Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Ngày 27/5 Mỹ chính thức ghi nhận một kỷ lục đau xót - xứ sở cờ hoa đã vượt mức 100.000 người chết vì Covid-19, dịch bệnh khởi phát từ Trung Quốc. Cuộc khủng hoảng dịch tễ đã làm gia tăng căng thẳng giữa hai cường quốc Mỹ - Trung vốn đã bất đồng trong vấn đề thương mại. Giờ đây, thương chiến đã lan sang đối đầu chính trị, ý thức hệ mà cái đích là vị trí đứng đầu thế giới.

mytrung1

Xứ sở cờ hoa đã vượt mức 100.000 người chết vì Covid-19 tính đến ngày 27/5/2020

Tờ báo La Croix của Pháp ghi nhận từ khi Mỹ và Liên Xô hòa hoãn với nhau, chưa từng có một cuộc đấu dữ dội giữa các cường quốc như thế này.

Tờ báo Pháp miêu tả : "gần đây tại Bắc Kinh, người ta thóa mạ ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo, người ta bêu riếu các nền dân chủ phương Tây. Tại Washington, người ta hừng hực tấn công liên tục vào những điều "dối trá" của Trung Quốc. Ở Liên Hiệp Quốc, nhiều nghị quyết bị bế tắc vì đối đầu ngoại giao giữa Trung Quốc và Mỹ".

Không chỉ dừng lại ở xung đột chính trị và ý thức hệ, mối quan hệ ngoại giao của hai nước trở nên căng thẳng qua các cuộc khẩu chiến không nhân nhượng còn nhằm che đậy thách thức chính trị trong nước, như ghi nhận của Antoine Bondaz, nhà nghiên cứu Quỹ nghiên cứu chiến lược : "Chính quyền Trung Quốc sử dụng căng thẳng hiện nay để nuôi dưỡng chủ nghĩa dân tộc, củng cố mối gắn kết, khẳng định tính chính đáng của Đảng cộng sản trong lúc đất nước đang khủng hoảng kinh tế và gặp nhiều căng thẳng".

Còn ở Mỹ, lá bài mối đe dọa Trung Quốc giúp Donald Trump làm dư luận quên đi cách xử lý lộn xộn trong cuộc khủng hoảng y tế. Nhất là chỉ còn vài tháng nữa đến kỳ bầu cử tổng thống, lá bài đó còn giúp Trump huy động hàng ngũ cử tri của ông, vốn rất nhạy cảm với những phát ngôn hùng hồn mang màu sắc dân tộc chủ nghĩa của chủ nhân Nhà Trắng.

mytrung2

Các nữ cử tri ủng hộ Tổng thống Mỹ Donald Trump trong một buổi mít tinh ở San Diego hồi năm 2018

Trên tờ Foreign Policy, ngày 22/5 có bài viết về hai con đường đi đến tham vọng bá chủ thế giới của Trung Quốc của hai chuyên gia về quan hệ quốc tế là Hal Brands, Giáo sư nổi tiếng đang làm việc tại Khoa Nghiên cứu Quốc tế Tiên tiến thuộc Đại học Johns Hopkins và ông Jake Sullivan, nghiên cứu sinh cấp cao tại Tổ chức Hòa bình Quốc tế Carnegie.

Hai tác giả cho rằng, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bắt đầu thể hiện rõ ý định bá chủ thế giới từ năm 2017 khi ông tuyên bố Trung Quốc đang bước vào "kỷ nguyên mới" và "cần phải đứng ở trung tâm thế giới".

Hai năm sau, ông Tập đã sử dụng ý tưởng xây dựng "Vạn lý trường thành mới" để mô tả quan hệ đang xấu đi giữa Bắc Kinh với Washington. Ngay cả những cú sốc phát sinh từ nội tại Trung Quốc cũng thể hiện những tham vọng địa chính trị của Bắc Kinh, trong đó, chính quyền của ông Tập Cận Bình đã biến khủng hoảng dịch Covid-19 thành cơ hội để tăng sức ảnh hưởng của Trung Quốc và đưa hàng hóa "Made-in China" ra nước ngoài.

