Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Lời giới thiệu : Ông Phạm Minh Chính, Thủ tướng chính phủ, có lẽ là ủy viên Bộ Chính trị đầu tiên đang tại chức công khai biểu lộ sự quan tâm của Chính phủ đến các vấn đề an ninh lãnh thổ trước áp lực ngày càng gia tăng của Trung Quốc.

Ngày 30/01, ông Chính đã ra Trường Sa ủy lạo quân chủng Phòng không và Không quân ; ngày 29/01 ông đến đỉnh Pò Hèn, xã Hải Sơn, thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh, viếng thăm nghĩa trang liệt sĩ và dâng hương tưởng niệm những tử sĩ đã hy sinh trong công cuộc bảo vệ biên giới. Ngày 22/12, phái đoàn của Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tới thăm và động viên cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang Quân khu 4 và Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Quảng Bình, vị trí chiến lược giữa miền Trung Lào và Vịnh Bắc Bộ. Điểm nổi bật trong những phát biểu của ông Phạm Minh Chính là nhắc nhở quân đội phương châm cố hữu của bộ đội là nắm vững nền tảng chiến tranh nhân dân khi phải đối đầu với chiến tranh hiện đại, đặc biệt là giữ vững sự liên đới với những nhóm dân cư sắc tộc sinh sống dọc vùng biên giới với Trung Quốc và Lào.

Những biểu hiện công khai này để lộ một quyết tâm mới trong công tác quản trị đất nước của "tân" Thủ tướng Phạm Minh Chính. Thay vì cúi đầu cam chịu để được an thân như những tiền nhiệm và các cấp lãnh đạo cao cấp nhất của Đảng cộng sản từ trước đến nay, ông Chính đã không sang Bắc Kinh tiếp kiến Tập Cận Bình, mà sang Châu Âu gặp các cấp lãnh đạo cao cấp của Liên Âu, và tiếp tục thăm viếng và ủy lạo những lực lượng dân quân đang giữ gìn và bảo vệ lãnh thổ phía Bắc và hải đảo.

Tin rằng trong năm Nhâm Dần này, ông Phạm Minh Chính gây dựng được một uy tín đáng kể trong nội bộ Đảng cộng sản để tiến hành những cải cách sâu rộng trong việc quản lý quốc gia, tháo gỡ những bó buộc mà phe nhóm Nguyễn Phú Trọng và Tô Lâm đang áp đặt, để xã hội dân sự được tự do phát triển nhằm tạo ra một sức bật mới hòa nhập với đà tiến hóa chung của khu vực và thế giới.

Nguyễn Văn Huy

**********************

Thủ tướng chúc Tết quân dân Trường Sa, kiểm tra công tác sẵn sàng chiến đấu của Quân chủng Phòng không – Không quân

Hà Văn, báoChinhphu.vn, 30/01/2022

Sáng ngày 30/1, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã thăm, chúc Tết, kiểm tra công tác ứng trực sẵn sàng chiến đấu tại Quân chủng Phòng không – Không quân, động viên, chúc Tết quân và dân Trường Sa qua cầu truyền hình trực tuyến.

 

thutuong1

 

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính duyệt đội danh dự Quân chủng Phòng không – Không quân - Ảnh : VGP/Nhật Bắc

Cùng dự cuộc làm việc có Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ; Thượng tướng Nguyễn Tân Cương, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng.

Thủ tướng Chính phủ đã thăm Trung tâm Quản lý bay, Trung tâm Quản lý vùng trời và Sở Chỉ huy điều hành chiến đấu của Quân chủng Phòng không – Không quân. Tại Sở Chỉ huy và thông qua hình thức trực tuyến, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chỉ đạo công tác sẵn sàng chiến đấu ; đồng thời động viên, chúc Tết toàn lực lượng của Quân chủng Phòng không - Không quân và quân dân Trường Sa.

Nhắc lại lịch sử hình thành và phát triển đầy vẻ vang, tự hào của Quân chủng Phòng không – Không quân, Thủ tướng nêu rõ, các thế hệ cán bộ, chiến sĩ đã phát huy truyền thống anh hùng của dân tộc Việt Nam ; đoàn kết, mưu trí, sáng tạo, anh dũng kiên cường lập nhiều chiến công và thành tích xuất sắc, viết nên những trang sử hào hùng, hun đúc nên nhiều bài học quý báu của Quân đội Nhân dân Việt Nam anh hùng. […]

"So sánh lực lượng quá chênh lệch, nhưng chúng ta đã thể hiện ý chí, bản lĩnh, sự thông minh, sáng tạo của con người Việt Nam và nền khoa học quân sự của chúng ta trên nền tảng chiến tranh nhân dân khi phải đối đầu với chiến tranh hiện đại", Thủ tướng nhấn mạnh.

Trong công cuộc Đổi mới, bộ đội Phòng không - Không quân tiếp tục phát huy truyền thống vẻ vang, nêu cao tinh thần tự lực cảnh sinh, chủ động khắc phục khó khăn, từng bước nghiên cứu, cải tiến, sửa chữa, khôi phục trang bị, khí tài, nâng cao trình độ làm chủ vũ khí, trang bị, hiệu quả huấn luyện chiến đấu, xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện "Mẫu mực - tiêu biểu".

Tập trung nâng cao chất lượng huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ, làm chủ vũ khí, trang bị kỹ thuật hiện đại ; duy trì nghiêm nền nếp, chế độ trực ban sẵn sàng chiến đấu ; phối hợp chặt chẽ với các lực lượng trong quản lý vùng trời, quản lý điều hành bay quốc gia. Tích cực tham gia tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn, ứng phó với các thảm họa thiên tai bảo vệ tài sản của Nhà nước, tính mạng, tài sản của nhân dân. Công tác xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh, xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện được chú trọng, đạt được nhiều kết quả quan trọng…

Trong những năm gần đây, trước yêu cầu xây dựng Quân chủng Phòng không - Không quân "Cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại", Quân chủng đã làm tốt công tác tham mưu với Bộ Quốc phòng đề xuất với Đảng, Nhà nước tổ chức lực lượng, điều chỉnh, bố trí thế trận, tạo bước phát triển mới.

Thay mặt lãnh đạo, Đảng, Nhà nước, Thủ tướng ghi nhận, đánh giá cao, nhiệt liệt biểu dương, khen ngợi sự nỗ lực phấn đấu, những chiến công, thành tích xuất sắc mà Quân chủng Phòng không - Không quân đã đạt được trong thời gian vừa qua.

Trong suốt quá trình xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, Bộ đội Phòng không - Không quân đã vinh dự được Đảng, Nhà nước tặng nhiều phần thưởng, danh hiệu cao quý. Đặc biệt, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã 17 lần đến thăm bộ đội Phòng không - Không quân. Quân chủng Phòng không – Không quân và nhiều tập thể, cá nhân đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng Huy hiệu mỗi khi lập chiến công xuất sắc.

Không để bị động, bất ngờ trong mọi tình huống

Theo Thủ tướng, năm 2022, tình hình có khó khăn, thách thức nhiều hơn là thời cơ và thuận lợi. Quân đội nói chung và Quân chủng Phòng không - Không quân nói riêng phải tiếp tục đổi mới ; phát huy truyền thống anh hùng của Quân đội nhân dân Việt Nam ; quán triệt sâu sắc và thực hiện tốt các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, Nhà nước, của Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng, trọng tâm là Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết số 28-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khóa XI) về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

Thủ tướng yêu cầu, phải thường xuyên chăm lo xây dựng Quân chủng vững mạnh toàn diện, lấy xây dựng về chính trị làm cơ sở để nâng cao chất lượng tổng hợp và sức mạnh chiến đấu. Chăm lo xây dựng tổ chức cơ sở Đảng trong sạch, vững mạnh, xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên ngang tầm với yêu cầu, nhiệm vụ mới và làm sáng thêm hình ảnh anh bộ đội Cụ Hồ.

