Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

"Chẳng ai lật đổ chúng ta đâu. Ta không làm tốt thì tự ta lật đổ ta thôi"

(Trần Quốc Vượng, Thường trực Ban Bí thư,

phát biểu ngày 25/12/2019)

bikich1

Sau 100 ngày giao chiến, loài người vẫn chưa thực sự biết giặc từ đâu tới, vẫn chưa có vũ khí hiệu quả để chống, và chưa biết bao giờ cuộc chiến kết thúc.

Bi kịch của loài người

Thủ tướng nói "chống dịch như chống giặc". Nhưng giặc Covid-19 khác với giặc thường. Sau 100 ngày giao chiến, loài người vẫn chưa thực sự biết giặc từ đâu tới, vẫn chưa có vũ khí hiệu quả để chống, và chưa biết bao giờ cuộc chiến kết thúc. Đó là một bi kịch.

Khi giặc Covid-19 ập đến tấn công, loài người hầu như không kịp trở tay và bất lực, vì chưa biết giặc nào và mạnh hay yếu. Các siêu cường hàng đầu cũng bất lực, tuy họ có vũ khí hạt nhân trong tay và có hàng ngàn tỷ USD trong kho dự trữ. Đó là một nghịch lý.

Chỉ cần mấy tuần là giặc Covid-19 có thể biến một đô thị lớn như Vũ Hán (ở Trung Quốc) hay Milano (ở Ý) trở thành một "thành phố ma". Nó có thể làm du lịch phải đóng cửa, kinh tế bị đình trệ và suy thoái, điều mà một đội quân hùng mạnh chưa chắc làm được.

Để chống giặc Covid-19 đầy bí hiểm, chính phủ cần có chuyên gia giỏi về vi-rút làm cố vấn (như chính phủ Đức), vì họ có ích hơn là giáo sư về Mac-Lê. Loài người cần đổi mới tư duy và hệ quy chiếu, vì tư duy truyền thống và trí khôn thông thường đã lỗi thời.

Chưa biết liệu có phải loài người đã hủy diệt môi trường quá đà và thách thức cả thượng đế, làm cho "Mẹ Thiên nhiên" (Mother Nature) và các vị thần nổi giận trừng phạt hay không. Nhưng loài người chắc phải trả giá đắt cho cả thiên tai và nhân họa mà họ gây ra. 

Nhưng Covid-19 cũng làm cho loài người tỉnh ngộ ra rằng họ rất dễ bị tổn thương (vulnerable) và dễ bị hoảng loạn (panic). Họ ngu ngốc hơn là họ tưởng. Cách đây một thế kỷ, Einstein đã từng nói "có hai thứ vô tận là vũ trụ và sự ngu xuẩn của con người". Ngày nay, Yuval Harari cũng nói "Chúng ta đừng bao giờ đánh giá thấp sự ngu xuẩn của con người". 

bikich2

Lý Văn Lượng : Một xã hội lành mạnh không nên chỉ có một tiếng nói duy nhất. (Ảnh Weibo)

Thảm họa cho Trung Quốc

Covid-19 là thảm họa không chỉ cho Trung Quốc mà còn cho cả thế giới. Từ đêm 11/3, WHO đã tuyên bố nâng cấp dịch (Epidemic) thành đại dịch toàn cầu (Pandemic). Theo cập nhật của Worldometer (đến 16/3) dịch Covid-19 đã lan ra 160 nước và vùng lãnh thổ.

Trên Worldometer, chỉ số người bị lây nhiễm và tử vong tại các nước tiếp tục thay đổi khó lường như trò chơi sổ số. Nhưng đó chỉ là "phần nổi của tảng băng chìm". Phần chìm của tảng băng là "những hệ quả không định trước" (unintended consequences).

Bên cạnh những tổn thất về người và của có thể đo đếm được (tangible losses) còn có những tổn thất không thể đo đếm được (intangible losses). Đó là những tổn thất không chỉ về kinh tế mà còn về chính trị, không chỉ về vật chất mà còn về tinh thần và lòng tin.

Trung Quốc đã phát triển kinh tế thần kỳ, sau ba thập kỷ (đến 2010) đã vượt qua Nhật trở thành siêu cường kinh tế thứ hai thế giới. Từ một nước nghèo, Trung Quốc trở thành nước thu nhập trung bình cao (Vũ Hán là 20.000 USD). Theo Credit Suisse (2019), trong 10% người giàu nhất thế giới (tài sản trên 109.430 USD) Trung Quốc có 100 triệu, Mỹ có 99 triệu.

Sau dịch SARS (2003) Trung Quốc đã phục hồi và tiếp tục phát triển nhanh. Hơn một năm qua, chiến tranh thương mại đã làm kinh tế Trung Quốc và Mỹ tổn thất nặng nề, nhưng theo Reuters (21/10/2019), hai nước này vẫn dẫn đầu : Mỹ đóng góp cho thế giới 3.800 tỷ USD, và Trung Quốc đóng góp 1.900 tỷ USD. Nhưng nay Covid-19 làm thay đổi tất cả.

Thời kỳ dịch SARS (2003), Trung Quốc đang trong chu kỳ kinh tế phát triển đi lên nên có đủ nguồn lực để phục hồi. Nhưng thời Covid-19 (2020), Trung Quốc đang trong chu kỳ kinh tế suy thoái đi xuống nên sẽ không đủ nguồn lực để phục hồi. Hệ quả chiến tranh thương mại và dịch Covid-19 là "đòn kép" (twin blows) giáng vào nền kinh tế Trung Quốc.

Từ trước đến nay, kinh tế Trung Quốc phát triển nhanh là dựa vào xuất khẩu đi thị trường Mỹ và phương Tây. Chiến lược phát triển mới "Made in China 2025" cũng dựa vào công nghệ Mỹ và phương Tây (qua mua hoặc đánh cắp). Nay các lợi thế sống còn đó (thị trường và công nghệ) không còn nữa vì Mỹ-Trung chiến tranh thương mại và chiến tranh lạnh.

Muốn phát triển thị trường trong nước để thay thế, Trung Quốc tuy có tiềm năng (hơn một tỷ dân) nhưng cần thời gian để chuyển đổi và tăng dần sức mua của họ. Muốn nghiên cứu và phát triển (R&D) để độc lập dần về công nghệ, Trung Quốc cũng cần có thời gian và nguồn lực. Nhưng chiến tranh thương mại làm Trung Quốc thiếu hụt cả hai thứ đó.

Về nguồn nhân lực, Trung Quốc cũng đang bước vào giai đoạn khủng hoảng như "đụng đầu vào bức tường thành" (Will China’s Economy Hit a Great Wall, Paul Krugman, New York Times, January 15, 2019). Nguồn nhân lực Trung Quốc ngày càng thiếu, không đáp ứng đủ nhu cầu do tình trạng mất cân đối kéo dài về hạn chế sinh đẻ và phát triển dân số.

Covid-19 làm Trung Quốc lâm vào "khủng hoảng kép" (double crises) về cả kinh tế lẫn chính trị. Nó làm bộc lộ những tử huyệt của chế độ như "mù lòa chuyên chế" (authoritarian blindness). Họ duy trì độc tài chính trị theo mô hình tư bản nhà nước (state capitalism) nhưng không cải cách thể chế. Nay Covid-19 đẩy mâu thuẫn đó tới gần khủng hoảng.

Lần đầu tiên quyền lực tuyệt đối của "hoàng đế đỏ" Tập Cận Bình bị thách thức và rạn nứt do phản kháng của người dân bị dồn vào chỗ chết bởi Covid-19. Đấu tranh quyền lực giữa các phe phái trong chống tham nhũng có thể làm Tập Cận Bình khó thoát được thảm họa này. Nhưng kết cục thế nào còn phụ thuộc vào việc Tập xử lý khủng hoảng này ra sao.

Nói cách khác, nếu khủng hoảng kinh tế là phần nổi của tảng băng chìm, thì khủng hoảng chính trị chính là tảng băng chìm đó. Nó là "hệ quả không định trước" (unintended consequence) của thảm họa Covid-19 đối với Trung Quốc năm 2020. Chưa biết liệu thiên mệnh của Tập Cận Bình đến lúc hạ màn hay chưa, nhưng chắc chắn sẽ không còn như trước.

bikich3

Tập Cận Bình : Hoàng đế đỏ cô đơn ? (Ảnh videoclip)

Trở về tương lai (back to the future)

Tiếp theo ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo, cố vấn an ninh quốc gia Mỹ là Robert O’Brien cũng phát biểu (tại Heritage Foundation ngày 11/3) rằng "vi-rut này có nguồn gốc từ Vũ Hán". Ngày hôm sau (12/3), người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc là Cảnh Sảng (Geng Shuang) đã gọi phát biểu đó của O’Brien là" cực kỳ vô đạo đức và vô trách nhiệm".

Một người phát ngôn khác của Bộ Ngoại Giao là Triệu Lập Kiên (Zhao Lijian) cũng khẳng định trên Twitter (ngày 12/3) rằng "Có thể chính quân đội Mỹ đã mang dịch bệnh này đến Vũ Hán" và "Mỹ nợ chúng tôi một lời giải thích". Nữ phát ngôn BNG Hoa Xuân Oánh (Hua Chunying) cũng phụ họa : "Hoàn toàn sai lầm và không đúng khi gọi đó là vi-rut Tàu". 

Theo báo South China Morning Post (ngày 13/3), Trợ lý Ngoại trưởng David Stilwell (kiêm người phát ngôn Bộ Ngoại giao) đã trao công hàm cho Đại sứ Trung Quốc tại Mỹ Thôi Thiên Khải (Cui Tiankai) để phản đối cáo buộc đó của Bắc Kinh. Trong bối cảnh chiến tranh thương mại, cách hành xử đó của Bắc Kinh chỉ làm xấy hơn quan hệ Mỹ-Trung.

Đó không phải là phản ứng nhất thời của Trung Quốc vì bị Mỹ chọc tức, mà là "một dàn hợp xướng" được Bắc Kinh chỉ đạo như "một chiến dịch ngoại giao và tuyên truyền" để phản công nhằm xoay chuyển tình thế. Covid-19 làm bộc lộ "Gót chân A-sin" của Trung Quốc như " tử huyệt của chế độ" làm Bắc Kinh tuyệt vọng (desperate) phải đối phó.

Thứ nhất, Bắc Kinh muốn khẳng định vai trò lãnh đạo số một của Tập Cận Bình (đến thăm Vũ Hán ngày 10/3), vì quyền lực của Tập bị chỉ trích và thách thức. thứ hai, Bắc Kinh "đổi trắng thay đen", đổ trách nhiệm cho Mỹ để lấy lại lòng tin của dân đang phẫn nộ. thứ ba, Bắc Kinh muốn giải tỏa cách ly để phục hồi kinh tế bị đình trệ do phong tỏa.

Sau hai tháng phong tỏa Vũ Hán để chống dịch một cách quyết liệt, từ tuần đầu/3/2020 khi dịch Covid-19 có dấu hiệu giảm dần, Bắc Kinh đã tỏ ra nôn nóng muốn sớm phục hổi các hoạt động sản xuất kinh doanh để đối phó với "nguy cơ kép" về kinh tế và chính trị. Việc này tuy cấp bách, nhưng cũng ẩn tàng rủi ro như một canh bạc khó lường.

Trong một thể chế độc tài dựa trên "sùng bái cá nhân" (cult of personality), các quyết sách do lãnh đạo "duy ý chí" (wishful thinking) thường khó lường hết các ẩn số và biến số, có thể dẫn đến tình trạng "Cao Biền dậy non". Trong lịch sử, các bài học lớn do "duy ý chí" như "Đại nhảy vọt" (Great Leap Foreward) đã để lại những hệ lụy khủng khiếp lâu dài 

Bắc Kinh muốn xóa đi ý ức về nguồn gốc Covid-19 "không phải do Trung Quốc", và xây dựng hình ảnh Tập Cận Bình là người chiến thắng, có công "chỉ đạo chiến tranh nhân dân chống Covid-19" nên "thế giới phải cám ơn Trung Quốc". Để hóa giải hình ảnh xấu và tình thế bị cô lập, Bắc Kinh sẵn sàng "chia sẻ kinh nghiệm", và "hỗ trợ các nước khác".

Một số học giả Mỹ và phương Tây cho rằng "Bắc Kinh luôn muốn độc quyền sự thật, độc quyền lịch sử", và nay sẵn sàng phủ nhận là đã che giấu dịch bệnh từ đầu nên dẫn đến thảm họa. Để "đổi trắng thay đen" họ sẵn sàng nói dối và tin rằng "nói dối được lặp lại nhiều lần sẽ thành sự thật", rằng họ có thể "tẩy não" (brainwash) người dân như họ đã từng làm.

Nếu Trung Quốc không vượt qua được thảm họa thì sẽ suy sụp như "màn chót" (End Gametheo David Shambaugh), và "trở về tương lai" như thời chiến quốc. Nếu vượt qua được, Trung Quốc có thể chuyển đổi như "Làn sóng thứ ba" (Third Wave, theo Samuel Huntington). Minxin Pei cho rằng Trung Quốc có thể cải cách theo mô hình ghép (Refolution).

Bài học cho Viêt Nam

Trong giai đoạn đầu chống Covid-19, Việt Nam đã làm tốt công tác kiểm soát dịch, duy trì được con số 16 người lây nhiễm trong 3 tuần liền. Nay khi dịch Covid-19 lan rộng ra 160 nước và lãnh thổ, với 174.075 ca lây nhiễm và 6.684 người chết, thì "phòng tuyến 16" của Việt Nam bị phá vỡ, làm con số lây nhiễm tăng lên 59 người (nhưng vẫn chưa dừng).

Để thoát hiểm và vượt qua khủng hoảng khi cuộc chiến với Covid-19 bước sang giai đoạn hai, Việt Nam cần nghiêm túc xem xét và đánh giá lại giai đoạn một để rút ra bài học kinh nghiệm. Tuy đã thành công bước đầu và được các tổ chức quốc tế (như WHO, World Bank, và CDC của Mỹ) đánh giá cao, nhưng Việt Nam không vì thế mà chủ quan và tự mãn.

Có mấy nguyên nhân chính làm Việt Nam có thể thoát hiểm. Một là từ sau dịch SARS, nghành y tế đã xây dựng được một hệ thống y tế cộng đồng và phòng dịch khá tốt. Hai là ngay từ đầu, chính phủ đã coi "chống dịch như chống giặc" và cử một phó thủ tướng đặc trách chỉ đạo. Ba là các cơ sở phòng chống dịch hoạt động khá hiệu quả trong giai đoạn đầu. 

Trong khi cả nước gồng mình chống dịch và ông Vũ Đức Đam đang lao tâm khổ tứ chỉ đạo ngành y tế và ngành giáo dục đối phó với Covid-19, thì một số quan chức cao cấp như Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng và Giáo sư Nguyễn Quang Thuấn lại đi nước ngoài công tác. Tuy họ "theo đúng quy trình", nhưng đây là vấn đề nhân cách và trách nhiệm.

bikich4

Vũ Đức Đam : Chúng ta sẽ công bố hết dịch, nếu… (Ảnh Lê Hiệp)

Trong cuộc diễn tập chống dịch Covid-19 (ngày 4/3) ông Vũ Đức Đam đã tự tin tuyên bố "Nếu một tuần nữa không có ca nhiễm mới nào tại Việt Nam thì theo quy định, chúng ta sẽ công bố hết dịch". Ông Đam không biết rằng "bệnh nhân thứ 17 và thứ 21" từ Anh về trước đó hai ngày đã chọc thủng "phòng tuyến sân bay" và đang âm thầm lây lan Covid-19.

Chuyến bay định mệnh "VN 0054" từ London về Hà Nội (ngày 2/3/2020) chở "bệnh nhân thứ 17 và thứ 21" cùng đoàn cán bộ của Bộ Kế hoạch và đầu tư do Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng dẫn đầu đi công tác tại Ấn Độ và Anh, đã không theo chỉ đạo của Thủ tướng "chống dịch như chống giặc". Phải chăng đây là một ví dụ điển hình về "trên bảo dưới không nghe ?"

Khi ở nước ngoài và trên máy bay, các ông có thể được đặc cách ở khách sạn 5 sao và ngồi ghế hạng C (bằng kinh phí nhà nước). Nhưng về nước, các ông đã không gương mẫu theo quy định phòng dịch, mà vẫn tiệc tùng, đi chơi golf, và họp hành đông người, làm lây lan ra hàng trăm người khác (F1 và F2). Đó là một ví dụ điển hình về vô cảm và vô minh.

Nhưng đáng tiếc và không may cho các ông là con vi-rut Covid-19 không quan tâm đến đặc quyền dành cho quan chức cao cấp. Trong trận chiến với Covid-19, "mọi người đều bình đẳng trước rủi ro và cái chết", không phân biệt giới tính, giàu nghèo, cấp bậc cao hay thấp. Chắc các ông do vô cảm và vô minh nên "chưa thấy quan tài thì vẫn chưa khóc".

Dù kết quả xét nghiệm là "dương tính" (như ông Thuấn) hay "âm tính" (như ông Dũng), thì sự khác biệt chỉ là cách ly tập trung hay tự cách ly tại nhà riêng. Người nhập cảnh trong thời điểm đang có dịch (như có giặc) đều phải theo quy định phòng dịch. Nếu lỡ lọt lưới, lây nhiễm cho cộng đồng thì các ông phải chịu trách nhiệm trước Chính phủ và nhân dân.

Hệ lụy vì vô cảm và vô minh của quan chức cao cấp lớn hơn nhiều so với người dân. Nếu "bệnh nhân thứ 17" (cô Nguyễn Hồng Nhung) bị dư luận lên án, thì "bệnh nhân thứ 21" (ông Nguyễn Quang Thuấn) cần bị xem xét kỷ luật. Dân trí thấp (như cô Hồng Nhung và cậu Khắc Tiệp) tuy nguy hiểm cho cộng đồng, nhưng quan trí thấp còn báo hại cho đất nước.

Trường hợp "bệnh nhân thứ 34" tại Bình Thuận là điển hình "siêu lây nhiễm" (super spreader) đã làm lây lan cho 46 người (F1) và hàng trăm người (F2) vì khai báo không trung thực. Chính quyền địa phương không kiên quyết cách ly như biện pháp sống còn để phòng dịch. Cần kỷ luật "bệnh nhân thứ 34" và chính quyền địa phương vì hậu quả nghiêm trọng.

Trong khi dịch bùng phát tại Ý (với 24.747 ca nhiễm, và 1.809 người chết) thì Đức ít hơn nhiều (với 6.248 ca nhiễm, và 13 người chết). Có nhiều nguyên nhân, nhưng Chính phủ Đức có hai cố vấn là chuyên gia hàng đầu về dịch, thường xuyên cung cấp cho công chúng các thông tin thiết thực để phòng dịch. Chính phủ Việt Nam cũng nên có một cố vấn là chuyên gia giỏi về dịch tễ, thiết thực hơn là một giáo sư về Mác-Lê (như ông Nguyễn Quang Thuấn). 

bikich5

Nguyễn Quang Thuấn : "bệnh nhân thứ 21". (Ảnh Wikipedia).

Thay lời kết

Về đối nội, cuộc chiến với Covid-19 đang làm bộc lộ những góc khuất (blindspots) trong chiến dịch chống tham nhũng, như "hệ quả không định trước", mà chính quyền phải xử lý để duy trì chính danh. Về đối ngoại, Covid-19 đang làm bộc lộ "gót chân A-sin" của Trung Quốc, mở ra cơ hội mới để Việt Nam có thể thoát Trung và bảo vệ chủ quyền quốc gia.

Trong bối cảnh đó, chuyến thăm Đà Nẵng của tàu USS Theodore Roosevelt (5-9/3) có ý nghĩa quan trọng đối với bàn cờ địa chính trị vì Mỹ vẫn triển khai chiến lược của họ nhằm ba mục tiêu chính tại khu vực. Một là hoạt động tuần tra hải quân (FONOP) ; Hai là các chuyến bay qua của máy bay ném bom (overflights) ; Ba là quyền tự do hàng hải (tại Biển Đông).

Tuy cùng là người Trung Hoa và liền kề với Trung Quốc, nhưng Đài Loan quyết thoát Trung, nên chắc thoát được thảm họa Covid-19. Tuy là người Châu Âu, cách xa Trung Quốc nửa vòng trái đất, nhưng Ý bắt tay hợp tác với Trung Quốc theo sáng kiến "Vành đai, Con đường" nên đất nước chắc sa vào bẫy nợ và thảm họa Covid-19, với hệ quả khó lường.

Trước các bài học sinh tử đó, Việt Nam cần đồng thuận quốc gia để "biến nguy thành cơ", quyết làm bằng được hai vấn đề cấp bách. Một là cải cách thể chế để tháo gỡ các nút thắt đang kìm hãm quá trình đổi mới và phát triển. Hai là nhân cơ hội này để thoát Trung, làm cho Việt Nam có thể độc lập và đa dạng hóa quan hệ, nhằm bảo vệ chủ quyền quốc gia. 

Nguyễn Quang Duy

Nguồn : viet-studies, 16/03/2020

Tham khảo

1. As Numbers Soar, Here’s Everything We Dont Know About the Coronavirus, James Palmer, Foreign Policy, February 12, 2020

2. Political carnage of China’s coronavirus outbreak is just beginning, Minxin Pei, Nikkei Asian Review, February 19, 2020

3. China’s Leaders Obsessed With Secrecy, Frank Ching, YaleGlobal Online, February 20, 2020

4. Chinas Coronavirus Crisis Is Just Beginning, Geremie Barmé, NYT, March 3, 2020

5. How the coronavirus is shaking up Asia’s political order, William Pesek, Washington Post, March 3, 2020

6. Vietnam : Significance of 2nd Visit by U.S. Navy Aircraft CarrierCarl Thayer, Background Briefing, March 3, 2020

7. The Virus of Fear, Ian Buruma , Project Syndicate, March 6, 2020

8. USS Theodore Roosevelt’s Vietnam Visit : Low Key, High TouchLe Hong Hiep, ISEAS Commentary, March 6, 2020

9. China everywhere : What the coronavirus outbreak tells us about the current state of globalization, Nayan Chanda, YaleGlobal Online, March 7, 2020 

10South Korea shows that democracies can succeed against the coronavirus, Josh Rogin, Washington Post, March 11, 2020

Published in Diễn đàn

Ngày 5-9/3/2018, tàu sân bay USS Carl Vinson đến thăm Đà Nẵng lần đầu để "nối vòng tay lớn" nên khá ồn ào. Ngày 5-9/3/2020 tàu sân bay USS Theodore Roosevelt đến thăm Đà Nẵng lần thứ hai nên phải kín đáo hơn (low profile) để không làm mất lòng Trung Quốc. Nhưng chẳng lẽ Bắc Kinh dễ bị Hà Nội và Washington sỏ mũi như vậy ? Đây là một nghịch lý.

tau1

Ban lãnh đạo Đà Nẵng đón chào Đại sứ Mỹ và Đô đốc Tàu sân bay USS Theodore Roosevelt tại cảng Tiên Sa-Đà Nẵng, 5/3/2020. Ảnh VGP.

Nghịch lý cần xem lại

Trong báo cáo của Bộ Quốc phòng Mỹ về Chiến lược Indo-Pacific (6/2019), Mỹ đã khẳng định "ưu tiên quan hệ với Viêt Nam, Indonesia, và Malaysia". Trong khi đó, Viêt Nam thấy "không có cường quốc nào thích hợp hơn là Mỹ để hợp tác", nhằm đối phó với Trung Quốc tại Biển Đông, vì họ đã bắt nạt Việt Nam tại bãi Tư Chính trong năm 2019.

Trong năm 2019, Mỹ đã vận động Việt Nam hàng năm đón tàu sân bay Mỹ như một phần của kế hoạch nâng cấp quan hệ hai nước lên đối tác chiến lược, nhưng không thành. m 2019, Trung Quốc đã cho tàu chiến xâm nhập vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam gần Bãi Tư Chính để quấy rối trong nhiều tháng, tạo ra một bước ngoặt mới (tipping point). 

Ngày 25/11/2019, Việt Nam công bố Sách trắng Quốc phòng (sau 10 năm), nhấn mạnh sẽ "xem xét phát triển quan hệ quốc phòng cần thiết và thích hợp với các nước khác". Ngày 5-9/3/2020, Việt Nam đón tàu sân bay USS Theodore Roosevelt là kết quả của chủ trương đó, trước khi ông Rodrigo Duterte hủy bỏ Hiệp định VFA (Visiting Forces Agreement).

