Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Giới cầm quyền cho hay Khối Cờ Đỏ do nhân dân "tự động" thành lập để đánh phá những người chống chế độ. Quả thực Việt Nam là một nước dân chủ : ai muốn lập đảng cứ lập, ai muốn biểu tình, cứ tự nhiên.

Người ta ví Đảng Cờ Đỏ với Vệ Binh Đỏ của Tàu. Theo đúng phong tục cái gì có ở Tàu, sẽ có ở Việt Nam.

codo1

Đảng Cờ Đỏ Việt Nam giống Vệ Binh Đỏ của Tàu

Nhắc cho các đảng viên Cờ Đỏ một sự kiện lịch sử : Mao thành lập Vệ Binh Đỏ để củng cố quyền lực, nhưng khi đã tàn sát hết các đối thủ và lực lương thù nghịch, Mao sợ nạn kiêu binh, đã quay lại tàn sát bọn Vệ Binh Đỏ cũng tàn bạo không kém.

Mao sáng chế ra Vệ Binh Đỏ sau khi thất bại thê thảm trong kế hoạch Bước Nhẩy Vọt, trên lý thuyết là một cuộc cách mạng canh nông sẽ đưa nước Tàu đến no ấm, phú cường, trên thực tế đã khiến canh nông Trung Hoa phá sản, hàng triệu người chết đói.

Lòng thờ kính lãnh tụ lung lay, có người đã bóng gió chỉ trích. Mao phát động phong trào Vệ Binh Đỏ, trước hết để tiêu diệt những kẻ bị nghi ngờ theo chủ nghĩa xét lại, mặc dù đã theo Mao từ thời Vạn Lý Trường Chinh, sau đó để xóa bỏ văn hóa cổ truyền, đẩy mạnh "cách mạng vô sản".

Vệ Binh Đỏ phát động "Cách Mạng Văn Hóa" mùa hè 1966. Chỉ trong một tháng, 77 ngàn người bị đuổi khỏi nhà, gia sản bị cướp, gần nửa triệu bị đưa đi nông trường, còn ghê rợn hơn vùng kinh tế mới ở Việt Nam, cũng nhập cảng từ Trung Hoa.

Các trí thức, giáo sư, nghệ sĩ, tóm lại, những người biết đọc, biết viết, có khả năng suy nghĩ bị đấu tố, bị tòa án nhân dân kết tội, làm nhục, hành hạ cho đến chết. Hay tự thắt cổ chết.

codo2

Vệ Binh Đỏ phát động "Cách Mạng Văn Hóa" mùa hè 1966 : hàng chục triệu người đã bị hành hạ

Những tên sát nhân được đào tạo trong căm thù nhiều khi chỉ mới 12, 13 tuổi. Nhiều người bị chính con cháu của mình đấu tố, khai tử. Những lãnh tụ cao cấp bị nghi ngờ như Lưu Thiếu Kỳ (cựu chủ tịch nước), Bành Đức Hoài (nguyên soái quân đội nhân dân) bị bức tử, Đặng Tiểu Bình bị hành hạ thân tàn ma dại, con trai bị đánh gẫy chân. Vợ Lưu Thiếu Kỳ, cùng với 300 "tên phản động xét lại" bị đấu tố, nhục mạ, gục mặt, quỳ gối trước 300.000 khán giả gào thét man rợ.

Chưa đủ, Mao phát động chiến dịch tiêu diệt Bốn Cái Cũ : phong tục, văn hóa, tập quán, tư tưởng.

Trường học đóng cửa trong hai năm để học sinh đi cứu cách mạng. Hàng trăm ngàn Vệ Binh Đỏ kéo nhau đi đốt sách, đốt thư viện, san bằng những di tích của hàng ngàn năm lịch sử, những kiến trúc cổ xưa, những nơi thờ tự, tất cả những gì liên hệ đến văn hóa cũ.

codo3

Những tên sát nhân được đào tạo trong căm thù nhiều khi chỉ mới 12, 13 tuổi.

Khi đã tiêu diệt hoàn toàn đối lập, để vãn hồi trật tự, vì các phe phái vệ binh bắt đầu giết nhau, Mao ra lệnh cho "quân đội nhân dân " thanh toán Vệ Binh Đỏ.

