Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Đưa vấn đề Biển Đông ra PCA : Việt Nam thận trọng cân nhắc thiệt hơn

Trung Quốc vẫn lầm lũi đẩy từng quân cờ trong thế trận bành trướng ở Biển Đông. Hoa Kỳ cũng biến Biển Đông thành một mặt trận trong cuộc chiến toàn diện chống Bắc Kinh. Chưa bao giờ, Hải quân Mỹ hoạt động năng động như trong năm 2020 để thách thức yêu sách chủ quyền phi lý của Bắc Kinh.

pca1

Người dân Việt Nam phản tại Hàn Quốc phản đối Bắc Kinh quân sự hóa Biển Đông trước đại sứ quán Trung Quốc ở Seoul, ngày 24/06/2016. Ảnh minh họa.  AP - Ahn Young-joon

Có nhiều ý kiến cho rằng đây là thời điểm thuận lợi để Việt Nam kiện những yêu sách của Trung Quốc trong bản đồ "9 đoạn" lên Tòa Án Trọng Tài Thường Trực (PCA). Nhưng tại sao Hà Nội chần chừ ?

RFI tiếng Việt đặt câu hỏi với nhà nghiên cứu Laurent Gédéon, giảng viên trường Sư phạm Lyon (Ecole normale supérieure de Lyon), Pháp.

*****

RFI : Thưa ông Gédéon,nhìn vào căng thẳng hiện nay giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ, cũng như việc Washington ủng hộ mạnh mẽ hơn các nước ASEAN trong vấn đề Biển Đông, phải chăng đây là cơ hội để Việt Nam thể hiện kiên quyết hơn trong việc bảo vệ chủ quyền, kể cả khả năng Hà Nội kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế ?

Laurent Gédéon : Tôi xin nhắc lại tuyên bố  ngày 13/07/2020 của ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo. Ông nói là Cộng hòa Nhân Dân Trung Hoa không có bất kỳ cơ sở nào để đơn phương áp đặt ý đồ của họ ở trong vùng nên tuyên bố chủ quyền trong "đường 9 đoạn" cũng không có giá trị pháp lý vì Tòa Trọng Tài đã bác những yêu sách của Trung Quốc. Ngoại trưởng Mỹ nói thêm là tuyên bố của Tòa mang tính quyết định và ràng buộc về mặt pháp lý đối với các bên.

Điểm này vô cùng quan trọng bởi vì lần đầu tiên, thông qua phát biểu của ngoại trưởng Pompeo, Hoa Kỳ đánh giá những yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông là "bất hợp pháp". Đây là một thay đổi lớn so với lập trường trước đây của Washington, chỉ tập trung vào tự do lưu thông hàng hải mà không phát biểu về tính hợp pháp trong những yêu sách chủ quyền của các bên có tranh chấp ở Biển Đông.

Trong bối cảnh này, Việt Nam có thể được lợi về mặt chính trị và biểu tượng, thông qua các kênh theo luật định để khẳng định những quyền của họ. Viện đến Tòa Trọng Tài Thường Trực có lẽ là giải pháp thích hợp. Nhưng nếu căn cứ vào phán quyết năm 2016 , thì Tòa Trọng Tài có lẽ chỉ có thể xác nhận  lại với Việt Nam phán quyết đã được công bố với Philippines : Bản đồ "đường 9 đoạn" đi ngược lại với Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS), như vậy là bất hợp pháp. Có nghĩa là những đòi hỏi chủ quyền chồng lấn của Trung Quốc trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, như tình trạng hiện nay, là bất hợp pháp.

Nhưng ngược lại, Tòa Trọng Tài Thường Trực cũng sẽ không công nhận những đòi hỏi chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Ngoài ra, cũng cần nhắc lại là Tòa không công nhận bất kỳ vùng đặc quyền kinh tế nào quanh những quần đảo này.

Việc Mỹ tuyên bố những yêu sách chủ quyền của Trung Quốc trên hầu hết Biển Đông là "bất hợp pháp", cũng không đồng nghĩa là Washington công nhận những đòi hỏi chủ quyền của Việt Nam, Philippines hoặc những nước khác đối với những quần đảo này.

Tôi cho rằng bối cảnh hiện này có thể là một cơ hội cho Việt Nam. Nhưng viện đến Tòa Trọng Tài Thường Trực Lay Haye có lẽ sẽ là con dao hai lưỡi, căn cứ vào việc Việt Nam có nhiều yêu sách chủ quyền ở Biển Đông, như đối với toàn bộ quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Vì thế, có phần nào đó là tế nhị trong việc đưa ra quyết định về vấn đề này.

