Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Cần thay đổi Trưởng ban Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống dịch Covid-19

Nguyễn Nam, VNTB, 06/07/2021

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cần được phân công vào chức danh Trưởng ban Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống dịch Covid-19, thay cho Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam.

1thaydoi2

Lý do : Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng "là hạt nhân quy tụ và phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị ; được cán bộ, đảng viên, quần chúng nhân dân tin tưởng, tín nhiệm cao".

Cụ thể, ở Quy định 214-QĐ/TW  tiêu chuẩn cán bộ thuộc diện Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị quản lý, do Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng ký ban hành ngày 02/01/2020, hiệu lực kể từ ngày ký, thì ở phần "Tiêu chuẩn chức danh cụ thể", ghi như sau về "Tổng bí thư" – nói rõ, văn bản ghi liền mạch, không xuống dòng, đọc khá rối mắt, do vậy người viết xin được in đậm một số ý tạm gọi là nhấn mạnh về sự khác biệt :

"Bảo đảm đầy đủ các tiêu chuẩn chung của Uỷ viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư, đồng thời, cần có những phẩm chất, năng lực : Có uy tín cao trong Trung ương, Bộ Chính trị, trong toàn Đảng và nhân dân ; là trung tâm đoàn kết, quy tụ và phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, của toàn Đảng, toàn dân và sức mạnh thời đại để thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh". Tiêu biểu nhất về đạo đức, trí tuệ của toàn Đảng. Có trình độ cao về lý luận chính trị. Có kiến thức sâu, rộng, toàn diện trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, xây dựng Đảng, quản lý nhà nước… Có bản lĩnh chính trị, tư duy nhạy bén, năng lực nghiên cứu, phát hiện, đề xuất và quyết đoán ; bình tĩnh, sáng suốt trước những vấn đề khó, phức tạp liên quan đến vận mệnh của Đảng, của quốc gia, của dân tộc. Có năng lực lãnh đạo, điều hành Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư ; có năng lực lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ cấp chiến lược, đặc biệt là người kế nhiệm, cán bộ chủ chốt. Đã kinh qua và hoàn thành tốt nhiệm vụ ở chức vụ bí thư tỉnh uỷ, thành uỷ hoặc trưởng ban, bộ, ngành Trung ương ; tham gia Bộ Chính trị trọn một nhiệm kỳ trở lên ; trường hợp đặc biệt do Ban Chấp hành Trung ương quyết định".

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng được cho rằng đã đáp ứng các yêu cầu cụ thể kể trên, và do đó tin tức cho biết, nhận lời mời của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao Đảng ta tham dự Hội nghị thượng đỉnh giữa Đảng Cộng sản Trung Quốc với các chính đảng trên thế giới, diễn ra vào ngày 6-7-2021.

Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tuyến, với chủ đề "Vì hạnh phúc của nhân dân, trách nhiệm của chính đảng".

Từ các ghi nhận kể trên, trong bối cảnh dịch Covid ở Việt Nam tiếp tục được đánh giá là mất kiểm soát, cùng với đó là sự chậm chạp đầy khó hiểu của việc mua vắc xin về chích ngừa Covid rộng rãi cho người dân Việt Nam…, cho thấy dường như người đang giữ chức vụ Trưởng ban Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống dịch Covid-19, đã bất lực trong trọng trách.

thaydoi1

Rất có thể ở đây vì ông Vũ Đức Đam không có được những tiêu chuẩn mà dường như bất kỳ một nguyên thủ nào trên thế giới cũng ‘ước ao’ : là trung tâm đoàn kết, quy tụ và phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, của toàn Đảng, toàn dân và sức mạnh thời đại – Tiêu biểu nhất về đạo đức, trí tuệ của toàn Đảng – Có kiến thức sâu, rộng, toàn diện trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, xây dựng Đảng, quản lý nhà nước

"Vì hạnh phúc của nhân dân, trách nhiệm của chính đảng" như chủ đề mà ông chủ Thiên An Môn đưa ra, mong rằng Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng mặc dù tuổi cao, sức yếu, tha thiết xin ông hãy đảm nhận thêm vị trí Trưởng ban Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống dịch Covid-19, để người dân Việt Nam sớm thoát được cơn đại dịch đang khiến họ ngày càng sức cùng, lực kiệt.

