Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Ông Vũ là con trai thứ 3 của ông Phạm Dương (tên thật là Phạm Nhật Quang). Ông Dương lấy vợ quê ở Hải Phòng, sinh 3 người con gồm : Phạm Nhật Vượng sinh năm 1968, Phạm Thị Lan Anh sn1970, Phạm Nhật Vũ sn1972. Cả ba người con của ông Phạm Dương đều sinh ra trên đất Hải Phòng. Cùng với người anh trai Phạm Nhật Vượng, ông Phạm Nhật Vũ từng làm ăn tại Liên Xô (cũ) gọi là mafia Nga. Sau này, khi trở về Việt Nam, hai anh em họ Phạm bắt tay vào khai thác " tư bản thân hữu" kinh doanh bất động sản, truyền thông, khoáng sản với chính quyền.

phuong1

Câu chuyện bắt đầu vào năm 2012, khi Nguyễn Thanh Phượng cùng đám mafia Nga "bộ đôi Masan" Nguyễn Đăng Quang và Hồ Hùng Anh (chủ Techcombank, rể tướng Hưởng) âm mưu thực hiện vụ áp-phe đình đám để thâu tóm 49% còn lại của mobi fone (nhà nước 51%) trong phi vụ sát nhập Gtel vào Mobifone. Gtel khi đó đang trong tình trạng thua lỗ triền miên, khách hàng liên tục bỏ mạng, công nghệ di động 2G lạc hậu, chính phủ từ chối cấp giấy phép 3G, đối tác VinpelCom bỏ của chạy lấy người để lại 450 triệu USD đã đầu tư vào hạ tầng mạng di động. Với kết quả kinh doanh bết bát như vậy, Masan khi đó chỉ cần bỏ ra 50 triệu USD là có thể mua lại toàn bộ cổ phần của Gtel. Công ty cổ phần chứng khoán Bản Việt do Nguyễn Thanh Phượng làm chủ tịch theo kịch bản sẽ được chỉ định thầu làm tư vấn cho vụ sát nhập và có nhiệm vụ định giá Gtel lên cao chót với ở mức 500 triệu USD mặc cho những kết quả kinh doanh ảm đảm.

Sau khi sát nhập thành công Gtel với Mobifone (mobifone được định giá 2 tỷ USD), Masan sẽ chiếm 20% cổ phần trong liên doanh mới. Thông qua việc tăng vốn góp bằng " mồm " để đầu tư 4G, Masan sẽ nâng tỷ lệ cổ phần nắm giữ lên 30% và bộ ba Phượng – Quang – Anh nghiễm nhiên đút túi 3 tỷ USD sau khi bán toàn bộ số cổ phần đã đầu tư 4G này cho các nhà đầu tư nước ngoài (lúc này Mobifone được dự đoán có giá trị IPO khoảng10 tỷ USD)

Kế hoạch đổ bể phút thứ 59

Dù có tính toán kỹ lưỡng đến đâu, Nguyễn Thanh Phượng cùng bộ đôi Masan cũng không thể biết được kế hoạch của mình lại bị đổ bể phút chót bởi một con người đang cận kề cái chết : ông Lê Ngọc Minh – chủ tịch đương nhiệm lúc đó của Mobifone – người đang bị ung thư giai đoạn cuối.

Là một người trọn đời gắn bó với sự phát triển của Mobifone, ông Minh không cam tâm để tâm huyết của mình cùng toàn thể cán bộ công nhân viên Mobifone trong suốt 20 năm phút chốc đổ xuống sông xuống biển. Khi tình hình sức khỏe ngày càng đi xuống, ông Minh quyết tâm dành quỹ thời gian còn lại của mình để làm nên một câu chuyện lịch sử : cứu Mobifone khỏi sự sát nhập với Gtel.

Ông Minh đã cung cấp toàn bộ thông tin chi tiết về kế hoạch của Phượng cho phe "Tổng bí thư" để cầu cứu, đồng thời bằng mọi cách trì hoãn quá trình cổ phần hóa Mobifone, đưa Credit Suisse vào làm tư vấn cổ phần hóa Mobifone chứ không phải là Bản Việt, gửi toàn bộ chi tiết kế hoạch của nhóm Nguyễn Thanh Phượng và Masan cho các báo lề trái qua đó tạo nên một cơn bão dư luận vào thời điểm đó.

Với sức ép của dư luận cùng ý chí sắt đá của cố Chủ tịch Lê Ngọc Minh, kế hoạch của Nguyễn Thanh Phượng cuối cùng bị đổ bể. Ông Minh, với tâm thế của một người không có gì để mất, đã tạo nên một điều kỳ diệu và giúp Mobifone tiếp tục phát triển ổn định trong hai năm kế tiếp.

Cay cú trước hành động phá rối của ông Minh, Nguyễn Thanh Phượng ngay lập tức đẩy ông Minh khỏi Mobifone ngay khi doanh nghiệp này tách khỏi Tập đoàn VNPT và sát nhập về Bộ Thông tin và truyền thông năm 2014. Tiếp theo đó, Nguyễn Thanh Phượng bí mật sắp xếp với lãnh đạo Bộ Thông tin và truyền thông Son/Tuấn để đưa đệ tử thân cận Lê Nam Trà ngồi vào chiếc ghế mà ông Minh để lại.

Kế hoạch thâu tóm lần 2

Khi đã đẩy được Lê Nam Trà vào ghế Chủ tịch Mobifone, Nguyễn Thanh Phượng ung dung tính toán để thực hiện tiếp kế hoạch của mình. Việc đầu tiên là Trà/Son/Tuấn gạt bỏ Credit Suisse và chỉ định thầu tư vấn cổ phần hóa Mobifone phải là Công ty chứng khoán Bản Việt. Kịch bản cũ đã bị lộ ! Không thể tiếp tục dùng quân bài Gtel nên Nguyễn Thanh Phượng cùng Lê Nam Trà phải lựa chọn một quân cờ mới, đó là AVG của Phạm Nhật Vũ, em trai Phạm Nhật Vượng, Vượng là một doanh nhân thân cận và thọ ơn 3X và cũng trung thành của gia đình 3x.

Tương tự như Gtel, AVG chỉ là một đống đổ nát chuẩn bị phá sản với số lượng thuê bao ít ỏi, công nghệ truyền hình vệ tinh thế hệ đầu đã lạc hậu, không tự sản xuất được nội dung nên không có doanh thu phát sinh từ quảng cáo. Tình trạng kinh doanh bết bát, AVG lỗ lũy kế đến 1.000 tỷ đồng và nợ gần 2.000 tỷ tiền đầu tư cơ sở hạ tầng.

Để hợp lý hóa việc sát nhập AVG, một doanh nghiệp kinh doanh truyền hình chứ không phải viễn thông, Lê Nam Trà đã móc nối với Lãnh đạo Bộ Thông tin – Truyền thông để xin chủ trương của chính phủ cho phép Mobifone đầu tư vào lĩnh vực truyền hình. Với sự giúp đỡ của Nguyễn Thanh Phượng, con gái Thủ tướng Dũng, chủ trương này nhanh chóng được chính phủ phê duyệt.

3X bị hất cẳng ở Hội nghị trung ương 13

Khi phe Thủ tướng Dũng có dấu hiệu đuối thế trước phe của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị trung ương 13, Nguyễn Thanh Phượng và Lê Nam Trà nhận thấy hai điều : không thể mạo hiểm bằng mọi giá sát nhập AVG vào Mobifone và không thể hoàn thành việc cổ phần hóa Mobifone vào cuối nhiệm kỳ Thủ tướng (trước tháng 06/2016) vì đó sẽ là thời điểm ông Dũng cần đàm phán với phe ông Trọng để toàn bộ ê-kíp được hạ cánh an toàn. Việc cổ phần hóa Mobifone chắc chắn sẽ do chính phủ mới phụ trách. Không còn làm chủ được cuộc chơi, vụ áp-phe lần 2 của Nguyễn Thanh Phượng và Lê Nam Trà đứng trước nguy cơ đổ bể.

Để vớt vát công sức mấy năm dàn trận, Nguyễn Thanh Phượng cùng Lê Nam Trà quyết định "ăn non" : hoàn tất kế hoạch việc Mobifone phải mua lại 95% cổ phần của AVG ngay trước khi Hội nghị trung ương 14 diễn ra (ký hợp đồng vào trưa ngày 25/12/2015).

Sai phạm khổng lồ của kế hoạch "ăn non"

Giá trị thật sự của AVG được tính toán không đến 1.000 tỷ đồng, tuy nhiên Lê Nam Trà đã ký quyết định mua lại 95% với giá 8.900 tỷ, cao hơn giá trị thực 8.000 tỷ đồng. Số tiền này được VinGroup (Phạm Nhật Vượng) giải ngân cho Lê Nam Trà cùng một số lãnh đạo của Bộ Thông tin và truyền thông thay vì bằng tiền thì bằng các bất động sản trong – ngoài nước và các tài khoản ngân hàng nhiều triệu USD ở nước ngoài, mỗi người bỏ túi từ 5%-10%.

