Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Nước Mỹ đang thất bại nặng nề trong việc đối phó với dịch bệnh chết người, xuất phát từ thành phố Vũ Hán, Trung Quốc.

trump1

Bất kể số người nhiễm bệnh, số người chết không ngừng gia tăng, là tổng thống, Trump vẫn luôn tự chấm điểm cho mình là "tuyệt vời", tự tặng cho mình "huân chương vinh dự" !

Donald Trump đã thể hiện việc chống dịch rất nghiệp dư trên cương vị Tổng thống, bởi tính cách bốc đồng, phô diễn, đánh bóng cá nhân, gây chia rẽ, hơn là tạo sự đoàn kết quốc gia để đối phó với đại dịch, một vấn đề hết sức nghiêm trọng, đã giết chết gần 100 ngàn người Mỹ và hủy hoại nền kinh tế lớn nhất thế giới.

"Bắc Mỹ bệnh phu"

Nước Mỹ hiện có gần 1,6 triệu người nhiễm bệnh, trong đó có gần 94 ngàn người chết do dịch virus corona, tính đến 23g30’ tối, giờ Việt Nam, theo thống kê của Worldometers.

Số người nhiễm bệnh ở Mỹ hiện cao hơn số ca nhiễm của sáu nước tiếp theo cộng lại là : Nga, Tây Ban Nha, Brazil, Anh, Ý, Pháp. Tỷ lệ người nhiễm Covid-19 ở Mỹ chiếm hơn 31% các ca nhiễm trên toàn cầu. Số người chết ở Mỹ chiếm gần 29% so với tổng số 215 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới.

Tại sao một quốc gia đứng đầu thế giới về kinh tế, dẫn đầu các lĩnh vực khoa học, kỹ thuật, công nghệ, thông tin, dự báo, một chính quyền mạnh nhất thế giới… lại tan hoang trước con virus nhỏ bé ?

Cho dù Hillary Clinton, Mitt Romney, hay bất kỳ nhân vật nào khác vào Nhà Trắng hơn ba năm trước, thì dịch bệnh này cũng xâm nhập vào xứ cờ hoa. Tuy nhiên, có lẽ dân Mỹ sẽ không bị nhiễm bệnh nhiều và chết chóc tang thương như dưới thời "Nước Mỹ vĩ đại" của Donald Trump.

Kẻ chọn cách đổ thừa

Ông Trump không đặt sức khỏe, sinh mạng người dân Mỹ lên ưu tiên hàng đầu. Xuất thân từ một con buôn, nên những điều thường trực trong đầu và trước mắt Trump chỉ đơn giản là tiền, là màu xanh đỏ của chứng khoán, là những con số tăng ở phố Wall Street, mà trước đây ông ta thường xuyên viết lên Twitter để tự ca tụng "thành tích" của mình.

trump2

Từ khi dịch bệnh tràn lan ở Mỹ, Trump đổ lỗi cho tất cả mọi người, tất cả mọi thứ, nhưng với mình, Trump tuyên bố hùng hồn : "Tôi không chịu trách nhiệm gì cả".

Khi dịch bệnh còn ở xa nước Mỹ, Trump tự tin tuyên bố kiểu như, bẫy đã giăng, trang thiết bị đầy kho, virus Vũ Hán vào sẽ bị bắt nhốt, tiêu diệt ngay. Nước Mỹ trong tay Trump đang "vĩ đại", mọi thứ sẵn sàng, ba năm dưới sự lãnh đạo của ông rồi, lo gì!

Đến khi những ca bệnh đầu tiên được phát hiện, Trump lên dây cót theo kiểu trông chờ vào tự nhiên, rằng loại virus này sẽ tự biến mất vào tháng Tư, khi nhiệt độ nóng lên.

Khi số người nhiễm mỗi ngày một nhiều hơn, ông Trump đổ thừa cho đảng Dân chủ thổi phồng dịch bệnh, sang cáo buộc truyền thông độc lập là "Fake news" – đưa tin không đúng sự thật về virus corona. Nhưng con virus nhỏ bé kia chẳng nể mặt Trump, khi người nhiễm cứ tăng chóng mặt, từ vài ngàn tới vài chục ngàn người, vài trăm ngàn rồi tới hàng triệu ca nhiễm, nên Trump phải kiếm đứa nào đó chịu trách nhiệm.

A, có đây rồi ! Ông Tedros Adhanom đã không làm tròn trách nhiệm, kiêng nể Trung Quốc. Trump ra lệnh cho đám bộ hạ ngừng cấp tiền cho tổ chức sức khỏe hàng đầu thế giới, nhưng con virus vẫn không chịu ngừng lây lan ở Mỹ. Rồi Trump tấn công cựu Tổng thống Obama để thiếu dụng cụ xét nghiệm, làm dịch bệnh lây lan, dù hơn ba năm qua, Trump là ông chủ Nhà Trắng !

Từ khi dịch bệnh tràn lan ở Mỹ, Trump đổ lỗi cho tất cả mọi người, tất cả mọi thứ, nhưng với mình, Trump tuyên bố hùng hồn : "Tôi không chịu trách nhiệm gì cả". Trump nói, cấm có cãi nha!

Donald Trump thích gây kích động những hoài nghi về virus hơn dành thời gian cho công việc điều hành quốc gia, tìm cách giải quyết tình hình dịch bệnh.

Một tổng thống thích gây chia rẽ hơn đoàn kết

Thật "Tuyệt vời", tất cả mọi thứ đều tuyệt vời ! "Chưa ai từng làm được bất kỳ điều gì chúng tôi đã làm" ! Bất chấp liêm sỉ, Trump tự khen mình như một người đứng ngoài cuộc. Bất kể số người nhiễm bệnh, số người chết không ngừng gia tăng, là tổng thống, Trump vẫn luôn tự chấm điểm cho mình là "tuyệt vời", tự tặng cho mình "huân chương vinh dự" !

Với Trump, dịch bệnh chẳng là cái đinh gì, bởi ông ta có dư thời gian để tweet, từ vài chục cho tới hơn trăm lần tweet mỗi ngày, để giải tỏa hơn thua trong con người ông ta. Từ các nhà khoa học, đến các viên chức chính quyền, từ những người hoạt động xã hội cho tới giới truyền thông… nếu không theo ý ông ta, họ đều trở thành mục tiêu tấn công trên Twitter, theo kiểu hàng tôm hàng cá của ông.

Những lời phát biểu của Donald Trump thích hợp cho vai diễn hơn là cương vị Tổng thống cường quốc hàng đầu thế giới. Trump đề xuất dùng chất tẩy rửa bơm vào người để con virus hết chỗ sống. Mới đây, hôm 18/5, Trump cho biết mình tự uống thuốc hydroxychloroquine khi đang khỏe mạnh, trong khi Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) chỉ cho phép những bệnh nhân trong bệnh viện, bị nhiễm virus rất nặng, mới phải dùng đến.

Bất kỳ lãnh đạo quốc gia nào cũng phải có nhiệm vụ đoàn kết toàn dân, đặc biệt trong lúc đất nước lâm nguy, đối phó với đại dịch như hiện nay. Ngược lại, Trump chỉ thích gây chia rẽ để đối phó.

Giãn cách xã hội, các hoạt động quốc gia phải duy trì ở mức tối thiểu đã được chứng minh trên toàn thế giới là cách hiệu quả nhất, giảm thiểu sự lây lan của dịch bệnh. Trong khi các tiểu bang ở Mỹ đang áp dụng, Trump lại khuyến khích người dân mang súng ra đường đòi trở lại cuộc sống bình thường. Trump gọi những kẻ quá khích đó là "những con người đề cao tự do, đáng yêu, thân thiện" !

