Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

mercredi, 10 octobre 2018 20:50

Nguyễn Phú Trọng làm cả hai

Đáng lẽ phải viết "Nguyễn Phú Trọng kiêm nhiệm cả hai chức vụ…" Nhưng viết như vậy thì ông Nguyễn Phú Trọng sẽ cải chính ngay : Ông ấy không chịu KIÊM cái gì hết.

hai1

Ông Nguyễn Phú Trọng không "lú," như tin đồn mấy chục năm qua. (Hình : Hoàng Đình Nam/AFP/Getty Images)

Có lẽ chỉ vì ông Trọng ghét chữ "kiêm". Ông mới dặn dò các nhà báo : "Không nên nói là tổng bí thư kiêm chủ tịch nước".

Trước khi được đề nghị làm chủ tịch nước, ông Trọng đã từng nắm nhiều chức, làm tổng bí thư, kiêm chủ tịch Quân Ủy Trung Ương, kiêm chủ tịch một cái ủy ban chống tham nhũng, kiêm cái chức gì đó trong Đảng Bộ Công An, vân vân. Bây giờ thì đố nhà báo nào ở trong nước dám viết "Đồng chí Nguyễn Phú Trọng kiêm" bất cứ chức vụ nào !

Ghét chữ KIÊM chắc vì ông Trọng đã từng chửi rủa những đứa kiêm cái này, cái khác. Trong một cuộc gặp gỡ "cử tri" hồi Tháng Năm, 2017, Nguyễn Phú Trọng hỏi : "Bí thư mà KIÊM luôn chức chủ tịch thì to quá. Ai kiểm soát ông ?" Giờ Trọng phải kiêng chữ KIÊM là vì không ai đặt câu hỏi đó ném vào mặt mình !

Quả thật, chữ KIÊM nghe nó to lớn quá, nó ồn ào, rùm beng quá ! Nghe lại tưởng tượng cảnh một anh gặp số đỏ được chia cho hai cái ghế, ôm hai cái ngai vàng, không biết nên ngồi trên một cái ngai hay trên cả hai ! Hay là đứng hai chân trên hai ghế ? Đứng vậy dễ té quá, làm sao thọ được ?

Hơn nữa, KIÊM là một chữ Hán Việt, ông Trọng yêu cầu mọi người dùng chữ Nôm, ông bảo, "nói nôm na thì đây là bầu cho một người để làm hai công việc này". Không KIÊM. Chỉ có một người làm hai công việc thôi ! Nghe lại có vẻ khiêm tốn, nhún nhường !

Ông Trọng biểu dương tánh khiêm nhường bằng cách đổ tại "tình huống". Ý nói, ông không muốn làm cả hai chức nhưng bất đắc dĩ phải nhận, vì tình huống !" Người Việt Nam xưa nay vẫn nói, "vì tình huống bắt buộc !" Bây giờ người ta nói vắn tắt, "đây là tình huống," như ông Trọng thổ lộ.

Tình huống như thế nào ? Ông Nguyễn Phú Trọng kể lể cho các cử tri cảm thông tình huống ông bất đắc dĩ phải làm hai công việc một lúc (Nhớ : Không kiêm !) Ông kể : "Vừa rồi không may đồng chí Trần Đại Quang – nguyên chủ tịch nước mất đi, rất đột ngột…" Bà con nhớ nhé : Mất đi rất đột ngột ! Nhắc lại : Rất đột ngột !

Đồng bào ta ở Hà Nội có thể đã biết tỏng ông Trần Đại Quang mất "rất đột ngột" như thế nào : "Nghe tin như sét đánh ngang/ Bác Quang đang sống chuyển sang từ trần !"

Ông Trọng muốn bà con thương cảm : Chính trong cảnh tang gia bối rối "rất đột ngột" đó mà, Nguyễn Phú Trọng là ta đây, bị bắt buộc phải làm hai việc cùng một lúc ! Chỉ vì rất đột ngột nên Bộ Chính Trị và Trung Ương Đảng không kịp chuẩn bị, không bầu cho ai khác được !

Nhưng ngay sau khi than về cái chết "rất đột ngột" của ông Quang, ông Nguyễn Phú Trọng nói ngay cho các cử tri hiểu rõ ràng : "…mặc dù bệnh hiểm nghèo đã được chữa trị cả năm nay".

Hơn một năm trước đây, một nhà báo thân cận chốn cung đình đã viết Facebook : "Đại Tướng Trần Đại Quang đi chữa bệnh từ tối 25 Tháng Bảy, 2017".