RFI : Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị khẳng định trong cuộc họp trực tuyến ngày 23/07 với đồng nhiệm Việt Nam Phạm Bình Minh rằng Bắc Kinh không thay đổi lập trường về Biển Đông. Phải chăng đây là một lời đe dọa, một lời cảnh báo Hà Nội đừng có tìm trợ lực nước ngoài để can thiệp vào trong vùng ?

Laurent Gédéon : Theo quan điểm của tôi thì đúng là như vậy. Đó là một lời cảnh cáo nếu căn cứ vào toàn bộ tuyên bố của ngoại trưởng Trung Quốc. Ông Vương Nghị khẳng định Bắc Kinh không thay đổi chính sách rõ ràng của họ về Biển Đông. Ông ta cũng nói thêm là vì lý do địa chính trị, Hoa Kỳ tìm cách can thiệp vào Biển Đông, điều tầu chiến, tầu sân bay để thể hiện sức mạnh trong vùng với mục đích là tạo căng thẳng, gây nguy hiểm cho tình đoàn kết giữa các nước trong khu vực và phá hoại triển vọng phát triển của tất cả những nước này.

Lời cảnh cáo còn được thể hiện trong một câu nói của ông Vương Nghị khi cho rằng tất cả các nước liên quan phải hết sức cẩn trọng về vấn đề này, dĩ nhiên cũng ngầm nhắc đến Việt Nam : Bắc Kinh và Hà Nội phải giải quyết tranh chấp qua đối thoại và tham vấn song phương. Tương tự, theo quan điểm của Trung Quốc, các nước khác cũng cần tự tìm ra giải pháp ở cấp vùng và từ đó đi đến ký kết thỏa thuận. Ngoài ra, ông Vương Nghị cũng cho rằng các nước ở trong vùng, có nghĩa là Việt Nam và các nước ASEAN khác, phải dựa vào Bộ Quy Tắc Ứng Xử ở Biển Đông đang được đàm phán, và nhất là phải tránh để các lực lượng bên ngoài can thiệp, dù là nhỏ nhất.

Từ những tuyên bố trên của ông Vương Nghị, một mặt chúng ta thấy là Trung Quốc không từ bỏ một điểm nào trong những yêu sách chủ quyền của họ ở Biển Đông, mặt khác cảnh cáo Việt Nam, cũng như tất cả các nước chống lại lập trường của Bắc Kinh, về một điểm - hiện là mối bận tâm hàng đầu của Trung Quốc : Đó là khả năng hoặc giả thuyết là các nước trong vùng xích lại gần Hoa Kỳ, trong khi Mỹ đang đối đầu mạnh mẽ với Trung Quốc về vùng biển này.

RFI :Có nghĩa là Việt Nam hiện nằm trong thế kẹt giữa hai cường quốc ?

Laurent Gédéon : Đúng thế. Về điểm này cần phải nhắc lại tổng quan vì tình hình hiện nay phức tạp và đã thay đổi nhưng cũng có thể mang lại cơ hội. Dưới chính quyền Trump, Hoa Kỳ đã tập trung vào vấn đề tương quan lực lượng với Trung Quốc, từng bắt đầu dưới thời Barack Obama với chiến lược "xoay trục sang Châu Á". Nhưng sự đối đầu trở nên trực diện hơn rất nhiều trong nhiệm kỳ của Donald Trump và hiện trải trên hai lĩnh vực chính : kinh tế và chiến lược.

Người ta nói nhiều đến cuộc chiến thương mại với việc hai bên tăng nhiều loại thuế quan. Bên cạnh đó là sự gia tăng về chiến lược, được thể hiện qua việc tăng cường các chiến dịch bảo vệ tự do hàng hải FONOPS mà lần gần đây nhất là cuộc tập trận ở Biển Đông vào tháng 07/2020, với hai tầu sân bay lần đầu tiên cùng lúc tham gia.

Một điểm lý thú có thể nhận thấy là hiện nay, Trung Quốc trong thế thủ nhiều hơn so với cách đây 1 năm, một mặt là do Hoa Kỳ dồn dập tấn công, do tác động của cuộc chiến thương mại đến nền kinh tế Trung Quốc, mặt khác là do hình ảnh của Trung Quốc trở nên xấu đi từ khi xảy ra khủng hoảng Covid-19.

Trong bối cảnh này, Việt Nam bị kẹt giữa hai thế : Một bên là mong muốn duy trì mối quan hệ cân bằng với Trung Quốc, bên kia là viện đến sức mạnh của Hoa Kỳ để có thể đối phó với chính sách của Bắc Kinh. Nói một cách khác, Việt Nam đang giữ khoảng cách với cả hai phe lợi ích mang tính cơ hội. Câu hỏi đặt ra là Hà Nội có thể duy trì được tình trạng này đến bao lâu ?

