Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

samedi, 19 janvier 2019 11:43

Hoàng Sa, 45 năm sau

LTS : Ngày 19 tháng Giêng, 1974, quân Trung Quốc đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Thiếu Tá Ngụy Văn Thà và các chiến sĩ Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa tử trận. Mời quý vị đọc bài thơ của Phan Nhật Nam để cùng tưởng niệm các vị anh hùng hy sinh vì tổ quốc.

hs1

Đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa bị Trung Quốc chiếm đóng và biến thành trung tâm hành chính phi pháp. (Hình : Thanh Niên)

Hoàng Sa, 45 năm sau

Hãy thống hận khi Đất cha ông cướp đoạt mất

Hãy gào uất buổi Biển, Trời tổ tiên giặc chiếm, cắt

Hãy biết xót đau,

Hãy biết hờn căm,

Thấm đê nhục.

Dân Tộc cúi đầu, nín thinh, khinh miệt.

Nơi quan ải phía Bắc xa một lần Nguyễn Phi Khanh bật khóc,

nước mắt lắng sâu mạch đất.

Giữa vùng nước phương Nam này chiến hạm Hải Quân 10 Nhật Tảo,

hòa máu Ngụy Văn Thà đổ xuống đậm sắc biển xanh (1)

Nơi đâu còn Bộ Đội Việt Minh vây trận Điện Biên ? (2)

Chỉ uất hận Quân Lực Cộng Hòa đơn thân gãy tan nòng pháo !

Xé không gian nghe âm vọng bao lần người lính giữ nước xung phong

Tát cạn đáy bày ra vạn cốt xương

lớp lớp dân oan di tản

Trời Nam bàng hoàng khốc tang

Biển Đông lềnh loang bi phẫn.

Hoàng Sa,Trường Sa

Hãy trải rộng Nhất Thống Toàn Đồ

Hẳn thấy lớn dài mênh mông biên cương Đại Việt

Lẽ nào bộ chính trị, ban bí thư, chủ tịch đảng, đoàn không hề hay biết ?

Sử Việt không viết nên từ "Cách Mạng Mùa Thu, Tuyên Ngôn tháng Chín" (3)

nhưng bởi dòng máu lệ kiên cường chung phần độc dược

Phan Thanh Giản uống cạn nghĩa tận trung báo quốc.

Quân Đội Nhân Dân phanh thân đảo Gạc Ma năm 88

Nào khác chi Lính Cộng Hòa gục ngã Cổ Thành Đinh Công Tráng (5)

Để Hồn Nước ngời ngời hơi thở lộng mỗi khắc giây

Để Tự Do hiến trọn ý nghĩa cao thượng cho Dân

Và Độc Lập khởi dậy tầng tầng kiêu hãnh

Việt Nam,

Tên gọi đến

Rưng rưng nước mắt cảm xúc.

Tất cả nay đã là vô ích !

Với một chữ ký !

Hợp thức hóa một lần dâng giặc cướp !

Hoàn tất trọn một lần xong bán nước !

Đồng thuận mưu sâu Quốc Vụ Viện Bắc Kinh

Mậu Tuất, năm "Một-ngàn chín-trăm năm-mươi-tám" (6)

Các Vua Hùng nơi đâu ?

Cuộc hành quân xẻ dọc Trường Sơn cuối cùng gây ra thảm họa

Tự Vệ Thành nổ lựu đạn tan thân,

gục đầu lên giao thông hào chống xe tăng Pháp,

Chết giữ hùng khí Thăng Long (7)

Đảng khinh miệt gạch phăng, bôi bẩn !

Trang lịch sử linh thiêng viết bởi máu vô vàn

Vạn, triệu trái tim lẫm liệt Việt Nam yêu nước.

Tất cả nay đã là vô ích !

Không bớt lằn roi đau rạch nát tấm lưng

Đám sinh viên oằn người trên đất cũ cha ông

Thảm nhục hứng đòn thù công an Hà Nội, nơi "Thủ Đô Phẩm Giá Con Người !" (8)

Rùa thiêng ngượng mặt lặng sâu

Cương thổ ngập hàng lậu thuế

Made in China.

Made in China

Đỗ Mười giữ ghế tổng bí thư thêm nhiệm kỳ

Nguyễn Phú Trọng chầu Bắc Kinh hoàn tất công trình mãi quốc

Địa giới Nam Quan cắt phăng một phần cửa ải.

Bốn mươi-bốn năm sau ngày "giải phóng miền Nam"

Đà Nẵng nhìn ra bóng Hồng Kỳ đỏ ngầy mặt nước.