Bệnh đến mức phải đưa ra nước ngoài, chắc hẳn là đã từng xoay trở chữa ở trong nước cả năm hoặc mấy năm trời rồi. Một người 50, 60 tuổi, bị bệnh hiểm nghèo suốt mấy năm, chạy hết thầy này đến thuốc khác, thì cả làng biết là sắp về chầu tiên tổ. Không thể nào "chết rất đột ngột" được !

Vợ con người đó chắc chắn đã mua quan tài, cắm huyệt lấy đất cát, có khi chính đương sự thân hành chọn lựa, cho nên không thể nào nói cái chết đó "rất đột ngột !"

Bât cứ chuyện gì mình để ra hai ba năm chờ đợi cho tới lúc nó xảy ra, biết chắc chắn sẽ xảy ra, mà nó lại bảo nó "rất đột ngột" hay không ? Nói vậy là cố tình nói giỡn !

Tại sao một ông tiến sĩ triết học chuyên ngành xây dựng đảng lại tự mâu thuẫn trong một câu nói nghe tức cười như vậy ? Có phải vì tâm lý ông đang u uất chứa đầy mâu thuẫn ? Có phải vì ông phải nói một câu vừa mừng mình được thăng quan tiến chức lại vừa đọc lời ai điếu, cho nên nói trước quên sau hay không ?

Chắc là không. Ông Trọng không "lú," như tin đồn mấy chục năm qua. Ông cố tình nói một câu mâu thuẫn. Cố để cho người nghe phải bật cười ! Vì chính ông đang cười và muốn bà con cùng cười với mình !

Trong hai năm qua, cả đảng Cộng Sản, ít nhất là toàn ban lãnh đạo đảng và vợ con, bạn bè, nhân tình ngân ngãi, tài xế và con sen của họ đều biết rằng ông Trần Đại Quang sắp mãn số. Biết rằng cái chức chủ tịch nước sắp trống. Ai cũng thắc mắc : Anh/chị nào sắp lên ngồi vô cái ghế này ? Đó là một điều bí mật được phơi giữa chợ, cho thiên hạ bàn tán. Lúc thì họ báo tin Quang khỏe mạnh, lúc thì tung tin Quang chết rồi. Đánh hỏa mù, trong lúc các "đồng chí" giành giựt nhau.

Cái chức chủ tịch nước không có gì là lớn, chỉ cần đóng tuồng cho khéo là làm được. Ông Trần Đại Quang từng là trùm công an, có thể nuôi tham vọng như Yuri Andropov, trùm KGB ở Nga đã lên làm tổng bí thư năm 1982, sống nốt 15 tháng cuối cùng của cuộc đời. Nhưng chắc ông Quang biết mình cần dành hết thời gian để chữa bệnh, còn lo không thoát khỏi bệnh, cho nên chọn làm chức chủ tịch nước cho nhàn. Làm cái chức đó không phải lao tâm lao lực, mà lại vẻ vang mày mặt rỡ ràng mẹ cha, lúc chết chắc chắn sẽ được làm quốc táng !

Nhưng không thiếu gì người nhòm nghé cái chức chủ tịch nước của ông Quang. Trong hai năm trời, cuộc tranh giành trong vòng bí mật không biết diễn ra thế nào. Nhưng chắc chắn trong hơn một năm qua, bất cứ anh, chị nào ngắm nghé leo lên ngồi cái ghế của ông Trần Đại Quang thì cũng phải nể nang, phải nhờ vả ông Nguyễn Phú Trọng. Không được ông Trọng bật đèn xanh thì không xong. Sau khi ông Trọng đã triệt hạ được bè nhóm ông Nguyễn Tấn Dũng, cho vô tù gần hết rồi, thì không anh nào dám tính chuyện qua mặt ông Trọng.

Nhưng chính ông Nguyễn Phú Trọng cũng nuôi tham vọng nắm lấy cả hai chức. Muốn nắm cả đảng và nhà nước nhưng ngoài mặt vẫn đóng vai "quân tử Tàu" không ham danh ham lợi ! Trọng có thể đóng vai trọng tài, để cho các các chị anh khác chạy vòng quanh như đèn cù (xin đọc lại Trần Đĩnh). Mỗi anh, mỗi chị đều có thể được hé cho thấy chút hy vọng, với một điều kiện : Trước hết, phải hoàn toàn theo Trọng.

Khi ông Trần Đại Quang chết thật, tất cả những người đang nuôi mộng đóng vai quốc trưởng phải đối diện với nhau : Anh nào, chị nào cũng đầy hy vọng, và hy vọng ngang nhau, không ai hơn ai cả ! Cuối cùng, chỉ còn giải pháp : 100% bầu cho Trọng.