Xây dựng bộ đội có bản lĩnh chính trị vững vàng, quyết tâm chiến đấu cao, có tinh thần khắc phục khó khăn, tự lực, tự cường, sẵn sàng đánh thắng mọi cuộc tiến công đường không của kẻ địch ngay từ trận đầu, không để bị động, bất ngờ trong mọi tình huống. Phối hợp, hiệp đồng chặt chẽ với các đơn vị, địa phương liên quan, góp phần bảo vệ vững chắc vùng trời, vùng biển, biên giới, hải đảo của Tổ quốc.

Nắm chắc tình hình, âm mưu hoạt động chống phá của các thế lực thù địch để làm tốt công tác tham mưu với Đảng, Nhà nước và Bộ Quốc phòng ; tạo thành thế trận phòng không nhân dân vững mạnh, rộng khắp, sẵn sàng chiến đấu cao ; giữ vững độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.

Thường xuyên tổ chức làm tốt công tác đào tạo, huấn luyện, bồi dưỡng, nâng cao sức mạnh tổng hợp, trình độ và khả năng chiến đấu của toàn Quân chủng. Chú trọng áp dụng những thành tựu mới của khoa học - công nghệ vào công tác đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện chiến đấu. Tiếp tục nghiên cứu, tổng kết những kinh nghiệm quý, bài học hay từ thực tiễn đấu tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc, nhất là các chiến dịch lớn. Quan tâm xây dựng và phát huy tiềm lực khoa học - kỹ thuật của Quân chủng, trước hết là đội ngũ cán bộ khoa học – kỹ thuật, khai thác sử dụng có hiệu quả vũ khí, trang bị kỹ thuật.

Chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ, chiến sĩ trong Quân chủng. Tiếp tục đẩy mạnh xây dựng môi trường văn hóa và phát triển văn hóa, văn học, nghệ thuật quân đội theo tinh thần Hội nghị văn hóa toàn quốc. Tăng cường mối quan hệ đoàn kết máu thịt với nhân dân, tham gia có hiệu quả vào các chương trình bảo đảm an sinh xã hội, xóa đói, giảm nghèo, sẵn sàng tham gia hoạt động cứu hộ, cứu nạn, phòng chống dịch bệnh Covid-19... góp phần phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội trên địa bàn đóng quân, xây dựng hình ảnh đẹp về người chiến sĩ Phòng không - Không quân ưu tú, xứng danh bộ đội Cụ Hồ.

Thủ tướng nhấn mạnh, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta luôn dành sự quan tâm đặc biệt, chăm lo xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam nói chung, Quân chủng Phòng không - Không quân nói riêng ngày càng vững mạnh toàn diện. Thủ tướng tin tưởng, với lịch sử hào hùng và truyền thống vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng, thời gian tới, Quân chủng Phòng không - Không quân tiếp tục nỗ lực tu dưỡng, rèn luyện, sẵn sàng chiến đấu, vượt lên khó khăn, thách thức, giành được nhiều chiến công, thành tích to lớn hơn nữa, góp phần cùng toàn Đảng, toàn dân và toàn quân thực hiện thắng lợi thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII, nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam chủ nghĩa xã hội, xây dựng đất nước, hùng cường, thịnh vượng, nhân dân ngày càng ấm no, hạnh phúc, mãi mãi xứng đáng với niềm tin yêu của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta.

Xúc động, trân trọng sự cống hiến của các cán bộ, chiến sĩ đang làm nhiệm vụ

Nhân dịp này, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã phát biểu chúc Tết, thăm hỏi động viên các cán bộ, chiến sĩ đang ứng trực bảo vệ vùng đất, vùng trời, vùng biển thiêng liêng của đất nước trên khắp mọi miền Tổ quốc, đặc biệt là quân dân quần đảo Trường Sa, được kết nối với cuộc làm việc qua hệ thống trực tuyến.

Thủ tướng gửi lời chào thân ái, lời thăm hỏi ân cần và lời chúc mừng năm mới tốt đẹp nhất tới các đồng chí đang làm nhiệm vụ và nhân dân tại Trường Sa.

Theo Thủ tướng, trong những ngày Tết, ai cũng mong muốn trở về sum vầy với gia đình, thể hiện tình cảm với người thân và thắp nén nhang tưởng nhớ những người đã khuất. Đấy cũng là truyền thống tốt đẹp, quý báu "uống nước nhớ nguồn" của dân tộc ta khi thế hệ sau luôn trân trọng, biết ơn những người đi trước.

Thủ tướng bày tỏ xúc động, trân trọng sự cống hiến của các đồng chí đang làm nhiệm vụ, gác lại những tình cảm riêng tư, thiêng liêng, xa gia đình, xa người thân để bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, cuộc sống bình yên cho nhân dân.

Thủ tướng mong muốn các đồng chí tiếp tục phát huy truyền thống bộ đội cụ Hồ, Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng, luôn giữ vững bản lĩnh trong bất cứ hoàn cảnh nào, sẵn sàng chiến đấu cao, không để bị động, bất ngờ, khó khăn nào cũng vượt qua, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, kẻ thù nào cũng đánh thắng, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc và cuộc sống bình yên của nhân dân, đồng thời cùng cấp ủy, chính quyền địa phương chăm lo đời sống đồng bào nơi đóng quân.

Thủ tướng đề nghị Bộ Quốc phòng tiếp tục quan tâm chăm lo đời sống nhân dân nói chung và đời sống cán bộ, chiến sĩ, công nhân, viên chức quốc phòng, gia đình bộ đội, gia đình chính sách, những gia đình có người thân đang làm nhiệm vụ xa nhà, tinh thần là không để ai thiếu ăn, thiếu mặc trong cuộc sống hằng ngày và không để ai không có Tết.

Thủ tướng gửi lời chúc mừng năm mới với thắng lợi mới, an lành, mạnh khỏe, hạnh phúc, tình nghĩa tới nhân dân quần đảo Trường Sa, mong muốn tình quân dân "như cá với nước" ngày càng được thắt chặt, củng cố.

Hà Văn

Nguồn : baochinhphu, 30/01/2022

**********************

Thủ tướng dâng hương tưởng niệm các anh hùng, liệt sĩ đã hy sinh trong cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới

Hà Văn, baoChinhphu.vn, 26/01/2022

Chiều 26/1, tiếp tục chương trình làm việc tại Quảng Ninh, Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn công tác của Trung ương đã dâng hương tại Khu tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ Pò Hèn ; thăm, chúc Tết, tặng quà công nhân lao động, lực lượng biên phòng, các lực lượng chức năng đang làm nhiệm vụ, đồng bào dân tộc, hộ nghèo tại vùng đất biên cương này của Tổ quốc.

thutuong2

Thủ tướng Phạm Minh Chính đặt vòng hoa tưởng niệm các anh hùng, liệt sĩ đã hy sinh trong cuộc Chiến tranh bảo vệ biên giới ngày 17/2/1979 tại Khu tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ Pò Hèn, xã Hải Sơn, thành phố Móng Cái. Ảnh : VGP/Nhật Bắc

Tham gia đoàn có Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thể, Thượng tướng Lê Huy Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh Nguyễn Xuân Ký, Trung tướng Lê Đức Thái, Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Ngô Sách Thực.

Tại Đài tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ Pò Hèn ở xã Hải Sơn, thành phố Móng Cái, trong không khí trang nghiêm, Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng đoàn công tác của Trung ương đã thành kính dâng hương, đặt vòng hoa tưởng niệm các anh hùng, liệt sĩ đã hy sinh trong cuộc Chiến tranh bảo vệ biên giới vì sự nghiệp bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Nơi đây, ngày 17/2/1979, cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng 209 nay là Đồn Biên phòng Pò Hèn, Bộ đội Biên phòng Quảng Ninh và cán bộ Lâm trường Hải Sơn, nhân viên thương nghiệp Móng Cái đã ngoan cường chiến đấu bảo vệ từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc.