***

Sự khác biệt thời nào cũng có. Nhưng Tổng thống Abraham Lincoln đã hòa giải sự khác biệt nam – bắc, quyền lợi cá nhân, chủ – tớ, để giữ người dân và chính quyền địa phương gắn bó chặt chẽ với chính quyền liên bang. Tổng thống Franklin D. Roosevelt, đã đưa nước Mỹ trở nên mạnh mẽ sau đại khủng hoảng năm 1929 – 1933, để Mỹ trở thành trái tim, khối óc của thế giới tự do, lương tri thời đại, chống lại chủ nghĩa phát xít. Ngược lại, từ một nước Mỹ đang trên đà phát triển, Trump tạo ra một nước Mỹ đầy chia rẽ, kỳ thị, có thêm xúc tác để thể hiện, bùng phát.

Tính lưỡng đảng trong Quốc hội Mỹ là một trong những yếu tố làm cho nước Mỹ dẫn đầu, giúp chính quyền hoạt động hiệu quả hơn. Thế nhưng, Trump đã làm cho đảng viên hai đảng tại hai viện Quốc hội Mỹ đối đầu nhau, xem nhau như kẻ thù, để không còn thì giờ giám sát chính phủ. Trump chẳng ngại ngần tung ra những lời mạt sát đảng viên Dân chủ, lẫn Cộng hòa nếu không theo ý ông. Thống đốc, viên chức chính quyền liên bang, tiểu bang cũng trở thành mục tiêu tấn công của Trump.

Nước Mỹ ba năm kể từ ngày Trump vào Nhà Trắng đã trở nên nhỏ nhen, ích kỷ với thế giới, với chủ trương "America First" của Trump. Còn khẩu hiệu "Make America Great Again" thì suốt ba năm Trump làm chủ Nhà Trắng, "nước Mỹ vĩ đại" không tự lo nỗi cho chính mình.

Trump mong các nhà khoa học ở Mỹ tìm ra thuốc đặc trị Covid-19 trước nhất, có được vắc xin ngừa bệnh này đầu tiên để ghi ‘bàn thắng danh dự’ trước sự thất bại của quốc gia, cũng như giúp ông ta thắng cử trong nhiệm kỳ tới.

Nước Mỹ đang thất bại một cách chưa từng có trong lịch sử, bởi một tổng thống chỉ biết nghĩ đến bản thân mình. Cho dù người nào lên làm tổng thống Mỹ kế tiếp, cũng sẽ phải vất vả dọn đống rác mà Trump để lại.

Võ Ngọc Ánh

(23/05/2020)

Published in Quan điểm
dimanche, 05 avril 2020 23:19

Nước Mỹ vĩ đại

LTS : Mỹ là một quốc gia vĩ đại với những con người tuyệt vời. "Giấc mơ Mỹ" vẫn nguyên vẹn với nhiều người. Nước Mỹ đã vĩ đại trước khi có Trump và sẽ tiếp tục vĩ đại sau khi Trump ra đi. Trump là một tổng thống có chính danh vì được bầu lên một cách dân chủ. Tuy nhiên việc chỉ trích Trump là chuyện hoàn toàn khác. Người dân quan tâm đến đất nước và muốn đất nước tốt lên thì phải chỉ trích những sai trái của chính phủ và người đứng đầu. Bài viết của tác giả rất khách quan, Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên hoàn toàn đồng ý và chia sẻ.

Việt Hoàng

my1

America - Land of the free, Home of the brave

Sống ở Mỹ hơn 19 năm, là công dân Mỹ 14 năm, tôi không dám nói mình biết hết ngõ ngách của Mỹ nhưng là một người thích đi đây đó, tôi cũng biết khá nhiều về nước Mỹ. Nếu ai đó hỏi tôi nước Mỹ có vĩ đại không, câu trả lời của tôi là chắc chắn có ! Nước Mỹ của tôi vĩ đại ! Và đây là những lý do :

Về địa lý

Nước Mỹ rộng lớn bao la trải rộng trên vùng đất mà máy bay phải bay mất 5 giờ từ Đông sang Tây. Chỉ tính phần lục địa của 48 bang, nước Mỹ đã lớn như Trung Quốc nhưng giàu có hơn nhiều vì có hai bờ đại dương, và gần như chổ nào cũng có thể ở được. Nước Mỹ còn sở hữu một phần rất lớn của Bắc Băng Dương và Thái Bình Dương đến tận đảo Guam.

Nước Mỹ có bao nhiêu kỳ quan thiên nhiên hùng vĩ mà bạn phải chứng kiến tận mắt mới thấy được cái đồ sộ, vĩ đại của nó. Ngắm thác nước Niagara Falls hay bay trên Ngũ Đại Hồ mới thấy mình nhỏ bé. Lượn vòng Yosemite hay Yellowstone mới thấy được thế nào là thiên nhiên hùng vĩ... Tôi chưa đi hết nước Mỹ vì sẽ không bao giờ đi hết nhưng những chuyến đi chơi xuyên bang làm cho tôi yêu và tự hào về nước Mỹ hơn...

Tôi yêu thành phố New York năng động, hay những bờ biển đầy sức sống Miami, Key West... Tôi yêu vẻ đẹp của San Francisco. Và tôi cũng yêu thành phố âm nhạc ồn ào Nashville hay sự yên bình của Boston... Tôi thích Orlando, hay Atlanta nóng ấm nhưng cũng thích thành phố trên cao 1 mile Denver... Nước Mỹ vừa rộng, vừa đẹp lại vừa trù phú... không thể nào tả hết !

my2

Thành phố New York, Mỹ

Về khoa học kỹ thuật

Nước Mỹ là trung tâm của nền khoa học kỹ thuật hàng đầu thế giới. Nếu có dịp đến thăm NASA, hay vào các viện bảo tàng về không gian của Mỹ mới nể phục sức mạnh vĩ đại của nước Mỹ.

Về công nghệ máy bay thì có công ty nào trên thế giới có thể theo đuổi kịp với Boeing ? Các hãng xe hơi của Mỹ GM, Ford... cũng đã từng thống lĩnh thế giới.

Nói đến nước Mỹ, không thể không nói đến Silicon Valley, nơi có những hãng công nghệ hàng đầu thế giới như Facebook, Oracle, Cisco, Uber, Tesla... Nói đến nước Mỹ, không thể không nói đến MAGA ! (Microsoft, Apple, Google, Amazon) là bốn đại công ty công nghệ hàng đầu thế giới.

Về quân sự

Nói về quân sự thì nước Mỹ là một gã khổng lồ không có đối thủ. Tôi sống ở Connecticut, nơi từng là trung tâm sản xuất vũ khí của Mỹ... từ hãng súng Colt nổi tiếng đến các xưởng sản xuất AR15, đến máy bay trực thăng Sikorsky, hay hãng đóng tàu ngầm hạt nhân Electric Boat nơi tôi có diễm phúc làm việc gần 4 năm để viết phần mềm trong chương trình máy tính cho tàu ngầm hạt nhân lớp Virginia...

Năng lực sản xuất vũ khí của Mỹ rất lớn. Hiện tại, các khu vực sản xuất vũ khí đều chỉ làm việc từ 25% đến 50% năng lực. Nếu có chiến tranh, Mỹ sẽ dễ dàng tăng tốc mức độ sản xuất vũ khí của mình lên hàng chục lần !

Nước Mỹ có những tập đoàn công nghiệp quốc phòng không có đối thủ như Lockheed Martin hay General Dynamite... và khi cần, có thể huy động các nguồn lực khác từ các công ty tư nhân khác.