Con đường thứ nhất mà Trung Quốc có thể đi để hiện thực hóa tham vọng bá chủ là đi qua khu vực vốn được Bắc Kinh coi là "sân nhà" của mình, đặc biệt là Tây Thái Bình Dương. Khi đó Trung Quốc phải tập trung vào xây dựng Tây Thái Bình Dương trở thành bàn đạp cho sức mạnh toàn cầu bằng cách thiết lập quyền bá chủ trong khu vực này một cách vững chắc.

Con đường thứ hai là đánh thẳng vào hệ thống liên minh của Mỹ cũng như tăng cường sự hiện diện của Trung Quốc trong hệ thống đó bằng cách phát triển sức ảnh hưởng về chính trị, ngoại giao và kinh tế của Trung Quốc trên quy mô toàn cầu. Ưu tiên trọng tâm trong cách tiếp cận này sẽ là coi sức mạnh kinh tế và kỹ thuật quan trọng hơn sức mạnh quân sự truyền thống trong lãnh đạo thế giới. Với logic đó, Trung Quốc sẽ chỉ đơn giản giữ cân bằng quân sự ở khu vực Tây Thái Bình Dương nhưng thống trị toàn cầu trên các quyền lực khác là chính trị, ngoại giao và kinh tế.

mytrung3

Chủ tịch - Tổng bí thư Trung Quốc Tập Cận Bình phát biểu khai mạc Đại hội toàn quốc lần thứ 19 của Đảng cộng sản Trung Quốc với lời cam kết xây dựng "một đất nước xã hội chủ nghĩa hiện đại" trong "kỷ nguyên mới" song song với việc mở cửa với toàn cầu ngày 18/10/2017

Hai chuyên gia Mỹ nhận định chiến lược của Trung Quốc hiện nay có vẻ như đang kết hợp cả hai cách tiếp cận. Bắc Kinh không ngừng vừa củng cố phương tiện, vừa tìm kiếm những ảnh hưởng địa chính trị để đối đầu với Mỹ trên Tây Thái Bình Dương.

Tờ báo Pháp La Croix cũng nhận định : Khi Donald Trump lên nắm quyền lãnh đạo nước Mỹ 2017 thì cũng là lúc Tập Cận Bình công khai tỏ ý muốn tái lập trật tự thế giới đã hình thành từ sau Thế chiến thứ hai.

Alice Ekman, chuyên gia về Châu Á thuộc Viện nghiên cứu an ninh của Liên Hiệp Châu Âu cho rằng : "Chính quyền Trung Quốc củng cố ảnh hưởng trong các định chế đã tồn tại, nhất là trong hệ thống Liên Hiệp Quốc, hoặc tạo ra các định chế mới như Ngân hàng Đầu tư Hạ tầng cơ sở Châu Á, tự cho mình vai trò đề xuất những thay đổi luật lệ trong định chế đã có, mà Bắc Kinh vẫn cho là bị các cường quốc phương Tây thống trị một cách bất công".

Khác với thời chiến tranh lạnh giữa Đông và Tây trước kia, Trung Quốc không tìm cách ký các hiệp ước đồng minh quân sự để tranh đua với Mỹ, mà tìm cách liên kết các nước "bạn bè", để có được ủng hộ trong các tổ chức quốc tế.

Họ làm việc này bằng cách dựa vào mạng lưới ngoại giao, nguồn dự trữ tài chính không ai bằng. Đến khi Châu Âu, Bắc Mỹ rơi vào khủng hoảng, tham vọng của Trung Quốc càng lớn. Cuộc khủng hoảng tài chính 2008 đã cho thấy sơ bộ kịch bản đó qua các chiến dịch thôn tính doanh nghiệp Châu Âu và dự án con đường tơ lụa mới. Giờ đây đến khủng hoảng Covid-19, cuộc cạnh tranh chiến lược lại tiếp tục diễn ra dữ dội.

Trước tham vọng khổng lồ của Trung Quốc, tất nhiên Mỹ không thế ngồi yên.

Mới đây Mỹ đã gây sức ép để đồng minh Israel rời xa Trung Quốc.