Với lòng thành kính và biết ơn vô hạn, các thành viên trong Đoàn công tác và nhân dân xã Hải Sơn đã ôn lại truyền thống anh dũng, bất khuất của cán bộ, chiến sĩ đồn biên phòng Pò Hèn trong sự nghiệp bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia.

Trước anh linh các anh hùng, liệt sĩ, các thành viên trong Đoàn công tác nguyện tiếp nối truyền thống vẻ vang của thế hệ đi trước, đoàn kết, khắc phục khó khăn, vượt qua mọi thách thức, quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và nhân dân tin tưởng, giao phó ; thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý, bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia, xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, ổn định, hợp tác, cùng phát triển.

Tại Khu tưởng niệm, Thủ tướng đã chúc Tết và tặng quà đồng bào các dân tộc xã Quảng Đức, huyện Hải Hà và xã Hải Sơn, thành phố Móng Cái.

Ân cần thăm hỏi đời sống, sinh hoạt của bà con, Thủ tướng mong muốn đồng bào tiếp tục thực hiện tốt chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, phòng, chống dịch Covid-19 hiệu quả, góp phần xây dựng đường biên giới hòa bình, hữu nghị và phát triển. Thủ tướng đề nghị cấp ủy, chính quyền địa phương quan tâm, chăm lo Tết cho đồng bào và cán bộ, chiến sĩ biên phòng, để mọi người đều có Tết an toàn, tươi vui, hạnh phúc, tiết kiệm, tình nghĩa…

Giữ vững độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của đất nước

Trước đó, đoàn đã tới thăm, chúc Tết, tặng quà các lực lượng chức năng đang làm việc tại cửa khẩu quốc tế Móng Cái. Tại đây, Thủ tướng đã nghe lãnh đạo thành phố Móng Cái báo cáo về tình hình phòng, chống dịch, phát triển kinh tế - xã hội, nghe các lực lượng biên phòng, công an, hải quan, kiểm dịch, Ban quản lý cửa khẩu… báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao.

Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Thủ tướng ghi nhận, biểu dương những thành tích, kết quả, đóng góp quan trọng của tỉnh Quảng Ninh, thành phố Móng Cái và các lực lượng tại đây vào những thành tựu chung của đất nước năm 2021. Tỉnh đã góp phần bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, tích cực triển khai các hoạt động đối ngoại, đạt mức tăng trưởng cao ở mức hai con số, làm tốt công tác phòng, chống dịch và bảo đảm an sinh xã hội, tiếp tục coi trọng công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị, phòng chống tham nhũng, lãng phí…

Theo Thủ tướng, tình hình năm 2022 còn nhiều khó khăn, phức tạp, có những thuận lợi, cơ hội, nhưng khó khăn, thách thức nhiều hơn, dịch Covid-19 có thể phức tạp, nguy hiểm hơn với sự xuất hiện của các biến chủng mới. Thủ tướng yêu cầu bám sát, nắm chắc tình hình, làm tốt công tác dự báo, vừa phải bảo đảm những nhiệm vụ thường xuyên, vừa nhanh chóng thích ứng, linh hoạt ứng phó với những diễn biến chưa dự báo được.

Về các nhiệm vụ cụ thể, Thủ tướng nhấn mạnh, phải góp phần giữ vững độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của đất nước bằng các biện pháp hòa bình. Góp phần thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa, là bạn bè, đối tác tin cậy, thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế. Góp phần xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, hội nhập sâu rộng ; chủ động thích ứng an toàn, hiệu quả với những vấn đề mới nảy sinh.

Hợp tác chặt chẽ, hiệu quả giữa các cơ quan của chúng ta và với các cơ quan của phía Trung Quốc trên tinh thần tình cảm, chân thành, tin cậy, tôn trọng, bình đẳng, hợp tác, hiệu quả, hai bên cùng có lợi, tôn trọng quyền và lợi ích chính đáng của nhau, xây dựng đường biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác, phát triển. Giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, làm tốt công tác phòng, chống tội phạm qua biên giới, chống tiêu cực, tham nhũng, lợi ích nhóm, lợi ích cá nhân trong các lực lượng thực thi nhiệm vụ.

Thủ tướng yêu cầu, quân và dân, các lực lượng trên địa bàn phải gắn bó mật thiết, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày càng ấm no, hạnh phúc, tôn trọng lắng nghe ý kiến nhân dân, tuyên truyền, vận động để mỗi người dân là một chiến sĩ, một cột mốc bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ đất nước một cách tự giác, trách nhiệm với tất cả tình yêu quê hương, đất nước.

Thủ tướng lưu ý nhiệm vụ đẩy mạnh tiêm chủng vaccine, thiết lập vùng xanh, luồng xanh an toàn để tạo điều kiện cho thông thương hàng hóa, tích cực làm việc với các cơ quan phía Trung Quốc để tháo gỡ các khó khăn cho hoạt động xuất nhập khẩu, vì lợi ích của nhân dân hai nước. Về lâu dài, phải thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa chính ngạch, phát triển kinh tế cửa khẩu một cách bài bản, nghiên cứu xây dựng trung tâm nhập xuất khẩu nông sản, nâng cao chất lượng hàng hóa, phát triển thương mại điện tử…

"Đây là những mong muốn và gửi gắm của lãnh đạo Đảng, Nhà nước gửi tới các đồng chí đang làm nhiệm vụ, đề nghị các đồng chí quán triệt nghiêm túc, đầy đủ đường lối, chính sách pháp luật của Đảng, Nhà nước, vận dụng sáng tạo, linh hoạt trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao, vừa có nhiệm vụ cụ thể, vừa có giải pháp chiến lược, bài bản, lâu dài", Thủ tướng chia sẻ.

Phát huy cao nhất nội lực, góp phần bảo đảm năng lượng cho đất nước

Sáng cùng ngày, tại Công ty than Đèo Nai, thành phố Cẩm Phả, Thủ tướng và đoàn công tác đã thăm, chúc Tết, tặng quà công nhân lao động ngành than. Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Thủ tướng ghi nhận, biểu dương những thành tích, kết quả, đóng góp quan trọng của công nhân, người lao động, ngành than vào những thành tựu chung của đất nước thời gian qua, trong đó có việc bảo đảm được cân đối lớn về năng lượng cho phát triển kinh tế và sinh hoạt của nhân dân. 

Ân cần thăm hỏi đời sống, sức khỏe, công việc và gửi lời chúc sức khỏe, hạnh phúc, thành công tới công nhân lao động ngành than, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, trong năm 2021 với những khó khăn, thách thức chưa từng có vừa qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, trực tiếp và thường xuyên là Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, đứng đầu là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, sự đồng hành, ủng hộ, giám sát của Quốc hội, sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt của Chính phủ, sự vào cuộc cả hệ thống chính trị, sự ủng hộ, chia sẻ và tham gia tích cực của các tầng lớp nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp, chúng ta đã thực hiện "đa mục tiêu", đất nước ta đạt được nhiều kết quả rất đáng trân trọng trên nhiều lĩnh vực.

"Chúng ta lấy người dân làm trung tâm, làm chủ thể, là mục tiêu, là động lực của sự phát triển ; không hy sinh tiến bộ và công bằng xã hội để chạy theo tăng trưởng kinh tế đơn thuần ; quyết tâm không để ai bị bỏ lại phía sau trong quá trình phát triển", Thủ tướng nhấn mạnh.

Thủ tướng đề nghị ngành than cần tiếp tục phát huy truyền thống lịch sử hào hùng, tinh thần đoàn kết, "kỷ luật, đồng tâm", tinh thần sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, tăng tốc sản xuất kinh doanh, làm tốt nghĩa vụ với Nhà nước, đóng góp tích vào kết quả của tỉnh Quảng Ninh, của cả nước, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.