Cái đó gọi là "tình huống !"

Tình huống này bất ngờ, "rất đột ngột" nhưng không bất ngờ đối với Nguyễn Phú Trọng. Chỉ bất ngờ đối với những anh, chị trong năm qua vẫn mơ tưởng sẽ lên thay thế Quang.

Nguyễn Phú Trọng có óc hài hước nên mới nói với dân Hà Nội : "Vừa rồi không may đồng chí Trần Đại Quang – nguyên chủ tịch nước mất đi, rất đột ngột…" Trong một câu có hai chỗ hài hước : Chuyện ai cũng đoán trước sắp xảy ra thì lại nói rất đột ngột ! Cơ hội rất may thì lại bảo là không may !

Nguyễn Phú Trọng nói những chữ "không may" và "rất đột ngột," trong bụng cười thầm ; nhưng vẫn chưa thỏa óc trào phúng. Cho nên còn nói thêm : "…đây là một người làm hai công việc… (nhưng) không nói là tổng bí thư kiêm chủ tịch nước…".

Đúng là lối nói ngang nói dọc, nói trên trời dưới đất, muốn nói gì thì nói, của các tay quản giáo chuyên nghiệp ! 

Ngô Nhân Dụng

Nguồn : Người Việt, 09/10/2018

Published in Diễn đàn

"Nhất th hóa" (Giao cho mt s cá nhân đm nhn cùng lúc hai vai trò : Va lãnh đo cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam – nơi đ ra ch trương, va lãnh đo cơ quan công quyn, hoc lãnh đo các đoàn th, các t chc xã hi, t chc ngh nghip, đng cp – nơi thc thi chính sách) gi đã tr thành thut ng thi thượng.

nhat1

Bây giờ ông Nguyn Phú Trng kiêm nhim c v trí Ch Tch Nước.

Sau khi được đưa vào Ngh quyết của Đại hi Đảng Cộng sản Việt Nam ln th 12 hi đu năm 2016, "nht th hóa" được xem như gii pháp nhm "tiếp tc đi mi, kin toàn t chc b máy ca Đng và h thng chính tr" và là mt trong nhng "mc tiêu, nhim v tng quát phát trin đt nước trong giai đon 2016 - 2020".

***

Tính đến cui năm ngoái, Vit Nam đang n 3,1 triu t đng. Trong "Báo cáo v s dng vn vay, qun lý n công năm 2017 và kế hoch năm 2018" va gi Quc hi Vit Nam hi đu tháng này, chính ph Vit Nam ước đoán, đến hết năm nay, n nn ca Vit Nam s vào khong 3,5 triu t đng.

Nếu đem khi n va k chia cho tng s công dân ca Cng hòa Xã hi ch nghĩa Vit Nam, mi người s mang khon n khong 35 triu đng. So vi năm ngoái, khon n này đã tăng thêm chng bn triu đng/người. Các loại thuế, phí đã, đang và s còn tăng khiến vt giá leo thang ch yếu là đ tr mt s khon n cũ đ vay thêm nhng khon mi.

Nợ nn ca Vit Nam tăng không ngng là vì thu liên tc gim trong khi chi tiêu ca h thng công quyn không ngng tăng, nợ nn gia tăng không phi do đu tư hay tr n mà vì không km gi được chi thường xuyên (chi đ duy trì hot đng ca h thng chính tr, h thng công quyn).

Năm 2009, chi thường xuyên tương đương 54,4% tng chi ngân sách, sáu năm sau (2014), chi thường xuyên vt lên ti 65,5% tng chi ngân sách. Năm nay, B Tài chính Vit Nam cho biết, tính đến hết quý 1/2018, chi thường xuyên chiếm khong 76% tng chi ngân sách.

Trong vòng bốn thp niên, t 1975 đến nay, ti Vit Nam, s cán b, viên chc nhn lương hoc tr cp như lương đã tăng khong 6,5 ln. Đáng nói là sau bn ln thc hin ci t b máy, "tinh gin biên chế", b máy li phình ra, to hơn trước khi ci t. Cách nay hai năm, Bộ Tài chính Vit Nam tng thú nhn, ch trong mười năm va qua, cán b, viên chc ca h thng công quyn ti Vit Nam không nhng không gim mà còn tăng thêm 1,4 triu người ! Còn cán b, viên chc ca Đảng Cộng sản Việt Nam và các t chc chính trị - xã hội khác thì tăng hơn ba ln.