Chính danh, quốc sĩ mất ý nghĩa linh thiêng,

"Tình Hữu Nghị", món hàng tùy nghi miệng lưỡi,

Trung Quốc mặc tình cung cấp.

Mười năm hơn xẻ dọc Trường Sơn đánh Mỹ kiên cường

Cuối đoạt thắng

Quê hương dầm sâu vũng bùn hôi tanh ô nhiễm

Phanh thây Dân bằng nanh vuốt sói lang

Xây dựng Nước với giấy, tiền giả mạo

Ấn chứng từ Bắc Kinh.

Nỗi đau kinh dị làm khô sôi tròng mắt,

Ôi giá như các anh còn chút lương tri,

Đôi phần trí nhớ

Ở đâu nên "độc lập / hạnh phúc / tự do ?" (9)

Họa chăng chỉ trên trang báo đảng

Cơ quan trung ương, món hàng cũ xưa, hư mòn, phế thải

Xứng đáng vất thiêu bãi lửa

Giải hạn oan hồn vất vưỡng cõi nghiệt Việt Nam

Để Mát-xcơ-va nên thành "thánh đô" thiện mỹ huy hoàng

Để Bắc Kinh kết tụ "chiếc nôi hòa bình" tuyệt vời thế kỷ

Âm u cặn máu cờ đỏ vàng sao

Vấy bẩn màu Bồ Đề hai ngàn năm trăm hơn Đại Phật !

Tưởng như một chuyện đời xưa

Người chết hiện nguyên hình / râu / tóc / răng / mắt

Theo dõi em thơ bới rác, lội cống, ngập sình

Hốt phân thối theo kế hoạch ngũ niên, quy trình tuổi nhỏ

Hoàn thiện mô hình "hạnh phúc"

tiến lên thời kỳ quá độ.

"Khăn quàng đỏ" không đủ lau khô giòng lệ ứa !

"tự do" nào ?!

tự do, báo được phép đưa tin từ một nguồn kiểm duyệt

tự do, giết cướp giữa ban ngày không thể tìm ra dấu vết

tự do, phí tiêu bạc tỷ, triệu của dân

tự do, hủy phá đền, chùa, ruộng, rừng… không cần nhận lệnh

tự do, phán quyết con người không quyền được sống

Từ chứng tích, tội danh lý lịch quá khứ ngụy quân,
xếp nên hạng tiện dân,

phận ngặt lưu đày trên quê cha, đất tổ !

Bốn mươi-bốn năm sau lần "Đại Thắng Mùa Xuân" (10)

Đất nước đi lên với hai chân gỗ

Khẩu hiệu ngây ngô,

Nghị quyết hàm hồ,

Kết tinh trọn vinh hoa, "Tư Bản Đỏ" 

Giai cấp (cách mạng) mới

Tổng hợp phương trình quỷ ma : "Thực dân + Vô sản"

Nhìn xuống "bọn Sài Gòn mất tên" ứ tràn khinh miệt !

Với trí hiểm tiếm danh, "Người Ái Quốc"

Với hãnh tiến tự tuyên công, "Cha Già Dân Tộc" (11)

Thây xác nằm nơi Ba Đình luôn mở mắt,

Sống tráo trở đổi tên,

Chết không che mặt.

Hiển hiện toàn phần chước quỷ / tính ma.

Quái thai hậu nhiên phẩm chất, khối lượng rặt ròng

Quốc hội biểu quyết "chín-chín-phần trăm" hơn nhất trí,

Ngàn đại biểu dùng chung một miếng khẩu trang !

Mỗi buổi sớm mai

Mặt trời mọc nơi phương Đông vô hồi vĩnh cửu

Rọi xuống muôn đời ô nhục

Loang thấm dần từ vết máu Hoàng-Trường Sa.

Phan Nhật Nam

Nguồn : Người Việt, 18/01/2019

Chú thích :

(1) Chiến hạm ; Hạm Trưởng/Quân lực Việt Nam Cộng Hòa tử trận Hoàng Sa, 19 tháng Giêng, 1974.

(2) Chiến trường lớn kết thúc chiến tranh (1946-1954).

(3) 19 tháng Tám và 2 tháng Chín, 1945.

(4) Đồi chiến thuật quanh vòng chảo Điện Biên Phủ.

(5) Cổ Thành Quảng Trị.

(6) Công hàm Thủ tướng Phạm Văn Đồng gởi Chu Ân Lai.

(7) Trận chiến giữ Hà Nội 19 tháng Mười Hai, 1946.

(8) Logos của Hà Nội trong thời kỳ chiến tranh (1960-1975).