Nhưng Việt Nam vẫn muốn kín đáo hơn về sự kiện này, và phía Mỹ cũng nhất trí. Tuy thái độ ứng xử đó trước đây là cần thiết, nhưng từ năm 2020 phải xem xét lại. Sự kiên bùng phát dịch coronavirus (1/2020) đã tại ra một bước ngoặt mới làm đảo lộn tình thế, bộc lộ gót chân A-sin của Trung Quốcvà dẫn đến khủng hoảng kinh tế-chính trị khó lường.

Theo các nhà phân tích, Washington đã chấp nhận trò chơi của Hà Nội : (1) kín đáo để không làm Trung Quốc mất lòng, (2) biến sự kiện tàu hải quân Mỹ đến thăm Đà Nẵng thành "chuyện bình thường" (new normal), (3) Việt Nam vẫn kiên trì với chính sách "ba không" (không có căn cứ quân sự, không liên minh quân sự, và không chống nước thứ ba).

Điều đó có nghĩa tàu sân bay USS Theodore Roosevelt và tàu tuần dương USS Bunker Hill của Mỹ đến thăm Đà Nẵng như "đi qua vô hại" (innocent passage) như tuần tra FONOP của Mỹ. Liệu có phải vì thế mà Trung Quốc giảm quân sự hóa Biển Đông và không bắt nạt các nước láng giềng như họ đã làm với người Việt Nam tại Bãi Tư Chính năm 2019 ? 

Nếu quan hệ đối tác toàn diện (hay chiến lược) Việt-Mỹ là chính đáng và cần thiết để góp phần duy trì hòa bình và ổn định khu vực, thì Hà Nội và Washington không nên sợ làm Trung Quốc mất lòng. Nghịch lý cũ này đã trở thành "thói quen" (new normal), trong khi coronavirus đang lật ngược thói quen đó, làm bộc lộ "gót chân A-sin" của Trung Quốc.

Mấy tháng qua, coronavirus đã gây ra thảm họa kinh hoàng cho Trung Quốc tại tâm chấn Vũ Hán, với những tổn thất hữu hình và vô hình mà không một "thế lực lực thù địch" nào có thể làm được. Sức mạnh kinh tế và quân sự của người khổng lồ Trung Quốc đang bị con virus nhỏ bé đến vô hình làm vô hiệu hóa. Đó là một nghịch lý mới cần xem xét.

tau2

Nhóm làm phim tài liệu "Đêm trường Vũ Hán", 2/2020. Ảnh : Sixth Tone/Weibo

Hệ quả không định trước

Khủng hoảng coronavirus dẫn đến mấy "hệ quả không định trước" làm các nhà nghiên cứu và hoạch định chính sách giật mình tỉnh ngộ. Bàn cờ địa chính trị thế giới đang chuyển biến khó lường, vượt qua tầmb nhìn của tư duy chiến lược "thông thường". Muốn hoạch định chính sách hiệu quả, người ta cần đổi mới tư duy để hiểu về virus và dịch bệnh.

Về kinh tế, người ta nhận ra rằng giảm lãi suất không phải là thuốc giải độc hiệu quả để đối phó với coronavirus. Cách tốt nhất là phát triển vaccine để giảm thiểu số người bị lây nhiễm. Theo New York Times (28/2/2020), cơ quan có ảnh hưởng lớn nhất đối với nước Mỹ lúc này không phải là Fed mà là CDC (Centers for Disease Control and Prevention).

Theo các chuyên gia, coronavirus làm kinh tế toàn cầu thiệt hại hơn một ngàn tỷ USD trong quý một (chủ yếu là Trung Quốc). Tăng trưởng thực sự của Trung Quốc sẽ giảm xuống còn 3-3,5 %, và nên kinh tế Trung Quốc khó tránh được suy thoái. Sức ép do khủng hoảng coronavirus như một cơn ác mộng đang làm cho chuỗi cung ứng toàn cầu bị suy sụp.

Về chính trị, người Trung Quốc nhận ra rằng họ đang phải trả giá đắt vì chính quyền bưng bít thông tin và bịt miệng người dân, rằng chỉ có tự do ngôn luận mới cứu được họ. Trước khi chết, bác sỹ Lý Văn Lượng (Li Wenliang) đã để lại một câu nói tuy đơn giản nhưng làm hàng triệu người tỉnh ngộ : "Một xã hội lành mạnh không nên chỉ có một tiếng nói". 

Để đối phó với chỉ trích đó, Bắc Kinh đã quản thúc giáo sư Hứa Chương Nhuận  (Xu Zhangrun) vì đăng bài "Khi phẫn nộ vượt qua sợ hãi" (Viral Alarm : When Fury Overcomes Fear ) và bắt giam luật sư Hứa Chí Vịnh (Xu Zhiyong). Đó là những hành động thiếu khôn ngoan, không tháo được ngòi quả bom nổ chậm mà còn làm cho tình hình tồi tệ hơn. 

Trung Quốc có thể đầu tư hàng tỷ USD để triển khai "hệ thống cho điểm xã hội" với công nghệ AI và hàng triệu máy ảnh. Nhưng sử gia Yuval Harari từng cảnh báo rằng "thuật toán có nguy cơ tạo ra nền độc tài số…Văn minh nhân loại đang đứng trước rủi ro nếu không có giải pháp… Chúng ta không bao giờ được đánh gía thấp sự ngu xuẩn của con người".

Người ta cần hiểu rằng sau khủng hoảng coronavirus, Trung Quốc sẽ không thể như trước nữa. Quyền lực gần như tuyệt đối của Tập Cận Bình đang bị thách thức và rạn nứt trước cuộc khủng hoảng chính trị tiềm ẩn. Trung Quốc sẽ không đủ nguồn lực để phục hồi như sau dịch SARS (2003), làm ảnh hưởng đến kế hoạch đầy tham vọng của họ ở Biển Đông. 

tau2

Tàu tuần dương USS Bunker Hill (CG-52) tại cảng Tiên Sa-Đà Nẵng. Ảnh : Tuổi Trẻ

Bàn cờ địa chính trị

Trong bối cảnh đó, Tổng thống Trump vừa đi thăm Ấn Độ (24-26/2/2020) như một nước cờ khôn ngoan đúng lúc, để lôi kéo Thủ tướng Modi "cùng nhau bảo vệ chủ quyền, an ninh của vùng Indo-Pacific tự do rộng mở cho nhiều đời sau". Mỹ và Ấn Độ "đều muốn ngăn chặn sự trỗi dậy của Trung Quốc" và "hai nước cùng chung một tình hữu nghị vĩ đại".

Trong chuyến thăm này, Trump muốn cung cấp cho Ấn Độ "những vũ khí tốt nhất và đáng sợ nhất hành tinh", nhưng Modi không muốn ra mặt chống Trung Quốc và trở thành "tiền đồn của tự do". Nói cách khác, New Delhi không muốn Ấn Độ "bỏ tất cả trứng vào một rổ", vì ba nước (Mỹ-Trung-Ấn) gắn kết với nhau bằng "xung đột, cạnh tranh, và hợp tác".

Trong khi đó, Mỹ hoãn họp thượng đỉnh Mỹ-ASEAN (dự kiến tại Las Vegas ngày 14/3) vì lý do coronavirus. Theo Carl Thayer, lý do đó thiếu thuyết phục, vì đó chính là dịp tốt để lãnh đạo các nước thảo luận cách phối hợp để đối phó với dịch. Nhưng thời gian và địa điểm có thể làm lãnh đạo một số nước ASEAN không đến dự (như Philippines và Malaysia).

Đối với Việt Nam, quyết định hoãn họp Mỹ-ASEAN còn làm mất đi một cơ hội thuận tiện để lãnh đạo cấp cao Mỹ-Việt gặp nhau, sau khi chuyến thăm Mỹ của ông Nguyễn Phú Trọng đã không diễn ra cuối năm 2019 như mong đợi. Trong bối cảnh đó, chuyến thăm Đà Nẵng của tàu sân bay USS Theodore Roosevelt (5-9/3/2020) có ý nghĩa quan trọng.

Theo Carl Thayer, chuyến thăm lần này của tàu USS Theodore Roosevelt cho thấy Mỹ vẫn đang thực hiện một trong ba mũi nhọn trong chiến lược của họ tại khu vực : 1) sự hiện diện thường xuyên của tầu tuần tra hải quân Mỹ (FONOP), 2) hiện diện thường xuyên của máy bay ném bom Mỹ (overflights), 3) tự do hoạt động hàng hải (tại Biển Đông).

Chuyến thăm của tàu sân bay USS Theodore Roosevelt tuy không thay thế được gặp gỡ cấp cao để hai nước có thể nâng cấp quan hệ lên đối tác chiến lược, nhưng nó khẳng định chiến lược của Mỹ ở khu vực trong bối cảnh Philippines hủy bỏ Hiệp định VFA với Mỹ. Nó còn tạo ra tiền lệ để Việt Nam và Mỹ tăng cường hợp tác quốc phòng thường xuyên hơn.

Đến lúc cần xem xét lại lý do Việt Nam muốn Mỹ kín đáo hơn (low key) về chuyến thăm này. Một là Trung Quốc bị suy yếu và khủng hoảng sau thảm họa coronavirus, là thời điểm thuận lợi (chứ không phải bất lợi). Hai là chuyến thăm Ấn Độ của Trump chứng tỏ Mỹ đang quan tâm và tăng cường cam kết với khu vực Indo-Pacific (chứ không phải giảm).

Vì vậy, đây là cơ hội tốt để các nước như Việt Nam thoát Trung. Theo bà Phạm Chi Lan, có một nghịch lý đáng lo ngại là Việt Nam càng hội nhập quốc tế, càng ký thêm các FTA thì lại càng phụ thuộc hơn vào Trung Quốc, chứ không giảm xuống. Việt Nam càng phụ thuộc vào Trung Quốc về kinh tế và chính trị thì càng rủi ro về an ninh và quốc phòng.

Lời cuối

Trung Quốc là bậc thầy về binh pháp Tôn Tử, nên họ thường vận dụng nguyên lý "mềm nắn rắn buông" (bullying the weak and fearing the strong) và "Tam chủng chiến pháp" (Three Warfare doctrine) để gây sức ép (về tâm lý, pháp lý, truyền thông). Nếu Việt Nam (hay Mỹ) càng nhân nhượng thì Trung Quốc càng lấn tới, vì thiếu công cụ răn đe hiệu quả.

Trong binh pháp, nếu muốn răn đe thì không phải chỉ tăng cường binh lực (sức mạnh cứng) mà còn phải sẵn sàng chiến đấu (sức mạnh mềm). Dưới thời ông Obama, với chủ trương "lãnh đạo từ phía sau" (leading from behind), nên Mỹ tránh gây căng thẳng với Trung Quốc. Bắc Kinh đã bắt mạch và nắn gân được Mỹ, nên ráo riết quân sự hóa Biển Đông.

Theo ông Gorbachev "Thảm họa Chernobyl là một bước ngoặt lịch sử" đối với Nga", và theo các chuyên gia, "thảm họa coronavirus cũng là một bước ngoặt lịch sử đối với Trung Quốc". Bắc Kinh phải giữ chính danh bằng cam kết với dân (Faustian deal), nhưng coronavirus làm bộc lộ tử huyệt của chế độ chuyên chế và làm sụp đổ lòng tin của người dân.

Khủng hoảng coronavirus như quả bom hạt nhân nổ chậm từ tâm chấn Vũ Hán lan ra toàn cầu (đến nay là 103 nước, với 106.191 ca lây nhiễm, và 3.600 tử vong). Đây là một thảm họa khó lường, với những tổn thất kinh hoàng về người và của, cả hữu hình lẫn vô hình, tạo ra một bước ngoặt mới cho Trung Quốc, làm đảo lộn bàn cờ địa chính trị thế giới.

Nếu Trung Quốc không vượt qua được thảm họa này và suy sụp như "màn chót" (End Game, David Shambaugh), họ dễ bị phân liệt như thời chiến quốc. Nếu vượt qua được, Trung Quốc có thể thay đổi theo "Làn sóng Thứ ba" (Third Wave, Samuel Huntington). Minxin Pei cho rằng Trung Quốc có thể theo mô hình cải cách lồng ghép (Refolution).

Nguyễn Quang Dy

Nguồn : viet-studies, 08/03/2020

Tham khảo

1. Transition in China ? More Likely than You Think, Minxin Pei Journal of Democracy Johns Hopkins University Press Volume 27, Number 4, October 2016

2. Is Political Change Coming to China ? Yuen Yuen Ang, Project Syndicate, February 14, 2020

3. Coronavirus Could Break Iranian Society, Graeme Wood, Atlantic, February 27, 2020

4. China's Coronavirus Recession Has Arrived, Salvatore Babones, National Interest, February 27, 2020

5. China : Complicated ties with India, US, Frank Sieren, DW News, February 27, 2020

6. Three ways to stop a coronavirus recession, Matthew Lynn, Spectator, February 28, 2020

7. How the coronavirus is shaking up Asia’s political order, William Pesek, Washington Post, March 3, 2020

8. China’s Coronavirus Crisis Is Just Beginning, Geremie Barmé, NYTimes, March 3, 2020

9. No Masking It : Coronavirus Has Infected China's Economy, Milton Ezrati, National Interest, March 3, 2020

10. Vietnam : Significance of 2nd Visit by U.S. Navy Aircraft CarrierCarl Thayer, Background BriefingMarch 3, 2020

11. Is Covid -19 China’s Chernobyl Moment ? Liubomir Topaloff, Diplomat, March 4, 2020

12. Trump’s ASEAN Summit That Never Happened, Greg Rushford , March 5, 2020

13. US aircraft carrier visit and Vietnam's delicate balancing act, Le Hong Hiep, Think China, March 5, 2020

14USS Theodore Roosevelt’s Vietnam Visit : Low Key, High Touch, Le Hong Hiep, ISEAS Commentary, March 6, 2020

15. Why the Coronavirus Could Threaten the U.S. Economy Even More Than China’s, Austan Goolsbee, New York Times, March 6, 2020

Published in Diễn đàn
mercredi, 26 février 2020 23:58

Covid-19 và những biến số khó lường

"Một xã hội lành mạnh không nên chỉ có một tiếng nói" 

(Bs Lý Văn Lượng)

Trước giao thừa năm Canh Tý (2020), khi Hà Nội chuẩn bị bắn pháo hoa để tiễn năm cũ (con heo) và đón năm mới (con chuột) thì trời bỗng nổi sấm chớp và mưa rào như giữa mùa hè. Một hiện tượng lạ chưa bao giờ thấy ! Dù đó là do biến đổi khí hậu hay Thượng đế báo hiệu điềm gở cho năm mới (như "một năm vi-rút"), biến cố Đồng Tâm gây đổ máu đã được bồi tiếp bằng dịch Vũ Hán gây hoảng loạn, như là "khủng hoảng kép" (double crises).

covid1

Coronavirus, nay gọi là Covid-19

Kể từ khi dịch bùng phát tại Vũ Hán cách đây hơn hai tháng, thế giới chỉ biết là Coronavirus, nay gọi là Covid-19. Trung Quốc và thế giới chỉ biết rất ít về vi-rút mới. Trong khi nhiều câu hỏi vẫn chưa được giải đáp, thì vi-rút mới này đã trở thành "yếu tố thay đổi to lớn" làm bộc lộ "gót chân A-Sin" của Trung Quốc. Covid-19 đã tạo ra một cuộc khủng hoảng lớn và bước ngoặt mới cho Trung Quốc sau Thiên An Môn, với những biến số khó lường.

Gót chân Asin

Theo cập nhật của Worldometer (đến 25/2/2020), có 80.354 ca lây nhiễm và 2.707 ca tử vong. Từ khi bùng phát, vi-rút mới từ Vũ Hán đã lan ra 40 quốc gia và lãnh thổ, gồm con tàu Diamond Princess đậu tại cảng Yokohama, với 691 ca lây nhiễm. Đến nay, Việt Nam có 16 ca lây nhiễm trong khi Hàn Quốc có 977 ca. Việt Nam đã công bố tình trạng khẩn cấp về y tế và dừng các chuyến bay tới/từ Trung Quốc, nhưng vẫn chưa đóng cửa biên giới.

Trong khi lãnh đạo WHO kêu gọi các nước chuẩn bị cho đại dịch (pandemic), trong khi chính quyền Mỹ đề nghị Quốc hội chi 2,5 tỷ USD để chống Covid-19, trong khi các nước láng giềng với Trung Quốc (như Hàn Quốc) đang phải vất vả đối phó với nguy cơ dịch bùng phát, thì các quan chức y tế Việt Nam tự tin đã "kiểm soát được vi-rút Covid-19", và các quan chức giáo dục Việt Nam chủ quan quyết định cho học sinh đến trường vào ngày 2/3.

Phải chăng sự chủ quan và tự tin hơi sớm vì bệnh thành tích ? Với Trung Quốc, Việt Nam là nước láng giềng liền kề về địa lý, và "cùng chung vận mệnh" về chính trị. Với Hàn Quốc, Việt Nam cũng có quan hệ gần gũi : có gần 25.000 người Hàn sinh sống ở Việt Nam (là cộng đồng đông nhất), và có gần 200.000 người Việt sinh sống ở Hàn Quốc (rất đông). Mỗi ngày có 11 chuyến bay từ Hàn Quốc về Việt Nam, tiềm ẩn nhiều rủi ro khó lường.

Còn quá sớm để chủ quan và tự mãn rằng "Việt Nam là nước đầu tiên dập được dịch Covid-19". Những kết quả ban đầu của Việt Nam là đáng tự hào vì trong gần 2 tuần chỉ có 16 người bị lây nhiễm và nay đã hồi phục, trong khi không có ca nào bị chết. Nhưng đó cũng có thể là "khoảng lặng trước cơn bão". Một số bác sĩ ở Vũ Hán đã cảnh báo là một số bệnh nhân đã phục hồi vẫn có thể bị tái nhiễm, và thời gian ủ bệnh có thể kéo dài lâu hơn 14 ngày.

Theo James Palmer (Foreign Policy, 12/2/2020), việc tăng đột xuất số ca lây nhiễm và tử vong chủ yếu là do Trung Quốc thay đổi cách chẩn đoán và thống kê, trong khi vi-rút này vẫn là một bí ẩn được che đậy làm người ta nghi ngờ. Neil Ferguson (một chuyên gia về dịch) cho rằng đến nay mới phát hiện được 10% số ca lây nhiễm và con số tử vong còn khá xa sự thật. Có 3.000 nhân viên y tế ở Vũ Hán bị lây nhiễm (gấp đôi con số đã thông báo).

Theo báo cáo của trường đại học Imperial College London (21/2/2020), "khoảng 2/3 số ca lây nhiễm Covid-19 xuất phát từ Trung Quốc chưa được phát hiện trên thế giới". Năm triệu người đã rời khỏi Vũ Hán trước khi thành phố bị phong tỏa (ngày 23/1). Theo ông Tedros Adhanom Ghebreyesus (Tổng giám đốc WHO) "cửa sổ cơ hội đang khép lại" với việc kiểm soát Covid-19, và các nước cần chuẩn bị cho tình huống có đại dịch (pandemic).

Covid-19 là một tai họa bất ngờ cho Trung Quốc, không chỉ thách thức y học hiện đại mà còn đe dọa "trò chơi vương quyền" của Tập Cận Bình, làm bộc lộ những tử huyệt như "gót chân A-Sin" của Trung Quốc. Lần này, chắc Trung Quốc không đủ nguồn lực mà họ đã dựa vào để phục hồi sau khủng hoảng SARS 17 năm trước. Người Trung Quốc, từ lãnh đạo đến dân thường, từ bác sĩ đến bệnh nhân, nay đều "bình đẳng" trước Covid-19 và tử thần.

Covid-19 còn mạnh hơn cả một đạo quân lớn với vũ khí hiện đại. Nó không chỉ lây nhiễm trong nước và trong quân đội Trung Quốc, làm suy yếu sức chiến đấu của PLA, mà còn lan ra khắp thế giới (đến nay là 37 quốc gia và vùng lãnh thổ). Nó đe dọa bùng phát tại một số nước khác, với làn sóng "bài Trung" làm cô lập Trung Quốc, và có thể làm tê liệt các chương trình mang dấu ấn Tập Cận Bình như "Vành đai Con đường" và "MIC 2025".

Theo Richard Haass (Chủ tịch CFA), "Tác động lâu dài nhất đối với Trung Quốc là về chính trị"… Hệ quả của nó có thể làm tê liệt hệ thống khi Tập củng cố quyền lực, làm các quan chức địa phương không dám nói thật và làm thật. "Chương trình chống tham nhũng của Tập thay thế các quan chức có năng lực bằng các quan chức trung thành" (1).

Nay Trung Quốc phụ thuộc quá nhiều vào xuất khẩu để duy trì nền kinh tế. Khoảng 20% GDP của Trung Quốc là từ xuất khẩu. Mỹ là thị trường lớn nhất của Trung Quốc. Nếu chiến tranh thương mại tiếp tục gia tăng sẽ biến khó khăn kinh tế thành khủng hoảng chính trị. Trung Quốc sẽ bị cô lập và suy thoái bởi hai "đòn kép" (twin blows) là chiến tranh thương mại và Covid-19. Hệ quả là "bất an về kinh tế sẽ dẫn đến những vấn đề về an ninh".

Dịch Covid-19 bùng phát tuy không phải là vấn đề địa chính trị hay sự kiện chính trị, nhưng nó có hệ quả địa chính trị và dẫn đến các sự kiện chính trị. Căng thẳng xã hội có thể làm suy xụp về chính trị (political implosion). "Covid-19 là giọt nước tràn ly, có thể biến đổi vị thế quốc tế của Trung Quốc, và làm thay đổi căn bản hệ thống quốc tế" (2).

Từ giấc mơ đến ác mộng

Theo Minxin Pei và Nicholas Kristof, Trung Quốc không học được bài học kinh nghiệm SARS (2002-2003) để đối phó với Civid-19 tại Vũ Hán (2019-2020) (3).

Vũ Hán, tâm chấn của Covid-19, có vị trí chiến lược và thu nhập bình quân cao (20.000 USD), nhưng khi vi-rút bùng phát thì Bắc Kinh không phản ứng kịp thời. Kết quả là năm triệu người hoảng loạn rời Vũ Hán trước khi bị phong tỏa. Theo Minxin Pei, "Bắc Kinh không sẵn sàng đối phó với bùng phát có quy mô lớn như vậy". Sau dịch SARS, "chưa thấy có sự biến chuyển thực sự nào về cách thức Trung Quốc xử lý các cuộc khủng hoảng lớn".

Mixin Pei nói rằng trong vòng một tháng (từ giữa tháng 12/2019 đến giữa tháng 1/2020) Trung Quốc đã để mất "cơ hội vàng" khi chính quyền thẩm vấn và kỷ luật tám bác sĩ về tội "tung tin đồn" khi họ cảnh báo về vi-rút lạ. Sau mấy tuần bất động và lúng túng (đến 20/01/2029) số người lây nhiễm đã tăng gấp đôi. Covid-19 làm người ta nhớ tới tiểu thuyết "The Eyes of Darkness" của Dean Koontz (1981), làm xuất hiện các thuyết âm mưu.

Thế giới "hậu sự thật" mà Yuval Harari cảnh báo, với những tin vịt (fake news) làm thật giả lẫn lộn (half truth) là mảnh đất tốt cho các thuyết âm mưu. Nhưng không ai có thể xác nhận những thông tin của tỷ phú lưu vong Quách Văn Quý (Guo Wengui) có cơ sở hay không, hoặc khẳng định bà Thạch Chính Lệ (Shi Zhengli) phụ trách phòng thí nghiệm P4 ở Vũ Hán có liên quan đến bùng phát dịch Covid-19 và trở thành "con dê tế thần" hay không.

Nguyên nhân chính là "lỗi hệ thống" của chế độ tìm cách bưng bít thông tin để che dấu sự thật, đẫn đến sự "mù lòa của chuyên chế" (authoritarian blindness). Khi vi-rút mới được phát hiện tại Vũ Hán (8/12/2019) chính quyền đã bịt miệng các bác sĩ và nhà báo. Khi bắt đầu có người bị chết (11/01/2020) chính quyền vẫn phủ nhận vi-rút mới có thể lây từ người sang người. Tình trạng bất động và lúng túng làm cho vi-rút bùng phát, không thể kiểm soát.

Khi tình hình đã bị mất kiểm soát, với hàng chụcngàn người bị lây nhiễm và tử vong (đến 20/1) chính quyền buộc phải có "hành động quyết liệt", nhưng đã quá muộn. Ngày 6/2, bác sĩ Lý Văn Lượng (Li Wenliang), một trong tám bác sĩ ở Vũ Hán bị thẩm vấn, đã chết vì Covid-19 như một kẻ "tử vì đạo", làm bùng lên một làn sóng phẫn nộ và tuyệt vọng. Tập Cận Bình và lãnh đạo Bắc Kinh đã bị bất ngờ và lúng túng đối phó với cơn bão truyền thông.