Có thể bối cảnh hiện nay được cho là một cơ hội cho Việt Nam, nhưng để tận dụng được, có lẽ Hà Nội phải tránh chiến lược ngoại giao truyền thống "Ba không" : không tham gia các liên minh quân sự, không đi theo bất kỳ nước nào để chống lại một nước khác và không có các căn cứ quân sự của nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam. Lập trường chính trị này không tương thích với khả năng xích lại gần với Hoa Kỳ về vấn đề Biển Đông.

Ngoài ra, để tận dụng cơ hội này, Việt Nam có lẽ phải nêu cụ thể hơn những đòi hỏi đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, từ vấn đề chủ quyền đến vùng đặc quyền kinh tế mà chúng ta thấy vẫn chưa được cập nhật về mặt pháp lý bởi vì Việt Nam lo ngại có thể những đòi hỏi đó sẽ bị Tòa Trọng Tài bác bỏ.

Việc này cũng đòi hỏi chính phủ Hà Nội phải suy nghĩ lâu dài về những giới hạn của những giả thuyết đàm phán với các nước có liên quan, như Phillipinnes, vì chúng ta nên nhớ là Việt Nam và Trung Quốc yêu cầu chủ quyền đối với toàn bộ quần đảo, trái với Philippines, Malaysia, Brunei chỉ đòi chủ quyền đối với một số đảo.

Câu hỏi đặt ra là Hà Nội có những quyền lợi trên biển nào có thể thương lượng được hay không ? Trong trường hợp không, dù tranh chấp ít nhiều được giải quyết một cách nào đó với Trung Quốc, thì sẽ còn tiếp tục với các nước nói trên.

RFI :Trung Quốc lần lượt điện đàm với bốn nước Việt Nam, Philippines, Malaysia, Singapore sau phát biểu của ngoại trưởng Pompeo về Biển Đông. Khi ưu tiên trao đổi song phương với những lời hứa đầu tư, liệu Bắc Kinh có phá vỡ được mặt trận chung, dường như mới chỉ được hình thành ?

Laurent Gédéon : Đó là mối bận tâm thường trực của Bắc Kinh : Luôn ưu tiên đàm phán song phương ngay khi có vấn đề liên quan đến Trung Quốc. Chính quyền Bắc Kinh chẳng có lợi gì khi các nước "kẻ thù của kẻ thù là bạn" hợp sức chống lại họ. Chính vì thế, họ luôn tìm cách phá vỡ mọi mặt trận chung có nguy cơ chống lại họ ở Biển Đông. Ở điểm này, Trung Quốc được trợ lực qua việc Việt Nam, Philippines và Malaysia chưa có được tiếng nói chung thực sự. Điều này có lợi cho Trung Quốc và tặng cho Bắc Kinh một lá bài để thành công.

Thế nhưng, phía Trung Quốc cũng có một vấn đề, đó là lập trường bất di bất dịch của nước này, luôn từ chối thỏa hiệp, vì thế hạn chế khả năng đạt được thỏa thuận, ngay cả trong các cuộc đàm phán song phương. Nói một cách khác, nếu một thỏa thuận song phương được kí kết, thì có thể là do nước yếu hơn phải nhân nhượng Bắc Kinh trong khả năng có lợi nhất cho nước đó về mặt pháp lý để giúp được nước đó thay đổi tình thế sau này, nếu có thể. Nhưng chúng ta thấy là chưa có thỏa thuận song phương nào về điểm này. Thêm vào đó, phải nhắc đến một điểm : Công luận của các nước ASEAN, đặc biệt là ở Việt Nam, rất sôi nổi về vấn đề biển đảo, họ có thể cho rằng chính phủ lùi bước trong vấn đề chủ quyền quốc gia.

Một điểm bất lợi khác, ngày càng rõ ràng hơn, cho Bắc Kinh là Washington đã hình thành được một khối ổn định hơn, được dựa trên nguyên tắc hội tụ lợi ích của các quốc gia trong vùng xung quanh nguyên tắc bảo vệ tự do lưu thông hàng hải của Mỹ ở Biển Đông. Nếu Hoa Kỳ hình thành được một liên minh dựa trên nguyên tắc này, thì đó sẽ là một khối mà Trung Quốc khó lòng đối đầu được.

RFI : Liệu có nguy cơ Hoa Kỳ thay đổi chiến lược về Biển Đông sau kỳ bầu cử tổng thống Mỹ tháng 11/2020 hoặc trong trường hợp Washington và Bắc Kinh giảm bớt căng thẳng sau khi đạt được một số thỏa thuận ? Điểm này có khiến Việt Nam lo ngại không ?