Tháng 4 năm nay, Kiểm toán Nhà nước loan báo, tính đến hết 2017, riêng h thng công quyn (chính quyn các cp) tha 57.000 người. Cho dù nhân lc ca h thng chính tr ra sao không được công b song theo kết qu mt cuộc kho sát do Vin Nghiên cu Kinh tế và Chính sách (VEPR) thc hin cách nay hai năm thì mi năm các t chc chính tr - xã hi ti Vit Nam (Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Tng Liên đoàn Lao Đng, Mt trn T quc, Hi Liên hip Ph n,…) ngn ca ngân sách khong 14.000 tỉ đng đ tr lương, gp đôi ngân sách dành cho hai B Y tế và Giáo dc. Nếu tính c chi phí kinh tế - xã hi (bao gm : đt đai, nhà ca, xe c và các tài sn khác) thì theo VERP, các t chc chính tr - xã hi được thành lp nhm h tr Đảng Cộng sản Việt Nam duy trì quyền lãnh đo toàn din, tuyt đi ti Vit Nam, ngn ca ngân sách t 45.600 - 68.100 t đng/năm.

Đó là chưa k chi phí dành riêng cho vic tr lương cán b Đảng Cộng sản Việt Nam đ mi cp và chi phí kinh tế - xã hi (bao gm : đt đai, nhà ca, xe c và các tài sản khác) mà Đảng Cộng sản Việt Nam đang hưởng dng, chc chn phi gp vài ln tng chi dành cho các t chc chính tr - xã hi.

***

Trong bối cnh kinh tế liên tc suy thoái, thu không đ chi, dân chúng lm than, rên xiết vì các loi thuế, phí tăng không ngng khiến vt giá leo thang, "nht th hóa" được gii thiu như mt gii pháp đ tinh gin s cán b, viên chc ca h thng chính tr mà dân chúng đang phi tr c lương ln đ loi ph cp, gim chi thường xuyên.

Chuyện Ban Chp hành trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam "nhất trí 100%" trong vic gii thiu ông Nguyn Phú Trng, Tng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam đ cui tháng này, Quc hi Vit Nam b phiếu bu ông Trng làm Ch tch Nhà nước được xem như mt bước đáng k ca tiến trình "nht th hóa", đến gi vn còn đang trong giai đoạn "th nghim".

Thế nhưng đó là tưởng vy mà không phi vy. Ông Trng đã đính chính chuyn ông được các đi biu Hi ngh ln th tám ca Ban chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa 12 chn – gii thiu vi Quc hi đ làm Ch tch Nhà nước là "gii pháp tình thế" không liên quan tới "nht th hóa" (1).

Ông Lê Quang Vĩnh, Phó Văn phòng Ban chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam cũng đã đăng đàn "nói li cho rõ", dù ông Trng tr thành Ch tch Nhà nước thì Văn phòng Ch tch Nhà nước và Văn phòng Ban chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam vn là hai cơ quan qui mô, tm vóc ngang bộ hoàn toàn riêng bit, không có chuyn sáp nhp. Hai văn phòng va k s phi hp cht ch vi Văn phòng Quc hi, Văn phòng Chính ph đ "phc v công tác Đng, Nhà nước" (2).

Nói cách khác "nhất th hóa" s tiếp tc được "th nghim" và "nghiên cứu". An sinh xã hi có th chng đâu vào đâu, no m, thnh vượng có th càng ngày càng m nht, dân có th mt, quc gia có th lao đao vì n nn nhưng h thng công quyn, h thng chính tr chưa th thay đi.

Giới lãnh đo Đảng Cộng sản Việt Nam ch mi… nghĩ ti "nhất th hóa". Tiến hóa như phn còn li ca thiên h - buc tt c các t chc chính tr, xã hi, k c Đảng Cộng sản Việt Nam phi t ch, t tìm các ngun tài chính đ duy trì hot đng và tt nhiên ch có th tn ti nếu s hin hu là mt th nhu cu ca cng đồng – sẽ còn lâu. T gi đến đó, h thng chính tr, h thng công quyèn Vit Nam vn cn được nuôi mc hơn 2/3 tng chi tiêu quc gia và do vy, s tiếp tc nut trng mi th phúc li giáo dc, y tế, môi trường sng trong lành,… k c sa cho tr con, s an nhàn cho người gìa, mà l ra ai cũng có quyn được hưởng.