Khi các quan chức Trung Quốc đứng trước một vấn đề, "họ thường xem vấn đề đó thực chất là kỹ thuật hay chính trị". Nếu là chính trị, "họ sẽ đá vấn đề đó lên trên, để chờ quyết định, thường là rất chậm trong một thể chế quá tập trung". Trong khi Ian Johnson coi "chủ nghĩa hành động" (actionism) "là nhu cầu chính trị để cho người khác thấy mình có hành động", thì Minxin Pei coi hành động quyết liệt của Bắc Kinh là "quân sự hóa chính quyền".

Chiến tranh thương mại của Mỹ đánh vào kinh tế Trung Quốc khi nó đang chu kỳ suy thoái. Covid-19 bồi tiếp một đòn nữa làm Trung Quốc lao đao. Sau kỳ nghỉ Tết Nguyên Đán, chứng khoán Trung Quốc giảm mạnh : Shanghai composite giảm 7,7%, và Shenzhen Component Index giảm 8,5%. Goldman Sachs dự báo tăng trưởng GDP giảm 0,4% và S&P dự báo tăng trưởng 5% (năm 2020), và Financial Times dự báo tăng trưởng 4% (năm 2024). 

Trung Quốc đóng góp tới 1/3 tăng trưởng toàn cầu (còn lớn hơn cả Mỹ, EU và Nhật cộng lại), nên tác động toàn cầu của Covid-19 bùng phát "còn lớn hơn nhiều so với dự kiến" và có thể dẫn đến sự kiện "Thiên nga đen" (black swan). Covid-19 bùng phát làm thay đổi triệt để động lực của kinh tế Trung Quốc" (4). 

Nhưng điều làm lãnh đạo Trung Quốc lo nhất là sự bưng bít của chính quyền địa phương về dịch Covid-19, sẽ xô đẩy người dân Trung Quốc chĩa sự phẫn nộ và tuyệt vọng của họ vào hệ thống chuyên quyền của Đảng. Vì vậy, Tập phải "chiến đấu trên hai mặt trận" là chống vi-rút Corona và vi-rút chính trị (5).

Giáo sư Hứa Chương Nhuận (Xu Zhangrun ) của Đại học Thanh Hoa đã bày tỏ sự phẫn nộ và tuyệt vọng khi viết bài tiểu luận "Báo động lây lan : Khi phẫn nộ vượt qua sợ hãi". Theo ông, "cả hệ thống đã bất lực. Điều còn lại là tâm trạng vô vọng". Đó là "tình trạng thoái hóa giai đoạn cuối" và "sự vô năng của lú lẫn về tổ chức và bất lực của hệ thống" (6).

Để đối phó, Bắc Kinh đã thay các quan chức đứng đầu Hồ Bắc và Vũ Hán bằng người thân tín của Tập (13/2/2020), và trấn áp tiếng nói phản biện của trí thức Trung Quốc, là nạn nhân của Covid-19 và chế độ chuyên quyền. Hơn 60 học giả các trường đại học lớn trên thế giới vừa ký vào bức thư ngỏ gửi Tập Cận Bình do giáo sư Andrew Nathan khởi xướng (22/2/2020) để phản đối việc bắt giam luật sư Hứa Chí Vĩnh (Xu Zhiyong) và nhóm trí thức.

Covid-19 đã tạo ra thách thức nghiêm trọng đầu tiên trong nước đối với quyền lực của Tập. Trước sự rạn nứt của Bắc Kinh, Tập đang đứng trước một cuộc khủng hoảng chính trị tiềm ẩn. Trấn áp xã hội dân sự càng làm bộc lộ sự bất cập và bất lực của hệ thống khi bị khủng hoảng như SARS hay Corona. Nói cách khác, Trung Quốc là "người khổng lồ chân đất sét" (Does China Have Feet of Clay, Joe Nye, Project Syndicate, April 4, 2019).

Phát biểu tại hội nghị thượng đỉnh về trí tuệ nhân tạo toàn cầu (9/7/2017 tại Trung Quốc), sử gia Yuval Harari cảnh báo : "thuật toán có nguy cơ tạo ra nền độc tài số…Điều đó có thể kết thúc rất tồi tệ… Họ đặt nền văn minh nhân loại trước rủi ro, nếu không có giải pháp, chúng ta sẽ gặp vấn đề rất lớn... Chúng ta không bao giờ được đánh gía thấp sự ngu xuẩn của con người" (7).

Nay người Trung Quốc nhận thấy rằng họ đang phải trả giá cho hệ thống kiểm duyệt thông tin của Bắc Kinh, rằng chỉ có minh bạch và tự do ngôn luận mới cứu được họ. Vì không kiểm soát được vi-rút Corona, Bắc Kinh đang cố kiểm soát vi-rút chính trị để bảo vệ giới lãnh đạo. Điều đó có nghĩa là chính danh của Tập Cận Bình đang gặp nguy hiểm. Vậy làm thế nào để Việt Nam tránh được con đường mòn của Trung Quốc và thoát khỏi nguy cơ ?

Biến số khó lường

Khi nói về Trung Quốc, chúng ta phải nghĩ đến Việt Nam. Khủng hoảng Covid-19 làm bộc lộ sự bất lực của thể chế chính trị lỗi thời, với những nút thắt làm tắc nghẽn dòng năng lượng như các khối u ác tính. Ông Trần Quốc Vượng có lý khi nói (2/12/2019) "Cơ đồ ta xây dựng 75 năm nay sụp đổ hay không cũng do chúng ta thôi, chẳng phải do kẻ thù đâu. Chẳng ai xâm lược mình… Chẳng ai lật đổ chúng ta đâu. Ta không làm tốt thì tự ta lật đổ ta thôi".

Năng lực xử lý khủng hoảng của Việt Nam vẫn yếu vì thể chế lỗi thời và quản trị kém. Hiện nay, khách Trung Quốc nhập cảnh Việt Nam không cần visa nên rất rủi ro. Sau bùng phát Covid-19 và sau khi WHO tuyên bố tình trạng khẩn cấp về y tế toàn cầu, Việt Nam buộc phải hạn chế nhập cảnh, tuy chưa tuyên bố đóng cửa biên giới với Trung Quốc (như Nga và Triều Tiên) vì sợ làm mất lòng Trung Quốc và đình trệ xuất khẩu qua biên giới.

Sau Tết càng rủi ro vì có nhiều lễ hội truyền thống, làm người dân ham vui chơi và các công ty du lịch ham kinh doanh, nên có thể "trên bảo dưới không nghe". Từ sau Tết Nguyên Đán, học sinh được nghỉ học tiếp đến hết tháng hai. Nếu Bộ Giáo Dục định cho học sinh đi học trở lại vào ngày 2/3 là một quyết định rất rủi ro. Tình trạng Covid-19 lây lan nhanh với nguy cơ bùng phát ở Hàn Quốc là một cảnh báo cho Việt Nam về rủi ro tiềm ẩn. 

Trong bối cảnh phải đối phó với sức ép từ hai phía, Chính phủ Việt Nam "tiến thoái lưỡng nan" (như "catch-22"), nhưng cần quyết đoán để thoát hiểm. Việc hạn chế hay đóng cửa biên giới để ngăn chặn dịch lây lan, hay mở cửa vì sức ép của Trung Quốc và cộng đồng doanh nghiệp, là một quyết định rất khó khăn. Tình trạng khan hiếm khẩu trang là một ví dụ Việt Nam có thể đối phó thế nào với khủng hoảng Covid-19 và nạn ô nhiễm không khí.

Việt Nam buộc phải phong tỏa một số địa điểm (như ở Vĩnh Phúc) và dừng một số hoạt động (như du lịch và giáo dục). Theo các chuyên gia kinh tế, GDP của Việt Nam năm 2020 sẽ giảm ít nhất 0,4% (còn 6%), vì phụ thuộc nhiều vào Trung Quốc. Du lịch chiếm 7% GDP, nên sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi Covid-19 (dự kiến sẽ mất 6-7 tỷ USD trong 3 tháng tới). Khách Trung Quốc chiếm 1/3 tổng số khách du lịch, nên sẽ giảm ít nhất là 90%. 

Theo ông Akira Kawamoto  (Project Syndicate, 12/2/2020) việc đóng cửa sẽ gây sốc lớn cho chuỗi cung ứng toàn cầu tại Châu Á. Về xuất khẩu, Đài Loan sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất, kế đến là Việt Nam, Malaysia, và Hàn Quốc. Về du lịch, Thailand, Việt Nam, Singapore sẽ bị thiệt hại lớn nhất. Nhưng ông cho rằng "chia sẻ thông tin với công chúng có thể hiệu quả trong việc kiềm chế bùng phát, hơn là cách hạn chế tự do đi lại một cách khắt khe".

Có người lo ngại dịch Covid-19 bùng phát làm "Đồng Tâm có thể bị lãng quên" và "EVFTA có thể là câu chuyện của hành tinh khác". Tuy lo ngại đó phản ánh nguy cơ của Covid-19, nhưng chưa thấy hàm ý và quan hệ nhân quả của các sự kiện đối với Việt Nam. Ngày 12/2/2020, 401 nghị sĩ EU đã bỏ phiếu thuận cho EVFTA, với 192 phiếu chống, và 40 phiếu trắng. EVFTA là cơ hội tốt để Việt Nam giảm phụ thuộc quá nhiều vào Trung Quốc.

Lời cuối

Tại Trung Quốc, Covid-19 đã trở thành yếu tố thay đổi to lớn (a huge game changer), biến "Giấc mơ Trung Quốc" thành cơn ác mộng Vũ Hán, báo hiệu "màn chót" đang tới gần một sự suy xụp về kinh tế và chính trị. Tại Việt Nam, biến cố Đồng Tâm được bồi tiếp bằng dịch Vũ Hán gây kinh hoàng như "khủng hoảng kép". Vô hình trung Covid-19 đang giúp Việt Nam một cơ hội tốt và động lực mới để "thoát Trung", như "hệ quả không định trước".

Khi Peter Navaro viết cuốn sách "Chết dưới tay Trung Quốc", chắc ông không biết có ngày Vũ Hán bị Covid-19 biến thành tử địa. Nay người dân Vũ Hán và các nơi khác ở Trung Quốc đang trở thành nạn nhân của Covid-19. Đó là điều mà Bắc Kinh tự chuốc lấy khi lãnh đạo của họ không xử lý được, để dịch mới bùng phát và biến thành khủng hoảng lớn. Với ý nghĩa đó, Covid-19 có "công lớn" làm cho người dân Trung Quốc đang tỉnh ngộ.

Không biết khi nào thì Covid-19 sẽ được kiểm soát và lặng lẽ rút lui sau khi gây tổn thất to lớn. Có thể vi-rút khác sẽ xuất hiện vì loài người đã tàn phá và đảo lộn tự nhiên. Covid-19 còn làm cho các người ta hiểu rằng muốn hoạch định kinh tế trong tương lai phải hiểu về dịch học. Trung Quốc chắc sẽ không còn giống như trước, và khó có thể bịt được miệng người dân. Đó là bước ngoặt khi "phẫn nộ vượt qua sợ hãi", khi bác sĩ Lý Văn Lượng đã nói lên một sự thật đơn giản trước khi chết : "Một xã hội lành mạnh không nên chỉ có một tiếng nói".

Nguyễn Quang Dy

Nguồn : viet-studies, 25/02/2020

Ghi chú :

(1) How the coronavirus crisis destroyed the Xi’s myth, Gordon Watts, Asia Times, February 19, 2020

(2) The Geopolitics of the Novel Coronavirus, George Friedman, Geopolitical Futures, February 4, 2020

(3) The Coronavirus Is a Disease of Chinese Autocracy, Project Syndicate, January 25, 2020 ; Coronavirus Spreads and the World Pays for China’s Dictatorship, New York Times, January 29, 2020

(4) Coronavirus economic impact : Australia could be among world’s hardest hit nations, Martin Farrer, Guardian, February 7, 2020

(5) Coronavirus : what Xi fears most is Chinese turning on the Communist Party, Wang Xiangwei, South China Morning Post, February 8, 2020

(6) Viral Alarm : When Fury Overcomes Fear, Xu Zhangrun , China File, February 10, 2020

(7) Humans are a post-truth species, Yuval Harari , Guardian, August 5, 2018

Tham khảo :

1. The Wuhan Virus : How to Stay Safe, Laurie Garrett, Foreign Policy, January 25, 2020

2. Xi’s one-man Rule Hamstrings Coronavirus Response, Katsuji Nakazawa, Nikkei Asian Review, January 30, 2020

3. Coronavirus Outbreak Highlights Cracks in Beijing’s Control, Lenora Chu, Christian Science Monitor, January 31, 2020

4. Weak and Undemocratic Governance is Dangerous for Your Health, Joshua Kurlantzick, Globalist, February 1, 2020

5. Coronavirus will hit global growth, Rana Foroohar, Financial Times, February 3, 2020.

6. Coronavirus Crisis Shows China’s Governance Failure, Li Yuan, NYT, February 4, 2020

7. The Geopolitics of Novel Coronavirus, George Friedman, Geopolitical Futures, Feb 4, 2020

8. Coronavirus economic impact : Australia could be among world’s hardest hit nations, Martin Farrer, Guardian, February 7, 2020).

9. China’s Leader Wages a War on Two Fronts : Viral and Political, Jeremy Page and Lingling Wei, Wall Street Journal, February 7, 2020

10. Where’s Xi ? China’s Leader Commands Coronavirus Fight From Safe Heights, Chris Buckley  and Steven Lee Myers , New York Times, February 8, 2020

11. The coronavirus outbreak has exposed the deep flaws of Xi’s autocracy, Richard McGregor, Guardian, February 9, 2020.

12. Coronavirus : China’s Chernobyl moment ? Peter Frankopan, London Times, Feb 9, 2020

13. Viral Alarm : When Fury Overcomes Fear, Xu Zhangrun , China File, February 10, 2020

14. As Numbers Soar, Here’s Everything We Dont Know About the Coronavirus, James Palmer, Foreign Policy, February 12, 2020.

15. Economic Consequences of Coronavirus, Akira Kawamoto , Project Syndicate, Feb 12, 2020 

16. A virus called Wuhan-400 causes outbreak in a Dean Koontz thriller from 1981, Kate Whitehead, South China Morning Post, February 13, 2020

17. Is Political Change Coming to China ? Yuen Yuen Ang , Project Syndicate, Feb 14, 2020

18. Political carnage of China’s coronavirus outbreak is just beginning, Minxin Pei, Nikkei Asian Review, February 19, 2020 

19. How the coronavirus crisis destroyed the Xi’s myth, Gordon Watts, Asia Times, Feb 19, 2020

20. China’s Leaders Obsessed With Secrecy, Frank Ching, YaleGlobal, February 20, 2020 

21. How the Coronavirus Revealed Authoritarianisms Fatal Flaw, Zeynep Tufekci, Atlantic, February 22, 2020

22. Vietnam is set to lose billions of dollars due to coronavirus, and it's already feeling the impact of the deadly outbreak, Kate Taylor, Business Insider, Februảy 24, 2020,

23. Wall Street Is Finally Waking Up to the Damage Coronavirus Could Do, Neil Irwin, New York Times, February 25, 2020 

24. Coronavirus là tai họa cho Trung Quốc năm 2020, Nguyễn Quang Dy, Viet-studies, February 3, 2020

Published in Diễn đàn
dimanche, 26 janvier 2020 23:59

Tại sao Đồng Tâm ?

Trong bài trước (Những chỉ dấu bất ổn đầu năm mới, 12/1/2020), tác giả đặt biến cố Đồng Tâm trong bối cảnh rộng lớn hơn, để tránh "thấy cây mà không thấy rừng" và cảnh báo về hệ quả khó lường nếu "tự bắn vào chân mình", chỉ có lợi cho Trung Quốc.

Trong bài này, tác giả cố gắng phác họa bức tranh toàn cảnh về Đồng Tâm, trong khi dư luận bị phân hóa vì thiếu hụt thông tin được kiểm chứng, và 60% người Việt bị vô cảm (theo Gallup, 2012).

taisao0

Đồng Tâm là Đồng Tâm tuy phản đối chính quyền chiếm đất nông nghiệp, nhưng không tranh chấp đất quốc phòng một xã có truyền thống yêu nước, dân.

Tại sao Đồng Tâm có thể đối thoại ?

Tháng 4/2017, câu chuyện Đồng Tâm nóng lên khi ông Lê Đình Kình (thủ lĩnh Đồng Tâm, 82 tuổi) bị công an đá gẫy chân và bắt cóc, nên dân Đồng Tâm đã giữ 38 cảnh sát cơ động làm con tin để trao đổi. Lúc đó ông Nguyễn Đức Chung (Chủ tịch Hà Nội) đã thuyết phục được lãnh đạo ủng hộ, cùng hai đại biểu quốc hội (ông Dương Trung Quốc và Lưu Bình Nhưỡng) đã về Đồng Tâm đối thoại với dân để giải cứu con tin và tìm giải pháp ôn hòa.

Tại sao lúc đó phương án đối thoại lại được chấp thuận ? Thứ nhất, Đồng Tâm là một xã có truyền thống yêu nước trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Dân Đồng Tâm tuy phản đối chính quyền chiếm đất nông nghiệp (59ha tại Đồng Sênh), nhưng không tranh chấp đất quốc phòng (47ha quanh sân bay Miếu Môn). Khi bộ đội xây tường bao quanh đất sân bay, dân Đồng Tâm đã kéo đến hỗ trợ. Khi dân bắt giữ con tin, họ được đối xử tử tế.

Thứ hai, ông Lê Đình Kình là một lão thành cách mạng có uy tín với dân, có 58 năm tuổi đảng, từng là bí thư đảng ủy nhiều năm. Tuy phản đối chính quyền chiếm đất nông nghiệp, nhưng cụ Kình tin vào đảng và vẫn là đảng viên đến khi bị giết. Một tướng công an có liên quan tới Đồng Tâm nhận xét, "dân hiền lành, không phải phản động, đấu tranh có lý lẽ và ôn hoà, chính quyền để xảy ra đổ máu là không chấp nhận được" (theo Lưu Trọng Văn).

Thứ ba, lúc đó ông Nguyễn Đức Chung đang lên, được lãnh đạo ủng hộ, vì sau đại hội Đảng, lãnh đạo thường muốn xây dựng hình ảnh để củng cố quyền lực. Theo ông Dương Trung Quốc, chính quyền không có bản đồ rõ ràng về đất quốc phòng nên đuối lý. Còn dân Đồng Tâm sau khi bắt giữ 38 cảnh sát cơ động làm con tin, họ có thể quá quá tự tin vào thắng lợi và chính nghĩa nên thách thức chính quyền, như một "sai lầm về chiến thuật".

Lúc đó lãnh đạo đã tranh cãi xem nên chọn phương án nào để tháo gỡ bế tắc (standoff). Cuối cùng họ đã chọn phương án đối thoại (theo ông Nguyễn Đức Chung), mà không chọn phương án cứng rắn (theo ông Đoàn Duy Khương, phó Giám đốc Công an Hà Nội). Kết quả là ông Chung và cụ Kình đã đã nổi lên như hai ngôi sao đối thoại ôn hòa để giải quyết tranh chấp (dù chỉ là tạm thời). Đồng Tâm cũng nổi lên như một trường hợp độc đáo và điển hình vì dân biết đồng tâm nhất trí, và lãnh đạo Đồng Tâm (cụ Kình) biết ứng xử khôn ngoan.

Tại sao Đồng Tâm lại đổ máu ?

Gần ba năm sau, cuộc chơi đã thay đổi, khi ông Chung không giữ cam kết với Đồng Tâm, làm tuột mất cơ hội đối thoại. Câu chuyện Đồng Tâm diễn biến từ đối thoại ôn hòa thành đối đầu cực đoan, khi phe cứng rắn muốn thanh toán cụ Kình và "nhóm đồng thuận" để cảnh cáo những ai dám thách thức. Nhóm lợi ích đứng sau tranh chấp đất Đồng Tâm không chịu ngồi yên để mất cơ hội. Xu thế đối đầu cực đoan trong bối cảnh tranh giành quyền lực trước Đại hội Đảng lần tới, là cơ hội tốt để phe cứng rắn lật lại bàn cờ Đồng Tâm. Điều đó lý giải tại sao cách xử lý vụ Đồng Tâm (01/2020) lại thua xa cách xử lý vụ Thái Bình (1997).

Có thể nói đến tháng 01/2020, "chân dung quyền lực" đã thay đổi. Ông Chung nay bị dư luận tấn công "lên bờ xuống… sông Tô Lịch", vì những bê bối liên quan đến công ty Nhật Cường, xử lý vụ "nước sạch sông Đà" và vụ nước bẩn sông Tô Lịch. Bàn cờ tranh giành quyền lực trước Đại hội Đảng đang nóng lên, khi những đối thủ của ông Chung nhân cơ hội này muốn xử lý cứng rắn vấn đề Đồng Tâm như một mũi tên nhắm hai con chim.

Theo ông Nguyễn Đăng Quang (cựu đại tá công an), mục tiêu dùng bạo lực đánh úp Đồng Tâm là "phải tiêu diệt bằng được ông Lê Đình Kình, tịch thu hết hồ sơ, tài liệu, chứng cứ mà đương sự đang cất giữ, và bắt bằng hết nhóm Đồng thuận Đồng Tâm". Cụ Kình đã nhiều lần nói với báo chí : "Cho dù có bị chặt đầu, tôi vẫn khẳng định 59ha đất ở Đồng Sênh là đất nông nghiệp". Cụ Kình nói trong tay đầy đủ hồ sơ, tài liệu, giấy tờ để chứng minh.

Theo ông Quang, cụ Kình vẫn chủ trương đấu tranh ôn hòa, theo ba nguyên tắc. Một là phải dứt khoát không dùng vũ lực. Hai là phải đấu tranh pháp lý (kiện ra tòa án). Ba là phải đối thoại và hòa giải. Nhóm Đồng thuận luôn khẳng định không chống Đảng và Nhà nước, mà chỉ chống bọn tham nhũng và các nhóm lợi ích, thể hiện trong Tâm thư của Đồng Tâm gửi Hội nghị Trung ương 7 (15/4/2018) và Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Quốc hội (28/5/2018).

Có mấy yếu tố tác động đến xu thế ứng xử cực đoan của người Việt. Một là chiến tranh tuy kết thúc lâu rồi, nhưng "bóng ma chiến tranh" vẫn ám ảnh tư duy và cách ứng xử của họ. Mỗi khi tranh giành quyền lực hay xung đột lợi ích, người Việt dễ bị xô đẩy vào ma trận nội chiến. Thứ hai, người dân Đồng Tâm vốn ôn hòa, nhưng ngày càng bức xúc vì tuyệt vọng trước cách ứng xử tráo trở của chính quyền nên đã công khai thách thức. Thứ ba, các nhóm lợi ích có thể lợi dụng điểm yếu đó của người dân Đồng Tâm để thao túng chính sách.

Ông Đoàn Duy Khương tuy là Giám đốc Công an và cấp dưới ông Chung nhưng nếu được lãnh đạo Bộ Công an (và cao hơn nữa) ủng hộ thì có thể qua mặt ông Chung để xử lý vụ việc Đồng Tâm. Lần này, tham gia "15 ngày hành động quyết thắng" để bình định Đồng Tâm, không chỉ có lực lượng cảnh sát cơ động của Sở mà còn lực lượng của Bộ và các đơn vị khác. Đồng Tâm từ "ván cờ thế" nay trở thành "nước cờ thí" trong bàn cờ vây lớn hơn.

Hậu Đồng Tâm

Sau biến cố Đồng Tâm (9/1/2020), người ta đang nói đến "hậu Đồng Tâm" với những ẩn ý về "hệ quả không định trước" (unintended consequences), như thảm họa về đối nội, đối ngoại, và truyền thông. Bằng cách tập kích Đồng Tâm vào lúc rạng sáng như tấn công đồn địch, giết chết cụ Kình như kẻ thù không đội trời chung, chính quyền đang đánh mất lòng tin của người dân và chứng minh "cách mạng đang ăn thịt những đứa con của mình".

Chính quyền không chỉ dùng bạo lực quá mức cần thiết và quá tàn bạo đối với người già, phụ nữ và trẻ em, mà sau đó còn ép Vietcombank phong tỏa tài khoản tiền phúng viếng của nhiều người gửi cho gia đình cụ Kình với lý do đó là "tổ chức khủng bố". Trong chiến tranh, người ta phải đối xử nhân đạo với tù binh, nhưng trong hòa bình, người Việt lại đối xử tàn bạo với đồng bào của mình như kẻ thù. Sau ông Kình, liệu còn ai dám tin vào Đảng ? Đây là cách ứng xử thiếu khôn ngoan, phá hoại khối đoàn kết dân tộc và an ninh quốc gia.