Nguyễn Nam

Nguồn : VNTB, 06/07/2021

***********************

Bụng đói meo thì sức đâu mà ‘đánh giặc’, chống dịch…

Lê Quang, VNTB, 06/07/2021

"Chống dịch như chống giặc" là tư tưởng chỉ đạo và phương châm hành động bảo đảm cho "cuộc chiến" phòng, chống dịch Covid-19 ở nước ta thu được thắng lợi nhanh nhất.

Đó là ‘mô-típ’ quen thuộc được sử dụng trong các bài phát biểu mang tính cổ đọng chính trị của quan chức Việt Nam kể từ lần bùng dịch đầu tiên hồi đầu năm 2020.

Nếu đúng là "chống dịch như chống giặc" vậy thì rất cần trả lời hàng loạt thắc mắc sau đây được ghi nhận qua mạng xã hội facebook với những tài khoản ‘người thật – việc thật’.

thaydoi3

Khi bụng đói meo thì sức đâu mà ‘đánh giặc’, chống dịch.

Bác sĩ Cao Văn Tuân : "Hôm trước nghe Vin tặng 30 máy xét nghiệm phát hiện Sars Covi 2 bằng hơi thở nhanh và chính xác hơn cả RT-PCR đâu rồi không dùng mà phải tìm đến 4000 cò đất đi ngoáy mũi làm xét nghiệm ?".

Vẫn bác sĩ Tuân, ông cảm thán : "Hòn đảo du lịch bé bé chứa 4.000 F1, chưa biết có bao nhiêu F0 trong đó. Cô Vi chào Phú Quốc trong nắng hè rực rỡ".

Bàn về ‘giặc’ , không cần phải nhờ vả ai đến ‘giải phóng’ cả, bác sĩ Tuân nói rằng "714 ca trong ngày 3/7 là tín hiệu tốt của Sài Gòn chớ không phải dấu hiệu dịch trầm trọng. Với ca bệnh nhiều như vậy nhưng không có ca nặng, phần lớn F0 không có triệu chứng có nghĩa là cộng đồng đã sống chung và thích nghi với Cúm tàu nói cách khác là đã có miễn dịch cộng đồng, đỉnh dịch đã sắp đạt.

Theo quy luật tảng băng tuần tới số ca bệnh sẽ còn tăng nữa khi số mẫu xét nghiệm cộng đồng ngày càng tăng, điều này là tất yếu cho nên anh chị em Sài Gòn cứ bình tĩnh sống, làm việc tuân theo chỉ thị 10 và thực hiện tốt 5 K qua đỉnh dịch mọi việc sẽ ổn. Với ca F0, F1 ngày càng nhiều Sài Gòn nên quyết định nhanh việc cho F0 không triệu chứng , F1 được được cách ly tại nhà chỉ cần điều kiện nhà có phòng riêng có WC".

Trong ‘chống giặc’ thì ‘hậu cần’ là quan trọng vào loại bậc nhất. Đường Trường Sơn, rồi ‘Đường Hồ Chí Minh trên biển’ – và giờ đây thêm ‘Đường Hồ Chí Minh trên không’ là những dẫn chứng cho ‘vận chuyển quân – lương – khí tài’.

Còn trong chống dịch như hiện tại, thì ‘hậu cần’ là an sinh khi người dân buộc phải ‘đóng cửa ở yên trong nhà’. Hậu cần kém, dân sẽ chết đói trước khi chết vì dịch.