Trân Văn

Nguồn : VOA, 10/10/20148

Chú thích

(1) http://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/chinh-tri/tong-bi-thu-lam-chu-tich-nuoc-khong-phai-vi-nhat-the-hoa-day-la-tinh-huong-481920.html

(2) http://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/chinh-tri/tong-bi-thu-lam-chu-tich-nuoc-khong-dat-van-de-sap-nhap-2-van-phong-481758.html#inner-article

Published in Diễn đàn

Nếu triết lý "Mèo trắng hay mèo đen không quan trọng, miễn là nó bắt được chuột" của nhà lãnh đạo "cải cách mở cửa" Đặng Tiểu Bình, đã đưa Trung Quốc từ một quốc gia chậm tiến lên hàng cường quốc kinh tế thứ hai thế giới, sau Hoa Kỳ, thì chuyện "nhất thể" hay "tam thể" cầm quyền ở Việt Nam cũng chẳng khác gì cho đất nước nếu thứ mèo này tiếp tục ăn hại, cam phận cúi đầu trước Bắc Kinh và cứ mãi bám lấy chủ nghĩa Cộng sản hại dân.

cuidau1

Cúi đầu quá mực cần thiết, thể hiện sự phục tùng Trung Quốc của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang ngày 23/03/2014

Đó là hậu quả không cần tranh cãi như đang hồ hởi và phấn khởi diễn ra ở Việt Nam, sau khi Tổng bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng, theo báo đài nhà nước, được Hội nghị Trung ương 8/XII "thống nhất rất cao giới thiệu để Quốc hội bầu giữ chức vụ Chủ tịch nước tại kỳ họp thứ sáu Quốc hội khóa XIV", diễn ra từ ngày 22/10/2018.

Một số đảng viên Đại biểu quốc hội tỏ vẻ vui mừng, coi việc ông Trọng ôm trọn, tập trung quyền lãnh tụ đảng và chủ tịch nước"là một chủ trương, quyết sách đúng đắn và cấp bách" (báo Người Lao Động, 4/10/2018).

Nhưng cũng có vô số báo và "nhà bình luận" loạn cào cào đã lạm dụng "nhân dân" để trơ trẽn nịnh chủ như trường hợp ông Vũ Mão, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội. Ông nói : "Tôi rất mừng nếu Tổng bí thư được bầu làm Chủ tịch nước bởi đây là phương án hợp lòng dân" (GDVN, ngày 03/10/2018).

Ông Nguyễn Ngọc Bảo (Đại biểu quốc hội khóa 13) cũng nói :"Tổng bí thư đồng thời là Chủ tịch nước là việc hợp ý Đảng, lòng dân"(GDVN, 7/10/2018).

Thậm chí cử tri Lê Đức Hạnh (phường Kim Mã, Hà Nội) cũng cuồng nhiệt nói với ông Nguyễn Phú Trọng : "Dân tuyệt đối tin tưởng, đồng tình ủng hộ và mong Tổng bí thư tiếp nhận trọng trách cao cả này để phụng sự Tổ quốc, phục vụ Đảng, nhân dân được lâu hơn, nhiều hơn…" (Đài Tiếng nói Việt Nam, VoV, Voice of Vietnam), 08/10/2018).

Ông Nguyễn Duy Quang - Tổ trưởng Tổ dân phố 38, phường Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội cũng nói : "Tôi hoàn toàn nhất trí với chủ trương của Trung ương và tin tưởng đồng chí Tổng bí thư giữ chức vụ Chủ tịch nước sẽ lãnh đạo đất nước đi tới nhiều thắng lợi vẻ vang" (VoV, 04/10/2018).

Toàn là những cổ động viên "bẻo mép hớt lẻo". Chả biết họ đã lấy tư cách gì mà cứ mở miệng là lôi nhân dân ra đứng đầu lưỡi để phô trương cho bản thân.

Một hay hai là một ?

Nhưng chả nhẽ họ chẳng biết, dù khi chưa ôm chức danh Chủ tịch nước, chức vụ Tổng bí thư đảng đã dành cho ông Trọng mọi quyền lực vì Điều 4 Hiến pháp đã quy định : "Đảng Cộng sản Việt Nam - Đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của Nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, Nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác – Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội".

Và mặc dù Tổng bí thư chỉ là một cá nhân của tập thể lãnh đạo theo nguyên tắc gọi là "tập trung dân chủ", hay "tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách", nhưng ông là người đứng đầu Đảng cộng sản, đứng đầu Bộ Chính trị, cơ chế quyết định mọi việc của đất nước nên ông nắm quyền sinh sát quan trọng nhất của Ban Chấp hành Trung ương đảng, khóa XII, gồm 178 Ủy viên chính thức và 20 Ủy viên dự khuyết.