(9) Quốc hiệu của nhà nước cộng sản Việt Nam.

(10) "30/4/1975"

(11) Những bí danh, danh hiệu của Nguyễn Tất Thành, Hồ Quang… Hồ Chí Minh.

Published in Diễn đàn
vendredi, 22 septembre 2017 08:37

Quả mồi chài vô duyên !

Trên nhiều mng t do truyn đi lá thư ca ông Hu Thnh ch tch Hi nhà văn Vit Nam gi nhà văn - nhà báo Phan Nht Nam thi Vit Nam Cng Hòa hin sng Hoa Kỳ, và lá thư công khai tr li ca tác gi "Mùa hè đ la".

moi1

Biểu tình ti Hà Ni chng Trung Quc. "Hãy hòa gii vi hàng trăm công dân đu tranh cho dân ch, nhân quyn, chng bành trướng đang b cm tù".

Hai bức thư rt đáng đc và suy nghĩ, c người Vit sng trong nước và người Vit sng hi ngoi cn tìm đc, trên trang Facebook của nhà văn Trn Mnh Ho.

Phải chăng lãnh đo đng cng sn nghiêm chnh mun thăm dò đ thc hin vic hòa gii và hòa hp dân tc h c tình b quên sut 42 năm nay ?

Tại sao b máy trong nước làm rùm beng v vic trong sách giáo khoa mi, các danh t "ngy quân, ngy quyn" không còn được dùng, thay vào đó là "chính quyn, quân đi ca Vit Nam Cng Hòa" ? mt s chm tr đến hơn 40 năm ?

Phải chăng lãnh đo đng đã thành thật sám hi v vic bi ước, nut chng li ha "Hòa hp hòa gii dân tc" mà h đã cam kết trên giy trng mc đen trong Hip ước Geneve 1954, và lp đi lp li trong Hip ước đình ch chiến s ký ti Paris năm 1973 ? nht là li cam kết "tôn trng quyền tự quyết ca nhân dân min Nam, không dùng vũ lc đ thôn tính nhau"… và nay h ch đng giang tay thân thiết đ tht s hòa gii và hòa hp anh em rut tht vi nhau nhm chung sc xây dng đt nước thng nht, dân ch, giàu mnh, phn vinh ?

Tôi từng sống chung gần gũi vi Hu Thnh khi báo Quân đi Nhân dân và tp chí Văn ngh Quân đi ca Hu Thnh sát bên nhau, chung mt bếp ăn trên đường Lý Nam Đế, Hà Ni. Tôi rt hiu, Hu Thnh không có được cái tâm ca nhà văn Nguyn Minh Châu khi ct tiếng lên án "nền văn hc minh ha", không có cái dũng ca các nhà văn Chế Lan Viên, Nguyn Khi… cui đi thương xót ăn năn cho ngòi bút tay sai viết thuê t hi ca mình.

Tôi cũng từng nhiu ln gp Phan Nht Nam, t tháng 1/1973 trong 60 ngày Sài Gòn trong Ban liên hợp 4 bên, cùng đi trên trc thăng đến Qui Nhơn, Cn Thơ, Pleiku, li cùng đi trên C130 ra Hà Ni, thăm tri giam Ha Lò, cùng ăn cơm trên đường Bà Triu vi nhng trao đi có lúc căng thng, cũng có lúc rt thư giãn, trong lòng không h hn thù nhau, có lúc còn tâm sự vi nhau rng, chúng mình là con đ ca thi thế (thi thế thế nào tt mình phi thế), rng nếu cu min Bc cu s có th như mình, nếu mình min Nam s có th như cu…

Để ri đến khi sang Hoa Kỳ gp li nhau, chúng tôi tr thành thân quen, khi Phan Nht Nam kết rt thân vi nhà thơ Nguyn Chí Thin, chung mt nhà, Nam hay gi tôi là "ông anh đáng quý" và tâm s vi nhau.

Tôi rất hiu Nam. Anh sng gin d, rt tình nghĩa, ngay thật vi chính mình, ngay tht vi mi người. Đúng là người lính cm bút, vâng lnh đng bào ca mình, t quc ca mình, trung thành đến cùng vi trách nhim.

Phải chăng đến nay ông tng Trng và B chính tr đang b ba vây bi quá nhiu vn đ nan giải, hóc búa, bế tc v kinh tế, tài chính, môi trường, đi ngoi, xã hi… nên phi tìm ra li thoát, vut ve, g gm theo kiu chiêu hi khi Ngh quyết tranh th bà con hi ngoi t my năm trước đã tan thành mây khói ? Nhưng chm quá ri !