"Gói hỗ trợ mới phải thực hiện theo phương châm "5 dễ". Đó là dễ hiểu, dễ nhớ, dễ làm, dễ thực hiện và dễ triển khai. Gói hỗ trợ cũng phải được triển khai nhanh, thần tốc và kịp thời hỗ trợ người dân, doanh nghiệp vượt qua giai đoạn ngặt nghèo" – đó là những yêu cầu đặt ra để người dân không còn phải ‘lên tivi mà nhận’ nữa như dưới thời Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.

thaydoi4

Trong một chia sẻ quan điểm cá nhân với báo chí, ông Trần Hoàng Ngân – nguyên là hiệu phó trường Đại học Tài chính – Kế toán Thành phố Hồ Chí Minh (trường này về sau được nhập chung với Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh), ý kiến :

"Chúng ta đẩy nhanh gói hỗ trợ để làm sao chi đúng đối tượng, hướng đến những người đang gặp khó khăn, cần sự hỗ trợ để họ vượt qua giai đoạn ngặt nghèo, và điều quan trọng là trên cơ sở công khai, minh bạch.

Điều này tác động rất lớn đến niềm tin của người dân và doanh nghiệp vào hệ thống chính trị của chúng ta. Trong các chính sách, việc giảm thuế thu nhập cá nhân để tất cả người dân có thể tiếp tục được thụ hưởng. Riêng Thành phố Hồ Chí Minh cũng đã có gói hỗ trợ trực tiếp bằng tiền mặt cho người dân bị ảnh hưởng bởi Covid-19.

Tuy nhiên, với gói hỗ trợ mới đợt này, Chính phủ nên mạnh dạn tăng quy mô gói hỗ trợ cho doanh nghiệp, người lao động khi quy mô GDP đã tăng trên 340 tỉ USD năm 2020 bởi lẽ tại thời điểm này, Chính phủ cần chấp nhận tăng bội chi ngân sách năm nay để tăng gói hỗ trợ đủ liều khi "bệnh" đã nặng hơn sau một thời gian Covid-19 tấn công doanh nghiệp, người dân.

Ở một số nước, hỗ trợ tài chính có thể tương ứng 15-20% GDP, do đó việc nới lỏng hơn các điều kiện, tiêu chí nhận hỗ trợ để nhanh chóng đưa tiền, kích cầu tiêu dùng cho nền kinh tế cũng là vấn đề cần ưu tiên trong gói mới này"…

Nôm na, khi bụng đói meo thì sức đâu mà ‘đánh giặc’, chống dịch.

Lê Quang

Nguồn : VNTB, 06/07/2021

Additional Info

  • Author Nguyễn Nam, Lê Quang
Published in Diễn đàn

Hi Dương vn còn là đim nóng v dch Covid-19 ti Vit Nam (1). Trong bi cnh Covid-19 vn còn là đi ha toàn cu, so vi nhng gì đã biết, đt dch mi bùng phát ti Vit Nam hi h tun tháng 1 không có yếu t nào đáng chú ý ngoi tr cách thc ngăn chn phòng nga dch Covid-19 càng ngày càng ging như gieo thêm kh nn và Hi Dương chính là dn chng !

chong0

UBND tỉnh Hải Dương đề nghị các tỉnh thành tạo điều kiện để xe chở hàng hóa được lưu thông. Ảnh Cổng Thông tin điện tử tỉnh Hải Dương.

***

Đt dch th ba ti Vit Nam bùng phát trước Tết âm lch khong hai tun thi đim vn là cao đim trong sinh kế c năm ca nhiu gii, đc bit là nông dân. Bi dch đu tiên dường như t Hi Dương, phn ng ca h thng chính tr, h thng công quyn các cp t trung ương ti đa phương làm thiên h kinh ngc.

Ch trương cũng như phương thc "chng dch như chng gic" vô hình chung đã biến nhng nn dân, chng may cư trú Hi Dương tr thành nhng cá nhânng v k thù ! Khong ba tun sau khi đt dch th ba bùng phát, các tnh lân cn Hi Dương vn chn xe ch hàng hóa t Hi Dương, không cho phép băng ngang đa phn ca h, k c khi chính quyn tnh Hi Dươngđ ngh quan tâm, to điu kin cho phương tin ch hàng hóa được phép ra, vào Hi Dương nhm bo đm lưu thông hàng hóa(2).