Về giáo dục

Nếu bạn hỏi tôi điều gì bạn thích nhất về nước Mỹ, thì câu trả lời của tôi là trường đại học ! Ở Việt Nam, tôi thi đại học đậu thủ khoa nhưng bị cấm cửa vào đại học... nên lúc nào cũng ước ao được đi học. Đến Mỹ, tôi thường dẫn con đi thăm các trường đại học. Cha con tôi dẫm hết các sân trường đại học nổi tiếng nhất của Mỹ từ Harvard, MIT, Brown, Columbia, Cornell, Princeton, Johns Hopkins, Stanford, Berkeley, Emory, Vanderbilt...

Hệ thống trường đại học ở Mỹ đã và đang là một nền giáo dục đi trước thế giới khá xa. Hàng năm có hàng triệu sinh viên từ khắp nơi trên thế giới đổ về Mỹ để du học. Phần nhiều trong số họ sẽ trở về để làm việc và giúp ích cho đất nước của họ. Một số ít thì ở luôn tại Mỹ để tiếp tục nghiên cứu và làm việc.

Nền giáo dục Mỹ mở cửa cho mọi người. Miễn là bạn quyết tâm, bạn có thể học bất cứ cái gì bạn muốn. Đến Mỹ ở tuổi 36, không biết tiếng Anh, vừa đi làm vừa đi học, tôi vẫn có thể tốt nghiệp đại học trong vòng 5 năm... và có thể bắt đầu cuộc đời làm việc chuyên môn ở tuổi 41 ! Nếu như ở Việt Nam, tôi sẽ không bao giờ làm được điều đó...

Về y tế

Từ Việt Nam, chân ướt chân ráo đến Mỹ, tôi xin được vào làm trong một bệnh viện thuộc loại lớn nhất của tiểu bang... Nhưng công việc của tôi chỉ là đẩy thức ăn từ nhà bếp đến phòng bệnh nhân ! Hơn 4 năm làm cho bệnh viện (trong lúc đi học đại học), mặc dù không biết chuyên môn y tế nhưng tôi cũng học được rất nhiều về nền y tế của Mỹ.

Hoàn toàn khác với y tế Việt Nam, mỗi người bệnh được chăm sóc trong một căn phòng rộng rãi và tiện nghi hơn cả khách sạn 3 sao ! Bệnh nhân muốn ăn gì thì chỉ cần nói với y tá là thực đơn sẽ gửi xuống nhà bếp và phần ăn sẽ được chúng tôi đem tới tận phòng. Tất nhiên là khi nhập viện, người nhà không cần phải "biết điều với bác sĩ...".

Bệnh nhân được chăm sóc đặc biệt với những công nghệ hiện đại nhất. Bệnh viện Mỹ liên tục thay thế máy móc và công nghệ hỗ trợ cho việc khám chữa bệnh. Về nhân lực, Mỹ có một lực lượng bác sĩ, y tá được đào tạo bài bản, chất lượng cao. Con đường trở thành một bác sĩ ở Mỹ cực kỳ khó khăn... nên chỉ có những người vừa giỏi vừa có nghị lực, ý chí mới có thể trở thành bác sĩ.

Về giải trí

Không chỉ về kinh tế, quân sự, các ngành giải trí và nghệ thuật của Mỹ cũng là một phần sức mạnh của cường quốc Hoa Kỳ. Mặc dù không được tài trợ của chính phủ như ngành điện ảnh của các nước khác, nhưng không có nền điện ảnh của nước nào trên thế giới có thể so sánh với Hollywood !

Ngành công nghiệp giải trí và du lịch của Mỹ cũng là hàng đầu thế giới... by far... Các khu liên hợp giải trí của Walt Disney hàng năm đón hàng chục triệu du khách. Las Vegas với hàng trăm show diễn hàng đêm... và những chiếc cruise ships như những thành phố nổi... chở hàng ngàn du khách...

Về nông nghiệp

Chạy xe dọc theo tiểu bang California từ Bắc xuống Nam, bạn sẽ thấy những nông trại trồng cam, nho, quít... bạt ngàn.., những trại nuôi bò dài hàng chục dặm... Trên những vùng trung Mỹ như Tennessee, Colorado... hay những tiểu bang phía Bắc như New York, Maine... cũng vậy, nông trại nối tiếp nông trại. Những cái farm bắp mà lái xe 5, 10 phút vẫn chưa qua hết...

Nền nông nghiệp của nước Mỹ không phải là một nền nông nghiệp nhỏ lẻ như các nước Đông Nam Á. Đã nghe nói về nó khi chưa đến Mỹ nhưng đến khi "tận mục sở thị" tôi mới thấy tầm vóc của nền nông nghiệp khủng long của Mỹ. Nước Mỹ không làm gì cho hết thực phẩm họ sản xuất ra. Mặc dù chỉ có chừng 4% dân số làm nông nghiệp, Mỹ phải bán nông sản đi khắp thế giới...

Về cơ hội cho những Immigrants

Tôi không nghĩ có đất nước nào có thể có cơ hội cho những người nhập cư như nước Mỹ. Rất nhiều người từ khắp nơi trên thế giới đã về đây và có nhiều người thành công. Nếu Elon Musk còn ở Nam Phi, nước Mỹ đã không có Tesla. Nếu David Tran còn ở Việt Nam thì nước Mỹ sẽ không có tương ớt Huy Fong nổi tiếng ! Nếu Hamdi Ulukaya còn ở Thổ nhĩ kỳ thì sẽ không có yogurt Chobani...

Riêng gia đình tôi, năm 2001, vợ chồng tôi và hai đứa con đến Mỹ với hai bàn tay trắng và không ai biết tiếng Anh ! Cả bốn người chúng tôi đều nỗ lực hết mình và nước Mỹ đã cho chúng tôi những cơ hội mà không có một đất nước nào có thể ! Sau những năm vùi đầu vừa học vừa làm, tôi trở thành một software engineer. Vợ tôi trở thành accounting manager. Thằng con lớn tốt nghiệp trường luật Berkeley và làm luật sư ở California. Thằng con nhỏ đã xong chương trình cử nhân toán và master Computer Science ở đại học Harvard...

Chúng tôi không phải là những kẻ ăn bám để nước Mỹ phải bố thí. Chúng tôi đã và đang làm việc để góp phần xây dựng nước Mỹ hùng cường và vĩ đại hơn. Tất nhiên chúng tôi yêu đất nước này, và muốn nó vẫn luôn luôn vĩ đại. Vấn đề là nước Mỹ đã vĩ đại trước khi Donald Trump lên làm Tổng thống, và nó sẽ vẫn vĩ đại sau khi ông ta ra đi. Donald Trump không làm cho nước Mỹ vĩ đại. Ông ta chỉ làm cho nó bị chia rẽ một cách vĩ đại... và các Tổng thống sau sẽ phải làm việc để hàn gắn lại.

Biết ơn nước Mỹ

Tôi luôn luôn biết ơn nước Mỹ nhưng không phải vì đã "cưu mang" chúng tôi mà vì nó đã cho chúng tôi cơ hội. Nhưng để trả ơn nước Mỹ thì không phải tung hô một nhà vua nào đó vạn tuế... Chúng tôi đã trả ơn nước Mỹ bằng cách ra sức học tập và làm việc. Chúng tôi trả ơn nước Mỹ bằng cách không ăn bám nước Mỹ mà mỗi người trong gia đình đều làm việc và đóng thuế cho nước Mỹ. Chúng tôi trả ơn nước Mỹ bằng cách đi bỏ phiếu và tham gia thảo luận chính trị...