Lá thư ca Hu Thnh yếu thế lm. Viết văn, làm văn hc mà ng ngn vng di, sơ h đến thế là cùng. Vn là kiu chiêu hi cũ rích. Vn là kiu trch thượng c hu vô duyên, không có cách nào t b. Li còn mi chi th l, s chi các khon vé máy bay, khách sn, chi tiêu cho khách đặc bit…

Lẽ ra phi có li xin li, hay như li ca Giáo sư Đào Công Tiến, là phi có li sám hi và xin li vì đảng cng sn đã ch đng gây nên cuc chiến tranh huynh đ tương tàn, phi chu trách nhim chính v biết bao chết chóc, thương vong, đau khổ, mt mát cho dân tc, ca các bên, kéo quá dài, quá sc chu đng ca nhân dân. Đây là món n máu do sùng bái bo lc, sùng bái hc thuyết Mác-Lênin đã b toàn thế gii lên án là ti ác chng nhân loi.

Cho nên Người lính-cm bút tr li rất thng thng, chng chc, dt khoát, đá li qu bóng v phía đi phương.

Nếu các ông mun hòa gii, hòa hp, xin hãy hòa gii trước hết vi nhng người đã chết. Hãy đ bà con hi ngoi v chăm sóc các nghĩa trang Biên Hòa, Tha thiên – Huế, m các chiến sĩ chng Trung Quc xâm lược Hoàng Sa, Trường Sa, Gc Ma… Hãy hòa gii vi hàng trăm công dân đu tranh cho dân ch, nhân quyn, chng bành trướng đang b cm tù trong nước. "Nếu được vy, chúng tôi s v ngay, v rt đông, v hết".

Có nhà bình luận cho rằng nhà văn Phan Nht Nam đã tr li rõ ràng, như mt cái tát đích đáng, lch s, v vào mt nhà văn Hu Thnh.

Một cái tát làm cho ông tng Lú cũng cm thy đau lây trên chiếc má hom hem ca mình.

Bùi Tín

Nguồn : VOA, 23/09/2017

Published in Diễn đàn

Đầu năm 2017, người đứng đầu Hội Nhà Văn của đảng cộng sản Việt Nam đánh tiếng mời gọi các nhà văn người Việt ở nước ngoài về nước mở hội hòa giải, hòa hợp dân tộc vào ngày giỗ Vua Hùng, ngày giỗ thiêng liêng của nước, mồng mười tháng ba lịch ta. Lời mời đó chủ yếu hướng tới những nhà văn đứng ở bên kia trận tuyến trong cuộc chiến tranh Nam – Bắc đẫm máu vừa qua. Lời mời vu vơ rơi tõm vào im lặng.

hnv0

Nhà văn hải ngoại Phan Nhật Nam từ chối lời mời của ông Hữu Thỉnh, Chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam về tham dự Cuộc gặp mặt giữa Hội nhà văn Việt Nam với các nhà văn Việt Nam đang sinh sống và làm việc tại nước ngoài.

Không nản chí, người đứng đầu Hội Nhà Văn của đảng liền tính lại cách làm cụ thể, thiết thực hơn và chỉ hai tháng sau liền triển khai một chiêu mới : Chi tiền đưa một dư luận viên văn chương sang tận Mỹ tìm gặp bằng được nhà văn tay bút, tay súng trên mặt trận chống cộng. Gặp để mở đường làm quen. Như một cuộc hòa giải cá nhân. Như lễ chạm ngõ trong hôn nhân. Tạo cớ cho người đứng đầu Hội Nhà Văn của đảng viết thư mời đích danh nhà văn đó về nước tham dự "Cuộc gặp mặt của Hội Nhà văn Việt Nam với các nhà văn Việt Nam đang sống và làm việc tại nước ngoài… Với ý nghĩa cao cả, góp phần làm giàu các giá trị truyền thống của dân tộc, xứng đáng để chúng ta vượt qua mọi xa cách và trở ngại, cùng ngồi lại với nhau trong tình đồng nghiệp".