Trung Quốc mới thất bại trong vụ thầu xây dựng nhà máy khử muối nước biển lớn nhất thế giới đặt tại phía nam Tel Aviv, bên bờ Địa Trung Hải. Công ty Trung Quốc Hutchison được cho là có khả năng thắng thầu dự án xây nhà máy khử muối nước biển Sorek 2 của Israel, nhưng cuối cùng ngày 26/5 vừa qua, hợp đồng trị giá 2 tỷ USD la đã được giao cho một tập đoàn của Israel.

Truyền thông cho rằng sự lựa chọn này của Chính phủ Israel có tác động của Hoa Kỳ. Cách đây 2 tuần giữa lúc đại dịch Covid-19 đang căng thẳng ở Mỹ, Ngoại trưởng Mike Pompeo vẫn công du Israel. Về mặt chính thức chuyến đi này là để giàn xếp vấn đề tranh chấp vùng đất Cisjordanie, mà Israel đang chiếm giữ. Nhưng bên cạnh đó, ông Pompeo cũng muốn nhắc nhở đồng minh trung thành của Mỹ về "mối đe dọa" của Trung Quốc.

Trên đài truyền hình Israel, Ngoại tưởng Mỹ tuyên bố : "Chúng tôi không muốn Đảng cộng sản Trung Quốc (Đảng cộng sản Trung Quốc) được tiếp cận các cơ sở hạ tầng Israel, hệ thống thông tin và tất cả những gì gây nguy hiểm cho các công dân Israel, mà thực tế đó là gây nguy hiểm đến năng lực của Hoa Kỳ".

Theo báo chí Israel, trong những tuần gần đây, qua nhiều kênh khác nhau, Washington đã gây áp lực để Tel Aviv cắt đứt hoặc rời xa Trung Quốc, hiện đang là đối tác làm ăn lớn thứ 3 của Israel. Trong những năm qua, Trung Quốc đã đầu tư vào đất nước nhỏ bé này 25 tỷ USD và cũng đã giành được nhiều hợp đồng quản lý cảng biển chiến lược ở Israel.

Không dừng lại ở đó, Mỹ có đang lập kế hoạch hủy thị thực của hàng nghìn sinh viên và các nhà nghiên cứu Trung Quốc bị cho là liên hệ với quân đội ở Bắc Kinh.

Các quan chức Mỹ được tiếp cận kế hoạch trên cho hay những người bị xem xét hủy thị thực có quan hệ trực tiếp với các trường đại học liên kết với Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA). Nguồn tin cũng tiết lộ quan chức chính quyền Trump đã thảo luận về vấn đề này trong ba năm qua.

Kế hoạch hủy thị thực của Mỹ có thể ảnh hưởng tới ít nhất 3.000 sinh viên Trung Quốc đang theo học tại nước này. Song đây chỉ là con số nhỏ trong khoảng gần 370.000 sinh viên Trung Quốc tại Mỹ, chiếm 33,7% lượng sinh viên quốc tế, đóng góp gần 15 tỷ USD cho nền kinh tế Mỹ năm 2018.

Trả lời phỏng vấn Fox News hồi cuối tháng trước, Thượng nghị sĩ Cộng hòa Tom Cotton, đại diện bang Arkansas đã đề xuất cấm công dân Trung Quốc đến Mỹ học về công nghệ cao do lo ngại bị "ăn cắp ý tưởng".

Nghị sĩ Cotton cho rằng các sinh viên Trung Quốc đến Mỹ để được hưởng nền giáo dục nước này, sau đó trở về Trung Quốc để "cạnh tranh với công việc của chúng ta", ăn cắp ý tưởng sáng tạo của Mỹ. Ông Cotton nói vì lý do này, sinh viên Trung Quốc nên bị cấm đến Mỹ nghiên cứu khoa học tại các trường đại học và cao đẳng.

Học giả Nghiêm Thuần Câu từ Đại học Trung Quốc Hồng Kông nhận định : Vũ khí để Mỹ trừng phạt Đảng cộng sản Trung Quốc, không chỉ có Đạo luật Chính sách Mỹ - Hồng Kông, vũ khí trong tay họ vẫn còn rất nhiều, chỉ e Đảng cộng sản Trung Quốc không thể chống đỡ mà thôi.