Để kịp hoàn tất hợp đồng mua bán trước Hội nghị trung ương 14, Lê Nam Trà đã chỉ đạo không chuẩn bị hồ sơ, lập dự án trình Bộ Kế hoạch và đầu tư và Bộ Tài chính thẩm định theo đúng quy trình (vì nếu làm đúng quy trình chắc chắn sẽ không được duyệt) mà chỉ thông qua móc nối với một số lãnh đạo Bộ Thông tin và truyền thông để trình thẳng lên Chính phủ.

Dù rất vội vã mua AVG, nhưng sau khi hoàn tất hợp đồng, do lo sợ tính pháp lý không đảm bảo, Lê Nam Trà chỉ đạo nhân viên giữ kín toàn bộ thông tin và không được gây ra bất cứ động tĩnh nào (Bộ Công an đóng dấu mật là vậy). Mobifone có thành lập Ban Truyền hình để tiếp quản AVG và phát triển kinh doanh truyền hình nhưng đến thời điểm này vẫn án binh bất động, chờ đợi vụ việc chìm xuống. Ngay sau khi bài báo "Lê Nam Trà – tay trong con gái Thủ tướng phá hoại 20 năm phát triển bền vững của Mobifone" được đăng trên các báo lề trái vạch trần các sai phạm ở Mobifone dưới thời Lê Nam Trà, Lê Nam Trà mới vội vã đính chính : "chúng tôi đang tiếp quản AVG" trên các báo lề phải.

Việc mua AVG đã làm chậm tiến độ cổ phần hóa Mobifone và làm giảm mạnh giá trị vốn hóa của Mobifone. Mobifone đã hoàn thành việc xác định giá trị doanh nghiệp dựa trên giá trị số sách vào ngày 30/06/2015. Tuy nhiên với việc mua lại AVG vào ngày 25/12/2015, việc xác định giá trị doanh nghiệp sẽ phải thực hiện lại dựa trên giá trị sổ sách vào ngày 31/12/2015. Ngoài ra, với việc đưa vào kế hoạch kinh doanh dự phòng lỗ 700 tỷ đồng cho AVG trong năm 2016, nợ đọng của AVG 2.000 tỷ, lỗ lũy kế 1.000 tỷ, giá trị vốn hóa của Mobifone chắc chắn sẽ giảm vài tỷ USD so với con số 10 tỷ USD được ước tính ban đầu. Trong bối cảnh nợ công ngày càng tăng, ngân sách sẽ bị thất thoát đi vài tỷ USD chỉ vì một nhóm người chia chác nhau cái lợi 8.000 tỷ đồng (gần 400 triệu USD).

Tháng 2 năm 2012, Nguyễn Thanh Phượng, cô con gái duy nhất của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, chính thức giữ chức chủ tịch Hội đồng quản trị của Ngân hàng Thương mại cổ phần Bản Việt (Viet Capital Bank). Như vậy, tại thời điểm đó, bà Phượng nắm trong tay tới 4 công ty khác nhau cùng có tên là Bản Việt gồm Công ty Đầu tư chứng khoán Bản Việt (VCSC), Công ty Quản lý Quỹ đầu tư Bản Việt (VCAM hay Vina Capital) và Công ty Bất động sản Bản Việt (VCRE).

Tháng 09 năm 2015, Công ty Đầu tư chứng khoán Bản Việt (VCSC) được chỉ định thầu thực hiện tư vấn xác định giá trị doanh nghiệp, xây dựng phương án cổ phần hóa và IPO cho Mobifone. Trong khi đó, Công ty Quản lý Quỹ đầu tư Bản Việt (Vina Capital) từ 2013 đã âm thầm mua lại 90% các trạm xã hội hóa của Mobifone. Với những động thái này, Nguyễn Thanh Phượng và Lê Nam Trà đang âm mưu những gì ?

Thâu tóm Ngân hàng Gia Định

Tháng 7 năm 2011, Ngân hàng Gia Ðịnh bán 100 triệu cổ phiếu với giá 10.000 đồng/cổ phiếu nhằm tăng vốn điều lệ từ 2000 tỉ đồng lên thành 3000 tỉ đồng. Công ty VCSC Việt của bà Phượng đứng ra lãnh vai trò tư vấn phát hành cổ phiếu nên qua đó, Nguyễn Thanh Phượng đã mua lại một lượng đáng kể cổ phần của Ngân hàng Gia Định rồi trở thành thành viên Hội đồng quản trị, đổi tên ngân hàng này thành "Ngân hàng Thương mại cổ phần Bản Việt". Kịch bản tương tự hoàn toàn có thể xảy ra với Mobifone khi VCSC tiếp tục nắm vai trò tư vấn cổ phần hóa. Thông qua việc phát hành cổ phiếu, tăng vốn điều lệ, tăng vốn góp để phục vụ phát triển công nghệ 4G, Nguyễn Thanh Phượng sẽ mua được phần lớn cổ phiếu được bán ra với vỏ bọc các Quỹ đầu tư nước ngoài. Liệu sau đó, Mobifone có bị đổi tên thành Tổng công ty Viễn thông Bản Việt ?

Vina Capital đang nắm trong tay hơn 90% tổng số trạm xã hội hóa của Mobifone với số vốn bỏ ra được vay từ Ngân hàng Bản Việt. Trong số 3 nhà mạng lớn, Mobifone là đơn vị có số lượng trạm ít hơn cả nên nhu cầu tăng số lượng trạm là rất cấp thiết. Mobifone đặt mục tiêu phát sóng thêm hơn 12.000 trạm mới trong 2016. Kịch bản nào nếu VSCS "tư vấn" Mobifone mua lại từ Vina Capital toàn bộ số trạm xã hội hóa này và hoàn trả bằng cổ phiếu với giá gốc 10.000 đồng/cổ phiếu. Nguyễn Thanh Phượng đương nhiên sẽ có thêm được một số lượng lớn cổ phần của Mobifone với giá cực rẻ.

Những chi tiết về gia đình, học vấn, tiền bạc, các công ty hay những lời đồn đại về Nguyễn Thanh Phượng người ta đã nói rất nhiều. Nào là Nguyễn Thanh Phượng thâu tóm các ngân hàng, mỏ quặng hay những chiến lược lobby, vận động hành lang cho cha mình và vạch kế hoạch tương lai cho 2 người anh em trai của mình. Và gần đây, thương vụ Mobifone mua AVG đã làm nổi sóng dư luận. Người ta đồn đoán rằng, người lên kế hoạch cho thương vụ mua bán, ăn tiền nhà nước lên đến vài trăm triệu đô la này chính là Nguyễn Thanh Phượng. Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng muốn tiến tới nhà của đồng chí X thì buộc phải diệt được thành trì Nguyễn Thanh Phượng và cũng là godfather (godmother) gia tộc Nguyễn Tấn Kiên Giang.

Nguyễn Thanh Phượng thực sự có phải là chủ mưu thương vụ làm thất thoát ít nhất 7.000 tỷ này hay không ? Và nếu có thì tại sao trong bản kết luận thanh tra vừa rồi đưa ra, gần như không lục tìm thấy dấu vết liên quan đến Nguyễn Thanh Phượng có dính líu đến đại án chấn động này. Ngoài việc, có một sự nhầm lẫn về 1/4 công ty định giá AVG là VCBS (thuộc Ngân hàng VietComBank) và VCSC (thuộc Tập đoàn Bản Việt của Nguyễn Thanh Phượng). Từ cuối tháng 8/2017, khi lời đồn thổi trở nên râm ran thì Tổng Giám đốc VCSC (Bản Việt) khẳng định rằng công ty họ không khải là đơn vị định giá, mà là công ty thuộc VietCombank. Có những nguồn tin nội bộ thì cho rằng công ty tư vấn của Nguyễn Thanh Phượng cũng tham gia vào việc này nhưng bị loại từ vòng gửi xe. Con đường đến với Bản Việt và Nguyễn Thanh Phượng của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đến đây là vào ngõ cụt.

Quay lại, có 4 đơn vị tư vấn thẩm định giá thương vụ AVG là AASC, VCBS, Hanoi Value và AMAX. AASC và VCBS đều là những thương hiệu lớn, thì Hanoi Value và AMAX đều là công ty rất bé, vốn điều lệ chỉ là 1 và 3,8 tỷ đồng. Với khả năng như vậy, thì việc được tham gia tư vấn cho một dự án lớn tính bằng trăm triệu đô đến tỷ đô như vậy là quá kì lạ. Đặc biệt, giá trị thẩm định được 4 công ty tư vấn này đưa ra đều khác nhau và chênh nhau rất nhiều. Hai công ty đầu đưa ra những con số không tưởng, từ 1-1,5 tỷ đô la. Hai công ty bé kia đưa ra những con số thấp hơn khá nhiều, và thấp nhất là AMAX là hơn 16 ngàn tỷ. Tất nhiên, như chúng ta đều biết, con số quá bé so với giá trị thực của AVG mà Thanh tra chính phủ vừa đưa ra. Giá trị mà Thanh tra chính phủ đưa ra là 1.900 tỷ chưa tính lỗ lũy kế đến 2017 cỡ 1 ngàn tỷ và thua lỗ tại 2 dự án mà Phạm Nhật Vũ đã mua với giá rất cao nhằm mục đích rút ruột AVG trước khi bán.