Trong khi đất nước đang cần đồng thuận quốc gia để tìm cách thoát hiểm bằng đổi mới thể chế và thoát Trung, thì người ta lại hành động như "tự bắn vào chân của mình", chỉ có lợi cho Trung Quốc. Dấu vết trên thi thể của cụ Kình và ba sĩ quan cảnh sát đầy mờ ám, làm người dân càng nghi ngờ và bức xúc về cái chết thê thảm của họ. Thông báo của 3 người phát ngôn Bộ Công an về biến cố Đồng Tâm đưa ra 3 lần trong 5 ngày có nhiều điểm vô lý và trái ngược nhau, như một thảm họa về truyền thông, càng làm mất uy tín của Bộ Công an.

Quyết định đàn áp Đồng Tâm (9/1/2020) bất chấp Việt Nam là chủ tịch ASEAN và thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc (năm 2020), và bất chấp Nghị viện Châu Âu sẽ bỏ phiếu quyết định số phận của EVFTA (Hiệp định Tự do Thương mại Việt Nam-EU). Theo ông Lưu Trọng Văn, chính quyền dùng bạo lực đàn áp dân Đồng Tâm gây ra bất ổn vào lúc này có thể là một phần trong âm mưu của nhóm lợi ích cấu kết với Trung Quốc "như thế lực thù địch", hòng làm mất uy tín Việt Nam trước khi EU thông qua EVFTA.

Ngày 9/1/2020, bà Virginie Battu-Henriksson, người phát ngôn của Liên Hiệp Châu Âu về Quan hệ Đối ngoại và Chính sách An ninh, cho biết Đại sứ Giorgio Aliberti (Trưởng phái đoàn EU tại Hà Nội) đã trực tiếp nêu vấn đề với ông Mai Tiến Dũng (Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ), bày tỏ lo ngại trước cách xử lý tình hình của công an Việt Nam. Bà Battu-Henriksson cũng cho biết rằng Phái đoàn Liên Hiệp Châu Âu tại Việt Nam đã đề nghị có cuộc gặp với Thứ trưởng Bộ Công an Việt Nam, đồng thời họ sẽ "tiếp tục theo dõi tình hình".

Ngày 16/1/2020, Thứ trưởng Bộ Công an Nguyễn Văn Thành tiếp ông Pier Giorgio Aliberti, nhưng nội dung không được tiết lộ. Trước đó (13-16/1/2020), Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn thăm và làm việc với Nghị viện Châu Âu, để "chữa cháy" vụ đàn áp Đồng Tâm. Ông Sơn đã nhấn mạnh tầm quan trọng của EVFTA & EVIPA nhằm thúc đẩy quan hệ Việt Nam-EU và hứa sẽ thực thi đầy đủ các cam kết. Theo Bộ Kế hoạch và đầu tư, EVFTA sẽ giúp Việt Nam tăng thêm 4,6% GDP và xuất khẩu sang EU sẽ tăng 42,7% (vào năm 2025).

Giọt nước tràn ly

Tháng 7/2019, Tổng thống Trump tuyên bố "Việt Nam hầu như là kẻ lạm dụng tồi tệ nhất" và "còn tệ hơn cả Trung Quốc". Bộ Thương mại Mỹ đã đánh thuế 400% lên sản phẩm thép có nguồn gốc Hàn Quốc, Đài Loan (hay Trung Quốc). Sau biến cố Đồng Tâm, liệu ông Trump còn coi Việt Nam là một "trung tâm hòa giải quốc tế" và là "tấm gương tốt" để Bắc Triều Tiên noi theo, hay Đồng Tâm là "giọt nước tràn ly" làm Trump đổi ý. Phải chăng người Việt vẫn cực đoan muốn Việt Nam cô lập, theo mô hình "không chịu phát triển".

Ngày 23/7/2017, Việt Nam đã cử đặc vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh tại Berlin, bất chấp luật pháp Đức và luật quốc tế, gây ra khủng hoảng ngoại giao với Đức. Phải khó khăn lắm Việt Nam mới bình thường hóa được quan hệ với Đức và vận động được EU ký hiệp định EVFTA. Đêm 8-9/1/2020, Hà Nội huy động 3.000 cảnh sát cơ động đàn áp dân Đồng Tâm, bắn chết ông Lê Đình Kình, 84 tuổi, tại nhà riêng. Đó là cách hành xử bạo lực, bất chấp luật lệ (như ông Duterte ở Philippines), gây ra phản ứng tiêu cực trong nước và ngoài nước.

Trong khi Việt Nam đang cố gắng vận động quốc tế ủng hộ thì những người cầm quyền cực đoan lại dùng bạo lực để đàn áp dân Đồng Tâm. Ngày 10/1, Việt Nam phóng thích và trục xuất bà Trần Thị Nga để lấy điểm về nhân quyền, nhưng động thái đó quá ít và quá muộn (too little too late) để dư luận quốc tế có thể bỏ qua vụ Đồng Tâm. Ngày 14/1, Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội tuy tỏ ý "cảm kích" trước động thái đó, nhưng vẫn tiếp tục bày tỏ lo ngại về vụ Đồng Tâm và chắc trong thời gian tới sẽ có phản ứng mạnh hơn về vấn đề này.

Tiếng nói về nhân quyền của Mỹ hiện nay có thể không mạnh bằng tiếng nói của EU do Mỹ đã rút khỏi TPP, trong khi EU vẫn nắm đòn bẩy về EVFTA, vì trong hiệp định này có điều khoản ràng buộc về vấn đề nhân quyền. Nếu vấn đề này không được cải thiện, như đánh giá của tổ chức nhân quyền Liên Hiệp Quốc, thì EVFTA có thể không được phê chuẩn, hoặc được phê chuẩn nhưng vẫn bị EU giám sát. Đây là vấn đề nghiêm trọng đối với Việt Nam, vì chính phủ Việt Nam đang kỳ vọng rất nhiều vào EVFTA như một cứu cánh.

Vụ Đồng Tâm có thể xô đẩy Việt Nam vào thế mắc kẹt như một nghịch lý với "hệ quả kép" về đối nội và đối ngoại, còn nặng nề hơn cả vụ Trịnh Xuân Thanh. Ngày 21/01/2020, INTA (Ủy ban Thương mại Nghị viện Châu Âu) đã họp tại Bruxelles để bỏ phiếu cho EVFTA, với 29 phiếu thuận, 6 phiếu chống, và 5 phiếu trắng. Đó là một kết quả thuận lợi cho cuộc họp toàn thể của Nghị viện Châu Âu để phê duyệt EVFTA (đầu tháng 2/2020). Vậy lý giải thế nào về kết quả bỏ phiếu đó, trước cú sốc dư luận do biến cố Đồng Tâm gây ra ?

Thứ nhất, giá trị thương mại Việt Nam-EU là 56 tỷ USD, lớn thứ hai sau Singapore, là yếu tố quan trọng nhất để EU phê duyệt EVFTA. Thứ hai, EU phê duyệt EVFTA với Việt Nam không có nghĩa là đánh đổi hay bỏ qua nhân quyền, mà là điều kiện. Thứ ba, sau khi Mỹ rút khỏi TPP thì vai trò của EU trong EVFTA với Việt Nam về thương mại và nhân quyền càng quan trọng hơn. Vì vậy, EU muốn dùng EVFTA để ràng buộc và giám sát Việt Nam về nhân quyền, hơn là để Việt Nam đứng ngoài, có thể bí cờ phải đi theo Trung Quốc.

Thay lời kết

Khi kinh tế thị trường bị thao túng bởi các nhóm lợi ích thân hữu thì quyền lực và tham nhũng không được kiểm soát. Nguy hiểm nhất là tham nhũng chính sách vì nó không chỉ làm thất thoát lớn công quỹ mà còn gây ra khủng hoảng lòng tin. Trong khi vụ AVG và vụ Thủ Thiêm là hai ví dụ điển hình đang được cho vào lò xử lý thì xảy ra biến cố Đồng Tâm. Đó không chỉ là một nghịch lý mà còn là một bi kịch quốc gia, làm đất nước tụt hậu.

Dư luận thắc mắc vì sao ông Nguyễn Phú Trọng lại vội quyết định truy tặng Huân chương Chiến công Hạng nhất cho 3 sĩ quan cảnh sát bị thiệt mạng. Dù vì lý do sức khỏe nên ông Trọng bị bưng bít thông tin hay ông thực sự ủng hộ phương án đàn áp, thì đó là một thảm họa về truyền thông. Điều đó hơi vô lý trong bối cảnh ông Trọng vẫn "đốt lò" để xử lý tiếp vụ Thủ Thiêm, cũng như phát biểu của ông Trần Quốc Vượng (ngày 25/12/2019).

Ông Vượng xác định "Ta không làm tốt thì tự ta lật đổ ta" và "cơ đồ xây dựng 75 năm có nguy cơ sụp đổ", không do bên ngoài mà ngay trong nội bộ, vì xác định sai về "thế lực thù địch". Không chỉ có ông Vượng xác định "kẻ thù làm hại ta chính là ta", mà còn nhiều người khác như chuẩn đô đốc Lê Kế Lâm (cựu giám đốc Học viện Hải Quân). Theo ông Lâm, để giám sát được quyền lực thì "vai trò của nhân dân cũng quan trọng không kém".

Dư luận cho rằng nhiệm kỳ Tổng bí thư của ông Nguyễn Phú Trọng sẽ đi vào lịch sử với ba sự kiện bất thường. Một là thảm họa môi trường Formosa ; Hai là vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh ; Ba là vụ đàn áp Đồng Tâm. Nếu vụ Đồng Tâm không phải do ông Trọng, mà là một nhân vật khác muốn gài bẫy ông (theo thuyết âm mưu) thì đó là một dấu hiệu bất ổn vì "trên bảo dưới không nghe", báo hiệu năm 2020 còn nhiều ẩn số và biến số khó lường.

***

Năm mới, dù chính quyền dùng bạo lực nhổ được "cái gai Đồng Tâm" trong mắt họ thì vẫn khó diệt được tinh thần Đồng Tâm trong lòng dân. Thắng dân chỉ là hạ sách trước mắt, vì phải trả giá đắt lâu dài về đối nội, đối ngoại và truyền thông, như hệ quả bất định của cách ứng xử cực đoan. Tuy "chính phủ kiến tạo" kêu gọi ứng dụng công nghệ 4.0 để phát triển, nhưng cách ứng xử của người Việt vẫn theo hệ quy chiếu 0.4 vì "trống đánh xuôi kèn thổi ngược", làm Việt Nam tiếp tục bị cô lập và tụt hậu trong một thế giới biến động khôn lường.

Ngày 26/01/2020 (Mùng 2 Tết Canh Tý)

Nguyễn Quang Dy

Nguồn : viet-studies, 26/01/2020

Published in Diễn đàn

Từ đầu năm 2020, Việt Nam là Chủ tịch ASEAN và Ủy viên không thường trực Hội Đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc. Đó là tin mừng, nhưng cũng là thách thức. Ngay đầu năm mới đã có những chỉ dấu bất ổn. Trong nước, câu chuyện Đồng Tâm từ đối thoại nay thành đối đầu bạo lực, làm dư luận bất bình về tình trạng nhân quyền ở Việt Nam. Tại Biển Đông, Trung Quốc lại cho tàu hải cảnh đến phía Nam Bãi Tư Chính quấy rối và bắt nạt Việt Nam, sau khi đã quấy rối và bắt nạt Indoneisa tại vùng biển Natuna. Trong khi Mỹ-Trung dự kiến ký thỏa thuận thương mại giai đoạn một vào giữa tháng giêng, xung đột Mỹ-Iran xô đẩy Trung Đông vào một cuộc khủng hoảng mới, có thể tác động xấu khó lường đến diễn biến tại Biển Đông và Đông Á.

baton1

Vụ tranh chấp ruộng đất (dân sự) ở Đồng Tâm đã bị hình sự hóa một cách cực đoan thành xung đột bạo lực giữa chính quyền và nhóm lợi ích thân hữu với người dân bị mất đất.

Câu chuyện Đồng Tâm

Theo dương lịch, Việt Nam đã bước sang năm mới (2020), nhưng theo âm lịch, còn gần hai tuần nữa mới hết năm Kỷ Hợi (2019). Đây là thời điểm gối đầu giữa năm cũ và năm mới, mà theo truyền thống người Việt thường nghỉ Tết để đón năm mới. Ngay trong chiến tranh Việt Nam, hai phe thường hưu chiến vào dịp Tết để đón năm mới. Sự kiện Tết Offensive (1968) là một ngoại lệ khi Hà Nội đã quyết định bất ngờ tổng tấn công chiến lược.

Nhưng Đồng Tâm không phải là "Tết Offensive", khi hàng ngàn cảnh sát cơ động tấn công vào rạng sáng 9/1/2020. Đó không phải là cuộc chiến sống còn giữa hai phe đối kháng, mà chỉ là tranh chấp ruộng đất (dân sự) đã bị hình sự hóa một cách cực đoan thành xung đột bạo lực giữa chính quyền và nhóm lợi ích thân hữu với người dân bị mất đất. Đồng Tâm cũng như Tiên Lãng, Dương Nội, Thủ Thiêm, khởi đầu bằng sự kiện Thái Bình (1997). 

Khi được báo cáo về uẩn khúc tại Thái Bình, ông Đỗ Mười (cựu Tổng bí thư) lúc đó đã thốt lên "hóa ra ta đánh ta". Chính quyền sau đó có "sửa sai" tại Thái Bình, và hy vọng đang tìm cách "sửa sai" tại Thủ Thiêm. Đã có lúc chính quyền chọn đối thoại với Đồng Tâm (4/2017) khi ông Nguyễn Đức Chung (Chủ tịch Hà Nội) cùng ông Dương Trung Quốc và Lưu Bình Nhưỡng (Đại biểu quốc hội) về Đồng Tâm hòa giải với dân để tránh đổ máu.

Nhưng đáng tiếc là sau đó chính quyền chỉ muốn dùng đối thoại như kế hoãn binh, để "một bước lùi, hai bước tiến", chứ không thực sự muốn tìm giải pháp ôn hòa để tháo gỡ bế tắc, mà quyết dùng bạo lực để trấn áp. Cách xử lý khủng hoảng Đồng Tâm cực đoan hơn là "Ba Đặc khu" và "Đường Cao tốc Bắc-Nam", không phản ánh xu thế đối thoại, làm dư luận bất bình. Trong bối cảnh chuẩn bị Đại hội Đảng XIII, có người nghĩ đến "thuyết âm mưu" khi các phe phái tranh giành quyền lực có thể hy sinh Đồng Tâm như thí tốt.

Câu chuyện Đồng Tâm lẽ ra có thể giải quyết ôn hòa, nhưng nay đã biến thành xung đột đổ máu vào đúng lúc người Việt cần đồng thuận dân tộc để đối phó với ngoại xâm và kiến tạo lại đất nước. Trước những thách thức trong một thế giới bất định, Biển Đông đã biến thành một thùng thuốc súng khó lường, vì tranh giành quyền lực Trung-Mỹ và các đồng minh hay đối tác. Trong khi ASEAN bị phân hóa bởi Trung Quốc, Việt Nam muốn phát huy vai trò Chủ tịch ASEAN thì phải giữ được chủ quyền quốc gia và lấy đồng thuận dân tộc làm gốc.

Câu chuyện Biển Đông

Theo giới phân tích, đối đầu tại Bãi Tư Chính (trong 4 tháng 2019) là một thách thức đối với Việt Nam và một tình thế mà Việt Nam hoàn toàn bị động, phải đối phó một cách khó khăn và đơn độc. Năm 2020, chắc Trung Quốc sẽ tiếp tục gây sức ép với mức độ còn tùy thuộc vào cách phản ứng của Việt Nam. Theo quy luật "mềm nắn rắn buông", nếu Việt Nam càng nhân nhượng thì Trung Quốc càng lấn tới. Việt Nam cần ứng xử cứng rắn hơn với Trung Quốc, và liên kết chặt chẽ hơn với Malaysia, Indonesia, Philippines, như một bó đũa.

mem2

Indonesia đã triển khai thêm 4 chiến hạm (nâng tổng số lên 8 chiếc) và 4 máy bay F-16 đến Natuna để tuần tra bảo vệ chủ quyền.

Theo Đại sử ký Biển Đông và Ryan Martinson (Naval War College), từ 7-11/01/2020, có 4-5 tàu hải cảnh Trung Quốc xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam, phía Nam bãi Tư Chính. Ngày 10/1/2020, các tàu này chỉ cách Côn Đảo 169 hải lý. Không loại trừ đây là "tiền trạm" để Trung Quốc triển khai tàu khảo sát và dàn khoan. Tàu chấp pháp Việt Nam đã ra ngăn cản, nhưng chưa đủ sức buộc tàu Trung Quốc phải ra vùng biển quốc tế. Tuy người phát ngôn Bộ Ngoại giao đã xác nhận và Ngoại trưởng Việt Nam đề nghị Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc "tiếp tục quan tâm đến tình hình tại Biển Đông", nhưng Việt Nam chưa gửi công hàm phản đối.

Trong khi đó, Indonesia đã phản ứng quyết liệt để chứng tỏ quyết tâm bảo vệ chủ quyền quốc gia khi các tàu hải cảnh và tàu cá Trung Quốc xâm nhập vùng biển Natuna. Ngày 30/12/2019, Bộ Ngoại giao Indonesia đã mời đại sứ Trung Quốc lên Bộ Ngoại giao để tiếp nhận sự phản đối chính thức việc các tàu cá Trung Quốc (tổng số khoảng 30 chiếc) được các tàu hải cảnh hộ tống đã xâm nhập và đánh cá trong vùng biển Natuna của Indonesia.

Ngày 08/01/2020, Tổng thống Joko Widodo đã đích thân tới thăm Natura. Đây là chuyến thị sát thứ 4 của Tổng thống Widodo đến Natuna. Trước đó (6-7/1/2020), Indonesia đã triển khai thêm 4 chiến hạm (nâng tổng số lên 8 chiếc) và 4 máy bay F-16 đến Natuna để tuần tra bảo vệ chủ quyền. Trước phản ứng quyết liệt của Indonesia, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã thanh minh "không hề có tranh chấp chủ quyền lãnh thổ giữa Trung Quốc và Indonesia". Sau 8/1/2020, hầu hết các tàu Trung Quốc đã rút khỏi vùng biển Natuna, nhưng lại tăng cường hoạt động tại vùng biển chồng lấn giữa Việt Nam và Indonesia, gần Bãi Tư Chính. Trung Quốc muốn phân hóa các nước ASEAN như tách bó đũa để dễ thao túng và bẻ từng chiếc một.

Sự kiện đối đầu Trung-Việt tại Bãi Tư Chính năm 2019 cho thấy Trung Quốc không ngần ngại sử dụng vũ lực để bắt nạt các nước khu vực. Trong bối cảnh chiến tranh thương mại và cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung, chia rẽ trong nội bộ ASEAN do Trung Quốc phân hóa là một thách thức khiến Việt Nam khó làm được gì nhiều trong năm 2020 (với vai trò Chủ tịch ASEAN). Trước mắt, Việt Nam phải điều phối để củng cố sự đồng thuận của các nước ASEAN trước lời mời của Tổng thống Donald Trump để lãnh đạo các nước ASEAN tham gia Hội nghị Thượng đỉnh Đặc biệt Mỹ-ASEAN tại Washington, vào đầu năm 2020. 

Câu chuyện Trung Đông

Ngày 3/1/2020, Mỹ đã dùng máy bay không người lái (drones) tấn công và giết được tướng Qasem Soleimani, một người hùng của Iran. Có thể tướng Soleimani đã chủ quan khi đến thăm một căn cứ ở Iraq và không ngờ Mỹ ra tay giết mình. Đó là cái chết bất ngờ mà hệ quả của nó không chỉ là tính mạng của tướng Soleimani, mà còn làm khủng hoảng Trung Đông gia tăng như "giọt nước tràn ly". Cuộc khủng hoảng này có ba khía cạnh chính.

Một là quan hệ Mỹ-Iran trở nên căng thẳng từ khi Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân (8/5/2019) mà chính quyền Obama đã đàm phán và ký với Iran (2015). Nhưng vụ giết tướng Soleimani buộc Iran phải trả đũa, ít nhất để giữ thể diện. Theo CNN, sáng 8/1/2020, Iran đã phóng 15 quả tên lửa vào 2 căn cứ quân sự tại Iraq có quân Mỹ đồn trú, nhưng không gây ra thương vong đáng kể. Đó là phản ứng có giới hạn vì Mỹ và Iran không muốn chiến tranh.

Hai là quan hệ Mỹ-Iraq trở nên căng thẳng vì Mỹ tấn công giết tướng Soleimani đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền Iraq, làm Baghdad lo ngại bị kẹt vào cuộc đối đầu Mỹ-Iran. Theo thủ tướng Iraq Adel Abdul Mahdi, cuộc tấn công bằng máy bay không người lái của Mỹ là "sự vi phạm trắng trợn chủ quyền Iraq và một cuộc tấn công trực diện vào nhân phẩm quốc gia". Thay vì rút quân, nay Mỹ lại phải điều thêm 3.000 quân tới Trung Đông.

Ba là quan hệ Mỹ-Trung và Mỹ-Nga sẽ càng phức tạp hơn. Trong khi Iran chỉ là một cường quốc khu vực chứ không phải là đối thủ của Mỹ, Trung Quốc và Nga mới là đối thủ thực sự của Mỹ. Nếu Mỹ muốn "xoay trục" sang Châu Á (dưới thời Obama), hay triển khai tầm nhìn Indo-Pacific (dưới thời Trump) thì phải rút quân khỏi Trung Đông. Nhưng trong bối cảnh xung đột Mỹ-Iran hiện nay, Mỹ có thể tiếp tục bị sa lầy tại Trung Đông (như một cái bẫy) trong khi phải đối phó với Trung Quốc tại Biển Đông (như một cái bẫy kép). 

Theo Foreign Affairs (January 3, 2020), bằng cách ám sát một trong những người có quyền lực và quan trọng nhất của Iran, Mỹ đã chọn một nước cờ thế nguy hiểm. Gần đây, các sự kiện cho thấy rủi ro vì tính toán nhầm rất nguy hiểm. Iran không phải là Bắc Triều Tiên và Trung Đông không giống Đông Bắc Á. Iran có thể tiếp tục làm giàu uranium đến mức 19,75%, để họ có thể chế tạo vũ khí hạt nhân. Họ có thể đi một nước cờ nguy hiểm nữa là bỏ Hiệp ước Không Phổ biến Vũ khí Hạt nhân (NPT) và trục xuất các thanh sát viên quốc tế.

***

Nhưng đáng chú ý là xung đột Mỹ-Iran tại Trung Đông diễn ra đúng lúc Mỹ-Trung đang chốt đàm phán để thỏa thuận thương mại giai đoạn một. Điều đó có mấy hàm ý : Một là Trung Quốc sẽ bị ràng buộc bởi thỏa thuận thương mại với Mỹ, nên khó có thể tự do hành động tại Trung Đông, như giúp Iran chống lại Mỹ. Hai là nếu Mỹ bị sa lầy tại Trung Đông thì sẽ khó xoay trục sang Châu Á để ngăn chặn Trung Quốc tại Biển Đông và thực hiện tầm nhìn Indo-Pacific. Nếu điều này thành hiện thực sẽ là kịch bản rất xấu cho Việt Nam. Trong bối cảnh đó, sự kiện Đồng Tâm chỉ có lợi cho Trung Quốc, khi Việt Nam tự bắn vào chân mình. 

Nguyễn Quang Dy

Nguồn : viet-studies, 12/01/2020

Published in Diễn đàn

Sự xâm phạm liên tiếp của Trung Quốc vào Bãi Tư Chính giàu tài nguyên dầu khí và triển vọng ExxonMobil có thể bỏ dự án Cá Voi Xanh đã đẩy tranh chấp tại Biển Đông tới một bước ngoặt. Kế hoạch gặp gỡ giữa Tổng thống Donald Trump và Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng có thể là cột trụ cho đối tác chiến lược, nhưng chưa có khả năng diễn ra sớm.

doitac1

Chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper vào tháng 11 đã truyền thêm động lực cho Việt Nam và ASEAN trước hành động xâm lấn ngày càng tăng của Trung Quốc ở Biển Đông.

Trong cuộc gặp cấp cao Trump-Kim tại Hà Nội vào tháng hai năm nay, ông Trump đã mời ông Trọng thăm Washington để có thể thảo luận về Biển Đông, đối tác chiến lược Việt-Mỹ và dự án Cá Voi Xanh. Ông Trọng đã hoãn chuyến thăm dự kiến vào tháng 7 và tháng 10 vì những lo ngại về sức khỏe của ông hoặc phản ứng của Trung Quốc, và sự bất định vẫn tiếp tục khi ông Trump phải đối phó với luận tội tại một Quốc Hội đang chia rẽ.