Thủ tướng nhấn mạnh, trong việc thực hiện nhiệm vụ năm 2022, với mục tiêu tăng trưởng GDP từ 6-6,5%, cao hơn năm trước, vấn đề rất quan trọng là tăng trưởng về năng lượng cũng phải ở mức cao hơn. Ngành than cần phát huy mọi nguồn lực cho phát triển, nhất là phát huy nội lực, nâng cao năng suất lao động, đầu tư công nghệ khai thác than hiện đại, tầm nhìn, tư duy đột phá, chiến lược, góp phần phát triển nền kinh tế độc lập, tự chủ của đất nước nói chung, của địa phương nói riêng.

Thủ tướng lưu ý công tác bảo đảm an toàn lao động ; quan tâm, có chế độ tốt nhất bảo đảm phát triển sản xuất đi đôi với nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động. Cùng với đó, coi trọng công tác bảo vệ môi trường, giảm phát thải carbon ở tất cả các khâu, phát triển ngành than bền vững, theo xu thế kinh tế tuần hoàn.

Thủ tướng đề nghị tiếp tục coi trọng công tác xây dựng Đảng, nâng cao năng lực và sức chiến đấu của tổ chức Đảng và đảng viên, đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí…

Thủ tướng mong muốn công nhân, người lao động thường xuyên học tập, nâng cao trình độ tay nghề, kỹ năng lao động, rèn luyện ý thức kỷ luật lao động chuyên nghiệp, tác phong công nghiệp, làm chủ công nghệ, kỹ thuật mới.

Thủ tướng lưu ý một số nhiệm vụ trước mắt tỉnh Quảng Ninh và ngành than cần tập trung thực hiện như thần tốc hơn nữa trong việc tiêm chủng vaccine, ưu tiên tiêm chủng cho người lao động, công nhân, những người có nguy cơ cao. Làm tốt công tác an sinh xã hội nói chung, nhất là những đối tượng chính sách, người nghèo, người yếu thế… Phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan đưa đón công nhân vui Tết an toàn, chăm lo cho nhân dân có một cái Tết an toàn, vui tươi, lành mạnh, tình nghĩa ; động viên những người lao động ở lại trực sản xuất.

Cũng nhân dịp này, trên đường đi thông tuyến kỹ thuật tuyến cao tốc Vân Đồn- Móng Cái, Thủ tướng đã thăm, chúc Tết, tặng quà cán bộ, công nhân đang thi công tuyến đường.

Hà Văn

Nguồn : baoChinhphu, 26/01/2022

***********************

Thủ tướng Việt Nam tưởng niệm anh hùng, liệt sĩ chống giặc Trung Quốc xâm lược

Đông Đô, VNTB, 28/01/2022

Chiều 24 Tết, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã dâng hương tưởng niệm các anh hùng, liệt sĩ hy sinh trong chiến tranh chống giặc Trung Quốc xâm lược.

thutuong3

Thủ tướng dâng hương tại Khu tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ Pò Hèn, xã Hải Sơn, thành phố Móng Cái. Ảnh : VGP/Nhật Bắc

Tin tức cho biết, Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn công tác của trung ương đã dâng hương tại khu tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ Pò Hèn ; thăm, chúc Tết, tặng quà công nhân lao động, lực lượng biên phòng, các lực lượng chức năng đang làm nhiệm vụ, đồng bào dân tộc, hộ nghèo tại vùng đất biên cương này của Tổ quốc.

Tham gia đoàn có Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thể, thượng tướng Lê Huy Vịnh – thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh Nguyễn Xuân Ký, trung tướng Lê Đức Thái – tư lệnh Bộ đội biên phòng, Phó chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Ngô Sách Thực.

Tại đài tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ Pò Hèn ở xã Hải Sơn, thành phố Móng Cái, trong không khí trang nghiêm, Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng đoàn công tác của trung ương đã thành kính dâng hương, đặt vòng hoa tưởng niệm các anh hùng, liệt sĩ đã hy sinh trong cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới vì sự nghiệp bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Nơi đây, ngày 17/2/1979, cán bộ, chiến sĩ Đồn biên phòng 209 nay là Đồn biên phòng Pò Hèn, Bộ đội biên phòng Quảng Ninh và cán bộ Lâm trường Hải Sơn, nhân viên thương nghiệp Móng Cái đã ngoan cường chiến đấu bảo vệ từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc trước giặc xâm lược đến từ Trung Quốc.

Ở đài tưởng niệm có hai tấm bia, tấm bia thứ nhất ghi tên 45 cán bộ, chiến sĩ biên phòng đã hy sinh tại đồn sáng ngày 17/2/1979, còn tấm bia thứ 2 ghi tên 13 chiến sĩ hy sinh trong các giai đoạn từ ngày 15/2/1980 và người hy sinh cuối cùng tại biên giới Pò Hèn ngày 25/6/1991 cùng 28 liệt sĩ, gồm có nữ liệt sĩ duy nhất Hoàng Thị Hồng Chiêm và 27 công nhân Lâm trường cùng hy sinh ngày 17/2/1979.

Trong cuộc chiến đấu khốc liệt đó, có một lời hẹn ước của đôi trai gái đã không thành hiện thực. Đó là chuyện tình của liệt sĩ Bùi Văn Lượng, chiến sĩ biên phòng đồn Pò Hèn và nữ liệt sĩ Hoàng Thị Hồng Chiêm.

Ông Bùi Văn Huy (anh trai của liệt sĩ Bùi Văn Lượng) kể lại, em trai ông và cô nữ mậu dịch viên yêu nhau hơn một năm. Vào dịp Tết Nguyên đán 1979 (trước trận đánh ngày 17/2), Lượng dẫn Chiêm về quê ăn Tết, nói với gia đình ra Giêng sẽ xin cưới.

Vào buổi sáng định mệnh đó, cô mậu dịch viên Hoàng Thị Hồng Chiêm nhận lệnh của chỉ huy lên cửa hàng cũ ở Pò Hèn dọn dẹp một số hàng rồi rút về tuyến sau, tiện dịp cô ghé thăm người yêu. Khi thấy tình hình chiến sự ác liệt, cô đã xin được ở lại chiến đấu cùng. Đám cưới chưa kịp đến thì cả hai đã anh dũng hy sinh. Năm ấy, Hoàng Thị Hồng Chiêm 25 tuổi, còn chiến sĩ biên phòng Bùi Văn Lượng 26 tuổi.

Phải đến 38 năm sau, vào tháng 8/2017, gia đình của hai liệt sĩ Lượng – Chiêm mới gặp lại nhau và cùng đồng đội cũ tổ chức lễ cưới đặc biệt, với hành trình rước dâu Hạ Long – Móng Cái. Nghi thức cho đám cưới đặc biệt này cũng đầy đủ như bao đám cưới khác, trước sự chứng kiến của họ hàng, bạn bè và những đồng đội cũ của hai bên.

Chỉ có điều đặc biệt là hai họ đón dâu, rể là đón nhận 2 tấm ảnh chân dung của hai liệt sĩ. Gia đình nhà trai đem lễ và ảnh liệt sĩ Lượng từ Hạ Long ra Móng Cái. Xin dâu xong, nhà trai gửi lại nhà gái ảnh của liệt sĩ Lượng và rước ảnh chân dung của liệt sĩ Chiêm về Hạ Long…

Tên tuổi của các anh hùng, liệt sĩ đã được khắc ghi tại nơi này để lưu truyền cho đến mãi mai sau, như đôi câu đối khắc ghi trong Khu tưởng niệm

"Anh hùng tuy khuất mảnh gương sử sách vẫn còn nguyên

Dân tộc dõi truyền bia miệng công ơn khôn xiết kể",

"Truyền thống muôn đời tạc tâm can

Công đức nghìn năm ghi bia đá".

…Và phải đến cái giỗ chung lần thứ 43 này, thì nếu không lầm, đây là lần đầu tiên mới có một lãnh đạo cấp cao nhất trong chính phủ đến thắp cây nhang cùng dĩa trái cây cho tưởng niệm anh linh những người lính đã ngã xuống trong cuộc chiến chống giặc Trung Quốc xâm lược ở Pò Hèn.