Một năm sau khi thương vụ hoàn, Hanoi Value đã chuyển thành công ty mỹ viện, chuyên chăm sóc sắc đẹp. AMAX vẫn là một công ty nhỏ với vốn điều lệ giữ nguyên 3,8 tỷ và gần như không có gì nổi bật sau khi được nhận một thương vụ rất lớn như thế. Người đại diện pháp lý và là Tổng giám đốc là Võ Văn Mạnh, một Thạc sĩ giảng dạy tại Fulbright.

Như vậy, manh mối liên quan đến Nguyễn Thanh Phượng gần như không tồn tại trên bản Kết luận thanh tra. Tuy vậy, trong bản Kết luận thanh tra cũng như gần đây những bài báo được chỉ thị liên tục tấn công vào AMAX, 1 trong 4 đơn vị tư vấn, dù rằng AMAX là đơn vị cho giá thấp nhất. Trong khi, 3 đơn vị kia cho giá cao hơn rất nhiều và gần như không tưởng. Ngay cả kết quả thấp nhất của AMAX cũng bị Kết luận thanh tra nói rõ là "không có cơ sở". Nhưng tại sao báo chí lại xoáy vào AMAX mà bỏ quên đơn vị kia ?

Và manh mối nằm ở đây. AMAX chính là công ty của Phượng, dù Phượng không hề đứng tên hay sở hữu chút cổ phần nào ở đó. Và 3 đơn vị kia chỉ là chân gỗ được sắp xếp vào và cố tình hét giá cao nhất để AMAX được nhận làm kết quả. Tuổi Trẻ và Thanh niên, 2 tờ mạnh mẽ nhất và có vẻ như được cờ lệnh từ trên đều đưa những thông tin kĩ lưỡng về AMAX và những người trong nghề báo điều tra đều nhận ra là "đánh có bài bản". Điểm cuối của những bài điều tra chắc chắn sẽ là AMAX, nói đúng hơn, là tìm đến công chúa Nguyễn Thanh Phượng.

Tuy nhiên, Nguyễn Thanh Phượng không hề có cổ phần hay dính líu mặt pháp lý gì đến AMAX. Vậy, làm cách nào để nắm được đuôi của một con cáo vô cùng ma mãnh, quỷ quyệt và khôn ngoan vô cùng đó ? Chỉ có một cách, là khởi tố vụ án thật nhanh

Khởi tố AVG và chân tướng AMAX

Thanh tra chính phủ đã đề nghị khởi tố vụ án để điều tra. Và muốn túm được đuôi công chúa, đó là con đường duy nhất trước khi manh mối bị hủy hoặc các đối tượng quan trọng trốn ra nước ngoài. Sau khi khởi tố vụ án, vì có dấu hiệu của tội lừa đảo của 4 đơn vị tư vấn (vì đưa ra kết quả sai và dựa vào những điều không đúng như việc kinh doanh tăng trưởng hay giá trị thương hiệu,…) nên có thể triệu tập 4 đơn vị tư vấn kia lên.

Sử dụng các biện pháp nghiệp vụ, để 3 công ty kia khai nhận là được Phượng sắp xếp làm chân gỗ và cố tình hét giá cao lên. Đồng thời, tìm ra bằng chứng chính AMAX là cò mồi của Nguyễn Thanh Phượng câu con cá Mobifone gần 7.000 tỷ kia. Tuy nhiên, tiến trình này phải tiến hành nhanh chóng và sử dụng những điều tra viên có trình độ nhất ; nếu không, rất khó tìm ra được bằng chứng hoặc để các đối tượng quan trọng đào thoát thì cả chiến dịch vây bắt trở thành công cốc.

Tướng Lý Anh Dũng, cục trưởng A92, người được Nguyễn Phú Trọng tin cẩn, nhanh chóng giải quyết hoặc chuyển người khác phụ trách vụ đánh bạc liên quan đến Nguyễn Thanh Hóa, Phan Văn Vĩnh... để dồn hết tâm sức phi vụ này, lập đại công để nhận chức Thứ trưởng và Bộ trưởng trong tương lai.

Con mồi mà Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng săn ở đây to hơn rất nhiều so với họ. Con mồi này chính là công chúa "mùa hè", là người nắm giữ tương lai của gia tộc Nguyễn Tấn Kiên Giang và đối thủ từng làm ông bật khóc ngay trước ống kính truyền hình khi không kỷ luật thành công đồng chí X vào năm 2012.

Khi vào thế cờ, thì người ta sẵn sàng thí hết cả bàn cờ để bắt tướng, chứ không riêng gì vài con tốt lụt đâu.

Nguyễn Đức Tuấn

Nguồn : Dân Quyền via Viet-studies : 24/12/2019

Bài này tác giả viết theo tài liệu riêng của tác giả mà chúng tôi không có điều kiện kiểm chứng. Tác giả chịu trách nhiệm.

Additional Info

  • Author Nguyễn Đức Tuấn
Published in Diễn đàn

Báo Việt Nam khơi vụ ‘đất vàng’ của con gái cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng

Khoảng 20 ngày sau khi Đô đốc Nguyễn Văn Hiến, cựu thứ trưởng Bộ Quốc phòng, bị đề nghị kỷ luật vì "Vi phạm trong quản lý đất quốc phòng", một số báo nhà nước phanh phui vụ ông này ký công văn "chỉ định nhà đầu tư cho khu đất 448B Nguyễn Tất Thành, quận 4, Sài Gòn" liên quan đến công ty Bản Việt của bà Nguyễn Thanh Phượng, con gái cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

datvang1

Khu đất 448B Nguyễn Tất Thành theo quyết định phê duyệt kế hoạch sử dụng đất năm 2018 của quận 4, lô đất 16.000 mét vuông nằm nhìn ra sông Sài Gòn vẫn là đất phục vụ cho mục đích quốc phòng

Báo Nhà Đầu Tư tường thuật : "Ngay sau khi hoàn tất thâu tóm dự án 3A-3B Tôn Đức Thắng từ Công ty Phương Nam thuộc Bộ Quốc phòng, Công ty cổ phần Bất Động Sản Bản Việt (VCRE) từ đầu năm 2013 bắt đầu tiếp cận lô đất 16.000 mét vuông tại 448B Nguyễn Tất Thành, phường 18, quận 4, Sài Gòn, thuộc quyền quản lý của Quân chủng Hải quân. Ngày 4/7/2015, Bộ Quốc phòng có công văn gửi thủ tướng (thời điểm đó là ông Nguyễn Tấn Dũng) về việc chuyển mục đích, chuyển quyền sử dụng đất quốc phòng theo hình thức bán chỉ định tại 448B Nguyễn Tất Thành".

Những khu đất kể trên được coi là ‘đất vàng’ nằm trên vị trí đắc địa của trung tâm thành phố Sài Gòn.

"Công văn do ông Nguyễn Văn Hiến ký khẳng định Công ty cổ phần Bất Động Sản Riverside Park (công ty con của Bản Việt) có đủ năng lực tài chính để triển khai dự án tại khu đất số 448B Nguyễn Tất Thành, cam kết thực hiện mọi nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật hiện hành, bảo đảm thanh toán kịp thời tiền sử dụng đất phải trả cho Quân chủng Hải quân. Đơn vị chủ quản của Riverside Park là Bản Việt đã liên hệ làm việc với Quân chủng Hải quân từ tháng 4/2013 đến nay, và luôn thể hiện quyết tâm, mong muốn được triển khai dự án đầu tư trên khu đất số 448B Nguyễn Tất Thành theo trình tự pháp luật", báo Nhà Đầu Tư cho hay.

datvang2

Địa chỉ 448B Nguyễn Tất Thành, phường 18, quận 4, Sài Gòn, hiện vẫn là doanh trại quân đội cộng sản Việt Nam. (Hình : nhadautu.vn)

Tuy vậy, hôm 5/5/2019, Ủy ban Kiểm tra Trung ương phát đi thông cáo nói ông Nguyễn Văn Hiến "chịu trách nhiệm chính về những vi phạm của Quân chủng Hải quân và trách nhiệm cá nhân trong công tác quản lý, sử dụng đất quốc phòng".

Đồng thời, văn bản nêu trên cũng khẳng định : "Thực trạng khu đất 448B Nguyễn Tất Thành theo quyết định phê duyệt kế hoạch sử dụng đất năm 2018 của quận 4, lô đất 16.000 mét vuông nằm nhìn ra sông Sài Gòn vẫn là đất phục vụ cho mục đích quốc phòng".

Do vậy mà báo Nhà Đầu Tư đặt tựa cho bài báo nêu trên là "Bất Động Sản Bản Việt và ‘mối tình’ dang dở với 16.000 mét vuông ‘đất vàng’ quận 4".

Trước đó, một bài khác liên quan đến Bản Việt trên trang web nhadautu.vn viết : "Sau nhiều ‘động tác,’ lô đất 3A-3B Tôn Đức Thắng của Công ty Phương Nam thuộc Bộ Quốc phòng đã được ‘tư nhân hóa’ thành công và trở thành dự án VietCapital Center với những căn hộ siêu đắt đỏ đồng thời là trụ sở mới của Ngân hàng Bản Việt (VietCapital Bank, được hiểu là thuộc sở hữu của bà Phượng)".