Khi tôi đi xin visa vào Mỹ, thì nhân viên của tổng thống Bill Clinton cấp. Tôi đến Mỹ thì nhân viên của Bush đón và cho thẻ xanh. Khi tôi vào quốc tịch cũng nhân viên của Bush cho tôi tuyên thệ. Nếu phải mang ơn một Tổng thống Mỹ nào đó thì tôi mang ơn hai ông Clinton và Bush. Tôi không có ân huệ gì với Trump cả. Tôi không cần tung hô ông ta vạn tuế. Với tôi, nước Mỹ đã vĩ đại từ lâu lắm rồi, từ ngày tôi chưa đến Mỹ... Vì nếu nó không vĩ đại thì ngu gì tôi phải đến đây ?

Trong cái nhìn của tôi, ông Trump không làm cho nó vĩ đại hơn mà làm cho nó xấu đi. Bạn tin thế nào thì tùy bạn, nhưng tôi có lá phiếu của tôi và tôi sẽ đi bầu cho bất cứ người nào tốt hơn ông Trump. Đơn giản là tôi thấy ông ta có hại cho nước Mỹ hơn là có lợi. Nước Mỹ không cần người hô khẩu hiệu hay tung hô vạn tuế vì nước Mỹ không có vua. Nước Mỹ cần những người biết nỗ lực học hỏi, và có trách nhiệm với xã hội. Trong các trách nhiệm đó có trách nhiệm phê phán chính quyền !

Và tôi nghĩ đó là cách tôi trả ơn tốt nhất cho nước Mỹ.

Một công dân Mỹ.

Đoản Kiếm

(5/4/2020)

Nguồn : https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=1493091214205339&id=100005134239619

Published in Diễn đàn

Donald Trump là kiểu người đôi khi mắc kẹt trong các vấn đề về Trung Quốc của Tập Cận Bình. Một tỷ phú mạnh miệng, người luôn cho rằng ông ta vĩ đại hơn Đảng Cộng sản, vĩ đại hơn sự nghiệp quốc gia.

trumptap1

Chuyên cơ của Tổng thống Mỹ Donald Trump hạ cánh xuống sân bay ở Bắc Kinh

Một người như vậy có thể bị các nhân viên thực thi luật pháp của Đảng Cộng sản Trung Quốc cho biến mất im hơi lặng tiếng một thời gian, rồi sau xuất hiện trở lại, lẩm bẩm những bài diễn văn cảm ơn về những gì Đảng Cộng sản đã làm cho mình.

trumptap2

Ông Tập Cận Bình có tính cách hoàn toàn trái ngược so với Donald Trump

Khi Tổng thống Trump và Chủ tịch Tập chuẩn bị gặp nhau ở Bắc Kinh, sự tương phản giữa hai lãnh đạo của hai siêu cường về kinh tế càng rõ nét.

Trong khi cố vấn cấp cao thuộc đảng Cộng hòa của ông Trump biến Nhà Trắng thành một "trung tâm nuôi dạy người lớn", thì các nhân viên thân cận trong Đảng Cộng sản của ông Tập lại mô tả chủ tịch của họ như một nhà lãnh đạo vĩ đại và khôn ngoan, "vị cứu tinh của chủ nghĩa xã hội".

Ông Trump không thể dựa vào các nhà tư bản Mỹ. Những người khổng lồ của giới công nghệ Mỹ không đến châu Á với đội ngũ thân cận của Trump. Thay vào đó là Mark Zuckerberg của Facebook, Tim Cook của Apple và Satya Nadella của Microsoft vai kề vai chụp ảnh chung cùng ông Tập tại Bắc Kinh tuần trước trong sự kiện ra mắt hội đồng cố vấn cho một trường đại học hàng đầu Trung Quốc.

trumptap3

Ông Tập (hàng đầu bên trái) chụp ảnh cùng Mark Zuckerberg (thứ ba phải qua)

Sự thiên lệch trong sùng kính tập thể giờ được nhìn thấy trong sùng kính giữa các cá nhân với nhau. Trump đã nhắc lại nhiều lần rằng ông ngưỡng mộ ông Tập và "sự phi thường" của ông, mô tả ông Tập như một người đàn ông quyền lực và một người bạn tốt.

Cựu chiến lược gia Stephen Bannon nói "không có nhà lãnh đạo nào được Trump ngưỡng mộ hơn thế".

Thế nhưng trước công chúng, ông Tập chưa bao giờ gọi ông Trump là ai đó vĩ đại chứ đừng nói coi ông Trump là một người bạn tuyệt vời.

Ông Tập tuyên bố đã đọc nhiều tác giả Mỹ từ Walt Whitman đến Mark Twain và Ernest Hemingway nhưng ông không liệt kê Donald Trump trong số đó. "Nghệ thuật đàm phán" của Trump có thể là cuốn bán chạy nhất ở Mỹ nhưng cuốn sách đưa ra những định hướng đáng tin cậy hơn cho sự nghiệp trị quốc của ông Tập là cuốn "Binh pháp Tôn Tử".

Ông Trump khuyên : "Bạn không thể có óc tưởng tượng hoặc óc kinh doanh nếu bạn suy nghĩ quá phức tạp. Tôi thích đi làm mỗi ngày và chỉ tập trung vào những gì đang phát triển".

Nhưng tài liệu quân sự cổ đại mà tất cả chiến lược gia Trung Quốc buộc phải đọc lại kêu gọi "Biết địch, biết ta, trăm trận trăm thắng".

Sự đối lập giữa Tập và Trump là sự tương phản của một đời người. Ông Tập đã trải qua 7 năm làm nông dân, sống trong hang đá trước khi bắt đầu leo lên các vị trí quyền lực của hệ thống chính trị Trung Quốc trong suốt bốn thập kỷ qua.

Để đạt tới vị trí cao nhất trong Đảng Cộng sản Trung Quốc với 89 triệu Đảng viên trung thành, người ta cần phải có một ý chí mạnh mẽ và kỷ luật thép, cùng sự kiên nhẫn chiến lược. Những phẩm chất này không được dùng để phác họa ông Donald Trump.

Không có gì ngạc nhiên khi có sự khác biệt về phong cách giữa hai ông. Ông Tập hiếm khi bắt đầu một câu bằng từ "Tôi", hàm ý phẩm giá quốc gia bao trùm vai trò lãnh đạo của ông. Ông muốn thể hiện điều gì đó thiêng liêng, như "Giấc mộng Trung Hoa". Vì vậy ông Tập luôn luôn xuất hiện với phong thái tỉnh táo, ổn định, bất khả chiến bại.

Trong trường hợp ông có sự sùng bái cá nhân, đó là do bắt buộc phải thế. Các trường học, văn phòng hội đồng quản trị các công ty và cơ quan chính phủ trên khắp Trung Quốc hiện bắt đầu học và nghiên cứu "Tư tưởng Tập Cận Bình".

Ngược lại, ông Trump luôn mở miệng với đại từ nhân xưng "tôi". Khi ông công du châu Á, ông bỏ lại đằng sau một nước Mỹ mà truyền thông Trung Quốc gọi là "khủng hoảng và hỗn loạn".

Cặp đôi kỳ quặc

Nhưng vượt trên mọi sự tương phản, nhân vật suốt đời theo cộng sản và ông trùm bất động sản vẫn có hai điểm chung. Cả hai đều phô trương quyền lực và đều vô cùng tự mãn. Cả hai coi mình như những người cứu rỗi quốc gia và coi đất nước mình là ngoại lệ trên thế giới. "Giấc mộng Trung Hoa" của Tập Cận Bình ra đời trước khi ông Trump muốn "làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại".