Ngày càng có nhiều lo ngại là Việt Nam phản ứng yếu trước đe dọa của Trung Quốc và chưa trở thành đối tác chiến lược của Mỹ có thể khuyến khích Trung Quốc hành động cứng rắn hơn tại Biển Đông. Chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper vào tháng 11 đã truyền thêm động lực cho Việt Nam và ASEAN trước hành động xâm lấn ngày càng tăng của Trung Quốc ở Biển Đông. Ông Esper đã nói chuyện tại Học viện Ngoại giao Việt Nam : "Mỹ kiên quyết chống lại sự đe dọa của bất cứ nước nào đòi chủ quyền lãnh thổ hay vùng biển, và kêu gọi chấm dứt sự bắt nạt và các hành động phi pháp gây tác động tiêu cực đến các nước ASEAN ven biển… Chúng tôi sẽ tiếp tục ủng hộ nỗ lực của các nước đồng minh và đối tác, nhất là Việt Nam, để đảm bảo tự do hàng hải và cơ hội phát triển kinh tế khu vực".

Về đối nội, Việt Nam chịu nhiều sức ép phải xem lại "định hướng xã hội chủ nghĩa" đã lỗi thời vốn tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nhà nước yếu kém và tham nhũng, đồng thời ngăn cản nền kinh tế thị trường còn non trẻ hoạt động có hiệu quả. Ông Trọng đã công khai nói vào tháng Năm rằng Việt Nam có thể chấp nhận cải cách chính trị và hoan nghênh khu vực tư nhân, để tránh nguy cơ kép của "bẫy thu nhập trung bình" và đối đầu Trung-Mỹ kéo dài.

Về quốc tế, Việt Nam có thể trở thành nạn nhân của của chiến tranh thương mại Mỹ-Trung vì các nước khác sử dụng Việt Nam như một trung tâm trung chuyển để tránh thuế quan của Mỹ. Sau khi ông Trump bất ngờ lên án Việt Nam vào tháng 7 là "nước lạm dụng tồi tệ nhất" và "thậm chí còn tệ hơn cả Trung Quốc", Bộ Thương mại Mỹ đã đánh thuế 400% lên các sản phẩm thép của Việt Nam có xuất xứ Hàn Quốc, Đài Loan hoặc Trung Quốc.

Về thương mại, Việt Nam tham gia 2 hiệp định tự do thương mại trong năm 2018 : Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định Tự do Thương mại EU-Việt Nam (EVFTA) sau quá trình đàm phán lâu dài và khó khăn. Tuy các hiệp định này giúp Việt Nam tiếp cận tốt hơn thị trường toàn cầu và cơ hội tăng trưởng, nhưng cũng thúc đẩy Việt Nam phải cải cách thể chế, liên quan đến công đoàn và nhân quyền.

Việt Nam đã thiết lập "đối tác chiến lược" với 16 nước bao gồm Nga, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật, Hàn Quốc, và một số nước ASEAN khác, và "đối tác toàn diện" với 14 nước bao gồm Mỹ, Canada, và Myanmar. Tuy đối tác chiến lược cao hơn đối tác toàn diện về quy chế ngoại giao và thực chất hơn về hợp tác an ninh quốc phòng, nhưng nay đã mang nặng tính hình thức và nhường chỗ cho "đối tác chiến lược toàn diện" gồm Nga, Trung Quốc, và Ấn Độ.

Nhưng không có đối tác nào dám đương đầu với Trung Quốc khi họ bắt nạt Việt Nam tại Bãi Tư Chính hay trên sông Mekong. Mỹ là cường quốc duy nhất lên tiếng ủng hộ Việt Nam về ngoại giao trong vụ đối đầu, tuy hai nước chưa phải là đối tác chiến lược. Nhưng Việt Nam đã trì hoãn việc nâng cấp quan hệ vì lo ngại Trung Quốc phản ứng.

Trong cuộc khủng hoảng giàn khoan năm 2014, khi giàn khoan HD-981 được hàng trăm tàu Trung Quốc hộ tống xâm phạm vùng biển Việt Nam, họ đã đẩy Việt Nam về phía Mỹ. Ông Trọng lúc đó là Tổng bí thư Đảng đã đi thăm Mỹ lần đầu năm 2015. Cựu Tổng thống Barack Obama đã đón tiếp ông tại phòng Bầu Dục như một cử chỉ tượng trưng, và ông Obama đã khẳng định là Mỹ không tìm cách thay đổi chế độ Việt Nam. Khi ông Obama đến thăm Việt Nam năm 2016, ông đã quyết định bỏ cấm vận vũ khí sát thương.

Dưới thời chính quyền Trunp, Chiến lược Quốc phòng Mỹ đã coi Trung Quốc là đối thủ chính trong một trật tự thế giới bất ổn. Tuy chiến tranh thương mại Mỹ-Trung làm quan hệ Mỹ-Việt thêm phức tạp, chuyến thăm Mỹ của ông Trọng được thúc đẩy bởi mối đe dọa ngày càng tăng của Trung Quốc, khi họ điều tàu thăm dò HD-8 và các tàu hải cảnh có vũ trang đến quấy rầy hoạt động khoan dầu khí của Việt Nam gần Bãi Tư Chính. Khu vực này ở phía Tây-Nam của Trường Sa, có trữ lượng khoảng 45 triệu thùng dầu và 172 tỉ m3 khí. Bồn Nam Côn Sơn gần Bãi Tư Chính có thể cung cấp 25% nhu cầu năng lượng của Việt Nam.

Khi đối đầu tăng lên, tàu HD-8 của Trung Quốc đã quay lại 4 lần để khảo sát trái phép gần Bãi Tư Chính, và xâm phạm các vùng biển khác của Việt Nam. Ngày 3/9/2019, tàu cẩu khổng lồ Lam Kình đã tiến sâu vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam gần dự án Cá Voi Xanh của ExxonMobil (lô 118), gần đảo Lý Sơn.

Ngày 18/09/2019, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng đã tuyên bố rằng Trung Quốc có chủ quyền và quyền tài phán tại vùng biển giáp Bãi Vạn An (tức Bãi Tư Chính). Cảnh Sảng còn đòi Việt Nam phải dừng khoan đơn phương tại đó từ tháng 5, và lên án Việt Nam đã vi phạm chủ quyền Trung Quốc và các hiệp định song phương, trong khi tàu HD-8 và các tàu hải cảnh của Trung Quốc vẫn tiếp tục vi phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam trong thời gian hai bên đối đầu.

Tin đồn ExxonMobil có thể bỏ dự án Cá Voi Xanh làm cho chuyến thăm Mỹ sắp tới của ông Trọng càng thêm cấp thiết. Dù ExxonMobil có bỏ dự án đó với lý do gì đó, do sức ép của Trung Quốc tác động, hay do phía Việt Nam đàm phán dằng dai về giá khí, rõ ràng là Bắc Kinh đang tìm cách gạt Mỹ ra khỏi trò chơi ở khu vực. Nếu ExxonMobil bỏ dự án này, chắc chắn Trung Quốc sẽ có thể tăng cường khả năng kiểm soát Biển Đông.

Cá Voi Xanh khác với Cá Rồng Đỏ được liên doanh với Repsol (Tây Ban Nha), và Lan Tây-Lan Đỏ, có 35% cổ phần của Rosneft (Nga), 45% của ONGC (Ấn Độ), và 20% của PVEP (Việt Nam). Trong khi Cá Rồng Đỏ nằm trên thềm lục địa Việt Nam, trong đường lưỡi bò phi pháp của Trung Quốc, cách Vũng Tàu 400 km, thì Cá Voi Xanh nằm sâu trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, nằm ngoài đường lưỡi bò, cách Chu Lai chỉ 88 km. ExxonMobil không phải là Repsol, và Trung Quốc không thể bắt nạt Mỹ như đã bắt nạt Tây Ban Nha. Trữ lượng Cá Voi Xanh được đánh giá là khoảng 48,5 tỷ m3 khí và 18,5 triệu thùng dầu thô, có giá trị gấp ba lần Lan Tây-Lan Đỏ được coi là mỏ dầu khí lớn nhất hiện nay.

Về giá trị răn đe chiến lược, một số chuyên gia Việt Nam cho rằng Cá Voi Xanh có thể đóng góp giá trị chiến lược cho Việt Nam còn lớn hơn cả mấy tàu ngầm Kilo mua của Nga. Một số khác lập luận rằng sự có mặt của ExxonMobil có giá trị chiến lược sống còn, và Việt Nam lẽ ra phải tìm cách khuyến khích để họ ở lại. Việt Nam đàm phán dằng dai về giá khí của Cá Voi Xanh và quá trình phê chuẩn dự án chậm chạp đã làm rắc rối vấn đề, có thể góp phần làm cho ExxonMobil ngãng ra, và do đó chỉ làm lợi cho Trung Quốc.

Để tăng cường sức mạnh của mình, Việt Nam cần tập trung ưu tiên hai vấn đề : quốc tế hóa tranh chấp Biển Đông và cải cách thể chế. Việt Nam cũng nên xem xét lại chính sách quốc phòng "Ba không" – không liên minh quân sự, không có căn cứ quân sự, và không liên kết với nước này để chống nước kia. Ngày 25/11/2029, Việt Nam đã công bố Sách Trắng Quốc phòng, nhấn mạnh hòa bình và tự vệ, hợp tác và đấu tranh, đề cập đến căng thẳng tại Biển Đông. Điều đó có nghĩa là chính sách "Ba không" đã được điều chỉnh thành "Bốn không" hay "Ba không, một nếu" – để ngỏ khả năng đối tác chiến lược với Mỹ nếu Trung Quốc xâm lược Việt Nam. Việt Nam đã gửi cho Trung Quốc tín hiệu "làn ranh đỏ" như một phần của chiến lược phòng ngừa tại Biển Đông.

Nguyễn Quang Dy

Nguồn : Nghiên cứu quốc tế, 04/01/2019

Nguyễn Quang Dy, một nhà ngoại giao đã nghỉ hưu và là Harvard Nieman Fellow (1993), là nhà nghiên cứu độc lập và nhà báo tự do tại Hà Nội. Một phiên bản tiếng Anh của bài viết đã được đăng trên Yale Global.

Published in Diễn đàn

Trước thềm năm mới 2020, Việt Nam đứng trước các cơ hội và thách thức khó lường. Muốn "biến nguy thành cơ", Việt Nam phải đổi mới thể chế và điều chỉnh tư duy chiến lược để tìm cách hoát hiểm. Đối đầu Việt-Trung trên Biển Đông đe dọa chủ quyền quốc gia, và các đập thủy điện trên sông Mekong đe dọa sự sống còn của đồng bằng sông Cửu Long. Trong khi đó, nguy cơ khủng hoảng môi trường sống đang đe dọa tương lai Viêt Nam.

moitruong1

Những vấn đề môi trường của Việt Nam hiện nay

Phần nổi của tảng băng chìm

"Rạng Đông chưa qua, Sông Đà đã tới" là một câu vè mới của người Hà Nội năm 2019, sau sự cố cháy nhà máy Rạng Đông (28/8/2019) và vụ nước bẩn Sông Đà (10/2019). Vụ cháy nhà máy Rạng Đông đã phát tán ra môi trường 27,2 kg thủy ngân, gây ô nhiễm một góc thành phố. Tuy chưa thể đánh giá chính xác thiệt hại về lâu dài, nhưng vụ cháy này chỉ là "phần nổi của tảng băng chìm", vì nguy cơ xảy ra sự cố như Rạng Đông còn khá nhiều.

Vụ cháy Rạng Đông chưa kịp lắng xuống thì vụ nước bẩn Sông Đà lại nổi lên, làm dư luận bức xúc trước nguy cơ ô nhiễm nguồn "nước sạch". Nhưng cách thức thành phố xử lý nguồn "nước bẩn" như sông Tô Lịch làm dư luận bất bình. Nói cách khác, câu chuyện "nước sạch" hay "nước bẩn" chỉ là "phần nổi của tảng băng chìm". Các nhóm lợi ích thân hữu đứng sau thao túng chính sách mới là nguy cơ lớn hơn, như những thế lực khó kiểm soát.

Chỉ trong vòng hơn một tháng, người Hà Nội phải liên tiếp gánh chịu hậu quả của hai sự cố môi trường là cháy nhà máy Rạng Đông gây ô nhiễm không khí, và đổ dầu thải vào nguồn nước Sông Đà gây ô nhiễm nước sinh hoạt. Hình ảnh người dân Hà Nội xếp hàng lấy nước như thời bao cấp bỗng hiện về ám ảnh cộng đồng. Nhưng điều đáng nói là phản ứng quá chậm của chính quyền trước nguy cơ ô nhiễm môi trường làm khủng hoảng lòng tin.

Liệu vụ Rạng Đông hay Sông Đà có phải là "chuyện nhỏ" sẽ bị lãng quên (như "new normal"), trong khi "chuyện lớn" như Formosa từng gây ra thảm họa môi trường biển Miền Trung (năm 2016) nay cũng bị "chìm xuồng". Phải chăng tư duy "đặc thù" (exceptionalism) và "tiệm tiến" (gradualism) vẫn là rào cản làm chậm đổi mới, vì Viêt Nam vẫn kiên trì theo "định hướng XHCN" (mà người ta gọi là quả bom nhiệt hạch lớn nhất thế kỷ 19).

Trung Tâm nhiệt điện Vĩnh Tân (Bình Thuận), do Trung Quốc đầu tư 95%, gồm 4 nhà máy nhiệt điện chạy bằng than đá, với tổng công suất 5.600MW. Các ống xả khói và bụi từ bãi xỉ than của nhà máy bị gió biển thổi tới khu dân cư làm ô nhiễm cả một vùng. Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 4 (khánh thành 9/2019) có bãi xỉ than cao hàng chục mét, với hàng chục triệu tấn tro xỉ than được chôn lấp, rất gần khu dân cư và cách quốc lộ 1 hơn 1 km.

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ, mỗi năm một nhà máy điện than xả ra môi trường nhiều loại khí độc hại bao gồm (trung bình) 14.100 tấn SO2, 10.300 tấn NO, 500 tấn hạt PM, và 77 kg thủy ngân. SO2 tạo ra hạt axit trong không khí, có hại cho sức khỏe. Cụm nhiệt điện Vĩnh Tân cũng như dự án thép Formosa hay bauxite Tây Nguyên (Tân Rai & Nhân Cơ) là những "quả bom nổ chậm" đe dọa gây ô nhiễm môi trường với quy mô lớn và lâu dài.

Đó không chỉ là hiểm họa đe dọa cuộc sống người Việt trong tương lai mà đã trở thành hiện thực đe dọa tính mạng người Việt trong hiện tại. Nếu hôm qua người ta không quan tâm đúng mức và có biện pháp khắc phục kịp thời và hiệu quả trước những cảnh báo về ô nhiễm môi trường, thì hôm nay phải trả giá đắt cho những sai lầm và chậm chễ. Đó là quy luật nhân quả trong mối tương quan giữa con người và môi trường, dẫn đến thảm họa.

Cảnh báo của các nhà khoa học

Gần đây, có 2 nguồn thường được trích dẫn về tình trạng ô nhiễm môi trường. Một là dự báo chất lượng không khí Hà Nội và khu vực phía Bắc của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (VAST) cùng với Viện Phân tích Hệ thống Ứng dụng Quốc tế (IIASA) của Áo. Hai là báo cáo của đại học Harvard về khí thải tăng lên tại các nhà máy điện chạy than ở Đông Nam Á (Rising Coal-Fired Power Plant Emissions in Southeast Asia). 

Theo nghiên cứu của VAST và IIASA (năm 2015), nguồn lớn nhất thải ra bụi mịn PM2.5 gây ô nhiễm không khí Hà Nội là từ các phương tiện giao thông đường bộ (25%), nguồn thứ hai là nhiệt điện và công nghiệp (20%), nguồn thứ ba là đun nấu và sử dụng sinh khối (15%), nguồn thứ tư là khí thải ammonia trong chăn nuôi và phân bón (15%), nguồn thứ năm là phụ phẩm nông nghiệp (7%). Theo báo cáo này, chỉ 1/3 mức ô nhiễm PM2.5 trong không khí Hà Nội là đến từ phạm vi thành phố, và 2/3 còn lại đến từ các tỉnh lân cận.

Theo dự báo của VAST và IASA (10/2018), nguồn bụi mịn PM2.5 lớn nhất gây ô nhiễm không khí Hà Nội nay đến từ các nhà máy nhiệt điện chạy than (ở phía Đông). Nguồn thải thứ hai là từ các phương tiện giao thông đường bộ. Nguồn thải thứ ba là từ các công trình xây dựng. Theo AirVisual (14/12/2019), chỉ số AQI có bụi mịn PM 2.5 tại Hà Nội là 359, đạt mức ô nhiễm cao nhất thế giới. Cả tuần trước đó, chỉ số AQI liên tục ở mức trên 200 (nhóm 200-300 là mức "rất ô nhiễm", và trên 300 là mức "nguy hại", không nên ra đường).

Theo báo cáo của Harvard, "Nếu không có gì thay đổi, khí thải từ đốt than tại Đông Nam Á sẽ tăng gấp ba lần, nhất là ở Indonesia và Việt Nam". Ước tính các nhà máy điện than đã gây ra 4.252 cái chết sớm ở Việt Nam (năm 2011) và tăng lên 19.223 (năm 2030). Trong khi đó, Vital Strategies (có trụ sở tại Mỹ), đã phân tích hơn 500.000 bài báo và các bài đăng trên mạng xã hội về ô nhiễm môi trường tại 11 nước thuộc khu vực Nam Á và Ðông Nam Á, cho rằng tình trạng ô nhiễm không khí tại các nước này chủ yếu vẫn là do phương tiện giao thông. Riêng xe máy đóng góp 29% nguồn thải NO, 90% CO, và 37,7% nguồn thải bụi.

Bụi hay hợp chất trong bụi được gọi là PM (particulate matter) trong đó có bụi mịn PM10 và PM 2.5, bao gồm sulfate, nitrat, amoniac, natri clorua, carbon đen, bụi khoáng và nước. Gần đây, tại Việt Nam xuất hiện bụi siêu mịn PM1.0 (dưới 1µm) và bụi nano PM0.1 (dưới 0.1 µm). Theo một nghiên cứu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC), nếu mật độ PM10 trong không khí tăng thêm 10 µg/m3 thì tỷ lệ ung thư tăng 22%, và nếu mật độ PM2.5 tăng thêm 10 µg/m3 thì tỷ lệ ung thư tăng 36%.

Bụi mịn PM2.5 và PM10 thường đi vào qua đường hô hấp khi con người hít thở. PM2.5 đặc biệt nguy hiểm hơn vì chúng bé đến mức có thể luồn lách vào các nang phổi, tĩnh mạch phổi và xâm nhập vào hệ tuần hoàn máu. PM2.5 là nguyên nhân gây ra nhiễm độc máu. Theo Cơ quan bảo vệ Môi sinh Mỹ (EPA), hạt bụi PM2.5 có chứa nhiều kim loại nặng có khả năng gây ung thư, hoặc tác động đến DNA gây đột biến gen. EPA ước tính có đến 4,3 triệu người chết mỗi năm do các bệnh liên quan đến ô nhiễm do bụi mịn PM2.5 và PM10.

Theo công bố của hội thảo "Ô nhiễm không khí - Mối đe dọa sức khỏe cộng đồng" (năm 2017), lượng bụi PM2.5 trung bình (2016) ở Thành phố Hồ Chí Minh là 28,23 µg/m3, gấp ba lần tiêu chuẩn của WHO, trong khi tại Hà Nội chỉ số này lên tới 50,5 µg/m3, gấp năm lần so với tiêu chuẩn của WHO, và cao gấp đôi so với quy chuẩn Việt Nam. Hiện nay, ô nhiễm không khí ở Hà Nội chỉ đứng sau New Delhi (là 124 µg/m3) nơi có mức ô nhiễm đứng đầu thế giới.

moitruong2

Theo AirVisual (13/12/2019) Hà Nội đứng đầu 10 thành phố ô nhiễm nhất thế giới với chỉ số AQI ở mức "nâu" (316). Cá biệt tại Tây Hồ chỉ số AQI lên tới 405. Đây là đợt ô nhiễm không khí  "khủng khiếp nhất tại Hà Nội từ trước đến nay". Theo PAMAir, ô nhiễm nghiêm trọng ở khắp miền Bắc Việt Nam, với ngưỡng "tím" (trên 200). Theo các chuyên gia dự báo, hiện tượng nghịch nhiệt sẽ còn tiếp tục đến 3/2020. (Vietnamnet, 14-15/12/2019).

Nhiệt điện và ô nhiễm môi trường

Theo Quy hoạch Điện VII (điều chỉnh) công suất nhiệt điện sẽ là 55.000 MW vào năm 2030, giảm so với kế hoạch ban đầu là 75.000 MW. Nhưng công suất lắp đặt của nhiệt điện ở Việt Nam tăng mạnh, từ 13 GW (2015) lên 18,5 GW (2018). Tính trung bình cả năm, điện than có thể trở thành nguồn đóng góp tăng nhanh nhất nồng độ PM2.5 ở Hà Nội. Đến năm 2030, ngành nhiệt điện có thể đóng góp 20% mức ô nhiễm PM2.5 tại Hà Nội.

Theo Zing (3/2018), ông Trần Văn Lượng (cục Kỹ thuật An toàn và Môi trường Công nghiệp, Bộ Công thương) cho biết trong bối cảnh hiện nay, thủy điện đã đạt tới hạn, điện hạt nhân tạm dừng, các năng lượng tái tạo (điện gió, điện mặt trời, điện sinh khối) chi phí đầu tư lớn và phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, vì chiếm diện tích lớn, chi phí cho hệ thống truyền tải tăng và trong hệ thống cần nguồn chạy nền để đáp ứng ổn định điện.

Theo ông Myllyvirta (GreenPeace), "Giảm ô nhiễm được bao nhiêu thì điện than làm ô nhiễm bấy nhiêu". Mức tăng từ 5 đến 12 microgram/m3 là rất lớn (gần 20%) so với mức tăng trung bình của một ngành. Nếu mức độ ô nhiễm ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng, phải tìm cách cải thiện chất lượng không khí. Nhưng tiêu chuẩn phát thải của Việt Nam còn cách xa so với tiêu chuẩn tốt nhất (best practice) của quốc tế. Các nhà máy nhiệt điện ở Việt Nam được phép phát thải gấp 5-10 lần so với các nước đang theo tiêu chuẩn tốt nhất.

Báo cáo Chất lượng Không khí năm 2018 của GreenID cho biết nồng độ PM2.5 trung bình của Hà Nội năm 2018 ở mức 40,1 microgram/m3, gấp 4 lần khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) là 10 microgram/m3. Nồng độ PM2.5 vượt xa giới hạn cho phép trong quy chuẩn trung bình của Việt Nam là 25 microgram/m3. Ông Trần Đình Sinh (GreenID) cho biết lượng bụi mịn PM2.5, SOx và NOx hiện nay tăng gấp 6 lần so với năm 2016, và 80% số đó đến từ điện than. Theo ông, cần công khai minh bạch thông tin cho công chúng biết.

Smog (smoke+fog) là khí thải do ô nhiễm gặp sương mù, dưới bức xạ mặt trời gây ra những phản ứng quang hóa tạo thành các "hạt thứ cấp" (secondary particle) và khí độc mới có hại cho cơ thể như nitrogen dioxide (NO2). Khi smog cộng hưởng với thời tiết xấu và địa hình sẽ còn nguy hiểm hơn. Thảm họa môi trường ở London cuối năm 1952 khi "Great Smog" kéo dài nhiều ngày làm 8.000-12000 người chết. Nhưng sát thủ trực tiếp là các khí độc như nitrogen dioxide và hạt PM2.5. Theo Cơ quan Môi trường Châu Âu (EEA) số người chết sớm (premature death) do ô nhiễm không khí ở 40 nước Châu Âu là 432.000 (năm 2012).

Theo New York Times (2013), 40% hạt mịn PM2.5 là do điện than gây ra ô nhiễm không khí, làm 360.000 người Trung Quốc chết sớm. Theo National Science Review (2016), điện than tại Trung Quốc đã tạo ra các chất phóng xạ và kim loại nặng (như arsen, chì, thủy ngân, crom). Năm 2015, Trung Quốc có 4,3 triệu bệnh nhân ung thư mới, gồm 730.000 trường hợp ung thư phổi. Khoa học đã chứng minh có mối liên hệ chặt chẽ giữa điện than và hạt PM2.5 với ung thư. Hạt PM2.5 siêu nhỏ có thể thấm qua màng phổi, gây ung thư phổi.