"Đối tác tư nhân đã đồng hành với Công ty Phương Nam trong thương vụ 3A-3B Tôn Đức Thắng và chi phối tới 85% cổ phần địa ốc Phương Nam 3A-2 là Bất Động Sản Việt Hưng 3A-2", báo này cho hay.

Hồ sơ của nhadautu.vn thể hiện "Bất Động Sản Việt Hưng 3A-2 là công ty con 99.9% vốn của Công ty cổ phần Bất Động Sản Bản Việt–pháp nhân do vợ chồng bà Nguyễn Thanh Phượng, thành viên Hội Đồng Quản Trị VietCapital Bank, nắm 84%".

Trong một diễn biến khác, Facebook Truong Huy San của nhà báo Huy Đức, dẫn link một bài báo về việc Bản Việt thâu tóm khu đất 3A-3B Tôn Đức Thắng và ghi : "Không muốn bình luận".

Lâu nay, các báo nhà nước ở Việt Nam gần như không bao giờ đưa "tin tiêu cực" liên quan đến các thương vụ hoặc các quỹ đầu tư, doanh nghiệp thuộc sở hữu của bà Nguyễn Thanh Phượng. Trước bài trên báo Nhà Đầu Tư, các báo cũng không hề nhắc tên bà Phượng trong các bài báo về các thương vụ đất đai của Bản Việt.

Đáng lưu ý, trong thương vụ MobiFone mua 95% cổ phần của Công ty cổ phần Nghe Nhìn Toàn Cầu (AVG) ồn ào trên mặt báo thời gian qua, một số blogger thạo tin đưa cáo buộc bà Phượng mới là "trùm cuối" và là người sắp đặt mọi chuyện nhưng bà hiện "vẫn vô sự".

Đến nay, trong vụ này, đã có hai cựu Bộ trưởng Thông tin và truyền thông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn và cựu Chủ tịch AVG Phạm Nhật Vũ lần lượt bị khởi tố, bắt tạm giam.

Ông Phạm Nhật Vũ, 47 tuổi, là em trai tỷ phú Phạm Nhật Vượng. Ông Vượng là chủ tịch tập đoàn Vingroup và là người giàu nhất Việt Nam với tài sản khoảng 7,6 tỷ USD. 

T.K.

Nguồn : Người Việt, 24/05/2019

Published in Diễn đàn

Sau khi Phạm Nhật Vũ - chủ tập đoàn AVG bị Bộ Công an tống giam trong vụ ‘MobiFone mua AVG’, vào những ngày này một chiến dịch truyền thông của báo chí nhà nước đang được tổ chức để đánh Vũ.

khai1

Nếu Phạm Nhật Vũ khai ra Nguyễn Thanh Phượng ? - Ảnh minh họa 

Đã bắt đầu xuất hiện trên mặt báo chí nhà nước lời ‘kết án’ về ‘tổ hợp Phạm Nhật Vũ - Nguyễn Bắc Son - Trương Minh Tuấn’.

Cái cách báo chí lên đấu tố tập thể như thế là rất tương đồng với những gì mà Trầm Bê, Đinh La Thăng, Trần Bắc Hà bị bêu tên sau khi đã bị bắt.

Vậy Phạm Nhật Vũ có phải là nhân vật cuối cùng bị bắt trong vụ ‘MobiFone mua AVG’, hay còn những nhân vật khác và ‘chúa’ hơn sẽ tiếp nối ?

Vào những ngày này, dư luận đang ồn ào về một ‘sâu chúa’ còn ẩn mình, được xem là ‘tổng đạo diễn’ vụ ‘MobiFone mua AVG’ : Nguyễn Thanh Phượng - con gái ruột của cựu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Theo một số thông tin xuất hiện rải rác trên mạng xã hội bắt đầu từ năm 2015 và đặc biệt nổi bật vào đầu năm 2018 khi Thanh tra chính phủ chính thức công bố kết luận thanh tra vụ ‘MobiFone mua AVG’, Nguyễn Thanh Phượng (nguyên chủ tịch ngân hàng Bản Việt) đã đưa Lê Nam Trà lên ghế Chủ tịch Mobifone để cùng Phạm Nhật Vũ tính kế vụ AVG, chỉ đạo bốn công ty định giá trong việc nhào nặn số liệu để đưa AVG lên mức giá cao hơn 9 lần giá trị thực. Khi bị khởi tố bắt giam, chắc chắn Phạm Nhật Vũ sẽ khai ra danh sách các quan chức nhận tiền lại quả của vụ AVG (người ít thì nhận vài chục tỷ, người nhiều thì nhận đến gần nghìn tỷ)…

Có 4 đơn vị tư vấn thẩm định giá "thương vụ mafia" AVG là Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (VCBS) thẩm định là 24.548 tỷ đồng, Công ty TNHH Hãng Kiểm toán AASC thẩm định 33.299 tỷ đồng ; Hà Nội Valu thẩm định 18.519 tỷ đồng. Còn Công ty Tư vấn Đầu tư và thẩm định giá AMAX đưa ra con số thẩm định là 16.565 tỷ đồng, trong đó, giá trị tài sản hữu hình là 3.117 tỷ đồng, giá trị tài sản vô hình ngoài Bảng cân đối kế toán là 13.448 tỷ đồng.

Sau đó, kết quả định giá của AMAX được Mobifone sử dụng để đàm phán mua 95% cổ phần AVG với số tiền 8.889 tỷ đồng.

Trong khi AASC và VCBS đều là những thương hiệu lớn, thì Hanoi Value và AMAX đều là công ty rất nhỏ, vốn điều lệ của Hanoi Value chỉ là 1 tỷ đồng và của AMAX chỉ là 3,8 tỷ đồng. Với khả năng tài chính như vậy, việc Hanoi Value và AMAX được tham gia tư vấn cho một dự án lớn tính bằng trăm triệu đô đến tỷ đô như vậy là kỳ quái.

Chỉ một năm sau khi thương vụ thẩm định giá trên hoàn thành, Hanoi Value đã chuyển thành công ty mỹ viện, chuyên chăm sóc sắc đẹp. Còn AMAX vẫn là một công ty nhỏ với vốn điều lệ giữ nguyên 3,8 tỷ và gần như không có gì nổi bật sau khi được nhận một thương vụ rất lớn như thế. Người đại diện pháp lý và là Tổng giám đốc là Võ Văn Mạnh, một Thạc sỹ giảng dạy tại Fulbright.

Ngay sau khi kết luận thanh tra vụ "Mobifone mua AVG" của Thanh tra Chính phủ nhận được sự chấp thuận của Chính phủ để chuyển sang cơ quan điều tra thuộc Bộ Công an, một hiện tượng đáng chú ý là một số tờ báo nhà nước đã xoáy vào trách nhiệm của công ty tư vấn thẩm định giá vụ AVG, đặc biệt đặt dấu hỏi "AMAX là công ty nào ?", trong khi không quan tâm lắm đến vai trò của các công ty tư vấn lớn hơn nhiều là AASC và VCBS.

Một luồng dư luận cho rằng "Manh mối nằm ở đây. AMAX chính là công ty của Phượng, dù Phượng không hề đứng tên hay sở hữu chút cổ phẩn nào ở đó. Và 3 đơn vị kia chỉ là chân gỗ được sắp xếp vào và cố tình hét giá cao nhất để AMAX được nhận làm kết quả… Điểm cuối của những bài điều tra chắc chắn sẽ là AMAX, nói đúng hơn, là tìm đến công chúa Nguyễn Thanh Phượng".

Điều gì sẽ xảy ra nếu trong giại giam và khi bị dồn vào chân tường, Phạm Nhật Vũ và hai nhân vật của AMAX vừa bị bắt cùng Phạm Nhật Vũ - Giám đốc AMAX Võ Văn Mạnh và nhân viên - phải khai ra ai là ‘tổng đạo diễn’ vụ ‘MobiFone mua AVG’ ?

Khi đó, gia tộc Nguyễn Tấn Dũng sẽ bị mất một thành viên thuộc loại ‘cán bộ cấp chiến lược’, với điều kiện là ‘Người đốt lò vĩ đại’ hồi phục sức khỏe sau cơn bạo bệnh ở Kiên Giang và vẫn không thể lãng quên mối thù xưa.

Thường Sơn

Nguồn : VNTB, 21/04/2019

Published in Diễn đàn

Ẩn số trên là rất quan trọng, thậm chí quan trọng đến mức then chốt trong phương trình "Mobifone mua AVG".

amax1

Bà Nguyễn Thanh Phượng - Ảnh minh họa

Theo bản kết luận thanh tra vụ "Mobifone mua AVG" của Thanh tra Chính phủ – được công bố vào chiều 14/3/2018, mặc dù sai phạm đã được quy khá rõ về Công ty Mobifone, AVG và các bộ ngành như Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công an, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Văn phòng chính phủ, nhưng đối với 4 công ty tư vấn định giá AVG thì việc quy trách nhiệm cho một cái tên cụ thể nào đó vẫn hoàn toàn mơ hồ.