Học giả này phân tích : "Chiêu này [tức Đạo luật chính sách Mỹ - Hồng Kông" của Mỹ] trước tiên là trấn định thế trận các nước đồng minh, giống như biểu thị quyết tâm không lay động với Liên minh Châu Âu, Liên minh Ngũ Nhãn, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, v.v, trong đối kháng Đảng cộng sản Trung Quốc, từ đó không có ai nghi ngờ quyết tâm của người Mỹ lớn ngần nào. Hủy bỏ địa vị đặc biệt của Hồng Kông, tất nhiên cũng tổn hại đến lợi ích công ty Mỹ, nhưng lợi ích quốc gia trên hết, những công ty cá biệt này chỉ đành chấp nhận, chính phủ liệu có biện pháp trợ cấp hay không, thì cần bước tiếp theo mới biết được. Nhưng dựa vào điểm này, đã chứng minh Chính phủ Mỹ đã không tiếc mọi giá, muốn đối phó với Đảng cộng sản Trung Quốc đến cuối cùng.

Trước đó, Chính phủ Mỹ khuyến cáo công ty Mỹ rút khỏi Đại Lục và cam kết bồi thường tổn thất, hiện tại, những công ty này không dám lưu luyến, bởi vì Mỹ - Trung đối đầu đến cực điểm chính là chiến tranh, chiến tranh nổ ra, doanh nghiệp của nước kẻ địch cơ bản không có khả năng sinh tồn. Chiêu này của Mỹ, cũng ắt tấn công ý chí chiến đấu của quan trường của Đảng cộng sản Trung Quốc. Thực sự muốn đối kháng tiếp tục với Mỹ, chỉ là những người chấp chính hiện nay, bởi vì họ không thể lùi, lùi lại sẽ dẫn đến bản thân rớt đài, còn trong quan trường, họ đã đắc tội với quá nhiều người, bản thân rớt đài xong chắc chắn bị thanh toán, không còn đường sống, cho nên nhất định phải chống đỡ đến cùng. Tuy nhiên, những người các phe phái khác cũng không nhất thiết phải sinh tồn cùng Đảng cộng sản Trung Quốc, ngược lại đều muốn nhanh chóng tự bảo vệ bản thân, cho nên nội bộ Đảng cộng sản Trung Quốc biến đổi thế nào thì vẫn cần phải quan sát thêm.

Đến bước này, Mỹ đối với Trung Quốc đã không phải là vấn đề thương mại, không phải là vấn đề khoa học kỹ thuật, cũng không phải là vấn đề tài chính, là chỉ thẳng vào vấn đề quân sự. Trước đó Mỹ đã lựa chọn một số đối sách lớn về khoa học kỹ thuật, một là yêu cầu TSMC chuyển nhà máy đến Mỹ, để cắt đứt chuỗi cung ứng chip của Huawei ; hai là ông Mike Pompeo đích thân đến Israel, cắt đứt giao lưu khoa học kỹ thuật giữa Israel và Đảng cộng sản Trung Quốc. Hai chiêu này bằng như cắt đứt đường đi của Đảng cộng sản Trung Quốc trong khoa học công nghệ, Đảng cộng sản Trung Quốc từ đó tách khỏi trào lưu khoa học công nghệ thế giới.

Mỹ gần đây lại có một số hành động quân sự lớn, một là để Israel phái Chiến cơ F35 đi thẳng vào Syria, phá hủy chiến cơ Syria do Nga chế tạo, đi lại như vào nơi không có ai ; hai là thử thành công súng laser và tiêu diệt máy bay không người lái ngay tại chỗ ; ba là cả ba đội hình hàng không mẫu hạm hiện đang vào Tây Thái Bình Dương, trên mẫu hạm USS Ronald Reagan có rất nhiều máy bay chiến đấu. Những động tác quân sự này có ý cảnh cáo Đảng cộng sản Trung Quốc (mặc dù cũng cảnh cáo Nga, nhưng Nga không trong tầm để ý của Mỹ), nếu so cao thấp trên chiến trường, thì Mỹ đã có sự 