Lịch sử chưa ghi nhận danh tánh một Tổng bí thư nào ở 43 năm qua đã cúi đầu ở đài tưởng niệm người lính Việt Nam hy sinh trong cuộc chiến tranh bảo vệ tổ quốc trước giặc Trung Quốc.

Đông Đô

Nguồn : VNTB, 28/01/2022

************************

Th tướng Vit Nam tưởng nim lit sĩ thi chng Trung Quc xâm lược

VOA, 27/01/2022

Hôm 26/1, tnh Qung Ninh, Th tướng Vit Nam, ông Phm Minh Chính, tưởng nim các lit sĩ ca đt nước đã ngã xung khi chiến đu chng cuc chiến xâm lược ca Trung Quc hi tháng 2/1979.

thutuong4

Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng Đoàn công tác tưởng niệm các anh hùng, liệt sĩ ti Nghĩa trang Pò Hèn, xã Hải Sơn, Móng Cái, Qung Ninh, 26/1/2022. Ảnh VGP/Nhật Bắc

Báo Đin t Chính ph, cng thông tin chính thc ca chính ph Vit Nam, cho hay Th tướng Chính dâng hương ti Khu tưởng nim các anh hùng lit sĩ Pò Hèn, thuc thành ph Móng Cái, Qung Ninh.

"Trong không khí trang nghiêm, Th tướng Phm Minh Chính cùng đoàn công tác ca Trung ương đã thành kính dâng hương, đt vòng hoa tưởng nim các anh hùng, lit sĩ đã hy sinh trong cuc Chiến tranh bo v biên gii vì s nghip bo v đc lp, ch quyn, toàn vn lãnh th nước Cng hòa Xã hi Ch nghĩa Vit Nam", trang báo ca chính ph Vit Nam viết.

Tin cho hay vào ngày 17/2/1979, "cán b, chiến sĩ Đn Biên phòng 209 nay là Đn Biên phòng Pò Hèn, B đi Biên phòng Qung Ninh và cán b Lâm trường Hi Sơn, nhân viên thương nghip Móng Cái đã ngoan cường chiến đu bo v tng tc đt thiêng liêng ca T quc", nhưng bn tin không đ cp c th đến Trung Quc.

Trong nhiu năm cho đến khi Vit Nam và Trung Quc bình thường hóa quan h vào tháng 11/1991, sách v và báo chí chính thng ca Vit Nam vn thường dùng cm t "cuc chiến tranh chng quân xâm lược bành trướng Trung Quc" đ nói v cuc chiến n ra ngày 17/2/1979, khi Trung Quc tung hàng chc nghìn quân đánh vào mt lot các tnh biên gii ca Vit Nam.

Th tướng Chính và đoàn ca ông đã bày t "lòng thành kính và biết ơn vô hn" ti đài tưởng nim lit sĩ Pò Hèn, theo tường thut ca báo Đin t Chính ph, và th hin quyết tâm "thc hin tt nhim v qun lý, bo v vng chc ch quyn lãnh th, an ninh biên gii quc gia, xây dng biên gii hòa bình, hu ngh, n đnh, hp tác, cùng phát trin".

Trước hot đng tưởng nim Pò Hèn, đoàn ca Th tướng Chính đã ti thăm, chúc Tết, tng quà các lc lượng chc năng đang làm vic ti ca khu quc tế Móng Cái, vn cng thông tin ca chính ph Vit Nam tường thut.

Th tướng Chính nhn mnh vi các lc lượng biên phòng, công an, hi quan, kim dch, Ban qun lý ca khu và các đơn v khác "phi góp phn gi vng đc lp, ch quyn, toàn vn lãnh th ca đt nước bng các bin pháp hòa bình".

Ông Chính cũng căn dn v vic cn phi "hp tác cht ch, hiu qu" gia các cơ quan ca Vit Nam vi các cơ quan ca phía Trung Quc trên tinh thn "tình cm, chân thành, tin cy, tôn trng, bình đng, hp tác, hiu qu, hai bên cùng có li, tôn trng quyn và li ích chính đáng ca nhau, xây dng đường biên gii hòa bình, hu ngh, hp tác, phát trin".

Cách đây chưa lâu, mt nhà lãnh đo cao cp khác ca Vit Nam cũng tưởng nim các lit sĩ trong cuc chiến chng Trung Quc mt tnh biên gii.

Hôm 8/12/2021, Ch tch nước Nguyn Xuân Phúc dâng hương ti Nghĩa trang Lit sĩ V Xuyên tnh Hà Giang.

Báo chí trong nước cho hay Ch tch Phúc và đoàn ca ông đã "mc nim tưởng nh anh linh" ca hơn 1.700 anh hùng lit sĩ an ngh ti nghĩa trang. H là nhng người thuc 32 tnh, thành ca Vit Nam đã ngã xung "trong cuc chiến bo v biên gii phía bc", theo ngôn ng tường thut trên báo chí chính thng ca Vit Nam.

*********************

Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm, làm việc tại huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng

Phạm Tiếp, baotintuc, 15/11/2021

 

Nằm trong chương trình công tác tại tỉnh Cao Bằng, chiều 15/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã thăm, làm việc tại Đồn Biên phòng Đàm Thủy và huyện Trùng Khánh.

 

thutuong5

Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Đàm Thủy. Ảnh : Dương Giang/TTXVN

Cùng dự buổi làm việc có các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng : Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Lê Tiến Châu ; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh ; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn ; Bộ trưởng Bộ Giao thông - Vận tải Nguyễn Văn Thể ; Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung ; đại diện một số bộ, ngành Trung ương.

Tại buổi làm việc, lãnh đạo huyện Trùng Khánh và Đồn Biên phòng Đàm Thủy đã báo cáo với Thủ tướng Chính phủ về tình hình phát triển kinh tế - xã hội ; tình hình an ninh, trật tự trên tuyến biên giới của huyện Trùng Khánh. Theo đó, mặc dù bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, song tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện phát triển ổn định, thu ngân sách đạt khá so với cùng kỳ năm 2020. Các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, bảo đảm an sinh xã hội được tiếp tục duy trì và đẩy mạnh. Công tác phòng, chống dịch Covid-19 được triển khai nghiêm túc, kịp thời, hiệu quả. Tình hình an ninh biên giới, nông thôn được giữ vững ; duy trì mối quan hệ đoàn kết, hữu nghị trên tuyến biên giới với nước bạn Trung Quốc...

Phát biểu với cán bộ, quân và nhân dân các dân tộc huyện Trùng Khánh, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng, Trùng Khánh là địa phương có nhiều danh lam thắng cảnh như thác Bản Giốc, động Ngườm Ngao ; có nhiều đặc sản như bánh khảo Thông Huề, quýt Trà Lĩnh, hạt dẻ Trùng Khánh. Địa phương có 93 km đường biên giới với nước bạn Trung Quốc... Do đó, Trùng Khánh là địa phương hết sức đặc sắc và bản sắc, có tiềm năng, lợi thế cạnh tranh so với nhiều huyện khác của tỉnh Cao Bằng.

Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng, Trùng Khánh là một huyện miền núi, biên giới xa xôi, điều kiện còn nhiều khó khăn. Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của đảng bộ, chính quyền, sự vào cuộc của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội, đặc biệt là sự nỗ lực vươn lên của đồng bào các dân tộc anh em, tình hình kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng, đối ngoại và xây dựng hệ thống chính trị của địa phương đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ. Kinh tế, xã hội cơ bản ổn định. Các chỉ tiêu năm 2021 đề ra đã được triển khai đúng kế hoạch. Địa phương làm tốt chính sách xóa đói, giảm nghèo, an sinh xã hội ; tập trung xóa nhà tạm, nhà dột nát cho các gia đình chính sách, hộ nghèo. Tình hình biên giới trên địa bàn huyện cơ bản ổn định. Hệ thống đường biên, mốc giới được giữ vững. Các vụ việc phát sinh được xử lý kịp thời. Đặc biệt, công tác phòng, chống dịch Covid-19 được triển khai nghiêm túc, kịp thời, có hiệu quả.