Nói cách khác, trong kết luận thanh tra trên đã không hiện diện cái tên Nguyễn Thanh Phượng – con gái ruột cựu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, mà theo đánh giá của dư luận chính là một "cá lớn".

Có 4 đơn vị tư vấn thẩm định giá "thương vụ mafia" AVG là Công ty trách nhiệm hữu hạn Chứng khoán Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (VCBS) thẩm định là 24.548 tỷ đồng, Công ty trách nhiệm hữu hạn Hãng Kiểm toán AASC thẩm định 33.299 tỷ đồng ; Hà Nội Valu thẩm định 18.519 tỷ đồng. Còn Công ty Tư vấn Đầu tư và thẩm định giá AMAX đưa ra con số thẩm định là 16.565 tỷ đồng, trong đó, giá trị tài sản hữu hình là 3.117 tỷ đồng, giá trị tài sản vô hình ngoài Bảng cân đối kế toán là 13.448 tỷ đồng.

Sau đó, kết quả định giá của AMAX được Mobifone sử dụng để đàm phán mua 95% cổ phần AVG với số tiền 8.889 tỷ đồng.

Một luồng thông tin cho biết trong khi AASC và VCBS đều là những thương hiệu lớn, thì Hanoi Value và AMAX đều là công ty rất nhỏ, vốn điều lệ của Hanoi Value chỉ là 1 tỷ đồng và của AMAX chỉ là 3,8 tỷ đồng. Với khả năng tài chính như vậy, việc Hanoi Value và AMAX được tham gia tư vấn cho một dự án lớn tính bằng trăm triệu đô đến tỷ đô như vậy là "quá kì lạ".

Luồng thông tin trên cũng cho biết chỉ một năm sau khi thương vụ thẩm định giá trên hoàn thành, Hanoi Value đã chuyển thành công ty mỹ viện, chuyên chăm sóc sắc đẹp. Còn AMAX vẫn là một công ty nhỏ với vốn điều lệ giữ nguyên 3,8 tỷ và gần như không có gì nổi bật sau khi được nhận một thương vụ rất lớn như thế. Người đại diện pháp lý và là Tổng giám đốc là Võ Văn Mạnh, một Thạc sỹ giảng dạy tại Fulbright.

Ngay sau khi kết luận thanh tra vụ "Mobifone mua AVG" của Thanh tra Chính phủ nhận được sự chấp thuận của Chính phủ để chuyển sang cơ quan điều tra thuộc Bộ Công an, một hiện tượng đáng chú ý là một số tờ báo nhà nước đã xoáy vào trách nhiệm của công ty tư vấn thẩm định giá vụ AVG, đặc biệt đặt dấu hỏi "AMAX là công ty nào ?", trong khi dường như bỏ quên vai trò của các công ty tư vấn lớn hơn nhiều là AASC và VCBS.

amax00

Bà Nguyễn Thanh Phượng và ông Lê Nam Trà. Ảnh ghép : Phạm Viết Đào blog

Theo kết luận của Thanh tra Chính phủ, MobiFone lựa chọn AMAX chỉ căn cứ vào báo giá thấp nhất trong 3 đơn vị tư vấn. Việc làm này không thực hiện theo quy trình chỉ định thầu, vi phạm quy định tại điều 55 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26-6-2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu.

Đáng chú ý, AMAX đã sử dụng số liệu đầu vào bất hợp pháp, không có cơ sở để tính "giá trị tài sản vô hình ngoài bảng cân đối kế toán…" nhưng MobiFone đã nghiệm thu kết quả thẩm định giá ; nhận xét, đánh giá kết quả thẩm định giá của AMAX "tuân thủ các tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam…".

Vì sao lại là AMAX mà không phải những công ty tư vấn khác ?

Một luồng dư luận cho rằng "Manh mối nằm ở đây. AMAX chính là công ty của Phượng, dù Phượng không hề đứng tên hay sở hữu chút cổ phẩn nào ở đó. Và 3 đơn vị kia chỉ là chân gỗ được sắp xếp vào và cố tình hét giá cao nhất để AMAX được nhận làm kết quả… Điểm cuối của những bài điều tra chắc chắn sẽ là AMAX, nói đúng hơn, là tìm đến công chúa Nguyễn Thanh Phượng". Luồng dư luận này cũng yêu cầu Bộ Công an khởi tố điều tra vụ "Mobifone mua AVG" càng sớm càng tốt.

Nhưng lại dường như đang có một sức ì nào đó nằm trong Bộ Công an, hoặc trong một bộ phận của cơ quan đang bị bê bối bởi hàng loạt vụ Thượng tá tình báo Phan Văn Anh Vũ, Thiếu tướng Nguyễn Thanh Hóa phụ trách "Cục đánh bạc công nghệ cao", sai phạm trong vụ "Mobifone mua AVG"… Thiếu tướng Lương Tam Quang – Chánh văn phòng Bộ Công an – trả lời sự sốt ruột của báo chí, chỉ nói "Thanh tra Chính phủ có kiến nghị chuyển hồ sơ sang Bộ Công an nhưng việc chuyển phải có quy trình".

Thiếu tướng Lương Tam Quang cũng là nhân vật đã trở nên nổi tiếng với phát ngôn "Bộ Công an chưa có thông tin gì" trong vụ Phan Văn Anh Vũ và Trung tướng Phan Văn Vĩnh, dù rằng sau đó Vũ đã bị bắt, còn "anh hùng lực lượng vũ trang" Phan Văn Vĩnh đang bị Công an Phú Thọ triệu tập liên quan vụ án "đánh bạc công nghệ cao".

Nhiều người dang lo ngại là tính "quy trình" mà ông Lương Tam Quang nêu ra liệu có đi theo vệt mòn cố ý trì hoãn công bố kết luận thanh tra đến hơn một năm trời của Phó tổng thanh tra Ngô Văn Khánh – người vừa nghỉ hưu vào đầu năm 2018 nhưng đang bị đồn đoán sẽ trở thành "củi" trong "lò".

Tiến độ bàn giao hồ sơ vụ "Mobifone mua AVG" giữa Thanh tra chính phủ và Bộ Công an dự kiến sẽ diễn ra trong tuần cuối của tháng Ba năm 2018. Nếu tiến độ này được giữ nguyên mà không gặp phải sức cản nào đủ lớn, có khả năng Bộ Công an sẽ ra quyết định khởi tố vụ án "Mobifone mua AVG" vào giữa tháng 4/2018, hoặc chậm thì đến cuối tháng đó.

Khi đó và cùng với kết quả điều tra mà Bộ Công an có thể được chỉ đạo phải thông tin rộng rãi, người ta sẽ biết Công ty tư vấn AMAX thực chất thuộc về ai, có liên quan đến bà Nguyễn Thanh Phượng hay không.

Trong thực tế, đã có một cơ sở để hy vọng về kết quả điều tra vụ "Mobifone mua AVG" không nhất thiết phải đóng dấu "MẬT" trước công luận : việc ông Nguyễn Phú Trọng chỉ đạo cho Thanh tra chính phủ công bố toàn văn bản kết luận thanh tra vụ "Mobifone mua AVG" vào ngày 14/3/2018 được hiểu như một thông điệp bật đèn xanh để vừa phản ứng cơ chế "đi đêm" giữa Bộ Thông tin và Truyền thông và Bộ Công an khi đưa vụ "Mobifone mua AVG" vào danh mục độ "MẬT" của ngành công an, vừa tạo tiền lệ "thanh tra đến đâu công bố đến đó", để gây sức ép "công bố rộng rãi kết quả điều tra" đối với Bộ Công an.

Thiền Lâm

Nguồn : CaliToday, 25/03/2018

Published in Diễn đàn

Một trong những chi tiết đáng chú ý nhất của bản kết luận thanh tra vụ Mobifone mua AVG của Thanh tra chính phủ – được công bố vào chiều 14/3/2018, là đã không hiện diện cái tên Nguyễn Thanh Phượng hay công ty tư vấn Bản Việt của con gái ruột cựu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

mobi1

Bà Nguyễn Thanh Phượng và ông Lê Nam Trà - Ảnh ghép : Phạm Viết Đào blog

Một số tờ báo nhà nước khi đưa tin về kết luận thanh tra trên đã không trích nội dung vi phạm của các công ty tư vấn, mặc dù nêu khá đầy đủ về vi phạm của nhiều bộ ngành. Hiện tượng đưa tin khiên cưỡng này có thể khiến những người quan sát chính trường có cảm giác như một sự cố ý.

Cứ theo kết luận thanh tra trên, bà Nguyễn Thanh Phượng đã "thoát" – trái ngược với một thông tin gần đây trên mạng xã hội cho biết bà Phượng chính là "chủ mưu" trong vụ "Mobifone mua AVG".

Việc bà Nguyễn Thanh Phượng không có tên trong kết luận thanh tra diễn ra sau hai sự kiện liên quan đến cựu Thủ tướng Dũng : ngay trước tết nguyên đán 2018, Bí thư thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thiện Nhân bất ngờ đến thăm cựu Thủ tướng Dũng và "tri ân sự đóng góp của nguyên thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng", sau đó ông Nguyễn Tấn Dũng còn được mời dự một hội nghị về cơ chế đặc thù của Thành phố Hồ Chí Minh sau tết nguyên đán năm 2018.