Cuộc gặp "làm giàu các giá trị truyền thống của dân tộc" chỉ là cách nói văn vẻ, hoa mĩ và sáo rỗng, cách nói né tránh, lừa mị, giấu ý đồ thực vốn là thuộc tính của những người cộng sản. Cuộc gặp của các nhà văn cộng sản và các nhà văn không chấp nhận cộng sản thực chất chỉ để tìm thêm một hướng thoát cho nhà nước cộng sản bị tham nhũng và dốt nát phá nát nền kinh tế, đang trống rỗng túi tiền, đang cạn kiệt nguồn thu và đang thân cô thế cô. Nhà nước của nhóm vua tập thể, của những lãnh chúa cộng sản đã trở thành nhà nước Chúa Chổm, nợ ngập đầu, nợ khắp thế giới. Làm ăn không hiệu quả, đồng vốn vay như ném vào thùng không đáy. Các chủ nợ đều cạch mặt, không ai cho vay nữa. Chỉ còn biết nghiêng ngó nhòm vào túi dân, trông chờ nguồn lực trong dân. Bỗng nhận ra nguồn lực to lớn trong cộng đồng người Việt ở nước ngoài mà cộng đồng người Việt ở Mỹ là lớn nhất nhưng cũng là cộng đồng chống đối nhà nước cộng sản Việt Nam quyết liệt nhất. Muốn đến với nguồn lực to lớn của cộng đông người Việt xa nước thì phải giấu bộ mặt nhà nước cộng sản, phải mượn bộ mặt văn hóa, phải tìm sự bao dung, độ lượng, sự dung hòa, nhân văn của văn hóa. Và Hội Nhà Văn của đảng được lệnh tìm đến các nhà văn người Việt sống ở Mỹ.

Nhưng dù là cuộc gặp của các nhà văn của hai phía cũng là cuộc gặp của kẻ ở phía cái ác và người chống lại cái ác, nạn nhân của cái ác. Nếu gặp để làm lành, gặp để hòa giải và phục thiện thì dù là cuộc gặp của cái ác với nạn nhân của cái ác cũng đáng gặp và cần gặp.

Nhưng có phải gặp để làm lành, để hòa giải, để cái ác phục thiện ?

Đảng cộng sản cầm quyền đã gây quá nhiều tội ác với người dân của mình. Gây tội ác với những tế bào làm nên cơ thể đảng. Gây tội ác với những người dân nuôi dưỡng, che chở đảng từ khi còn trứng nước, những người dân làm nên sức mạnh của đảng, những người dân đã không tiếc của cải, công lao, trí tuệ và cả máu đưa đảng vượt qua mọi khó khăn, nguy nan, giúp đảng giữ được chính quyền, làm chủ giang sơn đất nước.

Những tội ác đảng cộng sản gây ra cho tất cả các tầng lớp nhân dân, từ những công thần cộng sản đến người nông dân, từ trí thức, văn nghệ sĩ đến nhà tư sản dân tộc. Những tội ác Cải cách ruộng đất, Xét lại, Nhân Văn Giai Phẩm, tiêu diệt, xóa sổ đội ngũ những nhà tư sản dân tộc và cướp đoạt, hủy hoại nền công nghiệp tư bản non trẻ và đầy tiềm năng là những món nợ lịch sử của đảng cộng sản cầm quyền với dân tộc Việt Nam. Nhưng đảng cộng sản cầm quyền vẫn đang vô cảm, thờ ơ lảng tránh món nợ lịch sử đó, như không hề có món nợ máu đó.

Chưa hòa giải được với người dân trong nước. Không đủ lòng dũng cảm nhìn nhận tội ác đã gây ra cho người dân, cho đất nước trong quá khứ. Không những không đủ lòng chân thành để tạ tội, để hòa giải với nhân dân về những tội ác đã gây ra mà nhà nước cộng sản Việt Nam vẫn đang gây hấn, vẫn đang gây thêm tội ác mới với người dân trong nước.

Coi lương tri và khí phách nhân dân là thế lực thù địch, nhà nước cộng sản Việt Nam vẫn đang dành quá nhiều tiền thuế mồ hôi nước mắt của dân, dồn vốn liếng còm cõi của nước để dựng lên và chăm bẵm một bộ máy công cụ khổng lồ, tối tân và dùng sức mạnh bạo lực khổng lồ đó chống lại nhân dân, tước đoạt tự do, dân chủ của người dân, tước đoạt giá trị làm người của người dân.

Nhà nước cộng sản Việt Nam vẫn đang tồn tại bằng cái ác, ứng xử với dân bằng cái ác. Một người mẹ đơn thân nuôi hai con nhỏ chỉ làm những việc hợp pháp của lương tri con người và trách nhiệm công dân như : Thét lên tiếng thét lên án Đại Hán cướp biển đảo Việt Nam. Thét lên tiếng thét đòi tống cổ Formosa giết chết biển Việt Nam. Tiếng thét của lòng dân đòi quyền sống cho con người và đòi sự sống cho đất nước Việt Nam. Làm hồ sơ thống kê hàng trăm cái chết oan khiên, chết tức tưởi của người dân lương thiện dưới bàn tay công an, công cụ bạo lực của đảng. Một việc làm bình thường, hợp pháp và cần thiết để cảnh tỉnh những cái ác đang âm thầm diễn ra hàng ngày, đang dồn dập diễn ra khắp nơi trên đất nước Việt Nam đau thương. Những việc làm chính đáng và hợp pháp của người mẹ đơn côi đó đã bị nhà nước cộng sản vu cho là tội và tuyên bản án 10 năm tù. Đó là cái ác man rợ của một nhà nước tồn tại bằng tiền thuế của dân nhưng đang lạnh lùng, mê muội và quyết liệt chống lại nhân dân, chống lại lẽ phải, chống lại đạo lí.