Tuy thế hai ông đều có chung hứa hẹn : Khôi phục lại thời kỳ vàng son của quyền lực tối cao và không cho phép can thiệp bên ngoài nào cản trở đường lối này.

Khi ông Tập và ông Trump gặp nhau tuần này trong sự kiện mà Trung Quốc mô tả như một "chuyến thăm cấp nhà nước", câu hỏi lớn nhất là liệu họ có thể tìm ra cách để hai quốc gia "trở nên vĩ đại cùng nhau" hay đây chỉ là một trò chơi "Tổng bằng không", nơi mà sự vĩ đại của một quốc gia này này đòi hỏi sự xuống nước của quốc gia kia.

Tất nhiên đây không chỉ là câu hỏi cho cặp đôi kỳ quặc tuần này mà là câu hỏi đeo đuổi chúng ta cả đời. Chúng ta rồi có thể nhìn lại chuyến đi châu Á của ông Trump như cơ hội tái hiệu chỉnh quyền lực ngầm của Hoa Kỳ, hoặc như một mốc quan trọng trong việc Mỹ hoán đổi vị trí quyền lực cho Trung Quốc.

Có lẽ lịch sử sẽ không mô tả cuộc gặp gỡ trong những bài tường thuật khô khan như thế này mà trong khung cảnh một tuần lễ với những nghi thức kỳ quặc cuối cùng của một thế giới đang tàn lụi, như việc sắp xếp lại ghế ngồi trên boong tàu Titanic, yên bình trước khi có bão.

Kiềm chế

Chúng ta hãy xem lần lượt các kịch bản này.

Vào ngay hôm trước chuyến đi của ông Trump, chính quyền của ông đột nhiên bắt đầu sử dụng một khẩu hiệu chiến lược mới, nói về "một Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do và cởi mở". Tuy nhiên cho tới khi chiến lược này được phác họa đầy đủ hơn, thật khó để biết chính xác nó gì so với tầm nhìn của chính quyền Hoa Kỳ trước đây.

Nhưng mục đích của chiến lược này hẳn phải là để trấn an các đồng minh và bạn bè quốc tế, nâng cao mức độ tín nhiệm đối với Hoa Kỳ sau khi ông Trump bị chỉ trích về thâm hụt thương mại, chi tiêu quốc phòng và việc rút khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) vốn đã được thúc đẩy đàm phán trong thời ông Obama.

Thông điệp được nêu ra ở đây là các cố vấn cao cấp của ông Trump, những người được gọi là "người lớn trong Nhà Trắng", đã kiềm chế được bản năng gây rối của tổng thống và khôi phục lại chính sách từng có của Mỹ ở châu Á. Nếu "Ấn Độ -Thái Bình Dương" cho thấy nó không chỉ là khẩu hiệu, lịch sử có thể mô tả chuyến đi này như là thời điểm mà cường quốc Hoa Kỳ củng cố mối quan hệ kinh tế và an ninh với châu Á, với các đồng minh và bạn bè thế giới hân hoan sát cánh bảo vệ Hoa Kỳ chống lại một Trung Quốc gai góc và quyết liệt.

Kịch bản thứ hai là lịch sử có thể mô tả chuyến đi châu Á của ông Trump như một điểm giao thoa giữa sự trỗi dậy của Trung Quốc và sự suy tàn của Mỹ. Với tất cả nỗ lực lịch thiệp không mệt mỏi dành cho vị khách của mình, đây là phiên bản lịch sử mà Tập Cận Bình đang cố gắng viết. Ông Tập dự định thúc đẩy một chiến lược chặt chẽ từ nay đến giữa thế kỷ dựa trên quyền lực cứng và mềm đang gia tăng.

Ông Trump có thể tập trung vào châu Á trong tuần này, nhưng các tuần khác ông đều bị nhấn chìm bởi các vấn đề quốc nội, trong khi hình ảnh Trung Quốc xuất hiện trong khu vực mỗi ngày. Với năng lượng dồi dào và tham vọng lớn, Trung Quốc đổ tiền vào phát triển khu vực, ngoại giao, quan hệ quân sự và truyền thông, tiến hành những cuộc "tấn công hấp dẫn" đầy tính toán vào những quốc gia vốn là đồng minh của Mỹ trong 7 thập kỷ.

Các nước châu Á đều chứng kiến ông Tập nổi lên từ Đại hội Đảng Cộng sản với quyền lực tăng lên nhanh chóng, và ít nhất là nếu nhìn bề ngoài Trung Quốc không có sự chia rẽ và không thống nhất như ở Hoa Kỳ.

Vũ khí chiến thắng

Tuy nhiên, không một tổng thống Mỹ nào có thể tự nguyện trở thành một phần của câu chuyện lịch sử này. Trong cuộc vận động tranh cử năm ngoái, ông Trump giận dữ nói về việc Trung Quốc "cướp đoạt" kinh tế Mỹ và "trộm cắp công việc của người Mỹ". Ông hứa nếu được bầu, ông giải quyết vấn đề mà những người tiền nhiệm thất bại... ; rằng các nhà lãnh đạo Trung Quốc "láu cá" sẽ không thể "thông minh, mưu kế và giỏi đàm phán hơn" các nhà lãnh đạo của Mỹ.

Sự thất vọng tiếp diễn trong giới tinh hoa chính trị và kinh doanh Hoa Kỳ, nơi nhiều người cảm thấy Trung Quốc đang giành chiến thắng trong cuộc chạy đua siêu vũ khí.

Cứ tổng thống Hoa Kỳ nào của thế kỷ 21 từng nói về dự định sẽ vượt qua thách thức chiến lược của Trung Quốc đều bị nốc ao bởi các sự kiện lịch sử. Đối với George W Bush, đó là vụ tấn công tòa tháp đôi ngày 9/11 và các cuộc chiến ở Afghanistan và Iraq. Đối với Barack Obama, đó là cuộc khủng hoảng tài chính của Hoa Kỳ và cuộc khủng hoảng quân sự tại Trung Đông.

Trung Quốc năm 2017 mạnh hơn và tự tin hơn nhiều so với năm 2001 hay năm 2009. Dưới thời ông Tập, Trung Quốc cam kết đấu tranh chống lại các giá trị và lý tưởng về tự do và dân chủ của Mỹ.

Tuần trước, ông Tập dẫn đầu đội ngũ đảng viên thân cận trong lễ nhậm chức, tay nắm chặt, tuyên thệ trung thành với lá cờ Đảng cộng sản. Trong khi đó, với tất cả hình ảnh về chuyến thăm dài ngày tới châu Á và những từ ngữ đẹp đẽ về một "Ấn Độ - Thái Bình Dương tự do và cởi mở ", Tổng thống Hoa Kỳ Trump chỉ đặt Trung Quốc vào một vị trí ít chiến lược hơn.

Thực tế là kể từ khi nhậm chức, các lãnh đạo Trung Quốc đã thở phào khi thấy tin về chuyến thăm Trung Quốc của Trump trên Twitter. Trump đã cảnh báo về trao đổi thương mại giữa Bắc Kinh và Bắc Hàn, đồng thời ra lệnh điều tra các hoạt động thương mại giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ, tuy nhiên không áp đặt các biện pháp trừng phạt nhằm chống lại những nỗ lực làm tiêu tan khát vọng của Hoa Kỳ tại Trung Quốc.

Điều này có thể thay đổi trong những tháng tới. Nếu Hoa Kỳ chuyển từ sự hợp tác đầy hậm hực với Trung Quốc sang cạnh tranh quyết liệt hơn, những tác động tới châu Á và thế giới sẽ vừa mạnh mẽ, vừa khó lường.