Bên cạnh đó, Thủ tướng chỉ rõ những hạn chế như : hạ tầng còn hạn chế, nhất là hạ tầng giao thông ; đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn… Tình trạng buôn lậu, xuất nhập cảnh trái phép qua biên giới còn tiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạp. Thủ tướng yêu cầu huyệncần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo giải quyết có hiệu quả những hạn chế nêu trên.

Về nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới, Thủ tướng đề nghị huyện Trùng Khánh tiếp tục quán triệt sâu sắc, thực hiện nghiêm túc, hiệu quả Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, Nghị quyết của Đảng bộ huyện lần thứ XX về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại và xây dựng hệ thống chính trị.

Trong đó, huyện tập trung vào hai chương trình trọng tâm và ba nội dung đột phá mà Đại hội Đảng bộ huyện đã xác định. Đó là Chương trình nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và Phát triển đô thị thị trấn Trùng Khánh, thị trấn Trà Lĩnh. Đột phá về phát triển du lịch, dịch vụ bền vững ; phát triển cây ăn quả theo hướng hàng hóa, gắn với chế biến ; phát triển kinh tế cửa khẩu.

Thủ tướng yêu cầu huyện Trùng Khánh thực hiện nghiêm Nghị quyết số 128 của Chính phủ về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 ; không được chủ quan, lơ là, mất cảnh giác.

Người đứng đầu Chính phủ yêu cầu quan tâm, bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc của huyện, coi đây là nguồn lực quan trọng của Trùng Khánh ; thực hiện tốt công tác xóa đói, giảm nghèo, phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu giảm nghèo 2,5% trong năm mà huyện đã đề ra ; bảo đảm an sinh, phúc lợi xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân ; triển khai thực hiện đầy đủ, kịp thời các chế độ, chính sách cho các đối tượng chính sách, người nghèo, người yếu thế. Đại phương khẩn trương triển khai tốt 03 Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững ; phát triển kinh tế, xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi và xây dựng nông thôn mới.

Đặc biệt, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu tỉnh Cao Bằng và huyện Trùng Khánh tiếp tục quán triệt đường lối của Đảng, Nhà nước về quan hệ giữa hai Đảng, hai nước Việt Nam - Trung Quốc ; xây dựng kế hoạch, các biện pháp cụ thể về quan hệ hợp tác trong các lĩnh vực với các địa phương tiếp giáp của nước bạn, phấn đấu để quan hệ giữa hai nước, hai địa phương xứng tầm với quan hệ đối tác, hợp tác chiến lược toàn diện vì lợi ích chính đáng của nhân dân hai nước. Mục tiêu cao nhất là bảo vệ vững chắc chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và đường biên giới quốc gia ; giữ vững hòa bình, ổn định tại khu vực biên giới để thúc đẩy giao lưu, hợp tác, hữu nghị và phát triển ; không để ảnh hưởng đến tổng thể cục diện ổn định, hữu nghị, hợp tác trong quan hệ với nước bạn.

Thủ tướng tin tưởng rằng, với truyền thống cách mạng, đoàn kết, thống nhất trên dưới một lòng ; phát huy tinh thần tự lực, tự cường, đổi mới sáng tạo, chính quyền và nhân dân các dân tộc huyện Trùng Khánh sẽ khắc phục mọi khó khăn, phấn đấu hoàn thành thắng lợi các nhiệm vụ mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XX đã đề ra. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng lên.

Phạm Tiếp(TTXVN)

Nguồn : baotintuc.vn, 15/11/2021

 

 

Additional Info

  • Author Hà Văn, Đông Đô, VOA tiếng Việt, Phạm Tiếp
Published in Diễn đàn

Bộ Ngoại giao vừa tổ chức hội nghị tổng kết 2 năm Việt Nam đảm nhiệm cương vị Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2020 – 2021. Trong ‘phát biểu chỉ đạo’ tại hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu các vấn đề mà khi xâu chuỗi lại cho thấy khả năng sắp tới đây cục diện chính trị ở Việt Nam sẽ có những bước ngoặt thay đổi theo cách mà người xưa đã nói : "Lúc hoạn nạn mới biết bạn là ai", qua đó hiểu hơn ai là những người bạn tốt cho chuyện thu xếp đồng minh.

pmc1

Thủ tướng Phạm Minh Chính nói :

"Trước đây chúng ta nhờ cộng đồng quốc tế giải quyết để có được hòa bình, độc lập, thống nhất, thoát khỏi sự bao vây cấm vận. Giờ chúng ta tham gia hòa giải, diễn đàn đa phương mang lại hòa bình, hợp tác phát triển cho các nước trong khu vực, thế giới. Sự chuyển đổi về chất rõ ràng, đó là đổi mới trong đối ngoại".

"Tận dụng hiệu quả vị thế, uy tín đất nước đã có tiếp tục thúc đẩy và làm sâu sắc quan hệ song phương với các nước, các tổ chức quốc tế ; tận dụng tối đa các cơ hội thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư, khoa học kỹ thuật, công nghệ với các nước, nhất là các nước lớn trong bối cảnh Covid-19 cũng như nhìn xa hơn trong giai đoạn ổn định ngay sau đại dịch.

Các hoạt động đối ngoại cần được triển khai trên cơ sở "tình cảm, chân thành, tin cậy, bình đẳng, tôn trọng, lắng nghe, hợp tác, hiệu quả và cùng phát triển", tạo cơ sở tranh thủ nguồn lực quốc tế, góp phần thực hiện khát vọng phát triển bền vững đất nước, trước mắt ưu tiên cho tiếp cận, triển khai vắc-xin và thuốc đặc trị, tư vấn chính sách và hỗ trợ phục hồi sau đại dịch, triển khai ngoại giao khí hậu, ngoại giao y tế, ngoại giao năng lượng, ngoại giao số".

"Phải kiên trì, kiên định, kiên quyết, kiên nhẫn giữ vững bản lĩnh trước những vấn đề có tính chất nguyên tắc, nhất là về lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích của nhân dân ; hài hòa lợi ích của các nước trên thế giới, khu vực ; đảm bảo được mục tiêu chung là hòa bình, độc lập, tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa, vì mục tiêu bảo vệ hòa bình, hợp tác phát triển của các nước trong khu vực cũng như trên thế giới".

"Lúc hoạn nạn mới biết bạn là ai" cho dẫn câu chuyện ngoại giao vắc-xin trong phòng chống dịch thời gian qua, Thủ tướng Chính nói rằng vào thời điểm chưa có vắc-xin, chưa có thuốc, chưa hiểu nhiều về vi-rút gây bệnh Covid-19 cũng như chưa có nhiều kinh nghiệm chống dịch, chúng ta đã phải dùng biện pháp hành chính để chống dịch. Thủ tướng Chính tránh nhắc lại một thời gian kiêu ngạo cộng sản trong chống dịch Covid của người tiền nhiệm hiện là Chủ tịch nước.

Vẫn theo Thủ tướng Chính, khi thực hiện chiến lược vắc-xin, trong đó có ngoại giao vắc-xin, thì từ tháng 8/2021 mới có 300.000 liều vắc-xin, tới tháng 10/2021 đã có 42 triệu liều và tới nay đã có tới gần 210 triệu liều.

"Chúng ta đã vận động tích cực để các nước, đối tác nhượng lại, mua, vay… Nói chung là làm tất cả biện pháp để có vắc-xin. Báo cáo bác Khiêm (nguyên Phó thủ tướng Phạm Gia Khiêm – phóng viên), lúc đó không sĩ diện gì hết, miễn có vắc xin", Thủ tướng chia sẻ.