Laurent Gédéon : Theo quan điểm của tôi, thì tôi không nghĩ như vậy, dù hai bên đạt được thỏa thuận về kinh tế. Lý do thứ nhất là cả đảng Cộng hòa lẫn Dân chủ Mỹ đều muốn ngăn Trung Quốc mở rộng ảnh hưởng, được cho là có hại cho lợi ích của Hoa Kỳ. Đảng Cộng hòa cáo buộc đảng Dân chủ đã quá nhân nhượng với Bắc Kinh dưới thời Barack Obama. Điều này dẫn đến thái độ cứng rắn hơn rất nhiều của chính quyền Donald Trump đối với Trung Quốc.

Còn phía đảng Dân chủ, thông quan ứng viên tổng thống Joe Biden, cáo buộc chính quyền Trump giữ thái độ mập mờ với Trung Quốc, đặc biệt là sau khi ông John Bolton, trong cuốn sách mới xuất bản, cáo buộc Donald Trump từng tìm cách thương lượng với Tập Cận Bình để được Bắc Kinh hỗ trợ chiến thắng trong cuộc bầu cử tháng 11.

Lý do thứ hai, theo tôi, Washington ít có khả năng thay đổi lập trường, kể cả trong trường hợp Donald Trump không được bầu lại : Đó là Biển Đông là một không gian hàng hải có tầm quan trọng rất lớn, mà một phần hàng hóa Trung Quốc bắt buộc phải trung chuyển qua đó, cũng như một phần đội tầu ngầm của nước này. Nếu để Trung Quốc kiểm soát được vùng biển này, đó sẽ là một mối đe dọa thường trực cho Hoa Kỳ.

Một lý do khác, những yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông là thách thức chiến lược và pháp lý thực sự đối với Washington. Hoa Kỳ cũng như các cường quốc hàng hải khác, như Pháp, hình thành một phần sức mạnh của họ theo khuôn khổ Luật Biển Quốc Tế, được xác định theo UNCLOS. Thế nhưng, những hành động của Trung Quốc lại đi ngược lại với văn bản pháp lý này. Một sự thay đổi có thể sẽ có hại cho lợi ích của những cường quốc hàng hải hiện nay. Và đó là một trong những lý do khiến Hoa Kỳ cũng như các nước đồng minh ở Biển Đông, tiến hành tuần tra để áp dụng luật này.

RFI tiếng Việt xin chân thành cảm ơn nhà nghiên cứu Laurent Gédéon, Trường Sư phạm Lyon, Pháp.

Thu Hằng thực hiện

Nguồn : RFI, 17/08/2020

Additional Info

  • Author Laurent Gédéon
Published in Diễn đàn

Đã tròn 3 năm kể t ngày tòa án quc tế ra phán quyết nói rng cái gi là ‘ch quyn lch s’ ca Trung Quc đi vi vùng bin trong đường chín đon trên Bin Đông là ‘không có cơ s pháp lý’, Sáng kiến Minh bch Hàng hi Châu Á (AMTI) thuộc Vin Nghiên cu Chiến lược Quc tế (CSIS) ngày 12/7 có bài viết nhìn li kết qu Trung Quc có hay không tuân th phán quyết này sau ba năm.

pca0

ngày 12/07/2016, Tòa án Trọng tài Thường trực (PCA) ở La Haye đã đưa ra phán quyết trong vụ kiện của Manila chống lại yêu sách chủ quyền của Bắc Kinh trên Biển Đông.

Vào ngày 12/07/2016, Tòa án Trọng tài Thường trc (PCA) La Haye đã đưa ra phán quyết trong v kin ca Manila chống li yêu sách ch quyn ca Bc Kinh trên Bin Đông. Được triu tp trong khuôn kh các điu khon gii quyết tranh chp bt buc ca Công ước Liên Hp Quc v Lut Bin (UNCLOS), năm trng tài ca tòa đã ra phán quyết áp đo ng h Philippines. Bắc Kinh t chi tham gia vào v kin này và bác b phán quyết. Trong khi đó, Tng thng mi ca Philippines, ông Rodrigo Duterte, đã làm ngơ thng li này ca nước ông vi hy vng thuyết phc được Trung Quc hướng ti mt chính sách hòa gii hơn và do đó, áp lực quc tế buc Trung Quc tuân th phán quyết đã tan biến.

Tuy nhiên, nhiều nhà quan sát hy vng rng khi thi gian trôi qua, Trung Quc có th tìm ra nhng cách gi th din v mt chính tr đ đưa các đòi hi ch quyn và hành vi ca h phù hp vi ni dung ca phán quyết, ngay c khi h bác b phiên tòa này.

Nhìn chung, theo đánh giá của AMTI, Trung Quc ch tuân th 2 trong s 11 ni dung ca phán quyết, trong khi mt ni dung khác ca phán quyết thì mi th vn chưa rõ ràng đ có th đánh giá.