Hơn nữa, các chức danh Chủ tịch nước, Chủ tịch quốc hội và Thủ tướng chính phủ cũng chỉ là các Ủy viên của Bộ Chính trị, nhưng không thể ngang hàng với chức Tổng bí thư. Vì vậy, kể từ sau ngày ông Hồ Chí Minh qua đời ngày 02/09/1969, chức danh Chủ tịch nước từ ông Tôn Đức Thắng đến đời Trần Đại Quang không có quyền bằng ông Hồ vì không phải là Chủ tịch đảng. Tất nhiên cũng không ngang bằng Tổng bí thư đảng, nếu không muốn nói chỉ là hình thức để làm cảnh trong nghi lễ mà thôi.

Có lẽ vì vậy mà ông Nguyễn Phú Trọng không muốn người ta coi ông là người "kiêm nhiệm hai chức vụ" mà là "một người làm hai việc". Ông cũng không thích cụm từ "nhất thể hóa", vì không phù hợp với Hiến pháp khi chưa sửa đổi nhập hai chức danh vào làm một.

Hơn nữa Điều lệ đảng cũng viết y chang như Hiến pháp : "Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam ; đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và của dân tộc…

"Đảng lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động…

"Đảng Cộng sản Việt Nam là đảng cầm quyền, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân ; dựa vào nhân dân để xây dựng Đảng…Đảng lãnh đạo hệ thống chính trị, đồng thời là một bộ phận của hệ thống ấy. Đảng lãnh đạo, tôn trọng và phát huy vai trò của Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội".

Qua Cương lĩnh đảng, đảng cũng cuỗm luôn quyền cai trị như Hiến pháp :

"Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam ; đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của dân tộc.Đảng lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động… Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta…

Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng cầm quyền, lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Đảng lãnh đạo bằng cương lĩnh, chiến lược, các định hướng về chính sách và chủ trương lớn…Đảng lãnh đạo hệ thống chính trị, đồng thời là bộ phận của hệ thống ấy…".

Vì vậy mà trong cuộc tiếp xúc với cử tri Hà Nội ngày 8/10/2018, ông Trọng quanh co rằng : "Việt Nam đã có giai đoạn lịch sử Bác Hồ làm Chủ tịch nước và Chủ tịch Đảng sau đó rồi tách".

"Đến bây giờ thì không phải vì nhất thể hóa, đây là tình huống. Vừa rồi không may Chủ tịch nước Trần Đại Quang mất đi, rất đột ngột, mặc dù bệnh hiểm nghèo đã được chữa trị cả năm nay. Khuyết chức danh Chủ tịch nước, phải có người làm thay ; Bộ Chính trị, Trung ương chuẩn bị nhiều phương án, thảo luận rất dân chủ, trách nhiệm và nhất trí cao giới thiệu Tổng bí thư ứng cử Chủ tịch nước. Đây là ý kiến của Trung ương còn ra Quốc hội sẽ bầu".

Ông cũng nhấn mạnh : "không nên nói là Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước, nói tắt thì được nhưng không đúng tiêu chí. Đây là hai cơ chế khác nhau, hai cơ quan khác nhau, không thiên vai nào chính vai nào phụ ; đồng thời cũng không nói nhất thể hóa, nôm na thì đây là bầu cho một người để làm hai công việc này" (VoV, 08/10/2018).

Dù ông Trọng có hay không muốn giải bầy, ông không phải là người vẽ ra kế hoạch cho ông có thêm chức, thêm quyền hay giẫm lên Hiến pháp mà ngồi vào ghế mới, nhưng rõ ràng ông đã công khai ôm đồm một lúc hai Ủy ban quan trọng để chuẩn bị Đại hội đảng XIII, tổ chức vào tháng 01/2021.

Theo tin chính thức thì : "Trung ương quyết định thành lập 5 tiểu ban chuẩn bị Đại hội XIII của Đảng, gồm : Tiểu ban Văn kiện do Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng làm Trưởng tiểu ban ; Tiểu ban Kinh tế - Xã hội do Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc làm Trưởng tiểu ban ; Tiểu ban Điều lệ Đảng do Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương Phạm Minh Chính làm Trưởng tiểu ban ; Tiểu ban Nhân sự do Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng làm Trưởng tiểu ban ; Tiểu ban Tổ chức phục vụ Đại hội do Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng làm Trưởng tiểu ban".

Do đó, dù "nhất thể" hay "tam thể" gồm : Đảng-Nhà nước, Quốc hội (lập pháp) và Thủ tướng (hành pháp) thì ông Trọng vẫn ăn trùm như khi chức danh Chủ tịch nước còn sống riêng biệt.