Cái ác man rợ đó đã liên tục diễn ra và đang tiếp diễn nối dài theo năm tháng với những bản án phi pháp, bất lương đối với Trần Huỳnh Duy Thức, Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ, Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, Đoàn Huy Cương, Bùi Thị Minh Hằng, Trần Thị Thúy Nga, Nguyễn Văn Oai… Những bản án man rợ nhằm giết chết lương tri và khí phách con người Việt Nam, biến người dân Việt Nam thành bầy cừu cam phận nô lệ, cam chịu sự chăn dắt của bạo lực cộng sản.

Với những nhà văn ở trong nước, những người đã mang cả năm tháng tuổi trẻ chiến đấu hi sinh trong đội ngũ những người cộng sản, làm lên chiến thắng cho những người cộng sản, nay tỏ thái độ không chấp nhận cộng sản bằng việc li khai khỏi Hội Nhà Văn của đảng cộng sản, lập Văn Đoàn Độc Lập để giành lại quyền độc lập tư duy và sáng tạo, để thực sự làm thiên chức nhà văn là thức tỉnh lương tri, đánh thức tính người, hướng con người tới cái đẹp và vun đắp đạo đức xã hội chứ không chịu cam phận làm công cụ cho quyền lực chính trị nữa. Lập tức bạo lực của nhà nước cộng sản, cái ác cộng sản liền xuất hiện, tước đoạt tự do, tước đoạt quyền con người của họ. Những lần Văn Đoàn Độc Lập làm lễ kỉ niệm ngày khai sinh và trao giải thưởng Văn Việt, nhiều thành viên Văn Đoàn Độc Lập bị an ninh nhà nước cộng sản bủa vây bịt bùng, không cho nhà văn ra khỏi nhà, không thể tham dự một sinh hoạt quan trọng của Văn Đoàn Độc Lập. Cuộc họp mặt của Văn Đoàn Độc Lập cũng bị an ninh nhà nước cộng sản phá bằng cách ép chủ phòng họp hủy hợp đồng, không cho Văn Đoàn Độc Lập thuê phòng họp.

Có được quyền lực và giữ được quyền lực bằng lừa dối và bạo lực. Cai trị bằng lừa dối và bạo lực. Ứng xử với dân bằng cái ác. Đảng cộng sản cầm quyền đã gây tội ác chồng chất với người dân. Không dám nhìn nhận những tội ác tày trời đó để hòa giải với nhân dân và vẫn đang dấn sâu vào những tội ác mới chống lại nhân dân. Đảng cộng sản cầm quyền chưa hòa giải được với người dân trong nước đang đóng thuế nuôi nấng đảng làm sao đảng cộng sản có thể hòa giải được với người dân phải bỏ nước ra đi chạy trốn cái ác cộng sản !

Sài Gòn, 21/09/2017

Phạm Đình Trọng

Published in Diễn đàn

Có một câu thơ cũ viết về Phan Nhật Nam, khi anh còn bị cùm trong nhà tù cộng sản : "Bút thép, mực máu, trái tim lửa". Ba mươi năm qua, phải công nhận Phan Nhật Nam vẫn không thay đổi. Đọc bức thư anh mới trả lời Hữu Thỉnh, chủ tịch Hội Nhà Văn Việt Nam ở Hà Nội, thấy vẫn là con người như 50 năm trước.

phan0

Nhà văn, nhà thơ Phan Nhật Nam

Ông Hữu Thỉnh viết thư mời ông Phan Nhật Nam về nước, "Trong khuôn khổ một cuộc gặp mặt của Hội Nhà Văn Việt Nam với các nhà văn Việt Nam đang sống và làm việc tại nước ngoài… tại Hà Nội và một số địa phương ở phía Bắc".

Bức thư mời viết rất ngọt ngào. Ông Hữu Thỉnh còn nêu lên "ý nghĩa cao cả, góp phần làm giàu các giá trị truyền thống của dân tộc,… (để) cùng ngồi lại với nhau trong tình đồng nghiệp…". Quan trọng nhất, ông báo trước, "Ban tổ chức sẽ lo chi phí toàn bộ đi về và thời gian tham gia cuộc gặp mặt".