Theo Thủ tướng, ngay khi có vắc-xin, tích lũy được kinh nghiệm, Việt Nam đã ngay lập tức chuyển đổi trạng thái chống dịch sang thích ứng linh hoạt, an toàn và kiểm soát có hiệu quả dịch bệnh.

"Lúc đó, ý kiến khác nhau nhiều lắm, rồi nghi ngờ không biết đi đến đâu, như thế nào nhưng chúng ta đã giữ bản lĩnh, tiếp tục ngoại giao vắc-xin. Đến nay, chúng ta đã có 210 triệu liều, là một trong số ít nước đạt độ phủ vắc-xin rất cao.

Cho tới lúc này, kết quả cho thấy việc chuyển đổi trạng thái chống dịch là đúng. Giờ đây, chúng ta bình tĩnh chống dịch và khôi phục kinh tế, xã hội", Thủ tướng phân tích và cho biết, đây là ví dụ cụ thể về đường lối đối ngoại linh hoạt trong hoàn cảnh cụ thể để đạt được mục tiêu.

Biết người, biết ta và hiểu rõ ai là bạn tử tế để Việt Nam tìm kiếm đồng minh cho mục đích – theo nhấn mạnh của Thủ tướng Phạm Minh Chính, đó là lợi ích quốc gia – lợi ích dân tộc.

Không thấy Thủ tướng Chính đề cập đến ‘lợi ích Đảng’ vẫn thường thấy trong các mẫu câu ‘kinh điển’ ở thể loại ‘phát biểu chỉ đạo’ lâu nay.

Lynn Huỳnh

Nguồn : VNTB, 24/01/2022

Additional Info

  • Author Lynn Huỳnh
Published in Diễn đàn

Sự dốt nát mà tôi muốn nói đến ở đây không phải là thiếu kiến thức, thiếu trình độ mà là sự thiếu kiến văn, thiếu tầm nhìn và thiếu nhân tính. Một khi nhân tính không có, chưa được sống trong môi trường dân chủ và phải chịu độc đoán, độc tài quá lâu, người ta sẽ định nghĩa về tự do, dân chủ bằng con mắt độc tài, bằng hệ qui chiếu của kẻ quen áp đặt, trường hợp Thủ tướng Phạm Minh Chính là một ví dụ, rất điển hình.

dot0

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại cuộc họp khẩn về phòng chống dịch Covid-19 tại đầu cầu trụ sở UBND tỉnh An Giang.

Trong lần chống dịch thứ tư, hay nói chính xác hơn, từ khi ông Chính lên làm Thủ tướng, tình hình dịch giã thay đổi một cách bất thường, trong lúc dịch khu vực đang giảm, Việt Nam lại tăng đột biến. Điều này khiến tôi nhớ đến câu "nếu cột điện Mỹ có chân, nó sẽ chạy sang Việt Nam" của cựu Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Nói thì nghe khôi hài nhưng ông Phúc có cái lý, cái tự tin của ông ta, bởi ông ta có cách chống dịch khoa học và nhân văn hơn, ông ngăn chặn dịch từ bên ngoài chứ không nhốt dịch thành từng chuồng trại bên trong như ông Chính sau này. Khi ông Chính lên làm Thủ tướng không bao lâu thì dịch hoành hành, và tính cách độc đoán, cá tính thổ ti miền núi Thanh Hóa của ông Chính thể hiện rất rõ (xin nhấn mạnh, cá tính thổ ti, những kẻ có quyền lực của các tộc người thiểu số, chứ người dân Thanh Hóa thì không đến nỗi) : Độc đoán ; Ôm đồm và Toàn tri.

Vì sao tôi nói ông Chính độc đoán, bởi tất cả các hành vi của ông trong chống dịch, tôi dám nói một điều rằng ông làm mích lòng không ít những người cấp dưới, bởi cách đe nẹt, chỉ mặt và nhúng tay quá sâu vào công cuộc chống dịch địa phương. Ông cứ nghĩ Sài Gòn cũng giống như miền núi Thanh Hóa, nhà cách nhà vườn cách vườn cả vài trăm mét, không khí thoáng đãng, mát mẻ và người ta có thể ra vườn vạch quần mà đái. Chính cái cách nghĩ thô sơ này dẫn đến quyết định phong tỏa tối đa Sài Gòn, nếu cơ quan chấp pháp không phong tỏa nổi thì đưa quân đội vào phong tỏa. Và phong tỏa quyết liệt đến mức cả Bí thư Sài Gòn cũng than thở rằng cách ly, tìm ra F0 rồi đó mà chẳng biết làm gì ? Câu nói này hàm ý rằng ông ta, quyền lực cao nhất Sài Gòn cũng không biết mình phải làm gì, chỉ biết làm theo chỉ đạo của bên trên. Rõ ràng, ở đây, ông Chính là kẻ độc đoán, là kẻ chỉ đạo tối cao để phong tỏa Sài Gòn, để đưa đến hậu quả chết gần hai mươi mấy ngàn người, không ai khác.

Và hầu hết các cuộc họp trực tuyến, ông Chính hỏi các lãnh đạo địa phương về số ca mắc trong ngày, tình hình chuyển biến dịch, nếu lãnh đạo nào không trả lời kịp thì bị ông quở trách, nói giễu cợt, một cung cách làm việc nếu nhìn qua thì thấy có vẻ nghiêm túc, bám sát thực tế, nhiệt tình, nhưng kỳ thực, nó che giấu bên trong sự ôm đồm và coi thường cấp dưới, một kiểu làm việc mang màu sắc quân phiệt. Bởi việc cấp dưới chưa cập nhật được tình hình dịch bệnh, báo cáo chậm, báo cáo dựa vào số liệu của trợ lý là bình thường, vấn đề giải quyết nó như thế nào mới là quan trọng. Ở đây, ông Chính đưa ra chỉ thị, đưa ra chương trình chống dịch chung và cụ thể cho cả nước rồi áp đặt cho mọi nơi đều dùng chung một kiểu, công việc của lãnh đạo địa phương là cập nhật mỗi ngày, báo cáo nhanh gọn cho ông. Cách làm việc này lấy mất khả năng ứng biến tại chỗ của lãnh đạo mỗi địa phương và biến các lãnh đạo địa phương thành một loại báo cáo viên, một con vẹt có thẻ.

Và khi hàng chục ngàn cái chết xảy ra, khi hàng chục ngàn người lây lất đói khổ, hàng chục ngàn người chạy về quê như thú hoang chạy cháy rừng… Hệ lụy không biết đâu mà lường, thì ông Chính mới tạm dừng kiểu giới nghiêm, khoanh vùng, phong tỏa lại. Kết quả là mặc dù dịch vẫn tràn lan, F0 đầy rẫy, nhưng gần tháng qua, không có tình trạng chết chồng chết chất như lúc Sài Gòn bị phong tỏa. Và nếu không lầm thì người chết vì dịch đã giảm xuống mức tối thiểu. Điều này cho thấy biện pháp chống dịch trước đó hoàn toàn thất bại và có tác dụng ngược. Nhưng bản tính cố chấp của ông Chính vẫn chưa giảm, ông vẫn tiếp tục ra lệnh ra soát tiêm vaccine bằng mọi giá, "đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người" để tìm và tiêm. Người nào không tiêm thì dùng biện pháp mạnh, chẳng hạn như chữa bệnh tự trả tiền. Tôi xin trích văn bản cuộc họp mới đây nhất : "Chỉ đạo tại cuộc họp toàn quốc về phòng, chống dịch Covid-19, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người để tiêm vét vắc-xin, ai chưa tiêm buộc phải tiêm, ai cương quyết không tiêm thì phải xử lý theo quy định của pháp luật như không tiêm thì chữa bệnh phải trả tiền...

Kết luận cuộc họp trực tuyến toàn quốc về phòng, chống dịch Covid-19 ngày 10-12, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh một số mục tiêu, nhiệm vụ cần tập trung làm bằng được trong thời gian tới, đó là kiểm soát rủi ro, giảm tối đa số ca chuyển nặng và tử vong ; đồng thời "đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người", thần tốc hơn nữa trong chiến dịch tiêm chủng với mục tiêu, lộ trình cụ thể cho từng nhóm độ tuổi…" (nguồn : báo Người Lao Động).