1. Trung Quốc không th yêu sách ‘ch quyn lch s’ hoc các quyn khác trong phm vi đường chín đon vn vượt khi lãnh hi, vùng đc quyn kinh tế và thm lc đa được mà Trung Quc được UNCLOS cho phép.

Kết qu : không tuân th

Tuy nhiên, một ngày sau khi phán quyết ca trng tài được công b, B Ngoi giao Trung Quc đã ban hành Sách Trng khng đnh rng : "Ngoài vùng bin ni đa, lãnh hi, vùng tiếp giáp, vùng đc quyn kinh tế và thm lc đa, Trung Quc còn có quyn lch s trong Bin Đông". Trong ba năm qua, các quan chức Trung Quc đã ít đ cp hơn v đường chín đon như là cơ s cho yêu sách ca h đi vi Bin Đông, nhưng Trung Quc tiếp tc tuyên b có ch quyn lch s vn không rõ ràng đi vi hu hết các vùng bin và đáy bin Bin Đông. Chính vì dựa trên cơ s này mà ngư dân Trung Quc tiếp tc hot đng trong các vùng đc quyn kinh tế ca Vit Nam, Philippines và Indonesia. Đó cũng là cơ s mà Bc Kinh phn đi tt c các hot đng thăm dò và khai thác du khí trong đường chín đon, bt k chúng nằm cách các thc th mà Trung Quc tuyên b có ch quyn bao xa.

pca2

Tàu ngầm tên la đn đo ca Hi quân Trung Quc trong mt cuc phô din sc mnh quân s trên Bin Đông hi cuối năm 2018.

2. Bãi cạn Scarborough và các thc th thy triu cao qun đo Trường Sa có lãnh hi nhưng không được hưởng vùng đc quyn kinh tế hay thm lc đa.

Kết qu : chưa xác đnh được

Đây là điểm quan trng th hai trong phán quyết. Theo đó, c bãi cn Scarborough cũng như bt kỳ thc th thy triu cao nào qun đo Trường Sa đu không có kh năng là nơi lưu trú ca con người hoc duy trì đi sng kinh tế riêng. Do đó nhng thc th này ch có được lãnh hi rng 12 hi lý ch không được hưởng vùng đc quyn kinh tế rng 200 hi lý hay thm lc đa rng 350 hi lý.

Cộng vi vic bác b ch quyền lch s trong đường chín đon, thì phán quyết không cho các thc th mà Trung Quc chiếm gi được hưởng các vùng đc quyn kinh tế và thm lc đa này đã làm gim đáng k vùng bin có th tranh chp v mt pháp lý.

Kết hp vi s t chi ca tòa án đối với yêu sách ca Trung Quc đi vi các quyn lch s trong sut đường chín đon, điu này làm gim các khu vc tranh chp hp pháp xung quanh các đo và các rn san hô sau đây :

Nhiều người tin rng Trung Quc đòi vùng đc quyn kinh tế và thm lc đa cho bãi cạn Scarborough và nhiu thc th khác, nếu không phi là tt c, ca Trường Sa. Tuy nhiên, điu này không được nêu công khai trong lut pháp hoc tuyên b công khai ca Trung Quc. Sách Trng năm 2016 ca Bc Kinh khng đnh rng Trung Quc, da trên ‘các hòn đảo Nam Hi (Bin Đông) được hưởng vùng bin ni đa, lãnh hi, vùng tiếp giáp, vùng đc quyn kinh tế và thm lc đa.’ Nhưng có th cho rng tuyên b này ch có nghĩa là mt s hòn đo, đc bit là qun đo Hoàng Sa, mi to ra các quyn lợi này.

Ngoài ra, các hành động ca Trung Quc trong các vùng đc quyn kinh tế các ca nước láng ging có th được gii thích bi nhu cu liên tc ca nước này phi đòi quyn lch s và do đó không phi là bng chng cho yêu sách vùng đc quyn kinh tế hay thềm lc đa.

Tuy nhiên nếu trong tương lai Bc Kinh công b đường cơ s t đó tuyên b vùng đc quyn kinh tế và thm lc đa) xung quanh các thc th h đòi ch quyn Trường Sa, thì khi đó s không tuân th phán quyết ca Trung Quc tr nên rõ ràng hơn, nhưng hin ti các tuyên b ca Bc Kinh vn còn mơ h đ có th đánh giá rõ ràng.

3. Bãi Cỏ Mây th hai (Second Thomas Shoal) và vùng bin xung quanh nó là mt phn ca vùng đc quyn kinh tế và thm lc đa ca Philippines.