Trước áp lực của quốc tế và trong nước, ông Tập Cận Bình đã phải ra lệnh ngừng phát triển điện than ở Trung Quốc. Từ 2013 đến 2017, Trung Quốc đã đóng cửa nhiều nhà máy điện than, nên đã giảm được 35% lượng bụi mịn PM2.5 tại Bắc Kinh, từ 89,5 microgram/m³ xuống còn 58 microgram/m³. Nhưng điều đáng nói là Trung Quốc lại chuyển công nghệ điện than lạc hậu sang Việt Nam. Theo Global Energy Monitor, Việt Nam nay xếp thứ 3 trong số các nước đứng đầu về sản lượng điện than, nhưng vẫn xây thêm nhà máy điện than mới.

moitruong3

Gần đây, Hà Nội có nhiều sương mù (smog), do ảnh hưởng bởi 8 nhà máy điện than (từ 600 đến 2300 MW) chủ yếu ở Quảng Ninh và Hải Phòng. Và Sài Gòn cũng bị ảnh hưởng bởi 4 nhà máy điện than Vĩnh Tân (ở Bình Thuận). Điện than sinh ra nhiều khí độc như sulphur dioxide (SO2), nếu hit phải sẽ khó thở và dễ bị các bệnh phổi. Khí Sulphur dioxide được thải ra sẽ phản ứng với VOC tạo ra hạt mịn PM2.5 trực tiếp (carbon đen) và gián tiếp (Sulphur dioxide chuyển thành dạng hạt). Điện than là nguồn cung cấp hạt PM2.5 lớn nhất, và là tác nhân giết người nhiều nhất qua ô nhiễm không khí, vì vậy làm nhiều dự án điện than là tự sát.

Hà Nội không vội được đâu

Nhưng giảm điện than trong quy hoạch điện quốc gia rất khó, vì lợi ích nhóm còn mạnh và Trung Quốc muốn đẩy công nghệ điện than lạc hậu sang Việt Nam, trong khi chi phí đầu tư vào năng lượng tái tạo còn cao. Vì vậy, EVN và Bộ Công Thương "vẫn kiên quyết ôm chặt điện than, viện đủ lý lẽ để từ chối năng lượng tái tạo", bất chấp Nghị quyết 120/NQ-CP, và "nhắm mắt trước xu hướng chung trên thế giới, kể cả Trung Quốc". Họ đề nghị Thủ tướng "chỉ đạo một số tỉnh phía Nam không được phản đối một số dự án nhiệt điện than".

Vì vậy, hợp tác với Mỹ để triển khai các dự án điện khí (LNG) là giải pháp khả thi, góp phần làm giảm thâm hụt thương mại với Mỹ, giúp Việt Nam giảm lệ thuộc vào Trung Quốc. Muốn giảm thiểu ô nhiễm không khí, phải kiểm soát được các nguồn phát thải PM2.5 như các nhà máy điện than, các phương tiện giao thông đường bộ, và các dự án xây dựng gây ô nhiễm… Không chỉ kiểm soát để giảm các nguồn phát thải gây ô nhiễm, mà còn phải bảo vệ và bổ xung cho quỹ cây xanh như "lá phổi" của thành phố, và phải xây dựng văn hóa ứng xử thân thiện với môi trường với các quy chuẩn của "thành phố xanh" và "GDP xanh".

Nhưng năm 2014, Hà Nội đã chặt hạ 500 cây xanh trên đường Nguyễn Trãi để phục vụ cho dự án đường sắt trên cao Cát Linh-Hà Đông do nhà thầu Trung Quốc thi công. Dự án đó bị đội vốn và chậm tiến độ đến nay vẫn chưa xong, trở thành một vết nhơ của Hà Nội. Năm 2015, Hà Nội lại lên phương án "chặt hạ và thay thế 6700 cây xanh", gây ra một làn sóng phản đối mạnh mẽ làm chấn động dư luận trong nước và quốc tế, nên buộc phải dừng lại.

Trước sức ép dư luận, Sở Xây Dựng Hà Nội đã bị thanh tra và kỷ luật để "rút kinh nghiệm", nhưng họ đã chặt hàng ngàn cây xanh, làm tổn thương "lá phổi" của thủ đô. Đằng sau quyết định thiển cận đó chắc có bàn tay của các nhóm lợi ích "ăn không từ một cái gì". Sau khi ăn xong vỉa hè, họ định ăn tiếp cây xanh. Không chỉ cây xanh Hà Nội mà các vườn quốc gia cần được bảo tồn (như Sơn Trà, Bà Nà, Tam Đảo) cũng đang bị các nhóm lợi ích xâm hại để xây dựng các khu nghỉ dưỡng cao cấp, trong cơn sốt bất động sản.

Kết quả là Hà Nội không còn là một địa chỉ "đáng sống". Thành phố quá nhiều rác thải và bụi, giao thông thường bị ách tắc do hạ tầng quá tải. Nay đường phố Hà Nội có nơi xuống cấp như đường nông thôn với nhiều "ổ gà" và "sống trâu", những nắp cống tụt xuống như những cạm bẫy. Nhưng "lá phổi" Hà Nội còn bị tổn thương và bất lực trước ô nhiễm môi trường. Có nhà văn nói "Hà Nội đẹp quá, người ta phá đến thế mà vẫn đẹp", nhưng có nhà báo lại nói "Hà Nội đang bị quả báo", phải trả giá sớm cho lòng tham và dân trí thấp.

Nếu bạn sống ở Hà Nội trong những ngày tháng này, chắc sẽ được cảnh báo là "không nên ra ngoài đường" vì chỉ số ô nhiễm không khí (AQI) thường xuyên tới mức đỏ (dưới 200) và tím (trên 200). Ngồi trong nhà nhìn qua cửa kính, người ta thấy bầu trời mù mịt, không nhìn rõ các tòa nhà vì sương mù dày đặc, có chứa bụi mịn PM2.5 và PM10. Thật khủng khiếp khi ô nhiễm không khí đang lặng lẽ giết dần người Việt như "đẳng tử", nhưng điều đáng buồn là người Hà Nội dường như không sợ chết, chắc vì Hà Nội không vội được đâu !

Ngày 18/12, Chủ tịch Hà Nội họp với các Sở Ban Ngành, và ngày 19/12, Bộ trưởng TN-MT họp bàn giải pháp cấp bách về ô nhiễm môi trường. Theo báo Thanh Niên (20/12/2019) vấn đề cấp bách nhưng giải pháp nhạt nhòa, và báo nhấn mạnh "cả năm qua, người dân ở các đô thị lớn như Hà Nội và tp Hồ Chí Minh gánh chịu nhiều đợt ô nhiễm không khí kéo dài nhưng phải đến tận tháng cuối năm, một vài cơ quan mới tổ chức họp tìm giải pháp". Đó là phản ứng "quá ít và quá chậm" (too little too late) trước nguy cơ khủng hoảng môi trường.

Mấy lời cuối

Greta Thunberg là một hiện tượng về sự trỗi dậy của "quyền lực vi mô" (micro power) và sự suy tàn của quyền lực vĩ mô mà Moses Naim đã đề cập (The End of Power, 2013). Thunberg đại diện cho thế hệ trẻ đang làm cho thế giới biến chuyển khó lường, từ Algeria đến Hongkong, và nhiều nơi khác. Thunberg dám lên án và lên lớp các nguyên thủ quốc gia tại diễn đàn Liên Hiệp Quốc về môi trường (23/9/2019), vừa được Time bình chọn là "nhân vật của năm". Trên thế giới, nguy cơ khủng hoảng môi trường do biến đổi khí hậu là một vấn đề lớn.

Thunberg có 3 thế mạnh cơ bản so với nhiều người khác. Một là cô sinh trưởng tại Bắc Âu có nhiều ưu việt. Hai là cô được hàng triệu người trên thế giới ủng hộ vì dũng cảm lên tiếng bảo vệ môi trường. Ba là cô còn rất trẻ trong khi lãnh đạo các nước đã già. Nếu xảy ra thảm họa môi trường thì tất cả sẽ bình đằng trước cái chết, nhưng chắc Thunberg sống lâu hơn. Nếu loài khủng long đã bị diệt chủng vì "thiên tai" thì loài người có thể bị diệt chủng vì "nhân họa", nên họ cần được cảnh tỉnh để chung sức đối phó với thảm họa môi trường.

Trong khủng hoảng Biển Đông năm 2019, Việt Nam đã cứng rắn hơn, nhưng năm 2020 với tư cách Chủ tịch ASEAN và thành viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, Việt Nam cần có lập trường rõ ràng hơn để quốc tế ủng hộ. Trước nguy cơ làm nhiều đập thủy điện trên sông Mekong đe dọa sự sống còn của đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam cần xem xét lại kế hoạch PV Power đầu tư (38%) vào dự án thủy điện Luang Prabang. Đây là một sai lầm lớn như "tự bắn vào chân mình", vì rủi ro động đất ở Bắc Lào rất lớn, Việt Nam sẽ mất uy tín và mắc kẹt vì lập trường thiếu nhất quán, và Trung Quốc sẽ lợi dụng để phân hóa.

Nhân ngày lễ Christmas, chắc Thiên chúa rất buồn khi biết nhân viên ý tế bệnh viện mang tên Saint Paul đã gian lận cắt đôi que thử HIV và Viêm gan B để lừa gạt bệnh nhân. Trong khi các quan chức cấp cao và đại gia "tham nhũng vĩ mô", thao túng vụ mua bán AVG để chiếm đoạt hơn bảy ngàn tỷ đồng, thì bệnh viện Saint Paul "tham nhũng vặt" để chiếm đoạt vài chục triệu đồng. Trong khi các quan chức Y tế và VN Pharma nhập thuốc ung thư giả bán cho bệnh nhân, thì các quan chức giáo dục gian lận để thao túng kết quả thi cử. Thể chế có những lỗ hổng để họ tham nhũng toàn diện và triệt để, "ăn của đân không từ một cái gì".

Thể chế đang ưu tiên kiểm soát chặt chẽ người dân bằng các nguồn lực và công nghệ cao (như "hệ thống tín nhiệm xã hội" tại Trung Quốc), nhưng không kiểm soát được quyền lực của các nhóm lợi ích thân hữu và minh bạch hóa để chống tham nhũng. Nay thể chế có những lỗ hổng và sơ hở để các nhóm lợi ích thân hữu lũng đoạn, làm nạn buôn bán ma túy bùng phát và tội phạm hoành hành. Nếu không cải tổ thể chế thì không thể kiểm soát được quyền lực và không bảo vệ được môi trường sống đang đứng trước nguy cơ khủng hoảng.

Nguyễn Quang Dy

Nguồn : viet-studies, 31/12/2019

Tham khảo :

1. Burden of Disease from Rising Coal-Fired Power Plant Emissions in Southeast Asia, Harvard University & Greenpeace InternationalJanuary 2017.

2. Dự báo chất lượng không khí tại Hà Nội và khu vực phía Bắc Việt Nam, Dự án VAST & IIASA, 10/2018.

3. Trung Quốc đổ hàng tỷ đô vào nhiệt điện than ở Việt Nam, Dân Trí, 23/01/2019.

4. Did Vietnam Just Doom the Mekong ? Tom Fawthrop, Diplomat, November 26, 2019

5. Thủy điện Luang Prabang trên vùng động đất Bắc Lào và thảm họa vỡ đập dây chuyền, Ngô Thế Vinh, Người Việt, November 25, 2019

6. Khí thải điện than đang tác động mạnh tới ô nhiễm ở Hà Nội ? Zing, 18/12/2019.

7. Bụi mịn Hà Nội ở đâu ra, làm sao để dân không phải hít bụi mịn nữa ? Phạm Duy Hiển, VOV, 26/12/2019.

8. Không khí Hà Nội ở ngưỡng rất có hại ngày thứ 7 liên tiếp, Vietnamnet, 14/12/2019

9. Hà Nội ô nhiễm không khí nhất thế giới, Bộ Y tế ra khuyến cáo đặc biệt, Vietnamnet, 15/12/2019

10. Ô nhiễm không khí đã trở nên cấp bách ! Thanh Niên, 20/12/2019

11. Bộ Công thương, điện than và Nghị quyết 120/NQ-CP, Nguyễn Ngọc Trân, VietTimes, 28/12/2019 

Published in Diễn đàn

Dịp Chúa Giáng sinh và Năm mới đang tới gần là cơ hội tốt để nhìn lại năm cũ và chuẩn bị năm mới. Trong năm 2019, nhu cầu đối tác chiến lược Việt-Mỹ cấp bách hơn khi đối đầu Viêt-Trung tại Bãi Tư Chính đã tạo ra một cuộc khủng hoảng mới tại Biển Đông.

bd1

Trung Quốc đã cho tầu thăm dò HD-8 và nhiều tàu chiến vũ trang 4 lần xâm phạm vùng biển Việt Nam

Từ 4/7 đến 24/10/2019, Trung Quốc đã cho tầu thăm dò HD-8 và nhiều tàu chiến vũ trang 4 lần xâm phạm vùng biển Việt Nam, xô đẩy Hà Nội về phía Mỹ. Ông Nguyễn Phú Trọng định đi thăm Mỹ để tìm kiếm sự hỗ trợ và nâng quan hệ lên đối tác chiến lược, nhưng việc đó vẫn chưa thành. Đây là một di sản của năm 2019 để lại cho năm 2020 như một khoản nợ chiến lược.

Quá ít và quá muộn 

Trong dịp họp cấp cao Trump-Kim tại Hà Nội (2/2019), ông Trump đã mời ông Trọng đến thăm Washington, dự kiến để thảo luận vấn đề Biển Đông và đối tác chiến lược Việt-Mỹ. Nhưng kế hoạch đi thăm Mỹ của ông Trọng vào tháng 7 và 10 năm 2019 không khả thi vì lý do sức khỏe hoặc vì Trung Quốc phản ứng. Trong khi đó, ông Trump phải đối phó với nguy cơ bị Hạ Viện bỏ phiếu phế truất trong khi Quốc Hội ngày càng bị phân hóa sâu sắc.

Cuối năm 2019, nhiều người lo ngại rằng Việt Nam đối phó khó khăn trước mối đe dọa của Trung Quốc và không nâng cấp quan hệ Việt-Mỹ lên đối tác chiến lược sẽ khuyến khích Trung Quốc hành động liều lĩnh hơn tại Biển Đông. Chuyến thăm Việt Nam của Bộ trưởng Quốc phòng Mark Esper nhằm củng cố thêm lòng tin cho Việt Nam và ASEAN trước những hành động xâm lấn ngày càng trắng trợn của Trung Quốc tại Biển Đông.

Trong diễn văn tại Học viện Ngoại giao Việt Nam (20/11/2019), ông Mark Esper đã bày tỏ quan điểm cứng rắn hơn với Trung Quốc và ủng hộ Việt Nam : "Mỹ kiên quyết chống lại sự đe dọa của bất cứ nước nào áp đặt chủ quyền lãnh thổ hay hàng hải, và kêu gọi chấm dứt sự bắt nạt và các hành động phi pháp khác tác động tiêu cực đến các nước ASEAN ven biển… Chúng tôi sẽ tiếp tục ủng hộ cố gắng của các nước đồng minh và đối tác, đặc biệt là của Việt Nam, nhằm đảm bảo tự do hàng hải và cơ hội phát triển kinh tế trong toàn khu vực…".

Các chuyên gia cho rằng điều đó là cần thiết, nhưng "quá ít và quá muộn" (too little, too late) vì Mỹ đã để cho Trung Quốc trỗi dậy làm chủ Biển Đông. Lòng tin chiến lược của các nước khu vực vào Mỹ đã bị xói mòn qua thực tiễn, trong khi Trung Quốc thấy đủ mạnh để thách thức Mỹ và tìm cách gạt Mỹ ra khỏi Biển Đông như cái ao riêng của mình. Về lâu dài, Mỹ cần quay lại với TPP-12, nhưng trước mắt Mỹ và Việt Nam đang tăng cường hợp tác về năng lượng, như các dự án điện khí Sơn Mỹ tại Bình Thuận (trị giá 5 tỷ USD) để giảm thiểu thâm hụt thương mại Việt-Mỹ và sự lệ thuộc quá nhiều của Việt Nam vào Trung Quốc.

Trong bối cảnh đó, Việt Nam vẫn theo đuổi chính sách quốc phòng "ba không" (không có căn cứ quân sự nước ngoài, không liên minh quân sự, không liên kết với nước này để chống nước khác) mặc dù chính sách đó cần xem xét lại. Ngày 25/11/2019, Việt Nam công bố Sách trắng Quốc phòng mới, nhấn mạnh định hướng "Hòa bình và Tự vệ" bằng "Hợp tác và Đấu tranh", có đề cập đến căng thẳng tại Biển Đông. Nhưng sau 10 năm, chính sách "ba không" nay được điều chỉnh thành "bốn không" chưa đáp ứng tương xứng với tình thế mới.

Nói cách khác, đó không phải là điều chỉnh chiến lược (lâu dài) mà chỉ là điều chỉnh chiến thuật (trước mắt) để đối phó tình huống. Có thể hiểu chính sách "bốn không" là "ba không một nếu", để ngỏ khả năng hợp tác chiến lược với các nước (như Mỹ) nếu Việt Nam bị nước khác (như Trung Quốc) tấn công xâm lược. Sau 10 năm mà Sách Trắng Quốc phòng Việt Nam chỉ có thế đã làm nhiều người thất vọng. Điều đó có thể lý giải vì sao đến nay Mỹ và Việt Nam chưa nâng cấp quan hệ lên đối tác chiến lược hay đối tác chiến lược toàn diện.

Theo Lê Hồng Hiệp (ISEAS), việc bổ sung nguyên tắc "không sử dụng hay đe dọa sử dụng vũ lực" vào chính sách ba không là không cần thiết, làm loãng thông điệp chính và tạo ra sự hiểu lầm về chính sách quốc phòng của Việt Nam. Một số nhà bình luận (như Bill Hayton) cho rằng nguyên tắc mới này mâu thuẫn với mục đích của chương trình hiện đại hóa quân đội cũng như nhiệm vụ chính của các lực lượng vũ trang Việt Nam (1).

Các nhà ngoại giao có thể lập luận rằng điều quan trọng là thực chất chứ không phải là câu chữ, và có thể kể ra một loạt chương trình hợp tác quốc phòng tốt đẹp giữa Mỹ và Việt Nam. Nhưng điều đó chỉ đúng một nửa và chưa lý giải được tại sao lại không dám gọi tên đúng thực chất, và tại sao Việt Nam lại bỏ 15 hoạt động giao lưu quốc phòng với Mỹ (năm 2019). Chỉ có thể lý giải là do lòng tin chiến lược chưa đủ và hợp tác chiến lược còn chập chững. Việt Nam không muốn làm mất lòng Trung Quốc và nội bộ còn bất đồng (như tay phải, tay trái).

Đã đến lúc Việt Nam cần xem xét lại một cách nghiêm túc và điều chỉnh chiến lược một cách thực chất, trước mắt tập trung vào hai mục tiêu chính là cải cách thể chế trong nước và quốc tế hóa tranh chấp tại Biển Đông. Trong khi "định hướng xã hội chủ nghĩa" có thể cản trở sự phát triển và hội nhập quốc tế, thì chính sách quốc phòng "ba không" có thể cản trở việc bảo vệ chủ quyền và an ninh quốc gia. Nếu Việt Nam định gửi cho Trung Quốc một thông điệp về "làn ranh đỏ" tại Biển Đông thì thông điệp đó vẫn chưa đủ mạnh vì thiếu sự răn đe của Mỹ.

Theo Fareed Zakaria (CNN) "đồng thuận mới" của Mỹ về Trung Quốc gồm ba điểm chính. Một là thừa nhận chủ trương cộng tác (engagement) với Trung Quốc đã thất bại vì không tác động được vào chuyển biến nội bộ và thái độ đối ngoại của họ. Hai là chính sách đối ngoại của Trung Quốc hiện nay là hiểm họa lớn nhất đối với lợi ích của Mỹ và trật tự thế giới dựa trên luật lệ. Ba là tích cực đối đầu với đe dọa của Trung Quốc sẽ tốt hơn là cộng tác như trước đây (2).

Theo Yoji Koda (cựu tư lệnh hải quân Nhật), Việt Nam tuy yếu hơn nhưng có thể vô hiệu hóa các cứ điểm mạnh của Trung Quốc trên đảo Woody (ở Hoàng Sa) bằng cách triển khai các tàu ngầm Kilo để phong tỏa đường tiếp tế hậu cần cho đảo. Bờ biển dài của Việt Nam cũng tiện cho việc bố trí tên lửa đối đất và đối hạm để phong tỏa các căn cứ trên đảo Woody và Hải Nam. Còn Philippines cũng có thể bố trí tên lửa trên đảo Palawan để khống chế các cứ điểm Trung Quốc trên các đảo Trường Sa. Nếu các nước yếu hơn làm được điều đó thì các cứ điểm mạnh của Trung Quốc tại Biển Đông sẽ trở thành "đàn ếch bất lực trước những con rắn" (3).

Tiến thoái lưỡng nan

Có lẽ đã đến lúc Việt Nam cần bỏ tầm nhìn lỗi thời về "định hướng xã hội chủ nghĩa", vì nó chỉ hậu thuẫn cho tham nhũng và làm thất bại các doanh nghiệp nhà nước, làm cho nền kinh tế thị trường còn non trẻ hoạt động thiếu hiệu quả, và làm cho Việt Nam tụt hậu so với các nước láng giềng. Tháng 5/2019, ông Nguyễn Phú Trọng đã công khai đặt ra vấn đề cải cách chính trị và chấp nhận khu vực tư nhân làm đầu tàu kinh tế để giúp Việt Nam tránh nguy cơ kép về "bẫy thu nhập trung bình" và hệ lụy của chiến tranh thương mại Mỹ-Trung.

Về thương mại, Việt Nam tuy có lợi nhưng dễ thành nạn nhân của chiến tranh thương mại Mỹ-Trung vì các nước khác lợi dụng Việt Nam làm nơi trung chuyển hàng hóa để trốn thuế Mỹ. Sau khi ông Trump bất ngờ cáo buộc Việt Nam "gần như là kẻ lợi dụng tồi tệ nhất" và "thậm chí còn tệ hơn cả Trung Quốc", tháng 7/2019 Bộ Thương mại Mỹ đã đánh thuế 400% lên sản phẩm thép của Việt Nam có xuất xứ từ Hàn Quốc và Đài Loan hoặc Trung Quốc. Gần đây, Việt Nam đã tham gia hai hiệp định thương mại tự do : CPTPP (3/2018) và EVFTA (6/2018). Tuy các hiêp định này sẽ giúp Việt Nam tiếp cận tốt hơn thị trường toàn cầu và giúp tăng trưởng GDP, nhưng đòi hỏi Việt Nam cải cách thể chế về công đoàn và nhân quyền.

Theo David Hutt (Diplomat), sau chuyến thăm của Bộ trưởng Thương mại Wilbur Ross (7-9/11/2019), Việt Nam đang tăng cường ngăn chặn hàng Trung Quốc trung chuyển qua Việt Nam để trốn thuế Mỹ, làm tăng thêm thâm hụt thương mại (nay là 40 tỷ USD). Hai vấn đề thâm hụt thương mại và trung chuyển hàng hóa liên quan chặt chẽ với nhau, có thể làm Việt Nam "lợi bất cập hại", nếu để Mỹ trừng phat. Vì vậy, hợp tác năng lượng là một phát triển đúng hướng để giảm thiểu thâm hụt thương mại và sự lệ thuộc vào Trung Quốc về nhiệt điện. Tập đoàn AES đã cam kết xây dựng nhà máy điện khí Sơn Mỹ 2 (trị giá 3,1 tỷ USD) (4).

Trong cuộc khủng hoảng Biển Đông lần trước (5/2014) Trung Quốc đã điều dàn khoan HD-981 với hàng trăm tàu hộ tống xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam, tạo ra một bước ngoặt, xô đẩy Việt Nam lại gần Mỹ. Ông Trọng lúc đó là Tổng bí thư đã đi thăm Mỹ lần đầu tiên (8/2015) và được đón tiếp tại Phòng Bầu Dục, như một cử chỉ tượng trưng. Ông Obama đã khẳng định Mỹ không tìm cách thay đổi chế độ của Việt Nam, và khi đến thăm Việt Nam (5/2016) ông Obama đã quyết định bỏ cấm vận vũ khí sát thương. Nay không phải ngẫu nhiên mà đúng lúc này vợ chồng ông Obama lại sang thăm Việt Nam.