Nếu Cương lĩnh đảng, Điều lệ đảng và Hiến pháp đã viết giống nhau thì mọi chuyện rồi cũng vẫn là mèo thế thôi, dù là "nhất thể" hay "tam thể".

Phạm Trần

(11/10/2018)

Published in Diễn đàn

Trên đường tiến ti các hi ngh trung ương 5 và 6, chính trường Vit Nam có l li sp có biến đng ln, bng vào thiết chếng điu hành chính quyn" thay cho "đng lãnh đo chính quyn" như trước đây.

nhat1

Chủ tch nước Trn Đi Quang. (nh tư liu)

 ‘Nhất th hóa bí thư kiêm ch tch tnh’

"Nhất thể hóa bí thư kiêm ch tch tnh" là mt đ xut "bt ng" được nêu ra ti hi ngh trc tuyến toàn quc ngành T chc xây dng Đng năm 2017 vào ngày 4/3, do Ban T chc trung ương ch trì và Thường trc Ban Bí thư Đinh Thế Huynh "phát biu ch đo".

"Quy trình" đang dần khép kín. Sau hơn mt năm k t thi sóng gió ngay trước đi hi 12, "nht th hóa" đã tr thành mt đ ngh chính thc.

Ngay sau khi xuất hin đ xut quá ưc thù" trên, có dư lun lin đt du hi rng phi chăng đ xut này là mt cơ s đ nhân vt ch tch nước s "kiêm tng bí thư" trong thi gian ti.

Có người còn nói thng v nhân vt được "hưởng li" s là ông Trn Đi Quang - đương kim ch tch nước.

Trong thực tế, mt s thông tin không chính thc cho biết phương án "ch tch nước kiêm tổng bí thư" đã có Vit Nam t mt s năm trước, nhưng đc bit được "xem xét k càng" k t khi Tp Cn Bình thâu tóm c hai chc v này đ tr thành "bá ch thiên h" Trung Quc. Trước và ngay sau Đi hi 12 ca đng Cng sn Vit Nam cũng đã lan truyền tin v kh năng "ai đó" s kiêm luôn hai chc v này.

Chỉ có điu, phán đoán v kh năng ông Trn Đi Quang s lt vào phương án "ch tch nước kiêm tng bí thư" có v không vng chân đng, khi đ xut "nht th hóa" va xut hin li không phi từ phía Văn phòng ch tch nước hay Văn phòng th tướng, càng không phi t y ban Thường v quc hi, mà bi nhng nhân vt bên đng "ph tá" cho Tổng bí thư Trng là hai ông Phm Minh Chính và Đinh Thế Huynh.

Cũng cần nhc li, khi còn là bí thư Qung Ninh, ông Phạm Minh Chính đã tng thí đim mô hình "nht th hóa" và được Tổng bí thư Trng ng h. Không biết có phi do "thành công nht th hóa" hay bi nhng nguyên do khác, ông Phm Minh Chính đã lt vào phương án nhân s do tng bí thư trình ra Ban chp hành trung ương ti Đi hi 12, đ cui cùng ông Chính nghim nhiên tr thành người kế nhim cu trưởng ban T chc trung ương Tô Huy Ra.

Hành động

Bản nhc "Nht th hóa" đã có khúc do đu t trước Đi hi 12.

Vào tháng 9/2016, ông Nhị Lê, Phó Tng Biên tập Tạp chí Cng sn, đã khởi đng "nht th hóa" bng bài tr li phng vn khá dài cho trang VietTimes với nhan đ "Nhất th hóa chc danh, nht nguyên chế t chc b máy là bước đi tt yếu".

Nhị Lê li là mt trong nhng nhân vt phát ngôn chính yếu của Tổng bí thư Trng. Xét v "dây", ông Nh Lê hin nhiên là người ca Nguyn Phú Trng t khi ông Trng còn là tng biên tp Tạp chí Cng sn.

Nửa năm sau Đi hi 12, bên đng bt đu phát ra du hiu cùng hành đng "tp quyn". Vào tháng 7/2016, vi một động tác chưa có tin l, ông Trương Minh Tun, người đã tr thành B trưởng Thông tin và Truyn thông, được B Chính tr điu đng kiêm chc v Phó trưởng ban Tuyên giáo trung ương. Như vy, ông Tun cùng mt lúc va làm vic bên chính quyn, li va là "người ca đng".

Sang tháng 8/2016, ông Cao Đức Phát, người va thôi chc b trưởng Nông nghip và Phát trin nông thôn nhưng vn được bu vào Ban chp hành trung ương khóa 12, được b nhim là Phó trưởng ban Kinh tế trung ương.