Ông Tập thì quyết tâm tránh né điều đó. Ông cần một thế giới ổn định, một thị trường xuất khẩu Mỹ ổn định để hoàn tất giấc mộng Trung Hoa. Tại Bắc Kinh tuần này, ông sẽ nỗ lực vô hiệu hóa ông Trump.

Cơ hội đánh bóng hình ảnh là cái mà Trung Quốc làm tốt hơn cả, lại rẻ hơn nhiều so với mở các thị trường trọng điểm hoặc kiềm chế kinh tế Bắc Hàn. Vì vậy, chủ nhà sẽ đặt vị khác ưa hào nhoáng của mình trong một quang cảnh tiếp đón lộng lẫy.

Ông Tập sẽ động viên ông Trump tưởng tượng rằng đây là một chương trong Nghệ thuật của đám phán chứ không phải là Binh Pháp Tôn Tử của Tôn Vũ.

Rốt cuộc, như Tôn Vũ đã chỉ ra trong cuốn sách cổ của ông, binh pháp, xảo quyệt, ngoại giao và chia rẽ là tất cả những vũ khí chiến thắng cho một chỉ huy vĩ đại.

"Chiến thắng đỉnh cao là đánh bại các kẻ thù mà không phải chiến đấu với chúng".

Published in Diễn đàn

Vừa qua, tôi có 2 tháng Hè sang Hoa Kỳ và Canada ngh ngơi, thăm bn bè và d cuc Hp Mt Dân Ch ln th 15 ti Đi hc Long Beach, nam California, mt cuc hp thân mt, m áp tình quê hương, có s tham d t xa ca các chiến sĩ dân ch trong nước như cô Đoan Trang và linh mục Lê Ngc Thanh.

my1

Hình minh họa.

Đúng vào lúc này, tình hình Hoa Kỳ trở nên sôi sc sau khi có Tng thng mi, Donald Trump, dn đến mt cuc khng hong chính tr âm kéo dài, chưa biết s kết thúc ra sao. Sáu tháng m đu nhim kỳ Tổng thống th 45 tỏ ra m nht, m đm, ch tiêu tín nhim ca xã hi t 42% tt nhanh, mc thp nht trong 70 năm dưới 12 khóa Tổng thống gn nht.

Bao nhiêu lời ha trong tranh c không thành hin thc, t xóa b Obamacare, đến gim thuế ln, dng tường ngăn vi Mexico, quyết đnh cm người nhp cư t các nước Hi Giáo b tr ngi ln, v trí uy tín quc tế ca Hoa Kỳ gim xung thp hơn Pháp, Đc, Anh… Các v điu tra v Tổng thống, con trai và con r dính đến người Nga trong bu c làm cho ông Trump ch lo thanh minh bảo v cá nhân và gia đình, "quên mt" cái chc v Tổng thống.

Tình hình Hoa Kỳ thật s u ám, cho đt nước và cho các nước liên minh, bè bn, cho toàn thế gii, cho nước Vit Nam, vì Hoa Kỳ hàng 2 thế k gn đây có vai trò lãnh đo ca thế gii dân ch, cường quc s 1 v chính tr, kinh tế, tài chính, quc phòng, khoa hc k thut, giáo dc và văn hóa, đng đu thế gii.

Tôi làm quen với nước M t hi hc trung hc, khi giáo sư T Quang Bu dy tiếng Anh, gii thiu các cun sách đa lý, lch s, văn hc ca hai nước Anh, M.

Tôi vui sướng khi thy Hoa Kỳ đưa quân tham chiến châu Âu trong Thế Chiến 1, càng mng khâm phc Hoa Kỳ đóng vai trò quyết đnh trong đi thng phát xít trong Thế Chiến 2, khi mang đi quân đ b lên b bin Normandie ri gii phóng cả Châu Âu và toàn chiến trường Châu Á, buc phát xít Nht đu hàng.

Tôi đã viếng thăm các nghĩa trang lit sĩ M, Anh, Canada, Úc, vi hàng vn nm m quân nhân M b mình trên chiến trường châu Âu vì nghĩa v quc tế cao c.

Tôi khâm phục tài ba ch huy các chiến dch ln ca các tướng Eisenhower, MacArthur…, tài lãnh đo ca Tổng thống Roosevelt, sau trn Trân Châu Cng đã cp tc xây dng nn công nghip quc phòng đ s, hin đi cung cp dư dt tàu chiến, máy bay, xe tăng… cho các chiến trường Âu Á.

Tôi đặc bit đánh giá rt cao tướng MacArthur đã lãnh đo quân chiếm đóng Nht Bn vi tinh thn nhân bn và sáng sut, không h có tr thù, còn duy trì chế đ Nht Hoàng lng vi kế hoch dân ch hóa trit đ, chuyn nhanh nn kinh tế chiến tranh sang kinh tế hòa bình thnh vượng, gi là phép Thn kỳ Nht Bn, ông được dân Nht coi là v anh hùng, cu tinh dân tc.

Tại đó không h có các tri ci to, thc tế là các tri giam tàn bo kiu nhc hình đ tr thù, không có hàng na triu lc lượng "tiếp quản " Miền Bc kéo vào cai tr min Nam như Vit Nam sau 30/4/1975, h lên mt thng tr v các mt chính tr, an ninh, kinh tế, tài chính, tư pháp, tòa án, giáo dc, y tế, mà ma mai và cay đng thay, k tiếp qun thường kém ci xa v hiu biết, chuyên môn so với k b tr.

Tôi thường nghĩ nếu B Chính tr và lãnh đo min Bc biết tnh táo sáng sut nhìn ra nhng mt tt, tiến b ca Vit Nam Cng hòa đ lưu gi và phát trin, áp dng cho c min Bc thì tình hình đã khác hn. Đó là h thng tư pháp đc lp, nn giáo dc khai phóng, người cày có rung thuc quyn s hu ca mình. Ch 3 điu đó đã là s vượt tri rõ ràng ca người thua cuc so vi k thng cuc cao ngo mù quáng di dt đến đn đn ngu si.

Tôi đã 26 lần sang thăm Hoa Kỳ, k t ln th nht sang trụ s Liên Hp Quc New York đ theo dõi các phiên hp năm 1988, đúng lúc có dp theo dõi cuc tranh lun công khai gia hai ng c viên Tổng thống Bush và Dukakis, tr li tc thi các câu hi ca mt nhà báo mt cách rõ ràng, gn gàng, xúc tích, như 2 sinh viên qua cuc thi sát hch cui khóa, không cho phép p úng, nhm ln, lúng túng, sai lc.

Đến năm 1992, 1994, tôi d quan sát 4 cuc hp ca Quc Hi Hoa Kỳ, gp g hơn 10 ngh sĩ và dân biu, đến Thư Vin Quc Hi nghiên cu 2 tun l lin, còn được mi thuyết trình v vn đ "tù binh M Vit Nam" theo như tôi biết. Tôi thy rõ s vn hành sinh đng c th theo phép tc cht ch ca nn dân ch Hoa Kỳ rt mc trưởng thành. Tôi ch băn khoăn mt chi tiết là theo lut bu Tổng thống, s phiếu không theo tổng s phiếu trong c nước cng li, mà qua chế đ đi c tri cho tng bang, nên bà Clinton b thua khi bà có hơn 2 triu phiếu c tri ph thông nhiu hơn Trump. Mt nét không hay.