Dưới thời Trump, Chiến lược Quốc phòng của Mỹ (NDS) coi Trung Quốc là đối thủ chính, và chiến tranh thương mại Mỹ-Trung làm quan hệ Mỹ-Việt càng thêm phức tạp. Kế hoạch thăm Mỹ của ông Trọng được thúc đẩy bởi mối đe dọa của Trung Quốc khi họ điều tàu thăm dò HD-8 và nhiều tàu chiến vũ trang quấy nhiễu hoạt động khoan dầu khí của Việt Nam tại mỏ Lan Tây-Lan Đỏ gần bãi Tư Chính. Mỏ này có trữ lượng 45 triệu thùng dầu và 172 tỷ m2 khí, và Bồn Nam Côn Sơn cung cấp 25% nhu cầu năng lượng của Việt Nam.

Trong cuộc đối đầu trên biển lần này, tàu thăm dò HD-8 của Trung Quốc đã 4 lần quay lại khảo sát vùng biển gần bãi Tư Chính và dọc các tỉnh Nam Trung Bộ, mở rộng phạm vi xâm nhập trái phép ra các vùng khác tại Biển Đông. Ngày 3/9, tàu cẩu Lam Kình đã tiến sâu vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam gần dự án Cá Voi Xanh (lô 118), chỉ cách đảo Lý Sơn khoảng 30 dặm, và cách bờ biển tỉnh Quảng Nam khoảng 88 cây số. Sẽ không ngạc nhiên nếu một ngày nào đó Trung Quốc điều dàn khoan vào đây để thăm dò dầu khí.

Ngày 18/9/2019, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng nói rằng họ có chủ quyền và quyền tài phán tại bãi Tư Chính (tức "Vạn An Bắc"). Trung Quốc đòi Việt Nam phải ngừng khoan dầu khí tại bãi Tư Chính và lên án Việt Nam vi phạm chủ quyền Trung Quốc và hiệp định song phương. Tuyên bố chính thức này của Trung Quốc là hành động xâm lấn trắng trợn, thách thức chủ quyền của Việt Nam tại bãi Tư Chính khi tàu thăm dò HD-8 và các tàu hộ tống của họ tiếp tục xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam.

Trong khi đối đầu tại bãi Tư Chính gia tăng, có tin đồn ExxonMobil định bỏ dự án Cá Voi Xanh, nên chuyến đi Mỹ của ông Trọng càng cấp bách. Dù ExxonMobil rút vì lý do Trung Quốc gây sức ép hay do Việt Nam kéo dài quá trình đàm phán về giá khí, thì điều đó chỉ giúp cho Bắc Kinh có cơ hội gạt Mỹ ra khỏi Biển Đông như cái ao riêng của họ. Nếu ExxonMobil mà rút thật thì việc kiểm soát Biển Đông của Trung Quốc sẽ thành hiện thực.

Nhưng Cá Voi Xanh khác với Cá Rồng Đỏ hợp tác với Repsol của Tây Ban Nha, khác với Lan Tây-Lan Đỏ mà Rosneft của Nga sở hữu 35%, ONGC của Ấn Độ sở hữu 45%, và PVEP của Việt Nam sở hữu 20%. Cá Rồng Đỏ nằm trên thềm lục địa của Việt Nam và nằm trong "đường Chín đoạn", cách Vũng Tàu 400 km, nhưng Cá Voi Xanh nằm sâu trong vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam và nằm ngoài "đường Chín đoạn", cách bờ biển Quảng Nam có 88 km. Trung Quốc không thể bắt nạt Mỹ như Tây Ban Nha và ExxonMobil không phải là Repsol. Trữ lượng của Cá Voi Xanh lớn gấp ba lần Lan Tây-Lan Đỏ mà nay được coi là mỏ dầu khí có đóng góp tốt nhất cho Việt Nam, với 48,5 tỷ m2 khí và 18,5 triệu thùng dầu thô.

Về tư duy chiến lược, một số chuyên gia cho rằng dự án Cá Voi Xanh có ý nghĩa răn đe chiến lược còn lớn hơn cả mấy tàu ngầm Kilo mua của Nga. Lúc này, sự có mặt của ExxonMobil có ý nghĩa chiến lược sống còn nên Việt Nam cần tìm mọi cách giữ họ ở lại. Việc đàm phán quá lâu về giá khí của Cá Voi Xanh và xem xét quá lâu về thủ tục chấp thuận có thể xô đẩy ExxonMobil phải cân nhắc đến khả năng rút, mà điều đó chỉ có lợi cho Trung Quốc. Đó là bối cảnh phức tạp đang đặt Việt Nam vào tình thế "tiến thoái lướng nan" (catch-22).

Mấy lời cuối

Trên thực tế, Việt Nam đã có quan hệ "đối tác chiến lược" với 16 nước trong đó có Nga, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Nam Hàn, và một số nước ASEAN, và "đối tác toàn diện" với 14 nước trong đó có Mỹ, Canada, Myanmar. Tuy "đối tác chiến lược" về nguyên tắc cao hơn "đối tác toàn diện" về quy chế ngoại giao và mức độ hợp tác quốc phòng, nhưng trên thực tế đó chỉ là những khái niệm tương đối khác nhau về "thuật ngữ", trong khi các "đối tác chiến lược toàn diện" như Nga, Trung Quốc, Ấn Độ quan trọng hơn với Việt Nam.

bd2

Bộ trưởng Quốc phòng Ngô Xuân Lịch và người đồng cấp phía Mỹ Mark Esper tại lễ đón chính thức sáng 20/11. Ảnh : Reuters.

Nhưng có một nghịch lý là chẳng có đối tác chiến lược nào dám đứng lên chống lại Trung Quốc khi Việt Nam bị bắt nạt tại bãi Tư Chính. Chỉ có Mỹ là nước duy nhất bênh vực Việt Nam về ngọai giao trong vụ đối đầu này, tuy chưa phải là đối tác chiến lược. Việt Nam dễ bị tổn thương trước sự đe dọa của Trung Quốc, nên sẽ hợp lý nếu Việt Nam trở thành đối tác chiến lược của Mỹ. Nhưng bước phát triển tất yếu này đã bị trì hoãn đến tận bây giờ vì Việt Nam vẫn lo ngại Trung Quốc phản ứng. Mối đe dọa của Trung Quốc không chỉ bao trùm lên Biển Đông mà còn lên cả dòng sông Mekong và các nơi xung yếu khác quanh Việt Nam.

Thế giới đang thay đổi bất thường và khó lường, nên Việt Nam cần phản ứng linh hoạt với tư duy chiến lược đột phá nhằm tháo gỡ ách tắc và bước đi chập chững hiện nay, để thoát khỏi ngã ba đường. Trước mắt, có ba ưu tiên chiến lược hàng đầu : Một là cải cách thể chế và dân chủ hóa để tháo gỡ ách tắc và phát huy nội lực ; hai là thúc đẩy đối tác chiến lược với Mỹ ; ba là quốc tế hóa tranh chấp Biển Đông và kiện Trung Quốc để tranh thủ quốc tế. Đó là ba mục tiêu chiến lược cơ bản có thể bổ xung cho nhau, giúp Việt Nam phát huy tốt hơn vai trò chủ tịch ASEAN và ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc trong năm 2020.

Theo Bloomberg (12/12/2019) Trump đã ký duyệt thỏa thuận thương mại Mỹ-Trung giai đoạn một, theo đó Mỹ sẽ giảm 50% thuế trên 360 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc và không đánh thuế thêm 156 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc (sau 15/12/2019). Đổi lại, Trung Quốc thỏa thuận sẽ mua 200 tỷ USD hàng Mỹ trong 2 năm, trong đó có 50 tỷ USD mua nông sản. Tuy đảng Dân Chủ và một số nghị sỹ Cộng Hoà (như Thượng nghị sĩ Marco Rubio) chỉ trích thỏa thuận này, nhưng thị trường chứng khoán phản ứng tích cực : chỉ số Dow Jones và S&P 500 tăng 0,8%. Tuy trước mắt Trump và Tập đều cần một thỏa thuận thương mại để tuyên bố "thắng" nhằm đối phó với sức ép kinh tế và chính trị, nhưng về lâu dài Mỹ-Trung vẫn đối đầu, vừa đánh vừa đàm.

Trong bối cảnh đó, Đối thoại Chính sách Quốc phòng Việt-Mỹ tại Washington (11/12/2019) là một cơ hội tốt, nhưng còn quá sớm để hai bên thay đổi nguyên trạng. Một là lãnh đạo hai nước chưa thực sự sẵn sàng, vì đang đối phó với các vấn đề khác cấp bách hơn. Hai là ASEAN và các nước Đông Á khác vẫn lo sợ và không muốn làm mất lòng Trung Quốc. Ba là khủng hoảng Biển Đông lại trùng xuống và Trung Quốc là bậc thầy về cờ vây nên muốn duy trì căng thẳng tại Biển Đông trong "vùng xám" nhằm gạt ảnh hưởng của Mỹ. Vì vậy, Trung Quốc coi khủng hoảng Biển Đông là "vấn đề nhỏ" nhưng đối với Việt Nam là "vấn đề lớn". Việt Nam đang cô đơn nên vẫn phải theo đuổi chính sách cân bằng để giữ nguyên trạng tạm thời. 

Nguyễn Quang Dy

Nguồn : viet-studies, 15/12/2019

Chú thích

(1) New White Paper Reveals Little Change to Vietnam’s Defence Policy, Le Hong Hiep, ISEAS,  December 10, 2019

(2) The New China Scare, Fareed Zakaria, Foreign Affairs, December 6, 2019

(3) Japan’s Options in the South China SeaYoji Koda, Diplomat, December 9, 2019

(4) Vietnam struggles to stay a trade war winner, David Hutt, Asia Times, December 10, 2019

Tham khảo

1. Dân chủ hóa để bảo vệ chủ quyền đất nước trường tồn, Vũ Ngọc Hoàng trả lời p/v RFI, 25/10/2019

2. Can Vietnam Be America’s New Ally Against China ?, Anders Corr, National Interest, November 7, 2019

3. What does the US want from China ? What is its endgame ? David Grossman, RAND, November 8, 2019

4. US Perspectives on The South China Sea in An Era of Strategic Competition, Rebecca Strating, Australian Institute of International Affairs, November 25, 2019

5. US-China rivalry puts Vietnam in a no-win bind, David Hutt, Asia Times, December 4, 2019

6. Vietnam Draws Lines in the Sea, Huong Le Thu, Foreign Policy, December 6, 2019

7. Is China Planning To Incite A People’s War To Dominate The South China Sea ? James Holmes, National Interest, December 13, 2019

8. Winners and losers in Trump’s phase one China trade deal, Heather Long, Washington Post, December 14, 2019

Published in Diễn đàn

Khủng hoảng Biển Đông lần 2 tại Bãi Tư Chính (Vanguard Bank) vẫn tiếp diễn. Tàu HD-8 vẫn khảo sát trái phép vùng biển ngoài khơi Nam Trung Bộ (cách bờ khoảng 180 km), trong khi các tàu hải cảnh Trung Quốc vẫn quấy rối hoạt động của mỏ Lan Tây-Lan Đỏ (lô 06-01) gây sức ép với Việt Nam và Rosneft. Ngày 3/9/2019, tàu cần cẩu Lam Kình của Trung Quốc đã tiến vào vùng biển gần mỏ Cá Voi Xanh (lô 118) cách đảo Lý Sơn gần 50 km, cách bờ biển Quảng Nam gần 90 km. Theo South China Morning Post (25/9/2019) Trung Quốc đã cho dàn khoan HD-982 tới Biển Đông, có thể tiến vào vùng biển Việt Nam bất cứ lúc nào. 

cavoi11

Trung Quốc đã cho dàn khoan HD-982 tới Biển Đông, có thể tiến vào vùng biển Việt Nam bất cứ lúc nào. 

Trong khi đó dự án Cá Voi Xanh (lô 118) vẫn chậm tiến độ. Gần đây có tin đồn ExxonMobill định rút khỏi dự án này. Câu chuyện Cá Voi Xanh tuy còn chưa rõ, nhưng cửa sổ cơ hội cho Việt Nam dường như đang khép lại. Trước đây, Việt Nam đã bỏ lỡ nhiều cơ hội, nay lịch sử có thể lặp lại, nếu người ta chỉ "thấy cây mà không thấy rừng". Bài này phân tích một số nghịch lý có thể gây trở ngại cho dự án chiến lược Cá Voi Xanh, dẫn đến hệ quả khó lường, nếu Việt Nam thiếu quyết đoán, hành động quá yếu và quá chậm (too little too late).   

Các tin đồn nửa sự thật

Theo David Hutt (Asia Times, 13/9/2019), blogger Huy Đức cho biết "ExxonMobil đã thông báo với chính phủ Việt Nam (28/8/2019) là họ định bán lại 64% cổ phần dự án Cá Voi Xanh" (dự kiến sẽ khai thác khí từ năm 2023). Trong khi đó, các quan chức dầu khí Việt Nam đều cho rằng Trung Quốc đang thách thức và gây sức ép với Việt Nam. Theo Yuval Harari, chúng ta đang sống trong thời kỳ "hậu sự thật", nên tin đồn này là "nửa sự thật".

Theo Tim Daiss (chuyên gia dầu khí) Bắc Kinh muốn ép Hà Nội không được hợp tác với ExxonMobil tại dự án Cá Voi Xanh, nhằm đẩy Mỹ ra khỏi Biển Đông. Nếu Cá Voi Xanh bị đình trệ, các dự án điện khí không tiến triển, Việt Nam buộc phải tiếp tục làm điện than, sẽ phải phụ thuộc vào Trung Quốc về an ninh năng lượng (1).

Theo Carl Thayer (chuyên gia về Việt Nam), "sau Bãi Tư Chính sẽ đến lượt Cá Voi Xanh". Mỏ Cá Voi Xanh có trữ lượng khí khoảng 150 tỷ m3, gấp 3 lần mỏ Lan Tây-Lan Đỏ ở Nam Côn Sơn. Trung Quốc theo đuổi chính sách hai mặt : Một mặt họ quấy rối các dự án dầu khí (như với Repsol, Rosneft, ExxonMobil). Mặt khác họ gây sức ép buộc Việt Nam phải khai thác chung với Trung Quốc. Nếu họ không thấy có "tiến bộ" trong việc quấy rối các dự án với Rosneft (gần bãi Tư Chính), họ có thể quấy rối dự án Cá Voi Xanh (với ExxonMobil).

Tuy gây sức ép với Việt Nam và các đối tác là chủ trương nhất quán của Trung Quốc, nhưng trong trường hợp này không phải dễ vì Cá Voi Xanh khác với Cá Rồng Đỏ và Lan Đỏ. Thứ nhất, Cá Voi Xanh nằm ngoài "đường chín đoạn". Thứ hai, ExxonMobil không phải là Repsol, và Trung Quốc không bắt nạt được Mỹ. Tuy họ không ép được Mỹ hay Nga phải bỏ cuộc (như Tây Ban Nha), nhưng "yếu tố Trung Quốc" có thể tạo ra "hiệu ứng kép" làm phức tạp thêm vấn đề "cơ chế" như thủ tục phê duyệt và giá cả (đấy là chưa kể lợi ích nhóm).

Trung Quốc còn có thể tác động vào nội bộ Việt Nam, làm chậm tiến độ dự án, để phân hóa Việt Nam với Mỹ. Tuy Trung Quốc không dại gì gây căng thẳng quá mức để xảy ra xung đột, nhưng vẫn tiếp tục ép Việt Nam, Malaysia và Philippines, để chứng tỏ rằng các nước này không thể làm được gì để chống lại Trung Quốc, và họ cũng không thể dựa vào sự hỗ trợ của Mỹ hay cộng đồng quốc tế. Carl Thayer cho rằng tình trạng mập mờ của dự án Cá Voi Xanh chắc sẽ rõ ràng hơn khi Tổng bí thư-Chủ tịch nuớc Nguyễn Phú Trọng sang thăm Mỹ (dự kiến vào cuối tháng 10/2019), và cho rằng các quan chức cao cấp của PVN sẽ đi cùng đoàn.

Trước tin đồn ExxonMobil có thể bỏ cuộc, ngày 12/9/2019 người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam khẳng định "Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam đã có thông tin cho biết những dự án dầu khí ở miền Trung, bao gồm các dự án trên biển và trên bờ được tổ hợp nhà thầu Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Tổng Công ty Thăm dò khai thác Dầu khí và ExxonMobil triển khai theo kế hoạch". PVN cũng thông báo "Các dự án dầu khí ở miền Trung Việt Nam (gồm các dự án trên biển và trên bờ) được ExxonMobil, PVN và PVEP triển khai theo kế hoạch". 

Lý giải câu chuyện Cá Voi Xanh

Trong khi Việt Nam lên án Trung Quốc cho tàu thăm dò HD-8 và các tàu hải cảnh vũ trang xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam gần bãi Tư Chính thì ngày 18/09/2019 người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng lên án Việt Nam khai thác dầu khí tại khu vực bãi Tư Chính là xâm phạm chủ quyền của Trung Quốc. Tuyên bố ngang ngược đó của Bắc Kinh làm dư luận bất bình và các chuyên gia quốc tế phản ứng mạnh.  

Theo các chuyên gia Mỹ, đã đến lúc phải thay đổi cục diện tranh chấp hiện nay tại Biển Đông, vì mỗi khi Trung Quốc dùng sức mạnh cưỡng chế thì các nước khu vực phải rút lui. Theo giáo sư Ryan Martinson (học viện hải quân Mỹ), chính quyền Trump cần xúc tiến : 1) Lên án Bắc Kinh đã ép các nước khác phải tuân theo yêu sách bất hợp lý của họ ; 2) Cấm các tàu Trung Quốc tiếp cận các hải cảng của Mỹ, và tiến hành khảo sát các vùng đặc quyền kinh tế của Mỹ ; 3) Chia sẻ thông tin về những gì đang diễn ra tại Biển Đông (2).

Trung Quốc dùng tàu hải cảnh vũ trang và dân quân biển xâm phạm vùng EEZ của Việt Nam để ép Hà Nội (và các đối tác) vào chân tường. Nhưng nếu ExxonMobil định rút khỏi dự án Cá Voi Xanh vì sức ép của Trung Quốc, thì chính phủ Mỹ chắc phải biết và lên tiếng. Nhưng người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ vẫn tuyên bố (ngày 22/8/2019) : "Các công ty Mỹ đứng đầu về thăm dò và khai thác dầu khí, gồm ngoài khơi Biển Đông… Mỹ cực lực phản đối các nỗ lực của Trung Quốc đe dọa hoặc cưỡng bức các nước đối tác phải thôi hợp tác với các công ty không phải của Trung Quốc, nếu không họ sẽ quấy rối các hoạt động hợp tác dầu khí" (3).  

Trong khi các tin đồn lan nhanh thì có mấy cách lý giải khác (ngoài sức ép của Trung Quốc). Ví dụ, ExxonMobil đang tính lại giá trị thương mại của dự án, trong bối cảnh họ phải cắt lỗ và bỏ một số dự án (như ở Bắc Âu và Úc). Có những lý do buộc họ phải xem lại có nên bỏ Cá Voi Xanh không, nếu có quá nhiều carbon dioxide trong mỏ khí, làm giảm khả năng sử dụng khí được khai thác, vì không thân thiện môi trường. Có thể ExxonMobil không muốn rút, nhưng dùng những lý do trên để ép chính phủ Việt Nam đẩy nhanh tiến độ.       

Theo Bill Hayton (Chatham House) nếu tin đồn trên là thật, thì chắc vì lý do thương mại (từ phía ExxonMobil), chứ không phải vì lý do chính trị (do sức ép của Bắc Kinh). Có thể trụ sở chính Exxon Mobil muốn thoái vốn, nhưng trụ sở khu vực muốn bán khí với giá cao hơn. Mấy năm qua, ExxonMobil đã thương thuyết với Việt Nam về giá bán khí của Cá Voi Xanh, nhưng vẫn chưa đạt được thỏa thuận. Tuy mỏ Cá Voi Xanh nằm ngoài "đường chín đoạn", nhưng Trung Quốc không muốn ExxonMobil hút khí cùng một nguồn lớn mà họ đã thăm dò gần đó (năm 2014). Ngoài dầu khí, Trung Quốc và các nước Đông nam Á vẫn đang tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông, mang ý nghĩa quốc tế. Điểm cốt lõi là các quốc gia có tôn trọng hiệp ước mà họ đã ký, hay muốn sử dụng vũ lực để đạt được. Đó chính là hòn đá tảng cho trật tự thế giới dựa trên luật lệ (4).

Theo Greg Poling (AMTI Director/CSSI) Việt Nam phải đứng vững trước sức ép của Trung Quốc. Cũng như Cá Rồng Đỏ (với Repsol) và Lan Đỏ (với Rosneft) tại Nam Côn Sơn, Cá Voi Xanh (với ExxonMobil) còn quan trọng hơn đối với an ninh năng lượng của Việt Nam cũng như chủ quyền tại Biển Đông. Nhưng nó thực sự không phụ thuộc vào Hà Nội, nếu ExxonMobil thấy đầu tư của họ quá rủi ro (có nhiều khả năng là như vậy). Trước sức ép mà Repsol, Rosneft hay ExxonMobil phải đối mặt, nếu họ định thoái vốn thì Việt Nam không thể làm gì được. Mục tiêu của Trung Quốc là phải tiến tới kiểm soát hầu như toàn bộ Biển Đông. Điều đó đồng nghĩa với việc bất kỳ hoạt động dầu khí nào, ở bất kỳ nơi nào trong khu vực này, cần phải được Trung Quốc cho phép, hoặc phải hợp tác với các công ty của Trung Quốc. 

Theo Bennett Murray (DPA bureau chief) việc gắn khai thác dầu khí với quan hệ giữa các nước lớn là cơ hội tốt để Việt Nam tiếp tục khai thác dầu khí trong "đường chín đoạn". Tuy Trung Quốc muốn ép Việt Nam thôi liên doanh với Rosneft, nhưng Nga vẫn lặng lẽ hỗ trợ Việt Nam. Tại Bankok bên lề hội nghị ngoại trưởng ASEAN (2/8/2019) khi ngoại trưởng Trung Quốc (Vương Nghị) yêu cầu ngoại trưởng Nga (Sergei Lavrov) dừng các hoạt động hợp tác dầu khí với Việt Nam tại bãi Tư Chính, ngoại trưởng Nga đã khéo léo từ chối (5).

Nghịch lý Cá Voi Xanh

Theo thông báo (năm 2017) tổng đầu tư cho dự án Cá Voi Xanh vào khoảng 10 tỷ USD và sẽ đóng góp vào ngân sách nhà nước gần 20 tỷ USD. PVN và ExxonMobil Việt Nam đã ký thỏa thuận khung Hợp đồng Bán khí Cá Voi Xanh, theo đó dự án này sẽ cung cấp khí cho 4 nhà máy điện khí với tổng công suất 3.000 MW (2 nhà máy đặt tại khu kinh tế Chu Lai, tỉnh Quảng Nam, và 2 Nhà máy đặt tại khu kinh tế Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi). Mỏ Cá Voi Xanh lớn gấp 3 lần mỏ khí Lan Tây-Lan Đỏ (là mỏ khí lớn nhất hiện nay ở Nam Côn Sơn), và quan trọng hơn nhiều so với mỏ Cá Rồng Đỏ về giá trị kinh tế cũng như giá trị chiến lược.

PVN đề nghị chính phủ chấp thuận cơ chế giá điện khí của dự án nhằm bao tiêu hết sản lượng khí đã cam kết với nhà thầu Exxon Mobil… Trong khi Bộ Kế hoạch - Đầu tư cho rằng mức giá bán điện của dự án này khá cao so với giá bán điện bình quân hiện nay, Bộ Tài chính đề nghị PVN phân tích, đánh giá về tính cạnh tranh giá điện của dự án này với các dự án điện khác. Tập đoàn Điện lực EVN đề nghị phân tích và xem xét lại phương án tài chính được PVN kiến nghị vì phương án này có nguy cơ gặp nhiều khó khăn, sẽ kéo dài quá trình thương thảo, gây ảnh hưởng đến tiến độ của dự án này và chuỗi dự án Cá Voi Xanh…

Trong khi ExxonMobil có trách nhiệm khai thác đưa khí vào bờ, PVN có trách nhiệm tìm kiếm nguồn tài chính, đàm phán giá điện với EVN, và làm nhà máy điện khí. Theo PVN (9/9/2019), để làm được việc đó, cần được chính phủ phê duyệt. Theo ông Phạm Xuân Cảnh (PVN board member) một số dự án dầu khí như Cá Voi Xanh vướng cơ chế nên chậm, hiệu quả không còn như trước. "Các dự án Cá Voi Xanh, Lô B như nồi cơm của PVN, nồi cơm của tăng trưởng GDP và thu ngân sách. Nhưng vướng cơ chế nọ kia nên bị chậm trễ hết rồi".   