Đến đây thì thực sự là lòi cái dốt căn bản của một ông ngồi ghế Thủ tướng. Vì sao ? Vì khi trả lời phỏng vấn của các cơ quan truyền thông nước ngoài, ông Chính từng định nghĩa "dân chủ là mọi người có cơm ăn, có áo mặc, có nhà ở…". Điều này khiến tôi giật mình, mà không riêng gì tôi giật mình đâu, bởi cái cách định nghĩa về dân chủ như thế này đã kéo đất nước thụt lùi ít nhất cũng nửa thế kỉ. Cơm ăn, áo mặc, nhà ở là nhu cầu tối thiết, con gà, con vịt, con chó, con mèo, bất kì con vật nào cũng cần cơm ăn, và nhà ở cũng vậy, về áo mặc, con người mặc áo quần, con vật mặc bộ lông, nó cũng cần bộ lông sạch, đẹp.

Những thứ mà ông Chính nghĩ là dân chủ, thực ra thuộc về nhu cầu và bản năng tự nhiên, nó không phải là khế ước của một xã hội văn minh. Dân chủ là một khế ước, là cách định nghĩa về chỗ đứng cùng với các giá trị liên đới của con người trong xã hội loài người, một xã hội văn minh. Và dân chủ không phải là cơm ăn, áo mặc hay nhà ở, mà là chỗ đứng, vị trí công dân, vị trí nhân phẩm, vị trí tiếng nói công dân, tự do ngôn luận, tự do thiết lập hội, nhóm…. Có cả một ngàn lẻ một các tiêu chí dân chủ mà bất kì một nhà lãnh đạo hiểu biết, tiến bộ nào cũng phải nắm rõ, trừ các nhà lãnh đạo độc tài ở các quốc gia lạc hậu. Câu định nghĩa về Dân Chủ của ông Chính vô hình trung đẩy đất nước về chỗ ngu dốt và lạc hậu. Bởi dù muốn hay không, lúc này ông cũng là gương mặt đại diện quốc gia.

Và cái cuộc họp gần đây nhất về vấn đề tiêm vaccine cho nhân dân theo kiểu áp đặt, đi từng ngõ, gõ từng nhà rà từng người của ông Chính càng chứng minh rõ hơn thứ tư duy độc đoán, nông cạn và không có dân chủ của ông. Vì sao tôi phải nói nặng lời như vậy ? Vì quyết định, chỉ thị và mọi áp đặt của ông lúc này có liên quan đến hàng triệu mạng người chứ không phải là con gà, con chó, con lợn. Và quan trọng hơn cả là thứ tư duy phi dân chủ của ông đã đưa đến quyết định này, một quyết đình mà người dân chỉ thụ động hoặc sống, hoặc chết, sự sống và cái chết của người dân nằm gọn trong tay Phạm Minh Chính.

Rõ ràng, ở đây thiếu một động tác vô cùng quan trọng : Đó là cam kết từ phía Chính phủ và phía nhà sản xuất vaccine. Nếu tiêm vào mà chết, thì họ đền bù như thế nào ? Bởi vaccine bán lấy tiền, đây là sản phẩm y tế nhằm đảm bảo sức khỏe cho con người, khi tiêm gây tử vong, thì người bán và người tổ chức tiêm phải chịu trách nhiệm. Đây là vấn đề vô cùng lớn, không đơn giản chỉ hỗ trợ vài chục triệu mua quan tài được. Thủ tướng phải có chính sách như thế nào để đảm bảo mạng sống cho người dân. Người ta đang lành mạnh, không bị nhiễm Covid-19, mà có bị nhiễm cũng chưa chắc đã chết. Đùng cái anh bắt người ta chích vaccine, tử vong thì anh ném vài chục triệu ra là xong sao ? Cách làm việc vô trách nhiệm, vô lương tri như vậy có phải là cách làm việc của một nhà lãnh đạo có tâm, có tầm theo cách nói của các ông không ?

Ông ra lệnh (rõ ràng ở đây là ra lệnh, phong cách làm việc của ông Chính thiên về ra lệnh và áp đặt) nếu như ai "chống đối" không chích vaccine thì dùng biện pháp mạnh, buộc phải tiêm, chữa bệnh phải trả tiền ? Rõ ràng cái lệnh này có hai vấn đề : Thứ nhất là Thủ tướng Phạm Minh Chính phạm pháp mà ông vẫn dùng, vẫn cứ ra lệnh, áp đặt người dân tiêm vaccine, mà vaccine không bảo đảm có miễn dịch hay không, không bảo đảm có sốc phản vệ hay không ? Bằng chứng là có nhiều người chết vì sốc vaccine, có nhiều ca F0 sau khi tiêm mũi hai. Như vậy thì việc áp đặt tiêm này nhằm mục đích gì ? Nó có tác dụng gì ?

Thứ hai, ông bắt người dân phải cam kết tự trả tiền chữa bệnh nếu không tiêm, thế cơ quan y tế, Chính phủ có cam kết nếu người tiêm bị sốc phản vệ, tử vong thì Nhà nước, Chính phủ và bản thân ông, người ra lệnh phải chịu trách nhiệm trước pháp luật chưa ? Ông không thể bắt hàng triệu người dân phải chịu trách nhiệm khi chống lại cái chủ quan, áp đặt và thiếu hiểu biết của ông mà ông không chịu trách nhiệm nào trước nhân dân được !

Và, ông có biết ông đang phạm luật không ? Đó là luật bảo hiểm y tế, khi người dân tham gia bảo hiểm y tế, họ sẽ được chữa bệnh bằng chính bảo hiểm y tế của họ, đây là quyền tối thiết của con người. Ông không thể can thiệp vào vấn đề chi trả từ cơ quan bảo hiểm y tế được, bởi ở đây, ngoài yếu tố y tế cộng đồng, nó còn là hợp đồng kinh tế giữa cá nhân với cơ quan bảo hiểm, người ta bỏ tiền ra mua gói bảo hiểm y tế cho bản thân, khi gặp sự cố sức khỏe, cơ quan bảo hiểm y tế phải chi trả, đó là nguyên tắc pháp luật. Ông căn cứ vào đâu để can thiệp vào chuyện này ?

Ông bà nói rằng "cha nó lú có chú nó không", tôi không tin rằng ông Phạm Minh Chính có thể một tay khuấy nước chọc trời, gây tổn hại nhân mạng không biết bao nhiêu cho nhân dân mà các ủy viên Bộ Chính Trị không nhìn thấy hoặc nhắm mắt làm ngơ. Và vấn đề chống dịch, ngoài ý nghĩa bảo vệ sức khỏe cho nhân dân, thể hiện tính nhân đạo của nhà nước, chính phủ, đó còn là một vấn đề chính trị, một hành động chính trị. Đảng tốt đẹp hơn hay xấu đi, trở nên dốt nát trong mắt người dân lúc này đều phụ thuộc vào cách hành xử trong chống dịch, trong lúc dầu sôi lửa bỏng này.

Bởi suy cho cùng, nhân dân bây giờ hiểu biết và tiến bộ gấp nhiều lần so với nhân dân những năm 1980, 1990, 2000… Đó là sự thật, đừng để mọi sự trở nên quá muộn mằng. Đừng đẩy nhân dân trở thành những con vật nằm kẹt cứng trong chuồng trại, bởi không có gì đáng sợ hơn những con vật đã quá sợ hãi được sổng chuồng. Hãy hiểu rằng nhân dân là con người, những con người tiến bộ và nhân ái !

Viết từ Sài Gòn

Nguồn : RFA, 10/12/2021 (VietTuSaiGon's blog)

Additional Info

  • Author Viết từ Sài Gòn
Published in Diễn đàn