Năm 1997, tôi có dịp ghé thăm th trn Gettysburg, bang Pennsylvania, xem bảo tàng đây, nơi lưu gi nhng tài liu v cuc ni chiến Bc – Nam, v kết thúc cuc ni chiến rt có hu, s hòa gii bi hùng cm đng gia Đi tướng min Bc chiến thng U. Grant vi Đi Tướng R.E. Lee min Nam bi trn tháng 4/1865, cnh quân lính miền Bc chào đón trang trng quân đu hàng, còn cho phép quân min Nam gii giáp v quê hương, được mang theo súng ngn, tt c la nga đ khôi phc nhanh nông nghip, chung sc phát trin công nghip min Bc và nn nông nghip trng lúa mì và bông ở min Nam, thng nht trong phát trin đng b c 2 min.

Chúng ta Bắc và Nam là anh em, là Mt Hp Chng Quc Hoa Kỳ dưới Mt lá c Sao và Vch, mt Quc ca, mt Quân đi, bài tr trit đ t phân bit chng tc, gii thoát mi nô l, xây dng "nền Dân chủ ca nhân dân, cho nhân dân, bi nhân dân". Ti Gettysburg, tôi nhiu ln ngm ngùi nghĩ đến s phn dân Vit Nam, thng nht trong hn thù, cuc hòa gii ha hn thành s la di trơ trn, s gii phóng min Nam thành cuc chiếm đóng thô bo, bên thắng cuc thp hèn hơn bên thua cuc.

Một nét thú v là tôi gp tướng Westmoreland 3 ln ti Washington DC và New York các năm 1997 và 1999, ông lng nghe tôi k v đường mòn H Chí Minh mà tôi đã tri qua 3 chuyến đi và v các năm 1961, 1963 và 1975, về buổi gp ca tướng Giáp vi tướng Đng S Nguyên tư lnh đường mòn, khi ông báo cáo rng không quân vi B52 đánh bao nhiêu cũng không ngi, vì ch có 3 phn nghìn s bom trúng vào đường, do B52 bay nhanh, th bom t trên 3.000 mét nên bom tn mát rt rng. Điều lo nht là khi M cho vài trung đoàn hay 1 l đoàn B binh hay Thy quân Lc chiến chiếm hn 1 hay 2 binh trm trong s 32 binh trm thì rt gay, vì 1 binh trm có t chc cc kỳ phc tp, có trên dưới 30 đu mi, các loi kho, hm cha riêng vũ khí, trang bị, quân trang, thc phm, thuc men, h thng quân y, mng lưới cao x, mng thông tin, rađa, radio, h thng giao liên, bưu v, nhà khách, bãi trú quân, lc lượng chng thám báo, gián đip, lc lượng công binh cùng Thanh niên xung phong sa đường, bãi xe tải, kho du, xưởng sa cha, trm ngh cho tài xế… Nếu b chiếm, binh trm s như ong v t, mt liên lc vi nhau vì tn ra xung quanh, không biết s phc hi chiếm li ra sao. Đường dây vào Nam s b đt thi gian dài… Điu đáng lo nht y không xảy ra, cho đến chiến dch Nam Lào thì đường mòn đã phát trin rng, sâu xung phía Nam. Ông "tướng Óet" bun ru tha nhn rng "chúng tôi không có tình báo quân s ti ch, không hiu đi phương, Lu Năm Góc rt xa, cho rng B52 có vai trò quyết định, theo thuyết vũ khí lun !"

Tôi cảm thy rt may mn được làm quen trên đt M rt nhiu nhà báo M và Vit, thân thiết như nhà báo lão thành Stanley Karnow, am hiu lch s Vit Nam, tôi tng gii thiu gp tướng Giáp hi 1989, cùng cô con gái Catherine Karnow, chuyên chụp nh thi s, nhà nghiên cu Muray Hiebert, các Thượng ngh s McCain và Kerry, tng mi tôi thông báo v vn đ tù binh M, 2 người thường gi thiếp chúc Tết dương lch, vi li nói tôi còn nh mãi : "Chúng tôi đòi dân ch cho Vit Nam chính là để vinh danh mt cách thiết thc hơn 60 ngàn đng đi hy sinh trên chiến trường xa, cũng là đ hàng triu thanh niên các bên Vit Nam hy sinh không vô ích".

Tôi cũng luôn nhớ ông A. Patty, nhân viên tình báo M trong đi Con Nai tng đến chiến khu Việt Bắc trước Cách mng tháng Tám. Tháng 5/1990, trong l k nim 100 năm ngày sinh ông H Chí Minh, trong gi ngh tôi đã dn ông Patty đến gp Tướng Giáp ti Hi trường Ba Đình. Ông Patty tng nói vi tôi "ông H rt khôn, du k bn thân là cng sn của Đ Tam Quc tế, nhưng b ngoi giao M hi đó biết rõ chuyn này".

Tôi học được nhiu kinh nghim ca nn truyn thông Hoa Kỳ đa dng, phong phú, chuyên sâu. Có nhà báo chuyên v phóng s, phng vn, bình lun, săn tin, chuyên v chính tr, kinh tế, tài chính, giáo dục, y tế, văn hc, văn hóa, chuyên sâu v ti ác, nn khng b, chiến tranh, v chng tc, tôn giáo, tín ngưỡng, v các loi th thao.

Tôi quen thân vi các nhà báo Vit các đài VOA - Tiếng nói Hoa Kỳ, RFA - Á Châu T do, các đài tiếng Vit California, Texas, các nhà báo, nhà bình lun, nhà nghiên cu Trn Văn Sơn, Đ Quý Toàn – Ngô Nhân Dng, Ngô Vĩnh Long, Nguyn Mnh Hùng, Đinh Quang Anh Thái, Vũ Quang Vit… và không sao k hết. Tôi đã đi gn khp Hoa Kỳ rng ln, b thế, hin đi vi bao thắng cnh kỳ v, t b Thái Bình Dương sang b Đi Tây Dương, thăm hàng chc trường Đi Hc, mi trường như mt th trn đông đo, nơi đào to ra nhiu nht s khôi nguyên Nobel đ loi, dn đu thế gii, nơi đào to trí thc cao cho toàn thế gii.

Trong cuộc đi tôi, Hoa Kỳ là nước tôi có n tượng sâu đm nht, quý mến, khâm phc nht, mt nước đa chng tc, thành hình t mi quc gia thuc mi dân tc các lc đa Âu, Á, M, Úc, Phi, chan hòa, đan xen, pha trn ln nhau, đóng góp cho nn văn minh nhân loại vô vàn cng hiến v tài năng, phát minh, chiến đu cho chính nghĩa và dân ch, đi đu đy lúi thm ha phát xít và thm ha cng sn, là đim ta và ngn đuc soi đường cho toàn nhân loi.

y vy mà Hoa Kỳ đang tri qua mt thi kỳ có th gi là khó khăn nhất, phc tp nht, vai trò dn đu thế gii b đe da, nn dân ch truyn thng b lung lay, có th dn đến chiến tranh t cc b đến toàn cu.

Tất c nhng khó khăn y đu được quy v mt mi : Cá tính và cách điu hành khó tiên đoán ca v tng thống đương nhim.

Tôi chỉ còn tin th chế dân ch khá hoàn thin ca Hoa Kỳ đ đt nước này sm ra khi vòng bế tc, khôi phc uy tín, sc mnh toàn din ca mình, da trên chế đ pháp quyn cht ch và lòng dân Hoa Kỳ luôn hướng thin, được s ưu ái tin yêu của toàn thế gii dân ch văn minh.