Kết qu : không tuân thủ

Tòa án cho thấy Bãi C Mây, vn b chiếm đóng t năm 1999, nm dưới mt nước khi thy triu lên và do đó không to ra vùng bin được s hu nào. Bãi C Mây nm trong phm vi 200 hi lý tính t b bin Philippines và do đó thuc v vùng đc quyn kinh tế và thềm lc đa ca Philippines. Bt chp phán quyết này, các tàu tun duyên ca Trung Quc tiếp tc tun tra gn Bãi C Mây thường xuyên và vào tháng 5 năm 2018, mt máy bay trc thăng ca Hi quân ca Gii phóng Quân Nhân dân Trung Quc đã quy ri mt cách nguy hiểm mt đoàn tàu tiếp tế ca Philippines ti Sierra Madre.

4. Trung Quốc chiếm đóng trái phép Đá Vành Khăn nm trong thm lc đa ca Philippines.

Kết qu : không tuân th

Giống như Bãi C Mây, hi đng trng tài phán quyết rng Đá Vành Khăn là thực th thy triu thp vn nm trong to vùng đc quyn kinh tế và thm lc đa ca Philippines. Hơn na, các trng tài nhn thy rng, Trung Quc đã xây dng các đo nhân to và lp đt ti Đá Vành Khăn mà không có s cho phép ca Philippines. Đây có l là phần khó nht trong phán quyết mà có th nghĩ rng Trung Quc s tuân th bi vì nếu tuân th h s phi t b căn c hi quân và không quân ca mình ti Đá Vành Khăn hoc cn phi có s cho phép ca Philippines thì mi tiếp tc chiếm đóng. Trong khi đó, Trung Quốc không ch chiếm gi rn san hô mà dường như vn tiếp tc đòi quyn li v bin xung quanh nó mà bng chng là s phn đi ca h đi vi hot đng t do hàng hi ca Hoa Kỳ trong phm vi 12 hi lý ca Đá Vành Khăn.

5. Trung Quốc ngăn chn bt hợp pháp Philippines khai thác tài nguyên trong thm lc đa ca h.

Kết qu : không tuân th

Phán quyết ca trng tài đã kết lun rng Bãi C Rong, hoàn toàn dưới nước và nm trong phm vi 200 hi lý ca Philippines, là mt phn ca thm lc đa ca nước này và cho rằng Trung Quc đã vi phm Công ước khi tàu thc thi pháp lut ca h ngăn chn hot đng ca tàu kho sát Philippines.

Trung Quốc tiếp tc ngăn chn Philippines khai thác du khí ti Bãi C Rong bt chp phán quyết. Vào tháng 11 năm 2018, hai bên đã ký một biên bn ghi nh có th m đường cho s hp tác cùng khai thác ti Bãi C Rong. Các chi tiết chưa được bàn tho và có th tha thun này có th m đường cho Trung Quc tuân th phán quyết v mt k thut. Nếu Bc Kinh đng ý cho mt công ty Trung Quốc đu tư dưới dng hp đng ca Philippines dưới s giám sát ca Manila, tha thun này s phù hp vi phán quyết. Nhưng nếu Trung Quc khăng khăng tha thun hp tác cùng khai thác nm ngoài quyn tài phán ca Philippines, đó s là không tuân th.

6. Trung Quốc đã vi phm quyn đánh cá ca Philippines trong vùng đc quyn kinh tế ca mình.

Kết qu : không tuân th

Toà án cho thấy Trung Quc đã vi phm quyn ch quyn ca Philippines đi vi tài nguyên sinh vt trong vùng đc quyn kinh tế ca h, đc biệt là bng cách ban hành lnh cm đánh bt Bin Đông hi năm 2012. Tuy nhiên, Trung Quc vn tiếp tc tuyên b lnh cm đánh bt cá đơn phương t tháng 5 đến tháng 8 hàng năm bao gm phn ln trong vùng đc quyn kinh tế ca Philippines và Vit Nam. Lệnh cấm gn đây nht đã gây ra phn ng gin d t văn phòng ca tng thng Philippines.

7. Trung Quốc không ngăn chn ngư dân ca h hot đng bt hp pháp trong vùng đc quyn kinh tế ca Philippines.

Kết qu : không tuân th

Các trọng tài xác đnh rng Trung Quốc đã ‘không th hin s tôn trng quyn ch quyn ca Philippines đi vi hot đng đánh bt cá trong vùng đc quyn kinh tế ca h’.

Hàng trăm tàu cá Trung Quốc tiếp tc hot đng dưới s giám sát ca Lc lượng Tun dương Trung Quc ti Bãi Vành Khăn và trên khắp Trường Sa mi ngày, mc dù các tàu này dành nhiu làm lc lượng dân quân trên bin hơn là đánh bt cá. Vào tháng 6, mt tàu cá Trung Quc hot đng trong vùng đc quyn kinh tế ca Philippines ti Bãi C Rong đã đâm chìm mt tàu cá Philippines, dẫn đến mt cuc khng hong trong quan h ngoi giao gia hai nước.