Chng đó dường như chưa đ, theo tường thut ca báo chí Vit Nam, có ít nht ba tnh là Bc Ninh, Thái Bình và Hưng Yên ra lnh cho các doanh nghip ti đa phương ca mình không được tiếp nhn nhng nhân viên, công nhân cư trú Hi Dương quay tr li làm vic sau Tết. Đến t Hi Dương đng nghĩa vi vic s b t giác, săn lùng (3) !

Đáng ngc nhiên là chính ph Vit Nam ngm tăm, án binh bt đng, không nhng không yêu cu điu chnh mà còn không đ ra bt k gii pháp h tr nào, bt k mt s cơ quan truyn thông chính thc gióng chuông, cnh báo, dân chúng, đc bit là nông dân Hi Dương đang b đy đến cùng đường vì cách hành x đi vi nn dân chng may cư trú nhng nơi không may tr thành dch, ging như k thù : Rau, c, trái cây, tht, cá, trng thi ra, hư hng bi b cô lp theo cách thc hết sc cc đoan (4).

Trên mng xã hi, mt s facebooker ng Hi Dương va tuyt vng vì giá nông sn r như cho : Ci mui dưa 2.000/ ký, súp lơ 2.000/cái, su hào 2.000/c, cà chua 4.000/ký, bp ci 4.000/cái, khoai tây 7.000/ký, bp 7.000/ký, trng gà 1.500/trái va ut c vì chng lchúng tôi không phi là đng bào ca các bn sao (5) ?

***

Các đc đim ca Covid-19 đã khiến cô lp, buc cách ly, hn chế giao tiếp tr thành nhng gii pháp cn thc thi đ hn chế lây nhim. Tuy nhiên do nhng gii pháp du cc đoan song cn thiết này gây tn thương nghiêm trng cho c nn kinh tế ln nhiu gii, đc bit là các thành phn yếu thế trong xã hi, ti nhiu quc gia, vic thc thi liên tc được điu chnh cho phù hp vi tình thế, kèm theo đó là hàng lot gii pháp h tr các gii, đc bit là nhng thành phn yếu thế trong xã hi.

Cùng Châu Á, đu năm ngoái tng là mt trong nhng đim nóng nht toàn cu v Covid-19, sau Tết âm lch, s ca nhim Covid 19 tăng gp đôi so vi trước Tết âm lch (t 300 ca/ngày lên khong 600 ca/ngày) nhưng tun trước, chính quyn Nam Hàn vn tuyên b s hn chế áp đt các bin pháp cưỡng ép vào đu tháng ti (1 tháng 3).

Tng thng Nam Hàn loan báo, h thng công quyn Nam Hàn s chuyn sang khuyến khích dân chúng t giác phòng nga bng ý thc trách nhim đi vi cng đng vì chng dch bn vng là mt cuc chiến trường k. Song song vi khuyến khích, Nam Hàn s nâng mc pht nhng cá nhân thiếu ý thc, thiếu trách nhim trong phòng nga lây nhim (không mang khu trang, không gi khong cách, không t giác khai báo y tế, vi phm yêu cu cách ly ti gia).

Ngoài yếu t thi tiết s m hơn, mt trong nhng lý do khiến chính quyn Nam Hàn quyết đnh hn chế vic áp đt các bin pháp phòng nga cc đoan còn vì nhn ra rng, áp đt các bin pháp cc đoan s tăng thêm gánh nng cho các cơ s sn xut, kinh doanh nh, tiu thương, nhng thành phn yếu thế trong xã hi Nam Hàn hy vng hn chế áp đt các bin pháp cc đoan s va giúp kinh tế mau hi phc, va sm gim gánh nng cho các thành phn yếu thế.