Theo ông Nguyễn Lê Minh (chuyên gia dầu khí) việc ExxonMobil định rút khỏi Cá Voi Xanh là có thật, nhưng để gây sức ép với chính phủ Việt Nam nhằm rút ngắn tiến độ, đi vào khai thác thương mại, chứ không phải do sức ép từ Trung Quốc…ExxonMobil muốn chính phủ Việt Nam thúc đẩy nhanh việc phê duyệt giá bán điện của PVN và EVN (6).

Tuy việc bán điện của phía Việt Nam không liên quan đến lợi ích kinh tế của ExxonMobil, nhưng nếu không được phê duyệt sớm thì có thể làm chậm tiến độ dự án. Theo ông Minh, bản chất của dự án Cá Voi Xanh hoàn toàn khác với dự án Cá Rồng Đỏ. Trong khi Cá Rồng Đỏ (lô 07-03) nằm ở khu Nam Côn Sơn, cách bờ 550km, không thuộc vùng EEZ nhưng vẫn thuộc thềm lục địa của Việt Nam, Cá Voi Xanh (lô 118) chỉ cách bờ có 88km, nằm sâu trong vùng EEZ của Việt Nam, và nằm bên ngoài "Đường Chín Đoạn" của Trung Quốc.

Theo ông Minh, nếu ExxonMobil định rút, chắc không phải do sức ép của Trung Quốc. Sau này, nếu ExxonMobil rút và chính phủ Việt Nam muốn thay bằng Rosneft thì vấn đề lại khác, vì Nga và Trung Quốc có nhiều ràng buộc kinh tế và chính trị. Hiện nay Rosneft là tập đoàn dầu khí lớn nhất của Nga và Trung Quốc có 9% cổ phần trong Rosneft nên chắc họ có lợi ích chung. Có tin đồn ExxonMobil định bán lại cổ phần Cá Voi Xanh cho Rosneft.  

Đến nay, PVN xác nhận có việc ExxonMobil đang gây sức ép lên chính phủ Việt Nam để rút ngắn quy trình phê duyệt, nhằm giúp dự án kịp tiến độ. Hiện nay hợp đồng dầu khí (PSC) của ExxonMobil tại dự án Cá Voi Xanh có thời hạn 20 năm (2009 - 2029), nhưng 10 năm đã trôi qua kể từ khi ký kết, nay dự án mới dừng ở giai đoạn thiết kế kỹ thuật (FEED), còn lâu mới có thể đi vào khai thác thương mại. Điều này chắc làm ExxonMobil lo ngại.

Năm ngoái, lãnh đạo PVN cho biết tình hình biển Đông tiếp tục có những diễn biến phức tạp, ảnh hưởng đến hoạt động thăm dò dầu khí cũng như kêu gọi nước ngoài đầu tư vào thăm dò dầu khí ở các lô còn mở của tập đoàn PVN. Nhưng hiện nay ExxonMobil và PVN đều từ chối bình luận chính thức về các tin đồn liên quan đến Cá Voi Xanh, tuy chắc họ đang rất sốt ruột. Ngày 10/9/2019, trong khi đại diện PVN nói rằng "hiện chúng tôi vẫn đang triển khai dự án Cá Voi Xanh và sẽ không đưa ra ý kiến đối với những nguồn tin không chính thống", thì người phụ trách truyền thông của ExxonMobil cũng nói rằng "Chúng tôi không bình luận về các tin đồn về thị trường hoặc đồn đoán về việc kinh doanh của chúng tôi". 

Thấy cây mà không thấy rừng

Theo Tim Daiss, có ba lý do Cá Voi Xanh không nằm trong tầm ngắm của Trung Quốc. Thứ nhất, ExxonMobil là một đại công ty của Mỹ được chính quyền Mỹ hỗ trợ. Trung Quốc có thể ép Repsol phải rút nhưng không thể ép được ExxonMobil. Thứ hai, Cá Voi Xanh nằm ngoài "đường lưỡi bò", nên Trung Quốc không có lý để gây sức ép. Thứ ba, chắc Trung Quốc không muốn đụng đến một đại công ty của Mỹ trong thị trường dầu khí toàn cầu, vì Trung Quốc ngày càng phụ thuộc vào việc nhập khẩu dầu khí để duy trì nền kinh tế (7).

Carl Thayer cho rằng dư luận trên mạng xã hội về Cá Voi Xanh chỉ là "tin đồn" vì ExxonMobil chưa thông báo chính thức. Có mấy khả năng về các tin đồn. Thứ nhất, tin đồn đó có thể sai. Thứ hai, Trung Quốc có thể âm thầm gây sức ép với Hà Nội và ExxonMobil dừng thăm dò dầu khí như một phần của xung đột lợi ích với Mỹ. Thứ ba, ExxonMobil có thể rút khỏi Việt Nam vì lý do liên quan đến kế hoạch tái cấu trúc toàn cầu. Thứ tư, ExxonMobil và Việt Nam không nhất trí về giá bán khí của dự án. Thứ năm, gồm lý do hai, ba và bốn cộng lại.  

Theo đánh giá của ông Minh, khả năng ExxonMobil có rút hay không và Việt Nam có giữ được hay không "hiện nay là 50/50", phụ thuộc vào chuyến thăm Mỹ sắp tới của Tổng bí thư-Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng (dự kiến vào cuối tháng 10/2019). Trong khi nhiều người vẫn còn hoang mang chưa biết số phận của Cá Voi Xanh thế nào, lãnh đạo cấp cao của PVN hy vọng chuyến đi Mỹ lần này của ông Trọng sẽ tháo gỡ được ách tắc để triển khai dự án đúng tiến độ, vì Cá Voi Xanh rất quan trọng, không chỉ đối với vận mệnh của PVN mà còn đối với ngân sách nhà nước, an ninh năng lượng, và chủ quyền quốc gia tại Biển Đông.   

Theo các chuyên gia, vấn đề bây giờ là song song với việc chỉnh sửa Luật Dầu khí, Chính phủ Việt Nam cần hỗ trợ tối đa PVN để phê duyệt dự án Cá Voi Xanh. Hiên nay, PVN vẫn là ngọn cờ đầu của nền kinh tế Việt Nam, tuy giá dầu giảm nhưng vẫn đóng góp 10% cho ngân sách quốc gia. Việc triển khai dự án Cá Voi Xanh không chỉ mang lại nguồn thu lớn cho ngân sách (20 tỷ đô la trong vòng 20 năm) mà còn giúp bảo đảm an ninh năng lượng. Việc triển khai dự án này còn đảm bảo cam kết cho các nhà đầu tư nước ngoài yên tâm về môi trường đầu tư ổn định và phát triển bền vững trong tầm nhìn dài hạn tại Biển Đông.

Vì vậy, mấu chốt vấn đề là Việt Nam cần sửa Luật Dầu khí đã lỗi thời, không phù hợp với luật quốc tế nên không thu hút được các tập đoàn lớn nước ngoài. Nhưng từ nay đến khi sửa được, nhanh nhất cũng phải mất 6 tháng. Muốn nhanh hơn phải trình lên Bộ Chính trị. Nhưng nếu không đảm bảo được tiến độ, ExxonMobil có thể rút. Ngày 2/10/2018, Trung ương 8 khóa XII đã ban hành Nghị quyết 36-NQ/TW về chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển, trong đó quan trọng nhất vẫn là thăm dò/khai thác dầu khí (mà PVN là trọng tâm).

Trong một thời gian dài, PVN đã phát triển thành một thế lực rất mạnh nên khó kiểm soát, để nhóm lợi ích thân hữu thao túng ngành dầu khí. Gần đây, một số không nhỏ lãnh đạo PVN đã bị bắt và truy tố vì tội tham nhũng và lạm dụng quyền lực. Điều đó dẫn đến hai hệ quả tất yếu. Một là hệ quả tích cực khi nạn tham nhũng và nhóm lợi ích bước đầu được kiểm soát. Hai là hệ quả tiêu cực làm cho bộ máy lãnh đạo điều hành PVN bị suy yếu và bất lực, có thể bị các bộ ngành khác lấn át, nên làm ách tắc việc triển khai dự án Cá Voi Xanh.

Trong lúc nguy cơ mất Bãi Tư Chính đang tới gần, thì dự án Cá Voi Xanh và không gian sinh tồn của Việt Nam ở Biển Đông cũng bị đe dọa, nếu Việt Nam không kịp thời nâng cấp quan hệ với Mỹ lên đối tác chiến lược để làm đối trọng với Trung Quốc. Trong lúc nước sôi lửa bỏng, nhiều người vẫn coi lợi ích thương mại lớn hơn lợi ích chiến lược như "thấy cây mà không thấy rừng" do thiếu tầm nhìn chiến lược. Để tháo gỡ kịp thời ách tắc về cơ chế và giải cứu Cá Voi Xanh, lúc này Việt Nam cần xác định rõ ưu tiên chiến lược là gì.

Thay lời kết

Theo hình ảnh vệ tinh, trong khi tại eo biển Đài Loan không thấy có dấu hiệu Trung Quốc chuẩn bị lực lượng để tấn công, thì bên kia biên giới Việt-Trung, họ đang tập trung lực lượng lớn tại căn cứ rộng tới 50 arces và 8 acres, cách biên giới 10 km (tọa độ 24° 24’ N, 106° 42’ E). Có hai nguyên nhân Trung Quốc chuẩn bị lực lượng trên đất liền để tấn công Việt Nam. Một là để Lục Quân Trung Quốc cũng có vai trò không kém Hải Quân và Không Quân. Hai là để ép Việt Nam phải từ bỏ 17 vị trí trên các đảo tại Biển Đông (8).

Các chuyên gia nói, mỏ Cá Voi Xanh còn quan trọng hơn cả tầu ngầm Kilo về giá trị răn đe chiến lược. Nếu ExsonMobil rút, dù vì bất cứ lý do gì thì tác hại vẫn như nhau. Trong khi Trung Quốc sẵn sàng làm bất cứ điều gì để ép ExxonMobil phải rút, thì Việt Nam đáng lẽ phải làm bất cứ điều gì để giữ chân ExxonMobil. Nếu để thương lượng giá khí và điện kéo dài, và giải quyết các thủ tục quá lâu làm chậm tiến độ, nên ExxonMobil nản lòng phải rút, thì chẳng khác gì tiếp tay cho Trung Quốc. Nếu định qua đó lấy lại mỏ Cá Voi Xanh để tự mình khai thác thì càng ngây thơ, chẳng khác gì "tự bắn vào chân mình" khi cần thoát hiểm.   

Theo các chuyên gia, lúc này mọi phát ngôn và hành động yếu ớt của Việt Nam về Biển Đông chỉ càng khuyến khích Trung Quốc cứng rắn hơn. Việt Nam càng nhân nhượng, thì Trung Quốc càng lấn tới. Điều đó làm nản lòng người Việt trong nước cũng như ngoài nước, và làm cho dư luận quốc tế thất vọng không muốn quan tâm đến Việt Nam. Vị thế của Việt Nam trên thế giới càng cô đơn thì hệ quả đối với Việt Nam càng nguy hiểm. Vì vậy, Việt Nam cần quốc tế hóa các tranh chấp ở Biển Đông và khởi kiện Trung Quốc trước khi quá muộn. 

Nguyễn Quang Dy

Nguồn : viet-studies, 04/10/2019

Tham khảo :

(1) Will Beijing Kick ExxonMobil Out Of The South China Sea ? (Part 2), Tim Daiss , CD Media, September 4, 2019

(2) Vietnam power crunch threatens future economy, John Reed, Financial Times, Sept 22, 2019

(3) Chinese pressure may drive ExxonMobil from Vietnam, David Hutt, Asia Times, September 13, 2019

(4) Has China’s presence in the South China Sea exacerbated tensions with its smaller neighbours? Bill Hayton, Friends of Europe, September 3, 2019

(5) Vietnams Strange Ally in Its Fight With China, Bennett Murray, Foreign Policy, August 1, 2019

(6) Cá Voi Xanh : ExxonMobil muốn gây sức ép lên chính phủ Việt Nam, BBC, September 11, 2019

(7) All the reasons ExxonMobil may leave Vietnam, Tim Daiss, Asia Times, September 17, 2019

(8) Advice for Our Vietnamese Friends on China, David Archibald ,  American Thinker, September 27, 2019

Published in Diễn đàn

Năm 2014, sự kiện dàn khoan HD-981 đã làm cả nước bị sốc, xô đẩy Biển Đông vào "khủng hoảng lần đầu" và thúc đẩy Việt Nam phải "đổi mới vòng hai" để thoát khỏi ngã ba đường. Nhưng 5 năm sau, Biển Đông lại "khủng hoảng lần hai", trong khi Việt Nam vẫn chưa "đổi mới vòng hai". Nói cách khác, Việt Nam vẫn chưa thoát khỏi ngã ba đường. Nay đã đến lúc Việt Nam phải điều chỉnh chiến lược và cải tổ thể chế trước khi quá muộn.

caito1

Đã đến lúc Việt Nam phải điều chỉnh chiến lược và cải tổ thể chế trước khi quá muộn. Ảnh minh họa Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình (Dân Việt)

Tư bản thân hữu 

Đối với những xã hội chuyển đổi (transitional society) như Việt Nam và Trung Quốc, khi "định hướng xã hội chủ nghĩa" (socialist orientation) đã trở thành ảo tưởng, thì "Chủ nghĩa Tư bản Thân hữu" trỗi dậy thành hiện thực. Hệ quả là tham nhũng tràn lan, khoảng cách thu nhập tăng cao, mâu thuẫn xã hội càng lớn, như Minxin Pei đề cập trong cuốn "China’s Crony Capitalism : the Dynamics of Regime Decay" (Minxin Pei, Harvard University Press, 2016). 

Khi quyền lực không được kiểm soát thì các nhóm lợi ích (doanh nghiệp) sẽ câu kết với các quan chức biến chất (trong chính quyền) thành thế lực thân hữu, độc quyền trục lợi làm tham nhũng trở thành quốc nạn vì "quyền lực tuyệt đối thì tham nhũng tuyệt đối" (Lord Acton). Vì vậy, để kiểm soát quyền lực, nhằm giữ chế độ khỏi suy xụp trước phản ứng ngày càng mạnh của nhân dân, người ta buộc phải chống tham nhũng (hay "đốt lò").

Gần đây, báo Phụ Nữ thành phố vừa đăng loạt bài điều tra gây sốc ("Sun Group, Địa Ngục Tự và ma trận chiếm lĩnh rừng quốc gia Tam Đảo", Phụ Nữ, 23/9/2019). Có thể nói, đây là phần nổi của tảng băng chìm về chủ nghĩa tư bản thân hữu tại Việt Nam. Sự kiện này làm người ta nhớ lại thời kỳ "đổi mới vòng một" (sau 1986), khi báo Tuổi Trẻ trở thành ngọn cờ đầu của báo chí cách mạng, với các phóng sự điều tra dũng cảm "nhìn thẳng vào sự thật", theo các khẩu hiệu đổi mới như "hãy tự cứu mình trước khi trời cứu" và "đổi mới hay là chết".

Phải chăng lịch sử đang lặp lại, và báo Phụ Nữ đang làm vai trò như báo Tuổi Trẻ trước đây, góp phần thúc đẩy "đổi mới vòng hai", chống tham nhũng và kiểm soát quyền lực của các nhóm lợi ích thân hữu đang lũng đoạn thể chế để trục lợi, xô đẩy đất nước vào "màn chót" của bi kịch quốc gia. Nhưng đây là một công việc rất khó khăn và đầy nguy hiểm vì các thế lực thân hữu rất mạnh, sẽ tìm mọi cách chống lại quyết liệt. Vì vậy, Quy định 205-QĐ/TW ngày 24/9/2019 về kiểm soát quyền lực là một chủ trương lớn đòi hỏi cả nước vào cuộc.

Tại các thành phố lớn (như Hà Nội và Sài Gòn) các nhóm lợi ích đua nhau chiếm "đất vàng, đất bạc" làm dự án bất động sản quá nhiều, mà không đầu tư để cải tạo hạ tầng, nên thành phố ngày càng quá tải. Xe quá nhiều và đường ngày càng xấu nên giao thông ách tắc, không khí ô nhiễm nặng, tai nạn giao thông ngày càng nhiều, tỷ lệ tử vong do giao thông nay còn nhiều hơn thời chiến do bom đạn. Đường phố thường bị đào bới và san lấp cẩu thả, xuống cấp nhanh nên mấp mô như đường nông thôn, với những nắp cống tụt xuống như những cái bẫy rất nguy hiểm. Mỗi khi ra đường, người dân phải cảnh giác như "thập diện mai phục".

Nước ta "rừng vàng, biển bạc". Nhưng "rừng vàng" đang bị hủy hoại vì các dự án bất động sản (kể cả các vườn quốc gia cần được bảo tồn), và "biển bạc" bị nhiễm độc vì các dự án lớn gây ô nhiễm môi trường (như Formosa) hay bị ngoại xâm lấn chiếm (như bãi Tư Chính). Đất nước giầu mạnh là nhờ cộng đồng doanh nghiệp lớn mạnh, vì vậy phải ủng hộ các doanh nghiệp làm giàu chính đáng. Nhưng tại Việt Nam có một nghịch lý đáng buồn là các doanh nghiệp thân hữu càng lớn mạnh thì người dân càng nghèo và đất nước càng tụt hậu.

Nghịch lý Việt Nam

Đó không phải là mô hình xã hội chủ nghĩa tươi đẹp mà người ta ảo tưởng, cũng không phải là mô hình tư bản chủ nghĩa tiến bộ mà người ta kỳ vọng. Đó là chủ nghĩa tư bản thân hữu (bên trong) được khoác cái áo choàng xã hội chủ nghĩa (bên ngoài) như một nghịch lý. Nói cách khác, đó là mô hình "không chịu phát triển" vì không giống ai, là hệ quả tất yếu của thể chế độc quyền, để các nhóm lợi ích thân hữu thao túng quyền lực, tham nhũng trục lợi không thể kiểm soát.

Các tập đoàn nhà nước (hay "quả đấm thép") là trụ cột cho định hướng xã hội chủ nghĩa, nay hầu hết đã suy sụp và tan chảy thành các đống đổ nát. Nhiều lãnh đạo của nghành dầu khí (PVN) hay ngành đóng tàu (Vinashin) và vận tải biển (Vinalines) hay ngành bưu chính viễn thông (như Mobiphone) đã bị kỷ luật (hay "bỏ vào lò") sau nhiều năm thao túng, làm thất thoát và cạn kiệt tài nguyên quốc gia, vì tranh thủ trục lợi hay thiếu năng lực quản trị.

Riêng ngành dầu khí (PVN) sau mấy thập kỷ làm mưa làm gió, khai thác gần cạn kiệt dầu khí tại Biển Đông, và làm thất thoát lớn tài sản quốc gia, một số lãnh đạo PVN (như Đinh La Thăng) đã bị tù tội. Tuy PVN có vai trò đầu tàu trong "Chiến lược Phát triển Bền vũng Kinh tế Biển" (Nghị quyết 36-NQ/TW 2018) nhưng nay dường như đã bị vô hiệu hóa, và bị các bộ ngành khác lấn át nên không thể quyết đoán những vấn đề lớn và cấp bách như Cá Voi Xanh.

Nếu tin đồn ExxonMobil định rút khỏi dự án Cá Voi Xanh là thật, dù lý do thực sự là gì thì kết cục xấu như nhau, với hệ lụy khó lường, như một nghịch lý. Các chuyên gia (như Bill Hayton) cho rằng nguyên nhân chính là chưa thỏa thuận được giá cả, và thủ tục xét duyệt chậm làm đối tác nản lòng, chứ không phải do sức ép của Trung Quốc, vì Cá Voi Xanh (lô 118) nằm ngoài "đường chín đoạn", và Trung Quốc khó bắt nạt ExxonMobil như Repsol.

Một số chuyên gia khác cho rằng ExxonMobil sốt ruột, muốn gây sức ép để thúc đẩy dự án nhân chuyến thăm Mỹ sắp tới của Tổng bí thư-Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng (dự kiến vào cuối tháng 10/2019). Tuy tin đồn này có thể đúng hay sai, nhưng thủ tục xét duyệt thường rất chậm, đàm phán giá cả thường kéo dài, nên không theo tiến độ dự án, làm đối tác nản lòng muốn rút. Nếu đúng vậy thì đây là một nghịch lý vì người ta "thấy cây mà không thấy rừng" (see the forest for the trees), hoặc "tự bắn vào chân mình" khi đang cần thoát hiểm.

caito2

Tổng bí thư-Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng phát biểu trong Hội nghị tổng kết công tác xây dựng Đảng năm 2017 do Ban Tổ chức trung ương tổ chức ngày 7/5/2018 (Ảnh Dân Việt)

Đấy là chưa nói đến khả năng có những khuất tất trong "cơ chế thị trường" với những điều kiện "bất thành văn", và không loại trừ bàn tay vô hình của Bắc Kinh thao túng. Việt Nam càng thiệt hại bao nhiêu thì Trung Quốc càng đắc lợi bấy nhiêu. Như một định mệnh, Việt Nam vừa phải chống ngoại xâm, vừa phải chống nội gián. Dù chuyến thăm Mỹ của Tổng bí thư-Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng có bị hoãn vì lý do nào đó, thì Nghi quyết 50-NQ/TW ngày 20/8/2019 là một chỉ dấu quan trọng về định hướng chiến lược của Việt Nam trong giai đoạn tới.

Mấy nguy cơ lớn

Thế kỷ 21 là thời kỳ "hậu sự thật" (post truth) với nhiều thách thức mới như Harari đã cảnh báo trong cuốn "21 bài học cho thế kỷ 21" (Yuval Noah Harari, Spiegel & Grau, 2018). Loài người đang đứng trước những thách thức sống còn, khi không gian sinh tồn đang bị đe dọa bởi thiên tai (do biến đổi khí hậu) và nhân họa (do chính con người gây ra). Tài nguyên thiên nhiên là "rừng vàng biển bạc" đang bị khai thác đến cạn kiệt do lòng tham vô đáy.

Bài diễn văn về bảo vệ môi trường của cô bé Thụy Điển 16 tuổi Greta Thunberg tại Liên Hiệp Quốc gây chấn động, là "phần nổi của tảng băng chìm", đang được hàng triệu người hưởng ứng. Hiện tượng Greta Thunberg (về môi trường) hay Joshua Wong (về dân quyền) phản ánh sự chuyển đổi của quyền lực (power shift) trong đó thể chế quyền lực cũ đang bị thách thức bởi các nhân tố mới có thể làm đảo lộn cán cân quyền lực như "micro powers" mà Moises Naim đã đề cập trong cuốn "The End of Power" (Moises Naim, Basic Books, 2013).

Việt Nam đang đứng trước mấy nguy cơ lớn đối với không gian sinh tồn của mình ngoài Biển Đông, khi chủ quyền và các mỏ dầu khí lớn gần Bãi Tư Chính và Cá Voi Xanh đang bị đe dọa. Trong khi đó, những nguy cơ khác như đám mây đen đang hình thành tại phía Tây Nam, như căn cứ hải quân Ream ở Koh Kong (cách Phú Quốc gần 40km) và căn cứ quân sự khổng lồ bên kia biên giới Viêt-Trung (rộng 50 acres, cách biên giới có 10km).

Nguy cơ lớn không chỉ đến từ bên ngoài mà còn tiềm ẩn từ bên trong các "đặc khu" (như Vân Đồn, Phú Quốc, Vân Phong), hay đường cao tốc Bắc-Nam. Nguy cơ lớn còn nằm trong cơ cấu nền kinh tế và thể chế với các lỗ hổng an ninh, đang đe dọa không gian sinh tồn của Việt Nam. Nếu không cải tổ thể chế kịp thời, đất nước không bị mất vào tay ngoại bang, thì cũng dễ rơi vào tay các thế lực thân hữu đang thao túng thể chế làm công cụ trục lợi.

Việt Nam như một đoàn tàu đang bị thế lực thân hữu khống chế, chạy theo hướng khác. Bài học về vụ AVG chứng tỏ người ta có thể làm bất cứ điều gì vì lợi ích riêng. Vì vậy, để triển khai Nghi quyết 50-NQ/TW và Quy định 205-QĐ/TW, báo Phụ Nữ đang đi đầu trong cuộc chiến chống các thế lực thân hữu. Đã đến lúc người Việt cần vượt qua định kiến, để tập hợp lại thành sức mạnh mới, góp phần cải tổ thể chế đã lỗi thời và thoát khỏi ngã ba đường, trong đó "dân chủ hóa là con đường nhất định phải tiếp tục tiến lên" như ông Vũ Ngoạc Hoàng đã kết luận trong bài "Trao đổi nhanh về chuyện Biển Đông" (Viet-studies, 8/9/2019).

Nguyễn Quang Dy

Nguồn : viet-studies, 03/10/2019

Published in Diễn đàn
Trang 1 đến 2