Mười bẩy triệu thanh thiếu niên, trong đó gần 5 triệu vệ binh đỏ bị đày đi nông trường, hàng trăm ngàn bị tra tấn, hành hạ hay bị xử tử.

codo4

Vệ Binh Đỏ chấm dứt đầu năm 1968, sau hai năm tàn sát, đốt phá, gây kinh hoàng, nhưng vết thương của xã hội Tàu cho tới nay vẫn chưa lành. Phong hóa Tàu ngày nay bại hoại một phần lớn là hậu quả của "cách mạng văn hóa".

Cộng Sản Việt Nam, trước phong trào chống đối, đem kịch bản kiêu binh ra soạn lại, xúi côn đồ đánh phá những người chống đối, chứng tỏ cái sợ đã đổi bên. Một cách thú nhận lực lượng an ninh, cảnh sát, tình báo hùng hậu không còn hiệu quả nữa.

Các đảng viên Đảng Đỏ hãy biết phương pháp hành động của "cách mạng" : dùng cung để bắn thỏ, khi hết thỏ sẽ bẻ cung. Và hãy nhớ điều này : những người mà các anh đang hung hăng phá phách, hành hạ là những đồng bào còn có lòng với đất nước, tranh đấu cho quyền làm người, muốn đưa dân tộc, trong đó có các anh, ra khỏi thân phận nô lệ. Nhiều Vệ Binh Đỏ đã ân hận cho đến hơi thở cuối cùng.

Paris, 30/10/2017

Từ Thức

Published in Diễn đàn

Cha Xứ Song Ngọc hỏi chính quyền về nhóm cờ đỏ (RFA, 27/10/2017)

Linh mục Gioan Baotixita Nguyễn Đình Thục, quản xứ Song Ngọc và giáo họ Đông Kiều, vào ngày 26 tháng 10 có thư yêu cầu chính quyền địa phương giải thích về kế hoạch họp của nhóm gọi là ‘cờ đỏ’ sát cơ sở tôn giáo vào chiều tối chủ nhật 29 tháng 10 tới đây.

codo1

Linh mục Nguyễn Đình Thục trả lời phỏng vấn với RFA. 

Thư yêu cầu giải thích do linh mục Nguyễn Đình Thục ký được gửi đến các cơ quan chức năng xã Sơn Hải, huyện Quỳnh Lưu và tỉnh Nghệ An.

Vào chiều ngày 27 tháng 10, linh mục Nguyễn Đình Thục phát biểu với Đài Á Châu Tự Do về Thư Yêu Cầu như sau :

"Cách đây hai ngày, chính quyền xã Sơn Hải mời Ban Hành Giáo họ Văn Thai đến thông báo về cuộc họp mặt của Hội Cờ Đỏ vào ngày chủ nhật tới. Địa điểm đó là nơi mà họ đấu tố hai linh mục trước đây, và vị trí sát với giáo họ Văn Thai. Điều này làm cho giáo dân lo sợ xảy ra trường hợp tương tự.

Việc thông báo cho Ban Hành giáo vào buổi chiều hôm trước, tối về tôi mới viết thư yêu cầu và sáng nay tôi gửi đi, có thể mai họ mới nhận được và không biết sau khi nhận được thư yêu cầu họ có trả lời hay không. Tuy nhiên tôi hy vọng cả thế giới biết được và họ sẽ suy nghĩ lại hay giảm đi sự tàn ác của họ. Tôi hy vọng như thế".

Theo trình bày của linh mục Nguyễn Đình Thục thì sau khi có những cuộc tập trung của ‘nhóm cờ đỏ’ thì lại xảy ra những vụ côn đồ tấn công giáo dân, ném đá vào nhà thờ, hay đấu tố các linh mục. Cụ thể sau cuộc họp của Hội Cờ Đỏ ở Sơn Hải vào tháng tư thì xảy ra vụ đàn áp giáo họ Văn Thai ; sau cuộc họp của những thành viên Hội Cờ đỏ vào tháng 9 thì xảy ra vụ việc ở giáo xứ Đông Kiều.

https://youtu.be/1VzbcKnthjY

******************

1 phụ nữ Việt được giải cứu trong vụ triệt phá đường dây mại dâm ở Malaysia (VOA, 27/10/2017)

Cảnh sát Malaysia va trit phá mt đường dây mi dâm, bt gi 3 người và gii cu mt cô gái 18 tui người Vit trong v truy quyét mt khách sn Kuala Terengganu, Malaysia, hôm 27/10.

codo2

Phó sở Điu tra ti phm tiu bang Terengganu ca Malaysia, Fazlisyam Abdul Majid ti cuc hp báo Kuala Terengganu hôm 27/10, cho biết mt ph n Vit được gii cu trong v truy quét đường dây mi dâm ti đây.