Đ bo v sc khe cng đng, chính quyn Nam Hàn cam kết s sm t chc chích nga trên din rng, thc thi các bin pháp giúp doanh gii gim chi phí liên quan đến tuyn dng đ đến hết tháng ti s đt mc tiêu tái to 900.000 vic làm vn đã mt trong đi dch.

Ngoài vic chi 110 ngàn t Won (tương đương 91 t M kim) đ giúp các cơ s sn xut, kinh doanh nh hi phc, trong tháng này, chính quyn Nam Hàn s công b th thc đ nhng cá nhân, gia đình b tn thương do vic áp đt nhng bin pháp cc đoan sm nhn h tr khn cp ln th tư (6).

Ging như Vit Nam, Nam Hàn được cng đng quc tế xem là mt trong nhng quc gia thành công trong ngăn chn phòng nga Covid-19 lây lan. Song khác vi Vit Nam, nhng li khen ca cng đng quc tế dường như không th vùi h thng chính tr, h thng công quyn Nam Hàn chìm sâu bên dưới s t hào. Thành tích ngăn chn - phòng nga dch không quan trng bng làm sao va bo v được sc khe cng đng, va không biến ngăn chn phòng nga dch thành gieo thêm kh nn !

Trân Văn

Nguồn : VOA, 23/02/2021

Chú thích :

(1) https://tuoitre.vn/sang-22/2/viet-nam-chua-co-ca-mac-covid-19-moi-chi-con-hai-duong-dang-co-dich-20210222061607766.htm

(2) https://datviet.trithuccuocsong.vn/chinh-tri-xa-hoi/tin-tuc-thoi-su/dung-tiep-nhan-hang-hoa-tu-hai-duong-sao-lai-the-3427757/

(3) https://zingnews.vn/3-tinh-khong-su-dung-nguoi-lao-dong-hai-duong-post1184988.html

(4) https://vnexpress.net/nong-dan-hai-duong-khon-don-trong-tam-dich-4236945.html

(5) https://www.facebook.com/groups/nhabaocongdan/permalink/1626065141116584/

(6) http://world.kbs.co.kr/service/news_view.htm?lang=v&Seq_Code=48976

Additional Info

  • Author Trân Văn
Published in Diễn đàn

Đến chiều ngày 8/2/2021, Thủ tướng chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã chuẩn thuận đề nghị của Bộ Y tế về biện pháp áp dụng giãn cách xã hội tại một số nơi ở Thành phố Hồ Chí Minh. Ông Phúc cũng đồng ý cho các địa phương được áp dụng biện pháp mạnh để ngăn chặn dịch Covid-19.

phongchong1

Một đôi tình nhân mang khẩu trang phòng chống dịch bệnh trên đường phố Hà Nội, ngày 29/1/2021 – Reuters

Tính đến tối ngày 8/2/2021, Việt Nam ghi nhận có thêm 45 ca mắc mới so với ngày hôm trước. Tổng số trường hợp nhiễm SARS-CoV-2 từ đầu mùa dịch đến nay tại Việt Nam là 2050 ca ; 35 trường hợp tử vong. Riêng Thành phố Hồ Chí Minh đã phong tỏa hơn 10 địa điểm có các ca nhiễm bệnh.

Tiến sĩ - Bác sĩ Võ Xuân Sơn hiện đang công tác tại Phòng khám Quốc tế EXSON, Thành phố Hồ Chí Minh nhận định về tình hình dịch Covid-19 hiện nay tại thành phố này :

"Ở Sài Gòn sáng giờ phát hiện hai mươi mấy ca nên mọi người đang rất là chộn rộn. Nhưng nguyên nhân thì cho đến giờ này cũng không rõ tại sao vì thông tin không đầy đủ. Tôi thì tôi nghĩ nó cũng có liên quan vấn đề chủ quan của việc số người nhiễm ít, và nó bùng phát lên. Có thể nó bùng phát lâu rồi nó mới ra một lúc mấy chục người như vậy.