Một giả thiết tiếp nối được nêu ra : không chỉ bà Nguyễn Thanh Phượng có thể "thoát" vụ "Mobifone mua AVG", mà cả cha con Nguyễn Tấn Dũng vẫn đang an toàn.

Hoặc tạm thời an toàn.

Từ "tạm thời" có lẽ là hợp lý nhất trong một chính trường luôn xáo trộn, nơi mà những hứa hẹn, cam kết luôn đầy sắc thái ma mị và có thể bị hủy bỏ, lộn ngược vào bất kỳ lúc nào.

Tái hiện vụ "đánh Đinh La Thăng" ?

Kết luận thanh tra vụ Mobifone mua AVG của Thanh tra chính phủ được công bố chỉ 2 ngày sau vụ hủy hợp đồng "Mobifone mua AVG". Đồng thời trái với "truyền thống" bưng bít, kết luận này được gửi cho báo chí để đưa tin rộng rãi. Và cũng chỉ đến lúc này, báo chí nhà nước mới được nới "vòng kim cô" để ồn ào đưa tin và bình luận về vụ "Mobifone mua AVG".

Vì sao thế ?

Trong khoảng thời gian từ ngày 8/3 khi Tổng bí thư Trọng cùng Ban Bí thư hiện ra để yêu cầu xử lý vụ "Mobifone mua AVG" cho đến ngày 12/3 khi hợp đồng "Mobifone mua AVG" chính thức được hủy bỏ "dưới sự chứng kiến của lãnh đạo Bộ Thông tin và Truyền thông", báo chí nhà nước hầu như cấm khẩu. Rất dễ nhận ra rằng đã có một mệnh lệnh đó cấm báo chí khai thác sâu về vụ này cho đến khi có lệnh mới.

Trong khi đó, dường như đã xảy ra một thỏa thuận ngầm nào đó về động tác "khắc phục hậu quả", khi "trên" cho phép Bộ Thông tin và truyền thông và hai bên Mobifone cùng AVG tiến hành hủy hợp đồng "Mobifone mua AVG" để tiền "ăn không được phải nhả ra" trở vào túi ngân khố, sau đó mới cho Thanh tra chính phủ công bố kết luận thanh tra vụ "Mobifone mua AVG".

Tuy nhiên, động thái công bố toàn văn kết luận thanh tra vụ "Mobifone mua AVG" và còn gửi cho báo chí đăng tải công khai lại giống hệt vụ Đinh La Thăng : vào tháng 4/2017, Ủy ban Kiểm tra trung ương bất ngờ công bố toàn văn báo cáo kiểm tra về Đinh La Thăng thời ông Thăng còn là chủ tịch hội đồng thành viên Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, đồng thời gửi cho cho báo chí để đăng công khai và tạo nên một chiến dịch truyền thông rất rộng nhằm "đánh" Đinh La Thăng.

Vậy Tổng bí thư Trọng và Thường trực Ban bí thư kiêm Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm ta trung ương Trần Quốc Vượng có ẩn ý hay dụng ý gì khi đang tạo hiệu ứng truyền thông đối với vụ "Mobifone mua AVG" ?

"Đây là vụ việc kinh tế rất nghiêm trọng, Thanh tra chính phủ kiến nghị Thủ tướng Chính phủ : Giao cơ quan điều tra có thẩm quyền của Bộ Công An tiếp nhận toàn bộ hồ sơ, tài liệu thanh tra Dự án Tổng công ty Viễn thông Mobifone mua 95% cổ phần AVG để xem xét, khởi tố điều tra, xử lý đúng người, đúng vi phạm, đúng pháp luật", Thanh tra chính phủ kiến nghị trong Kết luận thanh tra.

Kết luận thanh tra đề cập sai phạm của nhiều bộ ngành và dơn vị, nhưng có lẽ nổi bật nhất là "trục" Bộ Thông tin và Truyền thông và Bộ Công an.

Theo Kết luận thanh tra này, dự án đầu tư chưa được Thủ tướng Chính phủ quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư, nhưng Bộ Thông tin và truyền thông đã ban hành Quyết định phê duyệt dự án đầu tư dịch vụ truyền hình của Mobifone, vi phạm Luật Đầu tư…

Bộ Thông tin và truyền thông với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan đại diện chủ sở hữu và quản lý nhà nước về thông tin, truyền thông đã thiếu trách nhiệm trong việc thẩm định Dự án ; phê duyệt dự án đầu tư không đảm bảo căn cứ pháp lý, vi phạm các quy định của pháp luật, gây thiệt hại nghiêm trọng vốn của Nhà nước, cần phải được xem xét, hủy bỏ.

Việc Mobifone nhận chuyển nhượng 95% cổ phần AVG không thuộc lĩnh vực bí mật Nhà nước nhưng Bộ Thông tin và truyền thông đã có văn bản đề nghị Bộ Công an cho ý kiến và đã đưa giao dịch này thuộc danh mục mật là không đúng quy định.

Khi thương vụ Mobifone mua AVG được triển khai, Bộ Công an đã có nhiều văn bản không đúng chức năng, nhiệm vụ.

Qua các văn bản của Bộ Công an tham gia ý kiến với Bộ Thông tin và truyền thông, cho thấy : Việc Bộ Công an có văn bản số 4352 đề nghị Bộ Thông tin và truyền thông hướng dẫn Công ty AVG không được phép chuyển nhượng cổ phần cho nước ngoài, mà chỉ nên bán cổ phần cho các đối tác trong nước, doanh nghiệp nhà nước là tốt nhất ;

Mặt khác, việc Mobifone nhận chuyển nhượng 95% cổ phần AVG không thuộc lĩnh vực bí mật Nhà nước nhưng trên cơ sở đề nghị của Bộ Thông tin và truyền thông, Bộ Công an có văn bản số 418, thống nhất với Bộ Thông tin và truyền thông về việc đưa tài liệu giao dịch này trong danh mục tài liệu bí mật của Bộ Thông tin và truyền thông với mức độ "MẬT", thực hiện bảo mật vụ việc mua bán, không giới hạn về thời gian bảo mật thông tin, là chưa phù hợp…

Những vi phạm, làm trái quy định, thiếu trách nhiệm của MobiFone, nguy cơ hiện hữu thiệt hại nghiêm trọng vốn của Nhà nước tại MobiFone khoảng 7.006 tỉ đồng.

Với nội dung kết luận thanh tra trên, chỉ có thể hiểu đây là án lớn, thuộc loại "đại án quốc gia". Rất có thể điểm ngắm của Tổng bí thư Trọng sẽ là một số quan chức cao cấp nào đó của Bộ Thông tin và truyền thông và Bộ Công an.

Thiền Lâm

Nguồn : CaliToday, 15/03/2018

Published in Diễn đàn

Cuối giờ chiều ngày 8/3, báo chí đưa tin trong cuộc họp ngày 8/3 của Ban bí thư, ông Nguyễn Phú Trọng cho rằng cần phải sớm công bố kết luận thanh tra dự án Tổng Công ty Viễn thông Mobifone mua 95% cổ phần của AVG theo quy định của pháp luật.

mobi1

Vì sao họ im lặng ?

Theo Bộ trưởng Bộ Thông tin và truyền thông Trương Minh Tuấn, thì Thanh tra Chính phủ đã tiến hành thanh tra toàn diện dự án này từ tháng 9/2016. Trước đó, vào tháng 4/2016, phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trúng cử chức vụ Thủ tướng, kế nhiệm ông Nguyễn Tấn Dũng điều hành Chính phủ.

Như vậy, có thể nói việc "thanh tra toàn diện" vụ Mobifone mua 95% cổ phần của AVG, hoàn toàn trong thời gian ông Nguyễn Xuân Phúc làm thủ tướng. Cũng từ tháng 4/2016, thứ trưởng Trương Minh Tuấn được chỉ định là Bí thư Ban Cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Thông tin và truyền thông, kiêm Phó Trưởng ban Tuyên giáo trung ương (từ tháng 7/2016).

Những dẫn chứng về mốc thời gian kể trên để cho thấy từ ông Trương Minh Tuấn đến thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đều có thời gian dài là quan chức chính phủ. Hai vị này không thể nào không biết cú áp phe Mobifone ‘mua mão’ AVG. Thế nhưng vì sao họ lại làm thinh lâu đến độ ông Nguyễn Phú Trọng phải sốt ruột đánh tiếng hối thúc ?

Và cũng lạ là bằng quyền lực của mình, tại sao ông Tổng bí thư không công khai yêu cầu cơ quan kiểm sát rà soát lại hết toàn bộ vụ mua bán này từ hồ sơ có được ? Lưu ý, vị tân Thường trực Ban bí thư Trần Quốc Vượng từng có thời gian dài làm Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao.

Trả lời cho những thắc mắc "vì sao" đó, dư luận đang đồn đoán rằng liên quan trong cú áp phe này là ái nữ của cựu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

"Bà đỡ" của hàng loạt các thương vụ mua bán, sáp nhập doanh nghiệp (M&A) "hàng khủng" ?