Tháng 9/2017, đích thân Tổng bí thư Trng "t tham gia" vào Đng y Công an trung ương mà khiến có dư lun cho rng ông Trng "thng lĩnh các lc lượng vũ trang", sau khi đã chc chn v trí Bí thư Quân y trung ương.

Danh sách những nhân vt "đng kiêm chính quyn" theo mô hình Tp Cn Bình có l còn dài na…

Nếu gi thiết v mô hình "nht th hóa" là nhm tăng cường xu hướng tp quyn cho đng là có cơ s, người ta s chng kiến quyn lc ca các cơ quan đng không nhng không b co hp vì "khó khăn ngân sách" mà còn mnh hơn trong thời gian ti. Nhưng s có mt khác bit rt cơ bn là nếu trước đây đng ch "lãnh đo đường li" thì trong thi gian ti, hàng lot nhân s ca đng s được cho kiêm chc bên chính quyn trung ương và c chính quyn đa phương, ly đó làm cơ s đ "người ca đng" kiêm vic điu hành chính quyn, và t đó s xut hin mt cơ chế "chính y trong chính quyn".

‘Về’ đâu ?

Nếu đ xut "bí thư kiêm ch tch tnh" được nhng người ch cht bên đng như Nguyn Phú Trng, Đinh Thế Huynh, Phm Minh Chính to được hiệu ng đ mnh đi vi Ban chp hành trung ương đ thông qua trong nhng hi ngh trung ương ti, phn ln dàn nhân s đu não tnh/thành y mà Tô Huy Ra đã bỏ công tiến hành chiến dch "luân chuyn cán b" vào năm 2016 đ giúp cho Tổng bí thư Trng tạo nên kỳ tích "tôi bt ng" trước Th tướng Nguyn Tn Dũng, s tng bước phát huy tác dng. S có nhiu nhân vt ch tch tnh/thành phi t giác nhường ghế chính quyn cho các "chính y". Nhưng trước hết, đng có th "thí đim" kế hoch "nht th hóa" tại mt s tnh thành ln. Sau đó mi đến chuyn "đánh ngược lên" cp trung ương.

Nếu đà "nht th hóa" thun li, l đương nhiên bên đng và do đó tng bí thư s "nm" hết. Mô hình "đng qun lý" thay cho "đng lãnh đo" s ng vi hai chc danh chính là tổng bí thư và th tướng mà không quá cn thiết vai trò ch tch nước.

Cũng bởi mt lý do khác : trong lch s đng, vai trò ch tch nước tuy được Hiến pháp giao nhim v "thng lĩnh các lc lượng vũ trang", nhưng hu như ch có tính danh nghĩa như đi ngoi, hiếu h mà hiếm khi "nm" được c hai B Quc phòng và B Công an. Bài hc gn nht đã ng vi ch tch nước đi trước là ông Trương Tn Sang : không nhng không to được nh hưởng ln nào đi vi cơ chế lc lượng vũ trang ngoài chuyn phong tướng theo kiểu "lm phát", ông Sang hoàn toàn không "thò tay" được vào công chuyn ca khi chính ph thi ông Nguyn Tn Dũng.

Do vậy và xét cho cùng, nếu có xy ra kch bn "ch tch nước kiêm tng bí thư" Vit Nam thì cũng ch là chuyn "thay áo", nhưng vào thời buổi "mnh vì go bo vì tin" này, chng ai có thc cht nếu không vươn được tay đến khi chính ph và các đa phương.

Khó mà hiểu khác hơn, logic ca phương án "bí thư kiêm ch tch tnh" s hu như phi dn đến đến kết qu vai trò ca tng bí thư được "nâng lên mt tm cao mi", cao đến mc mà hiu theo cách nào đó có th so sánh vi mô hình "cng hòa tng thng" ca phương Tây, tc tng thng mi là người có quyn lc thc s và ct tiếng nói cui cùng đ gii quyết các vn đ quc gia, ch không phi th tướng.

Nhưng Trung Quc thì li chng cn đến "cng hòa tng thng". Mt s nhà phân tích phương Tây đã nhn ra Tp Cận Bình đã tr thành ch nhân ca khi chính quyn t vài năm qua. Bên cnh Tp, Th tướng Lý Khc Cường ch là cái bóng.

Còn Việt Nam s theo kch bn nào ? Nếu vai trò ca tng bí thư trong tương lai (không xa ?) có th s "kiêm th tướng", nhng nhân vật còn lại trong "t tr" s "v" đâu ?

Phm Chí Dũng

Nguồn : VOA, 29/03/2017

Additional Info

  • Author Phạm Chí Dũng
Published in Diễn đàn