Tôi nghĩ nếu kiểm soát được tốt thì cũng có thể ngăn chặn kịp thời. Vấn đề là ổ dịch ở Thành phố Hồ Chí Minh cho đến giờ vẫn chưa xác định được thời điểm nào là thời điểm bắt đầu.

Con virus bùng phát lần này lại không phải là con virus biến chủng kiểu Anh. Cho nên người ta nghĩ là nó đã lâu rồi. Bây giờ có cái phức tạp là F1 âm tính mà F2 lại dương tính. Như vậy việc xác định F1, F2 có đúng hay không ?

Tức là cái ở dịch nằm ở đâu đó vẫn chưa tìm ra ; thời điểm nào bùng phát cũng chưa tìm ra. Bây giờ còn quá sớm để nói khả năng khống chế sẽ như thế nào nhưng chắc chắn đợt dịch ở Thành phố Hồ Chí Minh sẽ phức tạp hơn ở Chí Linh vừa qua hay Đà Nẵng mấy tháng trước đây".

Một số người dân mà RFA trò chuyện cho rằng, lần này chính phủ không làm mạnh tay. Thêm vào đó, bệnh dịch bùng phát vào dịp Tết thì Việt Nam sẽ khó kiểm soát vì người dân sợ bị cách ly nên không khai báo y tế trung thực.

Tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Y Tế Việt Nam vào sáng ngày 8 tháng 2 cảnh báo số trường hợp dương tính ở tổ bốc xếp hàng hóa tại phi trường Tân Sơn Nhất không chỉ dừng ở con số 29 tính đến lúc này mà có thể thêm.

Cô Trúc Khê, một nhân viên văn phòng ở Thành phố Hồ Chí Minh e rằng, dịch bệnh bùng phát vào thời điểm Tết sẽ vượt khỏi tầm kiểm soát của chính phủ. Cô giải thích :

"Theo tôi, chính phủ rất chú trọng tới dịch bệnh nhưng họ làm theo kiểu ‘cuốn chiếu’ chứ không làm đồng loạt như đợt đầu. Dịch tới đâu thì họ dập tới đó bằng cách có gắng tìm ra nguồn lây để chặn. Nhưng với dịp Tết này thì khó, nếu nói người dân không có trách nhiệm với cộng đồng thì chỉ đúng một phần. Phần lớn là vào dịp Tết nên họ sợ bị cách ly, không được gặp gia đình nên họ không giấu diếm bệnh. E rằng chính quyền không kiểm soát nổi".

Đề đề phòng trường hợp người bệnh không khai báo y tế, ông Vương Đình Huệ, Bí thư thành phố Hà Nội cho biết sẽ xử lý nghiêm các trường hợp bệnh nhân bị phát hiện cố tình không khai báo y tế để lây nhiễm ra cộng đồng, nếu cần, sẽ xem xét xử lý hình sự.

Sở Tư Pháp Hà Nội hôm cuối tuần qua đề ra 15 mức xử phạt trong trường hợp cố tình không khai báo y tế. Mức phạt cao nhất lên đến 200 triệu đồng và phạt tù từ 20 năm hoặc chung thân.

phongchong2

Trong một tiệm cắt tóc trong lúc dịch bệnh Covid-19 bùng phát ở Hà Nội, ngày 29/1/2021. Reuters

Đợt dịch thứ ba bắt đầu từ ngày 27/1/2021 chỉ với hai tỉnh có người nhiễm là Hải Dương và Quảng Ninh. Tới nay đã có 12 tỉnh, thành phố gồm Hải Dương, Quảng Ninh, Hà Nội, Gia Lai, Điện Biên, Bình Dương, Bắc Ninh, Hòa Bình, Hải Phòng, Thành phố Hồ Chí Minh, Bắc Giang, Hà Giang.

Trong đó, Hà Nội bị coi là điểm nóng với 19 ca nhiễm trong 2 ngày 31/1 và 1/2.