Theo New Strait Times, phó chỉ huy S Điu tra Ti phm ca tiu bang Fazlisyam Abdul Majid cho biết mt nhóm cnh sát t bit đi cnh sát Terengganu đã bt ng đt nhp vào phòng khách sn đó lúc 12h30 sáng.

Cảnh sát Fazlisyam nói h tìm thy các bao cao su và tin mt tr giá 380RM cũng như thu gi mt chiếc ô tô trong vụ đt nhp này.

"Bộ tam này, tui t 19 đến 38, b đưa đến s cnh sát Kuala Terengganu đ điu tra thêm theo điu 12 ca Đo lut Chng buôn người và chng buôn bán lu người nhp cư 2007 v buôn người vi mc đích khai thác bng các mánh khóe la bp", ông Fazlisyam nói tại tr s bit đi Kuala Terengganu.

"Các điều tra ban đu cho thy người ph n này không có các giy t nhp cnh hp l và b nhóm này cưỡng ép bán dâm", theo ông Fazlisyam.

Phó sở điu tra ti phm ca Terengganu nói nn nhân b đưa đến các khách sn Kedah, Kuala Lumpur và đây, mi nơi đến h 2 tun, theo ghi nhn ca New Strait Times.

"Nhóm này mồi chài các khách hàng qua ng dng WeCHat. Các khách hàng phi tr t 160RM ti 200RM cho mi ln phc v", ông Fazlisyam cho biết.

Ông nói thêm rằng cng sát đã có được lnh giam gi nhóm này trong 6 ngày t 24/10 ti 29/10.

"Người ph n này s được chuyn đến S Di trú tiu bang", theo ông Fazlisyam.

****************

Vẫn lo về giấy cư trú người Việt ở Campuchia (BBC, 27/10/2017)

Pháp lệnh mới của Phnom Penh sẽ ảnh hưởng nhiều người Việt, một luật sư người Úc từng làm việc với cộng đồng người Việt tại Campuchia nói với BBC Tiếng Việt.

codo3

Cảnh sinh hoạt chợ ở Campuchia - ảnh minh họa

Campuchia hồi tháng Tám thông qua một pháp lệnh quy định về việc tước quyền công dân của gần 70.000 người nước ngoài sinh sống tại nước này.

Pháp lệnh này nói rằng có một số giấy tờ tuỳ thân như chứng minh nhân dân, hộ chiếu, giấy khai sinh đã được cấp một cách "không hợp lệ" cho nhiều người nước ngoài, và các loại giấy tờ đó sẽ bị hủy bỏ.

Tờ Phnom Penh Post nói rằng nhóm người bị ảnh hưởng nhiều nhất sẽ là nhóm người Việt ở Campuchia.

Tuy nhiên, bà Lyma Nguyễn, một luật sư nhân quyền làm việc tại Tòa án Khmer Đỏ và từng hỗ trợ cộng đồng người Việt từ 2008 đến nay nói rằng pháp lệnh này quá "mơ hồ" và "không rõ ràng về việc nhóm người nào bị ảnh hưởng".

Pháp lệnh quá 'mơ hồ'

Theo bà Lyma Nguyen, cộng đồng người Việt sống tại Campuchia có thêm chia thành ba nhóm chính.

Nhóm đầu tiên là những người gốc Việt đã sinh sống ở Campuchia từ nhiều thế hệ, ngay cả từ trước năm 1954. Họ từng buộc phải trở về Việt Nam trong thời Khmer Đỏ, hồi cuối thập niên 1970.

"Khi đó, họ về Việt Nam dưới dạng dân tỵ nạn, họ không có quốc tịch Việt Nam. Họ trốn chạy nên mất hết giấy tờ tuỳ thân. Khi quay trở lại, họ không thể chứng minh là đã từng sống ở Campuchia. Nhiều người trong số họ giờ vẫn sống ở Campuchia mà không có giấy tờ", bà Lyma Nguyễn nói.

Nhóm thứ hai cũng là những người Việt sinh sống lâu năm ở Campuchia nhưng đã làm thủ tục để có giấy tờ quốc tịch Campuchia.

Nhóm cuối cùng là nhóm người Việt gần đây trốn sang Campuchia làm việc trái phép mà không có hộ chiếu hay giấy tờ hợp pháp, không nói được tiếng bản địa.

