bản giúp Indonesia lắp đặt các cơ sở khai thác thủy sản ở các đảo xa (RFA, 25/06/2018)

Nhật Bản hôm 25/6 cho biết nước này sẽ cung cấp 2,5 tỷ Yen (tương đương 23 triệu đô la) để giúp Indonesia xây dựng các cơ sở khai thác thủy sản ở 6 đảo xa. Tờ Bưu Điện Hoa Nam buổi sáng loan tin này hôm 25/6.

chaua2

Hình do Hải quân Indonesia cung cấp hôm 21/6/2016 : Tàu Hải quân indonesia bắt một tàu cá Trung Quốc (phải) tại vùng nước gần đảo Natuna. AFP

Lễ ký thỏa thuận trợ giúp được thực hiện dưới sự chứng kiến của Ngoại trưởng Nhật Bản Taro Kono và người tương nhiệm Indonesia Retno Marsudi tại Jakarta, Indonesia.

Thỏa thuận này là một phần trong những nỗ lực của Tokyo để thúc đẩy chiến lượng Ấn Độ Thái Bình Dương mở, nhằm đối phó với ảnh hưởng đang tăng của Trung Quốc trong khu vực.

Theo thỏa thuận, các cơ sở này sẽ được xây dựng từ nay đến tháng giêng năm 2020 ở sáu đảo xa của Indonesia, bao gồm Natuna ở Biển Đông, nơi Indonesia gần đây cho bắt giữ nhiều tàu cá của Trung Quốc và các nước khác đến khai thác thủy sản bất hợp pháp.

********************

Vì sao Trung Quốc cấm báo chí dùng 'Made in China 2025' ? (VOA, 25/06/2018)

Sau khi bị phương Tây và Washington than phin v chính sách công nghip rm r được nhà nước hu thun mang tên "Made in China 2025," Bc Kinh đã gim nh tm quan trng ca chính sách này, Reuters dn ngun tin ngoi giao và truyn thông nhà nước Trung Quốc cho biết.

chaua3

Bắc Kinh đã gim nh tm quan trng ca chính sách 'Made in China 2025' sau khi hô hào quá mnh.

Bắc Kinh ngày càng cm thy rng vic trin khai kế hoch đy tham vng ca h đã làm Hoa Kỳ phn ng d di, theo hãng tin Anh.

Chính quyền ca Tng thng Donald Trump đang xem xét kế hoch cm các doanh nghip có ít nht 25% vn s hu ca Trung Quốc không được mua li các công ty M trong các ngành "công ngh trng yếu".

Một quan chc ngoi giao cao cp ca phương Tây nói vi Reuters rng gn đây trong các cuc hp, các quan chc Trung Quc đã bt đu gim nh tm quan trng ca chính sách "Made in China 2025".

Các quan chức nói rng các khía cnh mà nước ngoài phn ánh ch đơn thun là các đ xut t các hc gi Trung Quc.

Nguồn tin ngoi giao cho biết rng mt s quan chc Trung Quc cũng đã lên tiếng v chính sách này và xem đó là mt sai lầm sau khi chính ph đã hô hào và nâng tm quan trng kế hoch này lên quá cao, do đó tăng áp lc cho chính Trung Quc.

Nhà ngoại giao yêu cu không nêu tên nói : "Trung Quc dường như đang điu chnh li vì b phn đi do chính vic tuyên truyn quá mnh gây ra".

Ba nhà báo nhà nước nói vi Reuters rng h đã được ch đo không dùng thut ng "Made in China 2025".

Hai người khác nói rng h không nhn được hướng dn như vy.

Published in Châu Á