8. Trung Quốc chn trái phép hot đng đánh bt truyn thng ca ngư dân Philippines ti bãi cn Scarborough.

Kết qu : tuân th

Tại bãi cn Scarborough, tòa án kết lun rng c ngư dân Trung Quốc và Philippines đu có quyn tham gia đánh bt như truyn thng bt k nước nào có ch quyn đi vi bãi cn này. Nhưng các trng tài phán quyết rng ‘Trung Quc thông qua hot đng ca các tàu chính thc ca h ti Bãi cn Scarborough t tháng 5 năm 2012 trở đi đã ngăn chn mt cách bt hp pháp ngư dân Philippines tham gia đánh bt cá truyn thng’.

Cho đến cui năm 2016, trong mt c ch rõ ràng là thin chí vi chính ph ca ông Duterte, các tàu tun dương Trung Quc đóng ti bãi cn này đã bắt đu cho phép các tàu cá Philippines hot đng dc theo bên ngoài rn bãi cn, mc dù h không được phép đánh cá bên trong đm phá. Cho đến gi vn vy. Đó vn là trường hp ngày hôm nay, mc dù tình hình vn căng thng trong các ngư dân Philippines báo cáo thường xuyên v vic b các nhân viên thc thi pháp lut Trung Quc quy ri và đe da.

Tuy nhiên, đây là một khía cnh ca phán quyết trng tài mà Trung Quc tuân th rõ ràng nht. Và điu đó rt quan trng v mt chính tr đi vi chính quyn ca ông Duterte. Ông Duterte đã từng nói rng ông đã có mt tha thun ming bí mt vi Ch tch Tp Cn Bình vào năm 2016 mà theo đó ông mt làm ngơ trước vic đánh bt cá ca Trung Quc ti thm lc đa ca Philippines đ đi ly quyn đánh cá ca người Philippines tại bãi cn Scarborough.

9. Trung Quốc cho phép ngư dân khai thác trái phép các loài có nguy cơ tuyt chng bng cách bin pháp tàn phá môi trường

Kết qu : không tuân th

Phán quyết kết lun rng Trung Quc ‘đã dung túng và bo v cũng như không ngăn chn các tàu cá Trung Quc tham gia vào các hot đng khai thác có hi các loài có nguy cơ tuyt chng ti Bãi cn Scarborough, Bãi C Mây và thc th khác Qun đo Trường Sa’. Trung Quốc có hot đng khai thác quy mô ln loài sò tai tượng trong din khn nguy vn đã phá hy nghiêm trng mt din tích ln san hô t năm 2012 cho đến 2016, thường là dưới s theo dõi ca các tàu chp pháp Trung Quc.

Sau khi giảm mnh hot đng đánh bắt này sau năm 2016, nhng ngư dân bt sò Trung Quc đã quay tr li hot đng phá hoi ca h ti Bãi cn Scarborough và khp qun đo Hoàng Sa mà thường hành đng dưới s chng kiến rõ ràng ca Lc lượng Tun dương Trung Quc.

10. Trung Quốc đã phá hủy trái phép môi trường bin thông qua vic xây đp đo.

Kết qu : không tuân th

Toà án nhận ra rng t cui năm 2013, các hot đng xây dng đo ca Trung Quc ti các thc th qun đo Trường Sa đã vi phm UNCLOS vn bt buc các nước ký kết phi bo vệ và gi gìn môi trường bin. Trung Quc đã hoàn thành công vic no vét và chôn lp ti qun đo Trường Sa vào cui năm 2016. Có th lp lun rng mt s hot đng ca Trung Quc đang din ra, chng hn như vic lp đt các trm giám sát trên các rn san hô ở Hoàng Sa, vn đang hy hoi môi trường sng dưới bin mà không có đánh giá tác đng môi trường phù hp. Nhưng mt khi đã hết ch đ bi đp đo thêm na thì có th nói rng Trung Quc hin đang tuân th v mt k thut phn ln ni dung này ca phán quyết. Tuy nhiên, điu đó có th thay đi nếu Trung Quc trin khai công vic no vét hoc bi đp mi ti bãi cn Scarborough hoc các nơi khác.

11. Các tàu chấp pháp ca Trung Quc đã vi phm các quy đnh v chng va chm bng cách to ra nguy cơ va chm và gây nguy hiểm cho các tàu ca Philippines.