Bùi Tín

Nguồn : VOA, 11/08/2017

Published in Diễn đàn

Việc Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đồng ý đi hàng nghìn dặm để tới gặp tân Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Miami thay vì đón tiếp ông Trump tại một thành phố của Trung Quốc cho thấy ở một mức độ nào đó Trung Quốc đang chấp nhận thế yếu của mình trong quan hệ với Hoa Kỳ.

Những thảo luận về sự trỗi dậy của Trung Quốc và sự suy yếu tương đối của Hoa Kỳ đã tồn tại nhiều thập kỷ qua, nhưng chỉ cho tới khi Donald Trump trở thành Tổng thống Hoa Kỳ thì triển vọng Trung Quốc thay thế Hoa Kỳ làm bá chủ thế giới mới trở nên khả tín đối với nhiều nhà phân tích. Cuộc gặp thượng đỉnh ông Trump – ông Tập tuần này có thể càng củng cố thêm nhận thức đó theo nhiều cách khác nhau.

Cuộc gặp được cho chỉ là một dịp để hai nhà lãnh đạo làm quen với nhau nhưng ông Trump chắc chắn sẽ nêu lên ít nhất ba vấn đề lớn khi gặp ông Tập, đó là vấn đề thâm hụt thương mại khổng lồ của Mỹ với Trung Quốc, chương trình hạt nhân của Triều Tiên, và tranh chấp Biển Đông. Dễ hiểu là cả hai vị lãnh đạo đều muốn giành được các nhượng bộ từ đối tác của mình và thể hiện hình ảnh "chiến thắng" sau hội nghị.

vidai1

Xử lí ảnh : Mạnh Quân/Soha

Trong khi ông Trump muốn có một kết quả khả quan để bù đắp cho một loạt những thất bại chính trị gần đây vốn làm hao tổn uy tín chính trị trong nước của ông, thì ông Tập cũng muốn giành được một chiến thắng ngoại giao để củng cố hơn nữa vị thế chính trị của mình trước thềm Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc vào mùa thu tới.

Về vấn đề thâm hụt thương mại, ông Trump muốn hạn chế xuất khẩu của Trung Quốc sang Hoa Kỳ bằng cách áp đặt các hàng rào thuế quan cao hơn lên hàng hóa Trung Quốc và thuyết phục các doanh nghiệp Mỹ cũng như quốc tế chuyển các cơ sở sản xuất từ Trung Quốc tới Hoa Kỳ. Nhưng tại cuộc họp, ông Trump ít có khả năng sẽ đạt được mục đích của mình.

Việc đơn phương áp đặt các hàng rào thuế quan không phù hợp lên hàng nhập khẩu Trung Quốc nhiều khả năng sẽ gây nên các tranh chấp thương mại và các biện pháp trả đũa từ Bắc Kinh. Đồng thời, biện pháp đó cũng có thể ảnh hưởng tới các doanh nghiệp Hoa Kỳ vốn đang tạo ra sức mạnh kinh tế cho nước Mỹ cũng như mang lại cho người tiêu dùng Mỹ các hàng hóa hợp túi tiền bằng cách xây dựng các nhà máy ở Trung Quốc.

Một lựa chọn khả dĩ hơn cho ông Trump có lẽ là thuyết phục Trung Quốc nhập khẩu nhiều hơn từ Mỹ. Nhưng biện pháp này không thể được áp đặt tên các công ty, những chủ thể kinh tế vốn đưa ra các lựa chọn của mình dựa trên các điều kiện thị trường hơn là các quyết định chính trị.

Trong khi đó ông Trump đã ngỏ ý rằng ông sẽ gắn vấn đề thương mại song phương với vấn đề hạt nhân của Triều Tiên, hàm ý rằng ông có thể có một lập trường mềm mỏng hơn về vấn đề thương mại nếu ông Tập có thể giúp kiềm chế một cách hiệu quả tham vọng hạt nhân của Bình Nhưỡng.

Tuy nhiên, nhận thức được vị thế tay trên của mình trong vấn đề thương mại, ông Tập ít có khả năng sẽ cúi mình trước áp lực của Hoa Kỳ. Thay vào đó, ông thậm chí có thể đề nghị ông Trump ngừng triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) ở Hàn Quốc để đổi lấy sự hợp tác của Trung Quốc, điều ông Trump có thể sẽ bác bỏ.

Hơn nữa, ông Trump có thể đã đánh giá quá cao ảnh hưởng của Trung Quốc đối với Triều Tiên. Các vụ thử tên lửa và hạt nhân gần đây của Bình Nhưỡng bất chấp các lệnh trừng phạt của Trung Quốc, như việc hạn chế nhập khẩu than từ Triều Tiên, cho thấy Trung Quốc hầu như không có khả năng kiểm soát những gì xảy ra bên trong quốc gia láng giềng. Vì vậy, ông Trump cũng khó có thể giành được những thắng lợi chiến lược trong cuộc gặp với ông Tập liên quan tới vấn đề gai góc này.

Tương tự, cũng rất khó để ông Trump có thể giành được nhượng bộ từ phía ông Tập về vấn đề Biển Đông. Trung Quốc đã coi Biển Đông là "lợi ích cốt lõi" của mình, hàm ý họ sẽ sẵn sàng sử dụng vũ lực để bảo vệ các lợi ích đó khi bị đe dọa. Nhiều nhà phân tích chỉ trích chính quyền Obama đã nhẹ tay với Trung Quốc khi cho phép Bắc Kinh bành trướng mạnh mẽ trên Biển Đông suốt 8 năm qua, nhưng chính quyền Obama có thể làm gì hơn để ngăn cản Trung Quốc nếu không muốn xảy ra một cuộc xung đột vũ trang lớn giữa hai cường quốc?

Ông Trump có thể muốn đảo ngược các bước tiến chiến lược của Trung Quốc ở Biển Đông, nhưng các lựa chọn của ông để đạt được mục tiêu đó đơn giản là rất hạn chế. Cuộc gặp thượng đỉnh song phương sắp tới có thể càng góp phần chứng minh cho điều đó.

Như vậy, nhiều khả năng ông Trump không thể biến cuộc gặp thượng đỉnh thành một chiến thắng ngoại giao cho Hoa Kỳ cũng như cho chính bản thân mình, và ông Tập nhiều khả năng sẽ giữ vững được lập trường của mình, thậm chí còn tỏ ra là bên giành chiến thắng. Một kết quả như vậy sẽ càng củng cố nhận thức rằng Hoa Kỳ đang "dịu giọng" với Trung Quốc, đặc biệt là tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, sau khi ông Trump quyết định rút Mỹ ra khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và chấm dứt chính sách "xoay trục" của chính quyền Obama.

Quan trọng hơn, do lập trường biệt lập và chống tự do của mình cũng như sự chia rẽ sâu sắc trong nội bộ Hoa Kỳ, ông Trump có thể không có đủ nguồn vốn và quyết tâm chính trị để trì hoãn chứ chưa nói tới đảo ngược xu thế này. Sự chuyển giao quyền lực giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ vì vậy sẽ tăng tốc trong cũng như sau nhiệm kỳ tổng thống của Donald Trump nếu như Hoa Kỳ không có những thay đổi lớn và kịp thời để duy trì vị thế bá chủ toàn cầu của mình.

Triển vọng đó sẽ tạo ra những tác động to lớn lên các quốc gia Châu Á, những người sẽ phải học cách chung sống với thực tế mới. Nhiều quốc gia trong khu vực đã đưa ra lựa chọn của mình. Còn Hoa Kỳ thì sao?

Lê Hồng Hiệp

Nguồn : VietnamNet, 06/04/2017

Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp là nghiên cứu viên chính tại Viện nghiên cứu Đông Nam Á Singapore.

Published in Diễn đàn