Công ty cổ phần Chứng khoán Bản Việt (VCSC-mã VCI) thời kỳ bà Nguyễn Thanh Phượng là chủ tịch Hội đồng quản trị, được cho là "bà đỡ" của hàng loạt các thương vụ M&A "hàng khủng". Trong đó có thương vụ MobiFone mua AVG.

Một nguồn tin cho biết tại thời điểm năm 2006, khi Chính phủ công bố sẽ cổ phần hóa MobiFone thì đã có 9 tập đoàn tài chính, ngân hàng nước ngoài đó là Credit Suisse (Thuỵ Sỹ), Deutsche Bank (Đức), Goldman Sachs (Mỹ), Morgan Stanley (Mỹ), Rothschild (Đức) và UBS (Mỹ)... nộp hồ sơ thầu tư vấn về cổ phần hoá cho MobiFone. Kết quả thì VCSC đã "hạ gục" cả 9 "người khổng lồ".

Khi ấy, giới tài chính đặt ra 3 câu hỏi ngờ vực ở cú áp phe này : Một, từ yêu cầu nào và dựa trên cơ sở nào mà Mobifone đã dùng vốn do nhà nước cấp để mua AVG ? Hai, giá đích thực, chính xác khi mua AVG là bao nhiêu ? Ba, từ ngày được Mobifone mua về đến nay, AVG hoạt động như thế nào, có tương xứng với giá trị đồng vốn bỏ ra mua hay không ?

Tuy nhiên ngay sau khi bà Nguyễn Thanh Phượng thoái vốn, phía VCSC nhanh chóng lên tiếng rằng mình không liên quan đến thương vụ Mobifone mua 95% cổ phần AVG, mà chính là Công ty trách nhiệm hữu hạn chứng khoán Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (VCBS) mới là đơn vị "thầy dùi". Một số chuyên gia truyền thông cho rằng sở dĩ một số cơ quan báo chí và dân mạng bị nhầm lẫn thông tin như trên, có lẽ là do tên viết tắt của 2 công ty chứng khoán tên tuổi : VCSC và VCBS.

Thoái vốn, rút lui theo kịch bản soạn trước ?

Có ý kiến cho rằng không phải chờ đến ngày ông Nguyễn Tấn Dũng thất thế rời ghế thủ tướng, bà Nguyễn Thanh Phượng mới vội vã thoái vốn rút lui. Có người cha là thủ tướng, song dường như bà Phượng hiểu rằng trong nền kinh tế thị trường "định hướng xã hội chủ nghĩa", rủi ro tăng gấp bội phần khi quyền lực chỉ tập trung vào một nhóm người của duy nhất một đảng chính trị cầm quyền.

Công ty cổ phần Chứng khoán Bản Việt được bà Nguyễn Thanh Phượng sáng lập và chính thức đi vào hoạt động từ tháng 11/2007 với vốn điều lệ ban đầu là 360 tỷ đồng. Chỉ ba năm sau, VCSC đã lọt vào Top 10 công ty chứng khoán lớn nhất 6 tháng cuối năm 2010 tại Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) và 10 năm sau, đã đứng vào Top 3 công ty chứng khoán có thị phần giá trị giao dịch môi giới lớn nhất trong 6 tháng đầu năm 2017.

Khi bản cáo bạch của VCSC được công bố, giới đầu tư xôn xao với thông tin bà Nguyễn Thanh Phượng, Chủ tịch Hội đồng quản trị VCSC chỉ còn nắm giữ hơn 5 triệu cổ phiếu, tương đương với tỷ lệ 4,84% vốn điều lệ. Qua đó, bà không còn là cổ đông lớn VCSC.

Tuy nhiên, nếu đặt trong cả tiến trình, động thái này lại không quá lạ. Bởi từ lúc thành lập VCSC với tổng sở hữu cổ phần lên đến 58% (trực tiếp 41% và gián tiếp thông qua Công ty Quản lý Quỹ Bản Việt – Nguồn : Vietnam Finance), báo cáo tình hình quản trị 2012 cho thấy số lượng cổ phiếu bà Phượng và Ngân hàng thương mại cổ phần Bản Việt (Viet Capital Bank) nắm giữ đã giảm xuống lần lượt là 4,5 triệu cổ phiếu, tương đương tỷ lệ 11,48% và 4,3 triệu cổ phiếu, tương đương tỷ lệ 10,96%.

Theo Báo cáo Quản trị 2015, Ngân hàng thương mại cổ phần Bản Việt đã giảm tỷ lệ sở hữu tại VCSC từ 7% xuống còn 0% sau hai năm liên tục thoái vốn.

MobiFone nói gì ?

Việc mua AVG được mô tả là để Mobifone nhanh chóng đuổi kịp các đối thủ cạnh tranh, trong khi là doanh nghiệp mới hình thành, chuyển từ kinh doanh viễn thông thuần tuý sang các dịch vụ giá trị gia tăng, đa phương tiện và đặc biệt là chen chân vào lĩnh vực truyền hình vốn đã có quá nhiều đối thủ nặng ký, MobiFone không còn con đường nào khác là phải "đi tắt, đón đầu".

MobiFone đã nhắm đến việc mua AVG theo một lộ trình đã được định sẵn. Theo đó, từ tháng 8/2015, Tổng Giám đốc MobiFone đã có công văn về việc lập dự án đầu tư dịch vụ truyền hình trong đó MobiFone đề cập tới phương án mua lại 90,1% cổ phần của Truyền hình An Viên (AVG).

Để xây dựng giá mua phù hợp, MobiFone đã tham khảo và căn cứ vào ý kiến của nhà thầu tư vấn Công ty trách nhiệm hữu hạn chứng khoán Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (VCBS) để định giá AVG. VCBS đã kết hợp với cơ quan chức năng thẩm định giá và đưa ra nhiều mức giá khác nhau.

Theo báo cáo số 142 MobiFone gửi Tổng Giám đốc MobiFone, VCBS đã thuê Công ty trách nhiệm hữu hạn Hãng kiểm toán AASC thực hiện định giá AVG và cho ra kết quả : AVG giá 33.299,49 tỷ đồng, tương đương 1,5 tỷ USD.

Trên cơ sở định giá của AASA, VCBS đã tư vấn thêm cho MobiFone về cách định giá thận trọng hơn, kết quả giá trị của AVG giảm xuống còn 24.548,19 tỷ đồng, tương đương 1,124 tỷ USD. Tuy nhiên, để thận trọng hơn, VCBS cũng tiếp tục thuê thêm Công ty trách nhiệm hữu hạn định giá Hà Nội – Thành phố Hồ Chí Minh để định giá theo phương pháp tài sản. Theo cách tính của công ty này, giá trị của AVG chỉ còn 18.520 tỉ đồng, tương đương 847,6 triệu USD.

Cuối cùng để cho chắc chắn, MobiFone đã thuê thêm một đơn vị thẩm định giá được Bộ Tài chính cấp phép xác định giá trị của AVG theo phương pháp tài sản là 16.565 tỷ đồng, theo phương pháp thu nhập là 17.184 tỷ đồng. Nghĩa là AVG đã được "định giá" ở 4 mức khác nhau, dao động từ 33.299 tỷ xuống thấp nhất là 16.565 tỷ đồng.

Trên cơ sở định giá, MobiFone đã nhanh chóng đưa ra kế hoạch kinh doanh của AVG sau khi MobiFone mua lại cổ phần. Theo đó, nếu việc mua bán hoàn thành trong 2016 thì doanh thu thuần của AVG đạt 1.251 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế là 91 tỷ đồng. Cho đến năm 2020, dự kiến doanh thu thuần của AVG sẽ là trên 7.000 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế sẽ đạt 1.876 tỷ đồng.

Tháng 1/2016, MobiFone hoàn tất thương vụ mua AVG. Tuy nhiên, phía MobiFone chỉ xác nhận là mua 95% cổ phần của AVG còn giá trị bao nhiêu thì hai bên không tiết lộ.

Trước khi thuộc về MobiFone, AVG chưa có lãi bởi đầu tư ban đầu lớn (vốn điều lệ 1.800 tỷ) cũng như việc phát triển thuê bao cũng chỉ dừng lại khoảng 450.000 thuê bao - con số quá khiêm tốn so với gần 10 triệu thuê bao truyền hình trả tiền thời điểm đó.

Trong Hội nghị Giao ban quản lý nhà nước của Bộ Thông tin và truyền thông ngày 6/6/2016 khi được báo chí hỏi về thông tin cho rằng Mobifone đã mua 95% AVG với giá hơn 8.900 tỉ đồng, ông Lê Nam Trà - Chủ tịch Hội đồng thành viên MobiFone đã chính thức từ chối trả lời câu hỏi này vì "điều khoản bảo mật giữa 2 bên, MobiFone không thể tiết lộ được". Tại hội nghị này, thương vụ MobiFone - AVG còn được giải thích là "theo cơ chế đặc thù".

Có phải nhầm lẫn VCSC và VCBS ?