Tóm lại, một chuyến du lịch miễn phí, kéo dài ít nhất 5 ngày, chưa nói đến những "dịch vụ" miễn phí có thể hấp dẫn khác trước và sau cuộc họp.

Một tuần sau, Phan Nhật Nam đáp thư, nói thẳng thắn, với lời lẽ lễ độ : "Câu trả lời trước tiên, dứt khoát là : Tôi xin được hoàn toàn từ chối…".

Nói như vậy đủ cương quyết rồi. Nhưng bản tính của Phan Nhật Nam là… không nói rõ thì không chịu được ! Cho nên ông đã nêu ra các lý do tại sao từ chối.

Ai đã đọc các tác phẩm của Phan Nhật Nam trước năm 1975 đều biết rằng người sĩ quan nhẩy dù này đã nhiều lần đối thoại trực tiếp với các cán binh cộng sản Bắc Việt, ngay tại mặt trận. Mỗi khi tiếng súng tạm ngưng, lính miền Bắc gọi qua tần số liên lạc cho lính miền Nam để tuyên truyền, dụ dỗ họ đào ngũ. Thường thì không ai trả lời, chỉ đáp lại bằng súng đạn. Nhưng chàng lính chiến cầm bút Phan Nhật Nam thì không nhịn được. Anh đã tuyên truyền ngược lại.

Đọc những lời anh thuật lại trong các cuốn bút ký chiến trường trước năm 1975, người đọc có lúc phải mỉm cười, vì Phan Nhật Nam đã cất công làm một việc không có tác dụng bao nhiêu. Đáng lẽ trả lời bằng súng, anh còn muốn nói cho đối thủ nghe những điều phải trái rất dài. Anh không cần biết rằng mấy cán bộ cộng sản đã được nhồi sọ cả đời, nghe anh nói hay đến mấy họ cũng sẽ không đổi ý. Mà họ muốn thay đổi ý kiến cũng không được !

Nhưng Phan Nhật Nam vẫn phải nói ! Anh không phải một sĩ quan tâm lý chiến. Anh là lính đánh trận. Anh không lập lại những lý luận trong sách báo của Nha Tâm lý chiến. Những lời lẽ của anh đều do chính anh nghĩ và nói ra, với tấm lòng thành thực, rất giản dị, đơn sơ ! Bây giờ đọc lại, mọi người sẽ phải công nhận là Phan Nhật Nam nói đúng hết. Anh nói rằng các cán binh miền Bắc vào đánh miền Nam là "đánh thuê không được trả công" cho các đế quốc Nga và Tàu. Bây giờ thì ai cũng nhớ, chính Lê Duẩn đã thú nhận "chúng ta đánh miền Nam là đánh cho Liên Xô, cho Trung Quốc". Phan Nhật Nam cũng giải thích chế độ dân chủ tự do nó khác chế độ độc tài đảng trị thế nào. Anh nói rằng : "Đế quốc Mỹ" nó chẳng bao giờ đem quân vào nước mình nếu lính miền Bắc không vào xâm chiếm miền Nam. Bây giờ thì chính quyền cộng sản đang tìm đủ cách o bế Mỹ để mong được che chở ngăn âm mưu bành trướng của Trung Cộng ! Những điều Phan Nhật Nam nói thời 1960-70 đều đúng !

Rất tiếc, những lý luận của Phan Nhật Nam nói giữa trận tiền những năm khói lửa đó không tạo được tác dụng như anh muốn. Ai cũng biết, bộ đội miền Bắc (và nhiều người dân miền Bắc) đã bị bộ máy tuyên truyền lừa gạt nhồi sọ, cho nên lúc nghe anh nói họ không thể nào tỉnh ngộ được !

Nhưng Phan Nhật Nam đến giờ vẫn không bỏ cuộc. Thấy cần thì lại nói ! Không nhịn được ! Nhận được thư mời của Hữu Thỉnh, anh nhân cơ hội lại "trút bàu tâm sự" nêu ra những lý do tại sao "Tôi xin từ chối".

Nếu như người khác, chỉ cần nói vắn tắt cho ông Hữu Thỉnh biết : Tôi không tin anh ! Hoặc nhắc lại lời của cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu : Đừng nghe những gì cộng sản nói ! Nhưng Phan Nhật Nam đã để thời giờ vạch ra cho Hữu Thỉnh biết không ai tin cái gọi là chính sách "Hòa Hợp Hòa Giải" của đảng cộng sản, trò lường gạt những người nhẹ dạ !