Published in Diễn đàn

Cuộc chiến biên giới 1979 giữa Trung Quốc và Việt Nam, tuy ngắn ngủi nhưng được nhiều nhà quan sát cho rằng đã tạo đà cho Trung Quốc vươn lên trên mọi lĩnh vực kinh tế, ngoại giao, chính trị, quân sự,… mặc dù họ bị xem là bị một tổn thất lớn về quân sự.

thantrong1

Đặng Tiểu Bình (phải) gặp Brzezinski tại Bắc Kinh ngày 23/5/1978. Ngày 17/2/1979 Trung Quốc tấn công Việt Nam. AFP

Ngược lại, sau cuộc chiến đó Việt Nam lại đắm chìm trong suy thoái, sa lầy, bị cô lập đến gần một thập kỷ sau.

Trong những ngày kỷ niệm 40 năm cuộc chiến, trong bối cảnh quan hệ quốc tế thay đổi nhanh chóng, nhiều người Việt Nam đặt câu hỏi : Bài học 1979 là gì ?

Ông Đinh Kim Phúc, một nhà nghiên cứu sử học và xung đột Biển Đông, vào năm 1979 là một quân nhân quân đội Việt Nam. 40 năm sau nhìn lại, ông nói về bài học mà Việt Nam đã rút ra từ sự xung đột với Trung Quốc :

"Theo tôi bài học lớn nhất của cuộc chiến biên giới Tây Nam và phía Bắc 1979 là không đi với một kẻ này để đánh kẻ khác, tức là không được tham gia các khối liên minh quân sự, kinh tế bất lợi cho các nước láng giềng".

Trong năm 1978, trước khi cuộc chiến biên giới do Trung Quốc phát động nổ ra, Việt Nam tham gia hai hiệp ước quân sự và kinh tế. Tháng 6/1978 Việt Nam chính thức là thành viên của Hội đồng tương trợ kinh tế do Liên Xô đứng đầu, bao gồm tất cả các quốc gia cộng sản trừ Trung Quốc, Bắc Hàn, và Cam Pu Chia do Khmer Đỏ cai trị.

Tháng 11/1978 Việt Nam ký hiệp định với Liên Xô, trong đó có đề cập đến sự giúp đỡ nhau về quân sự.

Tuy nhien Giáo sư Ngô Vĩnh Long, từ Đại học Maine, Hoa Kỳ, lại cho rằng chuyện liên minh của Việt Nam với Liên Xô không phải là nguyên nhân quan trọng nhất. Ông cho rằng trong nguyên nhân của cuộc chiến tranh đó phải kể đến vai trò của Mỹ :

"Mỹ và Trung Quốc cố tình đánh Việt Nam như là một cuộc chiến tranh qui ước để chống Liên Xô. Khi Đặng Tiểu Bình gặp Carter và Brzezinski thì Brzezinski nói rõ muốn Trung Quốc đánh Việt Nam như là một cuộc chiến tranh qui ước".

Jimmy Carter và Zbigniew Brzezinski là Tổng thống và Ngoại trưởng Mỹ lúc đó, còn Đặng Tiểu Bình là Tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc, mới lên nắm quyền lực.

Giáo sư Ngô Vĩnh Long cho rằng Trung Quốc đang có nhu cầu vốn đầu tư từ các quốc gia như Mỹ và Nhật, cho nên khi tiến đánh Việt Nam vào năm 1979, Trung Quốc đã làm một hành động như là trích máu ăn thề với Mỹ.

Từ những năm 1970 Mỹ đã bắt đầu một cách tiếp cận mới để tấn công khối cộng sản Liên Xô, đó là tái lập quan hệ với Trung Quốc, chia rẽ khối này, thay vì tiến hành một cuộc chiến ngăn chận như cuộc chiến Việt Nam.

Giáo sư Long kết luận là hiện nay nếu nhìn lại giai đoạn xung đột với Trung Quốc nếu không nêu ra vai trò của Mỹ là một sự thiếu sót.

Song, dù nguyên nhân là gì đi nữa, thì theo ông Đinh Kim Phúc, Việt Nam đã rút ra được một bài học về quan hệ đối ngoại và theo một cách tiếp cận ngoại giao mới, gọi nôm na là "đu giây giữa các cường quốc".