Chủ tịch Hà Nội Chu Ngọc Anh ra công điện khẩn yêu cầu người dân phải thực hiện tốt thông điệp "5K" gồm : khẩu trang, khử khuẩn, khoảng cách, không tụ tập và khai báo y tế. Hạn chế tối đa tập trung đông người, hạn chế tổ chức các lễ hội, chủ động phát hiện, thông báo cho cơ quan chức năng các trường hợp nhập cảnh trái phép, vi phạm quy định phòng, chống dịch.

Trước đó, vào tối ngày 2/2/2021, một chương trình nghệ thuật đặc biệt được tổ chức quy mô hàng ngàn người với mục đích chào mừng thành công của Đại hội Đảng 13, bất chấp tình hình dịch bệnh Covid-19 đang bùng phát trở lại, lây lan nhanh trong cộng đồng. Chuyên gia cảnh báo rằng nếu không có biện pháp cách ly những người tham gia chương trình này, thì nguy cơ lây nhiễm cho người dân là rất cao và khó kiểm soát.

Tiến sĩ Phạm Quỳnh Hương từ Hà Nội nêu quan điểm của bà :

"Lần này thì chính quyền cũng có những biện pháp tích cực nhưng người dân người ta e ngại cho nên người ta không khai báo. Mà không khai báo thì rất khó kiểm soát. Theo công bố thì chỉ có khoảng 10% khai báo, còn 90% còn lại thì rất mù mờ. Đó là điều khó khăn hiện nay.

Ngoài lý do họ e ngại không được về ăn Tết với gia đình thì còn một lý do nữa là họ còn phải kiếm sống. Rất nhiều người họ kiếm sống nhờ vào dịp Tết này. Cả năm chỉ có một dịp thôi.

Biện pháp đối phó của chính phủ với dịch bệnh lần này cũng khác lần đầu tiên. Lần đầu họ ra lệnh giãn cách xã hội cả nước. Sau đó kinh tế bị ảnh hưởng nhiều quá nên lần này họ thay đổi, chỉ những vùng nào có người nhiễm bệnh thì bị phong tỏa, còn những vùng khác thì vẫn bình thường. Tức là chỉ phòng dịch thôi".

Một người dân cho rằng, chính quyền giấu nhẹm các ca dương tính trong cộng đồng, áp lực lắm họ mới công bố nhỏ giọt thôi. Còn biện pháp chống dịch thì lâu nay vẫn thế.

Cuối tháng 3/2020, khi dịch Covid-19 bùng phát ở Việt Nam lần đầu, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ban hành Chỉ thị số 16 về thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19. Trong đó yêu cầu cách ly toàn xã hội trong 15 ngày, từ 0 giờ ngày 1 tháng 4 năm 2020 theo nguyên tắc gia đình cách ly với gia đình, thôn bản cách ly với thôn bản, xã cách ly với xã, huyện cách ly với huyện, tỉnh cách ly với tỉnh, phân xưởng, nhà máy sản xuất phải bảo đảm khoảng cách an toàn, đeo khẩu trang, thực hiện khử trùng, diệt khuẩn theo quy định.

Song song đó, ông Nguyễn Xuân Phúc cũng yêu cầu tạm thời đóng cửa các cửa khẩu chính, cửa khẩu phụ dành cho người qua lại trên tuyến biên giới với Lào và Campuchia. Kiểm soát chặt chẽ việc nhập cảnh qua các cửa khẩu quốc tế trên các tuyến biên giới đường bộ ; tất cả người nhập cảnh từ Lào, Campuchia đều phải cách ly tập trung 14 ngày.

Với đợt bùng phát này, chính phủ không ra những yêu cầu gắt gao, đồng loạt như vậy. Lý do được nói là vì kinh tế.

Trong đại dịch Covid-19, việc phải làm sao để ngăn chặn, kiểm soát dịch bệnh một cách hữu hiệu mà vẫn duy trì, ổn định kinh tế là bài toán khó của tất cả các quốc gia trên thế giới.

Diễm Thi

Nguồn : RFA, 08/02/2021

Additional Info

  • Author Diễm Thi
Published in Diễn đàn