Tiền thân Viet Capital Bank là Ngân hàng thương mại cổ phần Gia Định (GiaDinhBank). GiaDinhBank từng phát hành 100 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu để tăng vốn điều lệ. Công ty cổ phần Chứng khoán Bản Việt (VCSC) là công ty tư vấn phát hành.

Sau đó, một nhóm cổ đông đã mua với tỷ lệ tối thiểu là 30% vốn điều lệ Gia Định từ tay Vietcombank, cổ đông lớn nhất của Ngân hàng. Trong khoảng thời gian này, Ngân hàng thương mại cổ phần Gia Định được đổi tên thành ngân hàng thương mại cổ phần Bản Việt (Viet Capital Bank) và bà Nguyễn Thanh Phượng, lúc đó là Chủ tịch Hội đồng quản trị VCSC, được bầu làm thành viên Hội đồng quản trị ngân hàng nhiệm kỳ 2010 – 2014 vào đầu năm 2012. Ngay trong tháng 2 cùng năm, bà đã nhanh chóng trở thành Chủ tịch Hội đồng quản trị Viet Capital Bank.

mobi2

Bà Phươợng và chồng - ông Nguyễn Bảo Hoàng

Ngoài ra, bà còn là Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Quản lý Quỹ Đầu tư chứng khoán Bản Việt (VCAM). Được biết, vào tháng 11/2011, ông Trần Bảo Toàn đã chuyển nhượng số cổ phần chiếm hơn 16% vốn điều lệ của công ty cho bà Phượng. Qua đó, bà đã nắm gần 6,5 triệu cổ phiếu, tương đương hơn 43% cổ phần VCAM. Cho đến tháng 8/2013, bà đã chuyển nhượng 1,65 triệu cổ phần, tương ứng 11% cổ phần tại VCAM sang Viet Capital Bank. Chồng bà Nguyễn Thanh Phượng là ông Nguyễn Bảo Hoàng (Henry) cũng là Thành viên Hội đồng quản trị VCAM.

Liệu có sự nhầm lẫn VCSC và VCBS trong việc đưa tin liên quan đến thương vụ M&A MobiFone mua AVG ? Cá nhân người viết bài này cho rằng nếu báo chí đưa tin nhầm lẫn, vì sao VCSC không lên tiếng ngay từ đầu, vì nó còn liên quan đến giá giao dịch cổ phiếu trên sàn OTC…

Trúc Giang

Nguồn : VNTB, 13/03/2018

Published in Diễn đàn

Vài ngày qua, nhiều người sử dụng mạng xã hội ở Việt Nam tranh cãi gay gắt về việc một quỹ của con gái cựu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đóng góp tiền xây dựng một ngôi trường miền núi.

truong1

Hình ảnh ngôi trường Lũng Luông trên trang Facebook của Quỹ Phượng Hoàng.

Ngôi trường liên quan đến cuộc tranh cãi là trường tiểu học Lũng Luông ở tỉnh Thái Nguyên, cách thủ đô Hà Nội khoảng 100 kilomet về phía bắc.

Trường đã khai trương đầu tháng 9 năm ngoái. Trước khi được xây dựng, nơi được gọi là trường thực tế chỉ có 4 cái lán "ọp ẹp" cho học sinh và giáo viên, theo báo chí trong nước.

Báo chí hồi mùa thua năm ngoái cho hay, trường Lũng Luông mới là kết quả của nỗ lực vận động đóng góp từ thiện do những nhân vật nổi tiếng thực hiện. Đóng vai trò chủ chốt là giáo sư Ngô Bảo Châu và cựu nhà báo truyền hình Trần Đăng Tuấn.

Tin cho hay trường mới trông như một "bông hoa nổi bật giữa núi rừng", có đầy đủ các phòng học, phòng chức năng, phòng đa năng, thư viện, bếp nấu, nhà ăn, nhà nội trú, khu vệ sinh, sân vui chơi cho các em. Khi đó, tin không nói rõ ai là nhà tài trợ chính cho khoản tiền 6 tỷ đồng xây trường.

Tranh cãi dường như đã nổi lên sau khi hôm 9/9 vừa rồi, trang Facebook của Quỹ Phượng Hoàng đăng một bức ảnh về việc khai trương trường Lũng Luông. Chú thích ảnh ghi "Ngày này 1 năm về trước của Phoenix Foundation - Quỹ Phượng Hoàng".

Trong ảnh, bà Nguyễn Thanh Phượng, con gái cựu thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng, và giáo sư Ngô Bảo Châu cùng hai người khác gỡ tấm băng che một tấm biển màu đồng. Một phần nội dung tấm biển cho hay nhà tài trợ chính cho trường Tiểu học Lũng Luông là "Quỹ Phượng Hoàng, Thành phố Hồ Chí Minh".

truong0

Bức ảnh đăng trên trang Facebook của Quỹ Phượng Hoàng.

Quỹ Phượng Hoàng được thành lập tháng 5/2011, và một phần sứ mệnh của quỹ là "hỗ trợ địa phương trùng tu hoặc xây dựng những trường học xuống cấp hoặc thiếu kém", theo trang Facebook của quỹ, với hình đại diện là ảnh chụp trường Lũng Luông từ trên cao.

Sau khi bức ảnh xuất hiện, nhiều người sử dụng Facebook ở Việt Nam đã nhanh chóng lên tiếng chỉ trích, dù không đưa ra bất cứ bằng chứng nào.

Ông Hoàng Dũng ở Thành phố Hồ Chí Minh, người từng nhiệt tình tham gia các hoạt động vì dân chủ, viết : "Nếu cả tập đoàn dòng họ nhà bạn khai thác 1 đất nước đến kiệt quệ rồi xây dựng lại dăm vài chục công trình thiện nguyện bất kể đó là tiền sạch hay bẩn, thì bạn có xứng được tung hô không ?".

Nhà báo Võ Văn Tạo ở Nha Trang, người thường xuyên lên tiếng về những chuyện gây bất bình ở Việt Nam, viết : "Cứ mặc sức tham nhũng trăm nghìn tỷ, phá nát đất nước, tạo trường rách nát đi. Hưu, bỏ vài tỷ xây 1 trường, sẽ được tri ân".

Đã có hàng trăm những lời bình luận hay các ý kiến tương tự như của ông Dũng và ông Tạo.

Đáp lại các ý kiến này, trên trang Facebook cá nhân, giáo sư Ngô Bảo Châu bày tỏ ông có cái nhìn "đơn giản" về việc vận động nguồn tài trợ xây trường.

Ông viết thêm về những người có vai trò chính : "Ba người làm việc này bao gồm cô [Nguyễn Thanh] Phượng là người cho tiền, anh [Trần Đăng] Tuấn là người quản lý, anh [kiến trúc sư Hoàng Thúc] Hào thiết kế và thi công. Tôi chỉ có công mời ba người kia đi ăn tối".

Vị giáo sư toán – người đã được chính phủ Việt Nam thời ông Dũng làm thủ tướng vinh danh sau khi đoạt một giải quốc tế lớn về toán học – tỏ ý phiền lòng vì sự việc theo cách nhìn của ông "đơn giản là tốt" song đã trở thành "chuyện để ầm ĩ soi mói".

Kết thúc ý kiến trên trang cá nhân, giáo sư Châu dùng cụm từ "những chuyện thị phi lăng nhăng kia" để nói đến những tranh cãi đã diễn ra.

Đã có nghìn 12 nghìn lượt like (thích) và rất nhiều ý kiến ủng hộ cho việc làm của vị giáo sư, thể hiện trực tiếp trong trang của ông hoặc trên trang của những người sử dụng Facebook có nhiều ảnh hưởng khác ở Việt Nam.

Một status (ý kiến bày tỏ tâm trạng) của nhà báo nữ Bạch Hoàn nói cô ủng hộ và kính trọng giáo sư Châu liên quan đến trường Lũng Luông nhận được hơn 9 nghìn lượt like và các phản ứng khác.

VOA cố gắng liên lạc với các ông Ngô Bảo Châu, Trần Đăng Tuấn và Quỹ Phượng Hoàng để lắng nghe ý kiến trực tiếp nhưng không nhận được hồi âm.

Một tiến sĩ thường đưa ra các phân tích, phản biện xã hội về Việt Nam nói với VOA những phản ứng trái chiều nhau về khoản tài trợ của Quỹ Phượng Hoàng cho các hoạt động thiện nguyện là "trường hợp rất thú vị".

Đề nghị không nêu tên, vị tiến sĩ nói rằng bản thân vị này cũng chưa thể quyết định nên đứng về bên ủng hộ hay bên phản đối. Vị này nhận định những trường hợp tương tự sẽ còn xảy ra ở Việt Nam trong tương lai.

Theo tiến sĩ, về mặt đạo đức, ở mức độ nhất định, có thể so sánh trường hợp Quỹ Phượng Hoàng với việc các công ty thuốc lá tài trợ cho các dự án nghiên cứu ung thư hoặc các chiến dịch vận động về sức khỏe. Từ đó, mỗi người tự đưa ra quyết định có hay không ủng hộ những nguồn tiền bị xem là "không sạch" dùng cho các dự án từ thiện.

Published in Việt Nam