Kết qu : không tuân th

Cuối cùng, các trng tài phán quyết rng trong thi gian đi đu hi năm 2012 xung quanh bãi cn Scarborough, các tàu thc thi pháp lut Trung Quc đã ‘to ra nguy cơ va chm nguy him nghiêm trọng cho các tàu và nhân viên ca Philippines’.

Mặc dù không có s c nào xy ra mt ln na bãi cn Scarborough do chính quyn Philippines gi khong cách, Cnh sát bin Trung Quc, Hi quân nước này và các tàu dân quân hàng hi tiếp tc thường xuyên có các hành vi vi phạm tương t và to ra nguy cơ va chm đi vi tàu nước ngoài Bin Đông. V quy ri tàu tiếp tế ca Philippines gn Bãi C Mây vào tháng 5 năm 2018 là mt ví d. Các hành đng nguy him ca mt tàu Hi quân Trung Quc đi vi sứ mạng tun tra vì t do hàng hi ca tàu M USS Decatur Hoàng Sa hi tháng 10 năm 2018 là mt ví d na.

(Theo Sáng kiến Minh bch Hàng hi Châu Á-AMTI)

Published in Diễn đàn

phi1

Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte (t) nhận quyền chủ tịch ASEAN 2017 từ tay thủ tướng Lào tại phiên bế mạc Thượng Đỉnh ASEAN ở Vientiane (Lào) ngày 08/09/2016. Ảnh tư liệu.

Chính quyền Philippines, nước làm chủ tịch luân phiên của ASEAN năm 2017, ngày 05/01/2017 xác định : hồ sơ Biển Đông sẽ được ưu tiên thảo luận nhân Hội Nghị Thượng Đỉnh của toàn khối Đông Nam Á. Tuy nhiên, phán quyết về Biển Đông của Tòa Trọng Tài Thường Trực La Haye sẽ không có trong chương trình nghị sự.

Theo báo mạng Philippines Inquirer, trong cuộc họp báo tại phủ tổng thống Philippines, thứ trưởng Ngoại Giao Philippines phụ trách chính sách Enrique Manalo đã khẳng định rằng tranh chấp Biển Đông sẽ chiếm một vị trí ưu tiên trong đề tài được thảo luận nhân Hội Nghị Thượng Đỉnh ASEAN dự trù vào tháng 11/2017.

Khi được hỏi là liệu phán quyết về Biển Đông ngày 12/07/2016 phủ nhận các yêu sách chủ quyền quá đáng của Trung Quốc tại Biển Đông có được thảo luận trong các hội nghị ASEAN năm nay hay không, thứ trưởng Ngoại Giao Philippines cho rằng "thực ra không có nhu cầu thảo luận nào về bản phán quyết của Tòa Trọng Tài La Haye".

Theo ông Manalo, "vì phán quyết này đã là một thực tế đang tồn tại, đã là một phần của luật lệ, của luật pháp quốc tế…, do đó, ưu tiên hiện nay là cố sao có được bộ quy tắc ứng xử".

Quan chức Philippines nhấn mạnh : "Bản phán quyết của Tòa La Haye sẽ không nằm trong chương trình nghị sự theo nghĩa là nó đã là một bộ phận của luật quốc tế, đã có sẵn ở đó", cho nên không cần phải thảo luận nữa.

Theo nhà ngoại giao Philippines, khối ASEAN hy vọng là sẽ thông qua được một bộ quy tắc ứng xử COC để giảm thiểu căng thẳng trong vùng biển đang tranh chấp giữa Trung Quốc với các láng giềng trong đó có 4 nước Đông Nam Á là Philippines, Việt Nam, Malaysia và Brunei.

Thứ trưởng Ngoại Giao Philippines xác định : "Vấn đề Biển Đông dĩ nhiên nằm trong chương trình nghị sự của ASEAN. Trong thực tế, trong suốt năm, chúng tôi sẽ tiếp tục công việc đang làm là tập trung vào Bộ Quy Tắc Ứng Xử trên Biển Đông vốn chưa hoàn chỉnh, vào bản Tuyên Bố về Quy Tắc Ứng Xử COC và các nguyên tắc của Bộ Quy Tắc Ứng Xử".

Hướng đi chính của Philippines, theo ông Manalo, là ASEAN cùng hợp tác với Trung Quốc để cố gắng đạt được một khuôn khổ chung cho Bộ Quy Tắc Ứng Xử về Biển Đông vào cuối năm 2017

Nhìn chung, đại diện Philippines cố trấn an các đồng minh ASEAN khi cho rằng trong tư cách là chủ tịch khối Đông Nam Á, Manila sẽ hành xử vì lợi ích quốc gia, nhưng đồng thời đáp ứng được các mối quan tâm của các thành viên khác trong ASEAN.

Trọng Nghĩa

Published in Châu Á