Việt Nam rút ra khỏi Cam Pu Chia, bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc, tuyên bố không liên minh quân sự với bất cứ quốc gia nào.

Theo ông Đinh Kim Phúc, chính sách này đến nay là thành công.

Giáo sư Ngô Vĩnh Long không hoàn toàn đồng ý :

"Nó không thành công nhưng không làm cho vấn đề tồi tệ quá. Biển Đông thì Trung Quốc lấn chiếm như vậy cũng không làm gì được. Vấn đề biên giới trên bộ thì tạm ổn. Tôi không biết có phải là đu giây hay không, hay là sợ bị Trung Quốc đánh ?".

Đó là những phân tích và quan điểm về nguyên nhân của cuộc xung đột 40 năm trước. Còn hiện nay dường như Việt Nam lại đứng giữa những xung đột mới, đó là xung đột thương mại và kể cả quân sự giữa Mỹ và đối tác cũ Trung Quốc.

Có những ý kiến cho rằng đây là cơ hội để Việt Nam dứt khoát thoát khỏi sức ép của Trung Quốc.

Nhà hoạt động xã hội Nguyễn Anh Tuấn viết trên trang cá nhân rằng có những việc cụ thể nên làm hiện nay như là : hoan ngênh sự can dự quân sự của phương Tây vào Biển Đông, ngưng gửi cán bộ sang Trung Quốc đào tạo…

Ông Đinh Kim Phúc nhận xét về những đề nghị này :

"Tôi nghĩ lúc này chỉ riêng chuyện cắt đứt quan hệ về ý thức hệ với Trung Quốc cũng hết sức khó khăn. Những cán bộ gửi sang Trung Quốc đào tạo trong thời gian gần đây cũng không hẳn là những cán bộ sẽ nắm bộ máy đảng và nhà nước. Tiềm lực kinh tế, thế đứng của Việt Nam chưa đủ vững để đối chọi hoàn toàn với các âm mưu của Trung Quốc".

Ở tầm mức cao hơn, đặt Việt Nam vào giữa xung đột Mỹ và Trung Quốc hiện nay, Giáo sư Ngô Vĩnh Long bình luận :

"Xung đột Mỹ Trung Quốc hiện nay chỉ là chuyện nhỏ, không phải lớn. Tôi nghĩ là chỉ một hai tuần nữa thì họ giải quyết được chuyện gọi là chiến tranh thương mại thôi. Quyền lợi của các nhóm tư bản ở Mỹ gắn rất sát với Trung Quốc. Họ chỉ làm ầm ĩ vậy mà Việt Nam ngã về phía Mỹ cũng rất là khó, tôi nghĩ Việt Nam phải rất cẩn thận trong vấn đề này".

Ông Đinh Kim Phúc cũng có những suy nghiệm về ván cờ mà các quốc gia lớn đang chơi với nhau, và Việt Nam phải biết nhận ra cuộc chơi đó :

"Việt Nam phải nhìn nhận đúng tình hình quốc tế, phân tích đánh giá đúng sự phát triển của các siêu cường trên bàn cờ thế thế giới như thế nào, còn nếu Việt Nam đánh giá một cách thiển cận sai lầm như sau năm 1975 thì sẽ phải trả giá".

Ngày 14/2/2019, có một nhóm nhân sĩ trí thức Việt Nam trong và ngoài nước ký một lá thư gửi đến Tổng thống Mỹ Donald Trump, trình bày những nguy hại của Trung Quốc tại khu vực, cũng như những gì Việt Nam đang cần sự ủng hộ của Hoa Kỳ để chống lại mối nguy từ Trung Quốc.

Vài ngày sau đã có 2000 chữ ký.

Một chuyên gia về quan hệ quốc tế mà chúng tôi không nêu danh tánh, sống tại Mỹ nói với chúng tôi rằng lá thư không thể hiện sự độc lập của Việt Nam.

Giáo sư Ngô Vĩnh Long cho biết ông đã từng ký nhiều lá thư kiến nghị về những vấn đề dân chủ nhân quyền trong nước, nhưng ông không ký lá thư 14/2 nêu trên, vì theo ông nó giống như một sự xin cho.

Kính Hòa

Nguồn : RFA, 19/02/2019

Published in Diễn đàn