Từ trước tới nay, nhóm thứ ba thường bị bắt và trục xuất về Việt Nam.

Nay, luật mới nhắm đến nhóm thứ hai.

Tuy nhiên, luật sư Lyma đặt câu hỏi làm thế nào chính phủ Campuchia có thể quyết định giấy tờ nào đã "được cấp một cách phi pháp, trái quy định".

Một người Việt đã sống 30 năm ở Campuchia hôm 18/10 nói với BBC rằng ông "không lo lắng" về pháp lệnh mới.

"Tôi có quốc tịch rồi. Chỉ những người không có giấy tờ, không nói được tiếng Campuchia mới phải lo sợ thôi", người đàn ông chỉ xưng tên là Tính nói, và tỏ ý không tin về chuyện pháp lệnh mới đề cập đến việc tước giấy tờ quốc tịch.

codo4

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng trước đó đã có chuyến thăm ba ngày đến Campuchia và gặp gỡ Thủ tướng Hun Sen hồi tháng 7

Việc người dân hiểu biết mơ hồ về luật mới là điều đáng quan ngại, Luật sư Lyma nói.

Nhiều người có thể đã lấy giấy tờ quốc tịch một cách hợp pháp nhưng nếu họ không thể chứng minh rằng họ đã tuân theo đúng thủ tục đăng ký, thì theo ngôn ngữ không rõ ràng của sắc lệnh, họ vẫn có thể bị tước giấy tờ.

Nếu bị tước giấy tờ tuỳ thân, họ sẽ rơi vào tình trạng bấp bênh như hai nhóm còn lại - những người không có giấy tờ, vốn luôn gặp khó khăn trong việc đi lại, sở hữu tài sản và việc học hành cho con cái.

Luật sư nhân quyền cũng quan ngại rằng pháp lệnh mới có thể bị lạm dụng để tấn công vào nhóm người này, gây hệ quả rất nghiêm trọng.

'Chiêu bài chính trị' ?

Một nguồn tin báo chí giấu tên của Campuchia cho BBC biết, các quan chức Campuchia nói họ "đã lên kế hoạch" nhưng không rõ khi nào họ sẽ tiến hành thực thi pháp lệnh.

Nguồn tin này nói có thể đây là một "chiêu bài chính trị" của đảng cầm quyền, Đảng Nhân dân Campuchia (CPP), nhằm lấy lòng cử tri Campuchia trước cuộc bầu cử vào tháng 5/2018.

Theo bản tiếng Anh của báo Tuổi Trẻ đăng hôm 8/10, một đại diện từ Đại sứ quán Việt Nam ở Phnom Penh nói rằng cộng đồng người Việt không nên lo lắng và rằng "chỉ những giấy tờ 'không hợp lệ' mới bị hủy bỏ".

Hiện có khoảng 160.000 người Việt đang sinh sống tại Campuchia.

Theo như Vụ trưởng Vụ nhập cư Sok Phal, có đến 70.000 giấy tờ "không hợp lệ", con số này tương đương 40% cộng đồng người Việt ở nước này.

Báo Tuổi Trẻ dẫn lời ông Châu Văn Chi, chủ tịch Hội người Việt-Campuchia :

"Giới chức Campuchia sẽ không ép những người bị hủy giấy tờ phải rời nước này. Họ đã từng được nhập tịch Campuchia nhưng giờ phải đăng ký là người nhập cư thôi".

Tuy nhiên hôm 9/10, người phát ngôn Bộ Ngoại giao, bà Lê Thị Thu Hằng nói Việt Nam mong muốn Campuchia đảm bảo "quyền lợi hợp pháp, chính đáng của người Campuchia gốc Việt , trang Việt Nam Express đưa tin.

"Chúng tôi mong rằng trong quá trình hoàn thiện giấy tờ pháp lý, người dân được duy trì cuộc sống ổn định, tiếp tục góp sức vào đời sống kinh tế xã hội Campuchia, góp phần củng cố và tăng cường quan hệ hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện giữa hai nước", bà Lê Thị Thu Hằng.

Campuchia không chấp nhận dạng nhập tịch theo dạng quốc tịch nơi sinh.

Một người sinh ra ở Campuchia không tự động được nhập tịch Campuchia, trừ khi có cha hoặc mẹ là người Campuchia, hoặc phải sinh sống ở Campuchia ít nhất 7 năm để làm thủ tục nhập tịch.

Published in Việt Nam