Quý vị có thể đọc nguyên văn bức thư trả lời của Phan Nhật Nam để nghe hết các lý lẽ anh nêu ra – những điều mà phần lớn chúng ta cũng nghĩ và sẽ viết giống như anh. Điều thú vị khi đọc bức thư này là chúng ta lại nhìn thấy một chân dung Phan Nhật Nam, một nửa thế kỷ qua từ khi anh viết Dấu Binh Lửa. Con người đó không hề thay đổi !

Để trả lời Hữu Hỉnh, Phan Nhật Nam nói ngay, anh là một lính tác chiến : "Trước sau (tôi) chỉ là một Người Lính-Viết Văn". Bây giờ anh vẫn là một người-lính-viết-văn, "Cũng bởi, tôi chưa hề nhận Chứng Chỉ Giải Ngũ của Bộ Quốc Phòng/Việt NamCH cho dù đã không mặc quân phục từ 1975".

Người đọc hai bức thư, thư mời và thư từ chối, có thể thấy hai nhà văn khác nhau thế nào. Hữu Thỉnh là một công chức viết văn, còn Phan Nhật Nam đúng là một lính chiến !

Công chức Hữu Thỉnh leo lên được cái chức chủ tịch Hội Nhà Văn cũng phải làm đủ trò luồn cúi cấp trên để ngồi lâu, ngồi dai trong địa vị đó. Con người này dùng những lời lẽ rất du dương, ngọt ngào thân mật : "Anh Nam ơi, tôi muốn nói thêm rằng, chúng ta đều không còn trẻ nữa," nghe như sáu câu mùi mẫn ! Rồi Hữu Thỉnh còn lôi cả "tâm hồn dân tộc" ra để dụ dỗ một người ai cũng biết vẫn nặng lòng yêu nước thương nòi, "Mùa Thu Hà Nội cùng những giá trị bền vững của tâm hồn Việt đang chờ đón Cuộc gặp mặt của chúng ta".

Khác lối hành văn xáo rỗng của Hữu Thỉnh, chàng chiến binh Phan Nhật Nam, "Với bản chất đơn giản, chân thật của một người lính," đã nói thẳng tuột những điều kiện tiên quyết trước khi bàn đến hòa giải : "… hãy chấm dứt cách biểu tình với lời hô ‘Đả đảo Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hòa !’ như đã xẩy ra nơi Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn ! Hãy nhìn lại… Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hòa là những lão nhân phế binh, thương trận đã không được sống với dạng Con Người từ 30 Tháng 4, 1975. Hãy để cho Người Lính Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa còn sống sót và gia đình được trở lại miền Nam sửa sang phần mộ Chiến Hữu nơi Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa là nơi giới cầm quyền Hà Nội chủ trương phá bỏ một cách có hệ thống, dẫu người chết gần nửa thế kỷ qua không thể nào đe dọa đối với chế độ xã hội chủ nghĩa ! Xin hãy ‘Hòa Hợp Hòa Giải’ với những người đã chết".

Nhưng Phan Nhật Nam không chỉ nhìn về quá khứ. Cuộc chiến tranh huynh để tương tàn đã chấm dứt lâu rồi. Ngay bây giờ, anh yêu cầu đảng cộng sản hãy Hòa Hợp Hòa Giải với những người dân Việt Nam đang bị đầy đọa. Anh yêu cầu chế độ cộng sản ‘Hãy hoà hợp, hòa giải với’ ‘Khúc ruột ở trong nước’ trước (Với người đang cố sống sau thảm họa Formosa, Nghệ An). Khi ấy không cần mời, chúng tôi ‘Khúc ruột ngàn dặm’ sẽ về. Về rất đông. Người Viết Văn – Lương Tri và Chứng Nhân của Thời Đại sẽ VỀ. TẤT CẢ CÙNG VỀ VIỆT NAM".

Không biết ông Hữu Thỉnh được trả bao nhiêu tiền, được hưởng những bổng lộc gì khi tổ chức cuộc gặp gỡ với các nhà văn Việt Nam sống ở nước ngoài. Còn Phan Nhật Nam, chúng ta biết, khi anh viết những bút ký chiến trường trước năm 1975, anh không viết theo đơn đặt hàng của ai hết. Anh viết bức thư trả lời này cũng vậy, không theo "chỉ đạo" nào cả. Đọc bức thư của anh, vẫn thấy một con người trước sau như một, "Bút thép, mực máu, trái tim lửa !".

Ngô Nhân Dụng

Nguồn : Người Việt, 15/09/2017

Published in Diễn đàn